Lời nói đầuChương |: Những vấn đề chung về việc xác định tư cách người tham gia người tham gia tố tung Dấu hiệu phân biệt Người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYÊN THỊ PHONG
PHAN BIỆT CAC LOA! NGƯỜI THAM GIA TO TUNG
THEO LUẬT Tố TUNG HÌNH SU VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số : 60.38.40
LUẬN VĂN THAC SY LUAT HOC
NGƯỜI HƯỚNG DAN: TS HOANG THI MINH SƠN
THUVIEN |TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NỘI |
PHONGGV_ / _ |
HÀ NỘI NĂM 2006
Trang 2Lời nói đầu
Chương |: Những vấn đề chung về việc xác định tư cách người tham gia
người tham gia tố tung
Dấu hiệu phân biệt
Người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Người bị hại và nguyên đơn dân sự
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và nguyên đơn
dan sự
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người
làm chứng
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại
diện hợp pháp của bị can, bị cáo
Ý nghĩa của việc phân biệt
Chương 2: Thực tế xác định tu cách người tham gia tô tung trong
131318
2226
28
3]33
33
516568
Trang 3Cơ quan tiến hành tố tụng.
: Người tham gia tố tụng
: Nhà xuất bản
Trang 41-Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị
quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ
trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, công tác tư pháp đã đạt được
nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa
Tuy nhiên, những kết quả đó mới chỉ là bước đầu Chất lượng công tác
tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân Vẫncòn những vi phạm như: Lam oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dânchủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước
va các cơ quan tư pháp
Những tồn tại trên, do nhiều nguyên nhân về công tác cán bộ, cơ sở vậtchất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp trong đó phải kể đến một
nguyên nhân chủ quan là pháp luật trong lĩnh vực tư pháp chưa hoàn thiện,
còn nhiều bất cập, cham được sửa đổi, bổ sung Công tác xây dựng, giải thích,hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế
BLTTHS năm 2003 ra đời, trên cơ sở kế thừa BLTTHS đã ban hành năm
1988 có sửa đổi, bổ sung nhiều quy định là một chuyển biến cơ bản, là cơ sở
để các CQTHTT tiến hành các hoạt động tố tụng nhằm xử lý nghiêm minh
người phạm tội và kịp thời khắc phục các hậu quả mà tội phạm gây ra.CQTHTT tiến hành các hoạt động tố tụng theo chức năng, nhiệm vụ được
pháp luật NTG TT tham gia tố tụng vì quyền lợi, nghĩa vụ của chính bản thân
họ Song NTGTT cũng có một vai trò nhất định với quá trình chứng minh, tìm
ra sự thật của vụ án Khi tham gia tố tụng, họ được pháp luật quy định chonhững quyền và nghĩa vụ Nhiệm vụ của CQTHTT, người tiến hành tố tụng là
Trang 5cách của NTGTT trong tất ca các giai đoạn tố tụng hình sự Vì tư cách tham
gia tố tụng của các đương sự bao giờ cũng gắn liền với quyền và nghĩa vụ của
họ được pháp luật quy định Có xác định đúng tư cách của NTGTT thì cơ
quan, người tiến hành tố tụng mới thực sự đảm bảo những quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức và của công dân.
Là một cán bộ của ngành Toà án với mong muốn nghiên cứu một cáchsâu rộng và toàn diện chế định tư cách NTGTTT Từ đó, đề xuất phương hướng
hoàn thiện những quy định của pháp luật để việc áp dụng xác định tư cách
NTGTT được chính xác, tôi chon đề tài "Phan biệt các loại người tham gia
tố tụng theo luật tố tụng hình sự Việt Nam" làm Luận văn Thạc sĩ Luật học
2- Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu từ trước tới nay liên quan tới chủ thể của
quan hệ pháp luật tố tụng hình sự mới chỉ đề cập đến việc nghiên cứu về mối
quan hệ giữa các CQTHTT (Cơ quan điều tra - Viện kiểm sát - Toà án) hoặc
vai trò của những người tiến hành tố tụng trong từng giai đoạn tố tụng hình sự
Chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách cụ thể về tư cách NTGTT hình
sự Lý do chọn đề tài, tác giả xuất phát từ tình hình thực tế Qua nhiều năm
công tác, tác giả nhận thấy không phải lúc nào các CQTHTT, người tiến hành
tố tụng cũng xác định chính xác, đầy đủ tư cách của những người tham gia tố
tụng hình sự Thường có sự nhầm lẫn tư cách của người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan đến vụ án với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị hại Điềunày không những ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của những ngườitham gia tố tụng mà còn ảnh hưởng đến quá trình chứng minh, tìm ra sự thậtcủa vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ Chính vì vậy việc nghiêncứu về tư cách NTGTTT có ý nghĩa không những có ý nghĩa đối với người tiếnhành tố tụng mà còn thiết thực đối với những NTGTT
Trang 6người bị tạm giữ, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bào chữa, người bảo vệ quyền
lợi cho đương sự, người làm chứng, người giám định và người phiên dịch
Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài không nghiên cứu dia vị pháp
lý của những NTGTT mà chỉ tập trung vào việc phân biệt các loại NTGTT mà
trong thực tế dễ bị nhầm lẫn Đó là các cặp: Người bị hại và người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Người bị hại và nguyên đơn dân sự; Người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo, người làm chứng
4- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp tư duy của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng va chủ nghĩa duy vật lịch sử, nghiên cứu quy định của BLTTHSnăm 2003 về tư cách NTGTT và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật
Các bản án, quyết định hình sự trong thực tiễn Tham khảo các tài liệu pháp lý
trong và ngoài nước có liên quan
Để hoàn thành luận văn, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp phân tích,
so sánh và đặc biệt là phương pháp đàm thoại sâu, trực tiếp trao đổi với các Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán là những người có nhiều kinhnghiệm trong việc giải quyết các vụ án hình sự Từ đó đánh giá, rút ra những
kết luận, đề xuất phù hợp với định hướng nghiên cứu
5- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu nội dung quy định về tư cách
NTGTT trong BLTTHS Việt Nam và các vấn đề liên quan đến lý luận cũngnhư việc xác định tư cách NTGTT khi giải quyết một vụ án hình sự trongthực tế Luận văn chỉ ra những tư cách tố tụng thường bị xác định sai trongthực tiễn
Trang 7sửa đổi một số quy định pháp luật để phù hợp hơn, chặt chẽ hơn, tạo điều kiện
cho việc áp dụng được chính xác Đồng thời qua nghiên cứu thực tiễn, tác giả
mong muốn tim tòi phát hiện những vấn đề mới nảy sinh trên thực tế mà đang
cần có sự điều chỉnh của pháp luật, từ đó đề xuất hướng giải quyết, bổ sung
khi cần thiết
Luận văn cũng nghiên cứu chế định NTGTT hình sự của một số nướctrên thế giới Qua đó đối chiếu, so sánh với quy định, điều kiện, hoàn cảnh củaViệt Nam và đề xuất hướng áp dụng một số quy định tiến bộ và phù hợp
6- Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về khái niệm của NTGTT,dấu hiệu phân biệt NTGTT này với NTGTT khác cùng với thực tiễn áp dụng,
luận văn đã mạnh dạn đề ra những giải pháp về hoàn thiện pháp luật nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của CQTHTT đáp ứng với nhiệm vụ của
công tác tư pháp mà Đảng ta đã chỉ đạo thực hiện
7- Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương
Chương 1: ` Những vấn dé chung về việc xác định tư cách NTGTT.Chương 2: Thực tế xác định tư cách NTGTT trong một số trường hợp
cụ thể và biện pháp khắc phục.
Trang 8NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH
NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
1.1 QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TỐ TUNG HÌNH SỰ HIỆN HANH VỀ
TƯ CÁCH NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG
Trong một vụ án hình sự, người phạm tội bao giờ cũng hướng tới một
đối tượng tác động nhất định đã gây thiệt hại hoặc de doa gây thiệt hai cho đối
tượng tác động đó Bất cứ tội phạm nào cũng làm biến đổi tình trạng bình
thường của những đối tượng tác động cụ thể Khi đối tượng tác động là con người, người phạm tội đã gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự Khi đối tượng tác động là tài sản, người phạm tội đã làm biến đổi
tình trạng bình thường của tài sản một cách trái pháp luật bằng các hành vi
chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng, huỷ hoại hoặc làm hư hỏng Hậu quả làmcho tài sản bị mất, bị hư hỏng, giảm sút giá trị sử dụng
Khi giải quyết một vụ án hình sự, nếu có sự thiệt hại là tính mạng, sức
khoẻ, danh dự của con người hoặc tài sản của cá nhân, tổ chức thì nhiệm vụ
của CQTHTT không chỉ dừng lại ở việc làm sáng tỏ vụ án, xử phạt ngườiphạm tội mà còn phải giải quyết vấn đề dân sự liên quan tới lợi ích của cá
nhân, cơ quan, tổ chức đã bị thiệt hại Đây thực chất là quan hệ pháp luật dân
sự Cụ thể là quan hệ pháp luật bồi thường ngoài hợp đồng Nhưng quan hệ
pháp luật này không phát sinh từ những giao dịch dân sự trước đó mà chỉ xuất
hiện khi có hành vi trai pháp luật của người phạm tội gây thiệt hai tới tínhmạng, sức khoẻ, đanh dự, nhân phẩm của cá nhân, tài sản của cá nhân, tổ
chức Đây là chế định pháp luật dân sự được giải quyết bằng pháp luật tố tụng
hình sự [30, tr 30]
Trang 9nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án hoặc người đạidiện hợp pháp của những người này Bên có trách nhiệm phải bồi thường, phảitrả lại tài sản là bị can bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị đơndân sự hoặc người đại diện hợp pháp của những người này Thực tế việc giảiquyết một vụ án hình sự đã không ít xảy ra sự nhầm lẫn trong việc xác định tưcách giữa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án với người bị hại,nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người làm chứng, người đại diện hợp phápcủa bị can, bị cáo Trước khi đưa ra dấu hiệu phân biệt tư cách tham gia tố
tụng giữa các cặp thường có sự nhầm lẫn trong thực tế, chúng ta tìm hiểu
những quy định của pháp luật hiện hành về tư cách của những NTGTT này
1.1.1 Người bị hại:
Điều 51 — BLTTHS quy định: “Người bị hai là người bị thiệt hại về thể
chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra” Người bi hại phải là một con người
cụ thể, họ là đối tượng bị tội phạm gây thiệt hại hoặc de doa gây thiệt hại Thiệt hại ở đây có thể là thiệt hại về sức khoẻ (do bị gây thương tích, gây tai nạn, bị người phạm tội vi phạm quy tắc về nghề nghiệp gây ra ) cũng có thể
bị thiệt hại về tính mạng (bị giết, bị gây tai nạn ), thiệt hại về tỉnh thần (như
bị lăng nhục, bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm Do đó trong khoa học luật
hình sự coi người bi hại là đối tượng tác động của tội phạm [10, tr 2] Người bị
hại không những bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ mà còn bị thiệt hại về tài
sản (trong nhóm tội xâm phạm sở hữu)
Luật Tố tụng hình sự Việt Nam chỉ coi con người cụ thể là người bị hại.
Cũng là những thiệt hại về tài sản, nhưng nếu người bị thiệt hại là cá nhân thì
họ được coi là người bị hại Còn nếu là cơ quan, tổ chức thì họ được coi lànguyên đơn dân sự
Trang 10định trong BLTTHS hiện hành Song cũng giải thích rõ hơn người bị hại là
người đã can thiệp để ngăn cản bị cáo đánh, giết người khác nhưng bản thân
cũng bị người phạm tội gây thương tích hoặc người có nhà cửa bị cháy vì bịcáo đốt nhà của người khác nhưng đám cháy đã lan sang nhà của họ [35]
Để xác định là người bị hại thì thiệt hại mà tội phạm đã gây ra phải là thiệt hại trực tiếp Điều đó được thể hiện: Thể chất, tinh thần hoặc tài sản phải
là đối tượng của sự xâm hại Nếu đối tượng tác động chưa bị xâm hại thì
không có thiệt hại xảy ra Đã không có thiệt hại xảy ra thì cũng không cóngười bị hai Nhung thiệt hại xảy ra phải là hậu qua của hành vi phạm tội thì
mới được coi là thiệt hại trực tiếp Tuy nhiên trên thực tế trong nhiều trường
hợp, việc xác định “thiệt hại trực tiếp” không phải lúc nào cũng dễ dàng, mà
rất khó xác định, nên dễ dẫn đến việc xác định sai tư cách của NTGTT Thực
tế, nếu xác định là “thiệt hại trực tiếp” thì người bị thiệt hại trực tiếp được
CQTHTT xác định là người bị hại Còn nếu thiệt hại xảy ra không có mối
quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội (hay thiệt hại gián tiếp) thì người bịthiệt hại đó được CQTHTT xác định là nguyên don dân sự hoặc người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
1.1.2 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
BLTTHS không đưa ra khái niệm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến vu án Khoản 4 Điều 56 — BLTTDS quy định: "người có quyền lợi,
nghĩa vụ hiên quan đến vụ án là người mà việc giải quyết vụ án có liên quan
đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ" Vì vậy, khái niệm này cũng có thể áp dụng
với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong vụ án hình sự (vìcùng có nội dung giống nhau) Khi giải quyết vụ án dân sự hay hình sự đều có
liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên cũng có thể hiểu họ là người màquyền lợi, nghĩa vụ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định của/CQTHTT Day
Trang 11hoặc là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án Thực tế thường có sự nhầm lẫn
giữa người có quyền lợi liên quan đến vụ án và người bị hại, nguyên đơn dân
sự Nhầm lẫn giữa người nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự, ngườiđại diện hợp pháp của bị can,bi cáo
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có thể là người thamgia vào việc thực hiện tội phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc được miễn trách nhiệm hình sự Hoặc là người không liên quan đến việcthực hiện tội phạm, nhưng các CQTHTT phải xử lý theo pháp luật những vấn
đề liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ
1.1.3 Nguyên don dan sự
Điều 52 - BLTTHS quy định: “Nguyên don dân sự là cá nhân, cơ quan
tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt
hai’’ Nguyên đơn dân sự trước hết là cá nhân khi người đó bị thiệt hại về tài
sản Nhưng tài sản này không phải là đôi tượng mà người phạm tội nhằm tácđộng tới và không phù hợp với mục đích của họ
Ví du: A và B đánh nhau trong quán ăn đã làm đổ vỡ chiếc ti vi của C C sẽ
tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự khi có đơn yêu cầu bồi
thường thiệt hại Rõ ràng chiếc ti vi của C bi hu hỏng không phải là đối tượng
mà A nhằm hướng tới Mục đích của A là gây thương tích cho B Trong vụ ánnày B được xác định là người bị hai, còn C tham gia với tư cách nguyên đơn
dân sự
Cá nhân là nguyên đơn dân sự còn là người không bị người phạm tộitrực tiếp xâm hại nhưng bị thiệt hại do tội phạm gây ra như:
- Một người bi người phạm tội xâm phạm đến sức khoẻ nên người trong
gia đình phải nghỉ việc để chăm sóc vì vậy người này bị giảm thu nhập họ có
quyền đòi bồi thường phần thu nhập bi mất do nghỉ việc
Trang 12còn sự giúp đỡ của người đã chết.
Theo hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao thì trong trường hợp người
bị hại chỉ kháng cáo về phần bồi thường thiệt hại trong bản án, quyết định của
CQTHTT thì họ có thể uỷ quyền cho người khác Người được uỷ quyền có các
quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự [38]
Như vậy người được người bị hại uỷ quyền kháng cáo (nếu chỉ kháng cáo về
phần bồi thường thiệt hại) có thể tham gia tố tụng như người đại diện hợp pháp
của nguyên đơn dân sự
Ngoài ra nguyên đơn dân sự còn có thể là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại
về vật chất do tội phạm gây ra Ví dụ: Tài sản của cơ quan, tổ chức bị trộmcắp, tham ô, huỷ hoại Song để được công nhận là nguyên đơn dân sự thì cơquan, tổ chức phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hai
Các văn bản pháp luật trước đây cũng đã đề cập tới nguyên đơn dân sự
nhưng với tên gọi “dân sự nguyên cáo” [34] Trong bản hướng dẫn về trình tự
tố tụng sơ thẩm kèm theo thông tư số 16/TATC có đưa ra định nghĩa pháp lý
của khái niệm nguyên đơn dân sự Đó là:
- Cơ quan, xí nghiệp, hợp tác hoặc các đoàn thể xã hội đã bị ngườiphạm tội xâm phạm đến tài sản (tham ô, trộm cắp, lừa đảo )
- Công dân không bị người phạm tội trực tiếp xâm phạm đến thể chất,
tài sản, nhưng đã bị thiệt hại về vật chất (người đã can thiệp để ngăn cản bị
cáo đánh, giết người nhưng bản thân cũng bị rách quần áo, mất đồng hồ;
người mà người bị hại khi còn sống có trách nhiệm nuôi dưỡng)
1.1.4 Bi don dan sự
Điều 53 - BLTTHS quy định: "Bi đơn dân sự là cá nhân, co quan, tổ
chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại
do hành vị phạm tội gây ra”
Trang 13Bị đơn dân sự trong vụ án hình sự trước hết là bị can, bị cáo người đã
gây ra thiệt hại khi thực hiện tội phạm Nếu có thiệt hại xảy ra, cho dù vụ ánđược giải quyết ở giai đoạn nào thì bị can, bị cáo vẫn phải có nghĩa vụ bồithường những thiệt hại mà họ đã gây ra Nếu vụ án được đình chỉ trước khi
đưa ra xét xử, bị can vẫn được kháng cáo quyết định này, kể cả phần bồi
thường thiệt hại (nếu có) Người phạm tội bị đưa ra xét xử, họ vừa là bị cáo,vừa là người gây thiệt hại, vừa là người phải bồi thường thiệt hại [45, tr 11]
Do vậy pháp luật quy định cho bị cáo có phạm vi quyền và nghĩa vụ rộng Họđược kháng cáo về tội danh, hình phạt, trách nhiệm dân sự cũng như các
quyết định khác của Toà án
Trên cơ sở những quy định tại các Điều 618, 619, 620, 621 - BLDS thì
bị đơn dân sự trong tố tụng hình sự có thể là :
- Cha, mẹ của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược
điểm về thể chất hoặc tam thần Day là đối tượng khi phạm tội còn hạn chế
năng lực hành vi phần lớn sống phụ thuộc vào cha mẹ nên không có khả năng
bồi thường Do vậy cha, mẹ, người giám hộ có trách nhiệm phải bồi thường
thiệt hai do hành vi của con cái mình hoặc người được giám hộ gây ra
- Bệnh viện, trường học phải liên đới cùng cha mẹ, người giám hộ của
bị can, bị cáo dưới 15 tuổi hoặc hạn chế năng lực hành vi bồi thường những
thiệt hại do hành vi phạm tội của bi can, bị cáo gây ra trong thời gian bệnh
viện, trường học quản lý (nếu các cơ quan này cũng có lỗi trong việc quản lý
người đó)
- Bị đơn dân sự còn có thể là cơ quan, tổ chức mà theo quy định của
pháp luật phải bồi thường những thiệt hại do hành vi phạm tội của bị can, bị
cáo là cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức mình gây ra
- Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm
quyền của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử
Trang 14Ngoài ra, trong một vụ đồng phạm, nếu có bị can được miễn tráchnhiệm hình sự nhưng vẫn có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại thì họ thamgia tố tụng với tư cách bi đơn dân sự có trách nhiệm bồi thường những thiệt
hại mà mình và các bị can khác đã gây ra cho người bị hại, nguyên đơn dân sự
hoặc người có quyền lợi liên quan đến vụ án
1.1.5 Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo
Trong BLTTHS không có điều luật riêng quy định về người đại diện
nhưng dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự thì có thể hiểu đại
điện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thưc
hiện giao dịch trong phạm vi đại diện Quan hệ đại diện được xác lập theo
pháp luật hoặc theo uy quyền
Trong tố tụng hình sự: người bị hại; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án; nguyên đơn dân sự; bị đơn đân sự có thể tự mình tham gia tố
tụng hoặc uỷ quyền cho người khác tham gia Nhưng không phải NTGTT nào
cũng có thé uy quyền cho người khác mà phải tự mình tham gia tố tung Bởi
lẽ, vai trò của họ trong quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là không thể thay thế
được như người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng Tuy nhiên trong
tố tụng hình sự nếu bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có
nhược điểm về thể chất, tâm thần khi tham gia tố tụng phải có người đại diện.
Sở di họ phải có người đại diện vì người chưa thành niên phạm tội là người ở
lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội bị hạn chế và nhiều khi họ còn bị tác động mạnh bởi những điều kiện
bên ngoài Hoặc bị can, bị cáo là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần
(như người bị mù, câm, điếc, khuyết tật về tâm sinh lý ) khi tham gia tố tụngcũng cần phải có người đại diện vì đây là những đối tượng khó khăn trong việc
biểu lộ ý chí và nhiều trường hợp không có khả năng gánh vác nghĩa vụ
Người đại diện cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người
có nhược điểm về thể chất, tâm thần là những người đại diện theo pháp luật.
Trang 15Người đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định Họ bao gồm: Cha, mẹ, người chưa thành
niên hoặc người có nhược điểm về thể chất, tâm thần Trường hợp bị can, bị cáo không còn cha, mẹ, hoặc cha, mẹ cũng là người có nhược điểm về thể chất, tâm thần mà có người giám hộ thì người giám hộ cũng có thể trở thànhngười đại điện hợp pháp
Trường hợp bị can, bị cáo không còn cha, mẹ, hoặc cha mẹ cũng làngười có nhược điểm về thể chất, tâm thần mà không có người giám hộ thì
những người thân thích trong gia đình (ông, bà, anh, chị, cô, chú ) cử ra một
người đại diện
Người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo có phạm vi quyền rất rộng:
họ có quyền có mặt khi hỏi cung bị can, được tham gia phiên toà có quyền đề
nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, quyền được tranh luận, quyền được
kháng cáo hoặc khiếu nai bản án, quyết định cua CQTHTT Song họ cónghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hành vi phạm tội của
người mà họ đại diện gây ra Nên họ có thể được xác định là bị đơn dân sự.
Nếu là bị đơn dân sự họ chỉ được kháng cáo phần liên quan đến trách nhiệm
bồi thường Trong khi người đại diện hợp pháp có thể được kháng cáo toàn bộbản án (tội danh, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, án phí ) do vậytrong những trường hợp này họ được ưu tiên xác định là người đại diện hợp
pháp chứ không chỉ là bị đơn dân sự LY
1.1.6 Nguoi lam chứng
Điều 55 - BLTTHS quy định: “Người nào biết được những tinh tiết có
liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến để làm chứng” Người làm
chứng trước hết là những người biết được những tình tiết có liên quan đến vụ
án, tức là những tình tiết cần phải chứng minh ( sự việc phạm tội, thời gian,
địa điểm xảy ra hành vi phạm tội, người thực hiện tội phạm, lỗi, động cơ, mục đích phạm tội ) Họ có thể trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy hoặc được người
Trang 16khác kể lại về những tình tiết có liên quan Điều cần thiết là họ phải chỉ ra
được nguồn của những tin tức đó Theo sự triệu tập của CQTHTT hoặc họ tự
nguyện đến để khai báo về các tình tiết mà mình biết, được xác định là người
làm chứng trong vụ án hình su
Trong tố tụng hình sự vai trò của người làm chứng rất quan trọng, họ làngười biết các tình tiết liên quan đến vụ án nhưng vì họ không có quyền và lợi
ích hên quan đến vụ án nên lời khai của họ thường trung thực, khách quan
giúp các CQTHTT nhanh chóng tìm ra sự thật của vụ án Khác với những
NTGTT khác như người phiên dịch, người giám định, người bào chữa, vai trò
của người làm chứng là không thể thay thế Người làm chứng không những
không thể thay thế được mà còn không thể uy quyền cho người khác tham gia
tố tụng thay mình Họ tham gia tố tụng với nghĩa vụ khai báo những gi họ biết
về vụ án nên họ phải trực tiếp tham gia mà không thể thông qua người đại
diện Vai trò của họ có những ý nghĩa nhất định đối với việc làm sáng tỏ sựthật khách quan của vụ án
1.2 ĐẤU HIỆU PHÂN BIỆT
1.2.1 Phân biệt người bi hại với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vu án
Từ khái niệm đã phân tích ở trên Người bị hại là người bị thiệt hại do
tội phạm gây ra Song xét về hình thức, người bị thiệt hại về thể chất, tỉnh
thần, tài sản do tội phạm gây ra chỉ trở thành người bị hại trong tố tụng hình
sự khi họ được cơ quan có thẩm quyền công nhận thông qua việc triệu tập họ
đến khai báo với tư cách người bi hại Trong trường hợp hành vi phạm tội
không bị phát hiện và xử lý hoặc trường hợp không xác định được người bị
thiệt hai mặc dù trên thực tế có người thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản dohành vi phạm tội gây ra thì người đó cũng không trở thành người bị hại trong
vụ án hình sự
Trang 17Đối với nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự
của con người thì khi có vụ án hình sự xảy ra, việc xác định người bị hạikhông gặp mấy khó khăn Nếu người bị hại chết, người đại diện hợp pháp của
họ được tham gia tố tụng Người đại diện hợp pháp có đủ các quyền và nghĩa
vụ mà pháp luật quy định cho người bị hại Nếu chỉ bị thương tích, bị tổn hại sức khoẻ, bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm thì những người bị thiệt hại
được xác định là người bị hại Đối với nhóm tội xâm phạm sở hữu Nếu tài sản
bị chiếm đoạt, bị hư hỏng, thì chủ sở hữu hoặc người quản hợp pháp tài sảnđương nhiên được xác định là người bị hại Nhưng không phải vụ án hình sựnào cũng có đối tượng tác động là con người, là tài sản Mà đối tượng tác động
có thể là hoạt động bình thường của chủ thể, là trật tự nơi công cộng, trật tự
quản lý hành chính
Việc xác định tư cách người bị hại đối với những tội danh mà tên tội đã
thể hiện đối tượng tác động không gặp mấy khó khăn Trong thực tế, thường
nảy sinh những bất cập trong việc xác định tư cách người bị hại và người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong các vụ án liên quan đến các tội
danh như:tội' "gây rối trật tự công cộng" (Điều 245 - BLHS), tội "chứa maidam" (Điều 254 - BLHS), tội "mua bán phụ nữ" (Điều 119 - BLHS) Về vấn
đề này, hiện vẫn tồn tại hai quan điểm khác nhau
+ Quan điểm thứ nhất cho rằng: Trong các vụ án đã viện dẫn ở trên nếu
hành vi của người phạm tội gây thiệt hại cho người khác chưa đủ yếu tố cấu
thành một tội độc lập (như tội cố ý gây thương tích, tội huỷ hoại tài sản ) thìnhững người bị thiệt hại trong vụ án này chỉ được coi là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án Lập luận của những người theo quan điểm này
cho rằng: thiệt hại về tính mạng, thể chất, tài sản đều là hậu quả do tội phạmgây nên Theo lý luận về mối quan hệ nhân quả thì chỉ được coi là hậu quả khi
hậu quả đó phải là tất yếu do nguyên nhân gây nên Xét hành vi của ngườiphạm tội (một nguyên nhân) phải có quan hệ nhân quả với hậu quả do chính
Trang 18hành vi đó gây nên Nếu hành vi gây ra chưa cấu thành một tội phạm quy định
trong Bộ luật hình sự (có nghĩa không cấu thành tội gây rối trật tự công cộng,
tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ) tức
là không có tội phạm xảy ra Đã không có tội phạm thì không có người bị hại,
mặc dù có thiệt hại, nhưng thiệt hại của trách nhiệm dân sự Nên “người bịhại” của trách nhiệm dân sự chứ không phải “người bị hại” của trách nhiệmhình sự Do vậy, trong trường hợp này họ chỉ là những NTGTT với tư cách làngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
+ Quan điểm thứ hai cho rằng: Hành vi của người phạm tội đã gây ra
thiệt hại cho người khác nhưng chưa đến mức cấu thành một tội độc lập, riêng
biệt khác (như cố ý gây thương tích, huỷ hoại tài sản ) vì đã có thiệt hại xảy
ra nên người bị thiệt hại về thể chất, tài sản vẫn được xác định là người bị hại.
Những người bảo vệ quan điểm này cho rằng: vận dụng lý luận về
người bi hại tại khoản 1 Điều 51 — BLTTHS quy định “Người bị hại là người
bị thiệt hại về thé chất, về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra” Mặc
dù hành vị gây thiệt hại đó không cấu thành một tội riêng biệt, độc lập với tộidanh mà người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng rõ ràng hành vi
của người bị truy tố về một tội phạm khác cũng đã gây thiệt hại về thể chất, về
tinh thần về tai sản cho người bị thiệt hại Nếu không xác định ho là người bihại mà chỉ coi họ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì sẽ dẫn tới sự
không công bằng trong xử lý, bởi họ không có quyền kháng cáo về hình phạt
đối với người đã gây ra các thiệt hai cho họ [19, tr 17]
Không phải bất cứ người nào bị thiệt hại về thể chất, tỉnh thần, tài sản
cũng trở thành người bị hại Họ có thể là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án Khi những thiệt hại mà người phạm tội gây ra cho họ không
phải là kết quả trực tiếp của hành vị phạm tội đó
Ví dụ: Trong vụ án “Gây rối trật tự công cộng” người phạm tội ngoàiviệc xâm hại khách thể là an toàn nơi công cộng đã gây thiệt hại tới sức khoẻ,
Trang 19tài sản của một công dân Nhung những thiệt hại này chưa đủ yếu tố cấu thành
một tội độc lập, riêng biệt Do vậy, người bị thiệt hại chỉ được coi là người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Các văn bản pháp luật trước đây cũng đã chỉ rõ Người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người không tham gia vào việc thực hiện tội
phạm Song các CQTHTT vẫn triệu tập họ để giải quyết các vấn đề có liên
quan đến vụ án bao gồm:
- Người mà tài sản của họ bị người phạm tội sử dụng làm công cụ,
phương tiện phạm tội Khi họ chuyển giao tài sản cho người phạm tội, họ hoàn
toàn không biết hoặc không buộc phải biết, không thể biết được người đó
mượn tài sản sử dụng vào việc phạm tội như: Người cho người phạm tội mượn
xe đạp, nhưng người phạm pháp đó đã dùng xe đạp để chuyên chở hàng buôn
lậu [35] Hoặc người có vải giao cho hiệu may quần áo, nhưng chủ hiệu đã
phạm tội đầu cơ Do đó vải của người đó cũng bị kê biên [35]
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người "tuy có
tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm
hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự nhưng vẫn phải xử lý những tàisản liên quan đến việc phạm tội [36]
Như vậy, người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án cũng có điểm giống nhau về quyền yêu cầu đối với những thiệt hại mà tội
phạm đã gây ra như quyền yêu cầu về vấn đề bồi thường thiệt hại do tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản bị xâm hại Nhưng người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án còn có thể có quyền yêu cầu
CQTHTT giải quyết vấn đề về tài sản khi tài sản của họ có liên quan đến việcgiải quyết vụ án và tài sản này không phải là đối tượng mà tội phạm tác độngtới mà chỉ bị người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc
bị CQTHTT kê biên cùng tài sản của người phạm tội Thực tế, không có việcxác định sai tư cách của người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quanđến vụ án trong những trường hợp này Điều mà chúng tôi muốn phân biệt
Trang 20người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đối với
những tội danh mà tên tội không thể hiện đối tương tác động của tội phạm
* Tóm lại: Trong những trường hợp cụ thể để xác định người bị hại và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án đối với những tội danh mà
ngay tên tội đã thể hiện đối tượng tác động (là tính mạng, sức khoẻ, danh dự,
tài sản ) thì người bị thiệt hại được xác định là người bị hại
Còn đối với những tội danh khác, để tránh sự nhầm lẫn trong việc xác
định tư cách của người bị hại với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến
vụ án thường căn cứ vào mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với hành vi màngười phạm tội đã thực hiện
- Nếu thiệt hại là kết quả trực tiếp của hành vị phạm tội, phù hợp với mụcđích của người phạm tội thì người bị thiệt hại được xác định là người bị hại
- Nếu thiệt hại không phải là kết quả trực tiếp của hành vi phạm tội,
không có mối liên hệ mật thiết với hành vi phạm tội, không phù hợp với mục
đích của người phạm tội thì người bị thiệt hại được xác định là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
- Có mối quan hệ nhân quả ¬
với hành vi phạm tội Người bị thiệt hại
Phù hợp với mục đích của được xác định là
người phạm tội
\ Người bị hại
Hậu — THƯ VIEN |
qua TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NO! |
PHONG GV _— 2M —_ ]
- Không có mối quan hệ Người cótrực tiếp với hành vi phạm Người bị thiệt hại quyền lợi,
toi >| nghĩa vụ
- Không phù hợp với mục được xác định là liên quan
đích của người phạm tội đến vụ án
Sơ đồ 1:
Phân biệt người bị hại với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Trang 211.2.2 Phan biệt người bi hai và nguyên đơn dân sự
Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản Để được
xác định là người bị hại thì thể chất, tỉnh thần, tài sản của một người phải là
đối tượng tác động của tội phạm Cũng là đối tượng tác động của tội phạm,nhưng là tài sản của cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức được xác định lànguyên đơn dan sự
Trước khi có sự sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 2003 thì nguyên đơndân sự được xác định là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về vật chất và có
đơn yêu cầu Nhưng thực tế cá nhân, cơ quan, tổ chức không chỉ bị thiệt hại về vật chất mà cá nhân có thể bị thiệt hại về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm Cơ quan, tổ chức cũng có thể bị thiệt hại về uy tín do tội phạm gây nên Như vậy, nguyên đơn dân sự bao gồm: cá nhân, cơ quan, tổ chức; còn người bị hại chỉ là
những con người cụ thể
Một tiêu chí khác để phân biệt hai chủ thể này là hành vi đưa đơn yêu
cầu bồi thường thiệt hại Người bị hại đương nhiên được tham gia tố tụng vì
hậu quả dối với họ trong một số trường hợp được coi là một trong những yếu
tố cấu thành tội phạm, trong trường hợp khác lại được coi là tình tiết tăngnặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo Hậu quả này chính là đối
tượng cần chứng minh trong vụ án Hơn nữa họ có thể là người chứng kiến
hành vi phạm tội (như người bị gây thương tích, bị cướp tài sản ) họ tham gia
tố tụng không chỉ giúp CQTHTT làm rõ hành vi của người phạm tội mà còntham gia vì quyền lợi của chính họ Khác với điều đó, nguyên đơn dân sự chỉtham gia tố tụng khi có đơn yêu cầu bồi thường Hậu quả đối với nguyên đơndan sự không phải là tình tiết định tội,không có ý nghĩa với việc xem xét trách
nhiệm hình sự cho bị cáo,
Phân biệt người bị hại với nguyên đơn dân sự là phân biệt hai loại người
tham gia tố tụng với hai tư cách khác nhau Cơ quan, tổ chức bị thiệt hại
Trang 22không thuộc phạm vi để xem xét trong luận văn, vì trong thực tế không có sự
nhầm lẫn đối với trường hợp này mà chỉ nhầm lẫn khi họ là cá nhân
Người bị hại, nguyên đơn dân sự chỉ tham gia tố tụng khi có thiệt hại
xảy ra Thiệt hại của người bị hại là thiệt hại trực tiếp về thể chất, tinh thần, tài
Trong vụ án này,mục đích của A là gây thương tích cho B, đối tượng tác động
mà A nhằm hướng tới là sức khoẻ của B chứ không phải là tài sản của anh C
Tỷ lệ thương tích của anh B là hậu quả mà CQTHTT xem xét để quyết địnhtruy tố và có ý nghĩa nhất định trong việc quyết định hình phạt đối với A Cònthiệt hại về tai sản của anh C chi là hậu quả cần phải khắc phục, không có ýnghĩa gì với việc xem xét tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo
A Bởi lẽ, nếu thiệt hại của anh B đã đủ yếu tố cấu thành một tội phạm khác,
độc lập với tội danh mà A bị xét xử thì A ngoài việc chịu trách nhiệm hình su
về tội "Cố ý gây thương tích” còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã gâynên thiệt hai cho anh C Lúc này hậu qua mà bị cáo A đã gây ra đối với anh C
sẽ được xem là một trong những yếu tố cấu thành tội phạm
Trong trường hợp khác, cá nhân được xác định là nguyên đơn dân sự do
có sự thiệt hại về tài sản mà sự thiệt hại này là hậu quả tiếp theo từ hậu quả mà
người phạm tội đã gây cho người bị hại: như một người phải nghỉ việc đểchăm sóc nạn nhân, những người thường xuyên được cấp dưỡng nay người cấp
dưỡng bị chết
Dấu hiệu để phân biệt người bị hại với nguyên đơn dân sự (là những cá nhân) có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Trang 23Là tình tiết định tội hoặc ¬ ,
tăng nặng, giảm nhẹ trách | Người bị thiệt hại | Người
nhiệm hình sự cho bị cáo duoc xácđinhlà | bị hại
quả
- Không có ý nghĩa với việcđịnh tội hoặc là tình tiết‘ : kẽ ẵ _ |- Nguyên
tăng nặng, giảm nhẹ trách | Người bị thiệt hại
nhiệm hình sự cho bị cáo 7 chi > don
- LA hau quả tiếp theo ma | S6 Xác Sinn tá aan an
người bị hai cần phải khắc
phục
Sơ đồ 2: Phân biệt người bị hại và nguyên đơn dân sự
1.2.3 Phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án vànguyên đơn dan sự
Trong thực tế, khó có trường hợp nào một NTGTT hình sự vừa cóquyền lợi, vừa có nghĩa vụ liên quan đến vụ án Đây là hai tư cách tố tụng
khác nhau được quy định cùng trong một điều luật Hoặc họ được xác định là
người có quyền lợi: như quyền đòi trả lại tài sản mà người phạm tội đã sử
dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội, đòi tài sản trong số tài sản của bịcan, bị cáo mà CQTHTT đã kê biên; đòi bồi thường giá trị tài sản do bi hư
hỏng, giảm sút giá trị sử dụng; đòi sửa chữa tài sản hư hỏng, đòi bồi thườngnhững thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản
Hoặc ho là người có nghĩa vụ khi tham gia thực hiện tội phạm trong mộtchừng mực nhất định, được hưởng một số thu nhập bất hợp pháp được
CQTHTT triệu tập đến để giải quyết những vấn đề liên quan đến nghĩa vu
phải bồi hoàn trả tài sản
Trang 24Vậy phan biệt người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơndân sự là xem xét tới những người có quyền lợi giống nhau
Người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn dân sự giốngnhau về quyền yêu cầu bồi thường đối với những thiệt hại do tội phạm gây ra
Trong thực tế người có quyền lợi liên quan đến vụ án là con người cụ thể, họ
bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản Còn nguyên đơn dân sự có thể là cánhân, cơ quan, tổ chức Theo quy định của BLTTHS thì người bị thiệt hai được
xác định là người có quyền lợi liên quan đến vụ án thông qua việc CQTHTT
triệu tập họ đến để giải quyết những vấn đề liên quan đến vụ án Khác với điều
đó, để trở thành nguyên đơn dân sự thì cá nhân, tổ chức, cơ quan bị thiệt hại
phải có đơn yêu cầu Trong phạm vi để phân biệt người có quyền lợi liên quanđến vụ án và nguyên đơn dân sự không đề cập tới nguyên đơn đân sự là tổchức, cơ quan bị thiệt hại bởi vì điều này đã rõ Cần phân biệt tư cách của hailoại người này khi họ là những cá nhân cụ thể Thiệt hại đối với người cóquyền lợi liên quan đến vụ án không phải là kết quả trực tiếp của hành vi
phạm tội, người phạm tội không nhằm mục đích xâm hại đối tượng đó nhưng
hành vi phạm tội đã gây thiệt hại Mặc dù đã gây nên hậu quả nhưng hậu quảnày không phù hợp với mục đích của người phạm tội, không phải là đối tượng
mà họ hướng tới để gây thiệt hại, người phạm tội nhằm xâm hại một khách thểkhác nhưng đã gây ra những thiệt hai này Còn thiệt hại đối với người được coi
là nguyên đơn dân sự mà họ yêu cầu bồi thường không phải là hậu quả của
hành vi khách quan mà người phạm tội bị truy tố Hậu quả đối với nguyên đơn
dân sự và người có quyền lợi liên quan đến vụ án không phải là tình tiết để
đánh giá tinh chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Đồng thời cũng
không được xem như mội tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
cho người phạm tội khi quyết định hình phạt Hậu quả đối với nguyên đơn dân
sự nhiều khi chỉ là thiệt hại từ việc mất thu nhập của người phải nghỉ việc để
chăm sóc sức khoẻ cho nạn nhân Hoặc có những trường hợp thiệt hại không
Trang 25phải là những hậu quả mà đơn giản chỉ là những yêu cầu vật chất, nghĩa vụcủa một người như yêu cầu của người được cấp dưỡng khi nạn nhân còn sống
có nghĩa vụ cấp dưỡng Đây chính là hậu quả tiếp theo mà người bị hại cầnphải khắc phục
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Quyền yêu cầu đối với
những thiệt hại màtội phạm gây ra
—m/ ¬———Ss
- Hành vi Thiệt hại mr
phạm tội Người có tài không phải au QUA yep
xâm hại một sỀm We crams là hậu quả theo mà
khách thể q của hành vi ¬: SE sảng _ mi 4 người bi hại
khác nhưng đến việc giải khách quan ;
da gay ra đà cá mà người phải khắc
“ “4 quyết vụ án ae
những thiệt phạm tội bị phụchại này truy tố
Người có
-Nguyên đơn
quyền lợi liên
quan đến vụ dân sự
Sơ đồ 3: Phân biệt người có quyền lợi liên quan đến vụ án và nguyên đơn dân sự
1.2.4 Phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và
bị đơn dân sự
Xác định đúng tư cách của NTGTT có ý nghĩa rất lớn đối với việc giảiquyết đúng đắn vụ án và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của họ Trong quá trình
Trang 26giải quyết vu án da không ít trường hợp có su nhầm lẫn trong việc xác định tucách giữa bị đơn dân sự và người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án BỊ đơn dân
sự và người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án giống nhau về trách nhiệm dân
sự Họ đều có trách nhiệm "bồi thường" các thiệt hai do tội phạm gây nên
Chúng ta thường gặp người có nghĩa vụ liên quan tới vụ án là một con
người cụ thể Rất ít các trường hợp là tổ chức, cơ quan Pháp luật quy định cơquan Bảo Việt với trách nhiệm bảo hiểm trách nhiệm dân sự với chủ xe cơ giới
trong các vụ án liên quan tới vi phạm quy tắc về an toàn giao thông Thực tếxác định cơ quan Bảo Việt tham gia với tư cách người có nghĩa vụ liên quan
đến vụ án là chưa chính xác Bởi lẽ, cơ quan Bảo Việt không được hướng lợi
ích gì từ việc phạm tội (như người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án) để dẫn tớiviệc phải khắc phục bằng cách bồi thường những thiệt hại Nghĩa vụ của Bảo
Việt là bồi thường thay cho chủ xe cơ giới vì trước đó giữa cơ quan Bảo Việt
và chủ xe cơ giới ký kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự Do có tráchnhiệm phải bồi thường nên cơ quan Bảo Việt có thể tham gia tố tụng với tư
cách bị đơn dân sự là chính xác hơn
Theo quy định của BLDS thì những cơ quan, tổ chức được xác định là
bị đơn dân sự gồm:
- Người của cơ quan, tổ chức gây thiệt hại liên quan tới cán bộ, công
chức thực hiện nhiệm vụ mà cơ quan, tổ chức đó giao Trước hết cơ quan, tổ
chức phải bồi thường thiệt hại, Sau đó mới yêu cầu cán bộ, công chức phải
hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, (nếu cán bộ, công chức
có lỗi trong khi thi hành công vu)
- Trường học, bệnh viện trong thời gian quản lý người dưới 15 tuổi,
người hạn chế năng lực hành vi (nếu có lỗi trong việc quản lý đối tượng này)
- Các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án) phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình gây ra khi thực
hiện nhiệm vụ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xu
Trang 27- Bị đơn dân sự là cá nhân, là cha mẹ, người đỡ đầu của người chưathành niên phải bồi thường thiệt hại do con cái mình gây ra.Nhưng trong
trường hợp mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược
điểm về thể chất, tâm thần khi tham gia tố tụng phải có người đại diện Vì
phạm vi quyền của người đại diện cho bị can bị cáo trong những trường hợpnày rất rộng nên phải ưu tiên xác định họ là người đại diện hợp pháp của bị
can, bị cáo mà không nên xác định là bị đơn dân sự Tuy nhiên trong vụ án
hình sự khi phạm tội bị cáo là người chưa thành niên nhưng đến khi xét xử bị
cáo là người đã thành niên thì bị cáo là có trách nhiệm phải bồi thường (nếu
có tai sản riêng) mà cha mẹ không có nghĩa vụ phải bồi thường nữa Nhung
nếu họ không có tài sản để bồi thường thì cha mẹ người giám hộ phải có trách
nhiệm bồi thường thay cho con cái mình Do đó cha, mẹ, người giám hộ của
những người này phải được xác định là bị đơn dân sự
Trước khi BLTTHS ra đời, trong bản hướng dẫn về trình tự tố tụng kèmtheo thông tư số 16 ngày 29/7/1974 của Toà án nhân dân tối cao đưa ra định
nghĩa pháp lý về người có trách nhiệm bồi thường là cha, mẹ hoặc người giám
hộ của người phạm tội là người chưa thành niên Là cơ quan, xí nghiệp vớiviệc bồi thường mà cán bộ, nhân viên đã gây ra khi thi hành nhiệm vụ
Theo công văn số 81/TATC hướng dẫn thì người có tham gia vào việcphạm tội nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách
nhiệm hình sự, họ có thể trở thành bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án Thực tế, một người đã tham gia vào việc thực hiện tộiphạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách
nhiệm hình sự khó có thể trở thành người có quyền lợi liên quan đến vụ án.
Bởi lẽ, đã tham gia vào việc thực hiện tội phạm, đã gây ra thiệt hại thì phải có
nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại đó Người có nghĩa vụ bồi thường có thể
là bi đơn dan sự, có thể là người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án Ho không thể trở thành người có quyền lợi liên quan đến vụ án vì nếu họ dùng công cu,
Trang 28phương tiện của mình vào việc phạm tội thì những công cụ, phương tiện sẽ bịtịch thu hoặc tiêu huỷ trong quá trình giải quyết vụ án mà họ không có quyền
đòi lại Hoặc bản thân họ là người bị thiệt hại thì phải xem xét thiệt hại này so
với thiệt hại mà họ đã gây ra để khấu trừ phần bồi thường Vì thế họ có thể trở
thành bị đơn dân sự khi: Việc thực hiện tội phạm đã gây ra hậu quả mà hậu
quả này cần phải duoc khắc phục Hoặc có thể trở thành người có nghĩa vu
liên quan đến vụ án khi đã được hưởng những lợi ích nhất định từ việc phạmtội, nay phải có trách nhiệm bồi hoàn những lợi ích đó
Dấu hiệu phân biệt người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân
sự có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Trách nhiệm dân sự vớinhững thiệt hại màtội phạm đã gây ra
Trách nhiệm bồi
hoàn những lợi ích
chính bản thân đã
được hưởng từ việc
Trách nhiệm phải bồithường nếu bản thân
đã tham gia và gâythiệt hại cùng các
Trách nhiệm phải bồi
thường những thiệthại do người khác
phạm tội Có lun đồng phạm khác
Người cónghĩa vụ liên Bị đơn quan đến vụ dân sựán
Sơ đồ 4: Phân biệt người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và bị đơn dân sự
Trang 291.2.5 Phản biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và
người làm chứng
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án cần được phân biệt
với người làm chứng là những con người cụ thể Bởi người làm chứng là ngườivới năng lực nhận thức của mình có thể ghi nhớ các sự việc và có khả năng
diễn tả lại các sự kiện đã ghi nhớ Nói tới năng lực nhận thức là nói tới một
con người, chứ không phải một tổ chức, một tập thể người Dùng phép loại trừ,
không xem xét người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người có tài sản bị kê
biên cùng tài sản của người phạm tội, là chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp
pháp của công cụ, phương tiện mà người phạm tội đã sử dụng Với những
người không tham gia vào việc thực hiện tội phạm để xác định tư cách của
những người này không gặp khó khăn gì bởi luật đã quy định rõ Vấn đềchúng ta cần phân biệt là những người tham gia vào việc thực hiện tội phạmnhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệmhình sự thì họ sẽ tham gia với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
đến vụ án hay người làm chứng?
Theo hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao thì những người không bị
truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách nhiệm hình sự có thể trở
thành người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người làm chứng[36] Trường hợp nào xác định tư cách của những người này thì không có
hướng dẫn cụ thể nên không tránh khỏi việc hiểu không thống nhất
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người mà trongquyết định của CQTHTT có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ cua
họ (như quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền nhận lại tài sản đã cho kẻphạm tội mượn, hoặc nghĩa vụ phải trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại đã xảy
ra ) Khác với điều đó, người làm chứng không có quyền, nghĩa vụ này Họ
chỉ có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để COTHTT làm rõ sự thật vụ án Nói cách
khác, nghĩa vụ của người làm chứng là nghia vụ khai báo, chứ không có nghĩa
Trang 30vụ liên quan đến việc phải bồi thường Chính vì thế, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan đến vụ án được xếp vào nhóm người tham gia mà có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan đến vụ án Cùng với bị can, bị cáo, người bị hại, nguyênđơn dân sự, bị don dân sự Còn người làm chứng được xếp vào nhóm NTGTT
theo nghĩa vụ cùng với người giám định, người phiên dịch để làm sáng tỏ vụ
án một cách khách quan, toàn diện
Thực tế, một người tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng được
miễn trách nhiệm hình sự họ có thể trở thành người làm chứng khi trong bản
án, quyết định của CQTHTT không liên quan gì đến vấn đề bồi thường, đến
lợi ích vật chất của NTGTT, thường gặp ở những tội danh mà đối tượng tác
động không phải là con người, là tài sản mà chỉ là những lợi ích chung
Ví dụ: A, B cùng một số người bị khởi tố về tội “Đánh bạc, tổ chức
đánh bạc” Quá trình điều tra vụ án, A tích cực giúp các cơ quan điều tra làm
rõ những tình tiết của vụ án A được miễn trách nhiệm hình sự về tội “đánh
bạc” Song để làm rõ hành vi của những bị cáo khác, Toà án vẫn triệu tập A
đến tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng để khai báo những tình
tiết liên quan đến việc buộc tội các bị cáo khác
Hoặc đối với những tội danh mà đối tượng tác động là con người, là tài
sản Mặc dù có thiệt hại, song thiệt hại này đã được khắc phục xong hoặcngười bị thiệt hại không yêu cầu, hoặc chưa xác định được người bị hại vụ án
phải tách phần trách nhiệm dân sự để giải quyết sau
Ví dụ: X và Y cùng gây thương tích cho K K bị thương đã phải điều trị,trong thời gian này Y không những đã có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho
K mà còn giúp cơ quan điều tra làm rõ một số hành vi khác mà trước đây X và
K đã thực hiện X vẫn bị truy tố về hành vi gây thương tích, Y được miễn tráchnhiệm hình sự Phần trách nhiệm dân sự đã giải quyết xong K không yêu cầu
gi nữa Quá trình giải quyết vụ án X một mực đổ lỗi chỉ có Y đã gây thương
tích cho K, nhưng để làm rõ hành vi của X, CQTHTT đã triệu tap Y tham gia
với tư cách người làm chứng
Trang 31Như vậy, một người có tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng
được miễn trách nhiệm hình sự có thể trở thành người làm chứng khi:
- Bản án quyết định của CQTHTT không liên quan gì đến trách nhiệm
dân sự đối với họ
- Lời trình bày của họ có vai trò nhất định trong việc làm sáng tỏ sự thậtcủa vụ án,sự có mặt của họ là cần thiết để đối chất với các bị cáo khác
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Có tham gia vào việc thực
Người có quyền lợi, hiện tội phạm nhưng
nghĩa vụ liên quan không bị truy cứu trách Người làm chứngđến vụ án nhiệm hình sự hoặc miễn
trách nhiệm hình sự
; co - - Bản án, quyết định của CQTHTT
Trách nhiệm bồi hoàn những lợi ích không phát sinh trách nhiệm dân sự
đã được hưởng từ việc phạm tội đối với ho
- Sự có mặt là cần thiết để đối chấtvới các bị can, bị cáo khác
Sơ đồ 5: Phân biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người
làm chứng
1.2.6 Phan biệt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vu án vàngười đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo
Day là hai loại người cũng có sự nhầm lẫn trong thực tế, người có nghia
vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo giống
nhau về trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại mà tội phạm gây ra Ngườiđại diện hợp pháp của bị can, bị cáo có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
con cái mình hoặc người được giám hộ là người chưa thành niên, người cónhược điểm về thể chất, tâm thần gây ra.
Trang 32Ví du: A là hoc sinh Phổ thông Trung hoc Một lần, A vào khu ký túc
xá của trường Trung học thuỷ sản TS “xin tiền” trong phòng nữ, vì các sinhviên sợ A can quấy nên mỗi người đã đưa cho A một ít tiền Thấy việc “xintiền” không mấy khó khăn, A tiếp tục thực hiện Sau đó, bảo vệ trường phát
hiện A đã bị truy tố về tội “cưỡng đoạt tài sản” tổng số tiền mà A đã chiếm
đoạt là 915.000đ Khi phạm tội và khi bị đưa ra bị xét xử A vẫn là người chưathành niên Thực chất trong trường hợp này ông C là bố của A được xác định
là bị đơn dân sự, có trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền mà con trai ông đãchiếm đoạt của các sinh viên Nhưng vì A là người chưa thành niên, ông C còn
có thể tham gia với tư cách người bào chữa để bào chữa cho hành vi phạm tội
của con trai mình Khi đã trở thành người bào chữa, ông C có quyền khángcáo toàn bộ bản án chứ không chỉ dừng lại ở việc kháng cáo phần trách nhiệmdân sự (nếu ông là bi đơn dân sự) Do vậy ông C cần được ưu tiên xác định làngười đại diện hợp pháp của bị cáo A
Khác với điều đó, người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án có trách nhiệm
bồi hoàn những lợi ích đã được hưởng từ việc phạm tội Họ có thể là người
không tham gia vào việc thực hiện tội phạm nhưng được người phạm tội tặng,
cho tài sản do phạm tội mà có Họ có thể là người thực hiện tội phạmnhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc được miễn trách
nhiệm hình sự nhưng bản thân cũng được hưởng những lợi ích nhấtđịnh từ việc phạm tội này
Ví dụ: M, N cùng tham gia vào việc trộm cắp tài sản của gia đình chị X
là một chiếc ti vi và một đầu đĩa M chia cho N chiếc đầu đĩa còn mình quản
lý chiếc ti vi chờ có cơ hội sẽ bán N đã đem chiếc đầu đĩa bán cho K được
500.000d Khi vụ án chưa bị phát giác N đã tự thú và khai rõ sự việc phạm tội,
cùng cơ quan điều tra làm rõ sự thật của vụ án N đã được miễn trách nhiệmhình sự Song vẫn có trách nhiệm hoàn lại số tiền 500.000đ (là tiền thu lợi bất
chính) để sung công quỹ Nhà nước Như vậy trong vụ án này, K là người
không tham gia vào việc phạm tội, N là người thực hiện tội phạm nhưng được
miễn trách nhiệm hình sự Nhưng họ đều đã được hưởng những lợi ích nhất
Trang 33định từ việc phạm tội nên K, N đều được xác định là người có nghĩa vụ liên
quan đến vụ án
Vì BLTTHS hiện hành không đưa ra khái niệm về người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đến vụ án Hơn nữa, không có điều luật nào quy định về tưcách người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo nên đã xảy ra sự nhầm lẫntrong việc xác định người đại diện hợp pháp và người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan đến vụ án
Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của
bị can, bị cáo giống nhau về trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại đã xảy
ra Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải bồi hoàn những lợi ích màmình đã được hưởng từ việc phạm tội Còn người đại diện hợp pháp của bịcan, bị cáo phải bồi thường thiệt hại do hành vi của người mà mình đại điện đã
thực hiện khi những người này phạm tội là người chưa thành niên hoặc người
có nhược điểm về thể chất, tâm thần
Có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Người có nghĩa vụ Người đại diện liên quan đến vụ hợp pháp của bị
án can, bị cáo
A 4
Trách nhiệm dân sự đối
với những thiệt hại màtội phạm gây ra
—.ằ |
Trách nhiệm phải bồi thường
những thiệt hại do người màmình đại diện gây ra
Trách nhiệm bồi hoàn những lợi
ích đã được hưởng từ việc phạm
toi
Sơ đồ 6: Phan biệt người có nghĩa vu liên quan đến vụ án va người đại
diện hợp pháp của bị can, bi cáo
Trang 341.3 Ý nghĩa của việc phân biệt tư cách người tham gia tố tung.
NTGTT có vai trò nhất định trong tố tụng hình sự Tuy họ không có
nghĩa vụ chứng minh như các chủ thể khác, song sự tham gia họ có ý nghĩa
nhất định trong quá trình chứng minh, tìm ra sự thật của vụ án và việc giải
quyết triệt để các quyền, lợi ích bị xâm hại BLTTHS quy định về trách nhiệm
giải thích và bao đảm thực hiện các quyền và nghĩa vu của những NTGTT đã
quy định rõ: CQTHTT, người tiến hành tế tụng có trách nhiệm giải thích va
bảo dam thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của NTGTT theo quy định của
Bộ luật này Việc giải thích phải được ghi vào biên bản
Trước khi giải thích quyền và nghĩa vụ của NTGTT thì CQTHTT, người
tiến hành tố tụng phải xác định họ tham gia tố tụng với tư cách gì? họ có
những quyền và nghĩa vụ gì? Thực tế, do nhận thức không đầy đủ về vấn đềnày nên đã có nhiều trường hop đã xác định sai tư cách của những NTGTT
Để thực hiện tốt tinh than Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ chính trị về
“Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”, đảm bảo
các phiên toà hình sự được tiến hành trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các quyđịnh của BLTTHS, các đương sự tham gia tranh tụng thực sự được bình đẳng[29,tr 50] đòi hỏi các CQTHTT phải xác định đúng tư cách của những
NTGTT Muốn xác định đúng, phải có sự phân biệt tư cách giữa họ Vai trò
tham gia tố tụng khác nhau thì quyền và nghĩa vụ cũng khác nhau Việc phân
biệt tu cách NTGTT hình sự có ý nghĩa như sau:
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Nhiệm vu của các CQTHTT không chỉ dừng lại ở việc trừng trị hành vi phạmtội mà mọi thiệt hại do phạm tội gây ra đều phải được giải quyết thoả đáng
- Đảm bảo mọi vụ án đều được làm sáng tỏ một cách khách quan, toàndiện Tránh tình trạng kéo dài việc giải quyết vụ án, gây lãng phí thời gian,tiền của cho các CQTHTT và những NTGTT
Trang 35- Giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật trong nhân dân Tôn trọng quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức đã được hiến pháp ghi nhận
* Tóm lại: Chương IV - BLTTHS đã quy định khá rõ nét về tư cáchNTGTT Để phân biệt những trường hợp thường có sự nhầm lẫn trong thực tế
có thể chia NTGTT thành hai nhóm nhỏ
Nhóm thứ nhất gồm những người có quyền lợi là người bị hại, người cóquyền liên quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự Dấu hiệu phân biệt nhữngngười này căn cứ vào thiệt hại đã xảy ra và mối liên hệ giữa hậu quả với hành
Trang 36BLTTHS hiện hành đã dành một chương để quy định về tư cách cũng
như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật tố tụng
hình sự Có những điều luật đã đưa ra được khái niệm (như khái niệm về người
bị hại nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự ) nhưng cũng có những điều luật
mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra tên gọi của một chủ thể tham gia mà không đưa
ra khái niệm, nên dễ dẫn đến tình trạng xác định không đúng tư cách tố tụngcủa họ
Thực tế, việc áp dụng những quy định của pháp luật để xác định tư cách
của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án thường hay có sự nhầm
lẫn Vì BLTTHS không quy định khái niệm cụ thể và cũng không có sự giải
thích chính thống của cơ quan chức năng nên phạm vi xác định người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là rất rộng Tất cả các trường hợp
không thuộc phạm vi để xác định là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơndan sự, người làm chứng đều được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vu
liên quan đến vụ án
Cũng như pháp luật tố tụng hình sự của một số nước khác như Trung
Quốc, Liên Bang Nga Bộ luật TTHS của nước ta không đưa ra khái niệm về
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án Trước khi BLTTHS năm
1988 ra đời chỉ có một văn bản pháp lý duy nhất là thông tư số 16/TATC quyđịnh chi tiết tư cách NTGTT nhưng cho đến nay, văn bản này có những điểm
Trang 37không còn phù hợp Bởi lẽ, thông tư này ra đời, khi chúng ta chưa có điều kiện
ban hành BLHS, việc xét xử mới chỉ dừng lại ở một số loại tội phạm Sau
nhiều lần sửa đổi bổ sung, BLHS 1999 ra đời có nhiều tội danh mới xuất hiện
do điều kiện kinh tế
xã hội phát triển, đồng thời cũng phi hình sự hoá một số tội danh nhất định khi
không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại Do sự xuất hiện những tội danhmới, văn bản hướng dẫn hầu như không có, quá trình giải quyết các vụ án hình
sự, các CQTHTT đã gặp những vướng mắc nhất định khi xác định tư cách
NTGTT Đối với những vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng thì việc xác địnhkhông mấy khó khăn Nhưng đối với một số loại tội danh, việc xác định tư
cách của những NTGTT gặp khó khăn do cách hiểu khác nhau, điều đó đã dẫn
tới việc áp dụng không thống nhất
Sau đây là một số trường hợp cụ thể:
2.1.1 Nhâm lan giữa người bi hai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan đến vụ án
Khái niệm người bị hại; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ
án đã được quy định trong BLTTHS thành các chế định riêng Trong thực tiễn
xét xử các chế định này thường được áp dụng trong hầu hết các vụ án hình sựkhi phải giải quyết các vấn đề dân sự Tuy nhiên trong quá trình xác định tư
cách người bị hại và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án còn cónhiều vướng mắc trong một số loại tội phạm như tội "Gây rối trật tự công
cộng”, tội "Mua bán phụ nữ”, tội "Chita mại dâm” Với những tội danh nêu
trên, nếu thiệt hại xảy ra chưa đến mức cấu thành một tội phạm như tội giếtngười, tội cố ý gây thương tích, tội cố ý làm hư hỏng tài sản có nghĩathương tích của người bị thiệt hại dưới 11% và không thuộc trường hợp quy
định tại điểm k khoản 1 Điều 104 với tình tiết “để can trở người thi hành công
vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” hoặc tài sản bị thiệt hại, giá trị dưới500.000đ thì người phạm tội bị truy tố về một tội “gây rối trật tự công cộng”