Vì vậy một vấn để đặc biệt quan trọng được đặt ra là trên cơ sở sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, phải có sự phân biệt giữa hành vi bi coi là tội phạm với
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYÊN TRƯỜNG THIỆP
PHÂN BIỆT TỘI PHẠM VỚI CÁC
VI PHAM PHÁP LUAT KHÁC
CHUYÊN NGÀNH : LUẬT HÌNH SỰ
MA SỐ : 50214
LUẬN ÁN THẠC SĨ : LUẬT HỌC
— NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
THƯỜNG 991 UAT HÀNG! | PGS - PTS NGUYÊN NGỌC HÒA
THƯ VIÊN này VIÊN
pe Lag]
|
HA NỘI - NAM 1998
Trang 2MỤC LỤC
2:00 70070077 — À_À_ÔẲÔẲÔ,ÔỎ | CHUONG I: MOT SỐ VẤN ĐỀ CHƯNG VE PHAN BIET TOI PHAM
VỚI CÁC VI PHAM PHAP LUAT KHAC - 7
1.1 Khái niệm về phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác
CHƯƠNG 2 : PHAN BIET TOI PHAM VỚI CÁC VI PHAM PHAP
LUAT KHÁC TRONG HOAT ĐỘNG BAN HANH
PHÁP LUAT HINH SU -5 23
2.1 Nhữnz an
2.2 Những căn cứ để nhà làm Luật đánh giá tinh nguy hiểm cho
xã hội của hành vi - 39
2.3 Đánh giá sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khácqua các quy định của BLHS và đề xuất hoàn thiện pháp luật - 48
GHƯƠNG 3 : PHAN BIET TOI PHAM VỚI CAC VI PHAM PHÁP
LUẬT KHÁC TRONG HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH LUAT HÌNH SỰ - - ~ ~~~~==============~===~==z 60
3.1 Giải thích luật hình sự và ý nghĩa của nó đối với việc phân biệt tội
phạm với các vi phạm pháp luật khdc - 60
3.2 Những căn cứ để nhà giải thích đánh giá tính nguy hiểm cho xã
héii cla anh vi - +2202 2-22-92 a ằĂ 65 3.3 Eánh giá về su phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật
khác trong hoạ t động giải thích luật hình sự và những đề xuất - 70
Trang 3CHƯƠNG 4 : PHAN BIỆT TOI PHAM VỚI CÁC VI PHAM PHÁP
LUAT KHÁC TRONG HOAT DONG ÁP DUNG LUAT
HINH SU -~-~ -~-~~-~~~ ~~~=~~===~==>==>z===r 794.1 Ý nghĩa của việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật
khác trong hoạt động áp dụng luật hình sự - 79
4.2 Những căn cứ để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật
khác đối với người áp dụng luật - 81
4.3 Đánh giá về việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luậtkhác trong hoạt động áp dụng luật hình sự hiện nay và những dé2617/0000 CAN gg‡Ệ†{v— 88
ĐANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -~-~~-~-~~~-~=<=====> 94
Trang 4PHAN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác như vi phạm hành chính,
dân sự, lao động, kinh tế tuy đều là các vi phạm pháp luật song giữachúng có những điểm khác nhau, trong đó điểm khác biệt cơ bản vàquan trọng nhất là khác biệt về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội
Chính trên cơ sở sự khác biệt này mà Nhà nước xác lập các loại trách nhiệm pháp lý khác nhau cũng như áp dụng các biện pháp pháp lý khác
nhau để đấu tranh với chúng Vì vậy một vấn để đặc biệt quan trọng
được đặt ra là trên cơ sở sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm
cho xã hội của hành vi, phải có sự phân biệt giữa hành vi bi coi là tội phạm với hành vi vi phạm pháp luật khác.
Sự khác biệt về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi
là tiêu chí chung thống nhất để phân biệt tội phạm với các vi phạmpháp luật khác nên bất kể một ngành luật nào khi xác định loại vi phạm
là đối tượng điều chỉnh của mình đều phải dựa trên tiêu chí chung đó
Điều đó có nghĩa việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luậtkhác được thực hiện trong nhiều ngành luật khác nhau, là nhiệm vụ của
cả hệ thống pháp luật, đối với cả pháp luật thực định, thực tiễn áp dụngluật và khoa học pháp lý Tuy nhiên giới han của dé tài chỉ nghiên cứu
sự phân biệt trong hoạt động ban hành, giải thích và áp dụng luật hình
sự - tức là chỉ trong luật hình sự.
Luật hình sự Việt Nam xác định tội phạm là hành vi có tính nguyhiểm cho xã hội ở mức độ cao, là “đáng kể”, còn các vi phạm pháp luậtkhác có tính nguy hiểm “không đáng kể” cho xã hội Tuy nhiên ranh
giới phân biệt đó không phải đối với tội phạm nào cũng rõ ràng, cụ thể
và cố định mà không có sự thay đổi Tính nguy hiểm cho xã hội của tội
phạm và các vi phạm pháp luật khác là do các điều kiện chính trị - kinh
Trang 5tế - xã hội quyết định, thay đổi mỗi khi các điều kiện này có sự biến
đổi Vì lẽ đó, việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác làmột vấn để phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, trong
cả quá trình từ ban hành luật đến áp dụng luật
Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác là một vấn dé
đặc biệt quan trọng và rất phức tạp nên được nhiều người trong cả giớikhoa học và áp dụng luật quan tâm Nghiên cứu vấn đề này luôn luônmang tính thời sự và cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nó cònmang tính cấp thiết Tính cấp thiết của dé tai này xuất phát bởi các lẽ
sau:
- Đất nước ta trong thời gian qua có công cuộc đổi mới do Dang,Nhà nước và nhân dân ta tiến hành nên các lĩnh vực của đời sống xã hội
có nhiều biến đổi sâu sắc Sự biến đổi đó đặt ra một yêu cầu cấp bách
là phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật
hình sự để phù hợp với thực tiễn Bộ luật hình sự (BLHS) được ban hành
từ năm 1985, đến nay trước những sự biến đổi của các điều kiện chínhtrị - kinh tế - xã hội đang đòi hỏi phải có sự sửa đổi, điều chỉnh lại Mộttrong những hướng sửa đổi đặc biệt quan trọng là phải xác định rõ ràng,
cụ thể hơn ranh giới giữa tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, phai
bổ sung một số tội phạm mới, đồng thời xóa bỏ một số tội phạm hiện
hành không còn phù hợp với thực tiễn nữa Những vấn đề đó đặt ranhiệm vụ cho các nhà làm luật phải tiến hành phân biệt tội phạm vớicác vi phạm pháp luật khác trên cơ sở tình hình mới với các điều kiệnmới.
- BLHS được ban hành với một khái niệm chung về tội phạm lầnđầu tiên được quy định, với một hệ thống các tội phạm cụ thể tương đốiđầy đủ, hoàn chỉnh đã tạo cơ sở pháp lý cho việc phân biệt tội phạm với
các vi phạm pháp luật khác, giúp cho hoạt động truy cứu trách nhiệm
hình sự được thống nhất và có nhiều thuận lợi Tuy nhiên cũng còn cónhiều tội phạm được quy định còn khái quát, thiếu cụ thể nên ranh giới
Trang 6phân biệt với các vi phạm pháp luật khác không rõ ràng, dứt khoát, gây
khó khăn cho những người áp dụng luật, dẫn đến tình trạng hoạt động
diéu tra, truy tế, xét xử chưa thực sự đảm bảo nguyên tắc pháp chếXHCN, còn có nhiều sai sót Trong khi đó hoạt động giải thích và hướng
dẫn thi hành BLHS cũng chưa được chú trọng, mới chỉ giới hạn ở một số
tội phạm nhất định Vì vậy cần phải nghiên cứu, xem xét lại việc phân
biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong BLHS, trong hoạt
động giải thích và thực tiễn áp dụng luật hình sự để sự phân biệt trở nên
rõ ràng, chính xác hơn, đảm bảo sự tuân thủ triệt để nguyên tắc pháp
chế XHCN trong đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp
luật.
- Vấn dé phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trongthời gian qua được nhiều người quan tâm nghiên cứu, đã có một số côngtrình khoa học và bài viết của trên sách báo pháp lý về vấn dé nay Tuy
nhiên cũng chưa có một công trình nào có tính chuyên khảo nghiên cứu
vấn dé một cách toàn diện, cụ thé ở đồng thời cả 3 hoạt động ban hành,giải thích và áp dụng luật hình sự trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa
3 hoạt động này Xung quanh vấn đề phân biệt tội phạm với các vi
phạm pháp luật khác cũng còn có nhiều quan điểm khác nhau, chẳng
hạn như về cơ sở của tội phạm hoá và phi tội phạm hoá, về các căn cứ
để đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi Sự không thống nhất
trong lý luận làm cho người làm công tác xây dựng, giải thích và áp
dụng luật gặp nhiều khó khăn khi tiến hành phân biệt tội phạm với các
vị phạm pháp luật khác.
Với tất cả các lẽ trên, việc nghiên cứu đề tài “Phân biệt tội phạm
với các vi phạm pháp luật khác ” là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả
về lý luận và thực tiễn Đó cũng là lý do để tác giả chọn để tài này làmluận án cao học Luật.
2 Mục đích - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 7* Mục đích nghiên cứu
Mục đích của dé tai này là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệthống vấn đề phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác từ ban
hành đến thực tiễn áp dụng luật hình sự, chỉ ra các tổn tại, khiếm
khuyết của việc phân biệt qua các qui định của BLHS, trong hoạt động
giải thích và thực tiễn áp dụng luật hình sự, đưa ra các kiến nghị giảipháp để giải quyết các tổn tại khiếm khuyết do
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về sự phân biệt tội phạm với các vi phạm phápluật khác dựa trên cơ sở sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểmcho xã hội của chúng trên một bình điện rộng, bao gồm các vấn dé cụ
thé :
- Tiêu chuẩn và căn cứ để phân biệt tội phạm pháp luật khác trong
3 hoạt động ban hành, giải thích và áp dụng luật hình sự.
- Tinh hình phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác qua
các quy định của BLHS, qua các văn bản giải thích và hướng dẫn thihành BLHS, qua thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi
phạm pháp luật hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích và đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu của dé tài là vấn dé phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật
khác trong hoạt động ban hành, giải thích và áp dụng luật hình sự ở Việt
Nam kể từ năm 1985 khi BLHS được ban hành cho tới nay
3 Phương pháp nghiền cứu
Trang 8Dé tài được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
về nhà nước và pháp luật; trên cơ sở những tư tưởng, quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về vai trò của pháp luật hình sự
trong đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật
Đề tài sử dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu đểnghiên cứu Việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cho phép nhậnthức vấn để được toàn diện, từ khái quát tới cụ thể, từ lý luận tới thực
tiễn trong mối quan hệ biện chứng thống nhất, đặc biệt là nghiên cứu
được vấn dé trong trang thái động dưới ảnh hưởng sự biến đổi của các
điều kiện chính trị - xã hội
Đề tài được viết trên cơ sở sự nghiên cứu của cá nhân tác giả qua
nghiên cứu các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, qua các văn
bản pháp luật và giải thích luật, kết hợp với sự tham khảo tài liệu, sáchbáo pháp lý của nhiều tác giả trong nước
«A? 4,2 A 4
4 Diém mới của luận án
Nội dung của luận án có những điểm mới sau :
- Luận án đã xây dựng được lý luận về phân biệt tội phạm với các
vi phạm pháp luật khác trong hoạt động ban hành, giải thích và áp dụng luật hình sự trên cơ sở mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 hoạt động này, bao
gồm nhiều vấn dé như khái niệm và ý nghĩa của sự phân biệt, những cơ
sở để tội phạm hoá và phi tội phạm hoá, những căn cứ để người ban
hành, giải thích và áp dụng luật đánh giá mức độ của tính nguy hiểm cho xa hội của hành vi Đặc biệt luận án nêu quan điểm mới về
Trang 9những cơ sở để tiến hành tội phạm hoá và phi tội phạm hoá, góp phânhoàn thiện ly luận về vấn dé này.
- Luận án đã nghiên cứu vấn dé dưới sự chi phối của những điều
kiện chính trị - kinh tế - xã hội có nhiều biến đổi hiện nay của đất nước,
trên cơ sở đó đã chỉ ra những khiếm khuyết của việc phân biệt tội phạm
với các v1 phạm pháp luật khác trong cả hoạt động ban hành, giải thích và
áp dụng luật hình sự Luận án cũng đã nêu những ý kiến để xuất hoàn
thiện pháp luật, những giải pháp để giải quyết những khiếm khuyết trong
thực tiễn phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, góp phần
quan trọng để việc phân biệt diễn ra thực sự khoa học, chính xác và đúng
đắn.
5 Cơ cấu của luận án
Cơ cấu của luận án được quyết định bởi mục đích, đối tượng và phạm vinghiên cứu, bao gồm phần mở đầu, 4 chương và phần kết luận
Trang 10CHUONG I
MỘT SO VẤN ĐỀ CHUNG VE PHAN BIỆT TOI
PHAM VỚI CÁC VI PHAM PHAP LUAT KHAC
1.1 Khái niém về phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp
luật khác
Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sự
cưỡng chế của Nhà nước nên được đại đa số nhân dân tôn trọng và
nghiêm chỉnh thực hiện Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà vẫn xay
ra nhiều vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho các lợi ích của Nhà nước,của tập thể, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
Vị phạm pháp luật là hành vi của con người trái với quy định của
pháp luật, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và
bảo vệ Chính vì có những đặc điểm như vậy nên tất cả các vi phạmpháp luật đều là các hành vi nguy hiểm cho xã hội Nguy hiểm cho xãhội là thuộc tính của tất cả các vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật rất đa dang, tùy theo loại quy phạm pháp luật bị
vị phạm mà có tên gọi khác nhau như vi phạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự, vi phạm pháp luật kinh tế và vi phạm pháp luật hình sự - hay còn goi là tội phạm Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác có tên gọi khác nhau song bản chất của chúng đều là các hành vi
nguy hiểm cho xã hội bởi lẽ chúng đều là các vi phạm pháp luật Tuy
nhiên giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác cũng có những điểm
khác nhau, chẳng hạn sự khác nhau về chủ thể, về hậu quả pháp lý, về
hình thức pháp lý quy định chúng, về mức độ nguy hiểm cho xã hội
Trang 11Do có nhiều điểm khác biệt nên để phân biệt tội phạm với các viphạm pháp luật khác có thể dựa trên nhiều tiêu chí Chẳng hạn nếu xét
về hình thức pháp lý quy định thì có thể phân biệt tội phạm là hành vi
được quy định trong luật hình sự còn các vi phạm pháp luật khác được quy định trong các văn bản của các ngành luật khác; hoặc nếu xét về hậu quả pháp lý thì tội phạm là hành vi bị xử lý bằng biện pháp cưỡng chế là hình phạt còn các vi phạm pháp luật khác bị xử lý bằng các biện
pháp cưỡng chế khác không phải là hình phạt Tuy nhiên sự phân biệt
tội phạm với các vi phạm pháp luật khác theo các tiêu chí này không
cho thấy sự khác nhau về tính chất giữa chúng và ít có ý nghĩa
Sự phân biệt thể hiện một cách rõ ràng nhất sự khác nhau về tính chất
giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác và có ý nghĩa hơn cả là sự
phân biệt dựa trên sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội.Chính sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội quyết địnhđến sự khác biệt về hậu quả pháp lý, về hình thức pháp lý quy định và điều
đó mới lý giải được tại sao Nhà nước lại buộc kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự - là loại trách nhiệm pháp lý có tính nghiêm khắc hơn bất kỳ
loại trách nhiệm pháp lý nào khác mà người vi phạm hành chính, vi phạmdân sự phải gánh chịu Sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho
xã hội là sự khác nhau về nội dung chính trị - xã hội giữa tội phạm và các vi
phạm khác.
Sở dĩ giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác có sự khác
nhau về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội là do chúng xâm hại
đến các quan hệ xã hội khác nhau về tính chất hoặc tuy cùng xâm hại
đến một quan hệ xã hội song thiệt hại gây ra, thủ đoạn thực hiện, tính
chất lỗi có thể có sự khác nhau Dựa trên tất cả các yếu tố này, tộiphạm được coi là hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao, làđáng kể, còn các vi phạm pháp luật khác có tính nguy hiểm hạn chế,
Trang 12không đáng kể Nguy hiểm “dang kể” hay “không đáng kể” cho xã hộichính là ranh giới để phân biệt tội phạm với cac vi phạm pháp luật
khác.
Luật hình sự Việt Nam đã dựa trên cơ sở sự khác nhau về mức độ
của tính nguy hiểm cho xã hội để phân biệt tội phạm với các vi phạmpháp luật khác Khoản 3 điều 8 của BLHS đã quy định “Những hành vituy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hộikhông đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện
pháp khác” Thực ra cũng không phải chỉ khi có BLHS thì ranh giới
phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác nêu trên mới được
xác định mà trước đó trong các văn bản pháp luật nói chung, văn bản
pháp luật hình sự nói riêng, trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội
phạm va các vi phạm pháp luật chúng ta cũng đã dựa trên sự khác nhau
về mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội để phân biệt tội phạm với các
vi phạm pháp luật khác Tuy nhiên với khoản 3 điều 8 của BLHS thì lần
đầu tiên ở góc độ pháp luật thực định ranh giới phân biệt tệi phạm các
vi phạm pháp luật khác mới được chính thức ghi nhận.
Như vậy nguy hiểm “đáng kể” hay “không đáng kể” là ranh giới
phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác song “đáng kể” hay
“không đáng kể” là khái niệm trừu tượng, có tính chất khái quát Vấn
dé quan trọng đặt ra là phải cụ thể hóa ranh giới này, để có thể dé dàng
nhận biết hành vi như thế nào là tội phạm hoặc chỉ là các vi phạm pháp
luật khác mà không phải là tội phạm Đây là một vấn dé phức tap đòi
hồi phải có sự cụ thé hóa ở nhiều mức độ khác nhau
9
O mức độ cao nhất, sự cụ thể hóa ranh giới nguy hiểm “đáng kể” hay
"không đáng kể” được thực hiện thông qua hoạt động ban hành pháp luật
hình sự Đó chính là sự phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác trong
Trang 13hoạt động lập pháp hình sự Trên cơ sở ranh giới chung nhà làm luật quyđịnh các tội phạm cụ thể với các dấu hiệu pháp lý thể hiện tính nguy hiểm
“đáng kể” cho xã hội, tùy theo từng tội phạm mà quy định đó là dấu hiệu
gì như thế nào Những dấu hiệu đã được nhà làm luật quy định được gọi là
dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, dựa vào các dấu hiệu đó có thể
phân biệt với các vi phạm pháp luật khác.
Trong BLHS có rất nhiều tội phạm được quy định Bên cạnh nhữngtội phạm 6ó dấu hiệu cấu thành của nó được nhà làm luật quy định mộtcách tương đối rõ ràng, cụ thể thì cũng có nhiều tội phạm các dấu hiệu này
chỉ được quy định một cách khái quát, trừu tượng Sở dĩ có những trường
hợp như vậy vì quy phạm pháp luật hình sự cũng như quy phạm pháp luậtnói chung có đặc điểm là có tính khái quát, chỉ ghi nhận và điều chỉnh
những hoàn cảnh và hành vi đặc trưng nhất trong đời sống thực tế, trong khithực tế lại rất đa dạng và sinh động Vì vậy nếu như ở tội phạm nào dấuhiệu để phân biệt với các vi phạm pháp luật khác cũng được nha làm luậtquy định cụ thể, tỉ mỉ thì quy phạm pháp luật đó sẽ rất dài dòng và cũngkhông quy định được hết các hành vi đa dạng trên thực tế Mặt khác tínhnguy hiểm cho xã hội là cho các điều kiện khách quan quyết định, mức độnguy hiểm “đáng kể” cho xã hội của hành vi thay đổi khi các diéu kiện
khách quan có sự biến đổi Nếu các dấu hiệu thể hiện tính nguy hiểm
“đáng kể” được mô tả cụ thể, ti mỉ trong luật thi mỗi khi thực tế thay đổi lại
phải sửa đổi luật Cho nên, đối với những tội phạm nhất định có dấu hiệu
thể hiện tính nguy hiểm “đáng kể” cho xã hội chỉ được nhà làm luật quyđịnh một cách khái quát, việc cụ thể hóa nó sẽ được thực hiện thông qua
một hoạt động khác - đó là hoạt động siải thích luật Nhà giải thích luật sẽ
dựa trên nhiều căn cứ khác nhau để cụ thể hóa các dấu hiệu cấu thành tội
phạm đã được nhà làm luật quy định Như vậy, việc cụ thể hóa ranh giới
nguy hiểm “đáng kể” hay “không đáng kể” cho xã hội của hành vi để phân
Trang 14
-10-biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác được thực hiện ở mức độ thứ
hai, thông qua hoạt động giải thích luật
Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt
động giải thích luật hình sự là sự cụ thể hoá các dấu hiệu cấu thành
tội phạm được luật quy định nhằm làm cho ranh giới phân biệt giữa
một tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trở nên rõ ràng cụ thể
hơn Điều đó có nghĩa việc giải thích chỉ giới hạn trong phạm vinhững dấu hiệu luật định, không được vượt ra khỏi phạm vi những
dấu hiệu đó Các văn bản giải thích chỉ có nhiệm vụ là làm rõ nội
dung các quy phạm pháp luật hình sự.
Những dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định một cách
khái quát và được cụ thể hoá thông qua hoạt động giải thích Nhưng
do nhiều lý do mà không phải bất kể tội phạm nào được quy định
cũng đều được giải thích và cũng không phải bất kể tội phạm nàokhi được giải thích thì các dấu hiệu cấu thành cũng trở nên thật rõràng cụ thể Vì vậy khi xem xét một hành vi cụ thể có phải là tội
phạm hay không đòi hỏi người áp dụng luật phải dựa trên cơ sở quy định của luật, trên cơ sở các văn bản giải thích tự mình đánh giá
hành vi đó có nguy hiểm “đáng kể” hay “không đáng kể” Việcđánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của một hành vi cụ thể dựa trênquy định của luật và các văn bản giải thích để xác định hành vi đó là
tội phạm hay không của người áp dụng luật chính là sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động áp dụng luật.
Như vậy trên cơ sở ranh giới chung được luật xác định để phân
biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác là tính nguy hiểm
“đáng kể” hay “không đáng kể” cho xã hội, việc phân biệt tội phạm
với các vi phạm pháp luật khác được thực hiện ở 3 mức độ khác
Trang 15
-11-nhau, thông qua 3 hoạt động là ban hành, giải thích và áp dụng luật hình sự Việc phân biệt tội phạm với các vị phạm pháp luật khác ở
cả 3 mức độ như vậy là có tính khách quan, là một yêu cầu tất yếu *
* Có quan điểm cho rằng hoạt động của nhà làm luật là quy định
tội phạm vào trong văn bản luật hình sự và hoạt động của nhà giải thích
là cụ thể hoá các dấu hiệu đã được luật định nên trong ban hành và giải
thích luật là sự phân định ranh giới giữa tội phạm và vi phạm chứ không phải là phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác ; việc phân biệt chỉ có trong hoạt động áp dụng luật khi người áp dụng luật trên cơ
sở quy định của luật (và các văn bản giải thích) phải xác định một hành
vi cụ thể có phải là tội phạm hay không Chúng tôi đồng ý với quan điểmnày Tuy nhiên để có thé phân định một hành vi nào đó là tội phạm doi
hỏi nhà làm luật cũng phải thực hiện sự đánh giá để xác định hành vi đó
có tính nguy hiểm “đáng kể” cho xã hội hay không (nhà giải thích cũng
phải như vậy) Việc đánh giá một hành vi là nguy hiểm “đáng kể” hay
"không đáng kể” cho xã hội chính là cơ sở của việc phân định tội phạmvới các vi phạm pháp luật khác về mặt lý thuyết Hiểu theo nghĩa này
trong phạm vi của luận án chúng tôi vẫn gọi việc phân định tội phạm với
các vi phạm pháp luật khác của nhà làm luật (và của nhà giải thích) là
sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động ban hành và giải thích luật hình sự.
Trang 16Việc thừa nhận tính tất yếu của việc phân biệt tội phạm với các viphạm pháp luật khác ở 3 hoạt động nêu trên phải dựa trên nguyên tac :
tội phạm phải được luật quy định Điều đó có nghĩa các dấu hiệu cấu
thành tội phạm phải được nhà làm luật quy định và trên cơ sở các dấu
hiệu đã được quy định này nhà giải thích và người áp dụng luật cụ thểhóa để xác định một hành vi như thế nào là tội phạm Phân biệt tội
phạm với các vi phạm pháp luật khác trong 3 hoạt động ban hành, giải
thích và áp dụng luật hình sự là một quá trình dựa trên mối quan hệ giữa
hoạt động ban hành luật, giải thích và áp dụng luật, trong đó hoạt động ban hành luật tạo giới hạn pháp lý cho các hoạt động kia Cho nên một
mặt chúng ta thừa nhận tính tất yếu khách quan phải phân biệt tội phạm
với các vi phạm pháp luật khác ở 3 mức độ qua 3 hoạt động khác nhau
sonz phải khẳng định : sự phân biệt trong hoạt động ban hành luật là
đặc biệt quan trọng, tạo giới hạn pháp lý cho sự phân biệt trong hoạt
động giải thích và áp dụng luật Tội phạm phải được luật quy định và
quy định một cách rõ ràng, hạn chế thấp nhất quyền tùy nghi xác định
tội phạm của người áp dụng luật Đó là một đảm bảo quan trọng để tuân
thủ pháp chế xã hội chủ nghĩa và tôn trọng quyền con người Phân biệt
tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động giải thích và
áp dụng luật hình sự tuy quan trọng song chỉ giới hạn trong phạm vi các
dấu hiệu của cấu thành tội phạm mà nhà làm luật đã xác định
Để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là “đáng kể”hay “không đáng kể” và qua đó để xác định là tội phạm hay chỉ là các
vi phạm phap luật khác, nhà làm luật, nhà giải thích và người áp dụng
luật đều phải dựa trên cơ sở những căn cứ nhất định, chẳng hạn dựa vào
tính chất và mức độ thiệt hại gây ra cho các quan hệ xã hội, mức độ của
lỗi, tính chất của thủ đoạn phạm tội, nhân thân người phạm tội Trong
Trang 17
-13-số các căn cứ này không có một căn cứ nào được dùng cho tất cả các tội
phạm mà tùy theo từng loại tội phạm sẽ dựa trên sự kết hợp của một số
căn cứ để phân biệt với các vi phạm pháp luật khác Trong hoạt động
ban hành, giải thích và áp dụng luật thì việc dùng căn cứ nào, cách thức
ra sao để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi có sự khác
nhau, do các sự khác nhau giữa 3 hoạt động này.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cũng như của bất kể viphạm pháp luật nào là do các điều kiện chính trị - xã hội ở trong mỗimột giai đoạn lich sử quyết định, nó thay đổi mỗi khi các điều kiện
chính trị - xã hội có sự biến đổi Vì vậy ranh giới để phân biệt với các vi
phạm pháp luật khác của nhiều tội phạm cũng không cố định và có sự
thay đổi tùy theo tình hình thực tế Bên cạnh những hành vi mà khi xảy
ra luôn luôn được xác định là tội phạm như hành vi giết người, cướp tài
sản, hiếp dâm thì có rất nhiều hành vi trong một hoàn cảnh và thời
gian nay bị coi là tội phạm nhưng trong một hoàn cảnh và thời gian khác
lại không phải là tội phạm và ngược lại Sự thay đổi về tính nguy hiểm
cho xã hội của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật đòi hỏi sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác phải căn cứ vào tình
hình thực tế, phải luôn có sự điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với thực tế
Xuất phát từ yêu cầu trên nhà lập pháp, nhà giải thích và người áp
dụng luật khi tiến hành phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luậtkhác đều phải dựa trên những cơ sở thực tiễn khách quan, không được
áp đặt ý thức chủ quan của mình Việc coi hành vi này là tội phạm hay
chỉ là các vi phạm hành chính, dân sự là do các điều kiện chính trị - xã
hội ở mỗi thời điểm lịch sử quyết định
Cũng từ yêu cầu trên, ở hoạt động ban hành luật việc phân biệt tội
phạm với các hành vi vi phạm pháp luật khác phải được thực hiện trên 2
Trang 18
-14-hướng : -14-hướng thứ nhất là nhà làm luật xác định một hành vi có tính nguy
hiểm cho xã hội “đáng kể” và quy định vào trong đạo luật hình sự; hướng
thứ hai là nhà làm luật xem xét những tội phạm hiện đã được quy định song
do sự biến đổi của các điều kiện chính trị - xã hội mà tính nguy hiểm
“không còn đáng kể” cho xã hội để “đưa” ra khỏi luật hình sự, coi đó là vi
phạm pháp luật khác (hoặc chỉ là vi phạm đạo đức) Sự phần biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác của nhà làm luật theo 2 hướng như vậy
được khoa học pháp lý gọi là tội phạm hóa và phi tội phạm hóa Tội phạm
hóa và phi tội phạm hóa là 2 quá trình đối lập nhau, ngược chiều nhau song
lại thống nhất, đều thể hiện sự phân biệt tội phạm với các vi phạm phápluật khác trong hoạt động ban hành luật hình sự.
BLHS của nước ta được ban hành năm 1985, thời điểm mà đất nướccòn chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh, nền kinh tế còn theo cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp Dé phát triển đất nước, hơn 10 năm qua Đảng vaNhà nước ta đã tiến hành công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực của cuộcsống, đặc biệt đã chuyển nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường Do vậy đời
sống xã hội của nước ta trong thời gian qua đã có những biến đổi sâu sắc.Tình hình này đã đặt ra yêu cầu cấp bách là phải đổi mới pháp luật hình sự(và pháp luật nói chung), phải tiến hành sửa đổi BLHS cho phù hợp vớithực tế Một trong những nội dung quan trọng của việc sửa đổi BLHS làphải tiến hành tội phạm hóa nhiều hành vi phạm pháp luật cũng như phải
phi tội phạm hóa nhiều tội phạm hiện được quy định trong BLHS Đây sẽ là
quá trình phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác rất lớn trong hoạt động ban hành pháp luật hình sự của nước ta.
Như phần trên đã trình bày việc phân biệt tội phạm với các vi phạm
pháp luật khác trong hoạt động giải thích và áp dụng luật cũng đòi hỏi phải
xuất phát từ thực tế khách quan, trong phạm vi những dấu hiệu luật định
Trang 19
-15-nhà giải thích và người áp dụng luật căn cứ vào tình hình thực tế kháchquan mà xác định một hành vi cụ thể là tội phạm hay chỉ là các vi phạmpháp luật khác Trong tình hình đất nước có nhiều biến đổi như hiện nay thìvai trò của việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác tronghoạt động giải thích và áp dụng luật rất là quan trọng nhưng cũng đòi hỏi
nhà giải thích và người áp dụng phải nắm bắt được các thay đổi của thực tế
khách quan để tiến hành sự phân biệt cho chính xác
1.2 Y nghĩa của việc phân biệt tội phạm với các vị phạm
pháp luật khác
Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng Y nghĩa đó thể hiện chủ yếu trên các mặt sau :
1.2.1 Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác là
cơ sở để xác lập các loại trách nhiệm pháp lý, đầm bảo tính
công bằng và nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo pháp chế XHCN, đảm bảo quyền con người
Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác đều có tính nguy hiểmcho xã hội song theo thang bậc thì tội phạm có mức độ tính nguy hiểm
cao nhất Xét cả về mặt chủ quan và khách quan tội phạm là sự phủđịnh các đồi hỏi của xã hội ở mức độ cao nhất Vì vậy người phạm tội
phải chịu trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm nặng nề hon bất kểloại trách nhiệm pháp lý nào Điều đó thể hiện sự phan ứng đúng mức
của Nhà nước, của xã hội đối với người đã phủ định các đòi hỏi của xã
hội ở mức độ cao Đó cũng là thể hiện sự công bằng và nghiêm minh
2 “ a
cua pháp luật.
- Í6
Trang 20-Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý “nặng nể” nhất,
nghiêm khắc nhất Biểu hiển của trách nhiệm hình sự là hình phạt, một
biện pháp cưỡng chế của Nhà nước có thể hạn chế và tước bỏ nhữngquyền và lợi ích thiết thực của người phạm tội như quyền sở hữu, quyền
chính trị, quyền tự do và thậm chí cả quyển sống Người phạm tội khi bị
áp dụng hình phạt sau khi chấp hành xong còn phải chịu án tích trong
một thời gian nhất định theo luật định Khi đó họ sẽ bị hạn chế thựchiện các quyền công dân của mình, chẳng hạn sẽ không được ứng cử
vào các cơ quan đại diện của Nhà nước hoặc sẽ không được phép thành lập doanh nghiệp hoặc công ty nếu trước đó bị phạt tù
Giai đoạn trước khi BLHS được ban hành do nhiều nguyên nhân
mà tội phạm được quy định ở nhiều văn bản pháp luật hình sự khác
nhau, như trong các sắc lệnh, pháp lệnh Trong các văn bản này cũng
chủ yếu quy định những tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội cao, trực
tiếp gây nguy hại đến việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng Vì lẽ đó,
để đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm chúng ta
đã cho phép được áp dụng nguyên tắc “tương tự” để truy cứu trách
nhiệm hình sự Việc áp dụng nguyên tắc “tương tu" trong giai đoạn đó
là cần thiết nhưng nó cũng rất dễ tùy tiện, có thể dẫn đến những sai sót,
không thật sự đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN mặc dù việc áp dụng “tương tự” phải tuân thủ những điều kiện nhất định Cho nên khi BLHS được ban hành chúng ta đã xóa bỏ việc áp dụng nguyên tắc
“tương tự”, khẳng định “tội phạm phải được quy định trong luật hình sự,
“không có luật thì không có tội” Theo đó cơ sở pháp lý để buộc một người phải chịu trách nhiệm hình sự là hành vi họ thực hiện bị luật hình
sự quy định là tội phạm Đó chính là biểu hiện của một xã hội có nền
pháp chế cao, là biểu hiện của một Nhà nước pháp quyển Có được
thành tựu to lớn đó là do chúng ta đã thực hiện tốt việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác Kết quả là một hệ thống các tội
| TRƯỜN: t1.L1/
"Ea 0A vựNmm )
Trang 21phạm tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh được quy định trong một đạo luật
được điển chế ở mức độ cao - đó là BLHS
1.2.2 Phân biệt toi phạm với các vi phạm pháp luật khác là
cơ sở để Nhà nước sử dụng các biện pháp pháp lý khác nhau
đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật, đẳmbảo cuộc đấu tranh này đạt hiéu quả, đảm bảo cho pháp luật
nói chung và pháp luật hình sự nói riêng thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình
Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác tuy khác nhau về mức độnguy hiểm cho xã hội nhưng có mối liên hệ nội tại thống nhất, tạo thành
hệ thống Do vậy đấu tranh với chúng cũng phải tuân theo tính hệ
thống, phải bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, hỗ trợ và bổ sung cho
nhau Đẳng và Nhà nước ta luôn xác định : đấu tranh phòng chống tội
phạm và các vi phạm pháp luật là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân,
phải sử dụng kết hợp nhiều biện pháp đấu tranh như biện pháp chính trị
tư tưởng, biện pháp kinh tế, biện pháp giáo dục, biện pháp văn hóa
-xã hội, biện pháp pháp lý Phương châm của Đảng và Nhà nước ta là
phải kết hợp giữa giáo dục thuyết phục với cưỡng chế, trong đó lấythuyết phục giáo dục là chính Sử dụng các biện pháp pháp lý cũng phai
theo phương chim này, theo đó thì mỗi biện pháp pháp lý được sử dụng
phù hợp với mỗi một loại vi phạm tương ứng với mức độ nguy hiểm cho
xã hội của chúng.
Biện pháp hình sự là một trong tổng thể các biện pháp pháp lý So
với các biện pháp khác như biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp kỷ luật thì biện pháp hình sự có tính mạnh mẽ nhất, nghiêm
khắc nhất Tính nghiêm khắc và mạnh mẽ của nó trước hết được thểhiện qua chế tài của nó (hình phat) là loại chế tài có khả năng hạn chế
Trang 22
-18-và tước bỏ những quyển lợi thiết thân nhất, lớn lao nhất của con người.Chính vì có tính nghiêm khắc và mạnh mẽ như vậy nên biện pháp hình
sự chỉ được sử dụng để đấu tranh với loại vi pháp luật có tính nguy hiểmcho xã hội cao, tức là tội phạm Đối với loại vi phạm có tính nguy hiểm
thấp hơn thì chỉ sử dụng các biện pháp pháp lý có tính nghiêm khắc,
mạnh mẽ it hơn.
Để có thể sử dụng biện pháp hình sự hay các biện pháp pháp lý
khác rõ ràng phải có sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật
khác, để xác định một hành vi là tội phạm hay chỉ là vi phạm hành
chính, vi phạm kỷ luật
Việc sử dụng biện pháp pháp lý nào để đấu tranh với một loại vi
phạm pháp luật là có cơ sở khoa học, hoàn toàn không phải là sự áp đặt
chủ quan Chính tính chất xã hội của đối tượng đấu tranh quyết định đến
tính chất xã hội của biện pháp đấu tranh Chính xuất phát từ việc coi tội
phạm là hành vi vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cho xã hội cao
nhất nên dẫn đến nhu cầu phải sử dụng biện pháp có tính mạnh mẽ và
nghiêm khắc nhất để đấu tranh Biện pháp pháp lý hình sự có vai trò rấtquan trọng, có nhiều ưu thế song nó chỉ thích hợp khi sử dụng đấu tranh
phòng chống tội phạm
Đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật là
nhiệm vụ của pháp luật nói chung, của pháp luật hình sự nói riêng.
Nhiệm vụ đấu tranh đó hoàn toàn không được hiểu đơn giản là trừng trị
người phạm tội và người vi phạm pháp luật mà lớn lao hơn là phải cải
tạo giáo dục họ trở thành người tuân thủ pháp luật, đồng thời còn phai
nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, làm cho nhân dân tôn trọng và
tự giác tuân thủ pháp luật Nhiệm vụ đó của luật hình sự đã được quy
định tại điều 1 của BLHS
-10
Trang 23Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó của luật hình sự, vấn để quan trọng
đặt ra là phải sử dụng đúng pháp luật hình sự Như trên đã trình bày
biện pháp hình sự chỉ được sử dụng để đấu tranh với tội phạm, chỉ khi
như vậy thì luật hình sự mới thực hiện được vai trò và nhiệm vụ của
mình.
Khi một người thực hiện một tội phạm họ phải chịu sự xử lý
bằng biện pháp hình sự, có thể bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn
do luật tố tụng hình sự quy định và phải chịu hình phạt, biện pháp
cưỡng chế “nặng nể” nhất Khi đó bản than người phạm tội nhậnthấy sự phan ứng của xã hội, của pháp luật phù hợp với mức độ nguyhiểm cho xã hội của hành vi của mình, nhận thấy ở pháp luật tính
nghiêm khắc nhưng cũng có tính công bằng, từ đó sẽ có sự tự giáccải tạo giáo dục Tất nhiên quá trình cải tạo giáo dục họ còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài tác động, song sự tự giác của họgiữ vai trò quyết định
Khi một người thực hiện một hành vi thực tế không có tính nguyhiểm cho xã hội “đáng kể” nhưng lại bị xác định “nhầm” là tội
phạm và phải chịu sự xử lý của pháp luật hình sự thì họ sẽ chỉ thấy ở
pháp luật sự nghiêm khắc, không thấy sự nghiêm minh, công bằng
Khi đó họ có thể “sợ pháp luật” nhưng lại không tôn trọng pháp luật,
mất niém tin vào pháp luật, thậm chí sinh ra thái độ “oán giận” từ đó
mà không chịu cải tạo giáo dục Ngược lại, một người thực hiện một
hành vi nguy hiểm cho xã hội ở mức “đáng kể” nhưng lại không bi
xác định là tội phạm, tức là không bị xử lý bằng pháp luật hình sự sẽ
có thái độ coi thường, khinh nhờn pháp luật Người đã có thái độ như
vậ y thì rõ ràng họ sẽ không tuân thủ pháp luật.
Đối với những người khác, những người không vi phạm phápluật thì việc sử dụng đúng pháp luật hình sự có tác động rất tích cực
Trang 24
-20-tới ý thức pháp luật của họ Có ý kiến cho rằng sở dĩ nhiều ngườikhông phạm tội là do họ sợ bị pháp luật trừng trị vì họ thấy nhữngngười phạm tội bị trừng trị nghiêm khắc Sự tác động này là cónhưng không phải là chủ yếu Chính việc sử dụng đúng pháp luậthình sự làm cho mọi người thấy được ở pháp luật sự công bằng và
nghiêm minh, từ đó tôn trọng pháp luật, tin tưởng ở pháp luật mà tự
giác tuân thủ pháp luật, đồng thời tích cực tham gia đấu tranh phòng
chống tội phạm
Rõ ràng pháp luật hình sự chỉ đạt được vai trò, nhiệm vụ của
mình khi nó được sử dụng đúng, cụ thể là nó được sử dụng để đấu
tranh với loại vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm “đáng kể” cho xã
hội - là tội phạm Do đó, phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác đảm bảo cho pháp luật hình sự cũng như pháp luật nói
chung thực hiện được tốt nhiệm vụ của mình
KẾT LUẬN
Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác tuy đều là các vi phạm phápluật, đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng có sự khác nhau vềmức độ của tính nguy hiểm Sự khác nhau về mức độ của tính nguy hiểmcho xã hội là sự khác biệt quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất giữa tội phạm và
các vi phạm pháp luật khác, là tiêu chi để phân biệt chúng Cụ thể luật hình
sự Việt Nam đã xác định tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm “đáng kể”cho xã hội, những hành vi có tính nguy hiểm “không đáng kể” cho xã hội
thì không phải là tội phạm Ranh giới phân biệt này đã được quy định tại
khoản 3 điều 8 của BLHS
Trên cơ sở ranh giới phân biệt đã được BLHS quy định nhà làm luật
quy định các tội phạm cụ thể vào trong BLHS với các dấu hiệu thể hiệntính nguy hiểm “đáng kể” cho xã hội Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà không
phải trường hợp nào các dấu hiệu cấu thành tội phạm cũng được quy định
một cách rõ ràng, cụ thể Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền giải thích luật hình
sự phải tiếp tục cụ thể hoá các dấu hiệu đó, đồng thời trong phạm vi luật
định và trên cơ sở các văn bản giải thích người áp dụng luật cũng phải tự
mình đánh giá để xác định một hành vi cụ thể có phải là tội phạm hay
không ? Như vậy trên cơ sở tiêu chí chung việc phân biệt tội phạm với các
Trang 25vi phạm pháp luật được thực hiện ở cả 3 hoạt động ban hành, giả! thích va
áp dụng luật hình sự Tất nhiên việc phân biệt của nhà giải thích cũng như
của người áp dụng luật được và chỉ được giới hạn trong phạm vi những quy
định của luật, hoàn toàn không có quyền thay người làm luật để quy định
tội phạm Nói một cách khác sự phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp
luật khác trong hoạt động ban hành luật có tính khuôn mẫu tạo giới hạn
pháp lý cho sự phân biệt trong hoạt động giải thích và áp dụng luật.
Mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và các vi phạm
pháp luật khác phụ thuộc nhiều yếu tố và do các điều kiện chính trị - xã hội
quyết định, thay đổi mỗi khi các điều kiện này có sự biến đổi Vì vậy việcđánh giá một hành vi vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm “đáng kể” hay
“không đáng kể” cho xã hội để qua đó xác định là tội phạm hay khôngphải là tội phạm phải dựa trên nhiều căn cứ và phải xuất phát từ thực tế
khách quan.
Trang 26CHƯƠNG 2
PHAN BIET TOI PHAM VỚI CÁC VI PHAM PHAP LUAT KHAC TRONG HOAT DONG BAN
HANH PHAP LUAT HÌNH SỰ
Nhu trong chương 1 đã trình bay, phân biệt tội phạm với các vi phạm
pháp luật khác được thực hiện đầu tiên và ở cấp độ cao nhất là ở trong hoạt
động ban hành pháp luật hình sự Đây là sự phân biệt quan trọng nhất, có ý
nghĩa nhất vì kết quả của nó là tội phạm được quy định trong đạo luật hình
sự, tạo cơ sở pháp lý cho tất cả sự phân biệt ở các cấp độ khác
Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác trong hoạt động ban hành pháp luật hình sự là hoạt động của nhà làm luật, được tiến hành theo các trình tự, thủ tục của hoạt động lập pháp Sự phân biệt này
được thực hiện theo 2 hướng vừa đối lập lại vừa thống nhất với nhau :hướng thứ nhất là nhà làm luật quy định một hành vi là tội phạm trong
đạo luật hình sự; hướng thứ hai là nhà làm luật xác định một hành vi
không còn là một tội phạm nữa, chỉ là các vi phạm pháp luật khác và
đưa nó khỏi đạo luật hình sự Đó chính là quá trình tội phạm hóa và phi
tội phạm hóa Để có thể tội phạm hóa và phi tội phạm hóa, đòi hỏi nhà
làm luật phải dựa trên những cơ sở và căn cứ nhất định
Quy định tội phạm là hoạt động chủ yếu của nhà làm luật Quy định tội phạm không đơn giản chỉ là việc nêu tên của tội phạm mà quan trọng là phải quy định được các dấu hiệu của tội phạm đó, làm cơ sở để phân biệt nó với các vi phạm pháp luật khác Có như vậy thì mới đảm
«RF
Trang 27bảo được các nguyên tắc của pháp luật hình sự, đảm bảo việc truy cứu
trách nhiệm hình sự được thống nhất và chính xác, đảm bảo hiệu quacủa cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm Để đạt được điều đó là một
vấn đề hết sức khó khăn nhưng bất luận thế nào thì yêu cầu được đặt ra
là tội phạm được quy định phải phù hợp với điều kiện chính trị - xã hội,ranh giới phân biệt với các vi phạm pháp luật phải rõ ràng và cụ thể
Để thực hiện yêu cầu trên, việc quy định tội phạm phải được thực
hiện cả 2 mức độ : mức độ khái quát và mức độ cụ thể
Ở mức độ khái quát, nhà làm luật quy định khái niệm chung về tội
phạm Khái niệm chung về tội phạm nêu lên các đặc điểm của mộthành vi bị coi là tội phạm, đồng thời nêu ranh giới để phân biệt tội
phạm với các vi phạm pháp luật khác Khái niệm tội phạm được quy
định tại Điều 8 BLHS đã thể hiện những vấn dé này
Trong Điều 8, nhà làm luật đã nêu các đặc điểm của tội phạm, đồng
thời chỉ rõ ranh giới phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác dựa
trên mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, cụ thể tội phạm là
hành vi có mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội “đáng kể” còn các hành
vi có tính nguy hiểm cho xã hội “không đáng kể” là các vi phạm pháp luậtkhác Trên cơ sở ranh giới này, nhà làm luật xác định các tội phạm cụ thể
và quy định vào trong luật hoặc loại bỏ ra khỏi luật những hành vi bị quy
định là tội phạm nhưng tính nguy hiểm không còn là “đáng kể ”nữa Ranh
giới phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác ở khoản 3 Điều 8
BLHS chính là cơ sở để nhà làm luật tiến hành tội phạm hóa và phi tội
phạm hóa.
Quy định các tội phạm cụ thể là kết quả cụ thể của việc phân biệt
tội phạm với các vi phạm pháp luật khác của nhà làm luật Hiện nay
xung quanh vấn đề quy định tội phạm cũng có nhiều ý kiến khác nhau
«GAs
Trang 28Sự khác nhau nay không đơn giản là vấn dé học thuật hay kỹ thuật lập
pháp mà đó là sự thể hiện các quan điểm khác nhau về thẩm quyền và
phạm vi phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác của người
làm luật và người áp dụng luật Theo hay không theo quan điểm nào có
ý nghĩa rất quan trọng vì nó liên hệ trực tiếp đến các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng.
Ý kiến thứ nhất cho rằng : khi quy định tội phạm, nhà làm luật phải
nêu đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm đó, phải xác định rõ ràng và dứt
khoát ranh giới phân biệt với các vị phạm pháp luật khác Cách quy
định như vậy nhằm hạn chế đến mức tối đa quyền tùy nghi xác định tộiphạm của người áp dụng luật, dam bảo triệt để nguyên tắc pháp chế xã
hội chủ nghĩa, loại trừ khả năng việc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy
tiện, không thống nhất và chính xác
Ý kiến thứ 2 cho rằng : khi quy định tội phạm, nhà làm luật chỉ nêu
tên tội phạm - tức là chỉ quy định tội danh - còn hiểu thế nào là tùy ởngười áp dụng luật Cách này mở rộng đến mức tối đa quyền xác định
tội phạm của người áp dụng luật, nhằm tạo cho việc truy cứu tráchnhiệm hình sự trên thực tế được linh động, đáp ứng được kịp thời những
yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm
Một ý kiến nữa mang tính chất dung hòa 2 ý kiến trên, cho rằng : nhà
làm luật chỉ quy định rõ ràng, cụ thể một số tội phạm có mức độ nguy hiểmcho xã hội cao, có tính điển hình, còn lại thì cho phép người áp dụng luậtđược sử dụng nguyên tắc áp dụng tương tự luật để xác định tội phạm trên
cơ sở các điều luật được quy định, tuân thủ những điều kiện nhất định Cách
này vừa có khả năng vẫn đảm bảo được nguyên tắc pháp chế XHCN, lạivẫn có thể tạo sự linh hoạt cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự trên thực
tế, đáp ứng kịp thời những thay đổi của tình hình
Trang 29
-25-Việc đánh giá ý kiến này là hợp lý hay không hợp lý phải xuấtphát từ nhiều yếu tố, không được suy xét một cách thiếu căn cứ, phảicăn cứ vào đặc điểm của mỗi quốc gia, ở mỗi giai đoạn lịch sử nhấtđịnh Những yếu tố phải xem xét là : các điều kiện về chính trị - kinh tế
- xã hội; tình hình diễn biến của tội phạm, ý thức pháp luật của người
dân, ý thức pháp luật và trình độ của đội ngũ của những người áp dụng
luật Mỗi cách quy định tội phạm có thể phù hợp với một hoàn cảnh,
một thời điểm này nhưng lại không phù hợp với một thời điểm, một
hoàn cảnh khác.
Nhìn lại lịch sử việc quy định tội phạm trong luật hình sự Việt Nam
chúng ta thấy ở trong mỗi giai đoạn khác nhau có sự khác nhau Khi
BLHS chưa ra đời do nhiều nguyên nhân nên tội phạm được quy định từchỗ rất khái quát, chung chung, có khi chỉ được nêu tên đến chỗ đượcquy định tương đối rõ ràng, cụ thể : tội phạm không chỉ được quy định
trong pháp luật thực định mà nó còn được xác định trong thực tiễn ápdụng luật, do chúng ta cho phép áp dụng nguyên tắc “tương tự” Khi
BLHS ra đời, các tội phạm cụ thể đã được nhà làm luật quy định nhìnchung là rõ ràng, với các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của nó, đặc biệtchúng ta đã xóa bỏ nguyên tắc “tương tự”, khẳng định nguyên tắc “tội
phạm phải được quy định ở trong luật hình sự”.
Mặc dù trong mỗi giai đoạn lịch sử chúng ta đã sử dụng các cáchthức quy định tội phạm khác nhau song có một điều rất dễ nhận thấy là
tội phạm ngày càng được quy định một cách rõ ràng, cụ thể Chúng tôi
hoàn toàn nhất trí với xu hướng như vậy Một khi những điều kiện
khách quan và chủ quan cho phép thì tội phạm được và chỉ được quy
định trong đạo luật được điển chế ở mức độ cao là BLHS, với đầy đủ
các dấu hiệu của nó, ranh giới phân biệt nó với các vi phạm pháp luật
khác phải rõ ràng và dứt khoát, hạn chế đến mức thấp nhất quyển tự
26
Trang 30-xác định tội phạm của người áp dụng luật Tất nhiên để đạt được điều
đó thì trước tiên hoạt động ban hành pháp luật hình sự phải được thực
hiện thật tốt, việc quy định tội phạm phải dựa trên những cơ sở khoahọc, trên những tiêu chuẩn, căn cứ nhất định Một mặt chúng ta hạn chế
quyền tự xác định tội phạm của người áp dụng luật nhưng một mặt
chúng ta phải thừa nhận quyền này là một tất yếu khách quan Cho nên
việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác đòi hỏi phải
được thực hiện tốt đồng thời ở cả 3 hoạt động ban hành, giải thích và ápdụng luật hình sự Vì vậy cùng với việc sửa đổi bổ sung hoàn thiện phápluật hình sự đồng thời phai không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
và ý thức pháp luật của đội ngũ những người làm công tác áp dụng luật.
Một hoạt động khác cũng phải được quan tâm là hoạt động giải thích
luật Giải quyết tốt mối quan hệ giữa 3 hoạt động này có ý nghĩa rấtquan trọng đối với việc phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật
khác.
Nghiên cứu hoạt động ban hành pháp luật hình sự của Nhà nước ta
từ trước cho:tới nay thấy rằng khi tiến hành tội phạm hóa và phi tộiphạm hóa, nhà làm luật mới chủ yếu xuất phát từ kinh nghiệm, từ thực
tiễn hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật, chưa thật sự dựa trên
những căn cứ khoa học Vì vậy một vấn dé hết sức quan trọng đặt ra làphải xác định những cơ sở để nhà làm luật tiến hành tội phạm hóa vàphi tội phạm hóa, thể hiện sự phân biệt tội phạm với các vi phạm phápluật khác trong hoạt động ban hành pháp luật hình sự.
2.1 Những cơ sở để tội phạm hóa và phi tội phạm hóa
Như đã trình bày, dựa trên ranh giới phân biệt tội phạm với các vi
phạm pháp luật khác mà khoản 3 Điều 8 BLHS đã nêu, nhà làm luật
tiến hành tội phạm hóa và phi tội phạm hóa Mức độ của tính nguy
= 27 «
Trang 31hiểm cho xã hội của hành vi chính là cơ sở để tội phạm hóa và phi tộiphạm hóa, là tiêu chuẩn để nhà làm luật phân biệt tội phạm với các vi
phạm pháp luật khác.
Tuy nhiên, có một vấn để đang đặt ra mà hiện nay có nhiều người
quan tâm nghiên cứu là : để tiến hành tội phạm hóa và phi tội phạm hóa
ngoài cơ sở mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhà làmluật có cần phải dựa vào các cơ sở khác nữa hay không? Giải quyết vấn đểnày có ý nghĩa quan trọng bởi tầm quan trọng đặc biệt của vấn dé tội phạm
hóa và phi tội phạm hóa và càng có ý nghĩa đặc biệt khi hiện nay chúng ta
đang tiến hành sữa đổi bổ sung BLHS
Theo chúng tôi, để tiến hành tội phạm hóa và phi tội phạm hóa, ngoài
cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất và cơ bản nhất là mức độ của tính nguyhiểm cho xã hội của hành vi, nhà làm luật cần phải dựa vào cơ sở khác nữa
Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng được hình thành bởi các
điều kiện của cơ sở hạ tầng nên các quy định của pháp luật phải phù hợp
với điều kiện của cơ sở hạ tầng, phù hợp với các bộ phận khác hợp thànhkiến trúc thượng tầng Vì lẽ đó, khi tiến hành tội phạm hóa và phi tội phạm
hóa, không thể không đặt quá trình đó trong mối quan hệ với các điều kiện,các yếu tố của cơ sở hạ tầng cũng như kiến trúc thượng tầng Cho nên khi
tiến hành tội phạm hóa và phi tội phạm hóa, ngoài cơ sở là mức độ của tính
nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhà làm luật cần phải dựa vào các cơ sở
khác nữa như : đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; ý thức pháp luật của nhân dân; những quan niệm đạo đức của nhân dân và truyền
thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc; tính đồng bộ của hệ thống pháp luật
Thừa nhận việc tội phạm hóa va phi tội phạm hóa phải dựa vào các cơ
sở khác nữa ngoài cơ sở mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vinhưng chúng ta phải khẳng định : mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội
Trang 32của hành vi là cơ sở quan trọng nhất, phải được xem xét trước tiên vì nó
chính là tiêu chuẩn để phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác
Những cơ sở khác tuy có tính độc lập tương đối so với tính nguy hiểm cho
xã hội của hành vi song chính chúng cũng phần nào phản ánh tính nguyhiểm Những cơ sở này cần phải xem xét sau cơ sở tính nguy hiểm cho xãhội.
Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa là 2 quá trình đối lập, ngược chiềunhau nhưng lại thống nhất, nếu tách ra để xem xét thì chúng có những cơ sởriêng song về thực chất thì cơ sở của phi tội phạm hóa là xuất phát từ những
cơ sở của tội phạm hóa Vì vậy trong phạm vi phần này, những cơ sở của tội
phạm hóa và phi tội phạm hóa được xem xét chung.
2.1.1 Cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất của tội phạm hóa
và phi tội phạm hóa là mức độ của tính nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi
Khoản 3 Điều 8 BLHS đã quy định “Những hành vi tay có dấu hiệucủa tội phạm nhưng có tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì
không phải là tội phạm và được xử lý bằng những biện pháp khác” Theo
quy định này thì ranh giới giữa nguy hiểm “đáng kể” và “không đángkể” là ranh giới để nhà làm luật phân biệt tội phạm với các vi phạmpháp luật khác, là cơ sở để nhà làm luật tiến hành tội phạm hoá và phi
tội phạm hoá.
Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi có tính khách quan, do các
điều kiện khách quan quyết định, vì vậy tính nguy hiểm cho xã hội của
một hành vi là “đáng kể” hay “không đáng kể” không thể do sự áp đặt
chủ quan của nhà làm luật, mà nhà làm luật chỉ xác định một thực tế
khách quan Nói như vậy không có nghĩa là người làm luật không có vai
-29.
Trang 33trò gì mà trái lại, vai trò của họ rất quan trọng bởi lẽ việc đánh giá tính
chất và mức độ nguy hiểm của một hành vi là một quá trình nhận thức
mà nhà làm luật chính là chủ thể của quá trình nhận thức đó Việc đánh
giá có chính xác hay không, tức là tội phạm hóa và phi tội phạm hóa có
đúng đắn hay không phụ thuộc vào khả năng nhận thức của nhà làm
luật Không ngừng nâng cao ý thức pháp luật và trình độ của đội ngũ
những nhà làm luật là một biện pháp quan trọng để pháp luật hình sự
được ban hành ngày càng hoàn thiện.
Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi có tính khách quan, thay đổitheo sự biến đổi của các điều kiện chính trị - xã hội Một hành vi lúc này là
nguy hiểm “đáng kể” cho xã hội, bị coi là tội phạm nhưng lúc khác có thể
lại nguy hiểm “không đáng kể” nên chỉ là vi phạm hành chính hay vi
phạm kỷ luật và ngược lại Đánh giá được sự thay đổi về mức độ của tínhnguy hiểm cho xã hội của một hành vi dưới ảnh hưởng sự biến đổi của cácđiều kiện chính trị - xã hội để tiến hành tội phạm hóa và phi tội phạm hóa
là một yêu cầu có tính nguyên tắc được đặt ra cho các nhà làm luật Trongquá trình sửa đổi bổ sung BLHS hiện nay yêu cầu này càng đặc biệt phảiđược chú trọng bởi các điều kiện chính trị - xã hội ở nước ta trong nhữngnăm qua có những biến đổi rất lớn Để thực hiện yêu cầu này, nhất thiếtphải có sự khảo sát, đánh giá những đổi thay của các điều kiện xã hội, nhất
là trong lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực có những biến đổi sâu sắc nhất
Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi được thể hiện ở cả trên nhữngđặc tính về “chất” và “lượng”, phụ thuộc vào những dấu hiệu ở cả mặt
khách quan và mặt chủ quan, ở cả những dấu hiệu thuộc bản thân chủ thể,
nhưng trước hết nó phụ thuộc vào tính chất quan trọng, giá trị xã hội củacác quan hệ xã hội bị xâm hại Đây là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất
để nhà làm luật đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi khi tiến
hành tội phạm hóa và phi tội phạm hóa Những quan hệ xã hội đó được quy
- 30
Trang 34-định tại Điều 8 BLHS Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi bị coi là tộiphạm là hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội đã được xác định là kháchthể bảo vệ của luật hình sự Điều đó lý giải tại sao có hành vi 6 nước khác
quy định là tội phạm nhưng ở nước ta thì không và ngược lại
Để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi có thể dựa trên
nhiều căn cứ Tuy nhiên mỗi một căn cứ có sự ảnh hưởng đến tính nguy
hiểm cho xã hội khác nhau Ở góc độ ban hành luật chỉ có một số căn
cứ nhất định được nhà làm luật sử dụng Chúng ta sẽ xem xét cụ thể cáccăn cứ này ở phần sau
Khoản 3 Điều 8 BLHS đã xác định ranh giới để nha làm luật phânbiệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác, theo đó tính nguy hiểm
“đáng kể” cho xã hội là đặc tính của bất kể tội phạm nào Trên cơ sở
đó, ở phần các tội phạm, ở từng tội phạm cụ thể nhà làm luật sẽ quy
định các dấu hiệu thể hiện tính nguy hiểm “đáng kể” Đối với mỗi loại
tội phạm nhà làm luật sẽ quy định những dấu hiệu khác nhau, song có
một yêu cầu chung đặt ra là nhà làm luật phải bằng cách nào đó quy
định rõ các dấu hiệu này để việc phân biệt với các vi phạm pháp luật
khác được rõ ràng Những trường hợp vì lý do nào đó không thể xác
định rõ ràng được cũng đòi hỏi nhà làm luật phải đưa ra những dấu hiệu
chung tạo giới hạn cho việc xác định tội phạm của hoạt động giải thích
và áp dụng luật sau nay Đó là một điều quan trọng để dam bảo nguyên
tắc pháp chế trong luật hình sự
Tóm lại, mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là cơ
sở quan trọng nhất của việc tội phạm hóa và phi tội phạm hóa, nó quyết
định đến việc xác định một hành vi là tội phạm hay chỉ là các vi phạm
pháp luật khác, mặc dù việc tội phạm hóa và phi tội phạm hóa còn cần
phải xem xét đến các cơ sở khác nữa
-
Trang 3531-2.1.2 Những cơ sở khác để tội phạm hóa và phi tội phạm hóa
2.1.2.1 Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa phải dựa trên
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực đờisống xã hội
Điều 4 Hiến pháp 1992 đã quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là
lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo
đó của mình bằng cách dé ra đường lối, chính sách về các vấn dé củađời sống xã hội và Nhà nước thể chế hóa đường lối, chính sách đó bằngpháp luật Vì vậy, một yêu cầu đặt ra là các quy định của pháp luật nói
chung, của pháp luật hình sự nói riêng phải phù hợp với các đường lối
chính sách đó Do đó, khi tiến hành tội phạm hóa và phi tội phạm hóanhà làm luật cũng phải dựa trên cơ sở đường lối, chính sách của Dang ,
Nhà nước, đảm bảo việc xác định tội phạm hay không phải là tội phạm
phai phù hợp với các đường lối chính sách đó
Chúng ta đều biết rằng hiện nay hành vi buôn bán và sử dụng matúy xảy ra rất nhiều, đang thật sự trở thành một hiểm hoa của đất nước
Vì vậy, hành vi trồng trái phép cây thuốc phiện hoặc các loại cây cóchứa chất ma túy khác đã trở nên nguy hiểm ở mức độ cao cho xã hội
Thế nhưng nếu chỉ thuần túy căn cứ vào tính nguy hiểm cho xã hội của
hành vi này mà xác định tất cả các hành vi trồng trái phép cây thuốc
phiện là tội phạm thì lại không phù hợp với chính sách đối với miền núi
và đồng bào dân tộc của Đảng và Nhà nước Ở Việt Nam, thuốc phiện
được trồng ở những vùng núi phía Bắc, do đồng bào các dân tộc ít người
trồng, do thói quen từ bao đời nay của họ và có một thực tế là họ khôngbiết hoặc không có khả năng trồng cây gi thay thế cho cây thuốc phiện
để làm nguồn sống Vì vậy chủ trương của Đảng và Nhà nước là giúp
đỡ họ bằng nhiều biện pháp như giúp họ có điều kiện vật chất để
Trang 36
-32-chuyển đổi sang loại cây trồng khác, giáo dục tuyên truyền để họ nhậnthức được tác hại của ma túy mà tự giác bỏ cây thuốc phiện chỉ khinào một người đã được Nhà nước giúp đỡ, tạo điều kiện sinh sống mà
vẫn cố tình trồng trái phép cây thuốc phiện thì chúng ta mới xử lý bằng
pháp luật, mà bước đầu là xử phạt hành chính, sau đó nếu còn vi phạmmới xử lý bằng biện pháp hình sự Do vậy trong Luật sửa đổi bổ sungmột số diéu của BLHS được Quốc hội thông qua ngày 10 tháng 5 năm
1997, tội trồng cây thuốc phiện và các loại cây trồng khác có chứa chất
ma túy được quy định nhưng chỉ giới hạn trong trường hợp “đã được
giáo dục nhiều lần, được tạo điều kiện ổn định cuộc sống” mà vẫn cốtình trồng với số lượng lớn và bị xử phạt hành chính (Điều 185a) Rõràng việc tội phạm hóa hành vi trồng trái phép cây thuốc phiện như vậy
là phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với miền núi và
đồng bào các dân tộc ít người
2.1.2.2 Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa phải dựa trên cơ
sở ý thúc pháp luật cua nhân dân
Ý thức pháp luật thể hiện sự nhận thức của công dân và thái
độ của họ đối với quy định của pháp luật, là nhân tố thúc đẩy việcthực hiện pháp luật Một hành vi bị quy định là tội phạm đòi hỏi
phải phù hợp với nhận thức của nhân dân, được nhân dân đồng
tình, hưởng ứng Vì vậy khi tiến hành tội phạm hóa một hành vinào đó, nhà làm luật phải xem xét nhận thức về hành vi đó của
nhân dân như thế nào, thái độ của nhân dân ra sao khi hành vi đó
bị coi là một tội phạm Chúng tôi đồng ý với một số tác giả cho
rằng : tệ say rượu là một hiện tượng có tính nguy hiểm cho xã hội
không kém gi các hành vi khác đã được quy định là tội phạm, rất
nhiều trường hợp say rượu là nguyên nhân gây ra các tội phạm
khác Trong nhận thức của nhân dân, không ai không thấy được say
Trang 37
-33-rượu là một hiện tượng xấu và nguy hiểm song do nhiều nguyên
nhân mà số đông lại chưa nhất trí phải đấu tranh với người sayrượu bằng biện pháp hình sự Vì lẽ đó BLHS không quy định tộisay rượu mà chỉ trừng trị nghiêm khắc người nào phạm tội trong
tình trạng say rượu, như quy định tại điểm a khoản 2 Điều 186 (Tội
vi phạm các quy định về an toàn giao thông vận tải)
Một ví dụ nữa thể hiện rất rõ khi tiến hành tội phạm hóa nhà
làm luật đã dựa trên cơ sở ý thức pháp luật của nhân dân Đó là
việc trong Luật sửa đổi bổ sung một số diéu của BLHS mà Quốc
hội thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997, chúng ta đã quy định 2
tội phạm mới : tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 202a) vàtội dâm 6 đối với trẻ em (Điều 202b) Trẻ em là một tối tượng đặc
biệt được toàn thể xã hội quan tâm chăm sóc, giáo dục; trong nhậnthức của mọi người việc giữ gìn, bảo vệ sự phát triển lành mạnh,
trong sáng cho trẻ em là một nghĩa vụ, trách nhiệm của mình Thếnhưng gần đây tình trạng lạm dụng tình dục đối với trẻ em đã xẩy
ra rất nhiều, gây nên sự căm phẫn trong nhân dân Chính sự cămphẫn, sự lên án một cách gay gắt đối với hành vi lạm dụng tình dục
đối với trẻ em đòi hỏi các nhà làm luật phải quy định những hành
vi này là tội phạm Cho nên mặc dù hành vi mua dâm và dâm 6 nói chung chúng ta chưa quy định là tội phạm nhưng hành vi mua dâm
và dâm 6 trẻ em cần phải coi là tội phạm Chính vì vậy ma chúng
ta đã tiến hành tội phạm hóa hai hành vi này Theo dõi thực tếchúng tôi thấy rằng nhân dân rất đồng tình với việc tội phạm hóa
đó và chắc chắn cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ nhận được ở đôngđảo nhân dân sự hưởng ứng, sự đóng góp tích cực vào việc đấu
tranh phòng chống 2 tội phạm này
“HH «
Trang 382.1.2.3 Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa phải phù hợp với
các quan niệm về đạo đúc của nhân dân, truyền thống và tập
quán tốt đẹp của dân tộc
Pao đức là những quan niệm, quan điểm của con người về các
vấn dé khác nhau thuộc đời sống tinh thần của xã hội, như về cái
thiện, cái ác, về sự công bằng, về nghĩa vụ, danh dự Trong một
xã hội có thể tổn tại các loại quan niệm đạo đức khác nhau songbao giờ giai cấp thống trị xã hội cũng giữ gìn, phát triển các quanniệm đạo đức phù hợp với lợi ích giai cấp Khi các quy tắc đạo đức
phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị xã hội thì nó có vai tròhết sức to lớn, cùng với pháp luật nó là nhân tố rất quan trọng đểdiéu chỉnh các quan hệ xã hội
Pháp luật xã hội chủ nghĩa và đạo đức xã hội chủ nghĩa có mốiquan hệ rất chặt chế do có cùng bản chất, cùng có chung mục đích,nhiệm vụ là bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động Có rất nhiều quy phạm pháp luật được quy định bắt nguồn từcác quy tắc đạo đức Một đòi hỏi đặt ra đối với pháp luật là các
quy phạm pháp luật phải phù hợp với quy tắc đạo đức Một quy
phạm pháp luật phù hợp với quy tắc đạo đức sẽ được nhân dân
đồng tình hưởng ứng, từ đó tự giác tuân thủ; ngược lại nếu trái với
quy tắc đạo đức sẽ không được nhân dân đồng tình, thậm chí quy
định của pháp luật sẽ không được thực hiện trên thực tế, mặc dù nó
được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của Nhà nước
Các phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc cũng là cơ sở
quan trọng hình thành ý thức pháp luật của nhân dân Việc giữ gìn
và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc hiện đang được Đảng
và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng Vì lẽ đó các quy định của pháp
Trang 39luật cũng phải phù hợp với các tập quán, truyền thống tốt đẹp củadan tộc.
Yêu cầu các quy phạm cửa pháp luật phải phù hợp với cácquan niệm đạo đức của nhân dân, với truyền thống và tập quán tốtđẹp của dân tộc là yêu cầu đòi hỏi đối với bất kể quy phạm củangành luật nào, trong đó có luật hình sự Vì vậy tội phạm hóa vàphi tội phạm hóa cũng phải dựa trên cơ sở của yêu cầu đó
Tuân theo yêu cầu trên, theo chúng tôi chúng ta cần phải xem
xét lại hai tội phạm là tội “che dấu tội phạm” và “không tố giác
tội phạm” được quy định tại Điều 246 và 247 của BLHS Theo hai
diéu luật này thì người có hành vi “che dấu” hoặc “không tế giác”
một trong các tội phạm quy định thì phải chịu trách nhiệm hình sự,
bất kể hành vi đó diễn ra giữa những người thân thích, ruột thịt với
nhau Quy định như vậy là hoàn toàn không phù hợp với quan niệm
đạo đức, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta về đạo nghĩa vợ
chồng, cha mẹ, con cái Tất nhiên ở đây chúng ta cũng phải xemxét đến nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân song dù sao quy địnhnhư hai diéu luật 246 và 247 như hiện nay là chưa hợp lý Theo
chúng tôi, chúng ta phải sửa đổi 2 điều luật 246 và 247 theo hướng
phi tội phạm hóa, loại trừ trách nhiệm hình sự của người có hành vi
che dấu, không tố giác người thân thích ruột thịt của mình khi người
này phạm tội.
36
Trang 40-2.1.2.4 Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa phải dita trên cơ
sở không được mâu thuẫn với các quy định của các ngành luật
khác và với các hiệp ước quốc tế mà Nhà nước ta tham gia
Hệ thống pháp luật XHCN bao gồm nhiều ngành luật khác
nhau có chức năng, nhiệm vụ riéng song giữa chúng có tính thống
nhất nội tại cao do đều được hình thành trên các điều kiện chung,đều nhằm bảo vệ cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dânlao động Vì vậy một yêu cầu hết sức quan trọng luôn được đặt ra
là các quy định của các ngành luật không được mâu thuẫn với nhau, mà phải phù hợp nhau Khi quy định của các ngành luật trái
ngược mâu thuẫn với nhau sẽ làm giảm hiệu lực của pháp luật Vì
lẽ đó, khi tiến hành tội phạm hóa và phi tội phạm hóa cũng phải
đảm bảo tội phạm được quy định phải phù hợp với quy định của các ngành luật khác, đặc biệt là không được trái với Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước.
BLHS được ban hành trong những năm mà nền kinh tế ở nước
ta còn theo cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, dù đã được sửa đổinhưng nó vẫn là một sản phẩm của cơ chế đó, nên có một số tội
phạm được quy định không còn phù hợp với các quy định của Hiến
pháp và pháp luật kinh tế hiện nay, khi nền kinh tế của chúng ta đã
chuyển sang kinh tế thị trường Vì vậy một yêu cầu bức xúc đang
được đặt ra là chúng ta phải tiến hành tội phạm hóa và phi tội
phạm hóa các tội phạm về kinh tế
Việc tội phạm hóa và phi tội phạm hóa cũng còn phải phù hợp
với các hiệp ước quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia Trong nhữngnăm qua thực hiện đổi mới về đối ngoại, chúng ta đã ký kết nhiều
nw
hiệp ước quốc tế ở trong nhiều lĩnh vực Khi ký kết các hiệp ước
-