1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa: Biện pháp cưỡng chế theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015

116 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biện pháp cưỡng chế theo Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015
Tác giả Ts. Vũ Gia Lâm, Ts. Phan Thị Thanh Mai, Ths. Ncs. Trần Thị Thu Hiển, Ths. Ncs. Nguyễn Thị Mai, Ts. Mai Thanh Hiểu, Ths.Ncs. Đinh Hoàng Quang, Ths. Nguyễn Phương Anh, Ths. Ncs. Đàm Quang Ngọc, Ths. Ngô Thị Vân Anh, Ths. Lê Thị Thúy Nga, Ts. Nguyễn Hải Ninh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Hình Sự
Thể loại Kỷ yếu hội thảo khoa học cấp Khoa
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 13,57 MB

Nội dung

Theo chúng tôi, quy định như vậy là hợp lý vì nếu những người này có.quyền ra quyết định tạm giữ thì mục dich của việc tạm giữ trong trường hợp này là gì?chắc chắn không phải nhằm mục đí

Trang 1

‘TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI.KHOA PHÁP LUAT HÌNH SỰ.

Trang 2

MỤC LỤC

"Những bắt cập trong quy định về giữ

người trong trường hợp khẩn cấp của

BLTTHS năm 2015

TS Vũ Gia Lâm.

Trường Đại học Luật Hà Nội

Mat số ý kiến về biện pháp bất bị

can, bị cáo để tạm giam

TS Phan Thị Thanh Mai

“Trường Đại học Luật Hà Nội

10

Biện pháp ngăn chặn lạm giữ theo

quy định của BLTTHS năm 2015

Một số vin để về sự trong thích của

pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam

với pháp luật quốc tẾ về biện pháp

tạm giam

TS Mai Thanh Hiểu

“Trường Đại học Luật Hà Nội

45

Biện pháp cắm đi khỏi nơi cư trú

theo Bộ luật tổ tụng hình sự năm

2015

‘ThS.NCS Dinh Hoàng Quang

“Trường Đại học Kiểm sát Hà

Nội

52

Bio lĩnh, đặt tiền để bảo đảm theo

‘uy định của BLTTHS năm 2015

“ThS Nguyễn Phương Anh

“Trường Đại học Luật Hà Nội

65

Biện pháp áp giải, dẫn giải trong Bộ

uật t6 tụng bình sự năm 2015, ‘ThS NCS Đàm Quang NgọcBộ Tư pháp.

78

Biện pháp cưỡng chế phong toa tải

Khoản trong tổ tụng hình sự

‘THS Ngô Thị Van Anh

“Trường Đại học Luật Hà Nội

‘TS Nguyễn Hải Ninh

“Trường Đại học Luật Hà Nội

106

Trang 3

NHUNG BAT CẬP TRONG QUY ĐỊNH VỀGIỮ NGƯỜI TRONG TRƯỜNG HỢP KHAN CAPCUA BỘ LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ NĂM 2015

TS Vũ Gia Lâm Trường Đại học Luật Hà Nội

Khoản 1 Điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định“để kịp thời ngăn chặn tội

phạm hoặc khi có căn cứ chứng tô người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc

điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án,

co quan, người có thẳm quyển tiến hành tổ tụng trong phạm vi thẳm quyền của

mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm:

giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiễn để bảo đảm, cắm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn

xuất cảnh” Theo quy định nói trên, có tắm biện pháp ngăn chặn có thể được áp

dụng so với sáu biện pháp ngăn chặn quy định tại BL.TTHS năm 2003, trong đó

*giữ người trong trường hợp khẩn cắp” là một biện pháp ngăn chặn mới được bổ.

sung vào BLTTHS năm 2015 Việc bổ sung, biện pháp ngăn chặn này là sự thé

chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 “Không ai bị bắt nếu không có quyếtđịnh của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân.cân, trừ trường hop phạm tội quả tang Việc bắt, giam giữ người do luật định”

Quy định bổ sung biện pháp ngăn chặn "giữ người trong trường hợp khẩn cấp”

cũng là việc triển khai thực hiện nguyên tắc “Bao đảm quyền bắt khả xâm phạm

về thân thé” quy định tại BLTTHS năm 2015 “Mọi người có quyền bắt khả xâm

phạm về thân thể, Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyếtinh hoặc phê chuẩn của Vi

'Việc giữ nguời trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam

kiếm sat, trừ trường hợp phạm tội quả tang

thải theo quy định của nay)?

‘Tuy nhiên, khi nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2015 về việcgiữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người bị giữ khẩn cấp, tạm giữ wv chúng tôi thấy những quy định này vẫn chưa thật thống nhất với nhau Điều nàychic chắn sẽ làm xuất hiện những bắt cập, vướng mắc khi áp dụng vì có thé có

ˆ Stu biện php ngan chan quy định gh BLITHS năm 2003 là it, tạm ga, tạm giam, cắm đi khôi ng cơ

tủ ảo nh gt tn hobe ti sa có gi ị để bảo đảm

Xem: Khoin2 Diệu 20 Hiền php năm 2013.

> Xem: Điu 10 BLTTHS nim 2015

Trang 4

cách hiểu và áp dụng khác nhau Trước hết là sự chưa thống nhất trong quy định tại các Điều 109 và Điều 110 BLTTHS năm 2015,

Khoản | Điều 109 BLTTHS quy định: “Để kịp thời ngăn chặn tội phạm

hoặc khi có _ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gấy khó khăn cho việc điều tra, truy

tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hanh án, cơ quan, người.

có thẩm quyển tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp.

dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tam giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cẩm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh”,

Khoản 2 Điều 109 BLTTHS quy định các trường hợp bắt người gồm: bắt người bị giữ trong trường hợp khan cấp; bắt người phạm tội quả tang; bat người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

‘Theo các quy định tại khoản 1 và 2 Điều 109 BLTTHS đã nói trên, biện

pháp ngăn chặn “bắt” là một trong 8 biện pháp ngăn chặn độc lập áp dụng trong

16 tụng hình sự Biện pháp “bit” bao gồm 5 trường hợp bắt người cy thé, trong

6 bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là một trường hợp “bất” mới đượcung vào BLTTHS năm 2015 Cũng theo quy định tại điều này, giữ người

trong trường hợp khẩn cấp và bắt người bị giữ trong trường hợp khan cấp là hai

trường hợp khác nhau Giữ người trong trường hợp khả cấp là một biện pháp

hợp bắt cụ thé của biện pháp ngăn chặn độc lập khác là “bắt” Đây là hai nộidung lập pháp mà về nguyên tắc cần được quy định độc lập với nhau thì mới có

sự phân biệt rõ rằng giữa một biện pháp ngăn chặn độc lập này với một trường

hợp cụ thể của một biện pháp ngăn chặn độc lập khác Tuy nhiên, khi triển khaixây dựng quy định các biện pháp ngăn chặn cụ thé tại chương này thi BLTTHSnăm 2015 lại đưa hai nội dung nói trên vào điều chỉnh trong cùng một điều luật

mà ngay cá tên gọi của điều luật ấy cũng không bao hàm hết nội dung đã quy

định trong đó (Điểu 110 Giữ người trong trường hợp khẩn cáp) Theo quan

điểm của chủng tôi, quy định như vậy là chưa thật hợp lý Trước hết, về kỹ thuậtlập pháp là chưa thống nhất với quy định tại Điều 109 Bộ luật này Cụ thể, như

đã nêu ở trên là đoạn 1 Điều 109 BLTTHS năm 2015 quy định giữ người trongtrường hợp khẩn cấp là một biện pháp ngăn chặn độc lập bên cạnh các biện pháp

ngăn chặn khác như bắt, tạm giữ, tạm giam đoạn 2 Điều 109 BLTTHS năm

2015 quy định có 5 trường hợp bắt người gềm: bắt người bị giữ trong trường,

hợp khẩn cắp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bi can,

no

bị cáo để tạm giam, bất người theo yêu cầu din độ Tuy nhiên, Di

Trang 5

BLTTHS có tên là "giữ người trong trường hợp khẩn cấp” lại quy định gộp

chung biện pháp ngăn chặn này với trường hợp “bit người bị

hop khẩn cấp” là một trong các trường hợp cụ thé của biện pháp ngăn chặn độc.

lập là “bắt người” thì rõ ràng nội dung quy định của điều luật đã vượt ra ngoài

phạm vi tên gọi của điều luật và như vậy là chưa thật hợp lý và không có sựthống nhất với quy định tại Điều 109 BLTTHS

'Bên cạnh đó cũng xuất hiện sự chưa thống nhất trong quy định giữa Điều

110 với Điều 117 BLTTHS năm 2015 về biện pháp tạm giữ, cụ thể là: khoản 2 Điều 117 BLTTHS năm 2015 quy định “Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ

người quy định tại khoản 2 Điều 110 của này có quyền ra quyết định tạm

pitt” Quy định về thắm quyền ra quyết: định tạm giữ tại Điều 117 BLTTHS nói

trên rõ rằng là có điểm không thống nhất với quy định tại Điều 110 của Bộ luật

nay Bởi vì, ngoài những người có thẩm quyển ra lệnh giữ người trong trường hợp

khẩn cấp quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 110 là những người thuộc cơquan điều tra và cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động.điều tra thì những người quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này.còn bao gồm cả “người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tau bay, tàu biển đã rời khỏisân bay, bến cảng”, Đây là những người không thuộc điện người được giao nhiệm

‘vu tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS cũng như Luật

16 chức cơ quan điều tra bình sự năm 2015 Bên cạnh đó, theo quy định tại đoạn 2khoản 4 Điều 110 BLTTHS 'Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp,những người quy định tại điểm ¢ khoản 2 này phải giải ngay người bị giữkèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơquan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về Trong thời hạn 12giờ kế từ khi tiếp nhận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải lấy lời khai ngay vànhững người quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải ra quyết định tạm giữ, ra

{gah bất người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự do ngay cho người đó,

Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm

sắt cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn”,

Điều luật không quy định cho những người quy định tại điểm e khoản 2

Điều 110 nói trên có những quyền của người được quy định tại các điểm a và bkhoản 2 điều này sau khi ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cắp" Đó là họ

“ Nhâng người quy định ti các điểm ava b Khoản 2 Bidu 110 bao gm: Thưởng Pho Th eng Cơ han

<u ác cọ; Tủ trường don vị độc lập cập rang đoàn và trơng đương, Dn rường Đôn biên phòng, Chỉ

Trang 6

không có các quyền: lấy lời khai người bị giữ, ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt

người bị giữ hoặc trả tự do cho người đó? mà phải chuyển giao người mà họ đã ra

lệnh giữ cho cor quan điều tra có thẩm quyền dé cơ quan này tiến hành các hoạt

động điều tra, xác minh, xử lý người bị giữ trong các trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật này Những người có quyền ra lệnh giữ người

trong trường hợp khẩn cấp quy định tại điểm e khoản 2 Diều 110 BLTTHS chỉ được thực hiện duy nhất một việc sau đây khí đã ra lệnh giữ người là “giải ngay người bị giữ kèm theo ti giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về",

‘Nhu vậy, nếu theo quy định tại đoạn 2 khoản 4 Điều 110 thì những người

có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cắp quy định tại điểm e khoản.

2 điều này không có quyền ra quyết định tạm giữ người mà những người này đã

ra lệnh giữ và họ cũng không có quyén ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp.

khẩn cấp Theo chúng tôi, quy định như vậy là hợp lý vì nếu những người này có.quyền ra quyết định tạm giữ thì mục dich của việc tạm giữ trong trường hợp này

là gì?chắc chắn không phải nhằm mục đích có thời gian để điều tra, xác minh ly

do khiến người bị tam giữ bị giữ khẩn cấp vì những người có quyền giữ ngườitrong trường hợp khẩn cấp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHSkhông được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Đồng thời nếuquy định cho những người nói trên quyền ra quyết định tạm giữ thì thời hạn tạm

lữ là bao nhiêu ngày và được tính từ khi nào, việc kiểm sát thoi han tạm giữ này

ra sao? Liệu có kiểm sót được hay không, khi tàu bay, tàu biển vốn là các

phương tiện thường xuyên “di động", luôn có sự vận động nay đây, mai 462.

‘Day là vấn đề khó quy định và không có kha năng thực hiện khi không thể xácđịnh chính xác được vị trí ổn định của tàu bay, tàu biển cũng như thời hạn tàubay, tàu biển trở về và cũng khó có thé xác định chắc chắn sân bay, bến cảng đầu.tiên mà tàu bay, tàu biển sẽ trở về là sân bay, bến cảng nào Bên cạnh đó, nếunhững người quy định tại điểm e khoản 2 Điều 110 có quyền ra quyết định tam

1 liên quan đến vi

Thy máng Biến png Cin kh ig, Cỉ họ táng Bộ đội bên png nh anh tệ mục te tạng

tr Cụ tường Cụ bả xí Hàng Bộ 3 bi png Cụ tường Cụ png ch na ty thi Tạp Bộ i bn, Dob từng an Gen tng chủng mấy up Bộ đi bênh

“ lệh vàn lục lượng Ca HA Cụ uốn Cae Nghậ vụ vì pháp tục hạng Cah bn,

Bean trừng Bản đc hiện hôn, chẳng pan mat lực ợng Chu à bn Ct ve tng Cả

sie Kim tạ tông

¥yemin ấu 114 BLTTHS săn 2015 quy đph tụ hi gi ngờ og mông họ tất lp ht ngời

he hận nas Bt Cơ qn de có ain dược so rhm v en nh mộ 8 ho Ống

is apo yb a ey ong on 2 pala gut cb bệ tàtÿ la đo gu

Xem dom 2 Kicis4 Dis 110 BLTTHS nim ĐH,

Trang 7

giữ thì đến lúc nào họ có thể bàn giao người bị tạm giữ cho cơ quan điều tra có thấm quyền khi mà tiu bay, tàu bién đã rồi khỏi sân bay, bến cảng? Trong nhiều trường hợp, có thé phải nhiều ngày tàu bay, tàu biển đó mới quay trở lại sân bay, bến cảng ở trong nước Vì vậy, chúng tôi cho rằng, quy định tại Điều 117 BLTTHS cho phép những người có quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp quyền ra lệnh tạm giữ mà không quy định loại trừ những người quy định tại điểm e khoản 2 Điều 110 Bộ luật này có thé xuất phát từ nguyên nhân do. nhà làm luật đã không để ý đến những thay đổi cơ bản của quy định về bắt ngườ tại Bộ luật này so với BLTTHS năm 2003 hoặc quy định cho họ quyền ra quyết định tạm giữ với các đối tượng khác như người bị bắt theo lệnh truy nã, người bị

bit trong trường hợp phạm tội quả tang? Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng,tôi có vẻ như việc đó nghiêng về lý do thứ nhất chứ không phải vì lý do thứ bai.Bởi vi, theo quy định tại Điều 111 BLTTHS về bắt người phạm tội quả tang vàquy định tại Điều 112 BLTTHS về bắt người đang bị truy nã thì sau khi bắtngười, người thực hiện việc bắt phải giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an,

‘Vign kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân noi gần nhất Khoản 3 Điều 111BLTTHSchi quy định trường hợp néu cơ quan Công an xã, phường, thị trin, đồn công an

phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người phạm tội quả tang thì thu giữ, tạm giữ vũ khí,

hung khí va bảo quản tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt giữ người, lấy

lồi khai ban đầu, bảo vệ hiện trường theo quy định của pháp luật; giải ngay

người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền Khoản 3 Điều

112 BLTTHS cũng chỉ quy định Trường hợp Công an xã, phường, thị trấn, Đồn

Công an phát hiện bắt giữ, tiếp nhận người đang bị truy nã thì thu giữ, tạm gitt

vũ khí, hung khí và bao quan tài liệu, đồ vật có liên quan, lập biên bản bắt gitt

người, lấy lời khai ban đầu; giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan

điều tra có thắm quyền Cả hai quy định nói trên đều không thấy đề cập đến

trường hợp nếu những người có thắm quyển quy định tại điểm e khoản 2 Điều

110 Bộ luật nay phát hiện bắt người hoặc tiếp nhận ng

‘ang hoặc bị bit theo lệnh truy nã trên tàu bay, tau biển thì có quyển gi Dotheo chúng tôi nếu người phạm tội qua tang hoặc đang bị truy nã có bị

‘au bay, thu bidn khí tâu báy tau biển đã rời khỏi sên bay, bén cảng thi người chỉhuy tau bay, tau biển cũng phải chuyển giao ngay người bị bắt cho một trong các

cơ quan nói trên nơi có sân bay, bến cảng mà tàu bay, tàu biển trở về đầu tiên

“Thời gian hạn chế tự do của người bị bắt từ lúc bắt hoặc tiếp nhận người bị bắt

bị bắt do phạm tội quả

Trang 8

trong các trường hợp này đến khi giao được người bị bắt cho các cơ quan có

thấm quyền là thời gian giữ người bị bắt để có điều kiện giao nộp họ cho cơ quan đó (thực chất là thời gian di chuyển phương tiện “bay” hoặc “bơi” đến địa chỉ đã xác định trong lịch trình của tàu bay, tàu biển đó và thời gian này là bao.

nhiêu ngày hoặc bao nhiêu giờ thì rất khó ấn định trước) chứ không phải là thời

gian tạm giữ (được Ấn định trước trong luật dé phục vụ việc điều tra, xác minh lý

do bắt người nhằm giải quyết vụ án) theo quy định tại Điều 118 BLTTHS.

‘Tir những phân tích trên, chúng tôi kiến nghị hai phương án khắc phục

những bắt cập trong quy định tại các Điều 110 và Điều 117 BLTTHS năm 2015

như sau:

Thứ: nhất, tách Điễu 110 BLTTHS năm 2015 thành hai điều luật độc lập,

một điều quy định về biện pháp ngăn chặn “giữ người trong trường hợp khẩn

cấp, một điều quy định về “ bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cắp” Nếu

theo phương án này sẽ phá vỡ tính én định của BLTTHS mới được thông qua.

Bởi lẽ, sẽ phải thêm một điều luật mới xen giữa các điều luật quy định về giữ.người trong trường hợp khẩn cấp (Điều 110) và tạm giữ (Điều 117), đồng thoiphải chuyển một số nội dung liên quan đến bắt người bị giữ trong trường hợpkhẩn cấp từ Điều 110 sang điều luật mới bổ sung;

Thứ hai, giữ nguyên cơ edu về nội dung của Điều 110 nhưng sửa đổi, bổ

sung vào tên của điều luật bằng việc thêm cum tir và bắt người bị giữ trongtrường hợp khẩn cấp” vào sau cụm từ “gitt người trong trường hợp khẩn cấp”, và

"Điều 110 BLTTHS sẽ có tên gọi như sau:

Điều 110 Giữ người trong trường hợp khẩn cấp và bắt người bj giữ trong

trường hợp khẨu c

Đối với quy định tại Điều 117 chúng tôi cho rằng chi cần thêm vào khoán

2 điều này cụm từ "điểm a và b” vào sau cụm từ *Những người có thắm quyền

ra lệnh giữ người quy định tai” là đã khắc phục được sự không thống nhất giữa.Điều 110 và Điều 117 về thấm quyển re quyế đỉnh tam giữ và thêm quyền rà

ệnh bit người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp Cụ thể, khoản 2 Điều 117 sẽ có

nội dung sau: Những người có thẳm quyền ra lệnh giữ người quy định tại điểm a

và ð khoản 2 Điều 110 của Bộ luật nay có quyển ra quyết định tạm giữ

Một vấn đề nữa là quy định tại Khoản 4 Điều 210 BLTTHS cũng đã lamnảy sinh những thắc mắc “Trong thoi hạn 12 giờ kể từ khi giữ người tong

Xem Điệu H10BI I nim 2015, Giữ ngưi tong trường hợp khẩn cắp

Trang 9

"trường hợp khẩn cấp hoje nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tién hành một số hoạt động điều tra

phải lấy lời khai ngay và những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2

‘Diéu này phải ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay.

iữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy

định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người

liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cắp đến Cơ quan điều tra nơi

có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp.

hận người bị giữ, Cơ quan điều tra phải ấy lời khai ngay và những người quyđịnh tại điểm a khoản 2 điều này phải ra quyết định tạm git, ra lệnh bắt người bịgiữ trong trường hợp khẩn cấp hoặc trả tự đo ngay cho người đó Lệnh bắt người

bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện sát cùng cấp hoặc

ign kiểm sát có thâm quyền kèm theo n quan đến việc giữ người để

xét phê chuẩn” Theo quy định này thi trong thời han 12 giờ, sau khi cơ quanđiều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra lệnh.giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc cơ quan điều tra nhận người bị giữtrong trường hợp khẩn cắp từ người có thẩm quyền ra lệnh giữ người (quy định.tại điểm c khoản 2 Điều 110) phải lần lượt làm những việc như sau: lấy lời khaingay và người có thắm quyền ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cắp quy.định tại điểm a và b Điều 110 BLTTHS ra quyết định tạm giữ, ra lệnh bắt người

bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó Vấn đề đặt ra ở đây là, việc lấy lời khaingười bị giữ có mục đích nhằm làm sáng tô lý do dẫn đến việc họ bị giữ trong.trường hợp khẩn cắp để nếu thấy có căn cứ thì ra quyết định tạm giữ hoặc trả tự

do cho ho Vậy việc bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện

vào thời điểm nào? trước khi ra quyết định tạm giữ hay sau khi ra quyết định tamgiữ hoặc ra đồng thời với quyết định tạm giữ mới là hợp lý? Nếu theo quy địnhhiện hảnh của BLTTHS thì việc ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn

cấp sẽ được đưa ra sau khi ra quyết định tạm giữ (ngay cả trường hợp lệnh bắtđược ban hành đồng thời với quyết định tạm giữ thì cũng là sau khi ra quyết định.tạm giữ rồi mới ra lệnh bắt) Nếu hiểu như vậy thì đối tượng của bắt người trongtrường hợp này không phải là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp như quy.định của điều luật mà là người bị tạm giữ theo quy định tại Điều 59 BLTTHSỶ,

giữ kèm theo tài liệu

“Điều 9 Người bi tạm gi

1, Người bị tạm gi là người bị giữ tong tường hợp khẩn cắp bị

Trang 10

Do đó, bắt người khi đã có quyết định tạm giữ họ thì không còn là bắt người bị

giữ trong trường hợp khẩn cấp nữa mà là bắt người bị tạm giữ Nếu ra lệnh bắt

người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp ngay sau khi giữ họ hoặc ngay sau khi

nhận người bị giữ thi đối tượng của bất người lúc này mới là người bị git

khẩn cấp như quy định tại Điều 109 Từ những lý do trên, chúng tôi cho rằng

điều luật cần có sự sửa đổi theo hướng sắp xếp lại thứ tự công việc mà cơ quan.

điều tra, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

phải làm sau khi git ặ người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, cho thống nhất với các quy định tại Điều 109 về trường hợp bắt người bị giữ

trong trường hợp khẩn cấp Cụ thể, sau ki git trong trường hợp khẩn cấp, nếu có lý do dé tạm giữ người này thì các cơ quan (người có thẩm quyền quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 110) phải ra lệnh bắt người bị giữ đó trước rồi mới ra quyết định tạm giữ Trong trường hợp không có lý do để tạm giữ

thì trả tự do cho họ Quy định như vậy mới phù hợp v pháp

(Khoản 2 Điều 20) cũng như BLTTHS (Đi

trọng quyền con người, quyền của cá nhân Việc bắt người trong trường hợp này.cẳn có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát còn quyết định tạm giữ thì không cần phê.chuẩn, Việc quy định nhir vậy cũng là hợp lý vì nếu sau khi ra quyết định tạm giữ.rồi mới ra lệnh bắt thì đó là sự không hợp lý với thực tế đã diễn ra là nếu chưa bắtđược người đó thì liệu có tạm giữ được họ hay không? Đồng thời cũng thống nhấtvới quy định tại chính Khoản 4 Điều 110 “Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp.khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan.đến việc giữ người để xét phê chuẩn” Nếu sửa đổi như vậy thì đối tượng tạm giữ:quy định tại khoản 1 Điều 117 BLTTHS cũng cần xác định lại cho chính xác”Thay vì “Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩncấp, " cẩn sửa đổi thành “Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bj bắt vì bịgiữ trong trường hợp khẩn cấp, ” mới bảo đảm sự thống nhất trong quy định

của BLTTHS và giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người và tạm giữ

quy định của Hi

heo guy định tuy nã hoặc người phan i tự tủ, đu thủ va đối với bợ đã có quyết dn tạm gi.

Bản 3 iu 30 Hil tháp âm 2013: Không sỉ bị bắt nda khôn có quyết định của Ton any dân,

auyEtan hoặc hệ hain cin Viện im si hân dân tr tường bop nh lội gi tang." Du 10

‘ALT sạn 2015 Không bj bt nỗ không c qyổ nh của Tòa use đhh bậc nề cha

Việt dẫn sá, nữ tường hợp phe gu me”

hon 1 Đi 117 gy dish Tom gi cô tế áp dụng độ với người kị 0 tong tng hợp Hn cắn,

em bit ong eng hp phạm i gu ang, người phạm di tự 0d, dẫu ths hoe đô vái ngời bịt

eo guy đụ yn

Trang 11

Điều 117 Tạm giữ

1 Tạm gi áp dụng đối với ngườ bắt vì bị giữ trong trường hợp

thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

2 Những người có thẩm quyển ra lệnh giữ người quy định tại điểm a và 5 khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.

Quyết định tạm giữ phải ghi rõ ho tên, địa chỉ của người bị tam giữ, lý do

tạm giữ, giờ, ngày bat đầu va giờ, ngày hết thời han tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này Quyết định tạm giữ phải giao cho

ngay cho người bị lạm giữ.

Khoản 1 Điều 59 quy định về đối tượng có thể bị tạm giữ cũng cần phảisửa đổi cho phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 110 như sau: “Người bị tạmgiữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tộiquả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội ty thú, đầu thú và

đối với họ đã có quyết định tạm giữ”

Kết luận: Quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong.BLTTHS năm 2015 là sự thể chế hóa quy định của pháp năm 2013 nhằm

‘bao đảm quyền con người, quyền của cá nhân trong tố tụng hình sự là một quy

định tiền bộ, nhân văn của pháp luật tổ tụng hình sự nước ta Tuy nhiên, xét về

‘ban chất của việc giữ người và tạm giữ ai cũng thừa nhận rằng sẽ là bat hợp lýkhi ta chưa bất người ma đã có thé giữ hoặc tạm giữ đối với một người nào đó?.Ngoài những đề xuất đã nêu trên, chúng tôi cho rằng trong tương lai cũng cần'phải tiếp tục mổ xẻ, nghiên cứu tính khoa học dưới góc độ lập pháp và tính khả

‘thi trong thực tiễn thi hành quy định về giữ người trong trường hợp khẩn cấp để

tiếp tục hoàn thiện hơn nữa quy định

Trang 12

MOT SỐ Ý KIÊN VỀ BIEN PHÁP BAT BỊ CAN, BỊ CÁO ĐỀ TẠM GIAM

TS Phan Thị Thanh Mai Trường Đại học Luật Hà Nội

1 Bắt bị can, bị cáo để tam giam là một trong những biện pháp ngăn chặn.

có tính phổ biến trong tố tụng hình sự Việt Nam Biện pháp này đã được quy.

định cụ thể trong Luật số 103/SL-L-005 ngày 20/5/1957, trong các Bộ luật tổ

tụng hình sự năm 1988, năm 2003, năm 2015 và ngày cảng hoàn thiện, đáp ứng

yêu cầu của thực tiễn tố tụng Hiện nay, quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam được quy định tập trung tại Điều 113 BLTTHS năm 2015, ngoài ra còn được quy định tại các điều 114, 115, 116, 125, 241, 278, 329, 347, 352, 353,

391, 419, 459 của BLTTHS Những quy định này có những nội dung mới, khắc

phục cơ bản những bắt cập trong quy định của BLTTHS năm 2003 vé bắt bị can,

bj cáo để tạm giam Tuy nhiên, vẫn còn một số bắt cập cần tiếp tục hoàn thiện.

2 Những điểm mới trong quy định của BLTTHS năm 2015 về bắt bị can,

‘bj cáo để tạm giam

~ Về văn bản tố tụng: Theo quy định tại Điều 80 BLTTHS năm 2003, vănbản tố tung để bắt bj can, bị cáo để tạm giam chỉ có một hình thức là lệnh bắt.Quy định này chưa đầy đủ và không phủ hợp đối với các chủ thể khác nhau cóthấm quyền bắt bj can, bị cáo để tạm giam Dé khắc phục bắt cập này, Điều 113BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam.trong trường hợp Tòa án bắt bị can, bị cáo để tạm giam và quyết định phê chuẩn.lệnh bắt của Viện kiểm sát trong trường hợp Cơ quan điều tra ra lệnh bắt bị can

để tạm giam

- Về th tue bit: Theo quy định tại Điều 80 BLTTHS năm 2003, có thé

tiến hành bắt bị can, bị cáo để tạm giam tại nơi cư trú hoặc tại nơi làm việc của

người đó Quy định này không phù hợp với thực tiễn tổ tung, gây khó khăn trongviệc áp dụng bởi vì không phải trong mọi trường hợp đều có thể xác định được

nơi cư trú và nơi làm việc của nại

pháp mà người đó thường xuyên sinh sống Đó là nơi thường trú, nơi tạm trú hoặc

ló, Nơi cư trú của công dan là chỗ ở hợp

Bi nơi người đó dang sinh an của Công an xã, phường, thị

1 Xen ĐI L2 Luật cơ in 2006 à Nghị địt 5V201U/NĐ.CP hướng dẫn mes av bi Hiếp

(hi bi ag sự tr

Trang 13

'Trong thực tế, có nhiều đối tượng là người lãng thang vô gia cu, không có nơi cutrú nhất định Đó là những người “không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu

thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú và thường xuyên di lang thang, Không có

nơi ở cố định; người có nơi đăng ký bộ khẩu thường trú hoặc tạm trú nhưng

không sinh sống tại đó mà thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cốđịnh” Những người không có nơi cư trú nhất định thường cũng không có công

ăn việc làm: nên cũng không có nơi làm việc Vì vậy, để có căn cứ pháp lí bắt

những đối tượng này, Điều 113 BLTTHS năm 2015 đã quy định có thể bắt bị

can, bị cáo để tạm giam ở nơi khác Ngoài ra, Điều 113 cũng quy định có thé bắt

i can, bị cáo ở nơi người đó học tập Việc mở rộng quy định về địa điểm bắtlâm cho việc áp dụng biện pháp này linh hogt, khả thi hơn rét nhiều

i việc bổ sung quy định về địa điểm bắt, Điều 113 BLTTHS.cũng có bổ sung quy định về người chứng kiến Việc bắt người ở nơi học tập

phai có sự chứng kiến của đại điện cơ quan tổ chức nơi người đó học tập; bắt ở

nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền, thị trần nơi tiến hànhbất Điều 113 BLTTHS cũng thay đổi quy định khi bắt bị can, bị cáo ở nơi cư trú

phải cổ người ling giềng chứng kiến bằng quy định phải có người khác chứngkiến, Người khác có thé là bắt kì người nào có đủ năng lực hành vi dân sự Thayđổi nay là cần thiết vi “dhực tế những người láng ging rất ngại hợp tác với cơquan tiến hành tố tụng khi được yêu cầu do quan hệ gần gũi do ngại va chạm

Bén cạnh đó, đối với những địa phương vùng sâu, vùng xa, việc tìm đủ người

láng giéng có đủ năng lực chứng kiến lại cảng khó khăn hon”?

~ Về việc thông báo sau khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Điều 85 BLTTHS không quy định việc (hông báo bị can, bị cáo là người

nước ngoài bj bắt để tạm giam Dé khắc phục thiếu sót đó, Điều 116 BLTTHSnăm 2015 đã bỗ sung quy định trường hợp người bị bắt là công dân nước ngoàithì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho cơquan dai diện ngoại giao của nước có công dân bị bắt giữ Việc thông báo cho cơquan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước ngoài để họ thực hiện quyền bảo hộ

với công dân nước họ là rất edn thiết Năm 1992, Việt Nam đã tham gia Côngước Viên ngày 24/4/1963 về Quan hệ lãnh sự, hiện nay đã thiết lập quan hệ

? Xem Điệu 3, Nghị đụh số 4)/2009/ND-CP nghy 0810472005 của Chỉnh phì quy định về việc dư người nghiệt hat nguời bán đâm không có nơi cư tr nhất ind vào lưu rồạm thồi x sở chữ bệnh,

Đỉnh Công Thanh Q1), Bá dể ka hing Lên mg BLT nàn 2055, TCKS 817207

Trang 14

ngoại giao với 187 nước trên thé giới," và việc tôn trọng và nội luật hóa quy định

của Công ước này là trách nhiệm của các quốc gia tham gia trong đó có Việt Nam.

~ Về thẳm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp nj

đoạn xét xử, Điều 278 và Điều 347 BLTTHS quy định rõ

đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn tạm giam đã hết, nếu xétthấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnhtạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa (trước đây luật quy định là Tòa án, và

‘do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án ra quyết định).

3 Một số bắt cập trong quy định của BLTTHS năm 2015 về bắt bj can, bị

cáo để tạm giam và kiến nghị sửa đổi bd sung.

~ Điều 113 BLTTHS quy định cả về thời gian bắt người phạm tội quả tang.hoặc bắt người đang bị truy nã là không hợp lí vì Điều 113 chỉ quy định về biện

pháp bất bị can, bị cáo để tạm giam Vì vậy, cần sửa đổi khoản 3 Bigu 113 theo

hướng chỉ quy định thời gian bắt bị can, bị cáo để tạm giam; đồng thời phải bd

sung quy định về thoi gian bắt vào Điều 111 về bắt người phạm tội quả tang và

“Điều 112 về bắt người đang bị truy nã.” Cụ thé:

Điều 113 Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

3, Không được bắt bị can, bị cáo vào ban đêm.

Điều 111 Bắt người phạm tội quả tang

1, Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khí thực hiện tộiphạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thi bắt kỳ người nào, vào bát kì lúc nàocũng có quyền bắt va giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sáthoặc Ủy ban nhân dần noi gin nhất Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận

và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền

Điều 112 Bắt người đang bị truy nã

1 Đối với người dang bị truy nã thì bat kỳ người nào, vào bát ki lúc nào.cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sáthoặc Uy ban nhân dan nơi gần nhất Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận

1RABS/AivikipeliaorgĐviklQuanhệngoại gao cù: ViệcNam,

“Xem Mẫu se: Ding cho Chánh ám Pho Chiat dn Toa ấn để áp dụng biện pháp bit và gm giam tong

ai đogh chuẩn bị sét x tơ thậm đội với bj can bị cáo đang được ti ngoại (Ban hành kèn theo Nghị not 03/2004/NQ-IĐTP ngày 02 óng 1D năm 2004 cha Hi ông Thâm phản Téa án nhận dnt co) Trong phạm vi bi vit aly, đội với ác dieu 111,112, 14, 116, 121, 122, 12% áe giãchỉ kiến nghị hoàn

‘hia re ab nội đơn in qn dn vig te gi in gh hon Điện quy dink WEB ea, ico 8 giam,

Trang 15

và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẳm quyền.

~ Chưa quy định những việc cần làm sau khi bắt bị can, bị cáo

Điều 114 BLTTHS quy định về những việc cn làm ngay sau khi gingười trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt So.với Điều 83 BLTTHS năm 2003, Điều 114 BLTTHS năm 2015 đã xác định day

đủ hơn những người có nhiệm vụ phải tiến hành những việc cần làm sau khinhận người bị bắt, không chỉ là co quan điều tra mà còn cả các cơ quan khác

được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra Thời gian để quyết định.

lộc tạm giữ hoặc trả tự do cho người bị bắt được rút lại chỉ còn 12 giờ, chỉ bằng,một nữa thời gian so với quy định tại Điều 82 BLTTHS năm 2003 Việc rút ngắnthời gian giải quyết đối với người bị bắt không chi góp phần bảo đảm hơn quyền

‘con người, quyền công dân mà còn thúc đây việc giải quyết vụ án nhanh chồng,

kịp thời hơn Điều 114 BLTTHS còn bổ sung thêm quy định về việc gia han tam

giữ đối với người bị tạm giữ sau khí bị bắt theo quyết định truy nã nếu hết thời

hạn tạm giữ ma cơ quan ra quyết định truy nã chưa đến nhận người Việc bổ

sung quy định này là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn áp dụng biệnpháp ngăn chặn đối với người bị truy nã Tuy nhiên, Điều 114 BLTTHS vai

có điểm hạn chế đó là không quy định về những việc cần làm đổi với bị

cáo bị bắt để tạm giam Khoản | Điều 114 quy định “sau khi trong

trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều tra,

cỡ quan được giao nhiệm vụ tién hành một s& hoạt động điền tra phối lấy lời khaingay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ, hoặc trả tự do cho

người bị bắt" Những hoạt động lấy lời khai ngay và ra quyết định tạm giữ, hoặc.trả tự do cho người bị bắt không phải là những hoạt động áp dụng đối với bị can,

bị cáo bị bắt để tạm giam Hay nói một cách khác, chưa có quy định nào vềnhững việc phải làm sau khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam Mặc di BLTTHSquy định biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam và biện pháp tạm giam là haibiện pháp ngăn chặn khác nhau; về quyết định tố tụng thì lệnh, quyết định bắt bịcan, bị cáo để tạm giam và lệnh, quyết định tạm giam bị can, bị cáo cũng là các.lệnh, quyết định độc lập được quy định rõ tại Điều 113 và Điều 119 Tuy vậy,thực tiễn tố tụng cho thấy, các cơ quan điều tra chỉ sử dụng lệnh, quyết định bắt

bị can, bị cáo dé lạm giam dé tiền hành việc bắt bị can, bị cáo đồng thời để tam

lam luôn bị can, bị cáo Trong lệnh, quyết định bắt bị can để tạm giam ghỉ luôn

còn

lữ ngụ

Trang 16

cả thời han tạm giam tính từ ngày bắt, người thi hành bắt phải giải người bị can

đến trại tạm giam hoặc nhà tạm giữ.” Còn lệnh của Chánh án, Phó Chánh án

trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là Quyết định bắt, tạm giam trong đó quyết định

cả hai biện pháp bắt va tạm giam, thời hạn tạm giam tính từ ngày bat." Qua thực

tế đó có thé thấy các cơ quan tiến hành tố tụng có xu hướng không tách bạch hai

biện pháp ngăn chặn này, Nghiên cứu về vin đề này, có quan điểm cũng cho ring

"hành vi bắt không hoàn toàn độc lập với hành vi tạm giữ, tạm giam mà luôn di

cùng với hai hành vi đó và đánh giá quy định bất, tạm giữ, tạm giam là những biệnpháp ngăn chặn độc lập với nhau trong BLTTHS là bắt cập trong lí luận cũng như

thực tiễn.” Theo quan điểm của tác gid, mặc dù việc bat bị can, bị cáo để tạm giam.

và biện pháp tam giam có quan hệ hết sức mật thiết với nhau Theo chúng tôi, việc

đưa cả bai biện pháp vào cùng một lệnh, quyết định là thuận tiện cho cả việc ra lệnh, quyết định và thuận tiện trong việc Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh của cơ

quan điều tra, nhưng không vì thế mà không thực hiện hai biện pháp này một cáchđộc lập Về mặt lí luận việc áp dụng hai biện pháp này là độc lập, không thé đồng.thời mà phải có thứ tự trước sau nên không thé sử dụng một lệnh, quyết định VỀmặt thực tế, không phải mọi trường hợp khi có lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo

là sẽ bắt được bị can, bị cáo Có những trường hợp đến khi bắt mới biết bị can, bịcáo trốn hoặc không biết bị can, bị cáo đang ở đâu, Vì vậy, khi chưa bắt được mà

đã ra quyết định tạm giam và xác định thoi hạn tạm giam là không hợp lí Mặt

khác, dé bảo đảm tính nhân đạo, luật quy định không áp dụng biện pháp tạm giamđối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là

người gid yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ rằng (trừ các

trường hợp cần thiết phái tạm giam theo luật định) Nếu như sau khi bắt bị can,

bị cáo để tạm giam mới phát hiện họ thuộc trường hợp luật quy định không ápdung biện pháp tạm giam thi các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng biệnpháp ngăn chặn khác Chính vì vậy, không phải sau khi bắt bị can, bị cáo để tạmiam là mặc nhiên có thể áp dụng biện pháp tạm giam Từ những phân tích trên,

ˆ Xem Mẫu sổ 23 Lạnh bit bị can để ạm giam (ban hình kèm, Thông tự 62017/TT-BCA ngày 14122017

«ia tưởng Bộ Công an) và Mẫn số 3711 Lệnh bt bị can để gm giam ban nh Kem Quyết nh

15/QĐ-.YKSTC ngy 90/2018 oa Viậniển st vhên nỗi ca)

Ê Xem Mẫu sb 06-15, Mẫu số 10.18 (Quyết đọh bú, tạm giam dùng cho Chánh án, Phó Chánh án Tòa ấn

«lip đọng biện pháp bắt va lạm giam tong gi dogn cutbị xé xử sơ thầm, phức tim dối với bị cm, bị

co dang được bi ngoại Dan nh kèm theo Nghị quyết số 201/NQ-HIĐTP này 19 thing 9 n 2017

8 Hội ông Thân phán Téa ân nhân in ỗ cao)

Nguyễn Hòa Binh (ci bin) (2016), Mhỡng một dng mới rong BLTTHS năm 2015, NXB Chính tị quốc

Bh tang 244

Trang 17

tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 114 như sau:

Điều 114 Những việc edn làm ngay sau khi giữ người trong trường,

hợp khan cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt

1 Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả.tang, bắt theo quyết định truy nã hoặc nhận người bị giữ, bị bắt, Cơ quan điều.tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải lấy lời

khai ngay và trong thời hạn 12 giờ phải ra quyết định tạm giữ, hoặc tr tự do cho

người bj bit, Sau khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam, trong thời hạn 12 giờ, coquan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải ra lệnh tạm giam hoặc áp dung biệpháp ngăn chăn khác Nếu bị can, bị cáo trốn hoặc không biết bị can, bị cáodang ở đâu thì phải truy nã hoặc yêu cầu truy nã bị can, bj cáo

~ Điều 116 BLTTHS quy định “rường hợp người bị giữ, bị bắt là công

dân nước ngoài thì phải báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để báo cho cơ

‘quan đại diện ngoại giao của nước có công dân bi giữ, bị bắt” Những hoạt động

nhằm bảo vệ công dân của một nước khi ở nước ngoài, xử lí các vấn đề dân sự,

hình sự có liên quan đến công dan của một nước khi ở nước ngoài là một phần

“của công tác ngoại giao và được gọi là công tác lãnh sự Ngoài cơ quan đại diện ngoại giao còn có cơ quan đại điện lãnh sự và các cơ quan khác được ủy quyển

cũng thực hiện công tác lãnh sy." Vì vậy, để quy định oó tính phổ quát, phù hợp

với các văn bản pháp luật khác"" và phù hop với thực tế tổ tụng hon, theo tác giả,

cần quy định sau khi bat, giữ người nước ngoài cần phải thông báo cho cơ quanngoại giao của Việt Nam để báo cho co quan đại điện ngoại giao, cơ quan đại

ii L Đoạn 2 Điều 116 BLTTHS cầncdiện lãnh sự của nước có công dân.

sửa như sau:

'? Xen hoprlsengoaivaltosbinh,govu'Nguyễn Thị Thanh Thy (đăng ngày 12/7/2016), Giới điệu công

tá ns, tuy cập ngày 20/5018.

Xeon một số văn bản như: Chị th số 21/2000CT-TTg ngày 16/102000 của Thủ tướng Chíh phú về việc

hông bio Và tip xi lãnh sự đối với công dân nước ngoài va người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài bị

‘it, tạm giữ, tăm glam hoặc đang th hình npg tì ViệC Nam; Thông bự

032012/TTLT-BCA-BQP-`BNG hướng dn việc tham gập, tế xi nh sự đổi với phạm nhận nước nga

Hip dịnhlnh sự giữa Cộng ha x hội chủ nghĩa Việc Nam vàOven chu lục từ ngây 6 hán 8 num 2004 quy ink phải thông báo cho cơ quan lãnh sự, cụ tể, điểm e Điều quy địh: "Nh chúc tách

6 thim quyén ca Nước tiếp nhận thông bảo ng hoậc rong tông 03 ney làn việc cho cơ quan lĩnh sy

"mà tong HH we lãnh ự eba cơ quan đổcó công dân của Nước cử bị, ị giam i, bi tan gi chờ xét xử

hope bi bạ ch tự đo đướ bắt c hin thức nao, tự hi người đồ yê chu một cách rô rg là không thông

‘bo cho co quan lĩnh s ."(haps.ihuvietpbapltat va/vă banTinh-vúe khaHiep-nhclanh-sugiu Vi

"Nam.O xiora)4I-L2000/17667/oj-dung asp, tuy cập ngày 20/52018))

“Thôn thuận năm 1994 giữa Việt Nam và Hoa Kỷ cuy định phải bông bio ngny về việ bit gi và được viếng thm lẫn nhau đội với công đâ bị tạm gi của mỗi nước trong vòng gt, nêu Vile Nam bà giữ công di

Hoa Ki Việ Nam phải bi thông bả cho Đại sứ quân Hoa Kỳ ại Ha Nội hoc Lãnh sự quấn Hoa Kỹ ti TP.HCM (ipsJNusenlbesygovAilvcidzsn-serieee.ilrref-aEau-ciizer-i bal Công din Hoa Ki

bit gi, ty cập ngủy 2015/2018).

Trang 18

Điều 116 Thông báo vỀ việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp,bắt người

Trong thời han 24 giờ kể từ khi nhận người bị giữ, bi bắt, Cơ quan điều tranhận người bị giữ, bị bắt phải thông báo cho gia đình người bị giữ, bị bắt, chínhquyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người

đó làm việc, học tập biết; trường hợp người bj giữ, người bj bat la công dan nước.

ngoài thì phải thông báo cho cơ quan ngoại giao của Việt Nam để thông báo cho

cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan đại diện lãnh sự của nước cô công

dân bị giữ, bị bắt.

Thực tiễn xử lí đối với người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam còn nhiềuvin đề vướng mắc Theo Tập hợp kết quả giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của

cử tri tại kì họp thứ 6 Quốc hội khóa XII của Ban Dân nguyện UBTVQH

(5/2010), tính từ 01/01/2008 đến 30/6/2009, cả nước xảy ra 826 vụ phạm tội có

yếu tố nước ngoài liên quan đến 1.026 đối tượng (trong đó: quốc tịch Trung

“Quốc 593 đối tượng, Hàn Quốc 51 đối tượng, Cimphuchia 29 đối tượng, Iran 20đối tượng, Lào 19 đối tượng Thổ Nhĩ Kỳ 17 đối tượng, không rõ quốc tịch 155đổi tượng ) Hanh vi phạm tội do người nước ngoài gây ra rất đa dạng (giết

người, cướp tài sản, cướp giật, trộm cắp, buôn bán, vận chuyển ma túy, buôn lậu

qua biên giới, vận chuyển, mua bán tiền gid, lừa đáo, rút tiền ngân hàng, kinhdoanh hướng dẫn du lịch trái phép, mở cơ sở chữa bệnh trái phép, hoạt động môigiới hôn nhân trái pháp luật ); nhiễu vụ với tính chất rất nghiêm trong, gây bứcxúe trong nhân dân Lực lượng công an đã khởi tổ điều tra 45 vụ với 138 bị can;

ội danh?

‘Theo báo cáo trên, có thé thấy tỉ lệ khởi tổ, điều tra các đối tượng này còn rất

thấp, cụ thé: 45/826 vụ đạt tỉ lệ 5,4%; với 119/1026 bị can đạt tỉ lệ 1,16%; bắt

slam, giữ 119/1026 đối tượng đạt tỉ lệ 1,16% Tình hình người nước ngoài phạm

tôi ở Việt Nam hiện nay ngày cảng tăng với thủ đoạt ngày cảng tính vi, phức tạp.

“Theo báo cáo của Bộ Công an, trong 10 năm qua, các lực lượng chức năng của

Bộ Công an đã phát hiện, khởi tố, điều tra 1.260 vụ án có yếu tổ nước ngoài hoạtđộng có tổ chức, xuyên quốc gia; trong tổng số 2.041 bị can bị bắt giữ, có 692 bắt giam, giữ 119 đối tượng gồm 18 quốc tịch liên quan đến 23 loại

nt: thoeday.convy-bar-huong-vu-quoe-hei-bandan-nguyen-k-hop.

"ay cập ngày 20182018, ay-quoe-hoi Kho si-v2 el,

Trang 19

đối tượng là người nước ngoài Tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia xảy ra khá

da dạng, gồm cả tội xâm phạm an ninh quốc gia và nhiều loại tội phạm hình sự

khác Đáng chú ý, lĩnh vực phòng chống tội phạm ma túy, tội phạm công nghệ

cao, tội mua bán người đều đã xuất hiện yếu tổ nước ngoài với số lượng ngàycàng tăng (bài đăng ngày 21/5/2017)."*

“Thực tiễn, công tác đầu tranh phòng, chống tội phạm là người nước ngoài

phạm tội tai Việt Nam dang gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân

~ Các điều kiện đảm bảo cho công tác điều tra, xử lý người nước ngoàiphạm tội chưa đáp ứng được yêu cầu (nơi giam giữ, phiên dịch, phương tiện kỹthuật nghiệp vụ, kinh phí ) Đối với các đối tượng nhập cảnh trái phép và cử trú ly,vide trục xuất gập nhiều khó khăn vì lên quan đến vẫn đề đối ngoại và nhân quyển:

tượng của người

nước ngoài tinh vi, xão quyệt, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm trong côngtác phòng ngừa và đầu tranh với số đối tượng này;

= Công tác kiểm tra, kiểm soát

chuyên nghỉ

trái phép từ Campuchia vào nước ta;

~ Một số địa phương, cơ quan, tổ chức còn chưa nghiêm chỉnh chấp hành.các quy định về khai báo tạm trú đối với người nước ngoài;

~ Việc lưu giữ số đối tượng vi phạm để xử lý, đưa về nước rất khó khăn,đối tượng không có hộ chiếu, phải chờ sứ quán của họ kiểm tra, cấp lại

(Bộ Công an chưa có nơi lưu giữ loại này; thời hạn tam giữ người theo thủ tue

hành chính không quá 48 giờ), nên số đối tượng trên chủ yếu vẫn giao cho các

cơ sở lưu trú quân lý Tuy nhiên, việc giữ người nước ngoài vi phạm trong một

thời gian dài để chờ họ đưa về nước (không xác định được cụ thể là bao lâu) màkhông qua xét xử thì chưa được thể chế thành luật.'“

“Theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước ta, trừ người có thân

phận ngoại giao được miễn trừ trách nhiệm hình sự, còn lại chính sách xử lý về

cơ bản không có sự phân biệt giữa người nước ngoài và người Việt Nam Để

am bảo quyền và trách nhiệm trong việc bảo vệ lợi ích cho công dân của quốc

= Phương tiện, thủ đoạn hoạt động phạm tội của các

còn những sơ hở, thiếu tính

đối tượng người Châu Phi đã nhập cảnh nên thời gian qua, nhỉ

gia mà người phạm tội mang quốc tịch, chúng ta đã ban hành các văn bản quy

5 pnd com v/phop-lnnguo-nuoe-ngos-phamoi-ngnycang-nhiu-201 705212140 18118 truy

sập ney 20572018

Ngp?Ìlely eom/y-ban-thuong-ri-quoe-hoi-ban-dan-nguyen-ki-bop-tha-bay-quoe-ho- thas hưni

7 ,TANG TÌM THONG TH THU Vi

TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI

[le sa ly liệu

Trang 20

định riêng, cụ thể về chế độ thông tin trong việc bắt giữ, xử lý người nước ngoài

phạm tội cho cơ quan đại điện ngoại giao, lãnh sự của quốc gia đó (Chỉ thị số

21/2000/CT-TTg ngày 16/10/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thông báo.

và tiếp xúc lãnh sự đối với công dân nước ngoài và người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài bị bat, tạm giữ, tạm giam hoặc dang thi hành án phạt ti tại Việt

‘Nam, Thông tu số O1/TTLT ngày 8/9/1988 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,

BO Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hướng dân điều tra,

xử lý các vụ vi phạm luật lệ giao thông đường bộ do người, phương tiện giao

thông nước ngoài gây ra, Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG

ngày 13/2/2012 Hướng dẫn việc thắm gặp đối với phạm nhân Mặc dù vậy vẫn

còn nhiều vấn để bắt cập chưa có căn cứ pháp Ii để giải quyết, như van đề thời han

16 tụng, vấn để thông báo, tiếp xúc lãnh sự, vấn đề lưu giữ người nước ngoài vi

phạm pháp luật ở nhà lưu giữ chờ xử lí do khó khăn hoặc không xác định được

quốc tịch v.v Một số nước, ta chưa ký kết hiệp định hợp tác hoặc dẫn độ tội

phạm nên khi phát hiện công dân của nước họ phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam rất

khó xử lý Vì vậy, để có thé đấu tranh hiệu quả đối với người nước ngoài phạm tội

‘gi Việt Nam, cần phải bổ sung, hoàn thiện những quy định pháp luật để giái

quyết những vấn đề còn vướng mắc Đồng thời, Việt Nam cần tăng cường hơnnữa quan hệ hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự, kí kết các hiệp định song,

phương và đa phương về tương trợ tư pháp, về lãnh sự v.v Chúng tôi cũng đồng,với quan điểm “cần thành lập trung tâm dịch thuật chuyên ngành pháp lý phục

vụ cho quá trình điều tra, truy tổ, xét xử các vụ án do người nước ngoài thực.hiện Liên ngành tư pháp trung ương nên sớm có văn bản hướng dẫn thống nhấttrong trường hợp không thể xác minh được thân nhân, lý lịch, tiền án, tiễn sự của

arts

người nước ngoài thi cặn cứ vào các chứng cứ đã thu thập được để xét x

~ Về việc hủy bố, thay thé biện pháp ngăn chặn bắt i cáo để tạm giam

'Việc hủy bỏ, thay thé biện pháp ngăn chặn bắt bị can, bị cáo để tạm giam

được quy định chung tại Điều 125 BLTTHS về hủy bỏ hoặc thay thé biện pháp.ngăn chặn Thực tế tổ tụng cho thấy, lệnh vả quyết định bắt bị can, bị cáo để tam

giam và tạm giam được được tích hợp trong cùng một lệnh hoặc quyết định Vì

Yậy, việc thay thế biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam không đặt ra Trong

khi đó, khoản 2 Điều 125 BLTTHS có quy định rõ “Cơ quan điều tra, Viện kiểm.

”_ _ h#piAwwwalsndanvemvnlphenvieH/2324)402khokhan-ongssaly.nguaiuos nghoìgham:

‘oi, bội đăng ngày 224672017 tạ cập ngy 21/92018

Trang 21

sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thé

ing biện pháp ngăn chặn khác Đồi với những biện pháp ngăn chặn doVign kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thé'bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định ” Như vậy,theo quy định này, sau khi bắt bị can, bị cáo để tạm giam, nếu đầy đủ căn cứ để

‘tam giam, cần phải thay thé biện pháp này bằng biện pháp tạm giam và phải ralệnh, quyết định phê chuẩn lệnh hoặc quyết định tạm giam Trong trường hợp.đối tượng bị bắt thuộc trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam thì thaythế bằng biện pháp ngăn chặn khác Nếu không cần thiết phải 4p dụng biện pháp

ngăn chặn đối với bị can, bị cáo có lệnh bat dé tạm giam (ví dy khi thi hành lệnh.

‘bit mới biết đối tượng bị tai nạn giao thông rất nặng, hôn mê bắt tỉnh không còn.khả năng phục hồi v.v) thì cần hủy bỏ biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam

vì không cần thiết nữa

Ngoài việc thay thé biện pháp bắt bị can, bị cáo dé tạm giam chưa đượcthực hiện đúng quy định của BLTTHS, việc thay thé các biện pháp ngăn chặn.khác bằng biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam cũng chưa được quy địnhmặc dù đó là việc cần thiết Điều 121 BLTTHS về biện pháp bảo lĩnh, Điều 122.BLTTHS về biện pháp đặt tiền để bảo đâm, Điều 123 về biện pháp cấm đi khỏi

nơi cự trú đều quy định trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì

bị tam giam.'® Để có thé tam giam được rõ rang phải tiền hành bắt bị can, bị cáo

để tạm giam và sau khi bắt được bị can, bị cáo mới có thể áp dụng biện pháp tạmgiam Vì vậy, việc BLTTHS quy định thay thé biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh, đặt

48 bảo đảm, và biện pháp cắm đi khỏi nơi cư trú bằng biện pháp tạm giam là.không hợp lí Vì vậy, chúng tôi kiến nghị sửa đổi các điều 121, 122, 123BLTTHS theo hướng thay đổi các biện pháp ngăn chặn nói trên bằng biện pháp.bắt bị can, bị cáo 48 tạm giam Cụ thể:

b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

° Xe các đu 121, 12,123 BUTTS nam 2015

Trang 22

.©) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi give người khác khai báo gian dối,

cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật

của vụ án, tau tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù

người làm chứng, bị hai, người tố giác tội phạm và người thân thích của những.

người này

“Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản

này thi bị bắt để tam giam

‘Dieu 122 Đặt tiền để bảo dim

2 Bị can, bị cáo được đạt tiền phải làm gidy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất kha kháng hoặc

do trở ngại khách quan;

'b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

©) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối,

cùng cắp tải liệu sai sự thập không

của vụ án, tâu tán tài sản liên quan đến vụ án; không de dọa, khống chế, trả thù

người làm chúng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những

người này,

“Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản

này thì bị bắt để rạm giam và số tiền đã đặt bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước

u hủy, giả mạo chứng cứ, tai liệu, đồ vật

Điều 123 Chm đi khỏi nơi cư trú

2 Bị can, bị cáo bị cắm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực

hiện các nghĩa vụ:

a) Không đi khỏi nơi ou trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cắm đi

khỏi nơi cư trú cho phép;

b) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặe

do trở ngại khách quan;

) Không ba trén hoặc tiếp tục phạm tội;

4) Không mua chuộc, cưỡng ép, xii give người khác khai báo gian dối,cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đỗ vậtcủa vụ án, tấu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, tra thù

Trang 23

người làm chứng, bị bại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những

người này.

“Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản

này thì bị bất để tam giam:

'Ngoài nội dung về việc hủy bỏ hoặc thay thé biện pháp bắt bị can, bị cáo,

để tạm giam, Điều 125 BLTTHS về hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặncũng có một số nội dung cần bổ sung, thay đổi Khoản 2 Điều 125 quy định “Cơ.quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án húy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy khôngcòn cân thiết hoặc có thé thay thé bằng biện pháp ngăn chặn khác”, Quy địnhnày có một số bắt cập: Thứ nhất, ngoài Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án,con có những cơ quan khác như Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngưcũng có quyền húy bỏ, thay thé biện pháp ngăn chặn Điều 110 BLTTHS quy.định “trong thời han 12 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp hoặc

nhận người bị giữ trong trường hợp khẩn cắp thì Cơ quan điều tra, cơ quan được

giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động diéu tra phải lấy lời khai ngay vànhững người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải ra quyết địnhtạm giữ, ra lệnh bắt người bị giữ hoặc trả tự do ngay cho người đó” Theo quy.định này, biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp có thể được thay thếbing biện pháp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cắp và biện pháp tạm giữ

hoặc có thé hủy bố biện pháp giữ người, trả tự do cho người bị giữ và ngoài cơ

quan điều tra, còn các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra cũng có thắm quyền hủy bỏ hoặc thay thé biện pháp này Vì vậycần phải bổ sung thêm chủ thể có quyền hủy bó, thay thế biện pháp ngăn chặn

"Thứ hai, trong quy định này không xác định rõ biện pháp ngăn chặn được hủy bỏ

hoặc thay thé là biện pháp nào, theo chúng tôi cần phải quy định rõ là hủy bỏ

hoặc thay thể biện pháp ngăn chặn đang áp dụng Từ những phân tích trên,

chúng tôi cho rằng cần sửa khoản 2 Điều 125 BLTTHS như sau:

Điều 125, Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn

2 Cơ quan có thâm quyển điều tra, Viên kiểm sét, Tea án hủy bỏ biệnpháp ngăn chặn đang được áp đựng khi thấy không còn cần thiết hoặc có thểthay thé bằng biện pháp ngăn chặn khác

Trang 24

~ Về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm.

giam trong giai đoạn xét xử

Điều 278 về áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện phápcưỡng chế trong giai đoạn xét xử sơ thẩm quy định: (1) Sau khi thụ lý vụ án, Thâm.phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn.chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam

do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định; (2) Thời hạn tạm giam để chuẩn bị

xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này; (3) Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tỏa.

thời bạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành vi

xét xử thì Hội đồng xét xử ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.

“Chúng tôi nhận thấy trong điều luật không quy định về việc bắt bị can, bịcáo đang tại ngoại để tạm giam Thứ nhất, khoản 1 Điều này chỉ quy định saukhi thụ lí vụ án, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏpháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định, không quyđịnh việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam là không đầy đủ Mặc dù luật không.quy định nhưng thực tế Tòa án vẫn bắt bị can,

trong cùng một quyết định.” Quan điểm của Tòa án cho rằng “áp dụng biện

pháp tạm giam là việc Chánh án hoặc Phó Chánh án Toà án theo đề nghị của

Thâm phán được phân công chủ tog phiên toà ra lệnh tam giam bị can, bị cáo

trong trường hợp bị can, bị cáo chưa bị

hạn tạm giam đã hết và xét thấy cần thiết tạm giam hoặc tiếp tục tạm giam bị.can, bị cáo”, Tuy nhiên theo chúng tôi, việc áp dụng biện pháp tạm giam makhông cần phải tiến hành bắt bị can, bị cáo chỉ thực hiện được trong trường hợp

trước đó bị can đang bị tạm giam Còn trong trường hợp bị can đang tại ngoại thì

phải tiến hành bắt bị can, bị cáo rồi mới tạm giam được, không thể tạm giam nếu.trước đó chưa bắt bị can, bị cáo Thứ hai, Điễu 278 BLTTHS không quy định.việc bất để tạm giam đối với bị cáo đang tại ngoại tại phiên tòa để hoàn thành

cáo để tạm giam và tam giam.

sm giam hoặc dang bị tạm giam mà thời

" Trước đây là Mẫu số 01: Ding cho Chính án, Phó Chánh án Téa án 48 áp dụng biện pháp bt và tạm

am tong gla don chun bị xế sử sơ thần đồ với bị can bị cáo dang dye tại ngoại, (Bar hành Kam theo

“Nghị quá 96 03200UNO-HEP ngày 02 túng 10 năm 2004 của Hi đồng Thân phản Ta án nhân dn tội

io) Hiện nay là Mẫu số 0615 ding cho Chính ân, Pho Chính án Toa án để ap dựng biện pháp dst

‘item gam trong gỉ dogn chu bị xe xử sơ thm độ với bị cn, bj áo đang được ti ngoi (Rơi bò! êm,

‘theo Nghị guy 36 0820171NO-HETP ng 1992017 ci Hội ding Tan phản Tad rn dint ca)

"Nahi quyết 8b 0/2004/NQ-HĐTP ngây 05-11-2004 của Hội đồng Thẳm phân Tok én nhân dén tối cáo

"Mướngdẫn bi ảnh một số guy định tong Phận th ba "Xế sử sơ thir” ca BLT TS năm 2003,

Trang 25

việc xét xử Thực tế cho thấy, có những vụ án được xét xử trong khoảng thờigian khá dài do có nhiều hành vi, nhiều bị cáo, phải tạm ngừng hoặc hoãn phiên.tòa v.v Trong thời gian đó, nếu bị cáo trồn hoặc gây khó khăn cho việc xét xửthi cần Hội đồng xét xử cần ra quyết định bắt bị cáo để tạm giam để hoàn thành.việc xét xử Thứ ba, khoản 3 Điều 278 quy định Hội đồng xét xử ra lệnh tạm.giam là không chính xác về thuật ngữ, Hội đồng xét xử không ra lệnh tạm giam.

mà ra quyết định tạm giam.” Vì vậy, chúng tôi kiến nghị sửa

3 Đối với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa thời hạn

tạm giam đã hết, nếu xét thấy cdn tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thìHội đồng xét xử ra quyết định tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tỉ

bj cáo dang tai ngoại, nếu xét thấy cần tạm giam để hoàn thành việc xét xử thìHội đẳng xét xử quyết định bắt và quyết định tạm giam cho đắn khi kết thúc

phiên tòa.

Đồng thời với kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 278 BLTTHS, chúng tôi

én nghị sửa đổi, bd sung Điều 347 về áp dung, thay đổi, hủy bỏ biện phápngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn xét xử phúc thẩm với nội dungtương tự, Cụ thể:

Điều 347 Ap đụng, thay đổi, hủy bô biện pháp ngăn chặn, biện phápcưỡng chế

1

'Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bat bị cáo để tam giam và biện.php tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định Việc áp dung,thay đối, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn khác, biện pháp cưỡng chế do Tham

phần chủ tọa phiên tòa quyết định

`? Xem Mẫu s 0121 (Ban hành Kim theo Nghị yết sổ 052017NQ+IDTP ng 9 thing 9 năm 2017 của Hội dng Th phn Tòa án nhịn din 11 ca)

Trang 26

Đối với bị cáo đang bị tạm giam, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để

hoàn thành việc xét xử thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm giam cho đến khi

kết thúc phiên tòa Đối với bi cáo đang tại ngoại, nấu xét thậy cân tam giam để

hoàn thành việc xét xử thi He

giam cho đến khi kết thiie phiên tòa.

3 x

Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị xử phat tù thi Hội đồng xét xử

có thể ra quyết định bắt và quyết định tạm giam bị cáo ngay sau khi tuyên án

“Thời hạn tạm giam là 45 ngày ké từ ngày tuyên án

4, Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy BLTTHS năm 2015 đã khắc phụcđược một số bắt cập trong quy định của BLTTHS năm 2003 về biện pháp bắt bịcan, bị cáo để tạm giam Tuy nhiên, vẫn còn một số van đề cần tiếp tục sửa đổi,

bổ sung để hoàn thiện hơn nữa, phát huy hơn nữa hiệu quả của biện pháp naytrong thực tiễn tố tụng hình sự./

xét xử quyết định bắt và quyết định tam

Trang 27

BIEN PHAP NGAN CHAN TẠM GIỮ

THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT TO TUNG HÌNH SỰ NAM 2015

TAS Trần Thị Thu Hiển

Trường Đại học Luật Hà Nội

Tạm giữ là một trong các biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ.

luật tố tụng hình sự (BLTTHS) Biện pháp trên tạm thời cách ly người bị áp.dụng khỏi đời sống hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản củacông dân được ghi nhận trong Hiển Pháp và các văn bản pháp luật khác Do đó,khi áp dụng biện pháp này các cơ quan tiến hành tố tụng cần đảm bảo việc ápdung các biện pháp cưỡng chế nhà nước là chính đáng vì lợi ích chung của nhànude, của xã hội, loại trừ sy tùy tiện lạm dụng quyền lực từ phía các cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hảnh tố tụng Nghiên cứu Bộ luật tố tụng hình sự năm

2015 (BLTTHS năm 2015) cho thấy các quy định về tạm giữ khá chặt chẽ vềthấm quyền, căn cứ và thủ tục thực hiện, góp phần hạn chế nguy cơ lạm dụng.biện pháp trên xâm hại đến quyển con người trong TTHS Trong phạm vi bàiviết này, tác giả đi sâu nghiên cứu quy định của BLTTHS năm 2015 về biệnpháp tạm giữ từ đó đưa ra một vai nhận xét, đánh giá về quy định này

1 Về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ

Khi quy định về biện pháp ngăn chặn tạm giữ, Điều 117 BLTTHS năm

2015 không đề cập đến căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ mà BLTTHS năm

2015 chỉ quy định căn cứ chung để áp dụng biện pháp ngăn chặn tại Khoản 1Điều 109 Vì vậy, trong khoa học pháp lý có hai luồng quan điểm khác nhau vềccăn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ Quan điểm thứ nhất cho rằng căn cứ áp dụngbiện pháp ngăn chặn được quy định tại khoản 1 Điều 109 chỉ là quy định chung

để làm căn cứ xây dựng từng biện pháp ngăn chan cụ thé, chữ không thé là căn

cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn, trong đó có tạm giữ Quan điểm thứ hai cho

Hing việc áp dung biện pháp ngăn chặn tạm giữ vừa phải dựa trên căn cứ quy

định tại Khoản 1 Điều 109 mà vừa phải dựa vào căn cứ riêng của biện pháp ngănchặn này” Tác giả bài viết nhất trí với quan điểm thứ hai này bởi lẽ để xác định

jai Bộ, Hoàng Ngọc Thanh (2003), Về các biện pháp ngăn han tong dự thảo Bộ ue tang bọ sự sữa đồi Tòa Ân nhân dân 8,8,

5 Tiên Quang Tếp(200), V bảo đảm quyễn va ll ch hợp pháp củi người bị tạm giữ, bị can, b co ong tổ tang hinh sụ Neb Chin i quắ ga, Đố

Trang 28

căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, đầu tiên cần dựa vào đối tượng bị bị

áp dung biện pháp này, đó là: người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, ng

| bắt trong trường hợp qua tang, truy nã, người phạm tội tự thú, đầu thú Đồi với

người bị bất trong trường hợp quả tang, tự thú, đầu thú, người bị giữ trong,

din cá â này chưa

có đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tổ bị can, do đó cần có thời gian để tiến

| hành các hoạt động lấy lời khai thu thập và xác minh chứng cứ về người thực

hiện hoặc nghỉ thực hiện tội phạm Đây là khoảng thời gian mà chưa thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác vì chưa đủ căn cứ, trong khi đó nếu trả tự do.

cho họ thì họ lại tiếp tục phạm tội hoặc gây khó khăn cho việc tiến hành cáchoạt động tố tung sau đó Đối với người bị bắt theo quyết định truy nã, tạm giữ

là ngăn chặn họ tiếp tục bỏ trốn, cản trở các hoạt động tố tụng Như vậy có thể

| xác định căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ là khi có căn cứ chứng tỏ

người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội

‘qua tang, theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú có thể tiếptục phạm tội, trốn tiêu hủy chứng cứ hoặc có các hành vi khác gây khó khăn cho

việc giải quyết vụ án,

2003 quy định biện pháp này sẽ được thực hiện trước sau đó Viện kiểm sát mới

‘xem xét việc phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cắp Tuy nhiên, quy

định này không phù hợp với Điều 20 pháp 2015: “Không ai bị bắt nếu

hông có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện

kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang Việc bắt, giam giữ người

do lật định” Do vậy, dé phù hợp với Hiến pháp, BLTTHS năm 2015 không,

uy định biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp ma chuyển thành giữ

ngudi trong trường hợp khẩn cấp Đối với trường hợp tự thú, đầu thú để thống

Trang 29

nhất trong cách hiểu và áp dụng, Điểm h,i khoản 2 Điều 4 BLTTHS năm 2015

có giải thích thuật ngữ: Tir hu là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ

quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm.tội bị phát hiện; Ddw thứ là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự

nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tộicủa mình Đối với trường hợp tự thú, đầu thú, BLTTHS năm 2015 cũng không,quy định rõ trường hợp nào tự thú, đầu thú bị tạm giữ Trường hợp tự thú, đầu

thú họ đã nhận thức được hành vi của minh là sai trái, có ý thức ăn năn, hồi cải

Trên thực tế, những trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú có nhiều mức độkhác nhau, đối với trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, lỗi vô ý, nhân thân tốt

không có căn cứ chứng tỏ họ có thể trốn hoặc có hành vi khác gây cản trở choquá trình giải quyết vụ án thì không cần thiết phải tạm giữ mà có thé lựa chọnbiện pháp ngăn chăn khác phù hợp hơn để áp dụng” Vì vậy, đối với trường hop

người phạm tội tự thú, đầu thú theo chúng tôi nên giới hạn lại, chỉ một số trường

hợp tự thú, đầu thú mới thật sự cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ

Đối với người chưa đủ 18 tuổi, bên cạnh những điều kiện chung thì

BLTTHS năm 2015 quy định chặt chẽ những căn cứ, điều kiện nhằm hạn chế tối

da việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đổi với người chưa thành niên phạm tội,

thể hiện rõ nét chính sách tố tụng hình sự của thời kỳ di mới và cải cách tư

pháp" Theo đó, tạm giữ chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18

t có căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp pháp

ngăn chặn khác không hiệu quả Điều 419 quy định các căn cớ, điều kiện cụ thể

để áp dụng biện pháp ngăn chặn là:

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi ngoài các điều kiện chung có

thể bị tạm giữ về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ Luật Hình sự

Đối với người từ đủ 16 mỗi đến dưới 18 tuổi ngoài các điều kiện chung cóthể bị tạm giữ về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt

nghiêm trọng,

Quy định như trên là phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em và

bảo dam lợi ích của người dưới 18 tuổi Xuất phát từ đặc điểm lứa tuổi, ngườidưới 18 tuổi chưa phát triển day đủ vé thể chất và tinh thần, họ chịu tác động

» Xe Hoàng Binh Thanh2014), Một vài tao đồi viện php ngăn chặn tạm gi v thi tục it người ong

tường hợp khn ep trong BLTTHS nm 2003, Tập cài Nghệ hột (09) r6?

Nguyễn Xuân H 2016), Thủ tặc tổ tụng đi với người chưa thành nig, Những nội dang mới trong bộ luật

tổ tạng hin sự năm 201 tr 358

Trang 30

mạnh mẽ của những điều kiện bên ngoài Các hoạt động thủ tục tố tụng đối với

nhóm này phải có sự khác biệt so với người đủ 18 tuổi, các biện pháp cưỡng chế

đặc biệt là các biện pháp hạn chế quyền tự do di lại chỉ nên áp dụng trong trường,

hợp đặc biệt là biện pháp cuối cùng và phải được áp dụng trong một khoảng thời

gian phù hợp, ngắn nhất

3 Về thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ:

BLTTHS năm 2015 66 sự thay đối về thậm quyền ép dụng biện pháp tam git

theo hướng quy định cụ thể người có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ so với BLTTHS

năm 2003 Quy định tại khoản 2 Điều 117 về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ dẫn.

chiếu đến Khoản 2 Điều 110 BLTTHS năm 2015 Khoản 2 Điều 110 BLTTHS

năm 2015 xác định những người có thẩm quyền ra lệnh tam giữ bao gồm:

“a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

b) Thủ trưởng đơn vị độc lập cắp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng

én biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộđội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sátBiên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội

phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chồng ma túy và

tối phạm Bộ đội biên phòng; Tue lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởngCue Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc

nhiệm phòng, chồng tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chỉ cục trưởng,Chi cục Kiém ngự vùng:

e) Người chỉ huy tàu bay, tau biển khi tàu bay, tau biển đã rồi khỏi sânbay, bến cảng."

Có thể thấy; điện đổi tượng được ra lệnh tạm giữ được quy định rất rỡràng và cụ thể So với quy định của BLTTHS năm 2003, điều luật mở rộng thẩm

quyền tạm giữ cho những người đứng đầu một số

phòng, Cảnh sát biển và Kiểm ngư Day cũng là sự bd sung hợp lý xuất phát từvai trò quan trọng của các chủ thé này trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội

Phạm”, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tạm giữ Tuy nhiên, việc luật quy định cụ.

thé chức danh như vậy cũng dẫn đến một bat cập là khi hệ thống tổ chức và tên

eọi của các cơ quan trên có thay đổi thì luật cũng phải thay đổi cho phù

hợp Bên cạnh đó, mặc đù Khoản 2 điều 117 quy định 3 nhóm chủ thể có quyền

đơn vị thuộc ộ đội biên

Me ‘TS Nguyễn Văn Huyén-TS Lê Lan Chi, Binh luận khoa bọc Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015, Nxb

dng 151.

Trang 31

tạm giữ nhưng người chỉ huy tau bay, tàu biển khi tàu đã rời khỏi sẽ bay bếncảng thực chất không có thấm quyền ra quyết định tạm giữ, bởi theo quy định tạikhoản 4 điều 110, sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, người chỉ huytàu bay, tàu biển phải giải ngay đến cơ quan điều tra đầu tiên nơi cập bến mà.không hề đề cập đến việc họ có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ trong thời hạn

12 giờ như đối với cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra

4 Về thời hạn tạm giữ

Thời han tạm giữ được quy định tại Điều 118 BLTTHS năm 2015 như.

sau: “thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày khi Cơ quan điều tra, cơ quan

được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ,

người bj bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt vé trụ sở của mình hoặc kế

từ khi Cơ quan điều tra ra quyét định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú "

2 Trường hợp can thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia han tamgiữ nhưng không quá 03 ngày Trường hợp đặc biệt, người ra quyét định tạm giữ

có thể gia hạn tạm giữ lin thit hai nhưng Không quả 03 ngày

Moi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấphoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn Trong thời hạn 12 giờ ké từ khinhận hỗ sơ dé nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩnhoặc quyết định không phê chuẩn

So với quy định của BLTTHS năm 2003, quy định về thời hạn tam giữ

trong BLITHS năm 2015 đã có nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực BLTTHS

năm 2003 chỉ quy định thời điểm tính thời hạn tạm giữ kể từ khi cơ quan điều tranhận người bị bắt Tuy nhiên thắm quyền ra lệnh tạm giữ không chỉ thuộc về cơ

quan điều tra mà còn thuộc về các chủ thể khác Đồng thời, quy định này cũng

bỏ sót trường hợp người phạm tội tự thú, đầu thú vì đây không phải là người bịbit Tất cả những bat cập, vướng mắc trên thực tiễn này đã được giải quyết trongBLTTHS năm 2015, thời han tạm giữ được tính từ thời điểm cơ quan có thẩm.quyền tiến hành điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị

người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyếtđịnh tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú Thời hạn tạm giữ được chia thành 3trường hợp: trường hợp bình thường, trường hợp cần thiết và trường hợp đặc.biệt Việc quy định thời hạn như vậy là nhằm phục vụ hoạt động điều tra, đồngthời bảo đảm được các quyền và lợi ích của người bị tạm giữ Quy định thời hạn

Trang 32

tạm giữ chặt chẽ và cụ thể nhằm bảo dim hoạt động tạm giữ được tiến hành.đúng pháp luật, ngăn chặn sự lạm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ tiếnhành hoạt động điều tra kéo đài thời gian tạm giữ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến

quyền lợi của người bị tam giữ Tuy nhiên, trường hợp edn thiết hay trường hop

đặc biệt là những trường hợp nào? mức độ cụ thể ra sao thì luật chưa đề cập tới

Việc Bộ luật tố tụng bình sự năm 2015 không quy định rõ rằng các trường hợpcần thiết hay đặc biệt có thé dẫn tới sự áp dụng không thống nhất quy định nàytrong việc gia han tam giữ Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan chức năng cin

_ phải có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này để bảo đảm áp dụng thống nhất BLTTHS

năm 2015, Trước mắt, có thể hiểu trường hợp cần thiết là những trường hợp sựviệc xây ra có nhiều tình tiết phức tạp đòi hỏi phải có thêm thời gian để làm rõ

hành vi phạm tội, hoặc xác minh thêm về căn cước, nhân thân của người bị bắt

Trung hợp đặc biệt là những vụ án rất phức tạp có nhiều người tham gia mặc

dù đã gia bạn tam giữ ba ngây nhưng vẫn chưa lâm rõ được sự việc”

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 4 Điều 118 BLTTHS năm 2015 thì

thời hạn tạm giữ được tính vào thời hạn tạm giam Tuy nhiên đối với người bịtạm giữ, không bị tạm giam nhưng lại bị ta án tuyên phạt tù giam thì điều luậtchưa đề cập Trên thực tế đối với trường hợp này, Tòa án có thé áp dụng quy.định tại Điều 38 BLS năm 2015: “Thdt hạn tam giữ, tạm giam được trừ vào

| thời hạn chấp hành hình phat ti, cứ 01 ngày tạm giữ, tam giam bằng 01 ngày

tie” để trừ vào thời hạn chấp hành phạt tù Tuy nhiên, chúng tôi đồng quan điểm

với một tác giả cho rằng điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người bị tạm

giữ” Theo ý kiến của chúng tôi, cdn bổ sung quy định “đối với người bi tam giữ

nhưng không bị tạm giam, thời hạn tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành

hình phạt tù”

l 5 VỀ trình tự, thal te tạm giữ

| ‘Tam gt phải dim bảo các yê cu pháp lý su

ra quyết định tạm giữ Quyết định

i tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày

bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2

Điều 132 của Bộ luật này Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ

TS Trần Văn Biên TS Dinh Thể Hung, Binh luận khoa học Bộ hột tổ tụng kính sự năm 2015, Ngb The

ise 16.

Hoang Thị Minh Sơn, Bảo dim quyển của nguời iit, người bi tạm giữ người itm giam tong tổ tng

Bình sự Viật Nam, Tạp ch Lut học số 3201, 7

Trang 33

"Việc giao quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ bảo đảm họ được biết mình

bị giam giữ vi lý do gi va la cơ sở để họ có thể bào chữa hoặc nhờ người khác

bảo chữa cho minh,

~ Sau khi người có thẩm quyển ra quyết định tạm giữ thì viện kiểm sát

phải xem xét tính có căn cứ và sự cần thiết của việc tam giữ Khoản 4 Điều 117

BLTTHS năm 2015 quy định: “Trong thời hạn 12 giờ ké từ khi ra quyết định

tam giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo cácliệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có.thẩm quyên Nếu xét thấp việc tam giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì

Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định

tạm giữ phải trả te do ngay cho người bị tam giữ."

+ Để nhanh chống khắc phục thiếu si, sai Idan tong Việc áp dụng biệipháp ngăn chặn và bảo đảm quyền lợi cho người bị tạm giữ, khoản 3 Điều 118quy định: “Trong khi tam giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tổ bị can thì Cơ quanđiều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải

trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện

kiếm sắt phải trả tự do ngay cho người bị tam git.” Điều này được cụ thể hóatrong Điều 16 quy chế tạm thời về Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sátviệc khởi tố, điều tra và truy tố (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/QD-

'VKSTC ngày 29/12/2017của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) của

'Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

Did 16 Thực hành quyên công tỔ, kiểm sắt việc tome giữ

1 Ngay sau khi nhận được quyết định tam giữ,

“uất định gia han tam g

tiến hành kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của việc tạm giữ, gia han tam giữ

dé báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện giải quyết như sau:

so dé nghị phê chuẩncủa Cơ quan có thẩm quyền điều tra, Kiém sắt viên

a) Nếu thậy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì ra

quyét định hú bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu cơ quan đã ra quyết định tam

giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ theo quy định tại khoản 4 Điều 117 Bộ

luật TỔ tung hình sự;

'b) Nếu thấy việc gia hạn tạm giữ có căn cứ và cần thiết thì trong thời hạn

12 giỏ, kế từ khi nhận được hỗ sơ dé nghị phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ,lãnh đạo Viện phải ra quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ Nếuthấy việc gia hạn tạm giữ không có căn cứ và không cần thiết thì ra quyết định:

Trang 34

thông phê chuẩn quyết định gia hạn tam giữ và yêu cầu cơ quan đã ra quyết

dink tạm giữ trả tự do ngay cho người bi tam giữ theo quy định tại khoản 2 Điền

118 Bộ luật Tổ tung hình sự Trường hợp Viện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định

gia hạn tam giữ lần thí nhất nhưng không phê chuẩn quyết định gia hạn tam giữ

làn thí hai thì Viện kiểm sắt ra quyết định trả te do.

+ Về việc kiểm tra căn cước, đối với biện pháp tạm giam, K6 Điều 119

BLTTHS năm 2015 quy định: “Cơ quan ra lệnh tạm giam phải kiểm tra căn

cước của người bị tam giam và thông báo ngay cho gia dink người bị tạm giam

và cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị

tạm giam cư trú hoặc làm việc biết” Tuy nhiên đối với biện pháp tạm giữ

không có quy định tương tự Chúng tôi cho rằng tạm giam, tạm giữ đều là

| những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất, hạn chế các quyền tự do cá nhân

của con người, đặc biệt là quyền tự do đi lại Do vậy để bảo đảm áp dụng đúng.chính xác biện pháp tạm giữ, đồng thời tạo điều kiện cho họ và gia đình mời

người bao chữa cẩn phải bổ sung quy định “ Cơ quan ra lệnh tam giữ phảikiểm tra căn cước của người bị tạm giam và thông bảo ngay cho gia đình

người bị tạm giữ bids.”

| ~ BLLTTHS năm 2015 quy định những biện pháp bảo hộ của pháp luật đối

| với người thân thích và tài sản của người bị tạm giữ Khi người bị tam giữ có

con chưa thành niên dưới 14 tuổi hoặc có người thân thích là người tan tat, giàyếu, người có nhược điểm về tâm thin mà không có người chăm sóc thì gichính quyền xã phường, thị trin nơi họ cư trú chăm nom Những quy định này

là hợp lý bởi lẽ những người trên không có khả năng tự chăm sóc minh, họ

sống phụ thuộc vào người thân thích, vì vậy nếu người đó bị tạm giữ họ sẽ

không có nơi nương tựa nên chính quyền xã phường, thị trấn nơi họ cư trú phải

có trách nhiệm chăm nom Trong trường hợp người bị tạm giữ có nha hoặc tài

sản khác ma không có người trông nom, bảo quản thi cơ quan ra quyết tạm giữphải áp dụng những biện pháp trông nom, bảo quản thích đáng (Điều 120

BLTTHS năm 2015).

~ Về chế độ giam giữ: BLTTHS năm 2015 tiếp tục khẳng định ché độ

giam giữ khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù Bởi lẽ,

theo nguyên tắc suy đoán võ tội, chừng nào chưa có bản án kết tội của tòa án đãs6 hiệu lục pháp luật thì người bị tạm giữ vẫn được coi là người vô tội Do đó,chế độ giam giữ phải có sự khác biệt với chế độ chấp hành hình phạt tù Quy

Trang 35

định này thể hiện việc tôn trọng quyền con người của pháp luật ngay cả khi họ là

người bị buộc tội”, Chế độ tạm giữ được quy định cụ thé trong Luật thi hành tam

giữ tạm giam 2015, Theo đó, người bị tam giữ được gặp thân nhân một lầntrong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia bạn tạm giữ Thời gian mỗi

lần gặp không quá một giờ (Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam) Người

bảo chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa

tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tam giữ, tạm giamđang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc

bảo chữa Người bị tạm giữ chỉ được đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam

đồ dùng cần thiết cho cá nhân Đỗ vật, tư trang, tiền và tài sẵn khác của họ

tạm giữ, tạm giam)

Trên đây là một số vấn dé liên quan đến quy định BLTTHS nam 2015 vềign pháp ngăn chặn tạm giữ Sự rõ ràng, chặt chẽ, thống nhất và hợp lý của các.quy định về tạm giữ là nền tang, cơ sở quan trọng để bảo đảm việc áp dụng các

biện pháp này đạt được hiệu quả cao Do đó, trong quá trình sửa đổi, bd sung

BLTTHS năm 2015 cần có một số điều chỉnh về biện pháp tạm giữ 48 phát huy

tốt hơn nữa vai trò biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự./

Hoàng Thị Miah Sơn, Bảo đêm quy cba người bị bit, gud ten gi, người bi tem glam trong lổ tang

‘inh sự Việt Nam, Top eh Luậ học số 3/201], S8

Trang 36

MỘT SO VAN DE VE BIEN PHÁP NGAN CHAN TẠM GIAM

‘THEO QUY ĐỊNH CUA BỘ LUAT TO TUNG HÌNH SỰ NAM 2015

ThS Nguyễn Thị Mai

Trường Đại học Luật Hà Nội

Trong các biện pháp ngăn chặn, tạm giam có tính nghiêm khắc nhất bởi

khi một người bị áp dụng biện pháp này sẽ bị hạn chế quyển tự do thân thé trong,

ian tương đối dài Nếu tạm giam không đúng đối tượng sẽ xâm phạm

đến quyền lợi, danh dự của cá nhân đó, không đạt được mục đích dé ra, làm suygiảm lòng tin của nhân dẫn vào pháp Int, đồng thôi còn có thé

trạng quá tải cho các nhà tạm giam Do đó, vig pháp ngăn chặn

đến tình

áp dụng bi

này phải tuân thủ chặt ché những quy định của pháp luật.

"Đồi tượng bị tạm giam phải là bị can, bị cáo, tức là đối với họ đã có quyết

định khỏi tổ hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử Nói cách khác, lúc này cơ quan

tiến hành tổ tụng đã có những chứng cứ thể hiện bị can, bj cáo đã thực hiện tội

phạm nên mới có thé bị tam giam, còn đối với người bị giữ, người bị bat chưaphải là đối tượng dé áp dụng biện pháp cưỡng chế này

1 Các trường hợp áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam

Tam giam có thé áp dụng đối với bị can, bị cáo khi thuộc một trong các

'rường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất: bị can, bị cáo vé tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất

nghiêm trong (khoản 1 Điều 119 BLTTHS năm 2015)

‘Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm

2017): Tội phạm rat nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm

cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy địnhđối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù; Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

"tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức caoThất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định

tù đến 20 năm từ, tù chung thân hoặc tử hình Nếu bị can, bị cáo phạm vao tội rất

"ghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng, tức là đã gây ra thiệt hai rất lớn, đặcĐiệt lớn cho xã hội

điều luật đã quy định rõ “tam giam có thé áp dụng " tức là không pl

với tội Ấy là từ trên 15 năm

việc áp dụng biện pháp tạm giam là cần thiết Tuy nhiên

Trang 37

can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị tạm giam

mà chủ thể có thẩm quyền phải căn cứ vào tình hình thực

vào tính chất, mức độ nguy của hành vi phạm tội cũng như nhân thân của

người phạm tội và các hiểu hiện khác để ra quyết định áp dụng.

Trường hợp thứ hai: Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội

nghiêm trọng, tội nghiêm trong mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tà trên

02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dung biện pháp ngăn chan khác nhung vi phạm;

8) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

©) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

4) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội:

4) Có hành vi mua chuậc, cưỡng áp, xii give người khác khai bảo gian

“dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu ly, giả mao chứng cứ, tài liệu, đồ vật của

của vụ án, căn cứ

vụ án, tẫu tắn tài sản liên quan dén vụ án; de dọa, không chế, trả thù người làm

chứng, bi hại, người tổ giác tội pham và người thân thích của những người này

Để có thé áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam thi bị can, bị

phạm vào tội it nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, trong đó tội phạm ít nghiêm trong

là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao

nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối 1a phạt tiên, phạtcải tạo không giam giữ hoặc phạt tà đến 03 năm; tội phạm nghiêm trọng là tộiphạm có tính chất va mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của.khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với ội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07năm tù; đồng thời phải thỏa mãn điều kiện Bộ luật hinh sự quy định hình phạt từtrên 02 năm và thuộc một trong các trường hợp kể trên So với quy định trongBLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 đã có sự sửa đổi, bổ sung với cáctrưởng hợp Hãy cho phủ hop hơn với thực tiễn Cụ thể có thé thấy qua bang bau

BLTTHS nam 2003 BLITHS năm 2015

‘Da bị áp dung BPNC khác nhưng vi phạm,

“Không có nơi cự trú rõ rằng hoặc không xác định được

Trang 38

đổ ÄCân trở việc điều tra, | Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi give người khác |

| | ray tổ, xét xã hai bảo gian dối, cùng cdp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy,

giá mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, lu tắn tài

sản liên quan đến vụ én; de doa, không chế, trả thà

người làm chứng, bị hại, người 16 giác tội phạm va

người thân thich của những người này

|

Ls

Như vậy, so với điểm b khoan 1 Điều 88 BLTTHS năm 2003, khoản 2

| piều 119 BLTTHS năm 2015 đã bổ sung thêm hai trường hợp mới để có thé áp.

dung biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo “da bi áp dụng biện pháp ngăn chăn

ác nhưng vi phạm "; "không có nơi cự trú rõ rằng hoặc không xác định được lý

lich của bị can” nhằm dim bảo bị can, bị cáo trước đó có thể được áp dụng biện pháp cẩm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh, đặt tiền để bảo dim nhưng lại vi phạm;

bi can, bị cáo không có nơi cư trú rõ rằng hoặc không xác định được lý lịch thi

co quan tiến hành tố tung sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm sự có mặt

của bị can, bị cáo khi cần thiết, do đó việc bổ sung thêm hai trường hợp này là

tất phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn.

Đồng thời, khoản 2 Điều 119 BLTTHS năm 2015 đã quy định chỉ tiết hon

nữa các trường hợp mà trước đó đã được quy định trong BLTTHS năm 2003 Cụ

thể, trường hợp bị can, bị cáo “có thé trấn” được thay bằng “hd trốn và bị battheo quyét định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trấn” Rõ ràng bị can, bị cáo có hành

vi “bỏ trốn” nguy hiểm hơn so với “có dấu hiệu bỏ trốn” nhưng trước đó lại không

được quy định trong BLTTHS 2003 dẫn đến thực trạng khi đang giải quyết vụ án

thì bị can, bị cáo trốn, Cơ quan điều tra ra lệnh truy nã, khi bắt được bị can, bịcáo thì đây lại thuộc trường hợp bắt người đang bị truy nã và có thể áp dụng biện.pháp ngăn chặn tạm giữ mà thời hạn tạm giữ tối đa chỉ có 9 ngày, khi bết thờihạn tạm giữ thì có thé áp dụng biện pháp tạm giam hay không? Day là vấn đề

BLTTHS năm 2003 còn bỏ ngỏ dẫn đến việc áp dụng ở các địa phương không

thông nhất nhưng đã được khắc phục trong quy định của BLTTHS năm 2015

Tương tự với trường hợp “có thể tiếp tục phạm tội” và "tiếp tue phạmtội", bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội tức là hành vi phạm tội mới đã được thực.iện trên thực tế, đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng BLTTHS năm

2003 lại không quy định đây là trường hợp có thé tạm giam mà chi quy định tam

| Siam đối với trường hợp có thé tiếp tục phạm tội Một người mới chỉ có những

Trang 39

biểu hiện có thể tiếp tục phạm tội thì bị tạm giam còn người đã thực tộiphạm trên thực tế lại không có quy định, điều này là bắt hợp lý, do đó BLTTHSnăm 2015 bé sung trường hợp có thé tạm giam đối với bị can, bị cáo tiếp tụcphạm tội là hết sức cần thiết.

‘Theo quy định của BLTTHS năm 2003, bị can, bị cáo cán trở việc điều

tra, truy 16, xét xử thì có thé bj tạm giam nhưng hành vi cản trở được biểu hiện

thế nào thì Bộ luật không quy định và cũng không có văn bản hướng dẫn nên dẫn

én tình trạng ty nghỉ áp dụng Trong BLTTHS năm 2015 trường hợp nay đã

được thay thé bằng những biểu hiện cụ thé hơn, đó là: bị can, bị cáo có hành vimua chuộc, cưỡng ép, xii giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu.sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vat của vụ án, tau tán tai sản

liên quan đến vụ án; de dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố.

giác tội phạm và người thân thích của những người này.

Trường hợp thứ ba: tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội

it nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếptục phạm tội hoặc bỏ trồn và bị bắt theo quyết định truy nã (Khoản 3 Điều 119

BLTTHS năm 2015)

Đây là trường hợp mới được quy đị trong BLTTHS năm 2015, để có

thể áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo phải thỏa mãn hai điều.kiện: i) bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến

02 năm; ii) họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn va bj bắt theo quyết định truy nã

"Như vậy mặc dù bị can, bị cáo chỉ phạm tội ít nghiêm trọng, mức hình phạt tù

đối với tội đó đến 02 năm tức là tính nguy hiểm, thiệt hại đối với xã hội không.lớn nhưng trong quá trình giải quyết vụ án thì bị can, bị cáo lại tiếp tục phạm tộihoặc bỏ trốn và bị bat theo quyết định truy nã Lúc này bị can, bị cáo đó đã trở.nên nguy hiểm hơn, có thể gây khó khăn cho việc điều tra, truy tổ, xét xử Do 46,việc bổ sung trường hợp này tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan tiền hành tố tụng có.thể tạm giam bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng khi xét thấy cần thiết

2 Áp dụng biện pháp tạm giam đối với một số chủ thể đặc biệt

s®— Tạm giam phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi,

người già yêu, người bị bệnh năng.

Khoản 4 Điều 119 BLTTHS năm 2015 quy định: Đối với bị can, bj cáo là.phụ nữ có thai hoặc dang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị

Trang 40

pệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lich rõ rằng thi không tạm giam mã áp dung

biện pháp ngăn chặn khác trừ các trường hợp:

a) Bộ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;

b) Tiếp tục phạm tội;

©) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xiii giục người khác khai báo gian

đồi, cung cấp tai liệu sai sự thật; tiêu hủy, gid mạo chứng cứ, tải liệu, đồ vật của

‘vp án, tdu tán tài sản liên quan đến vụ án; de dọa, khống chế, trả thù người làm.

chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người nay;

4) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác

định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

‘Nhu vậy nếu bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ

ring thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhằm bảo đảm

cho sức khỏe của người phụ nữ khi có thai cũng như tạo điều kiện tốt nhất để

họ được nuôi con nhỏ, hoặc đối với người gid yếu, người bị bệnh nặng nếu bị

tam giam thi cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của họ Quy định này

thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước trong quá trình giải quyết vụ ánhình sự, tuy nhiên nếu họ thuộc một trong bồn trường hợp kế trên thì vẫn tiến

"hành tạm giam.

Quy định trong BLTTHS năm 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung cụ thể

| hơn so với BLTTHS năm 2003 như: điều luật đã thay “lệnh truy na” bằng “quyết

lịnh truy nã" cho thống nhất với những quy định khác của pháp luật; có sự cu

| thể hóa đối với hành vi cố ý gây cân trở nghiêm trọng việc điều tra, truy tố, xét

xử để thực tiễn áp dụng được thống nhất; thay cụm từ “cho rằng” bằng “xácđịnh” để bảo đảm căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam với bị can, bj cáo phạm

tội xâm phạm an ninh quốc gia là chính xác

Tam giam đối với người đưới 18 tuổi

Người dưới 18 tuổi chưa có sự phát triển toàn điện vẻ tâm sinh lý cũngnhư khả năng nhận thức, phần lớn vẫn đang đi học và sống cũng gia đình, do đó,

chỉ áp dụng biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi khi

s6 căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sắt và các biện pháp ngăn chặn.

Khác không hiệu quả Theo Điều 419 BLTTHS nim 2015, người từ đủ 14 tuổi

đến dưới 16 tuổi có thể bị tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điểu 12.

Ngày đăng: 14/04/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w