Bài viết đã nghiên cứu đánh giá các quy định về xét xử sơ thâm của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thực trạng thực hiệncác quy định này với việc chỉ ra nhiều hạn chế bất cập về thâm qu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRUONG DAI HỌC LUAT HÀ NỘI
THỦ TỤC XÉT XU SƠ THÁM VU ÁN HÌNH SU THEO BỘ LUẬT TÓ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
MA SO: LH-2018-11/DHL-HN
Chủ nhiệm đề tài: TS Vũ Gia LamThư ký đề tài: NCS Nguyễn Thị Mai
HÀ NỘI - Tháng 5/2019
Trang 2DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI
STT HỌ VÀ TÊN DON VỊ CÔNG TÁC | TƯ CÁCH THAM GIA
1 | TS Vũ Gia Lam Trường DH Luật Hà Nội | - Chủ nhiệm đề tài
- Tác giả các chuyên đề
1;7
- Báo cáo tông thuật kếtquả nghiên cứu dé tài
2 |TS Phan Thị Thanh Mai | Trường DH Luật Hà Nội | Tác giả chuyên đề 4
3 | TS Mai Thanh Hiéu Trường ĐH Luật Hà Nội | Tác giả chuyên đề 5
4 | TS Nguyễn Hải Ninh Trường DH Luật Hà Nội | Tác giả chuyên dé 35_ |NCS Tran Thị Liên Trường DH Luật Hà Nội | Tác giả chuyên dé 2
6 | NCS Nguyễn Thị Mai Trường ĐH Luật Hà Nội | - Thư ký đề tài
Trang 3DANH SÁCH CÁC CHUYEN DE CUA ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU
STT TEN CHUYEN DE TAC GIA
1 | Những van dé chung về thu tục xét xử so tham TS Vũ Gia Lam
2 | Thủ tục xét xử sơ thâm của một số nước trên NCS Trần Thị Liênthế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam
3 | Quy định cua Bộ luật tô tụng hình sự nam| TS Nguyễn Hai Ninh
2015 về các nguyên tắc tô tụng áp dụng trong
xét xử sơ thâm vụ án hình sự
4 | Thâm quyền xét xử sơ thâm vụ án hình sự theo | TS Phan Thi Thanh Maiquy định của Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015
5_ | Quy định cua Bộ luật tô tụng hình sự năm TS Mai Thanh Hiểu
2015 về các quyết định của Tham phan chủ tọa
phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử
6 | Một số quy định chung về thủ tục tô tụng tai] NCS Nguyễn Thị Maiphiên tòa sơ thâm vụ án hình sự theo quy định
của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
7 | Thủ tục phiên tòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự TS Vũ Gia Lâmtheo quy định của Bộ luật tô tụng hình sự năm
2015
Trang 5MỤC LỤC
TT | PHAN THỨ NHẬT: BAO CAO TONG THUAT KET QUÁ | Trang
NGHIEN CUU DE TAI
MO DAU 2
1 | Những van dé chung của thủ tục xét xử sơ thâm vu án hình sự II
2 | Thực trạng quy định vê thủ tục xét xu sơ thâm vụ án hình sự của |_ 19
BLTTHS năm 2015
3 | Hoàn thiện một số quy định về thủ tục xét xử sơ thâm vụ án| 50hình sự của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
KÉT LUẬN 66PHAN THU HAI: CÁC CHUYEN DE 67
1 | Chuyên dé 1 Những van dé chung về thủ tục xét xử so thâm vu | 68
PHAN THU BA: Bài tạp chí “Zhu tuc phiên tòa xét xử sơ tham | 225
và việc bao đảm tranh tụng trong xét xứ sơ thám vụ án hình
sự”, Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 2 (28), tháng 4/2019
Trang 6PHAN THỨ NHÁT BẢO CÁO TÔNG THUẬT
KET QUÁ NGHIÊN CỨU DE TÀI
Trang 7MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài
Tại Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 “về một số nhiệm vụ trongtâm công tác tư pháp trong thời gian tới” Bộ Chính trị đã xác định yêu cầucủa cải cách tư pháp trong thời gian tới là phải: “Nang cao chất lượng công tốcủa kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, ngườibào chữa và những người tham gia tổ tụng khác việc xét xử của Toà ánphải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xétday đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào
chữa, bị cáo ”.
Ngày 26-5-2005, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết số 48-NQ/TW “về Chiếnlược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010,định hướng đến năm 2020” trong đó nêu rõ “ bảo đảm chất lượng tranh tụngtại phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng đểphán quyết bản án, coi đây là bước đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động
tư pháp ” Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành nghị quyết NQ/TW “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” trong đó nêu rõ
49-“ nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâuđột phá của hoạt động tư pháp ; hoàn thiện cơ chế bảo đảm dé luật sư thựchiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa ” Đây là sự đòi hỏi tất yếu trong bốicảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu vào đời sống pháp lý quốc tế Khoản 5Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đượcbảo đảm” Theo chúng tôi, đây là quy định cần thiết và là cơ sở pháp lý quantrọng cho việc thực hiện đúng đắn chủ trương, đường lối của Đảng và Nhànước ta trong chiến lược cải cách tư pháp trên phương diện hoàn thiện phápluật t6 tụng hình sự, đôi mới tô chức và hoạt động của cơ quan tư pháp nhất làđối với hệ thống tòa án, đổi mới thủ tục tố tụng (nhất là thủ tục tố tụng tạiphiên tòa xét xử) nham nâng cao hiệu quả công tác xét xử trong thời gian tới.Quán triệt tinh thần đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được ban hành với
Trang 8nhiều sửa đổi, b6 sung quan trọng, giúp khắc phục những hạn chế, bất cậptrong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 Đặc biệt là những quyđịnh về xét xử, trong đó có xét xử sơ thấm vu án hình sự Chế định xét xử sơthâm vụ án hình sự có vị trí quan trọng trong quy định của Bộ luật tố tụnghình sự, phiên tòa xét xử sơ thâm là nơi tòa án nhân danh Nhà nước đưa ranhững phán quyết giải quyết vụ án về nội dung, quyết định áp dụng tráchnhiệm hình sự với người bị buộc tội Các quy định về xét xử sơ thầm vu ánhình sự phải quan triệt được tinh thần cải cách tư pháp thủ tục tô tụng cần thểhiện rõ quan điểm bảo đảm dân chủ, bảo vệ quyền con người, công khai,minh bạch Việc nghiên cứu thủ tục xét xử sơ thâm giúp làm rõ những thayđôi, bố sung các quy định về xét xử sơ thầm vụ án hình sự tại BLTTHS năm2015; khang định những nội dung mới nào trong quy định về xét xử sơ thẩmtiễn bộ, phù hợp hơn so với quy định về xét xử sơ thầm của Bộ luật tố tụnghình sự năm 2003; phát hiện những van đề bất cập của Bộ luật tô tụng hình sựnăm 2003 về xét xử sơ thâm mà Bộ luật năm 2015 chưa khắc phục hoặc khắcphục chưa triệt dé Bên cạnh đó cũng giúp phát hiện những hạn chế, bat cậptrong quy định về xét xử sơ thấm của Bộ luật t6 tụng mới nhằm để xuấthướng khắc phục trước mắt cũng như lâu dài Xuất phát từ quan điểm trênchúng tôi chọn “Thi tục xét xử sơ thẩm vu án hình sự theo quy định của Bộluật tô tụng năm 2015” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở trong nước, trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu vềxét xử sơ thâm vụ án hình sự ở những góc độ khác nhau Tuy nhiên, các côngtrình nghiên cứu đó đều chủ yếu lấy đối tượng nghiên cứu là quy định của Bộluật năm 2003 về xét xử sơ thấm và thực tiễn thi hành các quy định về xét xử
sơ thâm của Bộ luật này nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện trong bối cảnh Bộluật TTHS năm 2003 đã bộc lộ những han chế, bất cập nhất định Có rất ít các
công trình nghiên cứu trực tiép vé thủ tục xét xử sơ thâm vụ án hình sự theo
Trang 9quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Các công trình nghiên cứu vềxét xử sơ thâm hoặc liên quan đến chế định xét xử sơ thâm vụ án hình sự(theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003) chủ yếu được đề cậptrong các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, bài viết cho hội thảokhoa học, sách tham khảo, giáo trình, luận văn cao học, luận án tiễn sĩ Cụthé: Tác giả Nguyễn Ngọc Chí, có công trình nghiên cứu về “7ó tung tranhtụng và van dé cải cách tư pháp ở Việt Nam trong diéu kiện xây dựng Nhànước pháp quyên ” đăng trong cuôn: Cải cách tu pháp ở Việt Nam trong điềukiện xây dựng Nhà nước pháp quyên, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 2004(tr 239 - tr 253) Bài nghiên cứu của tác giả đã làm sáng tỏ những vấn đề lýluận về cách thức tô chức xét xử theo mô hình tố tụng tranh tụng, đặc điểmcủa tô tụng tranh tụng, so sánh đối chiếu với kiểu tố tụng hình sự Việt Nam dédua ra kién nghi nhằm hoàn thiện cách thức tô chức xét xử tai Việt Nam theotinh thần cải cách tư pháp dé cao tranh tung và bảo đảm tranh tụng tại phiêntòa xét xử sơ thẩm nói riêng
Tác giả Pham Hong Hải với bài viết “Tiến tới xây dựng tô tụng hình sự
ở Việt Nam theo kiểu to tụng tranh tụng” trong cuỗn: Cải cách tu pháp ở ViệtNam trong diéu kiện xây dựng Nhà nước pháp quyên, Nxb Đại hoc Quốc gia,
Hà Nội 2004 (tr 254 - tr 264) Bài viết nghiên cứu làm rõ ưu điểm của tổtụng hình sự tranh tụng, những hạn chế của kiêu tố tụng hình sự hiện hành tạiViệt Nam và đề xuất phương hướng hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự ViệtNam theo kiểu tố tụng tranh tụng Tuy nhiên, tác giả chưa nêu được các điềukiện dé bảo đảm tranh tung và kha năng dé có các điều kiện đó trong bối cảnhthực tế của mô hình tố tụng hình sự Việt Nam
Tác giả Trần Dai Thang có bài “Mô hình tổ tụng hình sự thẩm cứu va
dé xuất hoàn thiện mô hình to tụng hình sự Việt Nam - in trong kỷ yêu hộithảo Mô hình luật tố tụng hình sự Việt Nam do VKS nhân dân tối cao thựchiện tại Hà Nội, 12/2009 (tr 27- tr 47) Tác giả Nguyễn Thái Phúc có bài
“M6 hình t6 tụng hình sự pha trộn” kỷ yêu hội thảo Mô hình luật tố tụng hình
Trang 10sự Việt Nam, Hà Nội, 12/2009 (tr 48 - tr 65) Tác giả Đỗ Ngọc Quang có bài
“Phuong hướng hoàn thiện mô hình to tụng Việt Nam” kỷ yếu hội thảo Môhình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Hà Nội, 12/2009 (tr 66 - tr 82) Nhìnchung, các bài nghiên cứu của các tác giả trên đều tập trung nghiên cứu về cáckiểu tố tụng (mô hình) khác nhau đối chiếu với kiểu tô chức tổ tụng tại ViệtNam và trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện toàn điện mô hình
tố tụng hình sự nước ta cũng như cung cấp các quan điểm nhằm sửa đổi, bốsung Bộ luật năm 2003 chứ không đi sâu nghiên cứu để đề xuất vấn đề hoànthiện chế định xét xử sơ thẩm trong quy định của Bộ luật t6 tụng năm 2003
ThS Dinh Văn Qué có bài “Thu tuc xét xử sơ thẩm trong t6 tụng hình
sự Việt Nam - thực trạng và phương hướng hoàn thiện” in trong kỷ yêu Hộithảo hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp -kinh nghiệm Cộng Hòa liên bang Đức do VKSNDTC tô chức thang 10/2011.Bài viết đề cập trực tiếp đến chế định xét xử sơ tham vụ án hình sự trong Bộluật tố tụng hình sự năm 2003 Bài viết đã nghiên cứu đánh giá các quy định
về xét xử sơ thâm của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thực trạng thực hiệncác quy định này với việc chỉ ra nhiều hạn chế bất cập về thâm quyền xét xử,việc ra các quyết định trong giai đoạn xét xử; thủ tục phiên tòa xét xử trên cơ
sở đó đề xuất hướng hoàn thiện
Tác giả Vũ Gia Lâm có bài nghiên cứu “Đổi mới thủ tục phiên tòa hình
sự sơ thẩm theo hướng bảo đảm nguyên tắc tranh tụng” đăng trên Tạp chíViện kiểm sát nhân dân, số 21/2013 Bài viết đề cập đến quy định về thủ tụcphiên tòa xét xử sơ thâm nặng về thầm vẫn của HĐXX mà coi nhẹ hoạt động
tranh tụng giữa bên buộc tội và gỡ tội tại phiên tòa Thủ tục phiên tòa chưa
phản ánh tư tưởng đề cao và bảo đảm tranh tụng trong xét xử và quan điểmcải cách tư pháp Trên cơ sở đó đề xuất việc hoàn thiện quy định về thủ tụcphiên tòa xét xử sơ thẩm theo hướng bảo đảm tốt tranh tung trong xét xử
Tác giả Vũ Gia Lâm có bài nghiên cứu “Nguyên tắc tranh tụng trongxét xử của Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015 và việc triển khai thực hiện”
Trang 11đăng trên Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân, số 21/2017 Đây là bài viết nghiêncứu về những yêu cầu của nguyên tắc tranh tụng đối với việc quy định thủ tụcphiên tòa xét xử sơ thẩm và đối chiếu với quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2015 dé xem xét, đánh giá đề xuất hướng trién khai thực hiện nguyêntắc tranh tụng tại phiên tòa xét xử sơ thâm
2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên diễn đàn nghiên cứu khoa học ngoài nước, không có nhiều cáccông trình nghiên cứu có liên quan đến dé tài Có thé ké đến một số công trìnhkhoa học có liên quan đến một số nội dung của đề tài như: cuốn “Pháp luậttrong cuộc sống chúng ta” của tác giả XX.Alechxayep - Sách dịch, Nxb.Pháp lý Hà Nội năm 1986 đã nghiên cứu về bản chất của hoạt động xét xử nóichung và xét xử về hình sự nói riêng Tác giả không nghiên cứu cu thé về thủtục xét xử sơ thâm vu án hình sự mà đi sâu tìm hiểu các đặc điểm của cáchình thức (kiểu) xét xử theo các mô hình té tụng phổ biến trên thé giới là môhình xét xử (kiểu) xét xử tranh tụng và mô hình (kiểu) xét xử thâm van, phântích những đặc trưng cơ bản của các hình thức tô tung này cũng các ưu, nhượcđiểm của chúng Đây là tài liệu tham khảo giúp nhận diện được mô hình tốtụng hình sự Việt Nam, cung cấp những thông tin bổ ích cho việc nghiên cứu
về các hình thức xét xử đã và đang tồn tại trên thế giới
Ngoài ra, trong cuốn “Chuyén dé về: Tự pháp hình sự so sánh” củaViện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp xuất bản năm 1999 đã biên dịch và giớithiệu cuốn “Tu pháp hình sự so sánh” của tác giả người Mỹ Philip.L.Reichel.Trong cuốn sách này, tác giả nước ngoài đã cung cấp một cái nhìn tổng quát
về luật tố tụng trong đó có quy định về tố tụng xét xử trong mối quan hệ sosánh giữa các mô hình tố tụng khác nhau trên thế giới Cách dé cập của tácgiả không đi sâu vào chỉ tiết về thủ tục tố tụng xét xử nói chung và xét xử sơthâm vụ án hình sự nói riêng mà chỉ làm rõ cách thức tô chức tố tụng của các
hệ thống pháp luật khác nhau trên thế giới (tr.117 - tr.134) Trong tác phẩmnày, tác giả Philip.L.Reichel cũng nghiên cứu làm rõ các cách thức tô chức hệ
Trang 12thống tòa án khác nhau và nêu khái quát về thủ tục xét xử vụ án tại phiên tòahình sự của một số quốc gia trên thế giới thuộc các kiểu (mô hình) tố tụnghình sự khác nhau như: Cộng hòa Pháp, Vương quốc Anh, Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa, Arâp Xêut (tr.204 — tr.227) Các nghiên cứu của tác giả là
nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu các công trình khoa học nói trên, chúng tôi nhận thấy đây
là những tài liệu có ý nghĩa đối với hoạt động xét xử của Tòa án nói chung vàxét xử sơ thâm vụ án hình sự nói riêng Tuy nhiên, các công trình khoa học ởtrong nước nói trên chủ yếu tiếp cận về thủ tục xét xử sơ thâm vụ án hình sựtheo quy định của BLTTHS năm 2003 nên đến nay không còn tính thời sựnữa Đề tài này của chúng tôi tập trung phân tích các quy định của BLTTHSnăm 2015 hiện hành về thủ tục xét xử sơ tham vụ án hình sự trên cơ sở nềntảng lý luận và tham khảo các nghiên cứu về pháp luật thực định từ các côngtrình đã được công bố Vi vậy, các kết quả nghiên cứu trong dé tai đảm bảotính kế thừa đồng thời đáp ứng yêu cầu của việc đánh giá toàn điện các quyđịnh của pháp luật t6 tụng hình sự hiện hành (BLTHS năm 2015) và các vănbản quy phạm pháp luật khác có liên quan về thủ tục xét xử sơ thâm vụ án
hình sự.
3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được thực hiện băng cách phân tích, đánh giá các quy định củapháp luật t6 tụng hình sự hiện hành cua Việt Nam về thủ tục xét xử sơ thâm
vụ án hình sự, có sự liên hệ và so sánh với quy định trước đây và pháp luật
của một số quốc gia trên thế giới Trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị nhằmtiếp tục hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục xét xử sơthâm vụ án hình sự mà trọng tâm là thủ tục tố tụng tại phiên tòa
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học xãhội như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống
kê (trong phạm vi hạn chế do BLTTHS năm 2015 mới chỉ có hiệu lực thi
hành), phương pháp so sánh.
Trang 134 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của dé tài này là làm rõ thực trạng quy định củaBLTTHS năm 2015 về thủ tục xét xử sơ thâm vụ án hình sự, xác định rõ cáckết qua, hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật dé từ đó đề xuấtcác kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tụcxét xử sơ thầm vụ án hình sự
Đề thực hiện được mục tiêu nói trên, đề tài sẽ triển khai thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, phân tích các quy định của BLTTHS năm 2015 hiện hành vềthủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bao gồm các van đề về nguyên tắc điềuchỉnh, thâm quyền xét xử, thủ tục tố tụng tại phiên tòa; trong đó có sự liên hệ,
so sánh với quy định của BLTTHS năm 2003 và quy định về thủ tục xét xử sơthâm của một số quốc gia trên thế giới
Thư hai, trên cơ sở các quy định của BLTTHS năm 2015 hiện hành,
đánh giá được các kết quả, vướng mắc, hạn chế trong quy định về thủ tục xét
xử sơ thấm dé dé xuất các kiến nghị hoàn thiện quy định của BLTTHS năm
2015 về van dé này
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục xét
xử sơ thâm vụ án hình sự bao gồm: quy định về các nguyên tắc của luật tốtụng hình sự, quy định về thâm quyền xét xử của Tòa án cấp sơ thâm, quyđịnh về các quyết định của Thâm phán chủ tọa phiên tòa trong giai đoạn xét
xử sơ thấm vụ án hình sự và các quy định chung về thủ tục tô tụng tại phiêntòa xét xử sơ thâm vụ án hình sự Một số quy định của BLTTHS năm 2015 vềthủ tục xét xử sơ thẩm có sự liên hệ và so sánh với quy định trong các văn bảnpháp luật tố tụng hình sự trước đây và quy định của pháp luật một số nước
trên thê giới.
Trang 14Đề tài phân tích về thủ tục xét xử sơ thâm vụ án hình sự trong thời gianBLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành Các số liệu thống kê (nếu có) trong
đề tài chủ yếu được nghiên cứu, đánh giá trong phạm vi năm 2018
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài là công trình nghiên cứu tương đối sâu về thủ tục xét xử sơ thâm
vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (có hiệulực thi hành ngày 01/01/2018) Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu
phục vụ tích cực cho việc học tập của sinh viên, học viên cũng như phục vụ nghiên cứu và giảng dạy của giảng viên trong trường Đại học Luật nói riêng
và các cơ sở dao tạo pháp luật nói chung.
Những nhận xét, đánh giá của các tác giả đối với các quy định về thủtục xét xử sơ thâm vụ án hình sự của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 cũngnhư những đề xuất hoàn thiện các quy định có những hạn chế, bất cập củaBLTTHS năm 2015 về thủ tục xét xử sơ thẩm là những đóng góp có tính thiếtthực, có thể vận dụng đề phục vụ việc hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sựnước ta đáp ứng yêu cầu của chiến lược cải cách tư pháp trong thời gian trước
mắt cũng như lâu dài.
Trang 15NỘI DUNG
Đề tài gồm 7 chuyên đề với các nội dung chính như sau:
Thứ nhát, những vẫn đề chung về thủ tục xét xử sơ thâm vụ án hình sự.Trong phần này, đề tài tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề chungnhất làm cơ sở và tiền đề cho việc nghiên cứu cụ thể các quy định củaBLTTHS năm 2015 về thủ tục xét xử sơ thâm vụ án hình sự Cụ thể: Làm rõkhái niệm thủ tục xét xử sơ thâm vụ án hình sự; xác định vị trí của thủ tục xét
xử sơ thẩm trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; làm sáng tỏ những đặcđiểm của thủ tục xét xử sơ thầm vu án hình sự; xác định nhiệm vu của thủ tục(giai đoạn) xét xử sơ thâm vụ án hình sự; xác định những yêu cầu của thủ tụcxét xử sơ thâm đối với việc lập pháp nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụcủa thủ tục này trong thực tiễn; tham khảo quy định về thủ tục xét xử sơ thâmcủa một số nước trên thế giới nhằm rút ra kinh nghiệm đôi với Việt Nam.Thư hai, quy định của Bộ luật tô tụng hình sự năm 2015 về thủ tục xét xử
sơ thâm vụ án hình sự Phần này phân tích, đánh giá các quy định củaBLTTHS năm 2015 về thủ tục xét xử sơ thâm vụ án hình sự và một số quyđịnh có liên quan đến xét xử sơ thẩm như các nguyên tắc của tô tụng áp dụngtrong xét xử; thâm quyền xét xử sơ thâm; các quyết định của Thâm phán chủtọa phiên tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; các quy định chung về thủ tụct6 tung tai phién toa so tham; thu tuc phién toa xét xu so thấm vu án hình sựtheo quy định của Bộ luật t6 tung hình sự năm 2015
Thư ba, hoàn thiện quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục xét xử sơthâm vụ án hình sự và các quy định khác có liên quan Phần này, dé tài đã déxuất việc tiếp tục sửa đôi, bố sung một số quy định của BLTTHS năm 2015
về thủ tục xét xử sơ thâm nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ va nâng cao
tín khả thi của các quy định này.
Nội dung cụ thê của các chuyên đê nghiên cứu như sau:
Trang 161 Những vấn đề chung về thủ tục xét xử sơ tham vu án hình sự
1.1 Khải niệm thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) hiện hành, giaiđoạn xét xử vụ án hình sự được thực hiện bằng hai thủ tục xét xử: Thủ tục xét
xử sơ thâm và thủ tục xét xử phúc thâm Đây là giai đoạn tố tụng có tính chatquyết định của quá trình giải quyết vụ án hình sự Bởi lẽ, trong giai đoạn nàyTòa án thực hiện một trong ba quyền lực quan trọng của Nha nước 1a quyền
“tư pháp” để giải quyết các vụ án hình sự về nội dung, xác định bị cáo có tộihay không có tội Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 26/5/2005 của Bộ Chính trị
“vê Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thong pháp luật Việt Nam đến năm
2010, định hướng đến năm 2020” xác định: “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tưpháp theo hướng dân chủ, bình đăng, công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưngthuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động
tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại phiên tòa xét xử, lẫy kết quả tranhtụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là bước độtphá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp ” Nghị quyết 49-NQ/TW của
Bộ Chính trị ngày 2/6/2005 “về Chiến lược cải cách tu pháp đến năm 2020”nêu rõ “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh,bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự tô quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử có
hiệu quả và hiệu lực cao”, “đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõhơn vi trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiễn hành tố tụng và người thamgia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh; nângcao chất lượng tranh tụng tai các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột pha củahoạt động tư pháp ” Đặc biệt, trong Hiến pháp sửa đôi năm 2013 tạiChương 8 về “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân” đã quy định mộtnguyên tắc mới rất quan trọng, đó là “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đượcbảo đảm” Nguyên tắc này cũng chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho việcquy định nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử vụ án hình sự cũng như
Trang 17việc xây dựng các chế định pháp luật tố tụng hình sự, nhất là các chế định vềthủ tục xét xử vụ án hình sự như: thủ tục xét xử sơ thâm; thủ tục xét xử phúcthâm trong Bộ luật t6 tung hinh su nam 2015 Vi vay, trong pham vi dé tainày, chúng tôi phân tích một số van dé liên quan đến thu tục xét xử so thẩm
vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS năm 2015 dé từ đó đưa ra những đềxuất, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện hơn nữa quy định của BLTTHS năm
2015, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, đảm bảo sự phù hợp về địa
vị pháp lý của các cơ quan có thâm quyên tiến hành tô tụng, người có thâmquyên tiễn hành tô tụng; bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người tham gia
tố tụng, cá nhân, cơ quan, tô chức
Thủ tục xét xử sơ thâm vụ án hình sự là cách thức tô chức xét xử ở cấp xét
xử thứ nhất (cấp sơ thẩm), trong đó toà án có thâm quyền xét xử sơ thâm trên
cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự sẽ xem xét, giảiquyết vụ án bằng việc ra bản án xác định bị cáo (hoặc các bị cáo) có tội haykhông có tội, quyết định hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với bị cáo,cũng như ra các quyết định tô tụng khác theo quy định của pháp luật
1.2 Vị trí của thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trong quả trình to tung
hình sự
Thủ tục xét xử sơ thâm có vị trí đặc biệt quan trọng, có tính chất quyết
định đối với quá trình giải quyết vụ án Đây là nơi lần đầu tiên Toà án thông
qua hoạt động xét xử giải quyết vụ án hình sự về nội dung, thực hiện nhiệm
vụ quan trọng nhất của tố tụng hình sự là xét xử đúng người, đúng tội, ápdụng đúng pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích nhà nước,quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức
Tùy vào loại hình tố tụng hình sự (kiểu, mô hình tố tung) được áp dụng
mà tại mỗi quốc gia có cách thức tiến hành thủ tục xét xử khác nhau tại phiêntoà sơ thầm Về cơ bản, các thủ tục tố tụng tại phiên toà của mỗi loại hình tốtụng khác nhau đều có những nét đặc trưng riêng, phản ánh bản chất của loạihình tô tụng nhất định đó cùng các yêu tố mang tính truyền thống của tổ tụng
Trang 18xét xử nói chung Khác với mô hình tổ tụng tranh tụng, phiên tòa xét xử ởnước ta nói chung và phiên tòa xét xử sơ thâm về hình sự nói riêng khôngphải là nơi bắt đầu điều tra mà là nơi tiếp tục cuộc điều tra đã được tiễn hànhtrong các giai đoạn tô tụng trước đó Bởi lẽ, tại phiên tòa xét xử nói chung vàphiên tòa xét xử sơ thẩm nói riêng, ngoài việc thâm tra các chứng cứ đã thuthập được trước đó, tòa án (HDXX) còn tiếp tục thu thập chứng cứ mới quaviệc điều tra, xét hỏi tại phiên toà Trên cơ sở kết quả thẩm tra chứng cứ đãđược thu thập trong hồ sơ vụ án ở giai đoạn điều tra, truy tổ và việc xem xét,đánh giá các chứng cứ mới thu thập tại phiên toà, căn cứ kết quả tranh tụng tạiphiên tòa, Hội đồng xét xử ra phán quyết giải quyết vụ án khách quan, toàndiện, đầy đủ.
Hoạt động xét xử của Tòa án nói chung, xét xử sơ thâm nói riêng ởnước ta trước hết phải tuân thủ theo các nguyên tắc chung chi phối toàn bộcác hoạt động tố tụng giải quyết vụ án hình sự và những nguyên tắc riêng chỉphối hoạt động xét xử vụ án hình sự của Tòa án đã được ghi nhận trong Hiếnpháp và BLTTHS năm 2015 như: nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc xácđịnh sự thật vụ án, nguyên tắc trách nhiệm khởi t6 và xử lý vụ án hình sự;nguyên tắc xét xử sơ thâm có Hội thâm tham gia; nguyên tắc Tham phán, Hộithâm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc xét xử kịp thời,công bằng và công khai; nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theo đa số;nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm; nguyên tắc chế độ xét xử
sơ thâm, phúc thâm được bảo đảm Đồng thời, các quy định trong BLTTHSnăm 2015 về thủ tục xét xử sơ thâm hình sự bao gồm quy định về thầm quyềnxét xử, chuẩn bị xét xử; các quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa;quy định về trình tự, thủ tục xét xử tại phiên tòa sơ thấm là sự đảm bảo tốtnhất cho việc xác định các điều kiện để Tòa án thực hiện tốt chức năng xét xửcũng như việc tham gia vào quá trình giải quyết vụ án của các chủ thé tố tụnghình sự, nhất là của cá nhân (người), cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng hình
sự Xét xử sơ thâm là một giai đoạn tô tụng mà ở đó đòi hỏi những người tiên
Trang 19hành tố tung và người tham gia tố tụng phải tập trung trí tuệ, xử lý các tìnhhuống một cách mau le, các lý lẽ đưa ra không chi đòi hỏi sự chính xác màphải có sức thuyết phục, nhưng đồng thời lại phải tuân theo những quy địnhcủa pháp luật Trong quá trình chuẩn bị xét xử, thông qua việc nghiên cứu hồ
sơ của Thâm phán chủ tọa phiên tòa, Tòa án phát hiện và tự mình khắc phụchoặc yêu cầu Viện kiểm sát khắc phục những vi phạm về thâm quyên, về thủtục tố tụng: bố sung những thiếu sót về chứng cứ Thông qua việc thực hiệnnhững quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa, HĐXX tuân thủ triệt
để và day đủ các quy định cụ thé và chặt chẽ của pháp luật tố tụng về việcđảm bảo sự có mặt của những người tham gia tô tụng Nếu có người tham giat6 tụng nào đó đã được triệu tập đến phiên tòa dé xét hỏi mà văng mặt, Tòa ánchỉ có thé xét xử không có mặt họ trong những trường hợp nhất định dé bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ cũng như bảo đảm cho việc xác định sựthật của vụ án Tại phiên toà, các chủ thé tố tụng cũng được đảm bảo thựchiện ở mức độ tốt nhất và day đủ nhất các quyền và nghĩa vụ tô tụng của minhbằng các thủ tục tố tụng trực tiếp và công khai, có sự kiểm soát chặt chẽ của
xã hội (người tham dự phiên tòa, truyền thông, báo chí ) Tại phiên toà, các
chủ thê tố tụng như “bên buộc tội” và “bên gỡ tội” đều được đảm bảo quyềnbình dang trong việc đưa ra chứng cứ, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ,công khai, sòng phẳng trước Toà án (Hội đồng xét xử) Bên cạnh đó, các quyđịnh chung về thủ tục phiên tòa, về giới hạn Xét xu sơ thấm, việc ra bản án,quyết định của tòa án, vị trí và vai trò điều hành của Thâm phán chủ tọa phiêntoà xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một bảo đảm pháp lý quan trọng cho việc
thực hiện nguyên tắc xét xử độc lập của tòa án Kết quả hoạt động xét xử củaTòa án tại phiên toà không chỉ có tác dụng trừng tri, ran đe người phạm tội,
giúp khắc phục các thiệt hại mà tội phạm gây ra cho các quan hệ xã hội đượcluật hình sự bảo vệ mà còn có ý nghĩa giáo dục, tuyên truyền, phd biến phápluật, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân nói chung và góp phần quan
trọng vào công tác phòng ngừa tội phạm.
Trang 20Thủ tục xét xử sơ thâm và phiên toà xét xử sơ thẩm có vị trí quan trọngnhư vậy trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nên việc nâng cao chất lượngphiên tòa sơ thâm luôn là một nhu cầu, một đòi hỏi khách quan có tính cấpthiết Nhất là trong bối cảnh nhà nước ta đang đây mạnh công cuộc cải cách
tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyên, trong đó cải cách hệ thống Tòa án
về tô chức và hoạt động là khâu đột phá đầu tiên và quan trọng hàng đầu.Việc cải cách hoạt động của tòa án phải lây việc đối mới và hoàn thiện thủ tục
xét xử làm trọng tâm Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm
2015 về thủ tục xét xử sơ thâm hình sự thì có thé thay rang, mặc dù sự ra đời
của BLTTHS năm 2015 đã đánh dấu bước phát triển mới trong công tác lậppháp của nước ta, đặc biệt là các quy định về thủ tục tô tụng tại phiên tòa đã
có những sửa đôi, bô sung quan trọng, nhưng vẫn còn tồn tại một số tỒn tại,hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả trong công tác xét xử củaTòa án Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật tô tụng
về thủ tục xét xử sơ thâm hình sự vẫn là một yêu cầu có tính cấp thiết, trong
đó việc hoàn thiện thủ tục tố tụng tại phiên tòa sơ thấm là tâm điểm
1.3 Những yêu cau của thủ tục xét xử sơ thẩm trên phương điện lập pháp
và những nội dung can làm rõ khi nghiên cứu quy định về thủ tục xét xử sơthẩm vụ án hình sự trong Bộ luật t6 tụng hình sự hiện hành
Những yêu cầu của thủ tục xét xử sơ thâm vụ án hình sự xuất phát từđường lỗi của Đảng trong định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp
luật Trong đó có việc xây dựng và hoàn thiện các thủ tục tư pháp với phương
châm “Cải cách mạnh mẽ các thủ tục tư pháp theo hướng dân chủ, bình đăng,
công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia, giámsát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp; bảo đảm chất lượng tranh tụng tại
các phiên tòa xét xử, lay kết quả tranh tụng tại phiên tòa làm căn cứ quantrọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượnghoạt động tư pháp ”
' Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt nam đên năm 2010, định hướng đên năm 2020, tr.5-6.
Trang 211.3.1 Thủ tục xét xử sơ thẩm đòi hỏi phải có sự phan định rõ ràng, cụ thể
và hợp lý thẩm quyên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự giữa các tòa án, tránh sựchong chéo, lần lộn về thẩm quyên xét xử
Hệ thống tòa án ở nước ta nói chung và các Tòa án có thâm quyền xét xử sơthâm vụ án hình sự ở nước ta về cơ bản được tổ chức theo đơn vị hành chính-lãnh thổ (tòa án nhân dân cấp tỉnh; tòa án nhân dân cấp huyện) hoặc theo vùnglãnh thé (tòa án quân sự khu vực; tòa án quân sự cấp quân khu) Với việc tổchức như vậy, dé vận hành tốt hoạt động xét xử sơ thấm của các tòa án này,tránh sự chồng chéo về thẩm quyền xét xử dẫn đến sự bao biện hoặc din daytrách nhiệm cho nhau giữa các tòa án trong và ngoài quân đội, giữa tòa án cấptrên và cấp dưới, giữa tòa án nơi này, nơi khác cần có sự phân định cụ thểthâm quyên xét xử cho các tòa án
Muốn phân định chính xác thâm quyền xét xử sơ thâm cho các tòa án cầnphải xác định rõ rang, day đủ các tiêu chí dé phân định Các tiêu chí này bao
gồm: căn cứ vào sự việc phạm tội (tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, tính chất phức tạp của tội phạm); đối tượng (người) thực hiện tội
phạm; nơi thực hiện tội phạm hoặc nơi phát hiện tội phạm dé phan dinh thamquyên xét xử giữa tòa án cho phù hop
1.3.2 Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đòi hỏi phải được quy định phùhợp với các nguyên tắc t6 tụng dp dung trong xét xử, phản ánh các đặc điểm
của thủ tục xét xứ cũng nhu nhiệm vụ xét xử
- Các nguyên tắc tô tụng áp dụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm là nhữngphương châm, định hướng bảo đảm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ của xét xử làxem xét, giải quyết vụ án đúng người, đúng tội, áp dụng đúng pháp luật, bảo vệquyên con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
cơ quan, t6 chức Các nguyên tắc tố tụng áp dụng trong xét xử còn giúp loại trừ
sự tùy tiện, sự áp đặt mang tính chủ quan của người có thâm quyền trong quátrình xét xử Các nguyên tắc đó bao gồm: nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc xác
Trang 22định sự thật của vụ án; nguyên tắc bảo đảm quyền bình đăng trước pháp luật;nguyên tắc suy đoán vô tội Do vậy, các quy định về thủ tục xét xử sơ thâm vụ
án hình sự phải thé hiện rõ yêu cầu và nội dung của các nguyên tắc tô tụng nói
trên.
- Thủ tục xét xử sơ thâm đòi hỏi phải cụ thể hóa được nội dung và yêu cầucủa các nguyên tắc tố tụng áp dụng trong giai đoạn xét xử sơ thâm phản ánhđặc điểm của hoạt động xét xử sơ thâm về cơ bản là hoạt động tập thể, thể hiện
rõ nhất sự dân chủ của chế độ Nhà nước, chế độ tố tụng, bảo đảm sự tham giarộng rãi của quân chúng nhân dân vào hoạt động xét xử của tòa án cũng nhưbảo đảm sự kiểm tra, giám sát của xã hội đối với hoạt động xét xử của Tòa an.Các nguyên tắc thé hiện những nội dung đó bao gồm: nguyên tắc thực hiện chế
độ xét xử có hội thâm tham gia; nguyên tắc xét xử tập thể; nguyên tắc tòa ánxét xử kịp thời, công băng, công khai
- Hoạt động xét xử là hoạt động có tính chất phân xử nên đòi hỏi phải bảo
đảm sự độc lập và trung lập của Tòa án cũng như sự tuân thủ pháp luật của Tòa
án (HDXX), loại trừ sự tác động trái pháp luật làm ảnh hưởng đến tính đúngdan của hoạt động xét xử Đồng thời bảo đảm sự bình dang giữa các bên thamgia phiên tòa có lợi ích đối lập nhau khi tranh tụng tại phiên tòa trước sự phân
xử của trọng tài công minh, khách quan, trung lập là Toa án (HDXX) Các quy
định về thủ tục xét xử sơ thâm, đặc biệt là thủ tục phiên tòa sơ thẩm phải théhiện những nội và yêu cầu của các nguyên tắc cụ thé đó như: nguyên tắc khixét xử, Tham phán, Hội thâm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nguyên tắc
tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
1.3.3 Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đòi hỏi các quy định về chuẩn
bị xét xử phải day đủ, cu thể, rõ ràng tao điều kiện tốt nhất cho việc xét xử và
thực hiện chức năng xét xứ của toa an
Đề bảo đảm các điều kiện tốt nhất cho việc xét xử vụ án hình sự, cần có
sự chuẩn bị trước khi mở phiên tòa xét xử Bộ luật quy định thủ tục xét xử
sơ thâm được thực hiện qua hai giai đoạn: chuẩn bị xét xử và xét xử vụ án
tại phiên tòa Giai đoạn chuân bị xét xử là cân thiệt đê phiên tòa xét xử
Trang 23được mở và việc xét xử được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả Ngoài việcthực hiện tốt chức năng xét xử, Tòa án còn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công
lý Vì vậy, việc chuẩn bị xét xử phải được quy định thật rõ ràng, cụ thé sao
cho các quyết định mà Tòa án ban hành trong giai đoạn này đạt được mục
đích của tố tụng hình sự “xét xử đúng người, đúng tội, áp dụng đúng phápluật, không dé lọt tội phạm, không làm oan người vô tội” Pháp luật tố tụngphải quy định cụ thé về thời hạn chuẩn bị xét xử, những việc Tòa án phảilàm, những quyết định được đưa ra trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vớinhững yêu câu nhất định
1.3.4 Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đòi hỏi các quy định về thủtục phiên tòa xét xử phải thể hiện sự dân chủ, tính minh bạch, bảo đảm yêucâu của cải cách tư pháp, bảo đảm tranh tụng, lấy kết quả tranh tụng làm căn
cứ chủ yếu dé ra bản án, quyết định
Thủ tục phiên tòa xét xử sơ thầm phải thé hiện sự tôn trọng và bảo đảmthực hiện tốt nhất, day đủ nhất các quyền tô tụng của các chủ thể tố tụng tạiphiên tòa, bảo đảm quyên bình đăng giữa các bên tranh tụng tại phiên tòa Cụthể, quy định về thủ tục tố tụng phải bảo đảm sao cho hoạt động tranh tụnggiữa chủ thê buộc tội (KSV) và chủ thê gỡ tội (bị cáo, người bào chữa) diễn rathật sự bình đăng, song phăng, công bằng trước Tòa án (HĐXX) một vị trọng
tài công minh, trung lập, xét xử độc lập trên cơ sở tôn trọng sự thật khách
quan của vụ án, tuân thủ pháp luật và đặc biệt là không thiên vị cho bất cứbên nào Cụ thê:
- Các quy định về thủ tục phiên tòa xét xử sơ thâm phải thê hiện rõ ràng,
cụ thể chức năng của Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự (chức năng buộc
tội):
- Các quy định về thủ tục phiên tòa xét xử sơ thâm phải thé hiện rõ ràng, cụthê chức năng “bào chữa - gỡ tội” của bên “bảo chữa - gỡ tội” tại phiên tòa.
Trang 24- Các quy định về thủ tục phiên tòa xét xử sơ thâm phải thé hiện rõ ràng, cụthé chức năng xét xử của tòa án (sự độc lập và trung lập của Tòa án với các
bên tranh tụng tại phiên tòa).
1 4 Thủ tục xét xử sơ thẩm vu án hình sự của một số quốc gia trên thégiới va kinh nghiệm doi với Việt Nam
1.4.1 Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của quốc gia theo mô hình to
tung tranh tung
Mô hình tố tụng hình sự tranh tụng là một trong các mô hình tô tụnghình sự phổ biến hiện nay trên thế giới Mô hình này được hình thành và pháttriển ở những nước thuộc hệ thống pháp luật Common Law, điển hình là Anh-
Mỹ Đặc trưng của mô hình tố tụng này là sự bảo đảm sự bình đăng tuyệt đối
của các bên buộc tội và bên gỡ tội, Tòa án chỉ đóng vai trò là trọng tài đưa ra
phán quyết dựa trên kết quả tranh tụng giữa các bên tại phiên tòa Trong môhình tố tụng này không tồn tại một hồ sơ vụ án hình sự chính thức, cả bênbuộc tội và bên gỡ tội đều có quyền lập hồ sơ và triệu tập nhân chứng củamình, Tòa án không thụ lý bất kì hồ sơ của bên nào trước khi xét xử và tạiphiên tòa Phiên tòa xét xử sơ thâm VAHS theo quy định của pháp luật tốtụng hình sự Hoa Kỳ; Vương quốc Anh và xứ Wales là một điển hình của môhình tố tụng hình sự tranh tụng Ví dụ: Trình tự tố tụng tại phiên tòa tại Hoa
Kỳ gồm các bước cơ bản như sau”:
Phiên tòa sẽ mở đầu với việc Thâm phán chủ tọa sẽ giới thiệu sơ bộ vềhướng dẫn của Tòa án Sau đó, lần lượt Công tô viên và luật sư bào chữa sẽnêu lên luận cứ mở đầu (Opening statement) của mình về những điểm cơ bản
của vụ án và những chứng cứ sẽ buộc tội, gỡ tội bi cáo.
Sau phần mở đầu, công tố viên và luật sư sẽ tiễn hành tranh tụng Thủ tụctranh tụng giữa hai bên được tiễn hành với hai bước, bước một là việc các bên
thâm vân trực tiêp (direct examination) nhân chứng của mình và bước hai là
“International Commission of Jurists (ICJ)- Ủy ban Luật gia quốc tế, Số tay theo dõi việc xét xử trong tố tụng
hình sự, Cam nang hướng dan thực hành sô 5.
Trang 25mỗi bên thẩm vấn chéo (cross examination) nhân chứng của phía bên kia.Công tố viên sẽ trình các bằng chứng và các thông tin do nhân chứng củamình cung cấp dé thuyết phục bồi thâm đoàn tin rang bị cáo có tội Phía luật
sư bào chữa sẽ tìm cách chứng minh rằng các bằng chứng này không được thuthập và lưu giữ theo đúng trình tự pháp luật, có thể là giả mạo Kết thúctranh tụng, mỗi bên được Thâm phán cho phép tóm tắt chứng cứ liên quanđến lập luận của họ đối với vụ án (Closing statement), theo trật tự sau: Lậpluận của công tô viên, lập luận của luật sư bào chữa, phản bác của công tô
viên, phản bác của luật sư bào chữa.
Sau khi công tố viên và luật sư phát biéu “lần cuối cùng” trước bồi thâmđoàn, Tham phán sẽ hướng dẫn các thành viên bồi thâm doan về luật áp dụngđối với vụ án Bồi thắm đoàn tiến hành nghị an Kết thúc nghị án, bồi thâmđoàn trở lại phòng xử án và báo cáo cho Thâm phán về phán quyết của mình
Với mỗi tội danh mà bị cáo bị truy tố, bồi thẩm đoàn ra phán quyết “có tội”
hay “không có tội” Nếu phán quyết bị cáo “không có tội” hoặc “vô tội do bịcáo bị tâm thần”, công tố viên không có quyền kháng nghị, đoàn bồi thắmđược giải thể, bị cáo được thả và vụ án kết thúc
Nếu đoàn bồi thẩm không ra được phán quyết (do không thống nhất đượcvới nhau), Tham phán sẽ tuyên bố “phiên tòa không thành”, đoàn bồi thấmđược giải thé Vu án có được xét xử lại hay không là quyền quyết định củacông tố viên
Nếu đoàn bồi thâm ra phán quyết bị cáo “có tội”, đoàn bồi thâm được giảithé Sau đó, Tòa án sẽ mở phiên tòa tuyên án (lúc này không còn bồi thẩmđoàn nữa) Tham phán sẽ tuyên đọc bản án trong đó nêu rõ mức hình phạt đối
với bị cáo.
Thủ tục xét xử sơ thẩm theo quy đỉnh của pháp luật tố tụng hình sự Anh và
xứ Wales tương tự với thủ tục xét xử sơ thầm của Hoa Kỳ Theo đó, vị trí của
Tòa án là người trung gian, không tham gia vao quá trình tranh tung của các
bên tại phiên tòa Tại phiên toà, thâm phán giữ vai trò trung lập và chịu trách
Trang 26nhiệm những van đề về luật va thủ tục tố tụng Vấn đề xác định sự thật (có tộihay không) thuộc trách nhiệm bồi thẩm đoàn và khi họ quyết định họ sẽkhông bao giờ phải đưa ra lí do đưa ra phán quyết Tất cả mọi chứng cứ đưa
ra phải được trình bày trực tiếp tại toà (trừ một số trường hợp đặc biệt).Thầmphán chủ toạ có vai trò điều khiển dé các thủ tục tố tụng được diễn ra đúngdan, nhất là khi có các thủ tục hỏi và đối chất nhân chứng, hướng dẫn bồithâm đoàn về việc có chấp thuận hay không chấp thuận chứng cứ các bêntrình ra, tóm tắt vụ án cho bôi thắm đoàn trước khi bồi thâm lui vào họp riêng
dé đưa ra phán quyết, và nếu phán quyết có tội được tuyên thì quyết định mứchình phat Tham phán cũng được phép loại trừ, không chấp thuận chứng cứnao đó nếu thay răng việc chấp thuận sẽ vi phạm nguyên tắc công bằng trong
tố tụng Sau khi đưa ra phán quyết (có tội), vẫn đề quyết định hình phạt thuộcthâm quyền duy nhất của thâm phán chủ toạ phiên toà
1.4.2 Thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của quốc gia theo mô hình totụng thẩm vấn
Mô hình TTHS thâm vẫn có nguồn ốc từ La Mã cổ đại, được hình thành
từ thé ky thứ 6 trước Công nguyên bởi Hoàng dé Justinian; sau này được cácluật gia Pháp và Đức hoàn thiện và phát trién Mô hình TTHS thâm van coitrọng kiểm soát và trấn áp tội phạm, đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là tìm ra chân
lý vụ án Tiến trình giải quyết vụ án hình sự xem nặng phương pháp thấmvẫn Tại phiên tòa, thâm phán đặt ra những câu hỏi để kiểm tra, đánh giáchứng cứ, bị cáo và người tham gia tô tung có nghĩa vụ phải trả lời Toà ánnam giữ nhiều trách nhiệm trong việc định hướng điều tra, có thiên hướng tìmkiếm chứng cứ buộc tội nhiều hơn là gỡ tội Chứng cứ được thu thập trướckhi mở phiên toà đòi hỏi phải trọn vẹn, nêu không thẩm phán sẽ hoãn phiêntoà trả hồ sơ dé điều tra bỗ sung Mô hình tố tụng thâm van có ưu điểm là nhànước kiêm soát, tránh bỏ lọt tội phạm một cách có hiệu quả nhất”
3 Đoàn Đức Lương , Nguyễn Ngọc Kiện (2015), “Mô hình tố tụng hình sự với yêu cau cải cách tư pháp”, Tap
chí Nghiên cứu lập pháp, (16), tr.3
Trang 27Qua việc so sánh về vị trí của Tham phán trong mô hình tố tụng hình sựtranh tụng và mô hình tố tụng hình sự thẩm van thì thay rang, Tham phántrong tố tụng tranh tụng thường có vai trò thụ động, rất ít khi hoặc khôngtham gia thẩm van mà chỉ là người điều khiển phần tranh tung của các bên.Tòa án không biết trước hồ sơ vụ án, nên sự tranh tụng giữa hai bên buộc tội
và gỡ tội là nội dung chủ yếu của phiên tòa và nhiệm vụ của các bên trongquá trình tranh tụng là thuyết phục Tòa án chấp nhận yêu cầu của mình Vaitrò của Tham phán trong tố tụng xét hỏi (thẩm van) thì lại khác Thâm phán làngười có vị trí trung tâm trong quá trình giải quyết các vụ án Vì vai trò củaTham phan duoc dé cao nên các chức năng buộc tội và bào chữa tồn tại khá
mờ nhạt và thụ động Thâm phán là người có trách nhiệm tìm ra sự thật trên
cơ Sở các sự việc, tài liệu, chứng cứ đã được thu thập có trong hồ sơ vụ án,các Thâm phán sẽ trực tiếp thực hiện việc thâm vẫn các nhân chứng một cáchtích cực chứ không phải Kiểm sát ( công tô viên) và người bào chữa Điểnhình cho mô hình tổ tụng này là Cộng hòa Pháp, Italia; Đức
1.4.3 Kinh nghiệm đối với Việt Nam
Mô hình tố tụng hình sự của Việt Nam hiện nay được xác định là mô hình
tố tụng thâm van, có dan xen yếu tố tranh tụng nhưng vẫn thiên về tham van.Trong chiến lược cải cách tư pháp được tiễn hành hiện nay tại Việt Nam yêucầu “Nâng cao chất lượng công tô của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảmtranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tốtụng khác ” “Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quảtranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ýkiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn,
bị đơn để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyếtphục ” “Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để luật sư thamgia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án,tranh luận dân chủ tại phiên tòa”; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 khang định
Trang 28cần “mở rộng tranh tung tại phiên tòa”; “đôi mới việc tổ chức phiên tòa xét
xử, xác định rõ hơn vi trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiễn hành tố tụng
và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ,
nghiêm minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây
là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” đã được xác định rất cụ thê trongcác Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam” Tăng cường tranh tụng tronghoạt động tố tụng hình sự là tư tưởng mang tính đột phá, xuyên suốt nội dungđổi mới và hoàn thiện mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, được xác định là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp Tuy nhiên, mở
rộng tranh tụng tại phiên tòa cần phải được thực hiện trên cơ sở xác định rõcác đặc điểm đặc trưng hiện thời của tô tụng hình sự tại Việt Nam, đánh giá
và tiếp thu có chọn lọc những nội dung phù hợp của các mô hình tố tụng hình
sự trên thế giới dé áp dụng vào thực tiễn lập pháp ở Việt Nam Chính vì vậy,BLTTHS năm 2015 ra đời đã có những sửa đổi, bố sung dé đáp ứng yêu cầutranh tụng như: ghi nhận nguyên tắc “Suy đoán vô tội” (Điều 13), nguyên tắc
“Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” (Điều 26); đổi mới thủ tục tố tụngtại phiên tòa gồm ba phan: bắt đầu phiên tòa, tranh tụng, nghị án và tuyên án,quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi thực hành quyên công tố tronggiai đoạn xét xử so thâm như: công bố cáo trạng, luận tội, đôi đáp, tranh luận (Điều 266)
2 Thực trạng quy định của BLTTHS năm 2015 về thủ tục xét xử sơthấm vụ án hình sự
2.1 Các nguyên tắc cơ bản của tô tụng hình sự áp dụng trong xét xử
sơ thẩm vụ án hình sự
- Nguyên tắc suy đoán vô tội
“Nguyên tắc suy đoán vô tội” (Điều 13) của BLTTHS năm 2015 được
hoàn thiện trên cơ sở nguyên tac “Không ai bi coi là có tội khi chưa có bản an
* Nghị quyết số 08- NQ/TW 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp
trong thời gian tới”; Nghị quyết sô 49- NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị vê chiên lược cải cách tư pháp đên năm 2020.
Trang 29kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 9) của BLTTHS năm 2003.Việc hoàn thiện quy định này với tên gọi mới “Nguyên tắc suy đoán vô tội”thé hiện sự thay đổi trong tư duy lập pháp và có ảnh hưởng đến quá trình thựcthi pháp luật, đặc biệt là hoạt động xét xử - hoạt động thực hiện quyền tư phápcủa Tòa án Nội dung cơ bản của nguyên tắc “suy đoán vô tội” tại Điều 13BLTTHS năm 2015 khắng định người bị buộc tội được coi là không có tộicho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tô tụng hình sựquy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; khi không
đủ và không thé lam sang tỏ căn cứ dé buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục
do BLTTHS quy định thi cơ quan, người có thâm quyền tiễn hành tổ tụngphải kết luận người bị buộc tội không có tội Như vậy, nội dung cơ bản, chủyếu cần ghi nhận và buộc trở thành nhận thức của người có thâm quyên tiễnhành tố tụng nói chung, Thâm phán, Hội thâm nói riêng là luôn coi người bịbuộc tội là người không có tội trong quá trình tố tụng cho đến khi có bản ánkết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật Mục đích của cơ quan, người cóthầm quyền tiễn hành tố tụng là làm rõ sự thật khách quan của vụ án hình sự
và đưa ra kết luận người bị buộc tội có phạm tội hay không phạm tội, khôngphải cố găng chứng minh sự có tội của người bị buộc tội
Trong quy định về xét xử sơ thâm của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 ghi nhận nhiều nội dung thé hiện sự cụ thé hoá, tôn trọng nguyên tắcnày: Quy định tại Khoản 2 Điều 260 BLTTHS về Bản án sơ thâm phải ghi rõnhững nội dung, bao gồm cả phân tích chứng cứ buộc tội, gỡ tội; Quy định vềtrình tự, thủ tục phiên toà sơ thẩm theo nguyên tắc bảo đảm tranh tung, xemxét chứng cứ để xác định có tội hay không trên cơ sở xác định bị cáo vẫnđược suy đoán vô tội trước pháp luật Trong hoạt động xét xử của Tòa án,nguyên tắc này định hướng trong nhận thức và là yêu cầu có tính bắt buộc đốivới Thâm phán, Hội thâm phải xác định người bị buộc tội vẫn là người vô tội
dé thực hiện hoạt động xét xử khách quan, bình dang giữa các bên tham gia tố
Trang 30tụng, trên cơ sở bảo đảm tranh tụng dân chủ, từ đó đưa ra phán quyết đúngđắn về vụ việc hình sự.
- Nguyên tắc không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm
Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 3 Điều 31 Hiến pháp năm
2013 và Điều 14 của BLTTHS năm 2015 với nội dung: “Không được khởi tố,điều tra, truy tố, xét xử đối với người mà hành vi của họ đã có bản án của
Toa an đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hop họ thực hiện hành vi nguy
hiểm khác cho xã hội mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm ” Nguyên tắcnày thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo trong cải cách tư pháp của Đảng và Nhànước ta là tôn trọng và bảo vệ quyền con người và biểu hiện sự tôn trọng luậtpháp quốc tế khi Việt Nam đã tham gia với tư cách thành viên, điểm 7 Điều
14 Công ước quốc tế về các quyên dân sự và chính trị 1966 ghi nhận: “Không
ai bị đưa ra xét xử hoặc bị trừng phạt lan thứ hai về cùng một tội phạm màngười đó đã bị kết án hoặc đã được tuyên trắng án phù hợp với pháp luật vàthủ tục tô tụng hình sự của môi nước ” Phù hợp với quy định của nguyên tắc,trong giai đoạn xét xử sơ thâm nếu xác định “Người mà hành vi phạm tội của
họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật”, toà án
cấp sơ thâm quyết định đình chỉ vụ án (Điều 282) Ngoài ra, việc xem xét lạitính có căn cứ và hợp pháp của bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lựcpháp luật không phải là xét xử lần thứ hai đối với hành vi phạm tội mà họ đãđược xét xử, không vi phạm nguyên tắc tại Điều 14 Bộ luật tố tụng hình sựnăm 2015 Việc xét lại theo thủ tục giám đốc thầm, tái thâm là thủ tục có tínhchất tương đối đặc biệt để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định có hiệulực pháp luật của Tòa án và đưa ra phương án khắc phục những sai lầm nàykhông phải xét xử lần nữa với người đã bị kết án
Trang 31buộc phải chứng mình là mình vô tội ” Như vậy, trong quá trình tiễn hành tốtụng, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành điều tra, Việnkiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật
của vụ án Các biện pháp hợp pháp đó là các biện pháp do BLTTHS quy định,
bao gồm các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ
và các biện pháp khác do pháp luật quy định Để xác định sự thật của vụ án,các cơ quan có thâm quyền tiến hành tổ tụng phải chứng minh một cáchkhách quan, toàn diện và đây đủ các tình tiết của vụ án, làm rõ chứng cứ xácđịnh có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm
nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, điểm bat cập trong quy định tại Điều 15BLTTHS năm 2015 là chưa phân biệt rõ ràng các chức năng cơ bản của tố
tụng hình sự, đặc biệt là chức năng xét xử của Tòa án Tòa án là cơ quan thực
hiện chức năng xét xử, nhưng lại là chủ thé có trách nhiệm chứng minh tộiphạm (cùng với các cơ quan có thầm quyên tiễn hành tố tụng khác) Chính vìvậy, khi xét xử sơ thầm, mặc dù Toà án thực hiện chức năng xét xử song vẫnđảm trách các hoạt động ngoài chức năng, tham gia củng cố chứng cứ buộctội (làm thay chức năng của VKS) như: thu thập chứng cứ (Điều 88); khởi tố
vu án khi phát hiện có dấu hiệu bỏ lọt tội (Điều 18 và Điều 153); trả hồ sơđiều tra bổ sung khi còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án (baogồm cả chứng cứ buộc tội) (khoản 6 Điều 326); có quyền tiếp tục xét xử ngay
cả khi KSV rút toàn bộ quyết định truy tổ tại phiên tòa (Điều 325) Nhữngđiểm bat cập này thé hiện sự chồng chéo trong việc thực hiện các chức năng
cơ bản của tô tụng hình sự (chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chứcnăng xét xử), không phù hợp với địa vị pháp lý và chức năng trong tố tụngcủa Tòa án Vì vậy, cần phải tiếp tục hoàn thiện quy định về nguyên tắc xácđịnh sự thật vụ án theo hướng phân biệt rõ ràng các chức năng cơ bản của tôtụng hình sự, giải quyết tốt hơn vị trí của tòa án trong hoạt động xét xử, làm
Trang 32cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định về thủ tục xét xử sơ thâm hình sự,
nâng cao hiệu quả trong công tác xét xử của Tòa án.
- Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia là nguyên tắc được ghinhận tại Điều 22 BLTTHS năm 2015 với nội dung “Việc xét xử sơ thẩm củaTòa án có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”.Như vậy, nguyên tắc này chỉ áp dụng cho xét xử sơ thâm hình sự mà không
áp dụng cho xét xử phúc thẩm bởi vì xét xử phúc thâm là cấp xét xử thứ haiđược tiễn hành khi có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm nên đòihỏi sự am hiểu nhất định về mặt pháp luật dé đánh giá tính hợp pháp trong các
bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, khángnghị Mặt khác, trong trường hợp có đủ căn cứ xác định bị cáo đã phạm tội
trong khi cấp sơ thâm tuyên bố vô tội thì theo quy định tại điểm c khoản 2Điều 358 BLTTHS năm 2015, cấp phúc thầm cũng không được tuyên bị cáo
có tội Như vậy, mặc dù nguyên tắc chỉ giới hạn phạm vi áp dụng là xét xử sơthâm nhưng không làm mắt đi quyền lực của đại điện nhân dân tham gia vàohoạt động xét xử Bởi vì Hội thấm, đại diện cho nhân dân tham gia vào quátrình xét xử cùng Thâm phán mới là các chủ thể có đủ thâm quyên quyết địnhviệc có tội hay không đối với bị cáo Đối với việc xét xử theo thủ tục rút gọn,
do các điều kiện áp dụng giải quyết vụ án theo thủ tục này chặt chẽ bảo đảmchứng cứ rõ ràng nên việc giải quyết vụ án tại phiên toà không nhất thiết phải
do một tập thể quyết định nên nguyên tắc xét xử tập thé và nguyên tắc thựchiện chế độ xét xử có Hội thâm tham gia không áp dụng
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không đưa nội dung “khi xét xử Hội thâmngang quyền với Tham phán” vào quy định trong nguyên tắc này Vì vậy khitiến hành hoạt động xét xử (sơ thâm) tại phiên toà, mối quan hệ giữa các chủ thểtrong Hội đồng xét xử được điều chỉnh thế nào là một nội dung cần được làm rõ.Việc hiểu rõ mỗi quan hệ này được đặt trong mối quan hệ với nguyên tắc “Thamphán, Hội thắm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”
Trang 33- Nguyên tac Tham phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật
Nguyên tắc này quy định tại Điều 23 BLTTHS năm 2015 và có nội dungchính: “Thâm phán và Hội thâm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” Thâmphán và Hội thầm trong HDXX độc lập với các cơ quan, tô chức, cá nhânkhác năm bên ngoài các thành viên HĐXX Đồng thời, các thành viên củaHĐXX cũng độc lập, không chịu tác động của nhau khi ra quyết định cuốicùng Bên cạnh đó, Điều 23 BLTTHS năm 2015 cũng quy định rõ: “Nghiêmcắm cơ quan, tô chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thâm phán, Hộithâm Cơ quan, tô chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thâm phán,Hội thấm dưới bat kỳ hình thức nao thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị
xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của luật” Như vậy, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của
Tham phan, Hội tham la yêu cầu đối với các chủ thể tiễn hành hoạt động xét
xử thực hiện quyên tư pháp và là yêu cầu đối với tat cả các chủ thể khác nhằm
đảm bảo cho hoạt động xét xử của Tòa án thực sự độc lập và việc ra bản án,
quyết định của Tòa án khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
- Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể
Điều 24 BLTTHS năm 2015 quy định như sau: “7öa án xét xử tập thể vàquyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn do BLTTHSquy định” Cụ thé hoá nguyên tắc này, trong quy định chung về thủ tục xét xửquy định Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thâm phan và hai Hội thâm.Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì HDXX sơ thâm cóthể gồm hai Thâm phán và ba Hội thấm Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộluật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tửhình thì HDXX sơ thâm gồm hai Thâm phán và ba Hội thâm” Một trongnhững đặc điêm của xét xử sơ thâm chính là thủ tục này thê hiện rât rõ sự dân
Š Trừ trường hợp vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, Hội đồng xét xử sơ thâm và phúc thâm chỉ có 1 thẩm
phán
Trang 34chủ của chế độ Nhà nước, chế độ tố tụng mà một trong các biéu hiện đặctrưng nhất là có sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào hoạt động xét xửcủa tòa án thông qua chế độ Hội thâm Việc quy định HDXX so thấm có Hộithâm tham gia bên cạnh Tham phán chuyên trách là một đòi hỏi tất yếu nhằmbảo đảm tốt nhất quyền con người, nâng cao hiệu quả công tác xét xử cũngnhư bảo đảm tính phù hợp, khả thi của bản án, quyết định của tòa án.
Có thể thấy ba nguyên tắc quy định tại Điều 22, 23 và 24 của BLTTHSnăm 215 là những nguyên tắc chi phối và điều chỉnh hoạt động xét xử vụ ánhình sự Các nguyên tắc này đã bảo đảm được về cơ bản tính phù hợp và khảnăng thực hiện trên thực té trong hoạt động xét xử của Tòa án, đặc biệt là hoạtđộng xét xử sơ thấm vụ án hình sự Tuy nhiên, dé thực hiện tốt các nguyên tắcnay, đặc biệt dé bảo đảm sự độc lập thật sự Tham phán, Hội thâm (HDXX)với những tác động bên ngoài có thé ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của
vụ án hoặc sự độc lập giữa Tham phan va Hội thâm trong xét xử việc tiếp tụchoàn thiện pháp luật van rất cần thiết Ví dụ: cần tiếp tục nghiên cứu dé tiếntới đổi mới tổ chức hệ thông tòa án theo cấp xét xử, thâm quyén xét xử chứkhông tổ chức tòa án theo đơn vị hành chính như hiện nay; nâng cao tiêuchuẩn về kiến thức pháp luật, nghiệp vụ của Hội thầm dần dần tiệm cận vớitiêu chuẩn của Thâm phán
- Nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công bằng và công khai
Điều 25 BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ: “Téa án xét xử kịp thời trongthời hạn luật định, bảo đảm công bằng Tòa án xét xử công khai, mọi ngườidéu có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hop do Bộ luật này quy định ”.Việc xét xử kịp thời, công băng và công khai thể hiện rõ việc tôn trọng và bảođảm quyền con người trong tố tụng hình sự hiện nay Bởi lẽ, mặc dù người bịbuộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự,thủ tục luật định và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưngnhư vậy không có nghĩa quyền cơ bản của họ không bị ảnh hưởng Trong quátrình tố tụng, các biện pháp cưỡng chế tổ tụng, biện pháp ngăn chặn hoàn toàn
Trang 35có thê bị áp dụng đối với người bị buộc tội khi có căn cứ luật định dẫn đếnmột số quyền con người của họ bị hạn chế Vì vậy, quá trình giải quyết vụ ánhình sự kéo dài, việc xét xử không kịp thời trong mọi trường hợp đều ảnhhưởng bất lợi đến đối tượng bị buộc tội, quá trình thực thi công lý chưa hoàntất cũng có nghĩa công lý chưa được thực thi Để bảo đảm công lý được thựcthi nhanh chóng, bảo vệ quyền con người, đặc biệt của người bị buộc tội, tínhkịp thời trong việc xử lý không chỉ là yêu câu trong hoạt động xét xử của Tòa
án mà là yêu cầu của toàn bộ quá trình tố tụng từ khởi tố, điều tra, truy tổ đến
xét xử.
Trong xét xử sơ thâm vụ án hình sự, để bảo đảm nguyên tắc Tòa án xét
xử kịp thời, công bang và công khai, BLTTHS năm 2015 đã cụ thé hoá trongChương XX (Những quy định chung) quy định về tạm ngừng phiên toà tạiĐiều 251 nhằm hạn chế tinh trạng phiên toa bị hoãn nhiều lần do các lý do bat
khả kháng Tuy nhiên, việc đảm bảo tính công khai trong hoạt động xét xửcủa Tòa án còn có điểm hạn chế là việc niêm yết quyết định đưa vụ an ra xét
xu tai trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị tran nơi bị cáo cư trú cudi cùnghoặc cơ quan, tô chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo chỉ đặt ra đôivới trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo (khoản 1 Điều 286 BLTTHS năm2015) Như vậy, khi vụ án bị đưa ra xét xử, việc biết được thông tin vụ án sẽđược đưa ra xét xử để bảo đảm mọi người đều có quyền tham dự như quyđịnh trong nguyên tắc là khó thực hiện Theo quan điểm của chúng tôi, ngoại
trừ những trường hợp xử kín theo quy định của pháp luật, với các trường hợpkhác việc niêm yết quyết định đưa vụ án ra xét xử tại trụ sở là cần thiết không
hạn chế trong trường hợp xử vắng mặt như hiện nay Điều này sẽ phù hợp hơnvới nội dung của nguyên tắc Tòa án xét xử kịp thời, công băng, công khai quyđịnh tại Điều 24 của BLTTHS năm 2015
- Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm lần đầu tiên được quy định tạiĐiều 26 BLTTHS năm 2015, là sự cụ thể hoá nguyên tắc được ghi nhận tại
Trang 36khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 Theo nội dung của nguyên tắc này,các chủ thể có quyền bình đăng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng
cứ, đưa ra yêu cầu trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử bao gồm:Điều tra viên, KSV, người khác có thâm quyền tiến hành tố tụng, người bibuộc tội, người bào chữa và người tham gia tô tụng khác Trong xét xử sơthâm vụ án hình sự, sự bình dang trong đánh giá chứng cứ giữa các chủ théđại diện cho nhà nước như Điều tra viên, KSV với những người tham gia tốtụng khác được thé hiện rõ trong quy định về thủ tục phiên tòa xét xử Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2015 lần dau tiên quy định “trong quá trình xét xử, khixét thấy can thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người cóthấm quyên tiến hành to tụng đã thụ ly, giải quyết vụ án và những người khácđến phiên toa” (Điều 296) dé những người này trình bày ý kiến, làm rõ nhữngquyết định, hành vi tổ tung trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử Tuy nhiên,nội dung của nguyên tắc này cũng xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Tòa án
trong quá trình xét xử không phải là một trong các bên tham gia tranh tụng mà
là chủ thể có trách nhiệm điều khiển quá trình tranh tụng Cụ thể: Tòa án(HDXX) là chủ thé quyết định có tiễn hành phiên tòa xét xử hay không khi cóchủ thể tham gia tranh tụng vắng mặt; nếu phiên tòa được tiên hành Tòa án có
trách nhiệm tạo điều kiện cho các chủ thê thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ
của họ dé bảo đảm tranh tung được tiễn hành dân chủ, bình dang; phán quyếtcủa Tòa án không chỉ căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ thê hiệntrong hồ sơ vụ án do VKS chuyên đến mà phải căn cứ vào kết quả kiểm tra,đánh giá và kết quả tranh tụng tại phiên tòa
- Nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm
Đây là nguyên tắc được quy định trên cơ sở của nguyên tắc “Thực hiệnchế độ hai cấp xét xử” quy định tại Điều 20 của BLTTHS năm 2003 Việcthay đổi tên gọi của nguyên tắc trong BLTTHS năm 2015 thành “Chế độ xét
xử sơ thấm, phúc thâm được bảo đảm” tại Điều 27 phù hợp với Hiến phápnăm 2013 và Luật tô chức TAND năm 2014 Nội dung nguyên tắc hầu như
không thay đôi, chỉ hoàn thiện hơn vê câu chữ đê làm rõ nội dung của nguyên
Trang 37tắc Nội dung của nguyên tắc này thể hiện rõ nội dung xét xử vụ án hình sựtheo thủ tục sơ thâm là việc xét xử vụ án lần đầu ở cấp xét xử thứ nhất “cấp sơthâm”, sau khi xét xử sơ thâm thi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thầmchưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn có thé bị kháng cáo, kháng nghị; néu
có kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm
Nội dung của nguyên tắc này được cụ thé hóa rõ nét trong các quyđịnh của BLTTHS năm 2015 về thủ tục xét xử sơ thấm như quy định vềtrách nhiệm của Tòa án đối với việc phổ biến quyền kháng cáo cho nhữngngười tham gia t6 tụng trong cả thủ tục bắt đầu phiên tòa và khi tuyên án;
về thời hạn giao, gửi bản án cho VKS và những người tham gia tố tụng saukhi tuyên án để đảm bảo thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị của nhữngchủ thé này
Có thé thay, những nguyên tắc kế trên là định hướng quan trong chohoạt động xét xử của Tòa án, bảo đảm về mặt pháp lý để Tòa án thực hiệnquyền tư pháp, hoàn thành nhiệm vu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con ngườiđược đặt ra trong Hiến pháp Chính vì vậy, việc hoàn thiện các quy định củaBLTTHS năm 2015 về thủ tục xét xử sơ thâm vụ án hình sự trước hết cầnphải được đánh giá trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản áp dụng trong xét xử
sơ thâm vụ án hình sự, đảm bảo sự thống nhất, toàn diện trong các quy địnhcủa thủ tục xét xử sơ thâm, đặc biệt là thủ tục tố tụng tại phiên tòa
2.2 Thẩm quyên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự
Xét xử sơ thâm là việc xét xử lần thứ nhất (cấp thứ nhất) do Toà ánđược giao thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật Theo Luật tổchức TAND và BLTTHS hiện hành của nước ta thì Toà án có thâm quyền xét
xử sơ thấm ở Việt Nam là các TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh, Toà ánquân sự khu vực va Toà án quân sự cấp quân khu Việc xác định thâm quyềnxét xử của Tòa án cấp sơ thâm dựa trên ba tiêu chí: thâm quyên theo sự việc(loại tội phạm), thâm quyền theo lãnh thé và thẩm quyền theo đối tượng
- Thâm quyên xét xử theo sự việc
Trang 38Căn cứ vào cách phân loại tội phạm, TAND cấp huyện và Tòa án quân
sự cấp khu vực có thâm quyên xét xử sơ thầm đối với các vụ án hình sự về tội
ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ một sốloại tội phạm có tính chất nguy hiểm, phức tạp quy định tại Khoản 1 Điều 268
BLTTHS năm 2015 Những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, những vụ án có bi
cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nướcngoài thì thuộc thẩm quyển xét xử của TAND cấp tinh và Tòa án quân sựquân khu; nếu vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện, Tòa ánquân sự cấp khu vực nhưng có tình tiết phức tạp, khó đánh giá, liên quan đếnnhiều cấp, nhiều ngành thì TAND cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu sẽxét xử sơ thâm (Khoản 2 Điều 268 BLTTHS năm 2015)
- Tham quyên xét xử theo lãnh thé
Căn cứ vào địa giới hành chính, Toa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình
sự là Toà án nơi tội phạm được thực hiện, trong trường hợp tội phạm được
thực hiện ở nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tộiphạm thi Toà án có thâm quyền xét xử là Toà án nơi kết thúc việc điều tra(Khoản 1 Điều 269 BLTTHS năm 2015) Như vậy, thẩm quyền xét xử theolãnh thổ về cơ bản phải căn cứ vào nơi tội phạm được thực hiện nhưng do tínhchất phức tạp của sự việc phạm tội thì còn phải xem xét đến các yếu tố khácnhư: Trường hợp tội phạm thực hiện ở nhiều nơi khác nhau (thực hiện tại địabàn nhiều huyện trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trên địa bànnhiều huyện, quận tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau;trong trường hợp mỗi nơi thực hiện hành vi câu thành một hoặc nhiều tộiphạm hoặc mỗi nơi thực hiện một hành vi thuộc mặt khách quan của một tộiphạm cụ thé) Mặt khác, trường hợp tội phạm xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Namhoặc xảy ra trên tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng Việt Nam cũngđược quy định rõ tại Điều 269 và Điều 270 của BLTTHS năm 2015
- Tham quyên xét xử theo đối tượng
Trang 39Đây là tiêu chi dé phân định thẩm quyền xét xử sơ thâm giữa TAND vaTòa án quân sự được quy định tại Điều 272 BLTTHS năm 2015 Căn cứ vàongười thực hiện tội phạm, chủ thé bị thiệt hai do hành vi phạm tội gây ra, Toa
án quân sự có thâm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhântại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trongthời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu;dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc vớiQuân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điềuđộng, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân vànhững người tuy không thuộc các đối tượng trên nhưng hành vi phạm tội của
họ có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho quân đội Ngoài ra,tat cả các tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật cũng thuộc thắm quyềnxét xử sơ thâm của Tòa án quân sự
Như vậy, việc xác định các tiêu chí dé phân định thẩm quyền giữa Tòa áncác cấp sơ thâm nêu trên đảm bảo phù hợp với cách thức tổ chức hệ thốngTòa án theo đơn vị hành chính - lãnh thé (TAND cấp tỉnh; TAND cấp huyện)
và theo vùng lãnh thổ (tòa án quân sự khu vực; tòa án quân sự cấp quân khu).Đồng thời, các quy định về thâm quyên xét xử sơ thấm nêu trên là cơ sở pháp
ly quan trọng dé phân định thâm quyền xét xử của Tòa án cấp sơ thâm, tránh
sự chồng chéo về thâm quyền xét xử dẫn đến sự bao biện hoặc dun đây tráchnhiệm cho nhau giữa các tòa án trong và ngoài quân đội, giữa tòa án cấp trên
và cấp dưới, giữa tòa án nơi này, nơi khác Bên cạnh đó, BLTTHS năm
2015 cũng quy định rõ trình tự, thủ tục chuyển vụ án trong giai đoạn xét xửkhi Tòa án thụ lý hồ sơ xác định vụ án không thuộc thẩm quyền của minh(Điều 274) và việc giải quyết tranh chấp về thầm quyền xét xử giữa các Tòa
án với nhau (Điều 275) Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định về thẩm
quyền xét XỬ SƠ thâm, về việc chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử, về viéc
giải quyết tranh chấp về thâm quyền xét xử, chung tôi nhận thay còn tồn tai
một sô bât cập, vướng mặc như sau:
Trang 40Tư nhất, một số nội dung trong quy định về thâm quyền xét xử sơ thẳmchưa hợp lý như: điểm c, khoản 2 Điều 268 BLTTHS năm 2015 quy định vềthâm quyền xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh và Tòa án quân sự quân khunhưng lại sử dụng thuật ngữ “vụ án hình sự thuộc thâm quyền xét xử củaTAND cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực”; Điều 271 BLTTHS năm 2015quy định việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thâm quyền của các Tòa ánkhác cấp nhưng không đề cập đến trường hợp nhiều bị cáo cùng thực hiệnmột hoặc nhiều tội phạm; Điều 273 quy định về việc xét xử bị cáo phạmnhiều tội thuộc thâm quyền của TAND và Tòa án quân sự nhưng nội dungđiều luật quy định cả hai trường hợp: bị cáo phạm nhiều tội và nhiều bị cáo
cùng thực hiện tội phạm
Tht hai, quy định về việc chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử chưa phùhợp vì tên gọi của Điều 274 BLTTHS năm 2015 là “chuyền vụ án ở giai đoạnxét xử” nhưng trong điều luật không có nội dung nao dé cập đến việc chuyển
vụ án ở giai đoạn xét xử Nội dung điều luật chỉ quy định việc Tòa án trả hồ
sơ cho VKS đã truy tố dé chuyển đến VKS có thẩm quyên truy tô Còn việcVKS sau khi nhận lại hồ sơ chuyển đến VKS có thâm quyền truy tố khôngphải là chuyển vu án trong giai đoạn xét xử mà là chuyên vụ án trong giaiđoạn truy tô Mặt khác, điều luật này cũng không quy định rõ thời điểm Tòa
án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến VKS có thâm quyềntruy tô là trong khi chuẩn bị xét xử sơ thâm hay tại phiên tòa Như vậy, việcTòa án trả hồ sơ cho VKS đã truy tố dé chuyên đến VKS có thẩm quyền truy
tố như quy định tại Điều 274 BLTTHS năm 2015 có thé được thực hiện trong
cả hai thời điểm này Điều này sẽ nảy sinh bất cập ở chỗ, khi chuẩn bị xét xử
vì có quan điểm khác với VKS trong việc định tội danh, áp dụng điều khoảncủa BLHS nên Tòa án trả lại hồ sơ cho VKS thì vô hình chung Tòa án đã giảiquyết nội dung thực chất của vụ án mà không qua hoạt động xét xử tại phiên
tòa và vi phạm các nguyên tac xét xử.