1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Trần Vũ Hải

226 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

MÃ SỐ: TPA - 06 - 25

Trang 3

| THU VIEN |

| Rut }N cea A NÓI

Í phòng 2D `

NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP

Trang 4

LỜI GIỚI THIỆU

Bao hiểm nhân thọ là một hoạt động kinh doanh

bảo hiểm mang lại nhiều lợi ích cho con người và nềnkinh tế, bởi bên cạnh yếu tố bảo hiểm, bảo hiểm nhân

thọ còn có tính tiết kiệm, giúp bên mua bảo hiểm có

thể thực hiện được mục đích của mình khi được doanhnghiệp bảo hiểm trả số tiền bảo hiểm.

Năm 1996, khi Bộ Tài chính cho phép triển khai

thí điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

theo Quyết định số 281/BTC-TCNH ngày 20/3/1996,

chỉ có duy nhất Tổng Công ty bảo hiểm Việt Namđược phép kinh doanh trên thị trường bảo hiểm nhânthọ Đến nay, thị trường bảo hiểm nhân thọ đã phát

triển vượt bậc và trở nên sôi động với rất nhiều doanh

nghiệp bảo hiểm tham gia, trong đó có những doanhnghiệp bảo hiểm có sự tham gia góp vốn và quản lýcủa các tập đoàn bảo hiểm lớn trên thế giới.

Vấn đề chính được quan tâm trong lĩnh vực kinh

Trang 5

doanh này là mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo

hiểm và bên mua bảo hiểm thông qua hợp đồng bảohiểm nhân thọ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được các

bên thoa thuận, vừa là một công cụ thực hiện pháp

luật, vừa là một sản phẩm của thị trường bảo hiểm

nhân thọ Từ cơ sở pháp lý đầu tiên là Nghị định

100/CP ngày 18/12/1993 của Chính phủ về kinh

doanh bảo hiểm đến Luật kinh doanh bảo hiểm được

Quốc hội thông qua ngày 09/12/2000, có hiệu lực từngày 01/4/2001 cùng với nhiều văn bản hướng dẫn thì

hành, pháp luật về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã có

sự phát triển nhất định Tuy nhiên, do mới được ban

hành để điều chỉnh những quan hệ xã hội rất mới,

nên những quy định pháp luật này không tránh khỏi

thiếu sót, bất cập, dẫn đến những vướng mắc phátsinh trong quá trình áp dụng, không những gây khó

khăn cho chính các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm

nhân thọ mà còn gây khó khăn cho các cơ quan cóthẩm quyển quản lý cũng như giải quyết các tranh

chấp phát sinh trên lĩnh vực này.

Để giúp bạn đọc tìm hiểu đưới cả hai giác độ lý

luận và thực tiễn về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,

Nhà xuất bản Tư pháp giới thiệu cuốn sách “Hợp

đồng bdo hiểm nhân thọ - Những van đề lý luậnva thực tiên” của Thạc sỹ Trần Vũ Hải, Giảng viên

Khoa pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trang 6

Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những vấn đề lý

luận cơ bản và thực tiễn thi hành pháp luật bảo hiểm

nhân tho ở Việt Nam, giúp ban đọc tham khảo thêm

một số ý kiến của tác giả về việc xác định nguyên

nhân của những hạn chế trong quá trỉnh áp dụng

pháp luật, nhằm tìm ra các biện pháp giải quyết đểxây dựng một thị trường bảo hiểm nhân thọ lànhmạnh và phát triển ở Việt Nam.

Đây là tài liệu bổ ích và lý thú không chỉ đối vớibạn đọc trong quá trình nghiên cứu, học tập, tuyên

truyền, phổ biến pháp luật mà còn đối với cả những

bạn đọc đang có ý định trở thành “khách hàng” củalĩnh vực kinh doanh mới mẻ này.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn doc!

Hà Nội, tháng 8 năm 2006

NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP

Trang 7

CHƯƠNG |

| Những van dé lý luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân tho

Chương I

NHỮNG VAN DE LY LUAN CO BAN

VE HOP DONG BAO HIEM NHAN THO

NHỮNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN CO BAN VE HỢPĐỒNG BẢO HIẾM NHÂN THỌ

Bảo hiểm nhân tho là loại nghiệp vụ bảo hiểm

cho trường hợp người bảo hiểm sống hoặc chết trong

một thời gian nhất định theo thoa thuận giữa bên bao

hiểm và bên mua bảo hiểm Khái niệm bảo hiểm nhân

Trang 8

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS Trần Vũ Hải

thọ được hiểu tương đối thống nhất trong các tài liệu

khoa học và trong hệ thống pháp luật ở các quốc gia

trên thế giới Loại hình bảo hiểm này xuất hiện muộn

hơn so với loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, đồng thời

gắn với sự ra đời và phát triển của ngành khoa họcxác suất và thống kê Doanh nghiệp bảo hiểm nhân

thọ đầu tiên được thành lập vào năm 1762 tại London

nước Anh, đánh dấu su ra đời chính thức của bao

hiểm nhân thọ Cho đến nay, sau hơn hai thế kỷ phát

triển, bảo hiểm nhân thọ đã trở nên quen thuộc vớingười dân nhiều nước trên thế giới Ở các quốc gia

phát triển, thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển

khá sôi động với một hệ thống pháp luật tương đối

hoàn thiện.

Ở Việt Nam, bảo hiểm nhân thọ cũng đã từng

xuất hiện trong thời kỳ Pháp thuộc và ở miền Namtrước năm 1975” Tuy nhiên, sau khi thống nhất đất

nước, thị trường bảo hiểm nhân thọ mới chính thức

được tái lập Về mặt pháp lý, bảo hiểm nhân tho bắt

© GS.TS Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh, Một số

điều cần biết uê pháp lý trong kinh doanh bảo hiểm, Nxb.

Thống kê, H.2001, tr.199.

Trang 9

CHƯƠNG |

| Những vấn dé lý luận cơ bản về hợp đồng bảo hiếm nhân tho

đầu được quy định tại Nghị định số 100/NĐ-CP ngày

18/12/1993 của Chính phủ về kinh doanh bảo hiểm,

nhưng trên thực tế, hoạt động kinh doanh bảo hiểmnhân thọ chỉ thực sự được triển khai khi Quyết định

số 281/BTC-TCNH của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày

20/3/1996 cho phép Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam

là doanh nghiệp được thí điểm kinh doanh bảo hiểmnhân thọ với các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ nămnăm, mười năm và bảo hiểm trẻ em.

Nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ được

thực hiện thông qua cơ chế hợp đồng giữa doanh

nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm Về ly thuyết,

hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một dạng hợp đồng

bảo hiểm Do vậy, để làm rõ khái niệm hợp đồng bảo

hiểm nhân thọ, thiết nghĩ nên bắt đầu từ khái niệmhợp đồng bảo hiểm.

Trong pháp luật thực định Việt Nam, khái niệm

hợp đồng bảo hiểm được ghi nhận như sau: “Hợpđồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo

hiểm uà doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảohiểm phỏi đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểmphỏi tra tiên bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồithường cho người được bảo hiểm khi xay ra sự biện

Trang 10

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS Trần Vũ Hải

bao hiểm”(Xem khoản 1 Điều 19 Luật kinh doanh baohiểm năm 2000).

Trong khoa học pháp lý cũng như trong pháp luật

thực định các quốc gia, hợp đồng bảo hiểm cũng được

định nghĩa tương tu”.

Ví dụ: Điều 1 Luật hợp đồng bảo hiểm

năm 1981 của Israel quy định: “Hợp đồng

bảo hiểm là một hợp đồng giữa người bdohiểm va cá nhân người được bảo hiểm, theo

đó người bảo hiểm có nghĩa vu, tương ứng

uới uiệc nhận phí bảo hiểm, là tra tiên bảohiểm cho người thụ hưởng khi xay ra sựkiện bac hiểm đối uới người được bac hiểm)”.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cũng là một dạnghợp đồng bảo hiểm nên hoàn toàn phù hợp với kháiniệm trên Bên cạnh đó, hợp đồng bảo hiểm nhân thọcũng mang các đặc điểm chung của hợp đồng bảohiểm con người.

® Bộ Tài chính, Luật bảo hiểm một số nước, Nxb.Tài chính,

H.1999.

Trang 11

CHƯƠNG |

1 Những van đề ly luận cơ bản về hop đồng bảo hiểm nhân tho

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có các đặc

trưng sau đây:

Thứ nhất, hợp đông bảo hiểm nhân thọ có đối

tượng là tuổi thọ của con người Đặc điểm này rất

quan trọng và có ý nghĩa chi phối các đặc điểm khác.

Tuổi thọ của con người thể hiện ra bởi quá trình từ

khi sống cho đến khi chết của người đó Chính vì vậy,

trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, nghĩa vụ khai báo

đúng tuổi của người được bảo hiểm là rất quan trọng.

Căn cứ vào độ tuổi của người được bảo hiểm, doanh

nghiệp bao hiểm sẽ xác định xem người đó có thuộcnhóm tuổi tham gia bảo hiểm hay không cũng nhưtính toán mức phí bảo hiểm Về ly thuyết, mức độ rủiro sẽ khác nhau nếu người được bảo hiểm có độ tuổikhác nhau Ngoài ra, tuổi thọ của con người còn phụ

thuộc vào rất nhiều yếu tố như sức khoẻ, bệnh tật,

nếp sinh hoạt, gien di truyền Do vậy, để dam bao

quyển lợi chính đáng của các bên, hợp đồng bảo hiểm

nhân thọ thường được quy định rất chi tiết, mà

nguyên nhân chủ yếu là do tính phức tạp của đối

tượng bảo hiểm tạo ra.

Bảo vệ cho tuổi thọ của con người trong nghiệp vụbảo hiểm nhân thọ có hai dạng cơ bản: Dang thứ nhất

Trang 12

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHAN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS Trần Vũ Hải

là bảo uệ cho người thân của người được bảo hiểm về

mặt kinh tế nếu như người được bảo hiểm qua đời

hoặc không còn kha năng lao động Mục đích cua

người mua bảo hiểm là sau khi người được bảo hiểm

chết hoặc không còn khả năng lao động, gia đình có

được một khoản tiền bảo hiểm để bù đắp một phần

cho những thiếu hụt tài chính vì mất đi sức lao động

của người được bảo hiểm; Dạng thứ hai lò, bảo vé chochính người được bảo hiểm cho thời gian sống sau khi

kết thúc hợp đồng bảo hiểm Người được bảo hiểm sẽ

nhận được một khoản tiền sau khi kết thúc hợp đồng

và khoản tién này sẽ được sử dụng để duy trì cuộcsống của họ, hạn chế những rủi ro đối với tuổi thọ củahọ như bệnh tật, tai nạn v.v hoặc để họ thục hiện

những mục tiêu nhất định.

Thứ hai, trong hợp đông bảo hiểm nhân thọ, sự biệnbảo hiểm không hoàn toàn gắn liên uới rủi ro được bảohiểm Trong các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, tráchnhiệm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm của doanhnghiệp bảo hiểm chỉ phát sinh khi đối tượng bảo hiểmbị thiệt hại Trong khi đó, trong hợp đồng bảo hiểmnhân thọ (trừ nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ thuần tuý),ngoài trường hợp khi người được bảo hiểm gặp rủi ro

Trang 13

CHƯƠNG |

/ Những van dé lý luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân tho

được bảo hiểm, trách nhiệm trả tiền của doanh nghiệpbảo hiểm còn phát sinh trong một số trường hợp khác

(hợp đông bảo hiểm nhân thọ đến hạn hay uiệc doanh

nghiệp bảo hiểm tra giá trị hoàn lại đối uới các hợpđồng bảo hiểm nhân tho có yếu tố tiết kiém).

Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường cóquy định bèm thêm các sản phẩm bổ trợ là sản phẩm

bảo hiểm phi nhân thọ Thực tế lịch sử phát triển củabảo hiểm nhân thọ cho thấy, các sản phẩm bảo hiểm

nhân thọ đơn thuần thường ít hấp dẫn được nhiều

khách hàng, ngay cả đối với hợp đồng bảo hiểm nhân

thọ hỗn hợp (loại sản phẩm bảo hiểm chủ yếu trên thị

trường) do tỷ suất sinh lời thường thấp hơn lãi suấttiết kiệm ngân hàng tương ứng, trong khi mức độ bảo

hiểm chủ yếu phụ thuộc vào năng lực tài chính của

bên mua bảo hiểm Chính vì vậy, doanh nghiệp bảo

hiểm thường cung cấp các sản phẩm bảo hiểm bổ trợnhằm gia tăng yếu tố bảo hiểm như nghiệp vụ bảohiểm sức khoẻ và nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn conngười Các thoả thuận về sản phẩm bổ trợ này làm

thay doi khá nhiều các quyền và nghĩa vu cơ ban

trong hợp đồng chính, điều đó có nghĩa chúng trởthành một hợp đồng thống nhất chứ không phải là hai

Trang 14

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS Tran Vũ Hải

thoả thuận độc lập với nhau.

Thứ tư, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là loại hợp

đồng dời hạn Thời hạn của các hợp đồng bảo hiểmphi nhân thọ có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài

hạn tuỳ theo sự thoả thuận của các bên và tuỳ thuộc

đối tượng hợp đồng Thời hạn ngắn nhất của các hợpđồng bảo hiểm nhân thọ hiện nay được các doanhnghiệp bảo hiểm cung cấp là năm năm Tính dài hạncủa hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nhằm dam baoquyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong hoạt động

đầu tư đồng thời đáp ứng được mục đích tiết kiệm của

bên mua bảo hiểm Mặt khác, thời hạn hợp đồng dàisẽ giúp bên mua bảo hiểm có khả năng duy trì việc

tiết kiệm, bên mua bảo hiểm dùng từng khoản tiền nhỏ

để đóng phí bảo hiểm, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra,người thụ hưởng có thể có được khoản tiền lớn hơn Tínhtiết kiệm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ còn được

đánh giá cao không những do gắn liền với yếu tố bảo

Trang 15

CHƯƠNG |

| Những vấn dé lý luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Wv ` ` a” “A A ` 1 A’, A “ A

hiém, ma còn thé hiện, đây là “tiét kiém bat buộc”?),

Việc nộp phi bao hiểm là bắt buộc theo thoả

thuận, đồng thời không thể tuỳ tiện lấy lại các khoản

phí đã nộp (khác với việc gửi tiền tại ngân hàng) nên

tiết kiệm cho bên mua bảo hiểm những khoản chỉ tiêu

không thật sự cần thiết.

Chính vì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có tính đàihạn và tính tiết kiệm, do vậy để đảm bảo quyền lợi

cho các bên, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có nhiều

điều khoản đặc trưng như việc cho vay của doanh

nghiệp bảo hiểm, các quyền lợi của bên mua bảo

hiểm để duy trì hợp đồng, việc chuyển nhượng hợp

đồng bảo hiểm

Thứ sáu, nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân,

tho bao gồm các điều khoan mẫu Đây là những điều

khoản được doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo sẵn, bên

mua bảo hiểm nếu chấp nhận giao kết hợp đồng thì

phải chấp nhận toàn bộ nội dung các điều khoản mẫu.

” GS.TS Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh, Một số

điệu cồn biết vé phdp “ trong binh doanh bảo hiểm,

Nxb i Kê, H, 200 ưng ty ne mm

{ Peet ) we, LẦM † Mô N

" UN Ln WO LUATHA NỘI 1

Trang 16

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS Tran Vũ Hải

Từ những đặc trưng của hợp đồng bảo hiểm nhân

thọ, cùng với bản chất của một loại hợp đồng bảo

hiểm, có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng bảo hiểm

nhân thọ như sau:

Hợp đồng bao hiểm nhân tho lò sự thoả thuận

giữa bên mua bảo hiểm va doanh nghiệp bảo hiểm vé

uiệc doanh nghiệp bao hiểm cam kết bảo hiểm cho tuổithọ của người được bảo hiểm, ma theo đó, bên muabảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, va tương ứng,doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả tiền bảo hiểm cho người

được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng nếu người được

bao hiểm sống hoặc chết trong thời hạn thoa thuận.

Phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có ý nghĩa

quan trọng trong việc xác định cơ chế điều chỉnh pháp

luật đối với loại hợp đồng này Hợp đồng bảo hiểm

nhân thọ được phân loại theo nhiều tiêu chí khác

nhau và mỗi cách phân loại có những ý nghĩa nhấtđịnh trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các

bên tham gia hợp đồng.

Trang 17

CHƯƠNG |

| Những vấn dé lý luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân tho

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể được phân loại

theo tính chất của sự biện bảo hiểm Theo tiêu chí

này, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bao gồm: hợp đồngbảo hiểm tử kỳ, hợp đồng bảo hiểm sinh kỳ và hợpđồng bảo hiểm hỗn hợp.

Hợp đồng bảo hiểm tử ky là loại hợp đồng bảo

hiểm nhân thọ mà theo đó, nếu người được bảo hiểmchết trong thời hạn thoả thuận, doanh nghiệp bảo hiểm

có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng.Hợp đồng bảo hiểm sinh ky là loại hợp đồngbảo hiểm nhân thọ mà theo đó, nếu người được bảo

hiểm sống đến hết thời hạn thoả thuận, doanhnghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ trả tién bảo hiểm cho

người thụ hưởng.

Hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp là hợp đồng bảo

hiểm nhân thọ kết hợp cả hai loại nghiệp vụ bảo hiểmlà bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ Đây là loại sản

phẩm chủ yếu trên thị trường bảo hiểm nhân thọ hiện

nay vì nó kết hợp được nhiều lợi ích dành cho bên mua

bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể được phân loạitheo thời hạn thực hiện hợp đồng Theo đó, hợp đồng

Trang 18

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHAN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Thể Trân Vũ Hải

bảo hiểm nhân thọ có hai loại là hợp đồng bảo hiểmnhân thọ có xác định thời hạn và hợp đồng bảo hiểm

nhân thọ không xác định thời han.

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có xác định thờihạn là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mà các bênthoả thuận trước thời hạn của hợp đồng Trong thời

hạn đó hoặc khi kết thúc thời hạn, doanh nghiệp bảo

hiểm phải có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nếu xảy ra sự

kiện bảo hiểm.

Hop đồng bao hiểm nhân thọ không xác định

thời hạn là loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ màtrách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm chỉkết thúc khi người được bảo hiểm chết hoặc người thụhưởng đã nhận hết quyền lợi bảo hiểm Các nghiệp vụbảo hiểm áp dụng hợp đồng dạng này là bảo hiểm trọnđời và bảo hiểm trả tiền định kỳ.

Hợp đồng bdo hiểm trọn đời là hợp đồng bảohiểm nhân thọ mà doanh nghiệp bảo hiểm có trách

nhiệm trả tiền cho người thụ hưởng nếu người được

bảo hiểm chết vào bất cứ thời điểm nào.

Hợp đồng bảo hiểm trả tiền định kỳ (hay còn

được gọi là niên kim nhân thọ) là loại hợp đồng bảo

Trang 19

CHƯƠNG |

/ Những van đề ly luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân tho

hiểm nhân thọ mà doanh nghiệp bảo hiểm có trách

nhiệm trả tiền định kỳ cho người thụ hưởng nếu

người được bảo hiểm sông đến một thời hạn nhất định

như đã thoa thuận Việc trả tiền định kỳ này chỉ kết

thúc khi người được bảo hiểm chết hoặc người thụhưởng đã nhận hết quyền lợi bảo hiểm Đây là nghiệp

vụ bảo hiểm có một số nội dung tương tự như chế độ

hưu trí trong bảo hiểm xã hội.

2 Chu thé của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bao gồm

hai bên là bên bao hiểm và bên mua bao hiểm Ngoài

Bên bảo hiểm la chủ thé chấp nhận rủi ro của

chủ thể khúc trên cơ sở được nhận phí bao hiểm Bênbao hiểm trong hợp đồng bao hiểm nhân tho là doanhnghiệp bảo hiểm kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm

nhân thọ Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp

Trang 20

HỢP ĐỒNG BẢO HIẾM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Thể Tran Vũ Hải

kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không được đồng thờikinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ,ngoại trừ các sản phẩm bổ trợ cho hoạt động kinh

doanh chính (khoản 2 Điều 60 Luật kinh doanh bảo

hiểm năm 2000) Quy định này nhằm hạn chế nhữngrủi ro trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Doanh nghiệp bdo hiểm khi ky két hợp đồng bảohiểm nhôn thọ phải thoả mãn các điều biện sau đây:

Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm phải được

thành lập và hoạt động hợp pháp ở Việt Nam Điều

kiện này xác định tư cách chủ thể của doanh nghiệpbảo hiểm Doanh nghiệp phải được Bộ Tài chính cấp

giấy phép thành lập, hoạt động và giấy phép đó hiện

còn có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng.

"Thứ hai, người đại diện của doanh nghiệp bao

hiểm phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có

thẩm quyền đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Người đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm thường có

hai dạng là người đại diện giao dịch và người đại

diện ký kết.

Người đại diện giao địch là người cùng với bên

mua bảo hiểm hoàn tất các thủ tục để ký kết hợp

Trang 21

CHƯƠNG I

| Những van dé lý luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ _đồng Chủ thể này có thể là nhân viên của doanh

nghiệp bảo hiểm hoặc đại lý bảo hiểm Về nguyên tắc,

người đại diện giao dịch phải được đào tạo về chuyên

môn và có sự uỷ quyền từ doanh nghiệp bảo hiểm.

Người đại diện ky kết là người có thẩm quyền

ký vào văn ban hợp đồng để xác nhận tính ràng buộccủa hợp đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm Chính vì

vậy, người đại diện ký kết thường là người đại diện

đương nhiên của doanh nghiệp bảo hiểm theo phápluật (giám đốc hoặc tổng giám đốc) hoặc người được sự

uy quyền của người đại diện đương nhiên.

Bên mua bảo hiểm (thay còn được gọi là bên

tham gia bảo hiểm) là chủ thể đứng tên trong hợpđồng bao hiểm nhân tho, đồng thời có nghĩa vu nộp

phí bảo hiểm Bên mua bảo hiểm thường là cá nhânnhưng cũng không ngoại lệ bên mua bảo hiểm là tổ

chức, nếu thoa mãn các điều kiện đối với bên mua

bảo hiểm theo quy định của pháp luật Các điều biện

này bao gồm:

Trang 22

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHAN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

Th® Tran Vũ Hải

Thứ nhốt, bên mua bao hiểm phỏi

có năng lực hành vi dân sự đây đủ.

Điều kiện này đảm bảo rằng bên mua bảo hiểmphải là người thực sự có thé kiểm soát được hành vi

giao kết và thực hiện hợp đồng Được coi là có năng

lực hành vi dân sự đầy đủ khi bên mua bảo hiểm từđủ mười tam tuổi trở lên, không mắc các bệnh làm

mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức Tuy nhiên,

pháp luật một số quốc gia cho phép người chưa thành

niên ở độ tuổi nhất định được mua bảo hiểm nhưng

phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ hợppháp, nếu như người này chứng minh được mình có

khả năng tài chính để thực hiện việc nay”.

Thứ bai, bên mua bảo hiểm phỏi có

quyền lợi có thể được bảo hiểm (hay

bên mua bdo hiểm phỏi có lợi íchbảo hiểm).

© Bộ Tài chính, Luật bảo hiểm một số nước, Nxb.Tài chính,

H.1999.

Trang 23

CHƯƠNG |

|, Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân tho

Điều kiện bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể

được bảo hiểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớihợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm

nhân thọ nói riêng Mục đích của bảo hiểm chỉ đạt

được nếu bên mua bảo hiểm có lợi ích bảo hiểm, tránhtình trạng trục lợi bảo hiểm Điều kiện này trở thànhmột nguyên tắc trong hoạt động bảo hiểm trên thế

giới cũng như ở Việt Nam.

Nguyên tắc bên mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo

hiểm được hình thành từ thế kỷ XVIII ở nước Anh.

Thời kỳ đó, một người thứ ba có thể mua bảo hiểm cho

một người khác mà giữa họ không có mối quan hệ gì.

Nếu người này gặp rủi ro, thì bên mua bảo hiểm sẽđược bồi thường Đây có thể coi như một cách đánh

bạc và đồng thời có thể xảy ra nhiều tội phạm nhằmtrục lợi bảo hiểm Chính vì vậy, vào năm 1774, Nghị

viện Anh đã ban hành đạo luật về tác hại của đánh

bạc trong đó quy định, hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu

nếu bên mua bảo hiểm không có lợi ích bảo hiểm, vì

hành vi này bị coi như là đánh bac".

Muriel L Crawford, Life & Health Insurance Law, LOMA,

USA, 1998.

Trang 24

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS Trân Vũ Hải

Quyền lợi có thể được bảo hiểm được hiểu lanhững lợi ích của bên mua bảo hiểm uề uật chất hoặctinh than đối uới đối tượng được bảo hiểm Nếu đốitượng bảo hiểm bị thiệt hại, thì đó được coi là tốn thấtthật sự của bên mua bảo hiểm Quyền lợi có thể được

bảo hiểm phải thoả mãn các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, quyền lợi có thể được bảo hiếm phải thựcsự tôn tai tai thời điểm giao hết hợp đồng Những

quyền lợi đã chấm dứt không được coi là quyền lợi có

thể được bảo hiểm vì khi đó, bên mua bảo hiểm khôngthể có thiệt hại gì Ví dụ: chồng cũ không thể mua bảohiểm nhân thọ cho vợ đã ly hôn Những quyền lợi chưaphát sinh cũng không thể là quyền lợi có thể được bảohiểm do nó chưa chắc chắn xảy ra trong tương lai.

Thứ hơi, quyên lợi có thể được bảo hiểm phải làquyên lợi hợp phúp Quyền lợi không hợp pháp được

hiểu là những lợi ích hình thành từ những quan hệ hoặc

hành vi không được pháp luật thừa nhận Những quyền

lợi không hợp pháp không thể được bảo hiểm do vi

phạm pháp luật và nguy cơ gây thiệt hai cho xã hội”,

® GS.TS Trương Mộc Lâm và Lưu Nguyên Khánh, Mội

số điều cần biết vé phdp lý trong kinh doanh bao hiểm,

Trang 25

CHƯƠNG I

| Những vấn để lý luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân tho

Trong hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ, quyền lợi có

thể được bảo hiểm được hiểu là lợi ích kinh tế của bên

mua bảo hiểm Còn trong hợp đồng bảo hiểm nhânthọ, quyền lợi có thể được bảo hiểm được hiểu là Joi

ích binh tế hoặc lợi ích tính thần của bên mua bảo

hiểm Chính vì vậy, mối quan hệ giữa bên mua bảo

hiểm và người được bảo hiểm có tính chất quyết địnhđến việc xác định xem bên mua bảo hiểm có quyền lợicó thể được bảo hiểm hay không.

Nếu giữa bên mua bảo hiểm và người được bảo

hiểm là quan hệ thân thuộc gần gũi, thì mặc nhiên

được pháp luật thừa nhận là có lợi ích bảo hiểm Nếu

không, chỉ được coi là có lợi ích bảo hiểm nếu như bênmua bảo hiểm phải chịu tổn thất tài chính thật sự

nếu rủi ro xây ra.

Pháp luật Việt Nam chỉ rõ những người mà bên

mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm Theo

quy định hiện hành (Khoản 2 Điều 31 Luật kinh

doanh bảo hiểm năm 2000) bên mua bảo hiểm chỉ cóthể mua bảo hiểm cho những người sau đây:

(tiếp theo tr 24) Nxb Thống kê, H.2001, tr.96.

Trang 26

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS Trần Vũ Hải

- Ban thân bên mua bao hiém;

- Vo, chéng, con, cha, me cua bén mua bao hiém;

- Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng

va cấp dưỡng;

- Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợicó thể được bảo hiểm.

Trường hợp “người khác, nếu bên mua bảo hiểm có

quyền lợi có thể được bảo hiểm” được hiểu là những

người mà bên mua bảo hiểm có tổn thất thật sự khi

rủi ro xảy ra Vi du: chau trực hệ của bên mua bao

hiểm; người được giám hộ mà bên mua bảo hiểm làngười giám hộ; người lao động khi bên mua bảo hiểm

là người sử dụng lao động; người đi vay khi bên mua

bảo hiểm là người cho vay Pháp luật một số quốc gia

còn quy định, bên mua bảo hiểm cũng có quyển lợi có

thể được bảo hiểm nếu là cha, mẹ đỡ đầu hoặc cuộcsống người được bảo hiểm phụ thuộc một phần hoặchoàn toàn vào bên mua bảo hiểm”),

® Bộ Tài chính, Luột bảo hiểm một số nước, Nxb Tài chính,

H.1999.

Trang 27

CHƯƠNG I

| Những van dé lý luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân tho

Thứ ba, bên mua bao hiếm phỏi được

sự chấp thuận của người được bdo

hiểm trong trường hợp bảo hiểm đối

vdi cai chết của người này.

Đối với bảo hiểm tử kỳ và bảo hiểm hỗn hợp, nếungười được bảo hiểm không đồng thời là bên mua baohiểm thì hợp đồng bảo hiểm nhân tho chỉ được giaokết nếu có sự đồng ý của người được bảo hiểm Điều

kiện này được đặt ra nhằm loại bỏ tình trạng người

thụ hưởng muốn trục lợi bất chính, có thể gây ra các

rủi ro đạo đức Bên cạnh đó, quyền sống của con người

là quyền thiêng liêng, không ai có thể xâm phạm mà

không có sự đồng ý của họ, trừ trường hợp họ gánhchịu sự trừng phạt của pháp luật Chính vì vậy, tại

khoản 1 Điều 38 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000quy định: “Khi bên mua bảo hiểm giao kết hợp dong

bảo hiểm con người cho trường hợp chết của người

khác thì phải được người đó đồng ý bằng uăn bản,trong đó ghi rõ số tiên bảo hiểm va người thụ hưởng”.Vì sự chấp thuận của người được bảo hiểm là sự

thể hiện ý chí của người đó, do vậy pháp luật thườngcấm giao kết hợp đồng bảo hiểm con người trong

Trang 28

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS Tran Vũ Hải

trường hợp chết mà người được bảo hiểm là những

người không có năng lực hành vi dân sự Còn đối với

những người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy du,

pháp luật yêu cầu phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặccủa người giám hộ hợp pháp Sự đồng ý này cũng có

nội dung tương tự như của người được bảo hiểm và

phải được thể hiện bằng văn bản.

Điều kiện bên mua bảo hiểm phải có sự chấp

thuận của người được bảo hiểm trong trường hợp bảohiểm chết được quy định phổ biến trong pháp luật

các nước.

Ví dụ: tại Điều 412 Luật thương mại

Bungaria quy định: “Hợp đông bảo hiểmnhân thọ hoặc bảo hiểm tai nan đối uới bên

thứ ba chi có hiệu lực khi có sự đông ý rõ

rang của bên thứ ba bằng van bản (viét

tay) Điều biện này không úp dụng đối uới

UỢ chồng, hoặc những người họ hang trựchệ Bên thứ ba có thể phan đối bất ky lúc

nào bằng uăn bản (uiết tay) uới doanh

nghiệp bảo hiểm, va doanh nghiệp bdohiểm phdi chấm dit hợp đông”.

Trang 29

CHUONG |

1 Những van để lý luận cơ bản về hop đồng bảo hiểm nhân tho

Tương tự, tại Điều 42 Luật hợp đồng bảo

hiểm Israel năm 1981 cũng quy định:

“Trong trường hợp bảo hiểm cho tử uong

của người thứ ba không phai bên mua bao

hiểm, hợp đồng phải có sự chấp thuận bằng

van bản của người đó, hoặc của người giám

hộ hợp phúp nếu người đó là trẻ em hoặc là

người thiếu năng lực hành vi”.

Những chủ thể liên quan đến hợp đồng bảohiểm nhân tho là người được bảo hiểm va người thụ

hưởng Những chủ thể này có quyền và nghĩa vụ phátsinh từ quan hệ hợp đồng bao hiểm nhân thọ giữa bênmua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm Những chủ

thể này được coi là chủ thể liên quan của hợp đồng 0ì:

- Những chủ thể này không phải là những chủ thểký kết hợp đồng, tức là những chủ thể có hành vi làm

phát sinh quan hệ hợp đồng;

- Những chủ thé này được chi định cu thé và có

Trang 30

-HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÀN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS Trân Vũ Hải

những quyền và nghĩa vụ nhất định, nhưng những

quyền và nghĩa vụ ấy chỉ phát sinh từ những thoả

thuận của các bên ký kết hợp đồng.

Người được bảo hiém là cá nhân có tuổi thọ là

đối tượng bảo hiểm Người được bảo hiểm có thể đồngthời là bên mua bảo hiểm Nếu người được bảo hiểm

không phải là bên mua bảo hiểm thì bên mua bảohiểm phổi có quyên lợi có thể được bảo hiểm đối với

người được bảo hiểm.

Trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, độ

tuổi của người được bảo hiểm là một yếu tố quan

trọng để doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm.

Độ rủi ro sẽ khác nhau tuỳ theo độ tuổi của ngườiđược bảo hiểm Thông thường, doanh nghiệp bảo hiểm

không chấp nhận bảo hiểm cho người được bảo hiểmcó một độ tuổi quá giới hạn nào đó Bên cạnh đó, mỗi

sản phẩm bảo hiểm cũng chỉ áp dụng cho những độtuổi nhất định Ví dụ: bảo hiểm giáo dục chỉ áp dụngcho người dưới mười tám tuổi và thời gian tối thiểutham gia bảo hiểm là năm năm.

Người thụ hưởng là tổ chức, cá nhân được bênmua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm Kháiniệm người thụ hưởng chỉ có trong bảo hiểm con người

Trang 31

CHƯƠNG |

| Những vấn dé ly luận cơ bản về hop đồng bảo hiểm nhân tho

vì trong nhiều trường hợp đối tượng bảo hiểm gặp rủi

ro đồng nghĩa với người được bảo hiểm chết nên người

được bảo hiểm không thể nhận tiền bảo hiểm Người

thụ hưởng có thể đồng thời là người được bảo hiểm

hoặc không phải là người được bảo hiểm Bên mua bảo

hiểm có thể chỉ định nhiều người thụ hưởng theo một

trật tự ưu tiên hoặc không theo một trật tự ưu tiên

nào Khác với người được bảo hiểm, trong hợp đồngbảo hiểm nhân thọ, người thụ hưởng không nhất thiết

phải quy định rõ Nếu trong hợp đồng không thoathuận về người thụ hưởng, thì số tiền bảo hiểm đượctrả là tài sản của người được bảo hiểm, tức là người

được bảo hiểm mặc nhiên được coi là người thụ hưởng.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên mua bảo

hiểm có thể thay đổi người thụ hưởng mà không nhất

thiết phải có sự đồng ý của người này Việc thay đổi

người thụ hưởng thường phải có sự đồng ý của người

được bảo hiểm vì người thụ hưởng thường có mối quanhệ gắn bó với người được bảo hiểm, déng thời đốitượng bảo hiểm thuộc về người được bảo hiểm nên họ

phải có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận thay

đổi người thụ hưởng.

Tuy nhiên, những chủ thể được chỉ định là người

Trang 32

HỢP ĐỒNG BẢO HIẾM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

TAS Trin Vũ Hải

được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng mà không phảilà bên mua bảo hiểm đều có quyền từ chối tư cách này

nếu họ không muốn Đây là những quyền năng dân sự

không thé phủ nhận Nếu người được bảo hiểm từ chốisau khi hợp đồng đã ký, thì hợp đồng bảo hiểm nhân

thọ sẽ chấm dứt do mất đi đối tượng của hợp đồng.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệpbảo hiểm, đối với người được bảo hiểm, quyền từ chối

chỉ nên được thực hiện trong một khoảng thời gian

nhất định theo thoả thuận hoặc theo quy định của

pháp luật và phải thể hiện dưới hình thức văn bản gửi

trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm.

Trong trường hợp những người này đã đồng ý, họ

sẽ phải tuân thủ những nghĩa vụ nhất định để hợp

đồng được dam bao thực hiện.

Ví dụ: đối uới người được bdo hiểm có

nghĩa vu chấp nhận xét nghiệm y khoa,

nghĩa vu cung cấp thông tin trung thực vé

bản thân theo yêu cầu của doanh nghiệp

bảo hiểm, khi mắc bệnh phải có nghĩa vuchấp hanh chỉ dẫn của bác sỹ trong điều

trl U.U

Trang 33

CHƯƠNG |

| Những van để lý luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân tho

Đôi uới người thụ hưởng, phai có nghĩa

vu thông báo vé sự biện bao hiểm chodoanh nghiệp bảo hiểm, nghĩa vu hợp tácuới doanh nghiệp bảo hiểm trong khi tiến

hành xác mình, nghĩa vu cung cấp tai liệu

để doanh nghiệp bảo hiểm xác minh sự

biện bảo hiểm v.v

3 Nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảohiém là những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp

đồng bảo hiểm, nếu không hợp đồng được coi là chưa

giao kết Vì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là một loạihợp đồng bảo hiểm, nên phải có những điều khoản

chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm theo quy định của

pháp luật".

° Điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

Trang 34

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS, Trin Vũ Hải

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải có những nội

dung chủ yếu sau đây:

Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo

hiểm; bên mua bảo hiểm; người đượcbảo hiểm uà người thụ hưởng;

Nội dung này nhằm xác định tu cách pháp ly của

các bên trong hợp đồng Đối với doanh nghiệp bảo

hiểm, phải ghi rõ tên giao dịch, địa chỉ trụ sở, tên và

chức vụ người đại diện ký kết Đối với bên tham gia

bảo hiểm phải ghi rõ tên và địa chỉ Ngoài ra, tên vàđịa chỉ về chủ thể liên quan khác trong hợp đồng nhựngười được bảo hiểm (nếu không đồng thời là bên muabảo hiểm) và người thụ hưởng (nếu có) cũng phải được

ghi nhận vào hợp đồng.

Đối tượng bảo hiểm

Đổi tượng bảo hiểm là tuổi tho của người đượcbảo hiểm Nếu doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua

bảo hiểm thoả thuận về việc bên mua bảo hiểm tham

Trang 35

CHƯƠNG |

| Những vấn dé ly luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân tho

gia các sản phẩm bảo hiểm bổ trợ thì sức khoẻ và tai

nạn của người được bảo hiểm cũng trở thành đốitượng bảo hiểm.

Số tiên bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là số tiên mà doanh nghiệp bảo

hiểm sẽ phải trả khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Trongbao hiểm con người nói chung và bảo hiểm nhân thọ

nói riêng, số tiền bảo hiểm do các bên tự thoả thuận

không phụ thuộc vào đối tượng bảo hiểm, vì tuổi thọcủa con người luôn được coi là quý giá không thể xác

định được giá trị Chính vì vậy, doanh nghiệp bảo

hiểm và bên mua bảo hiểm phải xác định trước số tiềnbảo hiểm Số tiền bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm

nhân thọ thường do bên mua bảo hiểm quyết định

dựa trên khả năng tài chính của mình.

Pham vi bảo hiểm, điều biện bdohiểm, điều khoản bdo hiểm

Đây là các điều khoản xác định phạm vi bảo hiểm

Trang 36

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS Trần Vũ Hải

của doanh nghiệp bảo hiểm (như phạm vi các loại rủi

ro mà các bên thoả thuận), các điều kiện đối với đối

tượng bảo hiểm và các điều khoản liên quan khác.

Điều khoản loại trừ trách nhiệm

bảo hiểm

Đây là điều khoản quan trọng nhằm loại trừ trách

nhiệm trả tiền bảo hiểm eủa doanh nghiệp bảo hiểm khi

xảy ra sự kiện bảo hiểm Điều khoản này nhằm bảo vệ

doanh nghiệp bảo hiểm trước những nghĩa vụ trả tiền

bảo hiểm hoặc là quá lớn, hoặc là sự kiện bảo hiểm xảyra không hẳn là do nguyên nhân rủi ro Vì thoả thuậnnày ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua bảo hiểm

hoặc người thụ hưởng nên pháp luật thường có những

quy định nhằm giới hạn phạm vi loại trừ trách nhiệm

bảo hiểm Thông thường, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ

không trả tiền bảo hiểm nếu những thiệt hại xảy ra đối

với đối tượng bảo hiểm do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểmhoặc người thụ hưởng nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm;

người được bảo hiểm có hành vi phạm tội; người được

bảo hiểm mắc bệnh AIDS hoặc người thụ hưởng chậm

thông báo về sự kiện bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo

Trang 37

CHƯƠNG |

| Những vấn đề ly luận cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân tho

hiểm v.v Ngoài ra, một số trường hợp loại trừ khác

cũng có thể được doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận

trong hợp đồng như những rủi ro có tính thảm hoạ

(động đất, núi lửa, chiến tranh v.v ) hoặc người được

bảo hiểm tham gia các hoạt động nguy hiểm (nhảy dù,

leo núi, thể thao mạo hiểm v.v ).

Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, người đượcbảo hiểm chết do tự tử sẽ không được coi là trường hợp

loại trừ nếu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã duy trì

được một thời gian nhất định Thông thường, doanh

nghiệp bảo hiểm chỉ loại trừ trách nhiệm bảo hiểmnếu người được bảo hiểm tự tử trong thời hạn hai năm

kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể

từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực Quy

định này của pháp luật nhiều quốc gia xuất phát từ

thực tế: qua khảo sát, thường không ai có thể giữ ýđịnh tự tử lâu đến thế để trục lợi bảo hiểm Tuy

nhiên, có quốc gia không chấp nhận người được bảo

hiểm chết do tự tử là sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp

người được bảo hiểm mắc bệnh tâm than”.

®° Luật hợp đồng bảo hiểm Cộng hoà Liên bang Đức 1908 (sửa

đổi năm 1994).

Trang 38

HỢP ĐỒNG BẢO HIẾM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS Tran Vũ Hải

Thời hạn bảo hiểm

Thời han bảo hiểm là khoảng thời gian doanh

nghiệp bảo hiểm thực biện trách nhiệm bảo hiểm,

Trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm bắtđầu kể từ khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có hiệu lựcvà bên mua bảo hiểm đã nộp phí bảo hiểm Thời hạnbảo hiểm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp

luật có quy định kháe Trên thực tế, thời hạn bảo hiểm

trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ít nhất là năm nam.Mức phí bảo hiểm, phương thứcđóng phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểmphải nộp cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thoả thuận.Cách thức xác định mức phí bảo hiểm khá phức tạp,

dựa trên nhiều căn cứ khác nhau như xác suất xây ra

rủi ro đối với đối tượng bảo hiểm, số lượng chủ thểtham gia bảo hiểm, lãi suất bình quân trong đầu tưv.v Mức phí bảo hiểm còn phụ thuộc chặt chẽ vào sốtiền bảo hiểm và thời gian tham gia bảo hiểm Các

Trang 39

CHƯƠNG |

|, Nhứng vấn dé lý luận cơ bản về hop đồng bảo hiểm nhân thọ

bên cũng phải thoả thuận về phương thức nộp phí bảo

hiểm Thông thường có các phương thức nộp phísau: nộp phí bảo hiểm hàng tháng; nộp phí bảo hiểm

03 tháng; nộp phí bao hiểm 06 thang; nộp phí bảo

hiểm hàng năm; nộp phí bảo hiểm một lần.

Thời hạn, phương thức tra tiên

bảo hiểm

Thời han tra tiền bảo hiểm là khoảng thời gian

doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm trả

tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng Phương thứctrả tiền bảo hiểm là cách thức doanh nghiệp bảo

hiểm trả tiền bảo hiểm như: trả một lần khi xảy ra sựkiện bảo hiểm; trả định kỳ trong thời hạn bảo hiểm

hoặc sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, trả trọn đời cho

người được bảo hiểm khi hết thời han bảo hiểm.

Ngày, thang, năm giao hết hợp

đồng; dia điểm giao kết hợp đồngĐây là căn cứ nhằm xác định hiệu lực của hợp

Trang 40

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

ThS Tran Vũ Hải

Điều khoản uê thời gian cân nhắc |

Đây là thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm nhân

thọ mà theo đó, sau khi hợp đồng có hiệu lực, bên mua

bảo hiểm có một khoảng thời gian để xem xét, cân nhắc

về quyết định mua bảo hiểm của mình Khoảng thời

gian này theo thông lệ thường được các doanh nghiệp

bảo hiểm quy định từ 74 đến 21 ngày ké từ ngày hợp

đồng có hiệu lực Sở dĩ có thoả thuận này bởi vì hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ rất phức tạp và thời hạn thực

hiện hợp đồng lậu dài, trong khi đó thực tế cho thấy.

bên mua bảo hiểm sau khi ký kết hợp đồng mới có điều

kiện nghiên cứu kỹ lưỡng, do đó có thể nhận ra rằng

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w