1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Pháp luật về thi hành án

72 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NHÀ PHÁP LUẬT ~—— —` VIỆT-PHÁP

HỘI THẢO

PHAP LUẬT VỀ THI HANH ÁN

Thuyết trình viên:

- Ông Jacques BERTEAUX

Chủ tịch Hội đồng thừa phát lại quốc gia Pháp

- Ông Dominique HECTOR

Phó Chủ tịch Hội đồng thừa phát lại quốc gia Pháp- Ba Annie BALAND |

Tham phán Tòa phúc thẩm Paris - Pháp ©

- Ong Philippe LUCET

Luat su Đoàn luật sư Paris - Pháp

THY Mi SNTRUCE ĐẠI i00 LUA BÀ Bal

Pris ONG bọc 2 "

_ Tài liệu tham khảo - lưu hành nội bộ

Hà Nội - 24, 25/8/1998

Trang 2

Chủ tịch Hội đồng thừa phát lại quốc gia Pháp

Ong Dominique HECTOR

Phó Chủ tịch Hội đông thừa phát lai quốc gia PhápBà Anme BALAND

Thẩm phán Tòa phúc thẩm Paris - Pháp

Ong Philippe LUCET

Luật su Đoàn luật su Paris - Pháp

Ky yếu này ghi lại toàn văn nội dung hội thảo lam tài liệu nghiên cứu,

tham khảo cho các cơ quan và chuyên gia pháp luật của Việt Nam tham gia hội thảo.

Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 3

ĐỀ CƯƠNG THAM LUẬN

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC BIEN PHÁP BAO DAM

Khái niệm

A Các biện pháp bảo đảme Bất động sản

e Co sở thương mại

e Phiếu chứng khoán và cổ phần công ty

B Nguồn gốc và việc xác lập các biện pháp bảo đảm

e Luật

e Thỏa thuận

e Quyết định của Tòa án

H CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TƯ PHÁP

A Các loại biện pháp bảo đảm tư pháp1 Thế chấp

2 Cầm cố1 Thế chấp

1.1 Đăng ký thế chấp \

* Dang ký tam thời |

* Đăng ký chính thức |- Diéu R 261 |- Điều 2148 Bộ luậtdânsự |

* Hình thức đăng ký | Vai trò của:

* Công bố thế chấp | _- Thẩm phán thi hành án

(Công bố thế chấp bất động san) ‡ - Luật sư* Quần lý đăng ký thế chấp | - Thừa phát lại1.2 Hiệu lực của việc đăng ký |

* Thoi han hiéu luc |

* Hủy bổ đăng ký thế chấp |* Chấm dứt hiệu lực |

Trang 4

2 Cầm cố

2.1 Cơ sở thương mai

* Công bố tạm thời* Công bố chính thức

* Đăng ký cầm cố tại Phòng lục sự của Tòa thương mại sơ thẩm

2.2 Cổ phần công ty2.3 Phiếu chứng khoánB Hiệu lực của việc đăng ký

II VỊ TRÍ CUA CÁC BIEN PHÁP BẢO DAM TƯ PHÁP TRONG CÁC VỤ KIEN

Hiệu lực đối với người thứ ba

Không thể chuyển nhượng (Luật 91)

Xử lý tài sản thế chấp và quyền theo đuổi tài sản thế chấp

Phạm vi áp dụng của điều 2078, Bộ luật dân sự

Áp dụng các biện pháp bảo dam trong thủ tục xử lý phá san

doanh nghiệp

NHẰM BẢO TOÀN TÀI SẢN

e Các biện pháp bảo đảm tư pháp và các biện pháp bao toàn tài san

Hai loại biện pháp này có mục đích giống nhau (bảo đảm quyền của đươngsự) nhưng hiệu lực áp dụng khác nhau: hiệu lực áp dụng của các biện phápbao toàn tài sản là hạn chế quyển định đoạt tài sản của chủ sở hữu; hiệulực của các biện pháp bảo đảm tư pháp là thừa nhận quyền được theo đuổitài sản và được thanh toán bằng tiền bán tài sản.

e Hai hình thức tồn tại (Ví du: đăng ký cầm cố và kê biên bảo toàn phiếuchứng khoán và cổ phần công ty)

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 5

Ngày 24/8/1998:

Ong Nguyễn Văn Bình:

Kính thưa Đoàn chuyên gia thi hành án của Cộng hòa Pháp,

Kính thưa ông Hoàng Thọ Khiêm, Cục trưởng Cục quản lý thi hành án,

Kính thưa các chuyên gia Việt Nam,

Thực hiện chương trình hoạt động của Nhà pháp luật Việt-Pháp năm1998, hôm nay Nhà pháp luật Việt-Pháp phối hợp với Cục quản lý thi hành án,Bộ Tư pháp Việt Nam, Hội đồng thừa phát lại quốc gia Pháp, Tòa án Pháp vàĐoàn luật sư Paris tổ chức buổi tọa đàm về Pháp luật thi hành án, đặc biệt làviệc thi hành các biện pháp bảo dam tư pháp Thay mặt Ban giám đốc Nhà

pháp luật Việt-Pháp, tôi xin nhiệt liệt chào mừng Doan chuyên gia thi hành áncủa nước Cộng hòa Pháp do ông Jacques BERTEAUX, Chủ tịch Hội đồng

thừa phát lại quốc gia Pháp dẫn đầu, chào mừng ông Hoàng Thọ Khiêm, Cụctrưởng Cục quan lý thi hành án, Bộ Tư pháp và tất cả các chuyên gia ViệtNam có mặt tại hội thảo.

Xin giới thiệu với các chuyên gia Pháp, các chuyên gia Việt Nam có

mặt tại hội thảo hôm nay là đại diện của các cơ quan pháp luật và tư pháp của

Việt Nam phụ trách công tác thi hành án, từ các cán bộ tham gia soạn thao cácvăn bản pháp luật về thi hành án, cán bộ quản lý thi hành án đến các chấphành viên Ngoài ra còn có các cán bộ là đại diện của các cơ quan tư pháp,Tòa án, Viện kiểm sát Tôi xin trân trọng kính mời ông Hoàng Thọ Khiêmphát biểu khai mạc hội thảo.

Ông Hoàng Tho Khiêm:

Thưa các chuyên: gia Pháp,

Thưa ông Giám đốc Nhà pháp luật Việt-Pháp,

Thưa toàn thể các vị đại biểu,

Mấy năm qua, hợp tác trong lĩnh vực thi hành án giữa Việt Nam vàPháp đã có nhiều phát triển Nhiều hội thảo đã được tổ chức để thảo luận sâuvề lĩnh vực này Hiện nay, dự thảo luật về thi hành án của Việt Nam đã tươngđối hoàn chỉnh và sắp tới sẽ được trình lên Chính phủ để trình Quốc hội, vìvậy có thể nói Đoàn chuyên gia thi hành án của Pháp đến Việt Nam rất dingthời điểm Nhân buổi hội thảo này, tôi xin thay mặt các bạn đồng nghiệp ViệtNam chúc sức khỏe các vị chuyên gia, chúc chuyến thăm và làm việc tại Việt

Nam đạt kết qua tốt nhất Tôi xin khai mạc buổi tọa dam này.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 6

Ong Alain GUILLOU:

Tôi xin có vài lời giới thiệu về đoàn chuyên gia thi hành án của Pháp.

Ông Jacques BERTEAUX, Trưởng đoàn là thừa phát lại và là Chủ tịch Hội

đồng thừa phát lại quốc gia Pháp Ông được bầu vào cương vị này từ đầu năm

1998 Nhân đây tôi và ông Binh, thay mat Ban giám đốc Nhà pháp luật Pháp xin cảm ơn Hội đồng thừa phát lại quốc gia Pháp, những năm qua, đã

Viét-hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong việc tổ chức các buổi tọa đàm với các chuyêngia Việt Nam, các nhà soạn thảo dự luật thi hành án cũng như các luật gia ViệtNam nói chung.

Ông Dominique HECTOR là Phó Chủ tịch Hội đồng thừa phát lại quốc

gia Pháp, đồng thời là Tổng thư ký Liên hiệp thừa phát lại quốc tế Chính vi

vậy, cũng giống như ông Jacques BERTEAUX, ông Dominique HECTOR cónhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, bởi ông đã từng đi nhiềunước để tham dự các cuộc tọa đàm về thi hành án.

Bà Annie BALAND là thẩm phán tại Tòa phúc thẩm Paris Từ nhiều

năm nay, bà là thẩm phán, Trưởng ban thi hành án của Tòa phúc thẩm Paris.

Ông Philippe LUCET là luật sư Đoàn luật sư Paris, chuyên gia về lĩnhvực thi hành án, đồng thời là thư ký Hội đồng các đoàn luật sư Pháp.

Có thể nói rằng thành phần đoàn chuyên gia Pháp gồm những người

hoạt động trong các ngành khác nhau liên quan đến lĩnh vực thi hành án Vấnđề thi hành án ở Pháp được coi là vấn đề hết sức quan trọng, bởi vì một bản ánsẽ không phục vụ một lợi ích gì nếu nó không được đem ra thi hành Như vậy,đây là một yếu tố cơ bản đảm bảo an toàn pháp lý Tuy nhiên, trong cuộc hộithảo này, các bạn sẽ thấy rằng có nhiều kỹ thuật pháp lý khác cho phép ngănngừa xung đột, tranh chấp thông qua các biện pháp bảo đảm Các biện pháp

bảo đảm này cho phép tạo ra những quan hệ dân sự, thương mại an toàn hơn.

Tôi xin nhường lời cho ông BERTEAUX.

Ong Jacques BERTEAUX:

Thua ông Giám đốc Nha Pháp luật,

Thưa các bạn Việt Nam,

Được tham luận tại hội thảo này là một vinh dự lớn đối với tôi Trước

khi đến Việt Nam, tôi đã được nghe nói nhiều về sự trao đổi, hợp tác giữa các

Trang 7

luật gia Pháp và các luật gia Việt Nam Hôm nay, tôi rất vui mừng được đóng

góp một phần vào sự trao đổi hợp tác đó.

Như mọi người đều biết, hiện nay chúng ta đang trong thời kỳ toàn cầu

hóa các mối quan hệ, trao đổi Đây là một thực tế hiển nhiên Một yêu cầuphải đặt ra hiện nay là tao ra sự an toàn cho các trao đổi kinh tế Nếu không

tạo ra sự an toàn, bảo đảm cho các trao đổi kinh tế, nếu không có sự bảo đảm

cho những người tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước

khác nhau, thì có thể nói rằng sẽ không thể có giao lưu, trao đổi Đây cũng là

xu hướng hoạt động, là nhiệm vụ chính của nghề thừa phát lại mà tôi là đại

diện Nhiệm vụ đó là đề xuất các giải pháp liên quan đến các phương thức thi

hành án Day cũng là chu dé của cuộc thảo luận ngày hôm nay giữa chúng ta.Bay giờ tôi xin đi vào chủ dé chính của cuộc hội thảo Chương trìnhlàm việc ngày hôm nay của chúng ta như sau: '

Trước tiên, chúng tôi sẽ trình bày chung về các biện pháp bảo đảm:Khái niệm các biện pháp bao dam; các loại biện pháp bảo dam; các biện pháp

bảo đảm được áp dụng trong những điều kiện nào?

Sau đó, chúng tôi sẽ trình bày về các biện pháp bảo dam tư pháp (Các

biện pháp bảo đảm được áp dụng theo quyết định của Tòa án).

Cuối cùng, chúng ta sẽ xem xét vị trí, vai trò của các biện pháp bảođảm tư pháp trong số các vụ kiện có mục đích bảo toàn tài sản.

Phần I

"GIỚI THIEU CHUNG VE CAC BIEN PHAP BAO pAM

Các biện pháp bảo dam được dùng dé dam bảo việc thực hiện một

nghĩa vụ Khi một nghĩa vụ phải được thực hiện ngay hoặc khi một hợp đồng

phải được thi hành ngay trong một khoảng thời gian ngắn, thì sẽ không nảy

sinh nhiều vấn đề khó khăn Mỗi bên chỉ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ

của mình Nhưng một khi nghĩa vụ không phải thực hiện ngay mà phải chờmột thời gian mới được thực hiện, thì lúc đó sẽ có những vấn đề đặt ra Yếu tố

cơ bản ở đây là mối quan hệ giữa người có quyền (créancier) và người cónghĩa vụ (débiteur)’ Cần phải đưa ra được những kỹ thuật pháp lý nhằm tạo

' Vé hai thuật ngữ tiếng Pháp : “Créancier” và “Débiteur”:

- Bộ luật dân sự Việt Nam sử dụng hai thuật ngữ tương đương là: “Nguoi có quyền” và “Người cónghĩa vụ”

- Trong ngôn ngữ hàng ngày cũng có hai từ tương đương, nhưng ở nghĩa hẹp hơn là “Chu nợ” và“Người mắc no”.

Vi vậy, cùng là hai thuật ngữ “Créancier” và “Débiteur” trong tiếng Pháp, tùy từng trường hợp,chúng tôi sử dụng các thuật ngữ tiếng Việt tương đương ` Người có quyền” và “Người có nghĩa vụ” hoặc

“Chủ no” và “Người mắc no” Hai từ “Chủ nợ” và “Người mắc nợ” được sử dụng ở đây không chỉ bó hẹp

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 8

dựng niềm tin của người có quyền vào giá trị pháp lý thực tế của những camkết của người có nghĩa vụ Các biện pháp bảo dam đóng một vai trò rất lớn

trong đời sống kinh tế, giúp người có quyền yên tâm hơn khi giao dịch vớingười có nghĩa vụ Các biện pháp bảo đảm được dùng để bảo vệ người cóquyền trước những rủi ro do người có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ.

Việc không thực hiện nghĩa vụ có thể do người có nghĩa vụ quên không thực

hiện hoặc do gian lận, cố tinh tau tán tài sản nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vu.

Về mặt kỹ thuật, các biện pháp bảo đảm có thể phát sinh từ một ngườithứ ba Người thứ ba này cam kết chịu trách nhiệm thay cho người có nghĩavu chính Trong trường hợp này, rủi ro đã được chia làm hai Biện pháp bao

dam đó được gọi là biện pháp bảo đẩm bằng nhân thân (bảo lãnh) Các biệnpháp bảo đảm bằng nhân thân có sơ sở là toàn bộ tài sản của hai người, được

xử lý lần lượt từng khối tài sản, hết tài sản của người này đến tài sản của

người kia Nhưng, các biện pháp bảo đảm nói chung cũng có thể có cơ sở làtừng tài sản riêng biệt được dùng để bảo đảm cho một phần hoặc toàn bộnghĩa vụ Trong trường hợp đó được gọi là các biện pháp bảo dam bằng tài sản.

Thông thường, chủ nợ không có bảo đảm phải chịu những rủi ro từ sự

biến động về tài san của người mắc nợ Trong trường hợp người mắc nợkhông thực hiện nghĩa vụ, thì tài san của người này sẽ được chia cho tất cacác chủ nợ không có bảo đảm, theo tỷ lệ với giá trị khoản nợ của họ Chính vìthế các bạn có thể nhìn thấy ở đây lợi ích của các biện pháp bảo đảm, dù là

bảo đảm bằng nhân thân hay bảo đảm bằng tài sản.

Phân loại các biện pháp bảo đảm:

* Theo đối tượng: Các biện pháp bảo đảm được chia thành các biện

pháp bảo đảm bằng nhân thân và các biện pháp bảo đảm bằng tài sản.

* Theo căn cứ xác lập: Các biện pháp bảo đảm được chia thành 3 loại:Các biện pháp bảo dam áp dung theo quy định của pháp luật; các biện phápbảo đảm áp dụng theo thỏa thuận của các bên; các biện pháp bảo đảm áp dụngtheo quyết định của Tòa án (Các biện pháp bảo đảm tư pháp).

* Theo cơ sở của biện pháp bảo đảm: Các biện pháp bao dam có cơ sở

là các tài sản xác định; các biện pháp bảo dam có cơ sở là một khối tài sảnxác định hoặc không xác định l

trong trường hợp “Vay nợ”, mà dược hiểu theo nghĩa rộng là “Nguoi có quyền” và “Người có nghĩa vu nóichung Việc này nhằm mục đích làm cho câu văn bớt phức tạp.

Trang 9

Vừa rồi chúng ta đã thấy hoàn cảnh của những người chủ nợ (những

người có quyền) mà không có bảo đảm Về nguyên tac, những chủ nợ không

có bao đảm được hưởng quyền chung cho tất cả các chủ nợ, đó là quyền được

bảo đảm chung bằng tất cả tài san của người mắc nợ Nhưng cái gọi là quyền

bảo đảm chung này rất chung chung, mơ hồ Bởi vì, mặc dù chủ nợ không cóbao dam có quyền này đối với tài san của người mắc nợ, nhưng người mắc nợvẫn có thể định đoạt được tài sản của mình, có thể chuyển nhượng tài san cho

người khác, và do đó làm ảnh hưởng đến quyền của chủ nợ.

Ông Nguyễn Văn Bình:

Tôi xin giải thích thêm phần này cho dễ hiểu Đối với người chủ nợkhông có bao dam thi theo quy định của pháp luật, toàn bộ tài sản của ngườimắc nợ là bảo đảm cho việc chi trả món nợ không có bảo đảm đó Tuy nhiên,việc bảo đảm đó hong nhằm vào một tài sản cụ thể nào ca Không có thế

chấp, không có cầm cố cho nên khó có thể đảm bảo được việc người mắc nợkhông tau tán tài sản Vậy, về mặt lý thuyết, một người chủ nợ bình thường cótoàn bộ tài sản của người mắc nợ để đảm bảo thi hành nghĩa vụ trả nợ, nhưngtrên thực tế lại không có đảm bảo, vi sự dam bảo đó quá chung chung, mơ hồ,

không nhằm vào một tài sản cụ thể nào của nguol mac nợ.

Ông BERTEAUX:

Mặt khác, đối với người chủ nợ bình thường không có thế chấp, nếu

người mắc nợ tiếp tục mắc những khoản nợ mới thì người chủ nợ đó lại phải

chịu sự cạnh tranh của những người chủ nợ mới Bởi vì như tôi đã nói lúc nay,

mỗi người chủ nợ bình thường không có bảo dam đều có quyền ngang nhauđốt với tài sản của người mắc nợ.

Cơ sở của các biện pháp bảo đảm cũng rất đa dạng Các biện pháp bảo

đảm có thể dựa trên tài sản của nhiều người mắc nợ Chang hạn như các biệnpháp bảo đảm bảng nhân thân, các biện pháp bảo đảm này được xác lập thông

qua việc ghép tài sản của người mắc nợ vào tài sản của một hay nhiều người

khác (người bảo lãnh) Trong trường hợp đó, nếu người mắc nợ chính không

thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì chủ nợ có quyền kiện người bảo lãnh Một hợp

đồng có thể kèm theo rất nhiều điều khoản khác nhau để đảm bảo được thực

hiện, chang hạn như điều khoản về liên đới, về nghĩa vụ không chia được theophần hay nghĩa vụ bổ sung (như nghĩa vụ bảo lãnh chẳng hạn).

Tôi xin nói sơ qua về trường hợp liên đới Đầu tiên là liên đới giữa

những người có quyền (lên đới giữa các chủ no) tức là có một người có nghĩa9

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 10

vụ nhưng có nhiều người có quyền liên đới Trường hợp liên đới này dựa trên

cơ sở hợp đồng hoặc theo quy định của một di chúc, một người chủ nợ cóquyền đòi người mắc nợ thanh toán toàn bộ khoản nợ, tuy nhiên rất hiếm khi.

xảy ra.

Ngoài ra còn có trường hợp liên đới giữa những người có nghĩa vụ (lién

đới giữa những người mắc nợ) Tức là cõ một người có quyền nhưng có nhiều

người có nghĩa vụ liên đới Nghĩa vụ liên đới giữa những người mắc nợ cho

phép chủ nợ có thể đòi bất cứ người nào trong số họ thanh toán toàn bộ mónnợ Trường hợp liên đới này rất có lợi cho chủ nợ, bởi khẩ năng thu hồi nợ

cao hơn.

Liên đới giữa những người mắc nợ xuất phát từ hai căn cứ: Theo sựthỏa thuận của các bên (thể hiện trong hợp đồng) hoặc theo quy định của phápluật Trong một số trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải có nghĩa vụliên đới Tôi xin lấy một số ví dụ: Nghĩa vụ liên đới bắt buộc giữa nhữngngười thừa kế trong lĩnh vực giám hộ, nghĩa vụ liên đới giữa những ngườiđồng phạm Do đó có những mối quan hệ về mặt lợi ích giữa chú nợ và những

người mắc nợ này Chủ nợ có quyền đòi một người mắc nợ liên đới phải thanh

toán toàn bộ khoản nợ Nếu chủ nợ chỉ được thanh toán một phần thì có quyềnkiện đòi tất cả những người mắc nợ khác cho đến khi nào được thanh toán

toàn bộ khoản nợ Khi giữa những người mắc nợ có nghĩa vụ liên đới, thì chủ

nợ có quyền đòi bất kỳ người mắc nợ liên đới nào thanh toán toàn bộ khoản

nợ Biện pháp nghĩa vụ liên đới giữa những người mắc nợ rất hiệu quả, nhưng

để hiệu quả hơn nó phải được kèm theo các biện pháp phụ trợ Điều đó có

nghĩa là biện pháp nghĩa vụ liên đới phải được quy định từ trước đó, hoặc là

theo thỏa thuận giữa các bên thể hiện trong hợp đồng hoặc là theo quy định

của pháp luật.

Tôi xin lấy hai ví dụ về nghĩa vụ liên đới giữa những người mắc nợ Vidụ thứ nhất: Người chịu thiệt hại có quyển yêu cầu bồi thường thiệt hại đốivới những người cùng gây ra thiệt hại và những người bảo hiểm của họ Trongtrường hợp đó, người bảo hiểm và những người gây ra thiệt hại có nghĩa vụ

liên đới đối với người chịu thiệt hại Trong lĩnh vực nghĩa vụ cấp dưỡng, tình

hình cũng tương tự, cha và mẹ phải liên đới thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đốiVỚI con cai.

Tôi vừa trình bay về nghĩa vụ liên đới, bây gid tôi xin trình bày về

nghĩa vụ không chia được theo phần Một nghĩa vụ không chia được theophần khi nghĩa vụ đó không thể chia ra từng phần để thực hiện Một nghĩa vụkhông chia được theo phần có thể do đối tượng của nghĩa vụ đó không chia

Trang 11

được theo phần, chang hạn như nghĩa vu giao một ngôi nha, giao một con vat Dĩ nhiên, đối với một con vật thi người ta không thể chia nó ra và giao từngphần được Một nghĩa vụ không chia được theo phần có thể do thỏa thuậngiữa các bên.

Nghĩa vụ không chia được theo phần có nhiều ưu điểm Trước hết đốivới người mắc nợ, mỗi người mắc nợ có thể bị kiện đòi toàn bộ khoản nợ.Như vậy, các bạn thấy rất có hiệu quả Đối với chủ nợ, mỗi chủ nợ cũng cóquyền đòi toàn bộ khoản nợ.

Bây giờ tôi xin trình bày về bảo lãnh Bảo lãnh là một hợp đồng theođó một người, gọi là người bảo lãnh cam kết dam bảo việc thực hiện mộtnghĩa: vụ trong trường hợp người mắc nợ không thực hiện nghĩa vu Trườnghợp này là bảo lãnh bằng nhân thân Biện pháp bảo lãnh được quy định rấtchặt chẽ Trước tiên bảo lãnh là một hợp đồng, hơn nữa đó là một hợp đồngđơn vụ Hợp đồng bảo lãnh chỉ làm phát sinh nghĩa vụ đối với người bảo lãnh.

Người bảo lãnh đứng ra cam kết đối với người chủ nợ Một đặc điểm khác đólà hợp đồng bảo lãnh là một hợp đồng phụ Sự tồn tại và phạm vi 4p dụng củahợp đồng bảo lãnh phu thuộc vào nghĩa vụ chính Việc bảo lãnh có thể là

miễn phí hoặc phải trả tiền Hợp đồng bảo lãnh thường miễn phí giữa các cá

nhân Hợp đồng bảo lãnh thường kèm theo việc trả lệ phí nếu người bảo lãnhlà một cơ quan tài chính Như vậy có thể thấy, bảo lãnh là yếu tố cơ bản củanền kinh tế Cuối cùng, hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản Việcbao lãnh là không thể suy đoán mà bắt buộc phải lập thành văn bản.

Bây giờ tôi xin trình bày về các loại biện pháp bảo đảm Tất cả cácbiện pháp bao đảm đều nhằm giành cho người được hưởng các biện pháp đóquyền ưu tiên thanh toán nợ Các biện pháp bảo đảm có thể được áp dụng theoquy định của pháp luật, đó là trường hợp của những người đồng thừa kế liênquan đến việc giám hộ Các biện pháp bảo đảm cũng có thể được 4p dụngtheo thỏa thuận của các bên Cuối cùng, các biện pháp bảo đảm có thể được

ap dụng theo một quyết định của Tòa án (Các biện pháp bảo dam tư pháp).

Có nhiều loại bảo đảm khác nhau đối với bất động sản, ví dụ như thếchấp, cầm cố bất động sản Tôi xin trình bày về các biện pháp thế chấp và

cầm cố bất động sản.

Biện pháp thế chấp là một biện pháp bảo dam giành cho người có

quyền dé phòng kha năng không thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ.

Như các bạn thấy, định nghĩa này gần giống như định nghĩa về các biện pháp

bảo đảm nói chung Do vậy có thể nói, thế chấp bao hàm khái niệm bảo đảm.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 12

Ngoài ra thế chấp còn bao hàm khái niệm ưu tiên, ưu quyền Ưu quyền 6 đâylà quyền giành cho chủ nợ có thế chấp được ưu tiên thanh toán nợ so với cácchủ nợ khác của cùng một người mắc nợ Và cuối cùng là bản thân khái niệm

“Thế chấp”, thế chấp là một biện pháp bảo đảm bằng tài sản thông qua việc

người mắc nợ dùng một bất động sản của mình để bảo dam việc thực hiệnnghĩa vụ đối với chủ nợ, nhưng người mắc nợ không mất quyền chiếm hữuđối với bất động sản đó, Thế chấp là một quyển đối vật của chủ nợ theo đó,

nếu người mắc nợ không thực hiện nghĩa vụ thì tài sản thế chấp sẽ bị xử lý để

thực hiện nghĩa vụ đối với chủ nợ, cho dù lúc đó tài san thế chấp đang nằmtrong tay ai Lợi ích của biện pháp thế chấp là gì?

Đối với người mắc nợ, họ vẫn giữ quyền chiếm hữu tài sẵn, chỉ giànhcho chủ nợ một quyền đối với giá trị tài sản của họ Hạn-chế duy nhất đối với

người mắc nợ là không được làm giảm giá trị của tài sản thế chấp.

Đối với chủ nợ, lợi ích trước hết đó là anh ta được xếp hàng đầu trongsố các chủ nợ được ưu tiên thanh toán Ngoài ra chủ nợ có thế chấp còn đượchưởng quyền theo đuổi tài sản thế chấp Như vậy, chủ nợ có thế chấp được.

hưởng quyền ưu tiên thanh toán, nghĩa là các chủ nợ khác chỉ được thanh toán

sau khi chủ nợ có thế chấp đã được thanh toán xong.

Các lợi ích khác của biện pháp thế ế chấp đối với các chủ nợ khác và đối

với người thứ ba, đó là những người này được thông báo về biện pháp thế

chấp và thứ tự các lần thế chấp đã được đăng ký.

Tóm lại, thế chấp là một biện pháp bảo dam bao gồm 3 đặc điểm sau:

- Thế chấp là một quyền đối vật, vì đối tượng của thế chấp là giá trị của

một tài sản;

- Thế chấp là một quyền bổ sung, phụ trợ kèm theo, tồn tại khi có sựtồn tại của một khoản nợ chính Khoản nợ chính này có thể phát sinh trước,đồng thời, thậm chí sau thế chấp, ví dụ như thế chấp tài sản để đảm bảo cho

một khoản tín dụng.

- Thế chấp là biện pháp có đối tượng là bất động sản, vì trên nguyên tắc

người ta chỉ có thé thé chấp một bất động san, như: một mảnh đất, một cánhrừng, một trang trại hay một ngôi nhà Tuy nhiên có một trường hợp ngoại lệ

người ta thế chấp động sản, đó là thế chấp tàu biển, thế chấp máy bay, thế

chấp tàu thủy.

-_ Biện pháp cầm cố: trong lĩnh vực dân sự, hợp đồng cầm cố là một hợp

đồng theo đó người có nghĩa vụ giao cho người có quyển một vật để đảm bảo

việc thực hiện nghĩa vụ Trong lĩnh vực thương mại, cầm cố là một biện pháp

Trang 13

bảo đảm không kèm theo việc tước quyền chiếm hữu tài sản của người có tài

sản cầm cố Điều 2671, Bộ luật dan sự Pháp quy định hợp đồng cầm cố là một

hợp đồng theo đó người có nghĩa vụ giao cho người có quyền mot tài san đểbao dam việc thực hiện nghĩa vụ Điều 2672, Bộ luật dân sự quy định hai hìnhthức cầm cố là cầm cố động sản tà cầm cố bất động sản Đối với người cầm

cố, hợp đồng cầm cố là một hợp đồng đơn vụ, vì hợp đồng này chỉ làm phát

sinh nghĩa vụ đối với người có tài sản cầm cố Hợp đồng cầm cố được hìnhthành như thế nào? Hợp đồng cầm cố bắt buộc phai soạn thao bằng van bản.Van ban này có thể là một văn bản tư chứng thư (acte sous seing privé)’ hoặc

một văn bản chứng thực (acte authentique)’ Văn bản này phải phù hợp vớicác điều kiện quy định tại các Điều 1108 và 1109, Bộ luật dân sự Bốn điều

kiện bắt buộc phải tuân theo để hợp đồng cầm cố có hiệu lực:—:= - Phải có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng:

- Các bên ký kết phải-có năng lực giao kết hợp đồng:

- Hợp đồng phải có đối tượng xác định;- Lý do ký kết hợp đồng phải hợp pháp.

Điều 1129, Bộ luật dân sự quy định nghĩa vụ phải có đối tượng là mộtvật đã được xác định, ít ra là về chúng loại Hơn nữa, cho dù hợp đồng đó làmột văn bản tư chứng thư hay là một văn bản chứng thực thì đều phai đượccông bố công khai Trong trường hợp cầm cố một co sở thương mai (fonds de

commerce)’, việc công bố hợp đồng cầm cố được thực hiện tại Phòng lục sự,

Tòa thương mại sơ thẩm nơi đăng ký cầm cố Cũng giống như biện pháp thếchấp, việc công bố hợp đồng cấm cố nhằm làm cho hợp đồng có hiệu lực đối

với người thứ ba Việc công bố không phải được tính từ ngày ký kết hợp đồngmà được tính từ ngày đăng ký cầm cố Quy định này là rất quan trọng, vìtrong trường hợp có nhiều lần cầm cố thì nó sẽ giúp xác định thứ tự giữa các lần

cầm cố khác nhau

Trên đây tôi vừa trình bày các khái niệm cơ bản nhất về các biện pháp

2 2 Z* ` ^ tA z ww ^Z ` ^^ Zz ^ x Ze TA

bao dam nói chung và về biện pháp thế chấp và biện pháp cầm cố nói riêng.

? “Acte sous seing privé”: tam dich là “Van bản tư chứng thư”, là loại van ban do các bên tự lập ra, không

có chứng nhận, chứng thực của cơ quan, người có thẩm quyền Hiệu lực pháp lý không đảm bảo.

3 “Acte authentique”: tam dich là “Văn bản chứng thực” hay “Văn bản công chứng thư”, là văn bản do cơ

quan, người có thầm quyền lập ra theo thủ tục do pháp luật quy định, có hiệu lực pháp lý cao hơn văn bản

tư chứng thư, có giá trị chứng cứ (Vi dụ: các văn bản do công chứng viên lập ra, các giấy tờ hộ tịch ).

* “Fonds de commerce”: tam dịch là “Cơ sở kinh doanh” bao gồm tất cả các yếu tố hữu hình (trang thiết bị,

dụng cụ, hàng hóa, vật tư) và vô hình (quyền được duy tri hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh, tên công ty,

biển hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, bằng phát minh sáng chế, khách hàng quen và các mối hàng) tạo thành “vốn

liếng”, là cơ sở cho hoạt động kinh doanh của thương nhân hay doanh nghiệp Cơ sở kinh doanh được pháp

luật Pháp quy định là động san “vô hình”.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 14

liên quan đến các biện pháp bảo đẩm tư pháp Với tư cách là luật sư, tôi sẽ

trình bày với các bạn về vai trò của luật sư trong việc thực hiện các biện phápbảo đảm tư pháp, đặc biệt tôi sẽ trình bày về việc xử lý tài sản thế chấp.

Luật sư là một trong những người tham gia vào thủ tục thi hành án dânsự Luật sư tham gia vào thủ tục này trong mối quan hệ với Tòa án, cụ thể là

với thẩm phán phụ trách thi hành án Trong tha tục thi hành án, luật sư có đối

tác ưu tiên là thừa phát lại Thừa phát lại là người đưa vào thi hành trong thựctế bản án đã tuyên của Tòa Luật sư có vai trò đặc thù, bởi vì luật sư có thể đạiđiện bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ hoặc đại diện bảo về quyền lợi cho người

mắc nợ Đây chính là hai vấn đề mà tôi sẽ trình bày trong bài tham luận.

Chúng ta đang nói về các biện pháp bảo đảm tư pháp, đặc biệt là về

biện pháp thế chấp Trong bài tham luận của mình, ông BERTEAUX đã trình

bày khái quát về các biện pháp bảo đảm, theo đó có nhiều loại biện pháp bảo

đảm, có những biện pháp bao đảm được 4p dụng theo thỏa thuận của các bên,

có những biện pháp được áp dụng theo quy định của pháp luật và có nhữngbiện pháp được 4p dụng theo quyết định của Tòa án Trong phần đầu bài

thuyết trình, tôi sẽ trình bày về các biện pháp bảo đảm được áp dụng theoquyết định của Tòa án, hay còn gọi là các biện pháp bảo đảm tư pháp Trongphần thứ hai, tôi sẽ trình bày về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm nói chung.A Các loại biện pháp bảo đảm tư pháp:

1 Thế châp: Thủ tục đăng ký thế chấp

Giả thiết là chúng ta đang ở giai đoạn người chủ nợ đặt vấn đề về thựchiện một biện pháp bao dam Nếu chủ nợ muốn áp dụng biện pháp thế chấp,thì phải xác định được bất động sản nào là tài sản thuộc về người mắc nợ Nếu

chủ nợ không xác định được bất động san nào thuộc quyền sở hữu của ngườimắc nợ, thì phải xác định quyền của người mắc nợ đối với một bất động sản

nào đó Để làm điều này, chủ nợ có thể liên hệ với hai cơ quan hành chính:

Trang 15

- Cơ quan thuế: Cơ quan này sẽ cung cấp cho chủ nợ những thông tinvề việc người mắc nợ có phải nộp khoản thuế đất đai nào không Từ các thôngtin này, chủ nợ có thể xác định được các bất động sản thuộc quyền sở hữu củangười mắc nợ.

- Cơ quan quản lý đăng ký thế chấp: Ở Pháp, có một hệ thống đăng kývà công bố bất động sản, đất đai Hệ thống này ghi nhận tất cả những thay đổivề quyền sở hữu đối với một mảnh đất hay một tòa nhà nào đó Việc dang kýnày sẽ được ghi lại dưới hai mục Một mục ghi theo tên bất động sản và mộtmục ghi theo tên các chủ sở hữu Do đó, khi hỏi cơ quan dang ký thế chấp,

chủ nợ sẽ biết được người mắc nợ có phải là chủ sở hữu của một bất động sản

nào đó hay không và còn biết được bất động sản đó đã bị thế chấp lần nàochưa? Nhờ đó, chủ nợ sẽ quyết định có nên áp dụng biện pháp thế chấp đối

với bất động sản đó hay không.

Khi đã có day đủ các thông tin cần thiết, chủ nợ sẽ cho 4p dụng biệnpháp bảo đảm nếu thấy biện pháp đó là phù hợp Chủ nợ sẽ viết đơn trong đó

trình bày những căn cứ của khoản nợ (créance)’, căn cứ của quyền đòi nợ(droit de créance)° và giải thích vì sao phải yêu cầu áp dụng một biện pháp

bảo dam Lý do của việc yêu cầu 4p dụng một biện pháp bảo đảm là thôngthường việc trả nợ sẽ diễn ra rất muộn sau này, do đó chủ nợ phải được hưởngmột biện pháp bảo đảm cho đến khi khoản nợ được hoàn trả Chủ nợ phảitrình bày được lý do hợp pháp của việc yêu cầu đó, nếu chưa có được văn bản

có hiệu lực thi hành của Tòa án quyết định áp dụng biện pháp thế chấp Chủ

nợ sẽ yêu cầu thẩm phán cho áp dụng biện pháp thế chấp đối với bất động sảnthuộc sở hữu của người mắc nợ, với giá trị tương đương giá trị khoản nợ.

_ Chủ nợ thể hiện yêu cầu này bằng văn bản và gửi cho thẩm phán Chủ

nợ phải đích thân nộp đơn yêu cầu này Tuy nhiên, chủ nợ cũng có thể nhờ

luật sư gửi đơn lên thẩm phán hoặc nhờ bất kỳ người nào khác, chẳng hạn như

> Về thuật ngữ: “Créance”:

Bô luật dân sự Việt Nam sử dụng thuật ngữ tương đương: “Quyền yêu cầu”.

Nói cách khác, “Créance” được hiểu là quyển của một người (gọi là “Người có

quyển”-“Créancier”) yêu cầu một người khác (gọi là “Người có nghĩa vụ”- “Débiteur”) thực hiện một nghĩa vụ nàođó (nghĩa vụ giao vật, nghĩa vụ trả tiền, nghĩa vụ làm hay không làm một việc gì )

Thuật ngữ “Khoản nợ” hay “Món no” được sử dụng ở đây không chỉ bó hẹp trong [inh vực “Vay

nợ”, mà được hiểu theo nghĩa rộng là “Quyển yêu cdu” nói chung Việc này chỉ nhằm làm cho câu văn bớt

Trang 16

thừa ph::t lại Như vậy, thủ tục nop đơn yêu cầu áp dụng một biện pháp bảođảm lên thẩm phán rất đơn giản; chủ nợ có thể tự minh nộp đơn hoặc nhờ

người k':ác làm thay, chẳng hạn như nhờ luật sư hayt thừa a para Jai.

Sau khi đã viết đơn, chủ nợ sẽ nop đơn cùng các hồ so cần thiết lênthẩm phán Hồ sơ sẽ bao gồm các giấy tờ chứng nhận cho khoản nợ, changhạn như một tờ giấy công nhận nợ, các hóa đơn, các giấy thúc tra nợ ma chủ

nợ đã gửi cho người mắc nợ nhưng người mắc nợ vẫn không thực hiện việc trảnợ của mình Tóm lại là tất cả các giấy tờ cần thiết làm căn cứ cho khoản nợ.Ngoài ra, trong hồ sơ, chủ nợ cũng phải cung cấp các thông tin về việc xácđịnh bất động sản thuộc sở hữu của người mắc nợ Các thông tin này trước đóđã được ghi trong đơn yêu cầu Đơn yêu cầu này được nộp cho thẩm phán.Nếu cần thiết, chủ nợ có thể giải thích thêm bằng lời về các thông tin được ghi:

trong đơn yêu cầu để thẩm phán được rõ Thẩm phán sẽ xem xét đơn và đưara những đánh giá của mình Sau phần trình bày của tôi, bà BALAND sẽ trình

bày thẩm phán xem xét đơn như thế nào Nếu thẩm phán chấp nhận đơn và

cho rằng chủ nợ nộp đơn có căn cứ hợp lý, thẩm phán sẽ ra một quyết định

nêu rõ giá trị khoản tiền được áp dụng biện pháp thế chấp và tai san nào sé là

đối tượng của biện pháp thế chấp Quyết định này là quyết định của Tòa án.

Tôi xin lưu ý là khi ra quyết định này, thẩm phán mới chỉ dựa trên những gì

mà chu nợ cung cấp Như vậy, chúng ta đang xem xét một trường hợp ngoạilệ của nguyên tắc tranh tung trước Tòa (Xét xử phải có mặt cả hai bên), 6 đâychỉ có mặt một bên đó là chử nợ Lý do là chủ nợ có một trách nhiệm đặc biệt,

chủ nợ phải tin vào quyết định của thẩm phán, do đó chủ nợ phải cung cấpnhững thông tin trung thực nhất Có nhiều giả thiết đặt ra khi thẩm phán xem

xét don.

Tham phán chấp nhận đơn Trong trường hợp nay, chủ nợ sẽ phải làmcách nào đó để áp dụng biện pháp bảo dam đã được thẩm phán cho phép, giaiđoạn này kết thúc bằng việc đăng ký thế chấp Dé đăng ký biện pháp thé

chấp, chủ nợ sẽ cho ghi vào hồ sơ đăng ký thế chấp quyết định của thẩm

phán Chủ nợ sẽ ghi toàn văn quyết định của thẩm phán vào hồ sơ đăng ký thế

chấp, sau lập thành hai bản hồ sơ và gửi đến Cơ quan quần lý đăng ký thế

chấp Điều này sẽ cho phép Cơ quan quản lý đăng ký thế chấp ghi nhận biện

pháp thế chấp tạm thời đối với tài san thuộc sở hữu của người mắc nợ Kể từthời điểm đó, nếu có ai hồi về bất động sản đó, thi Cơ quan quan lý dang ký

thế chấp sẽ trả lời là bất động sản đang bị thế chấp Như vậy, khi có quyết

định của Tòa án trong tay, chủ nợ sẽ tiến hành đăng ký thế chấp ở Cơ quan

quan lý đăng ký thế chấp Và kể cả ở giai đoạn đăng ký thế chấp cũng khôngcần có sự có mặt của người mắc nợ, tức là không theo nguyên tắc tranh tụng

(nguyên tắc có mặt của cả hai bên) Chỉ khi nào đã đăng ký xong thế chấp,

Trang 17

chủ nợ mới phải có nghĩa vụ thông báo cho người mắc nợ biết về quyết địnhcủa Tòa án cho phép áp dụng biện pháp thế chấp và về việc đăng ký thế chấpđã được thực hiện Việc thông tin này phải được thực hiện trong thời hạn 8ngày kể từ ngày đăng ký thế chấp Chi sau khi được thông báo thi người mắc

nợ mới thực hiện quyền kháng cáo của mình Nếu chủ nợ không thực hiện

nghĩa vụ thông báo trên, thi sẽ mất quyển được hưởng việc đăng ký thế chấpđã thực hiện Tôi xin nhắc lại là việc đăng ký thế chấp mới là đăng ký tạmthời thôi Nhu vậy, đến thời điểm này chủ nợ đã làm xong những gi cần làm.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét xem người mắc nợ sẽ phản ứng như thếnào khi biết rằng tài sản của mình đã tạm thời bị đăng ký thế chấp Dĩ nhiên,

người mắc nợ có thể phản đối lại việc 4p dụng biện pháp thé chấp đó Việc.

phản đối này có thể xuất phát từ những lý do chính đáng Chẳng hạn, người

mắc nợ cho rằng người tự nhận là chủ nợ đó thực ra không phải là chủ nợ, dovậy người mắc nợ đòi phải hủy bỏ biện pháp thế chấp đã áp dụng Để thựchiện điều này, người mắc no sẽ gặp thẩm phán để giải thích rằng minh đã bị

người chủ nợ đó lợi dụng và yêu cầu thẩm phán xem xét lại quyết định đãtuyên dựa trên chứng cứ trình bày của chủ nợ Yêu cầu này của người mắc nợ

sẽ được trình bày với thẩm phán trong khuôn khổ tranh tụng, có nghĩa là có sự

có mặt của chủ nợ Như vậy, các bạn thấy rằng chỉ ở giai đoạn này nguyên tắc

tranh tụng mới được áp dụng Việc tranh tụng sẽ diễn ra trước mặt thẩm phán.Trước đó thẩm phán đã cho gửi giấy triệu tập ra Tòa cho cả hai bên Giấy

triệu tập ra Tòa được gửi vào một ngày ấn định và thời hạn triệu tập ra Tòa cóthể rất ngắn Thẩm phán sẽ nghe người mắc nợ trình bày về những lý do yêu

cầu hủy biện pháp thế chấp đã đăng ký Sau đó, thẩm phán sẽ nghe ý kiếnphần bác của chủ nợ để bảo vệ quan điểm của mình Người mắc nợ có thể yêucầu thẩm phán quyết định cho bồi thường những thiệt hại gây ra do hành vi

của chủ nợ Tham phán có toàn quyền quyết định xem nên duy tri hay hủy bỏbiện pháp thé chấp đã đăng ký và có toàn quyển phán quyết về lý lẽ của haibên đưa ra Sau đó, thẩm phán sẽ ra quyết định Quyết định này có thể bị

kháng cáo phúc thẩm :

Bà BALAND:

Tôi xin tiếp tục phần ông LUCET đã trình bày, tức là việc nộp đơn yêucầu lên thẩm phán Tôi xin nói ngay rằng trong lĩnh vực các biện pháp bảođảm nhằm bảo toàn tài sản (Tức là các biện pháp bảo đảm tư pháp nhằmphòng ngừa tau tán tài san được áp dụng trước khi xảy ra tranh chấp), thì thẩmphán có vai trò rất tích cực, thẩm phán có quyền quyết định cho phép haykhông cho phép 4p dụng một biện pháp bảo dam nhằm bảo toàn tài sản Chủnợ, khi yêu cầu áp dụng một biện pháp bảo toàn tài san vẫn chưa có trong tay

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 18

một văn bản có hiệu lực thi hành (titre exécutoire ƒ xác nhận khoản nợ Thẩm

phán có trách nhiệm phải xem Xét những yếu tố mà chủ nợ cung cấp liên quan

đến sự tồn tại của khoản nợ và thẩm phán phải xác định xem khoản nợ này có

thực sự tồn tại hay không Trước khi cho phép ấ áp dụng một biện pháp bảo

toàn tài sản, thẩm phán còn phải xem xét yếu tố thứ hai là liệu có tồn tại nguycơ ảnh hưởng đến khả năng đòi lại món nợ đó không Về khía cạnh thứ nhất,

thẩm phán sẽ xem xét thỏa thuận đã ký kết giữa chủ nợ và người mắc nợ về

món nợ Thẩm phán phải xác định chắc chắn món nợ đó có tồn tại không?

Tham phan cũng xét xem chu nợ đã tiến hành các biện pháp thương lượng,

hòa giải với người mắc nợ chưa? Và nếu chủ nợ đã tiến hành thương Tư9NE,

thì xét thái độ của người mắc nợ như thế nào, người mắc nợ chấp nhận trả nợhay vẫn khăng khăng từ chối? Sau đó, như tôi đã nói, thẩm phán xét xem cótồn tại nguy cơ đe dọa việc đòi lại món nợ hay không? Trong trường hợp này,khoản nợ là có tồn tại trên thực tế, nhưng chủ nợ chưa thể trực tiếp đòi ngườimắc nợ trả nợ được Chủ nợ lo ngại rằng trong thời gian chờ đợi có được một

văn bản có hiệu lực thi hành để buộc người mắc nợ trả nợ thì người mắc nợ sẽtau tán mất tài sản để tránh phải trả nợ Do đó, chủ nợ thấy cần thiết phải có

một biện pháp bảo đảm nào đó, tức là làm sao để khoản nợ được bảo dam

bằng một tài sản của người mắc nợ, dù là động sản, bất động sản hay cơ sở

thương mại Tất nhiên, biện pháp bảo đảm này phải được áp dụng trước khingười mắc nợ bán tài sản của mình cho một người thứ ba Nếu cả hai điềukiện này đều thỏa mãn, tức là có sự tồn tại thực tế của khoản nợ và có nguy cơ

đe dọa việc đòi lại khoản nợ đó, thì thẩm phán sẽ cho phép chủ nợ áp dụngmột biện pháp bảo dam tư pháp Trong trường hợp được thẩm phán cho phép,

chủ nợ có quyền đăng ký thế chấp hoặc đăng ký cầm cố đối với một tài sản

của người mắc nợ, dù là bất động san, cơ sở thương mại hay cổ phần công ty.Người mắc nợ, như ông LUCET đã trình bày, sẽ được thông báo về việcđăng ký thế chấp hay cầm cố này Nếu người mắc nợ không đồng ý với biệnpháp này hoặc cho rằng món nợ đó đà không tồn tại, thì có thể kiện lên thẩm

” “Titre éxécutoire” tạm dịch là “Văn bản có hiệu lực thi hành”, được hiểu là ban án, quyết định có hiệu lực

thi hành của Tòa án giải quyết nội dung chính của vụ việc

Ví dụ: Trong trường hợp vay nợ, nội dung chính của vụ việc mà Tòa cần giải quyết là xác định xemkhoản nợ đó có tồn tại hay không Sau khi xem xét Tòa sẽ ra một quyết định hay một bản án để công nhận

hay không công nhận khoản nợ dó.

Quyết định hay bản án đó được gọi chung là “Văn bản có hiệu lực thi hành”:

Các biện pháp bảo dam duoc áp dung trước khi có “Văn bản có hiệu luc thi hành”, tức là khi “sựtồn tại hay không tồn tại của khoản nợ” vẫn chưa được Tòa án giải quyết bằng một quyết định chính thức.

Do vậy, khi muốn đăng ký một biện pháp bảo dam cho khoản nợ, chủ nợ phải được sự cho phép

của thẩm phán Nếu sau này, khi xét xử nội dung chính của vụ việc, Tòa công nhận chính thức sự tồn tại

của khoản nợ bằng một văn bản có hiệu lực thi hành, thì việc đăng ký đó trở thành đăng ký chính thức

(trước đây chỉ là đăng ký tạm thời) Ngược lại, nếu Tòa bác bỏ sự tồn tại của khoản nợ, thì việc đăng ký đó

mất hiệu lực Bởi vì nếu đã không có nghĩa vụ, thì không cần có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Trang 19

phan phụ trách thi hành án Va đây chính là thời điểm thứ hai thẩm phán phụtrách thi hành án can thiệp vào quá trình áp dụng các biện pháp bao đảm tư

pháp Trong các phiên tòa bình thường, thẩm phán phu trách thi hành án sẽnghe cả chủ nợ và người mắc nợ trình bày Người mắc nợ có thể cho rằngmón nợ đó tồn tại nhưng người mắc nợ có những căn cứ rất xác đáng để phảnbác lại sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý của khoản nợ đó Nếu thẩm phán phụtrách thi hành án thấy rằng những lý lẽ mà người mắc nợ đưa ra là có căn cứ,

thì thẩm phán sẽ quyết định rút lại quyết định đã tuyên cho phép áp dụng biện

pháp bảo đảm tư pháp (Tức là có hai giai đoạn, một là trước đó thẩm phán đãcho phép áp dụng biện pháp bảo đảm tư pháp, nhưng khi thấy rằng người mắcnợ có lý do chính đáng thì thẩm phán ra quyết định thứ hai hủy quyết địnhtrước đó) Bởi vì giữa hai thời điểm lúc thẩm phán ra quyết định cho phép ápdụng biện pháp bao toàn tài sản và lúc người mắc nợ có đơn kiện, thì trongthời gian đó quyết định cho phép của thẩm phán đã có hiệu lực thi hành vàchủ nợ đã đăng ký biện pháp bảo dam Như vậy, nếu thẩm phán chấp nhậnđơn kiện của người mắc nợ, thì thẩm phán sẽ hủy việc đăng ký tạm thời biệnpháp bảo đảm đó Ngược lại, nếu thẩm phán cho rằng chủ nợ hoàn toàn có căncứ khi yêu cầu áp dụng biện pháp bao đảm tư pháp, do e ngại kha năng khôngthanh toán nợ của người mắc nợ, thì thẩm phán sẽ quyết định duy trì biệnpháp bảo đảm đã được đăng ký.

Tôi xin bổ sung thêm, trong hệ thống các biện pháp bảo toàn tài sản

theo quy định của pháp luật Pháp, không phải lúc nào cũng cần phải có sự chophép của thẩm phán thì mới có thể á ap dụng một biện pháp bao đảm tư pháp.

Chẳng hạn, trong trường hợp chủ nợ đã có trong tay một quyết định của Tòa

án, nhưng quyết định này chưa có hiệu lực thi hành, nếu chủ nợ đã có trongtay các chứng từ thương mại, như một thư tín dụng trả chậm hoặc một hối

phiếu (đó chính là giấy tờ chứng nhận cam kết trả nợ của con nợ), hoặc nếu chủ nợ và người mắc nợ bị ràng buộc với nhau bằng một hợp đồng thuê tài

san và người thuê đã không trả tiền thuê, thì trong những trường hợp đó, chủ

nợ có thể áp dụng một biện pháp bảo đảm tư pháp mà không cần phải quakhâu thứ nhất là sự cho phép của thẩm phán Tuy nhiên, trong cả hai trường

hợp, co hay không có sự cho phép của thẩm phán khi áp dụng một biện pháp

bảo đảm tư pháp, thi người mắc nợ đều có quyền kiên lại hành vi đó của chủ

nợ và có quyền yêu cầu hủy bỏ biện pháp bảo đảm tư pháp đã đăng ký Về

phía thẩm phán thi hành án, sau khi đã tống đạt những thông tin cần thiết đến.cho người mắc nợ, thẩm phán thi hành án cũng có thể cho hủy bổ biện phápbảo đảm đã đăng ký, nếu như chủ nợ đã không có được một văn bản có hiệu

lực thi hành” chống lại người mắc nợ Bởi vi, di nhiên là nếu chủ nợ không

Š Xem chú thích trang 18

Ban dich của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 20

nhận được một văn bản có hiệu lực thi hành xác nhận khoản nợ, điều đó cónghĩa là thẩm phán xét xử về nội dung cho rằng khoản nợ đó không tồn tại,mà khoản nợ không tồn tại thì biện pháp bảo đảm đã đăng ký sẽ không còn ýnghĩa Trong trường hợp đó, thẩm phán phụ trách thi hành án sẽ hủy biệnpháp bảo đảm đã đăng ký, xóa việc đăng ký trong số đăng ký.

Vừa rồi là giai đoạn Khiếu kiện của người mắc nợ, khi việc đăng ký tạm

thời biện pháp bảo đảm được công bố Bây giờ tôi xin nhường lời cho ông

LUCET để tiếp tục trình bày về vấn để đăng ký thế chấp Sau đó, ông

HECTOR sẽ trình bày về các biện pháp bao dam tư pháp được áp dung đốivới cơ sở thương mại và các cổ phần công ty.

Nhu vậy, hiện nay chúng ta đang ở giai đoạn thẩm phán đã phán quyết,

hoặc ở cấp sơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm, về đơn khiếu kiện của một trong

hai bên, chủ nợ và người mắc nợ Khi có đơn kiện đối với một quyết định sơ

thẩm, thì hiệu lực của các biện pháp đã áp dụng vẫn có thể được duy trì nếu

có đơn yêu cầu gửi lên Chánh án Tòa phúc thẩm Như vậy, có nghĩa là biệnpháp đã áp dụng vẫn tiếp tục phát huy hiệu lực trong thời gian kháng cáo phúc

thẩm đối với quyết định cho phép áp dụng biện pháp đó Trong trường hợpđơn kháng cáo phúc thẩm bị bác, thì thủ tục thi hành án sẽ được tiếp tục theo

tiến trình bình thường của nó Tiến trình đó xuất phát từ việc 4p dụng một

biện pháp bảo toàn tài sản, tức là một biện pháp khẩn cấp tạm thời Chủ nợ đã

khẳng định được minh đúng là chủ nợ và điều này đã được thẩm phán xác

nhận và do vậy chủ nợ đã có thể tiến hành đăng ký một biện pháp bảo đảm.Việc đăng ký tạm thời một biện pháp bảo đảm này có hiệu lực trong vòng banăm theo quy định của pháp luật Nếu thủ tục thi hành án kéo đài hơn thời hạnđăng ký ba năm, thì chủ nợ phải xin gia hạn một lần nữa việc đăng ký tạmthời đã thực hiện Nếu chủ nợ không xin gia hạn một lần nữa, thì sau ba nămviệc đăng ky tạm thời sẽ hết hiệu lực Điều đó có nghĩa là biện pháp bảo toàntài sản đối với khoản nợ hết hiệu lực.

Trang 21

Vậy khi được áp dụng, biện pháp bảo toàn tài sản có những hiệu lực gì?Trong trường hợp biện pháp bao toàn tài san là biện pháp thế chấp, nếu

chủ nợ đã được thẩm phán cho phép đăng ký thế chấp tạm thời, thì sẽ tiếnhành việc đăng ký đó vào một ngày ấn định tại Cơ quan quản lý đăng ký thếchấp Việc đăng ký này sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày thực hiện đăng kýtại Cơ quan quản lý đăng ký thế chấp Đối với chủ nợ, điều này có nghĩa làkhoản nợ sẽ được bao dam kể từ ngày đăng ký và do đó tất cả các chủ nợkhác, dù nam trong cùng hoàn cảnh như người chủ nợ đó (nghĩa là chủ nợ cókhoản nợ tạm thời được bảo dam hay chủ nợ có khoản nợ chính thức được bảo.đảm) sẽ được xếp sau người chủ nợ đó khi được thanh toán Đây chính là mộtlợi ich rất lớn đối với chủ nợ và đây cũng là lý do khiến thẩm phán phai xemxét hết sức cụ thể, chặt chế trước khi quyết định Để được hưởng quyền ưutiên này, chủ nợ còn phải hành động tích cực hơn, tức là không chỉ dừng lại ởviệc đăng ký thế chấp tạm thời Có nghĩa là chủ nợ phải tiến hành các thủ tụccần thiết để khoản nợ đó được công nhận chính thức Các thủ tục này sẽ được

tiến hành trước thẩm phán xét xử về nội dung (juge du fond)’ Chủ nợ sẽ trìnhbày ý kiến của minh với thẩm phán xét xử về nội dung và yêu cầu thẩm phán

ra quyết định công nhận khoản nợ Trong trường hợp khoản nợ được côngnhận, thì chủ nợ phải chuyển ngay việc đăng ký thế chấp tạm thời thành đăngký chính thức cuối cùng Việc đăng ký chính thức này chỉ có hiệu lực nếu như

nó đã được thực hiện trong thời hạn quy định Thời hạn đăng ký chính thức là

hai tháng kể từ ngày quyết định công nhận khoản nợ bắt đầu có hiệu lực Khi

đã thực hiện đăng ký tại Cơ quan quản lý đăng ký thế chấp, việc đăng ký này

có giá trị chính thức Chỉ từ thời điểm đó, việc đăng ký biện pháp bảo toàn tàisản mới thực sự có hiệu lực Có nghĩa là chủ nợ sẽ được chính thức xếp hạngso với các chủ nợ khác kể từ ngày thực hiện việc đăng ký tạm thời Và cũng từthời điểm đó khoản nợ được bảo đảm bằng một biện pháp thế chấp đã đượcđăng ký chính thức và do đó chủ nợ có thể chuyển sang giai đoạn xử lý tài santhế chấp để thu hồi nợ |

Tuy nhiên, đến giai đoạn này, người mắc nợ vẫn có quyền kiện lại và

có thể làm ảnh hưởng đến việc đăng ký thế chấp tạm thời của chủ nợ Như

chúng ta đã biết, người mắc nợ có quyền kiện khi biết được chủ nợ đã thựchiện việc đăng ký thế chấp tạm thời Nhưng lúc đó người mắc nợ đã khôngthực hiện quyền kiện này đối với việc đăng ký thế chấp Tuy nhiên, trong quátrình xét xử vụ việc về nội dung, người mắc nợ vẫn có thể sử dụng lại quyền

9 « 29, : x a 2 ` > pes “ + 33 ` = 2 Z maJuge du fond”: tạm dịch là “Thẩm phán xét xử nội dụng chính của vụ việc”, là người ra văn bản có hiệu

lực thi hành Vai trò của thẩm phán xét xử về nội dung khác vai trò của thẩm phán thi hành án Thẩm phán

thi hành an có trách nhiệm giám sát việc thi hanh-“Vdn bản có hiệu lực thi hành” theo ding thủ tục, theo

dũng các quy định của pháp luật.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 22

kiện này Người mắc nợ không chỉ kiện về giá trị pháp lý của các quyền màchủ nợ được hưởng, mà trong quá trình giải quyết vụ việc, người mắc nợ còncó quyển yêu cầu thẩm phán thu hẹp phạm vi ap dung của việc đăng ký théchấp đã thực hiện Người mắc nợ cũng có quyền yêu cầu thay biện pháp bảođảm này bằng biện pháp bao đảm khác Người mắc nợ cũng có thể ký quỹmột khoản tiền để giải phóng bất động sản khỏi biện pháp thế chấp đã đăng

ký Những biện phap nay đã không được người mắc nợ thực hiện trong thủ tục

ban đầu, nhưng đó là các biện pháp mà người mắc nợ có thể sử dụng bất cứlúc nào trong suốt quá trình giải quyết vụ việc.

Tình trạng của người mắc nợ cũng có thể ảnh hưởng đến tinh trạng củachủ nợ, ví dụ như người mắc nợ bi rơi vào tình trạng phá san, hay doanhnghiệp của người mắc nợ đang phải tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp.Ngay cả khi chủ nợ đã được hưởng một biện pháp bảo đẩm, thì vẫn còn phảichịu một rủi ro khác đó là trường hợp người mắc nợ rơi vào tình trạng phảitiến hành thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp Trong trường hợp này, thủ

tục giải quyết phá sản doanh nghiệp sẽ hủy bỏ hiệu lực của biện pháp bảo

đảm đã đăng ký Chủ nợ sẽ mất quyển ưu tiên do tinh trạng phá sản của người

mắc nợ Như vậy, chúng tôi đã trình bày xong tiến trình diễn ra thủ tục, từ khi

nộp đơn lên thẩm phán cho đến khi đăng ký chính thức biện pháp bảo đảm.

tư pháp.

Về thời hạn đăng ký chính thức: Như ta đã biết, việc đăng ký chínhthức sẽ cho phép xếp hạng chủ nợ so với các chủ nợ khác kể từ ngày đăng kýtạm thời Việc đăng ký chính thức đó sẽ cho phép chủ nợ tiến hành xử lý tàisản là đối tượng của biện pháp thế chấp đã được đăng ký chính thức Tôi xinlưu ý là đối với việc đăng ký tạm thời cũng như đăng ký chính thức, để việcđăng ký có hiệu lực đều phải tuân theo một thời hạn nhất định Việc đăng kýsẽ không có hiệu lực trong thời hạn vĩnh viễn không xác định mà chỉ có hiệu |

lực trong một thời hạn xác định Việc đăng ký tạm thời có hiệu lực trong thờihạn 3 năm còn việc đăng ký chính thức có hiệu lực trong thời hạn 10 năm Do

vậy, muốn duy trì hiệu lực của biện pháp bảo toàn tài sản đã đăng ký, thì khihết thời hạn nêu trên, chủ nợ bắt buộc phải xin gia hạn.

Để bổ sung cho những điều bà BALAND đã trình bày về các biện pháp

bảo đảm tư pháp với tư cách là các biện pháp bảo toàn tài sản, tôi xin nóithêm rằng bên cạnh biện pháp bảo đảm được áp dụng theo sự cho phép củathẩm phán nhằm bảo toàn tài sản của người mắc nợ, người ta còn có thể ấp

dụng các biện pháp bảo toàn tài san theo đúng nghĩa của nó Bà BALAND đãnói, ngoài trường hợp cần có sự cho phép của thẩm phán để áp dụng một biệnpháp nhằm bảo toàn tài sản của người mắc nợ, chủ nợ, nếu đã có trong tay

Trang 23

một văn bản có hiệu lực thi hành, có thể tự minh quyết định đăng ký một biện pháp bảo toàn, vì những lý do riêng của người đớ Bây giờ tôi xin nhường lời

-cho ông HECTOR trình bây về thủ tục cầm cố Sau đó chúng tôi sẽ trình bàytiếp về thủ tục xử lý tài sản thế chấp hay cầm cố, là một thủ tục có những đặc

thù riêng " | :

Ông Nguyễn Văn Bình:

Trong trường hợp thẩm phán mới chỉ cho phép đăng ký tạm thời, thibiện pháp bảo đảm tư pháp ở giai đoạn này xem như là biện pháp bảo toàn tài

sản Ngược lại, có những người đã có trong tay quyết định có hiệu lực phápluật của Tòa, nhưng chưa xin thi hành quyết định đó mà chỉ xin đăng ký như

là một biện pháp, bảo tồn tài sản để sau này thi hành.

Ong LUCET:

Điều này rất quan trong, bởi vi thủ tục 4p dung biện pháp bao tồn tàisản là một thủ tục ngoại lệ của thông luật và không tuân theo nguyên tắc tranh

tung Khi sử dụng thủ tục đăng ký áp dụng biện pháp bảo toàn tài san, chủ nợ

sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ thông báo trước cho người mắc nợ Do đó,khi áp dụng biện pháp thế chấp, chủ nợ sẽ không phải tống đạt trước văn bản

có hiệu lực thi hành cho người mắc nợ, như vậy tránh được tình trạng người

mắc nợ mưu toan tau tan tài sản, làm mất đi sự bảo dam cho khoản nợ Đó là

lý do vì sao bên cạnh các biện pháp bảo toàn được áp dụng theo quyết định của

thẩm phán còn có các biện pháp bảo toàn được áp dụng trên cơ sở một văn bản

Bản dich của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 24

a) Cầm cố cơ sở thương mai:

Co sở thương mại'” là một loại tài sản rất đặc thù được quy định trong

pháp luật Pháp Cơ sở thương mại là một thực thể pháp lý nhưng cũng là một.thực thể kinh tế Cơ sở thương mại bao gồm một số yếu tố có thể trị giá đượcthành tiền Cơ sở thương mại cho phép người thương gia tiến hành hoạt độngkinh doanh của minh Một trong các yếu tố của cơ sở thương mại là guyénduy trì hợp đồng thuê địa điển kinh doanh (droit au bail) Ngoài ra cơ sở

thương mại còn bao gồm tên doanh nghiệp, tên thương mại, các mối hàng Đó

là các yếu tố vô hình, cơ sở thương mại còn bao gồm các yếu tố vật chất hữu

hình, như hàng hóa của doanh nghiệp Như vậy, cơ sở thương mại là một thựcthể có thể đánh giá được giá trị về mặt kinh tế và thường có một giá trị rất lớn

trong khối tài sản của người mắc nợ Chính vì vậy, cơ sở thương mại có thể

đem cầm cố hoặc thế chấp Chính vì cơ sở thương mại có giá trị rất lớn đối

với một thương gia, nên trong rất nhiều trường hợp đó là tài san duy nhất cóthể đem ra bảo đảm cho một khoản nợ Cơ sở thương mại có thể đem cầm cố

toàn bộ nhưng cũng có thể đem cầm cố từng yếu tố cấu thành Tương tự, việcxử lý cơ cổ thương mai để thanh toán nợ có thể được thực hiện đối với toàn bộhoặc từng bộ phận cấu thành cơ sở thương mại Để xác định được một cơ sở

thương mại, người ta phải tra cứu trong số đăng ký kinh doanh do Phòng lục

sự, Tòa thương mại sơ thẩm lưu giữ Ở Pháp, tất cả các hoạt động sản xuất

kinh doanh đều phải được đăng ký tại Phòng lục su, Tòa thương mại sơ thẩm.

Số đăng ký kinh doanh là một công cu rất quan trọng, thong qua sổ này người

ta có thể biết được đã có những biện pháp bảo đảm nào được áp dụng cho cơ

sé thương mại Trường hợp này cũng tương tự như Cơ quan quan lý đăng kýthế chấp đối với bất động sản Số đăng ký kinh doanh cho phép người ta biếtđược biện pháp bảo đảm đã đăng ký đối với cơ sở thương mại có giá trị hay là

không có giá trị dựa trên số các chủ nợ đã đăng ký biện pháp bảo dam.

Thủ tục cho phép đăng ký cầm cố cơ sở thương mại cũng tương tự như

thủ tục cho phép đăng ký thế chấp bất động sản Chủ nợ hoặc người đại diệnphẩi nộp đơn lên thẩm phán Thẩm phán sẽ quyết định cho phép hay không

cho phép đăng ký cầm cố, trừ một số trường hợp ngoại lệ không cần sự cho

phép của thẩm phán Nhưng ở bước đầu tiên, thủ tục này tiến hành không theo

nguyên tắc tranh tung, tức là chỉ có sự hiện điện của chủ nợ mà không có sựhiện diện của người mắc nợ Chủ nợ sẽ gửi hồ sơ đến Phòng lục sự, Tòa

thương mại sơ thẩm, trong đó có quyết định cho phép của thẩm phán, số tiền

cần bảo đảm và tên của các bên liên quan Chỉ khi đăng ký cầm cố đã đượcthông báo cho người mắc nợ thì thủ tục mới được tiến hành theo nguyên tắc

'° Xem chú thích trang 13

Trang 25

tranh tụng Ở những bước đầu tiên, việc đăng ký cầm cố cơ sở thương mại

được tiến hành mà không có sự can thiệp của thừa phát lại Điều này khác với

việc đăng ký cầm cố các phiếu chứng khoán hay cổ phần công ty, bắt buộc

phải được tiến hành thông qua thừa phat lại.

b) Cam cố phiếu chứng khoán và cổ phần công ty:

Đối với việc đăng ký cầm cố các phiếu chứng khoán và cổ phần công :ty, sau khi thẩm phán đã quyết định cho phép đăng ký cầm cố, thừa phát lại sẽ

chịu trách nhiệm tống đạt đến công ty liên quan hoặc đến người giữ phiếu

chứng khoán ,

Tuy nhiên, trong trường hợp cầm cố phiếu chứng khoán có một khó

khăn là không biết các tài sản này đang nằm ở đâu Nếu như việc cầm cố cổphần công ty không đặt ra vấn đề gì lớn, vì người ta biết đó là công ty nào, ailà chủ sở hữu của các cổ phần công ty đó, thì đối với các phiếu chứng khoán

có một số vấn đề khó khăn Các phiếu chứng khoán này có thể được lưu giữ ở

những nơi khác nhau, thông thường ở các ngân hàng Nhưng trước đây, cácphiếu chứng khoán thường được lưu giữ tại các công ty chuyên hoạt động

trong lĩnh vực giữ và quản lý các phiếu chứng khoán Trong trường hợp này,

chủ nợ hoặc thừa phát lại phải xác định được các phiếu chứng khoán liên quan

đang nằm trong tay ai để tiến hành đăng ký cầm cố Biện pháp cầm cố sẽ cho

phép xếp thứ tự các chủ nợ trong trường hợp xử lý tai san cầm cố để thanh

toán nợ Tôi xin nói thêm là tất cả các cổ phần công ty, tất cả các phiếu chứngkhoán mà người mắc nợ đang nắm giữ đều có thể bị đem cầm cố, trừ trường

hợp thẩm phán giới hạn số lượng và khi đưa ra cầm cố thì người ta không cần

xác định đó là cổ phần nào hay đó là phiếu chứng khoán nào Điều đó có.

nghĩa là toàn bộ số tài sản đó của người mắc nợ sẽ được đem ra cầm cố để bảo

đảm cho khoản nợ Hiệu lực của biện pháp cầm cố cũng giống như hiệu lực

của biện pháp thế chấp Việc đăng ký cầm cố tạm thời cũng phải được chuyển

thành đăng ký cầm cố chính thức sau khi chủ nợ có được trong tay một văn

bản có hiệu lực thi hành Việc đăng ký ký cầm cố chính thức có thể vẫn giữ.

nguyên hình thức trước đây của việc đăng ký cầm cố tạm thời, hoặc được thựchiện dưới hinh thức gửi hồ sơ dang ký đến Phòng lục sự của Tòa thương mai

sơ thẩm, nếu đó là cầm cố cơ sở thương mại, hoặc được thực hiện thông qua

thừa phát lại, nếu đó là cầm cố phiếu chứng khoán hoặc cổ phần công ty.Cũng giống như biện pháp thế chấp, việc đăng ký cầm cố chính thức có hiệulực từ ngày đăng ký cầm cố tạm thời Như vậy đây là giai đoạn đầu của thủtục cầm cố, trước khi tiến hành xử lý tài sản cầm cố Việc xử lý tài sản cầm cố |sẽ được thực hiện trong trường hợp người mắc nợ không tự nguyện bán tài sảnđể thanh toán nợ.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 26

Chiều 24/8/1998:

Thảo luậnCâu hỏi:

Sáng nay, các chuyên gia đã trình bày về các biện pháp bao dam, trong

đó có các biện pháp cầm cố, thế chấp Tôi có một số câu hồi như sau:

Thứ nhất, quan hệ pháp luật giữa thẩm phán phụ trách thi hành án vớichấp hành viên, giữa thẩm phán với chấp hành viên và cơ quan đăng ký tài

sản là như thế nào?

Thứ hai, trong trường hợp phá sản, khi người mắc nợ bị đặt trong tình

trạng phá sản, thì chủ nợ có thể bị mất quyền đối với biện pháp bảo đảm đãđăng ký Vậy trong trường hợp người mắc nợ bị phá sản, khi phá sản, với các

biện pháp bảo dam, sau này chủ nợ có được ưu tiên thanh toán hay không?.

Nếu được ưu tiên thanh toán, thì chủ nợ đó được ưu tiên trong hàng thứ mấy?

Thứ ba, liên quan đến biện pháp cầm cố cổ phần công ty hoặc phiếu

chứng khoán, tôi muốn biết pháp luật Pháp có quy định cầm cố phần lợi

nhuận của cổ phần công ty hay phiếu chứng khoán không?Bà BALAND:

Liên quan đến câu hỏi thứ nhất, nếu tôi hiểu không nhầm, bạn muốn hỏi

về mối quan hệ giữa thẩm phán thi hành án và thừa phát lại và về mối quan hệgiữa thẩm phán thi hành án và cơ quan quản lý đăng ký thế chấp Tôi xin trảlời câu hồi này với tư cách là một thẩm phán phụ trách thi hành án.

Như trong bài tham luận tôi đã nói, trong thủ tục áp dụng các biện pháp

bảo đảm cũng như trong thủ tục thi hành án, thẩm phán chi can thiệp khi naysinh các vấn dé khó khăn Tam bỏ qua giai đoạn đầu là giai đoạn thẩm phán

phụ trách thi hành án quyết định cho phép hoặc không cho phép áp dụng mộtbiện pháp bảo đảm tư pháp, trong các giai đoạn sau, thẩm phán thi hành án

chỉ có vai trò giải quyết tranh chấp phát sinh và vai trò giám sát Chẳng hạn

đối với biện pháp thế chấp, chủ nợ cùng với luật sư của mình phải tự tiến hànhđăng ký thế chấp Đối với biện pháp cầm cố cơ sở thương mại cũng tương tự,chủ nợ phải tự tiến hành đăng ký cầm cố Đối với việc cầm cố cổ phần côngty và phiếu chứng khoán, thì chủ nợ phải cần có sự can thiệp của thừa phát lại.

Trang 27

Thừa phát lại là người duy nhất có quyền tống đạt văn bản xác nhận đăng kýcầm cố cổ phần công ty hay phiếu chứng khoán.

Khi được thông báo về việc đăng ký biện pháp bảo đảm, người mắc nợ

có thể không có phan ứng gi và cứ để cho thủ tục được tiếp tục tiến hành.Trong trường hợp này, thẩm phán sẽ không có vai trò gì, vì giữa các bên

không có tranh chấp hay khiếu kiện gì nay sinh về thủ tục đang tiến hành Ởđây người fa gặp một nguyên tắc cơ bản của pháp luật về thi hành án dân sự

của Pháp, đó là chủ nợ với sự trợ giúp của luật sư hoặc thừa phát lại tự ấp

dụng các biện pháp bảo đảm cần thiết theo quy định của các văn bản hiện

hành về các biện pháp bảo đảm Tham phán thi hành án sẽ chỉ can thiệp nếu

người mắc nợ hoặc người có quyền lợi liên quan có đơn khiếu kiện lên thẩm

phán Trên cơ sở đơn khiếu kiện, thẩm phán phụ trách thi hành án sẽ tiến hành

việc kiểm tra tính hợp pháp của những văn bản của thừa phát lại hoặc tính hợp

pháp của thủ tục đã tiến hành Ngoài việc kiểm tra tính hợp pháp này, thẩmphán không có quyền kiểm tra những hoạt động thừa phát lại đã tiến hành.

Chủ nợ có quyền tiến hành thủ tục theo sáng kiến riêng của mình.

Đối với cơ quan quản lý đăng ký thế chấp cũng vậy, Cơ quan này có

vai trò phi nhận việc đăng ký mà chủ nợ và luật sư đã tiến hành Do vậy, Cơquan quản lý đăng ký thế chấp được coi là người thứ ba trong thủ tục đó và

cũng là người thứ ba đối với thẩm phán Thẩm phán thi hành án không có

quyền kiểm tra đối với Cơ quan quản lý đăng ký thế chấp Đây là một cơ quan

hành chính đặc biệt và hoàn toàn độc lập với thẩm phán thi hành án Ở đây,thẩm phán thi hành án chỉ can thiệp khi có khiếu kiện về tính hợp pháp củacác hoạt động đã tiến hành Không biết tôi đã trả lời đúng câu hỏi của ônghay chưa?

Bây giờ ông LUCET sẽ trả lời câu hỏi về hiệu lực của các biện phápbao dam tư pháp đã đăng ký trong trường hợp người mắc nợ bi đặt trong tinhtrạng giải quyết phá sản doanh nghiệp.

Ông LUCET:

Như vậy, chúng ta đang xem xét trường hợp người mắc nợ đang ở trong

quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp Dĩ nhiên người mắc nợ này phải là

một nhà doanh nghiệp hay một thương gia Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh cácquy định về phá sản đối với các hoạt động kinh doanh, pháp luật Pháp cũngcó các quy định phá sản đối với các hoạt động khác, như hoạt động của các

hiệp hội hay của những người làm nghề thủ công Nhưng trong phần lớn các

trường hợp, phá sản thường liên quan đến các doanh nghiệp.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 28

Chúng ta có một người mắc nợ và một biện pháp thế chấp đã được dangy, nhưng người mắc nợ chưa được biết về việc đăng ký đó O đây có hai giả |

uiết đặt Ta.

Giả thiết thứ nhất, việc đăng ký thế chấp được thực hiện khi người mắc

-ig đang trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, sở di như vậy vi khi

lăng ký thế chấp chủ nợ đã không kiểm tra tình trạng của người mắc nợ thông

qua số đăng ký kinh doanh đặt tại Phòng lục sự, Tòa thương mại sơ thẩm Tuy

nhiên, việc kiểm tra tỉnh trạng của người mắc nợ không phải lúc nào cũng dễdàng, bởi có thể người ta sở hữu một bất động sản ở nơi này nhưng lại tiếnhành các hoạt động kinh doanh ở nơi khác Hơn nữa, hiện nay ở Pháp chưa cómột cơ quan quản lý hồ sơ tập trung cho mọi lĩnh vực.

Giả thiết thứ hai, việc đăng ký thế chấp được thực hiện trước khi ngườimắc nợ rơi vào tình trạng phá sản Như các bạn đã biết, thủ tục giải quyết phásản doanh nghiệp khi được tiến hành sẽ có hiệu lực đình chỉ việc giải quyếtmọi vấn để cá nhân khác của người mắc nợ Nghĩa là, một khi người mắc nợđang trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, thì các chủ nợ sẽ mấtquyền trực tiếp kiện đòi đối với cá nhân người mắc nợ Quyển này sẽ đượctrao cho một đại diện của cơ quan tư pháp Người này sẽ hành động vì lợi íchcủa tất cả nhưng người chủ nợ và vi lợi ích của cả người mắc nợ l

“Tùy theo thủ tục giải quyết phá san doanh nghiệp phải tiến hành mà ta

có hai trường hợp sau: Trường hợp đơn giản nhất là tiến hành thanh lý doanhnghiệp theo quyết định của Tòa án Khi thanh lý doanh nghiệp, cả chủ nợ vàngười mắc nợ đều có đại điện duy nhất là người phụ trách thanh lý doanh nghiệp.

Trường hợp thứ hai phức tạp hơn, tức là người mắc nợ đã bị rơi vào tình

trạng phá san nhưng chưa đến mức phải thanh lý, giải thể doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đó đang cần có một sự trợ giúp Người ta xem xét khả nănggiúp đỡ doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động Trong trường hợp đó, ngườita sẽ chỉ định một người chịu trách nhiệm quản lý doanh nghiệp và đại diệncho doanh nghiệp, còn các chủ nợ cũng chỉ định ra một người đại diện chomình Nếu mọi việc tiến triển tốt dep, tinh hình được cải thiện thi doanh |nghiệp được phục hồi và tiếp tục hoạt động Ngược lại, người ta sẽ tiến hànhthanh lý và giải thể doanh nghiệp.

Như các bạn thấy, người chủ nợ đã đăng ký thế chấp mà không biếtđược tỉnh trạng của người mắc nợ như thế nào? Do đó, việc đăng ký thế chấp

này sẽ không có hiệu lực đối với người mắc nợ và đối với các chủ nợ khác.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chủ nợ mất quyền đốt với khoản nợ Gia28

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 29

thiết việc đăng ký thế chấp tạm thời đã được chuyển thành đăng ký chính thứcvà doanh nghiệp của người mắc nợ chưa bị thanh lý, giải thể, thì chủ nợ vẫnđược hưởng quyền ưu tiên thanh toán do việc đăng ký thế chấp đó đem lại.Còn trong trường hợp trên, chủ nợ sẽ không được hưởng quyền ưu tiên đó, màchỉ có quyền đòi nợ thông thường theo những diéu kiện quy định cho thủ tụcgiải quyết phá sản doanh nghiệp Tức là chủ nợ chỉ có quyền khai báo khoảnnợ của mình trong thời hạn do pháp luật quy định.

Việc đăng ký thế chấp được thực hiện khi người mắc nợ đang trong quátrình giải quyết phá sản thi không có hiệu lực đối với người mắc nợ và đối vớicác chủ nợ khác.

Còn nếu biết người mắc nợ đang trong tình trạng giải quyết phá sản

doanh nghiệp mà chủ nợ vẫn đăng ký một biện pháp bảo toàn tài san Ở đây

có hai giả thiết đặt ra Giả thiết thứ nhất, chủ nợ biết người mắc nợ đang trongquá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp nhưng vẫn đăng ký một biện phápbảo toàn tài sản của người mắc nợ, và khi đăng ký, chủ nợ không nêu ra việcngười mắc nợ đang ở trong tình trạng phá sản Trong trường hợp này, việc

đăng ký đó được coi là vô hiệu chứ không còn là vấn đề có hay không có hiệu

lực đối với người mắc nợ và các chủ nợ khác nữa.

Giả thiết thứ hai, người mắc nợ đang trong quá trình giải quyết phá sảndoanh nghiệp, và người chủ nợ đó trở thành chủ nợ của người mắc nợ từ khibắt đầu thủ tục giải quyết phá san doanh nghiệp Như các bạn biết, thủ tục giải

quyết phá sản doanh nghiệp khi được tiến hành sẽ có hiệu lực đình chỉ mọi

việc khiếu kiện cá nhân trực tiếp giữa chủ nợ và người mắc nợ liên quan đếncác quyền phát sinh trước khi bắt đầu thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp.Nhưng nếu các quyền của chủ nợ phát sinh sau khi bắt đầu thủ tục giải quyếtphá sản doanh nghiệp thì tình hình lại khác Nhất là trong trường hợp ngườimắc nợ rơi vào tinh trạng phá sản nhưng vẫn được phép tiếp tục hoạt động.Mặc dù tiếp tục hoạt động nhưng doanh nghiệp tiếp tục không trả tiền thuê tàisan cho chủ sở hữu tài sản, người quan lý doanh nghiệp không trả các khoản

đóng góp xã hội, các khoản thuế, hay tiền mua hàng Trong trường hợp này,

mặc dù doanh nghiệp đang trong quá trình giải quyết phá sản, các chủ nợ của

các khoản nợ trên vẫn được hưởng các điều kiện thông thường như khi doanh

nghiệp chưa rơi vào tình trạng phá sản Nghĩa là các chủ nợ đó vẫn có quyền

sử dụng các biện pháp thi hành án thông thường, có quyền áp dụng các biệnpháp bao toan tài sản thông thường Sau đó sẽ nhận được một văn bản có hiệu

lực thi hành”! cho phép chuyển việc đăng ký tạm thời biện pháp bảo toàn

'' Xem chú thích trang 18

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 30

thành đăng ký chính thức Tức là thủ tục tiến hành nh thường như -nguoi

mắc nợ chưa rơi vào tỉnh trạng phá sản.

Tuy nhiên, trên thực tế vấn đề phức tap hơn nhiều Có thể xảy ra trường hợp người mắc nợ được tiếp tục hoạt động kinh doanh, nhưng đột nhiên cóquyết định thanh lý, giải thể doanh nghiệp Nếu trong thời gian đó, chủ nợchưa kịp có được văn bản có hiệu lực thi hành để chuyển việc đăng ký tạmthời thành đăng ký chính thức, thì với quyết định thanh lý, việc đăng ký tạmthời sẽ trở nên không có hiệu lực đối với người mắc nợ và các chủ nợ khác.Do đó, để để phòng trường hợp trên, chủ nợ sau khi đăng ký biện pháp bảotoàn thường yêu cầu người mắc nợ thanh toán ngay lập tức khoản nợ trên cơsở quy định tại Điều 40, Luật năm 1985 Điều này quy định về các khoản nợ

phát sinh sau khi bắt đầu thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp.

Nói tóm lại, đối với câu hỏi vừa nêu ra, có hai trường hợp xảy ra: Hoặclà việc đăng ký biện pháp bảo toàn không có hiệu lực đối với người mắc nợ vàcác chủ nợ khác hoặc là việc đăng ký đó vừa không có hiệu lực đối với ngườimắc nợ và các chủ nợ khác vừa vô hiệu Như vậy, chủ nợ sẽ được thanh toán

theo thứ tự như các chủ nợ thông thường khác, hoặc được thanh toán theo thứ

tự ưu tiên, nếu người đó được hưởng quyền ưu tiên đặc biệt

-Ong HECTOR:

Về câu hỏi thứ ba liên quan đến biện pháp cầm cố cổ phần công ty vàphiếu chứng khoán, ông muốn biết có được cầm cố phần lãi của cổ phần côngty và phiếu chứng khoán không? Qua câu hỏi này, ông đã động chạm đến sự

khác nhau cơ bản giữa hai biện pháp: Cam cố cổ phần công ty và phiếu chứngkhoán và kê biên cổ phần công ty và phiếu chứng khoán Tất nhiên, tôi muốnnói đến biện pháp cầm cố và | biện pháp kê biên được áp dụng nhằm bảo toàntài sản của con nợ.

- Biện pháp cầm cố cổ phần công ty và phiếu chứng khoán có hiệu lựccủa một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Biện pháp bảo đảm

này cho phép chủ nợ được bảo đảm tham gia phân chia tiền bán tài san của

người mắc nợ Nhưng biện pháp bảo đảm này không giành cho chủ nợ quyền

yêu cầu xử lý tài sản của người mắc nợ, tức là yêu cầu bán tài sản đó Bởi vìchỉ chủ sở hữu cổ phần công ty hay phiếu chứng khoán mới có quyền chuyển

nhượng tài sản Điều đó có nghĩa là chủ sở hữu vẫn có quyền định đoạt đối

với tài sản.

Trang 31

_Ngược lại, nếu chủ nợ không tiến hành thủ tục cầm cố mà tiến hành thủtục kê biên bảo toàn tài sản đối với cổ phần công ty hay phiếu chứng khoán,

thi với biện pháp kê biên bảo toàn tài sản, chủ sở hữu cổ phần công ty hay

phiếu chứng khoán sẽ không được quyền định đoạt các tài sản nữa Đó là mộttrong những hệ quả pháp lý chính của biện pháp kê biên bảo toàn tài sản Điều

đó cũng có nghĩa là không những bản thân cổ phần công ty hay phiếu chứng

khoán đó bị kê biên, tức là chủ sở hữu không thể chuyển nhượng hay địnhđoạt tài san đó, mà ca các khoản lãi phát sinh cũng bị kê biên bảo toàn, bịphong tỏa.

Như vậy, chỉ với biện pháp kê biên bảo toàn thì chủ sở hữu mới khôngđược định đoạt phần lãi của cổ phần công ty và phiếu chứng khoán Điều nàytuân thủ nguyên tắc vật phụ phải luôn đi kèm với vật chính Vật chính ở đây làcổ phần công ty và phiếu chứng khoán, còn vật phụ là khoản lãi phát sinh.Vấn đề này chúng tôi sẽ dé cập sâu hơn khi nói về các biện pháp bảo toàn tài sản.Câu hỏi:

Buổi sáng các chuyên gia có nói đến sự tham gia của thừa phát lại vàothủ tục cầm cố tài sản Đề nghị các chuyên gia giải thích thêm về sự tham giacủa thừa phát lại vào thủ tục này.

Ông HECTOR:

Vai trò của thừa phát lại khác nhau tùy theo thủ tục cầm cố cổ phầncông ty và phiếu chứng khoán hay thủ tục cầm cố cơ sở thương mại Đối vớithủ tục cầm cố cổ phần công ty và phiếu chứng khoán thì nhất thiết phải thực

hiện thông qua thừa phát lại Tôi xin trình bay tóm tat sơ đồ thủ tục cầm cố cố

phần công ty và phiếu chứng khoán và thủ tục cầm cố cơ sở thương mại như

sau: Trước tiên chủ nợ đã có trong tay quyết định của thẩm phán phụ trách thi

hành án cho phép đăng ký cầm cố Người chủ nợ đó có thể trực tiếp hoặc gián

tiếp thông qua luật sư tiến hành đăng ký cầm cố tại Phòng lục sự, Tòa thươngmại sơ thẩm Như vậy, ở giai đoạn đăng ký cầm cố thì thừa phát lại chưa can

thiệp Thừa phát lại chỉ can thiệp để thông báo, tống đạt việc cầm cố đó cho

người mắc nợ biết để giúp người mắc nợ khiếu kiện lại việc đăng ký đó.

N gược lai, trong trường hop dang ký cầm cố cổ phần công ty hay phiếu

chứng khoán, chủ nợ sau khi đã có quyết định cho phép cầm cố của thẩmphán thi hành án, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua luật sư yêu cầuthừa phát lại thảo ra văn bản cầm cố Việc cầm cố cổ phần công ty sẽ hoàn

thành kể từ thời điểm thừa phát lại tống đạt văn bản cầm cố cho công ty có cổ

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 32

phần đó Sau đó, thừa phát lại còn can thiệp lần thứ hai để thông báo việc cầm

cố cho người mắc nợ là chủ sở hữu cổ phần bị cầm cố để giúp người mắc nợ

khiếu kiện lại việc cầm cố Như vậy, trong trường hợp cầm cố cổ phần côngty và phiếu chứng khoán, việc đăng ký do thừa phát lại thực hiện, còn trong

trường hợp cầm cố cơ sở thương mại thì việc đăng ký do chính chủ nợ thực

hiện, thừa phát lại chỉ can thiệp để thông báo cho người mắc nợ biết Đó là sựkhác biệt chính giữa cầm cố cổ phần công ty và phiếu chứng khoán và cầm cố

cơ sở thương mại.

B Hiêu lực của viêc ding ký thé chấp và cầm cố:‘1 Hiệu lực của việc đăng ký thế chấp:

Ong LUCET:

- Bay giờ chúng tôi xin dé cập đến một vấn dé tương đối đặc thù nằmtrong chủ đề mà chúng tôi đã trình bày khái quát sáng nay Sáng nay, tôi đãtrình bày với các bạn về thủ tục đăng ký thế chấp, lý do sử dụng biện pháp thếchấp, vai trò giám sát của luật sư trong thủ tục đăng ký thế chấp Như các bạn

đã biết, việc đăng ký thế chấp do chủ nợ thực hiện tại Cơ quan quản lý đăng

ký thế chấp Cơ quan này quản lý tập trung tất cá các hồ sơ về bất động sản vàthế chấp bất động sản Các hồ sơ này được công bố công khai, tất cả mọi

người dân đều có thể được cung cấp thông tin về một bất động sản hay một

chủ sơ hữu bất động sản nào đó từ các hồ sơ này Tuy nhiên, người ta lập racơ quan quan lý hồ sơ này không phải chỉ để thỏa mãn trí tò mò của moingười Cơ quan quản lý hồ sơ được thành lập để đảm bảo sự an toàn pháp lý

cho các khoản tín dụng bất động sản, đẩm bảo quyền sở hữu bất động sản và

đảm bảo quyền của người thứ ba có liên quan đến bất động sản Khi công bốcác thông tin tại Cơ quan quần lý đăng ký thế chấp, người ta không chỉ côngbố các thông tin về các biện pháp thế chấp đã đăng ký mà còn công bố cả cácthông tin đa dạng khác Chẳng hạn, người ta công bố tại Cơ quan quản lý

đăng ký thế chấp các thông tin về các việc kiện đang tiến hành có thể làm ảnh

hưởng đến quyền sở hữu bất động sản của một người nào đó Việc công bố

các thông tin về đăng ký thế chấp và các việc kiện tụng đó không chỉ nhằm

thông báo cho người thứ ba biết mà còn nhằm làm cho việc đăng ký hay các

việc kiện đó có hiệu lực đối với những người có liên quan.

Liên quan đến việc đăng ký thế chấp, vấn đề đặt ra là liệu việc đăng ký

thế chấp tạm thời tại Cơ quan quản lý đăng ký thế chấp có hiệu lực đối với

người thứ ba ngay sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký tạm thời này hay

không? Hay chỉ có hiệu lực đối với người thứ ba sau khi hoàn thành thủ tục

Trang 33

đăng ký thế chấp chính thức? Sáng nay, tôi đã trả lời một phần cho câu hỏinày, tức là việc đăng ký thế chấp có hiệu lực đối với người thứ ba ngay khihoàn thành thủ tục đăng ký thế chấp tạm thời Tuy nhiên, việc đăng ký đó chỉ

tiếp tục phát huy hiệu lực nếu sau này việc đăng ký tạm thời được chuyển

thành đăng ký chính thức Như vậy, về mặt lý thuyết, việc đăng ký thế chấp

có hiệu lực đối với người thứ ba ngay khi hoàn thành thú tục đăng ký tạmthời, nhưng trên thực tế, việc đăng ký đó chỉ có hiệu lực chính thức, hiệu lựcthực tế khi sau đó việc đăng ký tạm thời được chuyển thành đăng ký chính

thức Để chuyển đăng ký tạm thời thành đăng ký chính thức, người ta phảituân thủ một số quy định về thủ tục và phải không có một sự cố nào xảy ra.

Các quy định về thủ tục là hết sức chặt chẽ Nếu không tuân thủ đúng các quy

định này thì việc đăng ký sẽ bị vô hiệu Về lý thuyết thì như vậy, nhưng trênthực tế không phải lúc nào cũng rõ ràng, tuyệt đối như thế.

Thật vậy, một khi người ta đã tiến hành thủ tục đăng ký tạm thời theođúng các quy định của pháp luật, thi tất cả những gì xảy ra sau đó, cho dù giátrị pháp lý như thế nào, đều được bỏ qua, đều không có tác động đến thu tụcđã tiến hành Điều đó có nghĩa là trong trường hợp có hai người chủ nợ, mộtngười đã đăng ký thế chấp chính thức còn một người mới đăng ký thế chấp

tạm thời, nếu người-thứ nhất mặc dù đã đăng ký thế chấp chính thức, nhưng

đòi hưởng quyền từ việc đăng ký đó sau người thứ hai, là người mới đăng ky

tạm thời, thì người thứ nhất vẫn bị xếp hàng sau người thứ hai Như vậy, các

bạn thấy người chủ nợ thứ hai là người mới đăng ký thế chấp tạm thời đượchưởng một quyền ưu tiên quá lớn so với quy định của pháp luật Pháp Tuy

nhiên, người chủ nợ này chỉ được yêu cầu hưởng các quyền đó dưới sự giám

sất của thẩm phán Tức là chính su can thiệp của thẩm phán sẽ giúp cho người

chủ nợ đăng ký thế chấp tạm thời được hưởng quyển ưu tiên đó Tuy nhiên, về.vấn để này vẫn còn nhiều điều phải bàn cãi |

Bên cạnh tranh chấp giữa chủ nợ và người mắc nợ về thủ tục đăng ký

thế chấp, về thủ tục giải quyết vụ việc về nội dung (procédure de ƒfond) và

thủ tục dang ký thế chấp chính thức, còn tồn tại những tranh chấp khác songsong với tranh chấp chính giữa chủ nợ và người mắc nợ Và chúng ta đã gặptrường hợp này trong ví dụ về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp Trongcác trường hợp đó, chủ nợ có thể là đối tượng của các việc kiện như: Kiện đòibác bỏ hiệu lực đối với người thứ ba của các quyền của chủ nợ hoặc kiện đòituyên bố là các quyền đó vô hiệu Và người chủ nợ đó phải chờ khi vụ tranhchấp được giải quyết xong thì lúc đó mới xem xét xem các quyền của mình có

được công nhận lại hay không Chẳng hạn khi chúng ta đang 6 giai đoạn phân

'? “Procédure de fond”: tạm dich là “Thủ tục giải quyết nội dung chính của vụ việc” Xem chi thích trang 18)

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 34

chia số tiền bán tài sản của người mắc nợ, thì các khung của chủ no sẽ được

bảo lưu ¬

Nói tóm lại, việc đăng ký thế chấp là có hiệu lực đối với tất cả những

người thứ ba.

* Quyền theo đuổi tài sản thế chấp:

Bây giờ tôi xin trình bày về quyền theo đuổi tài sẵn thế chấp của chủ nợđã đăng ký thế chấp Khi đăng ký thế chấp đối với một bất động sản, thì biệnpháp thế chấp đó sẽ luôn có hiệu lực dù quyền sở hữu đối với bất động sản cóthay đổi thế nào, dù bất động sản đã được chuyển nhượng sang tay ngườikhác Nói cách khác, chủ nợ đã đăng ký thế chấp có quyền kiện đòi những

chủ sở hữu sau này của bất động sản thế chấp để đòi lại khoản nợ được bảo

đảm bằng biện pháp thế chấp đó, trừ trường hợp biện pháp thế chấp bị giải trừ.

Trường hợp thế chấp bị giải trừ là trường hợp đặc biệt Trường hợp nàyđược miêu tả như sau: Có một bất động sản bị đăng-ký thế chấp nhiều lần đểbảo dam cho nhiều khoản nợ của nhiều chủ nợ khác nhau, mà tổng giá trị các

khoản nợ này lớn hơn giá trị của bất động sản Khi bất động sản được đembán, người mua được bất động san muốn giải phóng bất động sản khỏi cácbiện pháp thế chấp đã đăng ký, nên không trả tiền mua bất động sản cho chủsở hữu đồng thời là người mắc nợ, mà trả trực tiếp cho tất cả các chủ nợ đã

thực hiện đăng ký thế chấp vào ngày công bố việc bán tài sản đó Nếu các chủ

nợ không thỏa mãn với số tiền nhận được, thì có thể yêu cầu bán đấu giá bất

động sản đó với giá khởi điểm do người đã mua bất động sản đó ấn định Việcbán đấu giá chỉ thành công nếu có người trả giá cao hơn giá khởi điểm ít nhất10% Nếu trong thời han do pháp luật quy định mà không có ai trả tới giá đó,thì người mua đương nhiên trở thành chủ sở hữu của bất động sản đó và tất cả

các lần thế chấp bất động sản đó đều hết hiệu lực, bị gạch khỏi số đăng ký của

Cơ quan quản lý đăng ký thế chấp Các chủ nợ sẽ chia nhau số tiền bán bấtđộng sản theo thứ tự thế chấp đã đăng ký và tiến hành theo thủ tục phân chia

tiền bán tài sản Về thủ tục phân chia tiền bán tài sản, tôi sẽ trình bay sau, khitôi nói về thủ tục bán và xử lý tài sản thế chấp.

2 Hiệu lực của việc đăng ký cam cố:Ong HECTOR:

Chúng ta vừa nghe ông LUCET trình bày về hiệu lực của biện pháp thếchấp tài sản Bây giờ tôi xin trình bày về hiệu lực của biện pháp cầm cố tài

On

Trang 35

sản; cầm cố cơ sở thương mại cũng như cầm cố cổ phần công ty và phiếu

chứng khoán Nếu đối với biện pháp thế chấp, việc đăng ký trước hay sau sẽtạo thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các chủ nợ, thì đối với biện pháp cầm cố,việc đăng ký cầm cố không tạo ra thứ tự ưu tiên đó Biện pháp cầm cố chỉ tạo

ra cho người chủ nợ đã đăng ký cầm cố quyền được tham gia vào phân chia sốtiền bán cơ sở thương mại, cổ phần cồng ty hay phiếu chứng khoán bị cầm cố.

Ngoài ra, biện pháp cầm cố còn có một hệ quả pháp lý khác cũng rất

quan trọng Hệ quả này xuất phát từ việc công bố tại số đăng ký kinh doanh

đặt tại Phòng lục sự của Tòa thương mại sơ thẩm Việc đăng ký cầm cố, nhất

là đối với cơ sở thương mại, cho phép mọi người biết được tinh hình tài chínhcủa một doanh nghiệp Và việc tất cả các thông tin liên quan đến một doanhnghiệp được quản lý tập trung tại một nơi là Phòng lục sự, Tòa thương mại sƠ

thẩm nơi đặt trụ sở doanh nghiệp, cho phép mọi người có thể có được mọi

thông tin cần thiết liên quan đến doanh nghiệp đó.

Tôi xin kể ra đây hai hệ quả chính Chẳng hạn liên quan đến việc đình

chỉ thực hiện hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh Như sáng nay tôi đã trình

bày, một trong những yếu tố cấu thành cơ sở thương mại đó là quyền đượcduy tri hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh Quyển được duy tri hợp đồng thuêđịa điểm kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất của cơ sở

thương mại, bởi vì nếu không có địa điểm kinh doanh thi toàn bộ doanh

nghiệp sẽ không thể tồn tại được Nếu doanh nghiệp chấm dứt hoạt động điềuđó có nghĩa là sự bảo đảm đối với các món nợ của chủ nợ của doanh nghiệpcũng mất theo Pháp luật Pháp quy định trong trường hợp chủ sở hữu tòa nhàcho thuê muốn yêu cầu Tòa án quyết định chấm dứt hợp đồng thuê địa điểmkinh doanh, thì phải thông báo cho các chủ nợ của doanh nghiệp thuê nhà đóbiết trong một thời hạn nhất định trước khi diễn ra phiên Tòa giải quyết việcchấm dứt hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh đó Việc thông báo này sẽ chophép các chủ nợ của doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình, thậm chí có thểthay thế chủ doanh nghiệp đó để tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê địa điểmkinh doanh, cứu van sự tồn tại của doanh nghiệp, và như vậy là cứu van cácbiện pháp bảo đảm cho khoản nợ của mình.

Một hệ quả khác của việc đăng ký cầm cố tại Phòng lục sự, Tòa thương

mại sơ thẩm liên quan đến trường hợp kê biên một yếu tố cấu thành cơ sở

thương mại của doanh nghiệp Ví dụ một chủ nợ muốn kê biên hàng hóa kinhdoanh của doanh nghiệp là một yếu tố cấu thành cơ sở thương mại, trong khitoàn bộ cơ sở thương mại đó đã được cầm cố cho một chủ nợ khác Trongtrường hợp này, nếu chủ nợ kê biên hàng hóa muốn bán các hàng hóa bị kêbiên đó phải báo trước cho chủ nợ được cầm cố toàn bộ cơ sở thương mại.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 36

Ty Sc khi tiến hành bán riêng rẽ một yếu tố cấu thành của cơ sở thương mại

mà việc bán yếu tố đó có nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại của cơ sở thương

mai, thi chủ nợ đã đăng ký cầm cố cơ sở thương mại có quyền yêu cầu Tòathương mại sơ thẩm quyết định bán toàn bộ cơ sở thương mại đó Nghĩa là sẽ

không bán riêng rẽ một yếu tố cấu thành nữa mà sẽ bán toàn bộ cơ sở thương

mại cầm cố Thủ tục bán này cho phép thu được một khoản tiền lớn hơn làbán riêng rẽ một yếu tố cấu thành của cơ sở thương mại và cho phép chủ nợđã đăng ký cầm cố thu lại khoản nợ được bảo đảm bằng cầm cố Như vậy cácbạn thấy thông qua việc đăng ký và công bố tại Phòng lục sự, Tòa thương mại

sơ thẩm, người ta có thể có được những thông tin rất hữu ích.

Bây giờ tôi xin trình bày về hiệu lực của biện pháp cầm cố cổ phầncông ty và phiếu chứng khoán Như tôi đã trình bày, biện pháp cầm cố cổphần công ty và phiếu chứng khoán cho phép chủ nợ đã đăng ký cầm cố được

quyền tham gia vào việc phân chia số tiền bán tài san cầm cố nhưng không

được quyền yêu cầu xử lý tài sản cầm cố đó Điều đó có nghĩa là nếu một chủnợ của chủ sở hữu các cổ phần công ty hay phiếu chứng khoán đó có trong tay

một văn bản có hiệu lực thi hành và muốn tiến hành kê biên các cổ phần công

ty hay phiếu chứng khoán đó, thì anh ta rất cần biết xem các cổ phần công ty

hay phiếu chứng khoán đó đã bị cầm cố hay chưa Nếu các tài sản này đã bị

cầm cố, thì số tiền bán bán tài sẵn sẽ không chia cho người chủ nợ kê biên mà

trước tiên phải chia cho các chủ nợ đã đăng ký cầm cố đối với tài san đó.

Trong trường hợp này, chủ nợ kê biên không thé tra cứu sổ đăng ký kinh

doanh tai Phòng luc sự, Tòa thương mại sơ thẩm để biết được tài san đó đã bi

cầm cố chưa, như trường hợp cầm cố cơ sở thương mại Các thông tin về việc

tài san này đã được cầm cố chưa sẽ do thừa phát lại yêu cầu công ty cung cấp

khi tiến hành kê biên cổ phần công ty hay phiếu chứng khoán Thừa phát lạiđến trụ sở công ty để tiến hành kê biên các cổ phần công ty, thừa phát lại sẽ

đề nghị người đại điện công ty cho biết các cổ phần sẽ bị kê biên đó đã bị cầmcố chưa? Việc này là rất quan trọng không phải chi để dam bảo tính hợp pháp

của thủ tục kê biên mà trước hết là để đảm bao cho chủ nợ kê biên được

hưởng số tiền bán tài sản kê biên Bởi nếu không, người chủ nợ kê biên nhưng

chưa đăng ký cầm cố sẽ chẳng có lợi ích gì khi theo đuổi thủ tục bán tài sản

kê biên, vì anh ta sẽ không được hưởng số tiền bán tài sản đó.

^ ^ x ^ ne , ^ tA % TT Z x wget Xá

Trên đây là một số ví dụ về hiệu lực của biện pháp cầm cố tài sản.

7

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w