1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Pháp luật về sở hữu công nghiệp trong tiến trình hai mươi năm hội nhập kinh tế quốc tế - Những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác đào tạo luật

149 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Sở Hữu Công Nghiệp Trong Tiến Trình Hai Mươi Năm Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế - Những Yêu Cầu Mới Đặt Ra Đối Với Công Tác Đào Tạo Luật
Tác giả GS. TS. Lê Minh Tâm, TS. Phùng Trung Tập, PGS. TS. Đoàn Năng, PGS. TS. Nguyễn Bá Diến, ThS. Đoàn Trung Kiên, ThS. Lý Văn Quyền, ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền, TS. Phạm Công Lạc, ThS. Vũ Thi Phương Lan, TS. Bùi Ngọc Cường, TS. Dương Tuyết Miên, ThS. Vũ Đặng Hải Yến, TS. Nguyễn Thanh Tâm, ThS. Nguyễn Bá Bình, TS. Nguyễn Thái Mai
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại kỷ yếu hội thảo
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 149
Dung lượng 92,17 MB

Nội dung

Cuộc hội thảo ngày hôm nay hướng vào các vấn dé sau: - Nhìn lại chặnè đường 20 năm phát triển của pháp luật về sở hữu côngnghiệp của Việt Nam; “'- Xem xét pháp luật về sở hữu công nghiệp

Trang 1

KỶ YEU HỘI THẢO

“PHAP LUAT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

TRONG TIẾN TRÌNH 20 NĂM HỘI NHẬP KINH TẾ _

QUỐC TẾ - NHỮNG YÊU CAU MỚI DAT RA ĐỐI VỚI

CÔNG TÁC ĐÀO TẠO LUAT”

| THƯ VIỆN

I | TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NỘI

‘PHONG ĐỌC (}3

Hà Nội, 17/11/2005

Trang 2

-CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO

“Pháp luật về sở hữu công nghiệp

trong tiến trình 20 năm hội nhập kinh tế quốc tế

- Những yêu cầu mới đặt ra đối với công tác đào tạo luật"

Trình bày: Những điểm cơ bản về chính sách phát triển khoa học - công

: nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam và yêu cầu đặt ra đối với

việc đổi mới pháp luật về sở hữu công nghiệp

GS TS Lê Minh Tâm

Những bước tiến của pháp luật Việt Nam về sở hữu công

nghiệp trong 20 năm đổi mới

ThS Đoàn Trung Kiên

Tội phạm liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp

ThS Lý Văn Quyền

Một số nội dung cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

trong Công ước Paris (1967) và Hiệp định TRIPs (1994)

ThS Nguyễn Thị Thu Hiền

Sinh viên Tạ Ngọc Vân (Dân sự 27 B)

Phát biểu Giảng dạy môn Luật Sở hữu trí tuệ quốc tế (và một số nội

dung về sở hữu trí tuệ trong môn Tư pháp quốc tế) '

ThS Vũ Thi Phương Lan.

Giang dạy môn Pháp luật về sở hữu công nghiệp trong hoạt

động thương mại

Trang 3

TS Dương Tuyết Miên.

Vài suy nghĩ của sinh viên Vũ dạy và học các môn học, cácchuyên đề về quyền sở hữu công nghiệp ở Đại học Luật HàNội.

Sinh viên Lê Thị Thanh Mai (Quốc tế 27 A)

Một số ý kiến khác

Phần 3: Những vấn đề mới về quyền sở hữu công nghiệpHoạt động nhượng quyền thương mại trong mối quan hệ vớichuyển giao công nghệ - Một số kiến nghị về cơ chế điều

chỉnh

ThS Vũ Đặng Hải YếnBảo hộ quốc tế quyền sở hữu công nghiệp - Những điểm mới

và phát triển.

TAS Nguyễn Thái Mai

Nhượng quyên thương mại

ThS Nguyễn Bá Bình

Nhập khẩu song song

TS Nguyễn Thanh Tâm

Một số ý kiến khác }

Bế mạc hội thảo

Trang 4

DANH MỤC BÀI VIẾT HỘI THẢO

“PHÁP LUẬT VỀ SHCN TRONG TIẾN TRÌNH 20 NĂM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ — NHỮNG YÊU CẦU MỚI ĐẶT RA ĐỐI VỚI

CONG TAC ĐÀO TẠO LUAT”

STT TEN BAI VIET TAC GIA

Những điểm cơ bản về Chính sách phát triển khoa học - :

1 công nghệ của Dang Cộng sản Việt Nam và yêu cầu dat SSS-ES Lê Minis Tain

ra đối với việc đổi mới pháp luật về sở hữu công nghiệp - Hiệu trưởng DH Luật HNNhững bước tiến của pháp luật Việt Nam về SHCN trong TS Phùng Trung Tập

a 20 năm đổi mới - Giảng viên Khoa Luật Dân sự

ThS Doan Trung Kiên

3 Tính thương mại của quyền SHCN - Giảng viên Khoa pháp luật

kinh tế

h Một số nội dung cơ bản về bảo hộ sở hữu công nghiệp kề Làn dev on

trong Công ước Pari 1967 và Hiệp định TRIPS láng vien Anoa pháp tualww quốc tế

ThS Lý Văn Quyền

5 Đấu tranh chống tội phạm SHCN - Phó trưởng bộ môn Bổ trợ Tư

pháp - Khoa Luật Hình sự

Lo 5 : ThS Dao Lé Thu

6 Pháp luật Hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền - Giảng viên Khoa Luật Hình

SHCN

yf su Một số ý kiến về thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam xã

7 liên quan đến các Hiệp định của WTO về quyền SHTT _ Ginnhiea Khoa PROT

trong điều kiện hội nhập kinh tế — quốc tế "

Sự tương thích của Pháp luật Việt Nam đối với Hiệp định | ThS Nguyễn Quỳnh Trang

§ Thuong mại Việt Mỹ về vấn dé công nhận và bảo hộ đối | - Giảng viên Khoa pháp luật

tượng SHCN quốc tế

9 - Giảng dạy môn Luật SHTT tại Trường Dai học Luật Hà TS Phạm Công Lạc

Nội - Chủ nhiệm Khoa Luật Dan sự

10 Một vài suy nghĩ của sinh viên về nội dung các môn học Tạ Anh Vân

liên quan đến SHCN ở Đại học Luật Hà Nội - Sinh viên lớp DS27B

1 Một vài suy nghĩ về nội dung giảng dạy các môn luật Lê Thị Thanh Mai |

liên quan đến quyền SHCN ở Đại học Luật Hà Nội - Sinh viên lớp QT27A Hoạt động nhượng quyền thuong mai ThS Vũ Dang Hải Yến

12 trong mối quan hệ với chuyển giao công nghệ - - Giảng viên Khoa pháp luật

Một số kiến nghị về cơ chế điều chỉnh kinh tế

13 Lý thuyết hết quyền SHTT và vấn dé nhập khẩu song ThS Nguyễn Như Quỳnh

Song - Giảng viên Khoa Luật Dân sự

1Á Bảo hộ quốc tế quyền SHCN - Những điểm mới và phát ThS Nguyễn Thái Mai

triển - Giảng viên Khoa PL quốc tế

1

Trang 5

Nhượng quyền thương mại - Một vài suy nghĩ ThS Nguyễn Bá Bình

15 về bản chất và về mối quan hệ với hoạt động chuyển - Giảng viên Khoa pháp luật

giao công nghệ, hoạt động li-xang quốc tế

16 Quyền SHTT trong lĩnh vực công nghệ ThS Nguyễn Như Quỳnh

sinh học- Một số vấn đề Pháp luật và Thực tiễn - Giảng viên Khoa Luật Dân sự

ad TS Đồng Ngọc Ba

17 Một số vấn đề về góp vốn bảng giá trị quyền sở hữu - Giảng viên Khoa pháp luật

công nghiệp ở Việt Nam hiện nay

kinh tế

Trang 6

NHUNG DIEM CO BAN Ps

VỀ CHÍNH SÁCH PHAT TRIEN KHOA HOC - CONG NGHỆ CUA DANG CONG SAN VIET NAM VA YEU CAU DAT RA DOI VOI VIEC DOI MOI

PHÁP LUAT VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

GS TS Lê Minh Tám)

1 Những điểm cơ bản về chính sách phát triển khoa học - công nghệ

của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đường lối phát triển kinh tế của nước ta trong hai mươi năm đầu của thế kỷXXI được thể hiện một cách toàn diện trong Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của

Đảng (') Tiếp đó, Hội nghị Trung ương 6 khoá IX khẳng định tiếp tục thực hiện

những quan điểm đã nêu trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về khoa học và

công nghệ Đồng thời, những quan điểm trong Chiến lược phát triển khoa học và

công nghệ đến năm 2010 cũng liên quan chặt chế với vấn dé pháp luật về sở hữu công nghiệp.

Thứ nhát, tiếp tục tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, đặc biệt quan tâmcác thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thi trường khoa học và

công nghệ Dé tao lập đồng bộ các yếu tố thị trường, việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các lĩnh vực pháp luật như: pháp luật về tài chính, ngân hàng, các giao dịch bảo đảm; pháp luật về sở

hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ; pháp luật về hop đông: pháp luật về

-chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền; pháp luật về xây

dựng; đất đai, sử dụng tài nguyên thiên nhiên: v.v |

Về sở hữu trí tuệ, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 của

Nhà nước Việt Nam nhấn mạnh việc thực hiện chính sách bảo hộ thích đáng, coi lao động trí tuệ và sáng tạo là một loại “hàng hoá đặc biệt” trong nền kinh tế thịtrường, phải được trả giá tương xứng và phải được bảo hộ thích đáng

* Hiệu trưởng ĐH Luật Hà Nội.

' Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, tr 24-32 x

Trang 7

ZPhát triển thị trường khoa hoc và công nghệ là điều kiện để phát triển nhanh

khoa học và công nghệ, đưa khoa học và công nghệ vào phục vự cho các hoạtđộng kinh tế - thương mại Trong đó, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng chính là nền tảng pháp lý của thị trường khoa học và công nghệ.

Trong các văn kiện chính thức, Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt nhấnmạnh vấn đề này:

Khuyến khích xà tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác

và phát huy tác dụng của các sáng chế và các giải pháp hữu ích nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá Việt Nam.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về

sở hữu trí tuệ Có chế tài để xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật

về sở hữu trí tuệ; bảo hộ, khuyến khích việc sử dụng những giải pháp, sángchế mới Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước và công tác thanh trachuyên ngành trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (2)

Thứ hai, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu

quả nền kinh tế

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là chính sách, đồng thời cũng

là hiện thực trong thực tiễn phát triển kinh tế cha nước ta Hội nhập kinh tế quốc tế

đặt ra nhiều vấn dé mà nền kinh tế nước ta phải giải quyết, song trước hết và chủyếu là lĩnh vực thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ Đó là những lĩnh vực đang đượcquốc tế hoá nhanh chóng Do đó lĩnh vực pháp luật thương mại và sở hữu côngnghiệp của Việt Nam cũng phải được đổi mới căn bản, đáp ứng yêu cầu hội nhậpkinh tế quốc tế

Thứ ba, hướng tới nên kinh tế tri thức |

Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra như

vũ bão, sự nghiệp đổi mới ở nước ta không thể giành thắng lợi nếu chỉ dựa vào các

nguồn lực vật chất, tài chính, hay chỉ bằng nghệ thuật quản lý, mà trên hết, nó.phải được đặt trên nền tảng vững chắc là nguồn lực trí tuệ của con người Việt

? Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Tài liệu phục vụ nghiên cứu: Các kết luận Hội nghị lan thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Dang (Khoá IX), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 113.

Trang 8

3 ˆ

Nam Trong quá trình đổi mới, Đảng ta khẳng định: lấy việc phát huy nguồn lựccon người làm yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững, đồng thời việc phát

triển kinh tế - xã hội phải dựa chủ yếu vào khoa học - công nghệ Tri.thức là yếu

tố quyết định nhất đối với sự phát triển bén vững Muốn “di tắt, đón đầu”, “đuổi kịp” các nước khác trên thế giới thì phải có tri thức, có tiểm năng trí tuệ, có năng lực sáng tạo Đây chính là các quan điểm của Đảng ta về phát triển nền kinh tế tri

thức Quan điểm này khẳng định vai trò của tri thức đối với sự phát triển của nềnkinh tế, từ đó khẳng định đòi hỏi phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, với tư cách là

nguồn tài nguyên của nền kinh tế tri thức

Thứ tư, đi thẳng vào ứng dụng công nghệ hiện đại ở những lĩnh vực sảnxuất và dịch vụ chủ yếu Quan điểm này có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng đối với

pháp luật về chuyển giao công nghệ |

2 Yêu cầu đặt ra đối với việc đổi mới pháp luật về sở hữu công nghiệp

2.1 Đổi mới pháp luật về sở hữu công nghiệp theo hướng tạo thuận lợi

cho việc hình thành và phát triển thị trường khoa học và công nghệ

- Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có vai trò rất quan trọngtrong việc tạo ra “hàng hoá” cho thị trường khoa học và công nghệ.

- Việc bảo hộ và thực thi hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp có vai trò mở

rộng quy mô thị trường khoa học và công nghệ a

- Các quy định về thực thi quyền sở hữu công nghiệp có vai trò rất quantrọng trong việc bảo vệ sự vận hành của thị trường khoa học và công nghệ

Sẽ không có thị trường khoa học và công nghệ lành mạnh, nếu không xử lý

kịp thời và nghiêm khắc các vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và các hành vi

cạnh tranh không lành mạnh.

Tóm lại, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói

riêng tạo nên cơ chế pháp luật điều chỉnh sự vận hành của thị trường khoa học vàcông nghệ Việc tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp, chống

cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền sở hữu

công nghiệp, cùng với các quy định pháp luật hợp lý về chuyển giao công nghệ, sẽ

Trang 9

Việc xây dựng hệ thống quan điểm, cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc

đổi mới pháp luật sở hữu công nghiệp, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn hoạt động

thương mại cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, là đòi hỏi cấp bách, đồngthời là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp Nó đòi hỏi phải có quá trình nghiên

cứu, tập trung trí tuệ của nhiều ngành khoa học, nhằm xây dựng được một hệthống pháp luật về sở hữu công nghiệp hoàn chỉnh, đảm bảo cho sự nghiệp công

nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước, cũng như quá trình tự do hoá

thương mại được thực hiện có hiệu quả

Trong thời gian qua, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có nhiều nỗ lực trongviệc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo luật Môn Luật Sở hữu trí tuệ đã được

hình thành với tư cách là một môn học độc lập, bên cạnh Luật Dân sự Điều đó đặt

ra yêu cầu phải có cách tiếp cận mới về nội dung cũng như phương pháp giảng

day.

Cuộc hội thảo ngày hôm nay hướng vào các vấn dé sau:

- Nhìn lại chặnè đường 20 năm phát triển của pháp luật về sở hữu côngnghiệp của Việt Nam;

“'- Xem xét pháp luật về sở hữu công nghiệp của Việt Nam từ nhiều góc độ;

- Tìm hiểu những vấn dé cơ bản về dự án Luật Sở hữu trí tuệ sẽ được Quốc

hội thông qua vào tháng 11-2005; ;

- Đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác đào tạo luật;

- Nêu lên những vấn đề mới trong lĩnh vực pháp luật về sở hữu công nghiệp

Trang 10

NHỮNG BƯỚC TIẾN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG 20 NĂM ĐỔI MỚI

TS Phùng Trung Tap

Giảng viên Khoa Luật Dân sự - ĐH Luật Hà Nội

1 Một vài nét về hệ thống pháp luật sở hữu công nghiệp ở Việt Nam sau ngày

thống nhất đất nước (1976) và trước thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước

(1986)

Dựa trên những văn bản pháp luật qui định về quyền sở hữu trí tuệ được banhành và thực hiện ở nước ta, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và sởhữu công nghiệp nói riêng được hình thành ở nước ta từ đầu thập niên 80 của thế

kỷ XX và đã thường xuyên được bổ sung, hoàn thiện Hiệu lực pháp luật của cácvăn bản từng bước được nâng cao đã đáp ứng được những nhu cầu cơ bản trongcông cuộc xây dựng đất nước thuộc mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội

Nghị định đầu tiên của Chính phủ qui định về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hoá sản xuất là Nghị định số 31/CP, được ban hành ngày 23/01/1981 qui

-định về tiêu chuẩn của một giải pháp kỹ thuật có khả năng bảo hộ là sáng chế.

Nghi định qui định 02 hình thức bảo hộ sáng chế là Bằng rác giả sáng chế và Bằngsáng chế độc quyền do cục sáng chế cấp, có thời hạn hiệu lực là 15 năm, tính từ

ngày nộp đơn Đối với sáng chế công vụ: Khi sáng chế được bảo hộ dưới hình thức

cấp Bằng sáng chế và sáng chế được công bố thì mọi cơ quan, đơn vị thuộc thành phần kinh tế Nhà nước đều có quyền áp dụng vào sản xuất và có nghĩa vụ trả

thưởng cho tác giả Đối với sáng chế độc quyền: Chủ sáng chế là cá nhân, tổ chức

thuộc mọi thành phần kinh tế được độc quyền sử dụng sáng chế, cho phép người khác sử dụng sáng chế Chủ sáng chế có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế cho các chủ thể khác theo hợp đồng Nghị định số 31/CP tuy có qui định tác

giả hoặc người thừa kế hợp pháp có quyền lựa chọn một trong hai hình thức là

Bằng tác giả sáng chế và Bằng sáng chế độc quyền Nhưng trên thực tế, Bằng sáng

chế là hình thức bảo hộ được Nhà nước khuyến khích và là hình thức bảo hộ

chính Bằng độc quyền sáng chế chủ yếu dành cho người nước ngoài có nhu cầu

bảo hộ sáng chế tại Việt Nam Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng Nghị định

]

Trang 11

số 31/CP đã là văn bản pháp luật mở đầu cho hoạt động sở hữu công nghiệp ở Việt

Nam hình thành và phát triển mạnh mẽ như trong giai đoạn hiện nay Cùng với

việc thành lập Cục sáng chế, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia

Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và trở thành thành viên của

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (Word Interlectual Property Organization - WPO),

theo đó việc triển khai toàn diện hoạt động sở hữu công nghiệp đã từng bước đượcđẩy mạnh; các văn bản pháp luật lần lượt được ban hành nhằm điều chỉnh từngnhóm đối tượng của quyền sở hưõ công nghiệp theo cơ chế điều chỉnh đồng bộ và

thống nhất, đã mở ra những hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động sở hữu

công nghiệp ở Việt Nam nói chung và tạo điều kiện cho những sáng tạo những

giải pháp kỹ thuật mới được hình thành Hàng loạt các Nghị định của Hội đồng Bộtrưởng (nay là Chính phủ) được ban hành:

- Nghị định số 197-HĐBT ngày 14/12/1982 về nhãn hiệu hàng hoá;

- Nghị định số 85-HĐBT ngày 13/05/1985 về kiểu dáng công nghiệp;

- Nghị định số 200-HĐBT ngày 28/12/1988 về giải pháp hữu ích;

- Nghị định số 201 HDBT ngày 28/12/1988 về mua bán quyền sử dụng sáng

chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá và bí

quyết kỹ thuật

Theo nội dung những qui định trong các Nghị định này, những định nghĩa,

tiêu chuẩn của từng đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp đã được xác định:

Thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với từng đối tượng; loại văn bằng

bảo hộ đối với mỗi đối tượng; thủ tục giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấpliên quan đến việc xác lập quyền và hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

cũng được qui định Những nội dung cơ bản của quyền sở hữu công nghiệp cũng

đã được các Nghị định này qui định cụ thể:

- Trong thời hạn có hiệu lực của Văn băng bảo hộ, chủ văn băng bảo hộ được

độc quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp;

- Có quyền cho phép người khác sử dụng và có quyền chuyển nhượng quyền

sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp cho các chủ thể khác thông qua hợp

đồng bằng văn bản và đăng ký hợp đồng tại Cục sở hữu công nghiệp

Căn cứ vào hiệu lực của các Nghị định này, tính đến cuối năm 1988, các đối

tượng của quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta đã lần lượt được triển khai bảo hộ

2

Trang 12

tại Việt Nam là: Sáng chế, Nhãn hiệu hàng hoá, Kiểu dáng công nghiệp và Giải

pháp hữu ích .

Có thé nhận định rằng, kể từ khi Nghị định số 31/CP của Hội đồng Chính phủ

được ban hành (ngày 23/01/1981) qui định về Sáng kiến cải tiến kỹ thuật -hợp lý

hoá sản xuất và sáng chế, cho đến thời điểm cuối năm 1988, pháp luật Việt Nam

qui định về quyền sở hữu công nghiệp đã có những bước phát triển quan trọng,

đánh dấu tiến trình phát triển pháp luật sở hữu công nghiệp Việt Nam trong giai

đoạn mới Những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp lần đầu tiên được phápluật Việt Nam qui định bảo hộ như: Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng công nghiệp,

Nhấn hiệu hàng hoá.

Cuối những năm 80 - Thế kỷ XX, tình hình quốc tế và trong nước có nhiều

biến đổi, việc giải phóng mọi năng lực sản xuất trong nước được coi trọng, kinh tế

thị trường đã dần được hình thành, nền kinh tế tập chung quan liêu, bao cấp cao độ

đã dan bộc lộ những hạn chế nhất định Quan hệ kinh tế trong khu vực và toàn cầu

đã có sự tác động mạnh mẽ đến quan điểm lập pháp và trình độ lập pháp ở Việt

Nam có những thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế

- xã hội trong nước và quốc tế Phát triển kinh tế trong nước và nâng cao đời sống

nhân dân, nâng cao chất lượng sống của toàn xã hội, tạo cơ chế thông thoáng

trong sản xuất và lưu thông hàng hoá, từng bước hội nhập kinh tế khu vực và toàn

cầu đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam quyết tâm thực hiệnnhư một quốc sách hàng đầu trong điều kiện quan hệ quốc tế đã có nhiều thay đổi

so với những năm 70 của thế kỷ XX Những chủ trương, đường lối, chính sách của

Đảng và Nhà nước về việc đẩy mạnh hoạt động sở hữu công nghiệp đã được cụ thể

hoá bằng việc ban hành “Pháp lệnh bảo hộ Quyên Sở hiữu công nghiệp” ngày 11/02/1989 Đây là một văn bản có hiệu lực pháp luật cao, là một mốc quan trọng

đánh dấu tiến trình phát triển của hoạt động sở hữu công nghiệp ở Việt Nam.

Những qui định trong Pháp lệnh bảo hộ Quyền Sở công nghiệp về phạm vi điều

chỉnh, đối tượng điều chỉnh và quan điểm của Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ

nghĩa Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của các cá nhân,

pháp nhân gồm: Quyển sở hữu đối với sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng

Trang 13

công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hoá và quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hoá; Nhà

- nước thừa nhận và bảo hộ quyền tác giả Sáng chế, Giải pháp hữu ích, Kiểu dáng

công nghiệp Những qui định về việc mở rộng phạm vi chủ thể của quyền sở hữu

công nghiệp đã tạo ra khả năng sáng tạo trong xã hội, không phân biệt chủ thể làcác cá nhân, pháp nhân thuộc bất kỳ thành phần kinh tế nào nếu có Sáng chế, Giải

pháp hữu ích, Kiểu đáng công nghiệp, Nhãn hiệu hàng hoá đáp ứng được nhữngtiêu chuẩn, điều kiện và thực hiện day đủ các thủ tục đăng ky tại Cục Sáng chế(nay là Cục Sở hữu trí tuệ) đều được bảo hộ bình đẳng Pháp lệnh Bảo hộ quyền Sở

hữu công nghiệp (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh) còn điều chỉnh quyền sở hữu côngnghiệp của các cá nhân, pháp nhân nước ngoài có thể được bảo hộ tại Việt Namtheo các điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia theo nguyên tắc có

đi có lại Pháp lệnh qui định tiêu chuẩn của từng loại đối tựng được bảo hộ, Văn

bằng bảo hộ và thời hạn bảo hộ cho từng loại đối tượng, thủ tục công nhận và thủ

tục giải quyết các khiếu nại, tranh chấp, xử lý vi phạm liên quan đến quyền sở hữu

công nghiệp Những điểm mới của những qui định trong Pháp lệnh so với những

qui định tương ứng tại Nghị định số 31/CP trước đây là:

- Nhà nước chỉ duy trì một hình thức bảo hộ Bằng độc quyền sáng chế, mà

không qui định hai loại bằng bảo hộ sáng chế như Nghị định số 31/CP đã qui định

- Pháp lệnh đã qui định rõ thẩm quyền của Toà án nhân dân trong việc xử lýcác tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp Trên cơ sở đó, Toà án

nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư số 03/NCPL, ngày 22/07/1989 hướng dẫn

xét xử các tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp

Nhằm để nhất thể hoá nội dung những văn bản pháp luật qui định về lĩnh vực

này trước khi có Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, ngày 20/03/1990Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 84-HDBT vẻviệc sửa đổi, bổ sung Nghị định về Sáng kiến-Sáng chế, về Nhãn hiệu hàng hoá, về

Kiểu dang công nghiệp và về Giải pháp hữu ích nhằm làm cho các qui định này

phù hợp với Pháp lệnh và đồng thời là các Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp

lệnh

Trang 14

Tóm lại, các văn bản pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp như: Pháp lệnhbảo hộ Quyền Sở hữu công nghiệp và các Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnhđược ban hành và được triển khai thực hiện, các Thông tư hướng dẫn xét xử các

tranh chấp về Quyền sở hữu công nghiệp của Toà án nhân dân Tối cao và các

Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định của Bộ Khoa học, Công nghệ va môi

trường (nay là Bộ Khoa học & Công nghệ, như: Thông tư số 1134/SC được ban

hành để thay thế co các Thông tu hướng dẫn thi hành từng Điều lệ đã được ban

hành trưóc đó) và các Bộ ngành có liên quan đã tạo thành một hệ thống các văn

bản pháp luật qui định về quyền Sở hữu công nghiệp tương đối đầy đủ, đã là

những căn cứ pháp luật để triển khai hoạt động sở hữu công nghiệp ở Việt Namtrong thoi kỳ tiên đổi mới mọi mặt của đất nước Pháp luật về sở hữu công nghiệp

ở Việt Nam tính đến thời điểm thập niên 80, thế kỷ XX có thể được coi la một hệ

thống và nội dung những qui định trong hệ thống này không có những khác biệt

cơ bản so với hệ thống pháp luật về quyền Sở hữu công nghiệp của các nước trongkhu vực và trên thế giới Những qui định về quyền sở hữu công nghiệp trong hệthống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ này về cơ bản là phù hợp với nhữngnguyên tắc cơ bản của các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

mà Việt Nam tham gia Đây được xem như tiền đề và là điều kiện cần thiết để

Việt Nam có thể tham gia hội nhập với các nước trong khi vực và quốc tế trong

lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời còn là điều kiện để Việt

Nam tham gia các Hiệp định song phương và đa phương với các nước trên thế giới

trong giai đoạn tiếp theo :

2 Pháp luật Việt Nam về sở hữu công nghiệp trong 20 năm đổi mới (1986 —

2005)

Từ đầu những năm 90, Thế ky XX, những chính sách đổi mới của Dang Cộng

sản Việt Nam và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được triển khai đồng bộ và

mạnh mé, nền kinh tế thị trường được khuyến khích mở rộng và được hỗ trợ bằng

| những chính sách hữu hiệu để phát triển, theo đó các hoạt động kinh tế đối ngoạiđược coi trọng, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã là những nhu cầu bức

xúc của mọi cá nhân, tổ chức (đặc biệt là các doanh nghiệp) thuộc mọi thành phần

5

Trang 15

kinh tế và hình thức sở hữu khác nhau được thừa nhận sự tồn tại ở Việt Nam trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Sau khi Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công

nghiệp được ban hành (1989), thì số lượng đơn yêu cầu bảo hộ và số lượng văn

bằng bảo hộ đã cấp ngày một tang”

Trong quá trình triển khai pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nhữngnăm 90, Thế kỷ XX, hệ thống pháp luật về lĩnh vực này cũng đã bộc lộ những hạn

chế nhất định, đặc biệt về tên gọi xuất xứ hàng hoá là một trong 05 đối tượng được

bảo hộ theo qui định trong Pháp lệnh nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện

Ngoài ra, còn một số qui định có tính nguyên tắc về xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng chưa được cụ thể hoá đúng mức cũng đã gây không ít khókhăn không những cho người nộp đơn, mà còn gây lúng túng cho cơ quan nhận và

xử lý đơn, các qui định về xử lý vi phạm chưa rõ ràng và nhất quán, những qui

định về trình tự, thủ tục, chế độ xét nghiệm đơn và cấp văn bằng bảo hộ cũng đãbộc lộ những hạn chế nhất định, không còn phù hợp với hoạt động sở hữu công

nghiệp trong điều kiện mới Thực tiễn của quá trình đổi mới cùng với sự phát triểncủa kinh tế thị trường đã được Đảng và Nhà nước cho phép phát triển, song songvới quá trình đổi mới mọi mặt của đất nước là những hoạt động của kinh tế đối

ngoại cũng phát triển như một chiến lược quan trọng, đòi hỏi phải xây dựng một

hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng ngàymột đồng bộ và hoàn chỉnh Trước những vấn đề lớn đặt ra cần phải được giải

quyết trong một thời gian ngắn nhất, Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ

nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 28/10/1995, trong đó có

chươñg II Phần thứ VI, với 26 điều qui định về quyền sở hữu công nghiệp, là một

bước tiến đột phá và quan trọng nhằm giải quyết những đòi hỏi của thực tiễn như

chúng tôi đã viện dẫn ở trên Nhìn chung, những qui định về quyền sở hữu công

nghiệp trong Bộ luật dân sự về cơ bản không có khác biệt nhiều so với những qui

định tương ứng trong Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 Do |

(1) Chi trong 6 năm (1990 —1995), tổng số đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nộp trực tiếp đến Cục sở hữu công nghiệp là 30.320 , tổng số Văn bằng bảo hộ đã được cấp là 24.223, gấp nhiều lần số đơn yêu cầu bảo hộ

đã nộp và số Văn bằng đã cấp trong suốt 9 năm 1981 — 1989 Từ năm 1990 — 1995 có 15.956 đơn của người nước ngoài trong tổng số 30.320 đơn và số Văn bằng bảo hộ cấp cho người nước ngoài (theo thống kê của Cục sở hữu trí tuệ) ,

Trang 16

chỉ đề cập các khía cạnh dân sự của các mối quan hệ về sở hữu công nghiệp nên

Bộ luật dân sự không bao quát hết được các khía cạnh kinh tế, hành chính, cácbiện pháp bảo đảm thực hiện quyền sở hữu công nghiệp Sau khi Bộ luật dân sựnăm 1995 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/CP ngày

24/10/1996 qui định chi tiết về sở hữu công nghiệp Đây là một nghị định có nội

dung tương đối đầy đủ, đã làm rõ và chi tiết hoá những qui định về sở hữu công

nghiệp được qui định trong Bộ luật dân sự, đã giúp cho việc triển khai hoạt động

sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ngày một có hiệu quả

Tuy vậy, Bộ luật dân sự đã mở ra khả năng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệpđối với các đối tượng khác, mà hiện nay ở Việt Nam đã có những qui định bảo hộ,

đó là: Bí mật kinh doanh; Chỉ dẫn địa lý; Tên thương mại; Quyền chống cạnhtranh không lành mạnh; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và giống cây trồngmới" Sau khi các Nghị định của Chính phủ được ban hành nhằm bảo hộ các đối

tượng của quyền sở hữu công nghiệp chưa được qui định trong Bộ luật dân sự năm

1995, hàng loạt các Thông tư của các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính,

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được ban hành nhằm hướng dẫn thực hiện

các Nghị định nói trên.” ớ |

Để thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế khu vực, Việt nam đã trở thành

thành viên của ASEAN vào năm 1995, do Vay cũng như các nước trong tổ chức

này, Việt Nam đã ký Hiệp định khung ASEAN về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó

có những qui định về quyền sở hữu công nghiệp Tiếp theo đó, Việt nam và Hoa

Kỳ đã ký Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vào ngày 14/07/2000 (có hiệulực vào ngày 10/12/2001) Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết

đã tạo điều kiện cho Việt Nam thực hiện cơ hội chủ trương hội nhập quốc tế trong

® Nghị định số 54/2000/NĐ-CP, ngày 03/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu cổng nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới

quyền sở hữu công nghiệp; Nghị định số 13/2001/NĐ-CP, ngày 20/04/2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây

trồng mới; Nghị định số 42/2003/NĐ-CP, ngày 02/05/2003 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Kế Thông tư số 30/2003/TT-BKHCN ngày 05/1 1/2003 của Bộ Khoa học và Công nghệ, hướng dẫn thủ tục xác lập

quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích; Thông tư số 29/2003/TT-BKHCN ngày 05/11/2003

của Bộ khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp) đối với kiểu

dáng công nghiệp; Thông tư số 119/2001/TT- BNN ngày 21/12/2001 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

hướng dẫn thực hiện Nghị định số 13/2001/NĐ-CP vẻ bảo hộ giống cây trồng mới Thông tư số BKHCNMT ngày 03/05/2000 của Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ khoa học và Công nghệ) về

825/2000/TT-xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

7

Trang 17

quá trình phát triển kinh tế trong giai đoạn hiện nay và lâu dài Hiệp định thương

mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tạo ra những cơ hội trong hội nhập toàn diện với các

nền kinh tế Đông Namá và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam

(từ năm 1995, Việt Nam đã làm đơn xin gia nhập WTO và hiện nay đang trong

quá trình thương lượng về các điều kiện gia nhập tổ chức quốc tế này) Đứng trước

chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam luôn quan tâm

đến những lợi ích ổn định lâu dài, những yếu tố tích cực có ảnh hưởng lớn đếncông cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong suốt quá trình hội nhập khu vực và

quốc tế Nhu cầu gia nhập WTO của Việt Nam rất cần thiết, do vậy Việt Nam đãquan tâm và ban hành những văn bản pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp tính

đến thời điểm hiện nay là tương đối đây đủ, đáp ứng được những điều kiện cần và

đủ theo yêu cầu của tổ chức này về cơ chế bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữucông nghiệp ở Việt Nam Nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật Việt nam qui định

về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, Dự thảo

Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã được soạn thảo và đang trong quá trình được

Quốc hội xem xét, công bố Tính đến thời điểm hiện nay, các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ tại Việt Nam bao gồm: Sáng chế, Kiểu

dáng công nghiệp, Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Bí mật kinh doanh,

Nhãn hiệu hàng hoá, Tên thương mại, Chỉ dẫn địa lý, Vật liệu nhân giống và Giống cây trồng mới Do Việt Nam sẽ ban hành Luật sở hữu trí tuệ trong thời gian

tới, do vậy trong Bộ luật dân su năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006) có qui

định về quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng tại Chương

XXXV, Phần thứ VI, gồm có 04 điều luật Tại các điều từ Điều 750 đến Điều 753

(Bộ luật dân sự năm 2005) qui định về các đối tượng của quyền sở hữu công

nghiệp được bảo hộ, nội dung quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, các căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với giống cây trồng Những qui định trên qui định về các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả đã tạo ra các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp, quyền sử dụng và quyền chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền thừa kế, quyền ngăn

8

Trang 18

chặn các hành vi xâm phạm, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh Những

qui định trong Bộ luật dân sự năm 2005 về quyền sở hữu công nghiệp chỉ điềuchỉnh những căn cứ xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Những qui định

về thủ tục hành chính, thủ tục xác lập quyền và thủ tục bảo hộ quyền sở hữu công

nghiệp bằng biện pháp hành chính, các qui định về trình tự, thủ tục tố tụng liên

quan đến quyền sở hữu công nghiệp đều không được qui định trong Bộ luật dân

sự, vì những đối tượng này không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ có Luật sở hữu trí tuệ, những quan hệ không

thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự sẽ được điều chỉnh trong Luật sở hữutrí tuệ Việc xác định rõ đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật dân sự và luật sởhữu trí tuệ là thật sự quan trọng và cần thiết, vừa đảm bảo tính thống nhất của hệ

thống pháp luật, vừa đảm bảo cho việc triển khai, hoạt động sở hữu công nghiệp

và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam có hiệu quả cao nhất.

Kể từ năm 1981, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/CP ngày 23/01/1981,

qui định về Sáng kiến cải tiến kỹ thuật - Hợp lý hoá sản xuất và Sáng chế cho đến

nay, những qui định pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đã dần dần được ban

hành đồng bộ theo hướng hoàn thiện Những qui định về các căn cứ xác lập quyển

sở hữu công nghiệp, điều kiện bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, quyển vànghĩa vụ của tác giả, của chủ Văn bằng bảo hộ, thời hạn có hiệu lực của văn bằng

bảo hộ đã được qui định cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáng tạo, triển

khai và áp dụng các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp và sản xuất, kinh

doanh, làm dịch vụ Những qui định về các loại đối tượng thuộc quyển sở hữu

công nghiệp được bảo hộ theo qui định của pháp luật Việt nam tính đến thời điểm

hiện nay đã đầy đủ Pháp luật về sở hữu công nghiệp của Việt Nam trong thời kỳ

đổi mới 20 năm qua, đã tạo ra những điều kiện thuận lợi trong việc nâng cad sức

cạnh tranh lành mạnh trên thương trường nội địa, đồng thời là cơ hội để các nhà

sản xuất, các doanh nghiệp, các doanh nhân Việt Nam thâm nhập thị trường và thu

thu hút vốn đầu tư nước ngoài Vì vậy, Việt Nam cũng chịu những thách thức lớnnhư phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường thế giới, thực hiện những

“luật chơi” kinh doanh quốc tế với điều kiện của một nước đang phát triển, Việt

Trang 19

Nam sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng và thậm chí cả sức ép Trong lĩnh vực sở hữu

công nghiệp, Việt nam đã có những bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mớimọi mặt của đất nước trong 20 năm qua, bằng việc ban hành các văn bản pháp luật

về quyền sở hữu công nghiệp ngày một hoàn thiện theo hướng toàn diện và đồng

bộ, có thể nhận định rằng, pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam

chi trong một thời gian không dài đã được xây dung từ con số không đến có và cho

đến thời điểm hiện nay là khá đây đủ, toàn diện Việc bảo hộ các đối tượng sở hữu

công nghiệp nhằm mục đích sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nước, trong khu

vực, hội nhập quốc tế và phục vụ cho công việc xuất nhập khẩu Hội nhập quốc tế

là mục tiêu của Việt Nam để thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước Những bước tiến của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu công nghiệp

trong 20 đổi mới (1986 — 2005) đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh nền kinh tế Việt nam phát triển, đồng thời cũng tạo ra những cơ hội mới trong quá trình hội nhập quốc tế./ |

10

Trang 20

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN

CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

TS.BÙI XUÂN NHỰ

1.ĐẶT VAN DE |

Hiện nay vấn đề đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật Việt nam trong đối

chiếu với các hiệp định của WTO dựa trên cơ sở nào ?; dựa trên các tiêu chí nào là đúng đắn nhất là một cuộc tranh luận khoa học rất hấp dẫn và cũng đầy thú vi Ở đây chúng tôi chỉ dám đưa ra một số lý lẽ khoa học dựa trên những nhận định của minh, đó là nếu như mục tiêu gia nhập WTO

của chúng ta là không thể đảo ngược thì cách đánh giá tốt nhất là phải căn

cứ vào các cơ sở căn bản của WTO để đánh giá, nhìn nhận mình đã đủ và

đúng chưa ? Có thể thấy rất rõ là các tiêu chí của WTO đã được các thành viên của WTO tán thành và đang thực thi rất hữu hiệu và chúng ta khi ra

nhập chỉ có thể tán đồng mà không có quyền thay đổi các định chế đó Dựa vào các cơ sở này có thể thấy rằng các qui định của WTO về sở hữu trí tuệ sẽ là các tiêu chí cơ bản để đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật Việt nam hiện nay tronh bối cảnh chúng ta đang cố gắng gia nhập Tổ chức

này càng sớm càng tốt.

2 MỘT SỐ QUI ĐINH CỦA WTO VỀ CÁC QUYỀN SỞ HỮU TRÍ

TUE

Kết quả của vòng dam phán Urugoay là một Hệ thống thương mại đa biên

ra đời — Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thay thế GATT trước đây với

ˆ hàng loạt các hiệp định được ký kết Một trong những hiệp định quan trọng điều chỉnh các hoạt động thương mại sở hữu trí tuệ là Hiệp địnhvề các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Hiệp

định TRIPS ) Day có thể coi là những qui định có tính chất mực thước

chung của các thành viên WTO và bắt buộc phải thực hiện ,do đó luật pháp của các nước thành viên phải chỉnh trang sao cho phù hợp với các qui định này Hoạt động thương mại sở hữu trí tuệ ở mỗi nước hội viên không được trái với các qui định của Hiệp định TRIPS.

Hiệp định TRIPS gồm có 7 nhóm vấn đề trong lĩnh vực thương mại sởhữu trí tuệ như sau:

Trang 21

a.Các điều khoản chung và các nguyên tắc cơ bản ;

b.Các tiêu chuẩn xác định việc xác lập , phạm vi và sử dụng các

quyền sở hữu trí tuệ ;

c Thực thi quyền sở hữu trí tuệ;

—đ, Thủ tục để hưởng và duy tri các quyển sở hữu trí tuệ và các thủ

tục khác theo yêu cầu của các bên liên quan ;

e.Ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp ;

g Các qui định chuyển tiếp ;

h Các thoả thuận về thể chế ,diéu khoản cuối cùng

1.1 Dựa trên các qui định của hiệp định TRIPS có thể đưa ra một số tiêu chí có thể coi là tiêu chuẩn để đánh giá thực trang pháp luật

nước ta về sở hữu trí tuệ Đó là :

A Hai nguyên tắc cơ bản của hiệp địnhTRIPS là nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nguyên tắc đãi ngộ tốt huệ quốc Đây là hai nguyên tắc

không có gì xa lạ trong quan hệ thương mại bình thường giữa các

quốc gia Thực hiện thiện chí và tận tâm 2 nguyên tắc này là những

đảm bảo bắt buộc nhằm chống lại mọi sự phân biệt đói sử và kì thị

trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của công dân các quốc gia

thành viên WTO Trong phần này.còn qui định buộc các quốc g1a thành viên phải ban hành các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ

- phù hợp với các qui định của Hiệp định TRIPS

B Hiệp định TRIPS đề ra 8 nội dung như là tám tiêu chuẩn liên quan đến việc xác lập, phạm vi quyền và việ sử dụng các quyền sở hữu trítuệ ,đó là :

- quyền tác giả và các quyền kề cận ;

- bao vệ thông tin bí mật;

- kiém soát các hoạt động chống cạnh tranh trong hợp đồng

Li-x4ng

Nhu vay , Hiệp định TRIPS đã qui định rất rõ ràng và cũng rất

rành rọt các đối tượng được bảo hộ, song chú trọng hơn cả vẫn làcác lĩnh vực lợi ích thương mại như đúng tên gọi của Hiệp

định.Các đối tượng của hiệp định TRIPS về khái niệm mà nói đều dựa trên các khái niệm sắn có của các hiệp định của Tổ chức

sở hữu trí tuệ thế giơi (WIPO).Cần nhấn mạnh rằng , một đặc điểm lớn của Hiệp định TRIPS là chỉ qui định các chuẩn (sàn )

Trang 22

tối thiểu mà không đưa ra các qui định cứng nhắc Theo đó cácquốc gia thành viên không được phép xây dựng các quy địnhdưới các chuẩn đó , còn nếu qui định cao hơn thì không sao và

có thể nói là càng tốt

Hiệp định TRIPS là một trong những hiệp định rất mới thuộc hệ thống

GATT/WTO bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các khía cạnh thươngmại Song có lẽ đây là lần đầu tiên có một hiệp định đã đưa ra 2 phuong thức bao

nhiều hiệp định đa phương và song phương nhằm qui định đầy đủ và chặt chẽ các

vấn đề pháp lý xung quanh hoạt động của thị trường công nghệ quốc tế , thương

mại trong lĩnh vực này đã chiếm một tỷ trọng đáng kể trong cán cân thương mại

quốc tế

1.2.Các chuẩn mực về thực thi quyền sở hữu trí tuệ

Một trong nhưng vấn đề quan trọng của hiệp định TRIPS là thực hiện các

quyền sở hữu trí tuệ Trong phần thứ ba của hiệp định TRIPS đã đặc biệt lưu ý

các quốc gia thành viên bắt buộc phải thể chế trong pháp luật của nước mình các

biện pháp hữu hiệu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng các biện pháp đó không

- thể trở thành những can trở (vật cản)của hoạt động thương mại bình thường.Xu ˆhướng hiện nay là tự do hoá thương mại toàn cầu , nên việc thực thi triệt để các

quyền sở hữu trí tuệ đã và đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Các cam kết

về thực thi gồm :

a các thành viên của hiệp định TRIPS phải bảo đảm :

- cho phép kiện có hiệu quả nhằm chống lại mọi hành vi bi coi

là xâm phạm;

- Ap dụng các biện pháp mạnh và khẩn trương nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm kịp thời ,khẩn cấp chống lại sự xâm phạm

tiếp tục;

- các bên liên quan có thể yêu cầu xem xét các quyết định

hành chính cuối cùng thông qua thủ tục toà án

Việc áp dụng các biện pháp trên phải đá ứng nguyên tắc “công lý” và thủ tục cần

đơn giản và “không quá tốn kém” Thành viên của hiệp định TRIPS bắt buộc phải

có một hệ thống các cơ quan đủ năng lực hoạt động bảo đảm ngăn chặn hoặc

Trang 23

chống lại mọi hành vi xâm hại các quyền sở hữu trí tuệ, bồi thường tổn hại , áp

dụng các biện pháp tạm thời cũng như khẩn cấp đủ mạnh để chống lại mọi hành

tư pháp có quyền buộc bị đơn phải bồi thường và ngược lại nguyên đơn nếu lạm

dụng quyền này gây thiệt hạ cho bị đơn thì cũng bị buộc bồi thường cho bị đơn

kể cả chi phí luật sư.

Khi cần thiết có thể cho phép áp dụng các thủ tục hành chính thay thế thủ

tục đân sự (đ 49 hiệp định TRIPS) nhưng phải phù hợp với các nguyên tắc trong mục 2 phần II Ngoài ra hiệp định còn cho phép trong một số trường hợp các quốc gia thiết lập cơ chế cho phép toà án xem xét lại mọt số quyết định hành chính nếu khi các quyết định đó có yêu cầu phải xem xét lại.

Điều 50 hiệp định còn cho phép áp dụng các biện pháp tạm thời hoặc khẩn cấp theo trình tự khá đặc biệt như xâm hại nhãn hiệu hàng hoá hay bản quyền

VV

c các biện pháp kiểm soáttại biên giới

Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu , các biện pháp kiểm soát áp dụng trong các

trường hợp vi phạm bản quyền hay là hàng nhái mang nhãn hiệu giả mạo, song

ác nước thành viên không được lạm dụng qui định này làm cản trở tự do thương mại Để đảm bảo điều 53 qui định khi áp dụng yêu cầu nguyên đơn cần có một

khoản đảm bảo hoặc bảo chứng hi họ yêu cầu thực thi biện pháp này.

d việc thực thi các chế tài hình sự _

Áp dụng các thủ tục hình sự đối với hành vi xâm phạm bản quyền hay giả

mạo nhãn hiệu, hàng nhái nhằm kiếm lời hay trục lợi thương mại quy dinhtrong điêu 61 hiệp định TRIPS , nếu như áp dụng các biện pháp này hữu hiệu hơn cácbiện pháp dân sự

& Ngoai ra hiệp định TRIPS còn quy định các nghĩa vụ của các quốc

gia thành viên khi thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp phải

_ = cong khai va minh bach Cac nước phat triển có nghĩa vụ trợ giúp

các nước đang và chậm phát triển về Kĩ thuật, nghiệp vụ và tài chính nhằm đảm bảo việc thực thi bảo hộ hiệu quả và phù hợp với mục tiêu của Hiệp định TRIPS '

3 NHIN NHAN VA DANH GIA HE THONG PHAP LUAT VIET NAM

THEO CAC TIEU CHUAN CUA HIEP DINH TRIPS VA CAC YEU

CAU CUA WTO VỀ SỞ HỮU TRÍ TUE.

Trang 24

Hiện nay chúng ta đang ra sức xây dựng nền kinh tế thị trường , trong đó có

nền kinh tế trí thức Việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ theo các chuẩn mực

quốc tế là rất cần thiết và được rất nhiều nước ủng hộ

Hiện nay ở Việt nam quyền sở hữu trí tuệ được qui định trong phần thứ sáu

Bộ luật dân sự (từ đ.736 đến đ.757) và các văn bản hướng dẫn thi hành ; hơn nữa

quốc hội đang thảo luận để thông qua Luật về sở hữu trí tuệ Cùng với việc xây

dựng và hoàn thiện pháp luật Việt nam , pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng dang

thực hiện các bước di thiết thực nhằm xây dựng các qui định theo các chuẩn

quốc tế

Theo nhận định chung của nhiều chuyên gia trong nước và cả các chuyên gia

nước ngoài thì các qui định của pháp luật Việt nam về sở hữu trí tụê là khá phùhợp với các chuẩn sàn chung của thế giới và nếu trở thành viên của WTO Việtnam có thể thi hành ngay các nghĩa vụ của mình Song cũng còn phải qui địnhchi tiết về các thủ tụ tố tụng hành chính , dân sự - hình sự , kể cả các biện pháptạm thời , khẩn cấp để đáp ứng các yêu cầu của WTO về sở hữu trí tuệ

3.1 Khảo cứu và đánh giá thực trạng pháp luật Việt nam về sở hữu trí tuệ

theo các chuẩn của Hiệp định TRIPS của WTO.

- tuyển tập các tác phẩm nghệ thuật văn hoc;

- _ các tác phẩm mỹ thuật ứng dụngvà kiểu đáng công nghiệp

Đối với các tin tức thời sự hoặc thông tin báo chí sẽ không được bảo

hộ(K.8Đ 2) Như vậy các quy định của pháp luật Việt nam về bảo hộ sỏ hữu trí

tuệ có thể nói là phù hợp với các quy định này /

Đối với “tac phẩm đã công bố”

Theo qui định của hiệp định TRIPS thì “ tác phẩm đã công bố” được hiểu là những tác phẩm đã được phát hành có sự đồng thuận của tác giả là chủ sở hữu tác

phẩm đó, không có sự phân biệt cách thức phát hành miễn sao đáp ứng nhu cầuhợp lý thị hiếu của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm

Trang 25

Trong pháp luật Việt nam khái niệm “công bố” được khái quát thoe điều 5

Nghị định số 76/CP ngày 29 / 11 / 1996 hương dẫn thi hành một số diều về quyền

tác giả trong bộ luật dân sự thì chúng tôi nhận thấy rằng còn chưa phù hợp lắm

với qui định của công ước Berne và hiệp định TRIPS Đó là các vấn đề liên quan

đến chuyển dịch quyền sở hữu vật chất của đối tượng là tác phẩm , không có sự

ràng buộc bat buộc là công bố phải có sự đồng thuận của tác giả, hơn nữa lại

không qui định rõ về số lượng bản sao như thế nào là phù hợp , hoăc không đặt ra

qui cách loại trừ các hành vi có thể dẫn đến hiểu lầm là công bố ( hiệp định

TRIPS quy định rất rõ như thế nào thì không được coi là công bố ,còn trong pháp

luật nước ta chưa cụ thể về lĩnh vực này).

Đối với các quyền liên quan

Hiệp định TRIPS và các qui định của WIPO đã đè cập rất rõ về vấn đề này, có

thể nói là rất cụ thể , song trong bộ luật dân sự 1976 của Việt nam chưa rõ ràng lắm và có thể nói là chưa phù hợp Bộ luật dân sự sửa đổi 2005 da khắc phục va

qui định tại điều 744 và các điều kế tiếp

Hơn nữa, các qui định tai điều 14bis hiệp định TRIPS khẳng định rằng các tác phẩm điện ảnh được bảo hộ như một tác phẩm nguyên tác Điểm này chưa có

qui định rõ trong luật ở nước ta mà chỉ qui định hạn chế so với nguyên tác

VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Đối với quyền sở hữu công nghiệp trong các qui định của pháp luật

Việt nam là có thể nói phù hợp với các quiđịnh của Hiệp định TRIPS và của WTO Nhưng cũng cần lưu ý rằng cần sửa đổi bổ xung một số vấn dé chưa có hoặc chưa phù hợp lắm Đó là :

- các qui định về nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu nổi tiếng ;

- _ Một số điều kiện về cấp Li-xăng không tự nguyện;

- Các qui định về thiết kế bố trí mạch tích hợp do chính phủ

ban hành cần qui định rõ hơn và chi tiết hơnvề thủ tục xác lập

quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp ;

- Vé bảo hộ bí mật thương mại (thông tin bí mật hoặc bí mật

kinh doanh ) là phù hợp với hiệp định TRIPS nhưng mới chỉ

dừng lại quy định ở nguyên tắc , cần qui định chi tiết hơn nữa

thì việc thực thi mới dé ràng hơn ¢

3.2 Đánh giá thực trang pháp luật Việt nam trên các cơ sở chuẩn mực quốc

tế về thực thi quyền so hữu trí tuệ.

Hệ thống pháp luật Việt nam về quyền sở hữu trí tuệ có thể nói là khá phù

hợp với các tiêu chí quốc tế như là đối với hiệp định TRIPS hay các chuẩn mựccủa WIPO về thực thi các quyền sở hữu trí tuệ Luật tố tụng dân sự, luật hình sự

Trang 26

, luật hải quan , các nghị định về xử phạt hành chính wv đã khẳng định điều

này

Song điều cần bàn là các chế tài và các biện pháp thực thi chưa đủ mạnh để

áp dụng và thi hành sao cho hiệu quả nhất Các biện pháp phòng ngừa còn tỏ ra kém hữu hiệu , khả năng răn đe chưa cao Các cơ quan thực thi từ hành chính cho đến toà án cũng như các cơ quan quản lý còn nhiều vấn đề chưa thực sự mạnh ,

sự phối hợp trong điều hành , xử lý còn nhiều vướng mắc Một trong những

vướng mắc hiển nhiên ai cũng thấy rõ ,đó là cùng một loại quan hệ sở hữu trí tuệ nhưng quyền tác giả do bộ văn hoá quản lý còn quyền sở hữu công nghiệp lại do

bộ khoa hoc và công nghệ quản lý— su phối hợp này đôi khi gây trở ngại cho cácchủ sở hữu cũng như sử dụng vv và vv

Hiện nay các vụ viéc tranh chấp về sở hữu trí tuệ đã ngày càng trỏ nên một phức

tạp và tính gay gắt ngày một cao, nhưng chuyên môn của cơ quan giải quyết và

xét xử thì lại không được cải thiện là bao Toà án cấp huyện chưa có thể đủ

chuyên môn xét xủ các tranh cháp loại này tạo nên tâm lý và dư luận không tốt

trong xã hội Hơn nữa họ lại không quyết liệt trong phán xử, đôi khi để lại hậu

quả nghiêm trọng cho xã hội

Hiện nay chúng ta đã kí kết và tham gia khá nhiều các công ước quốc tế đa

phương và tay đôi với nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế về sở hữu trí tuệ như :

công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp , thoả ước Madrid

về đăng kí nhãn hiệu hang hoá , tham gia WIPO , Hiệp ước hợp tác văn bằng sáng chế và kí kết với các nước hiệp định song phương như: Thái lan , Úc, Pháp

„Nhật bản, Hoa ki, Thuy sỹ vv Đây cũnglà nhưng thách thức lớn cho các nhà

quản lý , song nó lại là những bước lớn cho việc chuẩn bị gia nhập WTO.

Như vậy , có thể nói rằng hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt nam trong 20 năm qua thực hiện chính sách đổi mới và hội nhập quốc tế đã từng bước hội nhập và về cơ bản là phù hợp với các chuẩn mực được quy định trong hiệp

định TRIPS và các yêu cầu của WTO Công việc mà chúng ta cần có sự cố gắng

lớn là làm sao thực hiện và thực thi tốt các quy định của Việt nam và các cam kếtquốc tế

Trang 27

TÍNH THƯƠNG MẠI CỦA QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

ThS Đoàn Trung KiênGiảng viên Khoa PL Kinh tế - ĐH Luật Hà Nội

I - Dat vấn dé

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối sáng chế, kiểu dáng công

nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tênthương mại, chi dẫn địa lý! — một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ đã là đối tượng

nghiên cứu của nhiều công trình khoa học, là nội dung của nhiều cuộc hội thảo,nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành và là một lĩnh vực pháp luật xuất hiệntương đối muộn so với nhiều lĩnh vực pháp luật khác trong hệ thống pháp luật ViệtNam song đã nhanh chóng được ghi nhận và phản ánh những nguyên tắc chung tại

Hiến pháp (1992) cho đến việc cụ thể hoá tỉnh thần này vào các lĩnh vực của hệ

thống pháp luật Việt Nam như dân sự, thương mại, đầu tư nước ngoài, hành chính,hình sự Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa học, các cuộc hội thảo, các

bai báo đó và cả cơ chế điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về vấn dé này dườngnhư mới chỉ tập trung vào giải quyết việc xác lập và bảo hộ quyền sở hữu côngnghiệp mà chưa chú trọng khai thác đến tính thương mại của quyền sở hữu côngnghiệp |

Đề cập đến tính thương mại của quyền sở hữu công nghiệp tức là khai thác

và tiếp cận quyền sở hữu công nghiệp dưới góc độ thương mại Để làm được điều

này phải gắn quyển sở hữu công nghiệp với hoạt động thương mại để nhận thấy

được tính thương mại và vai trò của tính thương mại của quyền sở hữu côngnghiệp đối với hoạt động thương mại của thương nhân Đồng thời từ đó nhìn nhận

lại cơ chế điều chỉnh của pháp luật hiện hành về vấn dé này cho phù hợp với điều

kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Tuy nhiên, trong bài viết này, tác gid

cũng không giải quyết tất cả những nội dung dé cập ở trên mà chi khai thác những

biểu hiện cụ thể của tính thương mại của quyền sở hữu công nghiệp mà thôi

I- Những biểu hiện của tính thương mại của quyền sở hữu công nghiệp

' Điều 750 Bộ luật dan sự (2005)

_ THƯ VIỆN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHÒNG ĐỌC

Trang 28

1 Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là nhân tố đặc trưng của hànghoá, dịch vụ — một bộ phận cấu thành hàng hoá, dịch vụ.

Kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý của

hàng hoá, dịch vụ của mỗi thương nhân đưa ra để phân biệt với hàng trăm, thậm

chí hàng nghìn hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các thương nhân khác trên thị

trường Các hàng hoá, dịch vụ muốn tiêu thụ được phải tạo ra được những điểm

khác biệt trong tâm trí của khách hàng và đáp ứng được các yêu cầu của kháchhàng, khiến họ tin tưởng và chấp nhận sản phẩm Đối với những khách hàng khó

tính thì họ thường chi chấp tiêu dùng những hang hoá, dịch vụ có tén gọi xuất xứ,

chi dẫn địa lý rõ ràng, nhấn hiệu hàng hoá nổi tiếng, tên thương mại có uy tín và

họ sắn sàng bỏ tiền ra mua với một mức giá cao hơn rất nhiều so với các hàng hoá,

dịch vụ thông thường cùng loại .Và đôi khi họ mua hang hoá va sử dung dich vụ

chính vì họ tuyệt đối tin tưởng vào tén thương mại và nhấn hiệu hàng hoá - những

yếu tố vô hình cấu thành hàng hoá, dịch vụ đó Bởi lẽ trong tâm trí của người tiêu

dùng những hang hoá, dich vụ có ứên thương mai uy tín, nhấn hiệu nổi tiếng, chidẫn địa lý rõ ràng chắc chắn sẽ có chất lượng tốt hơn các hàng hoá, dịch vụ cùngloại khác hoặc chí ít cũng tạo ra sự yên tâm về mặt tâm lý cho họ khi sử dụng

hàng hoá, dịch vụ đó Chẳng hạn, khách hàng đều nhận thức rằng các đồ gia dụng

điện tử mang nhãn hiệu Sony, Panasonic, JVC, Hitachi, Masushita, Sanyo, Sharp, Tosiba hay những chiếc xe ô tô mang nhãn hiệu Mercedes, BMW là những mặt hàng có chất lượng cao nhất so với các nhãn hiệu đồ gia dụng điện tử hay ô tô cùng loại khác, cho dù những nhận thức này không có gì là bảo đảm tuyệt đối cả.

Vì vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, hàng hoá, dịch vụ

của các thương nhân chỉ có thể trụ vững và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh

khốc liệt để giành giật thị trường và chiếm lĩnh thị phần nếu hàng hoá, dịch vụ của

họ có chứa đựng các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp với tính chất là nhân

tố đặc trưng của hàng hoá, dịch vụ và là một phận cấu thành hàng hoá, dịch vụ.

2 Các đối tượng của quyên sở hữu công nghiệp là tài sản và là hàng hoá

đặc biệt.

Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là tài sản của thương nhân Thực tiễn đời sống kinh doanh, thương mại cho thấy giá trị của một doanh nghiệp không chỉ

2

Trang 29

biểu hiện thông qua các tài sản hữu hình thể hiện trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

Bởi các tài sản hữu hình đôi khi chỉ có giá trị rất nhỏ so với các tài sản vô hình —

những tài sản không hiện hữu trên số kế toán của doanh nghiệp như các đối tượngcủa quyền sở hữu công nghiệp Nhiều doanh nghiệp có giá trị được định giá từ các

đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp lớn hơn rất nhiều giá trị của các tài sản

hữu hình của doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp kinh doanh, cung ứng các

mặt hàng, dịch vụ cao cấp, thức ăn, nước uống, ô tô và công nghệ thông

tin Chẳng hạn giá trị vô hình của các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệptrong lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm tới 70%, thức ăn và nước nước chiếm tới60%, ngành công nghiệp ô tô chiếm 50%, thậm chí các hàng hoá cao cấp chiếm

tới 75% giá trị sản phẩm” Hàng năm, tuần báo Business Week của Hoa Kỳ đều

công bố giá trị của 100 nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng trên thế giới, theo thứ tu: 1)

Coca-Cola được định giá tới 69,6 tỉ USD; 2) Microsoft 64 tỉ USD; 3) IBM 51,1 tỉ

USD; 4) GE 41,3 ti USD; 5) Intel 30,8 ti USD; 6) Nokia 29,9 tỉ USD; 7) Disney

29,2 ti USD; 8) Mc.Donals 26,3 ti USD; 9) Marlboro 24,1 ti USD; 10) Mercedes

21 ti USD; 99) 3M 1,15 ti USD; 100) Armani 1,5 tỉ USD} Thời gian gần đây,nhiều nhãn hiệu hang hoá của Việt Nam cũng đã được định giá với hàng triệu

USD như kem P/S được Công ty Elida định giá 5 triệu USD (trong đó uy tín lợi thé

từ nhãn hiệu hơn 3 triệu USD phần còn lại thuộc về giá trị tài sản hữu hình), kem

đánh răng Dạ Lan với 2,9 triệu USD*, kem Wall được Kinh Đô mua lại của

Unilerver với giá mà theo nhiều chuyên gia thì giá trị hữu hình được chuyển

nhượng kèm theo là rất nhỏ so với tổng giá trị chuyển nhượng Từ những ví dụ

minh chứng ở trên giúp chúng ta khẳng định, các đối tượng của quyền sở hữu

công nghiệp chính là một loại tài sản có giá trị kinh tế vô cùng to lớn của doanh

nghiệp.

Các đối tượng sở hữu công nghiệp là một loại tài sản của doanh nghiệp thì

quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp chính là quyền tài sản của doanh

nghiệp Doanh nghiệp có thể khai thác quyền tài sản này để thu lợi nhuận và chính

? Nguyễn Thanh Hồng Đức - ~ Công ty thương hiệu LANTA, www,lantabrand.com

3 Thương hiệu với nhà quản lý, Nxb Chính trị quốc gia 2004.

* Thương hiệu với kinh doanh và doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, Tạp chí thương mại, Bộ thương mại,

12/2003 _

Trang 30

trong quá trình khai thác các đối tượng sở hữu công nghiệp sẽ không còn là mộttài sản đơn thuần mà là một loại hàng hoá đặc biệt của doanh nghiệp Nói cáchkhác, các đối tượng sở hữu công nghiệp là hàng hoá đặc biệt khi nó được đưa vàolưu thông thương mại với mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Các đối

tượng sở hữu công nghiệp có thể trực tiếp mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp

thông qua hoạt động cho thuê, dùng làm tài sản góp vốn hoặc chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp Trong những năm gần đây, thị trường chuyển giao cácđối tượng sở hữu công nghiệp ở Việt Nam đang diễn ra tương đối sôi động Từnăm 1997 đến 2001, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được 1.317 đơn đăng ký và cấp

806 Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng

sở hữu công nghiệp” Thông qua các hoạt động chuyển giao các đối tượng sở hữu

công nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã thu lợi nhuận hàng tỷ đồng Sự thành đạt củaCafe Trung Nguyên, Phở 24, lụa tơ tằm AQ, Kinh đô Bakery thông qua các hợp

đồng Franchising (nhượng quyền thương mại — một dang hợp đồng chuyển giao

đối tượng sở hữu công nghiệp) là những vi vụ minh chứng Không chỉ trực tiếpmang lại lợi nhuận mà các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp còn đóng vai

trò bổ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thu lợi nhuận Đó chình là

giá trị vô hình của các đối tượng sở hữu công nghiệp phản ánh vào hàng hoá, dịch

-vụ của doanh nghiệp, làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đi được duy

trì và phát triển không ngừng

3 Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là phương tiện để cạnh tranh

và mang tính độc quyền cao

Cạnh tranh là vấn đề tất yếu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị

trường Bởi lẽ, không phải bất cứ hàng hoá nào, dich vụ nào được tung ra thị

trường cũng có thể tiêu thụ được ngay, vì thị trường giờ đây không còn là sân chơi

của một doanh nghiệp cung cấp một loại hàng hoá, dịch vụ độc nhất mà 1A thịtrường của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn doanh nghiệp cùng cung cấp những mặt hàng vô cùng đa đạng và tất nhiên, các mặt hàng có sự trùng nhau là điều

không thể tránh khỏi Trong bối cảnh đó, các đối tượng của quyền sở hữu công

nghiệp chính là một phương tiện để các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau nhằm

4 http://www.noipvietnam.com/VN/transferindproprights.html

Trang 31

chiếm lĩnh thị phần, dành giật khách hàng và qua đó thu được lợi nhuận tối đa.Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp chính là những dấu hiệu để chokhách hàng nhận biết và phân biệt hàng hoá, dịch vụ này với hàng hoá, dịch vụcùng loại khác, tức là thông báo sự hiện diện của nó trong vô số các mặt hàngcùng loại Không chỉ dừng lại ở đó, nó còn thông báo những đặc tính vật chất, tinhthần của hàng hoá, dịch vụ cung cấp trong các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của

khách hàng Điều mà khách hàng nhận thấy trước hết đó là những yếu tố bênngoài cấu thành hang hoá, dịch vụ như màu sắc, kiểu dáng, tên gọi sẽ tạo nên ấn

tượng ban đầu ở khách hàng Vì thế có thể khẳng định các đối tượng của quyền sởhữu công nghiệp là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của hàng hoá, dịch vụ

để định vị nó so với các hàng hoá, dịch vụ cùng loại — Nó là một phương tiện để

cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh.

Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là phương tiện để cạnh tranh

nhưng phương tiện cạnh tranh này lại mang tính độc quyền cao Khi hàng hoá,dịch vụ chứa đựng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì nó sẽ tạo ra được những

lợi thế so sánh nhất định trong nhận thức của khách hàng, thúc đẩy họ lựa chọn

hàng hóa, dịch vụ ấy Nếu kiểu dáng công nghiệp độc đáo, nhấn hiệu nổi tiếng, tên thương mại đã khẳng định được uy tín trên thị trường thì hàng hoá, dịch vụ

đó sẽ có một vị trí thống lĩnh trong điều kiện phải cạnh tranh quyết liệt với hàngtrăm, hàng nghìn hàng hoá, dịch vụ cùng loại Nhiều doanh nghiệp nhận thứcđược điều này nên khi đạt được vi trí théng lĩnh họ lại có xu hướng tiến tới lam

dụng vị trí để tiến tới độc quyền Hơn nữa, xuất phát từ bản chất của quyền sở hữucông nghiệp là quyền sở hữu đối với các tài sản vô hình - những tài sản được tạo

ra từ trí tuệ và tri thức của con người Chính vì vậy, ai sáng tạo ra thì người đó cóđộc quyền sở hữu Theo tỉnh thần Bộ luật dân sự (2005)5, quyền của chủ hữu cácđối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm quyền sử dụng, quyền chuyển giao, quyền

cho phép hay cấm người khác sử dụng, tiếp cận các đối tượng của quyền sở hữucông nghiệp Nói cách khác, chỉ có chủ sở hữu mới có độc quyền sử dụng, cho

phép hoặc chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp cho người khác Nếu

người khác muốn khai thác, tiếp cận các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phải

được sự cho phép của chủ sở hữu bằng cách ký hợp đồng chuyển giao quyền sở

® Xem Điều 751& 753

Trang 32

hữu công nghiệp Với vi trí thống lĩnh, vi trí độc quyền này, doanh nghiệp có thể

gây cản trở đối hoạt động thương mại của các doanh nghiệp khác, thậm chí đẩy

các doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường liên quan để độc chiếm thị trường

Tuy nhiên cũng chính vì lý do này mà các doanh nghiệp khác lại thường có

xu hướng xâm hại đến các đối tượng sở hữu công nghiệp hợp pháp của doanh

nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền về các đối tượng sở hữu công nghiệp

đó để tìm cách tru lại với thương trường, dẫu biết rằng đó là hành vi cạnh tranh

không lành mạnh và hành vi này đều có thể bị phát hiện và xử lý bất cứ khi nào,chẳng hạn như hiện tượng làm hàng giả, làm hàng nhái Theo Cục sở hữu trí tuệ,

hàng năm Cục đều thụ lý hàng trăm vụ tranh chấp về các đối tượng sở hữu công

nghiệp và năm sau lại cao hơn năm trước và có xu hướng lan rộng ra hầu hết cáclĩnh vực, ngành hàng của nên kinh tế, từ đồ uống (rượu, bia, nước giải khát đóng

chai ), thực phẩm công nghệ (mì chính, bột canh, mì ăn liền, bánh kẹo ), dượcphẩm, mỹ phẩm (xà phòng, nước gội đầu ), đến phân bón, thuốc trừ sâu, đồ điện

tử cao cấp, xe gắn máy, dịch vụ nhà hàng, khách sạn Đó là chưa kể đến số

lượng các vụ vi phạm đối với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, xuất xứ hàng hóa do lực lượng Công an kinh tế,,quản lý thị trường phát hiện và xử

lý Chỉ tính riêng tại Hà Nội, năm 2002 lực lượng công an kinh tế đã phát hiện 143

vụ, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội từ đầu năm 2002 đến nay đã kiểm tra và xử

lý 331 vụ sản xuất và buôn bán hàng giả, trong đó số vụ vi phạm quyền sở hữu

công nghiệp chiếm 60% Mặc dù như vậy nhưng theo đánh giá của UBND Thành

phố Hà Nội thì kết quả phát hiện và xử lý nói trên chỉ bằng 20% thực tế số vụ viphạm” Dự báo trong thời gian tới việc vi phạm quyền sở hữu công nghiệp trên địa

bàn Thủ đô sẽ diễn biến phức tạp do tình trạng sản xuất hàng giả ở nước ngoài

được nhập vào Việt Nam với nhãn hiệu, kiểu dáng giống y hệt hoặc tương tự kiểu

dáng đã được cấp giấy chứng nhận bao hộ cũng đang có chiều hướng gia tăng va

tràn ngập thị trường như dầu gội đầu của Unilever, phụ tùng xe máy Honda, vòi

tắm hoa sem Joden, Sanwa, mỹ phẩm Debon, Sisheido, phụ tùng ô tô Toyota,Daewoo, quần áo, giày dép Gucci, Adidas, Nike Điều nay đòi hiểu các doanh

nghiệp có các đối tượng sở hữu công nghiệp bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm

: http://www vir.com.vn/Client/dautu/dautu.asp?CatID=48&DocID=454

Trang 33

hại phải nhanh chóng tìm cách bảo hộ các đối tượng đó thông qua việc nộp đơn

đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm

quyền Tuy nhiên giải pháp quan trọng hơn có lẽ là chính các doanh nghiệp phải

tự tiết ra các“ kháng thé” để chống lại “căn bệnh” này bằng cách không ngừng cải

tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao trình độ quản lý để thường xuyên tung ra thị

trường các mặt hàng, dịch vụ mới với mẫu mã đẹp, giá thành rẻ, chất lượng tốt và

không ngừng củng cố hệ thống phân phối, dịch vụ hậu mãi để chiếm được lòng

tin, sự thiện cảm của khách hàng Nếu không làm được những điều này, nguy cơ

bị thiệt hại hàng tỷ đồng của các doanh nghiệp có thể xẩy ra bất cứ khi nào, thậm

chí hoạt động sản xuất kinh doanh có thể gặp những khó khăn không thể lường

trước được Ngược lại, nếu làm tốt điều này thì hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều thuận lợi và cơ hội thu lợi nhuận hàng tỷ đồng cũng

không phải là điều không thể đối với doanh nghiệp.

Tóm lại, dù khai thác ở khía cạnh này hay khía cạnh khác thì tính thương

mại của quyền sở hữu công nghiệp như đã phân tích ở trên, nhìn chung đều có

những tác động rất tích cực đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp Vì vậy,

các doanh nghiệp cần khai thác triệt để tính thương mại đó để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình như là những công cụ để: (i) góp phần định hướng

khách hàng; (ii) góp phần mở rộng thị trường tiêu thu hàng hoá, dịch vụ; (iii) góp

phần thu hút đầu tư và (iv) góp phần bảo vệ lợi ích thương mai của chính bản thân

các doanh nghiệp

Trang 34

MOT VAI SUY NGHĨ CUA SINH VIÊN

VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CÁC MÔN HỌC LIÊN

QUAN! ĐẾN SHCN Ở ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

SV Tạ Ngọc Vân - Dân sự 27B

Sở hữu công nghiệp (SHCN) ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống

xã hội Việc nghiên cứu và giảng dạy các môn học liên quan đến sở hữu công

ngiệp hiện nay là rất cần thiết Điều này không những trang bị cho sinh viên một

hành trang kiến thức để làm việc trong một môi trường hiện đại và năng động mà

còn ươm mầm cho những luật gia- những nhà nghiên cứu pháp luật trong tương lai

có thể sớm ra nhập và quản lý nền kinh tế tri thức Điều này đặc biệt có ý nghĩa

khi nước ta đang tiến dần đến những vòng đàm phán cuối cùng để ra nhập tổ chức

thương mại thế giới (WTO)

Việc giảng dạy những môn học liên quan đến SHCN trong nhà trường hiệnnay đã có nhiều thay đổi cả về nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy cũng như phương pháp đánh giá kết quả của sinh viên Tuy nhiên, những sự thay đổi đó

là không đủ để đáp ứng, kích thích nhu cầu học tập của sinh viên cũng như yêucầu của thực tế xã hội

Trong bài tham luận này em xin đề cập đến hai vấn dé lớn:

Suy nghĩ về thực trạng giảng dạy các môn học liên quan đến SHCN

Những góp ý đối với việc giảng dạy trong tương lai

1 Suy nghĩ về thực trạng giảng dạy các môn SHCN ở trường đại

học luật Hà Nội

1.1 Về chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo có tầm quan trọng đặc biệt vì chương trình đào tạo thể

hiện một cách toàn diện mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp đào tạo.Chương trình đào tạo hiện nay được phân bố ở các môn học:

e Sở hữu trí tuệ

e Tư pháp quốc tế

e Luật thương mại quốc tế

Trang 35

.-Ngoài ra cũng được đề cập đến trong một số môn khác: Luật dân sự, Quan

hệ kinh tế quốc tế

Việc phân bố nội dung ở các môn học khác nhau theo em có những ưu điểm

là: Sinh viên được nghe giảng nhiều lần, do đó sẽ nhớ lâu hon, và do đặc diémriêng của từng bộ môn nên sinh viên được tiếp cận với những mục đích khác nhau

từ đó có thể hiểu sâu hơn và có những cách giải quyết linh hoạt và phù hợp hơn

trong từng thời điểm, từng lĩnh vực cụ thể

Ví dụ: khi học nội dung quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế

sinh viên có thể hiểu thêm và có cái nhìn so sánh đối với các quy định trong nứơc

Tuy nhiên việc xé nhỏ nội dung của việc giảng dạy SHCN có nhiều hạn chế:Nội dung của các môn học bị trùng lặp (môn Sở hữu trí tuệ và môn Tư pháp quốctế)

Do mỗi môn học thuộc các khoa khác nhau, do đó có những quan điểm tiếpcận không giống nhau điều này sẽ làm cho sinh viên được tiếp cận với nhiều quan

điểm, nhiều kinh nghiệm quý báu của các giáo viên.Tuy nhiên, sẽ làm cho sinh

viên không biết phải tiếp cận và hiểu như thế nào đối với cùng một vấn dé (quyền tiếp theo trong Tư pháp quốc tế và trong Luật sở hữu trí tuệ) -

Việc phân bố chương trình giảng dạy vẫn chưa hợp lý Khi học về quyền sở

hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài thì ít nhất sinh viên cần phải lắm được một số nộidung và khái niêm cơ bản Điều này sẽ dễ dàng hơn khi sinh viên được học môn

luật trong nước trước, thế nhưng lại phân bố cho hai Luật SHTT và môn TPQT

giảng dạy song song, điều này không chỉ dẫn đến hậu quả là sinh viên sẽ “được”

nghe giảng hai lần về cùng một vấn dé mà còn đôi khi không thể hiểu được quy định của luật nước ngoài cái mà giáo viên giảng của môn TPQT ngầm định rằng

sinh viên đã biết

1.2 Về nội dung giảng dạy

Theo em, nội dung bài giảng nhìn chung là vẫn nặng về lý thuyết, chung

chung, chưa đề cập đến các vấn đề mới: chống cạnh tranh không lành mạnh, thiết

kế bố trí mạch tích hợp, liên quan đến giống vật nuôi cây trồng, các giá trị truyền

thống và bảo hộ sở hữu công nghiệp

Trang 36

Bài giảng chủ yếu là diễn giải luật, ít dé cập đến những vấn đề thực tế, điềunay dé tao ra sự nhàm chán cho sinh viên, khiến sinh viên không nhận thức được

hết tầm quan trọng và ý nghĩa của môn học Ví dụ, khi giảng về đăng kí hàng hoá

quốc tế, khối lượng kiến thức sinh viên tiếp thu được rất it vì sinh viên chưa có

những kinh nghiệm thực tế và các bài thực hành cụ thể.

_ 1.3 Về phương pháp giảng dạy |

Phương pháp giảng dạy là cách thức truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm củagiáo viên cho sinh viên tuỳ khả năng, tính cách của mỗi giáo viên sẽ có nhữngphương pháp truyền đạt khác nhau Nếu truyền đạt tốt nội dung của bài giảng sẽtrở lên hấp dẫn và sinh động kích thích người nghe và ngược lại Mặc đù có một

số giáo viên có những phương pháp truyền đạt sáng tạo: giảng viên Nguyễn Như

Quỳnh khoa pháp luật dân sự đã tự mình mang những mô hình và công báo đến |

lớp Điều này làm cho lớp học trở lên sinh đông, sinh viên có cơ hội được quan sát

và đưa ra những lời nhận xét trực tiếp về các sản phẩm liên quan đến kiểu dángcông nghiệp

Nhưng phần lớn phương pháp giảng dạy hiện nay là độc thoại: giáo viên

giảng còn sinh viên nghe và chép bài đối với sinh viên điều này là tiếp thu thụđộng, gây ra tâm lý y lai và giáo viên cũng ít cơ hội nhận được phản hồi từ phíangười nghe đối với bài giảng của mình

SHCN là một lĩnh vực khá mới mẻ, để hiểu và nắm bắt được thì luôn phải cập nhật thông tin Mặt khác do đặc thù của những môn học liên quan đến sở hữu công nghiệp là phải sử dụng nhiều hình ảnh minh hoa và so sánh, đối chiếu để

nhận biết và phân biệt Thế nhưng, khi giảng dạy, lại không có hình ảnh minh hoa,

mô hình điều này cũng đã phần nào làm hạn chế khả năng tiếp thu của sinh viên.Phương pháp thảo luận hiện nay thì rõ ràng là không đạt được mục đích của

buổi thảo luận, vì lí do: Số lượng sinh viên quá đông, điều này đã khiến việc giải đáp những thắc mắc và tranh luận của sinh viên bị hạn chế.

Nói tóm lại, nội dung giảng dạy và phương pháp giảng dạy các môn học liên

quan đến sở hữu công nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều điểm hạn chế và chưa đồng

Trang 37

bộ Việc đổi mới là cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhucầu ngày càng cao của quá trình hội nhập.

2 Những góp ý cho việc giảng dạy trong tương lai

2.1 Về chương trình đào tạo

Để tránh tình trạng nội dung của các bài giảng có sự trùng lặp, theo em nhà

trường nên tập trung vào một môn học “ môn luật sở hữu trí tuệ chung” trong đó

có những phần liên quan đến từng lĩnh vực riêng cụ thể: sở hữu công nghiệp trong

TPQT, SHCN trong WTO điều này sẽ giúp sinh viên có diéu kiện nghiên cứu

một cách tập trung và có hệ thống tất cả các đối tượng của SHCN, đồng KHẾU cũng

giúp sinh viên có thể so sánh, đối chiếu một cách dễ đàng hơn

Mặt khác, các đối tượng liên quan đến sở hữu công nghiệp là một lĩnh vực

khá mới mẻ, và sự quan tâm của sinh viên đối với lĩnh vực này ngày càng đông

Để đáp ứng nhu cầu đó theo em, ngoài việc bố trí như là môn học bắt buộc nhàtrường nên mở thêm học phần tự chọn cho tất cả sinh viên quan tâm: pháp luật vềthương hiệu và đăng kí thương hiệu, đăng kí nhãn hiêu hàng hoá quốc tế

2.2 Về phương pháp giảng dạy |

Hiện nay có bốn phương pháp giảng dạy chủ yếu đang được áp dụng ở cáctrường đại học hiện đại: Đọc bài giảng (lecture), giải quyết vấn đề (problem

solving), Phương pháp tình huống(case study), áp dung các biện pháp hỗ trợ kỹ

thuật(technical- assitants) :

Theo em thì nên áp dụng phương pháp giảng dạy: Nêu vấn dé Nhu vậy sé

khuyến khích sinh viên tư duy, tạo cho sinh viên động lực suy nghĩ “Có tư duy: để làm việc trong thực tế và có thể tự học suốt đời” đó là mục đích của giáo dục đại học nói chung, hơn nữa mục tiêu đào tạo của trường luật đó là tạo ra những cử

nhân luật có trình độ lí luận chư không phải là tạo ra những "thợ cơ khí "về luật

Nên áp dụng những phương pháp giảng dạy hiện đại, vì đặc điểm của môn

- học đó là đòi hỏi nhiều sự quan sát và nhận biết Ví dụ trong phần giảng về kiểu

dáng công nghiệp áp dụng biện pháp giảng kết hợp với máy chiếu sẽ làm cho chất

lượng của buổi giảng tăng lên và số lượng kiến thức sinh viên tiếp thu sẽ nhiều

hơn,

Trang 38

Trên đây là môt vài suy nghĩ của em về tình trạng giảng dạy các môn học

liên quan đến SHCN trong nhà trường Tuy nhiên để cho việc đổi mới nội dung

cũng như phương pháp giảng dạy còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố đồng thời

khác: về phía sinh viên, trang thiết bị, giáo trình Hy vọng rằng trong thời gian

tới trường ĐH Luật sẽ có thêm nhiều phương pháp giảng dạy hay, sáng tạo để đáp

ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên, và “đơn đặt hàng” của các nhà

tuyển dụng |

Trang 39

LÝ THUYẾT HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

VÀ VẤN ĐỀ NHẬP KHẨU SONG SONG

ThS Nguyễn Nhu Quỳnh

Giảng viên Khoa Luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội

Hoạt động nhập khẩu song song phát sinh và tồn tại tất yếu trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế Cho đến nay, nhiều nước trên thế giới thừa nhận va bảo vệ

nhập khẩu song song Cơ sở pháp lý cho hoạt động nhập khẩu song song là Hiệp

định chung về thuế quan và thương mại (GATT) và Hiệp định về các khía cạnhthương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) Tuy nhiên, Tổ chức thương mại thế

giới (WTO) - cơ quan ban hành Hiệp định TRIPs và GATT - lại không quy định

cụ thể hơn về vấn đề nhập khẩu song song mà dành quyền này cho các quốc gia

thành viên Do thiếu sự đồng thuận quốc tế, cho nên, quy định giữa các quốc gia

về nhập khẩu song song không thống nhất Chính sự không thống nhất này đã và

đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến dòng lưu chuyển hàng hoá giữa quốc gia

trong quá trình toàn cầu hoá Việt Nam đang nỗ lực để trở thành thành viên của

WTO; hoạt động nhập khẩu song song đã xuất hiện ở Việt Nam; lần đầu tiên ở

nước ta có một văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhập khẩu song song’; vấn

để nhập khẩu song song hết sức mới mẻ ở Việt Nam Chính vì những lý do kể trên, việc tìm hiểu về nhập khẩu song song vô cùng cần thiết Bài viết này tập

trung vào hai nội dung: 1 Mối quan hệ giữa lý thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ và

nhập khẩu song song; 2 Sự thừa nhận của các quốc gia, khu vực về lý thuyết hết

quyền sở hữu trí tuệ đối với nhập khẩu song song.

I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHẬP KHẨU SONG SONG, LÝ THUYẾT HET QUYỀN SỞ

HỮU TRÍ TUỆ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ THUYẾT HẾT QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ

NHẬP KHẨU SONG SONG

1 Khái niệm chung về nhập khẩu song song, lý thuyết hết quyền sở hữu

trí tuệ?

! Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 1906/2004/QĐ-BYT ban hành Quy định về nhập khẩu song song thuốc

phòng, chữa bệnh cho người ngày 28/5/2004.

? Xem thêm trang web: http:// www.ladas.com/IPProperty/GrayMarket/GrayMa02.htm]

|

Trang 40

Nhập khẩu song song (parallel imports) là việc hàng hoá, dịch vụ mang

đối tượng sở hữu trí tuệ (đã được bảo hộ) đã được lưu thông trên thị trường của

một nước, nhưng lại được khẩu nhập khẩu từ nước khác vào chính nước này mà

không được sự cho phép của chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ Nguyên nhân của

hoạt động thương mại này là sự khác biệt về giá cho cùng một hàng hoá, dịch vụ

giữa các nước Cụ thể là nhà nhập khẩu tiến hành nhập khẩu hàng hoá ở nơi có giáthấp hơn để bán ở nơi khác với giá cao hon’

Ví du: Nhà sản xuất A sản xuất sản phẩm X, sản phẩm được bảo hộ quyền

sở hữu công nghiệp ở nước Cl, sản phẩm đã được cấp số đăng ký va đang đượcbán trên thị trường Cl với giá Pl Sản phẩm X này của nhà sản xuất A cũng lại

đang được bán ở một nước khác là C2 với giá P2 Nhà nhập khẩu của nước Cl có

thể nhập khẩu sản phẩm X này từ nước C2 về bán ở nước Cl với giá P3 (với điều

kiện P3 thấp hơn giá P])

Lý thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ (the theory of exhaustion ofintellectual property rights) dé cập tới quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu trítuệ (thông thường là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp) kiểm soát, quyếtđịnh việc phân phối hàng hoá, dịch vụ mang đối tượng sở hữu trí tuệ đã được bảo

hộ Theo lý thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ, khi chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ bán sản phẩm mang đối tượng sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ, họ buộc phải cho phép bán lại sản phẩm đó bởi vì quyền sở hữu trí tuệ của họ đã hết từ lần bán

đầu tiên |

Lý thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ được chia thành ba loại: hết quyền quốc

gia (national exhaustion); hết quyền khu vực (regional exhaustion) và hết quyền quốc tế (international exhaustion).

2 Mối quan hệ giữa lý thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ và nhập khẩu song

song

Lý thuyết hết quyền sở hữu trí tuệ là co’ sở cho việc thừa nhận hoạt động

nhập khẩu song song và quyết định tinh chất, phạm vi của hoạt động nhập khẩu song song Cụ thể là, khi chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ bị coi là hết quyển sở

3 Xem thêm trang web: http:// econ.worldbank org.

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w