Vai trò của thẩm phán trong các biện pháp bảo đảm tư pháp về thi hành án

MỤC LỤC

CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TƯ PHÁP Ong LUCET

Tôi xin nói ngay rằng trong lĩnh vực các biện pháp bảo đảm nhằm bảo toàn tài sản (Tức là các biện pháp bảo đảm tư pháp nhằm phòng ngừa tau tán tài san được áp dụng trước khi xảy ra tranh chấp), thì thẩm phán có vai trò rất tích cực, thẩm phán có quyền quyết định cho phép hay không cho phép 4p dụng một biện pháp bảo dam nhằm bảo toàn tài sản. Nếu thẩm phán phụ trách thi hành án thấy rằng những lý lẽ mà người mắc nợ đưa ra là có căn cứ, thì thẩm phán sẽ quyết định rút lại quyết định đã tuyên cho phép áp dụng biện pháp bảo đảm tư pháp (Tức là có hai giai đoạn, một là trước đó thẩm phán đã cho phép áp dụng biện pháp bảo đảm tư pháp, nhưng khi thấy rằng người mắc nợ có lý do chính đáng thì thẩm phán ra quyết định thứ hai hủy quyết định trước đó). Tôi xin nói thêm là tất cả các cổ phần công ty, tất cả các phiếu chứng khoán mà người mắc nợ đang nắm giữ đều có thể bị đem cầm cố, trừ trường hợp thẩm phán giới hạn số lượng và khi đưa ra cầm cố thì người ta không cần xác định đó là cổ phần nào hay đó là phiếu chứng khoán nào.

Giả thiết thứ nhất, việc đăng ký thế chấp được thực hiện khi người mắc - ig đang trong quá trình giải quyết phá sản doanh nghiệp, sở di như vậy vi khi lăng ký thế chấp chủ nợ đã không kiểm tra tình trạng của người mắc nợ thông qua số đăng ký kinh doanh đặt tại Phòng lục sự, Tòa thương mại sơ thẩm. _Ngược lại, nếu chủ nợ không tiến hành thủ tục cầm cố mà tiến hành thủ tục kê biên bảo toàn tài sản đối với cổ phần công ty hay phiếu chứng khoán, thi với biện pháp kê biên bảo toàn tài sản, chủ sở hữu cổ phần công ty hay phiếu chứng khoán sẽ không được quyền định đoạt các tài sản nữa. | Bên cạnh tranh chấp giữa chủ nợ và người mắc nợ về thủ tục đăng ký thế chấp, về thủ tục giải quyết vụ việc về nội dung (procédure de ƒfond) và thủ tục dang ký thế chấp chính thức, còn tồn tại những tranh chấp khác song song với tranh chấp chính giữa chủ nợ và người mắc nợ. Và chúng ta đã gặp trường hợp này trong ví dụ về thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp. Trong các trường hợp đó, chủ nợ có thể là đối tượng của các việc kiện như: Kiện đòi bác bỏ hiệu lực đối với người thứ ba của các quyền của chủ nợ hoặc kiện đòi tuyên bố là các quyền đó vô hiệu. Và người chủ nợ đó phải chờ khi vụ tranh chấp được giải quyết xong thì lúc đó mới xem xét xem các quyền của mình có được công nhận lại hay không. Chẳng hạn khi chúng ta đang 6 giai đoạn phân. '? “Procédure de fond”: tạm dich là “Thủ tục giải quyết nội dung chính của vụ việc” Xem chi thích trang 18).

Khi bất động sản được đem bán, người mua được bất động san muốn giải phóng bất động sản khỏi các biện pháp thế chấp đã đăng ký, nên không trả tiền mua bất động sản cho chủ sở hữu đồng thời là người mắc nợ, mà trả trực tiếp cho tất cả các chủ nợ đã thực hiện đăng ký thế chấp vào ngày công bố việc bán tài sản đó. Pháp luật Pháp quy định trong trường hợp chủ sở hữu tòa nhà cho thuê muốn yêu cầu Tòa án quyết định chấm dứt hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh, thì phải thông báo cho các chủ nợ của doanh nghiệp thuê nhà đó biết trong một thời hạn nhất định trước khi diễn ra phiên Tòa giải quyết việc chấm dứt hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh đó. Việc thông báo này sẽ cho phép các chủ nợ của doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi của mình, thậm chí có thể thay thế chủ doanh nghiệp đó để tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh, cứu van sự tồn tại của doanh nghiệp, và như vậy là cứu van các biện pháp bảo đảm cho khoản nợ của mình.

Ty Sc khi tiến hành bán riêng rẽ một yếu tố cấu thành của cơ sở thương mại mà việc bán yếu tố đó có nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn tại của cơ sở thương mai, thi chủ nợ đã đăng ký cầm cố cơ sở thương mại có quyền yêu cầu Tòa thương mại sơ thẩm quyết định bán toàn bộ cơ sở thương mại đó. Tuy nhiên, như sáng nay tôi đã trình bày, chỉ có bảo lãnh bằng động sản chứ không có bảo lãnh bằng bất động sản, trừ trường hợp ngoại lệ liên quan đến các khoản tín dụng, trong trường hợp đó người ta có thể thực hiện đăng ký thế chấp tạm thời đối với một bất động sản để đảm bảo cho một món nợ trong tương lai.

THI HANH ÁN-THỦ TỤC XỬ LÝ TÀI SAN THẾ CHAP, CAM CỐ

Thủ tục xử lý tài sản thế chấp

Khi thông báo về việc nộp hồ sơ đấu giá tài sản, chủ nợ đòi kê biên sẽ thông báo cho người mắc nợ và các chủ nợ khác biết ngày dự kiến tiến hành bán bất động sản, yêu cầu họ nghiên cứu các thông tin ghi trong hồ sơ đấu giá tài sản, yêu cầu họ cho biết các nhận xét về tài liệu này để giúp thẩm phán thụ lý vụ việc có căn cứ giải quyết. Tuy nhiên, từ đó đến nay tình hình đã có nhiều thay đổi, người ta đã cho phép người mắc nợ được trình bày về tinh cảnh của mình liên quan đến việc công nợ chồng chất và có thể yêu cầu cơ quan giải quyết nợ chồng chất giảm nhẹ một phần các quy định tố tụng kê biên bất động sản vẫn thường áp dụng. Cần lưu ý là thẩm phán giải quyết kê biên bất động san không đồng thời là thẩm phán giải quyết vấn dé công nợ chồng chất cá nhân, cũng không đồng thời là thẩm phán phụ trách thi hành án mà là một thẩm phán của Tòa sơ thẩm thẩm quyền rộng.

Khác biệt cơ bản giữa kê biên bất động sản và kê biên động sản là: Thu tục kê biên bất động sản là một thủ tục mang tinh tu pháp, trong khi thủ tục kê biên động sản là một thủ tục được tiến hành nằm ngoài sự kiểm soát của thẩm phán, trừ trường hợp có tranh chấp xảy ra. Cuối cùng, khi Tòa đã ra phán quyết, thì quyết định đó cũng phải được tống đạt đến cho đương sự một cách chính thức, việc này cũng duy nhất thuộc thẩm quyền của thừa phát lại: 'Các bạn có thể thấy rằng văn bản tống dat của thừa phát lại có một giá trị chính thức. Đối với các hoạt động không nằm trong phạm vi độc quyền, tức là phải cạnh tranh với các nghề luật khác, thừa phát lại làm những việc như: Soạn thảo các văn bản tư chứng thư, tư vấn, tham gia tố tụng, thực hiện thủ tục tố tung, gợi ý cho thân chủ những gì nên làm.

Như vậy, đây là hai lĩnh vực riêng biệt: Một người là thẩm phán ra phán quyết giải quyết vụ việc tranh chấp còn một người là thẩm phán có chức năng đảm bảo cho phán quyết đó được thi hành trong những điều kiện hợp pháp và giải quyết những khiếu nại thắc mắc của các bên liên quan. Mặc dù việc cưỡng chế thi hành án do thừa phát lại, người nắm giữ một phần quyền lực công tiến hành, nhưng việc cưỡng chế thi hành đó vẫn là vấn đề liên quan đến cá nhân các đương sự thôi, liên quan đến lợi ích tư nhân thôi, bởi vì việc thu hồi khoản nợ là cho cá nhân chủ nợ. Do vậy, để kiểm soát quá trình này, để giải quyết những vấn đề có thể này sinh trong quá trình này giữa hai cá nhân với nhau, tức là giữa chủ nợ và người mắc nợ, hệ thống tư pháp của Pháp cho rằng cần thiết phải đặt việc cưỡng chế thi hành án dưới sự kiểm soát của một thẩm phán, để giải quyết những khó khăn nay sinh bằng một quyết định tài phán có hiệu lực thi hành.

Việc 4p dụng các biện pháp bảo toàn tài sản và các biện pháp bảo đảm tư pháp nhằm mục đích giải quyết nhanh chóng vụ việc, có thể ap dụng với các động san hữu hình, các khoản nợ, bất động sản (thế chấp) và cơ sở kinh doanh (cầm cố). Như các chuyên gia đã trình bày, chủ nợ trước khi làm đơn ra thẩm phán thi hành án có quyền đến cơ quan đăng ký thế chấp để hỏi xem người mắc hợ có tài sản thế chấp đối với người khác chưa hoặc có tài sản thế chấp không và hoi sở thuế xem ho đóng thuế trên cơ sở có thu nhập tiền bạc hoặc tài san gì không.