1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Pháp luật về đầu tư công

57 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 52,06 MB

Nội dung

__ THỨ TƯ 18/02/2009 ˆ |_ HỘI THẢO CHUNG VÈ PHÁP LUẬT ĐẦU T CÔNG V VÀ Quant LY DAU TƯC CÔNG : Buỗi sáng 9H00 KHAI MẠC HỘI THẢO Tuyên bố lý đo, giới thiệu đại biểu Ban Giám đốc Nhà Pháp l

Trang 1

tate ;

©

NHA PHAP LUAT VIET - PHAPMAISON DU DROIT VIETNAMO - FRANCAISE

87, Rue Nguyen Chi Thanh, Dong Da, Hanoi - Tel: (844) 8351899 - Fax : (844) 8352080 - Email: mdvf(@maisondudioit.org

KỶ YÉU HỘI THẢO PHAP LUẬT VE DAU TƯ CÔNG

THUVIEN | |

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NỘI

PHÒNG ĐỌC ALO)

Z6à Wbi- 18 & 79 / 02 / 2009

Trang 2

Ngày 18 và 19 thang 02 năm 2009

Nhà Pháp luật Việt-Pháp đã tổ chức hội thảo về

Pháp luật vé đầu tư công

với sự tham gia của báo cáo viên:

Ong Pierre VAN DE VYVERPho Viện trưởng Viện Quan ly ủy thác

Giám đốc Trung tâm thông tin, theo dõi các hoạt động hợp tác công-tư

(CEFO-PPP)

Kỷ yếu này ghi lại nội dung chính phan trình bày của chuyên gia Pháp tại hội thảo

làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các cơ quan và chuyên gia pháp luật của Việt Nam tham gia hội thảo.

Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Trang 3

NHA PHAP LUAT VIET - PHAP

MAISON DU DROIT VIETNAMO - FRANCAISE

87, Rue Nguyen Chi Thanh, Dong Da, Hanoi - Tel: (844) 8351899 « Fax: (844) 8352080 - Email : mdvf@maisondudroit.org

HỘI THẢO

« PHÁP LUAT VE ĐẦU TƯ CÔNG VÀ QUAN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG »

Hà Nội - 18, 19/02/2009

Thuyết trình viên Việt Nam:

Ông Cao Văn Ban, Vụ trưởng Vụ Tham định và Giám sát đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thuyết trình viên Pháp:

- Ong Pierre VAN DE VYVER, Phó Viện trưởng Viện quan ly ủy thác, Giám đốc Trung tâm

thông tin, theo dõi các hoạt động hợp tác công-tư (CEFO-PPP)

- Ong Hadrien WOLFF, Luật sư Van phòng Luật sư Audier & Partners tại Ha Nội, thành

viên Đoàn luật sư Paris

Trang 4

THỨ TƯ 18/02/2009 ˆ |

_ HỘI THẢO CHUNG VÈ PHÁP LUẬT ĐẦU T CÔNG V VÀ Quant LY DAU TƯC CÔNG :

Buỗi sáng

9H00 KHAI MẠC HỘI THẢO

Tuyên bố lý đo, giới thiệu đại biểu

Ban Giám đốc Nhà Pháp luật Việt-Pháp

Phát biểu khai mạc

- Ong Hervé BOLOT, Đại sứ Pháp tại Việt Nam

9H30 GIỚI THIỆU DỰ THẢO LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG CỦA VIỆT NAM

- Ông Cao Văn Ban, Vụ trưởng Vụ Tham định và Giám sát đầu tư, Bộ Kế hoạch

và Đâu tư

10H00 GIỚI THIỆU CHUNG VE PHAP LUẬT DAU TƯ CÔNG Ở PHÁP

- Ong Pierre VAN DE VYVER, Phó Viện trưởng Viện quan lý ủy thác; Giám

đốc Trung tâm thông tin, theo dõi các hoạt động hợp tác công-tư (CEFO-PPP)

10H30 Nghỉ giải lao

-10H45 HỢP TÁC CÔNG-TƯ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

- Ong Hadrien WOLFF, Văn phòng Luật sư Audier & Partners tại Hà Nội, thành

viên Đoàn luật sư Paris

11H15 Trao đổi, thảo luận

IIH30 Kết thúc buổi sáng

Budi chiều

14H00 GIỚI THIỆU BỘ QUY TAC VE DỊCH VỤ CONG DIA PHƯƠNG VA CÁC PHƯƠNG

THỨC QUẢN LÝ KHÁC NHAU : DỊCH VỤ CÔNG ÍCH

- Ong Pierre VAN DE VYVER, Phó Viện trưởng Viện quan lý ủy thác, Giám

độc Trung tâm thông tin, theo dõi các hoạt động hợp tác công-tư (CEFO-PPP)

14H45 Trao đổi, thảo luận

15H15 Nghỉ giải lao

15H30 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH HỢP TÁC CÔNG-TƯ : CẢI THIEN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC

- Ông Pierre VAN DE VYVER, Phó Viện trưởng Viện quản lý ủy thác, Giám

đốc Trung tâm thông tin, theo dõi các hoạt động hợp tác công-tư (CEFO-PPP)

16H30 Trao đổi, thảo luận

Trang 5

17H00 Kết thúc Hội thảo chung

TRAO ĐÔI THÀNH PHÀN! eve DỰ THẢO LUẬT ĐAU hừ CÔNG

Budi sáng

" 9H00 NHẬN XÉT CHUNG VE DỰ THẢO LUẬT

- Ong Pierre VAN DE VYVER, Phó Viện trưởng Viện quản ly ủy thác, Giám

đôc Trung tâm thông tin, theo dõi các hoạt động hợp tác công-tư (CEFO-PPP)

- Ông Hadrien WOLFF, Văn phòng Luật sư Audier & Partners tại Hà Nội, thành

viên Doan luật sư Paris

9H45 Trao đổi, thảo luận

10H15 Nghỉ giải lao

10H30 ĐÓNG GÓP Ý KIEN VE DỰ THẢO LUẬT

Dự kiến tập trung xem xét những nội dung sau :

- Quan niệm, khái niệm về "đầu tư công"

- Có can thiết phải có một dao luật về đầu tu công? Mục địch của Luật là gì?

- Nếu có thì phạm vi điều chỉnh như thế nào?

- Du thao đã xác định rõ phạm vi điều chỉnh, đã đây đủ, đã dung chua? Có cần

thiét phải điêu chỉnh/ bô sung van đê gì?

Trình bày:

- Ong Pierre VAN DE VYVER, Phó Viện trưởng Viện quản lý ủy thác, Giám

đôc Trung tâm thông tin, theo dõi các hoạt động hợp tác công-tư (CEFO-PPP)

IIH00 — Trao đổi, thảo luận 11H30 Kếtthúc buổi sáng

re)

Trang 6

ĐÓNG GÓP Ý KIÊN VE DỰ THẢO LUẬT

Dự kiến tập trung xem xét những nội dung sau :

- Quan niệm về quá trình đầu tư

- Luật nên bao gồm những nội dung nào dé đáp ứng yêu câu quản lý Nhà nước về

đầu tư công; giải quyết những nhiệm vụ phù hợp với phạm vi điễu chỉnh, cụ thê:

+ Luật điều chỉnh việc quản lý nhà nước trong các khâu của quá trình ddu tư

(kế hoạch bỏ vốn, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và vận hành dy án).

_+ Luật điều chỉnh các hoạt động đầu tư thuộc nguôn vốn nào, phương thứcđâu tu nào?

Trình bày:

- Ong Pierre VAN DE VYVER, Phó Viện trưởng Viện quản lý ủy thác, Giám độc Trung tâm thông tin, theo dõi các hoạt động hợp tác công-tư (CEFO-PPP) Trao đổi, thảo luận

Nghỉ giải lao

ĐÓNG GÓP Ý KIÊN VỀ DỰ THẢO LUAT

Dự kiến tập trung xem xét những nội dung sau :

- Nội dung quy định trong Du thảo Luật như vậy có chỉ tiết quá/ hay chung chung

quá (khó thực hiện, khó áp dụng )? Có phù hợp với các văn bản Luật theo thông

lệ quốc tế chưa? Cân chỉnh sửa/ bỗ sung những nội dung nào (cho phù hợp)?

- Những nội dung nào can đưa vào trong Dự thảo Luật/ những vấn đề nào khôngcân thiết phải quy định trong Dự thảo Luật? (Có thê thảo luận theo từng chương,

tập trung vào Chương I, I, IV, V).

- Những quy định trong Dự thảo Luật có liên quan đến nhiều vấn dé, liên quan

đến rat nhiễu Luật khác: Mỗi quan hệ của Luật này với luật khác (Luật Xây đựng,Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tu)? Những vấn dé dua ra trong Dự thảoLuật Đầu tư công có cần thiết phải nêu việc sửa các Luật liên quan như thê nào?

- Vấn dé đồng bộ hóa Luật Đầu tư công trong hệ thống pháp luật pháp luật củaViệt Nam hiện nay.

Trang 7

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về dau tư công 18-19/ 02/ 2009

THỨ TƯ 18/02/2009

Buôi sáng

GIỚI THIỆU DỰ THẢO LUẬT ĐẦU TƯ CÔNG

Ông Cao Văn Ban, Vụ frướng Vụ Tham định và Giám sát đầu tw, Bộ Kế hoạch và

Đầu tư

Thực hiện Nghị quyết số 72/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc

hội về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2007 và Quyết định số 291/QĐ-TTgngày 07 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công cơ quan chủ trì,phối hợp soạn thảo các dự án luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các Bộ, ngànhliên quan thành lập Ban soạn thảo, tổ chức nghiên cứu soạn thảo Luật Đầu tư công theo

quy định của pháp luật và đã trình Chính phủ về Dự thảo Luật Đầu tư công tại Tờ trình số

6543/TTr-BKH ngày 10 tháng 9 năm 2007, trong đó có đề nghị Chính phủ trình Quốc hộixem xét, cho ý kiến trong kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa XII Xét thấy dự thảo Luật cònmột số nội dung cần hoàn chỉnh thêm theo ý kiến của các thành viên Chính phủ nên

Chính phủ đã có Tờ trình số 88/TTr-CP ngày 16 tháng 10 năm 2007, báo cáo Quốc hội

cho phép lùi thời hạn trình dự án Luật Đầu tư công

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 51 tháng 10/2007 của

Chính phủ, Ban Soạn thảo tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ tiếp tục nghiên

cứu hoàn thiện Dự thảo Luật Đầu tư công để trình Quốc hội thông qua theo Chương trình

xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hội trong thời gian tới Ban Soạn thảo Luật Đầu tư công xin trình bày những van đề cơ bản của dự án Luật đã được nghiên cứu, chuẩn bị và làm rõ thêm các ý kiến theo yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết nói trên để xin ý kiếncác vị đại biểu tham dự Hội thảo này như sau:

1 Sự cần thiết ban hành sớm Luật Đầu tư công:

Về sự cần thiết của Luật Đầu tư công đã được các Bộ, ngành và các địa phương

nhất trí và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nêu rõ trong Tờ trình Chính phủ số 6543/TTr ngày 10/9/2007 về Dự án Luật Đầu tư công Thực trạng về đầu tư bằng nguồn

vốn của Nhà nước vào các lĩnh vực phục vụ công ích, không nhằm mục đích kinh doanh

(đầu tư công) có vai trò quan trọng trong việc đầu tư phát triển hệ thống kết cầu hạ tang

kỹ thuật, kinh tế va xã hội, tạo động lực thúc đây phát triển kinh tế - xã hội Phan vốn này được Nhà nước giao cho các Bộ, ngành và các địa phương, các đơn vị thuộc lực lượng vũ

trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội quản lý và sử dụng theo quy định của

pháp luật, chiếm trên 22% tổng mức đầu tư toàn xã hội trong giai đoạn 2000-2005,

khoảng trên 20% trong giai đoạn 2006-2010 Vì vậy, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả

phần vốn đầu tư này là rất quan trọng và cấp thiết

Hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước chịu sự điều chỉnh bởi nhiều vănbản quy phạm pháp luật khác nhau: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Xâydựng, Luật Đấu thầu, Luật Dat đai, Luật Phong, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm,

chống lãng phí, v.v

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 1

Trang 8

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về dau tư công 18-19/ 02/ 2009

Thực tế hiện nay, các luật có liên quan đến hoạt động đầu tư công chưa đủ để điều

chỉnh toàn điện hoạt động đầu tư công, cụ thể:

- Luật Xây dựng năm 2003 được ban hành và các nghị định hướng dẫn Luật này

đã tạo ra cơ sở pháp lý riêng để quản lý hoạt động xây dựng đối với các dự án đầu tư cócác công trình xây dựng Luật Xây dựng không bao gồm các nội dung quan trọng về quản

lý đầu tư như: kế hoạch đầu tư, phân bé và quản lý vốn và các nguồn lực đầu tư qua các

chương trình và dự án đầu tư, tổ chức quản lý quá trình đầu tư từ khâu quy hoạch, kế

hoạch đến khâu quản lý khai thác, sử dụng các dự án, kiểm tra, giám sát, đánh giá các dự

án đầu tư để đảm bảo hiệu quả đầu tư

- Luật Đầu tư năm 2005 quy định về việc quản lý hoạt động đầu tư nhằm mục đíchkinh đoanh, trong đó chỉ điều chỉnh phần vốn nhà nước đầu tư cho mục đích kinh doanh.Luật Đầu tư chưa điều chỉnh việc sử dụng Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn kháccủa Nhà nước đầu tư vào các dự án không nhằm mục đích kinh doanh (đầu tư công)

- Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định về thu chỉ ngân sách hàng năm,

trong đó có chi đầu tư phát triển để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật Tuy

nhiên, Luật Ngân sách nhà nước chỉ quy định kế hoạch ngân sách hàng năm, không có kế

hoạch bé trí đầu tư dài hạn (3- 5 năm) theo các dự án đầu tư; chưa phản ảnh đầy đủ việc

sử dụng các nguồn vốn nhà nước khác cho đầu tư công như vốn đầu tư phát triển, tráiphiếu, công trái, ODA Ngoài ra, Luật Ngân sách nhà nước quy định ngân sách phân bổcho các công trình mục tiêu được cấp thẩm quyền phê duyệt, nhưng chưa quy định trình

tự thủ tục phê duyệt, quá trình giám sát việc thực hiện, đánh giá các dự án đầu tư công.

Như vậy, việc quản lý đầu tư công thiếu một văn bản luật pháp nhất quán điều

chỉnh toàn bộ quá trình dau tư, dang bị chia ra nhiêu loại, nhiêu khâu được quan ly theo các văn bản pháp luật riêng.

Riêng hoạt động đầu tư công hiện tại được điều chỉnh trực tiếp bởi văn bản quy

phạm pháp luật Tuy nhiên, theo đánh giá thực tế quản lý hoạt động đầu tư công cho thấy,còn nhiều bất cập, vướng mắc và chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay, thể hiện ởnhững điểm chính sau:

(1) Chưa có một văn bản luật thống nhất về đầu tư công Các quy định hiện hành

có ở nhiều van ban quy phạm pháp luật khác nhau, nhưng một mặt chưa day đủ, cụ thể vàmặt khác chồng chéo và thậm chí mâu thuẫn nên gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc cho

việc áp dụng và thi hành.

(2) Quy định chưa đủ và chưa cụ thể yêu cầu, nội dung cần quản lý trong quá trình

dau tư như: kê hoạch đâu tư, chương trình đầu tư có mục tiêu, chuân bị dau tư, thực hiện

dau tu dự án, theo dõi, kiểm tra và đánh giá dự án, quản lý và vận hành dự án.

(3) Với các quy định hiện hành chưa đủ hiệu lực cần thiết để có thể kiểm soát vàday lùi tình trạng đầu tư dàn trai, phân tán, hiệu quả thấp, lang phí và thất thoát trong đầu

tư hiện nay; khó xác định, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến sai phạm

trong quá trình quản lý;

(4) Thiếu các chế tài đủ mạnh để đảm bảo việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật trong

đầu tư công; việc xử lý vi phạm trong đầu tư công không kịp thời là một trong những

nguyên nhân quan trọng dẫn đến những tồn tại nêu trên

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 2

Trang 9

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về đầu tư công 18-19/ 02/ 2009

Vì vậy, việc ban hành Luật Đầu tư công sẽ bé sung kịp thời những nội dung phùhợp với hệ thống pháp luật hiện hành và sẽ góp phần vào hoàn chỉnh hệ thống pháp luật

về đầu tư trong thời gian tới, đồng thời đáp ứng yêu cầu cấp bách của Quốc hội và Chínhphủ để thực hiện nhiệm vụ tăng cường quản lý, chống thất thoát và lãng phí trong đầu tư

sử dụng vốn nhà nước

2 Phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công

Phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công chỉ điều chỉnh các hoạt động đầu tư củaNhà nước vào các lĩnh vực không nhằm mục đích kinh doanh

Như vậy phạm vi điều chỉnh của Luật này hoàn toàn không trùng lắp với Luật Đầu

tư 2005 Luật này cũng không điều chỉnh tất cả các hoạt động đầu tư không nhằm mụcđích kinh doanh mà chỉ điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này có sử dụng

vốn của Nhà nước (vì lĩnh vực này còn có thể đầu tư bằng các nguồn vốn khác)

Phạm vi điều chỉnh của Luật này có liên quan với phạm vi điều chỉnh của LuậtNgân sách nhà nước và Luật Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước nhưng nội dung của

Luật này chỉ điều chỉnh các hoạt động đầu tư (quản lý quá trình bỏ vốn và sử dụng vốn

đầu tư) nên không trùng với phạm vi điều chỉnh của các luật nêu trên

Luật Xây dựng có quy định về thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng

công trình (Chương III) và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật (Nghị định số

16/2005/NĐ-CP, Nghị định 112/2006/NĐ-CP, v.v ) Các văn bản nói trên quy định các

nội dung về thủ tục lập và trình duyệt dự án đầu tư có xây dựng, quản lý quá trình xây

dựng công trình Tuy nhiên, các văn bản trên không bao gồm các dự án không có xâydựng công trình và không quy định hoàn chỉnh về quá trình đầu tư như kế hoạch, chương

trình đầu tư và giám sát đầu tư (hiện tại những nội dung này vẫn phải thực hiện theo quy

định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành kèm theo các Nghị định số52/1999/NĐ-CP, số 12/2000/NĐ-CP và số 07/2003/NĐ-CP), cũng như việc quản lý khai

thác, sử dụng dam bao hiệu qua vốn đầu tư

Ngoài ra, đôi với các dự án sử dụng vôn nhà nước trong Luật Xây dựng và các nghị định hướng dân có một sô nội dung chưa quy định cụ thê vê việc quản lý các chương trình, dự án dau tư hon hợp nhiêu nguôn von.

Như vậy Luật Đầu tư công là đạo luật có phạm vi điều chỉnh riêng là hoạt động

đầu tư sử dụng vốn nhà nước vào các lĩnh vực không nhăm mục đích kinh doanh, không

chông chéo với phạm vi điêu chỉnh của các luật khác.

3 Về nội dung của Dự thảo Luật Đầu tư công (theo dự thảo đã sửa đôi bổ sung)

Trên cơ sở nội dung của Dự thảo Luật Đầu tư công đã trình Chính phủ, sau khitiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, dự kiến khung nội dung Luật Đâu tư công

gôm 9 chương, 82 điêu với nội dung chính như sau:

Chương I Những quy định chung, gồm 7 điều quy định về: phạm vi điều chỉnh,

đôi tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, phạm vi dau tư, nguyên tắc quản lý dau tư, chính

sách đầu tư, áp dụng điều ước quốc tế và pháp luật liên quan.

Chương II Kế hoạch đầu tư công, gồm 10 điều quy định về: cân đối, huy động

các nguồn lực cho đầu tư phát triển; các loại kế hoạch đầu tư và cấp lập kế hoạch dau tư;

Ban dich của Nhà Pháp luật Việt - Pháp - 3

Trang 10

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về đầu tư công 18-19/ 02/ 2009

lập, thông qua, quản lý thực hiện và điều chỉnh Kế hoạch đầu tư 5 năm; quản lý thực hiện

kê hoạch phân bô vôn đâu tư hàng năm; quản lý danh mục các dự án đầu tư hàng năm.

Chương III Chương trình mục tiêu đầu tw công, gồm 8 điều quy định về: phân

loại chương trình mục tiêu; lập, thâm định và thâm quyên phê duyệt các chương trình

mục tiêu; tô chức thực hiện các chương trình mục tiêu.

Chương IV Các 16 chức cá nhân liên quan đến dau tư công, gồm 8 điều quy

định về quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của các chủ thể liên quan đến đầu tư công: người có

thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, đơn vị nhận ủy thác, ban quản lý dự án đầu tư

công, tô chức tư van đầu tư

Chương V Lập, thẩm định, quyết định dự án dau tw công, gồm 9 điều quy định

về quá trình chuẩn bị đầu tư: thẩm quyền quyết định đầu tu; lập, thâm định và phê duyệt

dự án đâu tư.

Chương VI Quản lý thực hiện dự dn đầu tư công, gồm 20 điều quy định về

nhiệm vụ, yêu cầu, hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tư; điều chỉnh dự án, theo dõi,

đánh giá dự án, thanh toán vốn đầu tư, kiểm toán, quyết toán vốn đầu tư; nghiệm thu và

bàn giao, tổ chức quản lý vận hành dự án (Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình,

mục này sẽ không đề cập những nội dung đã quy định theo Luật Xây dựng và bổ sung

những nội dung trong Luật Xây dựng chưa nói tới hoặc nêu chưa cụ thể)

Chương VII Quản lý nhà nước về đầu tư công, gồm 14 điều quy định về nội

dung quản lý nhà nước về đầu tư và trách nhiệm của Chính phủ, các Bộ: Kế hoạch và

Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, các bộ quản lý ngành, UBND

các cấp

Chương VIII Thưởng và xử lp vi phạm: gồm 3 điều quy định về khen thưởng, xử

lý vi phạm trong đầu tư công; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong đầu tư

Chương IX Điều khoắn thi hành, gồm 2 điều quy định về hiệu lực thi hành Luật

và xử lý các vấn đề quá độ (các dự án đã thực hiện trước khi Luật có hiệu lực)

Nội dung cụ thể các chương, các điều xin xem dự thảo trong tài liệu đã gửi tới đại

biêu tham dự Hội thảo.

Thực hiện Nghị quyết số 51/2007/NQ-CP ngày 9/10/2007 của Chính phủ, Bộ Kế

hoạch và Đầu tư đã chỉ đạo Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên Chính

phủ, các Bộ, ngành, địa phương và các tổ chức liên quan, khan trương sửa đổi, bố sung,

hoàn chỉnh lại Dự thảo Luật Đầu tư công theo hướng:

- Bảo đảm có đầy đủ các quy định cần thiết, rõ ràng và chặt chế về quản lý hoạt

động đầu tư sử dụng vốn nhà nước không nhăm mục đích kinh doanh;

- Loại bỏ các điều khoản quy định bị chồng chéo với quy định của pháp luật khác,

trừ các những quy định cơ bản, cần thiết, buộc phải có đối với quản lý hoạt động đầu tư

sử dụng vốn nhà nước không nhằm mục đích kinh doanh;

- Loại bỏ các điều khoản quy định không rõ ràng, dẫn đến sự hiểu lầm về sự chồng

lân đôi với hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh đã được quy định tại luật khác;

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 4

Ò

Trang 11

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về dau tư công 18-19/ 02/ 2009

- Hạn chế tối đa các vấn dé để “Chính phủ phải hướng dẫn, đồng th thời quy định rõ

phạm vi và những vấn đề Chính phủ cần thiết phải hướng dẫn.

4 Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của Luật Đầu tư công

Nếu Luật này được ban hành sẽ có những tác động tích cực sau đây:

(1) Có một đạo luật thống nhất điều chỉnh toàn bộ đầu tư công; tránh được tìnhtrạng quy định không đầy đủ, không cụ thể, không rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn, vềhoạt động đầu tư công như hiện nay, bảo đảm việc quản lý hoạt động đầu tư công sẽ được

thống nhất và chặt chế; góp phan cải cách mạnh về thủ tục hành chính trong hoạt độngđầu tư công; giảm thiểu tối đa các loại văn bản hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ liên quan

(2) Luật Đầu tư công là công cụ pháp lý quan trọng để theo đối, đánh giá, kiểm trakịp thời và chặt chẽ hoạt động đầu tư công, bảo đảm thực hiện đầu tư đúng mục tiêu,

đúng tiến độ, đúng quy định và có hiệu quả cao; khắc phục và tiến đến đấy lùi tình trạng

đầu tư phân tán, dàn trải, lãng phí và thất thoát trong đầu tư công hiện nay; góp phần

nâng cao vai trò định hướng, tạo tiền đề cho các hoạt động đầu tư phát triển nói chung và

thúc đây phát triển toàn bộ kinh tế - xã hội; góp phan củng cố niềm tin của xã hội đối vớicác cơ quan công quyên nói chung, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư công nói riêng

(3) Góp phan lành mạnh hóa môi trường đầu tư, hài hòa các thủ tục trong quan hệ

hợp tác đầu tư các dự án đầu tư công có sử dụng nguồn vốn ODA; đây mạnh thụ hút đầu

tư từ các nguồn vốn khác.

(4) Luật Đầu tư công sẽ góp phần tích cực vào công cuộc chống tham những, lãng

phí trong đâu tư sử dụng vôn Nhà nước.

GIỚI THIỆU CHUNG VE PHÁP LUAT ĐẦU TƯ CÔNG Ở PHÁP

Ong Pierre VAN DE VYVER, Phó Viện trưởng Viện Quản lý úy thác, Giám đốc

Trung tâm thông tin, theo dõi các hoạt động hợp tác céng-tw (CEFO-PPP)

Tôi xin giới thiệu đôi nét về Viện Quản lý ủy thác của Pháp (The French Insitut for:

PPP) nơi tôi đang làm việc Đây là một cơ sở hoạt động công ích (trust) tập hợp được tat

cả các chủ thé tham gia vào quá trình tổ chức các dich vu công ở Pháp và trên thế giới:

các cơ quan hành chính, người sử dụng dịch vụ công ích, cán bộ của Viện Quản lý ủy

thác, các đại biểu dân cử cấp Trung ương hay địa phương, các nhà thầu, các tổ chức tín

dụng (ví dụ: ngân hàng HSBC, ngân hàng Thượng Hải, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng đầu tư châu Âu và Cơ quan phát triển Pháp) và các chuyên gia Viện Quản lý ủy thác đã

thành lập Viện Đối tác công-tư cùng với 4 trường đại học của Pháp.

Phương pháp làm việc của chúng tôi khá độc đáo Bản thân Viện Quản lý ủy thác

quy tụ nhiều đối tác khác nhau nên cũng chính là một dạng đối tác công-tư Chúng tôi

đặt ra nhiệm vụ cho các đối tác của mình là tìm ra các giải pháp công ích Họ không thể

rời bàn đàm phán khi việc trao đổi chưa tiến triển Đây chính là là nghĩa vụ có cùng mộtcái nhìn, có cùng một quan điểm - là điều kiện của tính hiệu quả và của khả năng thích

ứng với hoàn cảnh thực địa Trong lĩnh vực.hợp đồng công-tư, văn bản pháp luật không

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 5

Trang 12

Ky yếu hội thảo pháp luật về dau tư công 18-19/ 02/ 2009

thể quy định hết mọi khía cạnh Những điều chỉnh được thực hiện trên cơ sở các nguyên

tắc khung được xây dựng cho loại hợp đồng này

Về phạm vi hoạt động của Viện Quan lý ủy thác, đầu tiên phải kế đến việc phối hợp

hoạt động giữa các cơ quan nhà nước đối tác của chúng tôi Tiếp đến là một lĩnh vực gầnnhư là «độc quyền» của chúng tôi, đó là các hợp đồng đài hạn trong đó hợp đồng đối táccông-tư chiếm tỷ lệ lớn nhất Và cuối cùng, để triển khai các hợp đồng này, cần phát triểnnhiều công cụ: các mẫu hợp đồng và các cách thức quản lý khác nhau, các quy tắc hài hòa hóa các điều kiện tạo sự cạnh tranh giữa các nhà thầu dịch vụ công áp dụng trong cáccách thức quản lý khác nhau (đây là các cách thức tiếp cận khác nhau để tăng cường tínhcạnh tranh nâng cao hiệu qua kinh tế của dự án) và các chỉ số hiệu quả (với mỗi lĩnh vựcdịch vụ công, chúng tôi thiết lập các chỉ số hiệu quả riêng, tuy nhiên đây không phải làcác chỉ số chỉ mang tính kỹ thuật đơn thuần, bởi vì việc quản lý hành chính-kỹ thuậtkhông có nghĩa gì trong bối cảnh các đối tác công-tư học hỏi lẫn nhau và một biện phápkiểm tra hiệu quả phải thuyết phục được các bên và họ thực sự cần dé cùng tiến bộ)

Đối tác công-tư là một chủ đề khó Do các yếu tố lịch sử, nước Pháp đã khá may

mắn khi có được hệ thống đường cao tốc xây dựng theo hợp đồng đối tác công-tư, một hệthống đường sắt được xây dựng vào thế kỷ 19 theo hợp đồng ủy thác xây dựng và quản lý

Và ở Pháp hơn 80% dịch vụ công theo mạng lưới (điện, khí đốt, nước, vệ sinh môitrường, nhiệt, lạnh) được xây dựng trong khuôn khổ hợp đồng đối tác công-tư Nhờ thé,

hiện nay chúng tôi có hệ thống các dịch vu công khá chất lượng và hấp dẫn đầu tư nước

ngoài Chúng tôi đang áp dụng mô hình hợp đồng này vào trong việc xây dựng, các kênh

dẫn nước lớn và các đường tàu cao tốc Như quý vị đã biết việc xây một tuyến tàu tốchành hay đường cao tốc nối Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh rất khó dù nhu cầu là cóthực Quý vị cũng thấy hiện vẫn chưa có tuyến tàu cao tốc nào nối Washington với NewYork hay nối Los Angeles với San Fancisco Câu hỏi đặt ra là đến các nước giàu cònchưa làm được liệu các nước nghèo có thé thực hiện được không ?

Tôi xin nói cách người Pháp nhìn nhận và giải quyết các van đề đặt ra trong các quátrình lập kế hoạch, lên chương trình và thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân tại Pháp.QUAN DIEM CUA PHÁP VE DOI TÁC CÔNG-TƯ

Điểm đầu tiên cần chú ý đó là đầu tư công là vấn dé quan lý quan ly Nhà nước.Trong tất cả các nước việc thay đổi cách quản lý nhà nước trong đầu tư công là một bài

toán khó vì nó liên quan đến các đại biểu dân cử, các cán bộ, công chức, người dân và

các doanh nghiệp Đây là một chủ đề liên ngành, liên quan tới tất cả mọi người Ở đây có

hai điều kiện chính để triển khai hiệu quả đối tác công-tư: thay đổi chính mình (là điều

không dễ) và các chủ thể phải có tiếng nói chung về giải pháp đưa ra

LỊCH SỬ ĐÓI TÁC CÔNG-TƯ TẠI PHÁP

Theo chiều dài lịch sử, Pháp đã trải qua nhiều biến động về đầu tư công Thời kỳ

nông nô, nô lệ kéo dài đến thế kỷ 10 và 11 là giai đoạn đầu tư công được thực hiện bằnglao động người nô lệ Sau đó là chế độ lao dịch: mỗi người Pháp phải tham gia lao động

công ích vài giờ một năm trong các công việc như xây dựng đường xá hay xây dựng các

công trình công cộng.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 6

Trang 13

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về dau tư công 18-19/ 02/2009

Những tiến triển quan trong trong đầu tư công tại Pháp

1) Vào thế kỷ 17 ở Pháp đã có những hợp đồng ủy thác xây dựng và quản lý đầutiên Nhà vua kêu gọi các nhà thầu tư tham gia xây dựng kênh dẫn nước, xây dựng cáccông trình công cộng và vẽ bản đồ nước Pháp Thời kì đó có rất nhiều kế hoạch và

chương trình đầu tư công Với hình thức ủy thác, không phải dùng tiền hay lực lượngcủa triều đình dé thực hiện dự án Ngược lại, các nhà đầu tư tư nhân với ý chí táo bạo sẵnsàng chịu rủi ro cũng như với tỉnh thần sáng tạo đã giúp thực hiện thành công yêu cầu củanhà vua Khi xây dựng các kênh dẫn nước thì vấn đề kỹ thuật là vấn đề then chốt và quákhó đối với những người làm trong các cơ quan hành chính Và nếu bắt buộc phải tham

gia thực hiện dự án như thế thì họ có nguy cơ bị đuổi việc vì theo nguyên tắc đã là người

làm trong lĩnh vực quản lý nhà nước thì không có quyền phạm sai lầm

2) Yếu tổ thứ hai đó là Cách mạng Pháp (1789): Cách mạng Pháp đã thổi luồng giómới vào đối tác công tư bởi khía cạnh chính của nó là kinh tế Cuộc cách mạng đã đemtới cho nước Pháp nguyên tắc tự do kinh doanh và phát triển công nghiệp, từ đó hình

thành Nhà nước theo chủ nghĩa tư bản, tự do có sự điều tiết mà chúng tôi đang sống hiệnnay Nguyên tắc tự do kinh doanh và phát triển công nghiệp không cho phép chủ thé công

tiến hành các hoạt động thương mại hay công nghiệp Trước đây, các hoạt động này được

dành riêng cho giới quý tộc và quan lại triều đình Tỉnh thần cách mạng Pháp là hãy đểviệc sản xuất và kinh doanh cho các doanh nghiệp thực hiện: không có lý do gì dé khẳngđịnh một nhân viên Nhà nước tiến hành sản xuất và kinh doanh hiệu quả hơn một chủ thể

tư trong cùng một vị trí Hệ quả là ở thế kỉ 19, các hợp đồng đầu tư tài chính-xây quan lý với sự tham gia của các chủ thé tư trở nên hết sức phổ biến Tất cả các công trìnhlớn được xây dựng ở thế kỷ 19 đều được thực hiện dựa trên hình thức đối tác công tư

dựng-3) Hệ thống đối tác công-tư đã bộc lộ hạn chế vào đầu thế kỉ 20 Giai đoạn nàychứng kiến sự can thiệp sâu trở lại của Nhà nước vào nền kinh tế giống như những gìđang diễn ra tại một số nước hiện nay khi thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tế Thamchính viện - Tòa án hành chính tối cao của Pháp năm 1901 đã phải công nhận quyền sản

xuất, kinh doanh cho những người làm việc trong các cơ quan Nhà nước Đây thực sự là

một cuộc cách mạng theo chiều hướng ngược lại Vào nửa đầu thế kỷ 20, các xã có quyền

khai thác dịch vụ công của mình theo hình thức tự quản (direct operation) và tự đứng ra

xây dựng các công trình công ích Khoảng một phần ba đến một nửa các dịch vụ được tổchức dưới hình thức tự quản thay vì ủy thác xây dựng và quản lý.

4) Một giai đoạn mới được mở ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai Nước Pháp bị

tàn phá nặng nề và cần phải được tái thiết nhanh chóng Giải pháp của Pháp mang tínhhỗn hợp là vừa phát triển hợp đồng ủy thác xây dựng và vừa thực hiện chế độ cơ quannhà nước đứng ra thực hiện dự án Rất nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn được thành lập

hoạt động trong các lĩnh vực điện, khí đốt, đường sắt và than Việc khai thác dịch vụcông được ủy thác cho các đoanh nghiệp Nhà nước Mô hình hỗn hợp này góp phần vào

sự phát triển đáng tự hào của Pháp trong 30 năm từ năm 1950 đến năm 1980

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 7

Trang 14

Ky yếu hội thảo pháp luật về đầu tư công 18-19/ 02/ 2009

5) Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn phân quyền được bắt đầu vào năm 1982 Theo đó,

Nhà nước Trung ương chuyển giao một phần quyền lực, đặc biệt là quyền tô chức các

dịch vụ công cho chính quyền các địa phương Hệ quả của việc chuyển giao một phần

quyền lực cho chính quyền địa phương là việc hiện nay ở Pháp chính quyền các địa

phương đóng góp từ hai phần ba đến đến ba phần tư đầu tư công Khoảng gần 20 tỉ euro

đầu tư vào các dịch vụ công đến từ Nhà nước trong khi hon 40 ti euro là sự tham gia vào

các dự án đầu tư công của chính quyền các địa phương Điểm khác biệt thứ hai đó là Nhà

nước hoàn toàn đi vay để đầu tư trong đó 90% là nợ công và gần 10% là nợ tư thông qua

các hợp đồng đối tác công-tư được triển khai hầu như trong tất cả các lĩnh vực.

6) Và giai đoạn gần đây nhất chính là giai đoạn mở cửa thị trường cung ứng dịch vụ

công, tạo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp dự thầu Một nhà kinh tế người

Anh ở thê kỉ 19 đã đưa ra hai khái niệm cạnh tranh là cạnh tranh vì thị trường và cạnh

tranh trong thị trường Hai hình thức cạnh tranh này đều được đưa vào trong chủ

trương đối tác công-tư tại Pháp Cạnh tranh trong thị trường là cơ chế cho phép khách

hàng chọn lựa nhà cung cấp dịch vụ cung dịch vụ (điện, khí đốt ) Cạnh tranh vì thị

trường là sau khi đấu thầu, nhà thầu thực hiện tốt dự án để nâng cao hiệu quả và chất

lượng dịch vụ công Còn một hình thức cạnh tranh nữa là cạnh tranh để tham gia góp vốn

vào doanh nghiệp Trước đây khi mang lưới cung cấp điện vẫn còn là độc quyền, chưa

phải chịu sự cạnh tranh trên thị trường nên các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tập đoàn

Điện lực thực hiện việc cung cấp điện cho toàn bộ nước Pháp Nhưng khi mở cửa thị

trường dịch vụ công, các doanh nghiệp nhà nước cung ứng điện dần dần trở thành các

doanh nghiệp tư nhân Chính sách của Pháp là tư nhân hóa dần vốn điều lệ của các doanh

nghiệp nhà nước và từng bước đưa chuyển nguồn vốn này lên thị trường chứng khoán.

Các doanh nghiệp nhà nước do vậy trở thành các công ty được niêm yết trên thị trường

chứng khoán.

Nói tóm lại, cạnh tranh có ba khía cạnh: cạnh tranh trong thị trường trên cơ sở yêu

cầu của người tiêu dùng, cạnh tranh trong việc xây dựng và khai thác dịch vụ công được

các chủ thé công tô chức trong các hợp đồng dài hạn hay nói cách khác chính là các hợp

đồng đối tác công tư, cạnh tranh để tham gia góp vốn vào doanh nghiệp Hình thức cạnh

tranh thứ ba thường dẫn đến việc tư nhân hóa trừ trong giai đoạn khủng hoảng Trong

giai đoạn khủng hoảng, xu hướng bị đảo ngược, thường Nhà nước đứng ra cứu doanh

nghiệp Cần lưu ý là trong hợp đồng ủy thác xây dựng và quản lý các dịch vụ theo mạng

lưới, nhà thầu không nhất thiết phải là doanh nghiệp tư nhân mà có the là mot doanh

nghiệp nhà nước Các dịch vụ theo mạng lưới này van là tài sản công Còn trong hợp

đồng đối tác, hết giai đoạn khai thác, tài sản của dự án trở ve trong hệ thông tài sản Nhà nước.

CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA PHÁP

1) Trong việc lập kế hoạch và lên chương trình đầu tư công, lịch lại của we or

phải ở trang đầu Ngay cả khi mô hình trước không còn nia, thi mô hình sau Ti H là sự phục hồi lại mô hình trước đó Chăng hạn, vào năm 1946 có xà tri Bạn ải

đồng cung ứng điện tại Pháp với khoảng từ 200 - 300 công ty tư nhân xã be Kiện

đã quốc hữu hóa toàn bộ sô doanh nghiệp này đê thành lập một doanh kvA y =

Tap doan Diện lực Pháp Và hiện nay, ngay cả khi có xu hướng tư nhân hóa lĩnh vực nay,

Được quet bang Camscanner

Trang 15

Ky yêu hội thảo pháp luật về ddu tư công 18-19/ 02/ 2009

thì cũng không có đến 200 - 300 công ty tư nhân tham gia cung ứng điện như ban đầu vì

thực tê chỉ có một vài công ty tư nhân tham gia mà thôi !

2) Môi quoc gia cần phải tìm ra giải pháp cho riêng mình dựa trên văn hóa, lịch sử,

hoàn cảnh kinh tế, chính trị của chính nước mình Ở mỗi mức độ phát triển lại có một mô

hình hợp đồng dịch vụ công tương ứng

3) Một điều dễ nhận thấy là có sự thống nhất trong quản lý nhà nước về dịch vụ

công đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và khai thác các công trình trong các nước tư

bản có sự điều tiết hết sức chặt chẽ về mặt kinh tế của Nhà nước Đối với nhiều nước

trong đó có Pháp sự thống nhất này là thành quả của một quá trình phát triển trong nhiều

the kỷ với ít biến động về kinh tế và chính trị Việc điều chỉnh mô hình quản lý được thực

hiện chậm rãi và nhẹ nhàng.

4) Tại một số nước như Việt Nam, mọi thứ thay đổi nhanh hơn: những tiến bộ kỹ

thuật gan đây diễn ra nhanh chóng, ví dụ: ở Việt Nam hay ở Pháp, Internet hết sức phổ

biến và Việt Nam có thể nhận chuyển giao công nghệ xây dựng các tuyến tàu cao tốc từ

các nước khác Chúng tôi phải mắt tới hai thế kỷ để có được hệ thống quy tắc quản lý

Nhà nước và khả năng mua công nghệ nước ngoài mà Việt Nam có được trong khoảng

20 năm Tuy vậy, do phải tìm ra được mô hình quản lý dịch vụ công trong một thời gian

ngắn như thế, Việt Nam phải giải một bài toán khó hơn Thiết nghĩ, không nên đặt ra mục

tiêu là đi ngay tới được cái đích cuối cùng vì lúc ấy con đường phải đi sẽ là quá khó Do

đó, cần tìm ra một mô hình quản lý dịch vụ công vừa phù hợp với sự lựa chọn về mặt

chính trị, vừa thúc đây việc nâng cao hiệu quả.

CÁC VAN DE ĐẶT RA TRONG ĐẦU TƯ CÔNG VÀ CÁCH THỨC GIẢI

QUYET CUA PHÁP

Trong linh vuc đầu tu công, áp dung giải pháp mạnh không phải là một cách thức

hay mà nên dùng cách thức giải thích, thuyết phục Ở Pháp hiện nay, chính quyền mong

muốn có những thay déi trong đầu tư công nhưng vap phải sự phản kháng của người dân.

Nhiều khi yếu tố văn hóa, cách nghĩ va cách làm vốn đã ăn sâu vào tiêm thức của người

dân lại trở thành rào cản đối với sự phát trién dịch vụ công Việc giải thích và thuyết phục

sẽ giúp có được sự đồng thuận từ phía người dân và từ đó mới đạt được hiệu quả công việc.

1) Theo công pháp của nước Pháp, những điêu không cho phép một cách rõ ràng

đều bị cấm Quy định này là một hạn chế lớn Rat tiếc là nhiêu nước cũng đưa quy định

tương tự như thế vào trong hệ thông luật pháp của mình Hậu quả của quy định này là

việc tao ra rao cản đối với các sáng kiên, các thử nghiệm và tiên bộ Từ 50 năm nay, Ở

Pháp chúng tôi đã có gắng thoát khỏi truyền thông quy định cứng nhắc của hệ thống pháp

luật thành văn này bằng ba cách thức sau:

ˆ_ Soan thảo một cách tốt hơn các văn bản luật bang cách đưa vào nhiều hơn các quy

đình về mục tiêu và kết quả đồng thời hạn che các quy định về yêu cầu Như vậy, một khi

có Ít các ràng buôc về mặt pháp luật, cân phải tuyên truyền và đào tạo cho các chủ thê đê

nâng cao năng lực và trách nhiệm cho họ Các nguôn lực quý hiém của một dat nước,

là dầu, khí đốt, nước (trong một so quôc gia), các nguyên liệu đâu vào

thường được cho Về LH : v ideale

(ở a vai quốc gia khác) nhưng có hai nguôn lực còn quý hon hiện nay là nguôn nhân tuê của con người) và nguôn von Trong một nên kinh tế lành mạnh,

lực (là khả năng trí

' ATLA Phan ludit Việt ® Pháp 9

Được quet bang Camscanner

Trang 16

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về dau tư công 18-19/ 02/2009

vốn phản ánh thực chất nền kinh tế Khủng hoảng kinh tế cũng có mặt tích cực của nó là

giết chết vốn xấu.

- Cho phép các cơ quan nhà nước tiến hành các thử nghiệm và các chủ thể tư thực

hiện các sáng kiến Năm 2004, một đạo luật đã được ban hành cho phép chính quyền các

địa phương được triển khai các dự án thử nghiệm Và trong các văn bản luật mới được

ban hành về đối tác công-tư đã có quy định cho phép một công ty (doanh nghiệp dự án)

đến gặp một cơ quan nhà nước và đề xuất một dự án công ích, tức là nêu ra một cách

thức mới quản lý dịch vụ công.

2) Phải xác định rõ phạm vi quyền hạn của các cơ quan Nhà nước để hoạt động đầu

tư công có thể vận hành thực sự với các chương trình và kế hoạch Tại Pháp, đây là một

vấn đề khó, bởi vì có rất nhiều cấp độ quản lý hành chính và trong nội bộ một cấp quản lý

hành chính lại có sự phân nhánh riêng Vậy làm thế nào để các cấp độ hành chính này

hoạt động gắn kết được ? Chúng tôi đã cố gắng quy định thật cụ thể việc phân chia thẩm

quyền của các cơ quan nhà nước Và hiện nay tại Pháp đang có một tranh luận rất lớn

về điều khoản chung về thâm quyền theo đó mỗi cơ quan nhà nước có thé thực hiện các

sáng kiến công ích phù hợp với mình trên địa bàn của cơ quan này trong phạm vi quyền

‘han cho phép Các xã ở Pháp có phạm vi quyền han rất lớn

3) Phải điều chỉnh hệ thống quy định về thuế và quy định rõ việc chuyển tài chính

giữa các cấp quản lý hành chính Hiện nay nước tôi đang có các cơ chế cho phép duy trì

các dich vụ công và khắc phục sự chênh lệch về mặt lãnh thé (giữa các xã với nhau và

giữa xã và Nhà nước) Việc bù trừ tài chính được điều tiết chặt chẽ đưới sự kiểm soát của

Nghị viện Đây là các cơ chế bù trừ về thuế

4) Tại Pháp, chúng tôi đã thay đổi hoàn toàn công tác lập kế hoạch Do Pháp đã đạt

được tới mức chin mudi trong công tác lập kế hoạch nên đã từ chối cách thức lập các kế

hoạch 5 năm truyền thống mà trước đây Pháp đã từng là quốc gia đi đầu Pháp và Liên

Xô từng là hai nước dẫn đầu thế giới trong công tác lập các kế hoạch Có thể nói rằng

Pháp là nước tư bản nhưng lại theo chủ nghĩa Mác trong lĩnh vực lập kế hoạch Ngày

nay, Pháp vẫn duy trì chế độ lập kế hoạch Vào thời kỳ kế hoạch 5 năm, thường ban hành

cùng lúc hai văn bản luật, trong đó có một văn bản về các lựa chọn chiến lược và văn bản

còn lại về việc triển khai thực hiện các lựa chọn này Chế độ lập kế hoạch 5 năm này là

kết quả của một quá trình lập kế hoạch lặp đi lặp lại theo cơ cấu lãnh thổ Đầu tiên, việc

lập kế hoạch thuộc trách nhiệm của Nhà nước (Chính phủ), sau đó là giữa Nhà nước và

Nghị viện Nghị viện có trách nhiệm tổ chức các Ủy ban xác định các nhu cầu cấp vùng

Thong thường phải lập các báo cáo tổng kết nhu cầu đầu tư ở cấp vùng trước khi lập các

báo cáo cấp quốc gia Vậy tại sao cách làm truyền thống lại bị loại bỏ ? Có thể nêu ra ở

đây hai lý do Thứ nhất là do chế độ lập kế hoạch 5 năm này quá nặng, tiêu tốn rất nhiều

công sức và thứ hai là kế hoạch 5 năm thường nhanh chóng bị lỗi thời Thời kỳ thịnh

hành của kế hoạch 5 năm là thời kỳ Pháp luôn đạt con số ổn định về tăng trưởng GDP và

hơn nữa khi ấy còn chưa có nhiều những thay đổi về mặt khoa học và công nghệ như

hiện nay.

Hiện nay chỉ còn chế độ lập kế hoạch theo yêu cầu với một số lĩnh vực (đây thường

là các lĩnh vực lớn như Nông nghiệp, Tư pháp, Nội vụ ).

Có một bộ luật quan trọng liên quan đến nhiều lĩnh vực là Luật về qui hoạch lãnh

thổ ban hành năm 1995 Trung tâm phân tích chiến lược trước đây là Ủy ban kế hoạch

vẫn đang theo đuôi chế độ lập kế hoạch trong các lĩnh vực then chốt Quả vậy, vẫn còn cơ

Bản dich của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 10

»

Trang 17

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về dau tư công 18-19/ 02/ 2009

chế lập kế hoạch dài hạn trong lĩnh vực năng lượng Chẳng hạn: khi quý vị quyết địnhxây dựng một nha máy điện thi dự án này phải được triển khai ít nhất trong 30 năm và điều

này được thé hiện trong Kế hoạch 5 năm.

Dang sau quy trình lập kế hoạch là một khuôn khổ pháp lý về tài chính Khuôn khổpháp lý chính này cũng dựa trên một luật định hướng quy định cách thức làm luật về tài

chính" Trên cơ sở luật định hướng này, các văn bản luật về tài chính hàng năm được ban

hành được bổ sung bởi một văn bản luật sửa đổi về tài chính (văn bản sửa đổi này đưa racác điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thực tế về ngân sách) Các luật về tài chính có hai

hệ quả chính: / nhất, các khoản đầu tư được đề cập trong cả tiến trình một năm (dướidạng tín dụng cấp hàng năm) và tiễn trình nhiều năm (dưới dang cam kết cấp vốn nhiều

năm); hệ quả thir hai là việc thành lập một công cụ chỉ dao là cơ quan rà soát các chính

sách công Một yếu tố khác mà chúng tôi nhận thấy là với những cải thiện trong việc

phân định rạch ròi trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, trong việc phân chia

thâm quyền thu thuế, trong việc lập kế hoạch, Pháp đã hạn chế đáng kể tình trạng tồn

đọng vốn đầu tư.

5) Ở Pháp việc lựa chọn phương án tô chức dịch vụ công thực : Sự có những thay đổi

đáng kể Trong quá khứ có hợp đồng tự quản do cơ quan nhà nước thực hiện, hợp đồng

ủy thác xây dựng và khai thác Ngày nay có thể tạo ra các doanh nghiệp dự án hỗn hợp có

sự góp vốn của cả chủ thé công lẫn chủ thé tư Hợp đồng hỗn hợp này có rất nhiều dang.Chẳng hạn: có thể giao cho chủ thể tư nhân thực hiện dịch vụ công với việc tài trợ và xâydựng dịch vụ ngay cả khi chủ thể này về sau không tiến hành khai thác dịch vụ đó: xâydựng một bệnh viện, bảo dưỡng, làm cho bệnh viện hoạt động mà không cung cấp cho

bệnh viện này các bác sĩ, y tá và các cán bộ khác, việc cung cấp nhân lực cho bea viện

do chủ thể công thực hiện.

Với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, ba khó khăn đang đặt ra cho Pháp eon

lĩnh vực đầu tư công:

- Các nhà thầu tư gap khó khăn trong VIỆC tìm kiếm các nguồn vốn (funding)

- Khi ho tìm thấy vốn thì họ phải trả tiền lãi suất khá cao (chi phí tài chính cao:điểm cơ bản - basis point tăng 5 đến 10 lần đối với các khoản vay từ các tổ chức tín

dụng) |

- Các nhà đầu tư gặp vướng mắc trong việc chuyển đổi các khoản vay ngắn hạnsang các khoản đầu tư dài hạn Trong bối cảnh hiện nay các chủ thể công dễ tiếp cận vớinguồn tín dụng hơn là các chủ thể tư, nhất là khi Nhà nước có uy tín Hơn nữa, cho Nhànước vay it rủi ro hơn cho các chủ thể tư vay vì Nhà nước thường dé dang trong việc đưa

ra các khoản bảo đảm Và cuối cùng, các chủ thé công thường chuyển đổi các khoản vay _

ngắn hạn sang các khoản đầu tư dài hạn dễ dàng hơn vì có các nguôồn cân đối ngân sách

đến từ các khoản tiết kiệm công khá ổn định và có khối lượng lớn

Sau khủng hoảng khi kinh tế phục héi, các dự án đối tác công-tư sẽ có cơ hội pháttriển nhiều hơn vì đây là các dự án nghiêm túc, có hiệu quả kinh tế thực sự, được kiểm trahợp lý và được triển khai trên cơ sở các cam kết tài chính đáng tin cậy

' Các luật về tài chính xác định, đối với một năm tài khóa (một năm dân sự) bản chất, con số và việc phân bd các

nguồn lực, các chỉ tiêu của Nhà nước cũng như việc cân băng ngân sách đi theo Đây là các đạo luật thông thường

nhưng được thông qua theo một thủ tục bỏ phiêu đặc biệt.

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 11

Trang 18

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về đầu tư công 18-19/ 02/2009

- Các dự án đối tác công-tư giúp tăng cường hiệu quả quản lý và thúc day phát triển

kinh tê vì chỉ khi dự án có chât lượng thì mới đảm bảo được hiệu quả của việc đầu tư

Cho nên, khi một dự án được cho là tôt thì có thê thực hiện được.

ĐÓI TÁC CÔNG-TƯ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Ông Hadrien WOLFF, Văn phòng luật sư Audier & Partners, thành viên Đoàn luật

Việt Nam đã tìm cách trang bị cho mình một hệ thống quy định về đối tác công tư.Văn bản pháp luật đầu tiên về lĩnh vực này của Việt Nam ra đời vào năm 1998 Ngày11/5/2007, Nghị định 78/2007/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO và

BT (ba hình thức đối tác công-tư) được ban hành và hiện là văn bản quan trọng nhất củaViệt Nam về đối tác công-tư

Sự phát triển theo thời gian của pháp luật công về kinh tế nói chung và sự phát triểnđối tác công-tư nói riêng cho thấy rõ quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc pháttriển công cụ kinh tế và ngành luật này

Thành công của các dự án BOT triển khai trong khu vực và của một vài dự án BOT

thực hiện tại Việt Nam (trong đó có Dự án xây dựng Nhà máy điện Phú Mỹ 2 với sự

tham gia của Tập đoàn Điện lực Pháp với tư cách là đơn vị đối tác) đã cho thấy những lợiích thiết thực mà đối tác công tư đưa lại Nghị định 78 là minh chứng cho mục tiêu củaChính phủ Việt Nam là tạo một luồng gió mới cho sự phát triển của đối tác công-tư tại

Việt Nam Cũng có rất nhiều Chính phủ các nước trong khu vực cũng đặt mục tiêu phát

triển đối tác công-tư với việc tạo ra khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho loại hợp đồng này.Chẳng hạn: Chính phủ Singapore dù bắt đầu phát triển đối tác công-tư khá muộn (vào

năm 2003, Bộ Tài chính Singapore mới tỏ rõ quyết tâm của Chính phủ Singapore trong

việc tạo luồng gió mới cho quan hệ đối tác công-tư tại quốc gia này) nhưng cũng đã gặthái được khá nhiều thành công Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang tuyên truyền sâu

rộng tầm quan trọng của đối tác công tư và chúng ta có thể so sánh cách tiếp cận này củaViệt Nam với cách tiếp cận của Chính phủ Singapore vào năm 2003

Ông Vyver nói rằng tính cứng nhắc của quy định pháp luật chính là rào cản cho sự

phát triển của đối tác công-tư vì quy định pháp luật cần phải linh hoạt, cho phép có

những điều chỉnh cho phù hợp với các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện hợp

đồng Khuôn khổ pháp lý khá mở của Singapore đã tạo được môi trường thuận lợi cho sự

phát triển của công cụ kinh tế này Có thể nói Chính phủ Singapore đã lựa chọn phương

án giải thích, tuyên truyền về đối tác công-tư thay vì đưa ra các văn bản pháp luật điều

chỉnh lĩnh vực này Cách làm này hơi khác với cách làm của Chính phủ Việt Nam: Việt

Nam thực hiện việc tuyên truyền và ban hành các văn bản pháp luật về đối tác công tư

(Nghị định 78 là một ví dụ) Bộ Tài chính Singapore đã xuất bản vào năm 2004 một cuốn

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 12

Trang 19

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về ddu tu công 18-19/ 02/ 2009

sách hướng dẫn về đối tác công-tư (Public Private Partnership Handbook)’ Đây là một

tài liệu khá day đủ và mang tính sư phạm cao; gồm 85 trang dé cập tất cả các khía cạnh

kinh tê và hợp đồng của đôi tac công-tư, được chia làm 4 phân như sau:

1) Giới thiệu chung về đối tac công-tư (Introduction to Public Private

Partnerships); |

2) Mô hình hợp đồng đối tác công-tư (Structuring a PPP Deal);

3) Quy trình lựa chọn Nhà thầu đối tác công-tư (The PPP Procurement

Process);

4) Quản lý quan hệ đối tác công-tư (Managing a PPP Relationship)

Cuốn sách này đành cho người sử dụng dịch vụ công Singapore và cho cộng đồng

các nhà đầu tư Các nhà đầu tư có thể tìm thấy một cách chỉ tiết trong cuốn sách quan

điểm của Chính phủ Singapore về mọi khía cạnh của quá trình ký kết và thực hiện hợpđồng đối tác công-tư Quan điểm nêu trong cuốn sách đưa lại độ an toàn pháp lý cao các

nhà dau tư vì sau đó Chính phủ không thể thay đổi ý kiến, quan điểm của mình được

Cuốn sách không phải là một văn bản pháp luật nên có độ linh hoạt cao, cho phép thực

hiện các điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế và thực tiễn của hợp đồng

Trở lại với Nghị định số 78/2007/NĐ-CP, tôi xin nêu hai nhận định sau :

Nhận định thứ nhất: Việt Nam là một ứng cử viên tiềm năng cho sự phát triển của

đối tác cong-tw

Một mặt, sự phát triển kinh tế nhanh và liên tục của Việt Nam chỉ có thể thực hiệnđược với sự hỗ trợ của hệ thống cơ sở hạ tang giao thông, vận tải hiện đại và có chấtlượng và một nền sản xuất năng lượng đủ đáp ứng nhu cầu

Theo một quan chức của Bộ Kế hoạch-Đầu tư : «Hiện nay ở Việt Nam không có cácđường cao tốc theo đúng nghĩa của nó, hệ thống đường sắt cao tốc, cảng nước sâu, sânbay quốc tế Những sự thiếu hụt này dẫn tới việc hạn chế khả năng của Việt Nam trên

thị trường giao thông vận tải quốc tế và việc không đáp ứng được nhu cầu của người dân

Việt Nam».

Theo một báo cáo cáo của Ngân hàng Thế giới tiến hành vào năm 2007 về sự pháttriển của Việt Nam, đầu tư hàng năm của Việt Nam trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đạtkhoảng 9-10% GDP của Việt Nam Dù con số này khá cao so với các nước trong khuvực song Ngân hàng Thế giới cũng khuyến cáo Việt Nam nên nâng con số này lên mức11% hay 12% để có thể hỗ trợ thích đáng cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam

Mat khác, nguồn lực công của Việt Nam không đủ để đảm bảo hoàn toàn việc tài trợ

các dự án lớn vốn tham vọng và có chỉ phí cao

Việc triển khai thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng và sản xuất năng lượng đáp ứngđược các tham vọng của Chính phủ Việt Nam đòi hỏi phải huy động các nguồn vốn khácngoài vốn Nhà nước dù Chính phủ Việt Nam đã được các đối tác kinh tế nước ngoài việntrợ khá nhiều ODA

? Cuốn sách này có thé truy cập và tải từ địa chỉ :

Trang 20

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về dau tư công 18-19/ 02/ 2009

Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải gọi vốn đầu tư từ các nhà đầu tư tư nhân trongnước và nước ngoài trong khuôn khổ các dự án được thực hiện dưới hình thức đối táccông-tư.

Nhận định thứ hai là: Đối fác công-tư còn phát triển khá cầm chừng tại Việt Nam

Đâu là lý do của tình trạng trên ?

Các nhà quan sát kinh tế và các thành viên của Chính phủ Việt Nam đều nhất trí về

hai nguyên nhân của tình trạng trên, đó là sự hoài nghỉ về khả năng sinh lời của dự án

đối tác công-tư và việc thiếu một khuôn khé pháp lý phù hợp

Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang rất chú trọng đến việc duy trì một mức giá hợp

lý nhất định đối với các dịch vụ thiết yếu (năng lượng, nước, vận tải) để người dân có thétiếp cận được Điều này ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của dự án, tác động tới nhà đầu

tư tư nhân Nguy cơ kinh tế này gây cản trở việc thiết lập quan hệ đối tác công-tư Chính

vì thế, Việt Nam đang đi tìm giải pháp dung hòa giữa khả năng sinh lời của dự án đối táccông tư (là yếu tố thu hút đầu tư tư nhân) và tiến bộ xã hội (1a thách thức quan trọng đặt

ra đối với các nhà lãnh đạo Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế gắn với việc tôntrọng các điều kiện thực tế xã hội của đất nước)

Chỉ có giải pháp dung hòa này mới có thể cho phép khởi động một dự án đối tác

công tư và đảm bảo dự án này thành công trong suốt quá trình triển khai

Trước thực trạng trong vòng 10 năm qua có rất ít dự án đối tác công-tư được triểnkhai tại Việt Nam, các nhà quan sát đi tới kết luận là môi trường pháp lý về đối tác công-

tư của Việt Nam trước khi ban hành Nghị định 78 chưa phù hợp vì chưa thực sự thu hút

được các nhà đầu tư tư nhân

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tan Dũng đã công bố một danh sách các dự án quan

trọng phải được thực hiện đưới hình thức đối tác công-tư từ nay cho tới hết năm 2020 Vềphần mình, Bộ Giao thông vận tải ước tính số vốn cần thiết để phát triển các dự án riêngtrong lĩnh vực giao thông, vận tải đã lên tới con số 10 tỷ đô la

Nghị định 78 liệu có phải là một công cụ tốt tạo môi trường pháp lý cần thiết để thuhút đầu tư tư nhân và để thực hiện mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra ?

I Giới thiệu về Hợp đồng đối tác công tư theo quy định pháp luật Việt Nam

A Các hình thức quan hệ đối tác công tư quy định trong pháp luật Việt Nam

Theo quy định của Nghị định 78, có ba hình thức hợp đồng đối tác công tư là

BOT, BTO và BT.

- Hợp đồng BOT (Hop đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao) là hình thức

hợp đồng đối tác công tư truyền thống và phổ biến nhất Hop đồng BOT được ký giữa co

quan nhà nước có thâm quyền và nhà đầu tư để nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh công

trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định với tư cách là chủ công trình; hết thờihạn khai thác quy định trong hợp đồng, nhà đầu tư chuyển giao quyền sở hữu công trình

cho Nhà nước Việt Nam.

- Hợp đồng BTO (Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh) khác với hợp đồng BOT

ở khía cạnh chuyển quyền sở hữu và khai thác tài sản Với hợp đồng này, việc chuyểnquyền sở hữu công trình không diễn ra sau giai đoạn khai thác mà được thực hiện ngaykhi xây dựng xong Nhà đầu tư kinh doanh công trình theo thời hạn quy định trong hợpđồng với tư cách là người quản lý công trình chứ không phải là chủ sở hữu công trình

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 14

Trang 21

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về đầu tư công 18-19/ 02/2009

- Hợp đồng BT (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao) là hợp đồng theo đó nhà đầu

tư tư nhân tiễn hành xây dựng một công trình với tư cách là chủ sở hữu công trình này và

chuyển giao công trình cho cơ quan Nhà nước khi hoàn thành việc xây dựng mà không

có quyền quan lý khai thác tài sản

Có hai điểm khác biệt cơ bản giữa ba hình thức hợp đồng này, cụ thể như sau:

- Thời điểm chuyển quyền sở hữu của tài sản: sau giai đoạn khai thác đối với hợp

đồng BOT và sau giai đoạn xây dựng đối với hợp đồng BTO và hợp đồng BT

- Quyền khai thác tài sản: nhà đầu tư khai thác với tư cách chủ sở hữu đối với hợpđồng BOT, với tư cách là nhà quản lý đối với hợp đồng BTO và nhà đầu tư không cóquyền này trong trường hợp hợp đồng BT

Trong số ba hình thức hợp đồng đối tác nêu trên, BOT là hình thức hợp đồng hấpdẫn hơn ca va BT là hình thức hợp đồng ít hấp dẫn nhất BT ít hấp dẫn nhất bởi vì nhàđầu tư tư nhân không có được bat ky nguồn thu nào từ việc khai thác công trình Quy

định trong Nghị định 78 về cách thức giúp nhà đầu tư thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận

không rõ ràng ở hình thức hợp đồng BT theo đó Chính phủ tạo điều kiện cho nha dau tựthực hiện dự án khác dé thu hôi vốn dau tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà dau tư

theo thoả thuận trong hợp dong BT Quy định này cần được làm rõ trong một văn bản

hướng dẫn áp dụng Nghị định.

Chính phủ Singapore chỉ phát triển một mẫu hợp đồng đối tác công tư dưới tên gọiHợp đồng DBFO (Disign, Build, Finance, Operate) Thực ra thì về ban chất dang hopđồng này rất giống với hợp đồng BOT vi trong hợp đồng BOT, nhà đầu tư tư nhân tài trợ

xây dựng, khai thác công trình và phụ trách cả việc thiết kế công trình, khi đã khai thác

xong, công trình được chuyên giao cho co quan Nhà nước (public agency) Sự khác biệtchỉ nằm ở cách thức gọi tên hợp đồng mà thôi

B Phạm vi và đối tượng áp dụng: Dự án nào? Chủ thể nào?

1.Dự án nào?

Nghị định 78 không quy định rõ lĩnh vực hay dự án nào được gọi đầu tư theo hình

thức BOT nhưng lại khuyến khích thực hiện các dự án đối tác công tư trong các lĩnh vực:

- Đường bộ, cầu, hằm và các công trình, tiện ích có liên quan;

- Đường sắt, đường xe điện;

- Cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, bến pha;

- Nhà máy cung cấp nước, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chất thải;

- Nhà máy điện, đường dây tải điện;

- Các công trình kết cấu hạ tầng khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.Nghị định 78 không nói rõ biện pháp khuyến khích đầu tư ở đây là gì Chúng ta có

thể ngầm hiểu là các biện pháp khuyến khích về mặt thủ tục: các đơn vị nhà nước chủquản các dự án BOT sẽ đón nhận đầu tư theo hình thức BOT vào các dự án nêu trên một

cách dé dang hơn là vào các dự án khác.

Tại Singapore hay ở Nhật, hợp đồng đối tác công tư được áp dụng vào cả các lĩnh

vực khác như chăm sóc y tế hay giáo dục Hai lĩnh vực này không năm trong các lĩnh vực

dự án được khuyến khích của Nghị định 78 Đây có thể là sự do dự của chính quyền Việt

Nam trong việc đưa các nhà đầu tư tư nhân vào thực hiện dự án trong các lĩnh vực được

cho là «nhạy cảm» này Có thể hy vọng sau này khi các dự án đối tác công tư gặt hái

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 15

Trang 22

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về dau tư công 18-1 9/ 02/ 2009

được thành công trong các lĩnh vực giao thông vận tai và năng lượng, mô hình này sẽ được đưa vào trong các dự án y tê và giáo dục.

2.Chủ thể nào ?

Nghị định 78 nói về co quan nhà nước có thâm quyền ký kết hợp đồng dự án Đây làmột khái niệm rất rộng được hiểu là mọi cơ quan nhà nước cấp Trung ương hay địaphương: các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương hoặc các cơ quan trực thuộc của các cơ quan này được ủy quyền ký kết hợp

đồng dự án Các doanh nghiệp nhà nước không phải là các cơ quan nhà nước được ủy

quyền kí kết hợp đồng dự án và thuộc vào danh sách các nhà đầu tư tư nhân

Như vậy theo tỉnh thần của Nghị định 78, nhà đầu tư tư nhân được hiểu là mọi nhàđầu tư Việt Nam (là thể nhân hay pháp nhân có vốn Việt Nam hay vốn nước ngoài) haymọi nhà đầu tư chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước ngoài là thể nhân hay pháp nhân

II Thực hiện Hợp đồng đối tác công tư theo quy định của pháp luật Việt Nam

A Tài trợ Hợp đồng đối tác công tư

Huy động vốn là khía cạnh vô cùng quan trọng trong hợp đồng đối tác công-tư Đâu

là các định hướng, giải pháp huy động vốn quy định trong Nghị định 78 ?

1 Xác định nguồn vốn cho phép thực hiện dự án

Tinh thần của dự án đối tác công tư là sự tham gia tài trợ với tỷ lệ lớn thậm chí là tài

trợ hoàn toàn dự án của nhà đầu tư tư nhân Tuy nhiên Nghị định 78 lại nêu ra hai cáchthức huy động vốn nhà nước thực hiện dự án đối tác công-tư Một mặt, Nghị định quy

định vốn nhà nước có thể đưa vào thực hiện dự án thông qua sự góp vốn của doanh nghiệp nhà nước Quy định này dẫn tới tình huống có khi có hai cấp quan hệ đối tác trong

cùng một dự án Thật vậy, ở cấp thứ nhất là quan hệ đối tác giữa cơ quan nhà nước và

nhà đầu tư còn ở trong cấp nhà đầu tư có mối quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp nhànước và các nhà đầu tư tư nhân vì doanh nghiệp nhà nước được coi là một loại hình nhàđầu tư tư nhân Mặt khác, Nghị định cũng quy định: «Doanh nghiệp nhà nước tham gia

góp vốn để thực hiện dự án với tỷ lệ không quá 49% vốn chủ sở hữu của nhà đầu tu»

Dự án có thể hưởng vốn của Nhà nước theo cách thức thứ hai để đáp ứng nhu cầu

giải phóng mặt bằng phục vụ việc xây dựng công trình, kết cấu hạ tầng là đối tượng của

hợp đồng đối tác Nghị định 78 quy định phần tiền cần thiết được sử dụng để hỗ trợ giải

phóng mặt bằng (ở Việt Nam là số tiền trả cho quyền sử dụng đất, land-use rights) không

được tính vào các nguồn vốn thực hiện dự án và được nêu trong một thỏa thuận độc lập

Có thể kết luận lại là 100% vốn thực hiện dự án đối tác công-tư theo quy định của pháp

luật Việt Nam do Nhà đầu tư đóng góp.

2 Hệ số vốn chủ sở hữu/vốn vay tối thiểu

Nghị định 78 đưa ra các tỷ lệ cố định về hệ số vốn góp/vốn vay Có ba mức tùy theo

quy mô và tổng vốn đầu tư thực hiện của dự án:

- Đối với dự án có tổng vốn đầu tư dưới 4,5 triệu đô la (75 tỷ đồng), vốn chủ sở hữu

của nhà đầu tư không được thấp hon 30% tông vốn đầu tư của dự án, còn lại là vốn vay;

- Đối với dự án có tổng vốn đầu tư từ 4,5 triệu đô la (75 tỷ đồng) đến dưới 86 triệu

đô la (1 500 tỷ đồng) vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư không được thấp hon 20% tổng vốn

đầu tư của dự án;

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 16

Trang 23

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về đầu tư công 18-19/ 02/ 2009

- Đối với dy án có tổng vốn đầu tư từ 86 triệu đô la (1 500 tỷ đồng) trở lên, vốn chủ

sở hữu của nhà đầu tư không được thấp hơn 10% tông vốn đầu tư của dự án

Đa số quy định của các nước không đặt ra các ngưỡng tông vốn dự án và các hệ sốvốn chủ sở hiữu/vốn vay tôi thiêu như trên mà để cho các chủ thé công-tư tham gia vào dự

án được thương lượng với nhau để tìm ra cách thức tài trợ dự án tốt nhất Có vẻ với quyđịnh như trong Nghị định 78, Chính phủ Việt Nam muốn có được bảo đảm về sự thamgia tài chính của nhà đầu tư tư nhân vào dự án bằng cách buộc họ phải góp một tỷ lệ vốnnhât định.

3 Bảo đảm của ngân hang bắt buộc

Quy định của Nghị định cũng khá khác biệt so với quy định của các nước khác Nhà

đầu tư tư nhân phải tìm kiếm được bảo đảm của ngân hàng để đảm bảo việc thực hiệnnghĩa vụ hợp đồng của mình Bảo đảm này chỉ liên quan đến nghĩa vụ của nhà thầu trongquá trình xây dựng công trình dy án chứ không liên quan đến nghĩa vụ của nhà thầu trongquá trình khai thác (kinh doanh) Ở đây cũng có ba ngưỡng bảo đảm của ngân hàng theoquy mô vốn cần thiết cho việc thực hiện dự án :

- Đối với dự án có tổng vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên: tối thiểu bằng 1% tổngvốn đầu tư của dự án;

- Đối với dự án có tổng vốn đầu tư từ 75 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng: tối thiểu

bằng 2% tông vốn đầu tư của dự án;

- Đối với dự án có tổng vốn đầu tư dưới 75 tỷ đồng: tối thiểu bằng 3% tổng vốn đầu

tư của dự án.

Như vậy có thể thấy Nghị định 78 đã đưa ra một khuôn khổ pháp lý khá mạnh tronglĩnh vực tài trợ dự án đối tác công-tư

a) Quy trình, thủ tục

Cơ quan được giao nhiệm vụ xử lý các hồ sơ đầu tư đối với dự án đối tác công-tư là

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thâm tra và cấp Chứng

nhận đầu tư cần thiết cho việc thực hiện dự án

Tôi xin nêu một nhận xét của bản thân về sự khác biệt trong cách thức tiếp cận đối

tác công-tư của Việt Nam theo quy định của Nghị định 78 và cách thức tiếp cận đối táccông tư phổ biến trên thế giới Theo Nghị định, hợp đồng dự án (hợp đồng BOT changhạn) phải được ký trước khi nộp hd sơ xin chứng nhận đầu tư (Chứng nhận đầu tư cấp cho nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là Chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh

nghiệp dự án) Khi doanh nghiệp dự án chưa được thành lập, hợp đồng dự án được các

nhà tài trợ ký và sau đó chuyển đến cho doanh nghiệp dự án được ra đời khi có chứng

nhận đầu tư Tôi nghĩ đây là một yếu tố có thé làm nản lòng những người tham gia tài trợ

dự án bởi vì họ nhìn rất rõ trong việc thành lập doanh nghiệp dự án một rào cản ngăn

cách họ với dự án Họ có cảm giác tham gia vào dự án chỉ để gánh các rủi ro về mặt tài

chính và pháp lý của nó Đây là một yếu tố tâm lý tiêu cực tác động ít nhiều đến quyết

định đầu tư dưới hình thức BOT vào Việt Nam

b) Khai thác thương mại và chuyển giao quyền sở hữu công trình

Điều kiên khai thác thương mại

Việc khai thác được thực hiện dưới hai hình thức :

- Khai thác với tư cách là chủ công trình trong trường hợp hợp đồng BOT: hình

thức này có đảm bảo cao về an toàn pháp lý cho nhà đầu tư vì-tư.cách.pháp_lý của nhà '

THU VIEN

TRƯƠNG ĐẠI TOS TUAT HÀ N

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 17 | PHÒNG ĐỌC

Trang 24

442—-Kỷ yếu hội thảo pháp luật về đầu tư công 18-19/ 02/ 2009

đầu tư đối với công trình lớn hơn (có thể đem công trình, tài sản của công trình ra để bảo

lãnh, thế chấp với các đối tác kinh tế của mình trong suốt quá trình khai thác tài sản)

- Khai thác với tư cách là nhà quản lý trong trường hợp hợp đồng BTO: nhà đầu tư

không có khả năng Bug công trình hay tài san của công trình dé thực hiện các giao dịch

bảo đảm.

Điều kiện chuyền giao quyền sở hữu

Theo tinh thần của Nghị định 78, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình

cho cơ quan Nhà nước Việc bồi hoàn khi chuyển giao cong trình được quy định trong

pháp luật của nhiều nước và rat phổ biến trong thực tiễn triển khai hợp đồng trên thế giới

Nhà đầu tư tư nhân phái hết sức chú trọng đến khía cạnh này để làm sao tính toán được

mức lợi nhuận thu được trong quá trình thực hiện Dự án nhằm đưa ra được một thời hạn

khai thác Dự án hợp lý Lợi nhuận thu được từ Dự án dùng để trả tiền vay ngân hàng, bù

đắp phần góp vốn ban đầu và đặc biệt là phải có được một khoản lợi nhuận riêng cho

mình - đây là lý do về mặt kinh tế dé Nhà đầu tư tham gia thực hiện dự án đối tác céng-tu

c)Các biện pháp khuyến khích đầu tư

: Các biện pháp khuyến khích đầu tư theo hình thức đối tác công tư gồm các đảm bảo

đầu tư của Chính phủ Đây là các bằng chứng cho thấy Chính phủ Việt Nam quyết tâm

thu hút các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư vào các dự án của Việt Nam để cùng

họ ngồi vào bàn đàm phán (ưu đãi về thuế, ưu đãi về sử dụng đất và giao dịch bảo đảm).

Nhà đầu tư tư nhân có thể tìm thấy một sân chơi pháp lý thuận lợi hơn đề yên tâm đầu tư.

Để kết luận tôi xin trình bày một nhận xét nhỏ: Nghị định 78 tương đối ngắn và súc

tích, tuy cần có một số điều chỉnh (đặc biệt liên quan đến việc huy động vốn) nhưng thực

sự đã tạo một khuôn khổ pháp lý khá mạnh

Khi khủng hoảng kinh tế đi qua và các ngân hàng bỏ chính sách thắt chặt các khoản

vay, Nghị định 78 sẽ thực sự phát huy tác dụng trong gọi vốn đầu tư tại Việt Nam.

Re oA

Budi chiêu

GIỚI THIEU BO QUY TAC VE DICH VU CONG DIA PHUONG VA CAC

PHUONG THUC QUAN LY KHAC NHAU: DICH VU CONG ICH

Ong Pierre VAN DE VYVER, Phó Viện trưởng Viện Quản lý uy thác, Giám đốc

Trung tâm Thông tin, theo dõi các hoạt động hợp tác công-tw (CEF O-PPP)

Các dich vụ công ich chung bao gồm dịch vụ hành chính và dịch vụ có tính chất

công nghiệp hay thương mại Dịch vụ hành chính được tài trợ bằng nguồn thu từ thuế và

người sử dụng không phải trả tiền Còn dich vụ có tính chất công nghiệp hay thương mai

là dịch vụ có thu phí: người sử dụng phải trả tiền khi tiêu thụ dịch vụ Các dịch vụ có tính

chất công nghiệp hay thương mại truyền thống là dịch vụ nước hay điện

I GIỚI THIỆU BỘ QUY TÁC VE DỊCH VỤ CÔNG DIA PHƯƠNG

Nguồn gốc Bộ quy tắc về dịch vụ công địa phương: cho đến nay hệ thống pháp

luật của Pháp, của Liên minh châu Âu hay hệ thống các hiệp ước quốc tế của cộng đồng

quốc tế cũng như trên thế giới chưa có một văn bản nào điều chỉnh việc quản lí các dịch

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 18

0

Trang 25

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về đầu tu công 18-19/ 02/ 2009

vụ công Thực ra ở cấp độ Liên minh châu Âu, trong thời gian khá dài, người ta đã nhiều

lân đưa ra ý tưởng ban hành các chỉ thị vé dich vụ công ích hay các dich vụ có lợi ích kinh tê chung (dịch vụ có tính phí sử dụng).

Viện Quản lý ủy thác của chúng tôi không lùi bước, chúng tôi đã cố gắng đưa ra một

bộ quy tắc (soft law) phối hợp và tạo hiệu quả cho sự tham gia của các chủ thể vào đự ánđối tác công-tư Bộ quy tắc này đưa ra các nguyên tắc cho phép mỗi một chủ thể đưa raquyết định trong các tình huống không lường trước được - các tình huồng này vốn rất phổ

biến trong quan hệ hợp đồng đối tác công-tư vì các hợp đồng này rất đặc thù và không có

vụ việc nào giống với vụ việc nào Các nguyên tắc này khá đơn giản và được soạn thảo

vào năm 2002 Thực ra thì các văn bản như thế đáng lẽ sẽ thường xuyên được sửa đổinhưng từ 7 năm nay, chúng tôi không thấy cần thiết phải tiến hành thao tác này Hơn nữa

bộ quy tắc này đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau (tiếng Tây Ban Nha, tiếng BồĐào Nha, tiếng Trung Quốc ) Rất nhiều nước lấy đó làm tài liệu tham khảo để xâydựng các văn bản quan trọng cửa họ về đầu tư theo hợp đồng đối tác công-tư nhất là vềquản lý các hoạt động đầu tư công Ở Pháp hơn 30 cơ quan (hiệp hội người sử dụng dịch

vụ công, hiệp hội các đại biểu dân cử và các hiệp hội nhà đầu tư) đã tự nguyện gia nhập

bộ quy tắc này Thật ra khi tham gia vào bộ quy tắc, các chủ thể của hợp đồng đối tác

công tư tự đặt cho mình không chỉ các mục tiêu tài chính mà còn là các mục tiêu công ích

(bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ, quản lý bền vững) Đây không phải là một vănbản lập pháp hay lập quy nhưng hiệu quả của nó thực sự không thể phủ nhận được Khi

đã thấm nhuan tư tưởng của tài liệu này, các nhà thầu của Pháp đã cung cấp được cácdịch vụ có chất lượng cao cho người dan Pháp và xuất khâu dịch vụ của mình ra nướcngoài (Ý, Hà Lan +}: |

Thách thức về hiệu quả của dịch vụ công không phải là thách thức về mặt lập kế

hoạch Đó là thách thức về quan hệ đối tác (hợp tác cùng nhau để thực hiện một hoạtđộng dịch vụ công mà ở đó các chủ thể tôn trọng lẫn nhau đồng thời cũng bảo vệ đượclợi ích của mình) dù là đối tác công-tư, tư-tư hay công-công

Il CÁC NGUYEN TAC CUA BỘ QUY TAC:

1 Xác định cụ thể vai trò của nhiềuTính rõ ràng trong việc phân chủ thể khác nhau tham gia vào dịch vụ

chia trách nhiệm công

2 Xác định rõ rang các nhiệm vụ

Sự làm chủ các nhiệm vụ _ | địch vụ công để làm chủ các mục đích

và việc triển khai chúng

3 Làm cho việc các đại biểu dân cử

Tự do lựa chọn - khả năng thay lựa chọn phương thức quản lý và thayđỗi đổi phương thức này dé dàng hon

4 Làm sáng tỏ một sự lựa chọn cụ

Thi đua qua việc so sánh thể bằng cách so sánh khách quan giữa

| nhiều phương thức quản lý và giữa nhiều

nhà thầu

5 Xây dựng được các quan hệ được Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 19

Trang 26

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về dau tư công 18-19/ 02/ 2009

Sự tin tưởng - quan hệ doi tác cân bằng bởi một cơ chế đối tác lâu dài

và mang tính trách nhiệm của các chủ

thể

6 Dam bảo tính minh bạch của các chi

Tính minh bạch và công bằng phí và phân chia công bằng các khoản lợi

nhuận hiệu quả thu được

7 : Tăng cường thảo luận trong quan

Đánh giá và dan chủ ở cơ sở chúng về các lựa chọn chính dựa trên cơ sở

đánh giá độc lập và đa chiều

Nguyên tắc thứ nhất về tính rõ rang trong việc phân chia trách nhiệm: mỗi chủ thể ý

thức được quyền hạn trách nhiệm của mình khi hành động Ứng với nguyên tắc này là

một số cam kết: cơ quan phụ trách công tác tổ chức có vai trò xác định giới hạn các

nhiệm vụ đặt ra cho dịch vụ công địa phương và ấn định các quy tắc chung về mặt tô

chức trong khuôn khổ các văn bản hiện hành và trong sự thống nhất với nhiều đối tác liên

quan, người sử dụng dịch vụ công ở trung tâm của dịch vụ công, dịch vụ công đóng góp

vào việc tăng cường liên kết xã hội và lãnh thô (có nghĩa là người sử dụng dịch vụ sẽ

phải trả mức phí cao hơn để đưa lợi cho một số người không có khả năng chỉ trả) Đối

VỚI Các nguyên tắc khác chúng ta cũng tìm được các cam kết tương ứng trong bộ quy tắc.

Nguyên tắc thứ 2 là sự làm chủ các nhiệm vụ: khi đã biết rõ quyền hạn, trách nhiệm

của mình, phải xác định rõ ràng các nhiệm vụ dịch vụ công để đưa ra được các mục đích

và các kết qua cần đạt được Đây là một điểm rất quan trọng Trong bộ quy tắc, tương

ứng với mỗi nguyên tắc là những cam kết nhất định.

Nguyên tắc thứ 3 liên quan đến tự do lựa chọn-khả năng thay đổi: dé có thé lựa chon

phương thức quản lý dự án, đầu tiên chúng ta phải có nghiên cứu hiện trạng Đây là một

bước rất quan trọng nhằm xác định rõ các nhu cầu dịch vụ công cần đáp ứng, đưa ra dịch

vu công không có tính chất phân biệt đối xử (tức là đưa ra các biểu phí thanh toán dịch vụ

phù hợp để tạo điều kiện cho người nghèo cũng có thể tiếp cận dịch vụ) Trước đây, loại

hợp đồng mà bên cung ứng địch vụ (doanh nghiệp nhà nước) ap đặt các điều kiện chung

cho người sử dụng rất phổ biến ở Pháp Sau này khi tổ chức đấu thầu, không còn chuyện

áp đặt này nữa và hơn nữa với khả năng thay đổi nhà thầu cung ứng dịch vụ, người dân

được hưởng các dịch vụ tốt hơn với chỉ phí hợp lý Các quy tắc về khai thác và các giai

đoạn phát triển chính đáp ứng các nhu cầu được dự báo được xác định trong các văn bản

gắn liền với mỗi hình thức quan lý: quy chế tự quản, hồ sơ mời thầu, chương trình các

công đoạn Hiến Pháp của Pháp quy định chính quyền các cấp có quyền tự do thực hiện

công tác quản lý hành chính tại cấp mình theo quy định của pháp luật Hiển nhiên nếu

không được tự do lựa chọn phương thức quản lý có nghĩa là quyền tự do quản lý hành

chính không được phát huy Khi thực hiện các hợp đồng dài hạn, việc thay đổi phương

thức quan lý là điều then chốt Nguyên tắc ở đây là so sánh các phương thức quản lý, hài

hòa hóa các quy định về thuế, về bảo hiểm xã hội, về nguyên lý kế toán, về chia sé rủi ro

và tiếp cận các nguồn tai trợ của các phương thức quan lý khác nhau được triển khai bởi

các chủ thé công hay tư Việc hài hòa hóa này không những tăng tính cạnh tranh mà còn

cải thiện sự minh bạch trong lĩnh vực dịch vụ công Thực vậy, khi cơ quan nhà nước thực

hiện quản lý dự án (quản lý hành chính đơn thuần), vấn dé minh bach ít được chú ý,

Ban dịch của Nhà Pháp luật Việ-Pháp — 20

Trang 27

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về đầu tư công 18-19/ 02/ 2009

nhưng khi việc quản lý được giao cho doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước đặt ra yêu cầu rất

cao về tính minh bạch cho doanh nghiệp này (lập các báo cáo kế toán và tài chính hàng

năm, chịu sự kiểm soát của Nhà nước nếu niêm yết trên thị trường chứng khoán ) Nhờ

đó cơ quan nhà nước biết rõ ràng hơn tình hình kinh tế của dự án đang triển khai

Như vậy khi đi vào quan hệ đối tác công-tư, cơ quan nhà nước học được cách thức

kiểm tra mang tính kinh tế của nhà thầu tư nhân, còn nhà thầu tư nhân lại học được sự

chú trọng đảm bảo đưa ra các dịch vụ tốt có chi phí hợp lý từ cơ quan Nhà nước Có thểnói hai bên thường xuyên làm giàu kiến thức lẫn nhau Và đây chính là yếu té tạo nên sự

giau có và hiệu quả cho các dự án công-tư.

Nguyên tắc thứ 4 về thi dua qua việc so sánh : 46 có thé so sánh các dịch vụ công

với nhau, chúng ta phải có khả năng đưa ra các mục tiêu và đánh giá các kết quả cần đạt

được đối với các dịch vụ này Và công cụ để chúng ta thực hiện việc so sánh này chính làcác chỉ số hiệu quả Viện Quản lý ủy thác thiết lập danh sách các chỉ số hiệu quả đối vớitừng loại dich vụ Các chỉ số hiệu quả này được xây dựng gắn liền với bộ quy tắc về dịch

vụ công địa phương với cùng các đối tác (người sử dụng dịch vụ công, nhà thầu, t6 chức

tín dụng, cán bộ, công chức của cơ quan uan lý ủy thác, cơ quan nhà nước) Lợi ich của

các chủ thể này được đưa vào xem xét để các bên cùng thừa nhận lợi ích chung đượcđánh giá bằng các chỉ số này Như vậy chỉ số để đánh giá lợi ích của một chủ thể này

được các chủ thể khác tôn trọng và như vậy công việc tiến triển rất tốt Chúng tôi đã có các chỉ số hiệu quả trong 5 lĩnh vực dịch vụ công: nước và vệ sinh môi trường, xử lý rác

thải, giao thông vận tai, cung cấp bữa ăn cho người nghèo, hệ thống nhiệt, lạnh và hiệnnay chúng tôi đang xử lý vấn đề bãi đỗ xe trong thành phố

Nguyên tắc thứ 5 là sự tin tưởng: để cân bằng các mối quan hệ và để có được các

phương tiện triển khai hiệu quá dự án, cần có sự tin tưởng lẫn nhau Thực ra các hợp

đồng đối tác công-tư thường là các hợp đồng dài hạn và quý vị không thể làm chủ được

mức giá trong vòng 30 năm Chỉ có thể dự báo được mức giá trong vài năm và sau đóphải có quyết tâm chung thực hiện hợp đồng từ hai phía mới có thể tiếp tục được hợp

đồng Cần có những điều chỉnh đối với hợp đồng ban đầu Nhưng ở đây không chỉ đơnthuần là vấn dé tài chính Thật vậy, để có thể có được một dịch vụ công có chất lượng,phải tính tới các yếu tố khác tham gia vào việc tạo ra dịch vụ công này ngoài yếu tế tàichính Chẳng hạn là yếu tổ thời hạn: một dịch vụ công dù rẻ hơn 1% nhưng được đưa vào

sử dụng chậm 10 năm thì không có nghĩa lý gì Hơn nữa cần phải lựa chọn một nhà thầuđáng tin cậy để có thể thực hiện tới cùng dự án

Nguyên tắc thứ: 6 về tính minh bạch và công bằng: việc triển khai hợp đồng đòi hỏicác chủ thể phải rất minh bạch trong các hoạt động của mình Phải phân bổ các nguồn

vốn vào các mục đích cụ thé, đồng thời phải biết rd nguồn gốc của chúng (nguồn thu từ

thuế, phí dịch vụ đánh vào người sử dụng).

Nguyên tắc thứ 7 về việc đánh giá hoạt động và dân chủ ở cơ sở: phải lắng nghe ýkiến của người sử dụng dịch vụ về chất lượng của các dịch vụ Viện Quản lý ủy thác giúp

xây dựng mô hình đối thoại với 4 chủ thé (đại biểu dân cử, nhà thầu, người sử dụng và

người dân) tại châu Phi Mô hình góp phần đáng kể trong việc hỗ trợ các nhà chính trịđưa ra các quyết sách phù hợp

Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 21

Trang 28

Kỷ yếu hội thảo pháp luật về dau tư công 18-19/ 02/ 2009

PHAN TRAO DOI

Dai biểu:

Phải giải quyét vân dé cân băng lợi ích chung và lợi nhuận của nhà thâu như thê nào ?

Ông Pierre VAN DE VYVER

Đây là một van dé then chốt liên quan đến việc quan lý mang tính bền vững các dịch

vụ công theo đó Nhà nước tiễn hành điều tiết các hợp đồng làm sao dé nhà thầu tự tìm racho được cách thức cân bằng giữa một bên là chất lượng của các dịch vụ công và một bên

là lợi nhuận mà nhà thầu thu được từ việc thực hiện dịch vụ công này Có một số cáchthức để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc thiết lập trạng thái cân bằng này trong đó có :

- Đảm bảo sự an toàn pháp lý của hợp đồng, chất lượng của các cam kếtchung: ví dụ tránh các hậu quả tiêu cực của rủi ro về mặt chính sách tác động tới hợpđồng Một khi hợp đồng có tính ổn định, hai bên mới có thể hợp tác triển khai hiệu quả

về lâu về dài - đây là cơ sở tiết kiệm chỉ phí và thực hiện một số dự án đầu tư không chophép thu hôi von và sinh lời tức thời Một khi có được sự tư tưởng vào cơ quan nhà nước,nhiều khi nhà thầu sẵn sàng không tính đến việc thu lợi nhuận trong 10 năm hay 15 nămđầu thực hiện hợp đồng Như vậy, trong giai đoạn tiếp theo của hợp đồng, khi phát sinhlợi nhuận, phải tránh việc lợi nhuận này bi Nhà nước tịch thu.

- Tăng giá thành dịch vụ đồng thời với việc cải thiện chất lượng dịch vụ: Phápkhông gặp nhiều vấn đề về mặt thu nhập, sức mua của người sử dụng dịch vụ công tức làvới mức giá nào người dân sẵn sàng trả để sử dụng dịch vụ Trong đầu tư công, đây làmột khía cạnh không thé bó qua Chi phí sử dụng nước sinh hoạt chiếm 0,8% thu nhậpcủa các hộ gia đình tại Pháp Nhiều người cho rằng mức chỉ này là cao, nhưng trên thực

tế chất lượng nước chảy từ vòi trong các hộ gia đình tốt đến mức người ta không cần phải

mua nước đóng chai và do đó tiết kiệm được tới 1,6 % thu nhập Qua ví dụ này có thể

thấy người sử dụng sẵn sàng trả một mức giá cao hơn nếu được hưởng một dịch vụ cóchất lượng thực sự Một ví đụ khác nếu có được một tuyến đường cao tốc có chất lượng,

sẽ hạn chế được số lượng các vụ tai nạn, không bị tắc đường, động cơ không bị hỏng, có

nghĩa là quý vị sẽ tiết kiệm được rất nhiều (khoản tiết kiệm này vượt xa mức lộ phí) và

nếu quý vị vận chuyên hàng hóa để thực hiện giao dịch thương mại, giao thông mà thuận

lợi thì ít có hàng tồn kho hơn, đảm bảo giao hàng đúng tiền độ Như vậy ở đây chúng ta

tạo ra một dịch vụ công tốt đưa lại nhiều lợi ích kinh tế cho người sử dụng và chúng ta

yêu cầu người SỬ dụng trả phí là một phần lợi ích kinh tế thu được đó Tuy vậy cũng

không thé chỉ nghĩ đến chuyện tăng phí tiếp cận dịch vụ công mà cần có sự cố gắng của

tất cả các chủ thể Chẳng hạn, có thể đưa ra các ưu đãi về thuế, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ vận

hành dành cho doanh nghiệp dự án hay dành cho các nhà thầu thực hiện dự án Cũng cóthé tao cơ hội cho các nhà thầu này thực hiện các hoạt động bé sung để tăng lợi nhuậncho họ Chẳng hạn một khi cho nhà thầu thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc được kinh doanh xăng dầu hay cung cấp dịch vụ bãi đỗ xe, kinh doanh nhà hàng thì nhà thầu

này có thé giảm lộ phí sử dụng đường cao tốc là đối tượng của dự án

- Phải có khả năng điều chỉnh hợp đồng dự án trong quá trình thực hiện dự án:

việc điều chỉnh hợp dong là một lo-gic khá phức tạp bởi vi hai bên cần phải biết chi phí

tiết kiệm được từ việc điều chỉnh này và phải có các quy định lành mạnh liên quan tới

việc tôn trọng trạng thái cân bằng ban đầu của hợp đồng và tới việc đưa ra một mức lợi

Bản dich của Nhà Pháp luật Việ- Pháp — 22

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w