1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay

90 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Pháp Luật Về Hộ Tịch Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên Hiện Nay
Tác giả Lê Thị Minh Hiếu
Người hướng dẫn PGS-TS. Nguyễn Thị Hồi
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý Luận và Lịch Sử Nhà Nước và Pháp Luật
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 59,09 MB

Nội dung

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam.Bên cạnh đó còn có các phương pháp nghiên cứu cụ thê sau:- Phương pháp phân tích được sử dụng khi phân tích c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THỰC HIỆN PHÁP LUAT VE HỘ TỊCH

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NOI 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

THUC HIEN PHAP LUAT VE HO TICH

TREN DIA BAN TINH THAI NGUYEN HIEN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và lich sử Nha nước va Pháp luật

Mã sô: 60.38.01.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS - TS NGUYEN THỊ HOI

HÀ NỘI 2013

Trang 3

Đề tài luận văn “Thực hiện pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay”được thực hiện từ tháng 5/2012 đến tháng 3/2013 Luận văn sử dụng những thông tin

từ nhiều nguồn khác nhau Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc, có một sốthông tin thu thập từ thực tế ở địa phương, một số số liệu đã được phân tích, tổng hợp

và xử lý với mục đích nghiên cứu khoa học trong phạm vi đề tài luận văn

Tôi xin cam đoan:

1 Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và cónguồn trích dẫn rõ rang, đảm bao

2 Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này hoàn toàn vì mục tiêu khoa

học, cống hiến, không có mục đích vụ lợi hoặc làm sai lệch thông tin ảnh hưởng đến

đường lối chính trị của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước

3 Cam kết đã nghiêm túc nghiên cứu, minh bạch trong sử dụng thông tin, khônglàm ảnh hưởng đến uy tín của bất cứ nhà nghiên cứu nào có liên quan đến đề tài củaluận văn.

Thái Nguyên, ngày 06 thang 3 nam 2013

Học viên

Lê Thị Minh Hiếu

Trang 4

Đề có thể hoàn thành đề tài Luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗlực cỗ gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của tập thể giảng viên trườngĐại học luật Hà Nội, các giảng viên thỉnh giảng cũng như sự động viên ủng hộ của cơquan, gia đình, bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời tri ân đến PGS-TS Nguyễn Thị Hồi

— người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành Luận vănnày.

Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể các thầy cô trong Tiểu banchuyên ngành Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật đã tận tình truyền đạt nhữngkiến thức quý báu cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài thạc sĩ của mình

Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người đã không ngừng động viên, hỗ trợ

và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn đến các anh chị và các thế hệđồng chí, đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ.

Thái Nguyên, ngày 06 tháng 3 năm 2013

Học viên

Lê Thị Minh Hiếu

Trang 5

CO SO LY LUAN CUA VIEC THUC HIEN PHAP LUAT VE HO TICH

1.1 Khái niệm về hộ tịch, đăng ky hộ tịch, quan ly hộ tịch 61.1.1 Khái niệm về hộ tịch 61.1.2 Khai niệm và phạm vi đăng ký hộ tịch 8 1.1.3 Khai niém quan ly hé tich 101.2 Khái niệm pháp luật về hộ tịch 121.3 Thực hiện pháp luật về hộ tịch 13

1.3.1 Khai niệm 13

1.3.2 Đặc điểm thực hiện pháp luật về hộ tịch 151.3.2.1 Chủ thể của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch 151.3.2.2 Các hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch 171.3.2.3 Nội dung của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch 191.3.3 Vai trò cua việc thực hiện pháp luật về hộ tịch 201.3.4 Các yêu cầu đặt ra đối với việc tô chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

211.3.5 Các yéu to anh huong dén viéc thuc hién pháp luật hộ tịch 231.3.5.1 Y thức pháp luật 23

1.3.5.2 Chất lượng của văn bản pháp luật về dang ky và quản lý hộ tịch 24

1.3.5.3 Công tác tổ chức thực hiện pháp luật về đăng ký, quan by hộ tịch và

tổ chức bộ máy làm công tác hộ tịch 251.3.5.4 Cơ sở vật chất và điều kiện kinh tế, xã hội 261.3.5.5 Anh hưởng của một số phong tục, tập quán; truyền thong đạo đức27

CHƯƠNG2 _ , THỰC TRANG THỰC HIỆN PHAP LUAT VE HO TỊCH TREN DIA BAN

TINH THAI NGUYEN HIEN NAY

2.1 Một số đặc điểm, tình hình kinh tế chính trị, văn hóa xã hội của tinhThái Nguyên có ảnh hướng đến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch 292.2 Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện pháp luật về hộ tịch

và nguyên nhân 30

2.2.1 Khẳng định được vị thế của công tác hộ tịch cũng như vai trò của nótrong quản lý nhà nước và bảo đảm các quyền nhân thân 302.2.2 Hệ thong số sách, dữ liệu hộ tịch được lưu giữ và sử dung lâu đài 352.2.3 Đáp ứng yêu cau cải cách hành chính trong đăng ký hộ tịch 36

2.2.4 Tỷ lệ đăng ky hộ tịch tăng lên khá cao 37

2.3 Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về hộ tịch và nguyên nhân 38

2.3.1 Những vướng mắc từ các quy định của pháp luật 382.3.1.1 Các quy định về đăng kỷ khai sinh 382.3.1.2 Các quy định về đăng ký kết hôn 402.3.1.3 Các quy định về đăng ký khai tử 4I2.3.1.4 Các quy định về đăng ký thay đối, cải chính hộ tịch, xác định lạidân tộc, xác định lại giới tính, bồ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch 412.3.1.5 Một số quy định khác về hộ tịch 43

Trang 6

2.3.2.2 Về ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành 47

2.3.2.3 Về dau tư cơ sở vật chất va ứng dụng công nghệ thông tin AT 2.3.3 Công tác đăng ký hộ tịch và thông kê số liệu dang ký hộ tịch còn yếu,

thiếu chính xác, không chuyên nghiệp 482.4 Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện pháp luật về hộtịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 50

2.4.1 Chủ động, tích cực, tranh thủ sự ủng hộ của cấp ủy, chính quyền 50

2.4.2 Đồi mới công tác tuyên truyền pháp luật về hộ tịch 51

2.4.3 Gan việc thực hiện pháp luật về hộ tịch với đặc thù từng địa phương

52

_ CHƯƠNG3 _ ; QUAN DIEM CHi DAO VA CAC GIAI PHAP NANG CAO HIEU QUA THUC HIEN PHAP LUAT VE HO TICH TAI TINH THAI NGUYEN

3.1 Quan điểm đỗi mới việc xây dựng và thực hiện pháp luật về hộ tịch 53

3.1.1 Quan điểm chung 533.1.2 Quan điểm của tỉnh Thái Nguyên 563.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch tạitỉnh Thái Nguyên 58

3.2.1 Tích cực đóng gop hoàn thiện pháp luật hộ tịch gắn với việc xây dựng

các chính sách đăng ký va quan ly hộ tịch phù hợp với điêu kiện địa phương 59 3.2.2 Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quan ly nhà nước về hộ tịch 62

3.2.3 Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã 62

3.2.4 Tăng cường công tác tuyên truyén pháp luật vé hộ tịch 64 3.2.5 Đổi mới việc áp dụng mô hình và phương thức đăng kỷ hộ tịch 65

3.2.6 Quan triét tinh than cai cach hanh chinh, day mạnh ung dung công nghệ thông tin trong đăng ký và quản lý hộ tịch, thực hiện tot chủ trương xây

dựng cơ sở dit liệu hộ tịch điện tử 70

KET LUẬN 73

Trang 7

Bảng theo dõi tỷ lệ đăng ký quá hạn việc sinh, tử tại Thái Nguyên (2006-2011) (Trang 37)

Trang 8

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (b6sung, phát triển năm 2011) trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI của Đảngcộng sản Việt Nam nhân đã nhắn mạnh: "Nhd ước tôn trọng và bảo đảm các quyêncon người, quyên công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người.Quyên và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định Quyên của côngdân không tach rời nghĩa vụ công dan" [49, tr.85].

Trong quy định về quyên công dân, rộng hơn là quyền con người có các quyền

về nhân thân, bao gồm các nhóm quyền liên quan đến việc sinh, việc kết hôn, việc

tử, việc nhận cha mẹ con, nuôi con nuôi, giám hộ, việc thay đôi họ tên, xác định dântộc, xác định giới tính Điều đễ nhận biết nhất đó là những quyền này có mối quan

hệ gắn bó với cá nhân mỗi người; là những vấn đề rất gần gũi trong đời sống thườngngày và không ai tránh khỏi mối liên quan với một vài sự kiện Khoa học pháp lýxác định đó là phạm vi nghiên cứu của pháp luật về hộ tịch

Đăng ký và quản lý hộ tịch là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của

cơ quan nhà nước có thâm quyền Thông qua hoạt động này, Nhà nước xác nhậncác sự kiện hộ tịch phát sinh và thực hiện bảo hộ quyền nhân thân gan liền với các

sự kiện đó Những thông tin thu được từ việc quan lý hộ tịch cũng là căn cứ quantrọng dé các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thống kê và phân tích dân cư, nghiêncứu khoa học, hoạch định các chính sách về an ninh quốc phòng, dân số - kế hoạchhoá gia đình, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội Chính vì vậy, đăng ký hộtịch không chỉ là quyền mà đồng thời là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức có liên quan.Với mục tiêu nhăm đảm bảo các quyền nhân thân của công dân, đăng ký vàquản lý hộ tịch được coi là một trong những lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi Nhà nướcphải cải cách từ quy trình đến thủ tục, thậm chí cải cách cả phương thức tiếp cận vớingười dân để đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của công dân khi có việc hộ tịch phátsinh Xã hội càng phát triển thì nhu cầu đăng ký các sự kiện hộ tịch từ phía ngườidân càng cao và trách nhiệm quản lý các sự kiện hộ tịch phát sinh của các cơ quannhà nước có thâm quyên trở nên nặng nề hơn, hướng tới mục tiêu đăng ký "day đủ,kịp thời, chính xác” [6, tr.6] các sự kiện hộ tịch phát sinh.

Những năm gan đây, với những có gắng của hệ thống cơ quan quản ly và đăng

ký hộ tịch từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở, sự phối hợp của các ngành liên quan đãtạo nên bước chuyên biến tích cực trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch Hoạtđộng quản lý hộ tịch ngày càng khang định được vị trí trong tiến trình xây dựng nền

Trang 9

nước ngoài ngày càng được quan tâm xây dựng và đã phát huy hiệu quả tích cực.Thực hiện pháp luật về hộ tịch là sự tiếp nối hoạt động xây dựng pháp luật vềđăng ký và quản lý hộ tịch nhăm đưa các quy phạm pháp luật về hộ tịch vào đờisống xã hội và sinh hoạt của công dân.

Việc thực hiện pháp luật về hộ tịch tại Thái Nguyên gần đây đã có nhữngchuyên biến tích cực so với những năm trước đây, song vẫn có những hạn chế nhấtđịnh Là người trực tiếp thực hiện hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch ở địaphương, tôi nhận thức được răng việc tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong việcthực hiện pháp luật về hộ tịch ở Thái Nguyên thời gian qua là cần thiết, làm cơ sởcho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tronglĩnh vực này Đó là lý do tôi chọn và nghiên cứu dé tài "Thực hiện pháp luật về hộtịch trên địa bàn tính Thai Nguyên hiện nay".

2 Tình hình nghiên cứu

Thực hiện pháp luật là một nội dung quan trọng trong hệ thống lý luận chung

về nhà nước và pháp luật Trong điều kiện xây dựng Nha nước pháp quyền, đó làbiện pháp cơ bản dé tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, củng có trật tự phápluật Vấn đề thực hiện pháp luật được đặt ra như một nhiệm vụ cấp bách của các cơquan nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân Thực hiện pháp luật về hộ tịchkhông nằm ngoài mục tiêu góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xãhội chủ nghĩa.

Thực hiện pháp luật là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến dướinhiều góc độ khác nhau

Về thực hiện pháp luật nói chung có thé kế đến một số công trình sau:

Đề tài “Thực hiện pháp luật ở các tỉnh miễn nui phía Bắc nước ta hiện nay Thực trạng và các phương hướng, giải pháp”, Luận văn thạc sĩ của Lê Thanh Bình,Trường đại học Luật Hà Nội, 2002 Đề tài này đề cập đến các góc độ thực hiện phápluật ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong phạm vi các tỉnh miền núi phía Bắc với nhữngđặc thù riêng, nêu bật về thực trạng (kết quả và hạn chế) và cũng đã đưa ra một sỐgiải pháp dé nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tai thời điểm nghiên cứu

Đề tài "Thuc hiện và áp dụng pháp luật" của PGS TS Nguyễn Minh Đoan —Trường Đại học Luật Hà Nội đi sâu nghiên cứu từng van dé về thực hiện pháp luật,

áp dụng pháp luật, quy trình thực hiện và áp dụng pháp luật, những bảo đảm thực

Trang 10

- Đề tài "Ap dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay — Một số vấn dé lý luận vàthực tiên", Mã sô LH-08-08/DHL/2009 của TS Nguyễn Thị Hồi va các cộng tácviên Trường đại học Luật Hà Nội Mặc dù nội dung chính của đề tài đi sâu nghiêncứu một số vấn đề lý luận chung về áp dụng pháp luật, những vấn đề liên quan đến

lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật trong một số lĩnh vực cụ thể như hình sự, dân

sự, hành chính, đất đai, hôn nhân gia đình nhưng cũng đề cập một phần đến lýluận về thực hiện pháp luật

- Đề tài "Thuc hiện pháp luật đối với người nghèo trong Nhà nước pháp quyễnXHCN Việt Nam" của TS Đỗ Xuân Lân được Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm

2012 Đề tài đã xây dựng các giải pháp nhằm tổ chức thực hiện pháp luật cho ngườinghèo được thuận lợi, giúp người nghèo năm được chính sách pháp luật về ngườinghèo, hiểu được quyên và nghĩa vụ của mình, đồng thời vươn lên thoát nghèo.Ngoài ra còn một số đề tài nghiên cứu vấn đề thực hiện pháp luật trên từnglĩnh vực khác nhau như đề tài "7c hiện pháp luật ở cơ sở và giải pháp nâng caonăng lực thực hiện", đề tài cấp tỉnh của Trịnh Thị Thanh Bình và nhóm cộng sự,Hội đồng khoa học tỉnh Bến Tre năm 2008; đề tài "7c hiện pháp luật về dân chủ

ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội)” - Luan văn thạc sĩ của Vương NgọcThanh, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2010

Đối với lĩnh vực hộ tịch và thực hiện pháp luật về hộ tịch có các công trìnhkhoa học sau:

- Đề tài "Đăng ky hộ tịch - thực tiễn và hướng hoàn thiện", Luận văn thạc sĩcủa Lê Thị Hoàng Yến, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2002 Đề tài được viết tạithời điểm pháp luật về hộ tịch mới bắt đầu được quan tâm nghiên cứu, việc đăng ký

hộ tịch được quy định hết sức giản đơn, thiếu chuyên nghiệp nên quan điểm của tácgiả chủ yếu hướng đến mục tiêu hoàn thiện pháp luật về hộ tịch trên cơ sở kinhnghiệm xây dựng pháp luật về hộ tịch của một số nước như Nhật Bản, Pháp, Đức

- Đề tài "Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký và quản lý hộ tịch trên địaban Thành phố Hô Chi Minh", đề tài cấp cơ sở của Sở Tư pháp Thành phố Hồ ChíMinh (chủ nhiệm dé tài: Nguyễn Đức Chính) chủ yếu đề cập tới tính cần thiết phảithực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch với những dé xuất nhằmphục vụ người dân, nhất là ở các đô thị lớn một cách tốt nhất

- Đề tài "Van dé đăng ký hộ tịch có yếu tô nước ngoài theo quy định của phápluật Việt Nam", Luận văn thạc sĩ của Hoàng Anh, Trường đại học Luật Hà Nội,

2010 chủ yếu phân tích các quy định về đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài trong

Trang 11

Việt Nam đã đăng ký tại co quan nhà nước có thâm quyền của nước ngoài.

- Đề tài "Nang cao chất lượng, hiệu quả công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ởtỉnh Hòa Bình — Thực trạng và giải pháp", đề tài cấp cơ sở của Sở Tư pháp tinh HòaBình (chủ nhiệm đề tài: Trần Việt Hưng), Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp,

2010 Đề tài đã góp phần vào việc nghiên cứu nhăm nâng cao hiệu quả của công tácđăng ký, quản lý hộ tịch ở Hòa Bình thông qua trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đăng

ký hộ tịch của công dân và vai trò tham mưu của cơ quan tư pháp tại địa phương.Ngoài ra còn nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu về một hoặc một sốnội dung cụ thể trong công tác hộ tịch như van đề nuôi con nuôi trong nước, nuôicon nuôi có yếu tô nước ngoài, kết hôn tại vùng dân tộc thiểu số, van đề nhận cha —

mẹ - con, đăng ký khai sinh cho trẻ em miễn núi

Các công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vẫn đề lý luận và thực tiễn

về thực hiện pháp luật nói chung và những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hộ tịchdưới góc độ là các chế định của ngành luật dân sự

Tuy nhiên, trong số các công trình đó chưa có công trình nào nghiên cứu mộtcách toàn diện và có hệ thong về thực hiện pháp luật hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên như công trình này.

$ Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

a Mục đích nghiên cứu:

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm tìm ra những ưu điểm, hạn chế trong quátrình thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; từ đó đề xuất cácgiải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này ở địa phương.

b Nhiệm vụ nghiên cứu:

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

được xác định như sau:

- Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch

- Xem xét thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh TháiNguyên thông qua việc phân tích những ưu điểm, hạn chế của hoạt động này

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật

về hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới

4 Pham vi nghién cứu

Luan van chu yếu tập trung nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật về hộtịch tại Thái Nguyên trong thời gian từ năm 1997 đến nay (thời điểm tách tỉnh BắcThái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn)

Trang 12

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam.Bên cạnh đó còn có các phương pháp nghiên cứu cụ thê sau:

- Phương pháp phân tích được sử dụng khi phân tích các quan điểm, các kháiniệm, các quy định pháp luật về hộ tịch;

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong việc xây dựng các quan điểm, các

nhận xét có giá trị thực tiễn;

- Phương pháp biện chứng và duy vật lịch sử nhằm tìm ra những quy luật hìnhthành, phát triển quan điểm về hộ tịch, từ đó dự đoán xu hướng phát triển hoạt độngnày trong tương lai để đưa ra giải pháp hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật

có liên quan, đảm bảo các điều kiện cần và đủ cho việc thực hiện pháp luật về hộtịch đối với tỉnh Thái Nguyên

6 Những đóng góp của Luận văn.

- Luận văn góp phan khang định và bổ sung cơ sở lý luận của việc thực hiệnpháp luật về hộ tịch

- Trình bày được thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch từ thực tiễn địaphương - một tỉnh miền núi phía Bắc có đặc thù riêng và những bất cập của phápluật về hộ tịch hiện nay

- Đề xuất được một số giải pháp co bản dé nâng cao hiệu quả công tác đăng ký

và quản lý hộ tịch ở địa phương như từng bước hoàn thiện pháp luật về hộ tịch phùhợp với điều kiện của nước ta, đưa ra hướng giải quyết những vấn đề liên quan đếnquản lý hộ tịch do lịch sử để lại; tạo ra cơ chế chặt chẽ, linh hoạt, thống nhất chohoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch, bảo đảm nguyên tắc bảo hộ quyền công dân,nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính

7 Kết cau của Luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục bảng vàbiểu đỗ, nội dung luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch

Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh TháiNguyên hiện nay.

Chương 3: Quan điểm chỉ đạo và các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thựchiện pháp luật về hộ tịch tại tỉnh Thái Nguyên

Trang 13

1.1 Khái niệm về hộ tịch, đăng ký hộ tịch, quản lý hộ tịch

1.1.1 Khái niệm về hộ tịch

Trong cuộc đời mỗi người đều trải qua một vài sự kiện hộ tịch được pháp luật

thừa nhận nếu được đăng ký theo đúng quy định của pháp luật để xác định về mặtpháp ly sự kiện hộ tịch có liên quan; giúp cho việc dam bao các quyên và lợi ích

hợp pháp của cá nhân mỗi người

Dưới góc độ ngôn ngữ học, có nhà nghiên cứu cho rằng, "hộ tịch" là "một tur

ngoại lai được du nhập vào ngôn ngữ tiếng Việt nhưng rất khó xác định thời điểmxuất hiện" [12, tr.15] Với bản chất là một từ Hán chính phụ, được ghép bởi haithành tố có nghĩa độc lập, trong đó "tịch" là thành tố chính, việc tổ hợp hai từ đơn

"hộ” và "tịch" là một trường hợp đặc biệt về mặt ngữ nghĩa Qua khảo cứu các từđiển tiếng Việt thì có nhiều cách giải nghĩa từ "hộ tịch" rất khác nhau như:

"Hộ tịch: Quyển số của Chính phủ biên chép số người, chức nghiệp và tịchquan cua từng nguoi" [1, tr.384];

"Hộ tịch: Số biên dân số có ghi rõ tên họ, qué quán va chức nghiệp của từngngười" [26, tr.404];

"Hộ tịch: Số biên nhận số một địa phương hoặc cả toàn quốc, trong có ghỉ rõ

tên ho, qué quan và chức nghiệp cua từng nguoi" [40, tr.296];

"Hộ tịch: Số sách ghi chép tên, ho, nghé nghiệp dân cư ngụ trong xã phường"[25, tr.814];

"Hộ tịch: Cac sự kiện trong doi sống của một người thuộc sự quản lý củapháp luật" [50, tr.835]

Dưới khía cạnh pháp lý, khái niệm hộ tịch cũng chưa được định nghĩa mộtcách chuẩn xác theo tiêu chuẩn xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bởi tínhtruyền thống, lịch sử, phổ thông của từ loại này đã ăn sâu vào tiềm thức, cho nênviệc thay thế băng một khái niệm khác thông dụng hơn, dễ hiểu hơn cũng không dễdàng Thay vào đó, các nhà làm luật đã dung hòa băng giải pháp mà Luật ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật cho phép, đó là sử dụng khái niệm này với tư cách là một thuật ngữ chuyên môn và định nghĩa ngay trong văn bản.

Từ các quan niệm nói trên có thé thấy có hai luồng quan điểm về khái niệm

“Hộ tịch” Quan điêm thứ nhat cho răng "Hộ tich là số biên chép các việc liên hệ

Trang 14

không phải là hộ tịch mà bản thân các sự kiện liên quan đến tình trạng nhân thâncủa con người mới là hộ tịch Quan điểm thứ hai được lay lam cơ sở dé xác định đốitượng và phạm vi điều chỉnh của một số văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch hiệnnay Theo đó, tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, hộ tịch được hiểu là

"những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra

đến khi chết" [36] như sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi, giám hộ, thay đổi cảichính họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh, xác định lại dân tộc

Thực tiễn thực hiện pháp luật về hộ tịch hiện nay có 2 loại sự kiện hộ tịch là

hộ tịch trong nước và hộ tịch có yếu tố nước ngoài Sự phân biệt này liên quan đếnvẫn đề xác định thủ tục, trình tự và thâm quyên giải quyết việc đăng ký và quản lýcác sự kiện hộ tịch đó Các dau hiệu cơ bản xác định tính chất có yêu tổ nước ngoàixuất phát từ lý luận chung về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (trừ yếu tố tàisản vì phạm vi hộ tịch là sự kiện liên quan đến quyền nhân thân) Theo đó, yếu tốnước ngoai trong lĩnh vực hộ tịch được xem xét dựa trên 2 dấu hiệu:

- Chủ thể:

+ Các bên hoặc một trong các bên đương sự là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và các sự kiện hộ tịch phát sinh ở Việt Nam, ví dụ như việc sinh, tử củangười nước ngoài tại Việt Nam Người nước ngoài được hiểu là người có quốc tịchnước ngoài mà không đồng thời có quốc tịch Việt Nam và người không quốc tịch.+ Một bên đương sự là người Việt Nam còn bên kia là người nước ngoài

+ Giữa người Việt Nam với nhau ma | hoặc cả 2 bên định cu ở nước ngoài (người Việt Nam định cu ở nước ngoai là công dân Việt Nam cư trú, làm ăn sinhsống lâu dài ở nước ngoài, được chính quyền nước ngoài cấp phép cư trú hợp pháp)

- Sự kiện pháp lý: sự kiện hộ tịch giữa các bên tham gia là công dân, tô chứcViệt Nam nhưng căn cứ dé xác lập, thay đổi, cham dứt quan hệ đó theo pháp luậtnước ngoài, phat sinh tại nước ngoài

Như vậy, các sự kiện về sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha,

mẹ, con; thay đổi, cải chính, bố sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xácđịnh lại dân tộc; ghi vào số hộ tịch các việc hộ tịch được đăng ký tại cơ quan cóthầm quyền nước ngoài không có các dấu hiệu ké trên là những sự kiện hộ tịchtrong nước Theo quy định của pháp luật hiện hành, các sự kiện hộ tịch có yếu tônước ngoài có thê được điêu chỉnh trong cùng một văn bản với các sự kiện hộ tịch

Trang 15

một văn bản độc lập như Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủquy định chỉ tiết một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về quan hệhôn nhân và gia đình có yếu t6 nước ngoài.

Trình tự, thủ tục đăng ký và quản lý các sự kiện hộ tịch trong nước hay có yếu

tố nước ngoài đôi khi cũng có những điều khoản mang tính chất tuỳ nghi, đan xennhư áp dụng trình tự, thủ tục đăng ký các sự kiện hộ tịch trong nước dé đăng ký các

sự kiện có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới; hoặc áp dụng khai sinh như khaisinh trong nước cho trẻ em được sinh ra tại Việt Nam có cha mẹ hoặc một trong hai bên cha, me là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.

1.1.2 Khái niệm và phạm vi dang ký hộ tịch

Trước kia, đăng ký hộ tịch được định nghĩa tại Điều 54 Bộ luật dân sự năm

1995 là: "Việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyên xác nhận sự kiện sinh tử, kết hôn,

ly hôn, giảm hộ, nuôi con nuôi, thay đổi họ tên, quốc tịch, xác định lại dân tộc, cải

chính hộ tịch và các sự kiện khác theo quy định của pháp luật.

Việc đăng ký hộ tịch là quyên, nghĩa vụ của moi nguoi va duoc thuc hién theo

Trong văn bản pháp lý đầu tiên về đăng ký hộ tịch sau Cách mạng tháng Tám

là Nghị định số 764-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 8/5/1956 ban hành Điều lệđăng ký hộ tịch chưa đưa ra khái niệm đăng ký hộ tịch là gì mà chỉ liệt kê các sựkiện đăng ký hộ tịch tại Điều 1 bao gồm “đăng ký các việc sinh, tử, kết hôn, sửachữa các điều đã đăng ký; ghi chú các việc thay đổi về hộ tịch và cấp phát giấychứng nhận các việc ấy” [31]

Tiếp đó, Nghị định số 4-CP ngày 16/1/1961 của Hội đồng chính phủ ban hànhBản điều lệ đăng ký hộ tịch thay thế Nghị định số 764-TTg của Thủ tướng chínhphủ ngày 8/5/1956 có một bước tiến so với Nghị định số 764-TTg ở kỹ thuật xâydựng pháp luật; nhưng cũng chưa đưa ra khái niệm về đăng ký hộ tịch và cũngkhông liệt kê các hành vi đăng ký hộ tịch như quy định tại Nghị định số 764-TTg

Trang 16

hóa danh từ "hộ tịch" đã xác định công tác hộ tịch bao gồm hoạt động quản lý hộtịch, đăng ký hộ tịch và những hoạt động khác có liên quan đến lĩnh vực hộ tịch.Theo đó ngay tại Điều 1 đã quy định đăng ký hộ tịch là việc co quan có thâm quyền

“Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giảm hộ; nhận cha, me,con, thay đổi, cải chính, bồ sung, diéu chinh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác địnhlại dân tộc;

Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyên, ghi vào số hộtịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôntrái pháp luật; cham đứt nuôi con nuôi ”[33, 36]

Như vậy, đăng ký hộ tịch có hai nhóm hành vi với tính chất khác nhau rõ ràng:

- Hành vi xác nhận các sự kiện Đối với các sự kiện hộ tịch nói trên, cơ quanđăng ký hộ tịch xác nhận băng cách đăng ký vào số dành riêng cho từng loại việc,đồng thời cấp cho đương sự giấy chứng nhận về việc đó như Giấy khai sinh; Giấychứng nhận kết hôn Hành vi xác nhận của cơ quan đăng ký hộ tịch đã làm phátsinh hiệu lực pháp lý của các sự kiện được đăng ký Chỉ sau khi được đăng ký, các

sự kiện đó mới làm phát sinh, thay đôi, cham dứt các quyên, nghĩa vụ của cá nhân.

- Hanh vi ghi vào số hộ tịch Khác với hành vi xác nhận, đối với các việc hộtịch này, cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ đơn thuần căn cứ vào các quyết định (bằngvăn bản) của cơ quan nhà nước có thâm quyền ghi chú việc đó vào số hộ tịch.Chăng hạn căn cứ vào quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án để ghivào số kết hôn việc ly hôn; hoặc ghi vào số việc kết hôn đã đăng ký tại cơ quan cóthâm quyền của nước ngoài Hành vi này không làm phát sinh hiệu lực pháp lý màchỉ là thủ tục hành chính dé xác nhận phạm vi hiệu lực pháp lý của các sự kiện hộtịch bởi vì bản thân các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đem lạihiệu lực pháp lý của việc đó.

Vậy, đăng ký hộ tịch là việc người có quyên và nghĩa vụ đăng kỷ hộ tịch yêucẩu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận các sự kiện hộ tịch phái sinh trênthục tế theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định hoặc ghi vào số hộ tịch các việc

có liên quan đến hộ tịch nhằm dam bảo các quyên và nghĩa vụ pháp lý của các cảnhân có liên quan.

Việc xác định phạm vi đăng ký hộ tịch cũng hết sức cần thiết trong việc địnhhướng công tác hộ tịch và xây dựng pháp luật về hộ tịch hiện nay

Trang 17

Pháp luật về hộ tịch hiện hành quy định phạm vi đăng ký hộ tịch bao gồm 9 sựkiện cơ bản: đăng ký khai sinh; đăng ký khai tử; đăng ký kết hôn; đăng ký nuôi connuôi; đăng ký việc giám hộ; đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; đăng ký các việc thayđổi, cải chính hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, ghi vào số các thay đối hộ tịch khác.

Tất cả các sự kiện hộ tịch kế trên đều phải được đăng ký tại cơ quan có thâmquyền Đối với một số sự kiện, nếu đã đăng ký nhưng có yêu cầu thay đổi, cải chínhthì cá nhân phải thực hiện thủ tục đăng ký việc thay đôi, cải chính đó Việc đăng kýthay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng trong các trường hợp sau: thay đổi họ, tên,chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày tháng năm sinh; xác định lại dân tộc Đốivới những thay đổi hộ tịch trên cơ sở quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơquan nhà nước có thâm quyên, thì không phải thực hiện việc đăng ký mà cơ quan cóthâm quyền đăng ký hộ tịch sẽ thực hiện việc ghi vào số nội dung các thay đổi hộtịch Các thay đôi hộ tịch thường bao gồm các việc về ly hôn; xác định cha, mẹ,con; thay đôi quốc tịch; mất tích; mat năng lực hành vi dân sự; hủy hôn nhân tráipháp luật; hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên Đối với các việcsinh, tử chưa đăng ký trong thời hạn luật định, thì pháp luật cũng định hướng để cánhân, tô chức thực hiện việc đăng ký theo thủ tục đăng ký quá hạn, bất ké thời gianquá hạn kéo dài bao lâu Đối với các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đãđược đăng ký, nhưng bản chính và số gốc đã bị mất hoặc hư hỏng, thì có thể thựchiện thủ tục đăng ký lại.

Việc đăng ký hộ tịch không chỉ được thực hiện đối với công dân Việt Nam ởtrong nước mà còn được thực hiện đối với người nước ngoài, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài khi họ tham gia các quan hệ hộ tịch thuộc phạm vi điều chỉnh củapháp luật Việt Nam.

1.1.3 Khái niệm quan lý hộ tịch

Liên quan đến khái niệm hộ tịch, nội dung đăng ký hộ tịch còn có van dé quan

ly hộ tịch Cũng như đăng ky hộ tịch, các nha khoa học pháp lý chưa đưa ra mộtkhái niệm cụ thể về quản lý hộ tịch Tại Nghị định số 764-TTg ngày 8/5/1956 củaThủ tướng chính phủ và Nghị định số 4-CP ngày 16/1/1961 của Hội đồng chính phủcũng chưa đề cập đến van dé quản lý hộ tịch

Đến khi có Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 , van dé này đượcxem xét và đề cập đến ngay từ tên gọi của văn bản là Nghị định về đăng ký vàquản lý hộ tịch Quản lý hộ tịch được xem là "công việc thường xuyên của các cơquan nhà Hước có thấm quyên thực hiện để theo dõi thực trạng và sự bién dong vé

Trang 18

hộ tịch, nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tạo cơ sở xâydựng, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và chính sách dân số, kế hoạchhoá gia đình" (Điều 2)[33].

Kế thừa Nghị định 83/1998/NĐ-CP, Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày27/12/2005 của Chính phủ một lần nữa xác định phạm vi điều chỉnh của văn bản làNghị định về đăng ký và quản lý hộ tịch Dù vậy, cũng không có điều luật nào xácđịnh về khái niệm quản lý hộ tịch nhưng dé phục vụ cho việc thực hiện công tácnày, quản lý hộ tịch một lần nữa được tiếp cận từ góc độ xác định mục đích của nó;trong đó quy định rõ quan lý hộ tịch là "nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên cuachính quyên các cấp, nhằm theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, trên cơ

sở đó bảo hộ các quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đông thời gópphan xây dung các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và dân số, kếhoạch hóa gia đình" (Điều 2)[36]

Như vậy có thé hiểu quản lý hộ tịch là sự tác động của cơ quan nhà nước cóthâm quyền tới các sự kiện nhân thân của cá nhân nhằm thực hiện chức năng kiểm

soát dân cư và phục vụ cho các hoạt động quản lý trong các lĩnh vực khác như an

ninh, quốc phòng, dân số, kế hoạch hoá gia đình Hoạt động quản lý hộ tịch hướngđến đối tượng quản lý là các sự kiện xác định tình trạng nhân thân của con người từkhi sinh ra đến khi chết Những sự kiện này mang đặc điểm là khó thay đổi, có tính

ồn định cao Nếu có thay đổi thì sự thay đôi đó phải được sự xác nhận của cơ quannhà nước có thầm quyền và phải được tiễn hành theo một trình tự thủ tục rất chặtchẽ Cũng như đăng ký hộ tịch, phạm vi của quản lý hộ tịch bao gồm cả đối tượng

là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài

có những quan hệ hộ tịch thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật Việt Nam

Rất khó có thể tách rời hai khái niệm “đăng ký hộ tịch” và “quản lý hộ tịch”.Bởi lẽ, đăng ký hộ tịch cũng là một yếu tố, một “động tác” cơ bản của hoạt độngquản lý hộ tịch Tuy nhiên, bên cạnh việc đăng ký hộ tịch, dé phục vụ cho hoạt độngquản lý, cơ quan Nhà nước có thâm quyền còn thực hiện rất nhiều nhiệm vụ khácnhư: xây dựng pháp luật về hộ tịch; hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn về hộtịch; ban hành và quản lý các loại số sách, biéu mẫu hộ tịch; thống kê hộ tịch; thanhtra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về hộ tịch

Tóm lại, quan lý hộ tịch là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyênnhằm theo dõi, thống kê, đánh giá thực trạng và sự biến động về hộ tịch để làm cơ

sở cho việc bảo dam trên thực tế giá trị pháp lý của việc hộ tịch đã được đăng ký

Trang 19

theo quy định của pháp luật và xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội, an ninhquốc phòng phù hợp với thực tế từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

1.2 Khái niệm pháp luật về hộ tịch

Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu và đưa ra định nghĩa về phápluật; cơ bản đều thống nhất trong quan điểm, cho rằng pháp luật là hệ thống các quyđịnh do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh cácquan hệ xã hội theo mục đích của Nhà nước.

Xuất phát từ định nghĩa chung, có thé hiểu pháp luật vẻ hộ tịch là hệ thong cácquy phạm do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bao đảm thực hiện nhằm đăng

ký và quản lý các sự kiện hộ tịch phát sinh trong đời sống xã hội; góp phần bảo hộcác quyên, lợi ích hợp pháp của công dân và thực hiện quản lý dân cư trong moi

quan hệ pháp lý với Nhà nước.

Từ khái niệm trên cho thấy, pháp luật về hộ tịch có các đặc điểm sau: là hệthống các quy phạm do Nhà nước ban hành (xây dựng mới) hoặc thừa nhận (côngnhận các phong tục tập quán tốt đẹp) Các quy phạm đó được Nhà nước bảo đảmthực hiện bằng việc quy định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ đăng ký và quản lý

các sự kiện hộ tịch phát sinh; băng việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết

phục, khen thưởng, tô chức thực hiện và bằng cả các biện pháp cưỡng chế Nhà nướcnhư việc áp dụng các chế tài hình sự, hành chính đối với các hành vi vi phạm phápluật về hộ tịch Với việc hiện thực hóa các quy phạm đó, các quyền nhân thân và lợiích chính đáng, hợp pháp của công dân được Nhà nước bảo hộ; đồng thời Nhà nước

có cơ sở dé quản lý dân cư, xây dựng các chính sách kinh tế, xã hội

Pháp luật về hộ tịch hiện hành chủ yếu được thể hiện trong một hệ thống cácvăn bản quy phạm pháp luật sau:

- Hién pháp, Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân va gia đình năm 2000,Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004.

Các văn bản nêu trên tuy không phải là những văn bản quy định trực tiếp về

hộ tịch nhưng gồm các quy định về quyền nhân thân và những quy định mang tínhnguyên tắc trong đăng ký hộ tịch, là cơ sở thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịchnhằm công nhận và bảo đảm các quyền về hộ tịch của cá nhân

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và một số Nghị định của Chính phủ như Nghịđịnh số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hànhmột số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu

tố nước ngoài; Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 của Chính phủ sửa

Trang 20

đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP; Nghị định số158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch;Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy định chỉ tiết vềđăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội vềviệc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối vớicác dân tộc thiểu số.

Các văn bản trên bao gồm các quy định về thẩm quyền, thủ tục, trình tự đăng

ký hộ tịch; cách thức đăng ký hộ tịch; trách nhiệm quản lý nhà nước về hộ tịch.Ngoài ra còn có các Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, hôn nhân và giađình mà Việt Nam đã ký với các quốc gia khác liên quan đến hộ tịch như các Hiệpđịnh về nuôi con nuôi

Có thê thấy việc điều chỉnh trực tiếp về hộ tịch hiện chưa có văn bản luật.1.3 Thực hiện pháp luật về hộ tịch

1.3.1 Khái niệm

Trên phương diện lý luận chung về nhà nước và pháp luật, thực hiện pháp luậtđược coi là một khâu quan trọng trong cơ chế điều chỉnh pháp luật, do đó cũng đượcnhiều học giả nghiên cứu sâu như là một khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý

Theo quan niệm trong Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật của khoa LuậtĐại học Quốc gia Hà Nội: “7c hiện pháp luật là hiện tượng, qua trình có mục dichlàm cho những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thểpháp luật” [42, tr.494].

Theo quan niệm trong Giáo trình lý luận Nhà nước và Pháp luật của Trường đạihọc Luật Hà Nội: “77c hiện pháp luật là hoạt động có mục dich nhằm hiện thựchoá các quy định của pháp luật, làm cho chúng di vào cuộc sống, trở thành nhữnghành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật" [41, tr.463]

Với những người nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật, quan niệm trên đượccho là thông dụng và được chấp nhận dưới góc độ nghiên cứu luật học Tuy nhiên,theo một nhóm tác giả khác, khái niệm thực hiện pháp luật nên được diễn đạt ngăngọn và đơn giản, bao quát là "/ực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc khônghành động) hợp pháp của chủ thể có năng lực hành vi pháp luật" [20, tr.16]

Đồng quan điểm với giáo trình của Trường đại học Luật Hà Nội, PGS-TSNguyễn Minh Đoan tiếp cận và xây dựng khái niệm thực hiện pháp luật trên cơ sởphân tích phạm trù này trong mối liên quan đến những hiện tượng và hoạt động

Trang 21

khác như hoat động xây dựng pháp luật, liên quan đến pháp chế và dân chủ xã hội,liên quan đến các yếu tô xã hội và các công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội khác nhưtập quán, đạo đức, tin điều tôn giáo và trong mối liên hệ với cơ chế điều chỉnhpháp luật [16] Nhờ đó, tác giả đã phân tích được mục đích ý nghĩa của thực hiệnpháp luật trong từng khía cạnh, kế cả về học thuật và thực tiễn lĩnh vực này.

PGS-TS Nguyễn Văn Động cho rằng, "thirc hiện pháp luật là hoạt động củacon người đưa pháp luật vào cuộc sống, nhằm đem lại cuộc sống ấm no, tự do,

Ant

hạnh phúc và an toàn cho nhân dan" [18, tr.278] Quan điểm này nhân mạnh mụcđích của thực hiện pháp luật chính là mục tiêu mà các nhà làm luật đặt ra trong quátrình điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa

Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng, dù thực hiện pháp luật được thực hiện

dưới các hình thức khác nhau nhưng cudi cùng nó déu là những hoạt động có mụcđích, có định hướng dé đưa các quy phạm pháp luật vào cuộc sống: "Thuc hiện

pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp

luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực té

cơ chế điều chỉnh pháp luật cùng với quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật và đặttrong quá trình phân tích về các yếu tố, bộ phận cấu thành áp dụng pháp luật [28].Vai trò của pháp luật chỉ phát huy được trên thực tế khi pháp luật được mọi chủ thétuân thu, chap hành và su dụng có hiệu qua, cũng như các chu thé được Nhà nướctrao quyền, các cơ quan nhà nước có thầm quyền áp dụng đúng đắn pháp luật Nói

cách khác, pháp luật đó phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong thực tẾ cuộc song.

Dù được hiểu dưới góc độ nao cũng có thé thay rang thực hiện pháp luật trướchết là một trong những hình thức dé thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhànước, là hành vi hợp pháp của các chủ thê pháp luật; đồng thời là giai đoạn khôngthé thiếu và vô cùng quan trọng của cơ chế điều chỉnh pháp luật do nhiều chủ thểkhác nhau tiễn hành với nhiều cách thức khác nhau

Trên cơ sở một số cách tiếp cận khái niệm thực hiện pháp luật, có thể đi tớikhái niệm thực hiện pháp luật về hộ tịch như sau:

Trang 22

Thực hiện pháp luật về hộ tịch là qua trình hoạt động hoặc hành vi có mụcdich, có chủ định của các chủ thé nhằm làm cho các quy phạm pháp luật về hộ tịch

đi vào thực tiễn cuộc sống, hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thong quan lý hộ tịchchuyên nghiệp, hiệu quả, bảo dam đăng ký kịp thời, day đủ, chính xác mọi sự kiện

hộ tịch phát sinh trong đời sống xã hội, góp phan bảo vệ các quyển và lợi ích hợppháp của công dân, tăng cường hiệu qua quan ly dân cư cua Nhà nước.

1.3.2 Đặc điểm thực hiện pháp luật về hộ tịch

Dù có nhiều cách tiếp cận nhưng qua phân tích, thực hiện pháp luật cũng cónhững đặc điểm, dấu hiệu đặc thù như là hành vi xác định hay xử sự thực tế phùhợp với yêu cầu đòi hỏi của pháp luật, do chủ thé có năng lực hành vi pháp luật thựchiện băng nhiều hình thức và theo quy trình khác nhau với mục đích hiện thực hóa

các quy định của pháp luật.

Thực hiện pháp luật về hộ tịch ngoài những đặc điểm của thực hiện pháp luậtnói chung còn mang những đặc điểm riêng theo lĩnh vực điều chỉnh Điều này đượcbiểu hiện ở những nội dung sau:

1.3.2.1 Chủ thể của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch

Khác với các lĩnh vực khác, trong lĩnh vực hộ tịch, chủ thể thực hiện pháp luật

có thé là cá nhân hoặc tổ chức có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan thông quaviệc đăng ký và thẩm quyền quản lý hộ tịch

- Đối với chủ thé là tổ chức:

Các quy định pháp luật về hộ tịch xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành

và Uy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện đăng ký các sự kiện hộ tịch phátsinh trong phạm vi thâm quyền của mình theo yêu cầu của công dân song song vớiviệc tăng cường công tác quản lý hộ tịch theo từng lĩnh vực cụ thé Co quan đăng

ký hộ tịch có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để mọi cá nhân thực hiện quyền vànghĩa vụ đăng ký hộ tịch Theo đó từ Điều 75 đến Điều 80 Nghị định 158/2005/NĐ-

CP quy định: "Bộ Tw pháp giúp Chính phủ thong nhất quản lý hộ tịch trong phạm

vi cả nước": "Bộ Ngoại giao phối hop với Bộ Tư pháp thực hiện quản lýnhà nước về hộ tịch đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài”; "Cơ quanNgoại giao, Lãnh sự Việt Nam thực hiện việc quan ly nhà nước về hộ tịch

ở nước ngoài"; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy bannhân dân cấp huyện, cấp xã déu được giao nhiệm vụ thực hiện quản lý nhà nước về

hộ tịch trong địa phương mình" [36].

Các cơ quan nhà nước có thâm quyền còn phải thực hiện pháp luật về hộ tịch

Trang 23

khi xử ly các chủ thé vi phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch đối với ca chủthé là cá nhân và tô chức có liên quan’.

Như vậy, đối với chủ thé là t6 chức, việc thực hiện pháp luật về hộ tịch chủyếu được thể hiện trong cả hai lĩnh vực đăng ký hộ tịch và quản lý hộ tịch, hai hoạtđộng này luôn hỗ trợ và có mối liên hệ mật thiết với nhau

- Đối với chủ thé là cá nhân:

Pháp luật hiện hành quy định người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đăng ký

hộ tịch phải tự giác đăng ký các sự kiện hộ tịch theo quy định của pháp luật về đăng

ký và quản lý hộ tịch.

Một trong những đòi hỏi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối vớicông tác đăng ky và quan lý hộ tịch là chủ trương cá thé hóa trách nhiệm cá nhânđối với công tác này, từ những chức danh quản lý cao nhất ở địa phương đến cán bộchuyên môn trực tiếp thực hiện đăng ký hộ tịch

Ví dụ: khoản 3 các điều 77, 78, 79 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định Chủtịch Uy ban nhân dân các cấp “phải chịu trách nhiệm về tình hình đăng kỷ và quản

lý hộ tịch ở địa phương Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dân đến saiphạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ky và quan ly hộ tịch ở địaphương mình thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải chịu trách nhiệm" [36]

Đối với cán bộ Tư pháp-hộ tịch thì “phải chịu trách nhiệm trước Uỷ bannhán dân cấp xã về những sự kiện hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã, phường, thịtran mà không được đăng ký” (Điều 82)[36] RO ràng trách nhiệm của cán bộ tưpháp — hộ tịch đối với công việc của mình được quy định tương đối khắt khe, đòihỏi khả năng chuyên môn, nghiệp vụ phải được nâng lên thành những tiêu chuẩn

“cứng” trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm” Thậm chí, các hoạt động tác nghiệp của

cán bộ hộ tịch cơ sở được coi là van đề mau chốt, làm nền tảng cho sự vận động củatoàn bộ hệ thông quản lý hộ tịch và bước đầu đã đặt ra các yêu cầu về tính chuyênnghiệp của đội ngũ này Những quy định nói trên đều nhằm hướng tới việc làm tốtcông tác hộ tịch ở từng cấp hành chính bằng việc đảm bảo thực hiện trách nhiệm

' Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 của Chính phủ quy định xử phat vi phạm hành chính trong

lĩnh vực tư pháp.

? Điều 81 - Nghị định 158/2005/NĐ-CP: Cán bộ Tư pháp hộ tịch phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ công chức cấp xã theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và phải có thêm các tiêu chuẩn sau đây: a) Có băng tốt nghiệp trung cấp luật trở lên;

b) Được boi dưỡng nghiệp vụ về công tác hộ tịch;

c) Chữ viết rõ ràng.

Trang 24

của mỗi cá nhân có thẩm quyền Đó cũng là những biểu hiện rõ nét đặc điểm củachủ thê thực hiện pháp luật về hộ tịch là cá nhân.

1.3.2.2 Các hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch

Thực hiện pháp luật nói chung và thực hiện pháp luật về hộ tịch nói riêng đều

có 4 hình thức cơ bản: Tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật

và áp dụng pháp luật Cả bốn hình thức trên của thực hiện pháp luật đều nhằm đưapháp luật về hộ tịch vào thực tiễn cuộc sống, giúp cho người dân đến gan với phápluật, tiếp cận với pháp luật va qua đó mới có thé sử dụng pháp luật dé thực hiện việcbảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình Cụ thể là:

- Tuân thủ pháp luật (hay tuân theo pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật,trong đó các chủ thé pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà phápluật ngăn cắm

Vi dụ, Điều 83 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định:

1 Can bộ Tư pháp hộ tịch không được làm những việc sau đáy:

a) Cửa quyên, hách địch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiên hà cho cơ quan, tổ

chức, ca nhân khi dang ký hộ tịch;

e) Cố ý cấp các giấy tờ hộ tịch có nội dung không chính xác

Quy định trên nêu lên những hành vi mà cán bộ tư pháp hộ tịch không được thực hiện Khi cán bộ tư pháp hộ tịch không thực hiện những hành vi trên có nghĩa

là họ đã tuân thủ pháp luật.

- Thi hành pháp luật (hay chấp hành pháp luật) là một hình thức thực hiệnpháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình "bằng hành động tíchcực”.

Vi dụ, pháp luật quy định thời han đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh nhưsau: "Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai

Trang 25

sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những ngườithân thích khác đi khai sinh cho trẻ em" (Điều 14)[36].

Những người là cha, mẹ hoặc ông bà đến Ủy ban nhân dân khai sinh cho con,cháu theo quy định tức là họ đã thi hành hoặc chấp hành pháp luật về hộ tịch

Trong thi hành pháp luật về hộ tịch, người dân có trách nhiệm đăng ký các sựkiện hộ tịch phát sinh (khai sinh, khai tử, kết hôn ), cơ quan, tổ chức và người cóthẩm quyền băng hành động tích cực thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao nhưđăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác các sự kiện hộ tịch ở địa phương; thực hiệnthống kê, báo cáo, tổng kết làm cơ sở cho việc quản lý hộ tịch

- Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thêpháp luật thực hiện quyền chủ thé của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luậtcho phép) Hình thức này thường được thực hiện đối với những quy phạm quy định

về các quyền và tự do pháp lý của các tổ chức, cá nhân Chủ thé pháp luật có théthực hiện hoặc không thực hiện các quyền, tự do pháp lý đó tùy theo ý chí của mìnhchứ không bắt buộc phải thực hiện

Ví dụ, theo quy định về đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôithì: "Việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi đã được đăng ký, nhưng số hộ tịch

và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mat hoặc hư hỏng không sử dụng được, thì đượcđăng ký lại" (Điều 46)[36]

Trong trường hop nay, chủ thé pháp luật (cá nhân đã bị mat bản chính giấykhai sinh, chứng nhận kết hôn, giấy chứng tử và số gốc đăng ký những việc nàykhông còn) có thé thực hiện đăng ký lại hoặc không đăng ký lại các việc theo yêucầu và nguyện vọng của mình mà không bị buộc phải đăng ký lại

- Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thôngqua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thâm quyên tô chức cho các chủthê pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào cácquy định của pháp luật dé tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉhoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thé Ở hình thức này, các chủ thé phápluật thực hiện các quy định của pháp luật luôn có sự can thiệp của cơ quan nhà nướchay nhà chức trách có thẩm quyền Trong một số trường hợp đặc biệt, theo quy địnhcủa pháp luật, một số tổ chức xã hội cũng có thể được thực hiện hoạt động này

Hộ tịch là những van đề cơ bản liên quan đến quyền nhân thân của mỗi cánhân nên trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch, các cơ quan nhà nước có thẩmquyền, cán bộ hộ tịch là những chủ thể thường xuyên áp dụng pháp luật dé đăng ký

Trang 26

các sự kiện hộ tịch, làm cơ sở cho việc phát sinh, thay đôi hoặc chấm dứt nhữngquan hệ pháp luật có liên quan đến quyền nhân thân của cá nhân hoặc các quan hệpháp luật trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình.

Vi dụ, Điều 21 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định:

"Sau khi kiểm tra các giấy tờ hop lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào số đăng

ký khai tử và Giấy chứng tử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người

đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử Bản sao Giấy chứng tử được cấp theo yêucâu của người di khai tử"

Trong trường hợp trên, Ủy ban nhân dân cấp xã thông qua hoạt động của cán

bộ tư pháp hộ tịch và Chủ tịch Ủy ban nhân dân đã áp dụng pháp luật về hộ tịch déđăng ký khai tử cho công dân khi có yêu cầu

1.3.2.3 Nội dung của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch

Thực hiện pháp luật về hộ tịch là sự tiếp nối hoạt động xây dựng pháp luật về

hộ tịch nhằm đưa các quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch vào đờisống Nhà nước, xã hội và sinh hoạt của công dân Thực hiện pháp luật về hộ tịchnói chung hay từng hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch nói riêng bao gồmnhững nội dung sau:

- Thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về hộ tịch.

Đây là khâu đầu tiên để đưa pháp luật vào cuộc sống Ngoài các thủ tục công bốtheo quy định của Nhà nước để bảo đảm tính báo cáo chính thống đến mọi cá nhân,

tổ chức thì việc phố biến, tuyên truyền tiếp sau đó có ý nghĩa quan trọng, làm chongười dân hiểu được rõ mục đích của đăng ký và quản lý hộ tịch, điều kiện, trình tự,thủ tục về đăng ký và quản lý hộ tịch và những giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch

- Hướng dẫn pháp luật về hộ tịch là hoạt động cụ thé hóa các quy định củapháp luật về hộ tịch đề tô chức thực hiện và thống nhất áp dụng trong đời sống

- Tiến hành đăng ký và thực hiện quản lý hộ tịch theo thẩm quyền ở mỗi địaphương và trên toàn quốc

- Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch; giải quyết khiếu nại, tốcáo và xử lý các vi phạm pháp luật về hộ tịch theo thâm quyên

- Tổng hợp tình hình đăng ký hộ tịch và số liệu thống kê hộ tịch theo quy định

dé tông kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch, đánh giánhững tác động của nó đến đời sống xã hội làm cơ sở cho việc sửa đổi hoặc banhành mới các văn bản pháp luật về hộ tịch, phù hợp với những thay đổi của đờisông xã hội và tình hình đât nước.

Trang 27

1.3.3 Vai trò của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch

Trong những năm gần đây, với những cố gắng của hệ thống co quan quản lý

và đăng ký hộ tịch, sự phối hợp của các ngành liên quan đã tạo nên bước chuyênbiến tích cực trong công tác hộ tịch Hoạt động quản lý hộ tịch ngày càng khangđịnh được vi tri, vai trò quan trọng trong tiễn trình xây dựng một nền hành chínhcông khai minh bạch, lay lợi ich cua nhân dân làm mục tiêu phục vu

Vai trò của thực hiện pháp luật về hộ tịch được khẳng định rõ nét qua hoạt

động đăng ký và quản lý hộ tịch; thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nướcxét trên ba phương diện cơ bản:

Thứ nhát, thực hiện pháp luật về hộ tịch nhằm thực hiện chức năng quản lý hộtịch; là cơ sở dé Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xãhội, an ninh, quốc phòng và tô chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó.Đánh giá khía cạnh này, giới chuyên môn đã nhận định răng "Đăng ký và quản

lý hộ tịch có ý nghĩa quan trọng để Nhà nước thực hiện quản lý dân cư và quản lýcác mặt kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, dong thời tạo cơ sở pháp lý để Nhanước công nhận và bảo hộ các quyên nhân thân phi tài sản và quyên nhân thân ganlién với tài sản của cá nhân" [9]

Một hệ thống quản lý dữ liệu hộ tịch đầy đủ, chính xác, được cập nhật kịpthời, thường xuyên sẽ là nguồn tài sản thông tin hết sức quí giá hỗ trợ đắc lực choviệc hoạch định các chính sách đúng dan, có tính khả thi, tiết kiệm chi phí xã hội;giúp cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình dân số (cơ cau dân số theo độ

tudi, giới tính, dan tộc, tôn giáo, nơi cu trú, ty suất sinh, chết và tình trạng hôn

nhân ) vào bất cứ thời điểm nào Chăng hạn trên địa bàn một đơn vị cấp xã, khicần triển khai chính sách cộng đồng liên quan đến dân cư như bảo vệ sức khỏe nhândân, chăm sóc y tế đối với bà mẹ và trẻ em, phố cập giáo dục chính quyền thườngcăn cứ vào hệ thống số đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn dé xác định đối tượng

và triển khai các biện pháp phù hợp với đặc điểm dân cư trong địa bàn

Thứ hai, hoạt động quản ly va đăng ký hộ tịch thé hiện tập trung nhất, sinhđộng nhất sự tôn trọng của Nhà nước đối với việc thực hiện một số quyền nhân thân

cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và Bộ luật dân sựnhư: quyền đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền đốivới quốc tịch, quyền kết hôn, quyền được nuôi con nuôi và được nhận làm connuôi Ở phương diện này, đăng ký hộ tịch chính là phương tiện để người dân thựchiện, hưởng thụ các quyên nhân thân đó Cac dữ liệu vê căn cước của moi cá nhân

Trang 28

thé hiện trên chứng thư hộ tịch (giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn ) là sựkhang định có giá trị pháp lý về đặc điểm nhân thân của mỗi người, mà qua đó, các

cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thé đánh giá người đó có khả năng, điều kiện đểtham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định hay không

Với ý nghĩa như vậy, việc Nhà nước tô chức quản lý, đăng ký hộ tịch thôngqua các hình thức thực hiện pháp luật về hộ tịch chính là sự bảo hộ đối với việc thựchiện các quyền con người Điều này chỉ có trong các xã hội mà nền dân chủ được

mở rộng và phát huy, khi mà các giá trị quyền con người được Nhà nước tôn trọng.Thư ba, bang các cơ chế đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật về hộ tịch, chứcnăng quan lý hộ tịch được trao cho các cơ quan nhà nước có thâm quyền đã phathuy vai trò to lớn đối với việc bảo đảm trật tự xã hội

Hệ thống số bộ hộ tịch có thé giúp việc truy nguyên nguồn gốc của cá nhânmột cách đễ dàng Các chứng thư hộ tịch do người có thâm quyền lập theo thủ tục

chặt chẽ có giá trị là sự khẳng định chính thức của Nhà nước về vị thế của một cá

nhân trong gia đình và xã hội Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, khi cần đánh giánăng lực chủ thé của một cá nhân, các cơ quan tiến hành tố tụng luôn cần đến Giấykhai sinh của cá nhân đó để xác định các dữ liệu về ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh,dân tộc, quốc tịch, họ tên, cha mẹ Do đó, khi được sử dụng với tính chất là chứng

cứ, các thông tin thé hiện trên Giấy khai sinh có thể giúp cơ quan tiến hành tổ tụngđánh giá nhiều vấn đề trong các vụ án hình sự, dân sự, lao động

Với những ý nghĩa quan trọng như vậy nên trong sự phát triển của mỗi quốcgia, van đề xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch và khai thác hiệu quả của nó phục vụcho công tác quản lý nhà nước luôn được quan tâm.

1.3.4 Các yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật về hộ tịch

Đề đạt được mục tiêu và làm đúng vai trò như trên, các yêu cầu đặt ra là:Thi nhất, thực hiện pháp luật về hộ tịch phải đạt được các mục tiêu chính sách

mà Nhà nước đặt ra Trong hoạt động xây dựng pháp luật, bất kỳ một văn bản quyphạm pháp luật nào được ban hành đều nhằm tới những mục tiêu chính sách nhấtđịnh Với mục tiêu đăng ký day đủ, kịp thời, chính xác các sự kiện hộ tịch phát sinhtrong đời song xã hội cũng là yêu cầu đầu tiên của việc thực hiện pháp luật về hộtịch Do đó, trong mọi trường hợp, việc đăng ký hộ tịch vừa là quyền đồng thờicũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của các cá nhân và cơ quan nhà nước có thầm quyên.Thứ hai, chỉ phí thực hiện pháp luật về hộ tịch phải hợp lý Thực tế cho thấy,

dé dat được một mục tiêu chính sách nào đó, có thé có nhiều phương pháp, cách

Trang 29

thức tô chức thực hiện khác nhau Tuy nhiên, nguồn lực của một quốc gia lại có giớihạn Do vậy, một trong những yêu cầu cơ bản đặt ra đối với việc tô chức thực hiệnpháp luật là chi phí thực hiện phải ở một mức độ hợp lý, như một số nhà nghiên cứucho rằng "tinh kinh tế trong diéu chỉnh pháp luật còn đỏi hỏi phải lựa chọn nhữngphương án ít ton kém nhất để đạt được mục đích" [14, tr.57] Song, cũng cần lưu ý

là chi phí tổ chức thực hiện phải được xem xét trên tổng thê toàn xã hội chứ khôngchỉ giới hạn trong khoản chi phí do Nhà nước bỏ ra thông qua các hình thức đánhgiá chi phí như chi phí - lợi ích, chi phí - hiệu suất dé đạt mức chi phí nhỏ nhất Hộtịch là những sự kiện liên quan đến toàn dân nên những chi phí cần phải có, nếukhông được cân nhắc kỹ lưỡng sẽ là những chi phí không 16

Thứ ba, đảm bảo tôn trọng quyền con người Các vấn đề hộ tịch liên quannhiều đến quyền nhân thân của cá nhân, từ tên gọi đến quốc tịch, từ quyền đượckhai sinh để trở thành một công dân pháp lý đến quyền được khai tử đều liênquan mật thiết đến việc thực hiện quyền con người Đây là yêu cầu chung của việcthực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa, vốn là “hệ thong các quy tac mang tinh bắtbuộc chung, những khuôn mẫu của hành vi, thể hiện ý chí, lợi ích, nguyện vọng củanhân dân , bảo vệ các quyên và lợi ích hợp pháp của công dân" [18, tr.27§]

Thư tw, tô chức thực hiện pháp luật về hộ tịch phải phù hợp với các quy địnhcủa hệ thống pháp luật Trong việc tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và phápluật về hộ tịch nói riêng, yêu cầu tôn trọng pháp luật là một trong những yêu cầu cơbản Mặc dù các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tô chức thực hiện pháp luật cóthé được trao những khoảng không gian nhất định dé việc thực hiện pháp luật cótính linh hoạt, phù hợp với các tình huống trên thực tế, nhưng tất cả mọi quyền hạn

đó đều phải nằm trong khuôn khô pháp luật và phải được pháp luật trao quyên

Tứ nam, đảm bảo sự công bằng, nhất quán, tính công khai, minh bach trongviệc tổ chức thực hiện pháp luật hộ tịch Với chủ trương cải cách hành chính tronglĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch, việc công khai quy trình, thủ tục, lệ phí đăng

ký hộ tịch cho người dân là việc làm cần thiết Điều đó vừa giúp Nhà nước tuyên

truyền sâu rộng các quy định của pháp luật về hộ tịch, vừa đảm bảo việc tác nghiệp

chuẩn xác của đội ngũ cán bộ, tránh những nhiễu, yêu sách khi thực hiện nhiệm vụ

Theo khảo sát của các cơ quan chuyên môn, "tinh trang vi phạm pháp luật cua

người thi hành công vu trong lĩnh vực dang ky và quan ly hộ tịch, tuy không phải làhiện tượng phổ biến nhưng cũng không phải là hiện tượng ít xảy ra trong hoạt độngđăng kỷ và quản lý hộ tịch hiện nay, nhất là trong hoạt động quản lý hộ tịch có yếu

Trang 30

to nước ngoài" [51] Vì vậy, việc thực hiện tốt yêu cầu này chính là yếu tô hết sứccần thiết không chỉ để nâng cao trách nhiệm công vụ mà còn bảo đảm ý thức tuânthủ pháp luật của người dân, nâng cao nhận thức về trách nhiệm đăng ký hộ tịch vớiNhà nước và tôn trọng thâm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch.

1.3.5 Các yếu tô ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật hộ tịch

Thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch trong thời gian qua cho thấy, mặc dùpháp luật đã quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước và công dân trong việcđăng ký và quản lý hộ tịch và có không ít biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả củacông tác hộ tịch nhưng trên thực tế hoạt động này vẫn còn có rất nhiều khó khăn,han ché, yếu kém Do vậy, cần xác định rõ những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới việcthực hiện pháp luật về hộ tịch để xây dựng những giải pháp hiệu quả cho công tácđăng ky và quản lý hộ tịch trong tình hình hiện nay Đó là các yếu tố sau:

1.3.5.1 Ý thức pháp luật

Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng sâu sắc tới việc thực hiện pháp luật về hộtịch Yếu tố này được nhìn nhận từ phía các chủ thé có thâm quyền đăng ký và quản

lý hộ tịch cũng như ý thức tự giác, chủ động đăng ký hộ tịch của người dân.

Cùng với xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức, ngườidân và các cơ quan, tô chức ngày càng coi trọng hơn những giá trị của các giấy tờ

hộ tịch và tầm quan trọng của công tác đăng ký, quản lý hộ tịch Ý thức thực hiệntrách nhiệm đăng ký các sự kiện hộ tịch và giữ gìn giấy tờ hộ tịch được nâng lên rấtnhiều Mỗi người dân đã hiểu rõ sự cần thiết của việc đăng ký các sự kiện hộ tịch déđược Nhà nước bao hộ các quyền công dân cơ ban Các co quan nha nước đượcgiao thẩm quyền cũng xác định rõ chức trách nhiệm vụ của mình trong công tác hộtịch; coi đó là cơ sở cần thiết để thực hiện quản lý dân cư và xây dựng các chínhsách xã hội phù hợp Trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, lần đầu tiên giá trị

pháp lý của Giấy tờ hộ tịch được quy định tại Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP

và trở thành cơ sở pháp lý quan trọng dé nâng tầm công tác hộ tịch :

"1 Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyên cấp cho cá nhân theoquy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch cua canhán do.

2 Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân Mọi ho sơ, giấy tờcủa cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, thang, năm sinh; giới tinh,dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh

của người do".

Trang 31

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật trong đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn

xảy ra, nhất là trong lĩnh vực đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, đăng ký nhận nuôicon nuôi Đối tượng vi phạm rất đa dạng, từ cá nhân, tổ chức có trách nhiệm điđăng ký đến cán bộ thực hiện việc đăng ký hộ tịch Có rất nhiều nguyên nhân để lýgiải cho tình trạng này trong đó có nguyên nhân xuất phát từ ý thức pháp luật củanhững chủ thê liên quan

Chăng hạn, do hạn chế về hiểu biết pháp luật, xuất phát từ cách nghĩ, cách làmđơn giản nên một số đồng bào ở nông thôn, miền núi không tự giác đi đăng ký khai

tử khi có người trong gia đình chết với ly do chết thì chôn trong vườn, ngoài bãi nhàmình nên không cần đăng ký, hoặc do không có chế độ cần thanh toán nên chắngcần giấy chứng tử, hoặc chết là hết không ai phạt được Nhiều cán bộ tùy tiện sửachữa, cải chính, làm sai lệch nội dung đăng ký hộ tịch như đăng ký khai sinh tăngtudi dé đi học, khai giảm tuổi dé đủ tuéi được nhận làm con nuôi Theo đánh giácủa Bộ Tư pháp, năm 2010 cả nước có ty lệ đăng ký quá hạn chiếm 22%, đăng kylại chiếm 19%; những năm tiếp theo tỷ lệ đó cũng không giảm đáng ké [9]

1.3.5.2 Chất lượng của văn bản pháp luật v đăng kỷ và quản lý hộ tịch

Chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật là điều kiện cần thiết để đảm bảocho pháp luật được triển khai có hiệu quả Ở thời điểm hiện tại, ngoài những quyđịnh có tính nguyên tắc liên quan đến hộ tịch và đăng ký hộ tịch tại Bộ luật dân sựnăm 2005 (quy định về quyền nhân thân), Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ emnăm 2004 (quy định về quyền được đăng ký khai sinh và có quốc tịch), Luật hônnhân và gia đình năm 2000 (quy định về kết hôn; nhận cha, mẹ, con), Luật nuôi connuôi năm 2010 (quy định về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi có yếu tốnước ngoài), còn có tới 06 nghị định, 01 thông tư liên tịch và 05 thông tư điều chỉnhtrực tiếp trong lĩnh vực hộ tịch Hệ thống văn bản pháp luật kê trên đã phát huy hiệuqua, góp phan tích cực cho công tác đăng ký và quan lý hộ tịch, cu thé là:

- Tạo hành lang pháp lý cho quản lý của Nhà nước về công tác hộ tịch;

- Bảo đảm sự thống nhất trong toàn quốc và các Cơ quan đại diện trong việcthực hiện các văn bản pháp luật về hộ tịch;

- Bảo đảm công khai, minh bạch về thâm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian

giải quyết các yêu cầu đăng ký hộ tịch;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi có yêu cầu đăng ký hộ tịch;

- Định hướng lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nướcngoài, phù hop với thuần phong mỹ tục của dân tộc; góp phan vào hội nhập quốc tế

Trang 32

Tuy vậy, cũng cần nhận diện những bat cập của pháp luật hộ tịch hiện hành là:

- Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trực tiếp điều chỉnh lĩnh vực hộ tịch chỉ lànghị định và còn tản mát nên phải phụ thuộc vào văn bản cao hơn đã gây khó khănkhi áp dụng dé giải quyết yêu cầu đăng ký hộ tịch của công dân

- Cơ chế điều chỉnh của pháp luật về hộ tịch vẫn mang tính bị động, giải quyết

sự vụ Cũng vì lý do này mà một số lượng lớn quy phạm năm trong văn bản hướngdẫn của Bộ Tư pháp Nhiều tình huống phát sinh trên thực tế do chưa có quy phạmđiều chỉnh, Bộ Tư pháp phải hướng dẫn địa phương bằng những công văn đơn lẻ.Nhằm khắc phục những ton tại trên, tạo tiền dé vững chắc cho việc đổi mới cơbản công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, việc pháp điển hóa pháp luật về hộ tịch có

ý nghĩa hết sức quan trọng Theo đó, trong chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luậtquốc gia, can quan tâm và dành sự ưu tiên cho việc xây dựng Luật hộ tịch

Muốn cho pháp luật về hộ tịch được thực hiện và có hiệu quả trong cuộc songthi van ban phap luat về hộ tịch cần phải có chất lượng cao thể hiện ở tính đồng bộ,thống nhất trong nội dung của văn bản; không được mâu thuẫn, chồng chéo; phùhợp với thực tiễn, có tinh khả thi; bảo đảm ổn định tương đối; sử dụng ngôn ngữ déhiểu Đồng thời pháp luật về hộ tịch cần phải đáp ứng được yêu cầu quản lý nhànước, phù hợp với đặc điểm vùng miền, phong tục tập quán của người dân

1.3.5.3 Công tác tô chức thực hiện pháp luật về đăng ký, quan lý hộ tịch và tổchức bộ máy làm công tác hộ tịch

Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước có ảnh hưởng sâu sắc tới mọimặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề đăng ký và quản lý hộ tịch Ảnh hưởng

đó thé hiện qua các biện pháp, chính sách mà Nhà nước ban hành dé có thé đăng kýmột cách kip thời, đầy đủ, chính xác các sự kiện hộ tịch phát sinh

Bên cạnh đó, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phô biến, giải thích, hướngdẫn thực hiện pháp luật về hộ tịch cũng như trách nhiệm tô chức thực hiện pháp luật

về hộ tịch của các cơ quan nhà nước, tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; hệthống chế tài xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi vi phạm pháp luật về hộ tịch cũng lànhững yếu tố ảnh hưởng sâu sắc tới công tác đăng ký và quản lý hộ tịch

Trình độ, năng lực quản lý và phẩm chất chính trị đạo đức của cán bộ, côngchức là những yếu tố quyết định bảo đảm thực hiện pháp luật đúng đắn, có hiệuquả Trình độ, năng lực yếu kém, lại thiếu trách nhiệm, thiếu chủ động trong việctriển khai thực hiện các văn bản pháp luật hiện hành thì pháp luật dù có đúng dancũng chỉ năm trên giây.

Trang 33

1.3.5.4 Cơ sở vật chất và điều kiện kinh tế, xã hội

Thực hiện pháp luật nói chung hay pháp luật về hộ tịch nói riêng đòi hỏi phải

có những chi phí và điều kiện vat chất nhất định Những chi phí này bao gồm chiphí cho công tác phô biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chi phí cho cơ quan nhanước tô chức triển khai thực hiện pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật

Trình độ phát triển kinh tế, xã hội tạo ra tác phong, lối sống tuân thủ pháp luật;tạo ra cơ sở vật chất cần thiết cho việc tô chức thực hiện pháp luật Ở mỗi vùngmiền với điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau thì việc thực hiện pháp luật cũng cónhững nét khác nhau Đời song kinh tế phát triển và trình độ nhận cao sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến ý thức trách nhiệm trong việc đăng ký các sự kiện hộ tịch phát sinh.Thông thường, việc đăng ký hộ tịch thường được quan tâm nhiều hơn ở cácvùng thành thị; còn ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, để đăng kýđầy đủ các sự kiện hộ tịch thường rất khó khăn, cán bộ phải đến tận nhà vận động

dé nhân dân thực hiện đăng ký hộ tịch Những sự kiện hộ tịch thiết yếu liên quan ratnhiều đến quyền công dân như khai sinh, khai tử, kết hôn cũng có nơi không đượcquan tâm thỏa đáng Chính vì thé, từ những năm 2000 đến 2005, Bộ Tư pháp phảixây dựng Đề án đăng ký khai sinh miễn phí cho trẻ em [5] Quốc hội cũng đã cóNghị quyết chuyên đề trong đó lãnh đạo trực tiếp về việc đăng ký kết hôn chonhững trường hop nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn[37] Qua thực hiện các hoạt động trên thì hầu hết các trường hợp cần được trợ giúp

là những đối tượng sinh sống ở những địa phương kinh tế chưa phát triển hoặc bảnthân là người nghèo, trình độ nhận thức thấp

Một bộ phận người dân tuy ý thức được ở mức độ nhất định sự cần thiết củaviệc đăng ký hộ tịch, nhưng lại có hoàn cảnh khá đặc biệt (có con ngoài giá thú,sinh con thứ ba, con sinh ra đã ôm yếu bệnh tật ) nên dẫn đến tâm lý ngại đăng ký

khai sinh Đường xá di lại khó khăn, thu nhập thấp, tình trạng thất học, mù chữ

cũng là những yếu tô gây trở ngại cho người dân trong việc đăng ký hộ tịch

Tương tự như lĩnh vực khai sinh, khai tử, trong lĩnh vực nuôi con nuôi, tìnhtrạng người dân không hiểu biết pháp luật, trình độ dân trí thấp là nguyên nhânchính dẫn đến tình trạng nuôi con nuôi không đăng ký Do đó, Luật nuôi con nuôinăm 2010 đã có hắn một điều quy định cụ thể về việc tổ chức đăng ký nuôi con nuôithực tế trong thời han 5 năm, kế từ ngày luật có hiệu lực (01/01/2011 đến31/12/2015) (Điều 50)[30] Van đề nuôi con nuôi có yếu tổ nước ngoài cũng chưađược nhận thức đầy đủ do tình trạng đông con, đời sống khó khăn, cùng quan

Trang 34

1.3.5.5 Ảnh hưởng của một số phong tục, tập quán; truyền thong đạo đức

Hộ tịch luôn gan với con người, mỗi người lại có một nguồn cội, một dòngmáu, một dân tộc và kèm theo đó là những phong tục, tập quán, truyền thống vùngmiền Vì lẽ đó, việc thực hiện pháp luật về hộ tịch luôn bị ảnh hưởng bởi những yếu

tố trên

Vào những năm trước khi ban hành Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày27/3/2002 của Chính phủ về áp dụng Luật hôn nhân gia đình đối với các dân tộcthiểu số, các cơ quan được giao xây dựng nghị định đã phải thực hiện điều tra, khảosát về hệ thống các phong tục tập quán đang tồn tại trong đồng bào các dân tộc;phân tích đánh giá phong tục tốt đẹp cần được duy trì và các hủ tục nên xóa bỏ Tuynhiên, trong thực tế thực hiện pháp luật về hộ tịch ở khía cạnh này vẫn còn nhiềunhững khó khăn, những rào cản chưa thể khắc phục theo yêu cầu của việc xây dựngnếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc theo hướng văn minh, hiện đại

Theo khảo sát của một nhóm nghiên cứu [51]: Ở những gia đình Công giáo,khi một đứa trẻ ra đời, một nghỉ thức thiêng liêng mà cha mẹ có bồn phận và luôn

quan tâm thực hiện là làm lễ rửa tội Tại lễ rửa tội này, đứa trẻ mới chính thức được

đặt tên thánh Đây là nghi thức đánh dấu sự nhập đạo của một thành viên mới trong

gia đình Tuy nhiên, nghi lễ này lại thường được thực hiện khi đứa trẻ đã hơn một

tháng tuôi Sau lễ rửa tội thì cha mẹ mới có thé nghĩ đến việc đăng ký khai sinh chocon Do đó, việc đăng ký khai sinh cho trẻ em công giáo thường xuyên là quá hạn.Đối với việc đăng ký kết hôn, việc làm lễ cưới tại nhà thờ quan trọng hơn việc thựchiện các thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Cũng tương tự như tập quán tôn giáo, ở một số địa phương, người dân lại có

tập tục làm lễ cúng mụ và đặt tên chính thức cho đứa trẻ khi đứa trẻ được sinh ra

Theo tập quán này, đứa trẻ thường được đặt tên hai lần Tên người mẹ đặt cho ngaysau khi sinh ra chỉ có ý nghĩa tạm thời, gọi là “tên quai nôi” Khi trẻ đầy tháng, giađình mới làm “lễ cúng mu” và nhờ người cao tuổi trong gia tộc tra trong sô sách,gia phả dòng họ xem “tên quai nôi” của trẻ có phạm huý các đời trước không Việctra số có khi kéo dài đến hàng tháng Hoặc phong tục nhờ thầy cúng đặt tên cho concũng làm chậm thời gian khai sinh cho đứa trẻ Đối với việc đăng ký khai tử cũng

có không ít phong tục lạc hậu vẫn đang được duy trì ở vùng dân tộc ít người, như

phong tục cấm người lạ vào nha có tang trong vòng hai tháng (phong tục này gâycản trở cho cán bộ hộ tịch khi đến làm thủ tục đăng ký khai tử) Nam, nữ đến tudixây dựng gia đình chỉ cần làm cỗ to mời làng mà không cần phải đăng ký tại Ủy

Trang 35

ban nhân dân Những phong tục nói trên dẫn đến có tình trạng đăng ký khai sinhmuộn hoặc không đăng ký, ít hoặc không đi đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn.

Tuy nhiên, cũng có những tập tục, phong tục, tập quán tốt đẹp, tiến bộ củađồng bào các dân tộc được Nhà nước quan tâm xem xét và chuyển hóa thành quyphạm pháp luật, "/a cẩu nối tạo ra môi trường thuận lợi cho pháp luật di vào cuộcsống, cùng với pháp luật duy trì, quản bp xã hội vì hạnh phúc của nhân dân" [15,tr.180] Nội dung này đã được thé hiện trong Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với

các dân tộc thiểu số '

Với yếu tô dao đức, trong lĩnh vực hộ tịch cũng có sự ảnh hưởng sâu sắc bởitính gan gũi, đời thường cua các sự kiện hộ tịch, "hở có dao đức, quan hệ giữangười với người được dam bảo bang tình yêu thương dong loại, bằng sự đoàn kếtgắn bó, dim bọc lần nhau, trở nên nhân đạo và nhân văn hơn" [15, tr.158] Trongpháp luật về hộ tịch, điều này được thể hiện rất rõ trong các chế định luật như nhậnnuôi con nuôi, nhận cha mẹ con, giám hộ, đăng ký khai sinh cho trẻ bi bỏ rơi

KET LUẬN CHƯƠNG 1Dưới góc độ lý luận có thé khang định pháp luật về hộ tịch là hệ thống nhữngquy phạm do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện dé điềuchỉnh các quan hệ xã hội có liên quan tới việc đăng ký và quản lý các sự kiện hộtịch phát sinh nhằm bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân và quản lý dân cư của Nhànước Thực hiện pháp luật về hộ tịch là quá trình hoạt động hoặc hành vi có mụcđích của chủ thé nhằm đưa quy phạm pháp luật hộ tịch vào cuộc sống xã hội, hướngtới mục tiêu xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch chuyên nghiệp, hiệu quả Pháp luật

về hộ tịch là một bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật, do vậy, thực hiện pháp luật

về hộ tịch vừa có những đặc điểm chung của thực hiện pháp luật vừa có những đặcđiểm riêng, yêu cầu riêng và chịu sự tác động của nhiều yếu tố

Hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch đã khăng định được vi trí, vai trò ngàycàng quan trọng trong tiến trình xây dựng một xã hội phát triển và được Chính phủxác định là một trong những lĩnh vực trọng tâm trong việc xây dựng nên hành chínhphục vụ Vì thế, vai trò và yêu cầu đối với việc thực hiện pháp luật về hộ tịch cũngngày càng được đề cao trong đời sống xã hội ở Thái Nguyên nói riêng và trên phạm

vi cả nước nói chung.

' Xem Phụ lục A (Danh mục phong tục tập quán tốt đẹp) và Phụ lục B (Danh mục phong tục tập quán lạc

hậu) ban hành kèm theo Nghị định 32/2002/NĐ-CP.

Trang 36

Chuong 2THUC TRANG THUC HIEN PHAP LUAT VE HO TICH TREN DIA BAN

TINH THAI NGUYEN HIEN NAY

2.1 Một số đặc điểm, tình hình kinh tế chính tri, văn hóa xã hội của tỉnhThái Nguyên có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi được tái lập từ ngày 01/01/1997 trên cơ sởchia tách tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh: Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết kỳhọp thứ 10 Quốc hội Khoá IX

Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (trong đó có 01 thànhphó, 01 thị xã, 07 huyện) và 181 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 125 xã, thịtran miền núi, vùng cao (chiếm 69,06%); còn lại là các xã đồng băng và trung du.Tổng diện tích đất tự nhiên là 3.541,10km” Dân số toàn tỉnh là 1.046.000 người vớimật độ dân số bình quân là 295 người/ Ikm Là một tỉnh thuộc khu vực trung dumiền núi phía Bắc, Thái Nguyên có 8 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đóngười Kinh chiếm 73,1%; người Tày chiếm 11%; người Nùng chiếm 5,7%; ngườiSán Dìu chiếm 3,9%; người Sán Chay 2,9%; người Dao chiếm 2,3%; còn lại là cácdân tộc khác như Cao Lan, Hoa, H'Mông' Mỗi dân tộc đều có những phong tục tậpquán riêng trong việc cưới, việc tang, thờ cúng.

Tỉnh Thái Nguyên có vị trí địa lý kinh tế khá thuận lợi, trước đây là Thủ phủcủa 6 tỉnh miền núi phía Bắc, có khu công nghiệp Gang Thép lớn nhất cả nước.Hiện nay, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp vẫn được duy trì ở mức độ trung bìnhkhá Điểm nỗi bật hơn cả là Thái Nguyên đang được coi là trung tâm đào tao nguồnnhân lực lớn thứ 3 trong cả nước, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với gần

30 trường Đại học, Cao đắng và Trung học chuyên nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên được chỉ đạo chuyền giao công tác hộ tịch từ ngành Công

an sang ngành Tư pháp theo đúng quy định của Nghị định số 219/HDBT ngày20/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) từ năm 1987 Việc tiếpquản cơ sở đỡ liệu về hộ tịch thời điểm này đối với một địa phương miễn núi cũng

có nhiều hạn chế, nhất là tư duy quản lý bao cấp đã hăn vết tương đối sâu trongquản lý hành chính nói chung Nhưng với cơ sở pháp lý nói trên, tỉnh cũng đã từng ' Theo Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương — Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm

2009.

Trang 37

bước gây dựng một đội ngũ cán bộ và cơ quan quản lý công tác hộ tịch của ngành

Tư pháp, hình thành một nếp tư duy mới đối với công tác này ở cả hai phía ngườidân và cơ quan nhà nước có thâm quyên

Với cơ cấu kinh tế công - nông lâm nghiệp - dịch vụ, tỉnh Thái Nguyên đangtừng bước khang định mình trong nền kinh tế mở Tuy nhiên cùng với nền kinh tếphát triển, những phát sinh xã hội khác cũng đang ngày càng phức tạp hơn do phầnlớn dân cư ở Thái Nguyên từ các địa phương khác về tụ cư theo các dự án phát triểncông nghiệp Những hạn chế về trình độ văn hoá, nhận thức, sự chệnh lệch vùngmiền trong đời sống kinh tế đã ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật nói chungtrong đó có pháp luật về hộ tịch Thực tế trước kia đã có một bộ phận nhân dân, đặcbiệt là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa không coi trọng việc đăng kýcác sự kiện hộ tịch phát sinh theo quy định của pháp luật Thậm chí có không ít cấpchính quyền lo là trong việc chi đạo tuyên truyền nhân dân đăng ký hộ tịch, dẫn đếncông tác quản lý hộ tịch gặp nhiều khó khăn

Bên cạnh đó cũng có những điều kiện thuận lợi như địa phương đã được tách

ra nên địa giới hành chính, lãnh thổ được thu gọn; không có quá nhiều địa bàn hiểmtrở về giao thông và thông tin liên lạc

Những đặc điểm nói trên đều ít nhiều có những tác động tích cực hoặc tiêu cựcđến việc thực hiện pháp luật về hộ tịch ở tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây.2.2 Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện pháp luật về hộ tịch

và nguyên nhân

Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay (giai đoạn

từ khi tách tỉnh năm 1997) đã đạt được những thành tựu nhất định, phản ánh rõ

những nỗ lực trong thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này

2.2.1 Khẳng định được vị thế của công tác hộ tịch cũng như vai trò của nótrong quản lý nhà nước và bảo đảm các quyền nhân thân

Những năm đầu tiếp nhận chuyển giao là thời điểm có nhiều khó khăn củangành Tư pháp Sở Tư pháp tinh Thái Nguyên được thành lập từ năm 1982” dangtrong thời kỳ củng cô và hoàn thiện tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cơ sở và phải triểnkhai nhiều nhiệm vụ rất nặng nề như công tác văn bản, phô biến giáo dục pháp luật,công tác quản lý Tòa án địa phương, công tác tư pháp khác Vì thế, nguồn lực dành' Quyết định số 87/QD-UB ngày 09/4/1982 của UBND tỉnh Bắc Thái về việc thành lập Sở Tư pháp Công tác

chuyên giao nhiệm vụ đăng ký, quản lý hộ tịch được thực hiện năm 1987.

Trang 38

cho việc t6 chức va đăng ký hộ tịch chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầunhiệm vụ.

Khắc phục khó khăn chung, đến nay, VỊ thế của công tác hộ tịch đã được thừa

nhận rất rõ trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội Xác định công tác này khôngchỉ giới hạn trong phạm vi một ngành hay một địa phương mà liên quan đến nhiềungành, nhiều địa phương khác nhau nên việc phối hợp, chia sẻ thông tin đã đượcquan tâm, chứng tỏ vai trò quan trọng của công tác hộ tịch trong quản lý nhà nước.Chăng hạn bằng việc hỗ trợ, cung cấp thông tin và hướng dẫn công dân, côngtác đăng ký, quản lý hộ tịch của ngành Tư pháp và công tác đăng ký, quản lý cư trúcủa ngành Công an trên địa bàn đã được thực hiện tốt hơn

Vi dụ: thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử, thay đôi cải chính hộ tịch vớiđăng ký thường trú, xóa đăng ký thường trú, điều chỉnh những thay đổi hộ tịchtrong sô hộ khẩu; phối hợp trong đăng ký kết hôn, nhận nuôi con nuôi với thủ tụcđăng ký, điều chỉnh hộ khâu và đăng ký cư trú cho chồng (hoặc vợ), con nuôi nếu

có thay đôi về nơi cư trú; phối hợp giải quyết những trường hợp hồ sơ giấy tờ khôngthống nhất để quản lý dân cư Trên cơ sở hộ khâu của ngành Công an, ngành Tưpháp xác định đúng về thâm quyền làm cơ sở cho việc đăng ký hộ tịch

Đối với ngành Giáo dục va Đào tạo, giấy khai sinh là giấy tờ gốc làm cơ sởthiết lập hồ sơ học bạ Khi trẻ đến tuôi đi học phải có giấy khai sinh để xác lập hồ

sơ học sinh Mọi giấy tờ của ngành Giáo dục và Đào tạo như văn bang, hoc ba,chứng chỉ phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó

Liên quan đến ngành Y tế, việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế đã có sự phối hợp chặtchẽ với cơ quan đăng ký hộ tịch, các nội dung về họ tên, ngày tháng năm sinh trongGiấy khai sinh là căn cứ dé cấp thẻ Bảo hiểm y tế, nhất là thẻ cho trẻ em dưới 6tuổi Cơ quan tư pháp đăng ký khai sinh cho trẻ em trên cơ sở Giấy chứng sinh của

tổ chức y tế Các số liệu về sinh, tử là cơ sở đữ liệu trong việc thống kê quản lýcông tác dân số Hệ thống này mang lại các thông tin về số lượng trẻ em sinh ratừng thời kỳ, độ tuổi, tỷ lệ tử vong, tuổi thọ trung bình dé từ đó có các biện pháp,chính sách dân số, y tế, bình dang giới, kế hoạch hóa gia đình phù hợp với thực tế.Trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức, ngành Nội vụ có Quy chế quản lý

hồ sơ cán bộ công chức trong đó xác định rõ thành phần hồ sơ có Giấy khai sinh;nội dung Lý lịch cán bộ công chức, tiêu sử ban thân phải ghi rõ các phát sinh, thayđôi về hộ tịch như sinh, kết hôn, giám hộ, nhận nuôi con nuôi, nhận cha mẹ con Hồ

sơ cán bộ phải phù hợp với giây khai sinh của người đó; nêu có sai sót phải căn cứ

Trang 39

vào Giấy khai sinh dé sửa đổi cho phù hợp Ngược lại, hồ sơ cán bộ, công chức là

cơ sở cho việc đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn khi có yêu cầu

Đối với ngành Lao động - thương binh và xã hội, Giấy khai sinh là cơ sở đểcấp thẻ Bảo hiểm xã hội, giải quyết chính sách bảo trợ xã hội (người cao tuổi, ngườitàn tật, các đối tượng được hưởng chế độ mai táng phí, cấp thẻ Bảo hiểmy tế cho hộnghèo, dân tộc thiêu số v.v )

Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, ngành Tưpháp đã phối hợp tuyên truyền các quy định của pháp luật về hộ tịch; thành lập cácCâu lạc bộ trợ giúp pháp lý tại các Chi hội phụ nữ xã, Câu lạc bộ tuyên truyền phápluật trong thanh niên; vận động đoàn viên thanh niên không cưới tảo hôn; khôngchung sống trái pháp luật, đảm bảo hôn nhân lành mạnh, tiến bộ Công tác tư vấnpháp luật và hỗ trợ kết hôn có yếu tô nước ngoài của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnhđược tăng cường nhằm cung cấp các thông tin cần thiết để chị em có kiến thức vềhôn nhân, gia đình, đảm bảo sự hòa nhập khi kết hôn Số lượng chị em được tư vanchiếm tỷ lệ cao trong số trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài (Năm 2008:60/75- chiếm 80%, năm 2009: 58/80 - chiếm 72,5%, năm 2010: 56/75 - chiếm74,66%, năm 201 1:78/90 - chiếm 86,66%, năm 2012: 63/89 - chiếm 70,78%) [24].Kết quả trên là do sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương đối vớicông tác hộ tịch; chỉ đạo và tạo điều kiện dé ngành Tư pháp thực hiện tốt các nhiệm

vụ được giao Cụ thể là:

- Chỉ đạo tô chức bàn giao công tác đăng ký và quản lý hộ tịch từ ngành Công

an sang cho ngành Tư pháp theo đúng quy định.

- Quan tâm xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký quản lý hộ tịch, bồi đưỡng

nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch Từ chỗ không có cán bộ thực hiện công

tác này ở cơ sở (do trước đó ngành Công an phụ trách) hoặc có nhưng mang tínhchất kiêm nhiệm (do công an cơ sở hoặc cán bộ văn phòng Ủy ban nhân dân cấp xã)đến việc từng bước hình thành được đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch từ cấp xã,cấp huyện đến cấp tỉnh Năm 2002, Ủy ban nhân dân tỉnh đã mở lớp trung cấp luậtkhoá I và hỗ trợ toàn bộ kinh phí nhằm đào tạo công chức tư pháp hộ tịch cho cấp

Xã VỚI tổng số 112 học viên Năm 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tạo mọi điều kiện

để Bộ Tư pháp thành lập trường Trung cấp Luật Thái Nguyên, xây dựng cơ sở đàotạo cán bộ cho ngành Tư pháp khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch nhăm tạo những chuyênbiên cho công tác nay với tinh thân cải cách hành chính mạnh mẽ như:

Trang 40

+ Chi thị số 03/2006/CT-UBND ngày 21/3/2006 của Uy ban nhân dân tỉnh

Thái Nguyên về triển khai thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP;

+ Nghị quyết số 36/2006/NQ-HĐND ngày 15/12/2006 của Hội đồng nhân dân

tỉnh Thái Nguyên khóa XI kỳ hop thứ 7 về điều chỉnh và b6 sung mức thu các loạiphí, lệ phí thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý.

+ Quyết định số 269/2007/QĐ-UBND ngày 02/02/2007 về việc ban hành mức

thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch, hộ khẩu và chứng minh thư nhân dântrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

+ Nghị quyết số 13/2008/NQ-HĐND về việc quy định và bãi bỏ một số loạiphí, lệ phí do tỉnh Thái Nguyên quản lý, quy định việc miễn lệ phí đăng ký hộ tịch

lần đầu đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử; thay đôi cải chính hộ tịch cho ngườidưới 14 tuổi; bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch được thực hiện ở cấp xã

- Chi đạo chính quyền các cấp quan tâm dau tư kinh phí dé thực hiện công tácđăng ký và quản lý hộ tịch phù hợp với điều kiện của từng địa phương

2.2.2 Hệ thống số sách, dữ liệu hộ tịch được lưu giữ và sử dụng lâu dàiTỉnh Thái Nguyên hiện nay đã bước đầu thiết lập được hệ thống số sách về hộtịch theo quy định của pháp luật ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) với cơ chế lưu số kép.Đây được ghi nhận là kết quả mang tính đột phá bởi trước đó, hệ thống số ghi đăng

ký các sự kiện hộ tịch đã bị thất lạc và hư hỏng do thay đôi cơ chế quản lý và hậuquả của chiến tranh, tư duy quản lý lạc hậu

Thực hiện tổng rà soát [45], hệ thống số hộ tịch tại Thái Nguyên có như sau:

* Cấp tỉnh:

- Về Số hộ tịch: tong số sô được lưu tại Sở Tư pháp là 34 quyền, trong đó:+ Đăng ký khai sinh: 02 quyên được lưu trữ từ năm 1994 đến 2010;

+ Đăng ký khai tử: 01 quyên được lưu trữ từ năm 2002 đến 2010;

+ Đăng ký kết hôn: 07 quyền được lưu trữ từ năm 1993 đến 2010;

+ Số đăng ký nuôi con nuôi: 24 quyền được lưu trữ từ năm 1994 đến 2010;+ Số đăng ký nhận cha - mẹ - con: 01 quyền được lưu từ 2003 đến 2010

- Về hồ sơ hộ tịch: tính đến năm 2010 đã có tông số 1850 hồ sơ hộ tịch đượclưu trữ tại Sở Tư pháp, trong đó:

+ Đăng ký khai sinh: 106 h6 sơ được lưu trữ từ năm 1994 đến 2010;

+ Đăng ký khai tử: 01 hồ sơ được lưu trữ từ năm 2002 đến 2010;

+ Đăng ký kết hôn: 559 hồ sơ được lưu trữ từ năm 1993 đến 2010;

+ Đăng ký nuôi con nuôi: 1161 hồ sơ được lưu trữ từ năm 1994 đến 2010;

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng theo dừi tỷ lệ đăng ký lại việc sinh, tử tại Thỏi Nguyờn (2006-2011) - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay
Bảng 1 Bảng theo dừi tỷ lệ đăng ký lại việc sinh, tử tại Thỏi Nguyờn (2006-2011) (Trang 41)
Bảng 2: Bảng theo dừi tỷ lệ đăng ký quỏ hạn việc sinh, tử tại Thỏi Nguyờn (2006-2011) - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay
Bảng 2 Bảng theo dừi tỷ lệ đăng ký quỏ hạn việc sinh, tử tại Thỏi Nguyờn (2006-2011) (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w