1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động của Tòa án nhân dân tại thành phố Hải Phòng hiện nay

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BÙI DUY KHOA

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA

PHIÊN TOÀ XÉT XỬ LƯU ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂNTẠI THÀNH PHO HAI PHÒNG HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước & Pháp luậtMã số: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, được

thực hiện từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2013 dưới sự hướng dẫn khoa học củaTS Nguyễn Quốc Hoàn Các số liệu và nội dung nghiên cứu trong Luận vănnày hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE GIÁO DỤC PHAP LUAT THONG QUAPHIEN TOA XÉT XỬ LƯU ĐỘNG CUA TOA ÁN NHÂN DÂN

1.1 Những van đề lý luận cơ bản về giáo dục pháp luật 1.2 Khái niệm và đặc điểm của giáo dục pháp luật thông qua

-phiên toà xét xử lưu động của Toà án nhân dân -

+-1.3 Những yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả của giáo dục pháp luật

thông qua phiên tòa xét xử lưu động của Tòa án nhân dân

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUAPHIEN TOA XÉT XỬ LƯU ĐỘNG CUA TOA ÁN NHÂN DAN

TẠI THÀNH PHO HAI PHONG HIEN NA Y ¿5£ 22E+£++E+E2EzEzxeei2.1 Một vài nét về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của

thành phố Hải Phòng ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật

thông qua phiên tòa xét xử lưu động của Tòa án nhân dân 2.2 Tình hình giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động

của Tòa án nhân dân tại thành phố Hải Phòng hiện nay

- Kết quả, hạn chế và nguyên nhân 2-2 2+ +E+£++Ez£xzxzxeCHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA PHIÊN TÒA XÉT XỬ LƯU ĐỘNGCUA TOA ÁN NHÂN DAN TẠI THÀNH PHO HAI PHÒNG HIỆN NAY

3.1 Phương hướng nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật thông quaphiên tòa xét xử lưu động của Tòa án nhân dân

tại thành phố Hải Phòng hiện nay 2-2 2 2 2+E+£E+EE+Ez£xzErxee3.2 Một số giải pháp dé tăng cường hiệu quả giáo dục pháp luật

thông qua phiên tòa xét xử lưu động của Tòa án nhân dân

tại thành phố Hải Phòng hiện nay 5-2 S2 £E£E+E£EzErxerszedKẾT LUẬN ¿525 SSS1ỀEE92121121121121217111112112112111111111111 1111.1111011 xeDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Bằng việc khăng định tại Điều 2Hiến pháp 1992, chủ trương này đã dần đi vào cuộc sống Nhà nước hợp hiến,quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục phápluật, nâng cao đạo đức và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trongnhững nội dung đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam đã được làm rõ và khẳng định.

Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đến nay, Đảng ta luônkhang định vị trí, vai trò và tam quan trọng của công tác giáo dục pháp luật.Quan điểm coi trọng công tác giáo dục pháp luật được thể hiện nhất quán vàngày càng rõ nét Thể chế hoá quan điểm do Dang đề ra, nhiều văn bản về giáodục pháp luật đã được ban hành như: Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg ngày07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phô biến, giáodục pháp luật trong giai đoạn hiện nay; Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày07/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 1998 đến năm 2002 và thành lập Hộiđồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ (Toà ánnhân dân tối cao là một cơ quan thành viên); Quyết định số 13/2003/QĐ-TTgngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến,giáo dục pháp luật từ năm 2003 đến năm 2007; trước yêu cầu mới của phát triểnkinh tế - xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa,tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Bíthư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 vềtăng cường sự lãnh đạo của Dang trong công tác phô biến, giáo dục pháp luật,nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số212/2004/QD-TTg ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Trang 5

năm 2010; Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ vềviệc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thưTrung ương Đảng (khoá IX); Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/03/2008của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luậttừ năm 2008 đến năm 2012; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hộinước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông quangày 20/6/2012

Các hình thức giáo dục pháp luật được áp dụng trong thực tế rất đa dạng,phong phú và sáng tạo Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòaán là hình thức giáo dục pháp luật đặc thù nhất, thông qua hoạt động xét xử củaToà án làm cho mọi người thấy rằng bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào đều bịxử lý theo pháp luật, mọi tranh chấp đều được giải quyết công băng, đúng phápluật Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử, nhất là thông qua phiên tòaxét xử lưu động của Toà án đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần cungcấp tri thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, thái độ đúng đắn đối với pháp luậtmột cách có mục đích, có chủ định, có tô chức đến công dân nhằm hình thành ởhọ ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, ý thức đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm, làm cơ sở củng cố nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và phápluật của mọi công dân.

Việc giáo dục pháp luật thông qua các phiên toà xét xử lưu động có tácdụng rất mạnh mẽ đến nhận thức và tình cảm của các tầng lớp nhân dân ở cơ sở,những người không phải lúc nào cũng muốn và có điều kiện tới trụ sở toà án đểtham gia theo dõi phiên toà Chính vì thế, nhiệm vụ phòng ngừa những hành vivi phạm pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh phápluật trong nhân dân được thé hiện rất cụ thé, sinh động tại các phiên toà này Mộtsố vụ án điểm xét xử lưu động tại địa bàn nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi xảy ratranh chấp, vừa mang tính chất tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân

Trang 6

chính sách của Đảng và nâng cao tinh thần cảnh giác trong nhân dân.

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn một số tòa án chưa coi trọng vấn đề này,cho rang việc giáo dục pháp luật chủ yếu là của nhà trường và xã hội; rat ít khicho tô chức xét xử lưu động, nguyên nhân thì có nhiều (thiếu kinh phí, sự phốihợp của các cấp, các ngành địa phương ) nhưng nhiều toà án cũng rất ngại xétxử lưu động vì phải chuẩn bị rất nhiều việc ngoài chuyên môn, họ biết chắc chắnrằng khi xét xử lưu động có rất nhiều người dân sẽ tham gia, theo dõi, đánh giávà giám sát rất chặt chẽ mọi hành vi của thâm phán trong quá trình xét xử.Những thâm phán mới được bổ nhiệm, chưa có nhiều kinh nghiệm, còn lúngtúng, chưa thật sự tự tin trước đông người và khi ngồi ở vi trí xét xử, lo lắng chokết quả xét xử không tốt sẽ bị sửa, hủy án Dẫn đến hiệu quả giáo dục pháp luậtchưa cao đo họ phải chú ý đến kết quả, chất lượng xét xử mà không chú ý đếngiáo dục pháp luật.

Với những lý do trên, việc nghiên cứu dé tài: “Gido duc pháp luật thôngqua phiên toà xét xử lưu động của Toà án nhân dân tại thành phố Hải Phònghiện nay” là vẫn đề cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề nghiên cứu về giáo dục pháp luật dưới góc độ khoa học pháp lýđược các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhiều cơ quan rất quan tâm Cho đếnnay đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố Tuy nhiên, trên phươngdiện nghiên cứu lý luận về giáo dục pháp luật, các công trình nghiên cứu đề cậpđến nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau nhưng chủ yêu được nghiên cứu theo cáchướng sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu cơ bản nhằm làm sáng tỏ khái niệm, mục đích, chủthể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp của giáo dục pháp luật; các

mối quan hệ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục chính tri, dao đức, văn hoá,

học vấn như: Bàn về giáo đục pháp luật, Trần Ngọc Đường và Dương Thanh

Trang 7

số 92-98-223-DT, của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp Đặcbiệt, hướng này đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận về ý thức pháp luật,làm rõ ban chất, cau trúc, mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với ý thức đạo đức,ý thức chính trị như: Y /hức pháp luật và giáo duc pháp luật ở Việt Nam, Luậnán phó tiến sỹ luật học, Nguyễn Đình Lộc, 1987; Giáo duc ý thức pháp luật vớiviệc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Luận án phó tiễn sĩ luật, Trần NgọcĐường, 1988; Giáo đục ý thức pháp luật, Nguyễn Trọng Bích, Tạp chí Xây dựngĐảng, số 4/1989; Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức pháp luật và lỗi sốngtheo pháp luật, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, mã số KX.07-17, Viện Nhà nướcvà pháp luật - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn chủ trì.

Thứ hai, nghiên cứu giáo dục pháp luật cho từng nhóm đối tượng cụ thẻ,như giáo dục pháp luật cho nông dân, cán bộ, công chức, cho thanh, thiếu niên,Sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, cho thanh niên, phụ nữ, cho đồng bàodân tộc thiêu số như: Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quan lýhành chính ở nước ta hiện nay, Luận an phó tiễn sĩ luật học, Lê Đình Khiên,1993; Giáo đục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp vaday nghé ở nước ta hiện nay, Luận an Phó tiễn sĩ khoa học luật, Đinh XuânThảo, 1996; Giáo duc pháp luật cho nhân dân, Nguyễn Ngọc Minh, Tạp chíCộng sản, số 10, tr.34-38, 1983; Giáo dục pháp luật cho đồng bào Khơme NamBộ, Luận văn thạc sỹ luật học, Lê Văn Bên, 1998; Bộ đội Biên phòng với việcgiáo đục pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới ở Việt Nam hiện nay, Luậnvăn thạc sỹ luật hoc, Phạm Van Trường, 1998; Giáo duc pháp luật trong cáctrường sỹ quan quán đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học,Phạm Trung Nghĩa, 2000; Thuc trang và phương hướng đổi mới giáo dục phápluật hệ dao tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ luậthọc, Dang Ngọc Hoàng, 2000; Giáo duc pháp luật cho nhân dân các dan tộc itngười ở tỉnh Đắc Lắk - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ luật học, Phạm

Trang 8

Công Sỹ, 2006 Đây là hướng nghiên cứu có giá trị thực tiễn áp dụng cao Kếtquả của hướng nghiên cứu này là đã làm rõ những đặc trưng trong giáo dục phápluật đối với các nhóm đối tượng cụ thé, xác định chính xác nội dung, hình thức,phương pháp giáo dục phù hợp với đặc thù của đối tượng giáo dục, với nhu cầupháp luật của đối tượng giáo dục, những đặc thù về môi trường giáo dục, nhữngtác động chủ quan, khách quan lên quá trình giáo dục, từ đó góp phần nâng caochất lượng công tác giáo dục pháp luật.

Thứ ba, nghiên cứu những vấn dé lý luận liên quan đến các hoạt độnggiáo dục pháp luật, các hình thức, phương pháp giáo dục cụ thể: Giáo đực phápluật thông qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam, Luận án pho tiễn sĩ khoa học luật,Dương Thị Thanh Mai, 1996; Giáo đục pháp luật thông qua hoạt động Báo chỉ,Luận văn thạc sỹ luật học, Nguyễn Sỹ Hùng, 2003 Nghiên cứu làm rõ và phânbiệt giữa hoạt động tuyên truyền pháp luật với hoạt động phổ biến pháp luật,hoạt động tư van, trợ giúp pháp lý, các hình thức tiến hành giáo dục phù hợp vớicác hoạt động đó.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu khoa học của tập thể, cá nhân, cácbài viết của các tác giả từ trước đến nay về giáo dục pháp luật đã có những đónggóp quan trọng cả về lý luận và thực tiễn Tuy nhiên có thể thấy răng cho đếnnay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về giáodục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưu động của Toà án nhân dân nóichung và giao dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưu động của Toà annhân dân tại thành phố Hải Phòng nói riêng Vì vậy, đây là dé tài đầu tiên nghiêncứu có hệ thống về giáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưu động củaToà án nhân dân tại thành phố Hải Phòng.

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục phápluật, đặc điểm của giáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưu động của

Trang 9

lưu động của Tòa án nhân dân tại thành phố Hải Phòng hiện nay Về mặt thờigian va số liệu, Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2008 đến năm

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin vatư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhànước, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về giáodục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưuđộng của Tòa án nhân dân tại thành phô Hải Phòng hiện nay nói riêng.

Khi nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm vi Luận văn, tác giả sử dụngphương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng với các phương phápnghiên cứu khoa học cụ thể khác như: lịch sử - cụ thé, phân tích, tổng hợp, thốngkê, so sánh, quy nạp,

5 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tàiMục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng giáo dục pháp luậtthông qua phiên tòa xét xử lưu động của Tòa án nhân dân tại thành phố HảiPhòng, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo dụcpháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động của Tòa án nhân dân tại thành phốHải Phòng hiện nay.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện mục đích trên, Luận văn có những nhiệm vụ sau đây:

- Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật, Luậnvăn phân tích rõ đặc điểm của giáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưuđộng của Toà án nhân dân.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân thực trạng giáodục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưu động của Toà án nhân dân tại thành

Trang 10

pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động của Tòa án nhân dân tại thành phốHải Phòng hiện nay.

6 Những đóng góp mới của Luận văn

Luận văn là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu có hệ thống vàtương đối toàn diện về giáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưu độngcủa Toà án nhân dan tại thành phố Hải phòng hiện nay Vì vậy, Luận văn cónhững đóng góp khoa học mới cụ thể sau:

- Làm phong phú thêm những van dé lý luận về giáo dục pháp luật thôngqua phân tích cơ sở lý luận của việc giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xétxử lưuđộng.

- Phân tích, đánh giá thực trạng, đồng thời rút ra những kinh nghiệm vềgiáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưu động của Toà án nhân dân tạithành phố Hải phòng hiện nay.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giáo ducpháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động của Tòa án nhân dân tại thành phốHải Phòng hiện nay.

Ngoài ra, Luận văn cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luậnvề giáo dục pháp luật, làm rõ tính đặc thù của giáo dục pháp luật thông qua phiêntoà xét xử lưu động của Toa án nhân dân Góp phan nâng cao nhận thức và tráchnhiệm chỉ đạo tô chức hoạt động thực tiễn của các cơ quan Đảng và Nhà nướctrong việc giáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưu động của Toà ánnhân dân và giáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưu động của Toà ánnhân dân tại thành phố Hải phòng hiện nay nói riêng.

7 Kết cấu của Luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tai liệu thamkhảo.

Trang 11

PHIÊN TOÀ XÉT XỬ LƯU ĐỘNG CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN

1.1 Những vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục pháp luật1.1.1 Khái niệm giáo dục pháp luật

Quan niệm về giáo dục pháp luật ở nước ta có rất nhiều ý kiến khác nhau.Quan niệm thứ nhất cho rằng giáo dục pháp luật là một bộ phận của giáo dụcchính trị, tư tưởng, đạo đức; quan niệm thứ hai thì đồng nhất giáo dục pháp luậtvới việc tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến các văn bản pháp luật; có quan niệmlại cho rằng không cần đặt van đề giáo dục pháp luật vì pháp luật là các quy tắcxử sự có tính bắt buộc chung và mọi người đều có nghĩa vụ phải tuân thủ phápluật Để có một quan niệm đúng đắn, khoa học về giáo dục pháp luật cần phảitiếp cận nội hàm và phạm vi của giáo dục pháp luật theo hai cấp độ rộng và hẹp.

Theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình ảnh hưởng của những điều kiện

khách quan như chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường sống va của

những nhân tố chủ quan như tác động tự giác, có chủ đích và định hướng củanhân t6 con người lên việc hình thành những phẩm chất, kỹ năng nhất định củađối tượng giáo dục.

Theo nghĩa hẹp (nghĩa thường được sử dụng trong khoa học su phạm),giáo dục là quá trình tác động định hướng của nhân tố chủ quan lên khách thểgiáo dục.

Theo tác giả, khái niệm giáo dục pháp luật cần được hiểu, hình thành theonghĩa hẹp của giáo dục vì:

Thứ nhất, mặc dù việc hình thành ý thức con người chịu tác động của cácnhân tố khách quan (nhdn tổ ảnh hưởng) và nhân t6 chủ quan (nhân tổ tác động),nhưng coi giáo dục pháp luật như là một nhân tố tác động thì mới xác định rõđược các yếu tố của quá trình giáo duc pháp luật như chủ thé giáo dục pháp luật,đối tượng giáo dục pháp luật, nội dung, hình thức giáo dục pháp luật từ đó giữ

Trang 12

Thứ hai, khái niệm giáo dục pháp luật hiểu, hình thành theo nghĩa hẹp cóý nghĩa phân biệt phạm trù giáo dục pháp luật với phạm trù ý thức pháp luật Haiphạm trù này có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng không đồng nhất vớinhau.

Thứ ba, hiểu giáo dục pháp luật theo nghĩa hẹp là phù hợp với khái niệmgiáo dục trong khoa học sư phạm, từ đó thấy rõ hơn mối quan hệ giữa cái riêng,cái đặc thù của giáo dục pháp luật với cái chung, cái phổ biến của giáo dục Giáodục pháp luật vừa mang những đặc điểm chung của giáo dục, sử dụng các hìnhthức và phương pháp của giáo dục nói chung, vừa thé hiện những nét đặc thùriêng có của mình trong mối liên hệ chặt chẽ với các loại hình thức giáo dụckhác như giáo dục chính tri, đạo đức [35, tr.18]

Từ những phân tích trên, có thể xác định khái niệm giáo dục pháp luật nhưsau: Giáo duc pháp luật là hoạt động có tô chức, có mục dich, có tính địnhhướng của chủ thể giáo duc tác động đến đối tượng giáo dục nhằm hình thành ởhọ ý thức pháp luật, tình cảm doi với pháp luật và hành vi xử sự phù hợp vớipháp luật hiện hành.

1.1.2 Mục đích của giáo dục pháp luật

Mục đích của giáo dục pháp luật là cái đích mà chủ thê đặt ra, hướng tớivà mong muốn đạt được ở ba nội dung, đó là: Mục đích nhận thức, mục đíchcảm xúc và mục đích hành vi.

+ Mục đích nhận thức: Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệthống tri thức pháp luật cho công dân.

+ Mục đích cảm xúc: Hình thành tình cảm và lòng tin của con người đốivới pháp luật.

Mục đích cảm xúc của giáo dục pháp luật đạt được thông qua việc: Gidoduc tình cảm công bang (giáo dục cho con người biết đánh giá tính công bằngcủa pháp luật, tính công bằng giữa mọi công dân đối với pháp luật); giáo đực

Trang 13

tình cảm trách nhiệm (giao dục cho con người nhận thức được nghĩa vụ pháp lýcủa mình đối với Nhà nước, đối với xã hội và đối với các chủ thể khác); giáo đựctình cảm pháp chế (giáo dục ý thức tuân theo pháp luật ở mọi lúc, mọi nơi); giáoduc không khoan nhượng đối với những hành vi vi phạm pháp luật (giáo dục ýthức đấu tranh với mọi hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thé khác).

+ Mục đích hành vi: Hình thành động cơ và hành vi xử sự tích cực theopháp luật.

Hành vi hợp pháp của con người sẽ trở thành thói quen nếu người đó có trithức pháp luật, có lòng tin đối với pháp luật, thường xuyên có ý thức sống vàlàm việc theo pháp luật Việc hình thành những thói quen của hành vi hợp phápdo giáo dục pháp luật mà có thường tồn tại dưới dạng cụ thê sau:

Thói quen tuân thủ pháp luật (kiềm chế, không thực hiện những hành vimà pháp luật cắm).

Thói quen thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý (dùng hành vi tích cực baovệ lợi ích hợp pháp của mình).

Thói quen sử dụng pháp luật (sử dụng quyền mà pháp luật cho phép bảovệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặcngười khác khi quyên và lợi ích nói trên bị xâm phạm).

1.1.3 Chủ thể giáo dục pháp luật

Theo lý luận giáo dục học thì chủ thể giáo dục là thầy, cô giáo và tất cảnhững người làm công tác giáo dục khác Dưới góc độ nghiên cứu lý luận vềgiáo dục pháp luật: Chủ thé giáo dục pháp luật là tat cả những người mà theochức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội phải tham gia vào việc thực hiệncác mục đích giáo dục pháp luật.

Các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã xác định có hai loại chủ thêgiáo dục pháp luật: Chủ thể chuyên nghiệp và chủ thê không chuyên nghiệp.

Chủ thể chuyên nghiệp là những người mà chức năng, nhiệm vụ chủ yếu,trực tiếp thực hiện các mục đích giáo dục pháp luật (đó là các giáo viên giảngdạy pháp luật trong các nhà trường, các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp

Trang 14

luật, biên tập viên của các báo, đài phát thanh, truyền hình phụ trách chuyên mụcpháp luật, cán bộ chỉ đạo, thực hiện công tác giáo dục pháp luật ở các cơ quan tưpháp, các tổ chức pháp chế )

Chủ thể không chuyên nghiệp là những người mà tuy chức năng chínhkhông phải là giáo dục pháp luật nhưng một trong các nhiệm vụ của họ là bằnghoặc thông qua các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ dé thực hiện các mục đíchgiáo dục pháp luật Họ làm việc ở nhiều lĩnh vực, cơ quan khác nhau như các đạibiểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, các luật sư, trợ giúp viên pháp lý, tưvấn viên pháp luật, cán bộ, công chức ở các cơ quan thực thi pháp luật như Tòaán, Viện kiểm sát, Hải quan, Thanh tra, Kiểm lâm, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sátbién , hòa giải viên ở cơ sở, thành viên Ban Công tác Mặt trận Tuy là chủthé không chuyên nghiệp nhưng với vị trí, uy tín nghề nghiệp và trình độ ý thứcpháp luật cao nên họ có khả năng và trên thực tế họ giữ vai trò quan trọng trongviệc hướng dẫn, giúp đỡ các chủ thé khác (phóng viên báo chí, các nhà giáo, nhàhoạt động xã hội, đại điện các tổ chức nghề nghiệp, xã hội) thực hiện các mụctiêu giáo dục pháp luật.

1.1.4 Đối tượng giáo dục pháp luật

Đối tượng của giáo dục pháp luật là những cá nhân công dân hay nhữngnhóm, cộng đồng xã hội cu thé tiếp nhận tác động của các hoạt động giáo dụcpháp luật do các chủ thể giáo dục pháp luật tiến hành nhằm đạt được các mụcđích dé ra Ngoài đối tượng giáo dục pháp luật chung là mọi công dân thì cần ưutiên các đối tượng giáo dục pháp luật sau:

+ Cán bộ công chức, viên chức Nhà nước: Đỗi tượng này có vai trò đặc

biệt trong giáo dục pháp luật, vì họ vừa là đối tượng tiếp nhận giáo dục pháp

luật, đồng thời cũng là chủ thé của giáo dục pháp luật.

Với tư cách là đối tượng của giáo dục pháp luật, quá trình giáo dục phápluật có tác dụng cung cấp cho cán bộ công chức, viên chức Nhà nước nhữngthông tin, kiến thức, hiểu biết về pháp luật nói chung, pháp luật liên quan đếncông vụ của họ nói riêng, làm hình thành và củng cố ý thức pháp luật nghề

Trang 15

nghiệp của đội ngũ cán bộ này, góp phần rèn luyện các kỹ năng về chuyên môn,nghiệp vụ cho họ; từ đó, giúp họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn trongđiều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Với tư cách là chủ thể của giáo dục pháp luật, hoạt động giáo dục phápluật lại đòi hỏi ở cán bộ công chức, viên chức Nhà nước không chỉ có bản lĩnhchính trị vững vàng, có kiến thức, hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực pháp luật, màcòn phải có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm giỏi, có kinh nghiệm cao trong việctuyên truyền, giáo dục pháp luật Vì thế, trong quá trình giáo dục pháp luật cầnphải chú trọng việc giáo dục, bồi dưỡng tri thức lý luận về pháp luật cho cán bộcông chức, viên chức Nhà nước.

+ Học sinh - sinh viên: Đối tượng học sinh, sinh viên nhìn chung là tầnglớp xã hội tiến bộ, được trang bị hệ thống kiến thức tương đối toàn diện, họ lànhững người rất thông minh, năng động, có khả năng sáng tạo, tích cực, nhạybén trong học tập nghiên cứu cũng như trong các quan hệ xã hội Tuy nhiên, hiệnnay số lượng không nhỏ các vụ vi phạm pháp luật ngày càng tăng, tình trạngphạm tội nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao lại là do học sinh, sinh viên gây ra.Nguyên nhân từ những hạn chế, nhược điểm của học sinh, sinh viên: đó là nhâncách chưa hoàn chỉnh, nông nồi, bồng bột, dé bị kích động, khó kiềm ché, đôikhi tự cao, tự mãn, thích tự do phóng khoáng, hay đua đòi và đặc biệt là hiểu biếtvề pháp luật, ý thức pháp luật chưa toàn diện và sâu sắc Vì vậy, giáo dục phápluật cho đối tượng học sinh, sinh viên là một tất yêu khách quan, cần được quantâm, đầu tư đúng mức, nhằm đảm bảo sự giáo dục toàn diện dé học sinh, sinhviên không chỉ trở thành những người lao động “kiêu mới” có trình độ chuyênmôn nghề nghiệp cao, vươn đến nên kinh tế tri thức, mà còn là lớp người có kiếnthức pháp luật dé có thé làm chủ bản thân và xã hội, cũng như để hội nhập quốctế.

+ Chủ doanh nghiệp, người quản ly, can bộ công đoàn ở các doanhnghiệp: Chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhànước ta là nhất quán ôn định lâu dài Nhà nước tạo môi trường pháp luật bình

Trang 16

đăng nhằm bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như sự tồn tại và phát triểncủa các doanh nghiệp Tuy nhiên không ít các doanh nghiệp vẫn chạy theo lợinhuận mà bắt chấp pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, tình trạng buôn bán hàng giả,

hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ, gian lận thương mai, vi phạm vệ

sinh toàn thực phẩm gia tăng ở mức báo động Sự nguy hại về lâu dài cho nềnkinh tế, đời sống xã hội là thực sự khôn lường Tăng cường giáo dục pháp luậtđối với các chủ doanh nghiệp nhằm giúp họ có những hiểu biết cần thiết về phápluật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của họ, hiểu sâu sắc không chỉ quyền lợimà cả nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý nếu họ vi phạm pháp luật.

Đối với cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp, họ là người chăm lo, bảovệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, phát triển mạnh phongtrào công nhân, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh Do đó, giáo dục phápluật đối với cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp giúp họ có những hiểu biết vềpháp luật liên quan đến chế độ, chính sách của người lao động như BHXH,BHYT, bảo hộ lao động dé kịp thời chan chỉnh các sai sót, yêu cầu chủ doanhnghiệp đảm bảo đúng chế độ chính sách đối với người lao động.

Luật Phố biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội thông qua ngày20/6/2012 còn nêu chỉ tiết một số đối tượng giáo dục pháp luật đặc thù khác đólà: Người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới,ven biến, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngưdân; người lao động trong các doanh nghiệp; nạn nhân bạo lực gia đình; ngườikhuyết tật; người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện phápđưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị tran, người bi phattù được hưởng an treo.

1.1.5 Nội dung giáo dục pháp luật

Nội dung giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng của quá trình giáo dụcpháp luật Xác định đúng nội dung giáo dục pháp luật là đảm bảo cần thiết đểgiáo dục pháp luật có hiệu quả thiết thực Nội dung giáo dục pháp luật được xác

Trang 17

định dựa trên cơ sở mục đích của giáo dục pháp luật là hình thành ở đối tượnggiáo dục hệ thống tri thức pháp luật, tình cảm, lòng tin và thói quen hành độngphù hợp với yêu cầu của pháp luật Do đó, nội dung của giáo dục pháp luật, theotác giả, bao gồm việc cung cấp một cách thường xuyên, có hệ thống các loạithông tin về pháp luật và thực tiễn thi hành, bảo vệ pháp luật (không chỉ phô biếnnội dung quy phạm pháp luật mà còn phải làm rõ trách nhiệm chấp hành vànhững hậu quả pháp lý nếu vi phạm các quy định đó ), qua đó bồi dưỡng ở cácđối tượng giáo dục những nhận thức, tình cảm đúng đắn, lòng tin đối với phápluật, rèn luyện khả năng sử dụng những tri thức đó để phân tích, phê phán, lýgiải một cách có căn cứ khoa học về những vấn đề thực tiễn, làm cơ sở địnhhướng va lựa chọn cách xử sự phù hợp trong những hoàn cảnh cụ thé [35, tr.29]

Điều 10, Luật Phô biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội thông qua ngày20/6/2012 quy định chi tiết nội dung giáo dục pháp luật:

“1 Quy định của Hién pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm làcác quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và giađình, bình dang giới, đất dai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo duc, ytế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân,quyên han và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các vănbản quy phạm pháp luật mới được ban hành.

2 Các điều ưóc quốc té mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên, các thỏa thuận quốc tế.

3 Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật, lợiích của việc chấp hành pháp luật; gương người tối, việc tốt trong thực hiện phápluật `”

1.1.6 Hình thức giáo dục pháp luật

Hình thức giáo dục pháp luật là cách thức tô chức hoạt động giáo dục phápluật, cách tiền hành một hoạt động cụ thé dé đạt được mục đích hình thành ở đốitượng tinh cam, tri thức và hành vi pháp lý phù hợp với yêu cau, đòi hỏi củapháp luật.

Trang 18

Điều 11, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được Quốc hội thông qua

ngày 20/6/2012 quy định chỉ tiết các hình thức giáo dục pháp luật:

“1 Họp báo, thông cáo báo chỉ.

2 Pho biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dan tìm hiểu pháp luật,cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.

3 Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh,

internet, pa-nô, áp-phích, tranh cô động; đăng tải trên Công bdo; đăng tảithông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tincủa cơ quan, tô chức, khu dân cư.

4 Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.

5 Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, tô cáo của công dân và hoạt động khác củacác cơ quan trong bộ may nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp ly,

hòa giải ở cơ sở.

6 Lông ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chứcchính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, ti sách pháp luật và các thiết chế văn

hóa khác ở cơ Sở.

7 Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục

của hệ thống giáo đục quốc dân.

8 Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đốitượng cụ thể mà các cơ quan, t6 chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dung đểbảo đảm cho công tác pho biển, giáo duc pháp luật dem lại hiệu quả.”

Có thể thấy, hình thức giáo dục pháp luật được áp dụng trong thực tế rất

đa dạng, phong phú Trong đó, mỗi hình thức giáo dục pháp luật có những ưuđiểm riêng Việc giáo dục pháp luật sẽ mang lại hiệu quả cao nếu chúng ta sử

dụng các hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với những điều kiện, hoàncảnh, chủ thể và đối tượng nhất định.

Trang 19

1.1.7 Vai trò của giáo duc pháp luật trong giai đoạn hiện nay+ Giáo dục pháp luật tác động vào ý thức đối tượng cần được giáo dụcGiáo dục pháp luật giúp nâng cao nhận thức, tác động trực tiếp đến ý thứccủa đối tượng thông qua nhiều hình thức, biện pháp khác nhau Trước hết, hoạtđộng nay tạo ra sự quan tâm đối với pháp luật của người dân Từ chỗ không dé ý

đến sự tồn tại của pháp luật, đối tượng được giáo dục bắt đầu dành sự quan tâm

của mình đối với pháp luật đồng thời nâng cao hiểu biết về pháp luật Nhà nướcthông qua pháp luật để quản lý xã hội và cũng qua pháp luật, người dân tự bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Công tác giáo dục pháp luật giúp cho đốitượng nhận thức được những giá trị của pháp luật và biết sử dụng phương tiệnhữu ích đó vào cuộc sống.

Một vai trò hết sức quan trọng của giáo dục pháp luật là tạo được niềm tincủa đối tượng vào pháp luật từ đó có ý thức pháp luật, văn hóa pháp luật và đạođức; có ý thức phê phán, lên án những hành vi vi phạm pháp luật Khi đã cóniềm tin, đối tượng sẽ biết tự điều chỉnh hành vi của mình theo đúng các quyđịnh của pháp luật, không những thế họ còn có ý thức tuyên truyền niềm tin

pháp luật ra một bộ phận đối tượng khác rộng hơn.

+ Công tác giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng của công tácgiáo dục chính tri, tư tưởng

Có thê thấy rằng ý thức pháp luật là một bộ phận của ý thức chính trị Vìvậy, khi thực hiện giáo dục pháp luật sẽ tạo ra khả năng cho việc giáo dục chínhtrị, hình thành ở đối tượng giáo dục những hiểu biết nhất định về chính trị.Ngược lại, giáo dục chính tri có những đan xen nhất định trong nội dung củamình những tư tưởng pháp lý.

+ Giáo dục pháp luật và đạo đức

Đạo đức là những tiêu chuẩn, những nguyên tắc ứng xử được xã hội thừanhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội.

Trong các quan niệm về công băng, thiện ác, nhân đạo, danh dự, lương tâm

không có sự đối lập giữa đạo đức và pháp luật Pháp luật là cơ sở và là chỗ dựa

Trang 20

cho việc hình thành đạo đức mới Các nguyên tắc căn bản của đạo đức mới đượcthé chế hóa thành các quy phạm pháp luật Do đó, pháp luật bảo vệ và phát triển

đạo đức, bảo vệ tính công bằng, chủ nghĩa nhân đạo, tự do, lòng tin và lương tâm

con người Giáo duc đạo đức tạo nên những tiền đề cần thiết hình thành ở côngdân sự tôn trọng sâu sắc đối với pháp luật Ngược lại, giáo dục đạo đức tạo rakhả năng thiết lập trong đời sống thực tiễn thường ngày những nguyên tắc củađạo đức, củng cố các nghĩa vụ đạo đức.

Có thể nói giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cùng tác động vào lòngtin của con người đối với sự cần thiết tuân theo những nguyên tắc cơ bản của đạođức mới, lòng tin đối với giá trị xã hội của pháp luật và lòng tin đối với nhữngquy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật trong thực tế cuộc sống hàng ngày,hướng tới hoàn thiện những mối quan hệ lẫn nhau giữa con người với con người.

+ Giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai thực hiệnpháp luật

Sự khang định vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội gắn với quátrình không ngừng nâng cao ý thức và tính tích cực tham gia của mọi tầng lớpnhân dân trong việc bảo vệ pháp luật Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa(mà một trong những yếu tố cấu thành là sự phát triển của nhận thức pháp luật vàvăn hóa pháp lý của nhân dân), mở rộng và hoàn thiện nền dân chủ sẽ không cóý nghĩa khi không thực hiện được một cách toàn diện, hiệu quả công tác giáo dụcpháp luật cho cán bộ và nhân dân.

Việc thực thi và chấp hành pháp luật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khácnhau, trong đó có yếu tố ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của người dân.

Đặc trưng rõ nét của ý thức pháp luật thể hiện thái độ của các thành viêntrong xã hội đối với kỷ cương, pháp luật là sự đánh giá và ghi nhận tính côngbang cua xã hội Pháp luật chi có thể trở thành công cụ có tác dụng điều chỉnhnhững hành vi đúng đắn khi sự cần thiết của nó đối với xã hội được ghi nhận,chấp nhận, khi mà nghĩa vụ chấp hành các quy định của pháp luật thật sự trởthành nhu cầu chấp hành tự nguyện và có ý thức của bản thân mỗi người Bởi thế

Trang 21

có thé coi ý thức pháp luật như là tiền dé tư tưởng cho sự củng cô va phát triểncủa nền pháp ché.

Trong thực tế, không phải lúc nào việc chấp hành pháp luật cũng trở

thành ý thức tự nguyện Bởi vậy trong điều kiện hiện nay, vai trò của giáo dụcpháp luật là hình thành ý thức pháp luật nhằm góp phần giúp mọi người nhận

ra tính công bằng của pháp luật, chấp hành pháp luật trên cơ sở tự nguyện,xuất phát từ nhu cầu của bản thân, mà không phải do sợ hãi trước sự trừngphạt.

Trình độ văn hóa pháp lý không chỉ phản ánh sự hiểu biết các quy định

của pháp luật một cách tong thể, cần thiết cho mỗi con người, gắn liền với cácnghĩa vụ của họ mà còn là sự hiểu biết một cách sâu sắc ý nghĩa của pháp luậttrong cuộc sông xã hội, sự tôn trọng pháp luật và biết vận dụng pháp luật mộtcách đúng đắn.

1.2 Khái niệm và đặc điểm của giáo dục pháp luật thông qua phiêntoà xét xử lưu động của Toà án nhân dân

1.2.1 Khái niệm của giáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xửlưu động của Toà án nhân dân

Xét xử theo cách hiểu của các nhà luật học là hoạt động xem xét, đánhgiá bản chất pháp lý của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mứcđộ pháp lý của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết

tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc (xétxử vụ án hình sự, dân sự, hành chính) Xét xử cũng được hiểu theo nghĩa là

một giai đoạn tố tụng quan trọng được tiến hành dưới hình thức phiên toà

nhăm xem xét, phán xét, nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết theotrình tự luật định những vụ án thuộc thâm quyền của Toa án [56, tr.147]

Chức năng chính của Toà án là xét xử, Toà án có thé thực hiện việcgiáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức thông qua hoạt động xét xử tại trụ sở

Tòa án, thông qua phiên toà xét xử lưu động, thông qua hoạt động thông tin,

Trang 22

báo chí hoặc các hoạt động khác (tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại

trường học, địa phương ) Tuy nhiên, hình thức giáo dục pháp luật thông qua

hoạt động xét xử của Tòa án nói chung và hình thức giáo dục pháp luật thôngqua phiên toà xét xử lưu động nói riêng là hình thức giáo dục pháp luật đặc

thù nhất, bởi nó tổng hợp các hình thức giáo dục pháp luật qua hình ảnh trựctiếp (sự uy nghiêm của quang cảnh phiên tòa, sự linh thiêng của thần uy phápquyên, các bước của trình tự thủ tục tố tụng ), giáo dục pháp luật qua lời nói

trực tiếp (việc xét hỏi của người tiến hành tô tụng, trình bày của người tham

gia t6 tụng, tranh luận cua công tố viên và luật sư đề tìm ra sự thật khách quancủa vụ án ), giáo dục pháp luật qua các bài viết là các văn bản tố tụng (công

bố cáo trạng của Viện kiểm sát, công bố các chứng cứ có tại hồ sơ và đỉnh cao

là lập luận sắc bén, phán quyết nghiêm minh, thấu tình đạt lý của bản án đượctuyên) Giáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưu động là hình thứcgiáo dục pháp luật tổng hợp, trực tiếp của ba loại hình báo nói, báo viết vàbáo hình Do vậy, có thé nói giáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử

lưu động là hình thức giáo dục pháp luật đi từ trực quan sinh động theo con

đường logic biện chứng của sự nhận thức, là hình thức tuyên truyền hiệu quả

nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật của Tòa án.

Xét xử lưu động là đưa vụ án (hình sự, dân sự, hành chính) về xét xử tạiđịa phương nơi tội phạm được thực hiện hoặc nơi có tranh chấp xảy ra, nơi bịcáo, các đương sự cư trú (cũng có nghĩa là vụ án đó không xét xử tại trụ sở Toàán) Thông qua việc giáo dục pháp luật tại một phiên toà xét xử lưu động, nhữngngười tham gia vào quá trình tố tụng (đối tượng trực tiếp) hoặc theo đõi phiêntoà (đối tượng gián tiếp) hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về những quy định phápluật được áp dung dé giải quyết các vụ án (cả luật về nội dung và luật tố tung) từđó có thé tự đánh giá về hành động và trách nhiệm pháp lý của mình, giúp hìnhthành ở họ những cảm xúc về sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, củng cốlòng tin và thái độ tôn trọng pháp luật, tôn trọng các đại diện của công lý, giúp

Trang 23

họ định hướng hành vi phù hợp với những bản án, quyết định đúng đắn của Hộiđồng xét xử, giúp định hướng dư luận xã hội, nhờ đó mà phát huy tác dụngphòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của hoạt động xét xử cũng như hoạtđộng giáo dục.

Định hướng việc giáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưu độngtrên thực tế được thực hiện băng việc Toà án bảo đảm thực hiện các nguyên tắc,trình tự tố tụng cơ bản đến các quy định về hình thức, lễ nghi, trật tự phiên toà Trước tiên, đó là việc Tòa án bảo đảm thực hiện nguyên tắc Hiến định: Toà ánxét xử công khai Dựa trên nguyên tắc xét xử công khai, thâm phán chủ toạphiên toà phải dự kiến thành phần tham dự phiên toà trong đó có những ngườimà tác động giáo dục của việc xét xử sẽ rất cần thiết cho việc nhận thức và địnhhướng lại hành động của họ trong tương lai hoặc mời những cá nhân, tổ chức cótrách nhiệm quản lý, giáo dục bị cáo Một bản án nghiêm minh, đúng pháp luật,công băng là hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đi vào lòngngười nhất.

Như vậy, có thể đưa ra một khái niệm chung về giáo dục pháp luật

thông qua phiên toà xét xử lưu động như sau: Gido duc pháp luật thông qua

phiên toà xét xử lưu động có thể hiểu là việc Toà án trước phiên toà, tại phiêntoà hoặc sau phiên toà thực hiện một cách có t6 chức, có chủ định việc cungcấp cho các đối tượng những hiểu biết cu thé về những van dé pháp luật liên

quan đến hoạt động xét xử dang được tiến hành, giúp hình thành ở họ ý thứctrách nhiệm, trạng thái tâm ly, tình cảm pháp luật đúng đắn làm cơ sở cho

hành vi xử sự phù hợp với yêu cau của pháp luật, qua đó hỗ trợ, củng cô và

phat huy tác dụng của chính hoạt động xét xử.

1.2.2 Đặc điểm của giáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưuđộng của Toà án nhân dân

Chức năng cua Toa án là xét xử, mọi nhiệm vụ khác của Toa an đều nhằmthực hiện tốt nhất chức năng xét xử theo luật định Điều 1, Luật Tổ chức Tòa án

Trang 24

nhân dân quy định: “bang hoạt động của minh, Tòa án góp phan giáo duc côngdân trung thành với Tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọngnhững quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức dau tranh phòng ngừa và chống tộiphạm, các vi phạm pháp luật khác” Toà án có thê thực hiện hoạt động giáo dụcpháp luật bang nhiều hình thức nhưng tập trung nhất và đặc thù nhất van là giáodục pháp luật trong hoạt động xét xử mà đặc biệt là thông qua phiên tòa xét xửlưu động Thông qua phiên tòa xét xử lưu động, Toa án thực hiện việc kiểm traxã hội đối với hành vi của công dân, của tổ chức và cơ quan nhà nước, trên cơ sởđó, sử dụng quyền lực được nhà nước giao phó dé áp dụng pháp luật vao giảiquyết các vụ việc cụ thể theo các trình tự, thủ tục tố tụng rất chặt chẽ do luậtđịnh Kết qua của quá trình xét xử là ra các văn bản cá biệt dưới dang bản án,quyết định đòi hỏi các công dân, tổ chức có liên quan phải thực hiện các tráchnhiệm pháp lý cụ thé theo đúng quy định của pháp luật.

Đặc trưng của giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu độngđược quy định bởi chính các nguyên tắc t6 chức và hoạt động của Toà áncũng như các nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng, cụ thé được thể hiện ở mộtsố đặc trưng chính như sau:

- Một là: Giáo duc pháp luật thông qua phiên tòa xét xứ lưu động lànhằm giúp cho những người tham gia vào quá trình tô tụng hoặc theo dõi

phiên toà hiểu sâu sắc và rõ hơn về những quy định pháp luật được áp dụng

để giải quyết vụ án.

Giáo dục pháp luật thông qua phiên toà xét xử lưu động giúp những ngườitham gia tố tụng (nguyên đơn, bị đơn, bị cáo, người bị hại ) và những ngườitham dự phiên toà nói riêng, người dân nói chung quan tâm, tự đánh giá về hànhđộng, trách nhiệm pháp lý của mình Hoạt động này cũng giúp hình thành ở họ ýthức về sự công băng, nghiêm minh của pháp luật, củng có lòng tin và thái độtôn trọng pháp luật; giúp họ định hướng hành vi phù hợp với yêu cầu của phápluật (cụ thể là phù hợp với những bản án, quyết định đúng đắn của Hội đồng xét

Trang 25

xử); giúp định hướng dư luận xã hội, nhờ đó ma phat huy tac dụng phòng ngừađối với các hành vi vi phạm pháp luật, tạo nên một trạng thái mới, cao hơn trongý thức pháp luật và hành động tự giác tuân theo pháp luật của những người trựctiếp hoặc gián tiếp quan tâm, theo dõi phiên toà.

Mục đích giáo dục pháp luật, như trên đã phân tích, phải có tác dụng hỗtrợ, củng cô kết quả của hoạt động tố tụng Do đó, nội dung giáo dục trước hết làviệc giải thích, cung cấp cho đối tượng của hoạt động tố tụng những kiến thứcpháp luật cụ thể liên quan trực tiếp nội dung hoạt động tố tụng, đến cách thức màngười dân có thể hành động dé bảo vệ quyền hợp pháp của mình cũng như thựchiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật Đồng thời nội dung giáo dục còn bồidưỡng nhận thức, tình cảm về sự công bằng và nghiêm minh của pháp luật tronghoạt động tố tụng; định hướng hành vi dé công dan tu giác tuân thu, chap hanhnhững quyết định của cơ quan tiến hành tố tung, sử dung đúng đắn quyên, nghĩavụ trong các tình huống pháp luật cụ thể liên quan đến hoạt động tố tụng; nhậnthức đầy đủ hơn về trách nhiệm pháp lý của cá nhân tự kiểm tra, giám sát hànhvi của mình cũng như của người khác, của các cơ quan và nhân viên Nhà nước.

Bên cạnh đó, nội dung chính trong hoạt động tố tụng của Tòa án cũngtạo điều kiện hỗ trợ cho công dân, tô chức sử dụng các công cụ pháp luật débảo vệ, khôi phục các quyên và lợi ích hop pháp đã bị vi phạm của minh.

- Hai là: Tinh da chủ thé va da đối tượng của giáo dục pháp thông qua

phiên tòa xét xu lưu động.

Các chủ thé giáo dục pháp luật trong phiên toà xét xử lưu động trước tiênlà những người tiến hành tổ tụng (thâm phán, hội thâm nhân dân, kiểm sát viên,thư ký phiên toa ) và những người tham gia tố tụng khác Các chủ thé này đềucó một nhiệm vụ chung là góp phần vào việc xác định sự thật khách quan của vụán làm cơ sở để ban hành được bản án, quyết định nghiêm minh, đúng người,đúng việc, đúng pháp luật, thông qua đó mà đạt được những mục đích giáo dụcđã phân tích ở trên Tuy nhiên, các chủ thể này lại có những phương cách, biện

Trang 26

pháp tác động giáo dục rất khác nhau phụ thuộc vào vai trò và nhiệm vụ tố tụngcụ thé của từng người trong từng phiên toà, cụ thé:

+ Tham phán, Hội thâm nhân dân: Là những người có trách nhiệm độclập khi xét xử và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 130 Hiến pháp 1992, Điều 6Luật Tô chức Toà án nhân dân) Thâm phán được phân công là chủ toạ phiên

toà có nghĩa vụ duy trì, điều khiển phiên toà theo đúng các nguyên tắc và quyđịnh của luật tố tụng, tham gia trực tiếp vào việc xét hỏi công khai tại phiên

toà, là những người duy nhất có quyên nghị án và công bố quyết định, bản án

- những kết luận cuối cùng kết thúc toàn bộ quá trình xét xử Định hướng giáodục của Hội đồng xét xử có ý nghĩa then chốt trong việc tạo lập bầu không

khí và điều kiện thuận lợi nhằm phát huy và liên kết tác động giáo dục của các

chủ thé khác Thái độ khách quan, nghiêm túc của Hội đồng xét xử trong việcbảo đảm quyền bình dang của các bên trong tranh luận dé tìm ra sự thật củavụ án, tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự trong án dân sự, kinhtế là yếu tố quan trọng dé những người tham gia phiên toà nhận thức day đủ,

rõ ràng về tính dân chủ, công bằng "trong hành động" của nền tư pháp Tác

động giáo dục của Thâm phán và Hội thẩm còn được phát huy thông qua việc

thực hiện nghĩa vụ hoà giải theo luật định trong các vụ án dân sự, hànhchính Hội đồng xét xử chủ động giải thích pháp luật, làm rõ phạm vi quyềnvà trách nhiệm của các đương sự cũng như những cách thức thân thiện có thê

dùng để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp dân sự, hành chính giữa họ

nhằm giúp ho thông cảm lẫn nhau nhiều hơn, xác định vị trí của mình trong

mỗi quan hệ với bên kia trên cơ sở hiểu biết pháp luật, từ đó tự điều đình,thương lượng để cùng nhau giải quyết các vụ việc trước khi Hội đồng xét xử

ra bản án Đó chính là biểu hiện cụ thé của hiệu quả giáo dục pháp luật tại phiêntoà Các đương sự từ chỗ thụ động chờ phán quyết của Toà án sau khi được trangbị những hiểu biết cần thiết để định hướng hành động đã tích cực, chủ động tìmlay phương thức phù hợp bảo vệ quyền, lợi ích của mình trong khuôn khổ pháp

Trang 27

luật, đồng thời còn khôi phục được những mối quan hệ tình cảm, quan hệ làm ăn

đã bị sứt mẻ do tranh chấp, góp phần 6n định trật tự pháp luật, tăng cường đoànkết trong xã hội Tác động giáo dục có ý nghĩa quyết định của Thâm phán và Hộithâm nhân dân là ở tính đúng đắn và nghiêm minh, toàn diện của các phán quyếtmà họ đưa ra dựa trên những căn cứ vững chắc và được trình bày rõ ràng, khúcchiết Toàn bộ ý thức pháp luật, niềm tin nội tâm, bản lĩnh chính trị và phẩm chấtđạo đức chân thực của người Tham phan va Hội tham nhân dân cũng được thểhiện trong bản án và qua đó mà tác động lên ý thức pháp luật của những chủ thékhác cũng như của các đối tượng giáo dục tại phiên toà.

+ Kiểm sát viên: Là người thực hiện quyên công tố trong các vụ án hình

sự, tham gia tố tụng đối với các vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật tố

tụng dân sự Vai trò giáo dục pháp luật của kiểm sát viên tại phiên toà xét xửlưu động vụ án hình sự được thể hiện đặc biệt tập trung qua bản cáo trạng,

tranh luận với người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự và kếtluận của kiểm sát viên sau quá trình tranh luận công khai, bình đắng Việc xéthỏi, tranh luận công khai, khách quan và toàn diện là căn cứ pháp luật dé truytố, buộc tội hoặc miễn truy tố một cách xác đáng, bảo đảm không dé lọt tội

phạm đồng thời không làm oan người vô tội Điều này thé hiện rõ mục tiêu

của hoạt động công tô không phải là dé kết tội mà dé công lý được thực thi đó là bài học sâu sắc về tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật Hơn thế

-nữa, chính kiểm sát viên phải làm rõ ý nghĩa chính trị - xã hội của vụ án đangxét xử, tính nguy hiểm và những thiệt hại mà hành vi phạm tội đã gây ra choNhà nước, xã hội và công dân Các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiễn hànhtố tụng phải phân tích sâu sắc những đặc điểm nhân thân của bị cáo, các điềukiện, nguyên nhân thúc day hành vi phạm tội và những bai học cần rút ra từphiên toà, đồng thời đưa ra những yêu cầu, kiến nghị đối với các cơ quan nhànước, tô chức xã hội nhăm loại trừ các nguyên nhân phạm tội và đề xuất các biệnpháp phòng ngừa Tác động giáo dục chỉ đạt được khi lời buộc tội thé hiện tính

Trang 28

lôgic, nghiêm khắc nhưng khách quan, công bằng, không cường điệu hoá hànhvi phạm tội với một thái độ rõ ràng, kiên quyết nhưng đúng mực.

Khi tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật tại phiên toà xét xử lưuđộng, các cơ quan tiến hành tố tụng không chỉ hướng tới những người tham

gia tố tụng (bị cáo, người bi hại, nguyên don, bị đơn, người có quyên lợinghĩa vụ liên quan ) mà còn hướng tới những người tham dự, theo dõi phiên

toà Về tổng thể, đối tượng giáo dục là những người có mặt tại phiên toà theo

luật định liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc lý do riêng có liên quan tới

vụ án Đặc điểm thuận lợi của công tác giáo dục pháp luật thông qua phiên toà

xét xử lưu động cho nhân dân là họ đều có mối quan tâm đến vụ án Do đó, vềcơ bản, họ sẽ lắng nghe, phân tích, đánh giá các sự kiện, lời nói, hành động

của những người tiến hành t6 tụng dé từ đó rút ra những kết luận, xác định

thái độ, tình cảm và định hướng hành vi riêng của mình đối với vụ án hoặc

trong các tình huống tương tự Tuy nhiên, các đối tượng này lại rất đa dạngkhác nhau về mọi mặt, từ quyền và nghĩa vụ trong tố tụng đến độ tuổi, trìnhđộ văn hoá, pháp lý, về nhận thức và kinh nghiệm xã hội, về lợi ích, động cơ,

trạng thái tâm lý khi tham dự phiên toà.

- Ba là: Nội dung đa dạng của công tác giáo dục pháp luật thông quaphiên tòa xét xử lưu động được thực hiện ở hau hết các thủ tục tô tụng tại phiên

+ Giai đoạn chuẩn bị xét xử: Định hướng giáo dục thể hiện qua việc thâmphán được phân công Chủ toạ phiên toà xét xử lưu động nghiên cứu kỹ hồ sơ,chuẩn bị kỹ càng nội dung, trình tự xét hỏi đối với từng đương sự, bi cáo, ngườilàm chứng Van dé có ý nghĩa giáo dục quan trọng ở giai đoạn này là việc thamphán phải cân nhắc kỹ thành phần những người được mời đến dự phiên toà nhamnâng cao, mở rộng hợp lý tác động giáo dục, phòng ngừa của việc xét xử, đặcbiệt là trong những vụ án liên quan đến người chưa thành niên Một định hướnggiáo dục khác thê hiện ở việc Toà án lựa chọn địa điêm xét xử với những

Trang 29

phương tiện, điều kiện cần thiết bảo đảm hiệu quả hoạt động xét xử long ghépgiáo dục pháp luật.

+ Giai đoạn bắt dau phiên toà: Nội dung giáo dục là việc phổ biến cácquyên và nghĩa vụ của từng người tham gia tô tụng đồng thời giúp họ hiểu rõtrách nhiệm, hậu quả pháp lý bat lợi néu vi phạm những quy định đó Nhữngngười tham gia tố tụng sẽ có được nhận thức tối thiểu về tính tôn nghiêm củaToà án, về vị trí, quyền và trách nhiệm cá nhân của mình trong suốt quá trình xétxử, tạo nên ở họ sự chú ý, quan tâm và một tâm thế sẵn sang tôn trọng, tuân thủcác yêu cầu của pháp luật tố tụng.

+ Giai đoạn xét hỏi, tranh luận: Nội dung giao duc của giai đoạn nay làphân tích, xác định các quy định pháp luật làm căn cứ cho việc xét xử, truy tố,buộc tội hay gỡ tội Ví dụ: Trong phiên tòa xét xử lưu động vụ án hình sự thì

phải làm rõ hành vi vi phạm của bị cáo đó có đủ cấu thành tội phạm hay

không, nếu không thì tại sao và nếu có thì là tội gì, trong xứng với hình phạt

ở khoản, điểm nào của điều luật quy định trong Bộ luật hình sự trên cơ sở tínhđến các tình tiết tăng nặng hay giảm nhe ; trong vụ án dân sự, hành chính thixác định rõ và nội dung tranh chap, căn cứ và phương thức dé giải quyết tranhchấp, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên Nói tóm lại, nếu trong vụ án hìnhsự thì cần làm tốt các quy định của Bộ luật tổ tụng hình sự theo hướng bảo

đảm cho kiểm sát viên hỏi, tranh luận tại phiên toà để bảo vệ cáo trạng và

người bào chữa, bị cáo và những người tham gia tô tụng khác thực hiện tranhluận, trình bày ý kiến, đưa ra yêu cầu của mình về việc luận tội của Viện kiểm

sát dé việc tranh luận tại phiên toà được bình đăng, dân chủ, công khai, giúp

Toà án tìm ra được sự thật khách quan của vụ án theo đúng tính thần Nghịquyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị đã đề ra cho hoạt động

xét xử của Toa án là: “ việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vàokết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét day đủ, toàn diện các chứngcứ, ý kiên của Kiêm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên

Trang 30

don, bị don và những người có quyên lợi ích hợp pháp dé ra những ban án,quyết định đúng pháp luật ”

Như đã phân tích, nội dung giáo dục pháp luật trên do nhiều chủ thê

thực hiện nên các thông tin đưa ra có thé có những điểm chưa bổ sung chonhau nhưng cũng không loại trừ có sự mâu thuẫn trong việc đánh giá chứng

cứ, viện dẫn điều luật có liên quan (trong lời buộc tội và lời gỡ tội, trong lập

luận của bên nguyên và bên bị ) Sự mâu thuẫn đó là bình thường trong quátrình nhận thức thông qua lăng kính chủ quan của mỗi người, tuy nhiên, nó sẽgây khó khăn, hoang mang cho người được giáo dục là người không cóchuyên môn trong việc thu nhận kiến thức pháp luật Vì vậy, điều quan trọnglà các chủ thể phải là người am hiểu sâu sắc, vững chắc về pháp luật trong

tình huống cụ thể, có tâm trong sáng, có thái độ thật sự cầu thị dé tự mình vathuyết phục những chủ thể khác cùng tiếp cận đến sự thật khách quan một

cách khoa học, đáng tin cậy Mặt khác, những sự khác nhau này sẽ phải đượcphân tích, cân nhắc và giải quyết trong bản án, quyết định của Hội đồng xét

xử - đó cũng chính là sự thé hiện vai trò giáo dục có tính quyết định của Thamphán va Hội thầm nhân dân.

+ Nghị án và công bô bản án, quyết định của Toà án: Nội dung giáo ducpháp luật được thể hiện trong nội dung và hình thức của bản án, quyết định củaToà án Các căn cứ cho việc kết luận có tội hay vô tội, xác định tội danh và hìnhphạt trong vụ án hình sự; xác định các điều kiện, nguyên nhân làm phát sinhtranh chấp hay hành vi phạm tội, kiến nghị và đề xuất với các cơ quan, tô chứchữu quan nhằm hạn chế hậu quả do các hành vi đó gây ra, loại trừ dần cácnguyên nhân và điều kiện phát sinh Căn cứ để giải quyết tranh chấp, tráchnhiệm và quyền lợi mỗi bên trong các vụ án dân sự, hành chính Tác dụng phổbiến, giáo dục pháp luật của bản án, quyết định của Toà án chỉ thực sự phát huytốt khi nghị án Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào các chứng cứ va tai liệu đãđược thâm tra tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đây đủ, toàn diện các ý kiên của

Trang 31

kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tạiphiên toà.

+ Sau khi tuyên án: Nội dung giáo dục là phô biến cho bị cáo, người bị

hại, đại diện hợp pháp của bị cáo, đại diện hợp pháp của người bị hại và các

đương sự biết về quyền kháng cáo của họ theo luật định Đối với những vụ án

quan trọng, được đông đảo nhân dân quan tâm theo dõi, nội dung giáo dục sauphiên toà còn thê hiện qua những thông tin chính thức của các cơ quan tiếnhành tố tụng về vụ án đã xét xử hoặc những bình luận, thông tin trên báo chí

do phóng viên tự thực hiện để phản ánh về kết quả xử án, về tác động của nóđối với việc huy động sức mạnh xã hội đấu tranh phòng chống tội phạm, đốivới việc khắc phục những yếu kém trong hệ thống pháp luật và thực hiệnpháp luật dé quản lý kinh tế - xã hội, nhằm hạn chế nguyên nhân và điều kiện

làm phát sinh tranh chấp, tội phạm.

- Bồn là: Phương pháp giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưuđộng là sự gắn kết giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa diễn giải pháp luật vàphân tích thực tiên thông qua người thật, việc thật.

Xuất phát từ chủ thé và đối tượng giáo dục pháp luật tại phiên toà xét xửlưu động nên phương pháp giáo dục cũng khá đa dạng phụ thuộc vào vi trí vađặc điểm của từng loại đối tượng Điều khác biệt nổi bật so với các hình thứcgiáo dục khác (trong nhà trường, qua báo chí ) là ở đây có sự kết hợp giữaphương pháp thuyết phục, minh chứng của kiểm sát viên, luật sư, giám địnhviên trong quá trình xét hỏi, tranh luận cũng như của Hội đồng xét xử trongphần lập luận của bản án, với phương pháp cưỡng chế bằng quyền lực Nhà nướckhi Hội đồng xét xử “Nhân danh Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam” ra ban án, quyết định, thé hiện rõ rang, dứt khoát thái độ của Nhà nước đốivới những người và những vụ việc được đưa ra xét xử Sự kết hợp phương phápthuyết phục và cưỡng chế được quy định bởi tính giáo dục và cưỡng chế của bảnthân pháp luật thông qua các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục tố tụng.

Trang 32

Bên cạnh đó, đặc trưng khác của phương pháp giáo duc pháp luật thongqua phiên tòa xét xử lưu động là sự kết hợp nhuan nhuyễn giữa diễn giải,hùng biện của luật sư, kiểm sát viên về những van dé lý luận pháp lý có tác

động chính trị - xã hội to lớn với phương pháp phân tích chặt chẽ, xác đáng

các điều luật cụ thể để áp dụng vào việc giải quyết vụ án với những con

người, những số phận mang tính cá thể hoá sâu sắc Những người được giáo

dục có cơ hội để nhìn thấy, nghe thấy và cảm nhận bằng cả lý trí, tình cảmthông qua những người thật, việc thật về giá trị đích thực của pháp luật, vềcon đường và cách thức pháp luật đi vào cuộc sống đời thường của mỗi

- Yếu tố pháp luật: Yếu tố này thể hiện mức độ hoàn thiện của pháp

luật nội dung, pháp luật thủ tục, pháp luật tổ chức làm cơ sở pháp lý cho tổ

chức, hoạt động tố tụng, hoạt động xét xử và giáo dục pháp luật thông quaphiên tòa xét xử lưu động Yếu tố pháp luật còn thể hiện qua các quy định

pháp luật về bảo đảm và khuyến khích công tác giáo dục pháp luật trong hoạtđộng xét xử của Tòa án nói chung và thông qua phiên tòa xét xử lưu động nóiriêng.

Khi xét xử, Toà án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đăng trướcpháp luật, thực sự dân chủ, khách quan; thâm phán và hội thấm độc lập chỉ tuântheo pháp luật là nguyên tắc rất quan trọng trong hoạt động xét xử các vụ án,thâm phán và hội thâm không lệ thuộc vào bât cứ ý kiên của các cơ quan, cán bộ

Trang 33

quản lý, cơ quan tiến hành tô tụng và các cơ quan, cá nhân khác mà tự mình xemxét, đánh giá các tình tiết của vụ án, các chứng cứ đã được thâm tra công khai taiphiên tòa, căn cứ vào các quy định của pháp luật dé phán quyết Có thé nói tòaán độc lập đến mức nào thì phán quyết sẽ đúng đắn và có tác dụng giáo dục đếnchừng ấy.

- Yếu tố tô chức: Yếu tố này thể hiện trình độ tổ chức hợp lý, khoa học vềbộ máy, phân công công việc và cơ chế phối hợp công việc bảo đảm tiến hànhhoạt động xét xử và hoạt động giáo dục pháp luật đúng hướng, đúng mục đích vàđạt hiệu quả cao Yếu t6 tô chức còn thé hiện ở việc bảo đảm các yêu cầu về cơsở vật chất, kinh phí, chế độ cho Tham phán, Hội thâm nhân dân, cán bộ côngchức trong ngành Tòa án tham gia vào hoạt động xét xử và hoạt động giáo dụcpháp luật thông qua phiên tòa xét xử lưu động.

Những vụ án được lựa chọn đưa ra xét xử lưu động là những vụ án điểnhình về tội danh, về hành vi phạm tội, gây dư luận xấu trong xã hội, được nhândân quan tâm như buôn bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản, gâyrỗi trật tự, cô ý gây thương tích ; hoặc các vụ tranh chấp dân sự phức tạp, cóđông người tham gia tố tụng, gần với đời sống nhân dân như tranh chấp quyềnsử dụng đất Những phiên tòa xét xử các vụ án này đều thu hút đông đảo nhândân đến chứng kiến nên có tác dụng răn đe, giáo dục cao.

Địa điểm tổ chức phiên tòa xét xử lưu động tại nơi cư trú của bị cáo,đương sự cần đảm bảo tính trang nghiêm, nghiêm túc; địa điểm công cộng, tậptrung đông dân cư, giao thông thuận tiện; dé dàng đảm bảo an ninh trật tự thuận lợi cho việc thu hút đông đảo người dân đến theo dõi phiên tòa.

Thời gian tô chức phiên tòa xét xử lưu động không được trùng với ngày tôchức Hội nghị, ngày lễ của địa phương để tránh việc người dân sẽ tham dự Hộinghị, lễ hội của địa phương mà không đến theo dõi phiên tòa.

- Yếu tố con người: trình độ văn hóa pháp luật của người tiễn hành hoạtđộng tố tụng và của người tham gia hoạt động tố tụng; mức độ quan tâm, tácđộng của xã hội đối với hoạt động tố tụng Trình độ chuyên môn, kỹ năng,

Trang 34

nghiép vu vé hoat động giáo dục pháp luật cua thâm phán, Hội thấm, cán bộcông chức trong ngành Tòa án

Có thể nói sau bản án và một quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án,

không còn nhiều cơ hội hay một hình thức pháp ly khác để công dân bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình Vì thế, bản án là kết quả của hoạt động xétxử không được dé lại một nghi ngờ nào cho cá nhân và xã hội Ngoài phươngpháp thuyết phục, hoạt động xét xử tại các phiên tòa xét xử lưu động còn tácđộng trực tiếp lên ý thức và hành vi của người vi phạm pháp luật Đánh giá củadư luận xã hội đối với bản án của Tòa án phải được coi là một nguồn tin quantrọng Tuy nhiên, đó phải là sự đánh giá có tính xây dựng và thiện chí, tránhnhững nhận định, đánh giá thiếu khách quan làm ảnh hưởng đến lòng tin củanhân dân vào công lý và sự nghiêm minh của pháp luật.

Bên cạnh pháp luật, các phạm trù đạo đức được vận dụng trong quá trìnhxét xử các vụ án cũng có tác động rất mạnh đến ý thức của công chứng Điều đóđòi hỏi thâm phán, hội thâm ngoài việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật phảichú ý đến các giá trị đạo đức như:

Công bằng: Công bằng trong tố tụng hình sự là đánh giá tương xứng giữatội phạm và mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội; người không phạmtội phải được minh oan day đủ và được khôi phục moi quyền lợi của mình nhấtlà việc bồi thường thiệt hại về những hành vi trái pháp luật của những người tiếnhành tố tụng và cơ quan tiễn hành t6 tung gây ra Trong tô tụng dân sự, hànhchính, công bằng thé hiện ở việc các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựkhác phải được bảo vệ đúng dan và đầy đủ trong các quyết định, ban án của Tòaán.

Vô tu: Sự vô tư của Hội đồng xét xử thể hiện qua việc bảo đảm sự bìnhđăng của các bên, không nghiêng về bên này mà làm hại lợi ích bên kia, trongkhi ranh giới giữa lợi ích của các bên có khi chỉ chênh nhau như sợi tóc Sự điềmtĩnh và thận trọng của thâm phán và hội thâm cũng là yếu tố quan trọng đảm bảosự vô tư của họ Sự vô tư và khách quan của thầm phán còn thể hiện ở chỗ không

Trang 35

bị mặc cảm bởi những an tuong ban dau vé vu an hay nhân thân bi cáo cũng nhưcác đương sự khác có lợi ích trong vụ án.

Lương tâm người làm công tác xét xử, tình cảm đạo đức của mỗi người vànăng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của chính minh, đó là lương tâm conngười Lương tâm của một người với trọng trách cầm cán cân công lý cần phảithé hiện ở mức độ cao Đó chính là lương tâm người thẩm phán nhân danh cônglý Những phán quyết có tính thỏa hiệp, nửa vời, đại khái tuy có thể dẫn đếnbản án không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng không thê nói là đã phán quyếttheo lương tâm được Phạm trù lương tâm luôn đi đôi với phạm trù nghĩa vụ củangười thâm phán.

Tỉnh nhân đạo: Phiên tòa xét xử lưu động không chỉ thê hiện tính nghiêmminh của pháp luật mà còn thể hiện giá tri nhân văn, vi lợi ích chính đáng cuacon người Các trạng thái cảm xúc của người dự phiên tòa rất đa dạng, trong đócó cảm xúc về tính nhân đạo của Tòa án.

Những phạm trù đạo đức khác như: trung thực, đãng cảm, thanh liém cũng là những đòi hỏi bắt buộc ở người làm công tác xét xử Hơn ai hết, họ phải

là những công dân mẫu mực về lối song, dao đức, mẫu mực trong việc chấp

hành pháp luật như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Van đề tư pháp cũng như cácvan đề khác là van đề ở đời và làm người”; “trong công tác xử án phải côngbăng, liêm khiết, trong sạch” [21, tr.187-188]

Một bản án đúng đắn, được xã hội đồng tình và có tính giáo dục là bản ánmà ở đó có sự kết hợp hài hòa giữa cưỡng chế và giáo dục, giữa “nghiêm” và“khoan”, giữa tình và lý, giữa các chuân mực đạo đức và các chế tai pháp luật vàchỉ có như vậy, mới hướng thiện được cho những người lầm lỗi và giáo dụcchung cho những người khác.

Trang 36

CHUONG 2

THUC TRANG GIAO DUC PHAP LUAT

THONG QUA PHIEN TOA XET XU LUU DONG CUATOA AN NHAN DAN TAI THANH PHO HAI PHONG HIEN NAY

2.1 Một vài nét về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của thành phốHải Phòng ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xửlưu động của Tòa án nhân dân

2.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên

Hải Phòng là thành phố ven biển, năm phía Đông miền duyên hải Bắc bộ,ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, cách thủ đôHà nội 102 km; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáptỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Binh và phía Đông là biển Đông

với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đăng, Cửa Cấm,

Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình.

Diện tích tự nhiên là 1.507,57 km2, tính đến tháng 12/2011, dân số HảiPhòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cưnông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội vàThành phó Hồ Chí Minh.

Hải Phòng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, ĐồSơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão,Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) va 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vi) với223 xã, phường và thị trấn.

Hải Phòng từ lâu đã nôi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một

đầu mối giao thông quan trọng với hệ thông giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàngkhông trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnhphía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.

Trang 37

Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng châu thé sôngHồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế độnglực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoahọc - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ va là một trong những trungtâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định

1448 /QD-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

Hải Phòng có điều kiện tự nhiên rất phong phú, giàu đẹp, đa dang và cónhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa Nơi đây córừng quốc gia Cát Bà - Khu Dự trữ sinh quyên thế giới - là khu rừng nhiệt đớinguyên sinh nỗi tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng loài động thực vật, trongđó có nhiều loài được xếp vào loài quý hiếm của thế giới Đồng thời, nơi đây còncó cả một vùng đồng bằng thuộc vùng đồng bằng tam giác châu thé sông Hồng,tạo nên một cảnh quan nông nghiệp trồng lúa nước là nét đặc trưng của vùng dulịch ven biển Bắc Bộ và cả một vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùngphong phú, nhiều hải sản quý hiếm và bãi biển đẹp.

Khí hậu của Hải Phòng cũng khá đặc sắc, ôn hoà, dồi dào nhiệt âm vàquanh năm có ánh nắng chan hoà, rất thích nghi với sự phát triển của các loàiđộng thực vật nhiệt đới, đặc biệt rất dé chịu với con người vào mùa thu và mùa

2.1.2 Đặc điểm lịch sử chính trị

Sự hình thành và phát triển của Hải Phòng gắn liền với các chứng tích củangười tiền sử ở di chỉ khảo cô học Cái Bèo (Cát Bà) thuộc Văn hóa Hạ Longcách ngày nay khoảng từ 4000 đến 6000 năm; với sự hình thành của nên vănminh sông Hong thuộc văn hóa Đông Sơn với các chứng tích của con người ở dichỉ khảo cổ học Tràng Kênh (Thuỷ Nguyên), Núi Voi (An Lão) cách ngày nay từ2000 năm đến hơn 3000 năm; với truyền thuyết về tên tuổi của nữ tướng LêChân - người lập Trang An Biên vào đầu Công nguyên - cái nôi hình thành nênđô thị Hải Phòng ngày nay.

Hải Phòng là vùng đất đầu sóng, ngọn gió, “phên dậu” phía Đông của đất

Trang 38

nước, có vị thế chiến lược trong toàn bộ tiễn trình đấu tranh dựng nước và g1ữnước của dân tộc ta Người Hai Phòng với tinh thần yêu nước nồng nan, tínhcách dũng cảm, kiên cường, năng động, sáng tạo, đã từng chứng kiến và thamgia vào nhiều trận quyết chiến chiến lược trong chiến tranh giải phóng dân tộc vàbảo vệ Tổ quốc.

Đây là vùng đất in đậm dấu ấn chống ngoại xâm trong suốt quá trình lichsử 4000 năm của dân tộc Việt Nam, với các chiến thắng trên sông Bạch Đằngcủa Ngô Quyền năm 938, của Lê Hoàn năm 981, của Trần Hung Đạo năm1288 Thời nhà Mạc, vì đây là quê hương của nhà Mạc nên vùng này được chúý xây dựng thành kinh đô thứ hai gọi là Dương Kinh.

Đến nay, các chiến tích đó vẫn còn tồn tại rất nhiều di tích lịch sử, lưutruyền biết bao truyền thuyết dân gian, để lại cho hậu thế nhiều công trình vănhoá, nghệ thuật có giá tri Đến Hải Phòng, đặt chân đến bất cứ đâu chúng ta cũngbắt gặp các di tích, các lễ hội gắn với những truyền thuyết, huyền thoại về lịch sửoanh liệt chống ngoại xâm của Hải Phòng.

Năm 1870 - 1873, Bùi Viện, được vua Tự Đức giao phó, đã thực hiện việcxây dựng một bến cảng bên cửa sông Cam mang tên Ninh Hải va một căn cứphòng ngự bờ biển ở liền kế bên, gọi là nha Hải Phong sứ Khi Pháp đánh chiếnBắc Kỳ lần thứ nhất năm 1873 - 1874, tại cảng Ninh Hải này, nhà Nguyễn vàPháp lập nên một cơ quan thuế vụ chung, quản lý việc thương mại ở vùng nàygọi là Hải Dương thương chính quan phòng.

Thành phố Hải Phòng ngày nay được Quốc Hội Nước Việt Nam Dân chủ

cộng hoà (nay là Quốc Hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) Quyết

định thành lập vào ngày 27/10/1962, trên cơ sở hợp nhất thành phố Hải Phòng cũvà tỉnh Kiến An.

Có thể nói, Hải Phòng là nơi có lịch sử vinh quang ngàn năm, một vùngđất hội tụ đầy đủ khí thiêng sông núi, và một cư dân anh đũng, sáng tạo và rấtcởi mở, dé hoà hợp với bè bạn bốn phương Những người dân từ nhiều miền quêđến sinh sống tại vùng đất cửa biển này đã hình thành nên tính cách kiên nghị,

Trang 39

năng động, sáng tạo trong lao động, luôn nhạy bén với cái mới, làm cho ngườiHải Phòng sớm tiếp thu được những tinh hoa của thời đại trước biến thiên củalịch sử.

2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước2001 - 2010, kinh tế thành phố Hai Phòng ổn định, tăng trưởng khá nhanh vàtoàn diện; quy mô kinh tế được mở rộng, năng lực sản xuất - kinh đoanh đượcnâng lên, đặc biệt là nội lực GDP tăng liên tục với tốc độ bình quân 11,1%/nam;cơ cau kinh tế chuyên dịch đúng hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỷ trọng 2nhóm ngành công nghiép-dich vụ tăng từ 82,22% năm 2000 lên 90% năm 2010(tốc độ tăng bình quân 12%/năm); thị trường xuất khẩu được mở rộng, tăngnhanh về giá trị, chủng loại san phâm với kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân20%/năm (năm 2010 gấp trên 6 lần năm 2000) Thu hút vốn đầu tư phát triểntăng nhanh, bình quân 19,1%/năm Năng lực sản xuất của nhiều ngành kinh tếtăng mạnh Thu ngân sách gấp hơn 6 lần, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân20,23%/nam, trong đó thu nội dia tăng bình quân 18,83%/nam Tỷ lệ đô thị hoatăng nhanh (dân số đô thị từ 35% năm 2000 lên 48% năm 2010), lập thêm 2 quậnmới và chuyên 1 thị xã thành quận; quy mô và diện mạo đô thi phát triển rõ nét.

Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn có nhiềuchuyền biến Cơ sở hạ tang kỹ thuật và xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, cảngbiển được chú trọng đầu tư, theo hướng hiện đại, tạo nên tảng day nhanh quatrình phat triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng, công nghiệp văn minh hiệnđại Quan hệ sản xuất phát triển và ngày càng phù hợp hơn, tạo điều kiện pháttriển lực lượng sản xuất Các thé chế, cơ chế, chính sách của Nhà nước đã đượcchủ động, tích cực triển khai áp dụng, đạt hiệu quả rõ Lĩnh vực văn hóa, xã hộiđạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Khoa học công nghệ bước đầu gắn với thực tế sản xuất, đời sống xã hội,phát huy hiệu quả tích cực Công tác đối ngoại và mở rộng không gian kinh tếđược đây mạnh Cải cách hành chính được tập trung cao, nhất là cải cách thủ tục

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN