1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[ TIỂU LUẬN THẠC SĨ ] TÀI CHÍNH HÀNH VI TRONG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

18 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Chính Hành Vi Trong Thị Trường Chứng Khoán
Tác giả Ngô Ngọc Trình, Huỳnh Thuỳ Thu Hồng, Nguyễn Thị Thu Hằng, Lê Thị Minh Lý, Lê Phương Trâm
Người hướng dẫn TS. Phan Chung Thuỷ
Trường học Trường Đại Học Tài Chính – Marketing
Chuyên ngành Tài Chính
Thể loại Tiểu luận Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 0,92 MB
File đính kèm Niem tin vao thi trương chung khoan.zip (2 MB)

Nội dung

Câu 1 (1.5 điểm): Các cách đo lường sự tự tin quá mức của nhà đầu tư. Cho các ví dụ thực tế trong các nghiên cứu nước ngoài và khả năng ứng dụng ở Việt Nam. 1. Dựa vào tần suất thực hiện giao dịch Tự tin quá mức của nhà đầu tư thường khiến họ thực hiện nhiều giao dịch trong khoảng thời gian ngắn và tin tưởng vào các phán đoán đầu tư sinh lợi của bản thân. Nghiên cứu của Glaser and Weber (2007) cho kết quả các nhà đầu tư tự đánh giá bản thân trên mức trung bình về hiệu suất lẫn kỹ năng đầu tư trong quá khứ thường cao hơn và tần suất giao dịch là nhiều hơn. Áp dụng ở Việt Nam: Có thể thực hiện nghiên cứu trên thị trường chứng khoán qua các chỉ số đầu tư hay thông tin cá nhân về tần suất giao dịch, lợi nhuận của các nhà đầu tư. 2. Dựa vào kết quả thực tế: Phương pháp này so sánh về mức độ chính xác giữa kết quả thực tế so với phán đoán của nhà đầu tư trên thị trường. Nghiên cứu của Barber, Lee, Liu, and Odean (2010) đưa ra kết quả các nhà đầu tư cá nhân giao dịch hàng ngày có hiệu suất quá khứ mạnh mẽ và kiếm được lợi nhuận, nhưng chỉ có 1% nhà đầu tư là thu được lợi nhuận sau khi trừ chi phí đầu tư. Áp dụng ở Việt Nam: Cách này cần số liệu về các các mẫu quan sát để đưa ra tỷ lệ về nhận định trước và sau khi tham gia thị trường của các nhà đầu tư. 3. Thực hiện bộ câu hỏi khảo sát Sử dụng bộ câu hỏi riêng để thăm dò ý kiến và mức độ nhận biết sự quá tự tin của nhà đầu tư. Nghiên cứu của Grinblatt and Keloharju (2009): Có sự liên kết giữa việc "đánh giá bản thân quá cao", quá tự tin và sự thôi thúc giao dịch qua các bài thử nghiệm và kết quả kiểm tra thực tế. Áp dụng ở Việt Nam: Có thể thực hiện qua các bảng hỏi, thăm dò những đặc điểm riêng hay đánh giá rủi ro của thị trường ở nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau của những nhà đầu tư. 4. Mức độ đánh giá cao bản thân Tự tin thái quá về khả năng, kiến thức đầu tư của bản thân, đồng thời không quan tâm đến tư vấn và chia sẻ từ các thông tin xung quanh thường có rủi ro đầu tư cao hơn. Nghiên cứu của Korniotis and Kumar (2009b) : Các nhà đầu tư lớn tuổi, mặc dù với thâm niên cao, có kiến thức tốt hơn trong đầu tư, nhưng thường có khả năng lựa chọn chứng khoán kém hơn. Áp dụng ở Việt Nam : Các nhà đầu tư cần thực hiện giao dịch dựa trên những sự hiểu biết cá nhân về một lĩnh vực cụ thể, tìm hiểu từ những nguồn thông tin chính thống để giảm thiểu rủi ro và có kết quả chính xác nhất.

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

-

TÀI CHÍNH HÀNH VI NHÓM 5 – LỚP 19.3

Nhóm học viên thực hiện:

1 Ngô Ngọc Trình

2 Huỳnh Thuỳ Thu Hồng

3 Nguyễn Thị Thu Hằng

4 Lê Thị Minh Lý

5 Lê Phương Trâm

GVHD: TS PHAN CHUNG THUỶ

TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: CÂU HỎI LÝ THUYẾT (6 điểm) 1

Câu 1 (1.5 điểm): 1

Câu 2 (1.5 điểm): 2

Câu 3 (1.5 điểm): 3

Câu 4 (1 điểm): 9

PHẦN 2: CÂU HỎI TÌNH HUỐNG 10

Câu 1 (0.5 điểm): 10

Câu 2 (0.5 điểm): 10

Câu 3 (0.5 điểm): 11

Câu 4 (1 điểm): 12

Câu 5 (1.5 điểm): 15

Trang 3

PHẦN 1: CÂU HỎI LÝ THUYẾT (6 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm): Các cách đo lường sự tự tin quá mức của nhà đầu tư Cho các ví

dụ thực tế trong các nghiên cứu nước ngoài và khả năng ứng dụng ở Việt Nam

1 Dựa vào tần suất thực hiện giao dịch

Tự tin quá mức của nhà đầu tư thường khiến họ thực hiện nhiều giao dịch trong khoảng thời gian ngắn và tin tưởng vào các phán đoán đầu tư sinh lợi của bản thân

Nghiên cứu của Glaser and Weber (2007) cho kết quả các nhà đầu tư tự đánh giá bản thân trên mức trung bình về hiệu suất lẫn kỹ năng đầu tư trong quá khứ thường cao hơn

và tần suất giao dịch là nhiều hơn

Áp dụng ở Việt Nam: Có thể thực hiện nghiên cứu trên thị trường chứng khoán qua các chỉ số đầu tư hay thông tin cá nhân về tần suất giao dịch, lợi nhuận của các nhà đầu tư

2 Dựa vào kết quả thực tế:

Phương pháp này so sánh về mức độ chính xác giữa kết quả thực tế so với phán đoán của nhà đầu tư trên thị trường

Nghiên cứu của Barber, Lee, Liu, and Odean (2010) đưa ra kết quả các nhà đầu tư cá nhân giao dịch hàng ngày có hiệu suất quá khứ mạnh mẽ và kiếm được lợi nhuận, nhưng chỉ có 1% nhà đầu tư là thu được lợi nhuận sau khi trừ chi phí đầu tư

Áp dụng ở Việt Nam: Cách này cần số liệu về các các mẫu quan sát để đưa ra tỷ lệ về nhận định trước và sau khi tham gia thị trường của các nhà đầu tư

3 Thực hiện bộ câu hỏi khảo sát

Sử dụng bộ câu hỏi riêng để thăm dò ý kiến và mức độ nhận biết sự quá tự tin của nhà đầu tư

Nghiên cứu của Grinblatt and Keloharju (2009): Có sự liên kết giữa việc "đánh giá bản thân quá cao", quá tự tin và sự thôi thúc giao dịch qua các bài thử nghiệm và kết quả kiểm tra thực tế

Trang 4

Áp dụng ở Việt Nam: Có thể thực hiện qua các bảng hỏi, thăm dò những đặc điểm riêng hay đánh giá rủi ro của thị trường ở nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau của những nhà đầu

4 Mức độ đánh giá cao bản thân

Tự tin thái quá về khả năng, kiến thức đầu tư của bản thân, đồng thời không quan tâm đến tư vấn và chia sẻ từ các thông tin xung quanh thường có rủi ro đầu tư cao hơn

Nghiên cứu của Korniotis and Kumar (2009b) : Các nhà đầu tư lớn tuổi, mặc dù với thâm niên cao, có kiến thức tốt hơn trong đầu tư, nhưng thường có khả năng lựa chọn chứng khoán kém hơn

Áp dụng ở Việt Nam : Các nhà đầu tư cần thực hiện giao dịch dựa trên những sự hiểu biết cá nhân về một lĩnh vực cụ thể, tìm hiểu từ những nguồn thông tin chính thống để giảm thiểu rủi ro và có kết quả chính xác nhất

Câu 2 (1.5 điểm): a Các bạn hãy chỉ ra loại sai lệch và nguyên nhân mắc phải sai lệch này cho John khi anh ta cho rằng nên chọn phương án 2 sau đây hơn phương

án 1

- Một trò may rủi với: P1(0.1; $95; 0.9; -$5)

- Bỏ ra $5 để có được: P2(0.1; $100; 0.9; $0)

Cả 2 phương án đều có giá trị kỳ vọng (expected value) như nhau là $5

- Giá trị kỳ vọng của phương án 1: 0.1*$95 + 0.9*(-$5) = $5

- Giá trị kỳ vọng của phương án 2: -$5 + 0.1*$100 + 0.9*0 = $5

John cho rằng nên chọn phương án 2 hơn phương án 1 mặc dù cả 2 cách có giá trị

kỳ vọng như nhau, John đã mắc phải thiên lệch do quá tự tin và hiệu ứng mất mát, cụ thể trong 2 trường hợp

Trường hợp 1: Thiên lệch quá tự tin: Việc kỳ vọng quá cao vào khả năng mình có thể thắng và giá trị khoản lợi nhuận có thể mang lại khi mình thắng là $100 ở phương án

2 hơn là phương án 1 là $95 Việc lạc quan quá mức đã khiến John mắc sai lầm dẫn đến việc đánh giá thiếu rủi ro

Trang 5

Trường hợp 2: Hiệu ứng mất mát (Loss Aversion): John lựa chọn P2 hơn là P1 vì chỉ khi đó bỏ ra 5$ và anh ấy đã biết trước khoảng lỗ của mình tối đa là 5$ điều này giúp John cảm thấy thoải mái, giảm áp lực hơn trong game này

b Hãy dùng lý thuyết triển vọng để giải thích cho John về sự nhầm lẫn của anh ta

Lý thuyết triển vọng (Prospect Theory) là một mô hình giải thích cách con người đánh giá và đưa ra những quyết định trong các tình huống rủi ro có liên quan Nếu đứng trước các phương án có sự giống nhau về kết quả thì thường mọi người có xu hướng sẽ

ưu tiên chọn phương án được trình bày nổi bật hơn về mặt lợi nhuận

Lý thuyết triển vọng giúp hiểu rằng mặc dù mức lợi nhuận của phương án 2 mang lại cao hơn phương án 1 nhưng rủi ro của phương án 2 đồng thời cũng lớn hơn mà John

có thể đã đánh giá thiếu

Câu 3 (1.5 điểm): T ình huống giả định như sau:

Giả sử bạn là nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp, Bạn đang dự đoán rằng lĩnh vực công nghệ cao sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất so với những lĩnh vực bất kỳ nào trong vài năm tới Sau một vài tháng, bạn nhìn vào dữ liệu của thị trường, và bạn thấy rằng có 1 công ty công nghệ tài chính mới được vào trong top 20 lợi nhuận của thị trường Bạn tin rằng điều này cho thấy dự đoán của bạn là chính xác Và bạn đã dùng sự kiện này để minh chứng cho các khuyến nghị đầu tư cho các khách hàng của mình

1 Thiên lệch sẵn có (Availability bias)

2 Thiên lệch xác nhận (Confirmation bias)

3 Hiệu ứng xu thế (Disposition effect)

4 Hiệu ứng khung (Framing effect)

5 Hiệu ứng biết trước (Hindsight bias)

6 Khác

a Theo bạn đây là ví dụ về thiên lệch hành vi nào trong các hiệu ứng dưới đây? Hãy giải thích khái niệm và cho tình huống ví dụ minh hoạ

Trang 6

Tình huống giả định trên cho thấy nó thuộc về thiên lệch sẵn có (Availability bias); Thiên lệch xác nhận (Confirmation bias); hiệu ứng biết trước (Hindsight bias) trong các hiệu

ứng đã cho

 Thiên lệch sẵn có (Availability bias):

Khái niệm: Thiên lệch sẵn có (Availability Bias) là một dạng sai lầm trong quyết

định và đánh giá rủi ro, trong đó người ra quyết định dựa trên thông tin mà họ dễ dàng nhớ được hoặc có sẵn, thay vì dựa trên thông tin quan trọng và đầy đủ Điều này có nghĩa

là những sự kiện hoặc thông tin mà người ta có thể nhớ tới sẽ làm họ ra quyết định nhanh chóng và dễ dàng

Tình huống ví dụ minh hoạ

Trong tình huống khi bạn đọc thấy thông tin của một công ty Fintech mới được niêm yết trên sàn chứng khoán và nằm trong TOP 10 lợi nhuận của thị trường, bạn có thể trải qua hiện tượng thiên lệch sẵn có Bạn có thể chủ quan đánh giá rằng điều này là minh chứng tích cực cho dự đoán của bạn về lợi nhuận cao của lĩnh vực công nghệ

 Thiên lệch xác nhận (Confirmation bias):

Khái niệm: Thiên lệch xác nhận trong hành vi đầu tư diễn ra khi nhà đầu tư tìm kiếm

và xem xét thông tin mà xác nhận quan điểm hiện tại của họ về một đầu tư cụ thể, trong khi bỏ qua hoặc giả mạo thông tin mà phủ nhận hay đặt ra thách thức cho quan điểm của nhà đầu tư khi đưa ra quyết định đầu tư không đủ cân nhắc và không linh hoạt

Tình huống ví dụ minh hoạ:

Giả sử bạn là một nhà đầu tư cá nhân quan tâm đến một cổ phiếu cụ thể, ví dụ ABC Corp Ban đầu, bạn thấy một số báo cáo và ý kiến tích cực về sự phát triển của công ty này trong tương lai và bạn quyết định đầu tư ã cổ phiếu này

Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian nào đó, có những tín hiệu hay các thông tin mới xuất hiện, cho thấy có những rủi ro và thách thức đối mặt với ABC Corp Thông tin này

có thể bao gồm kết quả tài chính không như dự kiến, sự giảm sút của ngành công nghiệp, hoặc thậm chí là tin đồn về sự bất đồng giữa lãnh đạo công ty

Trang 7

Tuy nhiên, do thiên lệch xác nhận, bạn có thể có xu hướng tìm kiếm và ưu tiên thông tin tích cực nhất về ABC Corp Bạn có thể giữ lại thông tin phản đối hoặc xem xét nó một cách chệch lệch, chỉ để duy trì niềm tin của mình trong quyết định đầu tư ban đầu

Kết quả có thể là bạn tiếp tục giữ cổ phiếu mặc dù có những dấu hiệu rõ ràng về rủi ro, điều này có thể dẫn đến mất mát tài chính do không linh hoạt và không đánh giá đúng mức độ rủi ro thực tế của đầu tư

 Hiệu ứng biết trước (Hindsight Bias)

những người đánh giá sự kiện có xu hướng nhìn nhận rằng họ đã biết trước kết quả của một sự kiện sau khi nó đã xảy ra

Tình huống ví dụ minh hoạ

Giả sử có một nhà đầu tư tên là Robert, anh ta tham gia thị trường với một mã cổ phiếu cụ thể Trước khi thông tin công bố, Robert nghiên cứu kỹ lưỡng và quyết định

mua cổ phiếu này dựa trên thông tin hiện có

Tình huống có thể diễn ra như sau:

Trước sự kiện:

Robert nghiên cứu về doanh nghiệp, bảng báo cáo tài chính, và những yếu tố khác liên quan đến cổ phiếu mà anh ấy quan tâm

Anh ấy thấy những tín hiệu tích cực và quyết định mua cổ phiếu trước khi có những công bố tích cực từ thông tin chính thống

Sự kiện diễn ra:

Những thông tin quan trọng về doanh nghiệp được công bố ngay sau đó, và cổ phiếu đó tăng giá đột ngột

Hindsight Bias:

Sau khi thấy giá cổ phiếu tăng, Robert có thể có xu hướng nhìn lại và nói, "Tôi đã biết rằng cổ phiếu này sẽ tăng giá Tôi đã đọc thông tin kỹ lưỡng và hiểu rõ về nó từ trước."

Ảnh hưởng đến quyết định tương lai:

Trang 8

Robert có thể tin rằng anh ấy có khả năng dự đoán thị trường tốt hơn so với thực tế Điều này dẫn đến quyết định đầu tư tiếp theo mà không xem xét kỹ lưỡng thông tin và mức độ rủi ro xảy ra

Trong trường hợp này, hiệu ứng biết trước đã tạo ra một ảo tưởng rằng Robert có khả năng dự đoán chính xác sự kiện, trong khi thực tế anh ấy đã đưa ra quyết định dựa trên thông tin có sẵn trước sự kiện diễn ra khiến cho việc đánh giá lệch lạc về khả năng

dự đoán của Robert

b Theo bạn tác động tiêu cực của hiệu ứng này là gì và làm cách nào để giảm thiểu được thiên lệch hành vi này đến hiệu quả đầu tư

 Thiên lệch sẵn có (Availability bias):

Tác động tiêu cực:

Quyết định chủ quan: Người đưa quyết định có thể dựa vào thông tin dễ nhớ mà họ đã trải qua gần đây mà không xem xét đầy đủ dữ liệu

Rủi ro đầu tư không cân nhắc: Dựa trên thông tin có sẵn một cách chủ quan có thể dẫn đến quyết định đầu tư không cân nhắc và thiếu tính toàn diện

Đánh giá thiên lệch: Thiên lệch sẵn có có thể làm tăng khả năng đánh giá tích cực của thông tin có sẵn, làm mất khả năng nhìn nhận các khía cạnh tiêu cực trong quyết định đầu

Cách giảm thiểu:

Duyệt xét các thông tin kỹ càng: Quyết định của bạn đưa ra đảm bảo là dựa trên thông tin toàn diện thay vì chỉ dựa trên một sự kiện hoặc thông tin cụ thể

Sử dụng phương pháp đánh giá đối chứng: So sánh thông tin có sẵn với các thông tin khác để có cái nhìn toàn diện và tránh tình trạng đánh giá chủ quan

Trang 9

Học hỏi từ kinh nghiệm trước đây: Nhìn lại các quyết định và dự đoán trước đây để hiểu

rõ hơn về cách thiên lệch sẵn có có thể ảnh hưởng đến quyết định và cách bạn có thể giảm thiểu tác động tiêu cực của nó

Tư duy nhóm: Thảo luận với đồng nghiệp hoặc nhóm để đảm bảo sự đa dạng của quan điểm và giúp loại bỏ các thiên lệch cá nhân

Sử dụng mô hình toàn cảnh: Xem xét dữ liệu và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để xây dựng một mô hình toàn cảnh và tránh sự chủ quan từ một nguồn thông tin duy nhất

 Thiên lệch xác nhận (Confirmation bias):

Tác động tiêu cực:

Quyết định sai lầm: Thiên lệch xác nhận có thể dẫn đến quyết định không đúng và thiếu chất lượng do việc lựa chọn thông tin chỉ hỗ trợ quan điểm hiện tại mà bỏ qua thông tin đối lập

Rủi ro tài chính: Trong lĩnh vực đầu tư, thiên lệch xác nhận có thể dẫn đến giả mạo hoặc

bỏ qua các dấu hiệu rủi ro quan trọng, dẫn đến việc gây thiệt hại về tài chính

Thiếu linh hoạt: Những người bị ảnh hưởng bởi thiên lệch xác nhận có thể trở nên thiếu linh hoạt trong việc thay đổi quan điểm hoặc điều chỉnh chiến lược đầu tư khi có thông tin mới

Cách giảm thiểu:

Đào sâu vào thông tin đối lập: Hãy chủ động tìm kiếm và xem xét thông tin có thể phủ nhận hoặc đặt ra thách thức cho quan điểm hiện tại của bạn Giúp bạn có cái nhìn toàn diện và cân nhắc ở các khía cạnh tích cực hay tiêu cực khi ra quyết định đầu tư

Kiểm tra giả định: Xem xét lại giả định của bạn và xác minh liệu chúng có được hỗ trợ bằng dữ liệu và thông tin đối lập hay không Đừng ngần ngại đặt ra các câu hỏi khó khăn

và kiểm tra tính hợp lý của quyết định

Trang 10

Khuyến khích ý kiến đa dạng: Tạo ra một môi trường trong đó ý kiến đa dạng được đánh giá cao Sự đa dạng trong quan điểm có thể giúp hạn chế thiên lệch xác nhận bằng cách đưa ra nhiều góc cạnh khác nhau để phân tích

Dùng phương pháp đánh giá đối tác: Hãy tìm người hoặc nhóm có quan điểm khác biệt

để xem xét và đánh giá quyết định của bản thân trong đầu tư giúp bạn nhìn tổng thể hơn

về thị trường, giảm bớt tác động từ thiên lệch này

Săn sàng thay đổi linh hoạt: Hãy sẵn sàng thay đổi quan điểm khi có thông tin mới và đối

lập Điều này giúp thích ứng với thay đổi trong tình hình và điều kiện thị trường

 Hiệu ứng biết trước (Hindsight Bias)

Tác động tiêu cực:

Tăng rủi ro: Hiểu lầm rằng bạn đã biết trước có thể dẫn đến quyết định đầu tư không cân nhắc, tăng rủi ro và làm cho bạn đánh giá không chính xác thông tin

Thiếu sự chia sẻ với đối tác: Hiệu ứng biết trước có thể làm cho nhà đầu tư ít chia sẻ thông tin với những người khác, vì họ có thể tin rằng họ đã nắm vững tất cả thông tin cần thiết

Quyết định dựa trên sự kiện quá khứ: Nhà đầu tư có thể quá mức tin tưởng vào khả năng dự đoán của mình dựa trên kinh nghiệm quá khứ, thay vì xem xét thông tin mới và tình hình thị trường hiện tại

Cách giảm thiểu:

Kiểm tra và đánh giá quyết định trước sự kiện: Xem xét lý do và thông tin bạn dựa vào để xem có nên đầu tư hay không Điều này giúp đảm bảo rằng quyết định được đưa

ra là dựa trên thông tin hiện có, không phải thông tin sau khi sự kiện đã xảy ra rồi

Duy trì tinh thần mở rộng: Nhận ra rằng quyết định đầu tư không nên dựa trên sự kiến thức sau khi sự kiện đã xảy ra Duy trì tinh thần mở rộng và đánh giá mỗi quyết định dựa trên thông tin hiện có chứ không phải từ những thông tin mập mờ

Tìm kiếm những sự phản đối: Tích hợp ý kiến và thông tin từ những người có quan điểm khác để giúp đối chiếu và cân nhắc quyết định của bạn

Trang 11

Theo dõi kết quả và trau dồi kiến thức: Hãy luôn học hỏi và theo dõi các kết quả của các quyết định đầu tư của chính bạn và người khác Điều này giúp giảm thiểu tác động của hiệu ứng biết trước và cải thiện hơn trong quá trình đầu tư hơn

Câu 4 (1 điểm): Có phát biểu cho rằng lý thuyết triển vọng vẫn ưu điểm trong giải thích hành vi của con người Bạn có đồng ý với quan điểm trên không? Nếu có (không) hãy giải thích và gắn quan điểm của bạn với bài viết dưới đây

Tôi đồng ý với quan điểm trên Như được đề cập trong bài viết, lý thuyết triển vọng giúp giải thích hiện tượng mà con người có xu hướng đánh giá quá cao khả năng có thể xảy ra của những sự kiện hiếm gặp và đánh giá quá thấp khả năng xảy ra của những sự kiện trung gian Điều này dẫn đến việc con người thường đặt quá nhiều giá trị vào những con ngựa có tỷ lệ thắng thấp (long shots) và đánh giá quá thấp những con ngựa được ưa thích (favorites) dù tỷ lệ thắng của chúng cao hơn

Lý thuyết triển vọng giúp chúng ta nhận ra rằng khả năng của con người trong việc nhận biết sự khác biệt giữa các xác suất cực đại là lớn hơn khả năng nhận biết sự khác biệt giữa các xác suất trung gian Chúng đồng nghĩa với việc chúng ta thường quá phản ứng với những thay đổi nhỏ trong xác suất cực đại và phản ứng quá ít với những thay đổi trong xác suất trung gian Dẫn đến việc chúng ta đánh giá sai và gặp khó khăn trong việc đánh giá mức độ rủi ro

Để bù đắp cho khó khăn trong việc xử lý sự khác biệt nhỏ trong xác suất, một lựa chọn tốt là dựa vào toán học Chúng ta cần nhận ra giới hạn của kiến thức và nhận thức

về rủi ro, bao gồm cả nhận thức về giới hạn của lý thuyết triển vọng Trong những trường hợp mà sự khác biệt nhỏ trong xác suất có ý nghĩa đặc biệt, việc sử dụng máy tính là tốt nhất để đảm bảo tính chính xác trong quyết định

Ví dụ, trong trường hợp xác suất rất thấp dưới 1%, chúng ta khó cảm nhận được sự khác biệt giữa xác suất 0,01% (1 trong 10.000) và 0,001% (1 trong 100.000), nhưng sự khác biệt này lớn gấp 10 lần Trong trường hợp này, chúng ta cần dựa vào máy tính hoàn toàn để đảm bảo tính chính xác trong quyết định đầu tư

Tóm lại, lý thuyết triển vọng cung cấp một khung cơ sở lý thuyết hữu ích để giải thích hành vi của con người trong việc đánh giá rủi ro và quyết định Tuy nhiên, việc

Ngày đăng: 26/05/2024, 20:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w