1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD

87 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG (21)
    • 1.1. Nhân sự (21)
      • 1.1.1. Tuyển dụng nhân sự (21)
      • 1.1.2. Mục đích tuyển dụng nhân sự (22)
      • 1.1.3. Vai trò của tuyển dụng nhân sự (23)
    • 1.2. Hoạt động tuyển dụng nhân sự (24)
      • 1.2.1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự (24)
      • 1.2.2. Quy trình tuyển dụng nhân sự (25)
    • 1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp (42)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD (46)
    • 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH VINAWOOD (46)
      • 2.1.1 Khái quát chung về Công ty (46)
      • 2.1.2 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh (47)
      • 2.1.3 Cột mốc phát triển (48)
    • 2.2 Cơ cấu tổ chức (49)
      • 2.2.1 Sơ đồ tổ chức............................................................................................................xxxvi 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2018 - 2022...........................xli 2.3.1 Lực lượng lao động hiện tại và sự biến động lao động trong 2018 đến hiện nay......xliv 2.3.2 Thực trạng hoạt động tuyển dụng tại Công ty TNHH VINAWOOD........................xlviii 2.4 Đánh giá chung về hoạt động tuyển dụng tại Công ty TNHH VINAWOOD.......................lx 2.4.1 Những mặt đạt được.......................................................................................................lx (49)

Nội dung

Mục lục LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC HÌNH ẢNH v LỜI MỞ ĐẦU vi CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG DOANH NGHIỆP. ix 1.1. Nhân sự ix 1.1.1. Tuyển dụng nhân sự ix 1.1.2. Mục đích tuyển dụng nhân sự x 1.1.3. Vai trò của tuyển dụng nhân sự xi 1.2. Hoạt động tuyển dụng nhân sự xii 1.2.1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự xii 1.2.2. Quy trình tuyển dụng nhân sự xiii 1.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp xxx CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD xxxiii 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH VINAWOOD xxxiii 2.1.1 Khái quát chung về Công ty xxxiii 2.1.2 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh xxxiv 2.1.3 Cột mốc phát triển xxxv 2.2 Cơ cấu tổ chức xxxvi 2.2.1 Sơ đồ tổ chức xxxvi 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2018 - 2022 xli 2.3.1 Lực lượng lao động hiện tại và sự biến động lao động trong 2018 đến hiện nay xliv 2.3.2 Thực trạng hoạt động tuyển dụng tại Công ty TNHH VINAWOOD xlviii 2.4 Đánh giá chung về hoạt động tuyển dụng tại Công ty TNHH VINAWOOD lx 2.4.1 Những mặt đạt được lx 2.4.2 Hạn chế lxi CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD lxv 3.1 Định hướng phát triển của Công ty TNHH VINAWOOD trong thời gian tới lxv 3.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công tác tuyển dụng trong thời gian tới lxv 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH Công ty TNHH VINAWOOD lxv 3.2.1. Căn cứ đưa ra giải pháp lxv 3.2.2. Mục tiêu giải pháp lxv 3.2.3. Nội dung giải pháp lxvi 3.3. Lộ trình giải pháp lxvi 3.4. Kết quả dự kiến lxx

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TRONG

Nhân sự

Theo Quản lý Nhân sự (Đình Phúc – Khánh Linh, 2007), nhân sự là chìa khóa thành công là yếu tố tạo nên sự phát triển và thành công cho doanh nghiệp Một số doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng thiếu lực lượng lao động thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại lâu dài chứ đừng nói đến việc duy trì và tạo dựng lợi thế cạnh tranh Con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, vì thế để có thể tồn tại lâu là phát triển thì một công ty dù lớn hay nhỏ cần phải tập trung tăng cường và phát huy khả năng đáp ứng nhân sự qua tất cả các giai đoạn hình thành và phát triển của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp có thể tạo dựng được ưu thế cạnh tranh hay không là nhờ vào đội ngũ nhân sự có năng động, có khả năng đáp ứng nhạy bén, trình độ chuyên môn cao hay không.

Theo Quản lý Nhân sự (Đình Phúc – Khánh Linh, 2007), một doanh nghiệp phát triển và tạo dựng được ưu thế cạnh tranh trên thị trường thì đội ngũ nhân sự phải có trình độ chuyên môn, có khả năng đáp ứng công việc Điều kiện tiên quyết để có đội ngũ nhân sự chất lượng cao phụ thuộc vào chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp Tuyển dụng người tài là vấn đề then chốt của doanh nghiệp, tuyển dụng là cuộc chiến giành nhân tài giữa các doanh nghiệp với nhau vì vậy để có cho mình những nhân sự chất lượng thì doanh nghiệp phải có cho mình những chính sách tuyển dụng tốt.

Theo Quản trị kinh doanh hiện đại – tập 2 (trường Đại học Thủy Lợi, 2013), tuyển dụng bao gồm tất cả các hoạt động mà nhà quản trị tham gia để khai thác một nhóm ứng viên có đào tạo cho những vị trí đó Gồm có quy trình tìm kiếm, thu hút, sàng lọc, tuyển chọn những người có đủ năng lực đáp ứng một công việc trong một tổ chức để bổ sung nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra Quá trình tuyển dụng có thể gồm nhiều bước khác nhau tùy theo từng công ty cũng như từng vị trí công việc cụ thể Nó có thể được giao cho một bộ phận trong doanh nghiệp hoặc được giao cho một doanh nghiệp tuyển dụng chuyên nghiệp Mục tiêu cuối cùng của tuyển dụng là đảm bảo doanh nghiệp có những nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp để thực hiện công việc hiệu quả Để thực hiện tốt công tác tuyển dụng, doanh nghiệp cần lên kế hoạch chi tiết, bộ tiêu chí, thông tin rõ ràng và đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp.

Nhân tố quyết định sự tồn tại và sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp là con người Chính vì vậy, tuyển dụng trở thành hoạt động then chốt, tất yếu trong quản trị nhân sự của doanh nghiệp Quá trình tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những con người với các kỹ năng, các phẩm chất phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp cũng như tránh được các rủi ro trong tương lai Để tuyển dụng đạt hiệu quả thì tuyển mộ và tuyển chọn là bước không thể thiếu trong tuyển dụng nhân sự.

Theo Quản trị nhân sự (Nguyễn Hữu Thân, 2008), tuyển chọn và tuyển mộ là bước quan trọng trong tuyển dụng, hai quá trình tuyển chọn và tuyển mộ đều có vai trò nhất định đối với công tác tuyển dụng Nhà quản trị nếu thực hiện tốt hai khâu này sẽ giúp nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn trong tuyển dụng.

Là quá trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm Doanh nghiệp phải có đầy đủ khả năng để thu hút lao động có chất lượng nhằm đạt được mục tiêu của mình Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hiệu quả của quá trình tuyển chọn và tuyển dụng Trong thực tế sẽ có người lao động có trình độ cao nhưng họ không được chọn vì họ không biết được các thông tin tuyển mộ từ doanh nghiệp hoặc không có cơ hội nộp hồ sơ Nói cách khác thì quá trình tuyển mộ của doanh nghiệp được xem là có hiệu quả khi thông tin tuyển dụng tiếp cận được người lao động và tỷ lệ nhân sự đạt yêu cầu cao

Là quá trình đánh giá các ứng viên theo nhiều khía cạnh khác nhau dựa vào các yêu cầu của công việc, để tìm được người phù hợp với yêu cầu nhất Cơ sở tuyển chọn là các yêu cầu công việc được đề ra trong bản mô tả công việc Quá trình tuyển chọn là khâu quan trọng nhằm giúp cho các Nhà quản trị nhân sự đưa ra được các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất Quyết định tuyển chọn mang lại lợi ích rất lớn đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có đội ngũ nhân sự linh hoạt và phù hợp với chiến lược cũng như mục tiêu của doanh nghiệp Tuyển chọn tốt giúp doanh nghiệp giảm được các chi phí do tuyển chọn lại, đào tạo lại cũng như tránh được các rủi ro trong quá trình thực hiện công việc

1.1.2 Mục đích tuyển dụng nhân sự

Bất kì doanh nghiệp hay tổ chức nào khi hoạt động đều có mục đích riêng và để thực hiện mục đích đó thì doanh nghiệp phải có cho mình một lực lượng lao động chất lượng Vì vậy, mục đích của tuyển dụng là tuyển chọn được những người có kiến thức, kĩ năng chuyên môn cao phù hợp với yêu cầu công việc và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp Đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp và lấp đầy khoảng trống về sự thiếu hụt nhân sự, nâng cao chất lượng nhân sự cũng như tiết kiếm chi phí và nâng cao năng suất lao động.

1.1.3 Vai trò của tuyển dụng nhân sự

Mục tiêu cuối cùng của tuyển dụng là tìm kiếm được lực lượng lao động phù hợp với vị trí công việc của doanh nghiệp Kết quả của tuyển dụng là những ứng viên có đủ trình độ, kỹ năng chuyên môn và những phẩm chất cần có tại vị trí đó Lựa chọn đúng người, đúng việc giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và năng suất làm việc.

Theo Giáo trình Tuyển dụng nhân lực (TS Mai Thanh Lan, 2014) thì tuyển dụng nhân sự có vai trò quan trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp, người lao động, xã hội.

- Thứ nhất: tuyển dụng nhân sự đóng vai trò quan trọng đối với việc tạo ra yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp – yếu tố nguồn nhân lực, giúp bổ sung nguồn lao động cần thiết Tuyển dụng được thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề quan trọng cho các hoạt động khác.

- Thứ hai: giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp – cạnh tranh thông qua yếu tố con người Con người được xem là yếu tố đóng vai trò quyết định trong sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Công tác tuyển dụng giúp doanh nghiệp sở hữu cho mình một đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ chuyên môn cao, sức khỏe và đặc biệt là đội ngũ lao động phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp

- Thứ ba: tuyển dụng nhân sự giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Tuyển dụng hiệu quả sẽ tiết kiệm được chi phí đào tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực, … Với vai trò là chủ thể của các hoạt động, con người là sử dụng vốn, máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật, … khi tuyển người phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những nguồn lực này.

- Thứ tư: trường hợp tuyển ứng viên đến từ nguồn bên trong tổ chức sẽ tạo được bầu không khí thi đua, cạnh tranh làm việc giữa người lao động trong doanh nghiệp.

Hoạt động tuyển dụng nhân sự

Là quá trình nhà quản trị xác định được những vị trí cần tuyển, phân tích yêu cầu công việc đối vị trí đó, xem xét và sàng lọc hồ sơ và cuối cùng là đưa ra lựa chọn ứng viên phù hợp nhất Mục tiêu cuối cùng của tuyển dụng nhân sự là thu hút được những ứng viên tiềm năng và phù hợp nhất với doanh nghiệp giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

1.2.1 Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự

Theo Giáo trình Tuyển dụng nhân lực (TS Mai Thanh Lan, 2014) là quá trình xác định mục tiêu và các biện pháp thực hiện mục tiêu tuyển dụng nhân sự Trước khi đưa ra yêu cầu tuyển dụng nhân sự, người quản trị phải xác định xác định chính xác nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Xây dựng nhu cầu và mục tiêu tuyển dụng nhân sự:

Xác định nhu cầu tuyển dụng nhân sự là xác định số lượng, chất lượng, cơ cấu nhân sự cần tuyển và thời điểm cần có nhân sự tại doanh nghiệp Trong xác định nhu cầu tuyển dụng việc xác định chất lượng rất quan trọng vì nó phản ánh tiêu chuẩn tuyển dụng Vì vậy, xác định nhu cầu tuyển dụng cần nhận sự quan tâm từ nhà quản trị.

Xác định mục tiêu tuyển dụng nhân sự là xác định điểm mà tuyển dụng nhân sự hướng tới trong từng giai đoạn nhất định Mục tiêu chính của tuyển dụng nhân sự là bù đắp sự thiếu hụt nhân sự và một mục tiêu khác như là xây dựng hình ảnh thương hiệu, củng cố thay đổi văn hóa doanh nghiệp, tái cấu trúc nhân lực trong doanh nghiệp.

Xây dựng chính sách tuyển dụng nhân sự:

Là quá trình xác định đối tượng áp dụng, phạm vi áp dụng, quy trình tuyển dụng nhằm đảm bảo việc thực hiện công tác tuyển dụng đạt hiệu quả.

Kế hoạch tuyển dụng được gắn với các vị trí tuyển dụng xác định, thời gian, địa điểm, quy trình tuyển dụng cụ thể, … Đặc biệt, khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhân sự chi tiết phải chú ý đến nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp trong thời điểm đó Trường hợp doanh nghiệp cần tuyển lao động phổ thông sẽ khác với tuyển nhân sự cấp cao Với việc xác định đối tượng chính xác nhà tuyển dụng sẽ có các cách thức thu hút, tiếp cận ứng viên, nguồn tuyển dụng, quy trình tuyển dụng, phương pháp đánh giá sẽ có mức độ chi tiết khác nhau.

Hiệu quả của hoạt động tuyển dụng phụ thuộc vào khâu đánh giá và xác định nhu cầu tuyển dụng và mục tiêu tuyển dụng rất lớn Xác định nhu cầu tuyển dụng là khâu đầu tiên trong kế hoạch tuyển dụng và cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tuyển dụng và ra quyết định của nhà quản trị Vì vậy, xác định tuyển dụng đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như góp phần đưa quá trình tuyển dụng đi đúng hướng và đạt kết quả tốt nhất, mang lại nhân lực đạt yêu cầu cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phân tích và đánh giá được tình hình nhân sự trong doanh nghiệp Nắm bắt được tình hình tuyển dụng trên thị trường lao động và cuối cùng là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

1.2.2 Quy trình tuyển dụng nhân sự Để hoạt động tuyển dụng đạt hiệu quả tốt thì nhà quản trị cần xây dựng một quy trình tuyển dụng.

Quy trình tuyển dụng là chuỗi các bước mà doanh nghiệp cần thực hiện để tìm kiếm ứng viên phù hợp với yêu cầu doanh nghiệp Nhà quản trị khi xây dựng quy trình tuyển dụng nhà quản trị cần nắm rõ các bước và hoạt động trong quy trình tuyển dụng, đồng thời có khả năng đánh giá và lựa chọn ứng viên phù hợp Một quy trình tuyển dụng nhân sự tối ưu giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ công tác tuyển dụng, đảm bảo đi đúng quy trình, tránh sai sót, sơ suất trong quá trình thực hiện, đánh giá chính xác năng lực ứng viên và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Theo Quản trị Nguồn nhân lực (PGS.TS Trần Kim Dung, 2013) thì quy trình tuyển dụng gồm 9 bước cơ bản:

Sơ đồ 1-1 Quy trình tuyển dụng

1.2.2.1 Quy trình tuyển dụng nhân sự Chuẩn bị công tác tuyển dụng nhân sự

Công tác chuẩn bị là công tác không thể thiếu trong trong các hoạt động, vì vậy tuyển dụng cũng không ngoại lệ Quá trình chuẩn bị càng cụ thể, rõ ràng, quá trình thực hiện càng thuận lợi và hạn chế các sai lầm không đáng có Trong đó nhà quản trị cần xác định được vị trí trống hiện tại cần tuyển dụng và đặc biệt là bản mô tả công việc cho vị trí đó.

Theo giáo trình Quản trị Nguồn Nhân lực (PGS.TS Trần Kim Dung, 2013), công tác chuẩn bị tuyển dụng cần chuẩn bị bản mô tả công việc Hiện nay, nhiều công ty xây dựng bản mô tả hời hợt, thông tin không đủ để ứng viên tham khảo Ứng viên không đủ thông tin tham khảo thì cũng sẽ không nắm rõ yêu cầu đối với ứng viên và công việc thì sẽ tốn thời gian cho ứng viễn lẫn nhà tuyển dụng.

Chuẩn bị công tác tuyển dụng nhân sự

Sàn lọc - Nghiên cứu hồ sơ

Phỏng vấn sơ bộ Kiểm tra trắc nghiệm Phỏng vấn tuyển chọn

Khám sức khỏe Ra quyết định

Lập bảng mô tả công việc: do đặc thù về quy mô, trình độ, cách thức tổ chức của các doanh nghiệp và do mục đích phân tích công việc khác nhau nên không có bảng mô tả công việc nhất định Tuy nhiên, các bảng mô tả công việc thường có các nội dung sau:

- Nhận diện công việc: tên công việc/ vị trí/ chức danh, cấp bậc công việc; cán bộ, lãnh đạo giám sát tình hình thực hiện công việc; người thực hiện và phê duyệt bảng mô tả công việc.

- Tóm tắt công việc: mô tả tóm tắt chức danh công việc trong công ty Người thực hiện công việc đó cần đảm bảo cho tổ chức đạt được mục tiêu gì Chẳng hạn như Giám đốc kinh doanh nghiệp sẽ tìm ra cách thức tổ chức điều hành công việc để đạt được mục tiêu là tham mưu cho Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm toàn bộ chính sách, hoạt động kinh doanh nghiệp trước Tổng Giám đốc và đảm bảo hoạt động của bộ phận kinh doanh nghiệp đạt hiệu quả.

- Các mối quan hệ trong thực hiện công việc: ghi rõ mối quan hệ của người thực hiện công việc với những người trong và ngoài doanh nghiệp.

- Chức năng, trách nhiệm công việc: liệt kê các chức năng chính và sau đó giải thích từng công việc cụ thể cần thực hiện trong các chức năng chính đó.

- Thẩm quyền của người thực hiện công việc: xác định quyền hạn và phạm vi quyền hạn trong các quyết định về tài chính, nhân sự, thông tin để người thực hiện công việc có thể hoàn thành công việc

- Thu hút nhân sự: chính sách lương, nghĩa vụ, … - Điều kiện làm việc: môi trường làm việc, các yêu cầu về kế hoạch làm việc, thời điểm làm việc.

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp

Tuyển dụng là quá trình bù đắp cũng như tìm kiếm nhân lực cho doanh nghiệp Khi triển khai công tác tuyển dụng là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố lại với nhau Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của hoạt động tuyển dụng cũng có nhiều tiêu chí.

Theo Website Talentbold.com được cập nhật vào 11/09/2021 thì để đánh giá hoạt động tuyển dụng có hiệu quả không thì nhà quản trị cần đánh giá qua:

Chi phí cho mỗi lần tuyển dụng: tiêu chí này phản ánh chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho quá trình tuyển dụng cũng như sự quan trọng của tuyển dụng đối với doanh nghiệp Chi phí này này bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến tuyển dụng như chi phí thuê dịch vụ tuyển dụng, quảng cáo, … và chi phí bỏ ra để có được số ứng viên phù hợp.

Chi phí tuyển dụng = Tổng chi phí tuyển dụng trong kỳ/ Tổng hồ sơ ứng tuyển phù hợp trong kỳ Hoặc = (Chi phí nội bộ + Chi phí tuyển dụng ngoài)/Tổng số lượng ứng viên tuyển dụng thành công.

Chi phí tuyển dụng nội bộ bao gồm: lương cho đội ngũ tuyển dụng, chi phí học tập và đào tạo cho đội ngũ tuyển dụng, …

Chi phí tuyển dụng ngoài gồm: chi phí trả cho các dịch vụ tuyển dụng như các website tìm kiếm ứng viên, phí đăng bài tuyển dụng, …

Thời gian tuyển dụng: cũng như ngân sách tuyển dụng thì thời gian tuyển dụng cũng phần nào phản ánh được sự thành công trong tuyển dụng Thời gian tuyển dụng phản ánh tốc độ tuyển dụng nhân sự có thành công hay chưa Một vị trí để trống quá lâu sẽ ảnh hưởng không ít đến quá trình làm việc và hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiện nay việc cạnh tranh nhân lực cũng không hề thua kém cạnh tranh trong kinh doanh vì vậy nếu tốc độ tuyển dụng thua kém đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đánh mất nhân tài và lợi thế cạnh tranh trên thị trường Thời gian tuyển dụng có thể giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của việc lựa chọn nguồn cung ứng viên, đánh giá được hiệu quả của quy trình tuyển dụng, …

Thời gian tuyển dụng = Tổng số thời gian tuyển dụng theo kì hoặc vị trí/Tổng nhân sự tuyển dụng theo kỳ hoặc vị trí

Nguồn cung ứng viên: tuyển dụng thì ngoài nguồn nội bộ thì các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng tuyển dụng ngoài nhiều vì vậy đây cũng là một hình thức tuyển dụng nhanh chóng giúp doanh nghiệp tìm kiếm ứng viên nhanh chóng cũng như đa dạng về chất lượng Mỗi kênh tuyển dụng đều có các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau Ở vị trí càng cao thì việc tuyển dụng càng khó khăn và chi phí bỏ ra càng cao

Nguồn cung ứng viên = Tổng ứng viên tiềm năng nguồn A/ Tổng chi phí trả cho nguồn A

Tỷ lệ nghỉ việc: là tỷ lệ nhân sự tự nguyện nghỉ việc hoặc nhảy việc trong tháng Tỷ lệ nghỉ việc phản ánh môi trường làm việc, mức độ ổn định và sự gắn bó, lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp.

Tỷ lệ nghỉ việc hàng tháng = (i/a) x100 i: số nhân viên nghỉ việc trong tháng a: số lượng nhân viên trung bình trong tháng Tỷ lệ nghỉ việc hàng quý = [y/(A+B)/2]x100 y: số nhân viên nghỉ việc trong năm

A: số nhân viên làm việc đầu năm B: số nhân viên làm việc cuối năm Tỷ lệ nghỉ việc < 3%: tỷ lệ chấp nhận được, hệ thống quản lý và mọi thứ đều ổn.

Tỷ lệ nghỉ việc từ 3 – 5%: tỷ lệ chưa đến mức lo ngại, người quản lý cần xem xét lại hệ thống lương hoặc các cấp quản lý.

Tỷ lệ nghỉ việc 5 – 8%: tỷ lệ này thể hiện doanh nghiệp gặp vài vấn đề Ngoài lương thưởng cần xem xét về cơ hội thăng tiến cho nhân sự.

Tỷ lệ nghỉ việc 8 – 10%: tỷ lệ đáng lo ngại Gặp trục trặc về văn hóa doanh nghiệp, hoạt động nhân sự, truyền thông nội bộ, lương thưởng, cơ hội thăng tiến.

Tỷ lệ nghỉ việc >10%: tỷ lệ báo động, cần xem xét lại toàn bộ tổng thể doanh nghiệp.

Chương 1 đã nêu lên các lý thuyết liên quan đến hoạt động tuyển giúp hiểu rõ hơn về khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của hoạt động tuyển dụng đối với doanh nghiệp Công tác tuyển dụng là hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong doanh nghiệp Quy trình tuyển dụng tại mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau tùy vào quy mô và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp nên qua chương 1 có thể hiểu được các yếu tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp lên quy trình tuyển dụng tại doanh nghiệp như thế nào

Cơ sở lý luận này ở chương 1 là tiền đề để nghiên cứu những hoạt động trong công tác tuyển dụng tại Công ty TNHH VINAWOOD Dựa trên cơ sở này, để tác giả nêu lên tình hình thực tế tại công ty và từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH VINAWOOD

2.1.1 Khái quát chung về Công ty

VINAWOOD là công ty sản xuất và phân phối linh kiện gỗ thành phẩm làm màn cửa và các sản phẩm nội thất khác được chế biến từ các loại gỗ cao cấp với nguồn vốn 100% từ Mỹ Được thành lập vào năm 2002, VINAWOOD được biết đến là công ty duy nhất ở Việt Nam và dẫn đầu thị trường quốc tế trong lĩnh vực này Với hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân phối các sản phẩm màn cửa nội thất từ gỗ Sản phẩm của VINAWOOD đã có mặt tại hơn 10 triệu nhà, khu nghỉ dưỡng và văn phòng trên toàn thế giới Từ khu nghỉ dưỡng 6 sao cho đến nhà hàng Khách hàng của VINAWOOD trải rộng khắp 50 quốc gia và 6 châu lục với các thị trường như: Châu Âu, Mỹ, Nhật.

Tên đầy đủ: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VINAWOOD Tên quốc tế: VINAWOOD COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: VINAWOOD LTD Mã số thuế: 0302 827 981 Địa chỉ: Lô 38, 39, 40, 41, 42, 43, Đường số 2, KCX Linh Trung II, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Người đại diện: CALVIN TAI LAM Điện thoại công ty: 0283 729 1881 Website: : https://www.vinawood.com Email: crystal@vinawood.com

Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN Nhân sự: hơn 650 người

Logo của công ty VINAWOOD

2.1.2 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh

VINAWOOD kinh doanh sản xuất các sản phẩm từ gỗ, sản phẩm từ tre, nứa, vật liệu tết bện, … Chế biến các các loại đồ gỗ trang trí nội thất, sản xuất màn cửa trang trí nội thất Sản phẩm của VINAWOOD gồm: Sản phẩm len tường và sàn:

Rèm cửa và linh kiện: Đây là loại mành rèm được làm từ các lá mành gỗ tự nhiên, được lắp ghép với nhau rất linh hoạt, có thể lật ngang, dọc hoặc kéo lên trên Bởi tính năng cách nhiệt và cản ánh sáng cực kì hiệu quả nên màn sáo gỗ rất được ưa chuộng và được sử dụng phổ biến tại các văn phòng, cửa hàng, nhà ở, …Đặc biệt là những vị trí tiếp xúc với ánh mặt trời Sản phẩm có độ bền cao và tỷ lệ cản ánh sáng cũng như cách nhiệt tốt

Cửa chóp gỗ và linh kiện: là loại cửa được làm từ những thanh gỗ song song với nhau và nghiêng một góc 45 độ Phần cửa gài có thể cố định hoặc linh động tùy theo yêu cầu của khách hàng, có thể điều chỉnh góc độ Các cửa gỗ có hơn 50 màu sắc dễ dàng cho khách hàng lựa chọn Loại cửa này rất ưa chuộng tại các nước châu Âu và châu Mỹ vì khả năng lưu thông gió và ánh sáng tự nhiên nhưng vẫn đem lại không gian riêng tư, chắn ánh nắng và tia cực tím, dễ dàng vệ sinh và ngăn cản khả năng sinh sản mạt bụi.

Hình ảnh 2-1 Logo công ty TNHH VINAWOOD

Hình ảnh 2-2 Sản phầm của Công ty TNHH VINAWOOD

Sản phẩm len tường và sàn: là sản phẩm được làm từ gỗ nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài Các tấm gỗ được cấu tạo từ bốn lớp: Bề mặt phủ lớp UV tự nhiên để tạo độ bóng và bảo vệ gỗ; tiếp đến là mặt gỗ tự nhiên có thêm lớp phụ có tác dụng chống trầy xước và mài mòn; phần rèm khóa với cấu tạo âm dương giúp liên kết các sàn gỗ lại với nhau; cuối cùng là mặt đáy được tạo rãnh để chống cong vênh khi môi trường thay đổi độ ẩm Sàn gỗ, tường gỗ ngày càng được mọi người ưa chuộng vì sự sang trọng của nó Ngoài ra, sàn gỗ giúp căn nhà có thể điều hòa nhiệt độ, mát khi trời nóng và ấm khi trời lạnh

Gỗ ốp tường: được làm từ các loại gỗ nhập khẩu, các tấm gỗ được phủ bởi lớp UV tự nhiên tạo độ bóng và bảo vệ gỗ Gỗ ốp tường được mọi người ưa chuộng vì tính linh hoạt trong trang trí nhà cửa và tạo cảm giác thỏa mái cho người dùng.

Hình ảnh 2-3 Sản phẩm sàn gỗ và gỗ ốp tường của Công ty TNHH VINAWOOD

Hình ảnh 2.3 Sản phẩm sàn gỗ và gỗ ốp tường của Công ty TNHH VINAWOOD 2.1.3 Cột mốc phát triển

Vinawood được thành lập 12/12/2002, được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tên công ty: Công ty TNHH VINAWOOD, cùng với người đại diện pháp luật là CALVIN TAI LAM, chức danh Giám đốc Công ty.

2008, Vinawood mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước lớn: Hà Lan, Anh, Đài Loan, Singapore,

… 21/12/2010, thành lập chi nhánh Công ty TNHH VINAWOOD tại thành phố Hồ Chí Minh, mã số thuế: 0302827981 – 001, cùng với người đại diện là CRYSTAL THAO LAM Địa điểm tại Số 12, đường Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2, Tp.HCM.

Ngày 20/03/2020, thành lập chi nhánh công ty TNHH VINAWOOD tại Bình Định, mã số thuế:

0302827981-002, cùng với người đại diện là CRYSTAL THAO LAM Địa điểm tại Lô B, Cụm công nghiệp Đồi Hỏa Sơn, xã Nhơn Mỹ, Thị xã An Nhơn, Tỉnh Bình Định.

Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2-2 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Công ty TNHH VINAWOOD

Kế hoạch Các phân xưởng sản xuất

Xuất nhập khẩu CSKH Khối tài chính

Hành chính - Nhân sự Phát triển dự án

(Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty TNHH VINAWOOD)

Tổng Giám đốc : là người điều hành cấp cao nhất trong công ty, là người chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty, đưa ra các quyết định chiến lược cho hoạt động của công ty và đảm bảo công ty đáp ứng được các quy định, nghĩa vụ của pháp luật quy định.

Ban giám đốc : điều hành hoạt động của doanh nghiệp dưới Tổng Giám Đốc và là người chịu trách nhiệm, báo cáo hoạt động doanh nghiệp với Tổng Giám Đốc Hỗ trợ cho tổng giám đốc, có nhiệm vụ quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty, cùng tổng giám đốc xây dựng chiến lược phát triển và kế hoạch hằng năm của công ty, đảm bảo việc kinh doanh và sản xuất được ổn định không xảy ra vấn đề.

Chăm sóc khách hàng : là bộ phận chịu trách nhiệm liên hệ và xử lý các vấn đề của khách hàng trong quá trình làm việc Đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng và theo dõi toàn bộ quá trình đơn hàng từ bộ phận sản xuất để báo cáo với khách hàng và tạo dựng, duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng trong suốt đơn hàng cũng như sau khi hoàn thành đơn hàng Tìm kiếm khách hàng và lập danh sách khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối để phục vụ cho quá trình mua hàng, tiếp nhận khiếu nại, đóng góp từ khách hàng để giải quyết kịp thời, đúng lúc.

Mua hàng : Xây dựng các quy trình quản lý kho hàng hóa khi nhập kho và xuất kho đối với nguyên vật liệu gỗ, hóa chất, máy móc, … trong sản xuất Chịu trách nhiệm kiểm soát, điều hành toàn bộ hoạt động trong kho hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư, hóa chất, thành phẩm cần đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp để có kế hoạch đặt gỗ, hóa chất, máy móc, văn phòng phẩm cho từng bộ phận, dự trữ kho đầy đủ, hợp lý Kiểm tra hoạt động cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu cho mỗi đơn hàng Kiểm tra hàng hóa đổi trả lại kho, nguyên vật liệu và đầu vào Thực hiện các hoạt động giảm thiểu nguyên vật liệu, hàng tồn kho nhưng đồng thời phải theo dõi số lượng để đề xuất mua hàng kịp thời nhằm đảm bảo quá trình sản xuất liên tục

Xuất – nhập khẩu : nhận gỗ từ Quản lý chất lượng chuyển sang, nhận biên bản xuất hàng từ thư kí bộ phận Shipping Sắp xếp, điều phối gỗ cho nhân viên, nhận đơn hàng từ Quản lý chất lượng, tính số container, carton, pallet, quản lý chính xác hàng tồn kho và lập kế hoạch mua thùng carton, pallet.

Kiểm soát, đảm bảo hoạt động đóng gói không bị gián đoạn, đánh giá, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đóng gói, xuất khẩu Theo dõi các lô hàng và trao đổi với khách hàng về tiến độ của lô hàng, phối hợp vận chuyển với các đại lý hải quan để làm thủ tục giao hàng ở nước ngoài Cung cấp dịch vụ hậu cần giao hàng hiệu quả thông qua quản lý dữ liệu, tính phí quốc tế cho mỗi chuyến hàng, và theo dõi các khoản thanh toán và hạn ngạch của lô hàng Liên lạc hải quan để nhận hàng, liên lạc hải quan cửa khẩu để kiểm hàng, … xin giấy chứng nhận xuất xứ, kiểm dịch, phun trùng

Kế toán: Sau khi các bộ phận thống kê của từng phân xưởng nhập số liệu của từng xưởng các thông tin lô hàng, giá mua, giá bán … kế toán kế thừa dữ liệu và sử dụng dữ liệu đã được nhập từ các bộ phận trên Để tổng hợp phân tích và chỉnh sửa:

Quản lý hóa đơn VAT: cập nhật hóa đơn sau khi tính VAT, hỗ trợ xuất bản thống kê đầu ra/ đầu vào theo quy định của doanh nghiệp Quản lý các phiếu kế toán: phiếu thu, phiếu chi, các phiếu công nợ,

… Quản lý chi phí, khấu hao tài sản Quản lý tạm ứng, thanh toán Các công việc sổ sách, chứng từ,

… Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán và nội dung công việc theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Kiểm tra giám sát thu chi của các bộ phận trong công ty, quản lý tài sản và kịp thời phát hiện hành vi gian lận vi phạm pháp luật Phân tích số liệu thu thập từ các phòng ban khác để tham mưu cho ban giám đốc, đề xuất các giải pháp về các quyết định kinh tế, tài chính.

Bộ phận Công nghệ thông tin : là đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin của công ty hoạt động ổn định, chính xác, từ đó hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị, … của doanh nghiệp dễ dàng và hiệu quả, nghiên cứu về hệ thống quản lý hiện nay để áp dụng vào nội bộ công ty, tư vấn, tham mưu cho ban lãnh đạo về những vấn đề liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin của công ty theo từng giai đoạn phát triển Lắp đặt, cài đặt, sửa chữa, nâng cấp thiết bị máy tính, thiết bị mạng, phân bổ kết nối mạng, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp và thay mới hệ thống thiết bị công nghệ thông tin theo định kỳ, thiết lập cơ sở dữ liệu, phần mềm ứng dụng quản lý lao động trong công ty, giám sát hoạt động doanh nghiệp qua mạng nội bộ từ đó phát hiện các rò rỉ thông tin một cách nhanh chóng Hỗ trợ sử dụng máy móc thiết bị, mạng dữ liệu cho các phòng ban và sửa chữa nếu có sự hư hỏng của thiết bị.

Phòng Hành chính - Nhân sự : đào tạo và chịu trách nhiệm phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp theo kịp chiến lược đã hoạch định Quản lý chính sách lương, thưởng, phúc lợi cho công nhân viên của doanh nghiệp Là cầu nối giữa nhân viên với các bộ phận và Ban giám đốc từ đó giúp Ban giám đốc hiểu rõ nhu cầu của công nhân viên để đưa các chiến lược hợp lý.

Tuyển dụng và đào tạo : giám sát hoạt động sản xuất tại từng phân xưởng để sắp xếp, phân bổ nhân sự phù hợp, tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho các vị trí một cách nhanh chóng đảm bảo tiến trình công việc, đảm bảo đúng người đúng việc và đúng lúc, đảm bảo các nhân viên đáp ứng đủ điều kiện làm việc, chịu trách nhiệm phối hợp giám sát với bộ phận sản xuất để đảm bảo nhân sự hoàn thành tốt công việc tránh trạng lãng công và bỏ việc của người lao động Giải quyết các tranh chấp, sự cố trong quá trình làm việc cho nhân viên.

Tính lương : chịu trách nhiệm tính lương cho công nhân viên, dựa vào bảng chấm công để tính lương, phụ cấp, BHXH, BHTN, giấy nghỉ phép, các khoản trợ cấp theo đúng quy chế doanh nghiệp, hoàn thiện hồ sơ, chứng từ tiền lương để bàn giao với kế toán từ đó xác định các loại chi phí cho công ty Theo dõi thời hạn ký HĐLĐ của nhân viên và chuẩn bị hợp đồng tái ký với nhân viên đạt yêu cầu, chịu trách nhiệm về thuế thu nhập cá nhân, quản lý nghỉ phép của nhân viên Đảm bảo tính lương cho nhân viên chính xác và khi có sự cố về bảng lương sẽ chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này cho người lao động.

HSE: đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, cung cấp BHYT cho công nhân viên, giải quyết các yêu cầu về sức khỏe cho công nhân viên Kiểm tra thực hiện ATLĐ, VSLĐ, PCCC, môi trường Lập các quy định liên quan đến công tác an toàn lao động, lập báo cáo theo dõi các chi phí bảo hiểm hàng tháng Quản lý cấp phát bảo hiểm cho các bộ phận Chịu trách nhiệm cho các sự cố, tai nạn trong lao động để đưa ra giải pháp cũng như biên bản hành chính Giải quyết các sự cố máy móc hoặc liên quan đến người lao động trong công ty Chịu trách nhiệm làm việc với các cơ quan nhà nước về an toàn lao động, chất thải, khí đốt và cơ sở vật chất khi được kiểm tra định kỳ.

Quan hệ lao động : chịu trách nhiệm cầu nối giữa công ty và công nhân viên, nắm rõ về vấn đề về hợp đồng lao động để trao đổi với công nhân viên nếu có khiếu nại về quyền lợi, thay mặt doanh nghiệp đàm phán và hòa hoãn giải quyết vấn đề của người lao động Đảm bảo người lao động hưởng đúng lợi ích và làm đúng trách nhiệm cho doanh nghiệp Giải quyết các vấn đề giữa công nhân viên nếu có sự tranh chấp.

Ngày đăng: 26/05/2024, 09:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1-1 Quy trình tuyển dụng - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
Sơ đồ 1 1 Quy trình tuyển dụng (Trang 26)
Hình ảnh 2.3 Sản phẩm sàn gỗ và gỗ ốp tường của Công ty TNHH VINAWOOD 2.1.3 Cột mốc phát triển - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
nh ảnh 2.3 Sản phẩm sàn gỗ và gỗ ốp tường của Công ty TNHH VINAWOOD 2.1.3 Cột mốc phát triển (Trang 48)
Hình ảnh 2-3 Sản phẩm sàn gỗ và gỗ ốp tường của Công ty TNHH VINAWOOD - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
nh ảnh 2-3 Sản phẩm sàn gỗ và gỗ ốp tường của Công ty TNHH VINAWOOD (Trang 48)
Hình ảnh 2-2 Sản phầm của Công ty TNHH VINAWOOD - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
nh ảnh 2-2 Sản phầm của Công ty TNHH VINAWOOD (Trang 48)
Sơ đồ 2-2 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Công ty TNHH VINAWOOD - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
Sơ đồ 2 2 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Công ty TNHH VINAWOOD (Trang 49)
Bảng 2-2 Chênh lệch giá trị doanh thu, chi phí và lợi nhuận giữa các năm từ 2018-2022 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
Bảng 2 2 Chênh lệch giá trị doanh thu, chi phí và lợi nhuận giữa các năm từ 2018-2022 (Trang 55)
Bảng 2-1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VINAWOOD 2018 – 2022 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
Bảng 2 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của VINAWOOD 2018 – 2022 (Trang 55)
Bảng 2-3 Cơ cấu lao động công ty TNHH VINAWOOD năm 2018-2022 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
Bảng 2 3 Cơ cấu lao động công ty TNHH VINAWOOD năm 2018-2022 (Trang 58)
Bảng 2-4 Cơ cấu lao động Công ty TNHH VINAWOOD giai đoan 01/2023 đến nay - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
Bảng 2 4 Cơ cấu lao động Công ty TNHH VINAWOOD giai đoan 01/2023 đến nay (Trang 60)
Sơ đồ 2-3 Sơ đồ tuyển dụng của Công ty TNHH VINAWOOD - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
Sơ đồ 2 3 Sơ đồ tuyển dụng của Công ty TNHH VINAWOOD (Trang 62)
Hình ảnh 2-4 Website việc làm hiện nay Công ty TNHH VINAWOOD đang sử dụng - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
nh ảnh 2-4 Website việc làm hiện nay Công ty TNHH VINAWOOD đang sử dụng (Trang 67)
Hình ảnh 2-5Hình ảnh Mẫu Đơn xin việc tại Công ty TNHH VINAWOOD - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
nh ảnh 2-5Hình ảnh Mẫu Đơn xin việc tại Công ty TNHH VINAWOOD (Trang 70)
Hình ảnh 2-6 Thư mời nhận việc - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
nh ảnh 2-6 Thư mời nhận việc (Trang 71)
Bảng 2-7 Các tiêu chí đánh giá nhân viên mới trong quá trình thử việc của Công ty TNHH VINAWOOD - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH VINAWOOD
Bảng 2 7 Các tiêu chí đánh giá nhân viên mới trong quá trình thử việc của Công ty TNHH VINAWOOD (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w