TÓM TẮT TIỂU LUẬN Trong quá trình làm việc, học tập chúng ta đều sẽ rất áp lực và căng thẳng cho nên cầncó những hoạt động hoạt náo để giúp cho mọi người được giao lưu với nhau cũng thư
CƠ SỞ LÝ LUẬN
KỸ NĂNG HOẠT NÁO
Có rất nhiều quan điểm được đưa ra để giải thích cho khái niệm kỹ năng là gì Hiện chưa có một khái niệm đồng nhất và cụ thể về kỹ năng Có nhiều quan điểm về kỹ năng được đưa ra như:
Theo tác giả Thái Duy Tuyên: “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động”
[17, tr.28] Với mỗi kỹ năng sẽ bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực hành, khi thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ giúp cho các hoạt động đạt được các mục tiêu đã đề ra Điều cần quan tâm là sự thực hiện các kỹ năng sẽ luôn được kiểm tra thông qua ý thức, có thể hiểu là khi thực hiện bất kì kỹ năng nào thì đều hướng đến một mục đích nhất định.
Theo V.A Kruchetxki: “Kỹ năng là thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kỹ thuật, những phương thức đúng đắn” [7,tr.88].
Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn cho rằng: “Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động với những điều kiện cho phép.”[2009, tr.6].
Trong cuốn “Tâm lí học cá nhân” A.G Côvaliôp cũng xem “Kỹ năng là phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện của hành động” [2,tr.11].
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [16, tr.36].
Tuy có nhiều khái niệm liên quan để giải thích khái niệm kỹ năng là gì, nhưng từ những phân tích trên ta có thể hiểu chung quy kỹ năng là khả năng thực hiện một hay nhiều hành động một cách nhuần nhuyễn nhờ vào sự hiểu biết, kiến thức hay kinh nghiệm đã có để đạt được mục đích đề ra.
1.1.2 Kỹ năng hoạt náo là gì?
Theo Giáo trình môn “Kỹ năng hoạt náo” thuộc Bộ môn Hướng dẫn Trường Trung Cấp Du lịch và Khách sạn do nhóm giảng viên biên soạn: “Kỹ năng hoạt náo là việc bạn sử dụng sự khéo léo khả năng lôi cuốn của mình để khiến mọi thành viên tham gia các hoạt động chung một cách hào hứng Bạn cần phải có kỹ năng nói chuyện trước đám đông, sự duyên dáng, tinh tế và hài hước để khuấy động không khí trong các hoạt động tập thể”.
Theo trang Nlptraining.vn thì: “Kỹ năng hoạt náo là kỹ năng mà hoạt náo viên sử dụng sự khéo léo, khả năng lôi cuốn của mình để cuốn mọi thành viên trong chuyến du lịch cùng tham gia hoạt động chung một cách hào hứng Không phải ai cũng có kỹ năng hoạt náo mà phải có năng lực và rèn luyện thêm”.
Thông qua quá trình tham khảo những khái niệm về kỹ năng hoạt náo là gì, nhóm rút ra được khái niệm như sau: Kỹ năng hoạt náo là việc mà một hoạt náo viên sử dụng khả năng, kiến thức, sự lôi cuốn và khéo léo của bản thân để thu hút những người tham gia để tạo sự hào hứng, không khí sôi động, vui vẻ, tích cực.
CÁC KỸ NĂNG CHO NGƯỜI HOẠT NÁO
Người hoạt náo là người tham gia vào các hoạt động giải trí, biểu diễn, hoặc làm việc trong lĩnh vực truyền thông và giải trí để giữ chú ý và thúc đẩy tương tác với khán giả.
Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà người hoạt náo cần phát triển:
Sự tự tin trên sân khấu hoặc trước đám đông.
Khả năng thể hiện cảm xúc và diễn xuất Sự linh hoạt và sáng tạo trong biểu diễn.
Khả năng tương tác vui vẻ với khán giả.
Kỹ năng lắng nghe để hiểu nhu cầu và phản hồi của khán giả.
Khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và giọng điệu để truyền đạt thông điệp.
Khả năng tạo ra tiết mục hài hước và làm cho người xem cười.
Hiểu biết về hài kịch, cười và văn hóa hài hước.
Sức khoẻ và thể lực tốt để có thể hoạt động năng động trên sân khấu hoặc trong các hoạt động biểu diễn khác.
Kỹ năng tạo hình và trang điểm:
Khả năng tạo hình cho nhân vật hoạt náo.
Cần biết trang điểm để phù hợp với vai diễn.
Kỹ năng làm việc nhóm:
Khả năng làm việc cùng với đồng nghiệp hoạt náo và các thành viên trong đội ngũ sản xuất.
Kỹ năng quản lý thời gian:
Khả năng quản lý thời gian để chuẩn bị và biểu diễn các tiết mục.
Khả năng duy trì tập trung trong môi trường sôi động và có nhiều yếu tố xao lĩnh.
Kỹ năng tự quản lý:
Khả năng tự quản lý sức khoẻ và tình trạng tinh thần để duy trì sự nhiệt huyết và đam mê trong công việc.
Kiến thức về nghệ thuật và giải trí:
Hiểu biết về lĩnh vực giải trí, nghệ thuật biểu diễn và các xu hướng trong ngành.
Nhớ rằng, kỹ năng hoạt náo có thể khác nhau tùy theo loại hoạt động và lĩnh vực cụ thể mà bạn quan tâm Để phát triển những kỹ năng này, bạn có thể tham gia vào các khóa học, tập luyện, và có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực hoạt náo mà bạn quan tâm.
Bên cạnh nhiệm vụ tạo không khí vui tươi bên ngoài các cuộc thi thì hoạt náo viên còn giữ nhiều vai trò, nhiệm vụ khác như sau:
Hoạt náo viên sẽ phải nghĩ ra các động tác, vũ điệu mới cho các bài nhảy mới Tham gia vào quá trình tổng duyệt để khớp với những người khác khiến cho buổi lễ được diễn ra thuận lợi
Kiểm tra lại đạo cụ trước khi lên sân khấu trình diễn Có trách nhiệm thông báo các thông tin của sự kiện đến các thành viên khác trong nhóm
Hoạt náo viên có thể kiêm luôn cả nhiệm vụ in băng rôn nếu được phân công Hoạt náo viên sẽ đưa ra các kịch bản ngày phù hợp với từng đối tượng khán giả Chào đón khán giả khi đến tham gia sự kiện với thái độ lịch sự và chuyên nghiệp
Tham gia quá trình tuyển chọn hoạt náo viên và đào tạo thế hệ mới
CÁC TRÒ CHƠI HOẠT NÁO
Nữ sinh được biết đến là những bạn nữ ở độ tuổi 16 – 22 Ở độ tuổi này các bạn bắt đầu hình thành những cá tính, tính cách riêng của bản thân nhiều hơn Các bạn có sự năng động, nhiệt huyết của sức trẻ nhưng cũng có sự nhẹ nhàng, sâu sắc của phái nữ
Vì thế nhóm muốn đem tới cho các bạn những thông tin bổ ích, những góc nhìn của riêng các bạn nữ thông qua các trò chơi: Nữ hoàng âm nhạc, Hiểu ý đồng đội và Đoán vật trong hộp Monng muốn của nhóm là thông qua những trò chơi này các bạn nữ sẽ hiểu rõ những nét đẹp của mình và yêu bản thân mình hơn.
1.3.2 Trò chơi khởi động: NHẢY RANDOM TIKTOK
Khuấy động không khí, khởi động trước những hoạt động vui chơi sau.
Giúp các bạn kết bạn, làm quen với nhau.
Mọi người sẽ biết thêm những bài hát bắt tai, vui nhộn.
Các bạn được thể hiện tài năng nhảy của mình cho tát cả mọi người cùng biết.
100 thành viên được chia thành 7 nhóm 5 nhóm có 14 thành viên.
Tất cả các thành viên sẽ tập hợp thành một vòng tròn lớn Ban tổ chức sẽ mở một đoạn nhạc nổi tiếng trên TikTok trong vòng 30 giây, nếu thành viên nhóm nào biết nhảy bài đó sẽ tiến vào bên trong vòng tròn và nhảy theo
Ban tổ chức sẽ chuẩn bị 20 bài hát nổi tiếng trên TikTok, các bạn chung 1 nhóm sẽ mang một chiếc ruy băng màu sắc giống nhau để phân biệt
1 Anh là ngoại lệ của em 2 Body Saming 3 Ngõ chạm 4 Chạy khỏi thế giới này 5 Ngủ một mình 6 Bật tình yêu lên 7 GU
8 Bo xì bo 9 Về đây em lo 10 Người thay thế em 11 Say
12 Anh là của em 13 Em ghệ miền Tây 14 Từ A – Z 15 Take It Easy 16 Vìnflow 17 Yêu đừng sợ đau 18 Make money 19 How you like that 20 Solo
Bài hát được phát trong vòng 30 giây nên nếu thành viên nào biết nhảy thì nhanh chóng tiến vào bên trong vòng tròn để nhảy Nếu như sau 30 giây nhóm nào không có thành viên biết nhảy bài hát đó thì sẽ mất lượt Các thành viên phải chơi công bằng, không chen lấn, sô đẩy gây ảnh hưởng tới các bạn cùng tham gia
1.3.2.5 Phần thưởng: Đội chiến thắng sẽ được một phần quà từ ban tổ chức đã chuẩn bị từ trước Những chiếc móc khoá xinh xinh để mọi người làm kỷ niệm sau chuyến đi.
1.3.2.6 Hình phạt: Đội thua cuộc là đội có ít thành viên nhảy theo được các bài hát của ban tổ chức đã cho Hình phạt cho đội thua là hát một bài hát gửi tặng cho mọi người cùng nghe
1.3.3 Trò chơi chính thức: GIẢI MẬT THƯ
Tăng tinh thần đoàn kết cùng đồng đội của mình.
Vận dụng sự khéo léo, thông minh và cách xử lý linh hoạt để dễ dạng vượt qua trò chơi.
Kích thích trí tuệ, phát triển tư duy.
Vận dụng, học hỏi thêm nhiều kĩ năng mới và làm quen thêm nhiều mối quan hệ mới
1.3.3.2 Số lượng: 100 người chia làm 7 nhóm – 5 nhóm 14 người, 2 nhóm 15 người.
Trò chơi giải mật thư sẽ gồm 3 vòng chơi:
Vòng 1: mỗi đội 4 người chia làm 2 cặp có nhiệm vụ giữ chanh bằng trán và di chuyển về đích trong khoảng thời gian.
Vòng 2: mỗi đội 3 người chơi trò “3 người 2 chân” nhiệm vụ giữ bóng buộc trên tay để không bị bể Bóng còn nguyên sẽ đc gợi ý còn bể không nhận được gợi ý
Vòng 3: mỗi đội – 7-8 người “đua thuyền trên cạn” về đích và giải mật thư dựa trên gợi ý thu thập được
Ban tổ chức chuẩn bị:
Vòng 1: chuẩn bị 7 rổ đựng, và 14 quả chanh, trên từng quả có các chữ, kí hiệu bất kì để giải mật thư, kẻ vạch đích đến Mỗi đội 2 quả, và trên hai quả lần lượt có chứa gợi ý là: “C/O/6/N/G” ; “ G/U/D/N”.
Vòng 2: chuẩn bị 14 sợi dây vải để quấn chân, và 14 trái bóng nhỏ có ghi chữ liên quan đến giải mật thư, kẻ vạch chơi Mỗi đội 2 quả, và trên bóng có chứa gợi ý lần lượt là: “^/O/N/G/N” ; “ạNHH”.
Vòng 3: chuẩn bị các tấm bạt lớn trải dưới đất, cờ đích đến, chuẩn bị mỗi đội 1 tờ giấy A4 và 1 cây bút Cờ hoàn thành. Đáp án vòng giải mật thư là: “ CÔNG DUNG NGÔN HẠNH”
Vòng 1: Hai người chơi đứng song song sát nhau, đưa tay ra sau lưng và có nhiệm vụ giữ trái chanh trên trán di chuyển về đích không rớt chanh là thành công Nếu ai bị rớt giữa đường thì sẽ phải quay lại vạch xuất phát và đi lại từ đầu Đến khi thành công mới qua được vòng 2 Quá 5 phút sẽ coi như bạn thua vòng 1 và chỉ nhận được 1 gợi ý vòng 1 Trên mỗi trái chanh sẽ có gợi ý để các bạn dùng cho vòng cuối-giải mật thư.
Vòng 2: Mỗi đội 3 người sẽ bị buộc 2 chân vào với nhau bằng dây vải, các bạn có nhiệm vụ giữ bóng được buộc trên tay ngoài cùng của 2 bạn bên ngoài còn nguyên vẹn, số gợi ý sẽ tương đương với số bóng các bạn giữ được.
Vòng 3: Các thành viên trong đội ngồi bệt xuống đất tạo thành con thuyền bằng cách: Thành viên phía sau lấy hai chân quàng vào hông người phía trước, thực hiện từ thành viên thứ 2 đến người chơi cuối cùng Hai tay chống ra sau làm nhiệm vụ như tay chèo thuyền Với khoảng cách 5m, đội nào về trước sẽ được giải mật thư trước Sau khi về đích mỗi nhóm sẽ nhận được 1 tờ giấy và bút Sau khi hoàn thành mật thư hãy hô to tên nhóm và phất cờ hoàn thành Sẽ có 3/7 nhóm dành chiến thắng, dựa trên thời gian nhóm nào giải nhanh nhất sẽ về nhất, lần lượt là giải nhì và giải ba
Lần lượt từng bạn trong nhóm thua cuộc sẽ miêu tả lại 1 dáng vẻ, hành động của bạn nữ khi tức giận, hay đáng yêu, sao cho giống nhất với yêu cầu từ nhóm chiến thắng
Nhóm về nhất sẽ được nhận 1 phần quà từ phía ban tổ chức và huy chương
“Giải mật thư xuất sắc nhất” và đồng thời sẽ là người mô tả ra 1 hành động, dáng vẻ bất kì của con gái cho các bạn thua cuộc diễn tả lại.
Nhóm về nhì và ba sẽ được nhận 1 phần quà từ phía ban tổ chức và huy chương “Chinh phục giải mật thư”
1.3.4 Trò chơi kết thúc: NỮ HOÀNG ÂM NHẠC
Kiểm tra vốn kiến thức âm nhạc của mọi người Tăng đô • hiểu ý, gắn kết của nhóm
Rèn luyê •n sự nhanh tay Tạo không khí vui vẻ Rèn luyện sức khỏe Giúp hòa nhập cộng đồng tốt hơn.
Tăng khả năng tập trung, chú ý, ghi nhớ, sáng tạo và nhạy bén.
1.3.4.2 Số lượng: 100 người chia làm 7 nhóm – 5 nhóm 14 người, 2 nhóm 15 người
1.3.4.3 Mô tả trò chơi : Ban tổ chức bâ •t mô •t đoạn nhạc và người tham gia phải đoán đúng tên bài hát và ca sĩ trình bày.
1.3.4.4 Chuẩn bị: Mô •t chai trà ô long có mực nước chiếm 1/3 chai
PHÂN TÍCH
MỤC ĐÍCH CỦA HOẠT NÁO
Hoạt náo là hoạt động kích thích sự thoải mái trong giao tiếp và tạo lập mối quan hệ tích cực ở môi trường tập thể, cộng đồng hoặc giữa các cá nhân
Hoạt náo là bao gồm tất cả các hoạt động nhằm gây sự chú ý, khuấy động không khí, kích thích cá nhân và tập thể để làm tiền đề cho các mối quan hệ giữa các cá nhân trong tập thể và trong xã hội
Những mục đích cơ bản của hoạt náo:
Giúp giảm bớt căng thẳng trong công việc, học tập và cuộc sống hằng ngày Hạn chế và xóa đi sự xung đột trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, trong gia đình và ngoài xã hội
Tạo cầu nối giao tiếp cho mọi người trong một tập thể mới làm quen, mới kết bạn,… Đánh thức khả năng sinh hoạt tập thể của các thành viên trong đội, nhóm Nâng cao ý nghĩa niềm vui cuộc sống
Gắn kết những mối quan hệ láng giềng, đồng đội Tạo bầu không khí sôi động, thoải mái cho môi trường làm việc Trao đổi kinh nghiệm, kiến thức thông qua hoạt động giao tiếp và chơi trò chơi
Rèn luyện kỹ năng mềm cho người tham gia (các bạn nữ sinh)
PHÂN TÍCH MÔ HÌNH 5W2H
Tổ chức trò chơi cho nữ sinh có nhiều mục đích thú vị và ý nghĩa Đầu tiên, việc tổ chức trò chơi giúp tạo ra một không gian vui vẻ và gần gũi cho các bạn nữ sinh để họ có thể kết nối và tương tác với nhau Nó cũng giúp xây dựng sự đoàn kết và tinh thần đồng đội trong nhóm.
Thứ hai, trò chơi cũng có thể giúp phát triển các kỹ năng xã hội của các bạn nữ sinh
Từ việc làm việc nhóm, quản lý thời gian, đến khả năng giải quyết vấn đề và lập kế hoạch, các trò chơi có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển cá nhân của từng người.
Cuối cùng, tổ chức trò chơi cho nữ sinh cũng là một cách để khuyến khích sự sáng tạo và khám phá Các bạn có thể được thử sức trong việc thiết kế trò chơi mới, tạo ra những câu hỏi hay bài toán thú vị để mọi người cùng khám phá.
Vì vậy, tổ chức trò chơi cho nữ sinh không chỉ mang lại niềm vui và giải trí, mà còn có thể tạo ra những kết nối xã hội và phát triển cá nhân đáng kinh ngạc.
Tổ chức trò chơi cho nữ sinh có ý nghĩa rất lớn đấy Đầu tiên, nó giúp tạo ra một không gian vui vẻ và thoải mái để các bạn nữ có thể thể hiện bản thân và tương tác với nhau
Trò chơi cũng giúp phát triển kỹ năng xã hội, sự tự tin và sự sáng tạo của các bạn
Ngoài ra, việc tham gia vào trò chơi cũng giúp rèn luyện khả năng làm việc nhóm, quyết định và giải quyết vấn đề.
Thêm vào đó, trò chơi cũng là một cách để giải tỏa căng thẳng và stress trong cuộc sống học tập của các bạn Chúng mang lại niềm vui và tiếng cười cho các bạn trong khi tạo ra kỷ niệm đáng nhớ.
Một vấn đề khó khăn hiện này là làm sao để các bạn nữ có thể hứng thú, năng động và tự tin hơn khi tham gia các trò chơi vì vốn phái nữ là phái yếu và các bạn thường có xu hướng e dè, nhút nhát và yếu đuối hơn trong các trò chơi hoạt động Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tổ chức những trò chơi vừa sức, nghiêng về việc kết nối giữa các thành viên và mang nhiều yếu tố kiến thức giúp ích cho các bạn nữ
Việc tổ chức một buổi du lịch hoạt náo cho 100 nữ sinh là một điều khá khó cho nên chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, vật dụng cần thiết để buổi hoạt náo diễn ra tốt đẹp Cần chuẩn bị thật kỹ càng những công việc như sau:
Xác định, lên ý tưởng cho các trò chơi trong buổi hoạt náo Bởi vì tổ chức cho nữ sinh cho nên cần rất điều lưu ý như sức khoẻ, thể lực của nữ khá yếu cho nên sẽ không thể nào tham gia những trò chơi như chạy nhảy hay dùng sức quá nhiều.
Chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ có thể sảy ra như thời tiết xấu, hư hỏng vật dụng… để tránh làm lỡ quá trình hoạt náo của cả nhóm.
Lên ý tưởng, thiết kế những trò chơi thích hợp, chuẩn bị quà cho các nhóm chiến thắng và hình phạt cho đội thua.
Khi chuẩn bị quà tặng cần chú ý với ngân sách có sẵn của nhóm và hình phạt cho đội thua cũng cần hợp lý, không quá nhẹ hay quá nặng, ảnh hưởng tới không khi vui chơi.
Cần phải chuẩn bị những gì trong buổi hoạt nAo với 100 nữ sinh?
Nên chuẩn bị mic, loa để khi giao lưu với nhau mọi người đều có thể nghe rõ lời của nhau Chuẩn bị ghế ngồi, nước uống để khi trong quá trình hoạt náo ai mệt có thể nghỉ một xíu và tiếp tục quay lại các trò chơi Với các bạn nữ có thể chuẩn bị thêm quạt tay, khăn giấy ướt, khăn giấy khô vì đa số các bạn nữ rất sạch sẽ, nếu chuẩn bị đầy đủ như vậy mọi người sẽ yên tâm vui chơi hơn.
Chuẩn bị các trò chơi sôi động để kích thích tinh thần đồng đôi của mọi người, gắn kết và làm quen với nhau.
Cần cân nhắc thời gian vui chơi sao cho không quá dài, lan man, tránh cho các bạn tham gia cảm thấy chán nản, mệt mỏi vì hoạt động quá lâu.
Và quan trọng nhất người hoạt náo viên cần giao lưu với mọi người tham gia hoạt náo, giúp không khí trở nên vui, sôi động hơn.
2.2.3 WHERE Địa điểm tổ chức phải đảm bảo:
+ Thuận tiện tối đa về giao thông cho khách mời để họ có thể nắm bắt và tiếp cận, tránh trường hợp khách mời lúng túng, không tìm được địa điểm tổ chức + Phù hợp với ý tưởng, mục đích chính tạo một sân chơi vui nhộn, lành mạnh cho các bạn nữ sinh thỏa sức, hòa mình vào các trò chơi, lan tỏa năng lượng tích cực đến các bạn sau những ngày học tập, làm việc mệt mỏi
+ Không gian rộng rãi, có sức chứa và không gian phù hợp với lượng khách mời tha + Địa điểm tổ chức cần thuận tiện nhất cho số đông khách mời, người tham dự.
CÁC LƯU Ý KHI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
Ta căn cứ vào những yếu tố: tổng số trạm, đoạn đường di chuyển, trình độ tham gia của các đội và mức độ các nội dung thử thách để xác định thời gian tối thiểu và tối đa cho từng trạm và cả cuộc chơi.
Tùy vào chủ đề, địa điểm, thời tiết, điều kiện tổ chức, đối tượng tham gia mà ta xác định thời điểm xuất phát và kết thúc của cuộc chơi: ban đêm, khuya, sáng hay chiều.
Trò chơi lớn có thành công không cũng phụ thuộc nhiều vào việc người thiết kế Trò chơi lớn biết chọn địa điểm sao cho phù hợp với cuộc chơi Trên từng ngã đường, đồi núi, cây cỏ, sông suối phải gắn liền với nội dung hoạt động cho phù hợp kịch bản.
Mặt khác người tổ chức phải biết cách vẽ sơ đồ Trò chơi lớn, bản đồ chạy trạm và cách thức di chuyển Cách di chuyển giữa các trạm ra sao? Hình thức chạy trạm xoay vòng hay cuốn chiếu? Đi cụm hay từng đội riêng biệt? Để thực hiện tốt việc bố trí trạm qua căn cứ địa hình, bắt buộc người tổ chức phải tham gia tiền trạm.
* Ghi chú: "tiền trạm" là một thuật ngữ trong sinh hoạt để nêu lên quá trình nghiên cứu thực địa nơi ta dự kiến tổ chức hoạt động nhằm nắm được các yếu tố thiên nhiên và con người địa phương Qua đó tổ chức tốt các hoạt động tại trại.
2.3.3 CAc đối tượng a Đối với lUc lượng Ban tổ chVc:
Phải xác định có bao nhiêu trạm, địa điểm ở đâu?
Mỗi trạm bao nhiêu người? Có đủ sức không?
Nhiệm vụ của từng thành viên trong mỗi trạm?
Việc điều phối bổ sung lực lượng của trạm ra sao?
Nội dung mỗi trạm làm gì? "Kỷ luật - Thống nhất - Công bằng - Tuyệt đối bí mật" là những nguyên tắc mà mỗi thành viên trong Ban tổ chức phải chấp hành. b Đối với người tham gia Trò chơi lớn:
Số lượng người chơi là : 111 bạn sinh viên nữ Người chơi là sinh viên nữ nên các trò chơi phải phù hợp và không dùng quá nhiều sức Độ tuổi của người tham gia từ 18-23 là các bạn trẻ năng động và tư duy nhạy bén phù hợp các trò chơi linh hoạt khéo léo và tư duy Trình độ tham gia điều là sinh viên đại học nên các trò chơi cần ở mức độ trung bình khá
2.3.4 Kỹ thuật, âm thanh, hình ảnh
Ta phải căn cứ vào nội dung thử thách từng trạm mà tiến hành chuẩn bị các dụng cụ cho cuộc chơi thật đủ và chi tiết Nên chăng có thêm công tác chăm lo sức khỏe cho người tham gia Yếu tố vật dụng trò chơi cũng được xem là quan trọng vì nó diễn tả ý đồ kịch bản được hoàn hảo.
Trước khi diễn ra Trò chơi lớn phải họp Ban tổ chức để rà soát lại sự chuẩn bị của các trạm và có thể thông báo cho các đội và cá nhân người tham gia những vấn đề cần chuẩn bị trước.
Do tổ chức bên ngoài nên đề phòng thời tiết ảnh hưởng đến chương trình , chuẩn bị thêm một số trò chơi trong nhà , những tiết mục âm nhạc và mini game thay thế cho những phần chuẩn bị không thực hiện được.
BÀI HỌC
NHỮNG VIỆC ĐƯỢC GIAO TRONG NHÓM
Tất cả các thành viên trong nhóm đều có chung một mục đích tổ chức một buổi hoạt náo cho 100 bạn nữ sinh của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM cho nên 11 bạn đều cùng cố gắng để hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao phó.
Mỗi bạn sẽ có những điểm mạnh khác nhau, mỗi người một ý tưởng sáng tạo giúp cho buổi hoạt náo được diễn ra thành công đúng như kế hoạch
Trong qúa trình làm việc với nhau, các bạn đều luôn giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, đóng góp những ý kiến để có thể phát triển ý tưởng của nhóm, đặt mục tiêu lên hàng đầu.
Sẽ có những lúc lục đục nội bộ nhưng các bạn biết cách lắng nghe, tạo tiếng cười để giúp không khi bớt căng thẳng.
Làm việc nhóm hiệu quả giúp năng suất bài làm được hoàn thành nhanh chóng.
Việc tổ chức hoạt náo cho 100 nữ sinh là một đề tài khó do đó các thành viên đôi lúc sẽ có những cuộc cãi vã không đáng có.
Mỗi thành viên sẽ có những ý kiến khác nhau và mất nhiều thời gian để thống nhất ý kiến chung.
Khó sắp xếp được nhiều buổi họp trực tiếp bởi vì mỗi bạn có thời gian học, thời gian đi làm thêm khác nhau.
Tổ chức trò chơi sao cho hay, hấp dẫn, thu hút được các bạn tham gia cũng là một điều nhóm khó khăn Vì mỗi trò chơi sẽ có những điểm mạnh, điểm yếu khác nhau cho nên sẽ rất khó để chọn những trò chơi để tổ chức hoạt náo.
Bởi vì chỉ tổ chức trong vòng một ngày nên phải lên kế hoạch thật kỹ càng nếu như một hoạt động bị trễ thì các hoạt động sau sẽ không có thời gian để tổ chức.
BÀI HỌC THỰC TẾ RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT NÁO
3.2.1 B@i học chuyên môn kỹ năng
Trong quá trình tổ chức hoạt náo, các thành viên trong nhóm sẽ có thêm nhiều kỹ năng chuyên môn về hoạt náo, cách tổ chức hoạt náo sao cho vui nhộn, thu hút các bạn tham gia.
Người hoạt náo sẽ biết thêm những kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn… từ đó trau dồi thêm được khả năng lãnh đạo, tự tin trong quá trình hoạt náo.
Sau này, khi tham gia vào các công ty cần lên kế hoạch cho các chuyến vui chơi chúng ta cũng có thể áp dụng 5W2H trong bản kế hoạch này để tham khảo cho kế hoạch của công ty.
Trong quá trình tổ chức không tránh khỏi những lúc cãi vã, vậy nên cần phải có sự bình tĩnh giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu chính lên hàng đầu.
Học được các kết bạn, giao tiếp hoà đồng với tất cả các bạn tham gia.
Lắng nghe, tiếp thu những đóng góp có tính xây dựng để phát triển.
Hoà đồng, vui vẻ, thân thiện với tất cả các bạn tham gia.
Trong mỗi trường hợp đều có thể ra những tình huống bất ngờ khó tránh khỏi cho nên cần trang bị các kỹ năng cần thiết để giải quyết vấn đề.
Phải là người gắn kết tinh thần các nhóm lại với nhau, không để ai cảm thấy bị bỏ lại, hay lạc lõng.
Hãy là người vui vẻ, tinh thần lạc quan để mọi người cảm thấy vui vẻ.
Khi gặp vấn đề sự cố phải tìm cách giải quyết, không trốn tránh, đổ lỗi.