LỜI CẢM ƠNTrong thời gian triển khai thực hiện báo cáo với đề tài: " Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của Công ty Huawei Technologies tại thị trường Việt Nam", chúngem đã nhận đượ
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY HUAWEI TECHNOLOGIES
Quá trình hình thành và phát triển của Huawei Technologies
Huawei Technologies được hình thành vào năm 1987 tại Thâm Quyến, Trung Quốc như một đại ký bán hàng cho HongKong về lĩnh vực điện thoại và cáp di động.
Tuy nhiên,tới năm 1990, Huawei đã tự nghiên cứu và sản xuất thiết bị tổng đài riêng của mình Năm 1995, Huawei quyết định phát triển và sản xuất thiết bị thông tin di động Thời điểm đó, rất ít các nhà đầu tư biết được rằng công nghệ di động sẽ phát triển và mang lại lợi ích thế nào cho cuộc sống Trong giai đoạn từ 1996-1998, cùng với sự bùng nổ dân số tại nơi này,Huawei lần đầu mở rộng đến những khu vực đô thị của Trung Quốc Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company dự đoán rằng dân số Trung Quốc sẽ đạt đến ngưỡng 1 tỷ dân vào 2030 và sẽ có đến 221 thành phố trên 1 triệu dân vào năm 2025 (so với 35 thành phố tại Châu Âu) Sự gia tăng dân số và phát triển thành thị một cách nhanh chóng thì luôn cần chú trọng đến những vấn đề liên lạc và di động, hơn nữa, Huawei đang ngày càng được mở rộng và dần trở thành một cái tên vượt trội cho cho ngành dịch vụ thiết yếu này.
Sau hơn 10 năm toàn cầu hóa, hiện nay, sản phẩm và dịch vụ của Huawei đã có trên 190.000 nhân viên và có mặt trên 170 nước trên toàn thế giới, với hơn ⅓ dân số toàn cầu đang sử dụng dịch vụ của hãng Theo thống kê của tập đoàn này, khoảng 70% nhân sự của Huawei ở nước ngoài là người bản địa, có nơi là 95% như Ấn Độ, 90% như ở New Zealand, 80% như ở Nga, Huawei tin rằng, người bản địa sẽ phù hợp nhất cho việc hiểu chính xác nhu cầu và kinh doanh cũng như văn hóa tại chính quốc gia đó Huawei hiện đang là công ty lớn thứ ba chuyên cung cấp bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch, thiết bị viễn thông khác, chỉ đứng sau duy nhất 2 cái tên là Alcatel- Lucent và Cisco Vào năm 2020, mặc dù bị ảnh hưởng dưới lệnh trừng phạt của Mỹ lên Trung Quốc về các vấn đề về công nghệ và an ninh, doanh thu bán hàng của Huawei trong năm vẫn đạt 891,4 tỷ NDT (136,7 tỷ USD), tăng 3,8% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận ròng đạt 64,6 tỷ NDT (9,9 tỷ USD), tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các giai đoạn phát triển:
1997: mở rộng ra vùng thành thị của Trung Quốc 1999: thành lập trung tâm R&D ở Bangalore và Ấn Độ 2000: thành lập trung tâm R&D ở Stockholm, Thụy Điển
2001: thành lập trung tâm R&D ở Mỹ, gia nhập Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) 2002: Doanh số bán hàng quốc tế đạt 552 triệu USD
2004: Đạt được hợp đồng quan trọng đầu tiên ở Châu u trị giá 25 triệu USD với nhà điều hành người Hà Lan-Telfort
2005: Đơn hàng hợp đồng quốc tế lần đầu tiên vượt quá doanh số bán hàng trong nước
2012: giữ vững việc phát triển kinh doanh toàn cầu, bắt đầu dấn thân vào thị trường châu u, đẩy mạnh hơn việc đầu tư vào Anh Quốc, thành lập trung tâm R&D mới tại Phần Lan, thành lập Hội đồng quản trị địa phương và ban cố vấn tại Pháp và Anh 2014: thành lập thêm trung tâm R&D công nghệ 5G ở 9 quốc gia
2020: Huawei đã tham gia vào hơn 3.000 dự án đổi mới trên toàn thế giới và làm việc với các nhà mạng và đối tác để ký hơn 1.000 hợp đồng dự án 5GtoB, trải rộng hơn 20 ngành công nghiệp Đến cuối năm 2020, Huawei đã làm việc với hơn30.000 đối tác để phục vụ thị trường doanh nghiệp, bao gồm hơn 22.000 đối tác bán hàng, khoảng 1.600 đối tác giải pháp, hơn 5.400 đối tác dịch vụ và vận hành và hơn1.600 liên minh tài năng.
Lịch sử hình thành và phát triển của Huawei Technologies
Huawei là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các thiết bị thông minh hàng đầu thế giới Với các giải pháp tích hợp trên bốn lĩnh vực chính :
Huawei cung cấp một lọat các công nghệ và giải pháp mạng để giúp các nhà khai thác viễn thông mở rộng khả năng của các mạng băng thông di động của họ.
Huawei hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ nội dung tìm cách di chuyển từ đồng sang sợi với các giải pháp hỗ trợ xDSL, mạng quang thụ động (PON) và PON thế hệ tiếp theo (NG PON) trên một nền tảng duy nhất.
Các sản phẩm phần mềm của Huawei bao gồm nền tảng phân phối dịch vụ (SDPs), BSS, Rich Communication Suite và các giải pháp văn phòng và điện thoại di động kĩ thuật số Huawei đã thông báo rằng họ đã tiến hành thứ nghiệm thành công 5G với Telenor với tốc độ đạt tới 70Gbit/s trong môi trường thí nghiệm có kiểm soát
Huawei Global Services cung cấp các nhà khai thác viễn thông các thiết bị để xây dựng và vận hành mạng cũng như các dịch vụ tư vấn và kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động Chúng bao gồm các dịch vụ bảo đảm như an toàn mạng; và các dịch vụ học tập, chẳng hạn như tư vấn năng lực.
Thiết bị thông minh Điện thoại thông minh: Huawei có nhiều dòng điện thoại thông minh như Huawei P40 Pro Plus 5G, Mate 30 Pro và Huawei Pocket S ⁴.
Máy tính xách tay: Huawei cung cấp nhiều dòng máy tính xách tay như HUAWEI MateBook D 16, HUAWEI MateBook D 14 BE, HUAWEI MateBook D 14 2023, HUAWEI MateBook D 15 AMD 2021 và HUAWEI MateBook 14 2022.
Máy tính bảng: Huawei cung cấp nhiều dòng máy tính bảng như HUAWEI MatePad SE, HUAWEI MatePad, HUAWEI MatePad T 10s và HUAWEI MatePad 11ạ.
Thiết bị đeo: Huawei cung cấp nhiều dòng thiết bị đeo như HUAWEI WATCHGT 4, HUAWEI WATCH 4, HUAWEI WATCH GT Cyber, HUAWEI WATCH GT 3Pro Titanium và HUAWEI Band 8.
Tai nghe và Loa: Huawei cung cấp nhiều dòng tai nghe và loa như HUAWEIFreeBuds 5, HUAWEI FreeBuds SE 2, HUAWEI FreeBuds 5i, HUAWEI FreeBudsPro 2 và HUAWEI Sound Joy.
Phần mềm và Công cụ:
Huawei cung cấp nhiều dịch vụ di động như AppGallery, HUAWEI Themes, HUAWEI ID, HUAWEI Mobile Cloud, HUAWEI Trình duyệt, HUAWEI Sức khỏe, HUAWEI AssistantãTODAY, Petal Maps và EMUIạ.
Huawei Cloud cung cấp cho khách hàng một không gian để lưu trữ dữ liệu cá nhân trực tuyến thông qua tài khoản Huawei ID
Huawei Cloud còn giúp bạn đồng bộ thông tin với tất cả các thiết bị Huawei khác khi đăng nhập tài khoản trên bất cứ model nào có hỗ trợ dịch vụ này.
Huawei Cloud cung cấp một giải pháp đặc biệt đó là tính năng Find my phone.
Tính năng này cho phép bạn định vị được máy, khóa máy từ xa áp dụng trong các trường hợp mất cắp và cần bảo mật dữ liệu bên trong.
Thị trường của Huawei Technologies
Các thị trường mà Huawei hiện đang hoạt động chính bao gồm:
Thị trường Trung Quốc: Đây vẫn là thị trường lớn nhất và quan trọng nhất của
Huawei, chiếm khoảng 50% doanh thu của công ty Huawei dẫn đầu thị phần viễn thông và điện thoại ở Trung Quốc.
Châu Âu: Là khu vực quan trọng thứ 2, đặc biệt là các nước Bắc Âu như Đức,
Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển Huawei cung cấp thiết bị viễn thông cho các nhà mạng và đẩy mạnh phân phối điện thoại ở đây.
Trung Đông và Châu Phi: Huawei ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực này với các giải pháp thiết bị viễn thông và smartphone giá rẻ.
Châu Á/Thái Bình Dương: Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Indonesia là những thị trường tiềm năng lớn, tập khách hàng cá nhân và doanh nghiệp ở đây đang ngày càng gia tăng.
Châu Mỹ: Tuy gặp khó khăn do lệnh cấm, Huawei vẫn tìm cách duy trì mảng kinh doanh thiết bị viễn thông ở Canada, Mexico, Brazil và một vài quốc gia Mỹ Latinh.
Hiện nay Huawei đã có mặt tại hơn 170 quốc gia, vận hành mạng 5G ở hơn 50 quốc gia trên thế giới Mục tiêu là sớm có mặt ở hầu hết các thị trường toàn cầu
THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY HUAWEI TECHNOLOGIES TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Phân tích môi trường vĩ mô của Huawei tại thị trường Việt Nam
2.1.1.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Theo tạp chí Cộng Sản Việt Nam, Kinh tế Việt Nam đạt tốt trong môi trường kinh tế đầy biến động, về tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2022 do nền kinh tế khôi phục trở lại và được giới chuyên gia nhận xét là tăng trưởng kinh tế nhanh
Trong đó ngành công nghiệp CNTT, viễn thông đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước Năm 2022, doanh thu ước tính đạt 148 tỷ USD đóng góp 36,2% vào GDP của cả nước, đã giải quyết việc làm cho hơn một triệu lao động.
Cho thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp đang được tập trung nhất hiện nay củaViệt Nam cũng như trên toàn thế giới Tăng trưởng kinh tế tác động tới nhu cầu của gia đình, doanh nghiệp vì nó chi phối và làm thay đổi quyết định tiêu dùng trong từng thời kì nhất định, nó tác động đến tất cả các hoạt động của mặt quản trị, tốc độ tăng trưởng càng cao thì nhu cầu càng lớn, đó là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông
Với tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay và xu hướng trong tương lai thì vừa đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động về CNTT-Viễn Thông Nhu cầu về dịch vụ viễn thông gia tăng, nhưng cũng gây ra không ít khó khăn, đó là đòi hỏi phải tìm cách thay đổi công nghệ, phương pháp quản lý để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, sự chăm sóc khách hàng, sự cạnh tranh gay gắt Về dài hạn Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng, có khả năng phát triển mạnh trong tương lai.Trong tương lai sắp tới nền kinh tế số sẽ là ưu thế cho các doanh nghiệp, vì vậy cần chuyển đổi và cung cấp dịch vụ số, tăng trưởng doanh thu sang các lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ mới trên nền tảng số, tạo ra mô hình kinh doanh mới với ưu thế vượt trội về công nghệ, và sản phẩm, nhằm tạo nên ưu thế trong thị trường cạnh tranh rất khốc liệt.
2.1.1.2 Các chỉ số về GNI
Bảng 2.1 Các chỉ số về GNI
GNI (PPP) trên đầu người ($) 10.560 11.130 12.810
Năm 2020: 394,13 tỷ USD - mức cao nhất trong 3 năm Năm 2021: Giảm 11,2% so với năm 2020, còn 350,21 tỷ USD Năm 2022: Giảm 4,6% so với năm 2021, đạt 333,83 tỷ USD Nguyên nhân giảm: Đại dịch Covid-19 làm đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh Xuất khẩu giảm do nhu cầu thế giới suy giảm
Doanh thu du lịch giảm mạnh do hạn chế đi lại, đóng cửa biên giới
Giảm qua các năm: năm 2020 là 4.010 USD, đến 2022 là 3.450 USD
Mặc dù tăng trưởng cao nhưng GNI (PPP) bình quân đầu người của Việt Nam vẫn chỉ cao hơn Myanmar, Timor-Leste và Campuchia.
Nguyên nhân: Thu nhập bình quân đầu người bị ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế, mức sống và tiêu dùng của người dân giảm sút.
Tăng qua các năm: năm 2020 là 10.560 USD, đến 2022 là 12.810 USD
Nguyên nhân: GNI theo PPP được điều chỉnh theo lạm phát và sức mua tương đương giữa các quốc gia Xu hướng tăng cho thấy sức mua và đời sống người dân Việt Nam có cải thiện.
2.1.1.3 Chỉ số phát triển con người (HDI) Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2019 là 0.703, tăng 101.44% so với năm 20181.
Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2020 là 0.706, tăng 100.43% so với năm 20191.
Giá trị HDI của Việt Nam là 0.703 vào năm 2021, về cơ bản không thay đổi so với năm 2019 (0.704)
Việt Nam đã tăng hai bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu từ 117/189 quốc gia năm 2019 lên 115/191 quốc gia năm 2021.
Việt Nam đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á về chỉ số HDI năm 2021.
Mặc dù Việt Nam đã gia nhập nhóm mức cao trong năm 2019 và 20201, nhưng vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và toàn cầu vẫn cần được cải thiện.
2.1.1.4 Lạm phát Về tỉ lệ lạm phát, với mức lạm phát 1,84% Việt Nam một lần “làn gió ngược” trong xu hướng lạm phát cao toàn cầu Tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ ở mức 3,21%, Việt Nam nằm trong số ít quốc gia có mức lạm phát trung bình 4-6%
Bảng 2.2 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2020-2022
Năm 2020: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 3.22% Đây là năm đại dịch Covid-19 có những chuyển biến phức tạp, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Năm 2021: Tỷ lệ lạm phát giảm xuống 1.83%1, mặc dù chịu ảnh hưởng của xung đột Nga-Ukraine và những nút thắt chuỗi cung ứng toàn cầu trong đại dịch Covid-19.
Năm 2022: Tỷ lệ lạm phát tăng nhẹ lên 3.15%3, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.
Lạm phát ảnh hưởng đến tâm lý và chi phối hành vi tiêu dùng của người dân, thay đổi cơ cấu chi tiêu của người tiêu dùng Trong thời kì lạm phát thì yếu tố giá cần được quan tâm do đó các nhà quản trị cần hoạch định chiến lược sản xuất Cụ thể đối với các doanh nghiệp viễn thông, cần đưa ra sản phẩm có chất lượng và mẫu mã, hình thức, ngang với các thiết bị di động đang có trên thị trường hiện nay “ bán sản phẩm cao cấp với giá bình dân”.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với năm trước, đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường Điều này sẽ có tác dụng kích thích các doanh nghiệp gia tăng đầu tư, làm cho sản xuất được mở rộng Sản xuất mở rộng sẽ tạo được nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thấtnghiệp, tăng thu nhập của người dân.
Tuy nhiên mối đe dọa lớn nhất chính là sự suy thoái của nền kinh tế và những bất ổn của nền kinh tế các nước sau đại dịch Covid 19 Ngoài ra các rào cản khác luôn hiện hữu mỗi khi xâm nhập thị trường mới như thuế quan, chính sách xuất nhập khẩu, niềm tin của người tiêu dùng và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
2.1.1.5 Thất nghiệpVấn đề việc làm và thất nghiệp luôn nhận được sự quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia trên thế giới Thất nghiệp tồn tại ở tất cả các nền kinh tế và chúng có các mức độ khác nhau Hầu hết các quốc gia đều cố gắng xây dựng các chính sách hướng đến tăng trưởng kinh tế, ổn định các mức giá cho dịch vụ và hàng hóa, cải thiện nguồn cung việc làm và cắt giảm tình trạng thiếu việc làm Thế nhưng, đại dịch COVID-19 đã càn quét khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới và đang diễn biến rất khó lường tại nhiều quốc gia Tình hình dịch bệnh kéo dài đã gây ra những tác động tiêu cực không nhỏ đến cả các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu,
Tình hình dịch Covid19 ở Việt Nam cũng không ngoại lệ và diễn biến hết sức phức tạp Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều xáo trộn trên thị trường lao động Việt Nam, với hàng triệu người lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thất nghiệp, phải nghỉ phép/ luân chuyển, giảm giờ làm, giảm thu nhập, v.v Đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam bị sụt giảm nghiêm trọng về số lượng người tham gia thị trường lao động và việc làm Thu nhập bình quân của người lao động cũng bị thâm hụt Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm và tỷ lệ lao động làm việc phi chính thức đều tăng mạnh so với xu hướng giảm của những năm gần đây Cụ thể: Tỷ lệ thất nghiệp tăng liên tục qua các năm 2019, 2020, 2021 với tỷ lệ lần lượt là 2.17%, 2.68%, 3.22% điều này rấy lên lo ngại về sự thiếu hụt lao động cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
2.1.1.6 Nợ công Tỉ lệ nợ công của Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần.
Phân tích môi trường vi mô của Huawei tại thị trường Việt Nam
2.2.1 Khách hàng mục tiêu Đối tượng khách hàng mục tiêu của Huawei là Nam và Nữ, tuổi từ 18-35, thu nhập AB, quan tâm đến công nghệ và các giải pháp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Chân dung đối tượng khách hàng mục tiêu của Huawei có thể mô tả như sau:
Giới tính: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Huawei bao gồm cả nam và nữ.
Tuổi: Khách hàng mục tiêu của Huawei tập trung ở nhóm Thanh niên ( 18- 24 tuổi ) và Trưởng thành ( 25- 35 tuổi), tùy danh mục sản phẩm và thương hiệu.
Thu nhập: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Huawei tập trung ở nhóm thu nhập nhóm AB Class (7.500.000 – 15.000.000 triệu VND).
Vòng đời gia đình: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Huawei tập trung ở nhóm Trẻ độc thân, trẻ đã cưới chưa có con, trẻ đã cưới có con, trung niên cưới đã có con, tùy danh mục sản phẩm và thương hiệu.
Thái độ: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Huawei quan tâm tới công nghệ và các giải pháp giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
Hành vi sống: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Huawei thường tìm tòi các giải pháp hiện đại giúp cuộc sống dễ dàng hơn.
Nơi mua sắm: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Huawei thường mua sản phẩm tại Các kênh tiêu dùng tại nhà (Siêu thị điện máy, cửa hàng di động, v.v.).
Dịp mua sắm: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Huaweithường mua sản phẩm Dịp đặc biệt (Tết, Lễ, v.v.) và vào các Mùa (thường là mùa Hè với các sản phẩm máy lạnh).
Mục đích mua sắm: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Huawei thuộc nhóm người mua Problem Solving (Mua hàng để giải quyết vấn đề).
Tâm lý: Đối tượng khách hàng mục tiêu của Huawei thuộc nhóm người có tính cách Cẩn thận, chu đáo, nhạy cảm và nhóm tính cách Tập trung, có năng lực, kiểm soát
Từ ngày 21/1/2022, tất cả sản phẩm smartphone và máy tính bảng của hãng công nghệ Huawei (Trung Quốc) sẽ đến tay các đại lý và người dùng trong nước thông qua Công ty TNHH Sản phẩm Công nghệ FPT (FTP, trực thuộc FPT Trading).
Hầu hết các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện cho Huawei Việt Nam đều là ở Trung quốc vì nguồn cung cấp chip bị ngừng hoạt động trong hai năm do lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt vào năm 2020 Không thể mua chip máy tính ở nước ngoài mà không có giấy phép của Mỹ, Huawei phụ thuộc nhiều hơn vào các nhà cung cấp trong nước và thậm chí phải tự mình sản xuất chip Công ty này từng thiết kế chip của riêng mình và sản xuất chúng ở Đài Loan (Trung Quốc) hay các nơi khác.
Các đối tác cung cấp của Huawei bao gồm Fujian Jinhua Integrated Circuit (JHICC), Ningbo Semiconductor International (NSI), Tập đoàn Quốc tế Sản xuất Chất bán dẫn (SMIC) Ngoài ra, còn một số nhà máy chip nhỏ hơn được chính phủ hậu thuẫn ở Thâm Quyến và các nơi khác.
Các đối thủ cạnh tranh chính của Huawei tại Việt Nam bao gồm:
- Samsung: Là một trong những đối thủ lớn nhất của Huawei, Samsung chiếm
- Apple: Mặc dù không phải là đối thủ trực tiếp với Huawei ở phân khúc giá rẻ và trung cấp, nhưng Apple vẫn cạnh tranh với Huawei ở phân khúc cao cấp.
- Xiaomi, Vivo, Oppo: Những thương hiệu này cũng cạnh tranh với Huawei trong phân khúc smartphone giá rẻ và trung cấp.
- Asus, Dell, HP, Lenovo, Acer, Microsoft: Những công ty này cạnh tranh với Huawei trong phân khúc thiết bị điện tử như máy tính xách tay.
2.2.4 Sản phẩm thay thế Điện thoại thông minh: Các công ty như Samsung, Apple, Xiaomi, Oppo, và Vivo cung cấp các điện thoại thông minh có chất lượng và tính năng tương đương Ví dụ: Samsung Galaxy Series, iPhone của Apple, Xiaomi Mi Series, Oppo Find Series, Vivo X Series.
Máy tính bảng: Các nhà sản xuất như Samsung, Apple, Lenovo, và Xiaomi cung cấp các máy tính bảng với nhiều kích cỡ và tính năng Ví dụ: Samsung Galaxy Tab, iPad của Apple, Lenovo Tab, Xiaomi Mi Pad.
Thiết bị mạng: Các công ty như Cisco, Juniper Networks, và Nokia có các sản phẩm và giải pháp mạng phù hợp với nhu cầu kết nối và quản lý mạng của doanh nghiệp. Đồng hồ thông minh: Samsung, Apple, Xiaomi, và Fitbit là một số công ty cung cấp các đồng hồ thông minh với tính năng đa dạng và tương thích với các thiết bị di động.
2.2.5 Sản phẩm bổ sung Tai nghe không dây Huawei (Wireless Earphones)
Tai nghe Huawei là sản phẩm phụ kiện Huawei nổi bật của hãng và được rất nhiều người tin chọn Về thiết kế bên ngoài, tai nghe sở hữu đa dạng nhiều kiểu dáng trẻ trung, cá tính và sang trọng, hiện đại phù hợp theo từng sở thích cá nhân của người dùng Huawei FreeBuds và Huawei FreeLace là hai dòng tai nghe không dây Huawei. Điểm chung của hầu hết tai nghe Huawei là chất lượng cao cấp, nhỏ gọn và chế độ âm thanh luôn được cải tiến Điều này không những giúp cho người dùng có thể thoải mái hơn khi sử dụng mà còn có thể trải nghiệm nghe âm thanh hoàn hảo, rõ nét và sống động như đang ở phòng thu Và dù là tai nghe có dây hay không dây thì khi trải nghiệm với phụ kiện Huawei, người dùng cũng sẽ có được cảm giác đắm chìm trong thế giới âm thanh của riêng mình Đồng hồ thông minh (smartwatch):
Huawei Watch GT và Huawei Watch Fit là hai dòng đồng hồ thông minh của Huawei Phụ kiện Huawei vòng đeo tay thông minh chính là sản phẩm mà ai cũng muốn trải nghiệm thử Vòng đeo tay thông minh chính hãng Huawei là một thiết kế năng động và khỏe khoắn, phù hợp với hầu hết người sử dụng Những thiết kế trẻ trung và đầy màu sắc sẽ mang đến nhiều trải nghiệm thú vị và nhiều sự lựa chọn hơn. Ưu điểm của phụ kiện này chính là sở hữu trọng lượng vô cùng nhẹ và khả năng kháng nước, chống bụi tối ưu Mặt đồng hồ sáng tạo và được trang bị thêm dòng pin cải tiến giúp cho sản phẩm sạc nhanh, dùng lâu cũng là một trong những tính năng được đánh giá rất cao của dòng sản phẩm phụ kiện Huawei.
Xác định ma trận SWOT
2.3.1 Điểm mạnh Chi phí toàn diện thấp:
Huawei đã đạt được hiệu quả trong việc tận dụng lợi thế về lao động địa phương để giảm chi phí trên các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, sản xuất sản phẩm, quản lý, lắp đặt kỹ thuật, tối ưu hóa mạng và dịch vụ sau bán hàng.
Khả năng đổi mới mạnh mẽ:
Huawei sở hữu một số lượng lớn các bằng sáng chế trong danh mục của họ, bao gồm sở hữu trí tuệ và các bằng sáng chế được phát triển thông qua nghiên cứu độc lập và thích ứng công nghệ hiện có Phương pháp tiếp cận dựa trên đổi mới này cho phép Huawei đưa ra mức giá cả cạnh tranh trong khi vẫn duy trì chất lượng sản phẩm cao.
Danh mục sản phẩm lớn
Một trong những thế mạnh chính của thương hiệu là danh mục sản phẩm phong phú Huawei có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong việc sản xuất nhiều loại điện thoại thông minh Huawei là một trong ba thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu và là hai thương hiệu hàng đầu trên thị trường điện thoại thông minh quốc tế Hàng năm, số lượng giao hàng điện thoại thông minh không ngừng tăng lên.
Vì thương hiệu này có doanh số bán điện thoại thông minh cao hơn hàng năm nên điều đó được thể hiện qua lợi nhuận cao hơn Ngoài điện thoại thông minh, công ty còn sản xuất nhiều sản phẩm khác như mạng băng rộng di động và cố định, máy tính bảng, công nghệ đa phương tiện, dongle, Harmony OS và Smart TV.
Tất cả các sản phẩm và dịch vụ của nó đều nhắm đến doanh nghiệp và người dùng cá nhân Toàn bộ hoạt động kinh doanh của Huawei được chia thành ba phân khúc Họ là doanh nghiệp kinh doanh, người tiêu dùng và nhà cung cấp dịch vụ. Đổi mới công nghệ
Tuy nhiên, một thế mạnh khác của thương hiệu là sự đổi mới trong công nghệ.
Kể từ khi thành lập, công ty đã duy trì sự tập trung đáng kể vào nghiên cứu và đổi mới.
Hàng năm, thương hiệu này đầu tư một khoản tiền đáng kể vào nghiên cứu và phát triển.
Mỗi năm số lượng này không ngừng tăng lên và do đó, nhiều công nghệ tiên tiến đang ra đời từ thương hiệu này Do tập trung mạnh vào nghiên cứu và phát triển, Huawei đã trở thành công ty hàng đầu trong ngành điện thoại thông minh cũng như công nghệ 5G.
Công ty cũng đầu tư một lượng lớn vào công nghệ Trí tuệ nhân tạo và nhận thấy tốc độ tăng trưởng nhanh hơn Vì vẫn luôn có một số loại phát triển trong công nghệ nên nó được coi là sự tăng trưởng nhanh hơn của các bên tham gia quốc tế.
Vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh
Là công ty dẫn đầu trong ngành điện thoại thông minh, Huawei sản xuất và bán nhiều điện thoại thông minh ra thị trường Đây là nguồn doanh thu hàng đầu của nó.
Doanh số bán điện thoại thông minh của thương hiệu này ngày càng tăng và do đó, doanh thu cũng tăng theo.
Huawei là công ty dẫn đầu thứ hai trong ngành điện thoại thông minh sau Apple Trong năm 2022, doanh số điện thoại thông minh của công ty đạt khoảng 92,37 tỷ USD.
Mặc dù điện thoại thông minh của Huawei có công nghệ tiên tiến và camera tốt nhưng mức giá của nó vẫn hợp lý và do đó, thị phần của hãng đã tăng lên ở mức cao.
Thương hiệu có phạm vi tiếp cận toàn cầu tuyệt vời và đây cũng là thế mạnh chính của thương hiệu Trong những năm qua, công ty đã mở rộng trên toàn cầu, mang lại doanh thu, thị phần tốt và cơ sở khách hàng vững chắc.
Là một thương hiệu Trung Quốc, Huawei có hoạt động kinh doanh tại khoảng 170 quốc gia và hợp tác với nhiều mạng lưới nhà phân phối, nhà cung cấp và đối tác kinh doanh lớn từ nhiều nơi trên thế giới.
Một thế mạnh khác của thương hiệu là giá cả cạnh tranh Đây là một trong những lý do chính giúp thương hiệu đạt được mức độ phổ biến và tăng trưởng nhanh hơn Thương hiệu có một chiến lược phù hợp tập trung vào giá cả và chất lượng thấp hơn. Điều này giúp hãng chiếm được thị phần đáng kể trên thị trường điện thoại thông minh quốc tế, từ đó tăng doanh thu Công ty có nhiều sản phẩm có mức giá hợp lý và hướng tới mọi tầng lớp kinh tế của người dân.
Huawei có các đối tác với nhiều hiệp hội khác nhau cung cấp các sản phẩm và giải pháp mạng đơn giản, thông minh, sáng tạo, đáng tin cậy và an toàn.
Thương hiệu này cũng mở ra khả năng CNTT cho khách hàng doanh nghiệp và cung cấp cho họ nhiều giải pháp khác nhau an toàn, sáng tạo và đáng tin cậy Thương hiệu này sử dụng nhiều cải tiến trong các thiết bị thông minh của mình và cải thiện trải nghiệm kỹ thuật số của mọi người.
THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY HUAWEI TECHNOLOGIES TẠI VIỆT NAM
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế của Huawei tại thị trường Việt Nam
3.1.1 Sức ép giảm chi phí
Vào tháng 5 năm 2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa Huawei vào "danh sách đen" - cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị của Huawei Lý do của lệnh cấm này là do lo ngại rằng Huawei có thể tình báo cho chính phủ Trung Quốc thông qua các thiết bị viễn thông, và Hoa Kỳ coi Huawei là mối đe dọa cho an ninh quốc gia Do đó, các công ty như Google và Intel không còn được phép cung cấp linh kiện và phần mềm cho Huawei Điều này đã đặt ra những thách thức đáng kể cho Huawei
Vào tháng 8 năm 2020, Mỹ đã siết chặt lệnh cấm hơn nữa, yêu cầu các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ của Mỹ từ chối bán linh kiện và phần mềm cho Huawei Hoa Kỳ cũng kêu gọi các đồng minh của mình áp đặt lệnh cấm tương tự đối với thương hiệu này Một số quốc gia đã tuân thủ yêu cầu của Hoa Kỳ Lệnh cấm này đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Huawei trên toàn cầu nói chung và tại thị trường Việt Nam nói riêng.
Cho đến hiện tại, Huawei vẫn còn gặp khó khăn khi lệnh cấm đó chưa được dở bỏ Điều đó góp phần làm tăng áp lực chi phí mà công ty này đang đối mặt Nếu Huawei không cắt giảm các chi phí để giảm thiểu giá thành của sản phẩm thì sẽ rất khó đứng vững trên thị trường Huawei buộc phải cắt giảm chi phí marketing, khuyến mãi, chi phí nhân sự Huawei cũng phải tối ưu hóa chi phí hoạt động, giảm bớt các khoản chi không cần thiết
Mặt khác việc cạnh tranh gay gắt về giá cả từ các đối thủ Trung Quốc khác nhưXiaomi, Oppo, Vivo cũng khiến Huawei buộc phải cắt giảm giá thành, giảm biên lợi nhuận để cạnh tranh Việc cắt giảm chi phí sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh củaHuawei so với các đối thủ khác trên thị trường smartphone Việt Nam
3.1.2 Sức ép đáp ứng địa phương
Là một doanh nghiệp đa quốc gia, áp lực thích nghi địa phương lên Huawei là rất lớn Không chỉ về đặc điểm thị trường, nhân công mà cả cách quản lí và tiếp thị sản phẩm của Huawei cũng phải thay đổi theo từng quốc gia để có thể phát triển bền vững.
Theo như thông tin từ chính trang chủ của Huawei, doanh thu của công ty với tỷ lệ phân chia theo khu vực như sau: Trung Quốc, 35%; Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, 35%; Châu Á Thái Bình Dương, 16% và Châu Mỹ, 14% Chính vì vì chỉ số phân bố doanh thu không quá chênh lệch giữa các nước có nền văn hóa và phong tục tập quán gần tương đồng, ta có thể thấy việc Huawei nhận ra rõ áp lực thích nghi địa phương, hơn nữa cũng đã và đang có những chiến lược ổn định để cải thiện áp lực này
Cụ thể sức ép địa phương mà Huawei đang phải đối mặt tại thị trường Việt Nam như sau:
- Yêu cầu tuyển dụng và đào tạo nhân lực địa phương để vận hành hệ thống.
Huawei cần tuyển dụng kỹ sư, kỹ thuật viên người Việt và đào tạo họ về công nghệ.
- Áp lực phải chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật cho đối tác và nhân lực Việt Nam để họ có thể tự vận hành, bảo trì hệ thống.
- Yêu cầu phải đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng sản xuất tại Việt Nam để hỗ trợ chuỗi cung ứng, sản xuất linh kiện, thiết bị Điều này đòi hỏi Huawei phải bỏ vốn đầu tư lớn.
- Áp lực phải nghiên cứu thị trường, tùy biến sản phẩm phù hợp với nhu cầu địa phương của người tiêu dùng Việt Nam.
- Yêu cầu phải hợp tác chặt chẽ với các đối tác, nhà cung ứng, nhà khoa họcViệt Nam trong quá trình phát triển sản phẩm.
Chiến lược kinh doanh quốc tế của Huawei
Huawei đã sử dụng cả hai chiến lược đa quốc gia và xuyên quốc gia trong quá trình phát triển của mình.
Trong giai đoạn đầu của quá trình hóa đa quốc gia, Huawei đã chọn chiến lược quốc tế hóa như một chiến lược phòng thủ chống lại sức mạnh của vốn đa quốc gia.
Tuy nhiên, Huawei không chỉ dừng lại ở đó, công ty này đã tiếp tục mở rộng và thích nghi với các thị trường địa phương dựa trên khả năng tùy chỉnh, hoạt động tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D), và việc hình thành các mạng lưới sản xuất đáp ứng nhu cầu với chi phí thấp nhất có thể.
Hiện tại, Huawei đang áp dụng chiến lược xuyên quốc gia thông qua cải cách liên tục Điều này cho thấy Huawei đang chuyển từ tư duy của một công ty mới vào thị trường sang tư duy của một nhà lãnh đạo toàn cầu
Chiến lược xuyên quốc gia của Huawei tập trung vào việc hiểu rõ nhu cầu và văn hóa của từng quốc gia mà họ kinh doanh Họ tin rằng người bản địa sẽ phù hợp nhất cho việc hiểu chính xác nhu cầu và kinh doanh cũng như văn hóa tại chính quốc gia đó Huawei đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ở hơn 140 quốc gia, và trong đó, họ đã thực hiện bản địa hóa hoạt động kinh doanh, bao gồm cả hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).
Huawei đã thực hiện nhiều bước tiến quan trọng trong việc mở rộng quy mô toàn cầu của mình, bao gồm việc thành lập các trung tâm R&D ở nhiều quốc gia khác nhau Công ty này cũng đã mở HMS cho các nhà phát triển trên khắp thế giới, cho phép họ truy cập nhanh chóng và thuận tiện vào hệ sinh thái HMS để đổi mới ứng dụng và chia sẻ tài nguyên hệ sinh thái.
Huawei sử dụng chiến lược kết hợp giữa tiếp cận dần dần (progressive approach) và bước nhảy vọt (leapfrog approach) để quốc tế hoá Công ty vừa từng bước mở rộng hiện diện toàn cầu, vừa đầu tư mạnh mẽ, thiết lập các cơ sở nghiên cứu, phát triển và sản xuất độc lập tại nhiều quốc gia.
Huawei không chí bán sản phẩm và dịch vụ, mà còn cung cấp các giái pháp toàn diện và tùy biến cho các khách hàng ở các ngành công nghiệp và khu vực khác nhau, dựa trên nhu cầu và thị hiếu địa phương
Về sản phẩm: Huawei nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng Việt để phát triển các dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả như dòng Huawei Y, Nova, PSmart Các sản phẩm đều có thiết kế đẹp, cấu hình mạnh, pin trâu với giá cả hợp lý.
Về giá cả: Huawei áp dụng chiến lược giá rẻ hơn so với các đối thủ Samsung, Apple nhờ quy mô sản xuất lớn Công ty cũng thường xuyên có các chương trình giảm giá, khuyến mãi lớn để thu hút khách hàng.
Về phân phối: Huawei xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp với hơn 10.000 cửa hàng trên toàn quốc Hãng cũng bán online qua các sàn TMĐT lớn.
Về marketing: Huawei chi tiền lớn cho quảng cáo truyền thông, khuyến mãi sales, tài trợ các chương trình lớn để xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Về dịch vụ: Huawei đầu tư hệ thống dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để tạo sự hài lòng.
Về nhân sự: Ưu tiên sử dụng lao động bản địa, đồng thời đưa các chuyên gia Trung Quốc sang để quản lý, điều hành Xây dựng đội ngũ nhân viên Việt Nam thông qua đào tạo.
Huawei không chỉ tuân thủ các luật pháp và quy định của các quốc gia mà công ty hoạt động, mà còn thực hiện các hoạt động xã hội trách nhiệm, như đào tạo tài năng kỹ thuật số, hỗ trợ phát triển xanh và bảo vệ an ninh mạng.
Phương thức thâm nhập thị trường Việt Nam của Huawei 321 Đánh giá thị trường Việt Nam
3.3.1 Đánh giá thị trường Việt Nam
Từ năm 1990, kinh tế Việt Nam đã có bước phát triển đáng kinh ngạc với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,5% Ngay cả trong cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997-1998 khiến nhiều nước Đông Nam Á chao đảo, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng Năm 1999, tỷ lệ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là 4,5%, trong khi kinh tế các nước khác như Indonesia hay Thái Lan lâm vào khủng hoảng.
Trong giai đoạn 1998-2000, dựa trên báo cáo từ Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng 3,5 lần trong giai đoạn từ 1991 đến 2012, chỉ sau Trung Quốc Một lợi thế lớn của Việt Nam là nằm trong khu vực năng động nhất trên thế giới, Việt Nam đã học hỏi từ tốc độ phát triển của các nền kinh tế như NhậtBản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và Trung Quốc Với mức tăng trưởng GDP cao khoảng 9% mỗi năm, Việt Nam có thể hoàn toàn đặt mục tiêu trở thành một nước công thấy mức độ tăng trường kinh tế của Việt Nam là một lợi thế của các doanh nghiệp nước ngoài khi gia nhập vào Việt Nam
Một trong những lý do mang lại sự tăng trưởng này là việc kiên trì chính sách kinh tế theo hướng hội nhập dần dần vào kinh tế thế giới, phù hợp với một quốc gia có nền kinh tế còn yếu như Việt Nam Bên cạnh đó, Việt Nam đã duy trì chính sách kinh tế vĩ mô một cách dũng cảm từ hai chục năm qua, trong đó có nỗ lực giảm nợ công, giảm lạm phát, đảm bảo cân đối ngân sách, kiểm soát lượng tiền mặt lưu thông
Hơn nữa, Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị.
Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán.Thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này Đến nay, nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng Vì lý do này các doanh nghiệp nước ngoài khi gia nhập vào Viam không đáng lo ngại về vấn đề bạo loạn hay tranh chấp xung đột trong nước
Trong giai đoạn 1998-2000, việc sử dụng điện thoại di động khác xa với mức độ phổ biến và tiện ích của smartphone ngày nay Lúc đó, điện thoại di động thường có thiết kế đơn giản, chức năng hạn chế, và giá thành cao hơn so với hiện tại Internet di động cũng chưa phát triển mạnh, và việc sử dụng điện thoại di động chủ yếu dựa vào cuộc gọi và tin nhắn văn bản.
Trong giai đoạn này, việc sở hữu điện thoại di động vẫn được coi là một biểu tượng thể hiện đẳng cấp và không phải ai cũng có cơ hội sử dụng Các mẫu điện thoại phổ biến thường là các dòng Nokia, Motorola, và Siemens.
Tuy nhiên, từ đó đến nay, Việt Nam đã trải qua một cuộc cách mạng công nghệ,và sự phổ biến của Smartphone đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta giao tiếp, làm việc, và giải trí Hiện nay, Smartphone không chỉ là thiết bị kết nối, mà còn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong cuộc sống hàng ngày của mọi người.
Và đến nay, giai đoan 2021-2023, dưới tác động của đại dịch COVID-19 đã gây ra rất nhiều xáo trộn cho nền kinh tế và hành vi của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi mạnh mẽ khi tập người dùng số tại Việt Nam gia tăng, khiến cho dư địa phát triển cho các ngành công nghiệp xoay quanh hệ sinh thái di động còn rất lớn.
Trong năm 2022, Việt Nam có khoảng 62,8 triệu người dùng smartphone, tăng 3,6% so với năm trước và chiếm 96% lượng người dùng internet trên cả nước Dự kiến vào năm 2023, số lượng người dùng smartphone sẽ đạt 63,8 triệu người, tăng 1,6% so với năm 2022 Tỷ lệ dân số sử dụng Internet cũng chiếm 70%, lượng người dùng sử dụng Internet qua thiết bị di động chiếm khoảng 95% và trung bình họ dùng 3 giờ 18 phút để sử dụng Internet qua di động. Đây là con số khá ấn tượng, chứng minh smartphone đang được ưu tiên làm thiết bị kết nối chính nhờ sự tiện lợi và phổ biến đây cũng là một biểu hiệu tốt của thị trường cho các doanh nghiệp kinh doanh smartphone khi thâm nhập vào Việt Nam.
3.3.2 Phương thức gia nhập của Huawei tại thị trường Việt Nam Đối với Việt Nam, Huawei đang coi đây là 1 trong 15 thị trường smartphone và thiết bị hạ tầng viễn thông trọng điểm của mình Lý do là vì Việt Nam có dân số đông – gần 100 triệu người, và tốc độ phát triển internet thuộc loại hàng đầu trên thế giới (gần 40% dân số sử dụng internet – theo Bộ Thông tin và Truyền thông), cũng như thu nhập của người dân được cải thiện và nhu cầu sử dụng smartphone đang tăng mạnh.
Từ năm 1998, HUAWEI gia nhập vào Việt Nam bằng phương thức xuất khẩu ở vai trò là công ty đại diện bán hàng, chủ yếu cung cấp thiết bị cho các nhà mạng và các doanh nghiệp Điển hình là HUAWEI hợp tác với Doanh nghiệp Viettel để cung cấp các thiết bị mạng.
Năm 2012: Huawei quyết định đầu tư trực tiếp vào thị trường Việt Nam một cách chính thức, với việc thành lập công ty con HUAWEI Technologies (Việt Nam)Co., Ltd., có trụ sở tại Hà Nội và chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Trong những năm từ 2013 , chiến lược thâm nhập thị trường của Huawei đối với mảng kinh doanh smartphone trong thời gian đó là bên cạnh duy trì sự hợp tác tốt với nhà khai thác mạng, có chính sách tới thị trường mở, đưa ra những sản phẩm thích hợp với người sử dụng của Việt Nam Huawei sẽ tiếp tục đưa ra nhiều loại sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng Việt Nam Ngoài ra, HUWEI cũng sẽ cố gắng tăng cường sự quảng bá và việc xây dựng thương hiệu, tạo nhiều cơ hội cho người sử dụng Việt Nam tiếp xúc đến sản phẩm của Huawei, cho thương hiệu của Huawei trở thành một danh hiệu nổi tiếng về smartphone
Theo Tổng giám đốc Huawei Việt Nam, ông Thomas Zhou, sau 19 năm có mặt tại Việt Nam, Huawei đã đầu tư số tiền 230 triệu USD vào thị trường trong nước tính đến năm 2017, từ đó mở rộng hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực như hạ tầng ICT, thiết bị thông minh, nghiên cứu và phát triển, 4G, 5G, đám mây, an ninh mạng, IoT, và chuyển đổi số Huawei vẫn duy trì chiến lược xuất khẩu trực tiếp việc hợp tác với các nhà mạng, doanh nghiệp, chính phủ, và cộng đồng tại Việt Nam để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam, cũng như đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước Năm 2018, Huawei ký kết hợp đồng cung cấp thiết bị và dịch vụ 5G cho Viettel, VNPT, và Mobifone, trở thành nhà cung cấp hàng đầu về công nghệ 5G tại Việt Nam
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh quốc tế của Huawei tại thị trường Việt
Theo một số báo cáo, không có dữ liệu về thị phần của Huawei tại Việt Nam từ quý 2 năm 2021 đến quý 1 năm 2023 Nên nhóm tôi sẽ đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của HUAWEI giai đoạn từ 2019-2021.
Theo các báo cáo thường niên của Huawei, hoạt động kinh doanh của hãng tại Việt Nam trong những năm 2019-2021 đã có những biến động do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và cạnh tranh trong ngành.
Năm 2019, Huawei đạt doanh thu 122,97 tỷ USD trên toàn cầu, trong đó mảng kinh doanh thiết bị tiêu dùng chiếm 66,93 tỷ USD1 Tại Việt Nam, Huawei chiếm 6% thị phần smartphone trong quý 4 năm 2019, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm trước.
Huawei cũng ra mắt nhiều sản phẩm cao cấp như Huawei P30 Pro và Mate 20 Pro4, cũng như hỗ trợ các nhà mạng triển khai mạng 5G.
Năm 2020, Huawei đạt doanh thu 136,7 tỷ USD trên toàn cầu, trong đó mảng kinh doanh thiết bị tiêu dùng chiếm 74,1 tỷ USD1 Tại Việt Nam, Huawei chỉ chiếm 2,8% thị phần smartphone trong quý 4 năm 2020, giảm 53,4% so với cùng kỳ năm trước Nguyên nhân chính là lệnh cấm của Mỹ khiến Huawei không thể sử dụng các dịch vụ của Google trên các thiết bị của mình.
Năm 2021, Huawei đạt doanh thu 99,88 tỷ USD trên toàn cầu, trong đó mảng kinh doanh thiết bị tiêu dùng chiếm 30,85 tỷ USD2 Tại Việt Nam, Huawei vẫn đang duy trì hoạt động kinh doanh và hỗ trợ khách hàng thông qua các kênh bán hàng trực tuyến và truyền thống Huawei cũng ra mắt hệ điều hành riêng là HarmonyOS để thay thế cho Android trên các thiết bị của mình.
Năm 2022, Huawei đạt doanh thu 92,37 tỷ USD trên toàn cầu, trong đó mảng kinh doanh thiết bị tiêu dùng chiếm 40,84 tỷ USD4 Tại Việt Nam, Huawei vẫn đang duy trì hoạt động kinh doanh và hỗ trợ khách hàng thông qua các kênh bán hàng trực tuyến và truyền thống Huawei cũng ra mắt hệ điều hành riêng là HarmonyOS để thay thế cho Android trên các thiết bị của mình.
Năm 2023, Huawei dự kiến sẽ đạt doanh thu 85,67 tỷ USD trên toàn cầu, trong đó mảng kinh doanh thiết bị tiêu dùng chiếm 35,72 tỷ USD Tại Việt Nam, Huawei đang tập trung vào việc phát triển các giải pháp hạ tầng viễn thông, đặc biệt là 5G, để cung cấp cho các nhà mạng và doanh nghiệp Huawei cũng đang hợp tác với các đối tác trong hệ sinh thái để tạo ra các ứng dụng và dịch vụ dựa trên nền tảng HarmonyOS.
Huawei là một trong những nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới, nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Trên hành trình phát triển của mình, HUAWEI đã chứng tỏ sự đổi mới liên tục và cam kết với việc cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến cho khách hàng trên toàn cầu Với sự tập trung vào mạng viễn thông, công nghệ thông tin, thiết bị thông minh và dịch vụ Cloud, HUAWEI đã đạt được vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp ICT.
Không chỉ tập trung vào việc nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến, HUAWEI cũng chú trọng đến việc xây dựng mối quan hệ đối tác và hợp tác với các đối tác trên toàn thế giới Điều này giúp công ty tận dụng tối đa tiềm năng và khả năng đổi mới của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Dù gặp phải các thách thức và trở ngại, HUAWEI vẫn duy trì sự tăng trưởng ổn định và đạt được thành công trong việc mở rộng quy mô hoạt động và thâm nhập vào các thị trường mới Sự đổi mới liên tục và tầm nhìn chiến lược đã giúp công ty xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và được công nhận trên toàn cầu.
Tổng quan về công ty HUAWEI cho thấy sự tiến bộ và tầm nhìn xa về công nghệ và kinh doanh Với sự cam kết với chất lượng, sự sáng tạo và sự phục vụ khách hàng, HUAWEI tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ICT và đóng góp vào sự phát triển của xã hội toàn cầu.
[1] Trần Ngọc Gia Hân (https://s.net.vn/72sR2021), “Huawei's environment and
TOWS matrix analysis”, Đại Học Ngoại thương,
[2] Minxue Yang (2023), “Huawei's Internationalization Strategy”, Technium Social
[3] Huawei, “Thông tin doanh nghiệp”, https://www.huawei.com/vn/corporate- information
[4] ThS Nguyễn Thị Hạnh (2018), “Thực trạng chiến lược sản xuất của công ty đa quốc gia Huawei”, Tạp chí công thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc- trang-chien-luoc-san-xuat-cua-cong-ty-da-quoc-gia-huawei-54291.htm
[5] Tổng cục thống kê (2021), “Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm
[6] Tổng cục thống kê (2020), “Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm
[7] ThS Nguyễn Thị Hạnh (2018), “Thực trạng chiến lược sản xuất của công ty đa quốc gia Huawei”, Tạp chí công thương, https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc- trang-chien-luoc-san-xuat-cua-cong-ty-da-quoc-gia-huawei-54291.htm
[8] Huawei (2018), “Khó khăn và thách thức giúp Huawei mạnh mẽ hơn” https://www.huawei.com/vn/news/vn/2018/huawei-chairman-lianghua-media-record
[9] Đào Duy Anh (2020) “Báo cáo phân tích ngành viễn thông Việt Nam theo mô hình
SCP”, Đại học Ngoại Thương, https://s.net.vn/IigD
[10] Jordy MICHELI (2016), “The Globalization Strategy of a Chinese Multinational:
Huawei in Mexico”, Universidad Autónoma Metropolitana, México https://www.redalyc.org/journal/136/13646705002/html/
[11] Huawei (2021), “Công bố báo cáo thường niên 2021” https://www.huawei.com/vn/news/vn/2022/huawei-2021-annual-report