1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thảo luận kinh doanh quốc tế phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty coca cola

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Với mạng lưới phủ khắp toàn cầu,tập đoàn nước giải khát này ngày càng định vị được chỗ đứng của mình trên toàn thếgiới, Không chỉ được biết đến về các sản phẩm, Coca-Cola còn là nhà tài

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Khoa Tài chính - Ngân hàng

BÀI THẢO LUẬN

BỘ MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề tài:

Phân tích chiến lược kinh doanh quốc tế củacông ty Coca-Cola

Mã lớp học phần: 2332ITOM1311Giảng viên: Lê Hoàng QuỳnhNhóm thảo luận: Nhóm 5

Hà Nội năm 2023

Trang 2

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

STTSBDHỌ VÀ TÊNCHỨC VỤCÔNG VIỆC

Trang 3

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 9 tháng 3 năm 2023.

BIÊN BẢN NỘI DUNG HỌP NHÓM LẦN 1

I CƠ CẤU TỔ CHỨC:

1 Địa điểm: Nền tảng Google Meet

2 Thời gian: 22h - 22h45 phút, ngày 09/03/2023

III NỘI DUNG CUỘC HỌP:

1 Trao đổi về ý tưởng triển khai đề tài:

 Đưa ra những nội dung, vấn đề liên quan đến đề tài

Hường, Khôi, Ngọc Huyền, Khánh Linh K57H3, Khánh Linh K57H4,Phương Linh, Huyền Bùi nêu ý kiến

2 Tổng hợp lại các vấn đề:

 Cả nhóm về tìm hiểu, hoàn thành nội dung được giao

 Buổi họp sau phân chia công việc

Thư ký

Nguyễn Thanh Hường

Trang 4

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2023.

BIÊN BẢN NỘI DUNG HỌP NHÓM LẦN 2

III NỘI DUNG CUỘC HỌP:1 Thống nhất lại đề tài

ngoài2 Phân công công việc:

Trang 5

Nguyễn Thanh Hường

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG I: 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2

1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế 2

1.1.1.Khái niệm chiến lược 2

1.1.2.Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế 3

1.1.3.Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế 3

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế 3

1.2.1.Sức ép về liên kết toàn cầu, nâng cao hiệu quả, giảm chi phí 3

1.2.2.Sức ép về việc địa phương hóa sản phẩm 4

1.3 Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế 4

1.3.1.Chiến lược quốc tế 4

1.3.2.Chiến lược đa nội địa 5

1.3.3.Chiến lược toàn cầu 7

1.3.4.Chiến lược xuyên quốc gia 7

(2020-2.2 Phân tích chiến lược kinh doanh của Coca-cola 15

2.2.1.Trước năm 1980: Chiến lược đa thị trường nội địa 15

2.2.1.a Sức ép về giảm chi phí 16

2.2.1.b Sức ép về địa phương hóa 16

2.2.2.Từ năm 1981-2000: Chiến lược toàn cầu hóa 17

Trang 6

2.2.3.Từ năm 2000-2002: trở lại với chiến lược đa thị trường nội địa 18

2.2.4.Từ năm 2002-2004: trở lại chiến lược toàn cầu hóa 19

2.2.5.Từ 2004 - đến nay: Chiến lược xuyên quốc gia 19

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Khi nhắc đến thị trường nước giải khát nói chung và thị trường nước ngọt có gas nóiriêng, chắc hẳn cái tên “Coca-Cola” sẽ được hầu hết mọi người nghĩ tới đầu tiên Ngàynay, Coca-Cola được biết đến như là thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới, có mặt tạihơn 200 quốc gia với trên 3500 nhãn hiệu khác nhau Với mạng lưới phủ khắp toàn cầu,tập đoàn nước giải khát này ngày càng định vị được chỗ đứng của mình trên toàn thếgiới, Không chỉ được biết đến về các sản phẩm, Coca-Cola còn là nhà tài trợ cho nhữnghoạt động cộng đồng, cam kết mang lại những điều tốt nhất cho khách hàng trên nhữngthị trường mà nó có mặt Vậy điều gì đã mang lại thành công ngày hôm nay của Coca-Cola? Đó cũng chính là lý do nhóm chúng em thực hiện đề tài này Hy vọng rằng quanhững trình bày dưới đây, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về Coca-Cola và sự thànhcông qua chiến lược kinh doanh quốc tế của nó, đồng thời cũng rút ra được những bàihọc kinh nghiệm cho chính các mình khi đầu tư vào thị trường quốc tế.

Trang 8

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1.Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế

1.1.1 Khái niệm chiến lược

- Là phương hướng và quy mô của 1 tổ chức trong dài hạn, chiến lược sẽ mang lạilợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong 1 môi trườngcạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn.

1.1.2 Khái niệm chiến lược kinh doanh quốc tế

- Là tập hợp các mục tiêu, chính sách và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệpnhằm đảm bảo sự phát triển quốc tế của doanh nghiệp.

- Là 1 bộ phận trong chiến lược kinh doanh và phát triển của công ty, nó bao gồmcác mục tiêu dài hạn mà công ty cần phải đạt được thông qua các hoạt động kinhdoanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động quốc tếhiện tại của công ty phát triển lên 1 trạng thái mới cao hơn về chất

1.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế

- Một là, chiến lược KDQT giúp cho DN nhận rõ được mục đích, hướng đi của

mình trong tương lai, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Hai là, chiến lược KDQT giúp cho DN nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh

doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó với những nguy cơ và mối đe doạtrên thương trường kinh doanh.

- Ba là, chiến lược KDQT góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng

cường vị thế của DN, đảm bảo cho DN phát triển liên tục và bền vững.

- Bốn là, chiến lược KDQT tạo ra các căn cứ vững chắc cho DN đề ra các quyết

định phù hợp với sự biến động của thị trường.

- Năm là, chiến lược KDQT là công cụ chia sẻ tầm nhìn của lãnh đạo doanh nghiệp

đối với các cấp quản lý trực thuộc có thẩm quyền liên quan.

- Sáu là, cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý nhằm hỗ trợ hoạt động kinh

doanh, có khả năng tự vận hành hướng tới các mục tiêu chiến lược đặt ra.

- Bảy là, nền tảng để xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết.

1.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh quốc tế

1.2.1 Sức ép về liên kết toàn cầu, nâng cao hiệu quả, giảm chi phí

- Sức ép giảm chi phí đòi hỏi DN phải luôn cố gắng cắt giảm chi phí mà vẫn tạo ragiá trị:

+ Sản xuất sản phẩm tiêu chuẩn hoá với số lượng lớn, tận dụng lợi ích kinh tếtheo quy mô.

Trang 9

+ Doanh nghiệp thuê ngoài 1 số hoạt động từ các nhà cung cấp nước ngoài có chiphí thấp.

- Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin tạo ra sự đồng nhất thị hiếungười tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau.

- Trước áp lực tối đa sức mua của người tiêu dùng, thị trường toàn cầu ngày càngthống nhất và cho phép tiếp cận với hàng hoá chất lượng cao ở mức chi phí thấphơn, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển theo xu hướng tốiđa hoá quá trình hội nhập thị trường toàn cầu và tiêu chuẩn hoá các hoạt động củamình.

- Sự tự do hoá thương mại quốc tế và môi trường đầu tư trong các thập kỉ gần đâyngày càng tạo điều kiện cho sự cạnh tranh quốc tế, cũng tạo ra sức ép về chi phícho các doanh nghiệp.

- Sức ép giảm chi phí khá lớn trong những ngành mà phần lớn đối thủ cạnh tranh cóđược những địa điểm chi phí thấp, ngành có công suất vượt quá liên tục, ngành màkhách hàng có quyền chi phối lớn

1.2.2 Sức ép về việc địa phương hóa sản phẩm

Sức ép địa phương hoá thể hiện trên các khía cạnh:

- Sự khác biệt về nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng: Sức ép rất lớn đòi hỏi sự địaphương hoá là do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ở mỗi quốc gia khácnhau đáng kể, điều đó là do yếu tố văn hoá và lịch sử tác động

- Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và tập quán: Sự khác biệt về cơ sở hạ tầng hay tậpquán truyền thống giữa các nước yêu cầu cần phải thay đổi sản phẩm cho thíchứng Để đáp ứng yêu cầu này, doanh nghiệp cần chuyển hoạt động chế tạo và sảnxuất tới các chi nhánh tại nước ngoài

- Sự khác biệt về các kênh phân phối: Chiến lược marketing của 1 doanh nghiệp cóthể sẽ chịu sức ép từ sự khác biệt trong hệ thống phân phối của từng nước, do đógiao mảng hoạt động marketing cho các chi nhánh tại quốc gia đó là 1 việc làmcần thiết.

- Yêu cầu của chính phủ nước sở tại

+ Những yêu cầu về mặt chính trị và kinh tế do chính phủ nước sở tại đặt ra cũng cóthể là nguyên do đòi hỏi doanh nghiệp có chiến lược địa phương hoá.

+ Khái quát chung hơn, thách thức của việc bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc về kinh tế vàcác chính sách riêng của địa phương (ví dụ như yêu cầu 1 lượng nhất định của sảnphẩm phải được sản xuất tại địa phương đó) đòi hỏi các công ty kinh doanh quốctế phải đặt hoạt động sản xuất tại ngay chính thị trường đó

Tóm lại, 2 sức ép này mâu thuẫn với nhau:

- Chi phí thấp Khó đưa ra các sản phẩm đa dạng→

- Địa phương hoá sản phẩm, phù hợp với các thị trường Chi phí cao→

Trang 10

Các doanh nghiệp cần phải điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng thịtrường, giảm chi phí bằng cách chọn nguồn nguyên liệu, đầu vào, nguồn nhân lực giá rẻhơn như ở các quốc gia đang phát triển, hay thuê ngoài 1 số khâu, sản xuất chi tiết, …

1.3.Các loại hình chiến lược kinh doanh quốc tế

1.3.1 Chiến lược quốc tế

Là chiến lược kinh doanh trên tất cả các thị trường trong và ngoài nước, bằng cách

chuyển dịch các kỹ năng và sản phẩm có giá trị cho thị trường nước ngoài, nơi mà các đốithủ cạnh tranh bản xứ thiếu các kỹ năng hoặc sản phẩm này.

Ưu điểm

Công ty đã chuyển giao các lợi thế của mình ra thị trường nước ngoài Nghĩa là, côngty thành lập các nhà xưởng sản xuất, hình thức quảng cáo, thông điệp sản phẩm ở các thịtrường ngoài nước giống như các mô hình sản xuất, marketing trong nước Tận dụng cáckinh nghiệm sản xuất trước đó và ưu thế về sản phẩm, kỹ năng để cạnh tranh trên thịtrường.

Nhược điểm

- Do sử dụng cùng mô hình nên sản phẩm của công ty ở các thị trường giống nhau,cách thức tiếp thị cũng như nhau vì vậy sản phẩm của công ty đáp ứng đượcnhững yêu cầu chung nhất của người tiêu dùng trên tất cả thị trường chứ chưa thểđáp ứng được những yêu cầu riêng biệt của từng khu vực Hay thực hiện chiếnlược này công ty thiếu đáp ứng yêu cầu địa phương.

- Hơn nữa, thay vì đưa các sản phẩm được sản xuất trong nước ra thị trường nướcngoài Công ty lại thành lập các nhà xưởng để sản xuất các sản phẩm đó ở ngoàinước nên không thể tận dụng được hiệu ứng kinh nghiệm và tiết kiệm chi phí.- Nếu công ty thực hiện chiến lược quốc tế ở những thị trường có áp lực yêu cầu địa

phương cao thì công ty sẽ dễ dàng đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình Do cócác đối thủ cạnh tranh sản xuất sản phẩm tập trung vào những yêu cầu khác biệt ởtừng địa phương và thực hiện các chiến lược marketing, phân phối, chiêu thị,…theo những yêu cầu riêng biệt đó.

- Công ty có khả năng tạo ra sự khác biệt về kỹ năng, sản phẩm mà các đối thủ nộiđịa khó đáp ứng Do công ty cung cấp các sản phẩm giống nhau trên tất cả thịtrường của mình nên sản phẩm của công ty phải có những ưu thế hơn hẳn so vớicác đối thủ trong nước thì mới có thể cạnh tranh được.

Trang 11

- Công ty hoạt động trong lĩnh vực có sức ép giảm giá thấp Chiến lược quốc tế đòihỏi nguồn kinh phí khá cao, chi phí sản xuất sản phẩm gần như được cố định bởichi phí đầu tư cho các trang thiết bị sản xuất lúc ban đầu nên rất khó để giảm giáthành Vì vậy nếu thị trường yêu cầu giảm giá mạnh thì công ty không thể đáp ứngvà dễ dàng bị đào thải khỏi thị trường.

- Sức ép yêu cầu đáp ứng địa phương thấp Sản phẩm và các hoạt động chiêu thị ởcác thị trường là như nhau do vậy các sản phẩm chỉ đáp ứng những nhu cầu tươngđồng của các khách hàng khác nhau ở những nơi khác nhau Chiến lược không đápứng được hết các yêu cầu của từng địa phương.

1.3.2 Chiến lược đa nội địa

Là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng giá trị của sản phẩm (từ đó gia tăng lợinhuận) của doanh nghiêp bằng cách cho phép các chi nhánh có quyền tự chủ lớn, mức độhoạt động độc lập cao để theo đuổi mục tiêu thích ứng với địa phương.

Ưu điểm

Ưu điểm chủ yếu của chiến lược đa quốc gia là đáp ứng được yêu cầu địa phương.Chiến lược này cho phép các công ty nghiên cứu kỹ sở thích của người tiêu dùng ở thịtrường các quốc gia khác nhau, đáp ứng nhanh chóng và có hiệu quả các sở thích mới củangười tiêu dùng Kết quả mà các công ty mong đợi khi đưa ra những sản phẩm mới làngười tiêu dùng sẽ nhận biết được giá trị cao hơn so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh,cho phép công ty theo chiến lược đa nội địa được định giá cao hơn và giành được thịphần lớn hơn Chiến lược đa quốc gia hợp lý khi có sức ép cao về phản ứng địa phươngvà sức ép thấp về giảm chi phí.

Nhược điểm

Nhược điểm của chiến lược đa quốc gia là không cho phép các công ty khai thác lợiích kinh tế của quy mô trong việc phát triển, sản xuất hay marketing sản phẩm Như vậy,thông thường một chiến lược đa quốc gia làm tăng chi phí cho các công ty quốc tế vàbuộc các công ty này phải định giá bán cao hơn để thu hồi những chi phí đó Do đó, chiếnlược đa quốc gia thường không thích hợp với các ngành mà công cụ cạnh tranh bằng giácả, quyết định thực hiện chiến lược này, định hướng chủ yếu của các công ty là đáp ứngcác điều kiện môi trường của từng quốc gia thị trường, vì vậy công ty khó có thể xâydựng tốt và rõ ràng các khả năng và các năng lực tiềm tàng xuyên suốt nhằm tạo lợi thếcạnh tranh vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh quốc tế hay toàn cầu và các công ty địaphương của các công ty chủ nhà.

Điều kiện áp dụng

- Sự khác biệt về văn hóa và xã hội đòi hỏi phải có những thay đổi trong chiếnthuật Các chính quyền của các nước trên thế giới cũng thường đòi hỏi rằng cáchành động của các công ty là phải phù hợp với lợi ích của nước sở tại.

- Khi công nghiệp hóa phát triển, các nhà cạnh tranh nội địa tranh giành trong việcphục vụ từng phân khúc thị trường nhỏ, điều này ép công ty phải thích ứng với nó.Với một nhà cung ứng địa phương có khả năng tạo ra sản phẩm đơn chiếc phù hợp

Trang 12

với nhu cầu cụ thể, khách hàng sẽ không còn bị ép buộc phải chấp nhận các sảnphẩm được thiết kế cho quốc gia khác Việc phân phối và bán hàng là hai yếu tốcần được thích nghi với mỗi nước Mặc dù tên nhãn và việc quảng cáo có thểgiống nhau ở các nước nhưng sự phân phối và tổ chức bán hàng không thể tiêuchuẩn hóa được vì việc tiết kiệm do quy mô thì chẳng bao nhiêu mà để cho thíchhợp thì có nhiều vấn đề

- Khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa bởi vì những khác biệt giữa các quốc gia vàbởi vì tiềm năng có do tiết kiệm quy mô là rất ít Ngay việc dùng một cái tênchung cũng có nhiều bất tiện vì sự liên kết về ngôn ngữ mỗi nơi mỗi khác Mộtnhãn hiệu mang tính địa phương có thể kích thích sự tự hào, có thể kết nối vớinhững truyền thông hay đặc điểm của địa phương Còn một tên nhãn mang tínhtoàn cầu có thể có ý nghĩa xấu ở một số địa phương hoặc có thể liên kết vào chínhtrị của một nước và do đó cũng thăng trầm theo những biến cố quốc tế

1.3.3 Chiến lược toàn cầu

Là chiến lược tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lượcmarketing ở tất cả các thị trường quốc gia.

Ưu điểm

Chiến lược này phù hợp nhất khi sức ép về giảm chi phí cao và sức ép về địa phươnghóa thấp Hơn nữa, chiến lược này chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất hàng côngnghiệp bởi vì sản phẩm trong những ngành này phục vụ nhu cầu toàn cầu

Nhược điểm

Nhược điểm của chiến lược này là các sản phẩm ra đời sẽ thiếu sức đáp ứng nhu cầuđịa phương hay nói cách khác, chiến lược này chỉ phát huy tác dụng khi sức ép về địaphương hóa thấp Như vây, với các sản phẩm hàng tiêu dùng, chiến lược này không phùhợp bởi vì các sản phẩm đó đòi hỏi sự địa phương hóa rất cao.

Điều kiện áp dụng

- Để thực hiện chiến lược toàn cầu trước hết cần phải căn cứ vào những yếu tố nộibộ của doanh nghiệp như: đủ tiềm lực về tài chính, nguồn nhân lực có chuyên môncao, trình độ quản lý chuyên nghiệp, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế như amhiểu về văn hóa, pháp luật và chính trị của quốc gia sẽ kinh doanh.

- Dựa vào đặc tính của sản phẩm Với chiến lược toàn cầu, các sản phẩm của côngty tại mỗi thị trường là như nhau, nghĩa là với cùng một loại sản phẩm sẽ đượccông ty đưa đến toàn bộ các thị trường trong và ngoài nước mà sự thay đổi về hìnhdáng, mẫu mã, chất lượng, … là không đáng kể thậm chí là không có Nói đúnghơn là nhu cầu về một loại sản phẩm của các khách hàng ở mỗi thị trường khôngcó sự khác biệt nhiều Tóm lại, chiến lược toàn cầu sẽ khả thi khi áp lực về đòi hỏiđáp ứng địa phương thấp.

- Sức ép giảm chi phí cao Khi hoạt động sản xuất kinh doanh tốn khá nhiều chi phíthì hoạt động theo chiến lược toàn cầu sẽ giúp tiết kiệm chi phí rất nhiều Sảnphẩm được kinh doanh ở các thị trường là như nhau, do đó, doanh nghiệp san sẻ

Trang 13

khối lượng sản phẩm giữa các thị trường dễ dàng Sản phẩm được sản xuất ở thịtrường này vẫn được bán ở thị trường khác một cách thuận lợi Các doanh nghiệpkhông cần phải đặt nhà máy sản xuất ở tất cả các thị trường.

1.3.4 Chiến lược xuyên quốc gia

Chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí trên phạmvi toàn cầu, đồng thời đảm bảo mức độ thích ứng cao sản phẩm với từng thị trường.

Trang 14

Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton, chủ một phòng thínghiệm và hiệu thuốc tư nhân Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốcbình dân giúp chống đau đầu và mệt mỏi Ông đã mày mò và thử nghiệm, pha chế thànhcông một loại siro có màu đen như cà phê Loại siro này trộn với nước lạnh sẽ có thểđược một thứ nước giảm nhức đầu và tăng sảng khoái.

Pemberton giữ bí mật công thức sáng chế và chỉ biết rằng thành phần quan trọng nhấtcủa thứ nước uống này có chứa một tỉ lệ nhất định tinh dầu được chiết suất từ lá và quảcủa cây Kola Đây là loài cây chỉ có ở vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ và có thành phầnđáng kể koffein và cả kokain Chính nhờ vậy mà nước uống có tinh dầu Kola đã có tácdụng làm sảng khoái, chống mệt mỏi Cái tên Coca-Cola được Frank M.Robinson, kếtoán trưởng của Pemberton đặt tên bắt đầu từ nguồn gốc đó nhưng đã thay chữ “K” bằngchữ “C” có vẻ dễ nhìn và quen thuộc hơn.

Trang 15

Khi sáng chế ra nước uống Coca-Cola, dược sĩ Pemberton rất tâm đắc và ông đi tiếpthị ở khắp nơi, đặc biệt trong các quán “Soda-Bar” đang rất thịnh hành ở thành phốAtlanta Đó là vào thời điểm năm 1886 Nhưng thứ giải khát màu nâu quá mới lạ vàkhông mấy ai chịu uống thử, vì mọi người vẫn coi đó nếu uống được thì cũng là một loạithuốc chứ không phải là nước giải khát Điều này khiến Pemberton phải thất vọng.

Công thức Coca-Cola chỉ thực sự trở thành nước giải khát nhờ một nhân viên trongquán bar “Jacobs Phamarcy” khi nhân viên này đã nhầm lẫn pha siro Coca-Cola với nướcsoda thay vì nước lọc bình thường theo công thức của Pemberton Tuy vậy, cả một nămđầu tiên Pemberton chỉ mới bán được có 95 lít sirô Coca – Cola.

Gần như tất cả những gì mang tính bí quyết thành công mà tập đoàn Coca-Cola đã vàđang thực hiện đều bắt nguồn từ ý tưởng của nhà doanh nghiệp tài năng Asa Candler Nơimà cách đây trên 100 năm Asa Griggs Candler làm xưởng sản xuất ngày nay là quảngtrường Coca-Cola nôỉ tiếng của thành phố Atlanta.

Những quan hệ mua bán kinh doanh đã dẫn dắt Candler quen biết ông dược sĩPemberton Candler cũng được thưởng thức thứ nước giải khát đặc biệt màu nâu mà ôngkhông thể nào quên được và cho rằng không thể có gì so sánh Đúng thời gian này,Pemberton đang kinh doanh rất khó khăn, nợ tiền hàng rất nhiều Thế là cơ hội ngàn nămcó một đã đến với nhà kinh doanh nhạy cảm với thời cơ như Asa Candler Ông liều lĩnhvà quyết đoán mua đứt công thức cùng với bản quyền pha chế Coca-Cola.

Số tiền 2.300 USD mà Candler phải trả chẳng là gì đối với ngày nay nhưng cũng làmột khoản tiền đáng kể vào thời điểm năm 1891 Ngay trong năm 1892, Candler đem hếtvốn liếng dành dụm sau gần 20 năm kinh doanh để lập công ty nước giải khát Coca –Cola.

Nhãn hiệu nước ngọt Cola được đăng ký năm 1893 tại Mỹ Khi mua lại Cola, Asa Griggs Candler – nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyểnsuy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola Ông cho những người tiêudùng của mình hiểu thứ “thuốc uống” Coke là một đồ uống ngon.

Coca-Trong vòng chỉ 10 năm, từ năm 1899 đến năm 1909, đã có 379 nhà máy Coca-Colara đời Tất cả các nhà máy đều được hưởng thương hiệu của Coca-Cola, theo công thứccủa Coca-Cola Candler là người đầu tiên phát minh ra khái niệm “hệ thống Coca-Cola”như thế Cũng chính nhờ tiếp tục áp dụng “hệ thống Coca-Cola” này mà nước giải khátCoca-Cola đã được các thế hệ điều hành sau Asa Candler đem đi chinh phục khắp thếgiới.

Trang 16

Năm 1899: Chai Coca-Cola đầu tiên được ký kết hợp đồng ra đời tại Chattanooga,Tennessee Chủ tịch hãng Coca-Cola Asa Candler đã bán quyền chai nước chỉ với 1$.

Chai sử dụng ở thời điểm này là chai dáng thẳng của Hutchinson với nắp kim loại.

Ngay từ đầu, Asa Candler đã rất kiên quyết trong việc bảo vệ chất lượng và bí mậtcông nghệ Vì vậy, thành phần quan trọng nhất để có nước giải khát Coca-Cola thànhphẩm là sirô đậm đặc Coca-Cola vẫn do Asa Candler trực tiếp cung cấp đến từng nhàmáy Tập đoàn Coca-Cola ngày nay đã phát triển gấp hàng nghìn lần so với trước nhưngvề cơ bản vẫn tuân thủ nguyên tắc kinh doanh đó của ông chủ đầu tiên Asa GriggsCandler.

Năm 1960: Lon Coca-Cola nhôm 12-ounce (xấp xỉ 355 ml) được giới thiệu ở Mỹ Nhữnglon đầu tiên được dán kèm hình ảnh của chai Coca-Cola để giúp khách hàng nhận diện

thứ nước uống họ hằng yêu thích.

Trang 17

Hiên nay, tâp đoàn Coca-Cola hoat đông tai 200 quốc gia trên thế giới Đăc biệt, sảnphẩm Coca-Cola luôn được bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêuthích Coca-cola Theo thống kê, cứ mỗi giây đồng hồ có tới 11.200 người trên khắp thếgiới đang uống thứ nước giải khát màu nâu này.

Năm 2008: Coca-Cola được trao giải Design Grand Prix lần đầu tiên tại lễ CannesLions danh giá nhờ hình ảnh thương hiệu mới mẻ và bao bì chai nhôm.

Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường vớinhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nướctăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.

2.1.2 Các sản phẩm kinh doanh

Coca-Cola chỉ hoạt động trong lĩnh vực đồ uống bao gồm nước uống, nước uốngkhông cồn và nước uống có gas Công ty đã tạo ra rất nhiều loại nước uống với mùi vị,mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, như: Coke ít gas, Sprite,Fanta, Coke hương Vani, Coke, nước trái cây, nước khoáng, nước tăng lực,

Ngày đăng: 21/05/2024, 16:19

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w