1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu apec

50 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC
Tác giả Lương Thị Hoa Đan
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Vinh
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,32 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG (10)
    • 1.1. Định nghĩa về hàng hóa (10)
    • 1.2. Hàng hóa nhập khẩu (11)
      • 1.2.1. Khái niệm về hàng hóa nhập khẩu (11)
      • 1.2.2. Phân loại hàng hóa nhập khẩu (11)
      • 1.2.3. Vai trò của hàng hóa nhập khẩu (12)
      • 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu (12)
      • 1.2.5. Các yếu tố của hoạt động nhập khẩu (14)
      • 1.2.6. Phương thức vận tải hàng hóa trong nhập khẩu (21)
      • 1.2.7. Quy trình nhập khẩu hàng hóa (22)
  • Chương 2. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU APEC (27)
    • 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC . 19 1. Giới thiệu chung (27)
      • 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý (27)
      • 2.1.3. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty (29)
      • 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty (29)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC (31)
      • 2.2.1. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC (31)
      • 2.2.2. Phân tích ưu điểm và nhược điểm trong quy trình nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC (39)
    • 2.3. Ảnh hưởng của hoạt động nhập khẩu tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC (41)
  • Chương 3. KIẾN NGHỊ (43)
    • 3.1.1. Về Nhà nước và các tổ chức và hiệp hội (43)
    • 3.1.2. Về Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC (44)
  • kẾT LUẬN (48)
  • TÀI LIệU THAM KHẢO (49)
  • PHỤ LỤC (36)

Nội dung

Các bộ nguyên tắc này được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch kinh doanh quốc tế, bộ nguyên tắc quy định về nguyên tắc xuất xứ, cam kết thương mại giữa các quốc gia, quy tắc ứng xử khi

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG

Định nghĩa về hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động và có giá trị giúp thoả mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi và buôn bán trên thị trường hay có sẵn trên thị trường (Theo Wikipedia)

Hàng hóa chính là đối tượng chính trong nền kinh tế nói chung và trong Logistics nói riêng vì việc trao đổi hàng hóa giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với doanh nghiệp hay giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và đưa hàng hóa tới tay của khách hàng cuối cùng trong thị trường chính là lý do mà Logistics được ra đời Hàng hóa được phân chia thành sản phẩm kinh tế hữu hình như nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, máy móc công nghệ, dụng cụ, thiết bị, linh kiện, nhiên liệu,… và sản phẩm vô hình (thường được gọi là dịch vụ) như phần mềm, thông tin, hình ảnh, sức lao động,…

Ngoài ra, hàng hóa cũng là một khái niệm cơ bản trong kinh tế chính trị Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu của con người và có thể được trao đổi, mua bán Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được Định nghĩa này bao gồm cả hàng hóa theo nghĩa hẹp và các loại tài sản khác có thể được trao đổi, mua bán, chẳng hạn như tiền, quyền sở hữu, v.v Để một sản phẩm được coi là hàng hóa cần phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Là sản phẩm của lao động: Sản phẩm được tạo ra bởi lao động của con người, chứ không phải là sản phẩm của thiên nhiên

- Có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người: Sản phẩm phải có công dụng đáp ứng nhu cầu của con người, cả về vật chất lẫn tinh thần

- Có thể được trao đổi, mua bán: Sản phẩm phải có thể được trao đổi, mua bán trên thị trường

- Hàng hóa là một đối tượng vật chất có giá trị kinh tế và có thể được sở hữu, trao đổi và tiêu thụ Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, hãy xem một số ví dụ cụ thể về hàng hóa:

- Ô tô: Một chiếc ô tô là một ví dụ về hàng hóa Nó được sản xuất trong quá trình kỹ thuật phức tạp, sử dụng nhiều nguyên liệu như thép, nhôm, nhựa và các thành phần điện tử Ô tô có giá trị kinh tế và có thể được sở hữu, trao đổi và tiêu thụ trên thị trường

- Điện thoại di động: Điện thoại di động là một sản phẩm hàng hóa phổ biến Nó được sản xuất bằng cách sử dụng các thành phần điện tử, màn hình, pin và vỏ nhựa Điện thoại di động có giá trị kinh tế và người dùng có thể mua, bán hoặc tiêu dùng nó

Thư viện ĐH Thăng Long

- Quần áo: Quần áo cũng là một ví dụ về hàng hóa Chúng được sản xuất từ các nguyên liệu như vải, chỉ và các thành phần khác để tạo ra sản phẩm như áo sơ mi, quần jeans, váy và áo khoác Quần áo có giá trị kinh tế và có thể được mua, bán và tiêu dùng

- Thực phẩm: Thực phẩm bao gồm các sản phẩm như rau, quả, thịt, cá, đồ uống và các sản phẩm chế biến khác Chúng được sản xuất trong quá trình nông nghiệp, chế biến và đóng gói để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng Thực phẩm cũng được coi là một loại hàng hóa có giá trị kinh tế

- Đồ gia dụng: Đồ gia dụng bao gồm các sản phẩm như tivi, tủ lạnh, máy giặt và máy lạnh Chúng được sản xuất để phục vụ các nhu cầu hàng ngày của gia đình và có giá trị kinh tế Người dùng có thể mua và sử dụng đồ gia dụng này như một loại hàng hóa.

Hàng hóa nhập khẩu

1.2.1 Khái niệm về hàng hóa nhập khẩu

Theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Thương mại 2005, hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

Như vậy, hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài, được đưa vào lãnh thổ Việt Nam để phục vụ cho mục đích thương mại hoặc phi thương mại

1.2.2 Phân loại hàng hóa nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm:

- Theo mục đích sử dụng: Hàng hóa nhập khẩu có thể được phân loại thành hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa nguyên liệu, hàng hóa bán thành phẩm, và hàng hóa máy móc, thiết bị

- Theo nguồn gốc: Hàng hóa nhập khẩu có thể được phân loại thành hàng hóa nhập khẩu từ các nước thành viên của Hiệp hội Thương mại Thế giới (WTO), hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác, và hàng hóa nhập khẩu từ các vùng lãnh thổ đặc biệt

- Theo điều kiện nhập khẩu: Hàng hóa nhập khẩu có thể được phân loại thành hàng hóa nhập khẩu chính ngạch, hàng hóa nhập khẩu tiểu ngạch, và hàng hóa nhập khẩu quá cảnh

- Dưới đây là một số loại hàng hóa nhập khẩu phổ biến tại Việt Nam:

- Hàng hóa tiêu dùng: Đây là loại hàng hóa được sử dụng trực tiếp cho sinh hoạt của con người, bao gồm thực phẩm, đồ dùng gia đình, đồ điện tử, quần áo, giày dép,…

- Hàng hóa nguyên liệu: Đây là loại hàng hóa được sử dụng để sản xuất các sản phẩm khác, bao gồm nguyên liệu thô, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị,…

- Hàng hóa bán thành phẩm: Đây là loại hàng hóa đã qua một hoặc một số công đoạn sản xuất, nhưng chưa hoàn chỉnh, cần được gia công thêm để trở thành sản phẩm cuối cùng

- Hàng hóa máy móc, thiết bị: Đây là loại hàng hóa được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, bao gồm máy móc công nghiệp, thiết bị văn phòng, thiết bị điện tử,…

Ngoài ra, còn có một số loại hàng hóa nhập khẩu đặc biệt khác như hàng hóa xuất khẩu tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập tái xuất, hàng hóa miễn thuế,…

1.2.3 Vai trò của hàng hóa nhập khẩu:

Hàng hóa nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, bao gồm cả Việt Nam Vai trò của hàng hóa nhập khẩu có thể được tóm tắt như sau:

- Đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho thị trường trong nước: Hàng hóa nhập khẩu giúp Việt Nam đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước, đặc biệt là đối với các mặt hàng mà Việt Nam không tự sản xuất được hoặc sản xuất không đủ

- Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội: Hàng hóa nhập khẩu giúp Việt Nam tiếp cận với công nghệ mới, nâng cao năng lực sản xuất, và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

- Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế: Hàng hóa nhập khẩu giúp Việt Nam mở rộng thị trường và hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu:

Hoạt động nhập khẩu có tính chất phức tạp và mang quy mô quốc tế vì vậy hoạt động này sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ các nhân tố khác nhau trong nền kinh tế của thế giới và các nước liên quan Các nhân tố ảnh hưởng tới nhập khẩu được chia thành hai nhóm chính là nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tốt khách quan Nhóm nhân tố chủ quan là các yếu tố đến từ quốc gia nhập khẩu như năng lực tài chính, khả năng sản xuất,… ảnh hưởng tới các quyết định nhập khẩu của quốc gia đó Ngược lại, nhóm nhân tố khách quan là những tác động từ thế giới và các quốc gia nước ngoài Cụ thể, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của một quốc gia là:

 Nhóm nhân tố chủ quan:

THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU APEC

Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC 19 1 Giới thiệu chung

Ngày 5/12/2012, Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do bà Ma Ngọc Anh làm đại diện pháp luật

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU APEC

Tên giao dịch/Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài:

APEC IMPORT EXPORT TRADE JOINT STOCK COMPANY

Mã số thuế: 0106055136 Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT) Nơi đăng ký quản lý: Chi cục thuế Quận Hoàng Mai Địa chỉ công ty: Số nhà 44, ngõ 120, đường Kim Giang, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội Đại diện pháp luật: MA NGỌC ANH Giám đốc: TRẦN THỊ LOAN

Ngày bắt đầu hoạt động: 04/12/2012 Điện thoại: 0466829258

Năm tài chính: 2000 Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (năm tỷ đồng) Danh sách ngành nghề kinh doanh: Xem phụ lục Danh sách cổ đông sáng lập: Xem phụ lục

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý

- Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý tại công ty Cổ phần Thương mại

Chức năng quản lý của các phòng ban trong công ty:

 Giám đốc và Phó Giám đốc (Ban Giám đốc): là trung tâm quản lý và điều hành các hoạt động của công ty, có nhiệm vụ thiết lập kế hoạch chiến lược để phát triển công ty, quản lý tài chính, quản lý nhân viên, quản lý chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho công ty, quản lý rủi ro, đưa ra quyết định mang tính chiến lược cho các hoạt động và xây dựng mối quan hệ với khách hàng và đối tác

 Phòng Sales & Marketing: là phòng ban chịu trách nhiệm cho công việc nghiên cứu thị trường, đề xuất các chiến lược tiếp thị, quản lý kênh phân phối bán hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm cho các đơn hàng xuất nhập khẩu về công ty và giữ mối quan hệ với khách hàng

 Phòng Xuất Nhập khẩu: là phòng ban chịu trách nhiệm cho nhiệm vụ quản lý và giám sát các hoạt động liên quan dến xuất – nhập khẩu hàng hóa như thực hiện các thủ tục, hồ sơ liên quan đến hải quan và xuất – nhập khẩu, theo dõi tiến trình của lô hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lô hàng được xuất/nhập khẩu

 Phòng Kế toán: là phòng ban chịu trách nhiệm cho quản lý tài chính của công ty cụ thể như theo dõi và quản lý các hoạt động thu – chi trong quá trình hoạt động của công ty, thực hiện các thủ tục và báo cáo thuế, lập báo cáo tài chính và quản lý ngân sách

 Phòng Nhân sự: là phòng ban chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự của công ty cũng như lên kế hoạch tuyển dụng cho công ty

Thư viện ĐH Thăng Long

2.1.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty:

- Kinh doanh, bán lẻ và cung cấp thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Bán buôn thực phẩm, đồ dùng khác cho gia đình, máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2020 đến 2021

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: Phòng Kế toán) Bảng 2.2: Tốc độ phát triển doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 2020 và 2021

Tốc độ phát triển doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 2020 và 2021 được tính bằng công thức sau:

Tốc độ phát triển (%) = (Giá trị hiện tại – Giá trị cơ sở)/Giá trị cơ sở * 100%

Từ đó ta có bảng sau với giá trị cơ sở là giá trị của năm 2020, giá trị hiện tại là giá trị của năm 2021, cụ thể như sau:

Từ bảng 1 và bảng 2 ta có thể rút ra nhận xét về doanh thu và lợi nhuận của Công ty

Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC từ năm 2020 đến năm 2021 như sau:

- Doanh thu năm 2021 tăng 23.3% so với doanh thu năm 2020 tương ứng với 3.508 triệu đồng

- Lợi nhuận năm 2021 tăng 39.8% so với doanh thu năm 2020 tương ứng với 4.111 triệu đồng

Từ số liệu đã tính như trên, ta thấy tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu APEC phát triển ổn định qua các năm Cụ thể, vào năm 2021, doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng mạnh hơn năm 2020 do công ty mở rộng quan hệ kinh doanh, liên kết được với nhiều khách hàng trong và ngoài nước

Bảng 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty năm 2020 và năm 2021

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 68.74% 77.91%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết tỷ lệ bao nhiêu lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu Từ bảng 3 có thể thấy các giá trị tỷ suất của hai năm đều đạt giá trị dương và lợi nhuận đạt đến hơn 50% mỗi năm thậm chí lên tới 77.91%, điều này chứng mình được hiệu quả kinh doanh của công ty đạt ở mức cao

Thư viện ĐH Thăng Long

Tình hình nhập khẩu của công ty năm 2020 và năm 2021:

Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 2020 - 2021

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (triệu đồng)

Dụng cụ y tế 1521,3 67,83 1812,5 69,21 291,2 19,14 Vật phẩm vệ sinh 721,5 32,17 806,3 30,79 84,8 11,75

Từ bảng trên ta thấy:

Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC

Vào năm 2021, nhóm sản phẩm Dụng cụ y tế chiếm 69,21% với 1812,5 triệu đồng và nhóm sản phẩm Vật phẩm vệ sinh chiếm 30,79% với 806,3 triệu đồng Từ bảng trên ta có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu của nhóm sản phẩm Dụng cụ y tế lớn hơn nhóm sản phẩm Vật phẩm vệ sinh trong cả hai năm 2020 và 2021 Tuy nhiên, cả hai nhóm mặt hàng đều có sự tăng trưởng qua hai năm

2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC

2.2.1 Hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC

Tại APEC, hàng hóa được nhập khẩu và vận chuyển theo đường biển với hình thức hàng hóa tổng quát (General Cargo) Cụ thể, hàng hóa nhập khẩu của công ty APEC là hàng đóng container (FCL – Full Container Load), hàng hóa được nhà xuất khẩu đóng hàng và APEC có trách nhiệm dỡ hàng tại cảng khi nhận được Cụ thể, hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại APEC được thực hiện như sau đây

Ta có sơ đồ nhập khẩu hàng hóa của Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nhập khẩu

Bộ phận thực hiện: Phòng xuất nhập khẩu Cách thức thực hiện:

 Sau mỗi kỳ kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu thực hiện những cuộc họp nội bộ với các phòng ban trong công ty cùng ban Quản lý công ty để nắm bắt được những mặt hàng hiện đang cần nhập khẩu để tiếp tục kinh doanh, những mặt hàng cần được nhập khẩu để lưu kho tích trữ và những mặt hàng có mẫu mã hay tính năng mới để bắt kịp thị trường

Trước khi thực hiện nhập khẩu, phòng xuất nhập khẩu được chỉ đạo bởi ban Quản lý tiến hành nghiên cứu thị trường gồm các công việc như thu thập dữ liệu về thị trường của hai sản phẩm chủ đạo của công ty là dụng cụ y tế và vật phẩm vệ sinh, sau đó là phân tích xu hướng của dữ liệu về thị trường mục tiêu để trả lời câu hỏi như “Nhu cầu của thị trường về sản phẩm của công ty đang như thế nào?”, “Số lượng hàng hóa trên thị trường hiện tại ra sao?”, “Hiện nay thị trường đang có những sản phẩm cải tiến nào?”

 Phòng Xuất nhập khẩu cần tập trung vào những nội dung sau để đạt được hiệu quả nghiên cứu: tình hình cung – cầu của hàng hóa trên thị trường từ đó kết luận được cơ

Thư viện ĐH Thăng Long hội và thách thức của công ty trên thị trường và giá cả hàng hóa Ngoài ra nhóm nghiên cứu thị trường còn cần nghiên cứu thêm các yếu tố như quan hệ chính trị, văn hóa, pháp luật, chính sách kinh tế, thuế nhập khẩu,…

 Trong văn bản Kế hoạch Nhập khẩu của công ty trình cho ban Quản lý cần có đầy đủ những nội dung chính sau:

 Mục đích, yêu cầu: Nêu rõ mục đích của kế hoạch nhập khẩu lần này và những yêu cầu cho lô hàng nhập khẩu

 Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể

 Nhiệm vụ chủ yếu cho lô hàng nhập khẩu

 Nêu rõ lý do tại sao nhập khẩu sản phẩm

 Bảng liệt kê sản phẩm cần nhập khẩu gồm: tên sản phẩm, số lượng, giá tiền, mô tả sản phẩm

Bảng 2.5: Kế hoạch nhập khẩu theo nhóm sản phẩm của công ty năm 2020 – 2021

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

( Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu)

Tìm nhà cung cấp/đối tác

Sau khi đã thực hiện nghiên cứu thị trường, phòng xuất nhập khẩu tìm kiếm những nhà cung cấp/đối tác quốc tế tiềm năng để hợp tác trong thời gian dài Phòng xuất nhập khẩu sẽ thực hiện khảo sát các nhà cung cấp bằng cách tìm hiểu về quá trình hình thành, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là báo giá sản phẩm của các nhà cung cấp Khi hoàn thành bước tìm hiểu và xét thấy mức giá và chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chí đánh giá nhà cung cấp của công ty, phòng xuất nhập khẩu xúc tiến việc mua hàng

Bảng 2.6: Danh sách một số hạng mục sản phẩm nhập khẩu của công ty quý I năm 2020

STT Sản phẩm Nhóm sản phẩm

1 Máy đo huyết áp bắp tay Dụng cụ khám – Dụng cụ y tế 100

2 Máy nội soi tiêu hóa công nghệ video loại CCD màu Dụng cụ khám – Dụng cụ y tế 50

3 Nhiệt kế điện tử Microlife

MT550 Dụng cụ khám – Dụng cụ y tế 200

4 Búa phản xạ Buck Spirit CK -

502 Dụng cụ khám – Dụng cụ y tế 100

5 Dầu gội chống rụng tóc

Davines Vật phẩm vệ sinh 500

6 Dầu gội phục hồi hư tổn

Colatin Vật phẩm vệ sinh 500

7 Sữa tắm Cottage Vật phẩm vệ sinh 500

8 Sữa tắm Tesori D’Oriente Italy Vật phẩm vệ sinh 500

Xác định các loại thuế phí phải nộp

Khi thực hiện nhập khẩu hàng hóa, công ty APEC phải đóng các loại thuế sau:

- Thuế nhập khẩu: Công ty nộp thuế nhập khẩu ngay trước khi thông quan hàng hóa;

- Thuế giá trị gia tăng (VAT): Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo quý, hạn nộp là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế

- Các lệ phí khác phải nộp: Lệ phí lưu kho, lệ phí hải quan, lệ phí cấp giấy phép, lệ phí giám định (nếu có) Và các lệ phí này được nộp khi thực hiện thủ tục Hải quan để lấy hàng hóa

Bước 2: Trao đổi ký kết hợp đồng:

- Bộ phận thực hiện: Phòng Sales & Marketing, phòng xuất nhập khẩu - Lưu ý:

Thư viện ĐH Thăng Long

 Trước khi nhập khẩu dụng cụ y tế, công ty phải đăng ký đủ điều kiện mua bán trang thiết bị y tế cũng như công ty phải phân loại dụng cụ y tế mà công ty nhập khẩu là loại A,B hay loại C,D

 Chuẩn bị Giấy phép nhập khẩu

 Hình thức nhập khẩu: Nhập khẩu trực tiếp

 Cách thức: Sau khi kế hoạch nhập khẩu được duyệt, công ty trực tiếp liên hệ với nhà xuất khẩu qua người chịu trách nhiệm khu vực của nhà xuất khẩu bằng cách gửi thư tín thương mại – thư đặt hàng Nội dung thư tín đặt hàng:

 1 bản liệt kê hàng hóa nhập khẩu: mặt hàng, mô tả mặt hàng, số lượng;

 1 văn bản xác nhận nhập khẩu từ phía bên nhập khẩu

 Ngoài ra, việc trao đổi giao dịch còn được thực hiện bằng thư điện tử và fax nhằm trao đổi những thông tin thường xuyên Sau khi thực hiện việc thông báo nguyện vọng nhập khẩu, bên xuất khẩu sẽ xác nhận đồng ý xuất khẩu lô hàng với đầy đủ số lượng được yêu cầu của công ty Công ty sẽ thực hiện soạn hợp đồng và hai bên ký kết với những điều khoản về hàng hóa, thanh toán, thời gian nhập khẩu, địa điểm nhập khẩu

 Hình thức và nội dung hợp đồng nhập khẩu của công ty: Ảnh 1 (Mục lục)

 Danh sách một số nhà xuất khẩu công ty APEC hợp tác:

Bảng 2.7: Danh sách một số đối tác nhập khẩu của công ty

STT Đối tác Nhóm sản phẩm Quốc gia

1 Insight Lifetech Co.,Ltd Dụng cụ y tế Trung Quốc

2 Trodge Medical GMBH Dụng cụ y tế Đức

3 HealthPre Limited Dụng cụ y tế Trung Quốc

Bước 3: Tiến hành nhập khẩu:

Bộ phận thực hiện: Phòng xuất nhập khẩu Cách thức thực hiện:

+ Nhà xuất khẩu nhận yêu cầu đặt hàng từ APEC và thực hiện tìm và thuê container rỗng về nơi chất hàng Sau đó đóng hàng vào container và đánh mã ký hiệu hàng cùng kí hiệu chuyên chở Làm thủ tục hải quan để xuất khẩu và giao hàng cho nhà vận chuyển tại bãi/cảng

 Nhận chứng từ nhập khẩu: Nhà xuất khẩu gửi trực tiếp hóa đơn thương mại, vận đơn lô hàng, bảng kê hàng hóa chi tiết và phiếu đóng gói hàng hóa qua hình thức bưu điện đến công ty APEC Phòng xuất nhập khẩu dựa vào các chứng từ đó để lập bộ chứng từ tờ khai Hải quan, Bộ chứng từ tờ khai Hải quan tại công ty APEC gồm:

 Tờ khai Hải quan: 02 bản

 Phụ lục tờ khai Hải quan: 02 bản

 Phiếu đóng gói hàng hóa: 01 bản

 Hóa đơn thương mại: 01 bản

 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản

 Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01 bản

 Giấy phép nhập khẩu: 01 bản

 Giấy phép mua bán trang thiết bị y tế: 01 bản (đối với lô hàng nhập khẩu dụng cụ y tế)

 Phân loại trang thiết bị y tế: 01 bản (đối với lô hàng nhập khẩu dụng cụ y tế)

 Tờ khai trị giá tính thuế: 02 bản

 Vận đơn đường biển (B/L): 01 bản

 Công văn nợ chứng từ gốc

 Quy trình đăng ký tờ khai Hải quan:

Bước 1: Nhân viên giao nhận làm thủ tục hải quan tại cảng

Bước 2: Xuất trình bộ chứng từ Hải quan cho cán bộ Hải quan Cán bộ Hải quan sẽ tra cứu mã số thuế của công ty để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai Hải quan, kiểm

Ảnh hưởng của hoạt động nhập khẩu tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC

Công ty APEC có hai chức năng chính là:

- Kinh doanh, bán lẻ và cung cấp thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh;

- Bán buôn thực phẩm, đồ dùng khác cho gia đình, máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

Nhờ xác định được chức năng nên công ty APEC xác định rõ ràng được mức độ quan trọng của hoạt động nhập khẩu đối với sự vận hành của doanh nghiệp Tình hình nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp năm 2020 và năm 2021 như sau:

Bảng 2.8: Kim ngạch nhập khẩu của công ty giai đoạn 2020 - 2021

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Dụng cụ y tế 1521,3 67,83 1812,5 69,21 291,2 19,14 Vật phẩm vệ sinh 721,5 32,17 806,3 30,79 84,8 11,75

Từ bảng trên ta thấy:

Tổng kim ngạch nhập khẩu giai đoạn 2020 – 2021 của Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC đạt 4861,6 triệu đồng Trong đó, vào năm 2020, nhóm sản phẩm Dụng cụ y tế chiếm 67,83% tổng kim ngạch nhập khẩu với 1521,3 triệu đồng và nhóm sản phẩm Vật phẩm vệ sinh chiếm 32,17% tổng kim ngạch nhập khẩu với 721,5 triệu đồng Vào năm 2021, nhóm sản phẩm Dụng cụ y tế chiếm 69,21% với 1812,5 triệu đồng và nhóm sản phẩm Vật phẩm vệ sinh chiếm 30,79% với 806,3 triệu đồng Từ bảng trên ta có thể thấy, kim ngạch nhập khẩu của nhóm sản phẩm Dụng cụ y tế lớn hơn nhóm sản phẩm Vật phẩm vệ sinh trong cả hai năm 2020 và 2021 Tuy nhiên, cả hai nhóm mặt hàng đều có sự tăng trưởng qua hai năm

Qua số liệu được đưa ra ta có thể thấy, nhập khẩu hàng hóa là một nguồn quan trọng mang lại doanh thu của doanh nghiệp Theo thống kê, 60 – 70% doanh thu của công ty APEC bắt nguồn từ hàng hóa được nhập khẩu Và tỷ lệ nguồn tiền được công ty sử dụng để đầu tư cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa là 50% Từ đó, ta có thể thấy một số tác động của hoạt động nhập khẩu lên hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau:

- Nhập khẩu mang lại nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh: Đây là một trong những tác động lớn và rõ ràng nhất của hoạt động nhập khẩu với sự vận hành của doanh nghiệp

Công ty APEC đã xác định hàng hóa được kinh doanh sẽ là hàng hóa từ nước ngoài để mang đến cho thị trường nguồn hàng đa dạng, chất lượng tốt với nhiều mức giá khác nhau

Từ đó có thể thấy, nhập khẩu giúp đem lại hàng hóa để công ty thực hiện hoạt động kinh doanh

- Nhập khẩu giúp doanh nghiệp có sự lựa chọn về chủng loại và giá của sản phẩm:

Nếu chỉ lựa chọn hàng hóa ở thị trường trong nước thì công ty sẽ bị hạn chế về chủng loại và giá của sản phẩm hoặc nhập hàng hóa từ một đại lý trung gian thì chi phí mua hàng sẽ bị tăng cao do bị cộng thêm các chi phí cho đại lý đó Chính vì vậy, với sự rộng lớn của thị trường quốc tế cùng công nghệ sản xuất tân tiến của các nhà cung cấp trên thế giới thì tỷ lệ tìm kiếm được một nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp sẽ cao hơn và lựa chọn được hàng hóa với mức giá rẻ hơn vì nhập hàng trực tiếp từ nhà cung cấp

- Nhập khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng được mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp ở thị trường nước ngoài

Thư viện ĐH Thăng Long

KIẾN NGHỊ

Về Nhà nước và các tổ chức và hiệp hội

- Bối cảnh của hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2023:

Nhập khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, cải thiện trình độ công nghệ của nên kinh tế, ổn định đời sống nhân dân Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa đạt bình quân 11,9%/năm trong thời kỳ 2011 – 2020 Cơ cấu hàng hóa chuyển hướng tích cực theo hướng tập trung chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết đáp ứng nhu cầu sản xuất và đầu tư trong nước

Tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị và linh kiện có xu hướng tăng Hoạt động nhập khẩu hàng hóa được kiểm soát Nhập siêu giảm mạnh và đạt thặng dư giai đoạn 2016 – 2022

Nhờ vào bối cảnh tích cực này, Nhà nước định hướng hoạt động nhập khẩu bền vững giai đoạn tới, đó là lý do mà Nhà nước cùng các tổ chức và hiệp hội sẽ đưa ra những chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (10)

- Đổi mới chính sách xuất nhập khẩu và cơ chế quản lý:

 Nhà nước cần tiếp tục đổi mới chính sách xuất nhập khẩu và cơ chế quản lý để phù hợp với tiến trình hội nhập của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài;

 Tinh gọn và đơn giản hóa các thủ tục Hải quan;

 Tận dụng và nâng cấp những tiến bộ trong công nghệ thông tin, áp dụng việc hoàn tất thủ tục, kiểm tra hồ sơ thông qua mạng Internet để tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp;

 Chủ trọng và nâng cao tính ổn định và tính chất dự đoán được của các cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu để các doanh nghiệp có thể kịp thời ứng phó và hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn;

Hỗ trợ thông tin về xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp:

 Thành lập các tổ chức có trách nhiệm cung cấp thông tin về xuất nhập khẩu, thị trường các doanh nghiệp nước ngoài, quy định mới về xuất nhập khẩu tại nước ngoài,…;

 Nâng cao năng lực của những tổ chức nghiên cứu và công tác ở thị trường nước ngoài;

 Nhà nước hỗ trợ kinh phí và nhân lực cho hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước;

 Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động thương mại, xây dựng trang web nhằm kết nối các doanh nghiệp trong nước với nhau và kết nội các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp ngoài nước

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc huy động vốn:

 Cơ chế quản lý huy động vốn hợp lý hơn và tạo điều kiện giảm chi phí giao dịch ngân hàng, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp;

 Khuyến khích doanh nghiệp vay vốn bằng việc giảm lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng hay thực hiện bảo lãnh cho công ty

Nâng cấp cơ sở hạ tầng:

 Đầu tư vào hệ thống giao thông vận tải, kho hàng và cảng biển;

 Đảm bảo các phương tiện thông tin liên lạc được duy trì ổn định;

 Nâng cấp hệ thống máy tính, công nghệ tại Cục Hải quan Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế:

 Đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA): FTA là một công cụ quan trọng để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế vì vậy thông qua đó, Việt Nam có thể xóa bỏ được rào cản phi thuế quan nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nước;

 Nhà nước tăng cường hợp tác kinh tế với các nước và tổ chức quốc tế: Hợp tác kinh tế với các nước và tổ chức quốc tế trong lĩnh vực như công nghệ, thương mại,… giúp cho Việt Nam tiếp cận được với nhiều thị trường mới, thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài và nâng cao vị thế cũng như năng lực cạnh tranh.

Về Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu APEC

Để cải thiện được hiệu suất của quy trình nhập khẩu hàng hóa, APEC cần khắc phục những nhược điểm đã được chỉ ra tại phần 2.2.2 Sau đây em xin được đưa ra một số giải pháp để công ty có thể thực hiện nhằm đưa hoạt động nhập khẩu đạt được hiệu quả cao hơn Cụ thể như sau:

- Tối giản quy trình và thủ tục thực hiện thanh toán khi các phòng ban trong công ty làm việc với nhau Để quy trình thanh toán được thực hiện nhanh hơn và bớt phức tạp hơn thì công ty APEC có thể xem xét giảm bớt luồng duyệt trên ứng dụng SAP khi thực hiện yêu cầu đặt hàng Có thể gộp nhiều luồng duyệt thành một luồng và chỉ cần 1 người đứng đầu, có chức vụ cao nhất giám sát và phê duyệt yêu cầu, duyệt chi cho đơn hàng đó Ngoài

Thư viện ĐH Thăng Long ra, công ty và các phòng ban cần có đưa ra những quy tắc khi thực hiện công việc để quy trình làm việc được chuẩn hóa và khi nhập khẩu một lô hàng khác thì chỉ cần làm việc theo một quy trình đó để công việc được diễn ra thuận lợi hơn

- Thành lập một tiểu ban chuyên kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc phòng Xuất nhập khẩu Đây là tiểu ban phụ trách kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa của lô hàng mới nhập khẩu để không dẫn đến tình trạng hàng hóa bị hỏng hóc khi mới nhận

Ngoài ra, em xin được đề xuất một số giải pháp khác để công ty APEC có thể nâng được chất lượng của quy trình nhập hàng hóa của công ty Cụ thể như sau:

- Cập nhật thông tin về thị trường và quy định: APEC cần cập nhật những thông tin về thị trường và quy định để có nắm bắt các cơ hội thị trường về giá cả, nguồn hàng hóa và những quy định của luật pháp về hoạt động xuất nhập khẩu Từ đó tránh được các rủi ro do các quy định sẽ liên tục thay đổi và nếu không nắm chắc điều này sẽ làm cho doanh nghiệp vi phạm pháp luật và gặp rủi ro trong quá trình nhập khẩu hàng hóa Những thông tin mà doanh nghiệp cần phải cập nhật như thông tin về giá cả, nhu cầu của thị trường, thuế nhập khẩu, thủ tục Hải quan, kiểm định chất lượng cùng những thông tin về nhà cung cấp như uy tín, năng lực của họ APEC có thể cập nhật những thông tin này trên các kênh thông tin chính thống như báo đài hay tham gia các hội thảo, hội nghị hoặc có thể sử dujnhg dịch vụ của các công ty tư vấn

- Tối ưu hóa quy trình Logistics: Quy trình Logistics trong nhập khẩu hàng hóa gồm chuỗi hoạt động như tìm kiếm nguồn hàng, vận chuyển, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa tới khách hàng cuối cùng Tối ưu hóa quy trình Logistics có thể giúp APEC tiết kiệm được chi phí trong tổng chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh hơn Ngoài những cách như hợp tác với các đối tác uy tín, APEC nên sử dụng công nghệ trong quá trình nhập khẩu hàng hóa, cụ thể là sử dụng IoT IoT là một mạng lưới các thiết bị vật lý được kết nối với Internet để trao đổi dữ liệu APEC có thể ứng dụng IoT vào theo dõi hàng hóa bằng sử cách sử dụng RFID nhằm theo dõi vị trí của hàng hóa trong kho bãi, giúp tối ưu hóa việc lưu kho và nâng cấp kho hàng của APEC Ngoài ra, APEC có thể sử dụng IoT nhằm theo dõi nhiệt độ và độ ẩm của hàng hóa trong quá trình vận chuyển bằng cảm biến nhằm xác định được vị trí và đảm bảo hàng hóa, đặc biệt là những sản phẩm vệ sinh, máy móc y tế mà APEC đang kinh doanh, sẽ được vận chuyển trong điều kiện an toàn, tránh hư hỏng

- Tối ưu hóa quy trình Hải quan: Quy trình Hải quan trong nhập khẩu hàng hóa bao gồm các thủ tục như khai báo hải quan, kiểm tra hải quan, thanh toán thuế và các chi phí liên quan Việc tối ưu hóa quy trình Hải quan giúp cho doanh nghiệp có thể giảm được thời gian thực hiện thủ tục Hải quan giúp cho việc nhập khẩu hàng hóa được thực hiện nhanh chóng hơn Từ đó rút ngắn thời gian lưu kho tại bãi, giảm được chi phí lưu kho và có thể giúp doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa tới tay khách hàng nhanh hơn APEC có thể tối ưu hóa quy trình này bằng những cách sau:

 Ứng dụng công nghệ vào thực hiện quy trình: Hiện nay có một số phần mềm giúp doanh nghiệp tự động hóa được các quy trình Hải quan như sử dụng phần mềm khai báo hải quan cho phép doanh nghiệp mở tờ khai Hải quan trên mạng Internet

 Đào tạo nhân viên thực hiện quy trình Hải quan: APEC nên chú trọng vào đào tạo và bổ sung kiến thức về thủ tục và quy trình Hải quan để nhân viên tại công ty có đủ kỹ năng và kiến thức thực hiện những quy trình phức tạp Từ đó, giấy tờ hay thủ tục sẽ không gặp lỗi và phải thực hiện lại gây mất thời gian chỉnh sửa gây ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu của doanh nghiệp

 Thường xuyên theo dõi và đánh giá lại quy trình thực hiện thủ tục Hải quan:

Công ty APEC cần thực hiện việc đánh giá quy trình thực hiện hoạt động nhập khẩu nói chung và thủ tục Hải quan nói riêng định kỳ để có thể sửa chữa kịp thời những lỗi đang xảy ra gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của cả công ty

- Đối thoại và giữ mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác liên quan: Các đối tác liên quan tới doanh nghiệp APEC có thể là nhà cung cấp hàng hóa, đại lý vận tải, cơ quan Hải quan Đây là những bên làm việc trực tiếp với công ty APEC và là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của quá trình nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp vì vậy việc đối thoại rõ ràng và giữ mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác liên quan là vô cùng quan trọng

Việc này giúp cho doanh nghiệp APEC có thể giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng hơn như hàng hóa gặp vấn đề, vận chuyển chậm trễ,… Từ đó, giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả kinh doanh Đối với từng đối tác, công ty APEC có thể có những quy tắc ứng xử khác nhau, cụ thể như:

 Đối với nhà cung cấp: Đây là đối tác cung cấp hàng hóa cho công ty APEC vì vậy doanh nghiệp cần đối thoại rõ ràng và có thể gặp mặt trực tiếp hay thực hiện khảo sát nhà cung cấp để đảm bảo rằng đây là một nhà cung cấp đáng tin cậy và có thể hợp tác lâu dài Việc đối thoại cũng cần được thể hiện qua Hợp đồng và các thủ tục liên quan để hai bên nắm được những quy tắc khi làm việc chung và các thông tin liên quan đến hàng hóa

Công ty APEC cũng cần có giữ mối quan hệ tốt đẹp với nhà cung cấp và có trách nhiệm trong việc thực hiện đúng đủ các nguyên tắc hai bên đã đặt ra và thanh toán đủ, đúng thời hạn

Ngày đăng: 25/05/2024, 11:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý tại công ty Cổ phần Thương mại   Xuất Nhập khẩu APEC - phân tích hoạt động nhập khẩu hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu apec
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức và quản lý tại công ty Cổ phần Thương mại Xuất Nhập khẩu APEC (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w