MỤC LỤC
Các bộ nguyên tắc này được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch kinh doanh quốc tế, bộ nguyên tắc quy định về nguyên tắc xuất xứ, cam kết thương mại giữa các quốc gia, quy tắc ứng xử khi xảy ra tranh chấp, thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, thuế quan và chi phí liên quan đến quy trình này. Có nhiều cách để phân loại thuế đánh vào hoạt động nhập khẩu như là xét theo mục đích thì thuế được chia làm 03 loại (thuế tạo nguồn thu, thuế trừng phạt, thuế bảo hộ), xét theo quy mô tác động thì thuế quan được chia thành 02 loại (thuế tự quản, thuế theo cam kết quốc tế), xét theo cách thức được chia thành 03 loại (thuế tuyệt đối, thuế theo tỷ lệ phần trăm,. Thư viện ĐH Thăng Long. thuế hỗn hợp). Trong đó có hai cách phân loại thuế được sử dụng thường xuyên chính là thuế tuyệt đối (là loại thuế tính theo một số tiền nhất định cho mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu, không phân biệt giá trị xuất nhập khẩu là bao nhiêu) và thuế tỷ lệ (loại thuế này được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên trị giá xuất nhập khẩu thực tế của mỗi đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu).
Đăng ký kiểm tra chuyên ngành: Đối với một số loại hàng hóa nhập khẩu để được đưa vào trong lãnh thổ của một quốc gia cần được đăng ký kiểm tra chuyên ngành để kiểm tra các yếu tố như chất lượng, y tế, an toàn thực phẩm, kiểm dịch động vật và thực vật. Tìm hiểu kỹ về sản phẩm: Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm, bao gồm thông tin về chất lượng, tiêu chuẩn, quy định về nhập khẩu để có thể tuân thủ đúng những quy định được ban hành của Nhà nước hay Quốc tế về sản phẩm đó tránh trường hợp sản phẩm đó bị cấm hoặc nằm trong danh sách kiểm tra của Hải quan. Nhà xuất khẩu: Nhà xuất khẩu hay người gửi hàng có trách nhiệm thực hiện những công việc như sau: Tìm và thuê container rỗng mang về nơi tập kết hàng hóa, đánh mã ký hiệu hàng và ký hiệu chuyên chở, làm thủ tục hải quan và niêm phòng kẹp chì theo quy định xuất nhập khẩu.
Quy trình nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam được quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hợp đồng ngoại thương hay hợp đồng xuất nhập khẩu là hợp đồng chính thức gồm những quy định người xuất khẩu đồng ý và người nhập khẩu đồng ý nhằm hợp thức hóa và ghi nhận giao dịch của hai bên một cách chính thức, cụ thể như hợp đồng sẽ đưa ra quy định bên bán/bên xuất khẩu phải cung cấp đúng và đầy đủ số lượng cùng những giấy tờ liên quan và giấy chứng nhận quyền sở hữu cho bên mua/bên nhập khẩu. - Luồng vàng: Nếu Hệ thống VNACCS phân luồng Vàng thì doanh nghiệp nhập khẩu ohải nộp thêm các giấy tờ sau để Hải quan kiểm tra: Vận đơn, Phiếu đóng gói hàng hóa, Tờ khai trị giá, Hóa đơn, Giấy phép nhập khẩu, Kết quả kiểm tra chuyên ngành (trong trường hợp hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành).
Phòng Xuất Nhập khẩu: là phòng ban chịu trách nhiệm cho nhiệm vụ quản lý và giám sát các hoạt động liên quan dến xuất – nhập khẩu hàng hóa như thực hiện các thủ tục, hồ sơ liờn quan đến hải quan và xuất – nhập khẩu, theo dừi tiến trỡnh của lụ hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lô hàng được xuất/nhập khẩu. Phòng Kế toán: là phòng ban chịu trách nhiệm cho quản lý tài chính của công ty cụ thể như theo dừi và quản lý cỏc hoạt động thu – chi trong quỏ trỡnh hoạt động của công ty, thực hiện các thủ tục và báo cáo thuế, lập báo cáo tài chính và quản lý ngân sách.
Qua số liệu được đưa ra ta có thể thấy, nhập khẩu hàng hóa là một nguồn quan trọng mang lại doanh thu của doanh nghiệp. Theo thống kê, 60 – 70% doanh thu của công ty APEC bắt nguồn từ hàng hóa được nhập khẩu. Và tỷ lệ nguồn tiền được công ty sử dụng để đầu tư cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa là 50%.
- Nhập khẩu mang lại nguồn hàng cho hoạt động kinh doanh: Đây là một trong những tỏc động lớn và rừ ràng nhất của hoạt động nhập khẩu với sự vận hành của doanh nghiệp. Công ty APEC đã xác định hàng hóa được kinh doanh sẽ là hàng hóa từ nước ngoài để mang đến cho thị trường nguồn hàng đa dạng, chất lượng tốt với nhiều mức giá khác nhau. Từ đó có thể thấy, nhập khẩu giúp đem lại hàng hóa để công ty thực hiện hoạt động kinh doanh.
Nếu chỉ lựa chọn hàng hóa ở thị trường trong nước thì công ty sẽ bị hạn chế về chủng loại và giá của sản phẩm hoặc nhập hàng hóa từ một đại lý trung gian thì chi phí mua hàng sẽ bị tăng cao do bị cộng thêm các chi phí cho đại lý đó. Chính vì vậy, với sự rộng lớn của thị trường quốc tế cùng công nghệ sản xuất tân tiến của các nhà cung cấp trên thế giới thì tỷ lệ tìm kiếm được một nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp sẽ cao hơn và lựa chọn được hàng hóa với mức giá rẻ hơn vì nhập hàng trực tiếp từ nhà cung cấp. - Nhập khẩu giúp doanh nghiệp mở rộng được mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp ở thị trường nước ngoài.
Đàm phán và ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA): FTA là một công cụ quan trọng để đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế vì vậy thông qua đó, Việt Nam có thể xóa bỏ được rào cản phi thuế quan nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nước;. Nhà nước tăng cường hợp tác kinh tế với các nước và tổ chức quốc tế: Hợp tác kinh tế với các nước và tổ chức quốc tế trong lĩnh vực như công nghệ, thương mại,… giúp cho Việt Nam tiếp cận được với nhiều thị trường mới, thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài và nâng cao vị thế cũng như năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, APEC có thể sử dụng IoT nhằm theo dừi nhiệt độ và độ ẩm của hàng húa trong quỏ trỡnh vận chuyển bằng cảm biến nhằm xác định được vị trí và đảm bảo hàng hóa, đặc biệt là những sản phẩm vệ sinh, máy móc y tế mà APEC đang kinh doanh, sẽ được vận chuyển trong điều kiện an toàn, tránh hư hỏng.
Ứng dụng công nghệ vào thực hiện quy trình: Hiện nay có một số phần mềm giúp doanh nghiệp tự động hóa được các quy trình Hải quan như sử dụng phần mềm khai báo hải quan cho phép doanh nghiệp mở tờ khai Hải quan trên mạng Internet. Công ty APEC cần thực hiện việc đánh giá quy trình thực hiện hoạt động nhập khẩu nói chung và thủ tục Hải quan nói riêng định kỳ để có thể sửa chữa kịp thời những lỗi đang xảy ra gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của cả công ty. Đây là những bên làm việc trực tiếp với công ty APEC và là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất của quá trình nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp vì vậy việc đối thoại rừ ràng và giữ mối quan hệ tốt đẹp với cỏc đối tỏc liờn quan là vụ cựng quan trọng.
Đối với nhà cung cấp: Đây là đối tác cung cấp hàng hóa cho công ty APEC vì vậy doanh nghiệp cần đối thoại rừ ràng và cú thể gặp mặt trực tiếp hay thực hiện khảo sỏt nhà cung cấp để đảm bảo rằng đây là một nhà cung cấp đáng tin cậy và có thể hợp tác lâu dài. Đối với đại lý vận tải: Đây là đơn vị chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam cho công ty APEC và là công ty vận chuyển mà APEC thuê phương tiện vận chuyển hàng hóa từ cảng về công ty vì vậy đại lý vận tải cũng là đối tượng. Đối với cơ quan hải quan: Đây là cơ quan của Nhà nước phuj trách kiểm tra và giám sát hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam vì vậy công ty APEC cần thực hiện việc cập nhật những thống báo từ cơ quan này đồng thời thực hiện đúng và đủ những thủ tục mà Hải quan yêu cầu và thanh toán những chi phí khi nhập khẩu.