1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận quan niệm về văn hóa của người phương tây và người phương đông

16 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan niệm về Văn hóa của Người Phương Tây và Người Phương Đông
Tác giả Nguyễn Quỳnh Như Ý, Phan Thị Ngọc Giàu, Lê Thị Lưu Ly, Trần Văn Phương, Nguyễn Văn Khoa
Người hướng dẫn Phạm Thị Cúc Phương
Trường học Học viện Hàng không Việt Nam
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại bài tiểu luận
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Các quan niệm này được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của các nền văn hóa phương Tây, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm tôn giáo, triết học, chính trị, kinh tế và

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: QUAN NIỆM VỀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI PHƯƠNG TÂY

VÀ NGƯỜI PHƯƠNG ĐÔNG

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Cúc Phương

Môn: Văn hóa doanh nghiệp

Mã học phần: 01010012314

Lớp: 22ĐHQTC

Nhóm: 2

Thành viên

1 Nguyễn Quỳnh Như Ý: 2253410119 4 Trần Văn Phương: 2231310366

2 Phan Thị Ngọc Giàu: 2331310587 5 Nguyễn Văn Khoa: 2253410341

3 Lê Thị Lưu Ly: 2253410315

Trang 2

Mục Lục

Lời nói đầu 2

I Đặc điểm, quan niệm 3

1 Đặc điểm, quan niệm của văn hóa Phương Tây 3

2 Đặc điểm, quan niệm của văn hoá phương đông 4

II Khái niệm 5

1 Khái niệm chung 5

2 Khái niệm về văn hóa Phương Tây 5

3 Khái niệm về văn hóa Phương Đông 6

III So sánh văn hóa phương đông và văn hóa phương tây 7

1 Điểm giống nhau : 7

2 Điểm khác nhau : 8

3 Ưu và nhược điểm của 2 loại văn hóa 9

IV Ảnh hưởng của 2 nên văn hóa 10

1 Ảnh hưởng đến các lĩnh vực 10

2 Ảnh hưởng đến lẫn nhau 12

3 Ảnh hưởng đén doanh nghiệp 13

V Có thể có hai loại văn hóa trong cùng một doanh nghiệp được không? Vì sao? 14

1 Lý do tại sao có thể: 14

2 Lý do tại sao không thể: 15

Trang 3

Lời nói đầu

Văn hóa là một khái niệm rất rộng và đa dạng, ở mỗi nơi người ta có những văn hóa khác nhau dựa trên những đặc điểm, chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, Vì vậy bài tiểu luận về “ Quan niệm của văn hóa Phương Tây và văn hóa Phương Đông” này có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn về các loại văn hóa ở 2 nơi bán cầu trên trái đất và áp dụng nó trong môi trường doanh nghiệp

Trang 4

I Đặc điểm, quan niệm

1 Đặc điểm, quan niệm của văn hóa Phương Tây

- Quan niệm của văn hóa phương Tây được thể hiện qua các giá trị, niềm tin, chuẩn mực và hành vi của người phương Tây Các quan niệm này được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của các nền văn hóa phương Tây, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm tôn giáo, triết học, chính trị, kinh tế và xã hội

- Đặc điểm:

+Chủ nghĩa cá nhân là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa phương Tây Người phương Tây thường coi trọng sự độc lập và tự chủ của cá nhân Họ tin rằng mỗi người đều có quyền được tự do suy nghĩ, hành động và thể hiện bản thân

+Tính thực dụng cũng là một giá trị quan trọng trong văn hóa phương Tây Người phương Tây thường quan tâm đến những gì thực tế và hữu ích Họ thường đánh giá cao những thành tựu vật chất và coi trọng sự thành công trong cuộc sống

+Tư duy duy lý là một đặc điểm khác của văn hóa phương Tây Người phương Tây thường có xu hướng suy nghĩ logic và phân tích Họ thường đặt câu hỏi và tìm kiếm sự thật

+Tôn giáo cũng đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa phương Tây Tuy nhiên, có sự đa dạng về tôn giáo trong văn hóa phương Tây Các tôn giáo chính

ở phương Tây bao gồm Kitô giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo

- Các mặc khác:

+Về mặt nghệ thuật: văn hóa phương Tây có một bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời Các nền nghệ thuật nổi bật của phương Tây bao gồm hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, văn học và điện ảnh

+Về mặt chính trị: văn hóa phương Tây thường đề cao dân chủ, tự do và bình đẳng Các quốc gia phương Tây thường có hệ thống chính trị dân chủ đại nghị +Về mặt xã hội: văn hóa phương Tây thường coi trọng gia đình, bạn bè và các mối quan hệ xã hội Người phương Tây thường có xu hướng sống độc lập và tự lập, nhưng họ cũng coi trọng việc xây dựng các mối quan hệ thân thiết

=>>Các đặc điểm của văn hóa phương Tây đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới hiện đại Nó đã góp phần tạo nên những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học kỹ thuật đến văn hóa nghệ thuật

- Dưới đây là một số ví dụ cụ thể về các quan niệm của văn hóa phương Tây:

Trang 5

Trong giao tiếp, người phương Tây thường thẳng thắn và trực tiếp Họ thường nói những gì họ nghĩ và không ngại thể hiện ý kiến của mình Trong ăn mặc, người phương Tây thường chú trọng đến sự thoải mái và tiện lợi Họ thường mặc những bộ quần áo đơn giản và dễ dàng vận động

2 Đặc điểm, quan niệm của văn hoá phương đông

- Quan niệm:

Văn hóa phương Đông là một quan niệm rộng, bao gồm tất cả những giá trị, chuẩn mực, lối sống, tín ngưỡng, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ, của các quốc gia và dân tộc ở khu vực châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh, Văn hóa phương Đông có lịch sử lâu đời và đã trải qua quá trình phát triển, giao lưu, tiếp biến lâu dài với các nền văn hóa khác

- Đặc điểm và quan niệm:

+Chủ nghĩa cộng đồng là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của văn hóa phương Đông Người phương Đông thường coi trọng sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng Họ tin rằng mỗi người đều có trách nhiệm đối với nhau và với cộng đồng

+Tính hòa đồng cũng là một giá trị quan trọng trong văn hóa phương Đông Người phương Đông thường coi trọng sự hài hòa giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên Họ thường tránh xung đột và tìm cách dung hòa các mối quan hệ

+Tư duy trực giác là một đặc điểm khác của văn hóa phương Đông Người phương Đông thường có xu hướng suy nghĩ dựa trên cảm xúc và kinh nghiệm

Họ thường đánh giá cao sự linh hoạt và nhạy cảm

+Tôn giáo đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa phương Đông Các tôn giáo chính ở phương Đông bao gồm Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Đạo giáo Tôn giáo cung cấp cho người phương Đông một hệ thống giá trị và niềm tin để hướng dẫn cuộc sống của họ

- Các mặc khác:

+Về mặt nghệ thuật: văn hóa phương Đông có một bề dày lịch sử và truyền thống lâu đời Các nền nghệ thuật nổi bật của phương Đông bao gồm hội họa, điêu khắc, kiến trúc, âm nhạc, văn học và điện ảnh Nghệ thuật phương Đông thường mang đậm tính biểu tượng và tâm linh

+Về mặt chính trị: văn hóa phương Đông thường đề cao hòa bình, ổn định và trật tự Các quốc gia phương Đông thường có hệ thống chính trị quân chủ hoặc dân chủ tập trung

+Về mặt xã hội: văn hóa phương Đông thường coi trọng gia đình, cha mẹ và các mối quan hệ truyền thống Người phương Đông thường có xu hướng sống theo tập tục và truyền thống của gia đình và cộng đồng

Trang 6

=>>>Các đặc điểm của văn hóa phương Đông đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới hiện đại Nó đã góp phần tạo nên những thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực, từ khoa học kỹ thuật đến văn hóa nghệ thuật

II Khái niệm

1 Khái niệm chung

Sự xuất hiện của văn hóa gắn liền với sự ra đời của loài người, nhưng mãi đến thế kỉ XVII_XIX trở đi, các nhà khoa học mới nghiên cứu sâu về lĩnh vực này

- Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu:

Theo phạm vi nghiên cứu rộng nhất, văn hoá !à tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Theo nghĩa hẹp, văn hoá là những hoạt động và giá trị tinh thần của con người Trong phạm vi này, văn hoá khoa học (toán học vật lý học, hoá học ), văn hoá nghệ thuật (văn học, điện ảnh ) được coi là hai phân hệ chính của hệ thống văn hoá

Theo nghĩa hẹp hơn nữa, văn hoá được coi như một ngành ngành văn hoá -nghệ thuật để phân biệt vớì các ngành kinh tế - kỹ thuật khác Cách hiểu này thường kèm theo cách đối xử sai lệch về vãn hoá: Coi văn hoá là lĩnh vực hoạt động đứng ngoài kinh tế sống được là nhờ trợ cấp của nhà nước và “ăn theo nền kinh tế.”

- Căn cứ theo hình thút biểu hỉện:

Văn hóa vật chất ( văn hóa vật thể): Các đền chùa, cảnh quan, di tích lịch sử cũng như các sản phẩm văn hoá truyền thống như tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, áo dài, áo tứ thân đều thuộc loại hình văn hoá vật thể

Các phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca hay bản giá trị, các chuẩn mực đạo đức của một dân tộc là thuộc loại hình văn hoá phi vật thể

Tóm lại, Văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị về tinh thần và vật chất mà con người tạo ra trong suốt lịch sử

2 Khái niệm về văn hóa Phương Tây

- Văn hóa phương Tây là một truyền thống văn hóa hay một hệ thống văn hóa

do người Hy Lạp sáng tạo ra và được người La Mã truyền bá, trở thành nguồn gốc và động lực phát triển của văn hóa phương Tây hiện đại với những hình mẫu

và sự khai sáng mẫu mực của nó Trong đó, đạo Kito giáo có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa, và là mối liên kết giữa các nước Châu Âu với nhau

- Theo nghĩa gốc của từ: văn hoá - “culture” (trong tiếng Anh, tiếng Pháp) hay

“kultur” (Tiếng Đức) đều xuất xứ từ chữ Latinh “cultus” có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương thực; nói ngắn gọn là sự vun trồng Sau

đó từ cultus được mỏ rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trổng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người

Trang 7

Văn hóa phương Tây vốn được dựa trên nền tảng các giá trị “Châu Âu cổ đại”, thể hiện ở các mặt của đời sống bao gồm các quy tắc xã hội, tục lệ truyền thống, niềm tin tôn giáo, và hệ thống chính trị.Thông qua những chuẩn mực xã hội và giá trị đạo đức, tôn giáo, truyền thống, phong tục và chế độ chính trị cho thấy văn hóa phương Tây là một nền văn hóa có sự bình đẳng giữa nam và nữ, thoải mái trong cách giao tiếp, không bị gò bó bởi những định kiến xã hội Văn hóa của họ thường được xem xét dưới góc độ cá nhân, tự do và đa dạng Họ thường coi trọng quyền cá nhân và quyền tự do, đồng thời đề cao công lý và công bằng

xã hội Ngoài ra, văn hóa phương tây cũng chú trọng vào sự tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ, và có xu hướng theo đuổi sự tiến bộ về mặt kinh tế và

xã hội

3 Khái niệm về văn hóa Phương Đông

- Các nền văn hóa Phương Đông sớm nhất xuất hiện từ năm 4000 đến năm 3000 trước Công nguyên, thường gắn liền với các lưu vực sông lớn ở Châu Á như : Lưu vực sông Nin ở Ai Cập; lưu vực Lưỡng Hà tạo bởi sông Tigrơ (Tigre)

và Ơphơrat (Euphrate) ; lưu vực đồng bằng bắc Ấn Độ tạo bởi sông Ấn (Hindus)

và sông Hằng (Gangga); và lưu vực hai con sông lớn Hoàng Hà và Dương Tử (Trường Giang) tạo ra vùng đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Trung màu mỡ

Vì địa thế hiểm trở cùng với những phương tiện giao thông hết sức hạn chế thời

đó đã làm cho các nền văn hoá cổ đại phương Đông xuất hiện và phát triển một cách tương đối độc lập, vì vậy mỗi nền văn hoá có tính chất độc đáo riêng và mang dấu ấn dân tộc đậm đà Các tôn giáo ở Phương Đông cũng đa dạng hơn, nhưng ngày nay chủ yếu là đạo Phật

- Văn hóa phương Đông được coi là một dạng liên kết, một thuật ngữ bao gồm nhiều quốc gia, nhiều quốc gia và nhiều nền văn hóa xã hội

- Theo nghĩa gốc của từ: ở Phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hoá bao hàm ý nghĩa văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người

có thể đạt được bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn của nhà cầm quyền Còn chữ hóa trong văn hoả là việc đem cái văn (cái đẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hoá, giáo dục và hiện thực hoá trong thực tiễn, đời sống Vậy, văn hoá chính là nhân hoá hay nhân văn hoá Đường lối văn trị hay đức trị của Khổng Tử là từ quan điểm cơ bản này về văn hoá (văn hoá là văn trị giáo hoá, là giáo dục, cảm hoá bằng điển chương, lễ nhạc, không dùng hình phạt tàn bạo và

sự cưỡng bức)

Có những quan điểm khác nhau về văn hóa tại châu Á, châu Phi, hay Ấn Độ + Tại Ấn độ, người Ấn Độ coi trọng những gắn kết truyền thống, cảm xúc con người và duy trì những mối quan hệ dài lâu trong cộng đồng như những giá trị

về gia đình, sự khiêm nhường, tôn trọng lẽ phải và kính trọng những người lớn tuổi, sự hài hòa về tinh thần, ít ganh đua, tinh thần hợp tác… Ngoài ra, họ quan niệm bản chất công việc là để phục vụ cho “thượng đế” để tăng trưởng những giá trị về tinh thần Trong môi trường làm việc, người Ấn Độ quan tâm tới sự đồng cảm, cảm xúc hơn là năng suất công việc Đối với họ, tầm quan trọng của

Trang 8

tổ chức là để đáp ứng nhu cầu xã hội và bày tỏ sự tự tôn trọng giữa các cá nhân với nhau

+ Quan điểm “đạo Khổng” của người Trung Quốc chia sẻ nhiều điểm tương đồng với người Ấn Độ, họ đề cao lễ nghĩa, các giá trị thuộc về gia đình, cách đối nhân xử thế trong cộng đồng “Một người muốn nhận được sự tôn trọng của mọi người, trước hết phải biết tôn trọng người khác”

+ Châu Phi có câu nói “Umuntu ungumuntu ngabantu” được tạm dịch là “con người chỉ thực sự trở thành con người đầy đủ thông qua những người xung quanh” có nghĩa là sự tồn tại của một con người phụ thuộc vào mối quan hệ xã hội của người đó với cộng đồng Dưới ảnh hưởng những quan điểm như vậy, người châu Phi không quan niệm làm việc chỉ vì đồng tiền, mà chân giá trị, lòng

tự trọng, bổn phận và tự do là những giá trị cần phải được thỏa mãn trước tiên Tóm lại, những giá trị cốt lõi của văn hóa phương Đông hay phần còn lại của thế giới dựa trên yếu tố tinh thần, những phương diện thuộc về con người và gắn với cộng đồng

III So sánh văn hóa phương đông và văn hóa phương tây

1 Điểm giống nhau :

Tự do và dân chủ:

Cả văn hóa phương Đông và phương Tây đều coi trọng giá trị của tự do cá nhân và dân chủ Mặc dù cách thức thực hiện và hiểu biết về hai khái niệm này có thể khác nhau, nhưng chúng vẫn là những giá trị quan trọng trong cả hai văn hóa

Truyền thống và hiện đại:

Văn hóa phương Đông thường được gắn liền với truyền thống, trong khi văn hóa phương Tây thường được liên kết với sự hiện đại Tuy nhiên, cả hai văn hóa đều có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại Ví dụ, văn hóa phương Đông đang ngày càng tiếp nhận nhiều yếu tố hiện đại, trong khi văn hóa phương Tây vẫn giữ và tôn trọng nhiều truyền thống lâu đời

Tôn giáo:

Cả văn hóa phương Đông và phương Tây đều có sự gắn kết mạnh mẽ với tôn giáo Tôn giáo đã hình thành nên nhiều giá trị, chuẩn mực và phong tục của cả hai văn hóa

Giáo dục:

Cả văn hóa phương Đông và phương Tây đều coi trọng giáo dục Mặc dù phương pháp giáo dục và quan điểm về giáo dục có thể khác nhau, nhưng giáo dục vẫn là một yếu tố quan trọng trong cả hai văn hóa

Về kinh tế :

Mục tiêu phát triển kinh tế: Cả hai văn hóa đều tập trung vào việc phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân Mục tiêu chung là tạo ra sự thịnh vượng và phát triển bền vững cho cộng đồng

Quan trọng của thương mại: Cả hai văn hóa đều coi trọng hoạt động thương mại và giao thương quốc tế để tăng cường tương tác với các quốc gia khác

Trang 9

Sự hợp tác kinh tế và thương mại quốc tế là một phần quan trọng trong việc

mở rộng kinh tế và tạo ra cơ hội cho cả hai văn hóa

2 Điểm khác nhau :

Về chính trị , tôn giáo, xã hội

Văn hóa phương Tây dạy người ta các sống tự lập, phân tác trong khi người phương Đông hướng đến việc dựa vào nhau để tạo nên thể đoàn kết Tại phương Tây mọi người đều bình đẳng, không phân biệt địa vị, giai cấp Trong khi tại phương Đông, tư tưởng có quyền lực, địa vị là ở trên tất cả vẫn tồn tại đến ngày nay

Trong giao tiếp, người phương Tây thích đi thẳng vào vấn đề, nói đúng trọng tâm và thẳng thắn trong suy nghĩ Người phương Đông tế nhị, thích nói vòng vo, nói tránh nói giảm để không làm mất lòng người khác Cái tôi của người phương Tây rất lớn, văn hóa phương Đông luôn đề cao tính khiêm nhường, thu nhỏ bản thân để thích ứng với xã hội

Khi thể hiện bản thân, văn hóa phương Tây luôn tự tin, mạnh mẽ và đứng lên nói điều mình muốn trong khi người phương Đông thường né tránh, thể hiện bản thân một cách khiêm nhường

Mọi thứ tại phương Tây đều được đơn giản hóa, họ ăn uống đơn giản để tiết kiệm thời gian, các mối quan hệ rành mạch, rõ ràng, thể hiện rõ cảm xúc của bản thân và nói lên điều mình muốn Người phương Đông thường né tránh bộc lộ cảm xúc, không thể hiện quá nhiều quan điểm cá nhân, thường có khá nhiều mối quan hệ phức tạp

Văn hóa phương Đông đề cao tính tự do, dân chủ, không cần phải quá đặt nặng tiêu chí kính trên nhường dưới, ngôi xưng tương đồng, thái độ lịch sự như nhau đều được Văn hóa phương Đông đặt nặng tính lễ nghi, tín ngưỡng

và đạo lý, phảo biết tôn trọng người lớn tuổi, người có địa vị

Văn hóa phương Tây tôn trọng luật lệ, biết tuân thủ quy định, xếp hàng khi mua sắm Văn hóa phương Đông bất quy tắc, không biết xếp hàng, ít khi tuân thủ nội quy

Văn hóa ẩm thực phương Tây đơn giản, khá nhàm chán và không tốt cho sức khỏe Văn hóa ẩm thực phương Đông đa dạng, nhiều nguyên liệu, hương vị và cách thức chế biến

Văn hóa phương Tây đề cao vẻ đẹp khỏe khắn, rám nắng, khiêu gợi, văn hóa phương Đông tôn trọng phụ nữ có nhân phẩm, biết ý tư nơi công cộng,

da trắng, môi đỏ, tóc đen, nét đẹp dịu dàng, tinh tế

Trang 10

Người phương Tây luôn tôn trọng giờ giấc, đả bảo đúng giờ hẹn Người phương Đông thường trễ giờ

Về kinh tế :

Quan điểm về quản lý kinh doanh: Văn hóa phương Tây thường khích lệ sự đổi mới, sáng tạo và quản lý doanh nghiệp theo mô hình tập trung và hiệu quả Trong khi đó, văn hóa phương Đông thường coi trọng sự ổn định, sự đồng thuận và quản lý doanh nghiệp theo mô hình gia đình hoặc cộng đồng

Sự ưu tiên trong quan hệ kinh doanh: Văn hóa phương Tây thường đặt sự chuyên nghiệp và hiệu suất lên hàng đầu trong quan hệ kinh doanh, trong khi văn hóa phương Đông coi trọng mối quan hệ cá nhân và sự tin cậy Quan điểm về rủi ro và cơ hội: Văn hóa phương Tây thường khích lệ sự mạo hiểm và chấp nhận rủi ro để tận dụng cơ hội kinh doanh, trong khi văn hóa phương Đông có xu hướng tránh xa rủi ro và tập trung vào sự ổn định

3 Ưu và nhược điểm của 2 loại văn hóa

Văn hóa phương Đông và phương Tây đều có những ưu và nhược điểm riêng, và không thể nói rằng một bên phát triển mạnh hơn một bên khác, vì cả hai đều có những giá trị và đóng góp quan trọng cho thế giới

- Ưu điểm của văn hóa phương Đông có thể bao gồm sự tôn trọng truyền thống và gia đình, tập trung vào sự khiêm tốn và lòng hiếu khách, cùng với các giá trị như sự kính trọng tuổi cao và sự tận tâm trong việc chăm sóc gia đình Văn hóa phương Đông cũng thường coi trọng sự cân nhắc và sự kiên nhẫn, và đặt nhiều nỗ lực vào sự phát triển cá nhân và tinh thần

- Nhược điểm của văn hóa phương Đông có thể là sự ràng buộc bởi truyền thống và quy ước, cũng như sự định kiến và khó khăn trong việc thay đổi hoặc chấp nhận các ý kiến mới

- Ở phương Tây, những ưu điểm có thể bao gồm sự đa dạng, tôn trọng tính đa nền văn hóa, yêu thích sự đổi mới và sáng tạo, cùng với sự đánh giá cao cá nhân

và quyền lực cá nhân Văn hóa phương Tây cũng tiếp tục thúc đẩy quyền bình đẳng và tự do ngôn luận

- Nhược điểm của văn hóa phương Tây có thể là tư duy cá nhân có thể dẫn đến

sự thiếu kiên nhẫn hoặc sự thiếu tôn trọng đối với người khác, cùng với sự hướng ngoại quá mức và sự đánh giá thấp truyền thống và những giá trị lâu dài Tóm lại, cả hai hệ thống văn hóa có những mặt tích cực và tiêu cực riêng, và không thể nói rằng một bên phát triển mạnh hơn một bên khác Sự đa dạng và tương tác giữa hai hệ thống văn hóa này đã tạo nên một thế giới phong phú và đa dạng, với nhiều cơ hội học hỏi và sự phát triển

Ngày đăng: 24/05/2024, 13:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w