1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khái niệm và cấu trúc của văn hoá chính trị thực trạng văn hoá chính trị ở việt nam hiện nay và sự cấp thiết trong việc xây dựng văn hoá chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của đất nước

29 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái niệm và cấu trúc của văn hoá chính trị. Thực trạng văn hoá chính trị ở Việt Nam hiện nay và sự cấp thiết trong việc xây dựng văn hoá chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của đất nước
Tác giả Nguyễn Thành Đạt
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Khoa học Chính trị
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 2,75 MB

Nội dung

Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt

Trang 1

H伃⌀C VIẸ렂N B䄃ĀO CH䤃Ā V TUY䔃ȀN TRUYNKHOA CH䤃ĀNH TRỊ H伃⌀C

TIỂU LUẬNCHÍNH TRỊ HỌC

Khái niệm và cấu trúc của văn hoá chính trị Thực trạng vănhoá chính trị ở Việt Nam hiện nay và sự cấp thiết trong việc xây

dựng văn hoá chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của đất

Trang 2

MỤCTIÊU NGHIÊN CỨU 3

PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU 3

NỘI DUNG 4

1 C Ơ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Khái niệm văn hoá 4

1.2 Khái niệm chính trị 7

1.3 Khái niệm văn hoá chính trị 8

1.4 Cấu trúc của văn hoá chính trị 10

2 VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM 11

3 XÂY DỰNG VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CỦA ĐẤT

Trang 3

2

Trang 4

MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài

Văn hoá chính trị có vai trò rất to lớn đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Văn hoá chính trị giữ vị trí rất quan trọng trong việc tổ chức xã hội, định hướng điều chỉnh các hành vi và quan hệ xã hội Đồng thời, cổ vũ, động viện, thúc đẩy hoạt động của cá nhân, giai cấp trong chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc.

Hiện nay, trên thế giới, xu hướng toàn cầu hoá đang ngày càng phổ biến sâu rộng hơn Nó mở ra cơ hội phát triển cho các nước song cũng tạo ra những thách thức mới cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Việc giữ vững những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hoá chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định nền chính trị Từ đó sẽ tạo ra động lực cho sự hoà nhập, phát triển, ổn định của nước ta.Văn hoá chính trị ở nước ta có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Hiện nay, văn hoá chính trị Việt Nam đang được kế thừa và phát huy dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Điều đó cho phép đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa, thống nhất giữa tính cách mạng và tính khoa học, truyền thống với hiện đại, dân tộc và quốc tế Cũng chính từ đó đã tạo nên nét đặc sắc trong văn hoá chính trị ở nước ta.

Thông qua đề tài “Khái niệm và cấu trúc của văn hoá chính trị Thực trạng văn hoá chính trị ở Việt Nam hiện nay và sự cấp thiết trong việc xây dựng văn hoá chính trị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của đất nước”, tôi muốn làm rõ hơn những nét tiêu biểu, đặc thù trong văn hoá chính trị Việt Nam hiện nay Từ đó có cái nhìn tổng quan về văn hoá chính trị cũng như nền chính trị nước ta hiện nay.

Trang 5

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các tài liệu, tôi đưa ra những khái quát về khái niệm của văn hoá chính trị, những nét nổi bật của văn hoá chính trị Việt Nam hiện nay và tính cấp thiết trong việc xây dựng văn hoá chính trị có các cán bộ chủ chốt của đất nước.

Phương pháp nghiên cứu

Phân tích và tổng hợp tài liệu là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài nghiên cứu này Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích các tài liệu như sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng,…đưa ra những nội dung tiêu biểu của văn hoá chính trị Việt Nam trong thời kì hiện nay Từ đó tổng hợp, đánh giá đặc điểm của văn hoá chính trị Việt Nam trong thời kì hiện nay.

Trang 6

NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm văn hoá

Văn hóa chính trị là một bộ phận hữu cơ của văn hóa nói chung Vì vậy, để hiểu được văn hóa chính trị trước hết cần có một quan niệm thống nhất về văn hóa.

Văn hóa là một khái niệm phức tạp và đa nghĩa, gắn liền con người với đời sống xã hội loài người Từ lâu văn hóa đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Hiện nay đã và đang tồn tại rất nhiều các định nghĩa khác nhau

Văn hóa theo từ gốc Latinh “culture” lúc đầu chủ yếu nói về quan hệ giữa con người với tự nhiên, có nghĩa là gieo trồng, canh tác, khai hoang Sau này thuật ngữ trên được mở rộng sang lĩnh vực xã hội, nói về quan hệ giữa con người với con người, có nghĩa là giáo dục, nuôi dưỡng, giáo hóa, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách Theo E.B Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội” Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật Theo F Boas định nghĩa “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau” Theo định nghĩa này, mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình thành văn hóa của con người Hiện nay, có rất nhiều các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng như

Trang 7

ở nước ngoài đã vận dụng khái niệm văn hóa của UNESSCO: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dẫn thân một cách đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ.

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các cách sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra Theo Phạm Văn Đồng cho rằng “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” Theo định nghĩa này thì văn hóa là những cái gì đối lập với thiên nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý thức tình cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc.

Trang 8

Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam – Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử”.

Đối với tôi, gói gọn lại tất cả các cách hiểu từ mọi góc độ thì văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên Văn hóa có liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người, bao gồm tất cả những sản phẩm của con người.

Ví dụ nhắc đến văn hoá từ Giai đoạn văn hoá Văn Lang – Âu Lạc, từ gần năm 3000 đến cuối thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên vào thời đại đồ đồng sơ khai, trải 18 đời vua Hùng, được coi là đỉnh cao thứ nhất của lịch sử văn hoá Việt Nam, với sáng tạo tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn và kỹ thuật trồng lúa nước ổn định Đến bây giờ nét đẹp văn hoá này vẫn được Việt nam ta tiếp tục pháp huy, kế truyền.

Hoặc nhắc đến văn hoá của Việt Nam trong tín ngưỡng sùng bái con người phải kể đến việc Cả nước Việt nam cùng thờ vua tổ, có ngày giỗ tổ chung là Hội đền Hùng Đặc biệt việc thờ Tứ Bất Tử là thờ những giá trị rất đẹp của dân tộc: Thánh Tản Viên chống lụt, Thánh Gióng chống ngoại xâm, Chử Đồng Tử nhà nghèo cùng vợ ngoan cường xây dựng cơ nghiệp giầu có, bà Chúa Liễu Hạnh công chúa con Trời từ bỏ Thiên đình xuống trần làm người phụ nữ khát khao hạnh phúc bình thường.

Tất cả những điều đó đều là những nét đẹp văn hoá, nét đẹp dân tộc luôn trường tồn, đi cùng dân tộc từ những thời kỳ dựng nước, giữ nước và cho đến hiện tại nét đẹp này vẫn luôn được phát huy và trở thành nét đẹp thời đại của cả một dân tộc.

Ví dụ về văn hóa Việt Nam có thể kể đến áo dài, khi nói đến áo dài người ta sẽ nghĩ đến nét văn hóa về trang phục của Việt Nam, nói đến Kimono là nghĩ đến đến nét văn hóa về trang phục của Nhật Bản hoặc khi nhắc đến Hanbok bạn

Trang 9

sẽ nghĩ ngay đến nét văn hóa về trang phục của Hàn Quốc Bản sắc văn hóa là thể hiện nét riêng và là nét đặc trưng mà chỉ cần nhắc đến người ta sẽ nghĩ ngay đến một địa điểm cụ thể nào đó tồn tại bản sắc văn hóa đó.

Do văn hóa là một phạm trù lớn bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội nên nó cũng mang trong mình nhiều vai trò to lớn, cụ thể như: Văn hóa góp phần làm ổn định tình trạng xã hội, do văn hóa là những thứ đã tồn tại trong một thời gian dài, đi sâu vào trong nhận thức của từng người dân, do vậy mọi hành vi của người dân đều chịu sự điều chỉnh bởi một khuôn khổ tập quán, đạo đức của dân tộc Chính vì vậy mà văn hóa đã góp phần làm cải thiện các mối quan hệ trong xã hội, đem lại chất lượng sống tốt hơn cho người dân về cả mặt vật chất và tinh thần Văn hóa được chia thành văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể Điều này đã đem lại được những giá trị lợi ích về tinh thần và vật chất cho con người Tạo dựng lên những nét đẹp truyền thống mang đậm dấu ấn của dân tộc Việt Nam Là một trong những tư liệu để minh chứng cho lịch sử huy hoàng của dân tộc Do quá trình hình thành dài, chứa đựng toàn bộ những thăng trầm của cả một đất nước nên thông qua những nét văn hóa đó mà thế hệ sau có thể cảm nhận được những truyền thống văn hóa của ông cha ta Văn hóa thực hiện chức năng giao tiếp và thể hiện được là cầu nối gắn kết giữa con người với con người, gắn kết thế hệ trước với thế hệ sau Văn hóa còn có chức năng giáo dục, đây được coi là một trong những chức năng quan trong nhất của văn hóa, giúp cho thế hệ sau thấu hiểu về lịch sử dân tộc, đảm bảo được sự lưu giữ và ngày càng phát triển Văn hóa góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển Do đó, văn hóa thể hiện cho nét đẹp của một đất nước, là một trong những yếu tố thu hút được bạn bè du khách quốc tế đến tham quan và khám phá văn hóa Việt Nam.

1.2 Khái niệm chính trị

Trang 10

Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích Chính trị liên quan đến quyền lợi của giai cấp và nhà nước Chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, đảng phái chính trị xuất hiện khi xã hội phân chia giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế nhất định Chính trị còn tồn tại khi nào còn giai cấp, còn nhà nước.

Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chính trị trước hết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hiệu lực quản lí của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Từ khi xuất hiện, chính trị ảnh hưởng tới quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại Nghiên cứu một cách nghiêm túc các quan điểm trước đi trước về chính trị, đồng thời vận dụng một cách khoa học các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã đề xuất những nhận định đúng đắn về chính trị như sau Chính trị là lợi ích, là quanː “

hệ lợi ích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc Nhà nước, là định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung, nhiệm vụ của Nhà nước Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế Đồng thời, chính trị không thể không chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quan tới vận mệnh hàng triệu người Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.”

Trang 11

1.3 Khái niệm văn hoá chính trị

Văn hóa chính trị ngay từ thời kỳ các tư tưởng chính trị sơ khai đã có những triết lý trên, Aristotle cho rằng, hình thức chính phủ tốt nhất là hình thức hỗn hợp, trong đó tầng lớp trung lưu đóng vai trò thống trị Chính phủ hỗn hợp là loại chính phủ được kết hợp bởi các nguyên tắc quả đầu Một chính phủ như vậy sẽ vận hành hiệu quả khi của cải được phân bổ một cách hợp lý; khi có một tầng lớp trung lưu mạnh, tầng lớp này sẽ chuyển các đặc trưng tính cách của mình cho nhà nước Đến các tư tưởng văn hóa chính trị của các nhà xã hội hội ở Châu Âu, đặc biệt là Marx Weber cho rằng các loại quyền lực chính trị như: quyền lực hợp pháp - duy lý, quyền lực truyền thống và quyền lực uy tín là những cách phân loại chủ quan Chúng là lý do giải thích tại sao các nhà lãnh đạo lại được những người dưới quyền tuân lệnh và đó cũng là các cơ sở của tính chính đáng quyền lực

Dưới cách tiếp cận của Marxist cho rằng văn hóa chính trị là một bộ phận, phương diện của văn hóa trong xã hội có giai cấp, nó biểu hiện khả năng và năng lực của con người trong việc giác ngộ lợi ích của giai cấp, dân tộc nhằm tổ chức và hoàn thiện hệ thống tổ chức quyền lực để hiện thực hóa lợi ích giai cấp, dân tộc tiến tới thực thi các mục tiêu chính trị và sự tiến bộ xã hội.

Văn hoá chính trị là trình độ phát triển của con người thể hiện ở sự hiểu biết về chính trị, ở trình độ tổ chức hệ thống quyền lực theo một chuẩn giá trị xã hội nhất định, nhằm điều hoà các quan hệ lợi ích giữa các giai cấp và bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ xã hội.

Văn hoá chính trị cũng có thể được hiểu là một hệ thống niềm tin về quyền, thẩm quyền và quyền lực Trong đó, quyền là khả năng thực hiện ý chí của mình được pháp luật và xã hội chấp nhận, thẩm quyền là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống nhà nước do pháp luật quy định, quyền là phương tiện để duy trì, bảo vệ, thực hiện

Trang 12

lợi ích cho cá nhân, giai cấp, dân tộc, quốc gia và là mục tiêu mà các quốc gia đang tìm kiếm.

Văn hóa chính trị ở mỗi quốc gia rất khác nhau, trong một quốc gia có thể có sự khác biệt về văn hoá chính trị giữa giới tinh hoa và quần chúng nhân dân, giữa các dân tộc, các khu vực và nhóm tôn giáo khác nhau Khi sự khác biệt của một nhóm nào đó đã đủ mạnh, lúc đó nhóm này đã hình thành một tiểu văn hoá chính trị riêng của mình.

Khái niệm văn hóa chính trị có thể được hiểu theo những nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp khác nhau, song không thể thiếu những yếu tố tiêu biểu, cốt lõi làm nên nội hàm của nó Trong số các yếu tố cốt lõi ấy có tri thức chính trị, ý thức chính trị, niềm tin chính trị, tình cảm chính trị, kinh nghiệm chính trị và năng lực hành động chính trị Các yếu tố tiêu biểu và cốt lõi này gắn bó rất chặt chẽ với nhau, bổ sung lẫn cho nhau tạo thành phẩm chất, nhân cách, thúc đẩy sự tu dưỡng bản thân và năng lực chính trị của một cá nhân, một tổ chức, một đảng phái chính trị; đồng thời, chúng cũng góp phần để giúp một cá nhân hay một tổ chức hiện thực hóa các mục đích chính trị của mình

Lịch sử xã hội loài người cho thấy, những người làm chính trị tài ba hoặc những lãnh tụ chính trị xuất chúng đều là những người có văn hóa chính trị cao, trong đó nổi bật là tri thức chính trị Nói khác đi là những người có đầu óc quyết đoán mạnh mẽ, am hiểu sâu sắc nhiều lĩnh vực, từ lịch sử, văn hóa, nghệ thuật quân sự đến địa - chính trị, nhất là năng lực tổ chức, quản trị, lãnh đạo, điều hành và có uy tín với những người xung quanh Về điều này, V.I.Lênin từng nhấn mạnh: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”.

1.4 Cấu trúc của văn hoá chính trị

Trang 13

Thứ nhất, tri thức, sự hiểu biết về chính trị là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc văn hoá chính trị Điều này được biểu hiện bằng trình độ học vấn về chính trị và kinh nghiệm, sự từng trải được tích luỹ qua thực tế chính trị Xét về bản chất và khuynh hướng thì trình độ học vấn chính trị có vị trí chi phối kinh nghiệm từng trải Nó có thể khái quát những kinh nghiệm chính trị có vị trí chi phối kinh nghiệm từng tải Nó có thể khái quát những kinh nghiệm chính trị thực tiễn thành những vấn đề mang tính lý luận, vạch ra được bản chất và quy luật ẩn giấu sau những tri thức kinh nghiệm đã được tích luỹ Do vậy mà tri thức, sự hiểu biết chính trị là sự thống nhất hữu cơ, biện chứng giữa tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm về chính trị.

Thứ hai, niềm tin, lý tưởng mỗi cá nhân trong đời sống chính trị cũng góp phần cấu thành nên văn hoá chính trị Niềm tin của mỗi cá nhân trong đời sống chính trị có thể được hình thành qua thực tiễn một cách tự phát hay cũng có thể là kết quả của một sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc về lý tưởng chính trị đã được lựa chọn Lý tưởng chính trị không chỉ là động lực kích thích hoạt động của cá nahan mà còn có vai trò quan trọng trong việc xác định phương hướng, biện pháp trong thực tiễn chính trị Ở Việt Nam, vì lý tưởng "không có gì quý hơn độc lâoj, tự do" mà nhiều đồng bào, chiến sĩ ta đã hi sinh vì nền độc lập ấy Sự nhạt bén, sáng tạo trong việc tìm ra phương hướng để hiện thực hoá lý tưởng là một trong những nhân tố quan trọng trong văn hoá chính trị.

Thứ ba, đó là ý thức về sự đổi mới trong chính trị Văn hoá là đổi mới, văn hoá chính trị cũng là sự đổi mới mang tính giai cấp Đối mới phải trên cơ sở nhận thức và vận dụng một cách hợp lý và hiệu quả các quy luật Đổi mới cũng phải bắt nguồn, bám rễ từ mảnh đất của văn hoá dân tộc, tinh hoa văn hoá của thời đại Những thủ tục lạc hậu, bảo thủ luôn là những thứ kìm hãm, trở lực, ngăn cản sự phát triển, tiến bộ của lịch sử Do vậy, ý thức được tính tất yếu khách quan của sự đổi mới, từ đó nhận định hướng đúng trong quá trình đổi mới cũng là bộ phận quan trọng của cấu trúc này.

Trang 14

Cuối cùng là các giá trị văn hoá và chuẩn mực được thiết lập trong lịch sử dân tộc Văn hoá chính trị ở một giai đoạn lịch sử nhất định không chỉ là sự kết tinh của những giá trị vật chất và tinh thần ở thời điểm đó mà còn hàm chứa những giá trị truyền thống trong giai đoạn lịch sử trước đó, những giá trị đã được các thế hệ trước tạo ra từ các giá trị văn hoá, người ta xây dựng những chuẩn mực điều chỉnh hành vi giữa các cá nhân với nhau trong giao tiếp, ứng xử.

2 Văn hoá chính trị ở Việt Nam

Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo Từ khi xã hội có giai cấp, phát sinh áp bức bóc lột thì văn hóa chính trị là công cụ đấu tranh tinh thần nhằm xóa bỏ bất công, giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, mang lại cuộc sống tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc Trong tiến trình hướng tới mô hình chủ nghĩa xã hội khoa học hiện thực thì văn hóa là sự hướng đạo các giá trị phổ quát giàu tính nhân bản, theo dự báo tiên đoán chính trị được chủ nghĩa Mác - Lênin soi rọi Và trong dòng chảy nghìn năm của văn hóa Việt Nam, văn hóa chính trị hiện đại vượt lên tiên phong, dẫn hướng cho tương lai dân tộc.

Ở Việt Nam, văn hóa chính trị thời hiện đại được kế thừa, tiếp biến trên nền tảng truyền thống yêu nước, thương nòi, tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo trong tiến trình dựng nước và giữ nước Danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh là nhịp cầu nối giữa văn hóa chính trị truyền thống với văn hóa chính trị hiện đại, định hướng và mở ra chân trời tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.

Vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, một nhà báo Xô viết khi tiếp xúc với Nguyễn Ái Quốc đã dự báo từ Nguyễn Ái Quốc toát lên những giá trị văn hóa tương lai Chủ nghĩa yêu nước chân chính kết nối với chủ nghĩa quốc tế vô sản đã hình thành trong nhân cách văn hóa chính trị Hồ Chí Minh lòng nhân ái bao la, đức khiêm nhường và tinh thần đấu tranh không nhân nhượng với thực

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w