1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Môn Bảo Hiểm Hàng Không Chủ Đề Chuyến Bay 1549 Của Us Airways.pdf

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyến Bay 1549 Của Us Airways
Tác giả Phạm Thanh Huyền, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Thảo Trang
Người hướng dẫn Phạm Hữu Hà
Trường học Học Viện Hàng Không Việt Nam
Chuyên ngành Bảo Hiểm Hàng Không
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 5,38 MB

Nội dung

Với sự ra đời của Công ước Chicago vào năm 1949 cùng một số công ước hàng không khác như Montreal, công ước Warsaw và các công ước nghị định hàng không khác đã giúp đảm bảo sự an ninh và

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

BÀI TIỂU LUẬN MÔN BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG CHỦ ĐỀ: CHUYẾN BAY 1549 CỦA US AIRWAYS

Sinh viên thực hiện:

Trần Thị Thanh Hiền - 2031010032

Nguyễn Thị Thảo Trang - 2031010015

Lớp: 20ĐVQT01

Mã học phần: 010200012801

Giáo viên hướng dẫn: Phạm Hữu Hà

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM BÀI

Ngày tháng năm Giảng viên chấm bài

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Hữu Hà Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Bảo hiểm hàng không, chúng em đã nhận được

sự giảng dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn của chúng em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Mong Thầy xem và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

A LỜI MỞ ĐẦU……….…… 1

B CHUYẾN BAY1549 CỦA US AIRWAYS……… ….2

1 Thông tin chuyến bay và diễn biến……… 2

1.1 Thông tin……… ……… …… 2

1.2 Diễn biến……… ………….…….4

2 Nguyên nhân….……… …6

3 Biện pháp khắc phục……… ………8

4.Hậu quả chi trả và bồi thường……….……9

4.1 Chính sách thực hiện trong quá trình điều tra……….10

4.2 Chính sách thực hiện sau khi hoàn tất quá trình điều tra……… 13

C KẾT LUẬN……… … 14

D NGUỒN THAM KHẢO………….………15

Trang 5

A LỜI MỞ ĐẦU Vào đầu thế kỉ hai mươi, giấc mơ bay lên bầu trời của con người đã thành hiện thực khi chuyến bay đầu tiên trong lịch sử nhân loại được thực hiện bởi hai anh em nhà Wright và đã làm nền tảng và cho ra đời ngành hàng không vào đầu những năm

1900 Trải qua hơn một thế kỉ ngành hàng không thế giới đã vươn lên đến tầm cao và đóng góp một phần không nhỏ cho nền văn minh nhân loại Với sự ra đời của Công ước Chicago vào năm 1949 cùng một số công ước hàng không khác như Montreal, công ước Warsaw và các công ước nghị định hàng không khác đã giúp đảm bảo sự an ninh và an toàn cho ngành hàng không dân dụng thế giới Theo dữ liệu của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), trong năm 2021 cứ mỗi một triệu chuyến bay thì chỉ ghi nhận 1,01 vụ tai nạn thấp hơn so với con số 1,58 của năm 2020 và con số 1,23 của cả giai đoạn từ 2017 đến 2021 Những chuyển biến tích cực này có được là nhờ sự kết hợp của sự tiến bộ vượt bậc về mặt khoa học kỹ thuật cùng sự nỗ lực không ngừng trong của các tổ chức hàng không toàn cầu trong việc đẩy mạnh và tăng cường các quy định tiêu chuẩn để đảm bảo an ninh và an toàn cho ngành hàng không

Tuy nhiên, dù cho con số tai nạn xảy ra là rất nhỏ so với tổng số chuyến bay thì vấn đề chúng ta không thể phủ nhận ở đây đó là mức độ thiệt hại nặng nề cho mỗi một

vụ tai nạn là cực kì lớn mà đặc biệt có thể kể đến trong đó chính là một loạt vụ tấn công hàng không diễn ra vào ngày 11/09/2001 tại thành phố New York, Washington D.C và tiểu bang Pennsylvania thuộc nước Mỹ khiến gần 3.000 người thiệt mạng, hơn 6.000 người bị thương, gây ra thiệt hại ít nhất 10 tỷ đô la Mỹ về tài sản và cơ sở hạ tầng và rồi tổng cộng tổn thất ước tính tới gần 3.000 tỷ đô la Vậy nên bên cạnh những hành động nâng cao mức độ an toàn và an ninh thì sau rất nhiều những thảm kịch hàng không đã xảy ra trong lịch sử, lĩnh vực bảo hiểm hàng không đã được ra đời như một giải pháp phòng ngừa và dự trữ cho những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng không cho cả hãng hàng không lẫn hành khách nhằm bù đắp tối đa những tổn thất về vật chất lẫn tinh thần khi trường hợp xấu nhất xảy đến

Nhằm mục đích hiểu rõ hơn về vấn đề tai nạn và chính sách bảo hiểm trong ngành hàng không dân dụng thương mại, chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu về những diễn biến, nguyên nhân, biện pháp khắc phục cũng như chính sách chi trả và bồi

Trang 6

thường bảo hiểm trong vụ tai nạn trên chuyến bay 1549 của hãng hàng không US Aiways

B CHUYẾN BAY 1549 CỦA US AIRWAYS

1 Thông tin chuyến bay và diễn biến

1.1 Thông tin

Vào lúc 15 giờ 26 phút ngày 15 tháng 01 năm 2009, chiếc Airbus A320 mang

số hiệu 1549 của hãng US Airways cất cánh từ đường băng số 04 lên không trung với hành trình từ sân bay La Guardia, New York hướng tới thành phố Charlotte, bang North Carolina Trên máy bay có tổng cộng 150 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn Đường bay theo lịch trình thường ngày của chuyến bay 1549 là chuyến bay nội địa Hoa Kỳ, đầu tiên bay đến Sân bay Quốc tế Charlotte/Douglas, Bắc Carolina, và sau đó tiếp tục bay đến Sân bay Quốc tế Seattle-Tacoma ở tiểu bang Washington

Hình1.Hànhtrìnhchuyếnbay1549củaUSAirways

Cơ trưởng của chuyến bay là Chesley B Sullenberger III, 57 tuổi từ Danville, California Ông là một cựu đại úy phi công của Không lực Hoa Kỳ, phục vụ với vai trò phi công máy bay chiến đấu và từng lái F-4 Phantom II từ năm 1973 đến năm 1980 Sau khi rời không quân, ông trở thành phi công hành không thương mại cho US Airways

Trang 7

Ngoài ra cơ phó của chuyến bay là Jeffrey Skiles, 49 tuổi từ Oregon, Wisconsin, cùng các tiếp viên hàng không là Donna Dent, Doreen Welsh, và Sheila Dail cũng là những người còn lại thuộc phi hành đoàn cũng hiện diện ở đó, trực tiếp tham gia điều khiển và phục vụ chuyến bay định mệnh ngày hôm ấy

Hình3.Phihànhđoàncủachuyếnbay1549USAirways

Chiếc máy bay là loại Airbus A320-214 có động cơ CFM56 và số sản xuất

1044 Số đăng ký máy bay (tailnumber) là N106US Chuyến bay đầu tiên là ngày 15 tháng 6 năm 1999, được giao mới cho US Airways vào tháng 8 năm 1999 Nó đã thực hiện được 16.299 chuyến bay Lần bảo dưỡng gần đây (kiểm tra và bảo dưỡng được thực hiện mỗi 550 giờ bay) là vào ngày 6 tháng 12 năm 2008 Loại Airbus A320 có một nút điều khiển để đáp xuống nước với chức năng là đóng lại tất cả các valves và cửa đóng dưới bụng máy bay để hạn chế tốc độ nước tràn vào máy bay

Trang 8

1.2 Diễn biến

Tại thời điểm bắt đầu khởi hành, mọi thứ vẫn diễn ra bình thường cho đến khi chặng bay đầu của chuyến bay đã buộc phải chấm dứt khoảng 6 phút sau khi cất cánh bằng việc hạ cánh khẩn cấp xuống sông Hudson Quá trình vượt lên cao 3.200 feet trong khoảng thời gian 2 phút sau khi cất cánh, máy bay đã va chạm với một đàn chim khi đang di chuyển với vận tốc 97 m/s Thời điểm ấy trong buồng lái, cơ trưởng và cơ phó sau khi quan sát bên ngoài từ cửa sổ buồng lái đã tỏ vẻ bất lực khi những con chim đâm vào máy bay Các hành khách cũng cho biết họ đã bắt đầu ngửi thấy mùi xăng bên trong cabin

Phản ứng đầu tiên được thực hiện liền sau khi phát hiện sự cố của cơ trưởng là thực hiện các thao tác khẩn cấp để xử lý tình huống song song với hành động phát tín hiệu yêu cầu giúp đỡ tới đài kiểm soát không lưu Sau khi nhận được tín hiệu từ máy bay, đài kiểm soát không lưu đã hướng dẫn hạ cánh khẩn cấp ở sân bay Teterboro, nơi gần nhất so với địa điểm xảy ra sự cố Tuy nhiên, chiếc máy bay lại dần mất độ cao và suýt nữa đã va chạm với cầu George Washington Trong trạng thái nguy nan đó, cơ trưởng đã đưa ra một quyết định hết sức táo bạo là hạ cánh khẩn xuống sông Hudson

Cả hai phi công lí giải cho quyết định đáp khẩn cấp xuống mặt nước trên sông Hudson

là do khi ấy máy bay đang ở độ cao hơn 900 mét, thiếu độ cao an toàn để bay đến bất

cứ sân bay nào gần đó

Khoảng 6 phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay chạm mặt sông Hudson với tốc

độ 125 dặm Anh trên một giờ, hướng về phía nam ở vị trí gần Phố 48 trong khu Manhattan và cảng Imperial của Weehawken, tiểu bang New Jersey, cách Times Square non 1 dặm Anh và những đường phố đông đúc của khu Midtown Manhattan,

và trong khoảng cách 910 mét từ ba nhà ga bến phà Vào thời điểm ấy, chỉ tới tận khi còn 90 giây trước khi xảy ra màn hạ cánh liều lĩnh thì cơ trưởng mới cầm mic thông báo cho hành khách “Chuẩn bị va chạm” Chiếc máy bay đã trượt đi trong những tiếng thét sợ hãi của hành khách, nhưng không gãy và không chìm Qua việc đáp thành công trên mặt nước, theo nhật báo The Wall Street Journal, cơ trưởng chuyến bay "đã đạt được 1 kỳ công thử thách kỹ thuật nhất và hiếm có nhất trong hàng không dân dụng Ngay khi vừa đáp xuống mặt nước an toàn, cơ trưởng Sully nhanh chóng rời khỏi buồng lái và ra lệnh thông báo sơ tán hành khách, yêu cầu họ mặc áo phao cứu hộ

Trang 9

và di chuyển ra bốn cửa thoát hiểm, nơi có phao cứu sinh được bung sẵn và trèo sang hai cánh hai bên vì khi đó nước đã bắt đầu tràn vào khoang trống Thời điểm ấy, nhiệt

độ ngoài trời ghi nhận lúc đó là âm 7 độ C khiến cho mọi người rấtchật vật với điều kiện thời tiết lạnh giá trên mặt sông lênh đênh

Khi đã hoàn tất quá trình sơ tán và cứu hộ, cơ trưởng Sully là người cuối cùng rời khỏi cabin để chắc chắn rằng mình không bỏ sót bất kì một hành khách nào trên chiếc máy bay đang chuẩn bị chìm

Hình4,5&6,7.Chuyếnbay1549củaUSAirways đápxuống trênsôngHudson

Vào lúc xảy ra sự cố, khi nhìn thấy chiếc máy bay lao xuống sông, tàu du lịch của công ty NY Waterway và Circle Line đã nhanh chóng đến hiện trường tai nạn để giúp đỡ chỉ 4 phút sau khi bụng máy bay đáp xuống mặt nước Các tàu phà và tàu kéo gần đó gần như đến tiếp cứu hành khách ngay lập tức Một số hành khách đứng chờ trên cánh của chiếc máy bay đang nổi trên mặt nước, trong lúc những hành khách khác leo lên các xuồng cấp cứu Trong vài phút, Sở Cứu hỏa Thành phố New York (FDNY), Sở Cảnh sát Thành phố New York (NYPD) và Tuần duyên Hoa

Kỳ (USCG) có mặt tại hiện trường để giúp cho công cuộc cứu cấp Tất cả hành khách

và nhân viên phi hành được di tản an toàn khỏi máy bay Sở Cứu hỏa Thành phố New York đáp ứng với tàu cứu hỏa John D McKean Trên bộ, sở cứu hỏa thông báo tình trạng khẩn cấp mức độ 3 và huy động các đơn vị hỗ trợ tiếp vận và các đơn vị đối phó tình trạng khẩn cấp chính của họ và có đến 36 xe cứu thương sẵn sàng tại hiện trường

Trang 10

Sở cảnh sát đáp ứng với các máy bay trực thăng, tàu thuyền và thợ lặn.Tiếp sau đó thì lần lượt trực thăng, tàu của sở cứu hộ New York cùng thợ lặn cũng được khẩn trương huy động đến nơi máy bay rơi, kịp thời cứu giúp các nạn nhân Ngoài ra, khoảng 30 xe cứu thương của các tổ chức bao gồm một số bệnh viện cùng các tổ chức khác cũng sẵn sàng và khẩn cấp lên đường cứu trợ Nhiều cơ quan khác cũng cung cấp hỗ trợ y tế dọc theo bờ sông phía Weehawken bang New Jersey

Hình8,9 Cáchànhkháchđượctàuthuyềnvàđội ngũcứuhộhỗtrợgiảithoátantoàn

Cuối cùng, thật may mắn khi toàn bộ 155 người trên máy bay đều may mắn sống sót Chỉ có một người bị thương đáng kể: một tiếp viên cần phẫu thuật vì bị gãy chân.Tổng cộng có 78 người được chăm sóc y tế, đa số bị thương nhẹ và mất nhiệt vì thời tiết quá lạnh trên sông Trung tâm Y tế Công giáo Thánh Vincent tại Greenwich Village nhận bệnh nhân của vụ tai nạn này (cũng như Trung tâm Bệnh viện Thánh Luke's-Roosevelt) trong đó có từ 5 đến 10 người được chăm sóc vì bị lạnh cóng Bệnh viện Roosevelt nhận thêm 10 bệnh nhân Tất cả có 15 hành khách được chăm sóc tại các bệnh viện trong khi những hành khách khác được chăm sóc tại các cơ sở y tế nhỏ

“ĐiềukỳdiệuđếnvớingườiMỹ vàonăm2009khitấtcảmọingườitrênmáybayđều cònsống” - Tổng thống George W Bush theo dõi vụ tai nạn này qua truyền hình, nói với các phóng viên, “BàLauravàtôicảmkíchtrướctàinghệvàhànhđộnganhhùng củatổláicũng như sựcống hiếnvôtưvà hếtlòng của nhữngngườitìnhnguyệncứu hộ”.Mọi người thoát nạn, cơ trưởng Sully được tôn vinh như người hùng Vụ tai nạn hàng không này nhanh chóng được cả thế giới biết đến và được gọi là "phépmàutrên sôngHudson"

2 Nguyên nhân

Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, ngày 21/01/2009, một đội điều tra thuộc Ủy ban

An toàn Giao thông quốc gia Mỹ do kỹ sư hàng không Robert Benzon cầm đầu đã công bố rằng dựa theo phân tích sơ bộ băng ghi âm buồng lái và thiết bị ghi dữ liệu

Trang 11

chuyến bay thì chiếc Airbus đã bị mất lực đẩy ở cả hai động cơ là do va chạm với đàn ngỗng

Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân, đội điều tra đã tìm thấy một chiếc lông ngỗng còn nguyên vẹn ở động cơ phản lực bên phải cùng những mẩu thịt, xương Bên cạnh đó, ở động cơ bên trái bị văng ra và chìm xuống nước thì sau khi trục vớt, đội điều tra thấy nhiều vết lõm trong cửa hút gió, chứng tỏ có sự va đập mạnh Ngoài ra, 5 cánh quạt nén khí bị gãy còn 8 cánh khác không tìm thấy Kết quả thử nghiệm ADN chứng minh rằng những mẩu thịt, xương còn lại trong cả 2 động cơ đều là của loài ngỗng di trú từ Canada

Hình10,11&12.Chiếcmáybay đượctrụcvớtvàtiến hànhđiềutranguyênnhân

Qua một loạt các hoạt động điều tra và làm rõ nguyên nhân, kết quả cuối cùng

đã được kết luận rằng sự cố xảy ra là do tác động hi hữu khi không may tông phải đoàn chim, cụ thể là loài ngỗng trời có nguồn gốc từ Canada đến mùa di trú trên bầu trời bay về phía Nam, khiến cho động cơ của máy bay sau va chạm mạnh đã cháy nổ dẫn đến bị mất lực đẩy và cân bằng

3 Biện pháp khắc phục

Trang 12

Theo nhiều chuyên gia hàng không, cơ trưởng Sully đã tính toán rất kỹ khi hạ cánh trên sông Hudson tại địa điểm gần khu vực hoạt động sầm uất của các công ty du lịch trên thuyền Mặc dù vậy, sau sự kiện này cơ trưởng Sully và các thành viên tổ bay vẫn phải đối mặt với chỉ trích rằng việc cho máy bay hạ cánh trên sông có thể trở thành thảm kịch Hội đồng An toàn giao thông Mỹ (NTSB) và các cơ quan tình báo điều tra nguyên nhân gây ra vụ rơi máy bay ban đầu đã nghi ngờ cơ trưởng Sully và đặt câu hỏi về quyết định liều lĩnh cũng như khả năng điều khiển máy bay của ông

Để giải đáp cho các nghi ngờ, các chuyên gia của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia Mỹ đã tiến hành một loạt các thử nghiệm nhằm đánh giá quyết định của cơ trưởng Sully khi đáp xuống sông Hudson là đúng hay sai Không chỉ đơn giản là để tìm câu trả lời đúng hay sai mà thí nghiệm này còn là để tìm hiểu nguyên nhân giúp phòng tránh giảm thiểu các thảm hoạ khủng khiếp có thể xảy ra và khi một sự việc tương tự xảy ra sẽ có phương án tham khảo tối ưu tốt nhất

Thông qua việc mô phỏng một máy bay Airbus 320 trên hệ thống siêu máy tính trong điều kiện cả 2 động cơ phản lực đều bị mất phần lớn lực đẩy, các phi công tham gia thử nghiệm có quyền hạ cánh xuống sân bay LaGuardia hoặc sân bay Teterboro Kết quả cuối cùng cho thấy chỉ trong 35 giây, ở trường hợp đầu tiên, máy bay bị rơi khi phi công cố gắng quay đầu lại sân bay LaGuardia còn ở trường hợp thứ hai với sân bay Teterboro thì máy bay đã lao ra khỏi đường băng, đâm đầu xuống một hồ nước vì chiều dài đường băng khôngđủ để hạ cánh Do vậy, họ đã kết luận được rằng quyết định của cơ trưởng Sully là "hoàn toàn cần thiết và đúng đắn"

Ngoài ra, nhằm mục đích để ngăn chặn sự cố tương tự, trong hai tháng 06 và 07 năm 2009, một loạt các tổ chức như Sở Nông nghiệp, Công ty dịch vụ công ích, Cục bảo vệ động vật hoang dã, Cục bảo vệ môi trường và các công viên, khu giải trí ở New York đã cử nhân viên đến 17 địa điểm trên toàn thành phố, nơi bầy ngỗng di trú thường dừng chân nghỉ ngơi trước khi bay xuống phương nam để bắt 1.235 con ngỗng Canada

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng tiến hành biện pháp kiểm soát ngỗng bằng cách ngâm 1.739 trứng ngỗng trong dầu ngô để chúng không thể nở ra được nữa

4 Hậu quả chi trả và bồi thường

Trang 13

Tại thời điểm ấy, American International Group, Inc (AIG) - một tập đoàn tài chính và bảo hiểm đa quốc gia của Mỹ có hoạt động tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đanglà công ty bảo hiểm chính và đứng đầu chính sách bảo hiểm hàng không của

US Airways nên do đó họ sẽ chịu trách nhiệm về tổn thất và bồi thường chi trả bảo hiểm thân tàu và thực hiện các chính sách pháp lý cho sự cố chuyến bay

Theo điều 17 khoản 1 công ước Montreal 1999 quy định: "Ngườivậnchuyển phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra trong trường hợp hành khách chết và bị thươnghoặcbất kỳthương tíchvềthânthể nàocủahành khách,nếutainạngâyra thiệthạiởtrêntầubayhoặctrong quátrìnhhoạtđộngxếptảivàdỡtải."Cũng theo

điều 21, Công ước Montreal 1999 quy định: "Đốivớithiệthạiphátsinhtheo khoản1 Điều17khôngvượtquá 100.000SDR,ngườivậnchuyểnsẽkhôngthểloại trừhoặc giới hạn trách nhiệm pháp lý của mình." và "Người vận chuyển không chịu trách nhiệmđốivớinhữngthiệthạiphátsinhtheokhoản1Điều17trongphạmvivượtquá

100.000SDR đốivới mỗi hànhkhách."Ngoài ra, theo công ước Montreal (MC99) các hãng hàng không phải trả một khoản bồi thường khoảng 175.000 USD cho mỗi hành khách khi bị thương hoặc thiệt mạng trong tai nạn máy bay Các công ty bảo hiểm sẽ trả tiền bồi thường dựa trên số tiền bảo hiểm Số tiền bồi thường thiệt hại được tự động chi trả, không cần những thân nhân hay những người bị thương phải chứng minh do lỗi hoặc sự lơ là của hãng hàng không

Ở trường hợp của chuyến bay 1549 của US Airưays, vì phần lớn chiếc máy bay vẫn còn nguyên vẹn, nên sẽ giúp dễ dàng xác nhận nguyên nhân vụ tai nạn Tuy nhiên, toàn bộ các hành khách cũng như phi hành đoàn đều còn sống sót và không bị thương nặng nên mức bồi thường có vẻ như là không được cao như các vụ tai nạn hàng không khác Nếu các bằng chứng cho thấy rõ ràng rằng một vụ va chạm với chim gây ra tai nạn thì có thể làm giảm tổn thất trách nhiệm pháp lý, bởi vì những yêu cầu bồi thường trong tình huống như vậy có xu hướng được chi trả thấp hơn vì ở trường hợp này hãng hàng không và công ty bảo hiểm có thể chứng minh sự cố là không thể tránh khỏi Thời điểm ấy, giới hạn trách nhiệm pháp lý trung bình trên thị trường bảo hiểm hàng không là tối đa 1 triệu USD cho mỗi sự cố và chỉ tối đa 100.000 USD cho mỗi hành khách và giới hạn trách nhiệm đối với hầu hết các hãng hàng không lớn có gắn cờ Hoa

Kỳ là 1,5 tỷ USD

Ngày đăng: 23/05/2024, 20:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN