Vậy, nhắc đến văn hóa văn nghệ thì ta không thể không nghĩ đến Cải lương, một trong những nền nghệ thuật văn hóa lâu đời của nước Việt Nam ta.. Từ lúc cải lương ra đời, con người Việt Na
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA MỸ THUẬT VÀ THIẾT KẾ
BÀI TIỂU LUẬN
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Từ xưa văn hóa văn nghệ là một yếu tố không thể thiếu của người dân Việt Nam Nghệ thuật, âm nhạc luôn gắn liền với đời sống của con người đất Việt trong mọi hoàn cảnh, âm nhạc mang đến những niềm vui nho nhỏ, trở thành thói quen trong mọi hoạt động sống của người dân Vậy, nhắc đến văn hóa văn nghệ thì ta không thể không nghĩ đến Cải lương, một trong những nền nghệ thuật văn hóa lâu đời của nước Việt Nam ta Cải lương bắt nguồn từ miền Nam Việt Nam và phát triển khắp đất nướ với lối Ca ra bộ Nghệ thuật này là món ăn tinh thần của người dân khắp xứ Từ lúc cải lương ra đời, con người Việt Nam luôn luôn giữ gìn và phát triển môn nghệ thuật này vì đó là một nét đẹp truyền thống không thể diễn tả hết bằng lời Khi tìm đến nghệ thuật Cải lương, không ai nghe câu hò của Cải lương mà lại không động lòng người Bên cạnh đó sân khấu cải lương với đa dạng màu sắc, biểu cảm, với nhiều kịch bản đặc sắc làm sân khấu cải lương càng trở nên đặc biệt hơn
Mục đích nghiên cứu:
-Tìm hiểu về nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của nghệ thuật cải lương -Tìm hiểu sâu hơn về giá trị, nét đẹp, tính truyền thống của cải lương
Ý nghĩa nghiên cứu:
- Góp phần tuyên truyền ý thức giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc
- Tuyên truyền ý thức tìm hiểu văn hóa truyền thống trước sự du nhập của văn hóa phương Tây
- Thể hiện được nét đẹp đặc sắc lâu đời và sự gầy dựng, giữ gìn của người xưa
Phạm vi nghiên cứu:
- Từ khi Cải lương ra đời đến nay
Phương pháp nghiên cứu:
-Tham khảo các tài liệu trên mạng và trong sách tài liệu đã có
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CẢI LƯƠNG
1.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA 1.2 NGUỒN GỐC 1.3 CÁC GIAI ĐOẠN
CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC, ĐẶC TRƯNG CỦA CẢI LƯƠNG
2.1 TRANG PHỤC CẢI LƯƠNG 2.2 ĐẠO CỤ CẢI LƯƠNG 2.3 TÁC GIẢ TÁC PHẨM 2.4 CÁC VỞ KỊCH 2.5 TÊN VỞ DIỄN
CHƯƠNG 3: CẢI LƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ TINH THẦN 1 A SO SÁNH GIỮA CẢI LƯƠNG VÀ NHỮNG BỘ MÔN KHÁC.
1 B PHẦN MỞ RỘNG
2 SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG
3 QUÁ KHỨ HUY HOÀNG CỦA CẢI LƯƠNG
4 NGUYÊN NHÂN LỤI TÀN CỦA CẢI LƯƠNG
5 CÁCH KHẮC PHỤC
6 KẾT LUẬN
7 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CẢI LƯƠNG 1.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA
Cải lương là một loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Việt Nam hình thành trên cơ sở dòng nhạc đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ Đây là một hình thức biểu diễn kết hợp giữa âm nhạc, văn học, và hình ảnh diễn xuất, thường được biểu diễn trên sân khấu
Dù có ảnh hưởng của nhiều dòng văn hóa nghệ thuật nhưng cải lương vẫn giữ được bản sắc riêng biệt Nó thường được biểu diễn bằng tiếng Việt, với nhịp điệu, cách diễn và phong cách biểu đạt đặc trưng và thường kể các câu chuyện về tình yêu, gia đình, truyền thống và lịch sử, thường được trình bày bằng cách hát cùng với diễn kịch trên sân khấu Các diễn viên cải lương thường sử dụng phong cách biểu diễn phức tạp và đa dạng, kết hợp giữa diễn xuất, hát, và các động tác nghệ thuật
Giải thích chữ “cải lương” (改良) theo nghĩa Hán Việt, Giáo sư Trần Văn Khê trong bài viết “Cải lương, nghệ thuật sân khấu truyền thống Nam bộ Việt Nam” ngày 14/6/2007 cho rằng “Cải lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn” Danh từ cải lương được xuất hiện đầu tiên trên bảng hiệu ở gánh Tân Thịnh của ông Trương Văn Thông, vào năm 1920 Sân khấu được trang hoàng đẹp đẽ, có màn nhung, có tranh cảnh và hát bài La madelon bằng tiếng Việt trước khi kéo màn Bấy giờ, trước sân khấu của gánh hát này có treo câu đối “Cải cách hát ca theo tiến bộ/ Lương truyền tuồng tích sánh văn minh”
1.2 NGUỒN GỐC:
Cải lương có nguồn gốc phát triển từ miền Nam Việt Nam vào thế kỉ 19 – 20 Từ những yếu tố văn hóa, âm nhạc, truyền thống của đất nước ta đã tạo nền nghệ thuật cải lương
Để loại hình nghệ thuật này ra đời và phát triển gồm bốn yếu tố: tác phẩm, lực lượng diễn viên, phong cách riêng và các tổ chức sinh hoạt Đờn ca tài tử dần có đủ bốn yếu tố và kết hợp với các tiết tấu, âm nhạc, biểu diễn biểu cảm, nội dung thêm phần đa dạng Từ đó, nghệ thuật ca ra bộ được hình thành cũng tức là nghệ thuật cải lương để phân biệt với đờn ca tài tử
Trang 5 Nhà hát cải lương đầu tiên, tiên phong khởi đầu cho sự phát triển của nghệ thuật cải lương là vào năm 1940 Đây là sự khởi đầu của một nghệ thuật truyền thống được biết bao người ưa chuộng ở Việt Nam
1.3 CÁC GIAI ĐOẠN
Giai đoạn hoàng kim (1920 – 1945):
Cải lương lương ra đời với sự ảnh hưởng của các nghệ thuật Trung Quốc, Pháp nhưng vẫn giữ được tính chất vốn có Từ việc tiếp nhận các yếu tố sân khấu Đông, Tây và trang trí phong cách tả thực đã làm cho cải lương thêm phần đa dạng phong phú
Vào năm 1927, nghệ thuật cải lương bắt đầu phát triển ra Bắc và trở thành món ăn tinh thần của người Hà Nội Từ đó cải lương phát triển ở cả hai miền Nam, Bắc
Vào thời gian năm 1930 -1945, các sân khấu tuồng, chèo đã giảm đi sức hút đối với người dân thay vào đó là cải lương nắm vị trí chủ đạo Giai đoạn này các vở cải lương đã vận dụng thêm các kịch bản nước ngoài, vay mượn văn học thế giới nhưng không để nguyên xi, mà là mượn cốt truyện và biến tấu và đặt tên cho phù hợp với “khẩu vị” người xem Bên cạnh đó, nhiều gánh hát tiếp tục ra đời và cải lương trở thành bộ môn nghệ thuật sân khấu mạnh, gây tiếng vang khắp cả nước Việt Nam bấy giờ
Nhưng sự khủng hoảng về kinh tế của đất nước lúc này bắt đầu trỗi dậy
Giai đoạn suy thoái (1968 – 1975):
Trước năm 1968, vở diễn Lấp Sông Gianh của Duy Lân mà gánh 33 Kim Thoa trình diễn đã bị chính quyền Ngô Đình Diệm ném lựu đạn lên sân khấu trong lúc đang diễn Vào giai đoạn này chiến tranh ngày càng ác liệt và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, xã
hội, chính trị,… của nước Việt Nam Cải lương cũng không thể thoát khỏi sự ảnh hưởng của chiến tranh trong thời kì này Nhiều đoàn hát phải cầm cự mưu sinh và lượng khán giả cũng sa sút đi nhiều Khi sân khấu cải lương ở miền Nam lâm vào khó khăn thì sân khấu cải lương của cách mạng thì lại được đẩy mạnh và phát triển mở rộng Đầu năm 1975, các đơn vị nghệ thuật đồng loạt tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải
phóng thống nhất nước nhà Lúc này đây nghệ thuật cải lương lại bắt đầu khởi sắc
Giai đoạn 1975 – 1985:
Sau ngày 30/4/1975 – ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước đồng thời hai miền Nam, Bắc cũng không còn bị chia cắt Các đoàn cải lương khắp nước bắt đầu hoạt động và phát triển trở lại
Giai đoạn 1986 – nay:
Từ năm 1986, chế độ bao cấp đã bị bãi bỏ và cải lương thực hiện đổi mới Hội diễn năm 1990 là một điểm nhấn cho sân khấu cải lương, phản ánh hiện thực xã hội, những góc khuất của đời sống con người
Vào những năm 90, cải lương một lần nữa lại rơi vào khủng hoảng, khán giả bắt đầu ít đi, sàn diễn thu hẹp, đời sống diễn viên lại lâm vào khó khăn Cho đến nay nghệ thuật cải
Trang 6lương vẫn còn tồn tại nhưng lại không còn phát triển và hưng thịnh như trước Tuy nhiên, cải lương vẫn giữ được nguồn gốc, tính truyền thống và nét đẹp riêng của sân khấu
CHƯƠNG 2: NGUỒN GỐC, ĐẶC TRƯNG CỦA CẢI LƯƠNG
Theo thuật ngữ cải lương tuồng cổ mang nội hàm rộng, dùng để chỉ chung tất cả các vở diễn mà nội dung và hình thức biểu diễn có tính lịch sử dân tộc (huyền sử, dã sử, chính sử) của Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ,…
Trang phục cải lương thường được thiết kế để phản ánh phong cách và bối cảnh của vở kịch cải lương Theo đó, trang phục cải lương tuồng cổ thường được chia làm ba loại: Trang phục các vở tuồng sử Việt Nam, trang phục các vở có tích truyện từ Trung Quốc (hay còn gọi là tuồng Tàu, tuồng Hồ Quảng) và trang phục các vở cải lương Mông Cổ, Ấn Độ, Ba Tư…
Những vở tuồng Tàu như: "Xử án Bàng Quý Phi", "Phụng Nghi Đình", "Dương Quý Phi",… thì trang phục mang kiểu đặc trưng của Trung Quốc như các võ tướng đội mão kim quan có gắn lông chim trĩ, tay áo túm; quan văn tay áo rộng, đội mão cánh chuồn dài, ngang…
Những vở cải lương kịch tuồng sử Việt thường biểu diễn và khắc họa hình ảnh các câu chuyện nơi cung cấm, hoặc là các giai thoại về các ông hoàng, bà chúa, quan lại Theo đó, thì các nhân vật thường mặc mũ cao, áo dài thuần Việt,…
Trang phục vua chúa được biến tấu một cách sang trọng, thể hiện rõ uy quyền của thiên tử Trang phục thường sử dụng các gam màu truyền thống và quý phái như đỏ, tím, vàng, xanh dương hoặc đen Các màu sắc này thường tượng trưng cho quyền lực và đẳng cấp của vị thế vương giả.
Trang 7 Áo dài là một trong những loại trang phục cải lương phổ biến, thường được mặc bởi cả nam và nữ diễn viên Ví dụ như trang phục của thái hậu Dương Vân Nga là đầu đội mấn, áo phụng dài nghiêm trang, kín đáo, gọn gàng, tay áo không quá thụng, rộng.
Quan võ thì đầu đội mũ hình chóp, quan văn đội mũ cánh chuồn thẳng hơi hướng về phía trước để phân biệt với quan văn của tuồng Tàu Các biểu tượng như huy hiệu, dấu hiệu của địa vị xã hội thường được thể hiện trên trang phục để nói lên vị thế của quan lại trong xã hội.
Đặc thù riêng của sân khấu cải lương là các vở diễn về đêm, theo đó trang phục của nghệ sĩ biểu diễn phải thật lộng lẫy Đặc biệt là các vai vua chúa, cung tần phi tử Do đó, phục trang yêu cầu phải kết hợp nhiều cườm, kim sa, châu ngọc, lông vũ nhằm thu hút khán giả.
Ngoài sự đẹp mắt, để đảm bảo tính lịch sử cho trang phục các nghệ nhân phải tự mày ,
mò, tìm chỗ dựa trong các cứ liệu lịch sử như các tư liệu thành văn, hiện vật khảo cổ, các di tích văn hóa, phong tục tập quán, hội hè, đình đám, thậm chí là truyền thuyết, cổ tích…
Trang 8pháp khắc phục khuyết điểm “Khi soạn một bổn tuồng về thời đại nào, nên tìm trong sách vở lưu trữ tại thư viện hay viện bảo tàng, để thấu đáo cách ăn mặc, từ quần áo đến nón mũ, giày dép của những nhân vật trong thời đại ấy” Trách nhiệm thuộc về những người làm nghệ thuật, nhất là các nghệ nhân may trang phục Các nghệ sĩ phục trang đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của một vở kịch vì trách nhiệm tạo ra những bộ trang phục phù hợp với chủ đề, thời đại và sự nhạy cảm về văn hóa đặt lên vai họ Trang phục mà các diễn viên mặc trên sân khấu không chỉ góp phần nâng cao sức hấp dẫn thị giác của màn trình diễn mà còn góp phần đáng kể vào toàn bộ câu chuyện và sự tương tác của khán giả Điều cần thiết là các nghệ sĩ trang phục phải lưu ý đến tác động mà thiết kế của họ có thể mang lại cho khán giả và tính hiệu quả của vở kịch Bằng cách đảm bảo rằng trang phục phù hợp với câu chuyện, thời đại và bối cảnh văn hóa của vở kịch, các nghệ sĩ cải lương có thể nâng cao sự hòa nhập của khán giả vào thế giới sân khấu và góp phần vào thành công chung của vở kịch
2.2 ĐẠO CỤ CẢI LƯƠNG
Nghệ thuật sân khấu cải Lương là một bộ môn thuộc loại hình sân khấu ca kịch Cũng như những loại hình ca kịch khác có trên thế giới, cái gốc của nó nằm ở sân khấu sàn diễn, nhưng cái hồn của nó là phần âm nhạc Do đó, là một người diễn viên cải Lương, họ không những phải biết diễn, mà còn phải biết ca hát
Âm nhạc của cải lương thường dùng giai điệu và tiết tấu nhẹ nhàng Các nhạc cụ dùng trong âm nhạc cải lương là đàn dây kim và dây tơ Trong đó, không sử dụng nhiều kèn trống như hát bội
Dàn nhạc cải lương thường chia ra loại nhạc cụ chính như: Đàn Tranh, Đàn kìm, Đàn nhị, Đàn guitar Dần dần người ta sử dụng thêm các loại nhạc cụ khác để hỗ trợ thêm như: Đàn sến, Violin, sáo, tiêu…
Đàn kìm (đàn nguyệt): gồm có 2 dây tơ, 8 phím Tên của đàn bắt nguồn từ phần bụng
đàn tròn như vầng trăng rằm Thông thường, nghệ nhân đàn kìm sẽ ngồi trông ngay ra sân
Trang 9khấu Tiếng đàn kìm sẽ giữ nhịp song lang và là người điều khiển dàn nhạc Việc sử dụng đàn kìm hòa cùng đàn tranh tạo âm hưởng nhẹ nhàng nhưng rất cảm xúc
Tùy theo làn hơi thấp hay cao của người ca, đàn kìm có thể đàn 5 dây hò Hò nhất ăn vào bậc thứ nhất của dây Tiến; hò nhì thì ở bậc Xư của dây Tiến; hò ba thuộc bậc chữ Xang; hò tư dây chính ăn bậc chữ Xê; còn ở bậc chữ Cống dây Tiến thì là hò năm
Đàn tranh (đàn thập lục): gồm 16 dây kim khí với 3 khoảng âm: thượng, trung, hạ cùng
tiếng song thinh nghe rất êm dịu Đàn tranh có bắt nguồn từ Trung Quốc, nhưng cũng phổ biến ở nhiều nước như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Tiếng đàn tranh rất đa dạng, lúc vui tươi như trẩy hội, lúc trầm buồn man mác, lúc lại dữ dội và mạnh mẽ
Trang 10chính là violon của châu Á Đây là nhạc khí dùng nhiều nhất ở hầu hết các dàn nhạc dân tộc cũng như các loại hình ca múa biểu diễn như: cải lương, hát bội, hát chèo, nhạc lễ…
Đàn sến: có 2 dây tơ, ít nhấn Loại đàn này thường dùng riêng cho dàn nhạc cải lương
Guitar phím lõm: Cùng sự phát triển và giao thoa giữa các nền văn hóa thời bấy giờ,
người Việt Nam đã cải tiến từ cây guitar của phương Tây Tiếng của guitar phím lõm có phần trong trẻo, thanh như đàn tranh Vì thế, nên thường dùng đàn bản vọng cổ và bài oán
Trang 11
Violon: có 4 dây, cũng sử dụng vĩ để kéo như đàn cò, phần thân trên thì trơn, không có
các phím như đàn guitar nên người nghệ sĩ phải luyện tập rất thuần thục mới nhớ được các nốt Tiếng violon là một trong những âm thanh giúp cải lương có phần tách rời so với những bộ môn ca kịch truyền thống của Việt Nam
Sáo hoặc tiêu: Sử dụng hơi và thổi bằng miệng, khoảng âm cao và âm thanh trong trẻo
Chúng thường sử dụng trong cải lương với một bậc hò
Có thể nói, âm nhạc cải Lương từ lâu được xem là món ăn tinh thần và là phần không thể thiếu với con dân Nam Bộ nói riêng và với người dân Việt Nam nói chung Tuy nhiên, cải lương của nước ta đang ngày càng mai một, phai nhạt giữa khu rừng phát triển của âm nhạc hiện đại Vậy nên, vấn đề giữ gìn và bảo tồn cần được đặc biệt chú trọng
2.3 TÁC GIẢ TÁC PHẨM
Trang 12Tác giả, tác phẩm tiêu biểu của cải lương: 1 Anh hùng xạ điêu (tác giả: Hà Triều, Hoa Phượng) 2 Bên cầu dệt lụa (tác giả: Thế Châu)
3 Bông hồng cài áo (tác giả: Hoàng Khâm) 4 Đêm lạnh chùa hoang (tác giả: Yên Lang) 1 Anh hùng xạ điêu (tác giả: Hà Triều, Hoa Phượng)
Tác phẩm cải lương Anh hùng xạ điêu được hai nhà soạn giả gạo cội làng cải lương soạn lại dựa trên tiểu thuyết Anh hùng xạ điêu của nhà văn Kim Dung, nội dung tác phẩm kể về cuộc đời của Quách Tĩnh
2 Bên cầu dệt lụa (tác giả: Thế Châu)
Bên cầu dệt lụa do soạn giả Thế Châu soạn lại dựa trên tích "Trần Minh khố chuối" được công diễn lần đầu tiên vào năm 1976, vào năm đó đây được coi là một tác phẩm cải lương kinh điển, tác phẩm được thể hiện bởi đoàn cải lương Thanh Minh Nội dung tác phẩm xoay quanh cuộc đời tiểu thư Quỳnh Nga, con của một vị quan huyện đem lòng yêu Trần Minh, một chàng trai xuất thân từ gia đình nghèo khó nhưng lại rất tài giỏi và hiếu thảo 3 Bông hồng cài áo (tác giả: Hoàng Khâm)
Tác giả của nguyên tác cải lương này là Hoàng Khâm nhưng sau này đã được NSND Kim Cương chuyển thể thành kịch nói Tác phẩm tôn lên rất rõ giá trị giàu nghèo khi câu chuyện xoay quanh gia đình bà Tư, bà có 2 người con là Thảo và Hiếu Gia đình bà là một gia đình rất nghèo khó Vì ma lực của đồng tiền 2 người con của bà là Thảo và Hiếu đi theo bà Phủ để được ăn ngon mỗi ngày, quần áo đẹp mặc không xuể mặc dù mẹ ruột mình đang sống cô đơn một mình trong căn nhà đó
4 Đêm lạnh chùa hoang (tác giả: Yên Lang)
Tác phẩm của nhà soạn Yên Lang được công diễn đầu tiên vào thập niên 1970 trên sân khấu Kim Chung và cũng ngay lúc đó đã được thu vào đĩa Nội dung tác phẩm kể về câu chuyện tình của quận chúa Mông Cổ tên là Thảo Nguyên, lúc ấy người dẫn quân đánh Trung Nguyên, sát cánh kế bên người là Tần Lĩnh Sơn, một chàng trai người Hán
2.4 CÁC VỞ KỊCH
Kịch cải lương là một dạng trình diễn theo kịch bản gồm lời thoại, hành động đã được biên soạn sẵn trước Kịch được biểu diễn trực tiếp trên sân khấu trước một đám đông
Sau năm 1975, các vở kịch về đề tài lịch sử chống ngoại xâm của nước Việt Nam nổi lên, tiêu biểu như Tiếng trống Mê Linh và Thái hậu Dương Vân Nga Sau thành công của đoàn Thanh Nga, các đoàn khác cũng dựng những vở lịch sử, như Nhiếp chính Ỷ Lan, Gánh cỏ sông Hàn, Rạng ngọc Côn Sơn, Tô Hiến Thành xử án, Nhụy Kiều tướng quân,