1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tiểu luận môn quản trị học chủ đề vi phạm lợi ích của nhân viên

21 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vi phạm lợi ích của nhân viên
Tác giả Ngô Lan Anh, Lâm Thiện Khánh, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Ngọc Trang
Người hướng dẫn Lê Việt Hưng
Trường học Đại học UEH
Chuyên ngành Quản trị học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 233,64 KB

Nội dung

Trong đó, việc “vi phạm lợi ích của nhân viên” luôn làmột vấn đề nghiêm trọng và gây nhiều tranh cãi trong thị trường lao động.Theo báo cáo của VietnamWorks về tình hình thị trường lao đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC

Chủ đề: Vi phạm lợi ích của nhân viên

Giảng viên hướng dẫn: Lê Việt Hưng Khoá - Lớp: K48 - KMC01

Mã lớp học phần: 23C1MAN50200106 Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3

Ngô Lan Anh 31221022529Lâm Thiện Khánh 31221025566Nguyễn Thị Thanh Mai 31221023328Nguyễn Thị Ngọc Trang 31221022727

TP.HCM, ngày 5 tháng 9 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

3 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu 3

4 Cấu trúc luận văn 5

2 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức trong kinh doanh 5

4 Sự cần thiết của việc đảm bảo lợi ích của nhân viên 8

III VI PHẠM LỢI ÍCH CỦA NHÂN VIÊN VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KINH

IV CÁC VÍ DỤ VỀ VI PHẠM/BẢO VỆ LỢI ÍCH CỦA NHÂN VIÊN TRONG

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 11

1 Khủng hoảng nợ: Evergrande Group đối mặt với hàng loạt vấn đề tài chính và

đạo đức kinh doanh 11

2 VNG - Môi trường làm việc hấp dẫn hàng đầu tại Việt Nam 12

1 Nguyên nhân dẫn đến vi phạm lợi ích của nhân viên 14

2 Hậu quả của vi phạm lợi ích của nhân viên 16

Trang 3

I Giới thiệu về đề tài

1 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh nền kinh tế và xã hội đang có nhiều biến động hiện nay, các vấn đềxung quanh chúng ta ngày một nhiều trong khi những vấn đề tồn đọng từ trước vẫnchưa được giải quyết triệt để Trong đó, việc “vi phạm lợi ích của nhân viên” luôn làmột vấn đề nghiêm trọng và gây nhiều tranh cãi trong thị trường lao động

Theo báo cáo của VietnamWorks về tình hình thị trường lao động năm 2022, có nhiềunguyên nhân khiến người lao động rời bỏ công việc hiện tại, trong đó môi trường làmviệc không phù hợp chiếm tỉ lệ cao nhất (40%) với một vài nguyên nhân vi phạm đếnlợi ích của nhân viên có thể kể đến như: không thanh toán đầy đủ tiền lương, thưởng,bảo hiểm; không tôn trọng quyền riêng tư, sở thích, tôn giáo của nhân viên; khôngcung cấp điều kiện làm việc an toàn, sạch sẽ; không có cơ hội thăng tiến, đào tạo; bịquấy rối, bắt nạt, gây áp lực tâm lý… Những vi phạm này không chỉ ảnh hưởng đếnnăng suất và chất lượng lao động, mà còn gây ra những hậu quả xã hội như: giảm thunhập, gia tăng nghèo đói, mất cân bằng giới, suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ tự tử…

Có thể nói, từ sau đại dịch Covid-19, các mối quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền lợicủa người lao động của giới trẻ nói riêng và toàn thể xã hội nói chung đang ngày đượcnâng cao và luôn là chủ đề gây nhiều tranh cãi nhất Và để khắc phục tình trạng “viphạm lợi ích nhân viên” trong kinh doanh, chúng ta luôn cần có sự phối hợp chặt chẽgiữa chính quyền, doanh nghiệp và người lao động

Từ những mối quan tâm về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như việctìm hiểu về tình trạng “vi phạm lợi ích nhân viên” trong kinh doanh, nhóm chúng em

đã thực hiện đề tài về tình trạng này

Trang 4

2 Mục tiêu của đề tài

2.1 Mục tiêu tổng quát

Nhằm tìm hiểu chung về đạo đức trong kinh doanh và nghiên cứu nguyên nhân củatình trạng vi phạm lợi ích nhân viên trong kinh doanh cũng như những giải pháp đềxuất cho tình trạng này

2.2 Mục tiêu cụ thể

Tìm hiểu chung về đạo đức trong kinh doanh

Đánh giá mức độ và nguyên nhân của việc vi phạm lợi ích nhân viên trong các doanhnghiệp ở Việt Nam

Phân tích ảnh hưởng và hậu quả của việc vi phạm lợi ích nhân viên đến hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp và sự phát triển của xã hội

Đề xuất các giải pháp để ngăn chặn và giảm thiểu việc vi phạm lợi ích nhân viên trongcác doanh nghiệp

3 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu

Thứ nhất, đề tài xây dựng với mong muốn nâng cao nhận thức và nâng cao mối quan

tâm của giới trẻ về vai trò quan trọng của việc bảo vệ quyền lợi của người lao động;góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính quyền, doanh nghiệp và ngườilao động về việc bảo vệ quyền lợi của người lao động

Thứ hai, đề tài nghiên cứu mang đến những thông tin giới thiệu, khái quát về tình

trạng “vi phạm lợi ích nhân viên”, từ đó góp phần nâng cao thêm sự quan tâm của xãhội, giúp mang đến những đánh giá, quan điểm khách quan, đúng đắn, chính xác hơn

từ xã hội đối với tình trạng này

Thứ ba, đề tài nghiên cứu đề xuất các giải pháp thiết thực và khả thi để cải thiện môi

trường làm việc và nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp, qua đó, giúp

Trang 5

doanh nghiệp xây dựng một văn hóa làm việc mang tính tích cực; đồng thời, tạo nềntảng cho sự thành công và phát triển bền vững sau này.

4 Cấu trúc luận văn

Phần 1: Giới thiệu chung về đề tài

Phần 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tình trạng vi phạm lợi ích nhân viên

Phần 3: Mối quan hệ giữa vi phạm lợi ích của nhân viên và đạo đức trong kinh doanh.Phần 4: Các ví dụ về lợi ích của nhân viên trong đạo đức trong kinh doanh

Phần 5: Nguyên nhân và hậu quả của tình trạng vi phạm lợi ích nhân viên

Phần 6: Các giải pháp đề xuất và kết luận

Trang 6

II Cơ sở lý thuyết

1 Đạo đức trong kinh doanh

Đạo đức kinh doanh (business ethics) là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực cótác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinhdoanh Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinhdoanh Đạo đức kinh doanh được những người hữu quan tự nguyện, tự giác thực hiện

và chịu sự ảnh hưởng rất lớn của trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nơi màdoanh nhân, chủ doanh nghiệp sinh sống và tạo dựng cơ nghiệp Đạo đức kinh doanh

là một trong những căn cứ quan trọng để một người hay một tổ chức định hình cácquyết định, hành động và sau đó được đánh giá từ bên trong ra bên ngoài Chúng cóthể được coi là đúng đắn hoặc không đúng đắn, tùy thuộc cách biện giải của nhữngngười hữu quan

Đạo đức kinh doanh có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh – do kinh doanh là hoạtđộng gắn liền với các lợi ích kinh tế, do vậy khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạođức không hoàn toàn giống các hoạt động khác: tính thực dụng, sự coi trọng hiệu quảkinh tế là những đức tính tốt của giới kinh doanh nhưng nếu áp dụng sang các lĩnh vựckhác như giáo dục, y tế, … hoặc sang các quan hệ xã hội khác như vợ chồng, cha mẹ,con cái thì đó lại là những thói xấu bị xã hội phê phán Song cần lưu ý rằng đạo đức,kinh doanh vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xãhội chung

2 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức trong kinh doanh

Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời Giữ lời hứa,

giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm, trung thực trong chấp hànhluật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sảnxuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, thực hiện những dịch vụ có hại chothuần phong mỹ tục, trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kýkết), và người tiêu dùng không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật,

sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn

Trang 7

cướp, trung thực ngay với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt két, “chiếm công vitư”.

Ví dụ: Nhiều doanh nghiệp lợi dụng lòng tin của nhiều bạn sinh viên mới ra trường,

yêu cầu các bạn cung cấp các khoản phí cho việc đào tạo hay “phí xin việc” để thu lợitrái phép Điều này không chỉ làm trái với đạo đức lương tâm mà còn không đúng vớinhững chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh

Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm

giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển củanhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp phápkhác Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng Đối vớiđối thủ cạnh tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ

Ví dụ: Nhân viên cần được tôn trọng và đối xử bình đẳng như nhau, không chỉ vì sự

khác biệt màu da, vùng miền, giới tính, mà bị ngược đãi, tấn công hay quấy rối Việctôn trọng nhân viên và đối xử công bằng thể hiện được tính chuyên nghiệp của mộtnhà quản trị thông minh, đồng thời cũng tạo ra một môi trường làm việc lành mạnh vàđảm bảo được tính đạo đức trong kinh doanh

Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội: bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực

kinh doanh đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận Ở nước ta, trong điều kiện nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lĩnh vực kinh doanh ngoài mục tiêu lợi nhuậnphải giải quyết hài hòa nhất mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữalợi nhuận và đạo đức Việc giải quyết một cách hợp lý mối quan hệ này chỉ có nghĩa làchủ thể kinh doanh khi thực hiện các lợi ích chính đáng của mình, không làm tổn hạiđến lợi ích chính đáng của khách hàng, của xã hội Các chủ thể kinh doanh khi hướngtới lợi ích cá nhân mà vẫn tôn trọng lợi ích khách hàng, lợi ích xã hội thì lợi ích cánhân mới ổn định và lâu dài

Ví dụ: Doanh nghiệp cần hiểu rằng tất cả mối quan hệ đều là win-win nên việc cân

bằng lợi ích giữa mình với khách hàng và xã hội phải luôn được đề cao Điều đókhông chỉ nâng cao giá trị của thương hiệu mà còn xây dựng được lòng tin, hình ảnh

Trang 8

đạo đức nghề nghiệp trong mắt của người tiêu dùng nói chung và các khách hàng tiềmnăng của doanh nghiệp nói riêng.

Quan tâm đến môi trường: Trong bối cảnh phát triển của thế giới, việc bảo vệ môi

trường là một trách nhiệm quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Chúng ta cần nhậnthức và thực hiện những hành động nhỏ để giảm thiểu khí thải, chất thải nguy hại.Điều này yêu cầu sự đồng lòng và đóng góp của tất cả thành viên trong tổ chức, cùngnghĩ, thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường Hơn nữa, tham gia vào các chươngtrình tình nguyện liên quan đến môi trường cũng là một cách để chung tay xây dựngmột tương lai bền vững cho môi trường

Ví dụ: Việc xả thải nước không qua xử lý hay khí độc ra môi trường luôn là vấn đề

gây tranh cãi, không chỉ đơn thuần là vấn đề giữa doanh nghiệp và nhà nước mà cònảnh hưởng lên tất cả mọi người trong xã hội Một doanh nghiệp đề cao và coi trọngđạo đức trong kinh doanh sẽ không bao giờ vì lợi ích của mình mà đặt lên trên lợi íchchung của xã hội Doanh nghiệp cần phải xem xét tình hình nóng lên toàn cầu, biếnđổi khí hậu, từ đó, các nhà quản trị cần hiểu rõ được doanh nghiệp của mình cần cótrách nhiệm, trước hết là với môi trường, sau đó là sức khỏe của xã hội, hình ảnhthương hiệu,

3 Lợi ích của nhân viên

Phúc lợi bắt buộc: thai sản, trợ cấp ốm đau, khuyết tật, thương vong, hưu trí, tai nạn

lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Phúc lợi bổ sung/tự nguyện: Ngoài ra, để giúp tinh thần của nhân viên được nâng

cao và năng suất làm việc hơn, doanh nghiệp còn có thể triển khai các chế độ phúc lợi

tự nguyện, tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của nhân viên Một số các hình thứcdoanh nghiệp có thể cân nhắc như:

+ Các chương trình đào tạo kỹ năng và kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn

+ Các chuyến du lịch và nghỉ dưỡng, team building

+ Kiểm tra sức khỏe định kỳ

+ Trợ cấp đi lại, ăn uống

Trang 9

+ Động viên và an ủi từ các nhà quản lý, quản trị, đồng nghiệp.

4 Sự cần thiết của việc đảm bảo lợi ích của nhân viên

Giữ chân nhân viên, giảm tỷ lệ nghỉ việc: chế độ phúc lợi cho nhân viên là một

trong những phương pháp tốt nhất để nâng cao sự cam kết của nhân viên với côngviệc hiện tại Khi nhận được sự quan tâm, đãi ngộ chu đáo, nhân viên sẽ cảm thấy gắn

bó lâu dài với tổ chức hơn Nhờ đó doanh nghiệp có thể xây dựng được các chiến lượcgiữ chân nhân viên giỏi một cách hiệu quả

Nâng cao năng suất lao động: mục đích của các chính sách phúc lợi cho nhân viên là

làm gia tăng sự thỏa mãn trong công việc của người lao động, từ đó cho họ động lực

để làm việc năng suất hơn Khi được cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết, nhânviên sẽ không bị phân tâm bởi những vấn đề cá nhân như “cơm áo gạo tiền” và tậptrung toàn thể cho công việc

Thu hút nhân tài, nguồn lực tiềm năng: Chế độ đãi ngộ là một công cụ hữu hiệu

cho các nhà tuyển dụng trong việc thu hút nhân tài Quan tâm hàng đầu của người laođộng khi xem xét ứng tuyển vào công ty luôn là lương bổng và các chính sách đãingộ, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ Bởi vậy, nếu như được xâydựng bài bản, chế độ đãi ngộ có thể được coi như “vũ khí” cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường nguồn nhân lực

5 Vi phạm lợi ích của nhân viên

Thứ nhất, doanh nghiệp trả lương cho nhân viên quá thấp, bớt xén tiền công bằng việc

không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động nhưng trốn đóng bảo hiểm y

tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động

Thứ hai, điều kiện làm việc và sống không đảm bảo: không khi làm việc luôn trong

trạng thái căng thẳng, môi trường bị ô nhiễm, tai nạn lao động luôn rình rập, bữa ăntrưa và giữa ca của người công nhân quá nghèo nàn, không đủ để đảm bảo tái tạo sứclao động

Trang 10

Thứ ba, điều kiện lương không tương xứng: người lao động buộc phải làm thêm giờ,

tăng ca, tăng kíp để tăng thu nhập nhưng chủ lao động lại trả tiền làm thêm giờ khôngtương xứng với mức độ sức lao động mà họ bỏ ra

Cuối cùng, các chủ doanh nghiệp tự định ra mức thưởng và phạt một cách tùy ý,

không có cơ sở, căn cứ nào, chủ yếu tận dụng sức lao động của người lao động chứkhông khuyến khích một cách tôn trọng, khách quan, công bằng đối với họ

Trang 11

III Vi phạm lợi ích của nhân viên và đạo đức trong kinh doanh

Đạo đức trong kinh doanh chính là bộ quy tắc về đạo lý và những giá trị điều khiểnhành vi của một cá nhân hay một nhóm được dùng để đánh giá điều gì là tốt hay xấuhơn là đúng hay sai Vì vậy, phần lớn các quyết định có liên quan đến đạo đức liênquan đến liệu việc làm đó có ảnh hưởng đến nhân cách hay lương tâm hơn là đặt lênbàn cân về sự đúng sai theo quan điểm của các nhà quản trị hiện đại

Khi đề cập đến vi phạm lợi ích của nhân viên, các nhà quản trị có xu hướng phớt lờ đi

vì lợi ích chung của doanh nghiệp hay vì lợi ích của các nhân Điều đó phụ thuộc rấtlớn vào quyết định của nhà quản trị

Giả dụ như nhà quản trị có thể biết được khi các đề xuất và phần thể hiện của thànhviên nào tốt hơn hay có ích hơn, nhưng vì thiên vị hay tư thù thì nhà quản trị có thểđưa ra một quyết định không công bằng Điều đó có thể quy rằng nhà quản trị làm saitheo định nghĩa cũ về đạo đức kinh doanh, nhưng qua nhiều năm, thì đã có sự thay đổitrong định nghĩa và quan điểm, vì vậy chỉ có thể kết luận quyết định của nhà quản trị

là xấu nhưng không thể nói họ làm sai

Song, ví dụ trên cho ta thấy được những vấn đề lưỡng nan trong đạo đức và mối tươngquan giữa đạo đức trong kinh doanh và vi phạm lợi ích của nhân viên có quan hệ chặtchẽ như thế nào

Trang 12

IV Các ví dụ về vi phạm/bảo vệ lợi ích của nhân viên trong đạo đức kinh doanh

1 Khủng hoảng nợ: Evergrande Group đối mặt với hàng loạt vấn đề tài chính và đạo đức kinh doanh

Tập đoàn China Evergrande từng là nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai của TrungQuốc với hơn 1300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố Ngoài ra, Evergrandecũng đầu tư vào một số ngành khác như kinh doanh xe điện, chăm sóc sức khoẻ vàcông viên giải trí

Tuy nhiên, vào năm 2021, Tập đoàn này gặp khó khăn do vay nợ rất nhiều nhưngkhông có khả năng chi trả sau khi Bắc Kinh bắt đầu siết chặt tình trạng vay quá mứccủa các hãng bất động sản, nhằm kiềm chế sự tăng vọt giá nhà đất Điều này đã gây ramột cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong nền kinh tế Trung Quốc, không chỉ gâythiệt hại cho những chủ sở hữu nhà và hệ thống tài chính, nó còn tác động trực tiếpđến việc làm và quyền lợi của người lao động tại Tập đoàn này

Vào cuối năm 2021, Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande rơi vàokhủng hoảng thanh khoản trầm trọng với khoản nợ được ước tính hơn 330 Tỷ USD -chiếm khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc Chính vì lẽ đó, theonhững nguồn tin thân cận, China Evergrande New Energy Vehicle - công ty conchuyên về mảng ô tô điện của China Evergrande đã xảy ra tình trạng trì hoãn việc trảlương cho một số nhân viên, đồng thời không thể thanh toán cho các nhà cung cấpthiết bị theo như hợp đồng Hầu hết nhân viên tại China Evergrande New EnergyVehicle đều được trả lương 2 lần mỗi tháng, một lần vào đầu tháng và lần còn lại vàongày 20 hàng tháng Tuy nhiên khi hết tháng, một số quản lý cấp trung và nhân viêncủa công ty vẫn chưa nhận được đợt lương thứ hai của tháng 9/2021

Kết quả, vào ngày 17/08/2023, Tập đoàn Evergrande chính thức nộp đơn xin phá sản

ở New York, Mỹ Tuy đây có thể là lý do khách quan mà doanh nghiệp không thểlường trước được nhưng sau vụ việc vẫn phải đặt ra câu hỏi về khả năng quản lý tàichính và xây dựng chiến lược kinh doanh của ban lãnh đạo Mặc dù chính phủ TrungQuốc đã yêu cầu Evergrande nhanh chóng tìm cách giải quyết vấn đề để đảm bảo ổn

Ngày đăng: 26/02/2024, 21:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w