1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Môn Bảo Hiểm Hàng Không Tìm Hiểu Vụ Tai Nạn Và Bảo Hiểm Tai Nạn Hàng Không Của Chuyến Bay Jal516 Thuộc Hãng Japan Airlines.pdf

18 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu vụ tai nạn và bảo hiểm tai nạn hàng không của chuyến bay JAL516 thuộc hãng Japan Airlines
Tác giả Nguyễn Trường Quốc Khánh, Trần Thị Hồng Anh, Nguyễn Ngọc Tuấn, Trần Mai Anh, Phạm Diệp Hàm Uyên, Nguyễn Thuỷ Tiên
Người hướng dẫn Phạm Hữu Hà
Trường học Học viện Hàng không Việt Nam
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,07 MB

Nội dung

- Với đề tài "Tìm hiểu vụ tai nạn và bảo hiểm tai nạn hàng không của chuyến bay mang số hiệu JAL516 thuộc hãng Japan Airlines", nhóm chúng em sẽ đi sâu tìm hiểu về vụ tai nạn hàng không

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG

TÌM HIỂU VỤ TAI NẠN VÀ BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNG KHÔNG CỦA CHUYẾN BAY JAL516 THUỘC HÃNG

JAPAN AIRLINES

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Hữu Hà

Mã lớp học phần: 010100012803

Nhóm: 11

Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Trường Quốc Khánh - 2153410278 Trần Thị Hồng Anh - 2153410270 Nguyễn Ngọc Tuấn – 2153410344 Trần Mai Anh – 2153410313 Phạm Diệp Hàm Uyên – 2153410074 Nguyễn Thuỷ Tiên - 2153410322

1

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 1 năm 2024

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Giới Thiệu 4

1.1 Sơ bộ về bảo hiểm nói chung 4

1.2 Khái quát về bảo hiểm Hàng không 5

2 Nguyên Nhân Sự Cố 6

2.1 Mô tả vụ tai nạn 6

2.2 Phân tích nguyên nhân chính 9

3 Trách Nhiệm Thuộc Về Ai 10

4 Công Ty Bảo Hiểm và Xử Lý Sự Cố 11

4.1 Quy trình báo cáo và đánh giá 11

4.2 Mối quan hệ giữa hãng hàng không và công ty bảo hiểm 12

4.3 Biện pháp ngay sau tai nạn 13

4.4 Quá trình điều tra : 14

4.4.1 Sự hợp tác giữa các bên liên quan 14

4.4.2 Thời gian và chi phí của quá trình điều tra 14

5 Đền Bù 15

6 Kết Luận 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

- Vận tải hàng không là một trong những phương thức vận tải quan trọng nhất trong thế giới hiện đại Tuy nhiên, tai nạn hàng không vẫn là một rủi ro tiềm ẩn, có thể gây

ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản

- Với đề tài "Tìm hiểu vụ tai nạn và bảo hiểm tai nạn hàng không của chuyến bay mang số hiệu JAL516 thuộc hãng Japan Airlines", nhóm chúng em sẽ đi sâu tìm hiểu

về vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng xảy ra vào ngày 02 tháng 01 năm 2024

- Thông qua việc phân tích nguyên nhân vụ tai nạn, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu về những quy định và chính sách bảo hiểm tai nạn hàng không hiện nay Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao an toàn hàng không và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan trong trường hợp xảy ra tai nạn

- Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Phạm Hữu Hà đã tận tình hướng dẫn nhóm trong quá trình thực hiện bài tiểu luận môn "Bảo hiểm Hàng không" với đề tài "Tìm hiểu vụ tai nạn và bảo hiểm tai nạn hàng không của chuyến bay JAL516 thuộc hãng Japan Airlines" Nhờ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của thầy mà nhóm em đã có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất

3

Trang 4

1 GIỚI THIỆU

1.1 SƠ BỘ VỀ BẢO HIỂM NÓI CHUNG

- Bảo hiểm là một thỏa thuận hợp pháp mà thông qua đó người tham gia bảo hiểm sẽ chấp nhận đóng một khoản tiền nhất định ( phí bảo hiểm) cho các công ty bán bảo hiểm,

để đổi lấy những cam kết về khoản chi trả khi có một sự kiện trong hợp đồng xảy ra

- Bảo hiểm thương mại là loại bảo hiểm có mục đích kinh doanh sinh lời, được triển khai bởi các doanh nghiệp bảo hiểm Theo đó, người mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm để duy trì hợp đồng, còn doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường theo như thỏa thuận cho người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm

Hiện nay, bảo hiểm thương mại được chia thành 3 loại, bao gồm:

• Bảo hiểm nhân thọ : Bảo hiểm nhân thọ là giải pháp bảo vệ người tham gia trước rủi ro liên quan tới sức khỏe, thân thể và tính mạng, từ đó giúp giảm áp lực tài chính, chu toàn cuộc sống ổn định Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhu cầu mua bảo hiểm nhân thọ ngày càng gia tăng, nhằm tạo điểm tựa vững chắc, giúp mỗi người trong xã hội được an tâm vui sống

• Bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm phi nhân thọ là loại hình bảo hiểm hỗ trợ chi trả, bồi thường tổn thất khi người tham gia gặp phải những thiệt hại về vật chất như cháy nổ, thiên tai (lũ lụt, bão, động đất), trộm cắp Có thể xem bảo hiểm phi nhân thọ như một công cụ giảm thiểu tối đa hậu quả do các biến cố không mong muốn gây ra Qua đó, thể hiện tính cộng đồng, tương trợ, giúp đỡ những người đang phải đối diện với rủi ro một mình

• Bảo hiểm sức khỏe: Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm hỗ trợ thanh toán các chi phí y tế, trong trường hợp người tham gia chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện hoặc gặp phải rủi ro liên quan tới tai nạn, nằm viện, bệnh hiểm nghèo, tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn

- Bảo hiểm Nhà nước là bảo hiểm có mục đích vì lợi ích của người dân, được chia thành 3 loại phổ biến, bao gồm:

• Bảo hiểm tiền gửi: Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền cho người tham gia trong một hạn mức quy định, khi tổ chức nhận tiền gửi (ngân hàng, tổ chức tài chính) lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả hoặc phá sản Theo quy định của Luật bảo hiểm, số tiền được hoàn trả tối đa là 75 triệu đồng

• Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giúp người tham gia được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ phí điều trị trong trường hợp gặp phải rủi ro ốm đau, bệnh tật

• Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là chế độ bù đắp nguồn tài chính cho người lao động trong trường hợp bị giảm thu nhập do ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn lao

4

Trang 5

động, nghỉ hưu hoặc tử vong Bảo hiểm xã hội bao gồm hai loại: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện

1.2 KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG

- Bảo hiểm hàng không là một loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, được thiết kế dành riêng cho các hoạt động máy bay và có rủi ro có thể xảy ra đối với các khách hàng liên quan đến ngành hàng không

- Bên mua bảo hiểm là các doanh nghiê }p đang hoạt đô }ng trong lĩnh vực vâ }n tải hàng không, nhằm giải quyết các rủi ro, sự cố tổn thất ngoài ý muốn trong toàn bô } quá trình

vâ }n chuyển bằng đường hàng không Phạm vi bảo hiểm hàng không bao gồm cả con người và hàng hóa

Bảo hiểm hàng không sẽ được phân loại như sau:

- Bảo hiểm cho hãng: Được các hãng hàng không mua để bảo vệ cho các chuyến bay của hãng hoặc các chuyến bay thuê để vận chuyển hàng hóa hàng không

- Bảo hiểm vật chất: Đây là loại hình bảo hiểm bảo vệ cho các đơn vị sản xuất máy bay và phụ tùng khí tài, công ty kiểm soát không lưu, các sân bay, các đối tác phục vụ mặt đất và bảo trì, sửa chữa trong quá trình tra nạp nhiên liệu và dịch vụ

- Bảo hiểm cho hành khách: Công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây mất mát, hư hỏng cho hàng hóa hoặc tính mạng con người đi trên chuyến bay có mua bảo hiểm

Một số trường hợp không được bảo hiểm như:

• Khách hàng cố ý làm hỏng hàng hóa, đóng gói hoặc chuẩn bị hàng hoá không đầy đủ

• Hàng hóa không thích hợp hoặc hàng hoá bị rò chảy thông thường

• Hàng hóa bị hao hụt trọng lượng, giảm thể tích thông thường hoặc hao mòn tự nhiên

5

Trang 6

2 NGUYÊN NHÂN SỰ CỐ

2.1 MÔ TẢ VỤ TAI NẠN

Vụ va chạm trên đường băng sân bay Haneda năm 2024 là một vụ tai nạn hàng không xảy ra vào ngày 2 tháng 1 năm 2024 tại Sân bay Haneda, đặc khu Ōta thuộc Tokyo Vào lúc 17:47 JST(08:47 UTC) ngày 2 tháng 1 năm 2024, chiếc máy bay Airbus A350 chở khách của hãng hàng không Japan Airlines mang số hiệu chuyến bay JL516, theo lịch trình bay từ Sân bay Chitose mới (Chitose, Hokkaidō) đến Sân bay Haneda (Ōta, Tokyo),

đã va chạm với một chiếc De Havilland Dash 8 của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản, trong khi đang hạ cánh Cả hai chiếc máy bay đều bốc cháy và bị phá hủy hoàn toàn.Tuy tất cả 367 hành khách (gồm 8 trẻ em) cùng 12 thành viên phi hành đoàn trên chiếc A350

đã được sơ tán an toàn tuy nhiên vụ va chạm đã khiến 5 thành viên phi hành đoàn trên chiếc Dash 8 thiệt mạng

6

Trang 8

=> Từ vụ tai nạn đã thấy được chất lượng của CHK Nhật Bản cụ thể

- Theo các chuyên gia, việc sơ tán thành công hành khách giữa lúc máy bay đang bốc cháy dữ dội được xem như một kỳ tích và điều này chủ yếu nhờ vào “văn hóa an toàn bay” nghiêm ngặt được Japan Airlines xây dựng trong nhiều năm qua

8

Trang 9

- Hình ảnh ghi lại từ sân bay cho thấy chiếc máy bay của Japan Airlines hạ cánh trong tình trạng đang bốc cháy dữ dội Trong khi đó, các video được quay ở bên trong máy bay cho thấy khói đã tràn ngập trong khoang hành khách Ngay sau đó, các hành khách được sơ tán khỏi máy bay bằng cầu trượt bơm hơi một cách an toàn

- Điều không may là 5 người trên chiếc De Havilland Dash-8 của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản va chạm với chiếc Airbus đã thiệt mạng Phi công sống sót nhưng bị thương nặng

- Hành khách trên chuyến bay của Japan Airlines nhận định, việc toàn bộ 379 hành khách

sơ tán an toàn được là nhờ các tiếp viên

- Theo các chuyên gia, về mặt kỹ thuật, máy bay Airbus A350 của Japan Airlines rất hiện đại và được trang bị vật liệu chống cháy, ngăn khói hiệu quả Hơn nữa các cầu trượt thoát hiểm của máy bay rất dễ tiếp cận và được thiết kế đủ rộng để sơ tán hết hành khách trong vòng 90 giây Tuy nhiên, để làm được điều đó, kỹ năng phản ứng của phi hành đoàn là điều quan trọng nhất

- Trong lúc cấp bách, các tiếp viên đã đưa ra quyết định dứt khoát, từ bỏ việc chờ chỉ đạo buồng lái và chủ động mở cửa sơ tán hành khách Nhờ có quyết định này, cuối cùng, toàn bộ 379 hành khách và thành viên phi hành đoàn đã được sơ tán an toàn, trong đó

cơ trưởng là người cuối cùng trượt xuống lối thoát hiểm khẩn cấp

- Trên thực tế, các tiếp viên của Japan Airlines đều được đào tạo bài bản về các quy tắc

an toàn bay Đây là một phần trong văn hóa an toàn bay cực kỳ nghiêm ngặt của Japan Airlines Hãng hàng không này luôn nhắc nhở nhân viên của mình về việc tuân thủ mọi quy định về an toàn bay và buộc họ phải nằm lòng các quy tắc để phản ứng phù hợp khi

sự cố xảy ra

- Ngoài ra, thái độ ứng xử của hành khách trong tình huống nguy hiểm cũng đã góp phần giúp việc sơ tán diễn ra nhanh chóng Hầu hết hành khách trên máy bay đều rất bình tĩnh và làm theo hướng dẫn của phi hành đoàn như kiên nhẫn chờ máy bay dừng hẳn,

bỏ hết hành lý xách tay, sơ tán có trật tự Điều này rất quan trọng vì các cơ quan an toàn hàng không đã cảnh báo trong nhiều năm rằng việc cố gắng mang theo hành lý xách tay

có thể tăng nguy cơ thiệt hại về người trong quá trình sơ tán

- Vụ tai nạn đánh dấu sự cố nghiêm trọng đầu tiên, cũng như là sự việc gây tổn thất thân tàu[a] đầu tiên của dòng Airbus A350, cũng như vụ tai nạn hàng không gây tử vong đầu tiên liên quan đến Japan Airlines kể từ năm 1985 ( tổn thất lớn đối với Japan Airlines) nhưng cũng đã chứng minh được rằng “văn hóa an toàn bay” của hãng đã phát huy hiệu quả

2.2 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CHÍNH

- Ủy ban An toàn Giao thông Nhật Bản đã thu hồi dữ liệu chuyến bay và máy ghi âm của máy bay cảnh sát biển vào ngày 3 tháng 1 năm 2024, trong khi việc điều tra máy bay JAL vẫn đang tiến hành

9

Trang 10

- Cục Điều tra và Phân tích An toàn Hàng không Dân dụng (BEA) của Pháp đã thông báo trên Twitter rằng họ sẽ hợp tác với Airbus trong quá trình điều tra Họ cũng cho biết thêm rằng họ sẽ cử một đội đến Nhật Bản để điều tra vụ việc,là giao thức của họ về các

vụ tai nạn liên quan đến máy bay Airbus.Các nhà điều tra Vương quốc Anh từ nhà sản xuất động cơ Rolls-Royce cũng đã lên kế hoạch tham gia điều tra cùng họ

- Theo bản ghi âm liên lạc kiểm soát không lưu, chiếc máy bay của Japan Airlines đã được phép hạ cánh xuống đường băng , trong khi chiếc máy bay của Lực lượng Bảo vệ

Bờ biển chỉ được yêu cầu di chuyển đến điểm chờ gần đường băng Tuy nhiên, sau khi chiếc máy bay của Japan Airlines bắt đầu hạ cánh, chiếc máy bay của Lực lượng Bảo

vệ Bờ biển vẫn chưa di chuyển khỏi đường băng Hai phút sau khi cuộc hội thoại giữa kiểm soát không lưu và cơ trưởng máy bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển kết thúc, hai máy bay đã xảy ra va chạm

- Vụ tai nạn này đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản Nguyên nhân trực tiếp của vụ tai nạn là do lỗi của con người, cụ thể là do cơ trưởng máy bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển đã không tuân thủ hướng dẫn của kiểm soát không lưu, dẫn đến việc chiếc máy bay này vẫn còn đang dừng trên đường băng khi chiếc máy bay của Japan Airlines bắt đầu hạ cánh

3 TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI

máy bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển là người trực tiếp điều khiển chiếc máy bay này Theo bản ghi âm liên lạc kiểm soát không lưu, cơ trưởng máy bay này đã nhận được hướng dẫn của kiểm soát không lưu là di chuyển đến điểm chờ gần đường băng Tuy nhiên, sau đó, phi công này đã không tuân thủ hướng dẫn này, dẫn đến việc chiếc máy bay của ông ta vẫn còn đang dừng trên đường băng khi chiếc máy bay của Japan Airlines bắt đầu hạ cánh Đây là lỗi trực tiếp dẫn đến vụ tai nạn

nhiệm giám sát và điều phối hoạt động của các máy bay trên đường băng Trong vụ tai nạn này, kiểm soát không lưu đã không thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình Cụ thể, kiểm soát không lưu đã không yêu cầu chiếc máy bay của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển di chuyển khỏi đường băng ngay lập tức sau khi nhận được thông báo từ cơ trưởng máy bay này Điều này cũng là một nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn

xây dựng và thực thi các quy định về an toàn hàng không Trong vụ tai nạn này, các quy định về an toàn hàng không đã không được thực thi một cách nghiêm túc Cụ thể, các quy định về việc di chuyển của các máy bay trên đường băng chưa được cụ thể hóa và chưa được kiểm tra, giám sát chặt chẽ Điều này đã tạo điều kiện cho vụ tai nạn xảy ra

10

Trang 11

4 CÔNG TY BẢO HIỂM VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ

Công ty bảo hiểm AIG

- American International Group - tập đoàn bảo hiểm khổng lồ của Mỹ được thành lập tại Thượng Hải, Trung Quốc - chịu trách nhiệm bồi thường

- Công ty bảo hiểm AIG chịu trách nhiệm hợp đồng bảo hiểm mọi rủi ro (all-risks) cho toàn bộ hành khách và chiếc máy bay của Japan Airlines và cho biết thêm họ đang đánh giá tác động đến dự báo thu nhập cho năm tài chính, sẽ kết thúc vào ngày 31/3/2024

4.1 QUY TRÌNH BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ

Quy trình báo cáo và đánh giá của công ty bảo hiểm AIG trong vụ cháy máy bay Nhật Bản được thực hiện như sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ cháy máy bay tại Nhật ngày 2/1/2024, AIG đã lập tức cử một nhóm chuyên gia đến hiện trường để thu thập thông tin và điều tra nguyên nhân vụ việc Nhóm chuyên gia này bao gồm các kỹ sư, chuyên gia bảo hiểm và pháp lý Bước 2: Khảo sát hiện trường

Nhóm chuyên gia của AIG đã tiến hành khảo sát hiện trường vụ cháy máy bay để thu thập các bằng chứng, bao gồm:

Bước 3: Phỏng vấn các nhân chứng

Nhóm chuyên gia của AIG cũng đã tiến hành phỏng vấn các nhân chứng, bao gồm:

Bước 4: Đánh giá nguyên nhân vụ việc

Trên cơ sở các thông tin thu thập được, nhóm chuyên gia của AIG đã tiến hành đánh giá nguyên nhân vụ việc Sau khi đánh giá, nhóm chuyên gia đã đưa ra kết luận chính thức về nguyên nhân vụ cháy máy bay

Bước 5: Xử lý hồ sơ bồi thường

- Sau khi xác định được nguyên nhân vụ việc, AIG sẽ tiến hành xử lý hồ sơ bồi thường cho các bên liên quan Mức bồi thường sẽ được xác định dựa trên các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm

11

Trang 12

- Một số điểm nổi bật trong quy trình báo cáo và đánh giá của AIG trong vụ cháy máy bay Nhật Bản:

về vụ việc Điều này giúp AIG thu thập được thông tin và bằng chứng một cách nhanh chóng và đầy đủ

nguyên nhân vụ việc Điều này giúp AIG có được một kết luận chính xác về nguyên nhân vụ việc

các bên liên quan nhận được bồi thường một cách kịp thời

dụ điển hình cho cách thức xử lý sự cố của một công ty bảo hiểm chuyên nghiệp Quy trình này đã giúp AIG thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với các bên liên quan trong vụ việc

4.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA HÃNG HÀNG KHÔNG VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM

Mối quan hệ giữa hãng hàng không và công ty bảo hiểm trong vụ cháy máy bay Nhật Bản được thể hiện qua các khía cạnh sau:

Khía cạnh hợp đồng

Hãng hàng không và công ty bảo hiểm có mối quan hệ hợp đồng với nhau Hợp đồng này quy định các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp xảy ra sự cố Trong vụ cháy máy bay Nhật Bản, AIG là công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường cho toàn

bộ hành khách và chiếc máy bay của Japan Airlines Theo ước tính, số tiền bồi thường có thể lên tới 130 triệu USD

Khía cạnh hợp tác

Hãng hàng không và công ty bảo hiểm cần hợp tác chặt chẽ với nhau để giải quyết sự

cố Trong vụ cháy máy bay Nhật Bản, AIG đã phối hợp chặt chẽ với Japan Airlines để điều tra nguyên nhân vụ việc và tiến hành bồi thường cho các bên liên quan Sự hợp tác này đã giúp hai bên giải quyết sự cố một cách nhanh chóng và hiệu quả

Khía cạnh trách nhiệm

quan trong vụ cháy máy bay Hãng hàng không có trách nhiệm bồi thường cho hành khách theo quy định của pháp luật Công ty bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho hãng hàng không theo quy định của hợp đồng bảo hiểm

khách bị thương theo quy định của pháp luật AIG cũng đã bồi thường cho Japan Airlines theo quy định của hợp đồng bảo hiểm Sự bồi thường của hai bên đã giúp các bên liên quan được bù đắp thiệt hại và ổn định cuộc sống

12

Ngày đăng: 23/05/2024, 20:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w