1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tiểu luận đề tài công ty hợp danh

25 17 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công ty hợp danh
Tác giả Phan Thị Ái Ái, Trương Bửu Ngọc, Trương Nữ Hoài Thương, Đổ Thành Nhân, Lê Phan Mỹ Ngọc, Dương Thị Mỹ Ngọc, Vương Kim Ái, Hồ Minh Thư
Người hướng dẫn ThS. Lê Thị Hồng Liễu
Trường học Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh doanh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,6 MB

Nội dung

Trong mỗi quốc gia, luật doanh nghiệp cụ thể sẽ xác định các yêu cầu về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh.. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

-

KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH

TIỂU LUẬN

Đề tài: CÔNG TY HỢP DANH

Giảng Viên: ThS Lê Thị Hồng Liễu

Môn học: Luật Kinh doanh Lớp: DHKQ18A (420300339320)

Thứ 2 Tiết 1-3 Nhóm INFINITY

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 09 năm 2023

Trang 2

2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Phan Thị Ái Ái

(Nhóm trưởng)

22635111 Soạn nội dung,

tổng hợp tiểu luận

và thuyết trình Trương Bửu Ngọc 22674721 Thuyết trình và

soạn nội dung

Trương Nữ Hoài Thương 22655301 Thiết kế

PowerPoint

Đổ Thành Nhân 22665281 Soạn nội dung và

kiểm tra

Lê Phan Mỹ Ngọc 22674901 Soạn nội dung câu

hỏi và kiểm tra

Dương Thị Mỹ Ngọc 22632351 Soạn nội dung và

kiểm tra Vương Kim Ái 22672301 Thuyết trình và

soạn nội dung

Hồ Minh Thư 22675451 Soạn nội dung câu

hỏi và thuyết trình

Trang 3

MỤC LỤC

DANH SÁCH THÀNH VIÊN 2

Lời nói đầu 4

1) Giới thiệu chung về công ty hợp danh 5

2) Cơ sở pháp lý của công ty hợp danh 6

3) Chủ thể được phép thành lập công ty hợp danh 7

4) Phân loại trách nhiệm của các thành viên trong công ty hợp danh 9

5) Cơ cấu tổ chức hoạt động của công ty hợp danh 12

6) Đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh 13

7) Phân chia lợi nhuận trong công ty hợp danh 16

8) Phân loại sự giống và khác nhau giữa Công ty cổ phần và Công ty hợp danh 16 BIÊN BẢN HỌP NHÓM 20

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

4

Lời nói đầu

Trong thế kỷ 21, doanh nghiệp hợp danh đã trở thành một phần không thể thiếu trong cảnh vận động kinh tế toàn cầu Với sự phát triển của công nghệ thông tin và quy

mô kinh doanh ngày càng lớn, việc thành lập và điều hành công ty hợp danh đã trở nên phức tạp và đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ các quy định luật doanh nghiệp Luật doanh nghiệp của công ty hợp danh là bộ quy tắc được thiết lập để điều chỉnh hoạt động của các tổ chức này Nó không chỉ xác định các quyền và trách nhiệm của các bên liên quan, mà còn giúp bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, nhân viên và xã hội Tiểu luận này nhằm khám phá sâu về luật doanh nghiệp áp dụng cho công ty hợp danh Chúng ta sẽ đi vào chi tiết về khái niệm, loại hình và yêu cầu thành lập công ty hợp danh theo luật hiện hành Bên cạnh đó, tiểu luận cũng sẽ tìm hiểu về quyền và trách nhiệm của các bên liên quan, cơ chế quản lý và giám sát công ty hợp danh, cũng như các biện pháp xử lý vi phạm luật doanh nghiệp Thông qua việc tìm hiểu về luật doanh nghiệp của công ty hợp danh, chúng ta có thể nhận thấy vai trò quan trọng của việc tuân thủ luật pháp trong hoạt động kinh doanh Đồng thời, điều này cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự ảnh hưởng của công ty hợp danh đối với môi trường kinh doanh và xã hội Tiếp theo là phần tiểu luận sẽ đi vào chi tiết về khái niệm và loại hình công ty hợp danh theo luật hiện hành

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

1) Giới thiệu chung v ề công ty hợ p danh

Công ty hợp danh là một loại hình tổ chức kinh doanh phổ biến trong nhiều quốc gia trên thế giới Nó cho phép hai hoặc nhiều cá nhân hoặc tổ chức kết hợp tài nguyên, kiến thức và kinh nghiệm để thành lập và điều hành một doanh nghiệp

Một công ty hợp danh được xem như một đơn vị phái sinh riêng biệt khỏi các thành viên sáng lập Nó có quyền sở hữu tài sản, ký kết các giao dịch và chịu trách nhiệm pháp lý độc lập Các thành viên của công ty không chịu trách nhiệm cá nhân với các khoản nợ hay tranh chấp của công ty, trừ khi có sự vi phạm luật hay gian lận

Công ty hợp danh thường được thành lập với mục tiêu cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm, thu nhập và tạo ra giá trị cho cổ đông Các quyền và trách nhiệm của từng thành viên được xác định trong hiến định công ty (nếu có) và bằng việc thực hiện các thoả thuận liên quan

Một số ưu điểm của công ty hợp danh bao gồm khả năng chia sẻ rủi ro và trách nhiệm, tài nguyên và kỹ năng đa dạng của các thành viên, cũng như khả năng thu hút vốn đầu tư từ các bên thứ ba Tuy nhiên, việc quản lý và ra quyết định trong một công ty hợp danh có thể phức tạp do sự hiện diện của nhiều ý kiến và mục tiêu khác nhau

Trong mỗi quốc gia, luật doanh nghiệp cụ thể sẽ xác định các yêu cầu về thành lập,

tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh Cần tuân thủ chặt chẽ các quy định này

để duy trì tính pháp lý và hoạt động hiệu quả của công ty

Trang 6

6

2) Cơ sở pháp lý của công ty hợp danh

Luật doanh nghiệp là cơ sở pháp lý chính để điều chỉnh hoạt động của công ty hợp danh Nó xác định các yêu cầu về thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể của công

ty Cụ thể tại chương VI, Luật doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung năm 2022 ( )

Đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh (Theo điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020):

1 Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh) Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản

nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty

2 Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

3 Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Trang 7

3) Chủ ể th được phép thành l ập công ty hợp danh

Đối tượng có quyền thành lập công ty hợp danh là phải là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự để chịu trách nhiệm đối với doanh nghiệp do mình góp vốn thành lập

Tuy nhiên, không phải bất kỳ cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự nào cũng có

quyền thành lập công ty hợp danh Khoản 2, điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020

quy định các trường hợp sau bị cấm thành lập công ty:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan,

hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền

để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

Trang 8

8

e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức

vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự

Trang 9

4) Phân loại trách nhiệm của các thành viên trong công ty hợp danh

Công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp có thể có hai loại thành viên:

- Thành viên hợp danh: phải là cá nhân, bắt buộc phải có trong công ty và phải có

ít nhất hai thành viên Thành viên hợp danh là nòng cốt của công ty hợp danh, bởi

vì nếu không có thành viên này, công ty hợp danh không thể thành lập và hoạt động được.Thành viên hợp danh liên kết với nhau chủ yếu dựa vào nhân thân, liên kết về vốn là yếu tố thứ yếu

- Thành viên gốp vốn: có thể à cá nhân, tổ chức, có thể có hoặc không có trong lcông ty hợp danh Thành viên góp vốn không có vai trò quan trọng như thành viên hợp danh, tuy nhiên sự tham gia của thành viên này khiến khả năng huy động vốn của công ty hợp danh cao hơn Thành viên góp vốn không buộc phải liên kết về nhân thân, cũng không buộc phải là cá nhân như thành viên hợp danh

••••• Về chế độ chịu trách nhiệm của các thành viên trong công ty hợp danh:

Công ty hợp danh theo luật Việt Nam có thể có hai loại thành viên với hai loại chế

độ trách nhiệm khác nhau Cụ thể:

+ Thành viên hợp danh: phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản

nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trách nhiệm vô hạn đối với mọi khoản nợ của thành viên thể hiện: thành viên hợp danh không chỉ chịu trách nhiệm bằng số tài sản bỏ vào kinh doanh, mà phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình đối với mọi khoản nợ của công ty Như vậy, chế độ trách nhiệm của thành viên hợp danh tương tự chế độ trách nhiệm của chủ doanh nghiệp

tư nhân, khi chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình Tuy nhiên, vì công ty hợp danh có ít nhất hai thành viên hợp danh, nên các thành viên hợp danh phải cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn; có nghĩa là khi một thành viên hợp danh nhân danh công ty hợp danh giao kết hợp đồng với đối tác, các thành viên hợp danh khác dù không trực tiếp giao kết vẫn phải chịu trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng đó Điều này ràng buộc

Trang 10

chặt chẽ các thành viên hợp danh của công ty hợp danh, khiến sự liên kết giữa các thành viên trở nên khó khăn hơn do phải dựa trên sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau Tuy nhiên, trách nhiệm vô hạn của thành viên hợp danh phát sinh sau trách nhiệm trả nợ của công ty, vì công ty hợp danh có tài sản độc lập với các thành viên Cụ thể: khi công ty có khoản nợ cần thanh toán, công ty phải trả bằng tài sản của công ty Nếu tài sản của công ty không đủ để trả nợ, công ty phải giải thể hoặc phá sản để trả các khoản nợ bằng toàn bộ tài sản còn lại; trường hợp vẫn không đủ để trả nợ, thành viên hợp danh mới phải trả nợ thay cho công ty bằng tài sản của cá nhân mình

+ Thành viên góp vốn: chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ty

Trong kinh doanh, nếu công ty hợp danh gặp khó khăn, thua lỗ, thành viên góp vốn cũng chỉ chịu trách nhiệm đến hết phần vốn đã góp vào công ty Trường hợp công

ty giải thể hoặc phá sản mà tài sản còn lại của công ty không đủ để trả nợ, thành viên góp vốn không phải dùng tài sản riêng để trả nợ thay cho công ty Như vậy, với việc chịu TNHH, chế độ trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh giống chế độ trách nhiệm của cổ đông Công ty cổ phần hay thành viên công ty TNHH; khi các chủ thể này cũng được giới hạn trách nhiệm trong phạm vi phần vốn

họ góp vào công ty Điều này có nghĩa là thành viên góp vốn có thể hạn chế được rủi ro khi đầu tư vào công ty hợp danh Đây là một ưu thế của thành viên góp vốn khiến nhiều nhà đầu tư lựa chọn khi không muốn gánh chịu nhiều rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh

Trang 11

mà còn trong phạm vi tài sản cá nhân của họ Do đó không có sự tách biệt

về tài sản

• Trong hoạt động kinh doanh: thành viên hợp danh không được nhân danh

cá nhân hoặc người khác kinh doanh cùng ngành nghề kinh doanh của công ty mà chỉ có thể nhân danh công ty để đàm phán ký kết hợp đồng, giao dịch ,

- Thành viên góp vốn có tư cách pháp nhân, vì :

• Tách biệt vốn và trách nhiệm: thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn góp vào công ty, không ảnh hưởng đến tài sản cá nhân của họ

• Trong hoạt động kinh doanh: Thành viên góp vốn có thể nhân danh cá nhân hoặc người khác để tiến hành kinh doanh

Trang 12

5) Cơ cấ u tổ chức hoạt đ ng củ ộ a công ty hợp danh

Việc quản lý công ty hợp danh ít chịu sự ràng buộc của pháp luật hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác Pháp luật chỉ thừa nhận quyền quản lý công ty hợp danh thuộc về các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn không có quyền quản lý công

ty Việc quản lý phải tuân thủ các quy định sau:

• Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất

cả các thành viên Hội đồng bầu một thành viên hợp danh là Chủ tịch đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

• Việc tiến hành họp Hội đồng thành viên do chủ tịch hội đồng thành viên triệu tập hoặc theo yêu cầu của thành viên hợp danh Trường hợp Chủ tịch hội đồng thành viên không triệu tập thì hội đồng thành viên có quyền triệu tập Việc họp phải được ghi vào sổ biên bản của công ty

• Việc quyết định các vấn đề quan trọng phải được ít nhất ¾ tổng số thành viên chấp thuận, việc không quan trọng thì chỉ cần ⅔ tổng số thành viên hợp danh chấp thuận

• các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty Thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhận các chức danh quản lý và kiểm soát công ty

• chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc có nhiệm vụ quản lý và điều hành kinh doanh, đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước, công ty với

tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại

Trang 13

6) Đại diện theo pháp lu ật của công ty hợ p danh

Theo Khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020 về “Điều hành kinh doanh

của công ty hợp danh” có quy định :

“Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty và tổ chức

điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.”

Theo khoản 1,3,4,5,7 Điều 12, Luật doanh nghiệp 2020

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án

và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

3 Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền

Trang 14

4 Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có

ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện

theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh

cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

5 Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp

xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty

7 Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN