1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận đề tài công ty hợp danh

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,29 MB

Nội dung

Các nhà kinh doanh ưa thích mô hình hợp danh hơn là kinh doanh đơn độc theo mô hình cá nhân kinh doanh.. Lu t công ty cậ ủa các nước quy định v loề ại hình này, nhưng không nằm trong khá

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM  TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: CÔNG TY HỢP DANH MÔN HỌC: LUẬT KINH DOANH GVHD: Hồ Xuân Thắng Lớp: LAW304_222_10_L09 Nhóm: 3 Trần Hồ Hồng Nhung Lê Thanh Tâm Lê Trần Ngọc Trân Lương Thị Nhi Lê Khánh Huyền Đặng Bùi Hoàng Anh Thành phố Hồ Chí Minh, 06/2023 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH 2 1.1 Lịch sử hình thành công ty hợp danh 2 1.1.1 Trên thế giới 2 1.1.2 Việt Nam 3 1.2 Khái niệm, phân loại công ty hợp danh 4 1.3 Một số đặc điểm của công ty hợp danh 7 1.4 Ưu điểm của công ty hợp danh 12 1.5 Nhược điểm của công ty hợp danh 13 1.6 Vai trò công ty hợp danh 13 CHƯƠNG II THỰC TIỄN VỀ CÔNG TY HỢP DANH TẠI VIỆT NAM 16 2.1 Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng hoạt động của công ty hợp danh hiện nay ở Việt Nam .16 2.2 Thực trạng đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh 18 2.3 Một số hạn chế của quy chế pháp lý về công ty hợp danh 19 CHƯƠNG III NHỮNG GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ GIÚP HOÀN THIỆN 21 3.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế độ pháp lý về công ty hợp danh 21 3.2 Kiến nghị 22 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24 LỜI NÓI ĐẦU Việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ tập trung bao cấp sang phát triển nền kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần đã tạo nên bước ngoặt lớn trong sự đi lên của nền kinh tế đất nước Việt Nam Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết cho tình hình mới của nền kinh tế đất nước, hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những thay đổi kịp thời và hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như thế giới Chính vì thế ngày 12-6-1999 Luật doanh nghiệp mới đã bổ sung thêm một số loại hình doanh nghiệp trong đó có sự xuất hiện của loại hình doanh nghiệp mới là công ty hợp danh và luật doanh nghiệp 2020 mới nhất hiện này luôn được điều chỉnh và cập nhật để phù hợp với tình hình và xu thế phát triển của đất nước ta hiện nay Cho tới nay, các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam khá đa dạng Đồng thời pháp luật cũng quy định các cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp có quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp Vì vậy, để có thể chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với tình hình thực tại và định hướng phát triển, người chủ doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm của từng loại hình doanh nghiệp Tuy nhiên, thực tế hiện nay có rất ít người lựa chọn loại hình công ty hợp danh Vậy tại sao công ty hợp danh không được ưa chuộng khi thành lập doanh nghiệp? Nhược điểm nào của công ty hợp danh mà cá nhân nào cũng quan ngại? Chúng em sẽ phân tích rõ hơn qua bài viết này 1 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TY HỢP DANH 1.1 Lịch sử hình thành công ty hợp danh 1.1.1 Trên thế giới Công ty Hợp Danh (CTHD) là một trong những hình thức công ty ra đời sớm nhất trong lịch sử hình thành công ty Khái niệm về “hợp danh” bắt đầu xuất hiện và tồn tại từ khi con người bắt đầu hợp tác với nhau Khái niệm hợp danh xuất hiện từ thời Babylon, Hy Lạp và La Mã cổ đại Đạo Luật Hammurabi năm 2300 (TCN) cũng đã có chế định về hình thức hợp danh Khái niệm hợp danh theo Đạo Luật Justinian của đế chế La Mã cổ đại vào thế kỷ VI, xét về bản chất không có sự khác biệt trong pháp luật hiện nay Sau đó, đến các thời kì Trung đại, đến cuối thế kỉ XVII, rồi ở Thụy Điển, dần dần hình thành hình thức “hợp danh” rõ ràng hơn Đến cuối thế kỉ XVII, rồi ở Thụy Điển, dần dần hình thành hình thức “hợp danh” rõ ràng hơn Năm 1776, Mỹ giành được độc lập và áp dụng hệ thống luật thông lệ của Anh Từ đó, luật pháp về Công ty Hợp Danh bắt đầu được áp dụng ở Mỹ Đến đầu thế kỷ XIX, CTHD trở thành loại hình kinh doanh quan trọng nhất ở Mỹ Ngày nay, hệ thống pháp luật thông lệ điều chỉnh Năm 1776, Mỹ giành được độc lập và áp dụng hệ thống luật thông lệ của Anh Từ đó, luật pháp về Công ty Hợp Danh bắt đầu được áp dụng ở Mỹ Đến đầu thế kỷ XIX, Công ty Hợp Danh trở thành loại hình kinh doanh quan trọng nhất ở Mỹ Công ty Hợp Danh cũng là một trong những loại hình công ty điển hình được quy định trong bộ luật thương mại của Pháp từ năm 1807 Ngày nay, hệ thống pháp luật thông lệ điều chỉnh, Công ty Hợp Danh được thay thế bằng đạo luật Công ty Hợp Danh hay còn gọi là Luật thống nhất về Công ty Hợp Danh (Uniform Partnership) Thêm nữa Công ty Hợp Danh được hình thành và phát triển từ những nguyên tắc của chế định đại diện (agency) 2 xuất phát từ những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường về liên kết kinh doanh; tập trung và tích tụ tư bản ở những mức độ và dưới những dạng thức khác nhau 1.1.2 Việt Nam Việt Nam thì ngược lại,loại hình công ty này ra đời muộn do điều kiện kinh tế, lịch sử, xã hội… Vốn là 1 nước trọng về nông nghiệp nên trước kia không coi trọng hoạt động thương mại và sau đó lại trải qua một thời gian dài thực hiện kinh tế tập thể Cuối thế kỷ XIX, Pháp áp dụng 3 Bộ Luật: Dân Luật Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ vào Việt Nam cho nên xuất hiện các hình thức Doanh Nghiệp tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn và hình thức, khái niệm Công ty Hợp Danh đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam với hình thức Hội buôn Năm 1954, trước Nghị quyết Đại hội lần VI của Đảng, miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo thì các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh không được thừa nhận Pháp luật về công ty nói chung và CTHD nói riêng thời kỳ này không tồn tại, Nhà nước cũng chưa có những định hướng về lĩnh vực này Miền Nam, trước 1975, loại hình CTHD được ghi nhận trong Bộ Luật Thương Mại, cơ bản giống những quy định của Pháp luật Pháp Đến thời kỳ đổi mới, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần đến Nghị quyết lần VI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần 2 của BCH TW Đảng công nhận sự tồn tại của các thành phần kinh tế cá thể và tư doanh trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân đã cho ra đời Luật công ty 1990, Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật doanh nghiệp 1999 Từ 4 điều luật cũ kỹ của Luật doanh nghiệp 1999 (ban đầu là 12 điều trong Dự thảo nhưng đã bị loại bỏ gần hết khi đưa ra Quốc hội thông qua, cũng bởi hình thức của nó quá mới mẻ) thì ngày nay Luật doanh nghiệp 2020 với 11 điều, hy vọng cung cấp cho giới thương nhân thêm một mô hình để lựa chọn cho phù hợp với ý tưởng kinh doanh của họ 3 1.2.Khái niệm, phân loại công ty hợp danh Công ty hợp danh là loại hình công ty, trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty Công ty hợp danh hay còn gọi là công ty góp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân Xét về mặt lịch sử thì công ty hợp danh ra đời sớm nhất, bởi lẽ khi con người biết hành nghề thương mại thì có lẽ lúc ban đầu hộ kinh doanh đơn lẻ (từng cá nhân) Sau này do nhu cầu kinh doanh cần phải liên kết thì họ phải lựa chọn những người thân, quen và phải thật tin tưởng để cùng nhau kinh doanh Trên thực tế, công ty này được thành lập trong dòng họ gia đình Do tính chất liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên các thành viên phải thật sự hiểu biết nhau, tin tưởng nhau “sống chết có nhau” Điều đó phản ánh tâm lý của các nhà kinh doanh khi hùn vốn với nhau để kinh doanh Các nhà kinh doanh ưa thích mô hình hợp danh hơn là kinh doanh đơn độc theo mô hình cá nhân kinh doanh Việc thành lập công ty dựa trên cơ sở hợp đồng giữa các thành viên Hợp đồng thành lập công ty nói chung được lập thành văn bản, tuy nhiên, luật không bắt buộc phải làm như vậy Các bên có thể thỏa thuận miệng, thậm chí không cần tuyên bố rõ, mà chỉ cần có những hoạt động thương mại chung thì công ty cũng được coi là đã thành lập Về nguyên tắc, hợp đồng thành lập phải được đăng ký vào danh bạ thương mại Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hợp đồng tuy không được đăng ký nhũng được thông báo rộng rãi thì vẫn có giá trị pháp lý Trong hợp đồng, điều quan vọng là sự thoả thuận về trách nhiệm của các thành viên Một công ty hợp danh được thành lập nếu ít nhất có hai thành viên thoả thuận với nhau cùng chịu trách nhiệm liên đới vô hạn đối với mọi khoản nợ của công ty Trên thế giới, căn cứ vào tính chất liên kết và chế độ trách nhiệm, công ty thương mại chia thành hai loại là công ty đối nhân và công ty đối vốn Trong công ty đối nhân, công ty hợp danh và công ty hợp danh hữu hạn (hay công ty hợp vốn đơn giản) là hai loại công ty nổi bật; theo đó công ty hợp danh chỉ có 4 Document continues below Discover more fMroômh:ình toán kinh tế AMA305 Trường Đại học Ngâ… 236 documents Go to course NLXH 10 Vô cảm giới trẻ - nondlgjolen 2 100% (2) 2- Ưu nhược điểm của sản phẩm 6 100% (1) Translation theory - Lecture notes 1,3 52 Lịch Sử 100% (9) Đảng 2.Topic 2 Text 2 ENG : why Africa goes… 3 Lịch Sử 100% (3) Đảng BT Bổ trợ Family AND Friends Special… 11 Lịch Sử 100% (3) Đảng Correctional toàn thành viên hợp danh với chế độ chịu trách nhiệmAvdômhiạnniscủtaractáicotnhành viên; công ty hợp danh hữu hạn vừa có thành viên 8hợp danh (chịu trách nhiệm Criminology 96% (114) vô hạn), vừa có thành viên góp vốn (chịu TNHH) Vì thế, công ty hợp danh là loại hình đặc trưng của công ty đối nhân, là loại hình công ty ra đời sớm nhất do nhu cầu liên kết về nhân thân của các thành viên Việt Nam, quy định về công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 có những điểm đặc thù không hoàn toàn giống với luật các nước Cụ thể, công ty hợp danh được định nghĩa là doanh nghiệp, trong đó: – Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; – Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; – Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (Điều 172) Như vậy, Luật Doanh nghiệp không đưa ra một định nghĩa khái quát, mà mô tả công ty hợp danh qua các đặc điểm đặc trưng Cách xây dựng khái niệm Luật Doanh nghiệp năm 2020 Điểm tương đồng giữa các Luật này khi quy định về công ty hợp danh, đó là công ty hợp danh bao gồm hai loại công ty, cụ thể gồm: – Công ty hợp danh: chỉ bao gồm các thành viên hợp danh, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới; có quyền quản lý và đại diện cho công ty hợp danh Quy định này giống với luật của nhiều nước, ví dụ: Luật Hợp danh thống nhất Hoa Kỳ năm 1997, công ty hợp danh là một hội gồm hai thể nhân trở lên với tư cách là những đồng sở hữu cùng nhau kinh doanh để thu lợi nhuận Không một thể nhân nào có thể trở thành thành viên của công ty hợp danh nếu không được sự nhất trí của tất cả các thành viên công ty Bộ luật 5 Thương mại Nhật Bản gọi đây là hình thức hợp danh vô hạn, trong đó, các thành viên hợp danh là chủ sở hữu (Điều 80) Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn một cách trực tiếp và liên đới Khi công ty không có khả năng thanh toán nợ thì mỗi thành viên hợp danh chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản của mình Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kì thành viên hợp danh nào của công ty trả nợ nếu công ty không trả được nợ và có thể yêu cầu áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với tài sản của cá nhân thành viên – Công ty hợp danh hữu hạn gồm: thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn, có quyền quản lý và đại diện cho công ty; thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn, không có quyền quản lý và không có quyền đại diện cho công ty Luật công ty của các nước quy định về loại hình này, nhưng không nằm trong khái niệm “công ty hợp danh” mà là một trong hai loại công ty đối nhân cơ bản Ví dụ: Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định: Công ty hợp danh hữu hạn là công ty hợp danh mà ở đó một hay nhiều thành viên cùng chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với tất cả các nghĩa vụ của công ty; một hoặc một số thành viên có trách nhiệm được hạn chế trong số vốn mà họ cam kết góp vào công ty (Điều 1077) Theo pháp luật Pháp, hình thức này được gọi là công ty hợp vốn đơn thường Công ty này cho phép một thương nhân có ý tưởng kinh doanh nhưng không có vốn được tận dụng phần vốn góp của thành viên góp vốn - người nắm giữ vốn nhưng không thể tự tiến hành các hoạt động thương mại do quy chế của mình, như quý tộc, tăng lữ, thẩm phán Đây là điểm khá đặc thù của pháp luật Việt Nam khi quy định về công ty hợp danh so với các nước, khi Luật không gọi là công ty đối nhân, nhưng bao gồm cả hai loại công ty đối nhân theo luật các nước Quy định này khiến các nhà kinh doanh có thể dễ dàng hơn khi tổ chức, hoạt động theo mô hình công ty hợp danh, vì họ có thể kết nạp hoặc không kết nạp thành viên góp vốn mà không phải đăng ký thay đổi loại hình doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh Tuy nhiên, việc quy định như vậy cũng khiến công ty hợp danh của Việt Nam không hoàn toàn giống công ty hợp danh các nước, gây khó khăn cho việc 6 nhận diện cũng như hội nhập của các nhà kinh doanh Việt Nam khi kinh doanh dưới hình thức công ty hợp danh Ngoài hai loại hình công ty cơ bản trên, pháp luật các nước tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội của nước mình, có thể quy định thêm các loại khác trong công ty đối nhân Ví dụ: Luật của Pháp quy định thêm công ty hợp vốn cổ phần: là loại công ty có thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trong phạm vi cổ phần họ sở hữu, không có quyền quản lý nhân danh công ty; thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về mọi khoản nợ của công ty, có vai trò quan trọng trong việc quyết định các vấn đề của công ty; công ty có thể phát hành chứng khoán Pháp luật Hoa Kỳ quy định thêm công ty hợp danh TNHH, trong đó các thành viên chịu TNHH có quyền như nhau trong quản lý, điều hành công ty trừ khi trong thỏa thuận thành lập, các thành viên có thỏa thuận khác Riêng ở New York và California, pháp luật hai bang này giới hạn lĩnh vực hoạt động của loại hình công ty này chỉ có thể là nghề luật sư hoặc kiểm toán Đối với pháp luật Việt Nam, nếu công ty hợp danh được mở rộng thêm các loại hình tương tự như luật của Pháp hay của Hoa Kỳ , việc gọi tên là công ty hợp danh nói chung sẽ càng thiếu tính chính xác, do vậy, cần phải tách bạch các loại công ty riêng và định danh cụ thể đối với từng loại hình công ty 1.3.Một số đặc điểm của công ty hợp danh Luật pháp mỗi nước đều đưa ra những quy chế pháp lý riêng cho công ty hợp danh Tuy nhiên, tựu chung lại, các quy định đều tương đối đồng nhất với nhau ở một số đặc điểm cơ bản sau: Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh Theo “ Điều 181, Luật Doanh Nghiệp 2020”: Công ty hợp danh phải có tối thiểu 2 thành viên là chủ sở hữu chung công ty gọi là thành viên hợp danh Ngoài ra có thể có thành viên góp vốn Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại 7 e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty; g) Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản; h) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty 2 Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây: a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp; b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty; c) Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên; d) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty 1.4.Ưu điểm của công ty hợp danh Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh Công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp Do số lượng các thành viên ít Và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau Thành viên hợp danh là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp cao Tạo sự tin cậy cho đối tác Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 12 1.5.Nhược điểm của công ty hợp danh Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân Không được làm TV hợp danh công ty khác nếu các TVHD còn lại không nhất trí Không được nhân danh cá nhân/người khác kinh doanh cùng ngành nghề với công ty mà không vì lợi ích của công ty Không được chuyển vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu các TVHD còn lại không chấp thuận Vi phạm có thể bị khai trừ 1.6 Vai trò công ty hợp danh Là một trong những loại hình công ty xuất hiện sớm nhất trong lịch sử, nhưng lại xuất hiện khá muộn tại Việt Nam, công ty hợp danh từ khi ra đời cho đến ngày nay vẫn không ngừng phát triển về số lượng, điều này cho thấy công ty hợp danh có vai trò và đóng góp vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế tại Việt Nam hiện nay Bên cạnh vai trò chung như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty hợp danh còn có những nét đặc riêng đóng khiến cho loại hình doanh nghiệp này không thể thiếu trong môi trường kinh tế thị trường ở nước ta Trước hết, sự ra đời của công ty hợp danh đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư nhỏ, mong muốn cùng liên kết chia sẽ với những người thân quen, anh em họ hàng trong gia đình, dòng tộc dựa trên các mối quan hệ xã hội và uy tính của cá nhân Công ty hợp danh được thành lập dựa trên cơ sở chủ yếu là sự liên kết của những người có quan hệ quen biết nhau, có cùng chí hướng, có cùng một ham mê nghề nghiệp và thông thường các bên liên kết có những hiểu biết khá đầy đủ về nhau Vì thế một khi liên kết lại, họ có thể dựa vào nhau để phát huy hết thế mạnh của từng thành viên trong một nỗ lực chung là nhằm phát triển công ty Hơn nữa, công ty hợp danh Việt Nam là do các thành viên hợp danh trực tiếp điều hành, quản lý mà những thành viên này lại là những người chịu trách nhiệm vô hạn (bằng toàn bộ tài sản có của mình) trước các khoản nợ công ty Chính vì thế, tuy xét ở góc độ khách quan thì tư cách thành viên hợp 13 danh có vẻ mang lại nhiều rủi ro, nhưng xét góc độ chủ quan thì chính vì ý thức được về trách nhiệm vô hạn của mình mà mỗi thành viên hợp danh đều làm mọi cách để giảm thiểu rủi ro cho chính mình trong quá trình điều hành công ty Đó cũng là việc các thành viên hợp danh cũng nhau tìm ra phương án kinh doanh tốt nhất và luôn đặt lợi ích chung nhất của công ty lên hàng đầu Đây là một ưu điểm khó có loại hình công ty đối vốn nào có được Và sau đây là một số vai trò quan trọng của loại hình công ty hợp danh: Công ty hợp danh ra đời cũng đáp ứng được nhu cầu kinh doanh cũng như sử dụng các dịch vụ như khám chữa bệnh, tư vấn thiết kế công trình xây dựng, kiểm toán, tư vấn luật những ngành nghề này đều đòi hỏi phải có tính nghiêm túc, trách nhiệm cao cũng như sự tin tưởng của khách hàng đối với những người hành nghề công ty hợp danh theo pháp luật Việt Nam có thể kết hợp cả hai loại chế độ trách nhiệm, trách nhiệm vô hạn cho những thành viên hợp danh và chế độ hữu hạn cho những thành viên góp vốn Vì thế, nó vừa có khả năng thu hút vốn đầu tư của những nhà đầu tư cần tìm kiếm một cách thức an toàn trong kinh doanh (đó là trách nhiệm hữu hạn), lại vừa có thể dễ dàng thu hút được khách hàng khi tham gia quan hệ với công ty này, bởi lẽ hoạt động của công ty này được đảm bảo bởi chế độ vô hạn của một số thành viên hợp danh Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn không chỉ tạo ra sự tin tưởng cho khách hàng mà tạo ra vô số thuận lợi rất cần thiết trong quá trình kinh doanh Công ty hợp danh cũng có vai trò quan trọng trong việc làm phong phú thêm kênh huy động vốn cho nền kinh tế, thêm sự lựa chọn cho các nhà đầu tư, những người giỏi về kiến thức, trình độ quản lý, kinh nghiệm kinh doanh nhưng không có vốn và những người có vốn nhưng không giỏi kinh doanh Công ty hợp danh là sự kết hợp hoàn hảo của hai nhóm đối tượng trên, tạo sự tương bổ lẫn nhau trong việc phát triển kinh tế của công ty nói chung và của từng thành viên nói riêng Công ty hợp danh là loại hình công ty duy nhất đáp ứng được nguyện vọng của hai đối tượng liên kết trong công ty Đối tượng đầu tiên là những người có chuên môn, nghiệp vụ, có khả năng đứng ra điều hành việc kinh doanh nhưng lại thiếu vốn, hoặc không có vốn Những người này chỉ cần 14 chấp nhận một chế độ trách nhiệm vô hạn là họ hoàn toàn có thể trở thành các thành viên hợp danh của công ty Công ty hợp danh là mô hình kinh doanh phù hợp với đặc điểm tâm lý, truyền thống kinh doanh của người Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng- đó là việc kinh doanh dựa trên cơ sở liên kết theo kiểu “phường hội”, “làng xã” dựa vào dòng họ, huyết thống là chủ yếu thì các loại hình kinh doanh vừa và nhỏ là rất phù hợp và đóng vai trò quan trọng trong các kiểu liên kết của công ty hợp danh 15 CHƯƠNG II THỰC TIỄN VỀ CÔNG TY HỢP DANH TẠI VIỆT NAM 2.1.Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng hoạt động của công ty hợp danh hiện nay ở Việt Nam Như đã trình bày ở trên, quy chế pháp lý về thành lập và hoạt động của công ty hợp danh trong Luật Doanh nghiệp 12/6/1999 đã đánh dấu sự phát triển mới của Luật Doanh Nghiệp, đáp ứng được yêu cầu thực tế của nền kinh tế, trong giai đoạn đất nước mở rộng hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực đặc biệt là về kinh tế, đẩy nhanh công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá Loại hình doanh nghiệp mới ra đời đã tạo nhiều hơn nữa cho sự lựa chọn của các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm và trình độ quản lý của các nước phát triển Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp đã xuất hiện khá lâu ở Việt Nam, tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít được các cá nhân lựa chọn nhất Theo thống kê mới nhất của Tổng Cục Thống kê thì số lượng công ty hợp danh được thành lập rất ít chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong tổng số doanh nghiệp mới thành lập Cụ thể, với 7000 doanh nghiệp mới thành lập thì chỉ có 1 công ty hợp danh Hiện nay ở Việt Nam, các công ty hợp danh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ kế toán và kiểm toán, dịch vụ khám và điều trị bệnh, dịch vụ pháp lý v.v Cụ như Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam, Công ty Luật Hợp Danh Niềm Tin Việt… So sánh công ty hợp danh với các loại hình doanh nghiệp khác ta thấy một số ưu điểm sau: , so với doanh nghiệp tư nhân thì công ty hợp danh có khả năng huy động vốn lớn hơn bởi công ty hợp danh là sự kết hợp hai thành viên hợp danh trở lên ngoài ra còn có thể có thành viên góp vốn trong khi đó doanh nghiệp tư nhân chỉ có một cá nhân thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động kinh doanh Như vậy, công ty hợp danh có thể mở rộng quy mô kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường là hơn hẳn doanh nghiệp 16 tư nhân (Điểm giống nhau ở hai loại hình doanh nghiệp này là chúng đều không có tư cách pháp nhân bởi tài sản của thành viên không có sự tách biệt rõ ràng với tài sản của công ty) , là so với các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn như công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, điểm giống của công ty hợp danh với các loại hình doanh nghiệp trên là việc thành lập doanh nghiệp dựa trên cơ sở liên minh, hợp tác giữa nhiều thành viên cùng tiến hành hoạt động kinh doanh Sự khác nhau giữa chúng là công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân tức là việc thành lập dựa trên cơ sở quan hệ thân thích là chính, vốn là yếu tố phụ, còn các doanh nghiệp kể trên thuộc loại hình doanh nghiệp đối vốn tức là việc thành lập dựa trên cơ sở góp vốn giữa các thành viên, vấn đề quan hệ là thứ yếu Công ty hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về các nghĩa vụ của công ty, còn các loại hình doanh nghiệp kể trên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi phần vốn góp vào công ty Như vậy, về lý thuyết thì khả năng thực hiện nghĩa vụ của công ty hợp danh là tốt hơn các doanh nghiệp khác, tạo ra được uy tín, tín nhiệm cao hơn trong hoạt động kinh doanh , là so với các quy chế pháp lý về loại hình công ty hợp danh, ở một số nước phát triển ta thấy tương đối giống tuy nhiên còn có một số điểm khác như: việc một số nước quy định bắt buộc phải thành lập công ty hợp danh đối với một ngành nghề đòi hỏi trách nhiệm cao như luật sư, y tế, kiểm toán còn ở nước ta không có những quy định bắt buộc này , công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, việc thành lập dựa trên cơ sở quan hệ thân thích là chủ yếu, phần vốn góp là thứ yếu Như vậy đối với Việt Nam, đất nước mang đậm tập quán phương đông, coi trọng tình nghĩa thì việc loại hình doanh nghiệp này có thể rất phát triển trong tương lai Tuy nhiên hiện nay loại hình doanh nghiệp này còn rất ít ở nước ta có thể do đây là loại hình doanh nghiệp mới, còn ít người biết đến Vấn đề thực trạng hoạt động của số ít loại hình doanh nghiệp này như thế nào thì ở đây chưa thể đưa ra câu trả lời chính xác 17

Ngày đăng: 13/03/2024, 09:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN