1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận đề tài công nghệ blockchain

21 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Đề Tài Công Nghệ Blockchain
Tác giả Nguyễn Ngọc Nguyệt Nhi, Trần Thị Kim Ngọc, Trần Phạm Cẩm Tú, Phạm Tiến Thành, Nguyễn Quang Tú
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng
Chuyên ngành Hệ Thống Thông Tin Quản Lý
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 5,12 MB

Nội dung

17 Trang 4 LỜI MỞ ĐẦU Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – 4.0, sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển không ngừng của kinh tế, thương mại cùng với đó thuật ngữ Bloc

Trang 2

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC % CỦA TỪNG NGƯỜI

HỌ VÀ TÊN LƯỢNG CÔNG VIỆC

Nguyễn Ngọc Nguyệt Nhi 20%

Trang 3

3

MỤC LỤC

I) GIỚI THIỆU VỀ BLOCKCHAIN 5

1 Lịch sử hình thành 5

2 Định nghĩa 6

3 Phân loại 6

a Public Blockchain 6

b Private Blockchain 6

c Consortium Blockchain 7

4 Đặc điểm 8

5 Cơ chế hoạt động 9

II ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM BLOCKCHAIN 10

1 Ưu điểm 10

2 Nhược điểm 11

III) LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM 12

1 Ứng dụng Blockchain trong Game 12

2 Ứng dụng Blockchain trong Ngân hàng 13

3 Ứng dụng Blockchain trong nông nghiệp 14

4 Ứng dụng Blockchain trong Logistic 15

5 Ứng dụng của Blockchain vào Y tế 16

IV) KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư – 4.0, sự bùng nổ của khoa học công nghệ, sự phát triển không ngừng của kinh tế, thương mại cùng với đó thuật ngữ Blockchain được nêu ra như là một trong những công nghệ kỹ thuật số có ảnh hưởng sâu sắc đến cách thức các cá nhân, tổ chức hoạt động và cộng tác trên thế giới trong tương lai

Blockchain – Công nghệ chuỗi khối có thể được xem như một cuốn sổ cái công khai, chống giả mạo và tất cả các giao dịch được lưu trữ trong một danh sách các khối Chuỗi này liên tục được phát triển khi các khối mới được thêm vào Với hàm mật mã bất đối xứng và cơ chế đồng thuận phân tán đã làm cho Blockchain bảo mật, nhất quán hơn các cuốn sổ cái truyền thống Và theo xu hướng xã hội, nhóm chúng em xin chọn Blockchain làm đề tài nghiên cứu

Trang 5

Vào năm 2008, chuỗi khối bắt đầu trở nên phù hợp, nhờ có công sức của một hoặc một nhóm các nhà phát triển dưới bút danh Satoshi Nakamoto Năm 2009 Satoshi Nakamoto đã phát hành sách trắng (whitepaper) đầu tiên về công nghệ này và triển khai chuỗi khối đầu tiên làm sổ cái công khai cho các giao dịch được thực hiện bằng bitcoin Nakamoto được công nhận là bộ não đằng sau công nghệ Blockchain Năm 2014, Công nghệ chuỗi khối được tách ra khỏi tiền tệ và tiềm năng của nó đối với các giao dịch tài chính, liên tổ chức khác được nghiên cứu và khai phá Blockchain 2.0 ra đời, đề cập đến các ứng dụng ngoài tiền tệ

Trang 6

2 Định nghĩa

Blockchain (Chuỗi khối) là một hệ thống ghi chép thông tin theo cách không thể

bị thay đổi, hack hoặc lừa đảo trong hệ thống Công nghệ này được lập trình để theo dõi và ghi chép bất cứ thứ gì có giá trị

Chuỗi khối về cơ bản là cuốn sổ cái kỹ thuật số của các giao dịch được sao chép

và phân phối trên toàn bộ mạng lưới hệ thống máy tính Mỗi khối trong chuỗi chứa một số giao dịch và mỗi khi một giao dịch mới xảy ra trên chuỗi khối, một bản ghi về giao dịch đó sẽ được thêm vào sổ cái của mọi người tham gia trên mạng lưới – thông tin được công khai cho tất cả thành viên Điều này bảo đảm thông tin được minh bạch và chính xác

3 Phân loại

Nền tảng blockchain được chia thành 3 loại chính gồm: Blockchain công khai (Public blockchain), Blockchain riêng tư (Private Blockchain) và Blockchain kết hợp (Consortium Blockchain)

a Public Blockchain

Blockchain công khai là nền tảng cho phép bất kì người dùng nào kết nối với Internet cũng có quyền truy cập vào dữ liệu và thực hiện các giao dịch Permissionless là thuật ngữ thường được dùng để mô tả loại blockchain này Quá trình xác thực các giao dịch trên blockchain công khai yêu cầu cần phải có hàng vạn node tham gia, vì vậy tấn công vào hệ thống là điều không thể Tuy nhiên, theo cách vận hành cho phép mọi người tham gia vào mạng dẫn đến sự hiệu suất của giao dịch khá thấp

Các Public Blockchain phổ biến là Bitcoin và Ethereum

b Private Blockchain

Ngược với đặc điểm permissionless của blockchain công khai thì blockchain riêng tư là một mạng lưới cần được cấp quyền tham gia- permissioned Một blockchain riêng tư là chuỗi khối hoạt động trong một môi trường hạn chế, tức là một mạng khép kín

Trang 7

Câu-hỏi-ôn-tập-100% (47)

88

TIỂU LUẬN PLĐC - Vi phạm pháp luật và…

8

Trang 8

Quyền kiểm soát, điều chỉnh và quyền quyết định mọi sự thay đổi trên giao dịch đều phụ thuộc vào bên thứ ba

Chuỗi khối riêng tư phù hợp tại một công ty hoặc tổ chức tư nhân Doanh nghiệp thường kết hợp công nghệ này vào kế toán Thời gian xác nhân giao dịch diễn ra nhanh hơn ở loại blockchain này vì nó không yêu cầu một lượng lớn người tham gia để kiểm duyệt giao dịch

c Consortium Blockchain

Blockchain liên kết là sự kết hợp các yếu tố của 2 loại blockchain phía trên Trong mạng lưới này người tham gia cũng cần được cấp quyền nhưng thay vì một công ty vận hành và kiểm soát thì một nhóm nhiều công ty sẽ thực hiện điều này

Chuỗi khối liên kết giải quyết các nhu cầu của tổ chức về cả công khai và riêng tư Trong một Blockchain liên kết, một số khía cạnh của các tổ chức được công khai, trong khi những khía cạnh khác vẫn được riêng tư

Consortium Blockchain rất hữu ích cho các tổ chức hoạt động cùng ngành vì người dùng được giao dịch trên một nền tảng chung vậy nên tốc độ xử lý các giao dịch cũng nhanh hơn

Giáo trìnhchủ nghĩ… 100% (11)

Individual 2

Kinh tế vi

3

Trang 9

8

Sự khác biệt của 3 loại blockchain

https://luatvietnam.vn/linh- vuc -khac/blockchain- la- - gi 883 91342 - -article.html#demuc913427

4 Đặc điểm

Tính bất bại: theo như lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải

mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất khi không còn Internet trên toàn cầu Vì vậy, không ai có thể làm giả, phá hủy các chuỗi Blockchain Tính ổn định: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi, Tạo dựng một nền tảng số cái (ledgers) ổn định là mục tiêu cốt lõi của Blockchain Có thể thấy, Bitcoin luôn giữ cho dữ liệu sổ cái của mình trong trạng thái luôn được chuyển tiếp ổn định

Tính năng bảo mật: Các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân tán và

an toàn tuyệt đối

Smart contract Blockchain: Tên gọi khác là Hợp đồng thông minh là hợp đồng

kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi mà không cần bên thứ ba

Trang 10

Nền tảng phi tập trung: Công nghệ phi tập trung cung cấp khả năng lưu trữ tài sản (như các hợp đồng, tài liệu,…) vào trong hệ thống thông qua Internet Chủ

sở hữu sẽ có quyền kiểm soát trực tiếp hệ thống và chuyển giao tài sản của mình sang bất kỳ một người nào khác thông qua một chiếc chìa khóa riêng (chìa khóa ảo) Điều đó đem lại thay đổi to lớn cho nền công nghiệp

5 Cơ chế hoạt động

Công nghệ chuỗi khối Blockchain là một cuốn sổ cái ghi chép và lưu trữ thông tin các giao dịch Blockchain, có thể nói đây là một cơ sở dữ liệu được tổ chức thành liên kết dạng chuỗi của các khối thông tin (block), cho phép phát triển và mở rộng theo thời gian, nghĩa là bất cứ khi nào có những dữ liệu mới thì sẽ hình thành thêm các khối mới Để hiểu rõ hơn về cơ cấu hoạt động của Blockchain, ta sẽ lấy ví dụ

về cuộc giao dịch giữa người dùng A và người dùng B Các bước sẽ như sau: Bước 1: Người dùng A muốn gửi tiền cho Người dùng B Mỗi người trong

số họ giữ một khóa riêng tư và công khai Người dùng A thêm tiền vào ví

kỹ thuật số (ví dụ Bitcoin) và cho phép gửi tiền bằng chữ ký kỹ thuật số được mã hóa

Bước 2: Giao dịch được yêu cầu được truyền thông qua mạng ngang hàng – P2P (bao gồm các máy tính được gọi là nút) bằng cách sử dụng khóa công khai

Bước 3: Mạng lưới các nút xác nhận giao dịch và trạng thái của người dùng thông qua các thuật toán đồng thuận trên Blockchain

Bước 4: Máy tính trong mạng kết nối xác minh và xác thực giao dịch Giao dịch này bao gồm tiền điện tử, hợp đồng, hồ sơ hoặc thông tin khác Bước 5: Sau khi xác thực, giao dịch sẽ được kết hợp với các giao dịch khác

để tạo ra một khối dữ liệu mới cho sổ cái Từ góc độ của Người dùng A, giao dịch đã hoàn tất và tiền đang được chuyển đến Người dùng B Bước 6: Khối mới sẽ được thêm vào chuỗi khối hiện có của mạng Blockchain và sẽ vĩnh viễn không thay đổi hay biến mất được

Bước 7: Giao dịch hoàn tất

Trang 11

10

Các bước hoạt động của Blockchain

II ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM BLOCKCHAIN

Giảm chi phí

o Thông thường người tiêu dùng phải trả tiền cho ngân hàng để xác minh một giao dịch, một công chứng viên để ký một văn bản, Trong khi đó, blockchain loại bỏ nhu cầu xác minh của bên thứ ba và cùng với đó là các chi phí liên quan

Giao dịch an toàn

o Khi một giao dịch được ghi lại, tính xác thực của nó phải được xác minh bởi hệ thống blockchain Hàng nghìn máy tính trên blockchain nhanh chóng xác nhận giao dịch là chính xác

Trang 12

Sau khi máy tính đã xác nhận, nó sẽ được thêm vào các khối blockchain Mỗi một khối blockchain sẽ chứa một hàm duy nhất của riêng nó, cùng với hàm duy nhất của khối trước đó

o Khi thông tin khối bị chỉnh sửa bởi một cách nào đó thì hàm của khối đó sẽ thay đổi nhưng khối sau thì không Sự khác biệt này khiến thông tin trên blockchain khó bị thay đổi mà không cần phải thông báo

Tính minh bạch

o Bởi vì có rất nhiều bản Node rải trên khắp thế giới và mỗi bản node là một bản sao của blockchain nên có thể thấy được tính minh bạch của công nghệ này là rất cao

o Mỗi khi có sự thay đổi trên các chuỗi, đồng loạt các Node sẽ thay đổi ngay lập tức Đặc điểm này ứng dụng vào giao dịch tiền ảo giúp người giao dịch

có thể cập nhật ngay lập tức các giao dịch và thông tin luôn được update

2 Nhược điểm

Khó khăn trong sửa đổi dữ liệu

o Một nhược điểm chính của Blockchain là việc khó khăn trong sửa đổi dữ liệu Một khi dữ liệu được đưa vào Blockchain thì việc sửa đổi dường như

là rất khó khăn

o Như đã đề cập ở trên thì việc sửa đổi dữ liệu trong một khối bất kì thì bạn

sẽ phải sửa từ khối cuối cùng trước đó dần cho tới khối đó Đây là một lợi thế bào mật của Blockchain song không phải khi nào nó cũng mang lại hiệu quả

Tốc độ và dữ liệu kém hiệu quả

o Bitcoin là một nghiên cứu điển hình hoàn hòa cho sự kém hiệu quả của blockchain Hệ thống Pow của Bitcoin mất khoảng 10 phút để thêm một khối mới vào Blockchain Ở tốc độ đó người ta ước tính rằng Blockchain chỉ có thể quản lý khoảng 7 giao dịch mỗi giây (TPS) Mặc dù các loại tiền điện tử khác như Ethereum hoạt động tốt hơn Bitcoin, nhưng chúng vẫn bị giới hạn bởi Blockchain

Trang 13

12

Vấn đề khác là mỗi khối chỉ có thể chứa rất nhiều dữ liệu Cuộc tranh luận

về các khối đã, đang và tiếp tục là một trong những vấn đề cấp bách đối với khả năng mở rộng của Blockchain trong tương lai

III) LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM

Theo ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Chủ tịch Decom Holdings, Nhà sáng lập Diễn đàn Phổ cập Blockchain, nói trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy : “Về mặt lịch sử, Blockchain là quan điểm về công nghệ, được hình thành từ trên giấy trước 10 năm khi Bitcoin ra đời

Và khi Bitcoin ra đời người ta cũng chưa định nghĩa được đấy có phải là Blockchain hay không Đến nay, 10 năm tiếp theo tính từ thời điểm có Bitcoin, công nghệ này mới ảnh hưởng tới tài chính một cách mạnh mẽ nên chúng ta mới giật mình Như vậy, Blockchain mất khoảng 20 năm, bao gồm 10 năm hoàn thiện

về mặt lý thuyết và 10 năm hoàn thiện về mặt sản phẩm mới tác động đầu tiên rõ rệt là lĩnh vực tài chính"

Còn theo chia sẻ tại tọa đàm “Trò chơi trực tuyến: Tương lai của Việt Nam” mới đây, ông Tùng Phan, đồng sáng lập Moon Knight Labs, Giám đốc tiếp thị của Faraland Studio, cho biết ở Việt Nam công nghệ Blockchain bắt đầu được ứng dụng hàng loạt trong một số ngành như logistics, bán lẻ, fintech… Ông Tùng dẫn chứng: Viettel gần đây có ứng dụng blockchain trong hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân với các lưu trữ thông tin đầy đủ lịch sử khám, chữa bệnh của người dân Trong khi đó, Vietcombank dùng blockchain trong ngân hàng số “Có thể nói, blockchain được xem là trụ cột của các ngành công nghệ tương lai, bên cạnh trí tuệ nhân tạo (AI) và Internet vạn vật (IoT)”, ông nhận định

1 Ứng dụng Blockchain trong Game

Blockchain tác động đến ngành công nghiệp gaming như thế nào?

Quyền sở hữu trong Game: Blockchain cho phép người chơi có quyền sở hữu vĩnh viễn và được tự ý mua bán tài sản của mình trong trò chơi

Trao đổi token trên nhiều game: Bằng cách liên kết dữ liệu của vật phẩm trong trò chơi với mã thông báo

Trang 14

Chơi game trên nền tảng phi tập trung: Blockchain cho phép tạo ra các thị trường Game phi tập trung đồng thời cung cấp khả năng chống kiểm duyệt Thanh toán dễ dàng: Blockchain và hợp đồng thông minh (Smart contract) có sức mạnh để giảm chi phí và tăng tốc độ xử lí các giao dịch trong Game Chơi game trực tuyến không giới hạn: với công nghệ Blockchain, người chơi

có thể tiếp tục chơi một trò chơi ngay cả khi các nhà phát triển di chuyển máy chủ sang nơi khác

Đội ngũ chuyên gia phát triển Blockchain ở SotaTek cùng studio game BBOLD đã cùng nhau lên kế hoạch nghiên cứu MetaMerge, tựa game hybrid GameFi kết hợp giữa game truyền thống và game trên nền tảng Blockchain Các nhà phát triển đằng sau MetaMerge kỳ vọng tựa game có thể giải quyết vấn đề zero-sum game hiện hữu và mở ra hướng đi mới cho dòng game Blockchain trong tương lai MetaMerge là trò chơi xếp hình kết hợp trên nền tảng Blockchain, cho phép người chơi thu thập tài sản token hóa dưới dạng token và non-fungible token MetaMerge hướng tới trở thành tựa game thế giới mở giúp người chơi có thể tương tác với bạn bè qua các phương thức social trong game và chiến đấu PvP

2 Ứng dụng Blockchain trong Ngân hàng

Blockchain tại Việt Nam cũng được rất nhiều ngân hàng quan tâm và triển khai ứng dụng Với mục tiêu cải tiến và nâng cao tính linh hoạt trong việc phát hành thư tín dụng (L/C), hợp lý hóa quy trình và cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp hiệu quả nhất, vừa qua một số ngân hàng tại Việt Nam như Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) đã gia nhập và đều phát hành thành công L/C liên ngân hàng trên mạng lưới Contour

Khác với giao dịch L/C truyền thống phải thực hiện trên nhiều hệ thống khác nhau, toàn bộ quá trình của giao dịch này được thực hiện trên cùng một nền tảng với sự tham gia của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành và ngân

Trang 15

14

hàng thông báo/xuất trình chứng từ đều tham gia xử lý trên cùng một mạng lưới Ứng dụng công nghệ blockchain cho phép thực hiện được trọn vẹn toàn bộ quy

Hình: Ứng dụng của Blockchain trong lĩnh vực Ngân hàng

3 Ứng dụng Blockchain trong nông nghiệp

Blockchain đang rất được quan tâm và chú ý ở lĩnh vực này, đặc biệt nhiều doanh nghiệp đã và đang ứng dụng blockchain cho sản phẩm của mình với mục đích là truy xuất nguồn gốc của thực phẩm

Hợp tác xã (HTX) Mỹ Xương, xuất phát từ một vấn đề trong thực tế là mặc dù xoài Cát Chu đã được đăng ký nhãn hiệu, nhưng con tem của HTX bị làm giả, khiến cho doanh nghiệp thất thoát rất nhiều (vừa về kinh tế, vừa về uy tín) Chính vì vậy, Giám đốc HTX Mỹ Xương đã tìm kiếm giải pháp với blockchain Nhờ công nghệ này khi cầm trên tay quả xoài của HTX Mỹ Xương Đồng Tháp, người dùng chỉ - cần lấy điện thoại rồi quét con tem trên quả xoài Qua đó, có thể nhìn thấy được toàn bộ thông tin về quy trình sản xuất, phân phối, cách sử dụng của sản phẩm, thời gian bảo quản, thậm chí quả xoài đang chua ngọt thế nào, khi nào ăn thì vừa vị, giúp họ ăn quả xoài cảm thấy an tâm hơn

Ngày đăng: 14/03/2024, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w