dược lý cổ truyền và hiện đại chuyên đề hạ khô thảo

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
dược lý cổ truyền và hiện đại chuyên đề hạ khô thảo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoặc do cảm nhiễm ngoại tà thâm nhập cơ thể gây sốt cao, miệng lở khô khát… [ CITATION ĐỗT19 \l 1033 ]Thuốc thanh nhiệt là thuốc có tác dụng loại trừ nhiệt độc thanh giải lý nhiệt, lập l

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾTRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

I.Mở đầu

Theo Y học cổ truyền, nhiệt được chia làm hai loại chính:

Sinh nhiệt: nhiệt tạo ra sức nóng cần thiết cho chuyển hoá công năng tạng phủTà nhiệt: nhiệt xấu, gây bệnh cho cơ thể Loại nhiệt này có thể do nội tạng sinh ra, như âm hư gây hoả vượng, can tâm hoả vượng Hoặc do cảm nhiễm ngoại tà thâm nhập cơ thể gây sốt cao, miệng lở khô khát… [ CITATION ĐỗT19 \l 1033 ]

Thuốc thanh nhiệt là thuốc có tác dụng loại trừ nhiệt độc (thanh giải lý nhiệt), lập lại cân bằng âm dương Căn cứ vào tình trạng bệnh và tính chất của thuốc có thể chia làm 5 nhóm thuốc thanh nhiệt: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt giải thử, thanh nhiệt táo thấp, thanh nhiệt lương huyết, thanh nhiệt giáng hỏa (tả hỏa).[ CITATION Hứa21 \l 1033 ]

Trang 4

II.Tổng quan về nhóm thuốc:

Thuốc thanh nhiệt tả hỏa được sử dụng khi hỏa độc xâm phạm phần khí, hoặc kinhDương minh Thuốc có tác dụng hạ hỏa, dùng khi cơ thể sốt rất cao, khát nước, ra nhiều mồ hôi, nước tiểu vàng đậm, sợ nóng, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng sác thực hay hồng đại Phần lớn các vị thuốc thanh nhiệt tả hỏa có tác dụng thanh giải lý nhiệt (thanh Tâm nhiệt, trừ phiền), tiêu viêm, an thần, chỉ khát, sinh tân dịch Khi dùng thuốc tả nhiệt giáng hỏa, có thể phối hợp các loại thuốc khác để điều trị triệu chứng, nguyên nhân từng bệnh Nhiệt tà có thể xâm phạm vào các tạng, phủ, vị trí khác nhau, nên cần căn cứ vào tính chất, quy kinh của vị thuốc để sử dụng cho phù hợp.[ CITATION Hứa21 \l 1033 ]

Theo thông tư số 19/2018/TT-BYT của bộ Y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu,nhóm thuốc thanh nhiệt tả hoả gồm: Chi tử, Hạ khô thảo, Lô căn, Mướp đắng, Thạch cao, Thanh tương tử, Tri mẫu, Trúc diệp.

Trang 5

III.Cây Hạ khô thảo (Prunella vulgaris L.), họ Bạc hà (Lamiaceae).

3.1 Mô tả cây:

Cây thân thảo cao 20-40 cm, thân vuông màu tím đỏ có lông, lá mọc đối hình trứng hay hình ngọn giáo, mép nguyên hoặc hơi khía răng cưa; dài 1,5-5 cm, rộng 1-2,5 cm Cụm hoa dài 2-6 cm gồm nhiều xim co mọc ở đầu cành Lá bắc có mép tím đỏ; hoa nhỏ màu lam đậm hay tím nhạt, tràng đều chia 2 môi; nhị 4 thò ra ngoài tràng hoa Quả bế nhỏ, cứng, có 4 ô Cây ra hoa vào tháng 4 – 6 và ra quả vào tháng 7 – 8 hằng năm.[ CITATION ĐỗT19 \l 1033 ]

Cây Hạ khô thảo (https://huaban.com/pins/732526219)3.2 Phân bố:

Cây có xuất xứ từ các vùng ôn đới châu Á, châu Âu Hiện nay, cây phân bố nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước châu Âu Trong đó, Trung Quốc là nơi trồng phổ biến nhất.[ CITATION ĐỗT19 \l 1033 ]

Ở nước ta, cây mọc hoang ở các vùng cao lạnh như: Sa Pa, Tam Đảo, Hà Giang… [8]

Nhìn chung loại cây này dễ mọc tự nhiên ở các vùng có độ cao 1.000 – 1.500mso với mực nước biển Cây mọc tốt nhất trong môi trường ẩm ướt, mưa nhiều, nhiệt độtầm 15 – 18°C Cây không chịu được nắng nóng.

Trang 6

Hoa Hạ khô thảo (https://huaban.com/pins/5217774841?from=similarMaterial) 3.3 Bộ phận dùng:

Cụm quả kèm theo cành mang lá dài không quá 15cm tính từ ngọn cụm quả Tuy nhiên, phần được sử dụng nhiều nhất là cụm quả, vì nơi đó dược tính tập trung cao nhất.[ CITATION ĐỗT19 \l 1033 ]

Cụm quả Hạ khô thảo được đưa vào Dược điển Trung Quốc năm 2010 và Dượcđiển Châu Âu năm 2017.Các bộ phận trên mặt đất của Hạ khô thảo không được đưa vào dược điển của bất kỳ quốc gia nào [9]

Dược liệu hình chùy do bị ép nên hơi dẹp, dài 1,5 – 8cm, đường kính 0,8 – 1,5cm; màu từ nâu nhạt đến nâu đỏ Toàn cụm quả có hơn 10 vòng đài, còn lại là lá bắc Mỗi vòng lại có 2 lá bắc mọc đối trên cuống hay quả như hình quạt, đỉnh nhọn, có gân gợn rõ, mặt ngoài phủ lông trắng Mỗi lá bắc có 3 hoa nhỏ, tràng hoa thường bịrụng, đài có 2 môi, 4 quả hạch nhỏ hình trứng, màu nâu với vết lồi trắng ở đầu nhọn Thể nhẹ, chất giòn, mùi thơm nhẹ, vị nhạt [6]

3.4 Thu hái và chế biến:

Thu hái vào đầu mùa hạ khoảng tháng 5-6, khi cụm quả bắt đầu ngả sang màu nâu đỏ Cụm quả có mùi thơm dịu, dễ nhận diện.[ CITATION ĐỗT19 \l 1033 ]

Sau khi thu hái cụm quả, đem rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô, tránh phơi quá nắng làm mất mùi thơm của thuốc [5]

Nghiên cứu sự thay đổi bộ phận làm dược liệu của Hạ khô thảo qua ba thời kỳ: Nhà Minh Thanh dùng toàn bộ cây làm thuốc, thời Trung Hoa Dân quốc dùng toàn bộ cây và cụm quả làm thuốc, từ năm 1963 đến nay dùng cụm quả chín làm thuốc Phương pháp chế biến là phơi nắng và phơi âm can, nhưng chỉ phơi nắng mới dùng ở hiện đại [10]

Trang 7

Cụm quả Hạ khô thảo chín(https://www.cnhnb.com/gongying/7790102/ )3.5 Thành phần hoá học:

Alkaloid tan trong nước, terpenoid, flavonoid, tinh dầu(D-camphor 50%),muối (chủ yếu Kali chlorua), Prunellin Terpenoid và flavonoid là thành phần hoạt chất chính [9]

Axit caffeic và Acid rosmarinic thuộc nhóm axit phenolic có hoạt tính sinh học cơ bảnquyết định tác dụng chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả ấn bản năm 2020 của Dược điển Trung Quốc quy định axit rosmarinic được sử dụng làm chỉ số xác định hàm lượng để kiểm soát chất lượng của Hạ khô thảo [10]

3.6 Tác dụng dược lý theo YHHĐ:

Kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus, hỗ trợ lành vết thương, lợi tiểu, hạ huyết áp, chữa mụn nhọt, hạ đường huyết, hạ Natri máu, chống oxy hóa [ CITATION Hứa21 \l 1033 ]

3.6.1 Tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn:

Tác dụng chữa lành vết thương được nghiên cứu tiêm dịch chiết Hạ khô thảo vào chuột thí nghiệm có vết cắt rạch, đồng thời tác dụng chống viêm đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng xét nghiệm tính thấm mao mạch do axit axetic gây ra Đồng thời, dược liệu còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosa , Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, taphylococcus aureus và Salmonella typhi, [9]

3.6.2 Tác dụng lợi tiểu:

Hạ khô thảo có nhiều Kali chlorua cùng acid urosolic, là 2 chất có tác dụng lợi tiểu Acid urosolic còn giúp loại trừ độc tố và acid uric dư thừa qua thận.[ CITATION ĐỗT19 \l 1033 ]

3.6.3 Điều trị các bệnh liên quan đến viêm tuyến giáp:

Y học cổ truyền đã điều trị các bệnh về tuyến giáp bằng Hạ khô thảo trong hàng ngàn năm Có nhiều nghiên cứu về tác dụng điều trị tiềm năng của chiết xuất Hạ

Trang 8

khô thảo đối với bệnh viêm tuyến giáp tự miễn và các loại bệnh phụ thuộc vào viêm tuyến giáp khác (bệnh nhãn giáp, ) [9]

3.6.4 Khả năng hạ áp:

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng alkaloid của Hạ khô thảo có thể làm giãn động mạch chủ ngực của chuột theo phụ thuộc vào nồng độ Cơ chế này có thể liên quan đến sự ức chế giải phóng canxi nội bào và dòng canxi ngoại bào Cũng có nghiên cứu về Hạ khô thảo kết hợp với Câu đằng có thể làm giảm huyết áp tâm thu của chuột bị tăng huyết áp tự phát và kiểm soát tình trạng phì đại cơ tim do tăng huyếtáp Cơ chế của nó sơ bộ được cho là có liên quan đến việc giảm hàm lượng ANG II trong huyết thanh [10]

Trang 9

Vị thuốc Hạ khô thảo (https://huaban.com/pins/4027914747 )

IV.Vị thuốc Hạ khô thảo

4.1 Tên khoa học vị thuốc: Spica Prunellae

4.2 Tính vị quy kinh: Vị cay, đắng, tính hàn, quy kinh Can, Đởm4.3 Công năng: Thanh nhiệt giáng hỏa, minh mục, tán kết, tiêu sưng.4.4 Chủ trị:

Thanh nhiệt giáng hỏa: trị Can nhiệt dẫn đến sốt cao, hoặc viêm gan cấp tính, Can dương bốc lên gây đau đầu, chóng mặt, tăng huyết áp [2], [7]

Tán kết, tiêu sưng: dùng trị bệnh tràng nhạc, loa lịch đàm hạch (phối hợp với Mẫu lệ, Hải tảo) Dùng trong các trường hợp có nhọt ở vú (phối hợp với Bồ công anh, Xuyên sơn giáp), nhiệt độc ở tử cung, âm đạo Hạ khô thảo phối hợp Bản lam căn, Mãbột, Ngưu bàng tử, Đại thanh diệp hỗ trợ điều trị viêm tuyến mang tai [7]

Minh mục: Can khai khiếu ra mắt, Can dương vượng gây đau mắt đỏ, chảy nước mắt, phối hợp Hạ khô thảo với Thảo quyết minh, Bạch tật lê, Thạch hộc,… điều trị bệnh [7]

Nguyên sâm chữa Loa lịch thiên về tư âm giáng hỏa, giải độc tán kết Hạ khô thảo trị Loa lịch thiên về Bình Can giải uất, thanh nhiệt tán kết.

Cúc hoa chữa Đầu thống thiên về tán phong nhiệt Hạ khô thảo chữa Đầu thốngthiên về bình Can thanh nhiệt

4.5 Kiêng kỵ: âm hư, ăn uống kém không nên dùng

4.6 Liều dùng: Hạ khô thảo thường được dùng ở dạng thuốc sắc Ngày dùng khoảng 9g, cá biệt chứng nặng dùng 15g.

4.7 Bài thuốc có chứa vị thuốc

Hạ khô thảo cao-Y Tông kim giám:[ CITATION Hoà09 \l 1033 ]

Trang 10

Tính vị, quy kinh Công năng

Hạ khô thảo 96g Cay, đắng, tính hànQuy kinh Can, Đởm

Thanh nhiệt tả hỏa, tán kết, tiêu sưng

Bạch thược Khổ, toan, tính vi hàn

Quy kinh Can, Tỳ

Bổ huyết chỉ huyết, điều kinh bình CanHuyền sâm Mặn, đắng, tính hàn

Quy kinh Vị, Phế, Thận

Tư âm giáng hỏa, sinh tân, lương huyếtBối mẫu Tân, vi khổ, tính hàn

Quy kinh Tâm, Phế

Nhuận Phế tiêu đàm, tán kếtCương tằm Vị hàn, tân, tính

Quy kinh Can, Phế

Khu phong, giải độc, tán kết

Quy kinh Tỳ, Phế, Thận

Hành khí kiện vị, ôn Thận tán hànCát cánh 12g Cay, ấm, quy kinh

Tuyên thông phế khí, tán phong hàn, trừ đàm

Trần bì Cay, đắng, ấm, quy kinh Tỳ, Phế

Hành khí hòa Vị, hóa đàmXuyên

Vị cay tính ấmQuy kinh Can, Vị

Hành khí giải uất, hoạt huyết bổ huyếtCam thảo Ngọt, bình, quy kinh

Tâm, Phế, Vị Bổ trung ích khí, điều hòa các vị SứCông dụng: hóa đàm hoạt huyết, nhuyễn kiên toán kết

Trang 11

Cao Hạ khô thảo tại Trung Quốc (http://ypk.39.net/774252/ )

Hạ khô thảo tán-Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách: Hạ khô thảo trị

Can dương vượng gây đau đầu, đau nhức mắt, nhìn mờ, chảy nước mắt sống Hạ khô thảo 60g, Chích cam thảo 15g, Hương phụ tử (sao rượu) 60g, tất cả tán bột, ngày uống3 lần, mỗi lần 9g uống với nước [ CITATION Hoà20 \l 1033 ]

Trị viêm kết mạc: Hạ khô thảo, Bồ công anh đều 40g (dùng tươi), Tang diệp, Xa tiền thảo, Dã cúc hoa, mỗi thứ 9g, sắc uống [7]

Trị lao hạch cổ (chưa phá miệng), sưng tuyến giáp đơn thuần: Hạ khô thảo 60g sắc hoặc nấu thành cao uống (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).[ CITATION ĐỗT19 \l 1033 ]

30-Trị viêm tuyến vú, bạch đới: Hạ khô thảo 15g, Huyền sâm 9g, Thổ bối mẫu 9g, sắc uống (Lâm sàng thường dụng Trung dược thủ sách).[ CITATION Hoà20 \l 1033 ]

Trang 12

V.Kết luận

Hạ khô thảo là vị thuốc quý trong nền Y học dân tộc, được sử dụng qua hàng ngàn năm Theo Y học cổ truyền, Hạ khô thảo vào kinh Quyết âm Can, Can chủ trị chứng Can dương vượng gây đầu thống, huyễn vựng, hoả nhãn, tán kết tiêu sưng loa lịch, tràng nhạc Năm 2010 Bộ Y Tế Trung Quốc đã cho phép Hạ khô thảo được dùng làm nguyên liệu cho các loại đồ uống trà thảo dược.

Các nghiên cứu về Hạ khô thảo có liên quan được thực hiện trên toàn cầu không ngừng xuất hiện Các bài viết tóm tắt nghiên cứu về hóa sinh, phương pháp phân tích, kiểm soát chất lượng, tác dụng dược lý và độc tính của Hạ khô thảo trong những thập kỷ gần đây cho thấy nguồn tài nguyên dồi dào và tác dụng dược lý sâu rộng Mặc dù có thành phần hóa học phong phú và hoạt tính sinh học cao, Hạ khô thảo được sử dụng rộng rãi trong y học, các dạng bào chế dựa trên Hạ khô thảo vẫn chưa được phát triển (thuốc mỡ, gel, thuốc kem, siro, hỗn dịch, ) (tây) Ngoài ra, các nghiên cứu về Hạ khô thảo hầu như không đề cập đến độc tính, tác dụng phụ cũng như dược động học và tương tác thuốc của Hạ khô thảo [10]Trong tương lai, Hạ khô thảo sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng có giá trị ứng dụng lâm sàng, triển vọng phát triển và ứng dụng nhất định trong ngành đồ uống và sản phẩm y tế, cố gắng chiết xuất, tinh chế và tổng hợp các thành phần có hiệu quả và độc tính thấp, để cải thiện sự an toàn và hợp lý của thuốc lâm sàng.TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 13

[1] Đỗ Tất Lợi (2019), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Thời Đại.

[2] Hứa Hoàng Oanh, Nguyễn Thành Triết (2021), Thuốc Y học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học.

[3] Hoàng Duy Tân (2020), Đông Dược Học, Nhà xuất bản Dân Trí.[4] Hoàng Duy Tân (2009), Phương Tễ Học, Nhà xuất bản Dân Trí.

[5] Trường Đại học Y Hà Nội (2005), Bào chế Đông dược, Nhà xuất bản Y Học.[6] Hội đồng Dược điển (2017), Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y Học.[7] Tiêu Thụ Đức (2019), Cẩm nang Đông Dược, Nhà xuất bản Hồng Đức.[8] Viện Dược Liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam phần 1,

Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

[9] Zholdasbayev ME, Atazhanova GA, Musozoda S, Poleszak E (2023), "Prunella vulgaris L.: An Updated Overview of Botany, Chemical Composition, ExtractionMethods, and Biological Activities," Pharmaceuticals (Basel), vol 8, no 16, p 1106.

[10] Junying Pan, Haoyu Wang, and Yinghua Chen (2022), "Prunella vulgaris L – A Review of its Ethnopharmacology, Phytochemistry, Quality Control and Pharmacological Effects," Front Pharmacol.

Ngày đăng: 23/05/2024, 14:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan