1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tiểu luận chuỗi cung ứng của sản phẩm kẹo dừa tạibến tre

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuỗi Cung Ứng Của Sản Phẩm Kẹo Dừa Tại Bến Tre
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Duy, Nguyễn Thị Phương Thư, Nguyễn Thị Thảo An, Nguyễn Thị Thuỳ Dương, Nguyễn Thị Như Giác, Phạm Hồng Phiếm, Dương Nhật Thành, Trần Bảo Vy, Trịnh Thị Phương Thy, Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Trần Hồng Thắm, Nguyễn Trung Nguyên, Nguyễn Trần Ngọc Vy, Nguyễn Thị Hồng Phấn, Lê Nguyên Thảo
Người hướng dẫn T.S Đoàn Ngọc Duy Linh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Chuỗi Cung Ứng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 12,05 MB

Cấu trúc

  • I. LỜI MỞ ĐẦU (6)
    • 1. Lí do chọn đề tài (6)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (6)
  • II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (6)
    • 1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng (6)
      • 1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng (6)
      • 1.2. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng (7)
    • 2. Giới thiệu về kẹo dừa Bến Tre (7)
    • 3. Sự ra đời của diễn đàn Mekong Connect (7)
    • 4. Giới thiệu cảng “Trần Đề” ở Sóc Trăng (8)
  • III. THỰC TRẠNG NGÀNH KẸO DỪA BẾN TRE (9)
    • 1. Sự quan tâm của chính quyền từ Trung ương đến địa phương (9)
      • 1.1. Sự quan tâm của chính quyền trung ương (9)
      • 1.2. Sự quan tâm của chính quyền địa phương (11)
    • 2. Ý kiến của doanh nghiệp về sự khó khăn trong logistics (14)
    • 3. Ý kiến, kiến nghị khó khăn của người nông dân (14)
    • 4. Ý kiến của các chuyên gia (21)
    • 5. Chuỗi cung ứng sản xuất kẹo dừa (22)
      • 5.1. Quy trình trồng dừa (23)
      • 5.2. Quy trình sản xuất kẹo dừa (32)
      • 5.3. Xử lí nước thải sau sản xuất (41)
    • 6. Thuận lợi, khó khăn và hướng giải quyết trong ngành sản xuất kẹo dừa (45)
      • 6.1. Thuận lợi (45)
      • 6.2. Khó khăn (45)
      • 6.3. Hướng giải quyết (46)
    • 7. Thách thức và cơ hội trong ngành kẹo dừa Bến Tre khi xuất khẩu sản phẩm kẹo dừa sang thị trường quốc tế (47)
      • 7.1. Thách thức (47)

Nội dung

Thông thường, tất cả các phần của trái dừa và các bộphận của cây dừa đều được tận dụng để tạo ra các sản phẩm như nước dừa, cơm dừa, dầudừa, xơ dừa, và đặc biệt là kẹo dừa… nên đây là lo

THỰC TRẠNG NGÀNH KẸO DỪA BẾN TRE

Sự quan tâm của chính quyền từ Trung ương đến địa phương

1.1 Sự quan tâm của chính quyền trung ương

Năm 2016, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tổ chức cuộc thi "Kẹo dừa Bến Tre - sản phẩm du lịch truyền thống quốc gia" để nâng cao giá trị, uy tín và thương hiệu của sản phẩm này.

Năm 2019, tỉnh Bến Tre đã đăng ký cho sản phẩm Kẹo dừa Bến Tre đạt danh hiệu Indication of Geographical Indication Protection, cho biết sản phẩm này có nguồn gốc địa phương và chất lượng tốt.

Hỗ trợ kinh tế: Chính quyền trung ương cũng đang hỗ trợ tài chính và đào tạo cho các doanh nghiệp sản xuất Kẹo dừa Bến Tre để nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện năng suất sản xuất.

Bảo vệ thương hiệu: Chính quyền trung ương đã đồng ý cấp bằng chứng nhận danh hiệu địa lý Kẹo dừa Bến Tre, đồng thời quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu của sản phẩm.Trong đó, đáng chú ý nhất là việc Bộ Công Thương đã ra quyết định bảo hộ độc quyền và nhãn hiệu cho sản phẩm “Kẹo dừa Bến Tre” vào năm 2013 Điều này đã giúp cho sản phẩm này được bảo vệ đúng pháp luật và nâng cao giá trị thương hiệu của nó trên thị trường.

Ngoài ra, cũng có nhiều chương trình, sự kiện, hội chợ được tổ chức để quảng bá và giới thiệu sản phẩm kẹo dừa Bến Tre như Hội chợ Kẹo dừa Bến Tre lần thứ 3 năm 2019, Vòng quanh Bến Tre xanh 2018, Quảng bá du lịch và giới thiệu sản phẩm kẹo dừa Bến Tre tại Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Thành phố New York, Hoa Kỳ vào năm 2017.

Sự quan tâm này cũng thể hiện rõ nét thông qua việc đưa các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế để giúp cho sản phẩm kẹo dừa Bến Tre phát triển, nâng cao giá trị gia tăng, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương và quốc gia Điều này cho thấy chính quyền trung ương đang quan tâm đến phát triển và bảo vệ sản phẩm tuyệt vời này của Bến Tre để trở thành một sản phẩm có uy tín và nổi tiếng trong và ngoài nước.

Mekong Connect năm 2022 có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố

Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi; Bí thư Thành ủy Cần Thơ Lê Quang Mạnh, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành thuộc mạng lưới ABCD Mekong, chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, đây là hoạt động thường niên dành cho: doanh nhân, doanh nông, nông dân, nhà quản lý, chuyên gia… và các đối tượng có mối quan tâm đặc biệt đến Đồng bằng sông Cửu Long với mục tiêu gắn kết, kết nối giữa các địa phương An Giang - Bến Tre - Đồng Tháp - Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh Đây cũng là dịp thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, xã hội giữa các tỉnh, thành phố.

Theo ông Trần Thanh Mẫn, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Vùng được đánh giá có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thủy hải sản và trái cây lớn nhất cả nước Vùng đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thủy sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây của cả nước Vùng có nhiều tiềm năng về dầu khí và năng lượng tái tạo như, năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời… Đặc biệt, thời gian qua, Nhà nước tiếp tục đầu tư một số tuyến cao tốc: Trung Lương-

Mỹ Thuận, Mỹ Thuận-Cần Thơ, Cần Thơ-Cà Mau, An Giang-Cần Thơ-Hậu Giang-Sóc Trăng, cầu Đại Ngải, cầu Mỹ Thuận 2, cảng Cái Cui có khả năng tiếp nhận tàu 20.000 tấn… Để tiếp tục kích hoạt, phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long bền vững, tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vùng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho biết Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng như: Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm

2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW; Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre Dương Văn Phúc chia sẻ: Trong suốt quá trình Mekong Connect diễn ra từ năm 2015 đến nay, tỉnh Bến Tre đã tham gia xuyên suốt và được phụ trách các chuyên đề khác nhau theo từng năm Tại Diễn đàn Mekong Connect 2022, tỉnh Bến Tre chủ trì chuyên đề “Phân tích kinh nghiệm thành công của các mô hình thực hành kinh tế tuần hoàn” Đây là chuyên đề mới của vùng nói chung và Bến Tre nói riêng Thông qua chuyên đề này, tỉnh Bến Tre rất mong sẽ nhận được nhiều sự góp ý, hỗ trợ, đề xuất từ các chuyên gia, nhà khoa học để Bến Tre thực hiện kinh tế tuần hoàn tại tỉnh trong thời gian tới.

1.2 Sự quan tâm của chính quyền địa phương

Tại diễn đàn Mekong connect 2017, với tư cách là đại diện tỉnh chủ nhà ông Nguyễn Hữu Lập phát biểu: Nếu như ba năm trước khởi nghiệp vẫn còn là khái niệm xa lạ thì sau những nổ lực chia sẻ của các chuyên gia cùng các hoạt động hỗ trợ, khởi nghiệp đã thành phong trào ở Bến Tre Từ vị thế tự ti, không hình dung được phải bắt đầu như thế nào và bắt đầu từ đâu, giờ đây nhiều người dân Bến Tre đang chủ động “xâm nhập thị trường”. Các chuyên gia, đơn vị hỗ trợ đã truyền cảm hứng để Bến Tre xác định “tài nguyên bản địa” của mình là gì, từ đó tìm ra và biết cách phát huy nội lực của mình Với cách tiếp cận đó cùng với sự quyết tâm vào cuộc của mọi cấp, mọi giới, Bến Tre ngày càng xuất hiện nhiều dự án khởi nghiệp, ngày càng xuất hiện những mô hình đổi mới sáng tạo Tôi tự hào về điều đó và đánh giá cao vai trò của của chuyên gia, những cơ quan hỗ trợ trong việc đánh giá, gợi ý, góp ý, định hướng… Tất cả đã góp phần thay đổi tích cực tư duy của

Ý kiến của doanh nghiệp về sự khó khăn trong logistics

 Trong ngắn hạn, khó có thể tăng sản lượng dừa vì thời gian đầu tư kiến thiết cây dừa mất từ 5-6 năm mới có thể thu hoạch, và diện tích đất chuyển đổi cho thâm canh cây dừa hiện nay còn rất hạn chế.

 Sự phá hại của sâu, bệnh, đặc biệt là bọ cánh cứng hại dừa gây hại trên quy mô rộng cùng với hiện tượng thời gian dừa treo kéo dài hơn trong năm do biến đổi khí hậu sẽ giảm năng suất dừa đáng kể.

 Thị trường xuất khẩu lệ thuộc quá lớn vào một vài quốc gia, đặt biệt là Trung Quốc. Khi các thị trường này vì lý do nào đó không tiếp tục nhận hàng thì khả năng sản xuất hoàn toàn bị tê liệt, điều này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả và hoạt động sản xuất dừa.

 Hoạt động thương mại của thương nhân Trung Quốc tại Bến Tre chưa được kiểm soát chặt chẽ Sự thâm nhập quá sâu của hệ thống thương nhân Trung Quốc đã làm méo mó và xáo trộn quá trình vận hành chuỗi giá trị dừa xuất khẩu, gây ra những tác động bất lợi cả trong ngắn hạn và dài hạn đối với ngành chế biến dừa và nông dân trồng dừa ở Bến Tre.

Ý kiến, kiến nghị khó khăn của người nông dân

Ở Bến Tre, có những vườn dừa trăm năm tuổi đã nói lên câu chuyện lịch sử về truyền thống trồng dừa đặc trưng của con người nơi đây Cây dừa và người nông dân Bến Tre gắn bó cùng nhau qua nhiều thế hệ, dừa được chế biến trong các món ăn, thức uống,những vật dụng sinh hoạt và hơn nữa cây dừa không chỉ giúp xóa tan khó khăn ở nông thôn Cây dừa còn làm rạng rỡ xứ dừa với số du khách trong và ngoài nước từ xa xôi vạn dặm vẫn biết đến chỉ dẫn địa lý rất ngọn ngành – Dừa Bến Tre Cây dừa không chỉ là biểu tượng mà còn là nguồn sống chính của phần lớn người dân nơi đây Bởi vậy, họ biết ơn cũng đồng thời hiểu rõ về cây dừa nhất Họ tường tận giá trị kinh tế của loài cây đặc biệt này và cũng thuộc lòng những trắc trở đang cản ngại trái dừa đi ra với thế giới Họ kiến nghị chỉ với mục đích có cơ chế để tự nâng giá trị của loài cây này và tạo điều kiện để nông dân đưa sản phẩm từ dừa đến bàn ăn của khách ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác.

Kiến nghị công nhận cây dừa là cây công nghiệp chủ lực cần sớm được giải quyết vì nó chính đáng và cũng xứng đáng.

Theo thống kê, chỉ riêng tỉnh Bến Tre, xuất khẩu những sản phẩm từ dừa đạt gần

250 triệu USD/năm Con số này càng có ý nghĩa hơn khi nó là nguồn thu nhập chính của khoảng 200.000 hộ trồng dừa của tỉnh Bến Tre Cũng tại địa phương này, hiện có hơn

500 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm từ dừa.

Tuy nhiên, một số khó khăn đẩy dừa Bến Tre vào tình trạng lao dốc:

Tại Bến Tre, tình hình hạn mặn diễn ra từ đầu năm 2020 đã làm cho hơn 72.000ha dừa của tỉnh bị ảnh hưởng năng suất và chất lượng Bên cạnh đó, giá dừa đang xuống thấp Nguồn thu từ cây dừa không đủ chi phí mua phân bón để chăm sóc cây, nhất là tại thời điểm này cần đầu tư để giúp cây dừa chống chịu hạn, mặn Do vậy bà con nông dân mong muốn có sự hỗ trợ kinh phí để hồi phục vườn dừa.

+ Mấy chục năm trồng dừa nhưng chưa bao giờ ông Nguyễn Văn Hiền (ngụ xã Thuận Điền, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) bán dừa khô với giá thấp như hiện nay Trước đây, giá dừa thấp nhất cũng khoảng 3.000 đồng/quả, giờ chỉ còn 1.000 đồng/quả, tuy nhiên bán cũng khó khăn.

Gia đình ông Hiền có 4.000m2 đất chuyên trồng dừa, bình quân mỗi tháng thu hoạch khoảng 500 quả Cách đây mấy ngày, gia đình ông gọi thương lái bán với giá 20 nghìn đồng/chục (một chục 12 quả) nhưng chi phí thu hoạch, vận chuyển hết 8.000 đồng/chục nên bình quân chỉ bán được 1.000 đồng/quả dừa. Ông Hiền cho biết: “Bây giờ bán một quả dừa mua không được một viên kẹo nên nông dân rất nản, thu hoạch từ trồng dừa không đủ tiền mua phân bón nên hầu hết đều bỏ mặc không chăm sóc Gần đây, gia đình tôi trồng xen cây chanh trong vườn dừa với mong muốn thêm thu nhập bởi trồng dừa giờ đây rất khó khăn, không đủ sống”.

+ Một số vùng nước lợ, quả dừa nhỏ giá bán còn thấp hơn và hầu như thương lái không thu mua nên người dân để dừa lên mộng Ông Huỳnh Minh Vị, trồng 8.000m2 dừa tại xã Bình Thới (huyện Bình Đại) cho biết: “Khu vực này dừa quả nhỏ nên thương lái mua với giá thấp hơn các vùng khác Tuy nhiên, hai tháng nay vườn dừa của gia đình tôi gọi mấy lần mà thương lái không chịu mua nên rụng đầy ngoài vườn Hiện tại, nếu vườn dừa sát trục đường giao thông, vận chuyển dễ dàng thì thương lái mua với giá 8.000 đồng/chục, còn vườn dừa sâu trong đồng hầu như thương lái không chịu mua”.

+ Nhiều nhà vườn thua lỗ, một số nông dân đốn bỏ vườn dừa lão, trồng lại dừa xiêm uống nước sau 3 năm cho trái và có giá cao hơn. Ông Nguyễn Văn Bình (56 tuổi, phường 8, TP Bến Tre), thương lái thu mua cũng cho biết, do giá dừa giảm sâu kéo dài, vườn dừa ít được chăm sóc nên sản lượng, chất lượng cũng giảm mạnh Bình quân, mỗi ngày ông Bình thu mua khoảng 700-800 quả dừa, bằng một nửa thời điểm những năm trước.

+ Thời gian 2020-2021, giá dừa xuống thấp cũng do nguyên nhân khác là không xuất khẩu được và sự cạnh tranh về giá giữa các nước xuất khẩu dừa Trong đó, các sản phẩm cơm dừa, vỏ dừa, nước dừa giá giảm mạnh và gần như không xuất khẩu được vào thị trường Trung Quốc đang thực hiện chính sách "Zero Covid", hạn chế nhập khẩu, kể cả tiểu ngạch.

+ Sau thời gian khó khăn, giá dừa tại Bến Tre đã có chuyển biến rõ rệt:

Nông dân trồng dừa ở Bến Tre hứng khởi khi giá dừa khô tăng trở lại sau 2 năm giảm sâu (2020-2021) từ 40.000 đến 50.000 đồng mỗi chục 12 quả.

Từ đầu tháng 3-2022 đến nay, giá dừa xiêm tại huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) tăng cao Thương lái vào tận vườn thu mua với giá từ 100 – 120 ngàn đồng/chục (12 trái) tùy khu vực, tăng hơn 60 ngàn đồng/chục so với thời điểm trước đó.

Bà Võ Thị Kim Loan ở ấp Hưng Chánh, xã Châu Hưng (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) cho biết, gia đình bà có hơn 1,5ha dừa xiêm xanh lùn trên 5 năm tuổi, đang cho trái ổn định, trung bình mỗi tháng, bà bán trên 2.000 trái Với giá bán 100 ngàn đồng/chục, sau khi trừ chi phí, bà Loan thu lãi hơn 8 triệu đồng

Bà Loan cho biết: Vào thời điểm thuận mùa, hàng tháng vườn dừa gia đình bà cho thu hoạch trên 3.000 trái, nhưng giá bán chỉ từ 4 – 6 ngàn đồng/chục, lãi không cao Thời điểm này, mặc dù sản lượng dừa giảm khoảng 25% nhưng bù lại giá cao Gia đình bà đang tập trung chăm sóc, bón phân định kỳ để vườn dừa phát triển tốt, cho trái ổn định. Ông Lê Quốc Dũng, xã Tam Hiệp, huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre), vui mừng khi vườn dừa tươi (dừa xiêm xanh) gần 3ha của gia đình chuẩn bị cấp mã số vùng trồng để xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian tới

Theo ông Lê Quốc Dũng, trước đây vườn dừa của gia đình chủ yếu bán cho thương lái địa phương, sau khi ký kết với doanh nghiệp thu mua thông qua hợp tác xã Giờ đây, vườn dừa chuẩn bị cấp mã số vùng trồng nên được ông Dũng chăm sóc theo tiêu chuẩn để có thể xuất khẩu. Ông Dũng cho rằng nông dân sẵn sàng áp dụng chăm sóc vườn dừa theo quy trình kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu Nông dân trồng dừa mong có nhiều thị trường tiêu thụ để giá trái dừa tươi tăng, ổn định lâu dài, khi đó thu nhập người nông dân cao hơn,kinh tế sẽ phát triển.

Trong 2 năm trở lại đây, ngoài giá dừa giảm mạnh thì sâu bệnh cũng khiến cho diện tích vùng dừa ở “thủ phủ” dừa Bến Tre thiệt hại không nhỏ và ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng dừa Khi dừa bị sâu bệnh tấn công, cây dừa bị suy kiệt rồi chết dần.

+ Ông Mai Văn Bình (ngụ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết: Trước đó, khoảng tháng 2.2023, diện tích dừa của gia đình ông bị sâu đầu đen tấn công Ban đầu sâu ăn bề mặt và phần mặt dưới của lá dừa Sau đó, chúng làm các mạng tơ phía mặt dưới của lá, sâu nhỏ ẩn mình ở đây để ăn khiến lá bị cháy sém.

“Hầu hết các vườn dừa gần đây đều có chung tình trạng bị cháy lá, không có trái hoặc có nhưng trái bị nhỏ, hư Nhiều vườn dù đã được phun xịt nhiều lần, tốn nhiều chi phí mới cứu được vườn dừa”, ông Bình chia sẻ.

Ý kiến của các chuyên gia

Theo ông Hoàng Kim Khánh - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, cho rằng kẹo dừa là sản phẩm độc đáo và đặc biệt của Việt Nam, có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai.

Tiến sĩ Lê Thị Kim Oanh - Giảng viên đại học Nông Lâm TP.HCM, cho rằng kẹo dừa Việt Nam có hương vị độc đáo, ngọt thanh và hơi dai, được làm từ nguyên liệu tự nhiên, không có chất bảo quản nên an toàn cho sức khỏe.

Bà Kiều Thanh Hương - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Công nghiệp Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt, cho biết kẹo dừa Việt Nam đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Canada, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và được đón nhận rất tốt. Ông Trần Thanh Hải - Chuyên gia về thực phẩm, cho rằng kẹo dừa là sản phẩm chứa nhiều đường và calo nên nên ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều để tránh gây hại cho sức khỏe Tuy nhiên, nếu mà ăn vừa phải, kẹo dừa có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể và giúp tăng cường trí nhớ.

Bà Lê Thu Trà - Chuyên gia nghiên cứu về ẩm thực, cho rằng kẹo dừa Việt Nam là sản phẩm mang tính địa phương cao, thể hiện nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam và có thể giúp quảng bá hình ảnh đất nước và văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Bà Lê Thị Thanh Thảo, Chuyên gia nghiên cứu thực phẩm: "Kẹo dừa là một sản phẩm truyền thống của Việt Nam, nhưng để cạnh tranh trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần cải tiến và đưa ra sản phẩm độc đáo, chất lượng cao để tạo sự khác biệt."

Bà Nguyễn Thị Hương, Chuyên viên tư vấn cách làm kẹo dừa: "Việc sản xuất kẹo dừa đòi hỏi một quy trình nghiêm ngặt từ việc chọn lựa nguyên liệu, phối hợp các thành phần đến quá trình chế biến Các doanh nghiệp cần bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo được chất lượng sản phẩm."

Chuỗi cung ứng sản xuất kẹo dừa

Nhà cung cấp nguyên liệu được xem là một thành phần quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng Bởi đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của Doanh nghiệp Việc sản xuất kẹo dừa đã tạo điều kiện lớn cho các hộ nông dân trồng dừa và các cơ sở trồng dừa khác, họ sử dụng các kỹ thuật trồng dừa của mình để trồng nên những cây dừa tốt, khỏe, từ đó tạo được những quả dừa ngon Các hộ nông dân sẽ bắt đầu chăm sóc dừa, thu hoạch dừa và tiến hành vận chuyển dừa đến thương lái thu mua Họ nhận được chi phí cho sản phẩm mà họ cung cấp cho thương lái thu mua Tiếp theo, Doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa sẽ bắt đầu thu mua dừa từ thương lái mua và tiến hành nhập khẩu nguyên liệu cần để chế biến kẹo dừa.

Nguyên liệu đầu vào chính của các tác nhân chế biến kẹo dừa là cơm dừa (chưa loại bỏ vỏ lụa nâu) chủ yếu do các cơ sở sơ chế dừa trái cung cấp Bên cạnh đó, do các dòng sản phẩm của kẹo dừa rất đa dạng nên cần nhiều loại nguyên liệu phụ trợ khác như đường, mạch nha, sữa, ca cao, chuối, sầu riêng, đậu phộng, hạt điều, dâu, lá dứa và mùi hương phụ liệu khác (hương dâu, hương cam…) Tuy nhiên cơm dừa vẫn là nguyên liệu chính, chiếm 50% khối lượng nguyên liệu đầu vào của sản phẩm.

Cơ sở - doanh nghiệp chế biến kẹo dừa kết nối với các tác nhân cung cấp nguyên liệu đầu vào như cơ sở sơ chế cung cấp cơm dừa (đã bóc vỏ lụa) nguyên liệu hoặc các thương lái thu gom dừa trái Sau khi tiếp nguyên liệu từ các thương lái thu gom dừa trái và cơ sở chế biến dừa trái thì giai đoạn sản xuất sản phẩm sẽ được tiến hành tại nhà máy sản xuất, cơ sở chế biến kẹo dừa Nguyên liệu sẽ được trải qua một quy trình sản xuất của doanh nghiệp thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại: Rửa, nghiền mịn, ép, nấu, lọc, cô dặc, định hình, cắt, gói viên, đóng gói, đóng thùng sản phẩm Sản phẩm cuối cùng của tác nhân này là các dòng sản phẩm kẹo rất phong phú, đa dạng (ví dụ kẹo dừa hương dứa, kẹo dừa hương sầu riêng, hương dâu, kẹo dừa pha chuối, kẹo dừa đậu phộng, v.v, bánh tráng dừa sữa, cốm dừa ).

Kẹo dừa là sản phẩm cuối cùng của cơ sở doanh nghiệp chế biến phân phối đến người tiêu dùng thông qua hệ thống kênh phân phối là các cửa hàng bánh kẹo, hệ thống nhà hàng siêu thị, các tiệm tạp hóa và cửa hàng giới thiệu sản phẩm phân bố trên toàn lãnh thổ của Việt Nam từ Bắc – Trung và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Hệ thống phân phối các sản phẩm kẹo dừa hiện nay rất rộng và tập trung ở thị trường các tỉnh phía Nam từ thành thị đến nông thôn.

Các sản phẩm rất đa dạng do đó thị trường tiêu thụ rất rộng, từ tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long cho đến các tỉnh từ miền Bắc, miền Trung trở vào Ngoài thị trường nội địa, kẹo dừa cũng được xuất khẩu nhiều đến một số quốc gia, mà chủ yếu là Trung Quốc Ngoài ra cũng có một số thị trường mới như Đài Loan, Lào, Hoa Kỳ, Úc, Châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản Thị trường nội địa chiếm khoảng 1/3 sản lượng sản xuất, xuất khẩu chiếm 2/3 sản lượng Một vài doanh nghiệp chế biến kẹo dừa lớn nắm giữ thị phần như doanh nghiệp Kẹo dừa Thanh Long (chiếm khoảng 30% thị phần), doanh nghiệp kẹo dừa Yến Hương, doanh nghiệp Tuyết Phụng (Mỏ Cày) (chiếm khoảng 30- 40% thị phần) và các cơ sở chế biến nhỏ rãi rác khác trong tỉnh (chiếm 30% thị phần)

Dừa là một giống cây trồng lâu năm, có thể sinh trưởng trong thời gian dài từ 50 – 60 năm, sinh sống trong vùng nước lợ Một số giống dừa cho ra năng suất cao như giống dừa dâu, năng suất trung bình thu hoạch khoảng 90 – 120 trái/năm, dừa ta trung bình khoảng

Hiện nay, tuy nông nghiệp đã có tiến triển, nhưng vẫn còn đa số nhà nông trồng dừa theo phương thức truyền thống, hao phí tài nguyên tự nhiên, nên năng suất cho ra chưa được cao Để nâng cao hiệu quả khi trồng giúp dừa đạt chất lượng chuẩn ngọt, nhà nông cần phải tuân thủ đúng theo quy trình canh tác: từ khâu chọn giống, đến thiết kế vườn, mật độ trồng và phải chú ý chăm sóc bón phân, phòng trừ sâu bệnh, dịch hại theo đúng kỹ thuật.

Qua khảo sát thực tế, ở nhiều vùng trọng điểm trồng dừa trên các tỉnh thành cả nước ( phần lớn là vùng nước lợ ), hằng năm bị nước mặn 4%, xâm nhập mặn 3-4 tháng nhưng nhiều giống dừa hầu như phát triển rất tốt, năng suất đạt chuẩn cao Điều đó chứng tỏ rằng, các giống dừa đa phần thích hợp sống ở vùng nước lợ Khi chọn giống, chúng ta cũng chia ra để phân biệt 2 nhóm giống dừa cao và dừa lùn.

Giống dừa cao gồm có: dừa ta (xanh, vàng), dừa dâu (xanh, vàng), dừa bung.

 Tuổi thọ kéo dài từ 50 – 60 năm

 Trái cho ra sẽ to hơn dừa dâu, thường khoảng 8 – 12 trái/ tháng

Dù dừa đến “tuổi thọ” lão vẫn sẽ cho trái ổn định, gốc rễ bám chắc chắn, có sức chịu đựng giông bão Nhóm dừa này chịu thụ phấn chéo hoàn toàn nên sẽ ảnh hưởng đến trai bị lai hoàn toàn.

 Cây cao vươn dài từ 10 – 15m.

 Tuổi thọ có thể sống lâu hơn từ 35 – 45 năm.

 Sinh trái nhỏ hơn so với dừa ta, thường 12 – 15 trái/ tháng.

Nếu ít chăm sóc, bón phân, thiếu đất bồi đầy đủ thì dừa dâu có thể bị giảm năng suất Vào thời kỳ lão, dừa nhỏ đọt, lá ngắn, trống cổ.

Nhóm này có thể được xem như là nhóm trung gian giữa dừa cao và dừa lùn bởi thân hình “mi nhon” của nó, hơn nữa vừa có thụ phấn chéo và vừa có tự thụ phấn Dẫn đến khi ra trái vẫn cho trái giống bị lai, rõ ràng là trồng từ một giống, như cây lại trái màu như xanh, vàng…

Giố ng dừa lùn gồm có các loại dừa quen thuộc như dừa xiêm (xanh, đỏ, lục, núm); dừa ẻo (xanh, vàng) dừa Mã Lai, dừa Tam Quan, dừa dứa (loại trái nhỏ)… thường có:

 Trung bình tuổi thọ tầm 25 – 35 năm,

 Trái thu hoạch nhỏ và mỗi tháng chỉ khoảng 12 – 15 trái.

Nếu ít bón phân, thiếu sự để ý chăm sóc, thiếu đất bồi thì nhóm dừa này sẽ cho ra trái rất nhỏ, vào giai đoạn dừa lão đọt, lá ngắn Nhóm dừa này tự thụ phấn hoàn toàn nên trái sẽ ít khi bị lai.

5.1.2 Cách chọn giống Đầu tiên chọn cây dừa mẹ:

Giống dừa cao: Từ 15 – 30 năm.

Giống dừa lùn: Từ 10 – 15 năm.

Dừa cao: mỗi cây cho 70-100 trái/năm;

Dừa lùn: mỗi cây cho 100-120 trái/năm.

Thân cây sinh trưởng bình thường, không có dị dạng, sẹo lá khít, thân khỏe, mọc thẳng vươn cao

Tuổi trái: Khi vỏ trái đã khô.

Trái giống đều đặn, không biến dạng, không bị sâu bệnh.

Cây dừa thường rất dễ trồng, không quá kén đất nhưng đa phần sẽ sinh trưởng tốt nhất trên các loại đất có nhiều hữu cơ, đất phù sa, đất cát pha và lý tưởng nhất là đất có hàm lượng kali dồi dào, tầng canh tác dày ít nhất là 0,5m.

 Gom lớp đất mặt để lấp mô với kích thước bề ngang gần 1m.

 Chiều cao của mô không nhất thiết phải vun cao.

 Tuỳ thuộc vào địa hình đất lấp mà đấp mô sao cho khi trồng tránh tình trạng cây bị ngập úng trong những mùa mưa.

 Dựa vào điều kiện mương liếp rỗng hay hẹp mà bố trí cây trồng hợp lý theo 2 hình thức trồng 2 hàng 2 bên kiểu nanh sấu hoặc có thể trồng 1 hàng ở giữa.

 Đối với những cây to có tán lá rộng, nên bố trí có khoảng cách và mật độ trồng giữa các cây từ 6m trở lên

Sau khi đất trồng đã chuẩn bị xong

 Tiến hành đào hố với kích thước tương đương với kích cỡ trái dừa giống.

 Tiếp đó bón lót một lượng phân vừa phải gồm phân hữu cơ trộn đều với phân lân và phân kali cho vào hố trồng.

 Đặt cây giống xuống, lấp đất lại thật kín bằng mặt mô thật chặt sao cho cây không bị gió lay làm đứt rễ dễ bị ngã.

Thuận lợi, khó khăn và hướng giải quyết trong ngành sản xuất kẹo dừa

Nguồn nguyên liệu dồi dào: Bến Tre được biết đến là "xứ sở của cây có trái" và nổi tiếng với các vườn cây dừa phong phú Đây là điều kiện thuận lợi để sản xuất kẹo dừa, vì nguồn cung cấp nguyên liệu chính - trái dừa - rất phong phú và ổn định.

Chất lượng cao: Với khí hậu nhiệt đới và đất phù sa giàu dinh dưỡng, cây dừa ở Bến Tre cho ra trái có chất lượng cao Trái dừa tươi ngon từ Bến Tre thường có hương vị thơm ngon và chứa nhiều nước cùng các thành phần dinh dưỡng quan trọng.

Kinh nghiệm sản xuất: Sản xuất kẹo từ trái cây đã được thực hiện trong suốt một thời gian dài tại Bến Tre Do đó, các nhà sản xuất kẹo dừa ở đây đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật trong việc chế biến trái cây thành các sản phẩm chất lượng cao. Địa điểm gần sân bay và cảng biển: Bến Tre có vị trí địa lý thuận tiện, gần sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) và cảng Cát Lái (TP.HCM) Điều này giúp cho việc vận chuyển hàng hóa từ Bến Tre ra thị trường trong và ngoài nước dễ dàng hơn.

Tiềm năng du lịch: Ngoài sản xuất kẹo dừa, Bến Tre còn có tiềm năng phát triển ngành du lịch Với những vườn cây dừa xanh mướt, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và cuộc sống quê hương yên bình, du khách có thể ghé thăm để trải nghiệm quá trình làm kẹo dừa và khám phá văn hóa đặc trưng của người dân địa phương.

Tình hình dịch bệnh trên dừa ở thế giới còn diễn biến khó lường với những loài côn trùng gây hai nặng như kiến vương, bọ cánh cứng, bọ vòi voi, sâu ăn lá đầu đen… hay những dịch bệnh khác gây thiệt hại nặng trên những quốc gia trồng dừa trên thế giới mà chưa xuất hiện tại Việt Nam như chứng bệnh vàng lá chết người, bệnh thối chồi, bệnh chảy mủ …gây ra những thiệt hại cùng lúc trên hàng chục ngàn ha là một thách thức không nhỏ cho những nhà khoa học nông nghiệp và mạng lưới bảo vệ thực vật trong nước trong việc phòng chống, nếu chúng lây sang Việt Nam.

Công tác chuẩn bị tuyển chọn, nhân giống dừa tốt để chuẩn bị thay thế cho một số vườn dừa dừa già gần đến hạn thay thế cần phải có kế hoạch và giải pháp cụ thể để khuyến khích nông dân mạnh dạn hưởng ứng Tránh vướng phải hậu quả như trường hợp đã và đang xãy ra ở Indonesia và Philippines

Mặc dù, nông dân trồng dừa đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, cùng với sự hỗ trợ về những kỹ thuật canh tác mới trong công tác khuyến nông, tuy nhiên đối với kỹ thuật canh tác dừa trong điều kiện hạn mặn, thời gian qua chỉ một số ít rất nhỏ, người trồng dừa mới được tập huấn, áp dụng những biệp pháp ứng phó canh tác dừa trong điều kiện hạn, mặn vượt ngưỡng cho phép Nếu nông dân ứng dụng triệt để thì kết quả đạt được rất tốt (năng suất dừa không bị ảnh hưởng) nhưng điều này phải trải qua thời gian dài 1-3 năm vì quá trình biến đổi sinh lý cây dừa khá dài Hơn nữa, việc thay đổi tập quán canh tác ứng dụng triệt để khoa học kỹ thuật nông nghiệp trong nông dân cần phải trải qua quá trình.

Việc thực hiện theo chuỗi giá trị chưa hoàn chỉnh, phần lớn là dưới hình thức liên kết sản xuất nhưng còn rời rạc chưa gắn chặt từ khâu sản xuất đến thu mua Thiếu các giải pháp hữu hiệu để duy trì phát triển các liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ tạo vùng nguyên liệu để khắc phục đặc điểm phân tán, nhỏ lẻ Chủ thể sản xuất phần lớn là những người lớn tuổi có tâm lý giữ đất cho các con cháu đi làm xa nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn, họ thường là những nhóm người có lợi thế hạn chế trong việc “đàm phán” trong mô hình liên kết.

Do xu thế tiêu dùng trên thế giới tăng mạnh (bình quân tăng 10%/năm, nhưng sản lượng không tăng) Giá trị gia tăng trong chế biến cao nên việc xuất khẩu dừa trái hoặc bán thành phẩm (nước cốt dừa) sẽ là một trở ngại lớn cho những doanh nghiệp chế biến sâu Điều này đã diễn ra trong 2 năm trở lại đây, khiến cho Bến Tre phải nhập dừa nguyên liệu từ bên ngoài.

Mặc dù có lợi thế của người đi sau để có công nghệ tiên tiến, nhưng thương hiệu dừa Việt Nam phải còn trải qua một thời gian dài (20-30 năm) mới có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế.

Năng lực quản trị của những doanh nghiệp nhỏ và tiềm lực tài chính quá bé: thể hiện trên các mặt: kiến thức quản lý, cải tiến công nghệ, chế biến sâu, đổi mới sáng tạo, môi trường làm việc nhóm, năng lực liên kết, chú trọng thương hiệu…vẫn là những trở ngại trong công tác quản lý nhà nước.

Cần quan tâm đến việc tổ chức trồng xen hợp lý nhằm cải thiện rõ rệt thu nhập người trồng dừa Đẩy mạnh công các khuyến nông trong việc phổ biến kỹ thuật trồng và chăm sóc dừa trong điều kiện hạn mặn.

Khắc phục, hạn chế tình trạng sản xuất quy mô nhỏ của từng hộ gia đình thông qua việc xây dựng chuỗi liên kết giữa người trồng trọt, thu mua, doanh nghiệp chế biến dừa với những hình thức linh hoạt thích hợp: tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp sơ chế vệ tinh của các doanh nghiệp chế biến Trong đó chú trọng việc nâng cao năng lực của Ban điều hành, trách nhiệm của doanh nghiệp. Đẩy mạnh mối liên kết hợp tác của doanh nghiệp với các tổ chức liên kết người trồng dừa để phát triển mạnh vườn dừa hữu cơ nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Hỗ trợ tạo điều kiện để ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu đàn có thiết bị công nghệ tiên tiến, năng lực quản trị ngang tầm, đáp ứng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế có những sản phẩm giá trị gia tăng cao đáp ứng yêu cầu thị trường thế giới Những doanh nghiệp đầu đàn nầy sẽ là những toa tàu kéo mạnh mẽ để các doanh nghiệp còn lại tiến lên, nâng cao sức cạnh tranh cho toàn ngành chế biến dừa Việt Nam.

Thách thức và cơ hội trong ngành kẹo dừa Bến Tre khi xuất khẩu sản phẩm kẹo dừa sang thị trường quốc tế

Kẹo dừa Bến Tre là sản phẩm bánh kẹo phổ biến được làm từ dừa, được xuất khẩu chủ yếu từ tỉnh Bến Tre, Việt Nam Tỉnh này nổi tiếng với những đồn điền dừa rộng lớn và thường được mệnh danh là “thủ đô dừa” của Việt Nam Do nhu cầu cao và được ưa chuộng nên Kẹo Dừa Bến Tre được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới Nó đặc biệt phổ biến ở các thị trường châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Singapore.

Nó cũng được xuất khẩu sang các nước phương Tây như Mỹ, Canada và các nước Châu Âu Việc xuất khẩu Kẹo dừa Bến Tre không chỉ đóng góp cho nền kinh tế địa phương mà còn quảng bá văn hóa, ẩm thực Việt Nam ra quốc tế Đây là một món ăn ngon và độc đáo thể hiện sự phong phú tự nhiên của dừa ở tỉnh Bến Tre.

Vậy đối với việc xuất khẩu kẹo dừa Bến Tre sang thị trường quốc tế có những cơ hội và thách thức nào cho các doanh nghiệp sản xuất kẹo dừa nói riêng và ngành kẹo dừa nói chung.

Cơ cấu mặt hàng các sản phẩm từ dừa đang có sự thay đổi, lượng sản phẩm truyền thống có xu hướng giảm (kẹo dừa, chỉ xơ dừa, cơm dừa nạo sấy), các mặt hàng mới đang có xu hướng tăng khá (sữa dừa, nước dừa đóng hộp, lon, than hoạt tính, dầu dừa).Thích nghi và thấu hiểu văn hóa, khẩu vị và thị hiếu của người tiêu dùng trong các thị trường xuất khẩu Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, đặc biệt đối với thị trường tiêu chuẩn cao như Mỹ, thì địa phương phải chuẩn bị tốt các điều kiện về vùng nguyên liệu,đảm bảo yêu cầu của nước nhập khẩu

Yêu cầu về đóng gói và ghi nhãn: Xuất khẩu kẹo dừa thường liên quan đến việc tuân thủ các quy định khác nhau về đóng gói và ghi nhãn do các nước nhập khẩu đặt ra. Các quy định này có thể bao gồm các yêu cầu ghi nhãn cụ thể về thành phần, thông tin dinh dưỡng, chất gây dị ứng và nước xuất xứ Việc đáp ứng những yêu cầu này có thể là một thách thức đối với các nhà sản xuất ở tỉnh Bến Tre, những người có thể cần đầu tư vào vật liệu đóng gói phù hợp và thiết kế lại nhãn mác cho phù hợp.

Các doanh nghiệp cần quản lý chất lượng và duy trì mẫu mã sản phẩm đồng nhất để phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường quốc tế Đồng thời đảm bảo đủ khả năng sản xuất và đáp ứng số lượng lớn đơn hàng từ thị trường quốc tế.

Vận tải và hậu cần: Xuất khẩu kẹo dừa từ tỉnh Bến Tre sang thị trường quốc tế đòi hỏi phải có sự sắp xếp vận chuyển và hậu cần hiệu quả Việc đảm bảo giao hàng kịp thời, xử lý thích hợp và điều kiện bảo quản có thể gặp nhiều thách thức, đặc biệt khi vận chuyển đến các quốc gia xa xôi có khí hậu khác nhau Cơ sở hạ tầng đầy đủ, quản lý chuỗi cung ứng mạnh mẽ và phối hợp với các đối tác vận chuyển là cần thiết để vượt qua những thách thức này.

Cạnh tranh từ các vùng sản xuất kẹo dừa khác: Tỉnh Bến Tre không phải là vùng duy nhất được biết đến về sản xuất dừa và kẹo dừa Cạnh tranh với các khu vực sản xuất dừa khác như Thái Lan, Indonesia và Philippines có thể yêu cầu các nhà xuất khẩu làm nổi bật chất lượng và hương vị độc đáo của kẹo dừa Bến Tre để tạo sự khác biệt trên thị trường.

Cạnh tranh về giá: Kẹo dừa của tỉnh Bến Tre phải cạnh tranh với các sản phẩm bánh kẹo khác về giá, đặc biệt là từ các nước có chi phí sản xuất, nhân công thấp hơn. Duy trì mức giá cạnh tranh trong khi vẫn đảm bảo chất lượng và đáp ứng mọi yêu cầu cần thiết có thể là một thách thức đối với người sản xuất Quy trình sản xuất hiệu quả, tìm nguồn cung ứng nguyên liệu tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động là rất quan trọng để đạt được sự cân bằng giữa giá cả và chất lượng.

Như vậy, bên cạnh những cơ hội sẵn có, thích hợp cho việc sản xuất kẹo dừa sang thị trường quốc tế như hiện nay, các nhà xuất khẩu cũng cần phải cân nhắc và giải quyết cẩn thận những thách thức hạn chế việc xuất khẩu kẹo dừa, đồng thời tích cực tìm hiểu và tận dụng các cơ hội thị trường để xuất khẩu kẹo dừa từ tỉnh Bến Tre Việc lập kế hoạch, nghiên cứu thị trường và hợp tác chiến lược phù hợp có thể giúp vượt qua những thách thức và tận dụng tiềm năng của sản phẩm độc đáo và thơm ngon này.

Hội nhập kinh tế quốc tế: Việt nam đã và đang nâng cao hiệu quả trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, việc hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ được khối lượng lớn vốn đầu tư, công nghệ, tri thức, kinh nghiệm quản lý và các nguồn lực quan trọng khác

Sự phát triển của ngành du lịch cùng với sự nổi tiếng của kẹo dừa Bến Tre là cơ hội để thu hút khách du lịch từ các quốc gia nước ngoài và mở rộng tiếp thị sản phẩm kẹo dừa trong thị trường du lịch.

Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm làm từ dừa: Kẹo dừa là một món ngọt phổ biến trên toàn thế giới và ngày càng có xu hướng người tiêu dùng tìm kiếm các lựa chọn đồ ăn nhẹ tự nhiên và lành mạnh hơn Tỉnh Bến Tre nổi tiếng với dừa chất lượng cao, là nguồn cung cấp kẹo dừa lý tưởng cho xuất khẩu.

Có nhiều hương vị kẹo dừa đa dạng: Tỉnh Bến Tre sản xuất nhiều loại sản phẩm làm từ dừa, bao gồm các hương vị khác nhau của kẹo dừa như lá dứa, sầu riêng, cà phê và sô cô la Sự đa dạng về hương vị này có thể đáp ứng được thị hiếu và sở thích khác nhau của người tiêu dùng quốc tế.

Sự quan tâm ngày càng tăng đối với các hương vị nhiệt đới và lạ miệng: Kẹo dừa mang đến hương vị nhiệt đới độc đáo, thu hút người tiêu dùng muốn trải nghiệm hương vị mới lạ Do đó, nhu cầu về đồ ăn nhẹ làm từ dừa ngày càng tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế.

Ngày đăng: 23/05/2024, 09:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w