1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài đặc điểm vai trò của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống nguồn của pháp luật việt nam

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc điểm, vai trò của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống nguồn của pháp luật Việt Nam
Tác giả Phạm Phương Thảo, Đặng Thị Thủy, Ngô Thị Hồng Hạnh, Đinh Thị Hiền, Trịnh Thị Thảo Ly, Nguyễn Thị Thực, Phạm Khánh Ly
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2 MB

Nội dung

BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯHỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂNCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcHà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2023BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI C

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

ooo0ooo

BÀI TẬP NHÓM MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HỆ THỐNG NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

NHÓM 2 – LỚP TCNH14 THÀNH VIÊN NHÓM

Đinh Thị Hiền Trịnh Thị Thảo Ly Nguyễn Thị Thực

Phạm Khánh Ly

Hà Nội – tháng 11 năm 2023

Trang 2

BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 2 MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Đề bài: Đặc điểm, vai trò của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống nguồn của pháp luật Việt Nam.

1 Quá trình làm việc nhóm.

1.1 Buổi thảo luận lần thứ nhất

- Thời gian: 23h, ngày 23 tháng 10 năm 2023

- Địa điểm: Thảo luận qua google meet

- Nội dung công việc: phân tích và tìm hiểu đề tài, phân chia công việc Thảo luận các vấn đề còn khó khăn

1.2 Buổi thảo luận lần thứ hai

- Thời gian: 23h, ngày 2 tháng 11 năm 2023

- Địa điểm: Thảo luận qua google meet

- Nôi dung công việc: Mỗi thành viên trình bày kết quả tìm hiểu của mình và đưa ra nhận xét đánh giá cho nhau Thảo luận tiếp các vấn

đề còn khó khăn

1.3 Buổi thảo luận lần thứ ba

- Thời gian: 23h, ngày 10 tháng 11 năm 2023

- Địa điểm: Thảo luận qua google meet

- Nội dung công việc: Tổng hợp bài tập nhóm, chắt lọc những ý quan trọng để làm powerpoint, tập duyệt thuyết trình

1.4 Buổi thảo luận lần thứ tư

- Thời gian: 23h, ngày 12 tháng 11 năm 2023

- Địa điểm: Thảo luận qua google meet

- Nội dung công việc: Hoàn thiện bài tập nhóm, tổng kết hoạt động làm việc nhóm

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN

1 Phạm Phương Thảo

Thảo luận, lập dàn ý cho

đề tài Đưa ra ý kiến, phân tích về đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

Tổng hợp chỉnh sửa và hoàn thiện bài tập nhóm

A

Thảo luận, đưa ra ý kiến phân tích vai trò và phần nâng cao của văn bản quy phạm pháp luật

A

3 Trịnh Thị Thảo Ly

Thảo luận, đưa ra ý kiến:

phân tích thực trạng chung của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống nguồn của pháp luật Việt Nam

A

4 Ngô Thị Hồng Hạnh

Thảo luận và phân tích về quá trình lập và ban hành, hiệu lực và áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật

A

5 Nguyễn Thị Thực

Thảo luận, đưa ra ý kiến đóng góp cho phần khái

Thảo luận, đưa ra ý kiến:

phân tích thực trạng chung của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống nguồn của pháp luật Việt Nam

A

Thảo luận, đưa ra ý kiến

về thực trạng về việc xử lí quy phạm pháp luật tại Hà Nội

Làm powerpoint

A

Trang 4

2 Tổng hợp kết quả làm việc nhóm

- Công việc đã được hoàn thành

- Mỗi thành viên đều tham gia tích cực, nghiêm túc trong quá trình làm việc

3 Kiến nghị, đề xuất (nếu có)

Thư ký

Trịnh Thị Thảo Ly Phạm Phương ThảoNhóm trưởng

Trang 5

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

B NỘI DUNG 2

Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật 2

Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật 2

Vai trò của văn bản quy phạm pháp luật 3

Ⅳ Các loại văn bản quy phạm pháp luật 4

Quá trình lập và ban hành 5

Hiệu lực và áp dụng 6

Ⅶ Thực trạng chung của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống nguồn của pháp luật Việt Nam 8

1 Mở đầu vấn đề 8

2 Thực trạng ban hành 8

3 Nguyên nhân 10

4 Biện pháp khắc phục 11

Ⅷ Mở rộng 11

C Kết luận 13

D Tài liệu tham khảo 13 A.

Trang 6

B MỞ ĐẦU

4

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng , là phương tiện không thể thiếu trong việc đảm bảo cho sự tồn tại, vận hành của xã hội nói chung và nhà nước nói riêng Pháp luật là một công cụ quản lý xã hội hữu hiệu của nhà nước, việc tăng cường vai trò của pháp luật được đặt ra như một tất yếu khách quan Điều đó không chỉ nhằm mục đích xây dựng một xã hội trật tự, kỷ cương, văn minh mà còn hướng đến bảo

vệ và phát triển các giá trị tốt đẹp, điều chỉnh ngăn chặn và giảm thiểu những hậu quả tiêu cực do con người gây ra Trong thời kì đổi mới và hội nhập hiện nay, dân chủ hóa mọi mặt trong đời sống xã hội, hoạt động xây dựng pháp luật của Nhà nước đang có nhiều sự thay đổi; nên các văn bản quy phạm pháp luật cũng được xây dựng và ban hành nhiều hơn, nhằm đưa pháp luật rộng rãi và phù hợp đến các tầng lớp xã hội Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đã tạo ra cơ sở pháp lý, thiết lập lại trật tự trong xã hội, trong hoạt động xây dựng các quan hệ xã hội trong bối cảnh văn minh, hiện đại Việc nghiên cứu về văn bản quy phạm pháp luật nhằm hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò, ý nghĩa các loại văn bản của quy phạm pháp luật Từ việc hiểu rõ mới có thể giúp cá nhân thực thi pháp luật và mang lại các hiểu quả tích cực cho tương lai Nhận thức được tầm quan trọng này, nhóm chúng em xin chọn đề tài: “ Đặc điểm và vai trò của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống nguồn của pháp luật Việt Nam” Bài tập nhóm này là sự tận tâm, hết mình và cố gắng của mỗi người trong nhóm Không chỉ là công sức, mà còn

là thời gian tìm tòi, học hỏi và chắt lọc những gì quan trọng nhất để trình bày trong đây,

để ai cũng có thể hiểu một cách dễ dàng nhất Nhưng với vốn hiểu biết còn hạn hẹp của mình thì sẽ không thể không tránh khỏi những sai sót, thiếu ý, lan man,… nên chúng em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý từ giảng viên và các bạn để bài tập nhóm chúng em được hoàn thiện hơn, chất lượng hơn nữa

Chúng em xin chân thành cảm ơn ạ!

1

Trang 7

C NỘI DUNG

Ⅰ Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của các quyết định pháp luật do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự và dưới hình thức nhất định, có chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó (Đoạn 1 điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

- Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật chủ yếu của Pháp luật Việt Nam

- Ví dụ:

+ Hiến pháp năm 2013, Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, Bộ luật lao động

2019, Bộ luật dân sự 2015… của nước ta là những văn bản quy phạm pháp luật Các văn bản này có nhóm đối tượng điều chỉnh đặc thù trong hoạt động quản lý nhà nước Nhà nước có các khía cạnh triển khai quản lý cụ thể, để đảm bảo phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau

+ Điều 1 Hiến Pháp 2013: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời

Đ

ặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

Tổng thể các quy phạm pháp luật tạo thành hệ thống pháp luật, nói khác đi, quy

phạm pháp luật là yếu tố, thành phần cơ bản của pháp luật Do vậy nó mang đầy đủ các đặc tính của pháp luật, bao gồm:

1 Quy phạm pháp luật mang tính quyền lực nhà nước.

Quy phạm pháp luật hình thành bằng con đường nhà nước, thông qua các cơ

quan nhà nước, quy phạm pháp luật được ban hành hoặc được thừa nhận Mỗi quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành tồn tại và có liên hệ chặt chẽ với các quy phạm khác để tạo nên sự thống nhất của hệ thống pháp luật

Quy phạm pháp luật được hình thành trong quá trình xây dựng pháp luật hoặc thực hiện pháp luật

2

Trang 8

Việc hình thành quy phạm pháp luật trong quá trình nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật là con đường phổ biến nhất Tuy nhiên, do tính đặc thù của từng

hệ thống pháp luật mà quy phạm pháp luật có thể được hình thành trong quá trình đảm bảo thi hành pháp luật Điển hình của việc hình thành quy phạm pháp luật thông qua con đường áp dụng pháp luật là ở các hệ thống pháp luật theo truyền thống luật án lệ, tại đó, tòa án trong quá trình giải quyết các vụ án đã tạo ra các quy tắc được coi là khuôn mẫu để giải quyết đối với các vụ việc xảy ra sau đó

Quy phạm pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước tác động lên hành vi của con người, hướng hành vi của các chủ thể theo mục đích của nhà nước Vì vậy, quy phạm pháp luật luôn được nhà nước đảm bảo thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà nước đã sử dụng nhiều hình thức để tạo các điều kiện hoặc buộc các chủ thể phải tuân thủ quy phạm pháp luật Sự đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật bằng quyền lực nhà nước đem đến cho quy phạm pháp luật tính quyền lực nhà nước Đây là điểm khác biệt đặc thù giữa quy phạm pháp luật và các quy phạm xã hội khác

2 Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung

Quy phạm pháp luật trước hết là mọi loại quy phạm xã hội, nên nó mang đầy đủ

các đặc tính của quy phạm như: là quy tắc xử sự, là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người, được sử dụng nhiều lần trong đời sống xã hội,… Quy phạm pháp luật được sử dụng lặp đi lặp lại cho tới khi không còn hiệu lực tác động nữa Quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung ở chỗ, bất kì chủ thể nào khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh quy phạm pháp luật đã dự liệu đều phải tuân thủ các xử sự mà quy phạm đặt ra Mọi đối tượng ở trong điều kiện giống nhau đều phải xử sự như nhau, do vậy tính bắt buộc chung của quy phạm pháp luật là không có ngoại lệ

3 Các quy phạm pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ thống thống nhất các quy phạm pháp luật Trong đó, vi phạm pháp luật là điều kiện để

xác lập nội dung của quy phạm pháp luật khác hoặc quy phạm pháp luật này đóng vai trò đảm bảo cho quy phạm pháp luật khác được thực hiện Mối quan hệ mật hiết giữa các quy phạm pháp luật tạo thành hệ thống quy phạm pháp luật Trong qua trinh xây dựng pháp luật, nhà nước (nhà làm luật) sẽ xác định được trật tự của quy phạm pháp luật cần được xây dựng

Kết luận: Văn bản quy phạm pháp luật không chỉ đơn thuần là một tài liệu, nó đóng

vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và các bên liên quan trong xã hội

V

ai trò của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống nguồn của pháp luật Việt Nam.

3

Trang 9

* Với tư cách là nguồn luật cơ bản, văn bản quy phạm pháp luật có vai trò quan trọng trong hệ thống nguồn của pháp luật Việt Nam, cụ thể như sau:

1 Điều chỉnh các quan hệ xã hội : văn bản quy phạm pháp luật là công cụ pháp lý quan trọng nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội Thông qua đó, Nhà nước thể hiện ý chí và quyền lực của mình, xác lập các quy tắc xử sự chung, ràng buộc các chủ thể trong xã hội phải tuân theo

2 Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân : văn bản quy phạm pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm phạm

3 Tổ chức và quản lý các hoạt động của Nhà nước : văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong xã hội

4 Điều chỉnh các quan hệ quốc tế : văn bản quy phạm pháp luật quy định chế

độ pháp lý của các quan hệ quốc tế của Nhà nước Việt Nam

* Để phát huy vai trò của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống nguồn của pháp luật Việt Nam, cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

1 Nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật : văn bản quy phạm pháp luật phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội

2 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật : Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là giải pháp quan trọng giúp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân

3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật : Kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật là giải pháp quan trọng giúp đảm bảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nghiêm túc

Các loại văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản quy phạm pháp luật được chia thành các loại như sau:

- Hiến pháp: là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất của một quốc gia, quy

định về tổ chức nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, các quyền cơ bản của con người, quyền lực của các cơ quan nhà nước, quyền lực của các

tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ

4

Trang 10

- Luật: là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc

hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương có thẩm quyền ban hành

- Nghị quyết của Quốc hội: là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban

hành, quy định về các vấn đề quan trọng của đất nước

- Quyết định của Chủ tịch nước: là văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch

nước ban hành, quy định về các vấn đề quan trọng của đất nước

Việc phân loại văn bản quy phạm pháp luật đã tạo nên tính thống nhất pháp luật trên cả nước Nhờ đó, mỗi cơ quan tránh được việc dùng sai loại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan khác; dẫn đến hậu quả là huỷ văn bản, ban hành lại…

Quá trình lập và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

1 Đặt vấn đề

Ngày 22 tháng 6 năm 2015, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã được Quốc hội chính thức nhấn nút thông qua, và sau một thời gian thực hiện, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL cũng đã được ban hành vào ngày 18 tháng 6 năm 2020 Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành VBQPPL của các cấp nói chung và đối với hoạt động quản lý điều hành ở địa phương nói riêng Điều 4 Luật Ban hành VBQPPL đã trao cho Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp có thẩm quyền ban hành VBQPPL là nghị quyết, còn Uỷ ban nhân dân (UBND) các cấp có thẩm quyền ban hành VBQPPL là quyết định

2 Quá trình lập và ban hành

a Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc viết nội dung dự thảo VBQPPL.

- Lập và thông qua chương trình xây dựng VBQPPL( VD: Luật, Pháp lệnh) hoặc xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm soạn thảo văn bản (VD: Quyết định của thủ tướng)

- Thành lập:

+ Ban soạn thảo (VBQPPL của Quốc Hội, Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, dự thảo nghị định cần thiết)

+ Hoặc quyết định cơ quan, tổ chức soạn thảo (dự thảo VBQPPL khác) + Hoặc cán bộ soạn thảo: Dự thảo QĐ của UBND cấp xã)

- Thu nhập, nghiên cứu tài liệu, VBQPPL liên quan:

+ VBQPPL hiện hành liên quan dự thảo

+ Các điều ước quốc tế liên quan( nếu có)

+ Khảo sát thực tiễn liên quan đến nội dung dự thảo

5

Trang 11

+ Tổ chức đánh giá tác động chính sách (Điều 35 Luật 2015: Điều 4 Nghị định 34/2016/NĐ-CP)

b Soạn thảo.

- Xây dựng đề cương chi tiết

- Viết nội dung chi tiết

- Kiểm tra lại nội dung dự thảo văn bản

c Tổ chức lấy ý kiến đóng góp , chỉnh lý dự thảo sau khi lấy ý kiến

- Ý kiến từ các CQNN

- Ý kiến từ: Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp liên quan đến nội dung dự thảo

- Ý kiến của các cá nhân: nhân dân, chuyên gia, các nhà khoa học có am hiểu chuyên môn liên quan đến QPPL

d Thẩm định, Thẩm tra.

e Trình ký hoặc thông qua.

f Công bố VBQPPL.

Hiệu lực và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

1 Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

a) Hiệu lực thời gian.

*Là giá trị thi hành của văn bản QPPL trong một thời hạn nhất định

*Thời hạn đó được tính từ thời điểm phát sinh hiệu lực cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó

*Nói đến hiệu lực về thời gian thì cần chú ý đến:

- Thời điểm phát sinh:( Điều 151 Luật ban hành VBQPPL 2015)

+ CQNN ở Trung Ương: Được quy định tại văn bản đó nhưng không được sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành

+ HĐND, UBND cấp tỉnh: không sớm hơn 10 ngày

+ HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã không sớm hơn 7 ngày

+ VBQPPL trình tự rút gọn: có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành

- Thời điểm chấm dứt: (Điều 154 Luật ban hành VBQPPL 2015)

+ Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản

+ Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng VBQPPL mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó

+ Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực

- Tạm ngưng hiệu lực VBQPPL: ( Điều 153 Luật ban hành VBQPPL 2015) + Khi bị CQNN có thẩm quyền đình chỉ

6

Ngày đăng: 22/05/2024, 19:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w