1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy Động Nguồn Tài Chính Hướng Đến Tự Chủ Tài Chính Tại Học Viện Chính Sách Và Phát Triển.pdf

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách và Phát triển
Tác giả Bùi Thị Xuyến
Người hướng dẫn Ts. Lê Thị Nhung
Trường học Học viện Chính sách và Phát triển
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 2,9 MB

Nội dung

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN ---BÙI THỊ XUYẾN HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

-BÙI THỊ XUYẾN HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH

SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

-BÙI THỊ XUYẾN HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH

SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

TS Lê Thị Nhung

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực và

có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện dưới

sự hướng dẫn của TS Lê Thị Nhung Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu mọi tráchnhiệm./

Tác giả

Bùi Thị Xuyến

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ĐVSNCL Đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của Học viện Chính sách và Phát triển (Tính đến

thời điểm tháng 28/02/2023) 25Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu nguồn thu của HVCSPT giai đoạn 2020 – 2022 42Bảng 2.3: Số lượng sinh viên và học phí chương trình đào tạo đại học hệ đại

trà của HVCSPT giai đoạn 2020 - 2022 36Bảng 2.4: Cơ cấu chi của HVCSPT giai đoạn 2020 -2022 48Bảng 2.5: Chi tiết các khoản chi thường xuyên của Học viện CSPT giai đoạn

2020 -2022 40Bảng 2.6: Mức đảm bảo chi hoạt động thường xuyên của HVCSPT giai đoạn

2020 -2022 42Bảng 2.7: Chênh lệch thu - chi của HVCSPT giai đoạn 2020-2022 44Bảng 2.8: Tình hình trích lập các quỹ của HVCSPT giai đoạn 2020 – 2022 47Bảng 3.1 : Quy mô cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên 61Bảng 3.2: Xây dựng phương án tự chủ phương án 1 63Bảng 3.3: Xây dựng phương án tự chủ phương án 2 64

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn thu giai đoạn 2020 -2022 của Học viện CSPT 33Biểu đồ 2.2: Tình hình biến động nguồn thu của Học viện CSPT 36Biểu đồ 2.3: Học phí CTĐT và số lượng sinh viên tại Học viện giai đoạn

2020-2022 36Biểu đồ 2.4: Cơ cấu chi của HVCSPT giai đoạn 2020-2022 39Biểu đồ 2.5: Tình hình trích lập các quỹ của HVCSPT giai đoạn 2020-2022 48

Trang 6

Biểu đồ 2.6: Thu nhập tăng thêm của cán bộ, giảng viên Học viện Chính sách

và Phát triển giai đoạn 2020 -2022 51

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC BẢNG, BIỂU iii

MỤC LỤC iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN viii

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP .12 1.1 KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 12

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm trường đại học công lập 12

1.1.2 Vai trò của trường đại học công lập trong nền kinh tế quốc dân .14 1.2 CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP 14

1.2.1 Khái niệm về cơ chế tự chủ tài chính 14

1.2.2 Nguyên tắc tự chủ tài chính đối với trường đại học công lập 15

1.2.3 Mục đích thực hiện tự chủ tài chính đối với trường đại học công lập 15

1.2.4 Phân loại các trường đại học công lập theo mức độ tự chủ tài chính .16

1.2.5 Nội dung tự chủ tài chính đối với trường đại học công lập 17

1.2.6 Vai trò và sự cần thiết của cơ chế tự chủ tài chính đối với trường đại học công lập 28

Trang 7

1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại

các trường đại học công lập 29

1.3 HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM 31

1.3.1 Khái niệm, nguyên tắc huy động nguồn tài chính tại các trường đại học công lập 1.3.2 Nội dung huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tại trường đại học công lập 1.3.3 Kênh huy động các nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính tại trường đại học công lập 1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính tại một số trường đại học công lập… 1.4 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP. 1.4.1 Trường Đại học… 1.4.2 Trường Đại học… 1.4.3 Những bài học kinh nghiệm về huy động tài chính hướng đến tự chủ tài chính của các trường đại học… TÓM TẮT CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 38

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 38

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 38

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 40

2.1.3 Cơ cấu và tổ chức bộ máy 42 2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ

Trang 8

CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT

TRIỂN 44

2.2.1.Thực trạng huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước 44

2.2.2 Thực trạng huy động từ nguồn tài chính học phí 45

2.2.3 Thực trạng huy động nguồn tài chính từ hoạt động dịch vụ từ cơ sở tại Học viện Chính sách và Phát triển 50

2.2.4 Thực trạng huy động nguồn tài chính từ nguồn vốn nước ngoài .56 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 65

2.3.1 Những kết quả đạt được 65

2.3.2 Hạn chế………

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 67

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 71

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 72

3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN 72

3.1.1 Định hướng về tự chủ tài chính 72

3.1.2 Mục tiêu đổi mới thực hiện cơ chế tự chủ tài chính 73

3.2 QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN.

Trang 9

sở tại Học viện Chính sách và Phát triển 813.3.4 Giải pháp huy động nguồn tài chính từ nguồn vốn nước ngoài 763.3.5 Các giải pháp khác 84

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 85

3.3.1 Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính 853.3.2 Tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị 85

KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Việc tự chủ tài chính đối với các đơn vị giáo dục sự nghiệp giúp chocác đơn vị tự chủ trong các hoạt động, năng động, sáng tạo hơn đồng thờiquản lý nguồn ngân sách chủ động, tiết kiệm, hiệu quả hơn Để thực hiện đổimới về cơ chế tự chủ tài chính đòi hỏi Học viện có những giải pháp phù hợpvới các chủ trương, định hướng mới Tác giả nghiên cứu đánh giá, nhận xétthực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chính giai đoạn 2021- 2023 Từ đó đề racác giải pháp hoàn thiện việc thực hiện cơ chế tự chủ tại Học viện Chính sách

và Phát triển trong bối cảnh đổi mới cơ chế tự chủ về tài chính đối với đơn vị

sự nghiệp công lập Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát những cơ

sở lý luận chung về tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập: kháiniệm, đặc điểm, phân loại, nguyên tắc, mục đích, nội dung cơ chế tự chủ tàichính ở ĐVSNCL, đặc biệt đã chỉ ra được các nguồn tài chính và những nộidung chi của các trường ĐHCL Cùng với đó tác giả đã đưa ra được vai trò sựcần thiết phải tăng cường cơ chế tự chủ tài chính tại các trường ĐHCL Trongchương 2, tác giả đã nghiên cứu thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhtại Học viện Chính sách và Phát triển giai đoạn 2021-202, xác định cơ cấu vàquy mô nguồn thu và các khoản thu của Học viện trong giai đoạn này Từ đóđưa ra những nhận định, đánh giá mức độ đảm bảo chi thường xuyên của Họcviện Qua những phân tích các kết quả đạt được và chỉ ra những điểm mạnh,điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn, những hạn chế và nguyên nhân trongviệc thực hiện tự chủ tài chính của Học viện trong giai đoạn này Từ đó có cáinhìn tổng quát về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ của Học viện làm cơ sởcho việc đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại Chương 3sau đây sẽ tập trung vào việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ

Trang 11

tài chính tại Học viện Chính sách và Phát triển

Trong Chương 3, tác giả đã đưa ra định hướng và mục tiêu về tự chủ tàichính của Học viện và dự tính các phương án hoàn thiện cơ chế tự chủ tàichính tại Học viện giai đoạn 2022 -2023, tầm nhìn đến năm 2020, đồng thời

đề xuất một số giải pháp và kiến nghị kiến nghị để đẩy mạnh cơ chế tự chủ tàichính tại Học viện Chính sách và Phát triển Như vậy, việc hoàn thiện việcthực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại HVCSPT, là xu thế chung và tất yếu, gắnliền với các cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá GDĐH Tài chính là mộtnguồn lực rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục, trong đó cógiáo dục đại học Có nguồn lực tài chính các đơn vị giáo dục mới có thể pháttriển các nguồn lực như con người, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học.Nhằm tối ưu hoá công tác tự chủ tài chính, các cơ sở giáo dục Đại học cônglập cần được trao quyền tự chủ đại học, tách bạch hoạt động dựa vào nguồnngân sách và hoạt động dựa vào nguồn thu tự chủ, tính toán chi tiết chi phíphải chi cho từng sinh viên trong năm, lên kế hoạch cụ thể chi tiết từng hạngmục chi và tính đúng tính đủ khấu hao tài sản, đầu tư của Nhà nước cũng nhưtrích lập các quỹ phát triển cho hợp lý sau khi tính chênh lệch thu chi Bêncạnh đó, việc mở rộng liên kết quốc tế đưa lại nhiều cơ hội cho các trườngĐại học công lập nhưng thách thức cũng không ít, bắt buộc các trường phảinâng cao chất lượng đào tạo cả về nội dung chương trình giảng dạy, cơ sở vậtchất lẫn đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý để đáp ứng được mặt bằng chungcủa nền giáo dục trong nước, khu vực và trên thế giới

Học viện Chính sách và Phát triển là trường ĐHCL tự chủ một phầnkinh phí chi thường xuyên việc xây dựng và huy động nguồn tài chínhhướng đến TCTC sẽ giúp Học viện trong việc quản lý thu, chi tài chínhngày càng được hoàn thiện và phát huy hiệu quả, cơ sở vật chất từng bướcđược đổi mới, quy mô đào tạo được mở rộng, chất lượng công tác đào tạođược nâng cao, vị thế, uy tín của Học viện được củng cố, đời sống, thu

Trang 12

nhập của cán bộ, giảng viên được nâng lên

Với mục đích nghiên cứu là tìm kiếm các giải pháp khả thi để nâng caomức độ tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách và Phát triển, luận văn đãgiải quyết được những vấn đề cơ bản về huy động nguồn tài chính hướng đến

tự chủ tài chính của trường đại học công lập Qua tổng hợp, phân tích và đánhgiá tình hình thực cơ chế tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách và Pháttriển trong giai đoạn 2020-2023; chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế vànguyên nhân của thực trạng thực hiện huy động nguồn tài chính hướng đến tựchủ tài chính tại Học viện Từ đó đề xuất phương hướng, một số giải pháphuy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách

và Phát triển

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tự chủ đại học là một xu thế của phát triển, là điều kiện cần thiết để thựchiện các phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải tiến và nâng cao chấtlượng đào tạo Trong những năm gần đây, Nhà nước đã quan tâm nhiều về lĩnhvực giáo dục đại học, đặc biệt là ban hành nhiều cơ chế tài chính tạo điều kiện chocác cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng quy mô đàotạo Các cơ sở giáo dục đại học không ngừng tự đổi mới, nâng cao uy tín, cải tiếnnội dung chương trình giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầuhọc tập của xã hội; không ngừng tìm kiếm các cơ hội liên kết với các đối tác trong

và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng và cung ứng nguồn nhân lực tốt cho xãhội Tuy nhiên, nguồn lực tài chính vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của các cơ sởgiáo dục đại học và cần phải ngày càng hoàn thiện cơ chế để huy động nguồn tàichính, đặc biệt nguồn tài chính ngoài ngân sách Nhà nước

Nguồn tài chính của các trường Đại học công lập cơ bản là từ Ngân sáchNhà nước và thu từ học phí, đề tài khoa học, thu khác Trong đó, ngân sách Nhànước chiếm từ 30%-40%, nguồn thu từ học phí, thu khác chiếm 60%-70% tổngnguồn thu của các trường Bình quân các trường đại học tự đảm bảo cân đối chithường xuyên được khoảng 75% từ nguồn thu sự nghiệp

Tỷ lệ đảm bảo chi thường xuyên bình quân của các trường Đại học công lậphiện nay chưa thể đảm bảo đủ nguồn lực để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất vàđảm bảo thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giảng viên hàng năm Trước thực trạngnày các trường phải tự cân đối bù đắp chi thường xuyên đối với đối với khối đàotạo chính quy tập chung từ các khoản thu của các hệ đào tạo liên kết trong vàngoài nước, đào tạo văn bằng 2, đạo tạo thường xuyên…và các khoản thu khác donhà trường tự quy định như: Phí thi lại, phí bảo vệ luận văn…

Trang 14

sự nghiệp có thu, việc chuyển đổi cơ chế tài chính theo hướng tự chủ lấy nguồnthu sự nghiệp bù đắp chi phí, giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước Saumột thời gian thực hiện, cơ chế tự chủ dần được sửa đổi và hoàn thiện khi Chínhphủ lần lượt ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 (về cơ chế

tự chủ của ĐVSNCL) và mới nhất là Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày21/6/2021 quy định về cơ chế tự chủ tài chính của các ĐVSNCL thay thế cho tất

cả các Nghị định kể trên, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại Sự ra đờicủa Nghị định 60/2021/NĐ-CP đã cụ thể hóa những nội dung của tự chủ tài chínhtrong các đơn vị sự nghiệp công lập, tạo động lực khuyến khích đơn vị sựnghiệp công lập khai thác nguồn thu, nâng cao mức độ tự chủ tài chính, tăng tựchủ để các đơn vị thực hiện mức độ tự chủ, tạo ra những chuyển biến tích cựctrong quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, tạo đà phát triển chocác đơn vị sự nghiệp công lập

Học viện Chính sách và Phát triển (HVCSPT) được thành lập từ năm 2008,

là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên, phần cònlại được Ngân sách nhà nước cấp Quá trình phát triển trong hơn 10 năm qua chothấy, Học viện mới bước đầu thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trongthực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tại Học viện, việc thực hiện tự chủ tài chính mới đượctriển khai trong một số nội dung về thu – chi, cụ thể là tự chủ trong các khoản thu(thu học phí, lệ phí, thu từ các nguồn khác) nhưng vẫn khống chế mức trần thu học

Trang 15

phí và các nguồn thu phải căn cứ theo quy định của Nhà nước Học viện được tựchủ định mức chi tiêu trong chi thường xuyên từ kinh phí ngân sách Nhà cấpnhưng chưa tự chủ về chi đầu tư Để thực hiện đổi mới về cơ chế tự chủ tài chínhđòi hỏi Học viện có những giải pháp phù hợp với các chủ trương, định hướng mới

Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tàichính tại Học viện Chính sách và Phát triển” làm chủ đề nghiên cứu cho luậnvăn thạc sĩ của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Huy động nguồn tài chính hướng đến tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệpcông lập nói chung và các đơn vị sự nghiệp giáo dục nói riêng là một trong nhữngvấn đề mang tính thời sự ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Trong quá trìnhnghiên cứu Luận văn, tác giả có tham khảo, nghiên cứu một số công trình khoahọc sau:

- Trịnh Thị Thanh Loan – Học viện Tài chính (2022) luận án tiến sĩ kinh tếvới đề tài: “Huy động nguồn tài chính cho đào tạo nghề khu vực nông thôn ViệtNam” Luận án nghiên cứu tổng quan về nội dung huy động, cơ chế huy độngnguồn tài chính cho Giáo dục nghề nghiệp nói chung và huy động nguồn tài chínhcho Giáo dục nghề nghiệp tại các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp công lập nói riêng

- Trần Trọng Hưng – Học viện Tài chính (2015) luận án tiến sĩ kinh tế với

đề tài: “Huy động nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cho giáo dục đại họccông lập ở Việt Nam” Luận án nghiên cứu tổng quan phân tích, đánh giá thựctrạng huy động nguồn tài chính ngoài NSNN trong các trường đại học công lậpViệt Nam

- Trần Thế Lữ - Học viện Tài chính (2018) Luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài:

“Huy động nguồn tài chính tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ở ViệtNam” Luận án đã chỉ ra các chính sách, cơ chế tài chính cho Giáo dục nghề

Trang 16

nghiệp đã và đang từng bước được đổi mới và hoàn thiện nhằm huy động sự thamgia đóng góp của toàn xã hội và nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển lĩnh vựcnày

- Nguyễn Thùy Linh – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội(2020) luận án tiến sĩ kinh với đề tài: “ Tăng cường các nguồn lực tài chính chophát triển các trường đại học công lập ở Việt Nam” Luận án đã đưa ra những giảipháp tăng cường nguồn lực tài chính cho phát triển các trường Đại học công lập ởViệt Nam

- Lê Quang Nhân – Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội(2017) luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế với đề tài: “Tự chủ tài chính tại trường Đạihọc Hùng Vương – Phú Thọ” Luận văn đã nêu lên xu hướng và sự cần thiết phải

tự chủ tài chính tại các trường đại học công lập Việt Nam nói chung và trường Đạihọc Hùng Vương nói riêng

- Nguyễn Thị Mai Lan – Đại học Công nghiệp Hà Nội (2018), bài viếtnghiên cứu khoa học với nội dung “Quản trị tài chính trường Đại học công lậptrong điều kiện tự chủ: Kinh nghiệm Quốc tế và bài học cho Việt Nam” Bài viếtnêu ra những bài học kinh nghiệm nước ngoài có thể vận dụng vào điều kiện thựctiễn của nước ta nhằm phát huy thế mạnh đẩy nhanh tiến trình tự chủ, tự chịu tráchnhiệm và tăng tính hiệu quả trong quản trị tài chính đối với các trường đại họccông lập trong giai đoạn hiện nay

- Nguyễn Thị Diệu Hòa – Trường Đại học Tài chính – Kế toán, Bộ Tàichính (2023) luận văn thạc sĩ với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chínhtheo cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện trường Đại học Y – Dược Huế Luận văn

đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tựchủ tài chính tại bệnh viện trường Đại học Y – Dược Huế đến năm 2025

-

Trang 17

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Luận văn đã nghiên cứu thực trạng thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhtại Học viện Chính sách và Phát triển giai đoạn 2020 -2022, phân tích cáckết quả đạt được và chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi vàkhó khăn, những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực hiện tự chủ tàichính của Học viện trong giai đoạn này

Từ đó có cái nhìn tổng quát về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ củaHọc viện làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp để khắc phục những hạnchế, tồn tại Chương 3 sau đây sẽ tập trung vào việc đề xuất các giải pháphoàn thiện cơ chếd tự chủ tài chính tại Học viện Chính sách và Phát triển

57

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 : Quy mô cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên - Huy Động Nguồn Tài Chính Hướng Đến Tự Chủ Tài Chính Tại Học Viện Chính Sách Và Phát Triển.pdf
Bảng 3.1 Quy mô cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên (Trang 21)
Bảng 3.2: Xây dựng phương án tự chủ phương án 1 - Huy Động Nguồn Tài Chính Hướng Đến Tự Chủ Tài Chính Tại Học Viện Chính Sách Và Phát Triển.pdf
Bảng 3.2 Xây dựng phương án tự chủ phương án 1 (Trang 23)
Bảng 3.3: Xây dựng phương án tự chủ phương án 2 - Huy Động Nguồn Tài Chính Hướng Đến Tự Chủ Tài Chính Tại Học Viện Chính Sách Và Phát Triển.pdf
Bảng 3.3 Xây dựng phương án tự chủ phương án 2 (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN