1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài thảo luận logistics

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Thảo Luận Logistics
Tác giả Trần Tiến Dũng
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Huyền
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ Thuật Công Nghiệp
Chuyên ngành Thương Mại
Thể loại Đề Tài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 17,97 MB

Cấu trúc

  • I. Cơ sở lý luận về các loại dịch vụ Logistic (5)
    • 1. Khái niệm dịch vụ Logistic (5)
    • 2. Quá trình hình thành phát triển của Logistic (9)
    • 3. Dịch vụ thực tế hiện nay (0)
      • 3.1. Các loại hình dịch vụ phổ biến hiện nay (0)
    • 1. Thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp (24)

Nội dung

Danh mục hình ảnhHình 1: Tàu hàng EVERGREENHình 2: Cảng biển Hải Phòng Hình 3: Cảng quốc tế Hình 4: Lịch sử phát triển Logistic kinh doanhHình 5: Vị trí của dịch vụ logistic trong chuỗi

Cơ sở lý luận về các loại dịch vụ Logistic

Khái niệm dịch vụ Logistic

Cho đến nay, khái niệm về logistics vẫn chưa thống nhất rõ ràng Có nhiều định nghĩa khác nhau về lĩnh vực này, tùy thuộc vào góc nhìn và mục đích nghiên cứu Tuy nhiên, có thể hiểu logistics cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Xét theo nghĩa rộng, logistics được coi như một quá trình bao gồm các hoạt động từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

- “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả về mặt chí phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng.” (Theo Hội đồng quản trị logistics – Council of Logistics Managemetn CLM, 1991)

Logistics là hoạt động quản lý toàn bộ quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu từ giai đoạn lưu kho đến sản xuất thành phẩm và phân phối đến tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng Điều này bao gồm các hoạt động vận chuyển, kho bãi, đóng gói, xử lý đơn hàng và các hoạt động có liên quan khác Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa được vận chuyển hiệu quả, tiết kiệm chi phí và đúng thời hạn.

- Theo các quan niệm này, logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng Ở đây có sự phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng

- Theo nghĩa hẹp, logistics được hiểu như là các hoạt động dịch vụ gắn liền với quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa và logistics là hoạt động thương mại gắn với các dịch vụ cụ thể Theo Luật Thương mại 2005 (Điều 233), lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được chính thức đưa vào luật, quy định

“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận 9 hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao” Như vậy, theo định nghĩa của Luật Thương mại Việt Nam thì doanh nghiệp logistics hay các nhà cung cấp dịch vụ logistics (Vendor) là các tổ chức kinh doanh dịch vụ logistics, có khả năng cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp cho khách hàng, họ trực tiếp quản lý và kiểm soát hoạt động logistics do các khách hàng dịch vụ logistics nằm ngoài các doanh nghiệp sản xuất và thương mại trong các chuỗi cung ứng, nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt họ cũng có thể là công ty con trong các tập đoàn kinh doanh lớn

- Ngoài ra, còn có nhiều định nghĩa của các nhà nghiên cứu logistics ở từng góc độ tiếp cận:

- Logistics là quá trình tiên liệu trước các nhu cầu và mong muốn của khách hàng, sử dụng vốn, nguyên vật liệu, nhân lực công nghệ và những thông tin cần thiết để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn đó, đánh giá những hàng hóa, hoặc dịch vụ, hoặc mạng lưới sản phẩm có thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng; và sử dụng mạng lưới này để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng một cách kịp thời nhất (Coyle, 2003)[3] Định nghĩa này của Coyle cho thấy một điểm chung rất lớn giữa logistics và marketing, đó là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, logistics nhấn mạnh tới việc sử dụng các nguồn tài nguyên đầu vào, công nghệ, thông tin để đáp ứng được những nhu cầu đó của khách hàng

- Logistics là một tập hợp các hoạt động chức năng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quy trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm (Grundey, 2006) Định nghĩa khá đơn giản này của Grundey lại tập trung chủ yếu vào phạm vi của hoạt động logistics, đó là phạm vi trải dài, bao trùm toàn bộ quy trình từ điểm khởi đầu tới điểm cuối cùng của quá trình sản xuất (nguyên vật liệu - thành phẩm) Tuy nhiên, nhược điểm của định nghĩa này là không đề cập đến quy trình phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng, một bộ phận rất quan trọng trong logistics

Hình 2: Cảng biển Hải Phòng

- Sứ mệnh của logistics là đưa được đúng sản phẩm và dịch vụ tới đúng địa điểm, thời gian và hoàn cảnh yêu cầu, đồng thời phải đem lại những đóng góp lớn nhất cho doanh nghiệp (Ballou, 1992) Khác với nhiều định nghĩa khác thường đề cập tới các hoạt động trong logistics, Ballou lại nhấn mạnh vào sứ mệnh mà logistics phải thực hiện Cũng đưa ra một quan điểm tương tự, E.Grosvenor Plowman cho rằng hệ thống logistics sẽ điểm cung cấp cho các công ty 7 lợi ích (7 rights): đúng khách hàng đúng sản phẩm, đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng chi phí

Các khái niệm về logistics thường đa dạng tùy theo lĩnh vực nghiên cứu, ngành nghề và mục đích sử dụng Dù tiếp cận theo nghĩa rộng hay hẹp, nhiều định nghĩa thường đồng nhất giữa logistics, dịch vụ logistics và quản trị logistics Tuy nhiên, vẫn chưa có sự phân định rõ ràng giữa các khái niệm này và các định nghĩa cụ thể về dịch vụ logistics vẫn còn hạn chế Tại Việt Nam, Luật Thương mại không có định nghĩa riêng cho logistics, dịch vụ logistics và quản trị logistics, dẫn đến sự thiếu thống nhất và rõ ràng trong sử dụng các thuật ngữ này.

2005 lần đầu tiên đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics như là hoạt động thương mại nhưng lại không đề cập đến khái niệm logistics

- Tổng kết lại những định nghĩa trên thì: “Logistics là quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa được tổ chức và quản lý khoa học việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, từ điểm khởi nguồn sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng với chi phí thấp nhất đảm bảo cho quá trình sản xuất xã hội tiến hành được nhịp nhàng, liên tục và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng.”

Quá trình hình thành phát triển của Logistic

Sự phát triển của công nghệ, phân công lao động và sản lượng hàng hóa, dịch vụ thúc đẩy sự phức tạp của quan hệ kinh tế Trong bối cảnh đó, logistics nổi lên như giải pháp hợp lý hóa quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, nhằm gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Theo thời gian, logistics trở thành ngành dịch vụ chuyên biệt đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế Việt Nam hiện có chi phí logistics vào khoảng 20% GDP, cao hơn các nước phát triển như Singapore (8,5%), Nhật Bản (11,4%) nhưng thấp hơn mức trung bình của các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương (12,7%).

- Logistics hoàn toàn không phải là khái niệm quá xa lạ, cho dù một thực tế là cũng không phải nhiều người am hiểu sâu sắc về vấn đề này Logistics đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của nhân loại Cho đến nay, ở nước ta, vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất , phù hợp để dịch từ logistics sang tiếng Việt Có tài liệu dịch là hậu cần, có tài liệu dịch là tiếp vận hoặc tổ chức cung ứng, đảm bảo, thậm chí là giao nhận Tuy nhiên, có thể thấy rằng tất cả các cách dịch đó đều chưa thỏa đáng, chưa phản ánh đúng đắn và đầy đủ bản chất của logistics Vì vậy, giữ nguyên thuật ngữ logistics như trong Luật thương mại 2005 là cần thiết, không dịch sang tiếng Việt và bổ sung thêm thuật ngữ này vào vốn từ tiếng Việt của chúng ta

- Ngày nay, logistics đã hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, mau chóng phát triển và mang lại thành công cho nhiều công ty và tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng trên thế giới Tuy nhiên, một điều thực tế là logistics được phát minh ứng dụng đầu tiên không phải trong hoạt động thương mại mà là trong lĩnh vực quân sự Napoleon từng định nghĩa: “Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội” và ông cũng từng nói “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người chuyên nghiệp bàn về logistics” Logistics được các quốc gia ứng dụng rộng rãi trong hai cuộc Đại chiến thế giới để di chuyển lực lượng quân đội cùng với một khối lượng lớn vũ khí và đảm bảo hậu cần cho lực lượng tham chiến Hiệu quả của hoạt động logistics là yếu tố có tác động rất lớn tới thành bại trên chiến trường Cuốn sách đầu tiên về logistics ra đời năm

1961, bằng tiếng Anh, với tựa đề “Physical distribution management”, từ đó đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau được đưa ra để khái quát về lĩnh vực này, mỗi khái niệm thể hiện một góc độ tiếp cận và nội dung khác nhau

- Trước những năm 1950 công việc logistics chỉ đơn thuần là một hoạt động chức năng đơn lẻ Trong khi các lĩnh vực marketing và quản trị sản xuất đã có những chuyển biến rất lớn lao thì vẫn chưa hình thành một quan điểm khoa học về quản trị logistics một cách hiệu quả Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và quản lý cuối thế kỷ 20 đã đưa logistics lên một tầm cao mới, có thể gọi đó là giai đoạn phục hưng của logistics (logistical renaissance) Có 4 nhân tố chính dẫn đến sự biến đổi này:

- Thương mại hoá thiết bị vi xử lý: trong thời kỳ này, các thiết bị điện tử bước vào giai đoạn thương mại hóa rộng rãi Giá các sản phẩm trở nên rất rẻ và phù hợp với điều kiện đầu tư của các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chính những thiết bị này là cơ sở vật chất hỗ trợ rất nhiều cho nghiệp vụ logistics (trao đổi thông tin, quản lý hàng tồn kho, tính toán các chi phí) Tại các nước phát triển, bộ phận logistics là nơi sử dụng nguồn vật chất máy vi tính lớn nhất trong công ty.

- Cuộc cách mạng viễn thông: Cùng với yếu tố trên, những tiến bộ của ngành viễn thông nói chung và công nghệ thông tin nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động này

Vào những năm 80, công nghệ mã vạch đã xuất hiện và được triển khai trong hoạt động logistics Trao đổi thông tin điện tử (EDI) cũng bắt đầu được áp dụng giữa khách hàng và nhà cung cấp để truyền tải dữ liệu giữa các đơn vị trong và ngoài công ty Bên cạnh đó, vệ tinh, máy fax, máy photocopy và các thiết bị ghi hình cũng hỗ trợ đắc lực trong việc cập nhật thông tin trong quá trình vận hành logistics Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng mạng máy tính để xử lý và truyền tải dữ liệu nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác và kịp thời.

- Ứng dụng rộng rãi những sáng kiến cải tiến về chất lượng: quan điểm quản trị chất lượng đồng bộ (TQM) là động cơ quan trọng nhất trong việc thúc đẩy hoạt động logistics Thời kỳ sau Đại chiến thứ II, các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm đến chất lượng hàng hoá và tính hiệu quả của các quy trình sản xuất Quan điểm “không sai 12 hỏng - zero defects” và

Triết lý "Làm đúng ngay từ lần đầu tiên" (doing things right the first time) trong quản lý chất lượng toàn diện (TQM) đã được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực logistics Các doanh nghiệp nhận thức được rằng sản phẩm tốt nhưng đến muộn so với yêu cầu hoặc bị hư hại đều không thể chấp nhận được.

Dịch vụ kho bãi là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp logistics Kho bãi là nơi thực hiện 1 việc dự trữ, bảo quản hàng hóa và vật liệu ở một địa điểm được chỉ định, thường được gọi là nhà kho Việc lưu trữ này được thực hiện để đảm bảo rằng các sản phẩm được giữ an toàn và có tổ chức cho đến khi chúng sẵn sàng được bán hoặc phân phối đến điểm đến cuối cùng.

Kho bãi đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, cho phép các doanh nghiệp quản lý hiệu quả hàng tồn kho, giảm chi phí vận chuyển và thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng một cách kịp thời và tiết kiệm Về bản chất, kho bãi là một thành phần thiết yếu của hậu cần và là khía cạnh cơ bản của bất kỳ doanh nghiệp nào sản xuất, vận chuyển hoặc bán hàng hóa vật chất.

- Dịch vụ đại lý vận tải:

Hình 9: tàu vận tải MAERSK LINE

Dịch vụ đại lý vận tải đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực logistics, đảm nhận các hoạt động như đóng gói, bốc dỡ, lưu kho, vận chuyển và giao nhận hàng hóa từ địa điểm gốc đến đích, bao gồm cả lập kế hoạch bốc xếp và thực hiện thủ tục hải quan Ngoài ra, đại lý vận tải còn cung cấp dịch vụ tiếp nhận hàng hóa và cập nhật thông tin về tình trạng hàng hóa cho khách hàng Để trở thành đại lý vận tải hàng hóa, cần tuân thủ các quy định tại Điều 59 của Thông tư 63/2014/TT-BGTVT về quản lý hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe, giúp hỗ trợ khách hàng thuận tiện trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Hình 10: Dịch vụ chuyển phát

Dịch vụ chuyển phát là một hình thức vận chuyển hàng hóa với tốc độ nhanh chóng, cho phép khách hàng nhận được đơn hàng của mình trong thời gian ngắn nhất Để sử dụng dịch vụ này, chủ shop online chỉ cần liên hệ với công ty giao nhận, đồng ý trả phí theo bảng giá niêm yết, sau đó công ty sẽ lấy hàng và giao đến người nhận với tốc độ ưu việt.

Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước được ưa chuộng bởi vì tính an toàn, nhanh chóng và tiết kiệm Các công đoạn thực hiện trong dịch vụ chuyển phát nhanh bao gồm thu nhận, xử lý, phân loại, vận chuyển và giao hàng cùng các thủ tục đảm bảo hàng hóa của người gửi được an toàn và nguyên vẹn khi đến tay người nhận.

Thực trạng hiện nay của các doanh nghiệp

1.1 Các loại hình dịch vụ phổ biến

- Dịch vụ xếp dỡ container: Đóng hàng lên container, dỡ hàng từ container.

- Dịch vụ kho bãi: Lưu giữ hàng hóa, cho thuê kho bãi.

- Dịch vụ đại lý vận tải: Thực hiện các thủ tục hải quan, bốc dỡ hàng, đóng gói hàng, đóng thùng gỗ chèn lót cho hàng hóa.

- Dịch vụ chuyển phát: Giao hàng từ nơi này đến nơi khác.

- Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan: Thực hiện các thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa.

- Tăng trưởng mạnh mẽ: Từ năm 2018, thị trường TMĐT ở Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, quy mô năm 2018 đạt 8,06 tỷ USD, năm 2019 đạt 10,08 tỷ USD, năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD và ước tính năm 2021 đạt 13,6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 18%.

Hình 18: Quy mô tăng trưởng

- Tăng trưởng doanh thu: Doanh thu bán hàng tăng

6,8% từ 305.825 triệu đồng năm 2017 lên 325.294 triệu đồng năm 2018 và lên 332.634 triệu đồng vào năm 2019.

Hình 19: Biểu đồ doanh thu

- Tăng số lượng doanh nghiệp: Số lượng doanh nghiệp logistics Việt Nam tăng trưởng bình quân 4,76%/năm, từ 24.016 doanh nghiệp năm 2017 tăng lên 30.442 doanh nghiệp năm 2022.

Hình 20: Hình ảnh quy mô

- Chuyển đổi số: Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tạo ra những biến đổi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau Chuyển đổi số trong logistics giúp giảm chi phí logistics, nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng, tăng tính liên kết trong nội bộ tổ chức và giữa các bên trong chuỗi cung ứng.

Hình 21: Công nghệ chuyển đổi số

- Chi phí dịch vụ: Mặc dù đã có những tiến bộ, nhưng chi phí dịch vụ logistics ở Việt Nam vẫn ở mức cao và cần được cải thiện.

- Cơ sở hạ tầng: Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của ngành logistics.”Trong những năm gần đây, Việt Nam tập trung đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển, cùng hệ thống kho bãi, trung tâm thương mại…liên tục được mở rộng.

Hình 22: Kho hàng tại cảng Hải Phòng

- Ứng dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics còn yếu, cần được cải thiện.

- Quản lý nhà nước: Quản lý nhà nước với ngành logistics cần được cải thiện

1.3 Xu hướng phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam

Ngành Logistics đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế Dưới đây là một số xu hướng phát triển của ngành Logistics tại Việt Nam:

1 Phát triển công nghệ 4.0 và tự động hóa: Ngành Logistics đang chuyển mình với sự áp dụng của công nghệ 4.0, bao gồm trí tuệ nhân tạo, blockchain, IoT, và tự động hóa quy trình Các doanh nghiệp cần đầu tư vào hệ thống thông tin, quản lý dữ liệu, và giải pháp tự động hóa để nâng cao hiệu suất và giảm chi phí.

2 Logistics trong thương mại điện tử: Với sự phát triển của thương mại điện tử, ngành Logistics đang phải đối mặt với nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ các trung tâm phân phối đến người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả Các doanh nghiệp cần tối ưu hóa hệ thống giao hàng và lưu kho để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

3 Logistics xanh: Xu hướng bảo vệ môi trường đang thúc đẩy sự phát triển của

Logistics xanh Các doanh nghiệp cần tìm kiếm giải pháp vận chuyển thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, và giảm khí thải

1.4 Những vấn đề còn tồn tại

Các vấn đề còn tồn tại trong ngành logistics Việt Nam hiện nay bao gồm:

1 Chi phí logistics cao: So với các nước trong khu vực, chi phí dịch vụ logistics ở Việt Nam vẫn ở mức cao và cần được cải thiện.

2 Hạ tầng giao thông chưa tương xứng: Hạ tầng giao thông chưa phát triển tương xứng với lợi thế địa lý, còn nhiều hạn chế.

3 Hệ thống pháp lý chưa đồng bộ và nhất quán : Các quy định pháp lý về Logistic chưa đồng bộ và nhất quán, gây khó khăn cho các doanh nghiệp.

4 Ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu: Trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong logistics còn yếu, cần được cải thiện.

5 Quản lý nhà nước với ngành logistics cần được cải thiện: Các cơ quan quản lý nhà nước, địa phương và doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc quản lý ngành logistics.

6 Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu: Nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành Logistic còn thiếu, đặc biệt là nhưng người có kỹ năng và kiến thức sâu rộng về Logistic

7 Thiếu kho hàng chuyên dụng và phương tiện vận chuyển: Doanh nghiệp logistics tại Việt Nam đang gặp phải vấn đề thiếu kho hàng chuyên dụng và phương tiện vận chuyển.

8 Quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa : Các doanh nghiệp

Logistic Việt Nam hầu hết có quy mô nhỏ và vừa, chỉ đáp ứng được các dịch vụ giao nhận, cho thuê kho bãi, làm thủ tục hải quan, gom hàng lẻ chưa tham giao điều hành các chuỗi logistic như các doanh nghiệp FDI

9 Chuyển đổi số trong logistics còn nhiều khó khăn:

Mặc dù lợi ích mang lại từ chuyển đổi số là rất rõ ràng, quá trình chuyển đổi số trong logistics ở Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn cả ở cấp độ vĩ mô và vi mô.

1.5 Những khó khăn đang gặp phải

Ngành Logistics đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế Dưới đây là một số khó khăn và thách thức mà ngành Logistics tại Việt Nam đang phải đối mặt:

1 Mất vị thế ngay trên sân nhà: o Đa phần doanh nghiệp dịch vụ logistics của Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít và thiếu cơ sở vật chất như kho tàng, bến bãi, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển. o Các công ty điều phối logistics nước ngoài chiếm 80% thị phần, trong khi doanh nghiệp logistics nội địa chỉ chiếm khoảng 20% thị phần. o Mỗi năm, chi phí logistics ở Việt Nam khoảng 37-40 tỷ USD, nhưng hầu hết số tiền này thuộc về các doanh nghiệp ngoại. o Doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa và tập trung vào một vài ngành dịch vụ trong chuỗi giá trị logistics.

Ngày đăng: 21/05/2024, 16:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Tàu hàng EVERGREEN - đề tài thảo luận logistics
Hình 1 Tàu hàng EVERGREEN (Trang 5)
Hình 3: Cảng quốc tế - đề tài thảo luận logistics
Hình 3 Cảng quốc tế (Trang 10)
Hình 8: Kho hàng - đề tài thảo luận logistics
Hình 8 Kho hàng (Trang 13)
Hình 9: tàu vận tải MAERSK LINE - đề tài thảo luận logistics
Hình 9 tàu vận tải MAERSK LINE (Trang 14)
Hình 11: Giấy tờ hải quan - đề tài thảo luận logistics
Hình 11 Giấy tờ hải quan (Trang 16)
Hình 12: Hình ảnh tăng trưởng - đề tài thảo luận logistics
Hình 12 Hình ảnh tăng trưởng (Trang 17)
Hình 13: Dây chuyền sản xuất - đề tài thảo luận logistics
Hình 13 Dây chuyền sản xuất (Trang 21)
Hình 14: Oto Vinfast xuất khẩu sang Mỹ - đề tài thảo luận logistics
Hình 14 Oto Vinfast xuất khẩu sang Mỹ (Trang 22)
Hình 15: Công nghiệp năng lượng, hóa chất - đề tài thảo luận logistics
Hình 15 Công nghiệp năng lượng, hóa chất (Trang 22)
Hình 16: Robot tự động hóa - đề tài thảo luận logistics
Hình 16 Robot tự động hóa (Trang 23)
Hình 17: Oto bồn chở xăng - đề tài thảo luận logistics
Hình 17 Oto bồn chở xăng (Trang 23)
Hình 19: Biểu đồ doanh thu - đề tài thảo luận logistics
Hình 19 Biểu đồ doanh thu (Trang 25)
Hình 18: Quy mô tăng trưởng - đề tài thảo luận logistics
Hình 18 Quy mô tăng trưởng (Trang 25)
Hình 20: Hình ảnh quy mô - đề tài thảo luận logistics
Hình 20 Hình ảnh quy mô (Trang 26)
Hình 21: Công nghệ chuyển đổi số - đề tài thảo luận logistics
Hình 21 Công nghệ chuyển đổi số (Trang 27)
Hình 22: Kho hàng tại cảng Hải Phòng - đề tài thảo luận logistics
Hình 22 Kho hàng tại cảng Hải Phòng (Trang 28)
Hình 23. Logistics Xanh - đề tài thảo luận logistics
Hình 23. Logistics Xanh (Trang 29)
Hình 24: Hình ảnh tượng trưng - đề tài thảo luận logistics
Hình 24 Hình ảnh tượng trưng (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w