1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoạt động cung cấp giải pháp quản lý bán hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội của công ty cổ phần công nghệ sapo

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạt động Cung Cấp Giải Pháp Quản Lý Bán Hàng Trên Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội Của Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Sapo
Tác giả Trần Đức Lượng
Người hướng dẫn Ths. Lê Thị Bích Ngọc
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 9,41 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: THỰC TẬP CHUNG (19)
    • 1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần công nghệ SAPO (19)
      • 1.1.1 Lịch sử hình thành (19)
      • 1.1.2 Tầm nhìn,sứ mệnh,giá trị cốt lõi của Công ty cổ phần công nghệ SAPO (20)
      • 1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (21)
    • 1.2. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp (24)
    • 1.3. Các nguồn lực cơ bản của SAPO (25)
      • 1.3.1. Nguồn nhân lực (25)
      • 1.3.2. Nguồn lực hữu hình/ vật chất (26)
      • 1.3.3. Nguồn lực vô hình (27)
      • 1.3.4 Nguồn lực khác (27)
    • 1.4. Kết quả kinh doanh của SAPO trong 3 năm gần đây (2021 – 2023) (27)
    • 1.5. Các hoạt động quản trị cơ bản của Công ty cổ phần công nghệ SAPO (29)
      • 1.5.1. Quản trị nhân lực (29)
      • 1.5.2. Quản trị marketing (29)
      • 1.5.3. Quản trị tài chính (30)
      • 1.5.4. Quản trị chiến lược (31)
      • 1.5.5. Quản trị bán hàng (32)
      • 1.5.6 Quản trị sản xuất (33)
  • Phần II: THỰC TẬP CHUYÊN SÂU (35)
    • 2.1 Thực trạng cung cấp giải pháp quản lý bán hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội của Công ty Cổ phần Công nghệ SAPO (35)
      • 2.1.1 Tổng quan về phần mềm quản lý bán hàng (35)
      • 2.1.2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (37)
      • 2.1.3. Nghiên cứu thị trường,phân đoạn thị trường,lựa chọn thị trường mục tiêu của (41)
      • 2.1.4. Quy trình tìm kiếm khách hàng (trước bán) trên các phương tiện truyền thông xã hội (43)
      • 2.1.5. Hoạt động chuyển giao giải pháp cho các nhà bán hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội (45)
      • 2.1.6. Hoạt động chăm sóc và quản lý quan hệ khách hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội (46)
    • 2.2 Đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp phần mềm cho các kênh bán trên phương tiện truyền thông xã hội tại công ty Cổ phần công nghệ Sapo (49)
      • 2.2.1 Ưu điểm (49)
      • 2.2.2 Hạn chế (50)
      • 2.2.3 Một số kiến nghị cho doanh nghiệp (50)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (53)

Nội dung

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNGKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANHBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆPCHUYÊN ĐỀ: “Hoạt động cung cấp giải pháp quản lý bán hàngtrên các phương tiện truyền thông xã hộ

THỰC TẬP CHUNG

Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần công nghệ SAPO

1.1.1.1 Tên và trụ sở công ty

Hình 1.1 Logo của Công ty cổ phần công nghệ Sapo ( Nguồn Sapo.vn)

- Tên công ty: Công ty cổ phần công nghệ Sapo

- Tên giao dịch: SAPO TECHNOLOGY JCS

- Trụ sở: Tầng 6 - Tòa nhà LADECO - 266 Đội Cấn - Liễu Giai - Ba Đình - Hà Nội

+ Chi nhánh 1: Lầu 3 - Tòa nhà Lữ Gia - số 70 Lữ Gia - Phường 15 - Quận 11 – TPHCM + Chi nhánh 2: Số 124 - Đường Lê Đình Lý - Phường Vĩnh Trung - Quận Thanh Khê - TP.Đà Nẵng

+ Chi nhánh 3: Số 127 - Đường Lý Thường Kiệt - Phường Lê Lợi - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An

- Website: https://www.sapo.vn

- Đại diện pháp luật: Trần Trọng Tuyến

- Slogan: “SAPO – Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh được sử dụng nhiều nhất Việt Nam” 1.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

SAPO là tên viết tắt của Công ty cổ phần công nghệ SAPO, một doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp website và phần mềm quản lý kinh doanh cho các doanh nghiệp Trong suốt 15 năm hoạt động và không ngừng phát triển, SAPO luôn nỗ lực vươn lên để trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất phần mềm tại Việt Nam.

Dưới đây là những cột mốc đáng nhớ trong quá trình hình thành và phát triển của SAPO:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG

- 20/08/2008: SAPO chính thức được thành lậ

- Năm 2010: SAPO cho ra mắt giải pháp bán hàng Bizwe

- Năm 2012: Bizweb được trao tặng danh hiệu Sao Khuê năm 2012 với hơn 2000 khách hàng.

- Tháng 9/2013: SAPO mở thêm chi nhánh tại TP HCM

- Năm 2013: Bizweb được ghi danh vào giải thưởng Sao tài đất Việt 2013 với hơn 4000 khách hàng và Sao Khuê 2012 với hơn 2000 khách hàng

- Tháng 1/2014: Qũy đầu tư Cyberagents Ventures đầu tư vào Bizwe

- Tháng 10/2014,SAPO cho ra mắt phần mềm quản lý bán hàng thông minh Sapo.vn

- Năm 2015: SAPO nhận được giải thưởng Sao Khuê với hơn 5000 khách hàn

- Tháng 4/2018: Bizweb và Sapo chính thức hợp nhất trở thành nền tảng quản lý bán hàng đa kênh SAPO với hơn 43000 khách hàng.

- Tháng 6/2019: SAPO ra mắt phần mềm quản lý nhà hàng,cafe SAPO ENB

- Tháng 8/2019: SAPO ra mắt phần mềm quản lý bán hàng online SAPO GO

- Tháng 4/2020: SAPO nhận đầu tư từ quỹ Smilegate Investment Hàn Quốc và Teko Ventures

- Tháng 4/2023: SAPO được trao tặng danh hiệu Sao Khuê với hơn 190.000 khách hàng

Hình 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của SAPO ( Nguồn Sapo.vn)

1.1.2 Tầm nhìn,sứ mệnh,giá trị cốt lõi của Công ty cổ phần công nghệ SAPO

SAPO là công ty công nghệ dẫn đầu Việt Nam,đồng hành và phát triển cùng các nhà bán hàng.Người SAPO cùng nhau xây dựng một môi trường làm việc tự hào,có thu nhập cao và đóng góp thiết thực cho xã hội. Để thực hiện hóa tầm nhìn năm 2027 của mình,SAPO tập trung vào 3 lĩnh vực:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG

+ Sản phẩm được nhà bán hàng tin dùng.

+ Người SAPO hành động theo 6 giá trị cốt lõi,hướng tới mục tiêu tăng trưởng vượt bậc + Sẵn sàng vươn ra thị trường quốc tế.

“ Làm cho việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn”

Bao gồm 6 giá trị cốt lõi, SAPO luôn hướng tới quyền lợi của khách hàng và nhân viên công ty.6 giá trị cốt lõi bao gồm

+ Tập trung vào khách hàng

1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần công nghệ Sapo

Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần công nghệ SAPO được chia theo từng chức năng riêng biệt.Bộ máy tổ chức của công ty chia theo từng ban ngành và đứng trên các ban ngành là Ban trợ lý,đứng đầu là Giám đốc.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG

Hình 1.3 Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần công nghệ SAPO

(Nguồn: Tài liệu phòng Hành chính – Nhân sự)

1.1.3.2 Chức năng các phòng ban

Ban giám đốc: bao gồm ông Trần Trọng Tuyến, bà Nguyễn Thị Minh Khuê, ông Nguyễn Minh Khôi Đứng đầu là giám đốc Trần Trọng Tuyến là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ các dự án, hay đưa ra các quyết định, cũng chính là người đại diện pháp luật của công ty Ban giám đốc có nhiệm vụ thiết lập chính sách, vạch ra chiến lược cho toàn công ty và giám sát các hoạt động kinh doanh và giải quyết các rủi ro xảy ra

Ban trợ lý: tham mưu và hỗ trợ, giúp việc cho tổng giám đốc trong việc điều hành hoạt động của Công ty Và hỗ trợ việc phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao

Khối hỗ trợ kinh doanh: gồm phòng chăm sóc khách hàng, phòng thiết kế và phòng triển khai Trong đó:

+ Phòng tài chính – kế toán: chịu trách nhiệm các công việc liên quan đến tài chính, tình hình doanh thu, lợi nhuận, chi phí, báo cáo định kỳ, báo cáo thường niên thống kê sổ sách các báo cáo tình hình lên ban giám đốc, tổng hợp và xây dựng kế hoạch tài chính theo chu kì kinh doanh đảm bảo cho việc nắm bắt tình hình kinh doanh của công ty Là

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG bộ phận kết toán tiền lương cho công nhân viên, các chi phí phục vụ cho việc vận hành, hoạt động công ty

+ Phòng hành chính nhân sự: trực tiếp quản lý hệ thống nhân viên của công ty, thực hiện các nhiệm vụ tuyển dụng, tìm kiếm nhân sự khi có yêu cầu, giải đáp mọi thắc mắc, vấn đề của nhân viên về chính sách, quyền lợi, quy định khi làm nhân viên của công ty

+ Phòng đào tạo: tham mưu cho Ban giám đốc về công tác xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Đồng thời thực hiện công tác tổ chức và quản lý các chương trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn và kiến thức cho đội ngũ nhân viên như nghiên cứu và xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng chương trình và hoạch định ngân sách đào tạo, thực hiện công tác đào tạo, nghiên cứu và sáng tạo các chương trình đào tạo mới, xây dựng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công ty

+ Phòng kiểm soát chất lượng: tham mưu và tư vấn cho Ban giám đốc về quy trình thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm tối ưu và hiệu quả nhất Đồng thời quản lý công tác tiêu chuẩn hóa các quy định và quy trình quản lý chuất lượng Thực hiện tổ chức thử nghiệm, kiểm định chất lượng cũng như thúc đẩy tư duy cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty trước khi trao đến tay khách hàng

+ Phòng văn hóa và truyền thông nội bộ (tổng hội): thực hiện các công việc truyền thông, thông tin nội bộ, tổ chức, triển khai các hoạt động, sự kiện trong nội bộ Công ty Khối tăng trưởng:

+ Phòng marketing: phòng Marketing thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu và phát triển nguồn khách hàng mới cho công ty, chịu trách nhiệm tìm hiểu và mở rộng thị trường cho sản phẩm khắp nơi trên cả nước, phối hợp chuẩn bị kế hoạch triển khai marketing cho thị trường mới, nghiên cứu các chính sách phù hợp và các sản phẩm mới cho công ty

+ Phòng PR Community: Phòng PR chịu trách nhiệm nghiên cứu thông tin sản phẩm và khách hàng tiềm năng để xây dựng kế hoạch tổ chức workshop, event cho sản phẩm của công ty, triển khai viết bài và xây dựng nội dung trên các kênh Social, Website…

Khối dịch vụ khách hàng:

+ Phòng chăm sóc khách hàng: có nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại và phản hồi của khách hàng, giải quyết và giải đáp các vấn đề thắc mắc của khách hàng trong toàn bộ quá trình từ lúc tìm hiểu đến khi sử dụng sản phẩm của công ty qua hotline hoặc live chat để khách hàng đẽ dàng, thuận tiện, tin tưởng và yên tâm khi sử dụng sản phẩm của công ty

+ Phòng dịch vụ: cung cấp thông tin về các dịch vụ đặc đặc biệt của công ty và bán thêm các sản phẩm, dịch vụ liên quan khi tương tác với khách hàng nếu phù hợp Bên cạnh đó cũng chủ động động tiếp cận, hỗ trợ khách hàng trước khi khách hàng yêu cầu và hỗ trợ khói tăng trưởng trong việc sắp xếp và lưu trữ dữ liệu khách hàng, các chương trình xúc tiến, khuyến mãi

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG

+ Phòng triển khai: có trách nhiệm thực hiện triển khai các hợp đồng đã kí, hỗ trợ khách hàng sử dựng phần mềm

Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần công nghệ SAPO

SAPO là công ty cung cấp giải pháp bán lẻ và thương mại điện tử như

Với phần mềm quản lý bán hàng dễ sử dụng SAPO POS, bạn có thể quản lý kho hàng, doanh thu, lỗ lãi một cách hiệu quả Ngoài ra, SAPO POS còn giúp bạn tính tiền và in hóa đơn nhanh chóng cho khách hàng, giúp bạn tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất bán hàng.

- SAPO WEB: Giải pháp thiết kế website và bán hàng chuẩn SEO,chuyên nghiệp

- SAPO GO: Giải pháp bán hàng online,giúp người bán hàng trên các kênh TMĐT: Facebook,TikTok,Shoppee,…quản lý được nhiều kênh và gian hàng.

SAPO FnB là phần mềm quản lý nhà hàng và quán cà phê toàn diện, hỗ trợ người bán tối ưu hóa quy trình vận hành Phần mềm giúp người dùng tạo đơn hàng dễ dàng, sắp xếp chỗ ngồi hiệu quả, quản lý nguyên liệu chế biến khoa học, xuất báo cáo nhà hàng nhanh chóng và tiện lợi Ngoài ra, SAPO FnB còn hỗ trợ quản lý tồn kho nguyên vật liệu, giúp quản lý tổng thể các hoạt động của nhà hàng, quán cà phê.

- SAPO Enterprise: Giải pháp TMĐT cho doanh nghiệp lớn,giải pháp công nghệ toàn diện giúp doanh nghiệp quản lý thông suốt và tăng độ phủ thương hiệu

- SAPO Omichannel: Giải pháp quản lý bán hàng từ offline đến online: Giúp quản lý xuyên suốt từ Facebook,Website đến cửa hàng và chuỗi cửa hàng.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG

Hình 1.4 Hệ sinh thái SAPO ( Nguồn Sapo.vn)

Các nguồn lực cơ bản của SAPO

Sapo đã hình thành và phát triển được hơn 15 năm, trong nhiều năm hoạt động Công ty đã không ngừng nỗ lực phát triển cả về số lượng và chất lượng sản phẩm Bên cạnh đó, với thương hiệu có tiếng trong ngành, Công ty đã thu hút được một lượng lớn nhân sự, không chỉ ở khu vực thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh mà còn ở các khu vực tỉnh như: Ninh Bình, Nghệ An, Nam Định, Lâm Đồng, Kiên Giang, Cần Thơ,

- Tại thời điểm ngày 31/12/2020 là 832 người.

- Tại thời điểm ngày 31/12/2021 là 887 người.

- Tại thời điểm ngày 31/12/2022 là 932 người.

Tổng số nhân sự của Công liên tục tăng và năm 2022 so với năm 2021 nhân sự tăng khá nhiều với 158 nhân sự tương đương tăng 12,09% do năm 2022 là năm kinh tế khôi phục và phát triển trở lại sau đại dịch Covid-19 Tuy nhiên bước sang năm 2023 trong bố cảnh nền kinh tế toàn cầu khó khăn, khủng hoảng cùng với chính sách tái cơ cấu bộ máy nhân sự toàn Công ty, nhân sự Sapo có sự thuyên giảm 35 nhân sự tương ứng giảm 2,4% tổng số nhân sự so với năm 2022

Cơ cấu theo giới tính

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG

Cơ cấu theo độ tuổi

Cơ cấu theo trình độ

Cơ cấu theo thâm niên

Bảng 1.1: Cơ cấu lao động năm 2020 – 2022 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

1.3.2 Nguồn lực hữu hình/ vật chất

Nguồn lực hữu hình/vật chất của SAPO bao gồm tài sản cố định,tài sản lưu động. Tài sản cố định của SAPO bao gồm:

+ Nhà cửa,văn phòng: SAPO có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh ở một số tỉnh,thành phố khác Trụ sở chính tại Hà Nội có diện tích lên tới 10.000 m2,được xây dựng kiên cố,hiện đại.Chi nhánh của SAPO tại TPHCM có diện tích 5000 m2.

Với mục tiêu phục vụ hiệu quả cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ của mình, SAPO đã đầu tư vào hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế Tất cả các hệ thống máy móc, trang thiết bị này đều được nhập khẩu từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển, giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của SAPO.

+ Phương tiện vận tải: SAPO có đội ngũ xe tải,xe máy để vận chuyển hàng hóa,nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất,kinh doanh,cung cấp dịch vụ của công ty.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG

Tài sản lưu động của SAPO bao gồm:

+ Nguyên vật liệu: SAPO sử dụng các nguyên vật liệu như máy tính,phần mềm, để sản xuất,kinh doanh,cung cấp dịch vụ công ty.

+ Hàng hóa: SAPO kinh doanh các loại hàng hóa như phần mềm,dịch vụ,…

+ Thành phẩm: SAPO sản xuất các loại phần mềm,dịch vụ,

Tài sản vô hình của SAPO bao gồm:

+ Nhãn hiệu: SAPO sở hữu nhãn hiệu SAPO,được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và một số quốc gia khác.

+ Bản quyền: SAPO sở hữu một số bản quyền phần mềm,dịch vụ,

+ Bằng sáng chế: SAPO sở hữu một số bằng sáng chế về công nghệ phần mềm,dịch vụ,. + Tài sản thương mại: SAPO sở hữu một số tài sản thương mại như mối quan hệ khách hàng,nhà cung cấp,đối tác,…Những tài sản có thể giúp công ty mở rộng thị trường,phát triển kinh doanh

+ Tải sản trí tuệ: SAPO sở hữu một số tài sản trí tuệ như bí quyết kinh doanh,công thức sản xuất,…Những tài sản này có giá trị vô hình nhưng có thể mang lại giá trị lợi thế kinh tế lớn cho công ty

+ Tài sản nhân lực: SAPO có đội ngũ nhân viên trình độ cao,được đào tạo bài bản,có kinh nghiệm và nhiệt huyết.Đây là nguồn lực vô hình quan trọng giúp công ty phát triển bền vững. + Tài sản văn hóa: SAPO có văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ,tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp,năng động,sáng tạo.Đây là yếu tố quan trọng giúp thu hút và giữ chân nhân tài,nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

Ngoài các nguồn lực chính, Sapo còn có các nguồn lực khác hỗ trợ cho sự phát triển của công ty Các nguồn lực này bao gồm:

+ Hệ sinh thái đối tác: Sapo hợp tác với nhiều đối tác trong lĩnh vực bán hàng, thương mại điện tử, tài chính, vận chuyển, để cung cấp cho các nhà bán hàng một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện.

Cộng đồng nhà bán hàng trên Sapo là một tập hợp những người bán hàng đông đảo và nhiệt tình Tại đây, các nhà bán hàng có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và hỗ trợ lẫn nhau trong kinh doanh Đây là một môi trường tuyệt vời để học hỏi, kết nối và phát triển kỹ năng bán hàng.

+ Sự tin tưởng của khách hàng: Sapo đã được hơn 2 triệu nhà bán hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình Sự tin tưởng này là động lực giúp Sapo tiếp tục phát triển và hoàn thiện.

Kết quả kinh doanh của SAPO trong 3 năm gần đây (2021 – 2023)

Kết thúc năm 2023, Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo đã đạt được thêm cột mốc quan trọng là được trao tặng danh hiệu Sao Khuê với sự đồng hàng cùa hơn 190.000

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG khách hàng doanh nghiệp và các nhà bán lẻ Dưới đây là kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần đây của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo (2021 – 2023) ĐVT: Triệu đồng

Tỷ lệ tăng/ giảm (%) Doanh thu 101.499.7 112.237,8 127.704.2 10.738,1 10,58 15.466,4 13,78

Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản (2021 – 2023)

( Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán)

Với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 và nền kinh tế thị trường, khách hàng ngày càng có nhu cầu ứng dụng công nghệ vào công việc kinh doanh để tối ưu hóa quá trình quản lý, tiết kiệm chi phí và mang lại hiệu quả cao hơn Các sản phẩm của Sapo giải quyết được nỗi đau của khách hàng trong kinh doanh, giúp quá trình kinh doanh vận chuyển trơn tru hơn Theo thống kê từ bảng trên ta thấy, kết quả kinh doanh của công ty tăng đều trong vòng 3 năm trở lại đây (2021 – 2023) Doanh thu năm 2022 so với năm 2021 tăng thêm 10.738,1 triệu đồng tương đương với tăng 10,58% và doanh thu năm 2023 so với năm 2022 tăng 15.466,4 triệu đồng tương đương với tăng 13,78% Lợi nhuận của các năm 2022, năm 2023 cũng tăng thêm so với các năm trước lần lượt là 1.383,3 triệu đồng và 1.666,3 triệu đồng và tỉ lệ tăng tương ứng là 5,05% và 5,79%

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG Để đạt được kết quả như vậy, ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên của Công ty đã làm việc hết sức nỗ lực, không ngừng nâng cao tính năng và chất lượng sản phẩm để mang lại sự hài lòng đến với khách hàng, góp phần khẳng định thương hiệu, vị thế củaCông ty.

Các hoạt động quản trị cơ bản của Công ty cổ phần công nghệ SAPO

Các hoạt động quản trị tại SAPO bao gồm:

+ Tuyển dụng và tuyển chọn: SAPO sử dụng nhiều kênh khác nhau để tuyển dụng nhân viên, bao gồm tuyển dụng trực tiếp, tuyển dụng qua mạng, tuyển dụng qua các trường đại học, cao đẳng Quá trình tuyển chọn tại SAPO được thực hiện một cách nghiêm túc, nhằm đảm bảo lựa chọn được những ứng viên phù hợp với yêu cầu của công ty.

+ Đào tạo và phát triển: SAPO coi trọng việc đào tạo và phát triển nhân viên Công ty cung cấp nhiều chương trình đào tạo đa dạng, bao gồm đào tạo nội bộ, đào tạo bên ngoài, đào tạo theo nhu cầu của cá nhân Mục tiêu của hoạt động đào tạo và phát triển tại SAPO là nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên, giúp họ phát triển và cống hiến cho công ty

+ Đánh giá hiệu suất: SAPO thực hiện đánh giá hiệu suất nhân viên định kỳ hàng năm Kết quả đánh giá hiệu suất được sử dụng để làm cơ sở cho việc khen thưởng, kỷ luật, thăng tiến, đào tạo và phát triển nhân viên.

+ Chính sách lương thưởng: SAPO xây dựng hệ thống lương thưởng cạnh tranh, phù hợp với năng lực và đóng góp của nhân viên.

+ Quan hệ lao động: SAPO coi trọng việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Công ty luôn lắng nghe và giải quyết các vấn đề của người lao động một cách thấu đáo.

Các hoạt động quản trị Marketing chính tại SAPO bao gồm:

+> Truyền thông: SAPO sử dụng nhiều kênh truyền thông khác nhau để tiếp cận khách hàng, bao gồm:

+ Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng

+> Xây dựng thương hiệu: SAPO chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ Công ty xây dựng thương hiệu bằng cách tập trung vào các yếu tố sau:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG

+> Nghiên cứu thị trường: SAPO thường xuyên thực hiện nghiên cứu thị trường để hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng Kết quả nghiên cứu thị trường được sử dụng để điều chỉnh các hoạt động quản trị Marketing của công ty.

+> Tiếp thị trực tiếp: SAPO sử dụng tiếp thị trực tiếp để tiếp cận khách hàng tiềm năng Công ty sử dụng các phương pháp tiếp thị trực tiếp như:

+> Quan hệ khách hàng: SAPO coi trọng việc xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng Công ty cung cấp các chương trình chăm sóc khách hàng như:

+ Chăm sóc khách hàng sau bán hàng

+ Chương trình khách hàng thân thiết

Hoạt động quản trị tài chính tại Công ty cổ phần công nghệ SAPO được thực hiện theo hệ thống quản trị tài chính hiện đại, bao gồm các nội dung chính như:

+> Lập kế hoạch tài chính

Kế hoạch tài chính của SAPO được xây dựng dựa trên các mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như các yếu tố kinh tế, thị trường và cạnh tranh Kế hoạch tài chính là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động tài chính trong kỳ kế hoạch.

Kế hoạch tài chính của SAPO bao gồm các nội dung chính sau:

Kế hoạch tài chính được xây dựng bởi Ban giám đốc, sau đó được trình lên Hội đồng quản trị phê duyệt.

Kiểm soát tài chính là hoạt động giám sát, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch tài chính của doanh nghiệp Kiểm soát tài chính giúp doanh nghiệp đảm bảo thực hiện kế hoạch tài chính một cách hiệu quả, tránh các sai sót, rủi ro tài chính.

Các nội dung kiểm soát tài chính của SAPO bao gồm:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG

Kiểm soát tài chính được thực hiện bởi bộ phận kế toán, tài chính của SAPO.

Phân tích tài chính là hoạt động sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

Các nội dung phân tích tài chính của SAPO bao gồm:

+ Phân tích báo cáo tài chính

+ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

+ Phân tích rủi ro tài chính

Phân tích tài chính được thực hiện bởi bộ phận kế toán, tài chính của SAPO.

Quản lý vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, bao gồm việc huy động, sử dụng và phân bổ vốn một cách hiệu quả nhằm tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp Quản lý vốn hiệu quả giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro tài chính, đảm bảo nguồn lực tài chính để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng bền vững.

Các nội dung quản lý vốn của SAPO bao gồm:

Quản lý vốn được thực hiện bởi bộ phận kế toán, tài chính của SAPO.

+> Quản lý rủi ro tài chính

Quản lý rủi ro tài chính là hoạt động nhận diện, đánh giá và kiểm soát các rủi ro tài chính của doanh nghiệp Quản lý rủi ro tài chính giúp doanh nghiệp giảm thiểu các tổn thất tài chính.

Các nội dung quản lý rủi ro tài chính của SAPO bao gồm:

+ Nhận diện rủi ro tài chính

+ Đánh giá rủi ro tài chính

+ Kiểm soát rủi ro tài chính

Quản lý rủi ro tài chính được thực hiện bởi bộ phận kế toán, tài chính của SAPO.

Nội dung quản trị chiến lược tại SAPO

Quản trị chiến lược tại SAPO được triển khai theo các nội dung chính sau:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Phần I: THỰC TẬP CHUNG

+> Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu

SAPO xác định tầm nhìn là trở thành "Công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam, cung cấp các giải pháp và dịch vụ toàn diện cho doanh nghiệp" Sứ mệnh của SAPO là "Đồng hành cùng doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững" Mục tiêu của SAPO là đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2025.

+> Phân tích môi trường kinh doanh

SAPO phân tích môi trường kinh doanh theo 3 yếu tố: môi trường vĩ mô, môi trường vi mô và môi trường nội bộ.

THỰC TẬP CHUYÊN SÂU

Thực trạng cung cấp giải pháp quản lý bán hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội của Công ty Cổ phần Công nghệ SAPO

2.1.1 Tổng quan về phần mềm quản lý bán hàng

2.1.1.1 Giới thiệu chung về phần mềm bán hàng Facebook và quản lý Istagram Phần mềm bán hàng Facebook và quản lý Instagram của SAPO là một công cụ phần mềm được thiết kế chuyên biệt để hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên hai nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là Facebook và Instagram.

Bảng 2.1 Các gói phầm mềm, tính năng, giá tương ứng của phần mềm quản lý bán hàng

Sapo trên các phương tiện truyền thông xã hội

Gói phần mềm Đối tượng sử dụng Tính năng Giá

Gói Basic Dành cho người mới kinh doanh online

- Bán hàng trên kênh facebook:1 gian,3 quản trị viên

- Quản lý bán hàng Online: quản lý kho online, quản lý đơn hàng online và doanh thu

Gói Pro Dành cho người kinh doanh chuyên nghiệp

- Bán hàng trên facebook:3 fanpage,5 quản trị viên,không giới hạn nhân viên

- Tự động trả lời comment inbox,tự động chốt đơn trên livestream,tạo đơn hàng ngay khi chat với khách hàng

(Nguồn: Sinh viên tổng hợp) 2.1.1.2 Một số tính năng của phầm mềm bán hàng Facebook và quản lý Istagram

+ Báo cáo quảng cáo: Giúp nhà bán đánh giá được mức độ hiệu quả của quảng cáo, thông qua các chỉ số về: tỉ lệ chuyển đổi ra đơn hàng, số lượng tin nhắn, số lượng bình luận, số lượng đơn, số lượng khách hàng, ,kiểm soát ngân sách, số tiền đã chi tiêu cho chiến dịch quảng cáo.Từ đó,giúp các nhà bán tối ưu chiến lược quảng cáo tiết kiệm chi phí Tránh mất tiền oan đối với những quảng cáo không có hiệu quả Phân bổ ngân sách cho các sản phẩm/bài đăng chuyển đổi tốt.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tài liệu tham khảo

+ Chatbot: Giúp page Tự động trả lời tin nhắn bằng kịch bản chatbot dẫn dắt khách hàng theo từng thắc mắc và mối quan tâm được cài đặt sẵn Và kịch bản chatbot sẽ tự động xuất hiện khi thiết lập.Từ đó,tiết kiệm tối đã thời gian nhắn tin trả lời khách, thời gian mình không có nhân viên trực page, hạn chế mất khách hàng, hoàn tất việc đặt mua hàng nhanh chóng và tự động nếu dẫn link sang website hoặc gian hàng trên sàn

+ Kịch bản phản hồi bình luận tự động: Giúp page tự động phản hồi bình luận bằng kịch bản mẫu và người bán có thể tạo kịch bản phản hồi bình luận, theo khung thời gian (làm việc / vắng mặt) ,theo từng bài, từng ảnh, từng album hay các luận có chứa từ khóa.Từ đó,giúp các nhà bán tiết kiệm thời gian, nguồn lực phản hồi bình luận,tăng được chất lượng phục vụ, không để mất đơn hàng khi khách hàng chờ đợi lâu.

+ Ẩn tự động bình luận có chứa số điện thoại hay từ khóa: Ẩn các bình luận chứa số điện thoại và từ khóa được cài đặt sẵn giúp các nhà bán hạn chế mất thông tin khách hàng vào tay đối thủ.

+ Màn hình hội thoại: Giúp kiểm tra tồn kho, giá bán sản phẩm, tra cứu phí ship của nhiều hãng vận chuyển cùng 1 lúc, ngay khi đang chat,hiển thị tự động cảnh báo sđt đã từng bom hàng trong cộng đồng người bán dùng Sapo,phân loại khách hàng cũ, mới, bằng cách gắn nhãn màu phân loại,tạo đơn & đẩy đơn sang hãng vận chuyển ngay khi đang chat,gửi bill qua tin nhắn để khách xem lại thông tin đơn hàng ngay sau khi tạo đơn thành công.Từ đó các nhà bán thao tác nhanh hơn và quản lý nhiều page cùng lúc dễ dàng hơn.

+ Livestream: Giúp các nhà bán:

- Tự động tạo đơn hàng cho những bình luận đúng cú pháp ngay trong lúc đang livestream

- Tự động gom nhiều sản phẩm vào cùng 1 đơn hàng cho “từng” khách hàng

- Tự động gửi tin nhắn thông báo đặt hàng thành công & gửi kèm hóa đơn

- Với bình luận sai cú pháp, Sapo tự động phản hồi thông báo lỗi sai

- Ẩn tự động bình luận chứa số điện thoại ngay trong lúc đang livestream

Tự động gửi danh sách sản phẩm trong buổi livestream qua tin nhắn cho các khách hàng bình luận sai cú pháp, giúp họ chủ động lựa chọn sản phẩm và đặt đơn hàng ngay trong tin nhắn Điều này giúp loại bỏ quá trình quay trở lại live để bình luận, tăng tỷ lệ chuyển đổi thành công đơn hàng và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Từ đó,các nhà bán có thể tăng tỷ lệ chốt đơn thành công, lên đơn nhanh chóng, kịp thời phản hồi khách hàng,tiết kiệm nguồn lực chốt đơn

+ Kết nối đơn vị vận chuyển,thông báo tình hình vận chuyển cho khách hàng: Giúp các nhà bán:

- Kết nối các đơn vị vận chuyển đẩy đơn từ màn hình hội thoại qua trực tiếp đơn vị vận chuyển, khách hàng không cần phải tạo đơn 2 lần 1 lần ở phần mềm, 1 lần bên app vận chuyển

- Lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp tối ưu chi phí

- Đối soát tập trung tiền của các đơn vị vận chuyển trên cùng 1 phần mềm

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tài liệu tham khảo

- Khách hàng được cập nhật thường xuyên về tình trạng đơn hàng được giao đến đâu, trạng thái nào

Các nhà bán có thể từ đó tối ưu chi phí vận chuyển,tiết kiệm thời gian tạo đơn, đối soát,tăng tỷ lệ đơn hàng thành công khi khách hàng được cập nhật thường xuyên về đơn hàng.

+ Gửi tin nhắn Upsell,gửi tin nhắn hàng loạt: Lên kịch bản gửi tin nhắn khuyến mại, tin quảng cáo, tin nhắn chăm sóc khách hàng cho hàng loạt khách hàng cũ.Từ đó,các nhà bán có thể chăm sóc khách hàng thường xuyên hơn,bán thêm sản phẩm, tăng thêm doanh thu.

2.1.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Dân số Việt Nam có những biến đổi nhân khẩu học mạnh mẽ với một số đặc trưng nổi bật: Dân số đang trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng, xu hướng già hóa dân số vẫn đang diễn ra nhanh chóng; tốc độ đô thị hóa cao; mức sinh giảm xuống thấp nhất trong giai đoạn 2018- 2023; các chương trình chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ sức khoẻ, nâng cao mức sống cho nhân dân nói chung đạt được những thành công nhất định, tỷ lệ tử vong ở Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình cao trong nhiều năm trở lại đây.

Trong nước, lực lượng lao động, số người có việc làm quý IV năm 2023 tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên lao động phi chính thức vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng hơn ba phần năm tổng số lao động có việc làm của cả nước Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động giảm so với quý trước và không thay đổi so với cùng kỳ năm trước.Những điều này tác động đến đối tượng khách hàng cũng như tuyển dụng lao động của Sapo.

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP cao Bối cảnh này tạo nên môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp công nghệ như SAPO triển khai hoạt động và phát triển.

Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách khuyến khích phát triển công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ trong nước.

Lạm phát đang được kiểm soát ở mức độ ổn định, giúp cho người tiêu dùng có điều kiện mua sắm các sản phẩm và dịch vụ công nghệ.

Ngành công nghệ đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ đổi mới nhanh chóng Điều này đòi hỏi SAPO cần phải liên tục cập nhật công nghệ mới để có thể cạnh tranh trên thị trường.

Đánh giá thực trạng hoạt động cung cấp phần mềm cho các kênh bán trên phương tiện truyền thông xã hội tại công ty Cổ phần công nghệ Sapo

Tiện lợi và hiệu quả:

Giúp doanh nghiệp quản lý bán hàng trên nhiều kênh truyền thông xã hội một cách tập trung và hiệu quả.

Tự động hóa các tác vụ bán hàng như đăng sản phẩm, chốt đơn, thanh toán, giao hàng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho doanh nghiệp.

Cung cấp các báo cáo thống kê chi tiết về hoạt động bán hàng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả và đưa ra chiến lược bán hàng phù hợp.

Tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng:

Giúp doanh nghiệp tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng trên các kênh truyền thông xã hội.

Tăng khả năng hiển thị sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu. Tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua hàng.

Tăng doanh thu bán hàng:

Giúp doanh nghiệp tăng doanh thu bán hàng thông qua việc tối ưu hóa hoạt động bán hàng trên các kênh truyền thông xã hội.

Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong thị trường online.

Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng so với việc bán hàng truyền thống.

Tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nhân lực và tài lực.

Giao diện trực quan, dễ thao tác phù hợp nhiều mô hình doanh nghiệp Đội ngũ hỗ trợ khách hàng tận tình 24/7, sẵn sàng giải đáp thắc mắc hoặc xử lý sự cố phát sinh trong quá trình doanh nghiệp vận hành phần mềm.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tài liệu tham khảo

Vấn đề về kỹ thuật:

Khả năng tương thích: Phần mềm có thể không tương thích với tất cả các nền tảng mạng xã hội.

Lỗi phần mềm: Phần mềm có thể gặp lỗi trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Bảo mật: Phần mềm có thể bị tấn công mạng, dẫn đến rò rỉ thông tin của khách hàng.

Vấn đề về chi phí:

Giá thành cao: Giá thành của phần mềm có thể cao so với khả năng chi trả của một số doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Chi phí bảo trì: Doanh nghiệp cần phải chi trả chi phí bảo trì phần mềm định kỳ.

Vấn đề về nhân lực:

Doanh nghiệp cần có nhân viên có chuyên môn để sử dụng phần mềm.

Doanh nghiệp cần phải đào tạo nhân viên về cách sử dụng phần mềm.

Vấn đề về hiệu quả:

Hiệu quả sử dụng phần mềm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chiến lược marketing, và năng lực của nhân viên.

Doanh nghiệp cần phải có thời gian để đánh giá hiệu quả sử dụng phần mềm.

Vấn đề về cạnh tranh:

Có nhiều nhà cung cấp phần mềm quản lý bán hàng trên mạng xã hội khác nhau.

Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng

2.2.3 Một số kiến nghị cho doanh nghiệp

Qua những tìm hiểu, nghiên cứu trên, em xin phép có những đề xuất kiến nghị sau để thúc đẩy hoạt động cung cấp phần mềm quản lý bán hàng cho các nhà bán lẻ trên các phương tiện truyền thông xã hội của Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo như sau:

Mở rộng danh mục phần mềm: Sapo cần cung cấp đa dạng các phần mềm hỗ trợ bán hàng trên các kênh mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, TikTok, Shopee, Lazada, đồng thời phát triển các phần mềm chuyên biệt cho từng ngành hàng, đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng nhóm khách hàng Việc tích hợp các phần mềm với các công cụ khác như CRM, ERP, hệ thống quản lý kho hàng, sẽ tạo ra hệ sinh thái bán hàng toàn diện cho khách hàng.

Nâng cao chất lượng phần mềm: Sapo cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các phần mềm tiên tiến, dễ sử dụng và hiệu quả Cung cấp các bản cập nhật thường xuyên với các tính năng mới và cải tiến, đảm bảo phần mềm hoạt động ổn định và bảo mật thông tin khách hàng.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tài liệu tham khảo

Cải thiện dịch vụ khách hàng: Sapo cần cung cấp dịch vụ tư vấn, cài đặt và hướng dẫn sử dụng phần mềm chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng 24/7 thông qua nhiều kênh như email, điện thoại, chat trực tuyến, Tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo để giúp khách hàng sử dụng phần mềm hiệu quả.

Tăng cường tiếp thị và quảng bá: Sapo triển khai các chiến dịch tiếp thị và quảng bá để tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả hơn Tham gia các hội chợ và triển lãm trong lĩnh vực công nghệ và bán lẻ, cũng như xây dựng cộng đồng người dùng phần mềm để chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.

Hợp tác với các đối tác: Sapo cần hợp tác với các công ty influencer marketing, KOLs để quảng bá phần mềm, hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán, vận chuyển để tạo ra giải pháp bán hàng trọn gói.

Chú trọng nghiên cứu thị trường: Sapo cần nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng, đánh giá hiệu quả hoạt động của phần mềm thông qua các chỉ số KPI, cập nhật các xu hướng mới nhất về bán hàng trên mạng xã hội.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Tài liệu tham khảo

Qua thời gian vừa qua, em được thực tập, làm việc và trải nghiệm thực tế tại Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo, em đã có cái nhìn tổng quát về doanh nghiệp, thông qua các hoạt động tại các phòng ban của công ty Em đã học được rất nhiều điều từ công tác quản trị cho đến việc kinh doanh, đặc biệt là tìm hiểu và nghiên cứu về tình hình công tác kinh doanh của công ty, nhận thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác bán hàng trong doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của công ty Đồng thời, quá trình thực tập tại Công ty giúp em học hỏi, tiếp thu và vận dụng được các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lí vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm…và việc học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước trong công ty đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết của mình rất nhiều Việc bắt đầu tại một môi trường làm việc luôn có những khó khăn nhưng đó là những trải nghiệm quý giá đối với mỗi sinh viên như em Báo cáo thực tập này thể hiện kết quả thực tập trong thời gian qua và là cơ sở, điều kiện tốt nhất để bổ sung kiến thức và kinh nghiệm cho em chuẩn bị bước vào công tác thực tế sau này Tuy nhiên vì thời gian nghiên cứu không có nhiều, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi những sai sót Em rất mong được Giảng viên hướng dẫn – Ths Lê Thị Bích Ngọc cùng các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Học viện Công nghệ BCVT, các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh của công ty góp ý, chỉ bảo giúp bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Kết luận chung và tài liệu tham khảo

Ngày đăng: 21/05/2024, 13:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.4 Hệ sinh thái SAPO ( Nguồn Sapo.vn) - hoạt động cung cấp giải pháp quản lý bán hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội của công ty cổ phần công nghệ sapo
Hình 1.4 Hệ sinh thái SAPO ( Nguồn Sapo.vn) (Trang 25)
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động năm 2020 – 2022 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) - hoạt động cung cấp giải pháp quản lý bán hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội của công ty cổ phần công nghệ sapo
Bảng 1.1 Cơ cấu lao động năm 2020 – 2022 (Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự) (Trang 26)
Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản (2021 – 2023)                                                                       ( Nguồn : Phòng Tài chính -  Kế toán) - hoạt động cung cấp giải pháp quản lý bán hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội của công ty cổ phần công nghệ sapo
Bảng 1.2 Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản (2021 – 2023) ( Nguồn : Phòng Tài chính - Kế toán) (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w