1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Marketing Qua Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội - Đề Tài - Phân Tích Cách Thương Hiệu Coco - Cocla Truyền Thông Trên Facebook

29 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG MÔN HỌC MARKETING QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI BÀI TẬP NHÓM 1 MỤC LỤC Đề bài …………………………………………………………………………….…………….…3 I Tổng quan về Coca – Cola ……………………………………………….………….……3 1 Lịch sử thương hiệu Coca – Cola ……………………………………….……………3 2 Các dấu mốc quan trọng …………………………………………………………… 4 II Tài sản sở hữu của Coca – Cola ………………………………………………………….4 1 Các yếu tố cấu thành một thương hiệu mạnh…………………………………………………4 2 Sự hiện diện của Coca – Cola trên mạng xã hội…………………………………………… 6 III Tổng quan hoạt động truyền thông của Coca – Cola ………………………………… 13 IV Case study “ Share a Coke” …………………………………………………………… 15 1 Tóm tắt chiến dịch “Share a Coke”………………………………………………………… 15 2 Ý nghĩa chiến dịch ……………………………………………………………………… 17 3 Nét nổi bật của Coca – Cola khi triển khai Share a Coke ………………………………… 19 4 Kết quả ………………………………………………………………………………… ….25 5 Bài học ………………………………………………………………………………… ….25 V Một số campaign thu hút người dùng khác của Coca – Cola ………………….……… 26 1 The Coca Cola Happiness Machine ( Chiếc máy hạnh phúc Coca Cola)……………………26 2 London 2012……………………………………………………………………………… 27 3 Chiến dịch điều hướng văn hóa …………………………………………………………… 27 VI Bài học ………………………………………………………………………………… 28 Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………………………29 ĐỀ BÀI Phân tích một thương hiệu trên Facebook Nhận diện tất cả tài sản sở hữu của thương hiệu đó trên page Công nghệ/ kỹ thuật nào được sử dụng để giữ chân khách hàng? Khách hàng của thương hiệu này có thực sự yêu thích và gắn kết với thương hiệu không? Tại sao? Thương hiệu này đã làm gì để củng cố hình ảnh, vị trí của nó? I Tổng quan về Coca – cola 1 Lịch sử thương hiệu Coca-Cola - Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại Mỹ Cha đẻ của Coca Cola là một dược sỹ và theo cách hiểu của người dân Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống Sau này, khi mua lại Coca Cola, Asa Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola Ông cho những người tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại đồ uống ngon lành và tươi mát Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960 - Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của nước ngọt Coca- Cola Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ khuynh đảo vì người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa dạng như Coca-Cola Light (hay Diet Coke- Coca kiêng), Coca-Cola Cherry 2 Các dấu mốc quan trọng của Coca-cola - T5/1886: tại Bang Atlanta – Hoa Kỳ, một dược sỹ tên là John S Pemberton đã chế ra một loại sy-rô có hương thơm đặc biệt và có màu caramen, chứa trong một bình nhỏ bằng đồng Ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jabco, hiệu thuốc lớn nhất ở Atlanta thời bấy giờ và cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc Ngay sau đó người trợ lý của John là Ông Frank M Robinson đã đặt tên cho loại sy-rô này là Coca-Cola - 1891: Ông Asa G Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca-Cola nên ông quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca-Cola với giá 2,300 USD - 1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công ty cổ phần tại Georgia và đặt tên là “Công ty Coca-Cola” - 1892: Asa G Candler đặt tên cho công ty sản xuất ra syrô Coca-Cola là công ty Coca-Cola - 1893: Thương hiệu Coca-Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp - 1897: Coca-Cola bắt đầu được giới thiệu đến một số thành phố ở Canada và Honolulu - 31/1/1899: Một nhóm thương gia gồm Thomas & Whitehead cùng với đồng nghiệp J.T Lupton đã nhận được quyền xây dựng nhà máy đóng chai với mục đích đóng chai và phân phối sản phẩm Coca-Cola đến khắp mọi nơi trên nước Mỹ - 1906: Nhà máy đóng chai đầu tiên được thành lập ở Havana, Cuba - 1919: những người thừa hưởng gia tài của Candler bán Công ty Coca-Cola cho Ernest Woodruff, một chủ ngân hàng ở Atlanta Bốn năm sau, Ernest Woodfuff được bầu làm Chủ Tịch Điều Hành Công Ty, bắt đầu sáu thập kỷ lãnh đạo và đưa Công ty Coca-Cola đến một tầm cao mới mà không một người nào có thể mơ thấy - Đến thời điểm này sau hơn 100 năm thành lập và phát triển, Coca-Cola đã có mặt ở hơn 200 nước trên thế giới II Tài sản thương hiệu 1 Các yếu tố cấu thành thương hiệu mạnh - Yếu tố cấu thành nên môt thương hiệu mạnh tầm cỡ Coca Cola bao gồm 2 yếu tố chính là Sức sống thương hiệu (Brand Vitality) và Tầm vóc thương hiệu (Brand Stature)  Sức sống thương hiệu - Sức sống thương hiệu bao gồm 2 yếu tố là Relevance – Sự quen thuộc và Differentiation – Sự khác biệt - Coca - cola lại là thương hiệu quen thuộc trong mắt người tiêu dùng, bởi: + Asa Candler không tiếc tiền cho quảng cáo để xây dựng thương hiệu Ngay từ năm 1895, nước giải khát Coca-Cola đã có mặt ở tất cả các bang của Mỹ Asa Candler đã thực hiện một chiến dịch giới thiệu sản phẩm lớn chưa từng có vào thời điểm bấy giờ + Đâu đâu Coca-Cola cũng có những đội tiếp thị bán khuyến mại Đồng thời trên các phương tiện đại chúng và các biển quảng cáo, Coca-Cola xuất hiện với tần suất nhiều chưa từng có  Ngay từ đầu, Coca-Cola đã biết đầu tư vào các hoạt động quảng cáo, marketing để từ đó xây dựng nên một thương hiệu nổi tiếng cả thế giới 94% dân số thế giới có thể nhận ra logo đỏ trắng của Coca-Cola Coca-Cola cho biết thương hiệu của mình phổ biến thứ hai thế giới, chỉ sau biểu tượng "OK" - Sự khác biệt của Coca - cola thể hiện ở: + Sau khi hoàn thiện, công thức Coca–Cola không đổi từ đó Những chuyện kể về việc lưu giữ và bảo quản bí mật công thức pha chế Coca-Cola vẫn được kể lại và đưa tin như những câu chuyện bí ẩn mang tính huyền thoại  Chính nhờ sự bảo vệ bí mật công thức pha chế một cách tuyệt đối mà Coca-Cola đã khiến những kẻ muốn làm giả phải "khóc thét" Điều này được duy trì đến tận bây giờ đã giúp hãng đồ uống khẳng định được "cái tôi" của mình  Tầm vóc thương hiệu - Đầu tháng 10/2012, trong bảng xếp hạng năm thứ 13 liên tiếp của mình, Interbrand, một cơ quan đánh giá thương hiệu quốc tế có uy tín đã lại xếp hàng loạt nhãn hiệu Mỹ đứng đầu danh sách 100 thương hiệu hùng mạnh nhất thế giới Vị trí đầu bảng trong danh sách này tiếp tục là mác nước ngọt Coca-Cola - Mỗi ngày có 1,7 tỷ sản phẩm của Coca-Cola được tiêu thụ trên toàn cầu, thương hiệu này được đánh giá là "nền kinh tế" lớn thứ 84 thế giới - Mặc dù đã thay đến 3 đời CEO kể từ năm 2000, nhưng Coke vẫn tiếp tục giữ vững ngôi vị số 1 trên thị trường đồ uống có ga của Mỹ, với 42,8% thị phần (vị trí thứ hai là của Pepsi với thị phần 31,1%) Tổng cộng mỗi ngày có 1,7 tỷ sản phẩm của Coke được tiêu thụ trên thị trường toàn cầu - Các sản phẩm của Coca-Cola chiếm 3,1% lượng đồ uống tiêu thụ trên thế giới Trong số 55 tỷ sản phẩm đồ uống được sử dụng mỗi ngày (không tính nước), có 1,7 tỷ sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu/giấy phép của Coca-Cola - Coca-Cola có một danh mục hơn 3.500 đồ uống (cỡ 500 nhãn hiệu), từ đồ uống có ga, nước tăng lực cho đến thức uống làm từ đậu nành - Coca-Cola là "nền kinh tế" lớn thứ 84 thế giới Với doanh thu 35,1 tỷ USD, Coca-Cola đứng trên cả nền kinh tế Costa Rica - Thương hiệu Coca-Cola được định giá vào khoảng 74 tỷ USD, trong khi giá trị thương hiệu tổng cộng của cả Budweiser, Pepsi, Starbucks và Red Bull là 50 tỷ USD, theo Bảng xếp hạng Top 100 thương hiệu lớn nhất thế giới của BrandZ - Doanh thu từ nước giải khát của Coke đạt 28 tỷ USD, cao hơn mức 12 tỷ USD của Pepsi Mặc dù doanh thu năm nay của Coca-Cola thấp hơn PepsiCo 38% nhưng doanh thu từ nước giải khát vẫn cao gấp 2,4 lần so với Pepsi - Nếu tất cả các giọt Coke từng được sản xuất ra được rót vào những chai 8 ounce và xếp chúng liên tiếp nhau Chuỗi chai này sẽ dài gấp 2.000 lần quãng đường đến mặt trăng và ngược lại - Thế giới có 33 nhãn hiệu đồ uống không cồn mang về doanh thu hơn 1 tỷ USD Coca-Cola sở hữu 15 nhãn hiệu trong số đó - Trên thế giới, bình quân cứ 4 ngày một người sẽ tiêu thụ một sản phẩm Coke - Coca-Cola dành tiền cho quảng cáo nhiều hơn cả Microsoft và Apple cộng lại Ngân sách quảng cáo của Coca-Cola (2010): 2,9 tỷ USD Ngân sách quảng cáo của Microsoft (2010): 1,6 tỷ USD Ngân sách quảng cáo của Apple (2010): 691 triệu USD Người Mỹ tiêu thụ 1,7 triệu tấn đường mỗi năm (mỗi người 10,8 pound) chỉ từ Coca-Cola Trung bình người Mỹ tiêu thụ 399 sản phẩm Coke mỗi năm Một nửa trong số đó là các nhãn hiệu Coke và 63% trong số một nửa này là sản phẩm Coca-Cola Classic (Coke với công thức nguyên thủy) Tức là mỗi người Mỹ uống khoảng 125,7 sản phẩm Coke Classic mỗi năm Với 39 gam đường cho mỗi lon Coke, nghĩa là trung bình người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ 4,9 kg (hay 10,8 pounds) đường mỗi năm Nhân con số này với 307 triệu người Mỹ, bạn sẽ thu được kết quả là khoảng 1,7 triệu tấn đường - Mỗi người Mexico uống nhiều sản phẩm của Coke hơn người Mỹ, Anh, Ấn Độ và Trung Quốc cộng lại Trung bình, một người Mexico uống 665 sản phẩm Coke mỗi năm Con số này với người Mỹ là 399, người Anh là 202, người Trung Quốc là 32 và người Ấn là 9, tổng cộng là 642 sản phẩm - Chỉ riêng tại Mỹ, Coke sử dụng 300.000 tấn nhôm cho việc sản xuất lon Coca-Cola mỗi năm Tương đương với 17,4% toàn bộ lượng nhôm mà ngành công nghiệp nước này tạo ra mỗi năm - Coca-Cola đang bán ra hơn 1.000 loại nước trái cây Gồm Simply, Minute Maid, Fruitopia, Hi-C, Fuze và Odwalla 2 Sự hiện diện của Coca – Cola trên mạng xã hội a FACEBOOK  Fanpage - Coca-Cola đã thu hút được hàng trăm triệu fan đến với fanpage chính tại các quốc gia mà nó có mặt Điều này cũng không quá khó hiểu khi đây là một trong những thương hiệu được biết đến rộng rãi nhất trên thế giới Và một trong những đặc quyền nữa của sự nổi tiếng toàn cầu đó là Coca-Cola có thể bỏ mặc fanpage của mình trong cả một thời gian dài.Trong khi những cái tên khác như ASOS hay Red Bull đăng bài vài lần một ngày để tạo hứng khởi cho fan, Coca-Cola thậm chí không cập nhật trong cả một tuần liền - Hơn thế nữa, bởi Coca-Cola không có một hệ thống cửa hàng riêng, chiến lược mạng xã hội của họ không tập trung vào vấn đề định hướng khách hàng nên mua sắm ở đâu hay đến với nền tảng e-commerce nào Thay vào đó, họ sử dụng mạng xã hội để duy trì hình ảnh thương hiệu và nâng cao nhận thức của khách hàng về chiến dịch quảng cáo của mình - Tính riêng trên Fanpage của Coca Cola Việt Nam có lượt tương tác thống kê như sau: + 106.030.564 người thích trang + 106.021.575 người theo dõi trang + 2471 tổng số lượt ghé thăm - Bên cạnh đó, hãng cũng có một vài nhánh Fanpage dành cho các sản phẩm ngách như Diet Coke và Coke Zero, tuy nhiên, những fanpage này có ít người hâm mộ hơn - Trong đó, fanpage của Diet Coke thu hút được tới 2,47 triệu likes chỉ với hình thức đăng tải các cập nhật hàng ngày về xu hướng thời trang và những hình ảnh của một anh chàng Diet Coke Coke Zero có được 4,2 triệu fan thậm chí dù chỉ cập nhật vài lần một tháng  Ứng dụng - Coca-Cola cũng có xây dựng 54 ứng dụng trên Facebook, một trong số đó có tên ‘When will happiness strike’ dùng để hỗ trợ chạy các video quảng cáo Một số ứng dụng của Coca – Cola trên Facebook - Một số ứng dụng của Coca – cola có số lượng người dùng hoạt động lớn hàng tháng như: Coca – Cola, Coca – Cola Freestyle mobile app, Coca – Cola SPARX, Coca – Cola For Me, b YOUTUBE - Tại trang Youtube của Coca Cola có tới 1.667.469 người đăng ký c TWITTER - Là một phương thức khá quen thuộc cho các thương hiệu toàn cầu, Coca-Cola cũng phân tách luồng feed Twitter của mình để phù hợp hơn với các thị trường khác nhau mình đang hoạt động - Theo đó, hãng lập ra rất nhiều tài khoản khác nhau cho các thương hiệu nhánh và sản phẩm ngách như Diet Coke, Coke Zero, đội đua Coca và người thành lập Doc Pemberton - Twitter chính của Coca-Cola có 700.000 follower và đã cập nhật hơn 75.000 lần, khiến họ trở thành một trong những thương hiệu hoạt động tích cực trên Twitter nhất Tuy nhiên, ở tài khoản này, Coca-Cola hiếm khi đăng tải các nội dung marketing trực tiếp mà họ dùng Twitter chủ yếu để phản hồi lại những ý kiến của khách hàng bao gồm phàn nàn, khen chê, hay thậm chí là trò chuyện đơn thuần - Bên cạnh các hoạt động tài trợ, Coca-Cola còn mạnh tay chi cho việc quảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thông như báo, đài, truyền hình và Internet Những quảng cáo của Coca-Cola xuất hiện liên tục trên truyền hình và vô cùng mạnh mẽ, ấn tượng Internet cũng là một phương tiện tuyệt vời của Coca-Cola Vào thời điểm tháng 11/2012, Coca-Cola đã có 54 triệu fan trên Facebook, 600.000 người theo dõi trên Twitter và hơn 100 triệu lượt xem video YouTube trên kênh của Coca-Cola Những hoạt động quảng cáo trên mọi phương diện đã góp phần không nhỏ đem lại hình ảnh của Coca-Cola in đậm trong tâm trí người tiêu dùng 4 Bao bì đóng gói - Coca - cola luôn tái thiết kế bao bì và ửở dụng nhiều chất liệu như nhưa, thủy tinh, thiếc, và công ty đang tìm kiếm những cách mới thân thiện với môi trường hơn Họ cũng giới thiệu những lon và chai đặc biệt trong những ngày đặc biệt - Tại thị trường Việt Nam, để mang đến trải nghiệm mới lạ cho khách hàng Coca- cola luôn đổi mới mẫu mã bao bì bằng các hình ảnh bắt mắt, hấp dẫn bắt kịp theo xu hướng hiện tại, đặc biệt của giới trẻ IV Case study “ Share a Coke” - “Share A Coke” là một chiến dịch Digital Marketing đáng chú ý nhất của Coca Cola Ý tưởng đơn giản nhưng mang lại một hiệu ứng tuyệt vời không thể ngờ Chiến dịch này cũng đã được lan truyền khắp thế giới trong đó có cả Việt Nam Chiến dịch "Share a Coke" đã đánh dấu logo biểu tượng của công ty trên các lon và chai cho 250 tên phổ biến nhất của đất nước Về cơ bản, người tiêu dùng có cơ hội để có một cái tên chung, chẳng hạn như "Nam” hay câu nhắn nhủ “mẹ yêu” kèm icon vui nhộn, in trên chai Coca-Cola và được khuyến khích chia sẻ những chai này với bạn bè và gia đình 1 Tóm tắt chiến dịch “Share a Coke” a Bối cảnh - Kỷ nguyên công nghệ số, phương thức giao tiếp của con người bắt đầu thay đổi Những bữa tiệc, những cuộc gặp gỡ bên ngoài dần nhường chỗ cho việc giao tiếp và kết bạn trên các phương tiện truyền thông xã hội (Facebook, Twitter, Myspace…) - Mặt khác,ngành công nghiệp đồ uống nhẹ (soft drink) chưa bao giờ cạnh tranh hơn Những thức uống có gas từng một thời là “vua của giới trẻ” nay không nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ 50% giới trẻ lúc đó thậm chí còn chưa uống thử Coke - Hiểu rõ được điều đó, Coca-Cola muốn tạo ra một chiến dịch để chứng minh nhãn hàng có lịch sử lâu đời này vẫn thích ứng tốt với thời đại hiện nay và khuyến khích người dùng tương tác với thương hiệu Coca-Cola cả trên thế giới online lẫn ngoài đời thực Để rồi vào mùa hè năm 2011, một chiến dịch lớn đã ra đời với cái tên: “Share a Coke” – “Cùng chia sẻ Coca” Vượt ngoài sự mong đợi của Coca-Cola, khi chiến dịch bắt đầu khởi động, nó đã tạo nên một cơn “chấn động” mạnh, làm sôi sục rất nhiều quốc gia triển khai chiến dịch này b Mục tiêu  Mục tiêu Marketing - Tăng doanh thu của doanh nghiệp vào mùa hè, và khuấy động thế giới của những người trẻ tuổi, khiến họ “nói nhiều hơn về Coca Cola, rồi tiêu thụ nhiều hơn” (more talk, more consume)  Mục tiêu Truyền thông - Chia sẻ một chai Coca Cola với những người bạn của mình, có thể là một người bạn thân, một người bạn cũ hay thậm chí một người bạn mới quen, cùng với chiến dịch “Share a coke” c Chiến lược - Chiến dịch bắt nguồn từ ý tưởng chủ đạo: Kết nối, đoàn viên và chia sẻ những giây phút thoải mái bên nhau cùng với 1 lon Coca Cola - Thay đổi bao bì trên sản phẩm của Coca Cola nhằm tạo được những làn sóng hội thoại trên cả 2 kênh online và offline d Insights - Khi giao tiếp, giới trẻ thường gọi nhau bằng tên, và cách tốt nhất để bắt đầu cuộc nói chuyện là việc sử dụng tên của nhau - Mặt khác, tâm lý giới trẻ đó là “chủ nghĩa cá nhân” thích thể hiện bản thân Mọi người đều muốn nhìn thấy tên mình trên quảng cáo đại chúng, đều muốn nhìn thấy ảnh mình trên báo e Ý tưởng lớn - Coca Cola bắt đầu in 150 cái tên phổ biến nhất ở Australia lên những chai coke để nhắc nhở mọi người ở đây về một người bạn mà đã lâu họ không liên lạc, hay thậm chí chỉ là một người bạn mới quen với thông điệp : “Nếu bạn yêu/ muốn gặp gỡ/ nhớ/ thích/ lâu rồi chưa gặp Liam/…, hãy chia sẻ 1 lon nước ngọt (với cái tên Liam được in trên vỏ chai ) với anh ấy" (Nguyên văn: "If you have a crush on/ want to meet/ miss/ haven’t met/ LIAM, share a coke with him") - Ngoài ra, người tiêu dùng có thể chia sẻ kinh nghiệm và câu chuyện của họ trên Twitter với #ShareaCoke Những người chia sẻ câu chuyện của họ đã được đưa vào để có những bức ảnh của họ được giới thiệu trên trang web của công ty và trên bảng quảng cáo của công ty Sau đây là ba lý do hàng đầu khiến chiến dịch "Share a Coke" thành công đến như vậy 2 Ý nghĩa chiến dịch a Người tiêu dùng được nhắc tham gia và Tạo nội dung truyền thông trực tuyến - Coca-Cola đã có thể tạo ra một lượng lớn nội dung truyền thông xã hội bằng cách nhắm mục tiêu cụ thể những người tiêu dùng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ hình ảnh và câu chuyện Công ty đã kiểm soát sáng tạo và sở hữu thương hiệu cho những người tiêu dùng này, khiến mọi người cảm thấy họ không quảng cáo cho Công ty Coca-Cola trực tuyến cũng như khi họ bắt đầu các cuộc trò chuyện trực tiếp trên mạng xã hội của họ - Điều này đã nhường chỗ cho các cuộc hội thoại nhiều nền tảng trên các trang web truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và Instagram Các cuộc trò chuyện trực tuyến đã trở nên sôi động, tự nhiên - organic, được thúc đẩy bởi người tiêu dùng chứ không phải là chính thương hiệu Điều này đã kết hợp Công ty Coca-Cola vào nhà của người tiêu dùng, trở thành một phần của lối sống của họ - Các kết quả trực tuyến của chiến dịch đã là một thành công lớn Hơn 500.000 ảnh đã được chia sẻ bằng cách sử dụng #ShareaCoke hashtag Tính đến tháng 9 năm 2015, người tiêu dùng được nhắc nhở tạo ra chai Coke ảo đã chia sẻ hơn 6 triệu chai này Thêm vào đó, Coca- Cola đã thu được gần 25 triệu người theo dõi Facebook thêm do chiến dịch b Nhãn hiệu kết nối với người tiêu dùng ở mức cá nhân - Như Coca-Cola đã thừa nhận, đối với thanh thiếu niên và thế hệ Millennals, việc cá nhân hóa không chỉ là một mốt nhất thời mà là trên thực tế là một lối sống Những người tiêu dùng này có giá trị cao trong việc tự biểu hiện, kể chuyện cá nhân và kết nối với bạn bè Chiến dịch "Share a Coke" mang đến khả năng làm tất cả những điều này trong khi quảng bá thương hiệu Coca-Cola - Ví dụ: khi người tiêu dùng chia sẻ chai Coke mang nhãn hiệu với mẹ, cô ấy cảm thấy như thể cô ấy tôn trọng mẹ hơn là quảng bá thương hiệu Coke Hơn nữa, bằng cách chia sẻ hình ảnh của những khoảnh khắc này bằng thẻ bắt đầu #ShareaCoke, người tiêu dùng lái nhiều nội dung trực tuyến cá nhân trực tuyến tăng khả năng chia sẻ - Mặc dù đã có 250 tên phổ biến có thể được sử dụng nhưng tên của mọi người không phải là phổ biến, có thể làm giảm tính cá nhân của chiến dịch Biết được điều này, Coca-Cola đã tạo ra một chuyến lưu diễn "Share a coke" trên 500 điểm, cho phép người hâm mộ có thể tùy chỉnh một chiếc Coca-Cola mini cho chính mình và thứ hai cho một người đặc biệt Tour du lịch của công ty cũng cung cấp các lựa chọn thay thế với biệt hiệu "bestie", "star" hoặc "BFF" Điều này làm tăng thêm cảm giác cá nhân cho người tiêu dùng c Các từ được sử dụng trong Chiến dịch là những lời kêu gọi hành động mạnh mẽ - Khẩu hiệu chính trong chiến dịch "Share a Coke" là một cụm từ gọi hành động tuyệt vời Khẩu hiệu này nhắc nhở người tiêu dùng mua Coke để chia sẻ và chia sẻ câu chuyện của họ trên mạng trực tuyến Coca-Cola Khẩu hiệu dễ nhớ và dễ nhớ, khiến cho lời kêu gọi hành động "dính" và một lời nhắc nhở liên tục tới người tiêu dùng Hơn nữa, có báo cáo rằng Coca-Cola đã sử dụng cụm từ "Share a Coke" để kêu gọi hành động nhiều hơn về việc đưa Coke cho người khác hơn là người tiêu dùng giữ nó cho mình - Chiến dịch này đã được thử nghiệm ở Úc và khi người Úc được biết đến với cái tên thân thiện, Coca-Cola muốn tận dụng điều này và kết nối với người tiêu dùng ở mức độ cá nhân hơn Vì vậy, vào mùa hè năm 2011, Coca-Cola đã bắt đầu những cuộc trò chuyện bằng cách đưa người Úc vào ánh đèn sân khấu và khuyến khích họ kết nối và “Share Coke” Chiến dịch xoay quanh việc Coca-Cola thả các chai được cá nhân hoá với các tên và cụm từ phổ biến Tại Việt Nam, Cola tung ra thị trường những lon hoặc chai nước in trên thân cách xưng hô trìu mến như “Ông yêu”, “Bố yêu”, Mẹ yêu”, “Út cưng”… hoặc tên riêng phổ biến của người Việt Nhà sản xuất cho biết những cái tên được chọn in đã được đặt cho khoảng 55% dân số Việt Nam, và chính sự phổ biến này cũng như nét lạ của sản phẩm đã tạo nên cơn sốt lùng sục những lon nước mang tên mình của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ 3 Nét nổi bất của Coca Cola khi triển khai “Share a Coke” - Chiến dịch "Share a Coke" đã được thực hiện trên diễn đàn đa nền tảng, bao gồm; câu cửa miệng; truyền thông xã hội; bài báo; quảng cáo truyền hình; biển quảng cáo; người nổi tiếng chứng thực; youtube video; cùng với các phương tiện khác Chiến lược đa nền tảng này đã hoạt động như lời mời 'Share a Coke' với người bạn biết hoặc muốn biết và cung cấp cho người tiêu dùng các công cụ để tìm, kết nối và chia sẻ a Kể chuyện - Cá nhân hoá một sản phẩm không phải là mới, nhưng thật thú vị và tràn đầy sức sống, đặc biệt khi nó được kết nối với một thương hiệu nổi tiếng và nổi tiếng như Coca-Cola Mọi người đều yêu thương cái gì đó mang tính cá nhân và độc đáo đối với họ, ngay cả khi chỉ là đồ uống nhẹ Coke quản lý để có một cách tiếp cận mới để "cá nhân hoá" thương hiệu giúp chiến dịch "Share a Coke" nổi bật so với đám đông - Chiến dịch "Share a Coke" được thiết kế để làm cho người tiêu dùng cảm thấy "độc đáo và cá nhân" bằng cách in 150 tên phổ biến trên chai và lon Coca-Cola Người Úc thường gọi nhau là "người bạn đời" hoặc những tên lóng phổ biến khác, nhưng Coke đã đi xa hơn một bước bằng cách cá nhân hóa Coke với tên b Nền tảng - Trước khi khởi động chiến dịch, chai Coke với 150 tên phổ biến nhất của đất nước bắt đầu xuất hiện trong các siêu thị trên khắp nước Úc Điều này cho phép mọi người tìm hiểu về bao bì "Share a Coke" mới ngay lập tức bắt đầu cuộc trò chuyện trực tuyến và quan tâm đến phương tiện truyền thông  Báo chí và “gương mặt đại diện” - Buổi ra mắt chính thức đã chứng kiến chiến dịch "Share a Coke" bùng nổ trên nhiều nền tảng phương tiện truyền thông "The Australian" báo đã viết một bài viết ba trang về Chia sẻ một câu chuyện Coke Trong các trận đấu của Liên đoàn Bóng bầu dục Úc (AFL) và các trận đấu Bóng bầu dục Quốc gia (NRL), một bức ảnh ghép của những người thực tế đã chia sẻ tên của họ, đã đạt được 30% dân số Úc - Đây là hai phương tiện truyền thông rất khác nhau có thể thu hút nhiều khán giả khác nhau, điều này cho phép Coca-Cola tiếp cận với một lượng lớn người Úc và làm cho họ nói chuyện - Coke đã sử dụng sự chứng thực của người nổi tiếng để thu hút sự chú ý của giới truyền thông, bằng cách gửi những người nổi tiếng có dấu chân phương tiện truyền thông xã hội lớn, một bộ máy giống cá nhân - một Coke hiển thị tên của họ cũng như một thông điệp chiến dịch để chia sẻ với bạn bè trên mạng xã hội của họ

Ngày đăng: 10/03/2024, 18:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w