1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật Việt Nam về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản – Thực trạng áp dụng tại địa bàn thành phố Hải Phòng

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Việt Nam Về Xác Định Cha, Mẹ, Con Trong Trường Hợp Sinh Con Bằng Kỹ Thuật Hỗ Trợ Sinh Sản – Thực Trạng Áp Dụng Tại Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng
Tác giả Lưu Thị Khánh Linh
Người hướng dẫn TS. Ngô Thanh Hương
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

Công nghệ hỗ trợ sinh sản assisted reproductive technology – ART đã được phát triển để phần nào giải quyết vấn đề này, đặc biệt là kỹ thuật TTTON in-vitro fertilisation - IVF, tiêm tinh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LƯU THỊ KHÁNH LINH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TRONG TRƯỜNG HỢP SINH CON BẰNG KĨ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN – THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LƯU THỊ KHÁNH LINH

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TRONG TRƯỜNG HỢP SINH CON BẰNG KĨ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN – THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS NGÔ THANH HƯƠNG

Hà nội – 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và trích dẫn trong Khóa luận là chính xác và trung thực Các kết quả nêu trong Khóa luận chưa được công bố trong công trình nào khác

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa luật xem xét cho tôi có thể bảo vệ Khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lưu Thị Khánh Linh

Trang 4

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

tương

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 6

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TRONG TRƯỜNG HỢP SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN 6

1.1 Khái quát về quan hệ cha, mẹ, con 6

1.2 Khái quát về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 7

1.2.1 Một số khái niệm 7

1.2.2 Sơ lược về sự phát triển của phương pháp hỗ trợ sinh sản và một số biện pháp hỗ trợ sinh sản tiêu biểu 9

1.2.3 Cơ sở pháp lý của sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 15

1.2.4 Các nguyên tắc áp dụng 17

1.2.5 Điều kiện áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản 19

1.3 Khái quát về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 22

1.3.1 Khái niệm xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.22 1.3.2 Ý nghĩa của chế định xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản 24

1.3.3 Căn cứ xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 27

1.4 Tổng quan lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 31

1.5 Pháp luật một số nước về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 33

Chương 2 39

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TRONG TRƯỜNG HỢP SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 39

2.1 Pháp luật Việt Nam về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 39

Trang 6

2.1.1 Quy định hiện hành về quyền yêu cầu xác định cha mẹ con 39

2.1.2 Quy định hiện hành về căn cứ xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 42

2.1.3 Quy định hiện hành về thẩm quyền xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 50

2.1.4 Quy định hiện hành về trình tự thủ tục xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 51

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại địa bàn thành phố Hải Phòng 58

2.2.1 Khái quát chung về thành phố Hải Phòng 58

2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại thành phố Hải Phòng 60

2.2.3 Những bất cập và nguyên nhân bất cập của pháp luật về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 62

Chương 3 67

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH CHA MẸ CON TRONG TRƯỜNG HỢP SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN 67

3.1 Giải pháp lập pháp hoàn thiện pháp luật xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 67

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả việc xác định cha mẹ con trong trường hợp áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản 70

3.3 Một số giải pháp về tổ chức, thực hiện 71

3.3.1 Kiện toàn bộ máy quản lý hộ tịch 71

3.3.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch 72

3.3.3 Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra 72

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cả thế giới đang trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mang đến một xã hội phát triển về mọi mặt từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, công nghệ… Tuy nhiên cũng tiền ẩn rất nhiều những vấn đề rủi ro, tiêu cực như thất nghiệp, sự phân hóa, bệnh dịch… Trong đó, có vấn đề vô sinh trong sức khỏe sinh sản hiện nay Tổ chức y

tế thế giới WHO cho rằng vô sinh là một trong những vấn nạn y tế toàn cầu chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch Các dữ liệu có sẵn của WHO chỉ ra rằng, vô sinh ảnh hưởng đến khoảng 15% các cặp vợ chồng trên thế giới ước tính 48,5 triệu cặp năm 2010 và các quốc gia Đông Nam Á có tỉ lệ này khá cao [29] Thống kê của Bộ y tế cũng chỉ ra khoảng 7,7% các cặp vợ chồng ở Việt Nam gặp phải vấn đề sinh sản tức là khoảng một triệu cặp vợ chồng chưa thể thực hiện mong muốn sinh con của mình Công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART) đã được phát triển để phần nào giải quyết vấn đề này, đặc biệt là kỹ thuật TTTON (in-vitro fertilisation - IVF), tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (intracytoplasmic sperm injection - ICSI), chẩn đoán di truyền trước khi phôi thai làm tổ (pre-implantation genetic diagnosis – PGD), mang thai thay thế… Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay, đồng thời kéo theo một vấn đề pháp lý mới đó là xác định cha,

mẹ, con trong các trường hợp này

Thật vậy, quan hệ cha, mẹ, con là quan hệ thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người Mỗi người được sinh ra, quá trình trưởng thành dù ở bất cứ đâu, địa vị hoàn cảnh nào cũng không được quên đi cội nguồn của mình Việc xác định cha, mẹ, con sẽ chỉ ra được ai là chủ thể mang quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ này; xác định ai sẽ

là người có trách nhiệm nuôi dưỡng đứa trẻ; là cơ sở để thực hiện các quyền và nghĩa

vụ giữa các chủ thể khác trong gia đình cũng như giải quyết các tranh chấp khi phát sinh Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là vấn đề khá phức tạp, đặc biệt là về mặt pháp lý bởi trong chừng mực nào đó nó đã làm thay đổi những quan niệm truyền

Trang 8

thống về quan hệ huyết thống giữa cha, mẹ và con Theo đó, việc xác định cha, mẹ, con cũng có những nét đặc trưng riêng cần quy định rõ ràng Luật HN & GĐ năm 2014 bước đầu có những quy định về xác định cha, mẹ, con trong các trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định cha,

mẹ, con nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng còn có những vướng mắc, bất cập

Bởi lẽ đó, đề tài “Pháp luật Việt Nam về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản – Thực trạng áp dụng tại địa bàn thành phố Hải Phòng” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu

Tình hình nghiên cứu đề tài liên quan đến xác định cha mẹ con nhận được nhiều

sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học Tác giả Nguyễn Thị Lan đã hai lần lựa chọn đề tài này để bảo vệ, cụ thể năm 2002 nghiên cứu đề tài “Xác định cha, mẹ, con – một số vấn đề lý luận và thực tiễn” trong Luận văn thạc sĩ Luật học và năm 2008 “Xác định cha, mẹ, con trong pháp luật Việt Nam” trong Luận án tiến sĩ Luật học Năm

2015, tác giả Trần Thu Phương chọn đề tài Xác định cha, mẹ, con theo Pháp luật Việt Nam làm Luận văn thạc sĩ Năm 2016, tác giả Nguyễn Hạnh Hoa chọn đề tài Xác định cha, mẹ, con và thực tiễn giải quyết tại Tòa án làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sĩ…

Trong đó, xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cũng là một trong những vấn đề mới được đặt ra Ngày 30/4/1998, sự ra đời của ba em bé TTTON đầu tiên tại Việt Nam không chỉ là đánh dấu thành tựu xuất sắc của nền y học nước nhà mà còn là bước tiến mới trong pháp luật Việt Nam Thuật ngữ

“sinh con theo phương pháp khoa học” lần đầu tiên được đề cập đến tại khoản 2 điều

63 Luật HN & GĐ năm 2000 và tiếp sau đó là hàng loạt các văn bản điểu chỉnh liên quan như Nghị định 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học; Luật HN

Trang 9

& GĐ năm 2014; Nghị định 10/2015/NĐ-CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật TTTON và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Mặc dù đã có sự luật hóa đến trong các quy định pháp luật tuy nhiên các công trình nghiên cứu khoa học liên quan là không nhiều Đa số các bài viết và công trình nghiên cứu tập trung vào vấn đề mang thai hộ mà ít đề cập đến sinh con bằng kỹ thuật

hỗ trợ sinh sản Một số bài viết tiên phong và tiêu biểu cho đề tài này có thể kể đến như: Bài viết “Sinh con theo phương pháp khoa học và một số vấn đề pháp lý liên quan” của TS Nguyễn Thị Lan đăng trên tạp trí luật học số 02/2003; Luận văn thạc sĩ:

“Xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Huy năm 2017 Các bài viết đề cập một các khái quát và toàn diện nhất dưới góc độ pháp lý của các vấn đề liên quan đến sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như điều kiện cho và nhận tinh trùng, xác định cha, mẹ, con, thủ tục xác định cha mẹ con cũng như những bất cập trong quy định và các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Tuy nhiên do số lượng bài viết còn hạn chế nên còn nhiều điểm chưa làm rõ được các quy định của pháp luật hiện hành

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá những vấn đề lý luận về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để từ đó làm sáng

tỏ những vấn đề thực hiện pháp luật có liên quan, đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, khoá luận tập trung thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Nghiên cứu những nền tảng lý luận và hệ thống lý luận về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và

Trang 10

đánh giá thực tiễn thực hiện và áp dụng pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Phòng

- Qua các vấn đề lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề lý luận về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, các quy định của pháp luật hiện hành về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, thực trạng áp dụng pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Phòng mà cụ thể là việc giải quyết tranh chấp liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu quy định về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản của pháp luật Việt Nam mà chủ yếu là trong Luật HN & GĐ hiện hành, các văn bản hướng dẫn có liên quan cũng như thực trạng áp dụng tại địa bàn thành phố Hải Phòng

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng phương pháp luận của triết học Mác – Lenin để nghiên cứu

đề tài một cách hệ thống, khách quan, toàn diện Lựa chọn nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhau như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn khóa luận

Khóa luận góp phần làm rõ cơ sở lý luận về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Khóa luận phân tích đánh giá thực trạng xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở Hải Phòng hiện nay

Trang 11

Khóa luận đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả thi để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật và giải quyết tranh chấp về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Chương 2: Pháp luật Việt Nam về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Trang 12

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TRONG TRƯỜNG HỢP SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN 1.1 Khái quát về quan hệ cha, mẹ, con

Quan hệ cha, mẹ, con là quan hệ thiêng liêng trong cuộc đời mỗi con người, không ai là không có cha mẹ Để hiểu được mối quan hệ này cần tìm hiểu về khái niệm cha, mẹ, con Khái niệm cha, mẹ, con được nhìn nhận dưới hai góc góc độ: sinh học và pháp lý

Dưới góc độ sinh học, với tư cách là một quan hệ tự nhiên gắn liền sự kiện thành thai và sinh sản, người mẹ được hiểu là người phụ nữ sinh ra đứa trẻ còn người cha được hiểu là người có quan hệ xác thịt với người phụ nữ khiến người này mang thai Theo đó, cha, mẹ đẻ là người có quan hệ huyết thống trực hệ với người con, con

có hệ mã gen của cha, mẹ và do mẹ trực tiếp sinh ra Tuy nhiên đối với trường hợp sinh sản nhân tạo, trường hợp người vợ mang thai, nhưng bào thai là kết quả của sự phối hợp giữa trứng và tinh trùng của người khác hoặc trứng của người vợ và tinh trùng của người khác; hoặc nếu sự thụ tinh là kết quả sự phối hợp giữa các yếu tố vật chất của vợ

và chồng, nhưng việc mang thai lại do một người phụ nữ khác thực hiện, thì thực tiễn

có xu hướng thừa nhận rằng đứa trẻ sinh ra có cha và mẹ ruột là người chồng và người

vợ đó còn người mang thai hộ; người cung cấp yếu tố vật chất chỉ đóng vai trò là sự hỗ trợ cần thiết cho sự ra đời của đứa trẻ Như vậy, dưới góc độ sinh học thì cha đẻ, mẹ

đẻ, trong quan hệ với con, là người đàn ông, đàn bà trực tiếp sinh ra con, có hoặc không có quan hệ huyết thống; con đẻ, trong mối quan hệ với cha, mẹ là đứa trẻ do người đàn ông, đàn bà trực tiếp sinh ra, có hoặc không có quan hệ huyết thống

Dưới góc độ pháp lý, tư cách cha, mẹ, con luôn gắn liền với các sự kiện pháp lý nhất định và quan hệ cha, mẹ, con chỉ phát sinh khi có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Cha đẻ, mẹ đẻ trong mối quan hệ với con được hiểu là người trực tiếp sinh ra, có quyền và nghĩa vụ với con theo quy định pháp luật Con đẻ trong mối

Trang 13

quan hệ với cha, mẹ là người được cha mẹ sinh ra, có quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật [11, tr9]

Các khái niệm cha, mẹ, con được hình thành kéo theo sự hình thành quan hệ cha, mẹ, con Đây không chỉ là một quan hệ xã hội thuần túy mà con là quan hệ pháp

lý, không chỉ liên quan đến cá nhân mà còn là xã hội Do đó việc xác định cha, mẹ, con

là vấn đề quan trọng cần đảm bảo để giữ gìn trật tự xã hội

1.2 Khái quát về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

- Noãn là giao tử của người phụ nữ

- Tinh trùng là giao tử của người đàn ông

- Phôi là sản phẩm giữa tinh trùng và trứng

- TTTON là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm tạo thành phôi

- TTNT là việc bơm tinh trùng của chồng hoặc người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ để tạo thành phôi

Ở Việt Nam thuật ngữ “Sinh con bằng phương pháp khoa học” được nhắc đến lần đầu tiên trong Luật HN & GĐ năm 2000, nay được định nghĩa lại tại Khoản 21

Điều 3 Luật HN & GĐ năm 2014: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật TTNT hoặc TTTON”

Trang 14

Định nghĩa này mang tính chất pháp lý được xây dựng bằng phương pháp liệt kê

do đó chưa thể giải thích được rõ thế nào là “sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản” như các định nghĩa dưới góc độ y học

Điển hình như định nghĩa của Phòng sức khỏe sinh sản – Trung tâm phòng

chống bệnh mãn tính và tăng cường sức khỏe Hoa Kỳ, từ “kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”

(Assisted Reproductive Technology - A.R.T.) bao gồm tất cả các phương pháp điều trị sinh sản, trong đó cả trứng và phôi được xử lý bên ngoài cơ thể Nói chung, các thủ tục điều trị ART bao gồm lấy trứng trưởng thành khỏi buồng trứng của người phụ nữ bằng kim, kết hợp trứng với tinh trùng trong phòng thí nghiệm và trả lại phôi cho cơ thể người phụ nữ hoặc tặng chúng cho người phụ nữ khác [47]

Ngoài ra còn một số định nghĩa khác được sử dụng trên thế giới như:

- Định nghĩa của Thư viện y khoa Hoa Kì: “Công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) được sử dụng để điều trị vô sinh Nó bao gồm các phương pháp điều trị sinh sản xử lý cả trứng của phụ nữ và tinh trùng của đàn ông Nó hoạt động bằng cách đưa trứng khỏi cơ thể phụ nữ Sau đó trứng được trộn với tinh trùng để tạo phôi Các phôi sau đó được đưa trở lại trong cơ thể của người phụ nữ” [51]

- Định nghĩa của Viện sức khỏe và trẻ em Hoa Kì: “ART đề cập đến các phương pháp điều trị và thủ tục nhằm mục đích mang thai.” [52]

- Định nghĩa của Cơ quan điều trị hỗ trợ sinh sản Victoria (VARTA), Tiểu bang Victory, Úc: “ART liên quan đến các công nghệ và các phương pháp, được sử dụng để giúp người ta đạt được việc có thai ART được sử dụng: như một biện pháp điều trị hiếm muộn cho các cặp đôi; bởi những phụ nữ không thể có thai được nếu không được điều trị; bởi những phụ nữ không thể giữ được em bé trong thời gian mang thai hoặc không thể sinh nở được nếu không được điều trị; để làm giảm nguy cơ em bé thừa kế một bệnh hay một dị tật di truyền nào đó.” [54]

Trang 15

- Định nghĩa của bác sỹ Hồ Mạnh Tường – một trong những bác sỹ đầu tiên

áp dụng kỹ thuật ART tại Việt Nam: “Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là những kỹ thuật kết hợp giữa y học và sinh học, can thiệp vào các bước trong sinh lý sinh sản tự nhiên nhằm giúp làm tăng khả năng sinh sản Các Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ứng các tiến bộ về nội tiết học và sinh học để can thiệp trên giao tử (tinh trùng, noãn) và phôi.” [23]

Có thể thấy trong các định nghĩa trên, có định nghĩa chỉ thu hẹp trong việc điều trị việc vô sinh, hiếm muộn cũng có định nghĩa rộng hơn là nhằm mục đích mang thai Thật vậy, trong thời đại 4.0 nhiều quốc gia cho phép phụ nữ độc thân sử dụng phương pháp này với mong muốn có con mà không thuộc trường hợp vô sinh hay hiếm muộn

Như vậy có thể hiểu rộng ra, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh

con có sử dụng các biện pháp kỹ thuật y học hiện đại để can thiệp vào quá trình thụ thai của người phụ nữ với mục đích giúp những cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh hoặc phụ nữ độc thân có thể mang thai và có những đứa con như họ ước muốn Việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cần thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể

1.2.2 Sơ lược về sự phát triển của phương pháp hỗ trợ sinh sản và một số biện pháp hỗ trợ sinh sản tiêu biểu

1.2.2.1 Sơ lược về sự phát triển của phương pháp hỗ trợ sinh sản

Trên thế giới, ước muốn về việc sinh con bằng phương pháp khoa học đã tồn tại

và phát triển từ hơn 200 năm nay Vào khoảng năm 1890, nhà khoa học Walter Heape chuyển một quả trứng được thụ tinh từ một con thỏ Angora sang một giống khác và thấy rằng con thỏ con Angora được sinh ra, kỹ thuật TTTON – IVF đã bắt đầu hình thành

Năm 1978, Louise Brown – đứa trẻ đầu tiên ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống ở Oldham, Anh vào ngày 25 tháng 7 Đây là kết quả của công việc hợp tác

Trang 16

của Patrick Steptoe và Robert Edwards Tiếp sau đó là sự ra đời hai em bé TTTON ở Anh

Năm 1980, lần sinh IVF đầu tiên tại Úc thực hiện bởi nhóm Victoria Melbourne diễn ra thành công Trung tâm Monash ở Úc được ghi nhận là nơi thứ hai trên thế giới thực hiện thành công IVF

Monash-Năm 1981, Howard và Georgianna Seegar Jones tuyên bố em bé IVF đầu tiên ở Hoa Kỳ ra đời, với việc sử dụng HMG – phương pháp kích thích buồng trứng

Năm 1982, các em bé thụ tinh ống nghiệm ở Pháp, Thụy Điển, Áo lần lượt được sinh ra

Năm 1983, ca cho – nhận trứng đầu tiên thành công đánh dấu sự ra đời của của

em bé phôi đông lạnh đầu tiên bởi nhóm nghiên cứu Monash IVF

Năm 1984, công bố Đạo luật vô sinh, điều chỉnh về thụ tinh ống nghiệm và nghiên cứu liên quan đến phôi người Cùng với đó là phẫu thuật chuyển phôi thai đầu tiên ở California

Năm 1986: Monash IVF báo cáo về việc mang thai và sinh con đầu tiên trên thế giới từ hoạt động lấy tinh trùng được thực hiện trên một bệnh nhân bị tắc ống dẫn tinh trùng

Năm 1989: Báo cáo đầu tiên về việc sử dụng kỹ thuật laser trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, áp dụng với giao tử hoặc phôi; báo cáo về sinh thiết phôi tiền sinh sản của con người và quan hệ tình dục bằng cách khuếch đại DNA

Năm 1992: Báo cáo thai kỳ đầu tiên sau khi tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI) của nhóm ở Brussel bởi Palemo và cộng sự

Năm 1995: Ca sinh nở đầu tiên sau khi phát triển phôi nang từ trứng IVM được ICSI, cộng với hỗ trợ phôi thoát màng (Assisted Hatching)

Năm 1996: Nhóm Valencia báo cáo về lần mang thai đầu tiên sử dụng tinh trùng của tinh hoàn trữ lạnh sau IVF – ICSI

Trang 17

Năm 1998: Lần đầu tiên thiết lập mang thai sử dụng FSH tái tổ hợp và GnRH đối kháng Lần đầu tiên báo cáo về ca sinh nở từ trứng GV đông lạnh và trứng của người hiến

Năm 2000: Em bé đầu tiên sinh ra từ tế bào trứng và tinh trùng đông lạnh Năm 2001: Sự ra đời của một trẻ sơ sinh từ phôi được bảo quản lạnh (hợp tử) được tạo ra bởi tế bào trứng IVM có nguồn gốc từ một bệnh nhân không kích thích trứng PCOS

Năm 2002: Em bé đầu tiên ra đời, áp dụng kỹ thuật sinh thiết phôi nang và phân tích PGD (chẩn đoán di truyền tiền cấy phôi – một kỹ thuật có khả năng phát hiện các bất thường về nhiễm sắc thể và gen)

Năm 2007: Sự ra đời cặp song sinh đầu tiên từ tế bào trứng đông lạnh của bệnh nhân ung thư

Năm 2009: Giáo sư Laufer tại Trung tâm Y tế Hadassah ở Jerusalem đã thành công khi giúp một phụ nữ có gen BRCA2 bị lỗi mang thai sau khi phôi TTTON được thử nghiệm và cấy ghép [48]

Tại Việt Nam, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được triển khai chậm hơn thế giới

khoảng 20 năm từ năm 1995 và bắt đầu thành công năm 1998 với sự ra đời của ba em

bé TTTON đầu tiên Dù ra đời muộn song chúng ta cũng có những bước tiến vững chắc, đã thực hiện được hầu hết các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản trên thế giới với tỉ lệ thành công khá cao và ổn định Đến tháng 4/2018, cả nước có đến 28 trung tâm thụ tinh trong ống nghiêm được phép hoạt động chính thức Trong đó, Trung tâm TTTON tại Bệnh viện phụ sản Từ Dũ hiện được ghi nhận là trung tâm lớn của khu vực Đông Nam Á và

là một trong những trung tâm uy tín hàng đầu châu Á

Sự phát triển của TTTON tại việt nam từ năm 1995 đến nay có thể được tóm tắt như sau:

m

Nơi thực hiện

Trang 18

Thực hiện thành công kĩ thuật TTTON 199

trữ lạnh tinh trùng, TTTON

199

8 – 200

0

Bệnh viện phụ sản Từ Dũ; Học viện Quân y; Viện bảo vệ bà mẹ và sơ sinh

Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật ICSI 199

Ban hành Nghị định về sinh con theo

Trang 19

ICSI

Em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật PESA –

ICSI

Em bé đầu tiên ra đời từ phôi đông lạnh

Thai lâm sàng đầu tiên từ cả trứng và tinh

trùng người đông lạnh

Website đầu tiên cung cấp thông tin về vô

sinh, hiếm muộn, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

vượt bậc về số lượng và chất lượng của nghành y học Việt Nam

1.2.2.2 Một số biện pháp hỗ trợ sinh sản tiêu biểu

Thụ tinh nhân tạo – IUI

Kỹ thuật TTNT, còn được gọi là bơm tinh trùng vào buồng tử cung vào lúc hoặc

gần thời gian rụng trứng, được sử dụng để điều trị các phụ nữ có ống dẫn trứng bình thường và khỏe mạnh, nhưng vì lý do nào đó, không thể đạt được sự thụ thai Ví dụ, người đàn ông không thể đạt được sự cương cứng, không thể sản xuất ra tinh trùng, tinh dịch đã được ướp lạnh do sự thiếu vắng người phối ngẫu nam hoặc trước khi điều trị bệnh ung thư Thủ thuật này có thể được thực hiện trong suốt chu kỳ kinh nguyệt tự nhiên, hoặc việc kích thích kích thích tố có thể được sử dụng đến nếu người phụ nữ có

chu kỳ kinh nguyệt không đều Nếu một vài lần cố gắng bằng kỹ thuật TTNT mà không

đạt được việc có thai, thì việc sử dụng IVF hoặc ICSI có thể được thảo luận [54]

Thụ tinh trong ống nghiệm – IVF

Trang 20

Về kỹ thuật, IVF là tên gọi cho bất kỳ quy trình nào được sử dụng để thụ thai một đứa trẻ ngoài cơ thể IVF được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để giúp

về việc thụ thai, nhưng thường là phương cách duy nhất để đạt được việc có thai đối với những phụ nữ mà vòi trứng của họ bị tổn thương hoặc bị tắc do bệnh tật Hậu quả của sự tổn thương hay tắc này là có một sự cản trở nào đó giữa trứng và tinh trùng, và IVF là cần thiết để cho phép việc thụ tinh được diễn ra.[54]

Trong IVF, trứng của người phụ nữ được lấy, cùng với tinh trùng của người phối ngẫu nam hoặc của người cho Trứng và tinh trùng này được để trong một đĩa môi trường trong phòng thí nghiệm để cho phép trứng này được tinh trùng thụ tinh Cách này tạo ra một phôi thai, mà sau đó được đặt trở lại vào bên trong tử cung của người phụ nữ trong một thủ thuật được gọi là chuyển phôi thai Đôi khi, hơn một phôi thai phát triển trong phòng thí nghiệm, và có thể ướp lạnh những phôi thai này để được sử dụng trong những thủ thuật chuyển sau này

Mang thai hộ (mang thai thay thế)

Mang thai hộ là một hình thức điều trị hỗ trợ sinh sản (ART) trong đó một người phụ nữ (người mẹ thay thế) đồng ý mang và sinh con thay cho người khác hoặc cặp vợ chồng, được gọi là 'cha mẹ ủy thác' hoặc „cha mẹ dự định‟ [54]

Theo Luật HN & GĐ năm 2014 thì mang thai hộ là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để TTTON, sau đó cấy vào

tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con Pháp luật chỉ thừa nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, mọi hoạt động thương mại gắn liền với việc mang thai hộ đều bị coi là vi phạm pháp luật Quá trình mang thai hộ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật

Trang 21

1.2.3 Cơ sở pháp lý của sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Với lịch sử trải qua hàng chục năm chiến tranh liên miên, sau khi giành lại được độc lập, pháp luật nước ta mới thực sự từng bước từng bước được xây dựng

Từ năm 1945 đến năm 1954, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mới ra đời,

xã hội còn nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội trong các lĩnh vực Nguyên tắc xác định cha, mẹ, con cũng chưa được đề cập một cách rõ ràng, cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở việc ban hành Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 tạm thời áp dụng quy định pháp luật cũ nhưng có chọn lọc Ngày 22/5/1950 Sắc lệnh số 97/SL ra đời thay đổi một số quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình, và điểm tiến bộ nhất đó là quy định người con hoang không ai thừa nhận được phép yêu cầu Tòa án xác định cha hoặc mẹ cho mình (Điều 9)

Sau Hiến pháp 1946, Luật HN & GĐ năm 1959 được xây dựng, pháp luật mới chỉ quy định một phần nhỏ trong vấn đề xác định cha, mẹ, con đó là quyền được xin nhận cha, mẹ cho con ngoài giá thú, hoặc cha, mẹ xin nhận con ngoài giá thú tại Điều

21, Điều 22 Luật này: “Cha hoặc mẹ nhận con ngoài giá thú phải khai trước Uỷ ban hành chính cơ sở Nếu có tranh chấp, Toà án nhân dân sẽ quyết định.” mà chưa dự

liệu hết các vấn đề như: xác định không phải quan hệ cha, mẹ, con hay vấn đề xác định cha, mẹ, con khi người bị yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết

Luật HN & GĐ năm 1986 đã đưa ra được phương pháp suy đoán pháp lý xác định quan hệ cha, mẹ, con, đồng thời vấn đề xem xét lại quan hệ cha, mẹ, con cũng đã

được đề cập đến tại Điều 28: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung của vợ chồng Trong trường hợp có yêu cầu xác định lại vấn đề này thì phải có chứng cứ khác”.Theo đó thì căn cứ để suy đoán quan hệ cha,

mẹ, con đối với cha mẹ tồn tại quan hệ hôn nhân là thời kỳ hôn nhân Đây là điểm tiến

bộ nhất của Luật HN & GĐ năm 1986 về xác định quan hệ cha mẹ con

Luật HN & GĐ năm 2000 đã quy định chi tiết và cụ thể về vấn đề xác định quan

hệ cha, mẹ, con Không chỉ tiếp tục thừa nhận phương thức suy đoán pháp lý, xác định

Trang 22

con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng mà còn tôn trọng quyết định của các bên trong quan hệ vợ chồng

cũng như bảo vệ quyền của đứa trẻ với quy định: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng” Đặc biệt hơn cả là

sự mở rộng của pháp luật về một chế định hoàn toàn mới đó là xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng phương pháp khoa học Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản lần đầu tiên được đề cập tại Khoản 2 Điều 63 Luật HN & GĐ năm 2000 với thuật ngữ sinh con theo phương pháp khoa học Tiếp sau đó là một loạt các văn bản hướng dẫn chi tiết do Chính phủ và các cơ quan có liên quan ban hành như: Nghị định 12/2003/NĐ – CP về sinh con theo phương pháp khoa học; Thông tư 07/2003/TT – BYT hướng dẫn thi hành Nghị định 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương pháp khoa học do Bộ Y tế ban hành; Thông tư 12/2012/TT – BYT về Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và trong ống nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Gần đây nhất là Luật HN & GĐ năm 2014 ra đời, quy định chi tiết hơn cụ thể hơn về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản so với quy định trong Luật HN &

GĐ năm 2000 Cụm từ sinh con bằng phương pháp khoa học bị thay thế bởi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Luật giải thích rõ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là gì; Việc xác định cha, mẹ, con, Giải quyết các tranh chấp liên quan; Xử lý vi phạm hành chính liên quan đến sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thế nào? Đặc biệt là sự bổ sung của pháp luật về chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với những nội dung cơ bản quy định các điều kiện pháp lý chặt chẽ để công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, quy định cụ thể nội dung thỏa thuận mang thai hộ cũng như các quy định về điều kiện của bên mang thai hộ, bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của các bên… Đây là những quy định mà Luật HN & GĐ trước đó không hề có

Các văn bản hướng dẫn cũng được thay mới hoàn toàn để có sự thống nhất và phù hợp trong pháp luật

Trang 23

Nghị định số 10/2015/NĐ – CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật TTTON và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, có hiệu lực bãi bỏ Nghị định số 12/2003/NĐ – CP Nghị định là sự tổng hợp quy định về việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận noãn, cho và nhận phôi; thẩm quyền, thủ tục cho phép cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật TTTON; điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo; lưu giữ tinh trùng, lưu giữ noãn, lưu giữ phôi; thông tin, báo cáo Nghị định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài thực hiện kỹ thuật TTTON và mang thai hộ tại Việt Nam

Thông tư 57/2015/TT – BYT hướng dẫn Nghị định 10/2015/NĐ – CP quy định

về sinh con bằng kỹ thuật TTTON và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo do

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành có hiệu lực thay thế cho Thông tư 07/2003/TT – BYT và Thông tư 12/2012/TT – BYT Thông tư này quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật TTTON, mang thai và sinh con; cơ sở vật chất, trang thiết bị

và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật TTTON; quy trình khám, chẩn đoán vô sinh; quy trình kỹ thuật TTTON; lưu giữ, chia sẻ thông tin; áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

1.2.4 Các nguyên tắc áp dụng

Nguyên tắc pháp luật được hiểu là những quy tắc chung, định hướng và chỉ đạo toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật Các nguyên tắc pháp luật có vai trò rất quan trọng vì vậy pháp luật hôn nhân và gia đình cũng quy định các nguyên tắc đối với việc sinh con bằng kỹ thuật TTTON và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ - CP như sau:

Thứ nhất, cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ

thuật TTTON theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Nguyên tắc này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật khi tạo điều kiện cho những cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc

Trang 24

thân thực hiện được mong muốn có con của mình Tuy nhiên mọi quá trình phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và quy định của pháp luật

Thứ hai, vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang

thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ Nguyên tắc này đảm bảo cho các chủ thể được tự do không bị xáo trộn đời sống cá nhân, ổn định các mối quan hệ trong gia đình của họ

Thứ ba, việc TTTON, cho và nhận noãn, cho và nhận tinh trùng, cho và nhận

phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện Nguyên tắc này đảm bảo quyền tự do cho cả hai bên cho và nhận, không một ai có thể can thiệp vào tự do của một người để ép buộc họ thực hiện điều mà họ không muốn

Thứ tư, việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên

nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôi của người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc Nguyên tắc này không chỉ đảm bảo quyền làm cha, mẹ cho người nhận tinh trùng, noãn, phôi mà còn đảm bảo sự an toàn cho đứa trẻ được sinh ra; tránh những tranh chấp gây hậu quả bất lợi cho người nhận, giúp họ yên tâm chăm sóc đứa trẻ trong điều kiện tốt nhất có thể Ngoài ra, việc ghi rõ đặc điểm của bên hiến tặng đặc biệt là yếu tố chủng tộc giúp xác định lại các đặc điểm sinh học như bệnh di truyền

và tránh trường hợp kết hôn cận huyết trong tương lai

Thứ năm, việc thực hiện kỹ thuật TTTON phải tuân theo quy trình kỹ thuật; quy

định tiêu chuẩn sức khỏe của người được thực hiện kỹ thuật TTTON, mang thai và sinh con do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy định này nhằm bảo đảm sức khỏe cho các bên chủ thể trong việc thực hiện kỹ thuật sinh sản cũng như sức khỏe của đứa trẻ, tránh việc tùy tiện trong việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

So với nghị định cũ thì nghị định mới có sự tiến bộ hơn khi thừa nhận viêc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo cũng như việc đảm bảo về bí mật đời tư của các bên khi tham gia vào quan hệ mang thai hộ; quy định rõ việc cho nhận tinh trùng, phôi

Trang 25

giữa các bên cần mã hóa dể đảm bảo yếu tố chủng tộc tránh gây rối loạn quan hệ xã hội

1.2.5 Điều kiện áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản

- Đối với người cho noãn, tinh trùng:

Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 10/2015/NĐ - CP Quy định về sinh con bằng kỹ

thuật TTTON và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: “Người cho noãn, cho tinh trùng được khám và làm các xét nghiệm để xác định không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức làm chủ được hành vi của mình, không bị nhiễm HIV” Theo đó không

phải ai cũng đủ điều kiện để cho noãn, cho tinh trùng, chỉ những người đáp ững được yêu cầu đặt ra mới được hiến Quy định này nhằm đảm bảo cho đứa trẻ sinh ra có một sức khỏe tốt, không bị mắc các chứng bệnh gây hệ lụy xấu cho cuộc sống Đồng thời việc cho noãn, cho tinh trùng phải dựa trên yếu tố tự nguyện, không một thế lực nào có thể ép buộc được Nhằm bảo đảm noãn, tinh trùng được sử dụng một cách đúng đắn và

có hiệu quả việc cho noãn, tinh trùng chỉ được cho tại các cơ sở khám chữa bệnh được

Bộ y tế công nhận thực hiện kỹ thuật TTTON và chỉ được sử dụng cho một người Nếu không sinh con thành công mới được sử dụng cho người khác, nếu thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy bỏ, tránh hiện tượng thương mại hóa, lợi dụng để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật

- Đối với cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ – CP ghi nhận: “Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật TTTON theo chỉ định của bác

sĩ chuyên khoa” Pháp luật chỉ cho phép áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đối với hai

nhóm đối tượng đó là: cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân

Cặp vợ chồng vô sinh là cặp vợ chồng có hoạt động tình dục không tránh thai để mang thai trong một năm mà người vợ vẫn không thể mang thai Phụ nữ độc thân là phụ nữ không có quan hệ hôn nhân hợp pháp theo quy định của pháp luật Đây là hai

Trang 26

nhóm đối tượng được phép áp dụng biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Tuy nhiên vẫn phải đáp ứng được yêu cầu sức khỏe mà pháp luật đặt ra: không mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục; nhiễm HIV; bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

Việc tiếp nhận noãn, tinh trùng, phôi đối với nhóm đối tượng này cũng được quy định riêng biệt

Đối với người nhận tinh trùng, Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 10/2015/NĐ – CP

quy định: “Người nhận tinh trùng phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh và nguyên nhân vô sinh là do người chồng hoặc phụ nữ độc thân có nhu cầu sinh con và noãn của chị đủ điều kiện để thụ thai” Nguời vợ trong trường hợp này không

sinh được con là do người chồng dù đã điều trị vô sinh mà vẫn không có khả năng tiết sinh tinh trùng để sinh con Tuy nhiên để được nhận tinh trùng thì sức khỏe của người

vợ và người phụ nữ độc thân muốn nhận tinh trùng này phải đảm bảo chất lượng Yêu cầu như vậy để đảm bảo quá trình thụ thai diễn ra an toàn và đứa trẻ có khả năng phát triển tốt

Đối với trường hợp nhận noãn, về quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 10/2015/NĐ – CP: “Người nhận noãn phải là người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam và là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh

là do người vợ không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai” Quy

định nào để đảm bảo người mẹ mang thai phải là một người Việt Nam hoặc người gốc Việt Nam

Đối với trường hợp nhận phôi, Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ – CP

có quy định người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau: Một là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng; Hai là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật TTTON nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ; Ba là phụ

Trang 27

nữ độc thân mà không có noãn hoặc noãn không bảo đảm chất lượng để thụ thai Việc nhận phôi này có nghĩa rằng việc tự thụ thai là vấn đề không thể xảy ra được ở một phụ

nữ độc thân hay người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh dù đã nhận tinh trùng Để đảm bảo quyền có con của mỗi cặp vợ chồng và người phụ nữ độc thân pháp luật đã quy định trong những trường hợp này được nhận phôi và có thể sinh con như mong muốn

- Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Pháp luật chỉ thừa nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 10/2015/NĐ – CP Quy định về sinh con bằng kỹ thuật TTTON và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Cụ thể:

Đối với bên nhờ mang thai hộ, cặp vợ chồng chỉ được nhờ mang thai hộ khi

người vợ không thể mang thai ngay cả khi áp dụng biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, gồm hai trường hợp là: do có dị tật về tử cung không thể mang thai và sinh sản tự nhiên được hoặc người có đầy đủ cả những yếu tố trên nhưng sức khỏe quá yếu thậm chí đến mức có thể làm chết cả mẹ lẫn con Việc không thể mang thai cần được xác nhận bằng văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền

Đối với bên mang thai hộ, pháp luật quy định điều kiện một cách chặt chẽ hơn

để đảm bảo được tốt nhất quyền lợi của các bên chủ thể Người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng người nhờ mang thai hộ (Điểm

a, Khoản 3, Điều 95 Luật HN & GĐ năm 2014); người mang thai hộ phải ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ (Điểm c, Khoản 3, Điều 95 Luật HN & GĐ năm 2014) Độ tuổi thích hợp từ 20 đến 35 đồng thời phải là người đã có con và đáp ứng các điều kiện sức khỏe khác Người mang thai hộ phải được đảm bảo tư vấn y tế, pháp lý, tâm lý một cách đầy đủ để có sự chuẩn bị, tìm hiểu và đưa ra quyết định có hay không mang thai hộ Bởi đây là một dạng hợp đồng đặc biệt, hết sức khó khăn với trách nhiệm nặng nề có thể theo ta suốt cuộc đời

Trang 28

1.3 Khái quát về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật

Xác định cha, mẹ, con nhằm định rõ cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ trong quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con Xác định cha, mẹ, con dựa trên sự kiện sinh đẻ và quan hệ huyết thống

Dưới góc độ pháp lý:

- Với tư cách là một sự kiện pháp lý: “Xác định cha mẹ con là sự kiện pháp

lý làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con về mặt huyết thống.” [11, tr23] Việc xác định cha, mẹ, con dựa trên sự kiện sinh đẻ Điều này không đồng nghĩa với việc sự kiện sinh đẻ quyết định toàn bộ quan hệ cha

mẹ con mà nó phải gắn với một loạt các hành vi pháp lý khác mới đủ cơ sở

để làm quan hệ cha mẹ con có tính pháp lý: hành vi đăng ký khai sinh, một quyết định hay một bản án có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

- Với tư cách là một quan hệ pháp luật: “Xác định cha mẹ con là các quan hệ

xã hội phát sinh trong quá trình tìm kiếm, nhận diện tư cách cha mẹ con về mặt huyết thống của các chủ thể được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.” [11, tr26] Tùy vào cách phân loại mà có thể chia thành các quan hệ pháp luật khác nhau: quan hệ có tính pháp lý và quan hệ không có tính pháp lý; quan hệ xác định theo thủ tục hành chính và quan hệ xác định theo thủ tục

Trang 29

tư pháp; quan hệ xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp

và quan hệ xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp…

- Với tư cách là một chế định pháp lý: “Xác định cha, mẹ, con là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành quy định về quyền và nghĩa

vụ của các chủ thể; căn cứ và thủ tục pháp lý nhằm nhận diện một người là cha, một người là mẹ, một người là con có mối quan hệ huyết thống trực hệ.” [11, tr39] Các quy phạm quy định mọi vấn đề về xác định cha, mẹ, con Việc xác định cha, mẹ, con phải tuân thủ theo các quy định pháp luật mới được thừa nhận về mặt pháp lý

Dưới góc độ sinh học: Xác định cha, mẹ, con là việc xác định mối quan hệ

huyết thống giữa những người có mối quan hệ cha, mẹ, con

“Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, huyết thống là loại quan hệ mà dân tộc ta luôn tôn trọng từ bao đời nay, nó không chỉ là cơ sở để xác định quan hệ cha, mẹ, con

mà còn là cơ sở xác định quan hệ anh, chị, em, họ hàng, gia tộc

Trước kia, con cái với cha, mẹ phải có quan hệ huyết thống với nhau, con phải mang mã gen của cha mẹ và cha mẹ là người sinh ra con Tuy nhiên, ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ là sự xuất hiện các phương pháp sinh sản mới – sinh con bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản làm xuất hiện những ngoại lệ Trường hợp đứa trẻ sinh ra bởi việc cho, nhận tinh trùng, trứng, phôi hoặc mang thai hộ thì sinh ra chỉ có thể mang mã gen của bố hoặc mẹ hoặc không mang mã gen của cả hai Mặc dù vậy nhưng do đứa trẻ được sinh ra bởi ý chí của những cặp vợ, chồng hoặc những người mong muốn áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản nên họ được pháp luật xác định là cha, mẹ của đứa trẻ

Huyết thống là căn cứ truyền thống nhưng không còn là căn cứ duy nhất để xác định cha, mẹ, con Một số trường hợp dù có hay không có quan hệ huyết thống cũng phải xác định theo quy định của pháp luật Quan hệ cha, mẹ, con chỉ phát sinh về mặt

Trang 30

pháp lý nếu có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Tức là dù thực tế đã tồn tại quan hệ cha, mẹ, con dưới góc độ sinh học nhưng vẫn phải thông qua các thủ tục (hành chính hoặc tư pháp) để xác định tư cách cha, mẹ, con

Như vậy, theo nghĩa rộng thì: “Xác định cha, mẹ, con là việc nghiên cứu, tìm

tòi, để xác định mối quan hệ giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ, dựa trên quan hệ huyết thống hoặc căn cứ theo quy định pháp luật.” [11, tr20]

1.3.2 Ý nghĩa của chế định xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng

mẹ, đồng thời cũng ràng buộc trách nhiệm phụng dưỡng của con cái cho cha, mẹ, lúc

mẹ, con giúp ổn định các mối quan hệ trong gia đình từ đó giữ gìn trật tự xã hội Việc xác định cha, mẹ, con xuất phát từ bản chất tự nhiên của con người, ai cũng được sinh ra và luôn hướng về cội nguồn của mình; đồng thời cũng xuất phát từ bản chất xã hội, các mối quan hệ gia đình và xã hội luôn đan xen tác động lẫn nhau Đối với mỗi gia đình, xác định mối quan hệ cha, mẹ con không chỉ là việc riêng của

Trang 31

từng cặp vợ chồng mà còn gắn liền với dòng họ, gia phả với những giá trị văn hóa tinh thần, đạo đức và truyền thống Đối với xã hội, xác định cha, mẹ, con gắn liền với lợi ích của những chủ thể nhất định, có thể kể đến như sau:

Trước hết là nhà nước Việc xác định cha, mẹ, con giúp cho số trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa giảm bớt, tạo điều kiện để trẻ có gia đình, được chăm sóc nuôi dưỡng trong môi trường gia đình cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của các thành viên trong gia đình Qua đó nhà nước tìm kiếm được người chi trả cho đứa trẻ và giảm bớt gánh nặng kinh tế của mình Đồng thời, nhà nước cũng ổn định được tình trạng xã hội thông qua việc hạn chế tỉ lệ trẻ em bị sa vào tệ nạn, hay nghiêm trọng hơn là tỉ lệ trẻ vị thành niên phạm tội

Tiếp theo, là chính bản thân những đứa trẻ - nhóm chủ thể đặc biệt Đã từ lâu, phát triển toàn diện trẻ em chính là trọng tâm của chiến lược phát triển bền vững Khi một đứa trẻ ra đời dẫn đến sự thay đổi các mối quan hệ trong gia đình, dòng họ Gia đình có trách nhiệm chăm sóc cả về vật chất và tinh thần đối với đứa trẻ mà khó ai có thể thay thế được Trẻ em như tờ giấy trắng, dễ dàng tiếp thu mọi thứ, được dạy dỗ chỉ bảo những điều đúng đắn giúp cho sự phát triển, hướng tới thành công của các em, ngược lại sự thiếu vắng của gia đình khiến trẻ dễ bị lệch lạc về tâm lý, tự do, ngang bướng bất cần dễ phạm tội khi bị rủ rê lôi kéo gây nguy hiểm cho xã hội Vì vậy, việc xác định cha, mẹ, con tạo điều kiện cho việc đảm bảo cao hơn quyền của trẻ em, đảm bảo những quyền lợi tối ưu nhất của trẻ em, giúp cho trẻ em hòa nhập với gia đình gốc của mình

Thứ hai, ý nghĩa về mặt pháp lý

Xác định cha, mẹ, con nhằm xác thực mối quan hệ cha, mẹ, con về mặt pháp lý qua đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể Không chỉ vậy, nó còn liên quan đến nhiều mối quan hệ hệ pháp lý khác như dân sự, hôn nhân gia đình, hình sự… Do đó việc xác định cha, mẹ, con luôn có ý nghĩa quan trọng

Trang 32

Chế định xác định cha, mẹ, con nói chung và xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nói riêng, tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp có liên quan Bản án, Quyết định của Tòa án là sự khẳng định về mặt pháp lý mối quan hệ cha, mẹ, con, từ đó một mặt chấm dứt các tranh chấp liên quan đến xác định cha, mẹ, con; một mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung, thay đổi hộ tịch của một người qua đó xác định quan hệ và xác lập quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình: quyền xác định dân tộc, quyền đại diện, quyền thừa

kế, quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng… Trong trường hợp xảy ra những tranh chấp như thừa kế, cấp dưỡng… chế định này đóng vai trò là một trong những cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề

Mặt khác, việc xác định cha, mẹ, con có mối liên hệ mất thiết với các chế định trong pháp luật dân sự Trong chế định giám hộ, việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa trong việc xác định người giám hộ đương nhiên của trẻ chưa thành niên trong trường hợp không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ là người mất năng lực hành vi dân sự Trong giao dịch dân sự, việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa trong việc xác định quyền yêu cầu tuyền bố giao dịch vô hiệu do người chưa thành niên thực hiện Trong chế định tài sản

và quyền sở hữu, việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa trong việc xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu; sử dụng, định đoạt tài sản; quyền quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên Đặc biệt, trong chế định thừa kế, việc xác định cha, mẹ, trong trường hợp sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản có ý nghĩa quan trọng khi xác định người thừa

kế Bởi pháp luật Việt Nam có quy định “người con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật

hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi” [3, Điều 21]

Việc xác định cha, mẹ, con cũng quyết định tới một số trình tự, thủ tục tố tụng dân sự; là cơ sở để tòa án xác định tư cách khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc của các đương sự Ví dụ, quyền đại diện của cha, mẹ, với con chưa thành niên trong tố

Trang 33

tụng; quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên của người thân thích…

Việc xác định cha, mẹ, con có liên quan nhiều đến các chế định trong hôn nhân gia đình Xác định được cha, mẹ tức là xác nhận được mối quan hệ trong gia đình, dòng họ qua đó xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể với nhau cũng như tạo cơ

sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc trong thực tế Đối với chế định kết hôn, việc xác định cha, mẹ con ảnh hưởng một cách trực tiếp khi nó là một trong những căn cứ để xác định điều kiện kết hôn; hôn nhân hợp pháp hay không hợp pháp Việc xác định cha, mẹ, con sẽ xác định được các chủ thể mong muốn kết hôn có quan hệ huyết thống trực hệ hay có họ trong phạm vi ba đời hay không Đối với chế định ly hôn, việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa trong việc xác định nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng của cha, mẹ với con hoặc nghĩa vụ phụng dưỡng của con cái với cha, mẹ Qua đó đảm bảo được quyền lợi của các chủ thể

Bên cạnh đó, liên quan đến lĩnh vực hình sự, việc xác định cha, mẹ, con là cơ sở

để quyết định một số tội danh như: Tội không tố giác tội phạm, tội che giấu tội phạm, tội giết con mới đẻ…; hoặc là căn cứ để tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; định khung tội phạm

1.3.3 Căn cứ xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

1.3.3.1 Căn cứ vào thời kì hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh

Khi hai bên nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân thì việc xác định cha, mẹ, con phải căn cứ vào thời kì hôn nhân hợp pháp của cặp vợ chồng Đồng thời đây cũng là điều kiện bắt buộc để cặp vợ chồng vô sinh có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong việc sinh con Khi xác định tư cách người cha, người mẹ đối với con sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là sinh con có sự tham gia của bên thứ ba, thời kì hôn nhân là dấu hiệu pháp lý không thể thiếu để xác định tính đương nhiên hoặc không đương nhiên

Trang 34

Ủy ban quốc tế về giám sát công nghệ hỗ trợ sinh sản (ICMART) đã đưa ra một định nghĩa lâm sàng về vô sinh là một bệnh của hệ thống sinh sản được xác định bởi việc không mang thai lâm sàng sau 12 tháng trở lên khi quan hệ tình dục không được bảo vệ thường xuyên Từ đó có thể hiểu cặp vợ chồng vô sinh là cặp vợ chồng có hoạt động tình dục không tránh thai để mang thai trong một năm mà người vợ vẫn không thể mang thai Cặp vợ chồng vô sinh ở đây phải là cặp vợ chồng vô sinh hợp pháp tức

là phải đáp ứng được đồng thời hai yếu tố: “vô sinh” và “đăng ký kết hôn hợp pháp” Điều này giúp ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể đối với việc sinh con theo phương pháp hỗ trợ sinh sản, tránh trường hợp các bên không chịu nhận đứa trẻ sau khi sinh ra ảnh hưởng đến quyền lợi của đứa trẻ nói riêng và lợi ích của xã hội, nhà nước nói chung

1.3.3.2 Căn cứ vào sự tự nguyện của các chủ thể tham gia vào việc sinh con bằng

kĩ thuật hỗ trợ sinh sản

Sự tự nguyện là một trong các nguyên tắc trong việc áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản đồng thời cũng là một tất yếu trong việc xác định cha, mẹ, con Sự tự nguyện của các chủ thể thể hiện ngay từ thời điểm cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân bắt đầu áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản Điều này nhằm ràng buộc trách nhiệm

và là một trong những căn cứ quan trọng xác định quan hệ cha mẹ và con trong tương lai Bởi việc sinh con theo phương pháp khoa học còn có sự tham gia của bên thứ ba (bên cho noãn, tinh trùng, phôi) Trong trường hợp này, huyết thống không phải căn cứ đương nhiên để xác định cha, mẹ, con, không thể phá vỡ mối quan hệ giữa cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân đối với đứa trẻ sinh ra bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản

Sự tự nguyện của các chủ thể thể hiện qua việc, cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân đáp ứng đủ điều kiện mà pháp luật để ra mong muốn áp dụng biện pháp khoa học để sinh con thông qua văn bản Theo quy định tại điều 11 Nghị định 10/2015/ NĐ – CP, khi muốn áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cặp vợ chồng vô

Trang 35

sinh hoặc người phụ nữ độc thân phải lập hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật TTTON

gồm có Đơn để nghị được thực hiện kỹ thuật TTTON theo Mẫu và Hồ sơ khám xác

định vô sinh của phụ nữ độc thân hoặc cặp vợ chồng đứng tên trong đơn đề nghị Để

tránh trường hợp việc áp dụng phương pháp khoa học chỉ là mong muốn của một bên

vợ/chồng, pháp luật còn quy định rõ đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh, đơn đề

nghị phải phải ghi rõ tên, tuổi của cả hai vợ chồng và phải cùng ký đơn đề nghị Sự tự

nguyện cũng thể hiện qua việc bên thứ ba tự nguyện cho noãn, tinh trùng, phôi tại một

cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định

10/2015/ NĐ – CP: “Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở

khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật TTTON.” Đối

với trường hợp TTTON xin noãn, yêu cầu “phải có cam kết bằng văn bản của cả vợ,

chồng người cho và nhận noãn” (Điểm b, Khoản 1 Điều 10 Thông tư 07/2015/TT –

BYT) Như vậy, có thể thấy không ai có quyền ép buộc người khác cho, nhận tinh

trùng, noãn, phôi hoặc mang thai hộ, đây là quyền tự do cá nhân của mỗi người được

pháp luật bảo vệ

Sự tự nguyện cũng thể hiện ở việc các bên chủ thể đồng ý với nguyên tắc vô

danh mà pháp luật đặt ra Tức là bên cho và bên nhận không biết thông tin cá nhân của

nhau để đảm bảo bí mật, tránh trường hợp tranh chấp về đứa trẻ sau này Tuy nhiên,

yếu tố chủng tộc của bên cho vẫn phải được mã hóa, ghi nhận để tránh trường hợp kết

hôn cùng huyết thống trong tương lai

Đặc biệt đối với trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, pháp luật có sự

yêu cầu cao nhất về sự tự nguyện của cả bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ để

tránh việc thương mại hóa hoạt động này: “Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản” [21,

Khoản 1 Điều 95] thông qua việc quy định các giấy tờ cần thiết trong Hồ sơ đề nghị

mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Điều 14 Nghị định 10/2015/ NĐ – CP như: Đơn

đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu; Bản cam kết tự nguyện mang

Comment [MOU1]: Sự tự nguyện này thể

hiện ở đâu?

Comment [a2]:

Trang 36

thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu; Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ

về việc đồng ý cho mang thai hộ; Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu… Không chỉ vậy, pháp luật còn yêu cầu sự tự nguyện của bên thứ ba trong quan hệ mang thai hộ - người chồng của người phụ nữ mang thai hộ, để việc mang thai hộ có thể thực hiện đòi hỏi sự đồng ý bằng văn bản của người chồng [21, Mục đ Khoản 3 Điều 95] Người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ, việc mang thai hộ phải đáp ứng được yêu cầu của pháp luật Quy định này cũng hạn chế tranh chấp cũng như tạo cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ

Đảm bảo sự tự nguyện sẽ là cơ sở để xác định trách nhiệm của từng chủ thể đối với quá trình thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; trách nhiệm đối với đứa con trong tương lai

1.3.3.3 Căn cứ vào sự kiện sinh đẻ

Sự kiện sinh đẻ là căn cứ truyền thống trong việc xác định cha, mẹ, con Sự kiện sinh đẻ được áp dụng ngay cả khi vợ chồng có hôn nhân hợp pháp hay không có hôn nhân hợp pháp Cùng vời sự phát triển của khoa học công nghệ, căn cứ huyết thống ngày càng được chú trọng và mang tính chính xác cao hơn, thường dùng để giải quyết các tranh chấp về quan hệ cha, mẹ, con như người chồng không thừa nhận con do người vợ sinh ra là con chung của hai vợ chồng, con đã thành niên muốn xác nhận cha,

mẹ cho mình… Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào huyết thống cũng mang ý nghĩa quyết định trong việc xác định cha, mẹ, con Đối với việc sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản, sự kiện sinh đẻ bắt buộc phải nằm trong thời kì hôn nhân của hai

vợ chồng và đứa trẻ sinh ra có thể mang mã gen của cha hoặc mẹ hoặc không mang mã gen của cả hai Người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh không thể thụ thai và sinh con trước ngày đăng kí kết hôn với người chồng của mình Khác với việc sinh con theo chu

kì tự nhiên, pháp luật quy định khi hôn nhân được hình thành sau khi đứa trẻ sinh ra nhưng được vợ chồng thừa nhận để bảo vệ lợi ích của đứa trẻ thì được xác định là con

Trang 37

chung của hai vợ chồng, sự thừa nhận này không được áp dụng trong việc xác định cha, mẹ, con khi sinh con bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản Đây là điểm khác biệt giữa sinh con tự nhiên và sinh con theo phương pháp khoa học mà pháp luật đặt ra để hạn chế việc áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản một cách tràn lan đồng thời bảo vệ lợi ích của các chủ thể trong quan hệ cha, mẹ, con mà đặc biệt là đứa trẻ

Đối với người phụ nữ độc thân lựa chọn sinh con theo phương pháp khoa học tồn tại một quan hệ duy nhất là quan hệ mẹ con, việc xác định quan hệ này chỉ căn cứ vào sự tự nguyện của người phụ nữ độc thân và sự kiện sinh đẻ của người đó

Đối với việc mang thai hộ, thì sự kiện sinh đẻ không được xem là một căn cứ để xác định quan hệ cha, mẹ, con mà chỉ có thời kì hôn nhân và sự tự nguyện của các chủ thể Mặc dù có sự kiện sinh đẻ, xong người người phụ nữ mang thai và sinh con hoàn toàn ý thức được việc mình không được xác định tư cách làm mẹ khi đứa trẻ ra đời Việc mang thai hộ thực chất sự hỗ trợ của khoa học và sự hỗ trợ của người phụ nữ tình nguyện mang thai và sinh con

Tóm lại, việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng biện pháp

hỗ trợ sinh sản không hoàn toàn phụ thuộc vào huyết thống của đứa trẻ Thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh, sự tự nguyện của các chủ thể và sự kiện sinh đẻ là những căn cứ để xác định cha, mẹ, con Ngoài ra, còn căn cứ vào các quy định của pháp luật về việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản Sự xuất hiện của đứa trẻ là do ý chí của cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân, họ là người mang đến sự sống cho đứa trẻ chứ không phải bên thứ ba cho trứng, tinh trùng phôi hoặc mang thai hộ Do đó, không tồn tại bất kì nghĩa vụ pháp lý nào giữa bên thứ ba với đứa trẻ sau khi được sinh

ra

1.4 Tổng quan lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Cùng với lịch sử hình thành và phát triển kĩ thuật hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam là

sự phát triển của các chế định pháp lý liên quan đến việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ

Trang 38

sinh sản và xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Sau khi các em bé TTTON đầu tiên ra đời ngày 30/4/1998, các nhà làm luật đã

có sự nghiên cứu để đảm bảo về mặt pháp lý đối với nhóm đối tượng và quan hệ pháp luật mới này Luật HN & GĐ năm 2000 lần đầu tiên nhắc đến cụm từ sinh con bằng

phương pháp khoa học tại Khoản 2 Điều 63: “Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh

ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định.” Ngày 12/03/2003, Nghị định

12/2003/NĐ – CP về sinh con theo phương pháp khoa học ra đời hướng dẫn chi tiết việc áp dụng biện pháp khoa học để sinh con cũng như việc xác định cha, mẹ, con cho nhóm đối tượng mới này Theo đó, việc xác định cha, mẹ, con được thực hiện như sau:

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng như xã hội khiến cho những quy định

cũ không còn phù hợp và đáp ứng được nhu cầu thực tế, vì lẽ đó Luật HN & GĐ năm

2014 ra đời thay thế cho Luật HN & GĐ năm 2000 Luật 2014 kế thừa các quy định về xác định cha, mẹ, con xong cũng có những sửa đổi nhất định, đặc biệt đối với việc xác định cha, mẹ con trong trường hợp sinh con bằng phương pháp khoa học và mang thai

hộ vì mục đích nhân đạo Trong đó quy định cụ thể: người vợ sinh con bằng kỹ thuật

hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định về xác định con chung của vợ chồng Trường hợp người phụ nữ độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra Việc sinh con bằng kỹ thuật

hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra con sinh ra Đứa trẻ được sinh ra trong

Trang 39

trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm được sinh ra

1.5 Pháp luật một số nước về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã tồn tại trên thế giới khoảng 200 năm và ngày càng phát triển kéo theo các vấn đề pháp lý liên quan, đặc biệt là việc xác định quan hệ cha,

mẹ, con Bởi đây là nhóm quan hệ nòng cốt ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội Tùy theo bối cảnh chính trị, nền tảng kinh tế xã hội, quan niệm tư tưởng dân tộc mà mỗi quốc gia có những quy định riêng về việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

Việc sinh con bằng phương pháp khoa học trong nhiều trường hợp làm nảy sinh tranh chấp quan hệ cha, mẹ, con về mặt sinh học và ý chí, khiến việc xác định cha, mẹ, con trở nên khó khăn Dựa theo quy định pháp luật của những nước có lịch sử phát triển các biện pháp hỗ trợ sinh sản lâu đời trên thế giới như Pháp, Mỹ, Thụy Điển… có thể thấy hầu hết các nước này đều xác định cặp vợ chồng vô sinh hoặc cặp chung sống như vợ chồng đương nhiên là cha mẹ của đứa con sinh ra theo phương pháp khoa học, không có quan hệ pháp lý nào phát sinh giữa người cho noãn, tinh trùng với đứa trẻ được sinh ra bằng biện pháp hỗ trợ sinh sản (Điều 311 – 19 BLDS Pháp, Điều 6, 7 Luật cha, mẹ, và con Thụy Điển) [11, tr75] Cụ thể như:

Bộ luật Napoleon Luật số 94-653 ngày 29-7-1994, Điều 311-19 và 311-20 quy

định việc “sinh con theo phương pháp khoa học” như sau:

Trang 40

Trường hợp áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có sự hỗ trợ của bên thứ ba, không có sự ràng buộc pháp lý nào giữa bên thứ ba hiến tặng và đứa trẻ được sinh ra từ kỹ thuật

Điều 311 – 20

Vợ/ chồng hoặc những người người bạn đời chưa kết hôn nếu cần sự hỗ trợ y tế có sự tham gia của bên thứ ba hiến tặng để sinh sản, tùy theo các điều kiện để bảo đảm bí mật, trước hết cho phép một thẩm phán hoặc công chứng viên, người sẽ thông báo cho

họ về hậu quả pháp lý về mối quan hệ cha, mẹ, con

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w