MỤC LỤC
Tuy nhiên đối với trường hợp sinh sản nhân tạo, trường hợp người vợ mang thai, nhưng bào thai là kết quả của sự phối hợp giữa trứng và tinh trùng của người khác hoặc trứng của người vợ và tinh trùng của người khác; hoặc nếu sự thụ tinh là kết quả sự phối hợp giữa các yếu tố vật chất của vợ và chồng, nhưng việc mang thai lại do một người phụ nữ khác thực hiện, thì thực tiễn có xu hướng thừa nhận rằng đứa trẻ sinh ra có cha và mẹ ruột là người chồng và người vợ đó còn người mang thai hộ; người cung cấp yếu tố vật chất chỉ đóng vai trò là sự hỗ trợ cần thiết cho sự ra đời của đứa trẻ. Như vậy, dưới góc độ sinh học thì cha đẻ, mẹ đẻ, trong quan hệ với con, là người đàn ông, đàn bà trực tiếp sinh ra con, có hoặc không có quan hệ huyết thống; con đẻ, trong mối quan hệ với cha, mẹ là đứa trẻ do người đàn ông, đàn bà trực tiếp sinh ra, có hoặc không có quan hệ huyết thống.
Đặc biệt là sự bổ sung của pháp luật về chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo với những nội dung cơ bản quy định các điều kiện pháp lý chặt chẽ để công nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, quy định cụ thể nội dung thỏa thuận mang thai hộ cũng như các quy định về điều kiện của bên mang thai hộ, bên nhờ mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của các bên… Đây là những quy định mà Luật HN & GĐ trước đó không hề có. Đối với trường hợp nhận phôi, Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 10/2015/NĐ – CP có quy định người nhận phôi phải thuộc một trong các trường hợp sau: Một là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô sinh là do cả người vợ và người chồng; Hai là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà vợ chồng đã thực hiện kỹ thuật TTTON nhưng bị thất bại, trừ trường hợp mang thai hộ; Ba là phụ.
Bản án, Quyết định của Tòa án là sự khẳng định về mặt pháp lý mối quan hệ cha, mẹ, con, từ đó một mặt chấm dứt các tranh chấp liên quan đến xác định cha, mẹ, con; một mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung, thay đổi hộ tịch của một người qua đó xác định quan hệ và xác lập quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình: quyền xác định dân tộc, quyền đại diện, quyền thừa kế, quyền sở hữu tài sản, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng… Trong trường hợp xảy ra những tranh chấp như thừa kế, cấp dưỡng… chế định này đóng vai trò là một trong những cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề. Đặc biệt đối với trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, pháp luật có sự yêu cầu cao nhất về sự tự nguyện của cả bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ để tránh việc thương mại hóa hoạt động này: “Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản” [21, Khoản 1 Điều 95] thông qua việc quy định các giấy tờ cần thiết trong Hồ sơ đề nghị mang thai hộ vì mục đích nhân đạo tại Điều 14 Nghị định 10/2015/ NĐ – CP như: Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu; Bản cam kết tự nguyện mang.
Các thông báo tuyên bố rằng trong trường hợp một cặp vợ chồng muốn có con thông qua việc mang thai hộ, bác sĩ chỉ có thể cung cấp dịch vụ trong trường hợp phôi tạo từ giao tử của cặp vợ chồng đó; đồng thời người mẹ mang thai hộ phải là người thân của một trong hai người nộp đơn và không được phép bồi thường kinh tế cho người này. Để hạn chế sự bùng nổ của việc kinh doanh mang thai hộ, Thái Lan buộc phải ban hành Đạo luật ART vào ngày 19 tháng 2 năm 2015 nhằm mục đích kiểm soát công nghệ TTNT cho các cặp vợ chồng vô sinh và thiết lập tư cách pháp lý và các quy định về dịch vụ mang thai hộ bằng cách cấm mang thai hộ thương mại, buôn bán tinh trùng và trứng của con người.
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC ĐỊNH CHA, MẸ, CON TRONG TRƯỜNG HỢP SINH CON BẰNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ SINH SẢN VÀ THỰC TRẠNG. ÁP DỤNG TRấN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHềNG. Pháp luật Việt Nam về xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh con bằng. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.”. Quy định này giúp đảm bảo hơn lợi ích của người con, cả về vật chất và tinh thần ngay cả khi cha, mẹ mình đã chết. Mặc dù đã có quy định nhưng việc lựa chọn thủ tục để thực hiện khá là khó khăn vì có nhiều trường hợp khác nhau trong thực tế. Ví dụ như, con ngoài giá thú nhận cha mẹ mà hoàn toàn tự nguyện thì đương nhiên áp dụng thủ tục hành chính; nếu con ngoài giá thú xác định cha mẹ cho mình khi cha mẹ đã chết thì nên áp dụng thủ tục nào vì khi đã chết không thể xác định được ý chí của họ gì, tự nguyện hay không tự nguyện, tranh chấp hay không tranh chấp. Pháp luật hiện hành cũng đề cập đến quyền của người con đã thành niên được phép nhận cha, mẹ của mình mà không cần qua người giám hộ, đối với con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự thì cần người giám hộ thực hiện thay. Điều kiện nhận cha, mẹ, con. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.”. Comment [MOU5]: Không nên trích điều luật mà không phân tích. Cần diễn dịch lại nội dung của quy định. Khác với thời điểm Luật HN & GĐ năm 2000 còn hiệu lực, Điều 43 BLDS năm 2005 vẫn còn quy định về quyền của người con được phép yêu cầu Tòa án xác định người hiện là cha, mẹ không phải là cha, mẹ của mình. Luật HN & GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn hiện hành không quy định điều này. Đây có thể là một sự thiếu sót về mặt pháp lý cần nghiên cứu hoàn thiện tạo cơ chế để đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể trong việc xác định cha, mẹ, con cũng như thực hiện pháp luật quốc tế về quyền trẻ em. Hai là, các chủ thể đặc biệt khác theo quy định của luật. Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.”. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:. b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;. c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;. Khi đi đăng ký khai sinh người đăng ký phải xuất một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân; giấy tờ chứng minh nơi cư trú; giấy chứng nhận kết hôn nếu cha, mẹ của trẻ đã kết hôn (Khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ – CP). “a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;. b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;. c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch. Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thỡ nơi sinh phải ghi rừ tờn của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thỡ ghi rừ tờn đơn vị hành chớnh cấp xó, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra. đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh.
Tỉ lệ trẻ sinh ra qua việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Hải Phòng là không nhiều, do đó việc tiến hành xác định cha, mẹ, con trong trường này chưa được áp dụng nhiều trên địa bàn thành phố với nhiều nguyên do có thể kể đến như: chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, áp dụng vào thực tiễn còn nhiều vướng mắc, nhiều trường hợp thực tế không được quy định trong luật,. Điều này đòi hỏi các chứng cứ gián tiếp làm căn cứ để Tòa án xác định quan hệ cha, mẹ, con khi có tranh chấp xảy ra, thường là: hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật TTTON, hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, giấy chứng sinh, sổ y bạ, sự thừa nhận của cơ quan y tế về việc sinh con của người phụ nữ đó.
Nên áp dụng căn cứ huyết thống để xác định quan hệ cha, mẹ, con để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của bà mẹ và đứa trẻ, trừ trường hợp người chồng đã thể hiện ý chí bằng văn bản hoặc di chúc không tiến hành sinh con theo phương pháp hỗ trợ sinh sản trước khi chết mà người vợ vẫn tự ý thực hiện. Điển hình như điều kiện đối với bên nhờ mang thai hộ là vợ chồng đang không có con chung, vậy vợ chồng có con riêng có được nhờ mang thai hộ không?; hay đối với quy định về người mang thai hộ, người mang thai hộ là người thân thích cùng hàng với cặp vợ chồng mang thai hộ gồm anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha, anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha với họ”.
Thứ hai, xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ về những trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản từ tuyến trung ương đến tuyến địa phương, từ bệnh viện về đến UBND các cấp, cơ quan quản lý hộ tích… phòng tránh trường hợp những đứa trẻ được sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản có khả năng kết hôn cận huyết với nhau, hoặc phòng trường hợp đứa trẻ đó có thể mắc các bệnh cần phải sử dụng đến mã gen gốc. Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật cần phong phú, đa dạng, thiết thực với người dân như: tuyên truyền miệng, tổ chức hỏi đáp pháp luật, tình huống pháp luật, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng các câu lạc bộ pháp luật… Thông qua đó để người dân hiểu và biết các quy định của pháp luật, từ đó thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tự bảo vệ mình trong các giao dịch dân sự.
Tổ chức thi tuyển công chức theo mô hình trực tuyến chức cũng là một giải pháp hiệu quả, đảm bảo mọi công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định của pháp luật có thể tham gia dự tuyển một cách minh bạch, khách quan nhất, là cơ hội để lựa chọn những người có tài có độ trình độ và năng lực thực sự. Để công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây: Một là nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch; Hai là nguyên tắc toàn diện đồng bộ; Ba là nguyên tắc thường xuyên, Bốn là nguyên tác nhanh chóng kịp thời.