1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Vị trí, vai trò của hiến pháp trong các nhà nước hiện đại

13 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 490,24 KB

Nội dung

Hiến pháp là 1 văn bản pháp lý nó quy định mục tiêu của mỗi nhà nước và quy định giá trị con người mà các công ước quốc tế ví dụ: công ước quốc tế con người về chính trị dân sự năm 1966,

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Trang 2

TIỂU LUẬN:

VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HIẾN PHÁP TRONG CÁC

NHÀ NƯỚC HIỆN ĐẠI GIẢNG VIÊN: TS LÃ KHÁNH TÙNG

HỌ VÀ TÊN: LÝ DƯƠNG NHƯ QUỲNH

LỚP : K65B

MÃ SINH VIÊN: 20061239

HỌC PHẦN: LUẬT HIẾN PHÁP

Hà Nội – 2021

Trang 3

MỤC LỤC:

I Lý do lựa chọn, mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu đề tài 3

II Khái niệm, sự ra đời và phát triển của Hiến pháp 4

2.2 Sự ra đời và phát triển của hiến pháp trên thế giới 5

2.2.2.Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp 5 III Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật 7 3.1 Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật các nhà nước hiện đại 7 3.2 Vị trí của Hiến pháp trong quan hệ pháp luật Việt Nam 8

4.1 Sự quan trọng của Hiến pháp đối với một quốc gia 10 4.2 Sự quan trọng của Hiến pháp đối với người dân 11

Trang 4

LỜI DẪN

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, người dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước; hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc ta Qua các thời kỳ, nước ta đã ban hành 05 bản Hiến pháp (năm 1946, năm 1959, năm 1980, năm 1992, năm 2013) Mỗi bản Hiến pháp đều gắn liền với một giai đoạn phát triển của đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà dân tộc Việt Nam đã có mọi quyền tự do phụ nữ Việt Nam

đã được ngang hàng với đàn ông để được hưởng chung mọi quyền cá nhân của công dân”

I Lý do lựa chọn, mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu đề tài 1.1 Nêu lý do chọn vấn đề nghiên cứu

Bộ môn luật hiến pháp là bộ môn nền tảng cơ bản và cũng là cơ sở nền tảng

để sinh viên hội nhập chuyên ngành Hiến pháp là một thành quả của dân chủ Ý nghĩa dân chủ của Hiến pháp thể hiện rõ nét ở chỗ là văn kiện chính trị – pháp lý ghi nhận và bảo vệ quyền con người Hiến pháp quy định các quyền cơ bản nhất của công dân Ghi nhận, mở rộng quyền công dân, quyền con người trong hiến pháp Đây là xu hướng phát triển của các văn bản Hiến pháp, mỗi nhà nước sẽ có các biện pháp, cơ chế cụ thể

Khi quyền con người được pháp lý hóa quy định trong Hiến pháp và pháp luật ở mỗi nước Hiến pháp là 1 văn bản pháp lý nó quy định mục tiêu của mỗi nhà nước và quy định giá trị con người mà các công ước quốc tế (ví dụ: công ước quốc

tế con người về chính trị dân sự năm 1966, công ước quốc tế quyền con người năm 1948, công ước quốc tế quyền con người về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội) Chính vì các lí do trên nên tôi đã quyết định tìm hiểu và viết lên những kiến thức bản thân tiếp thu được qua nhiều loại hình khác nhau để thêm một tiểu luận mới về đề tài này

1.2 Nêu các mục tiêu nghiên cứu

Trang 5

Tìm hiểu và phân tích rõ vị trí, vai trò của hiến pháp trong các nhà nước hiện đại Từ đó thêm hiểu biết sâu rộng của bản thân Làm rõ sự ảnh hưởng của hiến pháp đã tác động mạnh mẽ thế nào đến mối quốc gia, mỗi dân tộc cũng như người dân

1.3 Nêu các phương pháp nghiên cứu

Tìm, đọc các sách, báo, bài viết đó liên quan tăng hiểu biết bản thân từ đó tiếp tục đi sâu phân tích và đánh giá để hiểu hơn đề tài tiểu luận

Tìm hiểu các vụ việc, điều khoản, tình huống để liên hệ thực tế

Rút ra những kết luận ngắn gọn, dễ hiểu

Sử dụng các phương pháp phân loại, phân tích lịch sử và phương pháp tổng hợp

NỘI DUNG:

II Khái niệm, sự ra đời và phát triển của Hiến pháp

2.1 Khái niệm về hiến pháp

Hiến pháp là một đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người quyền công dân

- Có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật của quốc gia

- Phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân

- Về nguyên tắc phải do nhân dân thông qua ( qua hội nghị lập hiến, quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu dân ý )

2.2 Sự ra đời và phát triển của hiến pháp trên thế giới

2.2.1.Sự ra đời của hiến pháp

Luật hiến pháp ra đời cùng với sự ra đời của Hiến pháp Hiến pháp ra đời sau với các luật khác nhưng ngay từ khi xuất hiện nó đã bắt tất cả các văn bản khác phải suy tôn nó

Hiến pháp đầu tiên trên thế giới là của Hoa Kỳ (1787) Qua nhiều sửa đổi, hiện nay Hiến pháp Hoa Kỳ là một trong số Hiến pháp toàn thiện nhất thế giới

Trang 6

2.2.2.Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp

Giai đoạn thứ nhất trước 1945: Đại hiến chương Anh Magna Carta 1215 ( thiết lập quyền xét xử của bồi thẩm đoàn bởi dân) , luật và các quyền Anh 1688 các bản hiến pháp: Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1787, Hiến pháp Ba Lan năm 1791, Hiến pháp Pháp năm 1791, Hiến pháp Thụy Điển năm 1809 (gồm 4 luật chủ yếu là Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Nghị viện, Luật kế vị ngôi Vua và Luật về tự

do báo chí) Hiến pháp Venezuela năm 1811, Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1812, Hiến pháp Na Uy năm 1814, Hiến pháp Hà Lan năm 1815, Hiến pháp Colombia năm 1821 Diễn ra sau các cuộc cách mạng dân chủ tư sản từ năm 1830 đến 1848, bao gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Bỉ năm 1831, Hiến pháp Thái Lan năm

1832, Hiến pháp Tây Ban Nha năm 1833, Hiến pháp Hy Lạp các năm 1844 và

1864, Hiến pháp Đức năm 1848, Hiến pháp Thụy Sĩ năm 1848, Hiến pháp

Luxembourg năm 1848, Hiến pháp Phổ năm 1850, Hiến pháp Argentina năm 1853, Hiến pháp Bulgaria năm 1864, Hiến pháp Nhật Bản năm 1889, Hiến pháp Nga năm 1906, Hiến pháp Trung Quốc năm 1912 Diễn ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Mexico năm 1917, Hiến pháp Nga năm 1918, Hiến pháp Đức năm 1919 (Hiến pháp Weimar), Hiến pháp Phần Lan năm 1919, Hiến pháp Estonia năm 1920

Giai đoạn thứ hai : diễn ra sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1941 - 1945) gồm các bản hiến pháp: Hiến pháp Indonesia năm 1945, Hiến pháp Nhật Bản năm

1946, Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hiến pháp Italia năm 1947, Hiến pháp

Bulgaria năm 1947, Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Đức năm 1949, Hiến pháp Ấn

Độ năm 1949 Diễn ra sau sự tan rã của chế độ thuộc địa của Anh và Pháp từ năm

1958 đến những năm 60 của thế kỉ XX, với các bản hiến pháp: Hiến pháp

Singapore năm 1959 (sửa đổi các năm 1963, 1965, 1979, 1984, 1990, 1991, 1996), Hiến pháp Bờ Biển Ngà năm 1960, Hiến pháp Algerie năm 1963, Hiến pháp

Nigeria năm 1963 (sửa đổi các năm 1979, 1984, 1987, 1996), Hiến pháp Cộng hoà Chad năm 1962 Diễn ra sau sự sụp đổ của chế độ độc tài ở Nam Âu vào giữa thập niên 70 của thế kỉ XX Từ năm 1974 đến 1978, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Tây

Trang 7

Ban Nha ban hành hiến pháp mới Hiến pháp Bồ Đào Nha được ban hành ngày 02/4/1976, có hiệu lực từ ngày 25/4/1976 và được sửa đổi vào các năm 1982,

1989, 1992, 1997 Hiến pháp Hy Lạp được ban hành và có hiệu lực từ ngày

11/6/1975, được sửa đổi tháng 3/1986 Hiến pháp Tây Ban Nha hiện hành được thông qua bởi trưng cầu dân ý ngày 06/12/1978 và được công bố ngày 29/12/1978 Xác lập quyền tự chủ, tự quyết

Giai đoạn thứ ba sau 1989: các nước Trung và Đông Âu ban hành hiến pháp mới sau khi chế độ Xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở những nước này kể từ năm 1989 -

1991 Các nước Xã hội chủ nghĩa còn lại cũng ban hành các bản hiến pháp mới để cải cách các chế độ kinh tế - xã hội và bộ máy nhà nước Đó là Hiến pháp Ba Lan năm 1989 (sửa đổi các năm 1990, 1992), Hiến pháp Bulgaria năm 1991, Hiến pháp Rumani năm 1991, Hiến pháp Việt Nam năm 1992, Hiến pháp Uzbekistan năm

1992, Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993, Hiến pháp Kazakhstan năm 1993 (sửa đổi năm 1998), Hiến pháp Belarus năm 1994, Hiến pháp Azerbaijan năm 1995, Hiến pháp Georgia năm 1995 (sửa đổi năm 2004), Hiến pháp Ukraine năm 1996 Làn sóng dân chủ hóa thứ ba

III Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật

3.1 Vị trí của hiến pháp trong hệ thống pháp luật các nhà nước hiện đại

- Hiến pháp là một văn bản pháp luật đặc biệt trong hệ thống pháp luật, tác động sâu sắc đến cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia Hiến pháp do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia – ban hành, theo một quy trình thủ tục đặc biệt

- Hiến pháp có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ các quyền và tự do con người

- Hiến pháp là đạo luật gốc, cơ bản, nền tảng đề hình thành hệ thống luật quốc gia

- Mọi văn bản pháp luật khác để cụ thể hóa, không được trái Hiến pháp

- Thay đổi hiến pháp dẫn đến sự thay đổi hệ thống pháp luật

Trang 8

- Tính cơ bản của Hiến pháp trước hết thể hiện ở chỗ, Hiến pháp không điều chỉnh mọi loại quan hệ xã hội hiện hữu mà chỉ điều chỉnh những quan hệ chủ đạo nhất, chính yếu nhất, có tính nguyên tắc và tính nền tảng nhất Nói khác đi, Hiến pháp phải phản ánh, bảo đảm và bảo vệ những lợi ích sống còn của các lực lượng

xã hội làm nền tảng pháp lý cho đường lối chính trị chủ đạo nhằm phát triển đất nước và xã hội

Xem xét Hiến pháp của các nước trên thế giới cho thấy, các quan hệ xã hội chủ đạo mà Hiến pháp điều chỉnh bao gồm: chế độ xã hội và chế độ nhà nước, vị trí pháp lý của con người, của công dân, vị trí của quốc gia trong cộng đồng quốc

tế

Ngoài những điểm chung và phổ biến nhất, mỗi một quốc gia sẽ xác định cho mình quan hệ xã hội nào là quan hệ mang tính nền tảng và cơ bản Có thể, một loại quan hệ được coi là nền tảng, là cơ bản và trở thành đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp ở một quốc gia này, lại không được coi là cơ bản và nền tảng ở một quốc gia khác

3.2 Vị trí của Hiến pháp trong quan hệ pháp luật Việt Nam

Điều 119 Hiến pháp năm 2013 quy định về vị trí của Hiến pháp như sau:

- Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất

- Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp

- Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý

Như vậy, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật thể hiện ở hai điểm: luật cơ bản và luật có hiệu lực tối cao

Hiến pháp với vị trí là luật cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Thứ nhất, Hiến pháp là văn bản duy nhất quy định việc tổ chức quyền lực nhà nước, là hình thức pháp lý thể hiện một cách tập trung hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo, ở từng giai đoạn phát triển Hiến pháp còn là phương diện

Trang 9

pháp lý thể hiện tư tưởng của Đảng Cộng sản dưới hình thức những quy phạm pháp lý

- Thứ hai, xét về mặt nội dung, trong khi các đạo luật khác chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội Ví dụ như: Luật hôn nhân gia đình chỉ điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, Luật Đất đai chỉ điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đất đai…thì Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ các lĩnh vực của xã hội Đối tượng điều chỉnh của Hiến pháp là những quan hệ xã hội chủ đạo nhất, chính yếu nhất, nền tảng nhất liên quan đến lợi ích cơ bản của mọi giai cấp, mọi tầng lớp trong xã hội, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đường lối phát triển khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, đường lối quốc phòng toàn dân, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cơ cấu

tổ chức bộ máy nhà nước

Tính chất luật có hiệu lực tối cao của Hiến pháp thể hiện ở các phương diện sau đây:

- Một là, các quy định của Hiến pháp là nguồn, là nền tảng cho tất cả các ngành luật khác thuộc hệ thống pháp Việt Nam Các quy định của Hiến pháp mang tính tuyên ngôn, cương lĩnh, điều chỉnh chung Dựa trên nền tảng đó, các Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản dưới luật khác cụ thể hóa, chi tiết hóa để điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể

- Hai là, các văn bản pháp luật khác không được mâu thuẫn, trái ngược với Hiến pháp mà phải hoàn toàn phù hợp với tinh thần, nội dung của Hiến pháp, được ban hành trên cơ sở Hiến pháp để thi hành Hiến pháp Mọi văn bản pháp luật có nội dung trái với Hiến pháp phải bị bãi bỏ, hủy bỏ

- Ba là, các điều ước quốc tế mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với quy định của Hiến pháp Khi có sự mâu thuẫn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tham gia

ký kết, không phê chuẩn hoặc bảo lưu với từng phần riêng biệt

Trang 10

- Bốn là, tất cả các cơ quan nhà nước phải thực hiện chức năng của mình theo quy định của Hiến pháp, sử dụng đầy đủ các quyền hạn, làm tròn các nghĩa

vụ mà hiến pháp đã quy định Mọi hành vi vượt ra ngoài thẩm quyền mà hiến pháp đã quy định đều là vi hiến

- Năm là, tất cả các công dân của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hưởng các quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp thừa nhận và có nghĩa vụ nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp

- Sáu là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải ban hành các văn bản pháp luật mà Hiến pháp đã quy định để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, thi hành Hiến pháp Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan nhà nước khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp

- Bảy là, do vị trí vai trò đặc biệt của Hiến pháp, việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi Hiến pháp phải tuân theo một trình tự đặc biệt Chủ trương xây dựng Hiến pháp thường được biểu thị bằng một nghị quyết của Quốc hội; việc xây dựng Hiến pháp thường được tiến hành bằng một cơ quan do Quốc hội lập ra; dự thảo Hiến pháp được lấy ý kiến rộng rãi của nhiều tầng lớp nhân dân; việc thông qua Hiến pháp thường được tiến hành tại một kỳ họp đặc biệt của Quốc hội và chỉ được thông qua khi có một tỷ lệ phiếu đồng ý cao đặc biệt; việc sửa đổi Hiến pháp chỉ được thực hiện theo một trình tự đặc biệt quy định tại Hiến pháp; quá trình xây dựng, sửa đổi Hiến pháp được quan tâm và chỉ đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam

IV Vai trò quan trọng của Hiến pháp

4.1 Sự quan trọng của Hiến pháp đối với một quốc gia

- Văn bản pháp luật xác lập một quốc gia

- Nền tảng để tạo lập một thể chế chính trị dân chủ

- Cơ sở để xây dựng một nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân

+ Bảo vệ nhân quyền và phòng, chống tham nhũng

Trang 11

+ Bảo vệ nhân quyền

- Quy định các quyền con người, quyền công dân mà nhà nước phải tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo thực hiện

- Thành lập các cơ quan quốc gia bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền

- Xác định nền tảng của cơ chế xử lý các vi phạm nhân quyền

+ Phòng, chống tham nhũng

- Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước

- Quy định cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực

- Thành lập các cơ quan quốc gia phòng, chống tham nhũng

- Xác lập nền tảng của cơ chế xử lý lạm quyền, tham nhũng

4.2 Sự quan trọng của Hiến pháp đối với người dân

- Nền dân chủ của người dân

+ Hiến pháp là sự thể hiện, sản phẩm của một nền dân chủ

+ Hiến pháp xác lập những nguyên tắc và cấu trúc thể chế của nền dân chủ + Hiến pháp xác lập các cơ chế để thực thi và bảo đảm dân chủ

- Quản trị nhà nước tốt

- Bảo vệ quyền con người, quyền công dân

+ Chủ quyền của nhân dân

- Quyền của người dân được quyết định chế độ chính trị, thể hiện qua mô hình nhà nước

- Mang tính chất tối cao, vĩnh viễn, không thể bị tước bỏ

- Là nền tảng và chi phối quyền lực của nhà nước

+ Thể hiện qua

++ Lời khẳng định qua những Hiến pháp:

++ Các quy định về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước

++ Các quy định về bầu cử

++ Các quy định về quyền con người, quyền công dân

++ Xã hội ổn định, trật tự, thịnh vượng

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w