1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã qua thực tiễn UBND thị trấn Quốc Oai

110 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN THỊ THUY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

NGUYEN THỊ THUY

VỊ TRÍ, VAI TRO CUA CONG CHUC TU PHAP - HO TICH CAP XA

QUA THUC TIEN UY BAN NHÂN DAN THỊ TRẤN QUOC OAl,

HUYỆN QUOC 0AI, THÀNH PHO HÀ NOI

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính Mã số: 8380101.02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TÔ VĂN HÒA

HÀ NỘI - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu cua

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong

bat kỳ công trình nào khác Cac số liệu, ví dụ và trích dẫn trong

Luận văn dam bao tính chính xác, tin cậy va trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tắt cả các nghĩa vụ

tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Khoa Luật xem xét dé tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thúy

Trang 4

CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VE VỊ

TRÍ, VAI TRO CUA CÔNG CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH 8 1.1 Công chức, công chức cấp xã và công chức tu pháp - hộ tịch

CAP XÃ TH TT HH 10121 0 1 1 1 1 1 1 1 1 11111 tro 8 1.1.1 Khái niệm công CHỨC G- < E111 E v19 vn ng ng rưy 8

1.1.2 Khai niệm công chức cấp Xã 2- 2-52 2+E+EE+EE+EEzEerEerkerxrrerree 10

1.1.3 Khái niệm công chức tư pháp - hộ tịch -«++s++sss+<ss+ lãi

1.1.4 Đặc điểm của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã - - 13 1.1.5 Quy định về tiêu chuẩn của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã 16 1.1.6 Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công chức tư pháp hộ tịch

[U2)0P.c:iếc 18

1.2 Vi trí, vai trò của công chức tư pháp- hộ tịch cấp xã 20 1.2.1 Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức

phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân

dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật 22 1.2.2 Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng

nhân dân và UBND cấp xã báo cáo cơ quan có thâm quyền

xem Xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên

ia DAN 0Š aa< ÔỎ 25

Trang 5

Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng

nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước quy ước ở thôn, tô dân phố và công tác giáo dục tại

địa bàn cấp Xã - 2c sTtTỀE2112112121121111121111111111 11111111 re Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải

Các yếu tố ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của công chức tư

7306.8005

Yếu tố khách quan - 2 £©£+E£+EE+EE+EE+EE£EE£EEEEEEEEEtEErrkerkeree YOU £6 CHU Quan 0117

TIEU KET CHƯNG l 2-2 St Set St EEEESESESESESEEEEEEEEEEEEeEeEeEerrrrrrersrs

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỊ TRÍ, VAI TRÒ CUA CONG

CHỨC TƯ PHÁP - HỘ TỊCH CAP XÃ TỪ THỰC TIEN ỦY BAN NHÂN DAN THỊ TRAN QUOC OAI, HUYỆN QUOC

OAI, THÀNH PHO HÀ NỘII 2-52 52+E2+EE2EEeEEeExerkeree Thực trạng vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp

xã tại thị tran Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Khái quát chung về thị tran Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành

phố Hà Nộii - 2-2 5ESE+2E2EE2EE2E521127127171211211211211 111 EEExeE VỊ trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã tại thị trấn

Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Đánh giá thực trạng về vị trí, vai trò của công chức tư pháp

-hộ tịch cấp xã tại thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành

phố Hà Nội 2-5 ST SE SE 1 E1211211211 111121111111 11x cre.

Trang 6

2.2.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế - 2-2 2s + szsz 61 TIEU KET CHƯNG 2 2 te Set St EEEESESESESESEEEEEEEEEEEESEeEeEerrrrrrersrs 69

CHƯƠNG 3: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP NANG CAO VỊ TRÍ,

VAI TRÒ CUA CÔNG CHỨC TU PHÁP - HỘ TỊCH CAP XÃ 70 3.1 Những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc

nâng cao vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã

GEM MAY 200777 70 3.2 Giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của công chức tư

pháp - hộ tịch cấp xã - ¿5c 2s 2 2 T221 21x erre 73 3.2.1 Đổi mới công tác tuyên dụng và rà soát, phân loại đánh giá đội

ngũ công chức cấp Xã : -©5++ e+EE+EEEEEEEEEEEEEE1211211171 1E cre 73 3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng

công chức tư pháp - hộ tỊCh - ¿<6 +++E*v+sEEseeeeEeeeeerseese 81

3.2.3 Hoan thiện, cai cách chính sách va chế độ đãi ngộ đối với công

chức tư pháp - hộ tịch cấp xã -¿- 2 5£ ©+E2+££+£+£+rxerxerkree 85

3.2.4 Nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng chuyên môn cũng như hiệu

quả làm việc của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã S8

3.2.5 Trang bi, cải thiện cơ sở vật chất, phương tiện làm viỆc 91

3.2.6 Tang cường sự phối hợp giữa công chức tu pháp - hộ tịch cap xã

với các công chức câp xã nói riêng và cán bộ, công chức nói chung 93 3.2.7 Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật - +: 93 TIỂU KET CHƯNG 3 :- 2: 2£ S£+E£+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE121121 211cc 95 KẾT LUẬN 2 52c 5< 2E 2 2E122112711211221211 2112111121111 .1 1 cxeerrei 96 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22- 5252 x2zzcced 98

PHU LỤC -2222-2222222211112221111222111122111127.1 121.12 E1 102

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

CC TP-HT: Công chức tư pháp - hộ tịch

HĐND: Hội đồng nhân dân

PBGDPL: Phé bién, giáo dục pháp luật UBND: Ủy ban nhân dân

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG

SỐ hiệu Tên bảng Trang Bang 2.1 Tổng hợp số liệu các vụ việc dang ký hộ tịch tại UBND

thị tran Quốc Oai năm 2020 49 Bảng 2.2 | Kết quả khảo sát đánh giá mức độ hài lòng của người dân

đối với CC TP-HT khi đến UBND thị tran giải quyết TTHC | 57

Trang 9

MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ giữa các nước trên thế giới đặt các t6 chức công và tư đứng trước những cơ hội và thách thức đòi hỏi cần phải có sự đổi mới để thích ứng một cách linh hoạt hơn Trong tổ chức thuộc khu vực nhà nước, công chức là những người trực tiếp thực thi công vụ, là nguồn lực cốt lõi tạo nên hiệu quả hoạt động của nền hành chính nhà nước Một trong những nội dung của chương trình tổng thê

cải cách hành chính là nâng cao chất lượng công chức nhằm đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính Bên cạnh đó dé nâng cao vi trí, vai trò cua công chức, cần phải đưa ra những giải pháp thiết thực, phù hợp Bởi lẽ có những giải pháp thiết thực, phù hợp người công chức sẽ hoàn thành công việc được giao một cách hiệu quả nhất, từ đó tạo được niềm tin của nhân dân đối với cơ

quan nhà nước.

Trong hệ thống bốn cấp hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, cấp xã là cấp gần dân nhất, trực tiếp quản lý hành chính nhà nước tại cơ sở Chính quyền cấp xã là cầu nối giữa nhà nước với các tô chức và cá nhân trong xã hội, đại điện cho nhà nước, đề thực thi quyền lực nhà nước, triển khai, tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước ở cấp xã Bên cạnh đó, công chức cấp xã cũng là những người trực tiếp tham gia thực thi công vụ tại địa phương Đội ngũ này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số công

chức hành chính nhà nước Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: Trưởng công an; chỉ huy trưởng quân sự; văn phòng - thống kê; địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị tran) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường

(đối với xã); tài chính - kế toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội.

Trong đó, CC TP-HT cấp xã tham mưu giúp UBND cấp xã tô chức

Trang 10

thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch SỐ 01/2009/TTLT-BTP-BNV về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Sở Tư pháp thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện và Công tác Tư pháp của UBND cấp xã CC TP-HT cấp xã là bộ phận chuyên môn, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan tư pháp cấp trên, là nơi trực tiếp tô chức thực hiện của Ngành Tư pháp nhằm đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống của nhân dân, nâng cao ý thức pháp luật, góp phần duy trì pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội ở cơ sở Nói cách khác CC TP-HT xã chính là cánh tay nối đài của Chính quyền cơ sở trong việc lãnh đạo, quản lý địa phương.

Đảng, Nhà nước ta coi công tác tư pháp cấp xã là một trong những biện pháp quan trọng góp phần tăng cường mối quan hệ, đoàn kết, nhất trí của Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền của

nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Với địa vi pháp lý cua mình, CC TP-HT

cấp xã thực hiện một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của chính quyền địa phương CC TP-HT là những người thường xuyên và trực tiếp tiếp xúc với nhân dân địa phương, giải quyết yêu cầu, kiến nghị của nhân dân, là người trực tiếp xử lý các công việc hàng ngày của Nhà nước; trực tiếp giải quyết những công việc của địa phương mình và lắng nghe mọi ý kiến, nguyện vọng của nhân dan mà không phải qua khâu trung gian nào, như vậy, CC

TP-HT là những người thường xuyên, hàng ngày áp dụng pháp luật và bằng hành vi hành chính của mình giải quyết các công việc hành chính trong nội bộ địa phương; phô biến, triển khai thực hiện mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và giải quyết những công việc hành chính ở địa phương về chứng

thực, hộ tịch, hòa giải ở cơ sở, thi hành an dân sự, hình sự, quan lý nhà nước

trên địa bản , các công việc này nếu được giải quyết tốt ở cơ sở thì hiệu quả

hoạt động của bộ máy nhà nước sẽ cao hơn.

Trang 11

Có thể nói, việc nghiên cứu về vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết Do đó, tác giả chọn đề tài "Vi tri, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã qua thực tiễn UBND thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” làm Luận văn Thạc sỹ luật học Đây là đề tài cấp bách, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, góp phần trực tiếp vào việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của

đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã tại UBND thị trấn Quốc Oai nói riêng và hiệu quả hoạt động của công chức tư pháp - hộ tịch xã, phường, thị

tran ở thành phố Hà Nội nói chung trong điều kiện đổi mới hiện nay ở nước ta.

2 Tình hình nghiên cứu

Việc nghiên cứu vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã nói riêng, vị trí, vai trò của công chức cấp xã nói chung không phải là vấn đề

mới trong quản lý hành chính nhà nước Hiện đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, cụ thé như sau:

Các đề tài khoa học, báo cáo hay luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn về CC TP-HT gồm: Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Hữu Đính “Công tác tư pháp - hộ tịch ở cấp xã: Những vấn dé lý luận và thực tiễn ở tỉnh Bắc Giang” năm 2008; Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Tuấn “Giáo dục pháp luật cho công chức tư pháp - hộ tịch, qua thực tiễn thành pho Ha Noi” năm 2015; Luận văn Thạc sĩ Luật học của Bùi Thi Tư “Quản lý hột tịch — Qua thực tiễn ở Hải Phòng” năm 2014; Luật văn Thạc sĩ Luật học của Trương Thi Vân Anh “Quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, thực tiễn ở huyện Mê Linh, thành phố Ha Noi” năm 2015;

Các bài viết đăng trên các tạp chí gồm: “Dia vị pháp lý của công chức tue pháp — hộ tịch cấp xã trong quản lý nhà nước về công tác tư pháp của Uy ban nhân dân cấp xã giai đoạn hiện nay” của Th.S Trần Thị Mai — Tạp chí

Dân chủ và Pháp luật; “Nang cao năng lực công chức Tư pháp — Hộ tịch

Trang 12

trong giai đoạn hiện nay” Trần Văn Quảng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (số tháng 9/2006); “Thực trạng đội ngũ công chức tư pháp — hộ tịch và yêu cầu chuẩn hóa” Trần Lệ Hoa, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề Pháp

luật hộ tịch năm 2013; “Nang cao năng lực đội ngũ công chức tu pháp — hộ tịch trong giai đoạn hiện nay” Trần Văn Quảng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số tháng 9 năm 2016;

Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây đều có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, phần lớn các công trình đề cập đến công chức tư pháp

-hộ tịch, tuy nhiên chưa có công trình nao có hình thức một luận văn khoa học

nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã Chính vì thế, trên cơ sở kế thừa, tham khảo những nội dung liên quan từ các công trình nêu trên va từ thực tiễn thị tran Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, dé tài “Vi tri, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã qua thực tiên UBND thị tran Quốc Oai, huyện Quốc

Oai, thành phố Hà Nội” sẽ góp phần bỗ sung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã trong giai đoạn hiện nay.

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của luận văn nhằm làm sáng tỏ các van dé mang tính lý luận về công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã; phân tích, đánh giá thực trạng làm việc cũng như vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch tai UBND thị tran Quốc Oai nói riêng và công chức tư pháp

- hộ tịch xã, phường, thị tran nói chung ở nước ta hiện nay 3.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về của công chức tư pháp - hộ tịch

câp xã;

Trang 13

- Thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin, dữ liệu về thực trạng vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã từ thực tiễn UBND thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, khó khăn còn tồn tại, nguyên nhân của hạn chế, khó khăn trong việc nâng cao vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã;

- Đề xuất những giải pháp nâng cao vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã từ thực tiễn UBND thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai,

thành phố Hà Nội.

4 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Việc nghiên cứu về vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã không còn là một vấn đề mới mẻ trong khoa học pháp lý Hiện đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu được thực hiện qua nhiều giai đoạn và phương diện khác nhau, có giá trị về mặt lý luận và thực tiễn, có đề cập giải pháp nâng cao vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện, cụ thể và có hệ thống dưới hình thức một luận văn khoa học về vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xa tại UBND thị tran Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội Chính vì vậy, đề tài “Vi tri, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã qua thực tiễn UBND thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội” sẽ góp phần bổ sung nghiên cứu, luận giải những van đề lý luận và thực tiễn dé chuẩn hóa các hệ thống khái niệm, quy định liên quan đến vị trí, vai trò của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã và đánh giá thực tiễn hoạt động của công chức tư pháp -hộ tịch tại thi tran Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu vi trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ

tịch cấp xã, cụ thé là của UBND thị tran Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.

Trang 14

6 Nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 6.1 Noi dung nghiên cứu

Phân tích và làm rõ vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã tại UBND thị tran Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; hệ thống các văn bản pháp luật quy định về vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã; đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã.

6.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của học thuyết Mác - Lênin Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng các phương pháp cụ thê như: so sánh, khảo sát, thông kê, quy nạp, diễn dịch, phân tích - tổng hợp, điều tra xã hội hoc; cụ thé là:

Chương 1: Luận văn sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, quy nap dé làm rõ khái niệm về công chức, công chức cấp xã nói chung, CC TP-HT cấp xã nói riêng; cũng như đặc điểm, quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyên hạn, vị trí, vai trò của CC TP-HT cấp xã.

Chương 2: Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát công dân đến thực hiện thủ tục hành chính với 100 phiếu khảo sát tại UBND thị tran Quốc Oai, thêm nữa luận văn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích - tổng hợp, điều tra xã hội học để làm rõ thực trạng về vị trí, vai trò của CC TP-HT cấp xã qua đó đánh giá thực trang vi tri, vai trò của CC TP-HT cấp xã tại thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

Chương 3: Luận văn sử dụng phương pháp quan sát, phân tích - tổng hợp, khảo sát dé đưa ra các quan điểm chỉ đạo của Dang va Nhà nước về vị trí, vai trò của CC TP-HT cấp xã, cũng như những đánh giá từ thực tiễn tại thị tran Quốc Oai từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của CC TP-HT cấp xã.

6.3 Địa điểm nghiên cứu

Thị trấn Quốc Oai nằm ở trung tâm huyện Quốc Oai, cách trung tâm

Trang 15

thành phố Hà Nội 30km về hướng Đông Bắc, thị tran có tổng diện tích đất tự nhiên là 508,91 ha; có 05 tổ dân phố với 3.588 hộ, 15.802 nhân khẩu; có trên 50 dòng họ, gồm 02 đạo (Đạo Thiên Chúa giáo và Đạo Phật) có 03 đình; 05 chùa và 02 nhà thờ Thiên chúa; Trên địa ban Thị tran có một số điểm di tích, danh thang có giá trị lich sử, văn hóa, khảo cô và du lịch như: Di tích Quốc gia đặc biệt núi đá vôi, Động Hoàng Xá; Di tích lịch sử nghệ thuật cấp thành phó Đình Hoàng Xá; Chùa Phả Tế và Chùa Hoa Quan Ngô Sài là di tích cấp Thành phố, Đình Ngô Sài là di tích xếp hạng cấp Bộ, địa điểm lưu niệm sự kiện kháng chiến Bác Hỗ về Chùa Mái tháng 3/1947.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình chuyên khảo có hệ thống và toàn diện, góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về vị trí, vai trò của CCTP-HT cấp xã Thông qua các giải pháp đề tài đề xuất góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống lý luận cũng như là tài liệu tham khảo, cung cấp thông tin cho các cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền trong đôi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện nhiệm vụ của CCTP-HT cấp xã.

Luận văn là tài liệu có tính tham khảo cho việc xây dựng các quy định

của pháp luật về nâng cao vị trí, vai trò của CC TP-HT cấp xã nói chung và

công chức nói riêng.

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn bao gồm:

Chương I: Một số vẫn đề lý luận và pháp lý về vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch.

Chương 2: Thực trạng vi tri, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã từ thực tiễn UBND thi tran Quốc Oai, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

Chương 3: Quan diém và giải pháp nang cao vi tri, vai trò của công

Trang 16

chức tư pháp - hộ tịch cấp xã.

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LY VE CONG CHUC TU PHAP - HO TICH

1.1 Công chức, công chức cấp xã va công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã

1.1.1 Khát niệm công chức

“Công chức” là thuật ngữ có lịch sử khá lâu dài, đội ngũ công chức manh nha hình thành từ thời kỳ phong kiến tại Trung Quốc, nó bắt đầu bằng các học thuyết về tô chức Nhà nước và Nho giáo và được áp dụng chặt chẽ hơn, nâng lên thành thiết chế dưới thời của Hán Đề Vũ thuộc triều Hán vào khoảng thế kỷ thứ III Công nguyên (206- 220 CN) thời này với học thuyết Nho giáo thịnh hành, tổ chức chính quyền của Trung Hoa phong kiến đã chia

thành 06 bộ (Lục bộ) như Bộ binh, Bộ hình, Bộ lại, Bộ lễ, Bộ công, Bộ hộ và

mô hình này ảnh hưởng đến nhiều nước như Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Đến thé kỷ thứ XVI thì hệ thống công chức bat đầu hình thành và phát triển ở châu Âu phong kiến Tuy nhiên thuật ngữ công chức chính thức được ra đời tại nước Anh trong thé kỷ XIX (năm 1847) [21].

Ở Việt Nam, sau khi nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về Quy chế Công chức Theo Quy chế này, công chức là những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển dé giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngoai nước, trừ những trường hợp riêngbiệt do Chính phủ quy định.

Năm 1991, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 169/HDBT

ngày 25/5/1991 quy định khá rõ khái niệm công chức là “công dân Việt Nam

được tuyển dụng và bé nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công

Trang 17

sở của nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước

đã được xếp vào một ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp” Nghị

định cũng quy định rõ những người được xác định là công chức.

Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998, cùng với Nghị định số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức đã kế thừa khái niệm công chức trong Nghị định số 169/HĐBT ngày 25/5/1991 và quy định cụ thê hơn thông qua liệt kê những đối tượng là công chức nhà nước Công chức bao gồm: những người được tuyên dụng, bổ nhiệm

hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ dao tạo,

ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, làm việc trong các cơ quan: Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội; cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyén, Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các co quan, đơn vi thuộcQuân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng: làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân

mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định khái niệm công chức như

sau: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

nước, tô chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ

quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân

chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng: trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an

nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ

máy lãnh đạo, quan lý của đơn vi sự nghiệp công lập của Dang Cộng sản

Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vi sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước;

Trang 18

đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công

lập thì lương được bao dam từ quỹ lương của đơn vi sự nghiệp công lập theoquy định của pháp luật.

1.L2 Khái niệm công chức cấp xã

Ở Việt Nam hiện nay, công chức được phân định theo cấp hành chính Ngoài công chức ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện còn có một bộ phận công chức cấp xã Pháp lệnh sửa déi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 được ban hành là sự khăng định về mặt pháp lý đối với đội ngũ công chức cấp xã Việc điều chỉnh pháp luật đối với công chức cấp xã là một bước đột phá, thể hiện sự thay đôi nhận thức có tinh căn bản của các cơ quan nhà nước ở nước ta trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước Đây là lần đầu tiên công chức cấp xã có chế độ làm việc và hưởng chính sách như cán bộ, công chức nhà nước Nhiều quốc gia trên thế giới cho rằng những người làm việc tại các cơ quan địa phương không gọi là công chức nhà nướcmà gọi là công chức địa phương, nhưng địa vị pháp lý của họ tương tự nhưcông chức nhà nước làm việc tại các cơ quan nhà nước ở trung ương Quan niệm trên bắt nguồn từ việc không coi các cơ quan của địa phương là cơ quan nhà nước, mà đó chỉ là các cơ quan tự quản của cộng đồng Ở nước ta, các cơ quan thuộc đơn vị hành chính cấp xã như HĐND và UBND đều là những cơ quan nhà nước Vì vậy, pháp luật khang định công chức cấp xã là công chức nhà nước là hợp lý Tuy nhiên, do tính chất hoạt động của công chức cấp xã nên Nhà nước cần phải có các quy định riêng dé quy định về chính sách, chế độ tiền lương, hưu trí và các vấn đề khác có liên quan.

Luật cán bộ, công chức năm 2008 dành một chương quy định về cán bộ, công chức cấp xã Theo đó, Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xa, trong

10

Trang 19

biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP công chức cấp xã gồm các chức danh:

Trưởng công an (nơi chưa bồ trí lực lượng công an chính quy);

Chỉ huy trưởng quân sự;

Văn phòng - thống kê;

Địa chính - xây dựng - đô thị - môi trường (đối với phường, thị tran), địa chính - xây dựng - nông nghiệp - môi trường (đối với xã);

Tài chính - kế toán;

Tư pháp - hộ tịch;Văn hóa - xã hội.

Đây là nhóm người được tuyên dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã.

1.1.3 Khát niệm công chức tw pháp - hộ tịch

Có thể nói, Tư pháp được coi là một lĩnh vực tô chức và hoạt động đặc biệt của Nhà nước nhằm duy tri an ninh, an toàn và công bằng xã hội Nói cách khác, tư pháp có nhiệm vụ duy trì và bảo vệ công lý Thuật ngữ “Tư pháp” được bắt nguồn từ thuật ngữ “Juristice” theo chữ Latinh, có thể hiểu là “công lý” hay “nền công lý”, quan niệm như là một ý tưởng cao đẹp về nền

công lý, việc giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội phải đúng

pháp luật, hợp lẽ công bằng và các chuẩn mực khác Tư pháp cũng có thé hiểu là “nền tư pháp” mà ở đó bao gồm cả hệ thống pháp luật và các thiết chế nhằm duy trì, bảo đảm việc thi hành một cách nghiêm minh hệ thống pháp luật đó, phát huy hiệu quả thực tế của chúng trong đời sống xã hội Theo

nghĩa Hán - Nôm, Tư pháp là “gìn giữ pháp luật” hay “bảo vệ pháp luật”.

Thuật ngữ “Hộ tịch” lần đầu tiên được tác giả Phan Văn Thiết đưa ra vào thời kỳ trước năm 1975: “Hộ tịch - còn gọi là nhân thế bộ - là cách sinh hợp

11

Trang 20

pháp của một công dân trong gia đình và trong xã hội Hộ tịch căn cứ vào ba

hiện tượng quan trọng nhất của con người: sinh, giá thú và tử” [30] Tại Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch, đến Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ

tịch thì khái niệm hộ tịch được đưa ra như sau: “Hộ tịch là những sự kiện cơ

bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết đi”.

Luật Hộ tịch năm 2014 còn nêu thêm khái niệm “đăng ký hộ tịch” như sau:

1 Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác định tình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết.

2 Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thâm quyền xác nhận hoặc ghi vào Số hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ

sở pháp lý dé Nhà nước bảo hộ quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư [27].

Thời kỳ sau cách mạng tháng Tám, Chính phủ ban hành lần lượt Sắc lệnh 63/SL cho đến năm 1998, đội ngũ thực hiện công tác tư pháp và công tác hộ tịch tại cấp xã được gọi chung là Ban Tư pháp Thuật ngữ “Cán bộ hộ tịch tư pháp” xuất hiện đầu tiên tại Nghị định 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch Nghị định của Chính phủ số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn quy định về công chức được tuyên dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã trong đó có công chức Tư pháp - Hộ tịch (CC TP-HT) Kê từ đó, trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam đều thống nhất sử dụng

chung thuật ngữ CC TP-HT Thuật ngữ CC TP-HT là việc sử dụng đồng thời lồng ghép giữa hai chức danh của công chức làm công tác tư pháp và công chức làm công tác hộ tịch CC TP-HT tại các xã, phường, thị trấn là những người chăm lo mọi việc pháp lý liên quan đến quyên lợi của người dân trong suốt vòng

đời sinh tử của họ, từ việc lây vợ, lây chong, sinh con, nuôi con, giao dịch nha

12

Trang 21

đất, hòa giải các tranh chấp nhỏ trong đời sống ở thôn, làng [28].

Có thể thấy, công chức Tư pháp - Hộ tịch là chức danh chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã, được ví là “cầu nối” đưa chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người dân Đây là bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền cơ sở, chịu sự lãnh đạo về chuyên môn của các cơ quan Tư pháp cấp trên, đóng vai trò quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống của nhân dân, tham mưu với chính quyền trong công tác quản lý địa phương, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân CC TP-HT cấp xã được hiểu là công chức cấp xã, giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thì phải có cán bộ chuyên

trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác.

1.1.4 Đặc diém của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã

Là một bộ phận quan trọng trong công chức cấp xã, CC TP-HT cấp xã là những người hoạt động theo nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước nhân dân địa phương vả cơ quan quản lý cấp trên Vì vậy mà CC TP-HT phải đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất, năng lực và trình độ theo quy định chung đối với công chức Đặc điểm của CC TP-HT cấp xã được xác định bởi vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn trong tổ chức hoạt động của chính quyền cấp xã Cũng chính vì vậy mà CC TP-HT cấp xã có những đặc điểm chung giống như công chức, công chức cấp

xã, cụ thé như sau:

Về tính chất công việc: Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ ro rệt Tính thường xuyên thé hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về thời gian Khi đã được tuyến dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì một người là công chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục, không gián đoạn vê mặt

13

Trang 22

thời gian Tính chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện là công chức được xếp vào một ngạch Ngạch là tên gọi thé hiện thứ bậc về năng lực và trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Ngạch công chức bao gồm: chuyên

viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương: chuyên viên

và tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên Như vậy, công chức là

chuyên viên cao cấp tương đương có thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc đó giảm dần cho đến nhân viên.

Về con đường hình thành công chức: Có hai con đường hình thành công chức là thông qua tuyên dung và bổ nhiệm Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thầm quyền tiến hành căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vi trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định Luật cán bộ, công chức Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện người được tuyên dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyên theo quy định của pháp luật Thi tuyển là một phương thức tuyển dụng công chức, trong đó, hình thức, nội dung thi tuyển phải phù

hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất,

trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng Người được tuyén dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tô chức có thâm quyền quan lý công chức quyết định bé nhiệm chính thức vào ngạch Bên cạnh việc bồ nhiệm vào một ngạch sau khi người được tuyển dụng hoàn thành chế độ tập sự thì bồ nhiệm còn là một con đường trực tiếp hình thành công chức Đó là việc công chức được bổ nhiệm dé giữ một chức vu lãnh đạo, quan lý Việc bồ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tô chức, đơn vị; tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý Thâm quyên, trình tự, thủ tục bỗổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo

14

Trang 23

quy định của pháp luật và của cơ quan có thâm quyên.

Về nơi làm việc: Nơi làm việc của công chức rất đa dạng Nếu như cán bộ là những người hoạt động trong các cơ quan của Dang, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc Tỉnh thì công chức còn làm việc ở

cả cơ quan, đơn vi thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân, trong bộ máylãnh đạo, quan lý của đơn vi sự nghiệp công lập.

Về thời gian công tác: Công chức đảm nhiệm công tác từ khi được bổ nhiệm, tuyển dụng cho tới khi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động mà không hoạt động theo nhiệm kì như cán bộ (Điều 60 - Luật cán bộ, công chức năm 2008) Chấm dứt đảm nhiệm chức vụ khi đến tuổi nghỉ hưu: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi (Quy định tại điểm a Khoản I Điều 73 - Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2014).

Về chế độ lao động: Công chức được biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (Điều 12 - Luật cán bộ, công chức năm 2008); đối với

công chức trong bộ máy lãnh dao, quan lý của đơn vi sự nghiệp công lậpthì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vi sự nghiệp công lập theo

quy định của pháp luật.

Bên cạnh những đặc điểm chung với công chức, công chức cấp xã thì CC TP-HT cấp xã có những đặc điểm riêng như:

- Về chức năng, nhiệm vụ: CC TP-HT cấp xã làm công tác chuyên môn thuộc UBND cấp xã, có trách nhiệm giúp UBND cấp xã quản lý Nhà nước về

công tac tư pháp - hộ tịch trong phạm vi của địa phương.

- Về tô chức hoạt động: CC TP-HT cấp xã được tuyên dụng và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tư pháp CC TP-HT được tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau như: luân chuyền công tác theo yêu cầu của tổ chức về sắp xếp nhân sự, tuyển dụng theo chính sách thu hút, cử tuyển [29].

15

Trang 24

Hơn nữa, hiện nay phần lớn CC TP-HT là người địa phương, là những người gan dân, gắn bó với nhân dân, trực tiếp giúp UBND cấp xã tổ chức triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Chính vậy mà CC TP-HT là những người am hiểu các phong tục, tập quán, tâm lý của người dân trên địa bàn nên họ có điều kiện đặc biệt thuận lợi để tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, do CC TP-HT cấp xã đa phần là người bản địa nên nhiều người vừa làm công tác quản lý nhà nước tại địa phương vừa sản xuất kinh doanh ở gia đình Nhiều người thu nhập chính không phải từ lương, phụ cấp mà từ kết quả sản xuất kinh doanh nên hiệu quả giải quyết công việc chưa cao Đồng thời, họ sống cùng nhân dân địa phương, phải chịu nhiều ảnh hưởng từ phong tục, tập quán của địa phương, từ các mối quan hệ họ hàng dòng tộc nên quá trình giải quyết công việc còn mang nặng tính tình cảm, nề nang.

1.1.5 Quy định về tiêu chuẩn của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã Căn cứ Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP quy định thì người làm công chức Tư pháp - Hộ tịch cần có những tiêu chuẩn chung như sau:

- Hiểu biết về lý luận chính trị, nam vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

- Có năng lực tô chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;

- Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu

cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe dé hoàn thành nhiệm vụ được giao;

- Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.

Thêm nữa, căn cứ điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV hướng dẫn quy

16

Trang 25

định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tô dân phố do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành thì công chức Tư pháp - Hộ tịch cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

- Về độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;

- Về trình độ giáo dục phô thông: Tốt nghiệp trung học phô thông:

- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp Đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức

cấp xã; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng

dân tộc thiêu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Về trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại

Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.

Có thé nói đó là căn cứ tiêu chuẩn chung của công chức làm công tác Tư pháp - Hộ tịch, còn căn cứ Luật Hộ tịch năm 2014 quy định tiêu chuẩn tuyên dụng công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã như sau:

2 Công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã phải có các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;

b) Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu

công việc.

Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bồ trí

công chức tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên

trách [27, Điều 72, Khoản 2].

Như vậy, từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, cơ quan có thâm quyền chỉ được

17

Trang 26

bố trí, tuyển dụng người có đủ tiêu chuẩn nêu trên làm công tác tư pháp - hộ tịch 1.1.6 Quy định về nhiệm vụ, quyền han của công chức tư pháp hộ tịch cấp xã

Căn cứ Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công chức làm công tác hộ tịch cap xã như sau:

1 Trong lĩnh vực hộ tịch, công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp

luật có liên quan về hộ tịch;

b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp xã và pháp luật về

việc đăng ký hộ tịch;

c) Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;

d) Giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được dang ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;

đ) Chủ động kiểm tra, rà soát dé đăng ký kip thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn.

Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã cho tô chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;

e) Thường xuyên trau dôi kiến thức pháp luật dé nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ chức; g) Chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tô chức kiêm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu

18

Trang 27

cầu cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư [27, Điều 73, Khoản 1].

Căn cứ khoản 6 Điều 2 Thông tư 13/2019/TT-BNV quy định nhiệm vụ CC TP-HT như sau:

a) Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh

vực: Tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

b) Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:

Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, xây dung xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật; theo dõi việc thi hành pháp luật và tô chức lay ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;

Tham tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thâm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân

sự trên địa ban;

Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng

nhận và theo đõi về quốc tịch, nuôi con nuôi; số lượng, chất lượng

về dân số trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp

với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước,

quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn;

Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; xử lý vi phạm hành chính, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về hộ tịch trên địa bàn;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên

19

Trang 28

ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Ngoài ra, CC TP-HT còn phối hợp với cơ quan khác như Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan Thi hành án, tô chức hành nghề công chứng, dé tống đạt các văn bản giấy tờ của đương sự, quản lý hồ sơ án treo tại địa phương, cải tạo không giam giữ, giáo duc trẻ dưới vi thành niên

1.2 Vị trí, vai trò của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã

Trải qua 5 thập ký, từ khi hình thành cho đến nay, tổ chức tư pháp xã luôn tồn tại và phát triển, là một bộ phận gắn liền với bộ máy chính quyền cấp cơ sở (xã, phường, thị tran) đồng thời là cơ quan thuộc hệ thống của ngành Tư pháp Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hệ thống của ngành Tư pháp gồm 4 cấp, ở Trung ương có Bộ Tư pháp, ở tỉnh và cấp tương đương có Sở Tư pháp, ở huyện và cấp tương đương có Phòng Tư pháp, ở xã và cấp tương đương có chức danh công chức Tư pháp - Hộ tịch Trong hệ thống này, chức danh CC TP-HT ở vào vị trí chân rết, nêu chân rết mà yếu kém thì cả hệ thống sẽ không thể mạnh, vì vậy CC TP-HT cấp xã có vị trí, vai trò quan trọng và cần thiết không chỉ đối với chính quyền cấp cơ sở mà còn quan trọng và cần thiết đối với hệ thống ngành Tư pháp CC TP-HT vừa là bộ phận cấp cơ sở trong hệ thống nganh Tư pháp, vừa là chức danh chuyên môn của UBND cấp xã, phường, thị tran.

Đối với hệ thống ngành Tư pháp, chức danh CC TP-HT là cấp cơ sở trong hệ thong 4 cap của ngành Tu pháp, có nhiệm vu trực tiếp triển khai thực

hiện công việc tư pháp ở cơ sở: việc đăng ký và quản lý hộ tịch; chủ trì, phối

hợp với công chức khác tham gia công tác hòa giải; chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối

hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước quy ước

ở thôn, tô dân phô và công tác giáo dục tại địa bàn câp xã; kiêm tra, rà soát

20

Trang 29

các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và UBND cấp xã báo cáo cơ quan có thâm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã; phố biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tô chức lay ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật,

Chức danh CC TP-HT được xem như là bộ phan đại diện của ngành Tư pháp

có vai trò và trách nhiệm bảo đảm cho hoạt động tư pháp ở cấp cơ sở được thực hiện đúng quy định pháp luật, đúng sự hướng dẫn và quản lý thống nhất của ngành Tư pháp Hoạt động tư pháp cấp cơ sở còn là việc triển khai, thực hiện chủ trương, kế hoạch công tác của Bộ, ngành, vì thế nếu có một sự ách tắc ở cấp này thì khả năng cao sẽ ảnh hưởng đến cả hệ thống, đồng thời cũng qua thực tiễn mà kiểm nghiệm tính đúng đắn, tính khả thi của những chủ trương, kế hoạch được vạch ra từ cấp cao nhất của ngành giúp cho việc tổng kết, điều chỉnh công tác chỉ đạo và quản lý của ngành Dat giả thiết néu không có bộ phận Tư pháp cấp cơ sở, không có mạng lưới chân rết thì Bộ Tư pháp không thé trực tiếp vươn tới cơ sở dé quản lý hoặc tiễn hành hoạt động thay cho cấp cơ sở Vì vậy, có thể xem chức danh CC TP-HT là cánh tay nối dài của Bộ xuống tận cơ sở thực hiện quản lý nhà nước về công tác tư pháp. Chính vì thế, nhiều năm qua, Bộ tư pháp đã khang định:

Phải đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng, củng cố, đây mạnh hoạt

động tư pháp cấp xã, phường, thi tran Nếu công tác tư pháp của chúng ta được tổ chức tốt từ cơ sở thì chắc chan sẽ góp phần không

nhỏ vào việc thực hiện chủ trương, yêu của hiện nay của Đảng và

Nhà nước ta là ôn định xã hội và quản ky nhà nước bang pháp luật (Phát biéu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc tại hội nghị Tư pháp toàn quốc - tháng 8/1994).

Đôi với chính quyên cơ sở, khi chính quyên của nhân dân dang còn

21

Trang 30

trong phôi thai (Ủy ban dân tộc giải phóng) thì một tổ chức tư pháp ở cơ sở mang bản chất nhân dân đã hình thành cùng với chính quyên, là một bộ phận của chính quyên, sau này trở thành cơ quan chuyên môn của chính quyền, hiện tại chính là chức danh CC TP-HT cấp xã, có chức năng giúp chính quyền

cơ sở thực hiện hoạt động hành chính - tư pháp và quản lý nhà nước về tư pháp theo thẩm quyên Với vị trí là một bộ phận của công tác quản lý nhà nước, CC TP-HT cấp xã chủ yếu quản lý các hoạt động phát sinh trong phạm vi ở cơ sở và tham mưu cho chủ tịch UBND cấp xã về lĩnh vực tư pháp theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, khối lượng công việc lớn và không ngừng gia tăng do sự gia tăng dân số và tính chất ngày càng phức tạp của các quan hệ xã hội Với vị trí là cấp cơ sở gần dân nhất so với chính quyền cấp huyện và tỉnh, tư pháp cấp xã không chỉ trực tiếp triển khai và thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác tư pháp và đăng ký hộ tịch mà còn là bộ phận tương tác trực tiếp với quyền và lợi ích của người dân, thé hiện sự công bằng của pháp luật, quyền làm chủ của nhân dân, đánh giá tính hiệu quả và phù hợp của các chính sách pháp luật Chủ trương, đường lối, chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan tư pháp cấp trên chỉ được thực hiện khi được triển khai chất lượng và hiệu quả tại cấp xã.

Có thé thấy, vị trí vai trò của công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã là rất quan trọng đối với UBND cấp xã, vi trí, vai trò Ay được thé hiện qua các hoạt động thực tế như sau:

1.2.1 Phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật

Pháp luật của Nhà nước là sự thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, thé hiện nguyện vọng, ý chí của nhân dân và phải được thực hiện thống

nhat trong cả nước Dé nhân dân hiéu biệt, tuân thủ pháp luật và giám sát việc

22

Trang 31

thực hiện pháp luật thì nhiệm vụ của các cán bộ, công chức là phải tuyên

truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân năm bắt, hiểu đúng, hiểu rõ nội dung của pháp luật Phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối truyền tải pháp luật vào cuộc sống và là biện pháp quan trọng để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Giáo dục pháp luật nhằm hình thành lòng tin vào pháp luật, thói quen và ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Cấp xã là đơn vị cơ sở trong hệ thông hành chính của nước ta là nơi trực tiếp tổ chức, triển

khai thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

đi vào thực tiễn Triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp xã là con đường gần dân nhất, có hiệu quả nhất đề đưa pháp luật đến với cuộc sống của người dân Dé giúp UBND xã thực hiện có hiệu quả công tác phô biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi địa phương, CC TP-HT cấp xã tô chức thực

hiện các công việc sau:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng dẫn của các cơ quan tư pháp cấp trên, phù hợp với đặc điểm kinh tế

-xã hội, yêu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện hoặc kiến nghị biện pháp phù hợp đề tô chức thực hiện kế hoạch này như điều chỉnh kế hoạch, nội dung, tạo điều kiện về kinh phí, lực lượng và các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện.

- Sơ kết, tong kết công tác phô biến, giáo dục pháp luật ở xã, phường, thị trấn;

- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với cơ quan tư pháp cấp trên; đề nghị cơ quan nhà nước có thâm quyền khen thưởng các tô chức, cá nhân có thành tích và tích cực tham gia công tác phô biến, giáo dục pháp luật [31].

Ngoài ra, thực hiện Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị tran,

23

Trang 32

UBND cấp xã có nhiệm vụ tham gia vào việc thông tin kịp thời và công khai các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của chính quyền địa phương về thủ tục hành chính giải quyết các công việc có liên quan đến dân,

các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Đề thực hiện các công việc trên, CC TP-HT cần theo dõi, cập nhật các văn bản pháp luật, bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan cấp trên và nhiệm vụ chính tri của địa phương để chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch phô biến, giáo dục pháp luật trên dia bàn Đồng thời phát huy và thu hút được sự tham gia của đông đảo các tổ chức, đoàn thé và cá nhân ở địa phương có ý nghĩa quyết định trong việc triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này Một trong các biện pháp phô biến, giáo dục pháp luật hiệu quả là thông qua sách báo, tài liệu tuyên truyền pháp luật Đây là biện pháp có nhiều ưu thế, giúp

cán bộ, công chức và người dân chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu và vận

dụng những kiến thức pháp luật trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và giải quyết các vướng mắc pháp luật trong đời sông hàng ngày Nhăm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong việc tìm hiểu,

nghiên cứu sách báo, tài liệu, văn bản pháp luật, Đảng và Nhà nước chủ trương

xây dựng tủ sách pháp luật ở địa bàn cấp xã.

Việc triển khai Tủ sách pháp luật trên toàn quốc thực hiện theo Quyết định số 69/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành Công báo nước CHXHCN Việt Nam cho cấp xã, phường, thị tran va Chỉ thị số 03/1999/CT-BTP ngày 08 tháng 3 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện các công tác trọng tâm của ngành Tư pháp năm 1999 quy định giao trách nhiệm UBND cấp xã có nhiệm vụ quản lý Tủ sách pháp luật và hàng ngày tổ chức phục vụ cho cán bộ, nhân dân có nhu cầu nghiên cứu được trực tiếp tìm hiểu các văn bản pháp luật

của Nhà nước Tiếp đến, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2019 về việc xây dựng, quản lý, khai

24

Trang 33

thác tủ sách pháp luật thì CCTP-HT cấp xã với nhiệm vụ giúp UBND cấp xã quan ly nha nước về công tác tư pháp là người trực tiếp quản lý việc khai thác, sử dụng Tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị tran.

Để thực hiện nhiệm vụ này, CC TP-HT cần tiễn hành các công việc như thống kê đối tượng phục vụ và nhu cầu bạn đọc, xây dựng kế hoạch và phương thức hoạt động của tủ sách; xây dựng quy chế khai thác và duy trì tủ sách, xây dựng dự toán kinh phí ban đầu và kinh phí hoạt động hàng năm của tủ sách; sưu tầm, bố trí trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của tủ sách; sắp

xếp, phân loại, bảo quản, giới thiệu sách; tổ chức phục vu bạn doc

Ngoài ra, CC TP-HT phải có mỗi quan hệ mật thiết với các trường học

trên địa ban, các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở để tuyên truyền, vận động cán

bộ, nhân dân và học sinh đọc và tìm hiểu các loại tài liệu, sách, báo pháp luật có trong tủ sách; luân chuyên sách, báo, tài liệu pháp lý giữa điểm bưu điện

văn hoá xã, thư viện, tủ sách pháp luật của các cơ quan, đơn vi, doanh nghiệp, trường học, là những hoạt động cần thiết dé nâng cao hiệu quả khai thác và

sử dụng tủ sách pháp luật.

CC TP-HT phụ trách tủ sách không chỉ đơn thuần là người giữ tủ sách,

bảo quản và cho mượn sách mà còn là người hướng dẫn cán bộ, nhân dân sử

dụng sách, báo, tài liệu pháp lý; tuyên truyền, động viên nhân dân tích cực tìm

hiểu pháp luật Tủ sách pháp luật có phát huy được đầy đủ tác dụng thiết thực hay không, điều đó còn phụ thuộc rất nhiều vào vai trò, trình độ, tinh thần trách nhiệm của CC TP-HT Do đó, CC TP-HT phụ trách tủ sách pháp luật

luôn phải tự học hỏi dé nâng cao trình độ chính tri, pháp lý, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao Dé việc luân

chuyên, trao đối sách, báo, tài liệu pháp luật được thuận lợi và đạt hiệu qua cao, CC TP-HT cần báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND cùng cấp trong việc luân chuyên sách, báo, tài liệu pháp luật dé phối hợp thực hiện.

12.2 Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội

25

Trang 34

đồng nhân dân và UBND cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã

Kiểm tra, rà soát các văn bản quy pháp luật của HĐND và UBND cấp xã Dé thực hiện chức năng quan lý của mình, UBND cấp xã có thâm quyền ban hành các quyết định, chỉ thị theo quy định của pháp luật Các văn bản này chỉ giới hạn thực hiện trong phạm vi cấp xã Văn bản pháp luật do UBND cấp xã ban hành phải bảo đảm đúng về thé thức, có nội dung phù hợp với Hiến pháp, các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp va bảo dam tính thống nhất, tính đồng bộ và khả thi.

Quản lý công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp xã bao gồm các công việc cụ thê sau:

- Nắm nhu cầu và lập kế hoạch soạn thảo, ban hành các quyết định, chỉ thị của UBND cấp xã và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó;

- Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật của chính quyền cấp xã.

- Tự kiểm tra và rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và UBND cấp xã ban hành để phát hiện mâu thuẫn, chồng chéo, không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất của các văn bản Từ đó, đề xuất biện pháp xử lý đối với văn bản trái pháp luật Ngoài ra, với vị trí là cấp cơ sở gan dan nhat, UBND cap xã còn có nhiệm vụ tổ chức lay ý kiến nhân dân về các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản pháp luật của cơ quan

cấp trên theo hướng dẫn của UBND cấp huyện và Phòng Tư pháp; đặc biệt là nhiệm vụ theo dõi, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật trên

địa bàn, phát hiện đề xuất; biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc với Phòng Tư pháp trong quá trình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở cấp xã.

Đây là một nhiệm vụ mới của UBND vai trò quan trọng trong việc đánh giá tính

phù hợp của các quy phạm pháp luật khi được áp dụng trong thực tế Dé thực hiện tốt nhiệm vụ này, CC TP-HT phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất

26

Trang 35

định về soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, khả năng phát hiện van đề dé đưa

ra dự thảo các văn bản phù hợp, theo đúng quy định của pháp luật Bên cạnh đó,

CC TP-HT phải năm vững các đường lối, chính sách của Đảng, các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước và thâm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải hiểu rõ tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở cơ sở để tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thâm

quyền ban hành các văn bản kịp thời, có tính khả thi cao và đáp ứng được với yêu cầu quản lý nhà nước của UBND cấp xã.

Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong công tác thi hành án

dân sự trên dia ban theo quy định của pháp luật

Thị hành án là hoạt động cụ thể của các cơ quan, tô chức và công dân theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhăm đưa những nội dung được quyết định (phán quyết) trong các bản án, quyết định của Toà án hoặc các quyết định khác theo quy định của pháp luật được thực hiện trong thực tế, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Trong công tác thi hành án dân sự, UBND cấp xã tham gia với tư cách là cơ quan phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự địa phương tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự của tòa án trên địa bàn, mà không phải là cơ quan có thâm quyền tổ chức thi hành án Trách nhiệm tô chức thi hành án dân sự thuộc vé cơ quan thi hành án dân sự.

Theo quy định của Luật Thị hành án dân sự năm 2008, Chủ tịch Uỷ ban

nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phân công nhiệm vụ cho CC TP-HT phối hợp với Chấp hành viên và cơ quan thi hành án dân sự thực hiện thi hành các bản án, quyết định về dân sự của tòa án trên địa bàn theo quy định của pháp luật và kế hoạch cụ thé của cơ quan thi hành án

dân sự địa phương.

1.2.3 Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng

nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật;

27

Trang 36

phối hop với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ưóc quy ưóc ở thôn, tổ dân pho và công tác giáo duc tại dia bàn cấp xã

Thực hiện nhiệm vụ công tác hộ tịch

Công tác đăng ký hộ tịch có vai trò quan trọng trong công tác quản lý,

thống kê dân số và quản lý xã hội của chính quyền cấp xã và việc quản lý dân cư của nhà nước Thông qua quản lý và đăng ký hộ tịch, UBND cấp xã có thê theo dõi thực trạng biến động về hộ tịch nhằm kịp thời bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; thống kê, phân tích dân số; thu thập các thông sỐ quan trọng về gia đình và xã hội, làm cơ sở cho việc hoạch định và xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch, CC TP-HT có nhiệm vụ, quyên han sau đây:

- Tuân thủ quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật

có liên quan về hộ tịch;

- Chịu trách nhiệm trước UBND cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch; - Tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;

- Giúp UBND cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ

liệu hộ tịch điện tử;

- Chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký kịp thời việc sinh, tử phát sinh

trên địa bàn.

Đối với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở UBND cấp xã, CC TP-HT báo cáo UBND cấp xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;

- Thường xuyên trau dồi kiến thức pháp luật dé nâng cao năng lực và

28

Trang 37

nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do UBND hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tô chức;

- Chủ động báo cáo, đề xuất UBND cùng cấp phối hợp với cơ quan, tô chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ tịch; yêu cầu cơ quan, tô chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân cho Cơ sở đữ liệu quốc gia về dân cư.

Thực hiện nhiệm vụ chứng thực, chứng nhận

Luật Công chứng năm 2006, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phân biệt rõ hai loại

hoạt động công chứng và chứng thực, theo đó công chứng là việc công chứng

viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch do các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện; còn Phòng Tư pháp cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã có thâm quyền chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính,

chứng thực chữ ký:

- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thâm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận

- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động san

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai

- Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở

- Chứng thực di chúc

- Chứng thực văn ban từ chối nhận di sản

- Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhậndi sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điêm c, d và đ Khoản 2 Điêu 5

29

Trang 38

Nghị định này.

Đề tham mưu giúp UBND cấp xã triển khai thực hiện nhiệm vụ trên, CC TP-HT thực hiện việc tiếp nhận, thâm tra hồ sơ chứng thực theo đúng trình tự, thủ tục và điều kiện theo quy định của pháp luật, nhằm từng bước chuyên giao các hợp đồng, giao dịch cho các tô chức hành nghề công chứng, thực hiện theo đúng tinh thần của Luật Công chứng, góp phần bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của cá nhân, tổ chức Ngoài ra, CC TP-HT còn có trách nhiệm giúp UBND cấp xã thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, thông kê số liệu về chứng thực định kỳ 6 tháng và hàng năm gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện theo đúng nội dung, thời hạn được quy định tại Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

Thực hiện một số việc về quốc tịch thuộc thẩm quyên theo quy định của

pháp luật

Ngày 13 tháng 11 năm 2008, Luật Quốc tịch Việt Nam số 24/2008/QH12 được sửa đổi năm 2014 (sau đây gọi là Luật Quốc tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời mở rộng các nội dung liên quan quản lý nhà nước về quốc tịch đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đăng ký quốc tịch Việt Nam, bãi bỏ nguyên tắc một quốc tịch, nới lỏng các điều kiện xin nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quốc tịch Việt Nam, tránh tình trạng người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có quốc tịch.

Thông qua công tác quản lý và đăng ký hộ tịch, UBND cấp xã là nơi quản lý các loại giấy tờ liên quan đến nhân thân của người có yêu cầu đăng ký quốc tịch Việt Nam, chứng minh nguồn gốc và xuất thân của cá nhân như giấy khai sinh, số hộ tịch Do vậy, trong quá trình thực hiện công tác quản lý nha nước vê quôc tịch, UBND cap xã có nhiệm vụ phôi hợp với các cơ quan

30

Trang 39

có liên quan trong việc xác minh tính chính xác và trung thực của các hồ sơ đăng ký, xin nhập quốc tịch theo yêu cầu của các cơ quan này.

Đối với người nước ngoài làm việc và sinh sống trên địa bàn, UBND cấp xã có trách nhiệm và có các điều kiện thuận lợi dé quan lý, giám sát, theo dõi các biến động về chỗ ở, việc làm và các khoản thu nhập hợp pháp phát sinh trong thời gian cư trú tại Việt Nam Luật Quốc tịch năm 2008 và Nghị định số 78/2009/NĐ-CP về việc quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch năm 2008 cũng đã đề cập đến vai trò kiểm tra, quản lý người nước ngoài của UBND cấp xã trong quá trình xét đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam

của người nước ngoai Theo đó, UBND cấp xã có nhiệm vụ cấp giấy xác nhận về việc làm, thu nhập hợp pháp hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam trong trường hợp họ không xuất trình được các loại giấy tờ chứng minh thu nhập khác Việc quản lý người nước ngoài ở địa phương là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi CC TP-HT phải phối hợp chặt chẽ với Trưởng công an cấp xã quản lý các đối tượng là người không có quốc tịch Việt Nam đến sinh sống và làm việc trên dia ban, tăng cường công tác lưu trữ và quản lý các thông tin về đăng ký hộ tịch và các biến động liên quan đến hộ tịch Khối lượng công việc của nhiệm vụ này sẽ ngày càng gia tăng cùng với sự mở rộng của Luật Quốc tịch năm 2008, khi mà nguyên tắc một quốc tịch bị

bãi bỏ, Nhà nước cho phép Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở

hữu nhà ở, số lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống ngày càng nhiều

Phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước quy ước ở thôn, tổ dân pho và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã

Hương ước, quy ước là những văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra dé điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân Cùng với pháp

31

Trang 40

luật, hương ước, quy ước đảm bảo duy trì an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,

phòng chống các tệ nạn xã hội, phát triển sản xuất, khuyến khích học hành, giải quyết các tranh chấp, vi phạm nhỏ trong nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, góp phần duy trì và phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần thực hiện chính sách dân số, bài trừ các hủ tục và tệ nạn xã hội Hương ước, quy ước có vai trò là bộ phận hỗ trợ đắc lực pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tại cộng đồng dân cư đối với những vấn đề và nội dung mà pháp luật không điều chỉnh, đồng thời

còn là công cụ thực hiện mở rộng, phát huy dân chủ ở cơ sở, giúp nhân dân

trong tiến trình tham gia giám sát hoạt động của cơ quan nha nước.

Theo Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị tran và Nghị quyết số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 hướng dẫn thi hành các điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị tran, Uy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ chỉ đạo, hỗ trợ các làng, bản, thôn, ấp, khóm, cụm dân cư xây dựng hương ước, quy ước với nội dung phong phú, thiết thực, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; kiểm tra việc tô chức thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn Đề triển khai thực hiện nhiệm vụ này, CC TP-HT phối hợp công chức văn hoá - xã hội giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các công việc sau đây:

- Xây dựng phương án, chương trình, kế hoạch và chỉ đạo, hỗ trợ các làng, bản, thôn, ấp, khóm, cụm dân cư xây dựng hương ước, quy ước phù hợp với nội dung đã được hướng dẫn;

- Chuan bị hồ sơ dự thảo hương ước, quy ước dé Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp xã trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt;

- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp xã kiểm tra, tạo điều kiện cho việc phô biến, tuyên truyền và tô chức thực hiện hương ước, quy ước;

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:48

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w