1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới

12 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới
Tác giả Mai Thị Đông Phương
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Công Giao
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận về phòng, chống tham nhũng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 346,12 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Bài tiểu luận môn LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Đề tài: Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở V

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Bài tiểu luận môn

LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Đề tài: Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập

của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay và

đề xuất các giải pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người

có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam trong thời gian tới

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Công Giao Sinh viên thực hiện: Mai Thị Đông Phương

Mã sinh viên: 19064038

Hà Nội, tháng 05/2021

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA

2 Ý nghĩa, mục đích của các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có

II Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền

1 Pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở

2 Các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở

PHẦN II ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 3

2

Lời mở đầu

Biện pháp phòng chống tham nhũng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trên thế giới nói chung và đặc biệt là đối với đất nước đang phát triển mạnh mẽ là Việt Nam chúng ta Các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là một trong những giải pháp phòng ngừa tham nhũng hiệu quả đã được luật quốc tế

và pháp luật nhiều quốc gia công nhận trong đó có Việt Nam

Kiểm soát thu nhập, tài sản của người có chức vụ quyền hạn lần đầu được quy định ở Việt Nam tại luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 tuy nhiên chưa đặt ra vấn đề giải trình về nguồn gốc tài sản, thu nhập và xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc hợp pháp Tại luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 biện pháp này đã được quy định chặt chẽ bao gồm quy định về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập; việc kê khai tài sản, thu nhập; xác minh tài sản, thu nhập và việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia

về kiểm soát tài sản, thu nhập Với các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn như là kê khai, xác minh tài sản, thu nhập; thanh toán qua tài khoản; thuế thu nhập cá nhân; nhận và trả quà tặng, Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc kiểm soát tài chính, thu nhập của cán bộ, công chức

Việc nghiên cứu về các biện pháp này là hết sức cần thiết để thấy rằng các biện pháp này được quy định thế nào, áp dụng ra sao, hiệu quả và bất cập của những biện pháp này là

gì Bằng phương pháp phân tích luật và bình luận quy phạm pháp luật tiểu luận sẽ làm rõ các biện pháp về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tại Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp để áp dụng các biện pháp này được hiệu quả hơn Tuy nhiên, với dung lượng tiểu luận từ 5-10 trang, thay vì nghiên cứu tất cả các biện pháp em sẽ tập trung nghiên cứu chuyên sâu về biện pháp kê khai và xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn

Tiểu luận bao gồm ba phần đó là lời mở đầu, nội dung và kết luận

Trang 4

Nội dung

PHẦN I PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN Ở VIỆT NAM

I Khái quát chung

1 Khái niệm liên quan

Có nhiều cách định nghĩa về tài sản và thu nhập, tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có những quan điểm khác nhau Để phù hợp với nội dung tiểu luận “Tài sản” trong trường hợp này có thể được hiểu là những giá trị vật chất, có lợi ích do một thực thể chiếm hữu nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, kinh doanh “Thu nhập” là tất cả các giá trị vật chất mà một chủ thể nhận được, thu được trong một khoảng thời gian nhất định, không phân biệt nguồn phát sinh thu nhập

Ngoài ra để nghiên cứu về đề tài này chúng ta cần phải tìm hiểu về khái niệm “Người có chức vụ, quyền hạn” Theo quy định tại khoản 2, điều 3 LPCTN 2018 quy định: Người

có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm

vụ, công vụ đó, bao gồm: a) Cán bộ, công chức, viên chức; b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức; đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.1

Từ tất cả các khái niệm trên em xin được đưa ra một khái niệm về “Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn” là tập hợp các biện pháp do cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của pháp luật để biết rõ tài sản, thu nhập, biến động

về tài sản, thu nhập, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng

2 Ý nghĩa, mục đích của các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Việc xác minh tính hợp pháp của tài sản, thu nhập, qua đó phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tham nhũng Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan và quan chức công quyền Tăng cường niềm tin của người dân vào bộ máy hành chính công Kiềm chế động cơ tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn Như vậy, việc

1 Khoản 2 điều 3 Luật PCTN 2018

Trang 5

4

kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn là một trong những giải pháp quan trọng trong phòng, chống tham nhũng.2

II Phân tích các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay

1 Pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay

Pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam ngày càng phát triển Từ thời phong kiến vấn đề này chưa được cụ thể, tới thời Pháp thuộc thì việc này càng không rõ Từ năm 1945-1998, pháp luật về kiểm soát tài sản thu nhập cũng chưa được cụ thể và phát triển tuy nhiên từ 1998 đến nay vấn đề này ngày càng được cụ thể và hợp lý hơn

Luật PCTN năm 2018 có nhiều thay đổi so với Luật PCTN năm 2005 Về tên gọi, Luật PCTN năm 2018 đã thay đổi tên gọi của biện pháp “Minh bạch tài sản, thu nhập” thành

“Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị” nhằm nhấn mạnh mục đích hướng tới việc kiểm soát thực chất tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức - người có chức vụ, quyền hạn Luật PCTN năm 2018

đã quy định cụ thể về cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo hướng tăng cường một bước tính tập trung và phù hợp với thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước ta hiện nay, bảo đảm tính khả thi Theo đó, giao cho Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ, ngành, thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người thuộc diện kê khai công tác tại các

bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương; các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của người kê khai công tác trong cơ quan, tổ chức mình Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên công tác tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, doanh nghiệp nhà nước, người có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập thuộc quyền quản lý của mình Thanh tra tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ

kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, trừ những người giữ chức vụ từ giám đốc sở và tương đương trở lên (những người này do Thanh tra Chính phủ thực hiện việc kiểm soát);

bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan đó; đối với các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội thì chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của người kê khai công tác trong cơ quan, tổ chức mình

2 Powerpoint môn Lý luận phòng chống tham nhũng thầy Vũ Công Giao bài “Biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn”

Trang 6

2 Các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay có các biện pháp để kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn

như là kê khai, xác minh tài sản, thu nhập; thanh toán qua tài khoản; thuế thu nhập cá

nhân; nhận và trả quà tặng Tuy nhiên trong khuôn khổ của tiểu luận từ 5-10 trang, em

tập trung nghiên cứu biện pháp kê khai, xác minh tài sản, thu nhập

2.1 Kê khai tài sản, thu nhập

Trước tiên để làm rõ về biện pháp này em xin được trích khái niệm: “Kê khai tài sản, thu

nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo Nghị định.”3

Trước đây đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập rất rộng, nhưng theo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy với phạm vi đối tượng rộng như vậy sẽ không thể kiểm soát hiệu quả, dẫn đến mất lòng tin của công chúng, và hiện tượng không sợ luật bởi vì khi đối tượng quá rộng sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được đầy đủ, các đối tượng này sẽ dễ dàng lách luật, trốn thực hiện nhiệm vụ và từ đó luật sẽ không áp dụng được hiệu quả Trong Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH luật PCTN tại Điều 34 quy

định người có nghĩa vụ kê khai bao gồm: “1 Cán bộ, công chức 2 Sĩ quan Công an

nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp 3 Người giữ chức vụ

từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ[7], người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp 4 Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.”.4 Điều đó cho thấy luật PCTN năm 2018 đã mở rộng đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản tham nhũng lần đầu nhưng lại thu hẹp đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản tham nhũng thường xuyên như thế đã chặt chẽ hơn trong việc kiểm soát các đối tượng kê khai, các đối tượng cũng được cụ thể hóa hơn

Về các loại tài sản, thu nhập phải kê khai: Theo Điều 35 Luật PCTN 2018 quy định về

“Tài sản, thu nhập phải kê khai” bao gồm: a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây

dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài; d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.” 5 Quy

định này đã rõ ràng hơn về các loại tài sản, thu nhập phải kê khai, dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện biện pháp kê khai, từ đó cũng dễ dàng áp dụng vào thực tiễn

Quy định về phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập cũng được sửa đổi trong luật PCTN 2018 phù hợp với đối tượng kê khai quy định cụ thể tại điều 36 của luật này

VỤ, QUYỀN HẠN TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

4 Điều 34 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH luật PCTN

5 Điều 35 Luật PCTN 2018

Trang 7

6

Không chỉ có một phương thức kê khai mà trong điều 36 đã quy định phương thức kê khai áp dụng cho từng đối tượng kê khai khác nhau, gồm kê khai lần đầu, kê khai bổ sung, kê khai hằng năm và kê khai phục vụ công tác cán bộ Điều này giúp cho quá trình thực hiện kê khai dễ dàng và minh bạch hơn

Tại điều 51 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH luật PCTN cũng đã quy định về xử lý

hành vi kê khai tài sản, thu nhập không trung thực có thể bị buộc thôi việc “Theo Khoản

3 Điều 51, người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập mà kê khai không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm Trường hợp người được dự kiến

bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn hoặc cử vào chức vụ dự kiến Trường hợp người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND mà kê khai không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử Trường hợp đã được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, xin từ chức, xin miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật Việc bổ sung quy định

trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, xin từ chức, xin miễn nhiệm thì có thể xem xét không

kỷ luật nhằm hướng tới xây dựng “văn hóa từ chức” trong hoạt động công vụ Bởi vì, đối với cán bộ, công chức, viên chức thì việc xin thôi làm nhiệm vụ, xin từ chức, xin miễn nhiệm chính là thể hiện sự chịu trách nhiệm cao nhất đối với vi phạm của mình.” 6

Như vậy, quy định về biện pháp kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn đã rất rõ ràng, phù hợp với tình hình đất nước hiện tại, dễ dàng thực hiện song cũng mang tính lý thuyết nhiều, về biện pháp xử lý cũng đã rõ ràng tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ buộc thôi việc

2.2 Xác minh tài sản, thu nhập

Phần lớn cán bộ, công chức đều trung thực trong việc kê khai tài sản, thu nhập tuy nhiên cũng không ít trường hợp cán bộ, công chức cố tình che dấu, kê khai không đúng sự thật

về tài sản thu nhập của mình vì vậy cần có cơ chế xác minh các thông tin về tài sản, thu nhập của các cán bộ, công chức

Trước hết cần phải hiểu “Xác minh tài sản, thu nhập là việc kiểm tra, làm rõ nội dung kê

khai và xem xét, đánh giá, kết luận của cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật PCTN và Nghị định này về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai và tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm”.7

VỤ, QUYỀN HẠN TRONG CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ

7 Tô Huệ - Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn bài báo Quy định kiểm soát tài sản, thu nhập của người

có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị:https://sotp.langson.gov.vn/quy-dinh-kiem-soat-tai-san-thu-nhap-cua-nguoi-co-chuc-vu-quyen-han-trong-co-quan-chuc-don-vi

Trang 8

Để xác minh tài sản, thu nhập Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập cần phải dựa vào một trong các căn cứ có quy định tại khoản 1 điều 41 Văn bản hợp nhất 11/VBHN-VPQH luật

PCTN “a) Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; b) Có

biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập

đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc; c) Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo; d) Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên; đ) Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật này.” Như vậy, để có thể xác minh bản kê khai

thì người bị yêu cầu xác minh phải thuộc một trong 4 đối tượng trong những trường hợp

cụ thể, điều này là hoàn toàn hợp lý Tuy nhiên theo quan điểm của em thì nên xác minh tất cả các bản kê khai như thế sẽ chặt chẽ hơn và hạn chế tối đa khả năng lách luật, khai man, rửa tiền và tham nhũng

Trình tự xác minh tài sản, thu nhập được thực hiện theo điều 44 Văn bản hợp nhất

11/VBHN-VPQH Luật PCTN Bước đầu tiên là ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập

và thành lập Tổ xác minh tài sản, thu nhập Thứ hai, yêu cầu người được xác minh giải trình về tài sản, thu nhập của mình Tiếp theo, tiến hành xác minh tài sản, thu nhập Và báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập Bước thứ năm là kết luận xác minh tài sản, thu nhập Cuối cùng, gửi và công khai Kết luận xác minh tài sản, thu nhập Trình tự các bước được quy định rất chặt chẽ, đầy đủ thủ tục quy trình Tuy nhiên điều đó vẫn còn mang tính hình thức, chưa áp dụng được vào thực tiễn, giữa các bước còn cần quá nhiều thời gian, thủ tục, thiếu tính thực tế, nhiều chỗ còn chưa liên kết được với nhau

Trên đây là toàn bộ những phân tích về các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn tại Việt Nam hiện nay thông qua một số điều luật được quy định trong Luật PCTN 2018 Tiếp đó tại phần II của tiểu luận em xin đưa ra quan điểm cá nhân về thực trạng áp dụng những điều luật đã phân tích ở trên và đưa ra những phương hướng giải quyết cho thời gian tới đây

Trang 9

8

PHẦN II ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT TÀI SẢN, THU NHẬP CỦA NGƯỜI CÓ CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

I Thực trạng áp dụng tại VN

1 Về mặt tích cực

Các quy định pháp luật đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn ngày một chặt chẽ hơn Hàng năm, việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn được tiến hành ở các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị diễn ra theo đúng trình tự, thủ tục

Những năm gần đây, việc thực hiện chi trả lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức nói chung và người có chức vụ, quyền hạn nói riêng đã được thực hiện qua tài khoản ngân hàng Nhờ có các biện pháp tuyên truyền thực hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về kê khai tài sản, thu nhập, ý thức của những người trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập được nâng cao Công tác kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn đã góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình và minh bạch của hệ thống công vụ

2 Về mặt tiêu cực

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định Hiện nay, việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hình thức, thiếu tính đồng bộ Những quy định pháp luật về kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập của người

có chức vụ, quyền hạn chưa đạt hiệu quả cao

Thứ nhất, việc kê khai và kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

vẫn còn hình thức Trong bản báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN nhận định:

“Việc kê khai tài sản, thu nhập còn nặng về hình thức; hầu hết các bản kê khai chưa được

kiểm tra, xác minh, kiểm chứng; chưa giúp cho các cơ quan chức năng kiểm soát được những biến động về tài sản của người có chức vụ, quyền hạn”

Thứ hai, việc quản lý bản kê khai của người có chức vụ, quyền hạn vẫn do cơ quan quản

lý cán bộ của người kê khai thực hiện Một số người có chức vụ, quyền hạn thuộc diện cấp ủy quản lý có sự kiểm tra của cấp ủy đảng cùng cấp Phần lớn các bản kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn không được xác định đánh giá mức độ trung thực của người khai, trừ một số bản kê khai thuộc những đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật Nhìn chung, việc kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn mang tính nội bộ, khép kín, các “bản kê khai không được công khai cho tất cả mọi người, dù là trực tuyến hay khi có yêu cầu cá nhân bằng văn bản

Thứ ba, các chế tài xử phạt chỉ mang tính kỷ luật, trừ khi có bất kỳ tội phạm nào khác

như tội hối lộ có liên quan tới một sự bất thường trong bản kê khai

Trang 10

II Một số giải pháp

Từ thực trạng áp dụng luật tại Việt Nam hiện nay, em xin đưa ra một số giải pháp để áp dụng hiệu quả hơn các biện pháp kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn như sau:

Trước hết cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định

của pháp luật về PCTN trong Luật PCTN năm 2018, nâng cao nhận thức về công tác kê

khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xác định việc kê khai tài sản, thu nhập là nhiệm vụ thường xuyên hàng năm, là giải pháp quan trọng trong công tác đấu tranh PCTN ở nước ta

Để việc thực hiện kê khai tài sản thu nhập được thực hiện quán triệt chính xác thì cần

phải có các cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc kê khai, minh bạch tài sản của

người có chức vụ quyền hạn theo Luật PCTN năm 2018 Cơ quan kiểm soát tài sản, thu

nhập cần xây dựng kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập đối với người có chức vụ, quyền hạn; quy định cụ thể về thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát tài sản; nội dung xác minh tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập Cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra, xác minh những nội dung trong bản kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ,

quyền hạn theo nguyên tắc ngẫu nhiên, định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất khi có những dấu hiệu biến động tài sản bất thường của người có chức vụ, quyền hạn

Ngoài ra thì cần phải có chế tài nghiêm ngặt, không chỉ mang tính hình thức phải xử lý

nghiêm minh đối với các trường hợp không kê khai, chậm hoặc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực Thực hiện nghiêm trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm, những giao dịch, khoản chi tiêu có giá trị lớn hoặc có dấu hiệu bất thường đối với người có trách nhiệm phải kê khai tài sản, thu nhập

Để dễ dàng cho việc kiểm soát cần phải thúc đẩy các biện pháp thanh toán không dùng

tiền mặt Giải pháp này cần được thực hiện đối với người có chức vụ, quyền hạn là mọi

chi tiêu của người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến ngân sách nhà nước đều phải được chuyển khoản Đối với những khoản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, hay góp vốn, được tặng, cho, được hưởng lợi hoặc thừa kế tài sản thì được kiểm soát thông qua cơ quan thuế

Khi chế độ tiền lương hợp lý, cùng với việc kiểm soát tốt các nguồn thu nhập thì người

có chức vụ, quyền hạn ý thức được rằng nếu hành vi tham nhũng của họ bị phát hiện và

xử lý thì bản thân họ và gia đình sẽ bị áp dụng các chế tài nghiêm khắc nhất của pháp luật

và chịu những tổn thất về vật chất và tinh thần Hơn nữa, thực hiện chế độ tiền lương hợp

lý sẽ đảm bảo xây dựng được đội ngũ cán bộ có năng lực, người có chức vụ, quyền hạn

tận tâm thi hành công vụ, phục vụ nhân dân Vì thế cần nhanh chóng cải cách chế độ tiền

lương đối với cán bộ, công chức nói chung và những người có chức vụ, quyền hạn nói riêng Cải cách chế độ tiền lương, bảo đảm tiền lương phải là nguồn thu nhập chính, bảo

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w