1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Common Law

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Các quốc gia theo truyền thống dân luật Civil Law đang ngày càng coi trọng vai trò của án lệ trong việc bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, bên cạnh đó mô hình tố tụng tranh tụng, sự t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT -

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT -

Trang 3

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Pháp luật của các quốc gia

ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Common Law” là công trình

nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Mai Văn Thắng Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khoa học khác

Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về công trình nghiên cứu của riêng mình !

TÁC GIẢ KHÓA LUẬN

Vũ Thị Huyền Trang

Trang 4

3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cụm từ viết tắt Nguyên nghĩa

Trang 5

4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

MỤC LỤC 4

MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 9

6 Bố cục khóa luận 10

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ COMMON LAW VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA COMMON LAW TỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA ASEAN 11 1.1 Các vấn đề chung về hệ thống pháp luật Common Law 11

1.1.1 Khái niệm, tên gọi hệ thống pháp luật Common Law 11

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Common Law 12

1.1.3 Các đặc điểm chung cơ bản của Common Law 20

1.2 Những đặc điểm chung của pháp luật các quốc gia ASEAN 29

1.3 Khái quát chung về sự ảnh hưởng của Common law đến pháp luật một số quốc gia ASEAN 32

1.3.1 Lịch sử ảnh hưởng Common Law tới pháp luật các quốc gia ASEAN 32

1.3.2 Các phương thức ảnh hưởng của Common Law tới pháp luật các quốc gia ASEAN 32

1.4 Tiểu kết chương 1 35

CHƯƠNG 2.HIỆN TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA COMMON LAW TỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA ASEAN 36

2.1 Sự ảnh hưởng của Common Law tới hệ thống pháp luật Malaysia 36

2.1.1 Tổng quan về đất nước Malaysia 36

2.1.2 Khái quát lịch sử ảnh hưởng của Common Law tại Malaysia 36

2.1.3.1 Tổ chức tòa án ở Malaysia 38

2.1.3.2 Hoạt động lập pháp ở Malaysia 41

2.1.3.3 Nguồn của hệ thống pháp luật Malaysia 42

2.1.3.4 Đào tạo và hành nghề luật ở Malaysia 44

2.2 Sự ảnh hưởng của Common Law tới pháp luật Philippines 45

2.2.1 Tổng quan về đất nước Philippines 45

2.2.2 Khái quát lịch sử ảnh hưởng của Common Law tại Philippines 46

2.2.3.1 Tổ chức tòa án ở Philippines 47

Trang 6

5

2.2.3.2 Hoạt động lập pháp ở Philippines 50

2.2.3.3 Nguồn của hệ thống pháp luật Philippines 51

2.2.3.4 Đào tạo và hành nghề luật ở Philippines 52

2.3 Sự ảnh hưởng của Common Law tới pháp luật Brunei 53

2.3.1 Tổng quan về đất nước Brunei 53

2.3.2 Khái quát lịch sử ảnh hưởng của Common Law tại Brunei 54

2.3.3.1 Tổ chức tòa án ở Brunei 55

2.3.3.2 Hoạt động lập pháp ở Brunei 59

2.3.3.3 Nguồn của hệ thống pháp luật Brunei 60

2.3.3.4 Đào tạo và hành nghề luật ở Brunei 62

2.4 Sự ảnh hưởng của Common Law tới pháp luật Myanmar 63

2.4.1 Tổng quan về đất nước Myanmar 63

2.4.2 Khái quát lịch sử ảnh hưởng của Common Law tại Myanmar 64

2.4.3.1 Tổ chức tòa án ở Myanmar 65

2.4.3.2 Hoạt động lập pháp ở Myanmar 68

2.4.3.3 Nguồn của hệ thống pháp luật Myanmar 69

2.4.3.4 Đào tạo và hành nghề luật ở Myanmar 70

2.5 Sự ảnh hưởng của Common Law tới pháp luật Singapore 71

2.5.1 Tổng quan về đất nước Singapore 71

2.5.2 Khái quát lịch sử ảnh hưởng của Common Law tại Singapore 71

2.5.3.1 Tổ chức tòa án ở Singapore 73

2.5.3.2 Hoạt động lập pháp ở Singapore 77

2.5.3.3 Nguồn của hệ thống pháp luật Singapore 78

2.5.3.4 Đào tạo và hành nghề luật ở Singapore 81

2.6 Tiểu kết chương 2 82

CHƯƠNG 3 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA COMMON LAW Ở CÁC QUỐC GIA ASEAN VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM 84

3.1 Xu hướng phát triển của Common Law ở các quốc gia ASEAN 84

3.1.1 Xu hướng phát triển chung 84

3.1.2 Xu hướng phát triển tại Malaysia 85

3.1.3 Xu hướng phát triển tại Philippines 86

3.1.4 Xu hướng phát triển tại Brunei 86

3.1.5 Xu hướng phát triển tại Myanmar 87

3.1.6 Xu hướng phát triển tại Singapore 89

3.2 Một số vấn đề đặt ra và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 91

3.2.1 Một số vấn đề đặt ra 91

Trang 7

6

3.2.2 Một số gợi mở cho hệ thống pháp luật Việt Nam 97

3.3 Tiểu kết chương 3 101

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105

Trang 8

7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trên thế giới hiện nay có hai hệ thống pháp luật lớn và điển hình đó là hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law với những đặc trưng pháp lý riêng Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra xu hướng giao thoa giữa các hệ thống pháp luật, hai

hệ thống pháp luật Common law và Civil Law ngày càng có xu hướng tiếp thu những thành công của nhau và rút kinh nghiệm để hạn chế những điểm yếu của từng hệ thống 1

Common Law là hệ thống pháp luật ra đời ở Anh, sau đó phát triển ở Mỹ và những nước trước đây là thuộc địa của Anh, Mỹ trước đây2 Ngày nay, cùng với sự phát triển về số lượng các quốc gia thành viên, cũng như những đóng góp tiến bộ cho

sự phát triển chung của pháp luật toàn cầu, hệ thống pháp luật Anh – Mỹ đã trở thành một trong hai hệ thống pháp luật phổ biến thế giới Nhiều những chế định của Common Law đã lan tỏa rộng rãi trên thế giới và nhận được sự đón nhận của nhiều quốc gia Các quốc gia theo truyền thống dân luật (Civil Law) đang ngày càng coi trọng vai trò của án lệ trong việc bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, bên cạnh đó

mô hình tố tụng tranh tụng, sự tham gia của bồi thẩm đoàn trong hoạt động tố tụng, chế định ủy thác, sự chuyển dịch của đào tạo luật từ hàn lâm sang kết hợp thực tiễn, thay đổi phương thức đào tạo và lựa chọn thẩm phán, vai trò của các tổ chức hành nghề luật trong đào tạo luật, quyền im lặng, suy đoán vô tội… có nguồn cội từ Common Law nhưng nay trở thành các xu thế phổ quát

Đông Nam Á là một khu vực có nền văn hóa, truyền thống và lịch sử đa dạng, trong đó các quốc gia lại vừa được gắn kết với nhau bởi những giá trị chung, vừa khác biệt và có những sắc thái riêng Cũng giống như các di sản văn hóa, xã hội phong phú của từng nước thành viên ASEAN, có thể thấy di sản pháp luật của các nước ASEAN là sự kết hợp của những yếu tố ảnh hưởng khác nhau Có lẽ sự khác biệt rõ ràng nhất chính là các quốc gia có thể có hệ thống chủ yếu theo thông luật hoặc theo

1 Nguyễn Đăng Dung, Hệ thống pháp luật án lệ Anh – Mỹ và việc áp dụng cho Việt Nam, VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol 36, No 4 (2020), Tr 5

2 Nguyễn Minh Tuấn (2009), Hai hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law, https://tuanhsl.blogspot.com/2009/02/common-law-va-civil-law.html, truy cập 21/3/2022

Trang 9

8

luật lục địa ở những mức độ khác nhau Có thể thấy, các nước ASEAN hầu hết đều

có văn hóa pháp lý gần gũi hơn với Civil law, truyền thống pháp luật Viễn Đông, pháp luật Hồi giáo nhưng nay, nhiều trong số đó lại vận hành khá trơn tru các chế định, tư duy, kỹ thuật của Common Law

Vì vậy, việc nghiên cứu tiến trình và sự ảnh hưởng của Common Law tới các quốc gia trong khu vực không chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức mà còn ý nghĩa thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, do đó tôi đã lựa chọn đề

tài: “Pháp luật của các quốc gia ASEAN chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật

Common Law” để nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên trong khóa luận

tốt nghiệp của mình

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu sự tác động, ảnh hưởng của hệ thống pháp luật lớn trên thế giới tới

hệ thống pháp luật quốc gia có thể được tiến hành ở nhiều cấp độ và phạm vi khác nhau Hiện nay Common Law đã lan tỏa rộng rãi và nhận được sự đón nhận của nhiều quốc gia, vì vậy việc nghiên cứu của khóa luận này nhằm mục đích tìm ra được những ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ tới pháp luật các quốc gia ASEAN – khu vực gần gũi với Civil Law trên một số phương diện như nguồn luật, tổ chức tư pháp, tư duy pháp lý, đào tạo và hành nghề luật Nhận diện xu hướng phát triển của Common Law ở các quốc gia chịu ảnh hưởng trong khu vực ASEAN từ quá khứ đến hiện tại và tương lai Trên cơ sở đó đưa ra những gợi mở cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật trong bối cảnh hội nhập hiện nay

Để đạt được mục đích trên khóa luận thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Một là, làm sáng tỏ một số khái niệm, sự hình thành và phát triển của hệ thống

pháp luật Common Law và chỉ ra những đặc điểm nổi bật của hệ thống pháp luật này

Hai là, nghiên cứu về lịch sử, các kênh ảnh hưởng và những đặc điểm của

Common Law trong hệ thống pháp luật một số quốc gia trong khu vực ASEAN trên một số đặc điểm về nguồn pháp luật, tổ chức tòa án, đào tạo và hành nghề luật

Ba là, chỉ ra xu hướng phát triển của Common Law ở các quốc gia trong khu vực

Đông Nam Á, rút ra những kinh nghiệm có thể tham khảo trong quá trình xây dựng

Trang 10

9

và phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là hệ thống pháp luật của các quốc gia trong khu vực ASEAN chịu sự ảnh hưởng của hệ thống thông luật Trong phạm vi khóa luận sẽ nghiên những nét cơ bản về hệ thống pháp luật Common Law nghiên cứu những vấn đề về tổ chức tòa án, hoạt động lập pháp, nguồn luật, đào tạo và hành nghề luật, ở các quốc gia ASEAN theo truyền thống thông luật để thấy rõ sự dấu ấn của Common Law được thể hiện như thế nào trong hệ thống pháp luật các quốc gia này

Phạm vi nghiên cứu: là khu vực Đông Nam Á với sự tập trung vào năm quốc

gia: Malaysia, Philippines, Brunei, Myanmar và Singapore Đây là năm quốc gia mà

dấu ấn của Common Law được thể hiện rõ nhất trong hệ thống pháp luật

4 Phương pháp nghiên cứu

Với mục đích và phạm vi nghiên cứu đã trình bày ở trên, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để hoàn thành khóa luận gồm:

Phương pháp so sánh được sử dụng như một phương pháp chủ đạo nhằm nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống pháp luật giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN với một số đặc điểm trong hệ thống pháp luật Common Law từ đó đánh giá được sự ảnh hưởng sự ảnh hưởng của hệ thống thông luật với hệ thống pháp luật của các quốc gia này

Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, hệ thống hóa, và phương pháp lịch sử cũng được khai thác để làm rõ tiến trình ảnh hưởng cũng như những thay đổi của Common Law trong

hệ thống pháp luật các nước được lựa chọn để nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu này cung cấp một cái nhìn tổng thể một số vấn

đề lý luận về hệ thống pháp luật Common Law, về tiến trình ảnh hưởng và đánh giá

sự tác động của hệ thống pháp luật Common Law tới pháp luật các quốc gia ASEAN Không chỉ vậy, nghiên cứu còn đưa cái nhìn tổng quát về lịch sử nhà nước và pháp luật của các quốc gia này Do vậy, đây là tài liệu mang tính chất nền tảng cho việc nghiên cứu về pháp luật các quốc gia ASEAN

Trang 11

10

Ý nghĩa thực tiễn: Việc nghiên cứu về hệ thống pháp luật Common Law và tiến

trình ảnh hưởng, chỉ ra khuynh hướng phát triển của hệ thống pháp luật này ở các nước khu vực Đông Nam Á góp phần đưa ra những kiến giải và gợi mở cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật nhằm phù hợp với thay đổi trong nước và hội nhập quốc tế

6 Bố cục khóa luận

Khóa luận bao gồm phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục và ba (3) chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Common Law và sự ảnh hưởng của

Common Law tới pháp luật một số quốc gia ASEAN

Chương 2: Hiện trạng sự ảnh hưởng của Common Law tới pháp luật một số

quốc gia ASEAN

Chương 3: Xu hướng phát triển của Common Law ở các quốc gia ASEAN và

một số gợi mở cho Việt Nam

Trang 12

11

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ COMMON LAW VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA COMMON LAW TỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA ASEAN 1.1 Các vấn đề chung về hệ thống pháp luật Common Law

1.1.1 Khái niệm, tên gọi hệ thống pháp luật Common Law

Common Law là một trong những truyền thống pháp luật phổ biến và có ảnh hưởng lớn trên thế giới khi có khoảng 1/3 số hệ thống pháp luật trên thế giới là hệ thống thông luật hoặc hệ thống hỗn hợp có yếu tố thông luật Hệ thống pháp luật Common law được nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Hệ thống pháp luật Anglo (Anglo – Saxon legal family) (tradition), Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Anglo – American law), Hệ thống pháp luật án lệ (Caselaw), Common Law

Thuật ngữ “Common Law” là thuật ngữ mà nghĩa của nó phụ thuộc vào từng ngữ cảnh và từng thuật ngữ mà nó đi kèm:

(1) Common law được hiểu là “luật chung áp dụng thống nhất trên tòa nước Anh chứ không phải là luật áp dụng cho từng địa phương Common law chỉ luật hay tập quán được các tòa án hoàng gia áp dụng sau sự chinh phục của người Norman, thay thế dần luật và các tập quán được áp dụng tại các tòa án địa phương Ngày nay nghĩa này của thuật ngữ “Common law” đôi khi vẫn được khai thác nhưng không còn là nghĩa thông dụng3

(2) Đặt trong mối quan hệ với luật thành văn (statutes), có nhiều cách diễn tả

“common law” như: luật án lệ (case law); luật do thẩm phán làm ra (judge-made law); luật tập quán (customary) và luật bất thành văn (unwritten law) Theo nghĩa này, Common law được hiểu là được tạo ra bằng các phán quyết của tòa án (án lệ) và tập quán pháp

(3) Common law là “luật” chứ không phải equity “công bằng” Trước 1873, ở Anh

có hai tòa án song song cùng tồn lại một là tòa án pháp luật (court of law/common law court); hai là tòa đại pháp (court of chancery) Từ 1875, hai loại tòa án này

đã được xác nhập, tất cả tòa án ở Anh đều phải áp dụng cả common law và

3 TS Nguyễn Quốc Hoàn (2017), Giáo trình luật so sánh, Nxb Công an nhân dân, tr 194

Trang 13

(5) Hàm chỉ toàn bộ hệ thống pháp luật bắt nguồn từ hệ thống pháp luật Anh để phân biệt với hệ thống pháp luật có nguồn gốc từ Châu Âu lục địa Ở đó, phán quyết của tòa giữ vị trí quan trọng trong cấu trúc nguồn luật, thừa nhận án lệ là nguồn luật chính thống và cơ bản

Như vậy, để hiểu đúng ý nghĩa của thuật ngữ này cần phải căn cứ vào ngữ cảnh

cụ thể đang được đề cập đến Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, “Common Law” được nhìn nhận dưới góc độ là một hệ thống pháp luật thế giới (một gia đình luật) để phân biệt với những hệ thống pháp luật khác như: Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật Hồi giáo

Trên thực tế, khi thảo luận về Common Law dưới dạng so sánh, các học giả thường chỉ đề cập đến thông luật của Anh và Hoa Kỳ, có thể đề cập đến Australia, New Zealand và Canada Đôi khi so sánh Common Law gần như được coi là đồng nghĩa với các nghiên cứu so sánh về luật Anh - Mỹ4

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống pháp luật Common Law

a) Lịch sử hình thành

Thông luật là một hệ thống mang trên mình dấu ấn sâu sắc của lịch sử nước Anh, còn lịch lịch sử thông luật trước thế kỷ XVIII chính là lịch sử của pháp luật nước Anh5 Quá trình hình thành Thông luật ở Anh có thể điểm qua các mốc chính sau đây:

(1) Trước 1066: Giai đoạn Anglo - Saxon

Vào những năm 55 đến năm 54 trước Công nguyên, Julius Caesar đã xâm chiến nước Anh và biến Anh thành một tỉnh của đế quốc La Mã

Từ thế kỷ I đến thế kỷ IV sau Công nguyên, Anh là thuộc địa của Đế quốc La

4 NG, Kwai Hang JACOBSON, Brynna (2017), How Global is the Common Law? A Comparative Study of Asian Common Law Systems – Hong Kong, Malaysia, and Singapore, sian Journal of Comparative Law, 12(2)

5 Những hệ thống pháp luật chính trong , tr 221

Trang 14

13

Mã Trong khi hầu hết các nước châu Âu đều có khuynh hướng sử dụng pháp luật La

Mã làm nền tảng cho sự phát triển pháp luật nước mình, thì pháp luật Anh nói chung

và Thông luật Anh nói riêng lại không chịu không chịu bất cứ ảnh hưởng đáng kể nào

từ pháp luật La Mã Thời kỳ nằm dưới sự cai trị của Đế quốc La Mã, do vị trí địa lý

xa xôi (nước Anh là một đảo quốc nằm ở Tây Bắc châu Âu, được bao bọc bởi Đại Tây Dương); do sự chống đối của các chúa đất; trong giai đoạn này ở Anh chưa có chữ viết và nền kinh tế bộ tộc tự cung tự cấp cũng không phù hợp với pháp luật La Mã; hơn nữa Đế quốc La mã không có ý định đồng hóa Anh mà chỉ tập trung vào khai thác khoáng sản, nên ngay cả khi chịu sự thống trị trong hơn bốn thập kỷ, nhưng pháp luật La Mã vẫn không thể để lại những dấu ấn rõ nét trong pháp luật Anh

Sau khi đế quốc La Mã sụp đổ, pháp luật La Mã hầu như không ảnh hưởng đến các tập quán hình thành tại Anh trong giai đoạn Anglo – Saxon6 Khi đế quốc La Mã sụp đổ, các bộ tộc Germen gồm Angles, Danes, Jutes và Saxon tràn vào chiếm ưu thế, những dân tộc này đã áp đặt những tập quán và những nguyên tắc pháp lí của mình lên những vùng đất đã chinh phục được Tuy nhiên, những tập quán và nguyên tắc pháp lí của họ không thể thay thế hoàn toàn những tập quán và nguyên tắc pháp lí địa phương vốn đã tồn tại lâu đời trong xã hội của người dân bản xứ Hơn thế nữa còn xảy ra sự xung đột giữa tập quán pháp luật địa phương và tập quán pháp luật của kẻ

đô hộ, những xung đột này hầu như không thể giải quyết được Nước Anh bị chia thành nhiều vương quốc nhỏ, trong đó có ba vùng chính, áp dụng ba hệ thống tập quán pháp luật khác nhau Miền Tây và Nam nước Anh áp dụng luật Wessex, miền Trung áp dụng luật Mercian, còn miền Đông và miền Bắc áp dụng luật Dane Pháp luật nước Anh thời kỳ này còn manh mún, tản mạn, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tập quán địa phương, giai đoạn này vẫn chưa tồn tại một nền pháp luật chung cho toàn nước Anh

(2) Giai đoạn hình thành Common law và Equity law

Giai đoạn hình thành Common law (thế kỷ XI – XV)

Một sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển Common law là vào năm 1066, công cuộc chinh phục nước Anh của người

6 Michael Bogdan, Luật so sánh, Kluwer Law & Taxation (1994), tr 78

Trang 15

14

Norman đã diễn ra thành công sau chiến thắng ở trận Hastings Sau khi thống trị được nước Anh, người Norman đã áp đặt các quy tắc và tập quán pháp lí của mình trên toàn bộ lãnh thổ của Anh Những nguyên tắc và tập quán pháp luật này đã gây sự ảnh hưởng sâu sắc đến việc hình thành pháp luật chung cho mọi miền lãnh thổ Anh quốc.7Dưới triều đại vua William đệ nhất (1066 – 1087) luật pháp không thay đổi Đức vua William đệ nhất “ có kỳ vọng thống trị nước Anh trên cơ sở kế thừa chức hàm chứ không phải với quyền lực của một kẻ chinh phục.Ông tuyên bố có chú ý với việc duy trì hiệu lực của pháp luật Anglo – Saxon”8 Luật pháp Anh lúc đó như hỗn tạp của tập quán địa phương, vẫn tiếp tục được duy trì William đệ nhất đã tịch thu tất cả đất đai, tuyên bố quyền sở hữu của mình đối với đất đai trên toàn quốc và coi tất cả người sử dụng đất ở Anh là người thuê đất Ông đã phân chia đất đai cho các thuộc hạ thân cận nhất của mình nhằm lôi kéo sự trung thành nhưng chỉ giới hạn phần đất được chia và phân tán ra khắp nơi trên toàn quốc William đệ nhất còn cho thành lập Hội đồng cố vấn cho Quốc vương để kiểm soát việc nộp thuế Ông xây dựng một chế độ phong kiến hà khắc và tập trung cao độ với tổ chức đơn giản trong đó vua là lãnh chúa phong kiến tối cao, thâu tóm quyền tư pháp, lập pháp và hành pháp William

đệ nhất đã thực thi quyền lực của chánh án tối cao, chỉ giải quyết những vấn đề làm hoàng gia lo ngại và những tranh chấp hết sức đặc biệt; còn những vấn đề của địa phương vẫn tiếp tục do các tòa án quận/ huyện và tòa án bạch hộ khu giải quyết Vua Henry đệ nhị (1154-1189) là hoàng đế có công trong việc xây dựng hệ thống pháp luật Common law Đến thời vua Henry đệ nhị, hệ thống xét xử được cải cách Hội đồng cố vấn dần chuyển thành 3 Tòa án (Các tòa án Hoàng gia): Tòa án tài chính, tòa án thẩm quyền chung, Tòa án quốc vương, các tòa này có trụ sở ở Westminster Henry đệ nhị đã cử các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia tại Westminster

đi giải quyết tranh chấp địa phương trên toàn nước Anh Ban đầu, họ giải quyết tranh chấp theo cách họ hiểu sao về tập quán địa phương Sau mỗi vụ xét xử, các thẩm phán trở về Westminster và thảo luận về những vụ án họ đã xét xử, tập quán họ đã áp dụng

và phán quyết mà họ đã ra Với việc cử các thẩm phán đi giải quyết các vụ án ở địa

7 PGS TS.Thái Vĩnh Thắng, Tìm hiểu hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (Common law), Tạp chí luật học số

6/2003, tr 72

8 Rene David (2003), “Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại”, Nxb TP Hồ Chí Minh, tr

224

Trang 16

15

phương theo cách mà họ hiểu và nhận thức về tập quán địa phương đó Trong nhiều thập kỉ, họ đã phải cạnh tranh với các tòa án ở địa phương: tòa án của tỉnh (county), tòa án giáo hội, tòa án của lãnh chúa phong kiến… Đến cuối thế kỉ XIII, các Tòa án Hoàng gia thắng thế trong việc xét xử vì chất lượng xét xử tốt và trình độ chuyên môn cao Các phán quyết đó đã được ghi chép lại và được gọt giũa, sắp xếp có hệ thống9 Các phán quyết được gọt giũa lại và ghi chép có hệ thống dần trở thành án lệ (Precedent) Những bản án có tính thuyết phục cao của các vị thẩm phán ở các vùng khác nhau đã được đúc rút làm kinh nghiệm tham khảo và áp dụng khi xét xử các vụ

án có tình tiết tương tự về sau theo thời gian đã hình thành lên một nguyên tắc có tên

là “stare decisis” hay còn được biết đến như “rule of precedent” Trên cơ sở áp dụng nguyên tắc tiền lệ pháp này, các phán quyết của tòa được duy trì, từng bước thay thế

có các tập quán địa phương để áp dụng cho mọi vùng thuộc lãnh thổ Anh

Henry đệ nhị đã sáng tạo ra hệ thống tòa án đầy quyền lực và thống nhất tới mức đã hạn chế được cả thẩm quyền của tòa án giáo hội và đặt mình trong thế xung đột với tòa án nhà thờ Cuối thế kỉ XIII các tòa án Hoàng gia đứng đầu xét xử vì có chế độ bồi thẩm đoàn được ưa chuộng hơn hình thức xử án cổ, thẩm phán hoàng gia

có kỹ năng chuyên môn hơn hẳn, hệ thống hồ sơ chặt chẽ và pháp quyết có sức cưỡng chế lớn hơn Thời kì này cần phải nhắc đến sự ra đời và phát triển của hệ thống writ (gọi là trát hay tạm dịch là lệnh gọi ra tòa)

Giai đoạn hình thành Equity Law (thế kỷ XV – XIX)

Vào thế kỉ thứ XIII, khi mới ra đời Common Law đã giải quyết rất tốt nhiệm vụ của mình, là một luật rất mềm dẻo Vì thẩm phán tự sáng tạo ra các quy phạm pháp luật để giải quyết những vấn đề, vụ việc đưa đến tòa dựa trên các nguyên tắc chung

đã được thỏa thuận giữa các thẩm phán Nhưng, đến cuối thế kỉ XIV, học thuyết tiền

lệ pháp được tuân thủ và áp dụng trong các Tòa án Hoàng gia của Anh Vì sự ràng buộc của học thuyết tiền lệ pháp làm cho Common Law trở lên cứng nhắc, bởi vì đến một thời điểm thẩm phán không còn đủ tự do để phát triển các quy phạm pháp luật giải quyết những vấn đề đem đến tòa nữa Khi tình tiết vụ việc khác đi thì các thẩm phán không thể áp dụng tiền lệ pháp cũ nữa nhưng họ cũng không có khả năng sáng

9 TS Nguyễn Quốc Hoàn (2017), Giáo trình luật so sánh, Nxb Công an nhân dân, tr 211

Trang 17

16

tạo ra tiền lệ pháp mới vì bị bó buộc trong khuôn khổ của học thuyết tiền lệ pháp

Thứ hai Bản thân Common Law được xây dựng trên thủ tục tố tụng khá phức tạp, đặc biệt trong mối quan hệ với hệ thống trát Trát được sử dụng như một loại giấy thông hành do vua cấp để bên nguyên có thể bước qua cửa Tòa án Hoàng gia, tiếp cận với công lí nhằm giải quyết những oan khuất của mình Mỗi loại khiếu kiện sẽ có một loại trát tương ứng , vì vậy, tùy thuộc vào bản chất của việc khiếu kiện mà bên nguyên cần giành được loại trát phù hợp mới hi vọng đơn khiếu kiện của mình được Tòa án Hoàng gia thụ lí và giải quyết Bước sang thế kỉ XV, thủ tục tố tụng ngày càng

bị chi phối mạnh bởi hệ thống trát, do đó, thủ tục tố tụng thường được coi trọng hơn

cả quyền lợi đang bị tranh chấp trong vụ kiện Nếu đơn khiếu kiện không rơi vào một trong những vụ việc đã có trát lưu hành, bên nguyên sẽ mất quyền khởi kiện; hoặc nếu bên nguyên giành được trát nhưng trát đó không phù hợp với bản chất của vụ kiện, bên nguyên cũng bị tòa bác đơn

Mặt khác, từ cuối thế kỉ XIV, trong hoạt động xét xử ở Anh còn xuất hiện tệ nạn hối lộ nhân chứng để bịp bợm trước tòa làm cho bên nguyên bị thua kiện một cách phi lí Bởi những lí do kể trên, bên nguyên thường tiếp tục khiếu kiện lên vua nhằm tìm khiến sự trợ giúp đặc biệt Lúc đầu khi các vụ việc còn ít nhà đã đích thân xem xét, về sau các khiếu nại được gửi lên nhà vua ngày càng nhiều hơn, nhà vua đã giao quyền giải quyết các vấn đề này lại cho các viên đại pháp quan (Lord Chancellors) xem xét và dần văn phòng đại pháp đã trở thành Tòa đại pháp Những phán quyết của Tòa đại pháp đã phát triển thành một hệ thống luật pháp luật thứ hai được gọi là Equity hay chancery justice (luật công bình), tồn tại song song với thông luật Equity được hình thành tương tự như Common law nhưng đó là các phán quyết của tòa đại pháp (chứ không phải tòa Hoàng gia) trong quá khứ được cố định mang tính bắt buộc Sự hình thành và phát triển của Equity là nhằm sửa đổi và bổ sung cho Common law, để hoàn tất Common law chứ không nhằm mục đích thay thế Common law Trong vụ Lord Dudley and Ward v Lady Dudley (1705) có một tuyên bố rằng:

“Equity không phải là một phần của pháp luật, nhưng là một đạo đức mà xác định phẩm chất, làm vơi đi, và cải cách tính khắt khe, khắc nghiệt và góc cạnh của pháp luật, và là một sự thật phổ biến Equity bởi vậy không hủy hoại pháp luật, hoặc cũng không tạo nên pháp luật, nhưng giúp đỡ pháp luật”.Học thuyết về Equity law mang

Trang 18

17

nhiều yếu tố của luật La Mã vì các đại pháp quan thường là các mục sư bị ảnh hưởng

của luật giáo hội (cannon law)- một loại luật có cơ sở gần gũi với luật La Mã

Đóng góp lớn nhất của Equity với hệ thống pháp luật anh là đã tạo ra chế định Trust (chế định ủy thác) Khi người sử dụng đất ở Anh phải tuân thủ những nghĩa vụ nộp địa tô trong quá trình sử dụng đất và nộp thuế khi tài sản kế thừa là đất đai hoặc người sử dụng đất lâm vào hoàn cảnh không thể tự mình trực tiếp quản lý và sử dụng đất thì chủ sử dụng đất (người ủy thác) thường tìm người thay mặt mình quản lý và

sử dụng đất bằng cách sang tên mảnh đất của mình cho bạn bè hoặc họ hàng (người được ủy thác) của mình với điều kiện: phần đất đó sẽ được trả lại cho người ủy thác ngay khi người đó quay trở về từ cuộc viễn chinh hoặc trả lại cho con người ủy thác khi đến tuổi trưởng thành và trong thời gian bên được ủy thác sử dụng mảnh đất thì bên được ủy thác phải trả cho bên ủy thác hoặc bên thứ 3 do người ủy thác chỉ định một phần hoa lợi từ mảnh đất đó Tuy nhiên khi đất đã được sang tên cho người được

ủy thác thì người ủy thác không còn quyền sử dụng hợp pháp với mảnh đất này nữa phần đất khi đó đã thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người được ủy thác, người được ủy thác thường có xu hướng làm không đúng những gì đã cam kết trước đó Mà không có loại trát nào có thể bảo vệ lợi ích của người ủy thác gắn với phần đất mà họ không có quyền sử dụng hợp pháp Những người ủy thác này sau đó đã đệ đơn lên nhà Vua Trong quá trình giải quyết những vụ việc này Đại pháp quan cho rằng việc người được ủy thác người được ủy thác chỉ giữ mảnh đất vì lợi ích của người ủy thác

và phải trả lại khi có yêu cầu, việc không trả lại đất cho người ủy thác là bất công, trái với giáo lý và lương tâm Do đó, đại pháp quan thường ra phán quyết cưỡng chế thi hành những điều kiện, hợp đồng được thiết lập lập để buộc bên được ủy thác thực hiện những cam kết của mình vào thời điểm hợp đồng ủy thác được thiết lập Nếu người được ủy thác không chịu thi hành án sẽ phải chịu hình phạt như bỏ tù hoặc tịch thu tài sản Đại pháp quan đã dần hoàn thiện nguyên tắc giải quyết những vụ việc này

và xây dựng lên nên những quy phạm pháp luật chi tiết tạo thành chế định ủy thác

Giai đoạn cải cách pháp luật Anh (cuối thế kỷ XIX)

Bước sang thế kỉ XIX, cả Common Law và Equity đều bộc lộ nhiều khuyết điểm Học thuyết tiền lệ pháp được tuân thủ và áp dụng trong các Tòa án Hoàng gia của Anh, vì sự ràng buộc của học thuyết này làm cho Common law trở nên cứng

Trang 19

18

nhắc Thủ tục tố tụng phức tạp được sử dụng ở các Tòa án Hoàng gia với sự tồn tại của những quy tắc tố tụng đặc biệt áp dụng riêng trong mỗi loại tòa án và thậm chí trong trong mỗi loại hình thức khởi kiện ở từng tòa án Mỗi loại khiếu kiện sẽ có một loại Writ (trát) tương ứng ví dụ Covenant (khế ước), Debt (thu hồi nợ), Vì vậy, tùy thuộc vào bản chất của việc khiếu kiện mà bên nguyên cần giành được loại trát phù hợp mới hi vọng đơn khiếu kiện của mình được Tòa án Hoàng gia thụ lí và giải quyết.Với Equity, nhiều phán quyết của của Tòa địa pháp mâu thuẫn, thủ tục tố tụng

cả Tòa đại pháp đã trở nên lỗi thời do vẫn tiếp tục sử dụng kiểu tố tụng thời trung cổ như: kiểu bào chữa tối nghĩa, dài dòng, chi tiết, ẩn náu đằng sau những thuật ngữ chuyên môn gây khó hiểu và làm chậm quá trình ra phán quyết; việc thu thập chứng

cứ từ nhân chứng bằng cách trả lời các câu hỏi theo mẫu in sẵn,,, đã trì hoãn quá trình

tố tụng và làm cho Tòa đại pháp hoạt động kém hiệu quả10 Để giải quyết vấn đề trên Anh đã thực hiện cải tổ hệ thống pháp luật mà chủ yếu là nhắm vào cải tổ hệ thống tòa án và đơn giản hóa thủ tục tố tụng thông qua ban hành một số đạo luật quan trọng

là Luật tòa án tối cao – Supreme Court of Judicature 1873, Luật thẩm quyền xét xử phúc thẩm – Appellate Jurisdiction Act, 1876 Cuộc cải cách hệ thống tòa án trong giai đoạn này làm cho các hệ thống tòa án bình đẳng với nhau hơn Cuộc cải cách này được một luật gia Anh ví von như đã “làm cho hai dòng nước đã gặp nhau và giờ đây cùng chảy chung dòng song nước không trộn lẫn Theo Rene David “cuộc cải cách này không tước bỏ được tính chất truyền thống của pháp luật Anh quốc”11 Luật tòa

án đã hợp nhất nhất cả hai tòa Court of Chancery (xử theo luật công bình) và Court

of Common law (xử theo thông pháp) vào trong khuôn khổ của Tòa án cấp cao (High Court of Justice) và các nguyên tắc của hai tòa này cũng được xem xét và tôn trọng Trên tòa cấp cao là Tòa phúc thẩm cũng được hợp nhất từ nhiều tòa phúc thẩm hoạt động độc lập trước cải tổ Đạo luật năm 1876 đã thành lập Ủy ban tư pháp đặc biệt của Thượng nghị viện, là cấp xét xử cuối cùng ở Anh Đồng thời theo đạo luật năm

1873, thủ tục tố tụng cũng được đơn giản hóa bằng việc bãi bỏ trát – hình thức khởi kiện Trước đây thủ tục phức tạp khi tồn tại hơn 80 loại trát, tuy nhiên theo đạo luật này tất cả các vụ việc đưa xét xử tại Tòa án cấp cao đều được bắt đầu bằng cùng một

10 Nguyễn Quốc Hoàn (2017), Giáo trình luật so sánh, Nxb Công an nhân dân, tr 229

11 PGS TS.Thái Vĩnh Thắng, “Tìm hiểu hệ thống pháp luật Anglo – Saxon (Common law)”, Tạp chí luật học

số 6/2003, tr74

Trang 20

19

loại trát gọi là trát triệu tập Song song đó, hệ thống công bố án lệ được cách thông qua việc thành lập tổ chức Hội đồng công bố bản án (Incorperated Council on Law Reporting) năm 1865 gồm các chuyên gia pháp lý đã góp phần nâng cao tính hệ thống cũng như chất lượng của án lệ12

Cùng với cải tổ luật tố tụng, luận nội dung cũng được pháp điển hóa Trước đây các những đạo luật trong lĩnh vực luật tư được ban hành nhưng thường sửa đổi những quy phạm pháp luật cụ thể đã được phát triển bởi án lệ chứ không điều chỉnh toàn diện một lĩnh vực cụ thể Nhưng sau đó, vào cuối thế kỉ XIX, một số đạo luật điều chỉnh lĩnh vực thương mại đã được ban hành (VD: Đạo luật về thương phiếu – Bills

of Exchange Act 1882, ) Bên cạnh luật tư nhiều đạo luật điều chỉnh xã hội hiện đại cũng đã được thông qua

Từ những cải cách trên đã làm cho Common Law ngày càng hoàn thiện là tiền

đề của sự phát triển lâu dài cả trong phạm vi nước Anh cũng như du nhập sang nhiều quốc gia khác Tuy nhiên trong giai đoạn này pháp luật Mỹ lại phát triển gần như tách

ra thành hệ thống pháp luật riêng Hiến pháp 1787 là cơ sở xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật Mỹ Anh theo chính thể cộng hòa tổng thống và không có hiến pháp thành văn còn Mỹ xây dựng chính thể cộng hòa tổng thống và có hiến pháp thành văn Mỹ xây dựng bộ máy nhà nước theo nguyên tam quyền phân lập còn Anh không

có sự phân quyền rạch ròi vị Thượng nghị viện Anh (House of Lords) lại là Tòa phúc thẩm tối cao Quan chưởng ấn (Lord Chancellor) lại là chủ tịch Thương viện

b) Sự mở rộng Common law sang các nước khác trên thế giới

Common law được mở rộng ra các nước khác trên thế giới thông qua hai con đường: thứ nhất là chinh phục thuộc địa (chủ yếu) khi pháp luật Anh được áp dụng cho các nước thuộc địa và thứ hai là các nước chủ động tiếp nhận, chấp nhận pháp luật Anh một cách tự nguyện với việc thiết lập và thúc đẩy quan hệ chính trị thương mại với Anh và Common Law trở thành họ pháp luật lớn thứ 2 trên thế giới Ngày nay có đến 1/3 số người sinh sống tại các quốc gia khác nhau sử dụng pháp luật có nguồn gốc từ luật Anh.13 Điều này xuất phát từ nguyên nhân: Vương quốc Anh từng

12 Th.s Đỗ Thanh Trung (2016), Một số vấn đề lý luận về án lệ trong hệ thống thông luật, https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=cd7c1e63-68cc-4cfe-a092-

64a34bf7b71c, truy cập 02/04/2022

13 Michael Bogdan (1994), Luật so sánh, Nxb Norstedts Juridik (bản dịch năm 2002), tr 110

Trang 21

20

là một trong những nước thực dân hùng mạnh nhất trên thế giới Qua nhiều thế kỷ, với những nỗ lực to lớn, người Anh đã thành công trong việc sinh cơ lập nghiệp, ổn định đời sống ở bất cứ châu lục nào Dần dần, những lãnh thổ rộng lớn đều nằm dưới

sự cai trị của người Anh thông qua các chính sách hòa bình – với việc thiết lập và duy trì các mối liên kết về thương mại hoặc bằng cách sử dụng sức mạnh quân sự để đàn

áp chính quyền bản địa hay thông qua tranh giành thuộc địa với những nước thực dân châu Âu hùng mạnh khác (mà đặc biệt là Pháp) Cùng với với chính sách mở rộng thuộc địa, những người dân di cư, những thương gia, những nhà quản lý đã đưa pháp luật Anh đến Bắc Mỹ, Ấn Độ, Australia, New Zealand, một bộ phận lớn lãnh thổ châu Phi và Đông Nam Á14

Để phục vụ cho mục đích cai trị của mình, pháp luật Anh đã được truyền bá và

áp dụng rộng rãi tại khắp các lãnh thổ thuộc địa Tuy nhiên, không phải ở bất cứ nơi nào thì mức độ ảnh hưởng của thông luật nói riêng và pháp luật Anh nói chung cũng đều như nhau Có thể chia các nước thuộc địa của Anh thành hai nhóm cơ bản:

Một là, giống với hệ thống pháp luật Anh Những miền đất trước khi người Anh

xâm chiếm chưa có người cư trú hoặc chỉ có những người dân bản địa thuộc những nền văn minh xa xưa sinh sống (Úc, Newzealand, ) Tại đây, luật lệ của người nhập

cư được chấp nhận một cách tự động nên những thuộc địa này có hệ thống pháp luật rất gần gũi với hệ thống pháp luật Anh

Hai là, kết hợp giữa Common law và truyền thống pháp luật sở tại (Hồi giáo,

Civil law, Pháp luật truyền thống, tập quán) Đây là nhóm các quốc gia có chính quyền cai trị từ trước hoặc những vùng đất là thuộc địa của các nước thực dân châu

Âu hùng mạnh, nhưng sau đó nằm dưới sự quản lý của Anh thông qua việc xâm chiếm hoặc chuyển nhượng thuộc địa giữa Anh với những nước thực dân khác Ở những nước này luôn tồn tại một nguyên tắc chắc chắn rằng: pháp luật của Anh không thể được áp dụng một cách nguyên vẹn, mà phải tồn tại song song với pháp luật bản địa Tuy nhiên, những nội dung không hợp lý hay gây bất lợi cho chính sách cai trị sẽ được thay thế bởi các giải pháp hoặc nội dung của pháp luật Anh

1.1.3 Các đặc điểm chung cơ bản của Common Law

14 Konrad Zweigert, Hein Kotz (1998), “An introduction to Comparative law” 3rd Edition, Oxford University Press, New York, tr 119

Trang 22

21

*Nguồn cội của Common law là nước Anh

Như đã trình bày ở trên, sự ra đời của Common Law gắn với lịch sử của nước Anh Sau khi hình thành ở Anh quốc Common Law đã lan sang khắp các lục địa từ châu Phi, châu Mỹ đến châu Úc trở thành một trong hai dòng họ pháp luật lớn nhất

thế giới

*Án lệ là nguồn luật phổ biến và nguyên tắc Stare Decisis

Trong đặc trưng của hai hệ thống pháp luật Common Law (hệ thống Thông luật) và Civil law (Hệ thống Luật thành văn) thì “án lệ” vốn được xem như là một

“đặc sản” của dòng họ pháp luật Common law.15

Theo Từ điển Black’s Law, án lệ ở các nước thuộc hệ thống thông luật được

hiểu là "các vụ án đã được giải quyết tạo cơ sở cho việc giải quyết các vụ án sau này

với những sự kiện hoặc vấn đề pháp lý tương tự” 16

Tại Anh, án lệ được hiểu như sau: “Theo nghĩa rộng, án lệ liên quan đến việc

sử dụng các quyết định, bản án của các vụ án đã được xét xử trước đó như là những tuyên bố có quyền uy trong pháp luật và dùng để làm cơ sở cho giải quyết các vụ việc sau đó Theo nghĩa hẹp, án lệ đòi hỏi Thẩm phán trong mỗi Tòa án cụ thể tôn trọng

và tuân theo các bản án đã tuyên của các Tòa án cấp trên theo nguyên tắc bắt buộc”17

Một bản án bao gồm rất nhiều phần, không thể xem toàn bộ bản án đó là án lệ cũng như không phải tất cả những gì được thể hiện trong phần quyết định của phán quyết đều là quy tắc pháp lý cần phải tuân thủ Một quyết định của Tòa án bao gồm hai phần chính đó là: phần lý do để ra quyết định (Ratio decidendi) và phần lời nhận xét, bình luận của thẩm phán (Obits dictum)

Ratio decidendi (lý do ra quyết định – nhân tố bắt buộc bất kỳ trong quá trình

suy luận dẫn tới quyết định của Tòa án Lý do để quyết định của Tòa án cấp trên là bắt buộc đối với các Tòa án cấp dưới trên cơ sở thuyết tiền lệ của luật

án lệ) có tính chất bắt buộc vì nó là quy định của pháp luật mà Tòa án dựa

15 Mai Thị Mai, Lý luận về án lệ trong hệ thống pháp luật các nước nước common law, civil law và những vấn

đề đặt ra cho Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp, số 05(033) T3/2017, tr56

16 Bryan A.Gamer ed (2004), Black’s Law Dictionary, 8th ed., tr.1102 trích trong tài liệu Nguyễn Bá Bình

(2019), Án lệ và sử dụng án lệ trong đào tạo luật ở Việt Nam hiện nay, NXB Tư pháp, Hà Nội, tr.9

17Nguyễn Văn Nam (2011), Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Pháp,

Đức và nhữung kiến nghị đối với Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, trường Đại học luật Hà Nội, Hà Nội.

Trang 23

22

vào để để đưa ra phán quyết cho vụ việc, nghĩa là quy định pháp luật cần thiết cho việc đưa ra quyết định yếu tố bắt buộc đối với Tòa án cấp dưới

Obiter dictum/dicta ( lời bình luận, nhận xét của thẩm phán và không có giá

trị bắt buộc) thì trái lại chỉ là lời tuyên cáo, không chi phối đối với quyết định

và vì thế không có tính bắt buộc với các vụ việc trong tương lai (tuy nhiên đôi khi nó có giá trị thuyết phục đáng kể do vị trí của Tòa án và danh tiếng của vị thẩm phán ra quyết định đó) Nguyên nhân khiến Obiter dictum không

có giá trị bắt buộc trước hết vì nó được đưa ra không có sự kiểm nghiệm và xem xét hậu quả thực tế từ phía thẩm phán Điều này có nghĩa là có thể nó chưa được nghiền ngẫm một cách kỹ lưỡng như Ratio decidendi18 (Tuy nhiên đôi khi nó có giá trị thuyết phục đáng kể do vị trí của Tòa án và danh tiếng của vị thẩm phán ra quyết định đó)

Lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế việc xác định ranh giới giữa Ratio decidendi

và phần Obiter dictum không phải là một vấn đề đơn giản Các thẩm phán không phải lúc nào cũng chỉ rõ ràng đâu là Ratio decidendi và đâu là Obiter dictum trong quyết định của mình Mặc khác một bản án cũng thường rất dài và phức tạp Chính những điều này đã khiến cho các Tòa án cấp dưới cũng như những người nghiên cứu gặp phải không ít khó khăn trong quá trình tìm hiểu một bản án.Ví dụ về vụ án Elizabeth Manley19 sẽ giúp minh họa thêm cho phần nội dung trên Elizabeth Manley đã trình báo với cảnh sát rằng cố một người đàn ông đã đánh cô và lấy toàn bộ tiền bạc của

cô Tuy nhiên khi cảnh sát tiến hành điều tra thì phát hiện rằng vụ việc trên là không

có thật Tòa án đã kết tội Elizabeth Manley với tội danh: “làm ảnh hưởng trật tự công cộng” Tội danh này đã được tuyên dựa trên hai lý do: đặt người vô tội trước nguy cơ

bị bắt giữ và làm tốn thời gian, công sức của cảnh sát cho một vụ việc không có thật Như vậy, đây chính là phần Ratio decidendi trong quyết định của Tòa án Từ đây đã hình thành lên án lệ: “Bất kỳ người nào đặt người vô tội vào tình trạng bị truy tố và làm cảnh sát phải điều tra một sự việc không có thật thì buộc vào tội danh gây rối, là ảnh hưởng đến trật tự công cộng”

18 Michael Bogdan (1994), Luật so sánh, Nxb Norstedts Juidik, (bản dịch năm 2002), tr 90

19 Richard Chisholm and Garth Netteim “Understanding Law”, Rv Elizabeth Manley, decided in 1933 by the

Court of Criminal Appeal, Butter Worths 1997

Trang 24

23

Xác định đúng phần Ratio decidendi và phần Obiter dictum chỉ là sự khởi đầu trong quá trình tìm hiểu án lệ Việc giải thích những nội dung được quy định trong phần Ratio decidendi mới thực sự là khâu quan trọng, để có được cái nhìn đúng đắn

về phán quyết của Tòa án Đây cũng là hoạt động không thể thiếu trước khi áp dụng một án lệ bất kỳ để giải quyết vụ việc xảy ra sau này Án lệ xuất phát từ phán quyết dành cho một việc cụ thể nhưng sau đó phán quyết ấy sẽ được khái quát hóa thành một hoặc một số nguyên tắc pháp lý nhất định và áp dụng cho các vụ việc tương tự xảy ra sau này Như vậy, khi áp dụng án lệ thì thẩm phán và luật gia phải hiểu được nội dung cốt lõi của án lệ, làm rõ được rút cuộc án lệ đó muốn hướng đến điều điều chỉnh những vấn đề gì và bảo vệ những mối quan hệ nào trong xã hội 20 Nếu như ở các nước thuộc hệ thống Civil law, các luật gia thường bắt đầu nghiên cứu một vấn

đề từ những quy định có sẵn của luật thành văn; thì ở Common law, các luật gia lại bắt đầu công việc từ những tình tiết đã xảy ra trên thực tế và tiến hành so sánh chúng với các quy định pháp luật tương ứng được đưa ra trong những vụ việc tương tự trước

đó Từ những án lệ có liên quan, họ phải lựa chọn ra án lệ phù hợp để áp dụng Tuy nhiên, một án lệ thế nào thì được coi là phù hợp lại tùy thuộc rất nhiều vào cách thức giải thích của thẩm phán hoặc khả năng thuyết phục của luật sư Sẽ là rất khó khăn

để tìm được một án lệ có các tình tiết hoàn toàn trùng khớp với vụ việc đang giải quyết Trong một vụ án có thể có rất nhiều sự kiện và tình tiết diễn ra, nhưng chỉ một

số ít trong chúng có ý nghĩa mấu chốt để quyết định cách thức giải quyết vấn đề Hai

vụ việc được coi là tương tự nhau nếu các tình tiết quan trọng của chúng có bản chất tương tự nhau Quay trở lại vụ án Elizabeth Manley, có một vụ việc tương tự xảy ra sau đó khi bà May Jones đi mua sắm ở cửa hàng và phát hiện ra mình bị mất chiếc ví

Bà nhớ lại trước đó ít phút, có một người đàn ông đã va vào bà , vì thế, ngay lập tức

bà Jones đã khai báo với cảnh sát và miêu tả nhận dạng của người đàn ông này Ngay sau đó, cửa hàng đã gọi điện thông báo rằng bà Jones đã để quên ví tiền tại một quầy hàng ở đây Trong vụ việc này bà Jones đã bị kết tội như cô Elizabeth Manley vì đã đặt người vô tội vào nguy cơ bị truy tố và làm cảnh sách phải điều tra một sự việc không có thật Như vậy, vẻ bề ngoài, các tình tiết giữa hai vụ việc hoàn toàn khác nhau (về thời gian, không gian, chủ thể, sự kiện pháp lý, ), nhưng xét về bản chất

20 New York University School of Law (1998), “Fudamentals of American Law”, Oxford University Press,

New York, tr 21

Trang 25

24

của những tình tiết quan trọng thì chúng được xem là tương tự nhau Vì thế án lệ được

áp dụng trong trường hợp này được coi là khá hợp lý Bởi vậy, không thể giải thích

án lệ đơn thuần dựa trên những câu chữ của phần quyết định trong một bản án, mà phải đặt nó trong mối quan hệ với các điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm mà bản

án đó được ban hành

Án lệ trước hết phải là bản án, quyết định của tòa án, nhưng không phải mọi bản

án, mọi quyết định của Tòa án mà chỉ những bản án, quyết định nào chứa đựng cách thức, quan điểm chung được Tòa án sử dụng trong việc giải quyết vấn đề pháp luật trong chính bản án, quyết định đó Một bản án, quyết định của Tòa án chỉ có thể được coi là án lệ khi mà giải pháp trong bản án, quyết định đó được sử dụng lặp đi lặp lại

để giải quyết các vụ án, vụ việc tương tự nhằm tạo ra cái gọi là tiền lệ

Việc sử dụng án lệ ở các quốc gia trong hệ thống Thông luật nhìn chung hầu hết đều tuân theo nguyên tắc Stare Decisis – nguyên tắc bắt buộc phải tuân theo án lệ tức

là tòa án bắt buộc phải tuân theo án lệ nhằm bảo đảm sự nhất quán, sự chắc chắn, sự công bằng, hiệu quả và đạt được công lý21 Nguyên tắc này phát triển rất nhanh với việc những pháp quyết trước đó luôn được nghiên cứu, tham khảo, và nhận được sự tôn trọng nhất định từ phía các thẩm phán, nhưng dần dần vào Việc xác định tính tương tự có mối liên hệ mật thiết với cách thức giải thích án lệ, điều đó có nghĩa rằng, nguyên tắc Stare decisis bề ngoài có vẻ như là một nguyên tắc khá cứng nhắc khi ràng buộc các thẩm phán vào những án lệ trước đó Tuy nhiên việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế cũng khá linh động và mềm dẻo bằng cách giải thích án lệ theo ý kiến chủ quan của mình, các thẩm phán được lựa chọn án lệ mà họ cho là thích hợp và có thể giải quyết thỏa đáng vụ việc mà họ đang xem xét Việc đánh giá đâu là tình tiết

có ý nghĩa trong quá trình xét xử, cũng như sự giới hạn phạm vi áp dụng của một án

lệ phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh xã hội Khi các giá trị xã hội thay đổi thì những tình tiết trước đây ít được xét đến trong một vụ kiện này có thể được đánh giá là quan trọng và ngược lại Bằng cách giải thích án lệ, các thẩm phán và các luật gia Anh đã đóng góp một vai trò lớn trong việc đào thải các nguyên tắc pháp lý

21 Th.s Đỗ Thanh Trung (2016), một số vấn để lý luận trong hệ thống thông luật https://tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=cd7c1e63-68cc-4cfe-a092-

64a34bf7b71c, truy cập 02/4/2022

Trang 26

25

Nguyên tắc Stare decisis đã vạch ra cơ chế vận hành cho hệ thống án lệ theo

cả chiều dọc và chiều ngang Điều này có mối liên hệ rất mật thiết với cơ cấu hệ thống Tòa án, cũng như thẩm quyền ban hành án lệ Cơ chế vận hành theo chiều dọc thể hiện ở chỗ Án lệ của tòa án cấp trên sẽ có giá trị ràng buộc đối với các tòa cấp dưới

Cơ chế vận hành theo chiều ngang thể hiện thông qua quy tắc: các Tòa án bị ràng buộc bởi chính các án lệ do mình đã tạo ra (hiện nay chỉ tòa phúc thẩm Anh vận hành theo chiều ngang)

*Tư duy pháp lý

Tư duy pháp lý của hệ thống Common Law hết sức khác biệt so với Civil Law

Nếu như hệ thống Civil có hướng tư duy theo hướng diễn dịch thì ở Common Law là theo hướng quy nạp và chủ nghĩa kinh nghiệm Các luật gia Common Law không hàn lâm, không coi trọng pháp điển hóa Pháp luật là từ vụ việc cụ thể khái quát thành giải pháp cho các vấn đề tương tự về sau chứ không phải từ các quy tắc khái quát, trừu tượng sau đó phải diễn giải và áp dụng cho từng vụ việc cụ thể Theo tư duy thẩm phán Common Law thì án lệ là một nguồn luật quan trọng, tuy nhiên việc áp dụng không đơn thuần chỉ là trích dẫn án lệ, mà phải trên cơ sở án lệ đó rút ra được một nguyên tắc Các thẩm phán sẽ dựa vào nguyên tắc đó để đưa ra phán quyết cho

vụ việc.22 “Đời sống của pháp luật không phải là logic mà là kinh nghiệm”

*Không phân định luật công và luật tư

Luật công là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh và bảo vệ lợi ích của nhà nước, của toàn xã hội, luật tư là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh và bảo vệ lợi ích của các cá nhân trong xã hội23 Hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Common law không có sự phân biệt luật công và luật tư như những nước theo truyền thống Civil law, trừ pháp luật Anh vì sự phân biệt này ít có ý nghĩa trong thời kỳ phong kiến ở Anh nhưng sự phân biệt này nhằm xác định thủ tục tố tụng nào cần được áp dụng thay vì xác định thẩm quyền của tòa án như ở hệ thống Civil law Việc không có sự phân công giữa luật công và luật tư có thể bắt nguồn từ một

số nguyên nhân sau:

22 PGS TS Nguyễn Minh Tuấn, Giáo trình tư duy pháp lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội tr309

23 Mai Văn Thắng (2015), Đôi điều về “Công pháp và tư pháp”

https://sites.google.com/site/maithanglaw/home/tovarisestvo , truy cập 22/4/2022

Trang 27

26

Thứ nhất, pháp luật là những giải pháp bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội

sau đó được khái quát lên thành các quy định

Thứ hai, các luật gia tư duy theo hướng quy nạp, không coi trọng pháp điển hóa,

các luật gia được đào tạo từ thực tiễn hoặc đào tạo theo mô hình thiếu tính hàn lâm

Thứ ba, hệ thống Common Law coi trọng án lệ, luật được làm ra từ các tòa án

Có một hệ thống tòa án xem xét lại các hoạt động lập pháp, hành pháp và tranh chấp

tư nên không có sự phân biệt quyền lực theo kiểu Châu Âu lục địa

Thứ tư, Các quyền công và tư được xác định thông qua các quyền lợi về tài sản,

nhưng ở Anh không có sự phân biệt giữa sở hữu tài sản và các cơ quan công theo kiểu các nước lục địa

Thứ năm, ở hệ thống Common Law có sự tồn tại của các Trát lệnh Các trát lệnh

không chỉ tác động một cách mạnh mẽ đến luật tố tụng mà còn tạo nên những ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc của luật nội dung Với việc tất cả trát lệnh được ban hành đều nhân danh nhà vua, bất kể bản chất mối quan hệ đang diễn ra tranh chấp có tính chất công hay tư đã khiến cho Anh mà sau này là các quốc gia thuộc dòng họ pháp luật Anh – Mỹ đều không có sự phân chia luật công và luật tư

*Tố tụng tranh tụng

Common Law áp dụng mô hình tố tụng tranh tụng (adversarial model) khác với

hệ thống pháp luật Civil Law là mô hình tố tụng thẩm vấn (inquisitorial model) Ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil Law, thủ tục tố tụng thường là một khung chung, có thể áp dụng cho hầu hết trường hợp Nhưng với Common law thì sử dụng Writ system Writ system – Hệ thống trát là mệnh lệnh của Tòa án tồn tại dưới dạng văn bản, được ban hành nhằm yêu cầu người nhận được phải thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định24 Không chỉ đơn thuần là hình thức khởi kiện, trát lệnh được xem như một loại giấy thông hành do vua cấp để bên nguyên có thể

“bước qua cửa” Tòa án Hoàng gia và tiếp cận được với công lý Trát lệnh quy định khá chi tiết trình tự tố tụng khi một vụ việc được khởi xướng cho đến khi nó được giải quyết Bên cạnh những quy định về thủ tục một cách thuần túy, trát lệnh còn ẩn

24 Rene David (2003),“Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại”, Nxb TP Hồ Chí Minh tr

278

Trang 28

có trát, không có quyền”27 Lựa chọn trát lệnh đồng nghĩa với việc ngay từ đầu nguyên đơn đã quyết định phương thức tố tụng28 Sự lựa chọn này mang tính cố định, không thay đổi trong suốt vụ kiện (ngay cả khi xuất hiện những tình tiết mới)29 Nếu một người lựa chọn sai trát lệnh, vụ kiện sẽ bị đình chỉ, như vậy, rất có thể sau nhiều năm theo đuổi người đó vẫn không giải quyết được vấn đề của mình Trái lại, nếu chọn lựa đúng loại trát lệnh và thuyết phục được ban bồi thẩm tin mình, có nghĩa là người

đó đã thắng kiện Bởi vậy, tùy thuộc vào các tình tiết trong vụ việc, tùy thuộc mục đích, cũng như những lợi thế của mình so với bên còn lại, mà một người cần phải thực sự cân nhắc khi quyết định lựa chọn loại trát lệnh, để có thể giải quyết một cách thỏa đáng các vấn đề của mình Sau này việc ban hành các loại trát mới bị cấm bởi điều khoản Oxford được thông qua vào năm 1258

Trong mô hình tố tụng tranh tụng có sự hiện diện của những thẩm phán không chuyên nghiệp bên cạnh chủ tọa Thẩm phán không chuyên nghiệp, hay còn gọi là bồi thẩm viên là những người được chọn trong cộng đồng và không bắt buộc hiểu biết về pháp luật, các bồi thẩm viên khi tham gia phiên tòa sẽ họp lại với nhau thành bồi thẩm đoàn gồm từ 6 đến 12 người Bồi thẩm đoàn là một cơ chế đặc thù trong hệ thống tố tụng tranh tụng, công lý chỉ đạt được khi hai bên (buộc tội và gỡ tội) được

25 H Patrick Glenn (2000), “Legal Traditons of the World” (Những truyền thống pháp luật trên thế giới), 2nd

Edition, Oxford University, Press, USA, tr 228

26 Sau này việc ban hành các loại trát lệnh mới bị cấm bởi điều khoản Oxford được thông qua vào năm 1258

27 Michael Bogdan (1994) Luật so sánh, Kluwer Law & Taxation (1994) tr 81

28 Michael Bogdan (1994) t Luật so sánh, Kluwer Law & Taxation (1994)r 82

29 H Patrick Glenn (2000), “Legal Traditons of the World” (Những truyền thống pháp luật trên thế giới), 2nd

Edition, Oxford University, Press, USA, tr 228

Trang 29

28

bình đẳng với nhau trong tố tụng30 Thay vì chỉ xem xét chứng cứ có trong hồ sơ vụ

án của mô hình thẩm vấn thì đoàn bồi thẩm của mô hình tranh tụng được tiếp cận chứng cứ của cả bên buộc tội và bên gỡ tội lần đầu tiên ngay trong phiên xét xử, xem xét và cân nhắc các bằng chứng để tuyên án có tội hay không có tội khi nghe công tố viên và luật sư tranh tụng Mặt khác tính chất đại diện cộng đồng của bồi thẩm đoàn còn giúp bị cáo có cảm giác được xét xử một cách công bằng bởi cơ chế bao gồm những người từ tầng lớp của họ Từ đó khả năng thực thi công lý sẽ được đảm bảo hơn

*Vai trò của thẩm phán rất lớn trong việc sáng tạo ra luật, thực tiễn pháp luật và đào tạo luật

Theo các học giả của HTPL Common Law thì “Khi một trường hợp nào đó chưa

có luật do cơ quan quyền lực ban hành theo sự đồng thuận chung thì mỗi thẩm phán

sẽ được phép tạo ra luật trong việc xét xử những vụ việc cụ thể”31 Những quyết định

và những nguyên tắc được chỉ ra trong các quyết định ấy cũng có giá trị như pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành Nói cách khác, ở các nước trong hệ thống Common Law, việc tạo ra pháp luật của các thẩm phán thông qua quá trình xét xử được công nhận Không có hiến pháp thành văn, các thẩm phán là những người ưu tú nhất được tuyển chọn với kinh nghiệm thực tiễn xét xử lâu năm các thẩm phán sẽ là người đưa ra phán quyết dựa trên các tập quán và lẽ công bằng từ các phán quyết đó

sẽ được tập hợp thành một hệ thống án lệ mang giá trị bắt buộc cho các vụ việc tương

tự trong tương lai

*Đào tạo luật theo mô hình đào tạo thực tiễn

Phương thức đào tạo luật thiên về đào tạo thực tiễn, đào tạo kĩ năng hành nghề

Ở Anh việc đào tạo luật sư không chú trọng tính bài bản mà thiên về thực tiễn, các luật sư ở Anh được đào tạo chủ yếu về thủ tục tố tụng và thu thập , xác minh chứng

cứ Trong suốt quá trình học, các trường học luôn khuyến khích sinh viên sinh viên tham gia vào các buổi thảo luận và diễn án để rèn luyện kĩ năng lập luận rõ ràng và thuyết phục cho sinh viên Còn tại Mỹ, có sự các trường luật đều giảng dạy giống

30 Han F M Crombag, Adversarial or Inquisitorial: Do we have a choice?, jn Petter J Van Koppen & Steven

D Penrod (ed.), Adversarial versus Inquisitorial Justice: Psychological Perspectives on Criminal Justice

Systems, New York: Kluwer Academic/Plenum Punlisher, 2003, tr 23-24

31 Gerald J.Postema, Some roots of notion of precedent, in “Precendent in law”, Edited by Laurence

Goldstein, Clarendon Press – Oxford, 1987

Trang 30

29

nhau trong năm đầu tiên về các vấn đề tài sản, hợp đồng, các vụ dân sự, trình tự thủ tục, luật hình sự và tất cả được dạy chủ yếu theo phương thức đối thoại với sinh viên Sinh viên cần phải đọc tài liệu trước khi đến lớp bao gồm các bản án (case method), các văn bản pháp luật, học thuyết pháp lý, sinh viên cần phải nỗ lực nghiên cứu tìm tòi, phân tích các văn bản pháp luật và tình tiết vụ việc để có thể đưa ra quan điểm, ý kiến và cách luật luận thuyết phục32 Giáo sư sẽ đặt câu hỏi cho sinh viên, thay đổi tình tiết vụ việc, để rèn khả năng tư duy, lý luận cho sinh viên Tới năm ba sinh viên

có thể tham gia tư vấn và đại diện cho khách hàng thực sự dưới sự theo dõi của luật

sư và giáo sư

Luật sư ở các quốc gia theo truyền thống Common Law thường được chia thành luật sư bào chữa (barris – tors) và luật sư tư vấn (solicitors) Ở Anh sự phân biệt giữa luật sư tranh tụng được xây dựng trên mô hình tổ chức tư pháp của Anh được hình thành từ thế kỷ 12 – 13 và ngày nay sự phân biệt này vẫn tiếp diễn, diễn ra ngay từ cách dạy nghề Tuy nhiên ở một số quốc gia theo truyền thống Common Law lại không có sự phân biệt giữa luật sư tranh tụng và luật sư tư vấn ví dụ như Mỹ và Úc

*Chế định ủy thác là chế định đặc thù của Common Law

(Trust) Chế định ủy thác ra đời gắn với nhu cầu giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ hợp đồng ủy thác đất đai ở Anh thời trung cổ nhằm đưa ra giải pháp công bằng đối với người được ủy thác có hành vi chiếm dụng đất đai của người ủy thác trong quá trình thực hiện hợp đồng ủy thác đất đai Trust là một khái niệm thuộc Equity xuất hiện khi có sự chia tách quyền sở hữu pháp lý và quyền hưởng dụng thu lợi đối với tài sản, có nghĩa là khi một hay nhiều người có quyền sở hữu pháp lý đối với tài sản và có nghĩa vụ hợp pháp quản lý tài sản đó vì lợi ích của một hay nhiều người khác Trust là một nghĩa vụ được thi hành dựa trên một người là trustee (người

ủy thác) mà là người sở hữu pháp lý của tài sản, quản lý tài sản vì lợi ích của một người khác là beneficiary (người thụ hưởng) hoặc nhằm một mục đích xác định Ngày nay, chế định này mở rộng ra nhiều quan hệ xã hội khác như thương mại, hàng hải,

1.2 Những đặc điểm chung của pháp luật các quốc gia ASEAN

Mỗi quốc gia ASEAN đều có những đặc điểm riêng về lịch sử, truyền thống,

32 Lê Thu Hà, “chế độ đào tạo luật gia tại Hoa Kỳ”, nghiên cứu lập pháp số (2) 2005, tr 72-76

Trang 31

30

địa lý, thành phần dân cư, trình độ phát triển kinh tế, chính trị, tôn giáo, là nền tảng tạo nên sự đa dạng về hệ thống pháp luật cho khu vực này Tuy nhiên, trong sự đa dạng đó có những điểm tương đồng nhất định Sự giao lưu tiếp biến giữa các nền văn hóa, sự tương đồng về lịch sử, truyền thống dân tộc của các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống pháp luật khu vực này có những điểm giống nhau

Đa số pháp luật của các nước Đông Nam Á đều có những điểm tương đồng do có sự tiếp nhận hoặc ảnh hưởng của các hệ thống pháp luật của các nước phát triển nhưng bên cạnh đó pháp luật của các nước trong khu vực này có những đặc điểm riêng do tác động của yếu tố văn hóa truyền thống và điều kiện kinh tế-xã hội

Thứ nhất: Tôn giáo và tín ngưỡng truyền thống có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với

hệ thống pháp luật của các quốc gia Đông Nam Á “Ở Đông Nam Á, hầu hết hệ thống pháp luật, thậm chí cả Thái Lan, Philippines Singapore, những nước không có đa số người Hồi giáo vẫn coi luật Hồi giáo như là hệ thống pháp luật tách biệt33” Một số quy định về tôn giáo tại các quốc gia ASEAN đã được hệ thống hóa dưới chế độ thực dân và thiết lập lên lên một hệ thống pháp lý kép còn tồn tại cho đến ngày nay (Ví

dụ, Singapore, Malaysia, Brunei, có hệ thống pháp lý kép được thiết lập từ khi còn

là thuộc địa của Anh bao gồm hệ thống pháp lý có nguồn gốc từ Thông luật và hệ thống Sariah được phát triển dựa trên Luật Hồi giáo) Các tòa án Hồi giáo riêng biệt được thành lập để xét xử các tranh chấp của các tín đồ Hồi giáo trong các lĩnh vực được Luật Hồi giáo quy định Ngoài ra, Phật giáo cũng có sự ảnh hưởng tới hệ thống pháp luật các quốc gia trong khu vực như sự ảnh hưởng của Phật giáo tại Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và Việt Nam

Thứ hai: Hiến pháp giữ vai trò là đạo luật tối cao trong hệ thống pháp luật Các

quốc gia ASEAN dù theo truyền thống Civil Law hay Common Law cũng đều có có hiến pháp thành văn Trong các bản hiến pháp luôn có các điều khoản nói về hiệu lực của Hiến pháp (trừ hiến pháp Brunei) Để đảm bảo tính tối cao của của Hiến pháp các quốc gia đều xây dựng cơ chế bảo hiến Tại những quốc gia chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Common Law, quyền bảo vệ giá trị tối cao của Hiến pháp thường được trao cho Tòa án tối tối cao (Singapore, Malaysia, Philippines), tại các quốc gia

33 Andrew Harding, Global doctrine and local knowledge: Law in South East Asia, International and

Comparative Law Quarterly, Vol 15 (2002), tr 40

Trang 32

31

chịu sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil Law quyền bảo vệ hiệu lực tối cao của Hiến pháp được trao cho tòa án Hiến pháp – một thiết chế độc lập trong hệ thống

tư pháp (Thái Lan, Indonesia)

Thứ ba: Hệ thống pháp luật của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á mang

tính đa dạng Khi nghiên cứu hệ thống pháp luật của các quốc gia trong khu vực

ASEAN có thể thấy sự hiện diện của các dòng họ pháp luật cơ bản trên thế giới như Civil Law, Common Law, pháp luật xã hội chủ nghĩa và Luật Hồi giáo Civil Law được tiếp nhận ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippines gắn liền với quá trình xâm chiếm thuộc địa của Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha Common Law được tiếp nhận ở Malaysia, Philippines, Brunei, Myanmar, Singapore gắn liền với quá trình thuộc địa hóa của Anh hoặc sự ảnh hưởng của Mỹ Pháp luật Xã hội chủ nghĩa cũng hiện diện ở khu vực Đông Nam Á bên cạnh Việt Nam và Lào thì hệ thống pháp luật Myanmar và Indonesia cũng đã có những nhân tố nhất định của dòng họ pháp luật Xã hội chủ nghĩa trong lịch sử phát triển của mình Pháp luật các quốc gia chịu ảnh hưởng của Luật Hồi giáo bao gồm: Malaysia, Indonesia, Brunei, Thái Lan, Singapore, Philippines Ở những quốc gia này cộng đồng Hồi giáo có hệ thống luật

lệ riêng

Không chỉ có sự đa dạng trong sự hiện diện của nhiều dòng họ pháp luật lớn tại khu vực, bản thân hệ thống pháp luật mỗi quốc gia cũng chứa đựng các yếu tố của hai hoặc nhiều dòng họ pháp luật Điển hình như Philippines với sự đan xen giữa Civil Law và Common Law, Indonesia và Myanmar với sự đan xen giữa Common law hoặc Civil Law với pháp luật xã hội chủ nghĩa trong một vài giai đoạn phát triển hay sự phát triển của hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa gắn liền với những ảnh hưởng của Civil Law tại Việt Nam và Lào Thêm vào đó, Luật Hồi giáo cũng được tiếp nhận tại nhiều quốc gia đã làm cho tính “hỗn hợp” của hệ thống pháp luật các quốc gia trong khu vực ngày càng trở nên đa dạng34

Thứ tư: Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều đào tạo luật theo chương trình

dành cho những người tốt nghiệp phổ thông trung học trừ Philippines – quốc gia có

hệ thống đào tạo luật chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Hoa Kỳ khi yêu cầu người đăng ký

34 TS Nguyễn Quốc Hoàn (2017), Giáo trình luật so sánh, Nxb Công an nhân dân tr 425

Trang 33

32

học ngành luật phải có bằng đại học của một ngành khác trước đó

1.3 Khái quát chung về sự ảnh hưởng của Common law đến pháp luật một số quốc gia ASEAN

1.3.1 Lịch sử ảnh hưởng Common Law tới pháp luật các quốc gia ASEAN

Sự ảnh hưởng của Common Law không chỉ diễn ra trong phạm vi Châu Âu mà

nó còn diễn ra trên toàn thế giới từ thời kỳ mở rộng và xâm lược thuộc địa của Anh, Mỹ, và cho đến này ảnh hưởng này vẫn tiếp diễn qua sự tự nguyện tiếp nhập pháp luật Anh – Mỹ của nhiều nước trên thế giới Các nước Đông Nam Á có hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của hệ thống Thông luật bao gồm: Malaysia, Singapore, Brunei Myanmar, Philippines Giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới,

sự ảnh hưởng của Common Law ở các quốc gia trong khu vực ASEAN chủ yếu gắn liền với quá trình thuộc địa hóa của Anh hoặc sự ảnh hưởng của Mỹ

Malaysia, Brunei, Myanmar, Singapore là thuộc địa của Anh trong thời gian dài trước khi giành được độc lập Quá trình thuộc địa hóa của Anh ở Malaysia bắt đầu từ năm 1786 khi người Anh thiết lập sự kiểm soát đầu tiên ở Penang – vùng lãnh thổ rộng lớn của Malaysia Brunei bắt đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của pháp luật Anh

từ năm 1888 khi quốc vương Brunei kí hiệp ước với chính quyền Anh đặt Brunei dưới sự bảo trợ của Anh, Myanmar từ năm 1824 khi kết thúc cuộc chiến tranh giữa Anh và Myanmar, Singapore từ năm 1919

Đối với Philippines những nhân tố cơ bản của dòng họ Common Law đã từng bước được tiếp nhận vào hệ thống pháp luật Phillipines bắt đầu theo hiệp ước được

ký kết giữa Tây Ban Nha và Mỹ tại Paris ngày 10/12/1898, Philippines trở thành thuộc địa của Mỹ

Common law đã đến với các quốc gia ASEAN như một sự cấy ghép pháp luật trong thời kỳ đỉnh cao của chủ nghĩa thực dân nó đã bén rễ và phát triển mạnh mẽ bất chấp những thách thức

1.3.2 Các phương thức ảnh hưởng của Common Law tới pháp luật các

quốc gia ASEAN

Thông luật ở một giai đoạn nhất định có được sự phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới nhờ những nguyên nhân thuộc địa hóa và sự tiếp nhận tự nguyện Trong một thời

Trang 34

Gắn liền với quá trình kiểm soát các vùng lãnh thổ của Malaysia, pháp luật Anh

đã từng bước du nhập và Malaysia bằng nhiêu hình thức khác nhau Trước khi là thuộc địa của Anh, pháp luật Malaysia chịu ảnh hưởng của luật Hồi giáo tuy nhiên, vào cuối thế kỷ XIX khi tất cả các bang ở Malaysia nhận được các cố vấn người Anh thì luật Hồi giáo đã dần xói mòn thay bằng pháp luật người Anh Bên cạnh đó, các thẩm phán trong quá trình xét xử áp dụng các các nguyên tắc pháp luật của Anh, các nhà xây dựng luật pháp khi soạn thảo và ban hành các đạo luật đã đưa các nguyên tắc pháp luật đã được các thẩm phán áp dụng vào trong các đạo luật35 Ngoài ra, việc các luật gia được đào tạo theo truyền thống của Anh và tiếng Anh được xem là ngôn ngữ phổ biến cũng khiến cho Malaysia dễ dàng tiếp nhận pháp luật Anh36

Từ năm 1900 Mỹ đã kiểm soát vùng quần đảo Philippines Sự kiểm soát của

Mỹ với Philippines đa làm cho hệ thống pháp luật quốc gia này chịu ảnh hưởng của

hệ thống thông luật Mỹ khi các luật lệ của người Philippines đã dần dần bị bãi bỏ, pháp luật của Tây Ban Nha đối với khu vực này cùng với các các tập quán ở đây bị thay thế nếu các quy định của nó trái với Hiến pháp Mỹ và các nguyên tắc pháp luật

và các thể chế của Mỹ

Brunei: Năm 1847 Brunei đã có thỏa ước với Anh, trao quyền cho vương quốc Anh kiểm soát các trường hợp phát sinh từ tranh chấp giữa những người dân Anh hoặc giữa người Anh với người nước ngoài tại Brunei đồng thời bên cạnh các thẩm phán người Brunei cũng có những thẩm phán người Anh cùng thực hiện quyền tư pháp, người Anh bắt đầu can thiệp vào các vấn đề của Brunei Năm 1888, Quốc vương của Brunei lúc đó là Hashim Jalilul Alam Aqamaddin kí hiệp ước với chính quyền Anh đặt Brunei dưới sự bảo trợ của Anh, trao toàn quyền cho các thẩm phán

35 Abdul Aziz Bari, British westminter System in Asia – The Malaysia Variation, Us – Chinese law review, Vol 4, Not p 4

36 Nguyễn Quốc Hoàn (2017), Giáo trình luật so sánh, Nxb Công an nhân dân tr 453

Trang 35

34

Anh trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình đã được xác lập giữa Anh và Brunei Năm 1908 một văn bản được Anh ban hành để sửa đổi các quy định liên quan đến tổ chức và thẩm quyền của các tòa án dân sự và hình sự cũng như luật về tố tụng được

áp dụng ở Brunei Từ năm 1968 đến năm 1971, chế độ bảo hộ đã thay đổi, nhưng nước Anh vẫn giữ quyền kiểm soát về quốc phòng và ngoại giao

Tại Myanmar khi đã trở thành một phần thuộc địa của đế chế Anh, Myanmar đã

có sự tiếp thu với thông luật của nước Anh Nhưng có một điều đặc biệt như chúng

ta đã biết pháp luật Anh không tương thích với khu vực thuộc địa châu Á cho nên với Myanmar trong trường hợp này đã áp dụng thông luật Anh kiểu Ấn Độ Có nghĩa là những nguyên tắc thông luật Anh được giải thích cho phù hợp với pháp luật Ấn độ

và Myanmar sử dụng hệ thống luật thành văn của Ấn Độ Khi những đạo luật của Ấn

Độ được áp dụng tại Myanmar thì được áp dụng trên nguyên tắc trực tiếp Cho đến bây giờ rất nhiều luật của Ấn Độ được ban hành vào thế kỷ XVIII, thế kỷ XIX vẫn được áp dụng tại Myanmar

Tại Singapore, sau tuyên bố về nền tư pháp của Hoàng gia Anh năm 1826 các tòa án mới đã được thành lập tại toàn bộ cùng thuộc địa eo biển của Anh trong đó có Singapore Mặc dù không có điều khoản nào xác định pháp luật Anh sẽ được áp dụng tại các tòa án này nhưng dựa vào các phán quyết của Tòa án từ năm 1835 đến năm

1890 và tuyên bố của chánh án vùng eo biển năm 1858, các luật gia của Singapore

đã xác định rằng tất cả các luật của Anh bao gồm Common Law, luật công bình và luật thành văn có hiệu lực ở Anh ngày 27/11/1826 sẽ được áp dụng ở Singapore 37 Ngay cả khi đã trở thành quốc gia độc lập năm 1963, Singapore vẫn tiếp nhận pháp luật của Anh Ngày 12/11/1993, Nghị viện Singapore đã ban hành Luật về áp dụng pháp luật Anh, luật này quy định cụ thể những đạo luật của Anh, Common Law và các nguyên tắc công bình của Anh sẽ được áp dụng ở Singapore với điều kiện các luật đó phù hợp với hoàn cảnh của Singapore

Mặt khác sau khi đã hoàn toàn độc lập về mặt chính trị, nhưng pháp luật Anh Quốc trong một giai đoạn nhất định vẫn là khuôn mẫu cho các luật gia ở một số quốc gia thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á Tuy nhiên pháp luật các quốc gia này không

37 Nguyễn Quốc Hoàn (2017), Giáo trình luật so sánh, Nxb Công an nhân dân, tr 494

Trang 36

35

đơn thuần chỉ là bản sao của pháp luật Anh hay Mỹ, mà cùng với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, sự độc lập về mặt chính trị cũng như sự khác biệt về hình thức chính thể đã khiến hệ thống pháp luật luật mỗi quốc gia có những khác biệt rõ rệt

1.4 Tiểu kết chương 1

Hệ thống pháp luật Thông luật (Common Law) hay còn gọi là hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, là hệ thống pháp luật ra đời ở Anh, sau này phát triển ở Mỹ và những nước thuộc địa của Anh, Mỹ trước đây Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập quán (Customs), còn được gọi là hệ thống pháp luật tập quán, hay hệ thống pháp luật coi trọng tiền lệ (Precedents/ Judge made law) Với tư cách là dòng họ pháp luật lớn thứ hai trên thế giới, Common law luôn thể hiện những nét đặc trưng không thể trộn lẫn với bất cứ hệ thống pháp luật nào Cùng với sự ra đời của mình, thông luật

đã mang đến cho nền khoa học pháp lý thế giới những khái niệm mới lạ về án lệ, trát lệnh cũng như cơ chế vận hành pháp luật thông qua việc tuân thủ những tiền lệ có sẵn Thông quá trình mở rộng thuộc địa, những thương nhân và những nhà quản lý, pháp luật Anh nói chung và Thông luật Anh nói riêng đã được mang đến các vùng đất mới và trở thành một nhân tố quan trọng trong hệ thống pháp luật của những nơi này Không chỉ dừng lại với tư cách là hệ thống pháp luật của chính quốc được áp đặt tại các nước thuộc địa, những tư tưởng pháp lý nền tảng của Common law đã trở thành cơ sở quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển pháp luật ở các vùng đất mới trong đó có 5 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á là: Malaysia, Philippines, Brunei, Myanmar, Singapore

Trang 37

36

CHƯƠNG 2

HIỆN TRẠNG SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA COMMON LAW

TỚI PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA ASEAN 2.1 Sự ảnh hưởng của Common Law tới hệ thống pháp luật Malaysia

2.1.1 Tổng quan về đất nước Malaysia

Malaysia nằm ở phía nam khu vực Đông Nam Á Quốc gia bao gồm 13 bang và

3 lãnh thổ liên bang được phân thành hai khu vực Khu vực bán đảo gồm 11 bang và hai lãnh thổ liên bang; khu vực hải đảo gồm 2 bang và một lãnh thổ liên ban Malaysia

là một quốc gia đa dân tộc và đa văn hóa với dân số hơn 33 triệu người38 bao gồm người Malaysia, người Hoa, người Ấn và các dân tộc khác sinh sống hòa hợp với nhau, đặc điểm này đóng một vai trò lớn trong chính trị quốc gia Malaysia là một quốc gia quân chủ lập hiến liên bang tại Đông Nam Á Cơ cấu thành phần tôn giáo ở Malaysia rất đa dạng Là quốc gia lấy Hồi giáo là quốc giáo nhưng thừa nhận tự do tôn giáo Quốc giáo: 61,3% Hồi giáo (Sunni), Tôn giáo khác: 19,8% Phật giáo, 9,2%

Cơ Đốc giáo, 6,2% Ấn Độ giáo, 3,4% khác Mặc dù đạo Hindu và đạo Phật xuất hiện rất sớm ở vùng đất này nhưng sự ảnh hưởng của chúng đối với hệ thống pháp luật của Malaysia không mạnh bằng các tập quán của người Malaysia, đạo Hồi, Common law của Anh và những tập quán khác không phải của người Malaysia Hệ thống pháp luật của Malaysia được mô phỏng theo hệ thống pháp luật Anh và được cai trị bởi chế độ quân chủ lập hiến39

2.1.2 Khái quát lịch sử ảnh hưởng của Common Law tại Malaysia

Mặc dù những người châu Âu đặt chân đầu tiên đến cùng đất của Malaysia là người Bồ Đào Nha (năm 1511) và Hà Lan (năm 1596) nhưng pháp luật của Bồ Đào Nha và Hà Lan dường như ít ảnh hưởng đến vùng đất này40 171 năm trở thành thuộc địa của Anh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, để lại tác động to lớn hơn nhiều đến luật pháp của đất nước Malaysia Quá trình thuộc địa hoá của Anh đối với các vùng lãnh

38 https://danso.org/malaysia/

39Shaikh Mohamed Noordin and Shanthi Supramaniam An overview of malaysian legal sysstem and research

https://www.nyulawglobal.org/globalex/Malaysia1.html#:~:text=Although%20the%20Malaysian%20legal% 20system,Islamic%20law%20and%20customary%20law (truy cập 4/4/2022)

40 TS Nguyễn Quốc Hoàn (2017), Giáo trình luật so sánh, Nxb Công an nhân dân, tr 451

Trang 38

37

thổ của Malaysia đã tạo điều kiện cho pháp luật Anh được áp dụng ở đây41 Bắt đầu

từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII toàn bộ khu vực quanh eo biển Malacca bao gồm quần đảo Indonesia, Singapore, và bán đảo Mã Lai nằm trong khu vực tranh chấp thuộc địa của thực dân Anh và Hà Lan Ngày 17 tháng 3 năm 1824, Hiệp định Anh - Hà Lan được ký kết, phân định lãnh thổ thuộc địa của Anh bao gồm khu vực bán đảo Mã Lai, Singapore và lãnh thổ thuộc địa của Hà Lan bao gồm khu vực Sumatra Kể từ dó, thực dân Anh hoàn toàn kiểm soát vùng lãnh thổ mà sau này là Malaysia và Singapore42 Thực dân Anh sau đó đã có kế hoạch liên kết các bang của

Mã Lai để thành lập một liên bang Mã Lai đặc dưới bộ máy cai trị chung của Anh để

dễ dàng kiểm soát Tuy nhiên ý định này đã chưa thực hiện được do trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai khu vực này đã bị Nhật chiếm đóng Năm 1945, sau khi Nhật đầu hàng, bán đảo Mã Lai lại tiếp tục đặt dưới sự kiểm soát của Anh Đế quốc Anh thiết lập trật tự ở đây và tiếp tục thực hiện ý tưởng thành lập một nhà nước liên bang ở khu vực này Ngày 1/4/1946, các đạo luật về việc thành lập Liên hiệp Malaya

và tách Singapore thành thuộc địa riêng bắt đầu có hiệu lực Cùng với việc thành lập Liên hiệp Malaya, thực dân Anh còn thực hiện các mưu đồ nhằm củng cố quyền thống trị của mình ở Sabah và Sarawak bằng cách biến hai vương quốc này thành thuộc địa của Hoàng gia Anh Ngày 1/2/1948, hiệp ước về việc tổ chức lại Liên hiệp Malaya thành Liên bang Malaya bắt đầu có hiệu lực liên bang Malaya được thành lập gồm

11 bang, mỗi bang đều có hiến pháp riêng

Ngày 15/8/1957, Hội đồng lập pháp Liên bang Malaya thông qua Hiến pháp, và chính thức tuyên bố độc lập của Malaya tại quảng trường Độc lập ở Kuala Lumpur vào ngày 31/8/1957 Năm 1963, Liên bang Malaya gia nhập các lãnh thổ Sabah, Sarawak và Singapore của Anh để tạo ra một liên bang mở rộng với tên gọi mới “Liên bang Malaysia” Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1957 vẫn được giữ lại nhưng với hơn 80 sửa đổi để phù hợp với quyền tự trị đặc biệt của Sabah, Sarawak và Singapore.Năm

1965, Hiến pháp một lần nữa được sửa đổi đáng kể để cho phép Singapore rời khỏi Liên bang để trở thành một quốc gia độc lập, có chủ quyền

2.1.3 Sự ảnh hưởng của Common law tới hệ thống pháp luật Malaysia

41TS Nguyễn Quốc Hoàn, Tổng quan về hệ thống pháp luật các nước ASEAN, Tạp chí Luật học số 12-2009.

42 Ciauspeter Hill & Jorg Menzel (Eds.): Constitutionalisim in Southeast Asia, tr 165, 166

Trang 39

38

2.1.3.1 Tổ chức tòa án ở Malaysia

Malaysia có hai hệ thống tòa án tồn tại song song: Tòa án tư pháp (tòa án thường) và Tòa án Hồi giáo Cơ cấu HTTA thường Malaysia phần lớn dựa trên cấu trúc tòa án quen thuộc với các tòa án ở các quốc gia theo truyền thống Common Law HTTA Malaysia bao gồm: Tòa án Liên bang, Tòa án phúc thẩm, Tòa án cấp cao (hai tòa cấp cao có thẩm quyền và địa vị ngang nhau là Tòa án của vùng bán đảo Malaysia (Malaya) và Tòa án của các bang Sabah và Sarawak), dưới tòa án cấp cao là tòa án Magistrate và tòa án Sessions Tòa án đặc biệt được thành lập để xét xử những người đứng đầu các bang khi họ vi phạm pháp luật Tại Malaysia không có tòa án Hiến pháp tách riêng ra từ tòa dân dự có nghĩa là các vấn đề liên quan đến một đạo luật hay các văn bản dưới luật có hợp hay không sẽ được đưa đến các tòa dân sự

Tòa án liên bang

Trước năm 1994 Tòa án liên bang được gọi là Tòa án Tối cao đây là cấp xét xử cao nhất và là cơ quan có quyết định là quyết định cuối cùng Tòa án liên bang bao

gồm: 1 Chánh án tòa án liên bang (cũng là người đứng đầu hệ thống tòa án Tư pháp

ở Malaysia), chánh án tòa phúc thẩm, hai chánh án của hai tòa án cấp cao Liên bang

và bốn thẩm phán khác của các Tòa án Liên bang

Tòa án liên bang có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các quyết định của tòa án phúc thẩm; xét xử các vấn đề liên quan đến hiến pháp như giá trị của các đạo luật của Nghị viện liên bang, hoặc cơ quan lập pháp của các bang, giải quyết tranh chấp giữa các bang hoặc giữa chính phủ liên bang và chính quyền các bang về thẩm quyền được Hiến pháp quy định Tòa án liên bang còn có thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật, các phán quyết của các cơ quan có thẩm quyền

Tòa phúc thẩm

Tòa án phúc thẩm gồm 9 thẩm phán trong đó Chánh án đồng thời cũng là thẩm

phán tòa án Liên bang Tòa phúc thẩm có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các phán

quyết của tòa án cấp cao trong cả lĩnh vực hình sự và dân sự Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, Tòa án phúc thẩm có thể hủy bỏ các phán quyết của các tòa án cấp cao

Trong lĩnh vực dân sự, Tòa phúc thẩm có thẩm quyền xét xử và quyết định phúc

Trang 40

39

thẩm đối với phán quyết hoặc lệnh của Tòa án cấp cao trong vụ kiện hoặc vấn đề dân

sự Theo quy định của pháp luật, Tòa án phúc thẩm sẽ không tiến hành xét xử phúc thẩm các phán quyết của Tòa án cấp cao trong các trường hợp:

a) Khi tiền hoặc giá trị của đối tượng yêu cầu bồi thường (không bao gồm lãi suất) dưới 250.000 Ringgit, trừ khi tòa án phúc thẩm có văn bản chấp nhận xét xử phúc thẩm vụ việc đó;

b) Khi phán quyết hoặc mệnh lệnh được đưa ra trên cơ sở sự đồng ý của các bên;

c) Khi phán quyết hoặc mệnh lệnh chỉ liên quan đến chi phí mà pháp luật trao quyền cho tòa án quyết định, trừ khi tòa án phúc thẩm có văn bản chấp nhận xét xử phúc thẩm phán quyết hoặc mệnh lệnh đó;

d) Khi bất kì luật thành văn nào đang có hiệu lực quy định rõ ràng phán quyết của tòa án cấp cao là phán quyết cuối cùng”43

Tòa án cấp cao

Malaysia có hai tòa án cấp cao (1 tòa ở bán đảo Malaya và 1 tòa ở Borneo (Sabah

và Sarawak) Trong đó, tòa án cấp cao ở Malaya có 48 thẩm phán, Tòa án ở Borneo

có 7 thẩm phán Hai tòa có thẩm quyền ngang nhau, vừa có thẩm quyền xét xử sơ

thẩm, vừa có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các phán quyết của tòa án cấp dưới, giám sát việc xét xử của tòa án cấp dưới

Trong lĩnh vực dân sự, tòa cấp cao có thẩm quyền xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các vụ tranh chấp dân sự khi tranh chấp xảy ra trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của tòa; hoặc khi nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn hoặc khi một trong số các tình tiết của vụ việc xảy ra trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của tòa này, các bên tranh chấp cũng có thể lựa chọn một tòa cấp cao xét xử vụ tranh chấp của mình ngay cả khi vụ việc đó theo quy định thuộc thẩm quyền lãnh thổ của tòa khác khi có thỏa thuận bằng văn bản Tòa cấp cao thường không xét xử các vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa cấp dưới về các vấn đề hôn nhân, giám hộ, di chúc, phá sản, hợp đồng, phân chia di sản của người chết, mà giá trị tranh chấp lớn hơn 250.000 MR Tòa cấp cao cũng có thẩm quyền xem xét lại hồ sơ với các vụ kiện dân sự được tòa

43 Article 68 of the Courts Of Judicature Act 1964 and some of “non’appealable matters”

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN