Khi ban về BPNC tạm giữ, có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này: Có quan điểm cho rằng: Tạm giữ là một BPNC của TTHS hạn chế tự do thân thể của công dân do cơ quan nhà nước có thẩm q
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
CHU VĂN QUANG
29 BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (TRÊN CƠ SỞ THỰC
TIEN TẠI DIA BAN TINH NAM ĐỊNH)
HA NOI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
CHU VĂN QUANG
29 BO LUAT HINH SU NAM 2015 (TREN CO SO THUC
TIEN TAI DIA BAN TINH NAM DINH)
Chuyén nganh: Luat Hinh sy va Tố tung Hình sự
Mã so: 8380101.03
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ LAN CHI
HÀ NỘI - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳcông trình nào khác Các s6 liệu, vi dụ và trích dẫn trong Luận văn đảmbảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả cácmôn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy địnhcủa Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Chu Văn Quang
Trang 4CHUONG 1: MOT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE BIEN PHÁP NGAN
CHAN TAM GIỮ - 2 52+ SE EE 2E E121E11 21111111 ke 7 1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của việc quy định biện pháp
ngăn chặn fạm gÏỮ - S1 HH rệt 7 1.1.1 Khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm g1 55555 «<< <s+sec++ 7
1.1.2 Đặc điểm của biện pháp ngăn chặn tạm giữ - 5: 12 1.1.3 Y nghĩa của việc quy định biện pháp ngăn chặn tạm giữ 17 1⁄2 Phan biệt biện pháp tạm giữ trong luật tố tụng hình sự với
tam giữ trong các lĩnh vực pháp luật khác - - - 20
1.2.1 Phân biệt biện pháp tam giữ trong luật tố tụng hình sự với tạm
giữ trong luật thi hành tam g1ữ tạm 81am - - «- «++s<++s+++ 20
1.2.2 Phân biệt tạm giữ trong luật tố tụng hình sự và luật xử lý vi phạm
001890) 0 — 22 1.3 Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong pháp luật Việt Nam từ
năm 1945 đến năm 2015 2-2-2 +£+++E+++Ex+zx++zxrrxerrxee 24 1.3.1 Từ năm 1945 đến năm 1988 - 2-5 ©2<cE2EEeEESEEerkeerkerrerred 24 1.3.2 Từ năm 1988 đến năm 2003 2-2-5 ©E2E2E2E2EEtExerxerkerkeee 29 1.3.3 Từ năm 2003 đến 2015 2-2 2+2++EE£EEtEEEEEEESEEEEkerkerkerkees 31 I0I208:4300910/9) C00117 35
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VIỆT NAM VE BIEN
PHAP NGAN CHAN TAM GIỮ -2 2+c2+cs+zx+rxerxerxeee 36 2.1 Quy định của pháp luật tố tung hình sự Việt Nam về biện pháp
2.1.1 Về căn cứ và trường hợp áp dụng biện pháp tạm giữ - 36
Trang 52.1.2 Đối tượng áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ - 37 2.1.3 Chủ thé có thâm quyền và thủ tục áp dụng biện pháp tạm giữ 42 2.1.4 Về thời hạn tạm giữ -¿- + St EE12121111111211 11111 xe 46 2.1.5 Những điểm mới của biện pháp tạm giữ trong Bộ luật Tổ tụng
Hinh suv nam 2015 wooo cece 47
2.2 Quy định về biện pháp tam giữ của các văn bản pháp luật khác 50
2.2.1 Tam giữ trong luật thi hành tạm g1ữ tạm g1am - +5 51 2.2.2 Tạm giữ trong luật xử lý vi phạm hành chính - - -«- -+ 62
2.2.3 Tạm giữ trong các văn bản liên quan của ngành kiểm sát 67 TIEU KET CHUONG 1157 71
CHUONG 3: THUC TIEN THUC HIEN BIEN PHAP NGAN
CHAN TAM GIỮ TẠI THÀNH PHO HÀ NOI VA MOT SO KIÊN NGHIO oo.o cccccccsscsscsscsssessessessessessessusssssscssessessessessessessuesseeseeseeses 72 3.1 Dac điểm, tình hình tội phạm tại dia ban Thanh phố Hà Nội 72
3.2 Thực trạng việc 4p dụng biện pháp tam giữ trên địa ban
thành phố Hà Nội 2-5255 SSSS 2E 2E 2 21121121121 21c 75 3.2.1 Kết quả đạt được trong việc thực hiện biện pháp ngăn chặn tạm
giữ trên dia bàn Hà NỘI - - G5 5 SH ng ng re, 75
3.2.2 Một số hạn ché, vướng mắc trong việc thực hiện biện pháp ngăn
chặn tam giữ tại Thành phố Hà Nội và nguyên nhân S1 3.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ tại
thành phố Hà Nội 2-52 SE E211 11111 89 3.3.1 Hoàn thiện về pháp luật - 2-2 + E+E£E£+E£EE2EE+rxerxerxerxee 91 3.3.2 Một số giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu qua áp dụng biện
pháp ngăn chặn tam giữ tại thành phố Hà Nội - - 93 TIỂU KET CHƯNG 3 - 22 2£ ©22+2E2EEEEE2EEEEEEEEEEEEEEkerkrerkrrrrrrei 99 KẾT LUẬN - 5 St SE EEEE11211 1111111111111 1111111111111 re 100 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -czz+222xscczzez 102
Trang 6DANH MỤC TU VIET TAT
Biện pháp ngăn chan
Cơ quan điều traLuật tố tụng hình sự
Trang 7DANH MỤC CÁC BANG, BIEU DO
Số hiệu Tên bảng Trang
Bang 3.1 Tinh hình tội phạm trên dia ban tỉnh thành phố Hà Nội
năm 2017-2021 74
Bảng 3.2 Bảng số liệu của người bị tạm giữ theo các trường hợp tạm
giữ trên dia bàn thành phố Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2021 | 76
Bảng 3.3 Kết quả giải quyết các trường hợp tạm giữ trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2021 78
Số hiệu Tên biểu do Trang
Biểu đồ 3.1 | Ti lệ của người bị tạm giữ theo các trường hợp tạm giữ
trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2021 | 76Biểu đồ 3.2 | Các trường hợp giải quyết người bi tam giữ trên địa bàn
thành phố Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2021 78
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đề thực hiện nhiệm vụ chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát
hiện chính xác, kip thời và xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, không délọt tội phạm, không làm oan người vô tội, pháp luật tố tụng hình sự cho phép cơquan tiến hành tố tụng (THTT) áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, trong đó có
biện pháp tam git.
Theo quy định của pháp luật, tạm giữ là biện pháp mang tính cưỡng chếnghiêm khắc và có ý nghĩa quan trọng Việc áp dụng biện pháp tạm giữ được người
có thầm quyền của các cơ quan THTT áp dụng khi có căn cứ chứng minh người códấu hiệu phạm tội sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án hình sự Mặt khác,việc áp dụng biện pháp ngăn chặn (BPNC) tạm giữ còn phải xem xét đến yêu cầubảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ do BPNC này ảnh hưởng trực tiếp
va đáng kể tới quyền con người và quyền công dân, dù trong thời gian không dai,ngắn hơn so với thời hạn của BPNC tạm giam
Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định:
1 Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thé, được pháp luậtbảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực,truy bức, nhục hình hay bat kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thânthể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
2 Không ai bị bắt nêu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyếtđịnh hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạmtội quả tang Việc bắt, giam, giữ người do luật định
Vi vậy, áp dụng BPNC tạm giữ đòi hỏi vừa phải nhanh chóng, kip thời, vừa
phải hết sức thận trọng, đúng căn cứ pháp luật mà pháp luật quy định, đòi hỏi các cơquan có thâm quyền THTT phải nắm vững nội dung, thâm quyên, thủ tục áp dungcác BPNC tạm giữ; qua đó, hạn chế tối đa vi phạm các quyền con người, quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân mà Hiến pháp và luật đã quy định và bảo vệ Hơn
nữa, việc đảm bảo quyên con người trong tô tụng hình sự nói chung và trong việc
Trang 9áp dụng BPNC tạm giữ nói riêng sẽ góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa,
tăng cường sự tin tưởng của nhân dân vào hoạt động của các cơ quan nha nước, tao
co Sở vững chắc dé xây dựng xã hội ôn định, văn minh
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố Hà Nộidiễn biến ngày càng phức tạp cả về số lượng, quy mô, tính chất, mức độ, công cụ,
phương tiện và thủ đoạn Việc áp dụng biện pháp tạm giữ của các cơ quan THTT tại
thành phố Hà Nội đã phát huy được hiệu quả của biện pháp này trong đấu tranhphòng chống tội phạm; tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, sai sót trong thực hiện cácquy định về căn cứ, đối tượng, thâm quyền, thủ tục, thời hạn, chế độ áp dụng Điềunày ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như không bảođảm quyền con người của người bị áp dụng
Vì vậy, việc nghiên cứu biện pháp tạm giữ (từ thực tiễn ở một địa phương cụ
thé là thành phố Hà Nội), từ đó đưa ra những giải pháp toàn diện dé nâng cao hiệuquả của hoạt động này là rất cần thiết Với những lí do đã nêu trên, tác giả luận vănlựa chọn đề tài: “Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong pháp luật Việt Nam (trên cơ
sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)”
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua việc nghiên cứu BPNC
tạm giữ ở các mức độ khác nhau, trực tiếp và gian tiếp đã có một số công trìnhnghiên cứu được công bố thể hiện trên ba bình diện: Luận văn, luận án; sách chuyên
khảo, tham khảo, bình luật cũng như giáo trình dành cho hệ đại học và một số bài
viết bình luận, tạp chí như:
* Nhóm thứ nhất các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ luật học bao gồm:
Luận án tiến sĩ: “Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ tạm giam trong tổ
tụng hình sự Việt Nam - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” của tác giả Nguyễn
Văn Điệp, Đại học Luật Hà Nội, năm 2005; Luận án tiến sĩ “Các biện pháp ngănchặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong tổ tụng hình sự Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân
và giải pháp "của tác giả Nguyễn Trọng Phúc, Đại học Luật Hà Nội, năm 2010.
Luận văn thạc sỹ luật học “Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong tổ tụng hình
Trang 10sự từ thực tiễn áp dụng của Cơ quan cảnh sát diéu tra Công an thành pho Hà Noi”
của tác giả Nguyễn Hoàng Phương, Đại học Luật Hà Nội, năm 2017; Luận văn thạc
sỹ luật học “Biện pháp tạm giữ theo pháp luật tổ tụng Việt Nam từ thực tiễn thànhphá Hồ Chí Minh” của tác giả Lưu Xuân Lợi, Học viện khoa học xã hội, năm 2017;Luận văn thạc sỹ luật học “Kiểm sát việc áp dung biện pháp tạm giữ, tạm giam theopháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chỉ
Minh” của tác giả Võ Bình Vương, Học viện khoa học xã hội, năm 2018; Luận văn
thạc sỹ luật học “Các biện pháp ngăn chặn theo pháp luật tổ tụng hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tinh Vĩnh Phúc” của tác giả Không Minh Quân, Học viện khoa học xãhội, năm 2018;Luận văn thạc sĩ: “Bao dam quyên con người trong việc bắt, tạm gilt,tạm giam qua thực tiên hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Lang Son” của
tác gia Nguyễn Mạnh Cường, Đại học Luật Hà Nội, năm 2018; Luận văn thạc sỹ
luật học “Biện pháp tạm giữ theo pháp luật tổ tụng Việt Nam từ thực tiễn tỉnhQuảng Ninh ” của tác giả Nguyễn Song Thiết, Học viện khoa học xã hội, năm 2019;Luận văn thạc sỹ luật học “Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong tổ tụng hình sự vàthực tiễn thi hành tại tỉnh Thái Binh” của tác giả Đỗ Hồng Bảo Ngọc, Đại học Luật
“Biện pháp tạm giữ trong Bộ luật tổ tụng hình sự năm 2003 - Một số vấn đề cần
Trang 11trao đổi” của tác giả Vũ Trung Tiến, Ngô Văn Vịnh trên tạp chí Nghề Luật Số3/2013, tr 47 - 49; Bài viết “Biện pháp tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015” của tác giả Dinh Văn Đoàn trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 4 năm 2020 tr.20 — 29
Qua nghiên cứu những công trình khoa học trên, có nhiều quan điểm mang
tính học thuật cao mà trong quá trình thực hiện luận văn tác giả có kế thừa và phát
triển Tuy nhiên, còn một số vấn đề của BPNC tạm giữ và các vấn đề liên quan
trong BLTTHS năm 2015, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 cũng như các
văn bản trong một số lĩnh vực pháp luật khác và thực tiễn áp dụng chưa được khoahọc luật TTHS cập nhật đầy đủ Từ phương diện thực tiễn thành phố Hà Nội, nhữngnghiên cứu về BPNC này trên cơ sở những ưu điểm, hạn chế tồn tại của quá trình ápdụng, thay đổi, hủy bỏ cũng chưa được làm rõ
Do vậy, đề tài: “Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong pháp luật Việt Nam (trên
cơ sở thực tiễn địa bàn thành phó Ha Nội) ” là công trình nghiên cứu vừa dựa trên cácnghiên cứu trước đó về biện pháp ngăn chặn, vừa có tính mới về mặt khoa học
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá luật thực định và thựctiễn áp dụng biện pháp này tại thành phố Hà Nội, luận văn đưa ra các giải pháp tiếptục hoàn thiện pháp luật cũng như đưa ra một số kiến nghị về bảo đảm và nâng caochất lượng áp dụng biện pháp tạm giữ, qua đó góp phần công tác đấu tranh, phòng,chống tội phạm được hiệu quả hơn cũng như bảo vệ quyền con người trong tổ tung
hình sự nói riêng và trong pháp luật nói chung.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chủyếu sau:
- Xây dựng khái niệm khoa học về biện pháp ngăn chặn tạm giữ, chỉ ra đặcđiểm, làm rõ ý nghĩa của biện pháp ngăn chặn tạm giữ thuộc đối tượng điều chỉnh
của luật tô tung sự so với các luật khác cũng đê cập dén tam g1ữ;
Trang 12- Phân tích làm rõ quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về BPNC
tạm g1ữ;
- Làm rõ thực trạng áp dụng pháp luật TTHS về BPNC tạm giữ trên dia bàn
thành phố Hà Nội; Làm rõ kết quả đạt được, xác định bat cập, vướng mắc khi ap
dụng biện pháp tạm giữ tại Thành phố Hà Nội và nguyên nhân của thực trạng đó;
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật TTHS về biện pháp
tạm giữ.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận, quy định của pháp luật về
biện pháp tam giữ và thực trạng thực hiện BPNC.
4.2 Pham vi nghiên cứu
+ Về đối tượng: luận văn tập trung nghiên cứu BPNC tạm giữ thuộc đối
tượng điều chỉnh của LTTHS đồng thời có so sánh đối chiếu với tạm giữ trong luậtThi hành tạm giữ, tạm giam và luật xử lý vi phạm hành chính (để làm rõ các đặctrưng của BPNC tạm giữ thuộc đối tượng điều chỉnh của LTTHS);
+ Về không gian, luận văn khảo sát thực trạng áp dụng biện pháp tạm giữ
trên phạm vi thành phố Hà Nội (trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thuộc thâmquyền của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, không bao gồm vụ án hình
sự thuộc thâm quyền của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân trong quânđội nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trên địa bàn thành phó Hà Nội;
+ Về thời gian, luận văn khảo sát thực trạng áp dụng biện pháp tạm giữ từnăm 2017 đến năm 2021
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác —
Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Dang cộngsản Việt Nam về cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách tư pháp nói riêng
Trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng các phương pháp sau:
Trang 13- Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu nhằm nghiên cứu các vấn đề lýluận lịch sử để đưa ra đánh giá sự thay đổi, tiến triển của các quy định về áp dụngbiện pháp tạm giữ từ năm 2017 đến năm 2021;
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: phương pháp này được áp dụng nhằmđưa ra đánh giá về hiệu quả thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về ápdụng biện pháp tạm giữ trên địa bàn thành phố Hà Nội
6 Những đóng góp mới của đề tàiBiện pháp ngăn chặn tạm giữ là van đề được khá nhiều tác giả nghiên cứudưới những góc độ khác nhau Thực tế đó đã tạo ra những thuận lợi nhất định choviệc nghiên cứu đề tài nhưng cũng chính là khó khăn lớn đối với tác giả vì sẽ khôngtránh khỏi sự trùng lặp về những kiến thức pháp luật hình sự cơ bản đã được thừa
nhận rộng rãi trong khoa học pháp lý Mặc dù vậy, dựa trên những nghiên cứu lý
luận về biện pháp ngăn chặn, tìm hiểu quy định của pháp luật hình sự Việt Nam vềbiện pháp ngăn chặn tạm giữ và kết quả đánh giá thực tiễn áp dụng biện pháp tạmgiữ trong hoạt động tố tụng, có thé thay những điểm mới của luận văn là:
+ Góp phần đảm bảo sự nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về khái niệm, nội
dung, ý nghĩa của biện pháp ngăn chặn tạm git.
+ Phân tích, đánh giá những quy định của BLHS 2015 và các văn bản quy
phạm pháp luật khác về biện pháp tạm giữ
+ Chỉ ra những sai sót trong thực tiễn vận dụng và nguyên nhân của việc áp
dụng chưa đúng biện pháp tạm giữ.
+ Đánh giá thực tiễn và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp
dụng biện pháp tạm gitt.
7 Bố cục của Luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nộidung luận văn được bố cục thành 2 chương:
Chương 1: Một số van đề lý luận về biện pháp ngăn chặn tạm giữChương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về biện pháp ngăn chặn tạm giữChương 3: Thực tiễn thực hiện biện pháp ngăn chặn tạm giữ tại thành phố
Hà Nội và một sô kiên nghi.
Trang 14CHƯƠNG 1
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN
VE BIEN PHAP NGAN CHAN TẠM GIỮ
1.1 Khái niệm, đặc điểm va ý nghĩa của việc quy định biện pháp ngăn
chặn tạm giữ
1.1.1 Khát niệm biện pháp ngăn chặn tạm giữ
1.1.1.1 Khái niệm biện pháp ngăn chan
Trong hệ thống các biện pháp mang tính cưỡng chế trong tố tụng hình sự thìbiện pháp ngăn chặn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng Các BPNC mang tính cưỡngchế nghiêm khắc dé kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn ngừa người phạmtội, bị can, bị cáo tiếp tục thự chiện hành vi phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc cóhành vi gây khó khăn, cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử cũng như dé đảmbảo thi hành án Chính vì tính chất quan trọng của các BPNC mà Nhà nước ta rấtquan tâm đến chế định này của luật TTHS Trong luật thực định chưa có quy phạmnào định nghĩa giải thích thuật ngữ BPNC, còn trong khoa học luật tố tụng hình sự
có nhiều quan niệm khác nhau về biện pháp ngăn chặn, cụ thé:
Từ điển thuật ngữ pháp lý phổ thông của Nhà xuất bản "Sách pháp lý"Matxcova, 1973 giải thích rằng:
Biện pháp ngăn chặn là biện pháp cưỡng chế về mặt tố tụng hình sự dođiều tra viên, dự thâm viên, kiểm sát viên và tòa án áp dụng đối với bịcan (người bị tình nghi) nếu có đủ căn cứ cho răng bị can trốn tránh việcđiều tra, dự thẩm hoặc trốntránh tòa án, cản trở việc xác minh sự thật về
vụ án, hay sẽ tiếp tục hoạt động phamtdi, cũng như dé dam bảo việc thi
Trang 15khẩn cấp hoặc phạm tội qua tang dé ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho
xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luậthoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi
hoặc tiếp tục phạm tội BPNC gồm: Bắt, tạm giữ, tạm giam, cắm đi khỏi nơi cư trú,
bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị dé bao đảm [41, tr.502]
Giáo trình Luật TTHS Việt Nam của trường Dai học Luật Hà Nội dua ra khái
niệm: BPNC là biện pháp cưỡng chế trong TTHS được áp dụng đối với bị can, bịcáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường hợpkhẩn cấp hoặc phạm tội quả tang) nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xãhội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành độnggây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự [39, tr.193]
Có thê thấy, những khái niệm trên đã phản ánh được những dấu hiệu đặc trưngcủa BPNC Tổng hợp từ những quy định của BLTTHS và những khái niệm nêu trên,tác giả cho rằng: BPNC là những biện pháp cưỡng chế được quy định trong BLTTHS
do cơ quan hoặc người có thẩm quyên theo quy định của pháp luật áp dụng đổi với bican, bị cáo hoặc đối với người liên quan đến việc thực hiện tội phạm chưa bị khởi tổkhi có căn cứ theo quy định cua pháp luật nhằm ngăn chặn họ tiếp tục phạm tội, bỏtron hoặc gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự
BLTTHS năm 2015 quy định những BPNC gồm: giữ người trong trường hợp
khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cắm đi khỏi nơi cư
trú, tạm hoãn xuất cảnh Mỗi BPNC có những quy định cụ thể về đối tượng, thấmquyền, thủ tục áp dung, do đó tùy từng trường hợp dé áp dụng BPNC dé đạt hiệuquả trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm
Trang 161.1.1.2 Khái niệm biện pháp ngăn chặn tạm giữ
Tạm giữ là một trong các BPNC của TTHS có tính nghiêm khắc cao trong số
các BPNC Tuy nhiên, biện pháp này không phải là hình phạt bởi vì mục đích của
nó cũng như mục đích của BPNC nói chung, không nhằm trừng trị người phạm tội
hay giáo dục cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp
luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN mà nhằm ngăn chặn bị can tiếp tục phạm
tội, bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự một cách thuận lợi, nhanh
chóng Biện pháp tạm giữ không được thực hiện nhằm tước bỏ quyền tự do của bịcan, bị cáo mà chỉ nhằm hạn chế tạm thời quyền tự do cá nhân, quyền tự do đi lại vàmột số quyền tự do cá nhân khác như tự do ngôn luận, hội họp, hội họp Khi ban
về BPNC tạm giữ, có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này:
Có quan điểm cho rằng:
Tạm giữ là một BPNC của TTHS hạn chế tự do thân thể của công dân do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với người bị bắt trongtrường hợp khẩn cấp hoặc trường hợp phạm tội quả tang và đã có quyếtđịnh tạm giữ nhưng chưa được khởi tố nhằm ngăn chặn kip thời hành vitrồn tránh pháp luật của người phạm tội cản trở hoạt động điều tra [30]
Quan điểm trên phản ảnh khá đầy đủ về tạm giữ, để cập đến đối tượng ápdụng, căn cứ, thâm quyền áp dụng của biện pháp này Tuy nhiên, quan điểm trênchưa nêu lên được điểm đặc trưng sự nghiêm khắc của biện pháp tạm giữ so với các
BPNC khác - đó là cách ly người bị buộc tội ra bên ngoài xã hội trong một khoảng
thời gian, hạn chế một số quyên tự do của họ Định nghĩa này đã đề cập đến chủ thé
có thâm quyền là cơ quan nhà nước, tuy nhiên chưa cụ thé bởi không nêu rõ là cơquan tiến hành tố tụng mà chỉ nói chung chung là cơ quan nhà nước, hơn nữa mỗi cơquan tiễn hành tố tụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nhưng thông quanhững chủ thé cụ thể chứ ban thân các cơ quan này không thể tự thực hiện được.Theo quy định của pháp luật, việc ra lệnh hay quyết định tạm giam thuộc về nhữngngười có thâm quyên nhất định trong các cơ quan tiến hành tố tụng và những người
này sẽ phải chịu trách nhiệm đôi với văn bản do mình ban hành.
Trang 17Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà
Nội đưa ra khái niệm:
Tạm giữ là BPNC do CQTHTT có thâm quyền quyết định tước tự dothân thể trong thời hạn nhất định đối với người bị bắt trong trường hợpkhan cấp hoặc phạm tội quả tang nhằm bao đảm cho cơ quan điều tra có
thời gian tiến hành các hoạt động điều tra ban dau dé có cơ sở khởi tố bị
can, tạm giam hoặc tra tự do người bị bắt [7, tr.214]
Với khái niệm này, biện pháp tạm giữ đã được thé hiện được về chủ thé áp
dụng là CQTHTT; đối tượng áp dụng là người bị bắt; đặc trưng cơ bản của tạm giữ
là hạn chế quyền con người và mục đích của tạm giữ là để bảo đảm cho việc tiếnhành các hoạt động tố tụng Khái niệm chưa nêu rõ về chủ thé áp dụng mà chỉ nói
chung chung là CQTHTT.
Theo tác giả Nguyễn Mai Bộ thì:
Tam giữ là BPNC trong TTHS thé hiện việc người hoặc cơ quan có thắmquyền quyết định tước tự do với thời gian ngắn đối với người bị bắt trongtrường hợp khân cấp, trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc người cólệnh truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, xác minh để xác định việc truycứu trách nhiệm hình sự (khởi tố bị can) đối với họ [4, tr.85]
Quan điểm trên đã nêu được khá day đủ về chủ thể có thẩm quyên, cácdấu hiệu về tính chất cưỡng chế, đối tượng áp dụng, trường hop áp dụng cũngnhư mục đích áp dụng biện pháp tạm giữ nhưng chưa chỉ ra được đầy đủ căn cứ
áp dụng biện pháp này.
Theo tác giả đã nêu được:
Tạm giữ là BPNC trong TTHS do người có thâm quyền của CQĐT và các
cơ quan khác do pháp luật quy định áp dụng, tạm thời hạn chế tự do thânthể trong thời gian ngắn đối với người bị bắt trong trường hợp khan cấp,phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bịbắt theo quyết định truy nã, nhằm ngăn chặn tội phạm, hành vi cản trởhoạt động điều tra của người bị tạm giữ, bảo đảm cho CQĐT có thời gian
10
Trang 18tiễn hành các hoạt động điều tra ban đầu dé trên cơ sở đó đưa ra các quyếtđịnh tố tụng như khởi tố bị can, tạm giam, áp dụng biện pháp ngăn chặn
khác hoặc trả tự do cho họ [35, tr 17-118].
Theo tác giả đánh giá, quan điểm nay đã nêu được chính xác ban chất pháp
lý của biện pháp tạm giữ là biện pháp cưỡng chế trong TTHS thể hiện ở việc tạmthời hạn chế quyền tự do cá nhân của người bị áp dung nó, ngoài ra cũng chínhxác về chủ thể áp dụng, đối tượng và mục đích áp dụng Tuy nhiên, hạn chế củaquan điểm này là do căn cứ vào quy định của BLTTHS năm 2003 nên vẫn xácđịnh một trong những đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ là “người bi bắttrong trường hợp khẩn cấp” Theo quy định tại khoản 1 Điều 117 của BLTTHShiện hành thì đối tượng của biện pháp tạm giữ có thể áp dụng đối với người bịgiữ trong trường hợp khẩn cấp
Những khái nệm mà các tác giả trên đưa ra đều nhân mạnh vào mục đích củabiện pháp này là ngăn chặn sự bỏ trốn, gây cản trở điều tra, truy tố, xét xử và thi hành
án Qua những quan điểm ở trên cùng với việc phân tích những quan điểm đó chothấy, nếu dé đưa ra một khái niệm day đủ về BPNC tạm giữ thì định nghĩa gồm cócác nội dung sau: Bản chất của tạm giữ là BPNC chỉ áp dụng trong TTHS với đặctrưng là cách ly đối tượng áp dụng với xã hội trong khoảng thời gian nhất định tại cơ
Sở giam giữ do bị tước tự do, sẽ bị hạn chế một số quyền con người cơ bản, thiết thâncũng như quyền công dân như quyền ứng cử hoặc hạn chế một số quyền con người
cơ bản cung như quyền công dân như quyền tư do đi lại và cư trú, quyền tự do ngônluận, hội họp, biểu tình, quyền tự do tín ngưỡng, trong hời gian bị giam giữ; đốitượng áp dụng của tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khan cấp, người bị bắttrong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối vớingười bị bắt theo quyết định truy nã; thâm quyền áp dụng là người có thâm quyền
của CQDT, VKS, Tòa án; căn cứ áp dung là những căn cứ do BLTTHS quy định;
mục đích áp dụng của biện pháp này là hạn chế một số quyền nhất định của conngười, ngăn chặn tiếp tục phạm tội hoặc gây cản trở cho quá trình giải quyết vụ án,bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
11
Trang 19Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra quan điểm về khái niệm BPNC tạmgiữ như sau: “Tam giữ là biện pháp ngăn chặn trong tổ tụng hình sự, tạm thời hạnchế quyên tự do của người bi áp dụng bang việc giữ tại cơ sở giam giữ trong thờigian ngắn nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn nguy cơ gây khó khăn, cảntrở cho hoạt động khởi 16, điều tra va tạo điều kiện cơ quan có thắm quyên tiễnhành tổ tụng xác định căn cứ phân loại, xử lý phù hợp trong giai đoạn dau của quátrình giải quyết vụ án hình sự ”.
1.1.2 Đặc điểm của biện pháp ngăn chặn tạm giữBản chất của tạm giữ chính là một biện pháp ngăn chặn, chính vì thế chúngliên quan tới việc nhằm đảm bảo tốt nhất kết quả của hoạt động điều tra Trong đó,biện pháp tạm giữ là biện pháp ngăn chặn tiếp theo của biện pháp giữ người trongtrường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang nhằm mục đíchcuối cùng chính là ngăn chặn hành vi phạm tội, hành vi cản trở điều tra xác minh tộiphạm, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan điều tra thu thập chứng cứ bước đầu làm
rõ những tình tiết liên quan đến tội phạm, nhân thân của người bị tạm giữ Tạm giữđối với người bị bắt theo lệnh truy nã là để có thêm thời gian cho cơ quan bắt hoặc
nhận người bị bắt thông báo cho cơ quan đã ra lệnh truy nã biết về việc đã bắt được
đối tượng và thời gian cho cơ quan đã ra quyết định truy nã đến người nhận bị bắt.Ngoài ra, biện pháp tạm giữ được coi là một trong những biện pháp nghiêm khắctrong các biện pháp ngăn chặn bởi tính chất riêng biệt của nó
Xét từ các khía cạnh trên, biện pháp tạm giữ mang trong mình những đặc
điểm chung của các biện pháp ngăn chặn và cũng có những điểm riêng biệt so vớicác biện pháp khác Cụ thể như sau:
- Các đặc điểm chung của biện pháp tạm giữ với tư cách là một trong những
biện pháp ngăn chặn
Một là, biện pháp tạm giữ nói riêng và các biện pháp ngăn chặn nói chung
đêu mang tính cưỡng chế được bảo đảm bởi quyên lực nhà nước được quy địnhtrong pháp luật TTHS Xét về bản chất của cưỡng chế, chúng được coi là biện phápmang tính quyền lực Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền áp dụng, buộc họ phải
12
Trang 20thực hiện các nghĩa vụ do pháp luật quy định, nhằm ngăn chặn vi phạm hoặc dé xử
lý nghiêm minh những người đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật Pháp luật tốtụng hình sự là một trong những ngành luật đặc trưng bởi tính cưỡng chế rất mạnhbởi mang trong mình nghĩa vụ bảo vệ các mối quan hệ xã hội trước những hành vinguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm Nhà nước buộc phải sử dụng quyền lựccông dé bảo vệ các mối quan hệ xã hội đó Các biện pháp cưỡng chế được quy định
dé các cơ quan có thâm quyền có thé áp dụng trong các trường hợp nhất định khi có
các căn cứ mà luật đã dự liệu Trong đó, biện pháp ngăn chặn là một nhóm biện
pháp mang tính cưỡng chế cao, do các cơ quan có thẩm quyền THTT thực hiện
Hai là, biện pháp tạm giữ nói riêng và biện pháp ngăn chặn nói chung hạn
chế một phan quyền con người Nhìn chung, đây là hệ quả tiếp nối từ các biện phápcưỡng chế của Nhà nước lên chủ thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn Các giá trịcủa quyền con người đã được hình thành từ rất lâu trên thế giới và trở thành nềntang chung của một nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân Cho đến thờiđiểm hiện tại, Việt Nam đã công nhận và bảo vệ các giá trị chung của quyền conngười Các giá trị đó được quy định từ Hiến pháp đến các quy định cụ thé ở các vănbản luật và các văn bản dưới luật Nền tảng chung được quy định tại khoản 1 điều
14 Hiến Pháp năm 2013 như sau: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,các quyên con người, quyên công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hộiđược công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” Tuynhiên, pháp luật cũng quy định về hạn chế quyền con người tại khoản 2 điều 14Hiến Pháp năm 2014 như sau: “Quyển con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạnchế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, dao đức xã hội, sức khỏe cua cộng đồng ” Mặc dù,
đã được công nhận và bảo vệ các nhóm các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, vănhóa, xã hội Tuy nhiên, quyền con người cũng có thé bi hạn chế trong trường hopcần thiết bởi các lý do an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội Các biện pháp ngănchặn được thực hiện để ngăn chặn các hành vi có thể gây khó khăn trong các hoạtđộng điều tra, chính vì thế sẽ phải thực hiện các hoạt động cưỡng chế Đối với biệnpháp tạm giữ là sẽ bị cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định, bị quản lý
13
Trang 21tại các cơ sở giam giữ Xét theo Hiến pháp, người bị tạm giữ đã bị hạn chế một sốquyền cơ bản mà quan trọng nhất theo Điều 20 của Hiến pháp năm 2013 quy địnhthì đó là “quyên bất khả xâm phạm về thân thể” và theo Điều 23 của Hiến phápnăm 2013 là “quyên tự do đi lại” Việc hạn chế những quyền cơ bản của con ngườinhằm kip thời ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội mà người phạm tội đangthực hiện, ngăn ngừa việc họ trồn tránh pháp luật, phạm tội mới hoặc có hành vi gâykhó khăn cho cơ quan có thâm quyền THTT trong việc giải quyết vụ án hình sự.Tuy nhiên, ở một khía cạnh ngược lại, các biện pháp trên có thé gây ra các tìnhtrạng lạm dụng thâm quyền trong TTHS để xâm phạm quyền con người trái phápluật dẫn đến hậu quả không bảo đảm được tính đúng đắn trong quá trình giải quyết
vụ án hình sự, gây mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và pháp luật
Ở khía cạnh này, pháp luật trên tinh than bảo vệ một cách toàn diện bằng cách quyđịnh cu thé tại khoản 1 Điều 20 của Hiến pháp năm 2013 như sau: “Moi người cóquyên bat khả xâm phạm về thân thé, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự
và nhân phẩm; không bị tra tan, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bắt kỳ hình thứcđối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ” Vàề
cơ bản, Hiến pháp đã cé gắng truyền tải tinh thần trên và cũng là kim chỉ nam củapháp luật Hình sự trên cơ sở nguyên tắc suy đoán vô tội theo quy định tại điều 13
của BLTTHS năm 2015 như sau: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho
đến khi được chứng mình theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản
án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” Nhìn chung, việc hạn chế một phầnquyền con người là cần thiết trong trường hợp trên va chúng không trái lại với tinhthần tôn trọng và bảo vệ quyền con người của công dân Việt Nam Tuy nhiên, cũngcần phải dam bảo các biện pháp tạm giữ không bị lạm dung dé xâm phạm đến cácquyền con người khác có thé dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và cũng cần xemxét khi áp dụng biện pháp trên vì chúng sẽ nhân danh Nha nước dé thực hiện hạnchế quyền con người của công dân Trong trường hợp áp dụng sai cũng cần phải cónhững biện pháp khắc phục dé tạo ra niềm tin đối với nền pháp lý Việt Nam nói
riêng và Đảng, Nhà nước Việt Nam nói chung.
Tóm lại, các đặc diém chung trên giữa biện pháp tam giữ nói riêng và các biện
14
Trang 22pháp ngăn chặn nói chung khác đều thể hiện được vai trò của Nhà nước trong công
cuộc giữ gìn an ninh trật tự xã hội, bảo vệ các mối quan hệ pháp luật hình sự ghi nhận
và tôn trọng trên cơ sở quyền lực chung được pháp luật quy định, tôn trọng HiếnPháp cũng như quan điểm, đường lối của Đảng trong hoạt động trị an nước nhà
- Các đặc điểm riêng của biện pháp tạm giữMột là, biện pháp tạm giữ mang tính chất chuyển tiếp, quá độ Trong quátrình điều tra, biện pháp tạm giữ được áp dụng ngay sau biện pháp bắt giữ (trừtrường hợp bắt bị can, bị cáo dé tạm giam) Không phải toàn bộ trường hợp nao cơquan điều tra cũng có thé xác định được người bị tạm giữ có đủ căn cứ dé bị khởi tố
vụ án hình sự sau khi bị bắt hay không? Do đó, các biện pháp xử lý tiếp theo sẽ phảiphát sinh để đảm bảo người thực hiện hành vi phạm tội không thể bỏ trốn, tiếp tục
thực hiện hành vi phạm tội, tiêu hủy chứng cứ phạm tội hoặc gây khó khăn cho cơ
quan có thâm quyền THTT giải quyết vụ án hình sự Biện pháp tạm giữ chính làbiện pháp chuyên tiếp của biện pháp bắt để cơ quan điều tra có thể xem xét việckhởi tố vụ án, khởi tố bị can, căn cứ tạm giam bị can Biện pháp ngăn chặn tạmgiam vì thế cũng thường được áp dụng sau khi tạm giữ, thời hạn tạm giữ được trừvào thời hạn tạm giam (nếu có căn cứ để tạm giam người bị tạm giữ nay đã trởthành bị can) Đây là sự chuyên tiếp, quá độ cần thiết để đảm bảo việc hạn chếquyền con người là có căn cứ và cần thiết Đồng thời, chúng cũng đảm bảo các thủ
tục TTHS chặt chẽ và hiệu quả.
Hai là, thời gian hạn chế quyền tự do của người bị áp dụng biện pháp tamgiữ ngắn Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, co quanđược giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bịbắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc ké từ khi Cơquan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú Trường hợp cầnthiết, người ra quyết định tạm giữ có thé gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày.Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai
nhưng không quá 03 ngày.
Trong trường hợp này, thời hạn tạm giữ được xác định trong thời gian 03
15
Trang 23ngày, có thé được gia han 02 lần, mỗi lần gia hạn 03 ngày, tổng cộng tối da 09
ngày Thời hạn tạm giữ ngắn là do tính chất chuyền tiếp, tạm thời hạn chế tự do để
xác định căn cứ trả tự do ngay nếu có nhằm lẫn, oan sai hoặc không cần thiết tạmgiam hoặc căn cứ dé khởi tố bị can, tam giam bị can, hạn chế tự do của bị can trongthời gian dài hơn phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan tiễn hành
tố tụng Cần lưu ý phải bảo đảm các yêu cầu về việc tính thời điểm bắt đầu thời hạn
và thời gian trả tự do nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng và đủ hoạt động giam giữ
Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động giam giữ, thời hạn tạm giữ sẽ được trừ vào thời hạn tạm giam.
Thứ ba, thẩm quyển áp dụng biện pháp tạm giữ rat da dạng Những người cóthầm quyền ra lệnh giữ người bao gồm các chủ thể sau đây: Thủ trưởng, Phó Thủtrưởng Cơ quan điều tra các cấp; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn vàtương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩucảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng,
chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Doan trưởng Doan đặc nhiệmphòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượngCảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vu và pháp luật lực lượng Cảnh sát biến,Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sátbiển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng; Người chỉ huy tau bay, tàu biểnkhi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng
Chủ thể có thâm quyền ban hành quyết định tạm giữ không hoàn toàn lànhững người đại diện của cơ quan THTTcu thé là Cơ quan điều tra va mở rộngthêm đó là cơ quan được giao nhiệm vụ tiễn hành một số hoạt động điều tra đượcquy định ở khoản 1 Điều 35 BLTTHS năm 2015 cũng được ban hành quyết địnhtạm giữ do đặc thù công việc có điều kiện phát hiện người thực hiện hành vi có dấuhiệu tội phạm, đồng thời phải có biện pháp mang tính cấp bách để ngăn chặn ngườithực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm có thê trốn hoặc tiếp tục thực hiện hành vi
16
Trang 24phạm tội, hoặc gây khó khăn cho cơ quan có thâm quyền THTT giải quyết vụ án.Ngoài ra, do điều kiện khách quan như điều kiện địa lý, tính chất hoạt động, cũngnhư địa bàn hoạt động nên CQDT không thé tiếp nhận vụ việc được ngay Chính
vì những yếu tố đó nên chủ thé có thâm quyền ban hành quyết định tạm giữ được
quy định trong BLTTHS không chỉ mỗi cơ quan THTT và cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng có thẩm quyền trong việcnày Ngoài những trường hợp đã nêu, trường hợp người phạm tội đầu thú, tự thúcũng cần phải áp dụng biện pháp tạm giữ vì nơi người phạm tội đầu thú, tự thúđến trình báo cũng là cơ quan có thâm quyền tiền hành tố tụng giải quyết vụ việcliên quan đến họ Cho nên người phạm tội đầu thú, tự thú cũng cần quản lý, việc
áp dụng biện pháp tạm giữ đối với họ nhằm tạo điều kiện cho cơ sở giam giữ,những người tại địa điểm tạm giữ có thời gian thông báo, bàn giao lại người cho
cơ quan có thâm quyền đến áp giải
1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định biện pháp ngăn chặn tạm giữ
Y nghĩa doi với việc giải quyết vụ án hình sựTội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội nên đấu tranh phòng, chống tộiphạm đòi hỏi phải có những biện pháp có tính cưỡng chế nghiêm khắc, trong đó cóBPNC tạm giữ Tam giữ không phải là hình phạt và không có mục đích tran áp,
trừng trị những người bị áp dụng Tuy vậy, việc áp dụng quy định này sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến quyền tự do cá nhân Người bị áp dụng BPNC này bị cách ly với xãhội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền công dân như quyền batkhả xâm phạm về thân thé, quyền tự do đi lai dé co quan điều tra tiến hành các hoạtđộng điều tra ban đầu, thu thập tài liệu, chứng cứ làm căn cứ đề ra quyết định khởi
tố hay không khởi tố, trả tự do cho người bị tạm giữ Quy định và áp dụng biệnpháp tạm giữ trong tố tụng hình sự không chỉ đơn thuần là tạo điều kiện thuận lợicho các cơ quan nhà nước có thâm quyền thực hiện tốt nhiệm vụ theo chức năngcủa mình mà còn nhằm đảm bảo sự tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp Điều này thé hiện
ở chỗ việc áp dung hay không áp dụng biện pháp ngăn chặn nao đó trong dau tranh
17
Trang 25phòng chống tội phạm không xuất phát từ ý muốn chủ quan, bởi sự áp đặt từ phíacác cơ quan nhà nước có thâm quyền mà là từ các quy định của pháp luật, xuất phát
từ pháp luật và đáp ứng sự đòi hỏi của thực tiễn Sự tuân thủ các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự khi áp dụng, thay đổi hay huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn nào đó
về các phương diện như: đối tượng, căn cứ, thâm quyên, thủ tục áp dụng trước hết
là xuất phát từ sự tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của con người (đối tượng
của các biện pháp ngăn chặn) Mọi trường hợp thực hiện không đúng các quy định
pháp luật trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn đều phải bị phát hiện và khắc
phục kip thời Mọi hành vi trái pháp luật khi áp dụng biện pháp ngăn chặn gây hậu
quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân đều bị
xử lí nghiêm minh BLTTHS đã quy định cụ thể, chặt chẽ góp phần nâng cao hiệuquả cho chủ thé có thầm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ cũng như hạn chế khả
năng lạm dụng biện pháp tạm giam không đúng quy định.
Biện pháp tạm giữ không chỉ thê hiện tính cưỡng chế của Nhà nước đối vớingười có hành vi xâm hại các quyền của công dân mà còn là một phương tiện hữuhiệu dé bảo vệ các quyền đó khi nó có nguy cơ bị xâm hại hoặc đang bị xâm hại Biệnpháp tạm giữ tuy hạn chế một số quyền của công dân nhưng mặt khác lại bảo vệ lợiích của Nhà nước, lợi ích xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân khác
Việc áp dụng biện pháp tạm giữ có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn chặn
nguy cơ người bị buộc tội tiếp tục phạm tội, ngăn ngừa nguy cơ người bị buộc tộigây khó khăn cho hoạt động, tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tổ tụng xác minh
làm rõ sự việc phạm tội giúp cho pháp luật được thực thi, tránh trường hợp bỏ lọt
tội phạm, đảm bảo tính pháp chế của nhà nước
Ý nghĩa đối với việc đảm bảo quyên con người, quyên công dânTội phạm về bản chất là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây ra hoặc đe doạ
gây ra thiệt hại cho những quan hệ xã hội quan trọng được luật hình sự bảo vệ Tội
phạm trực tiếp hoặc gián tiếp xâm hại đến sự bền vững và ôn định của chế độ nhànước, chế độ kinh tế-chính trị và xã hội, đến tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự,
nhân pham và tài san của công dân cũng như các quy tac của cuộc sông xã hội Do
18
Trang 26đó, Nhà nước ta coi việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, ngăn chặn kip thoi, xử línghiêm minh nhằm tiến tới loại trừ hiện tượng phạm tội ra khỏi đời song xã hội làmột trong những nhiệm vụ quan trọng nhất và phải được tiến hành một cách kiênquyết, triệt dé, không khoan nhượng Trong khi đó, người thực hiện hành vi phạmtội ý thức rất rõ về hậu quả pháp lí mà mình phải chịu do việc thực hiện tội phạmnên thường muốn che giấu và trốn tránh không muốn hành vi của mình gây ra bịphát hiện, bị xử lý Họ cố gắng tìm mọi cách dé né tránh việc xử lý của pháp luật.
Do vậy, ngăn chặn kip thời và có hiệu quả ngay từ đầu các hành vi thực hiện tộiphạm hoặc hành vi trốn tránh, gây khó khăn cho việc xử lý người phạm tội là mộttất yếu khách quan Việc quy định và đảm bảo thực hiện biện pháp ngăn chặn tạmgiữ trong BLTTHS là biéu hiện cụ thé quan điểm đó của Nhà nước Biện pháp ngănchặn tạm giữ trong tố tụng hình sự góp phan quan trọng vào việc nâng cao hiệu quảquan ly nhà nước, quản lý xã hội băng pháp luật, thé hiện sự chuyên chính của Nhanước xã hội chủ nghĩa trong việc đấu tranh, phòng ngừa chống tội phạm.Bởi lẽ, vớitính đặc thù của biện pháp này là “cưỡng chế nhăm ngăn chặn” đã góp phan hạn chếđến mức thấp nhất những khó khăn mà người phạm tội có thể gây ra cho quá trìnhgiải quyết vụ án, từ đó hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động của các cơ quan có thâmquyên tiến hành tố tụng, giúp cho các hoạt động này được tiến hành thuận lợi và đạthiệu quả cao Ngoài ra, tạm giữ với đặc trưng riêng biệt là việc hạn chế quyền tự dothân thể, quyền tự do đi lại của mỗi con người, khi áp dụng đúng biện pháp ngăn
chặn này góp phần ngăn chặn kip thời những hành vi phạm tội, hành vi trốn tránh
pháp luật, cản trở điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự Nếu áp dụngkhông đúng sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật, gâyhoang mang trong dư luận và dễ bị các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc dé chống phá
Nhà nước Vì vậy, việc quy định biện pháp ngăn chặn tam giữ giúp cơ quan va
người có thâm quyền áp dụng thống nhất, tránh được tình trạng áp dụng tùy tiện,tràn lan Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, tước bỏ điều kiện tiếp tục thực hiện tộiphạm của người phạm tội cũng là góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước; quyền và
lợi ích của cá nhân Tóm lại, xét trên khía cạnh đó, quyên con người, quyên công
19
Trang 27dân sẽ được đảm bảo khi áp dụng biện pháp tạm giữ một cách kịp thời để đảm bảoquyền con người, quyền công dân, không bỏ lọt tội phạm dé ngăn chặn tội phạmtiếp tục gây ảnh hưởng đến các chủ thê khác trong xã hội.
Mặt khác, việc quy định chặt chẽ các biện pháp tạm giữ sẽ đem đến sự đảmbảo cho việc hạn chế quyền tự do của công dân theo tinh than “đúng người, đúng
tội”, tránh đi các hành vi lạm dụng thầm quyền để xâm phạm, tước đi quyền con
người của công dân trái pháp luật, đảm bảo nguyên tắc suy đoán vô tội Mặc dù cóthể nhỏ về số lượng nhưng đến thời điểm hiện nay, vẫn còn nhiều trường hợp lạmdụng biện pháp tạm giữ dé thực hiện các hành vi sai trái Trên khía cạnh này, việc
áp dụng biện pháp một cách đúng đắn sẽ tạo ra đường lối để tránh đi sự oan saitrong việc xử lý tội phạm, tránh đi những sự “trừng phạt” có thể gây ảnh hưởng đếnquyền con người, quyền công dân trái với quy định của pháp luật, gây ra tình trangmắt niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước
1.2 Phân biệt biện pháp tạm giữ trong luật tố tụng hình sự với tạm giữ
trong các lĩnh vực pháp luật khác
1.2.1 Phân biệt biện pháp tạm giữ trong luật tổ tụng hình sự với tạm giữ
trong luật thi hành tạm giữ tạm giam
Đối với biện pháp tạm giữ trong luật TTHS, về cơ bản, cấu trúc của biệnpháp tạm giữ trong luật này quy định về: căn cứ áp dụng; đối tượng áp dụng;thâm quyền áp dụng; trình tự, thủ tục áp dụng và thời hạn áp dụng.Đối với luậtTTHS, các quy định về biện pháp tạm giữ thể hiện các mối quan hệ pháp luậtTTHS giữa cơ quan có thâm quyền tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội.Nói cách khác, tạm giữ là biện pháp cưỡng chế mà cơ quan có thẩm quyền tiếnhành tố tụng áp dụng đối với người có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội Đối
với biện pháp tam giữ trong luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, biện pháp tạm gitr
được nhắc đến trong xuyên suốt văn bản quy phạm pháp luật này Tuy nhiên, về cơbản, cấu trúc của biện pháp tạm giữ trong luật này quy định về: tổ chức, nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ và quyên, nghĩa vụ của người bị
tạm gitt.
20
Trang 28Như vậy, biện pháp tạm giữ trong luật Thi hành tạm giữ, tạm giam thê hiện
quan hệ pháp luật giữa cơ quan thi hành tạm giữ và người bị tạm giữ khi áp dụng
các biện pháp quản lý giam giữ Có thê thấy răng, tính “thi hành” là điểm khác biệt
và chúng liên quan đến việc đang áp dụng biện pháp ngăn chặn trên
Nhìn chung, sự khác biệt giữa hai chế định trên chính là sự khác biệt giữa hai
mối quan hệ pháp luật mà chúng tạo ra Quan hệ pháp luật tố tụng hình sự là quan
hệ xã hội phát sinh trong quá trình tố tụng được các quy phạm pháp luật tố tụnghình sự điều chỉnh trong đó, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được pháp luật quyđịnh và bảo đảm thực hiện Biện pháp tạm giữ trong TTHS được tiếp cận với cácquy định về căn cứ, trình tự, thủ tục, thời hạn và thâm quyền dé áp dung, thay đồi,
huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giữ; biện pháp tạm giữ trong luật Thi hành tạm giữ
tạm giữ tạm giam được tiếp cận với các quy định về quá trình thi hành tạm giữ.Cùng với đó, xuất phát từ sự khác biệt của chủ thể thì nội dung của hai chế địnhcũng khác nhau Đối với biện pháp tạm giữ trong TTHS thì nội dung của mối quan
hệ pháp luật này là quyền và nghĩa vụ tổ tung của cơ quan có thâm quyên tiễn hành
tố tụng và người bị buộc tội Đối với biện pháp tạm giữ trong luật Thi hành tạm giữtạm giam thì là quyền và nghĩa vụ mang tính hành chính — tư pháp của cơ quan thi
hành tạm giữ và người bi áp dụng các biện pháp tạm gitt.
Tóm lại, biện pháp tạm giữ của hai chế định trên có sự khác biệt rất rõ ràngvới một bên là đại diện cho căn cứ, trình tự, thủ tục để bắt đầu việc thi hành biện
pháp tạm giữ và một bên là quá trình thi hành biện pháp tạm giữ Hai hoạt động trên
mang tính chất khác biệt hoàn toàn Mặc dù vậy, chúng không hè tách biệt hoàntoàn với nhau Quy định về Biện pháp tạm giữ trong TTHS là các quy định dé làmtiền đề cho quá trình tạm giữ và kiểm soát các căn cứ liên quan đến việc tạm giữ
Và sau khi đã đủ căn cứ dé áp dụng các biện pháp tạm giữ, co quan có thâm quyền
sẽ tiến hành việc giữ người và trực tiếp tước đi một phần quyền con người của đốitượng bị áp dụng Đây rõ ràng là một hoạt động cưỡng chế đặc trưng của Nhà nước,
do đó, trong quá trình giữ người, cần có những quy định có nội dung liên quan đếnviệc giữ người đúng thẩm quyền, đúng đối tượng Khi đó, các quy định về Biện
21
Trang 29pháp tạm giữ trong Luật Thi hành án hình sự sẽ được áp dụng Do vậy, các quy định
này không tách biệt hoàn toàn, cũng không xung đột lẫn nhau mà mang tính bổ trợ
thành bởi hai giữa luật TTHS và luật Xử lý vi phạm hành chính cũng có sự khác biệt.
Về mặt cấu trúc chế định, tam giữ giữa luật TTHS và luật Xử lý vi phạmhành chính đều được thiết kế thành các quy phạm quy định: căn cứ áp dung; đốitượng áp dung; thẩm quyền áp dụng: trình tự, thủ tục áp dụng và thời hạn áp dụng
Tuy nhiên, với sự khác biệt từ nội tại của hai ngành luật thì những yếu tố đócũng vi thế mà hoàn toàn khác nhau Cụ thé như sau:
Về căn cứ áp dụng, biện pháp tạm giữ đều mang tính chất ngăn chặn hành vi
vi phạm pháp luật Tuy nhiên, biện pháp tạm giữ trong luật TTHS là “để kịp thờingăn chặn tội phạm và để bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.Mục đích áp dụng biện pháp tạm giữ (theo thủ tục tố tụng hình sự) nói riêng là đểxác định căn cứ khởi tố bị can đối với người bị bắt hoặc giao người bị truy nã cho
cơ quan đã ra lệnh truy nã” Còn biện pháp tạm giữ trong luật Xử lý vi phạm hành
chính là “ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây
thương tích cho người khác hoặc dé thu thập, xác minh những tình tiết quan tronglàm căn cứ dé quyết định xử lý vi phạm hành chính”
Về đối tượng áp dụng, đối tượng áp dụng biện pháp tạm giữ trong luật TTHS
là những người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự (cụ thể ở đây là người
bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang,người phạm tội tự thú, người phạm tội đầu thú, người bị bắt theo quyết định truynã) Còn đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ theo thủ tục hành chính là nhữngngười thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính (cụ thể ở đây là cần ngăn
22
Trang 30chặn, đình chỉ ngay hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho ngườikhác; cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyên trái phép hàng hóaqua biên giới; dé thi hành quyết định đưa vào trường giáo đưỡng, cơ sở giáo dục bắt
buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết
định cắm tiếp xúc theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; déxác định tình trạng nghiện ma túy đối với người sử dung trái phép chat ma túy)
Về thẩm quyên áp dung, tạm giữ trong TTHS có phan hạn chế đối tượng cóthầm quyền áp dung hơn so với tạm giữ trong luật Xử lý vi phạm hành chính Theoluật TTHS thì biện pháp tạm giữ chỉ được: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều
tra các cấp; Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp Trung doan và tương đương;
Người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới; Người chỉ huy tàu bay, tàubiển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng; Chỉ huy trưởng vùng Cảnhsát biển áp dụng Còn biện pháp tạm giữ theo luật Xử lý Vi phạm hành chính thìngoài Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp huyện, người chỉ huy tau bay, tàu biển, thì cònrất nhiều người có thâm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính (điều 123)
VỀ trình tự, thủ tục áp dụng, cả tạm giữ người theo thủ tục tố tụng hình sự vàtạm giữ người theo thủ tục hành chính đều phải có quyết định tạm giữ của người cóthẩm quyền Tuy nhiên, sau khi ra quyết định tạm giữ theo luật TTHS, người cóthâm quyền phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 12 giờ, kế từ khi raquyết định tạm giữ Viện kiểm sát có quyền xem xét và nếu xét thấy việc tạm giữkhông có căn cứ, thì huỷ bỏ quyết định tạm giữ và khi đó người ra quyết định tạmgiữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ Còn quyết định tạm giữ người theothủ tục hành chính không phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp Ngoài ra, người bịtạm giữ theo thủ tục tố tụng hình sự bị tạm giữ ở nhà tạm giữ, hoặc buồng tạm giữ
của trại tạm giam Còn người bi tam giữ theo thủ tục hành chính không bị giữ ở nha
tạm giữ, hoặc buồng tạm giữ của trại tạm giam
Về thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giữ trong luật TTHS là 03 ngày và có thểgia hạn 02 lần mỗi lần không quá 03 ngày Còn thời hạn tạm giữ theo thủ tục hànhchính là 12 giờ và có thé kéo dài đến 24 giờ; đối với người vi phạm quy chế biên
giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn
23
Trang 31tạm giữ có thé kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kế từ thời điểm bắt đầu
giữ người vi phạm Thêm vào đó, việc gia hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính
không cần phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành Cònviệc kéo dài thời tạm giữ theo thủ tục hành chính không cần có sự phê chuẩn củaViện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành Ngoài ra, Thời han tạm giữ theo thủ tục
tố tụng hình sự được trừ vào thời hạn tạm giam, cứ một ngày tạm giữ được tínhbằng một ngày tạm giam Nếu sau đó người đã bị tạm giữ bị kết án và phạt tù cóthời hạn, thì thời hạn tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt
tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù (Điều 33 Bộ luật Hình sự)
Còn thời hạn tạm giữ theo thủ tục hành chính không được trừ vào thời hạn tạm giam
và do vậy cũng không được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt
Về bản chất, tính “ngăn chặn” của hai biện pháp này đều được đảm bảo bởi
các trình tự thủ tục đặc biệt được quy định riêng trong các văn bản pháp luật Tuy
nhiên, điểm khác biệt mà chúng ta cần phải phân định rõ ràng nhất chính là sự khácbiệt về đối tượng áp dụng Tính “ngăn chặn” của Biện pháp tạm giữ là sự ngăn chặnđối với các hành vi phạm tội trong pháp luật hình sự - là những hành vi xâm hại trựctiếp đến quyền và lợi ích của các cá nhân tập thê Tính “ngăn chặn” của Biện pháptạm giữ trong Luật Xử lý vi phạm hành chính là sự ngăn chặn đối với các hành vi viphạm pháp luật hành chính — tức là xâm hại đến các mối quan hệ liên quan đến hoạtđộng điều hành, tổ chức của nhà nước Trên cơ sở đó, mức độ nghiêm trọng của
hành vi phạm tội hình sự là nặng hơn so với hành vi vi phạm pháp luật hành chính.
Do vậy, tính “khân cấp” của Biện pháp tạm giữ trong luật TTHS luôn là nặng nềhơn Do đó, những yếu tố khác cũng vì thế cũng trở nên nghiêm ngặt hơn Điều này
là hoàn toàn phù hợp khi việc xây dựng và áp dụng pháp luật cần phải được phânhóa dựa trên hoàn cảnh và trường hợp trong đời sống thực tiễn
1.3 Biện pháp ngăn chặn tạm giữ trong pháp luật Việt Nam từ năm
1945 đến năm 2015
1.3.1 Từ năm 1945 đến năm 1988Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã lật đồ hoàn toàn bộ máy nhà
nước phong kiên và dan đên sự ra đời cua Nhà nước kiêu mới dau tiên ở Đông Nam
24
Trang 32A - nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Lúc này, Nhà nước phải tổ chức cho nhândân vừa kháng chiến, vừa kiến quốc Nhiệm vụ của cách mạng thời kỳ này là đấutranh với thù trong, giặc ngoài, bảo vệ chính quyền cách mạng Trong lúc phải đối
phó với nạn đói và thù trong, giặc ngoài như vậy, hoạt động lập pháp van được Nhà
nước ta đặc biệt quan tâm Tiêu biéu là Hiến pháp 1946 ngày 09/11/1946 được ban
hành Tại Điều 11 Hiến pháp quy định: “Tư pháp chưa quyết định, thì không bắt bớ
và giam cầm người công dân” và “Tất cả công dân Việt Nam đều bình đăng trướcpháp luật” Nhà nước đồng thời cũng ban hành các văn bản pháp luật có quy định
về những BPNC mà cụ thê là BPNC tạm giữ và sử dụng biện pháp này như phươngtiện sắc bén dé đấu tranh chống Việt gian, phản động và những tội phạm nguy hiểmkhác Tuy nhiên, thời kỳ này chưa có các văn bản quy định riêng về BPNC tạm giữ
mà mới chỉ được quy định xen kẽ trong những văn bản pháp luật, một số cơ quan tưpháp được ra đời liên quan đến việc tạm giữ, cụ thể: Tại Sắc lệnh số 13/SL ngày24/01/1946 về tổ chức TA và ngạch Thâm phán va Sắc lệnh 131/SL ngày 20/7/1946
về tô chức bộ máy Tư pháp Công an có quy định:
(i) Ban Tư pháp xã không có quyền tịch thu tài sản của ai, cũng không cóquyền bắt bớ, giam giữ trừ khi có trát nã của Thâm phán hay khi thấymột người phạm tội quả tang và để bảo đảm quyền tự do thân thể củacông dân, nghiêm cắm việc bắt giam trái pháp luật, trừ những trường hợpphạm pháp quả tang phải đưa ngay người bị bắt lên huyện,không đượcgiữ ở xã quá 24 tiếng đồng hồ [5, tr 479]; (ii) Trong Trại tạm giam nêngiam riêng biệt đối tượng đang bị giam cứu dé điều tra với các đối tượng
bị kết án, như: những người bị giam cứu; chính trị phạm; những người bị
an trí; những phạm nhân nguy hiểm hoặc hung dữ không chịu cải hối (cóthể giam vào biệt lao);những phạm nhân là đàn bà [2, tr.46]
Sắc lệnh 131/SL ngày 20/7/1946 về tổ chức bộ máy Tư pháp Công an tạiĐiều thứ 2 quy định: “Tư pháp Công an có nhiệm vụ truy tầm tất cả các sự phạmpháp (đại hình, tiểu hình hoặc vi cảnh), sưu tập các tang chứng, bắt giao ngườiphạm pháp cho các TA xét xử trong phạm vi luật pháp ấn định”[9]; Sắc lệnh 23/SL
25
Trang 33ngày 21/02/1946 thành lập Việt Nam Công an vụ Theo Sắc lệnh này thì lực lượngCông an vụ có nhiệm vụ “Điều tra vềnhững hành động trái phép và truy tìm ngườican phạm dé giúp TA trong sự trừng trị”; Sắc lệnh số 85/SI ngày 22/5/1950 về cảicách bộ máy tư pháp thì: “Tư pháp Công an có nhiệm vụ bắt người phạm pháp và
giao cho các TA xét xử” [10].
Năm 1954, sau khi giải phóng miền Bắc, Đảng ta xác định: “Miền Bắc là căn
cứ địa chung của cách mạng cả nước;nhiệm vụ chiến lược của cách mạng miềnNam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống tri của dé quốc Mỹ và tay sai, thựchiện thống nhất nước nhà” [34, tr 80] Để đáp ứng nhiệm vụ chính trị và xã hội này,Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật, cụ thê:
Luật số 103-SL/L005 ngày 20/5/1957 về Đảm bảo quyền tự do thân thé
và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân có đề cậpđến nguyên tắc bảo đảm quyền bat khả xâm phạm thân thé của công dân, thủ tục,thầm quyên ra lệnh bắt người, như:
(i) Quyền tự do thân thé và quyền bat khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ
vật, thư tín của nhân dân được tôn trọng và bao đảm Không ai được xâm
phạm các quyền ấy [24, tr.110]; (ii) Bắt người phạm đến pháp luật phải
có lệnh viết của cơ quan tư pháp cấp tỉnh hoặc cấp thành phó trở lên nếu
là thường dân hoặc Viện kiểm sát quân sự, Tòa án quân sự nếu là quânnhân phạm pháp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dâncấp tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trở lên Riêng đốivới các tỉnh phía Nam, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trở lên cóquyền ra lệnh bắt giam người phạm tội trong những vụ án hình sự đangthụ lý; Trưởng và Phó cơ quan Công an nhân dân từ cấp tỉnh trở lên cóquyền ra lệnh bắt giam người, lệnh phải được phê chuẩn chính xác củaViện kiểm sát [24, tr.111]; (iii) Đối với người phạm pháp quả tang, bat
cứ người nào cũng có quyền bắt và phải giải ngay đến Ủy ban hànhchính, Tòa án nhân dân hoặc đồn Công an nơi gần nhất [24, tr 111]; (iii)Trong những trường hợp khân cấp, cơ quan Công an có thể bắt giữ trước
26
Trang 34khi có lệnh viết của các cơ quan quy định trong Điều 3 và phải báo chocác cơ quan đó biết Những trường hợp phạm pháp quả tang và trường
hợp khẩn cấp là những trường hợp đặc biệt do luật quy định [24, tr 111].
Việc bắt người trong trường hợp bình thường được quy định: Ngoài nhữngtrường hợp phạm pháp quả tang và trong trường hợp khẩn cấp nói trong Điều 4, bắt
người vi phạm pháp luật Nhà nước phải có lệnh viết của cơ quan tư pháp từ cấp
tỉnh hoặc thành phố trở lên, nếu là thường dân phạm pháp, hoặc của Tòa án binhnếu là quân nhân phạm pháp, hay là thường dân phạm pháp có liên quan đến Quânđội nhân dân [24, tr.112] Việc bắt người trong trường hợp quả tang được quy địnhtại Điều 4 của Sắc lệnh: “Đối với những người phạm pháp quả tang, bất cứ ngườinao cũng có quyền bat và phải giải ngay đến Ủy ban Hành chính, TA nhân dân hoặcđồn Công an nơi gần nhat.Trong những trường hợp khan cấp, cơ quan Công an cóthé bắt giữ trước kho có lệnh viết của các cơ quan định trong Điều 3 và phải báocho các cơ quan đó biết Những trường hợp phạm pháp quả tang và trường hợpkhẩn cấp là những trường hợp đặc biệt do luật quy định [11, Điều 4]
Để cu thể hóa Luật 103/SL-L005 ngày 20/5/1957, Nhà nước ban hành Sắclệnh 002/SLT ngày 18/6/1957 quy định về các trường hợp phạm pháp quả tang,khan cấp và các trường hợp khám người phạm pháp quả tang và Nghị định số301/TTG quy định chỉ tiết thi hành Luật số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 bảo đảoquyền tự do thân thé và quyền bat khả xâm phạm đối với nha ở, đồ vật, thư tín của
nhân dân Tại Sắc lệnh 002/SLT ngày 18/6/1957, Nhà nước quy định trường hợp
bắt người phạm pháp quả tang và sáu trường hợp bắt khan cấp, gồm:
(i) Các trường hợp bắt quả tang: "Đang làm việc phạm pháp hoặc sau khiphạm pháp, thì bị phát giác ngay; đang bị đuôi bắt ngay sau khi phạm pháp;đang bị giam giữ mà lân trốn; đang có lệnh truy nã [24, tr.117]; (1) Cáctrường hợp bắt khan cấp, gồm: Có hành động chuẩn bị làm việc phạm pháp;người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra vụ phạm pháp chính mắt trôngthấy và xác nhận đúng là kẻ phạm pháp; tìm thấy chứng cớ phạm pháptrong người hoặc tại nhà ở của kẻ tình nghi phạm pháp; có hành động chuẩn
27
Trang 35bị, hoặc đang trốn; có hành động chuẩn bị tiêu hủy chứng cớ, làm giả chứngcớ; có sự thông đồng giữa những kẻ phạm pháp với nhau dé trốn tránh pháp
luật; căn cước, lai lịch không rõ rang [24, tr.I 17].
Tại Nghị định số 301/TTG quy định chỉ tiết thi hành Luật số 103/SL-L005ngày 20/5/1957 bảo đảo quyền tự do thân thé và quyền bat khả xâm phạm đối vớinhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân, ghi nhận trình tự thủ tục bắt giữ đối với cácquân nhân trong trường hợp bị bắt phạm pháp quả tang:Trừ những trường hợp phạmpháp quả tang và những trường hợp khân cấp, những quân nhân phạm pháp luậtNhà nước do các cán bộ trong quân đội nói ở Điều 1 đoạn b Nghị định này ra lệnhbắt, tạm giữ, tạm giam Những quân nhân phạm pháp bị bắt trong những trường hợpquả tang hoặc những trường hợp khân cấp thì trong hạn hai mươi bốn giờ phải giảilên TA nơi gần nhất [8, Điều 24]
Triển khai Luật 103/SL-L005 ngày 20/5/1957 và Sắc lệnh 002/SL-T ngày18/6/1957, bằng Thông tư số 556/TTg ngày 24/12/1958, Thủ tướng Chính phủ chỉđạo đường lối áp dụng biện pháp bắt, giữ và quan điểm xét xử:
Trong khi làm nhiệm vụ, Công an, Công tố và Tòa án phải chiều theopháp luật của Nhà nước, mà làm đúng nguyên tắc bắt giữ và xét xử: Kẻđáng bắt, thì bắt; kẻ bắt cũng được, không bắt cũng được, thì không bắt;bắt giữ rồi, thì phải hỏi cung mau chóng dé kịp thời xử án, không được
giam lâu [36, tr 8-9].
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Chính phủ cách mạnglâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Sắc luật số 02/SL-76 ngày15/3/1976 quy định về việc bắt giam giữ Về cơ bản việc bắt giam giữ quy định trongSắc luật này giống luật 103/S1-L005 ngày 20/5/1957, tuy vậy thẩm quyền bat được
mở rộng đến cấp huyện
Điều 3 Sắc luật số 02/SL-76 ngày 15/3/1976 quy định về việc bắt người, khámngười, khám nhà ở, khám đồ vật trong trường hợp khan cấp:Đội trưởng đội tuần tracủa cơ quan an ninh hoặc của quân đội, trưởng hoặc phó đồn an ninh, trưởng hoặcphó cơ quan an ninh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trưởng hoặc phó ban
28
Trang 36của cơ quan an ninh từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, trong khilàm nhiệm vụ, có quyền ra lệnh hoặc tự mình bắt, khám người, khám nhà ở, khám
đồ vật trong những trường hợp khẩn cấp [19, Điều 3].
Những thủ tục, trình tự, thâm quyền của việc tạm giữ người được quy định ởrải rac các văn bản trước khi Bộ luật TTHS năm 1988 ra đời Mặc dù đã giải quyếtđược nhiều trường hợp và có tác dụng to lớn trong đấu tranh phòng ngừa tội phạmnhưng không thể không thừa nhận, trong quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ vẫngặp nhiều khó khăn do nhiều quy định thiếu khoa học, không cụ thé Những vănbản pháp luật về biện pháp tạm giữ trong thời gian này rõ ràng đã được hình thành
và được công nhận dé đi vào thực tiễn Tuy nhiên các văn bản này vẫn còn nhiềuthiếu sót, đa phần đến từ sự chắp vá về kỹ thuật lập pháp cũng như tư duy lập phápthời bay gid Hiến pháp 1980 ra đời cùng với hệ thống pháp luật từng bước đượchoàn thiện, nhiều văn bản pháp luật được bổ sung, hoàn thiện, BLTTHS 1988 ra đời
đã khắc phục được các khó khăn, vướng mắc trước đây gặp phải
1.3.2 Từ năm 1988 đến năm 2003
Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 được Quốc hội khoá VIII nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/6/1988 Sự ra đời của BLTTHS
1988 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử lập pháp Thấu suốt tư tưởng "lấy dân làmsốc", Bộ luật đáp ứng yêu cầu bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, phát triển nền dânchủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý
kiên quyết và triệt dé mọi hành vi phạm tội Kế thừa và phát triển pháp luật tố
tụng hình sự của Nhà nước ta từ Cách mang tháng Tám đến nay, với tinh thần đổimới trên mọi mặt của đời sống xã hội, Bộ luật quy định rõ chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, dé cao vai trò của các tô chức xã hội
và công dân trong việc tham gia tố tụng, kết hợp sức mạnh của pháp chế xã hộichủ nghĩa với sức mạnh của quần chúng nhân dân trong đấu tranh chống và phòngngừa tội phạm Theo đó, BPNC được quy định rõ ràng, day đủ và chi tiết hơn taimột chương riêng trong bộ luật BPNC tạm giữ cũng được quy định rõ ràng về căn
cứ, thâm quyền, thời han cụ thé:
29
Trang 37Tại Điều 68 BLTTHS 1988 quy định:
1- Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bat trong trường
hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang quy định tại Điều 63 và Điều 64
Lệnh tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải
giao cho người bị tạm giữ một bản.
Theo quy định trên, về thâm quyền ra lệnh tạm giữ thì tại Khoản 2 Điều 68quy định “Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủtrưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên có quyền ra lệnh tạm giữ”nhưng tại Khoản 2 Điều 63 quy định về thâm quyền ra lệnh bắt khẩn cấp thì:
2- Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợpkhan cấp:
a) Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủtrưởng cơ quan điều tra cấp tỉnh và cấp quân khu trở lên;
b) Người chỉ huy của đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn; người chỉhuy đồn biên phòng ở hải đảo hoặc biên giới;
c) Người chỉ huy máy bay, tàu biển, khi máy bay, tàu biển đã rời khỏisân bay, bến cảng
Việc quy định như vậy là không phù hợp bởi thực tiễn khi bắt khân cấp thìthường ra lệnh tạm giữ nhưng thâm quyền không quy định trong luật Dé khắc phụchạn chế này, ngày 30/6/1990, Quốc hội đã sửa đổi BLTTHS năm 1988, trong đó cósửa đối Điều 68 Theo đó, những người có thẩm quyền ra lệnh bắt khan cấp quyđịnh tại Khoản 2 Điều 63 BLTTHS cũng có quyền ra lệnh tạm giữ
30
Trang 38Về thời hạn tạm giữ, tại Điều 69 có quy định:
I- Thời han tạm giữ không được qua ba ngày đêm, kể từ khi cơ quanđiều tra nhận người bị bắt
2- Trong trường hợp cần thiết và được Viện kiểm sát cùng cấp phêchuẩn, cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không
quá ba ngày đêm.
3- Khi hết thời hạn tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải
trả tự do ngay cho người đã bị tạm giữ.
4- Thời gian tạm giữ được tính vào thời hạn tạm giam.
Việc quy định về thời hạn tạm giữ như trên là tương đối phù hợp với các cơquan có chức năng điều tra nhưng chưa phù hop với những chủ thé tố tụng kháchoặc những cơ quan được giao điều tra ban đầu vì chưa xác định được mục đích củatạm giữ là gì Điều này dễ dẫn đến quá hạn tạm giữ hoặc tạm giữ không phù hợp vớitinh thần của điều luật
Như vậy, có thể thấy rõ rằng, có một bước tiến lớn về tính hệ thống hóa vàtính thống nhất của các văn bản pháp luật liên quan đến biện pháp tạm giữ trongthời gian này Tiêu biểu nhất là sự ra đời của BLTTHS năm 1988, chúng đã quy
định cụ thể hơn, có hệ thống hơn về thắm quyền, thời hạn tạm giữ Mặc dù vậy,
những quy định này cũng dần bộc lộ các hạn chế, bat cập, trong thời gian áp dụng,điều này dẫn đến việc hoạt động tạm giữ nói riêng và các hoạt động tư pháp nói
chung chưa thực sự đảm bảo chất lượng Trước tình hình đó, việc sửa đôi, bổ sung
hay thậm chí là thay thế BLTTHS là đòi hỏi tất yêu Những chuyền biến liên quan
đến việc thay đổi, sửa đổi, bỗổ sung BLTTHS năm 1988 sẽ đánh dấu cho một giaiđoạn tiếp theo dé đảm bảo thực hành hoạt động tư pháp nói chung và biện pháp tạmgiữ nói riêng được đúng chuẩn mực, đảm bảo bảo vệ nghiêm ngặt quyền con người,quyền công dân
1.3.3 Từ năm 2003 đến 2015Khắc phục những khó khăn, vướng mắc của BLTTHS năm 1988 về BPNCtạm giữ, BLTTHS năm 2003 ra đời đã sửa đổi, bố sung một số quy định rất quantrọng về BPNC tạm giữ
31
Trang 39Về đối tượng tạm giữ, Khoản 1 Điều 86 BLTTHS năm 2003 đã mở rộng hon
so với Điều 68 BLTTHS năm 1988 trước đó Theo đó, Khoản 1 Điều 86 BLTTHSnăm 2003 quy định: “Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt
trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc
đối với người bị bắt theo quyết định truy nã” Như vậy, so với BLTTHS năm 1988,đối tượng bi tạm giữ mở rộng thêm bao gồm cả người phạm tội tự thú, đầu thú hoặcđối với người bị bắt theo quyết định truy nã
Đối với thời hạn gửi quyết định tạm giữ cho VKS, BLTTHS năm 2003 đã rútngắn thời han lại, cụ thé Khoản 3 Điều 86 quy định:
Trong thời hạn 12 giờ, ké từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tamgiữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp Nếu xét thấy việc tạm giữkhông có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết địnhhủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do
ngay cho người bi tam git.
Như vậy, so với BLTTHS năm 1988 thời hạn gửi quyết định tạm giữ rút ngắn đi
12 tiếng (trong thời hạn 12 tiếng thay vì thời hạn 24 tiếng)
Về thời hạn tạm giữ, BLTTHS năm 2003 có thay đổi về quy định số lần giahạn tạm giữ Tại Khoản 2 Điều 87 BLTTHS 2003 quy định:
Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tam giữ có thé gia hạn
tạm giữ, nhưng không quá ba ngày Trong trường hợp đặc biệt, người ra
quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá
ba ngày Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sátcùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, ké từ khi nhận được đề nghịgia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải
ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuân
Như vậy so với BLTTHS 1988, thời hạn tạm giữ tối đa được tăng thêm 3ngày Việc cho phép gia hạn thêm 1 lần nữa trong trường hợp đặc biệt là vô cùngcần thiết bởi trong những trường hợp bắt theo lệnh truy nã, không phải cơ quan ra
32
Trang 40lệnh truy nã lúc nào cũng đến nhận người bị bắt ngay đi nên việc kéo dài thời hạn
tam g1ữ là hợp ly.
Ngoài ra, BLTTHS 2003 có thêm điểm mới so với BLTTHS 1988, đó làTheo Khoản 4 Điều 87 thì: “4 Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam.Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam” Quy định này có tính chấtnhân đạo rõ rệt Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi bị can bị tạm giam thì việc tính trừthời hạn tạm giữ vào thời hạn tạm giam như thế nào khi viết lệnh tạm giam?
Mặc dù đã có những tiễn bộ rõ rệt trong quy định về BPNC tạm giữ trongBLTTHS 2003 so với BLTTHS 1988 nhưng van còn tổn tại những hạn chế Thứnhất, BLTTHS 2003 quy định về đối tượng tạm giữ là người tự thú, đầu thú Tuynhiên không quy định rõ trường hợp nào cần thiết tạm giữ, trường hợp nào khôngcần thiết Thứ hai, khoản 1 Điều 87 BLTTHS quy định về thời điểm bắt đầu củathời hạn tạm giữ là thời điểm Cơ quan điều tra nhận người bị bắt là chưa dự tính hếtnhững phức tạp nảy sinh từ thực tiễn, bởi vì trên thực tế không phải trường hợp nàocũng có thé giải ngay người bị bắt đến Co quan điều tra, ví dụ những người bị bắttrên tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến càng Việt Namhoặc những người bị bắt ở biên giới, hải đảo Những người bị bắt trong trường hợpnày có thé một thời gian khá lâu sau khi bi bắt mới giải đến giao cho Cơ quan diéutrađược, khoảng thời gian khá dài này những người bị bắt đó bị áp dụng BPNC nào? Bắthay tạm giữ? Bắt thì không phải vì biện pháp bắt phải coi là kết thúc sau khi người cóhành vi nguy hiểm cho xã hội bị bắt, nhưng tạm giữ thì cũng không phải vì lúc đóngười bị bắt vẫn chưa được nhận bởi Cơ quan điều tra [38, tr.37] Thứ ba, chưa cóquy định rõ về cách tính thời hạn tạm giữ như thế nào khi mà ngày kết thúc thời hạn
lại là ngày nghỉ lao động hoặc ngày lễ.
Có thể thấy răng, việc hoàn thiện các quy định về biện pháp tạm giữ vẫnđược tiếp tục trong giai đoạn này Mặc dù đã nhìn nhận và khắc phục đa số nhữngthiếu sót được điểm tên trong khoảng thời gian đó Tuy nhiên, trong quá trình thực
hành, các vân đê lại nảy sinh và tạo ra những tôn tại và hạn chê cân phải được khắc
33