1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Các quyết định tố tụng của Viện Kiểm sát trong giai đoạn truy tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)

105 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 20,57 MB

Nội dung

Một mặt, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn này có áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định dé kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

DANG THỊ QUỲNH TRANG

HAI PHONG, 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

DANG THỊ QUỲNH TRANG

CÁC QUYÉT ĐỊNH TO TUNG CUA VIEN KIEM SÁT TRONG

GIAI DOAN TRUY TO

(TREN CƠ SO THUC TIEN DIA BAN THÀNH PHO HAI PHÒNG)

CHUYEN NGANH : LUAT HS VA TO TUNG HS

MA SO : 8380101.03

GIẢNG VIÊN HUONG DAN: TS VŨ GIA LAM

HẢI PHÒNG, 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán

tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể

bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Đặng Thị Quỳnh Trang

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG BIỀU -.- (St SE EEEEEEEEESEEEEEEEEEEESEEEErkrrkrkerrre

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TẮTT - - 2: s2 +E£EE+ESEEEE+EvEErksrerxersrx

CHƯƠNG 1.MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA BO

LUẬT TO TUNG HÌNH SU VE CÁC QUYẾT ĐỊNH CUA VIỆN KIEM

SÁT TRONG GIAI DOAN TRUY TÓ 2-©2225222+22z+£xz+z+zzse2 10

1.1 Một số vấn đề lý luận về các quyết định của Viện kiểm sát trong giai

đoạn troy tỐ -2- 2-51 SS2222EE921E2122127171717121121121111111111 111111 ye 10

1.1.1 Khái niệm quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố 10

1.1.2 Ý nghĩa của việc quy định và thực hiện các quyết định của Viện kiểm

sát trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự -2+c<+ce+xsrxsrszrerseree 18

1.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyết định của Viện kiểm sát

trong giai đoạn truy tỐ + 2 s+2t+E22E2E2E12E12112112212217171121 21 xe 23 1.2.1 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyết định truy tố bị can ra

trước tòa án dé xét xử ( bản cáo "13277 “1 23

1.2.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về quyết định trả hồ sơ vụ án dé

điều tra bổ sung - 2-5 cz+ce+ccczError! Bookmark not defined 1.2.3 Quy định của BLTTHS về quyết định tạm đình chi vụ án Error!Bookmark not defined.

1.2.4 Quy định của BLTTHS về quyết định đình chỉ vụ án trong giai đoạn

tTUY tỒ 5-5225 2 2E2E122122121 712121 ce.Error! Bookmark not defined.

1.2.5 Quy định của BLTTHS về các quyết định khác của Viện kiểm sát

trong giai đoạn truy tỐ -s+ Error! Bookmark not defined.

KET LUẬN CHƯNG | -.- S22 2E SE2ESESEEEEEEEEEEEESEEEEErErrkrrrrrree 56

Trang 5

CHƯƠNG 2.THUC TIÊN THI HANH CÁC QUYẾT ĐỊNH CUA VIEN

KIÊM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHÓ HẢI PHÒNG TRONG GIAI

DOAN TRUY TO VÀ MỘT SO KIÊN NGHỊ - -: -5c ¿ 572.1 Thực tiễn thi hành các quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạntruy tố trên địa bàn thành phố Hải Phòng -.-:- 2-25: 57

2.1.1 Kết quả đạt được trong thi hành các quyết định của Viện kiểm sát

nhân dân Thành phố Hải Phòng 2-2 52 + +22++zx++zxzs+zzse2 572.1.2 Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân - 2-5 s¿ 692.1.2.1 Những hạn chế, vướng mắc trong việc ra quyết định tố tụng của

VKS trong giai đoạn truy tỐ -2- 2 5z+S++2++EE+EEEEEEEEEEEerkerkerrrrrkee 69

2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng ban hành quyết định của Việnkiểm sát trong giai đoạn truy tỐ - -++2s+EE+ 2E E2EEEEEEerrkerkrei 80

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1 Số vụ án/bị can VKSND thành phó Hải Phòng giải quyết trong giai đoạn truy tỐ -:-©2252+2E+EEEEE2E1E7171271717112112112111111 111111 44

Bảng 2.2: Số vụ án/bị can VKSND thành phố Hải Phong trả hồ sơ dé Cơ quan điều tra điều tra bổ sung -¿©2++22+E2EE2EE2EEEEE22EEE122.2E.2E re 46

Bảng 2.3: Số vụ án/bị can VKSND thành phó Hải Phòng tạm đình chỉ VAHS

Bảng 2.4 Số vụ án/bị can VKSND hai cấp tại thành phố Hải Phòng

Gimh Chi VU 00 -1IO 51

Trang 7

DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT

BLHS Bộ luật Hình sự

BLTTHS Bộ luật Tế tụng hình sự

CQDT Co quan diéu tra

KHHS Khoa hoc hinh sw

KSV Kiém sat vién

THQCT Thuc hanh quyền công tố

TNHS Trach nhiệm hình sự

TTHS Tô tụng hình sự

UBND Uy ban nhân dân

VKS Viện kiểm sát

VKSND Viện kiêm sát nhân dân

XHCN Xã hội chu nghĩa

Formatted: Justified, Indent: First line: 0", Space After: 8 pt, Line spacing: Multiple 1.0

li, Position: Horizontal: Left, Relative to: Colui Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Horizont 0.13", Wrap Around

Formatted: Justified, Indent: First line: 0", Space After: 8 pt, Line spacing: Multiple 1.0

li, Position: Horizontal: Left, Relative to: Colui Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Horizont 0.13", Wrap Around

Formatted: Justified, Indent: First line: 0", Space After: 8 pt, Line spacing: Multiple 1.0

li, Position: Horizontal: Left, Relative to: Colut Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Horizont 0.13", Wrap Around

Formatted: Justified, Indent: First line: 0", Space After: 8 pt, Line spacing: Multiple 1.0

li, Position: Horizontal: Left, Relative to: Colui Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Horizont 0.13", Wrap Around

Formatted: Justified, Indent: First line: 0", Space After: 8 pt, Line spacing: Multiple 1.0

li, Position: Horizontal: Left, Relative to: Colui Vertical: 0", Relative to: Paragraph, Horizont 0.13", Wrap Around

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quá trình giải quyết một vụ án hình sự trải qua nhiều giai đoạn khác nhau

trong đó giai đoạn truy tố vụ án hình sự có hết sức quan trọng Viện kiểm sát

thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn truy tố bằng VIỆC ra các quyết định pháp lý có đầy đủ căn cứ và đúng pháp luật dé giải quyết các

vụ án hình sự Các quyết định của Viện kiểm sát ban hành trong giai đoạn này

có ý nghĩa rất đặc biệt Một mặt, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn

này có áp dụng các biện pháp cần thiết do luật định dé kiểm tra lại tính hợp pháp

và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ quan Điều tra có thẩm quyền

đã áp dụng để rồi từ đó loại trừ những hậu quả tiêu cực của các sai lầm hoặc sự

lạm dụng đã bị bỏ lọt trong hai giai đoạn tố tụng hình sự trước đó Mặt khác, quyết

định truy tổ của Viện kiểm sát thông qua ban cáo trạng thé hiện hoạt động chứng

minh trên cơ sở các tài liệu của hồ sơ của vụ án (nhất là kết luận điều tra) tinh chất

lỗi của hành vi phạm tội, lỗi của bị cáo trong việc thực hiện tội phạm dé góp phan

có hiệu quả trong việc chuẩn bị cho giai đoạn xét xử của Tòa án, loại trừ những

thiếu sót hoặc hậu quả tiêu cực tiếp theo có thể xảy ra do việc xét xử thiếu công

minh, vô căn cứ và không đúng pháp luật, tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan những

người vô t6i.

Tuy nhiên, trên thực tiễn cùng với những kết quả chủ yếu đã đạt được

của đa số các quyết định của VKS trong giai đoạn truy tổ thì việc ra các quyết

định của VKS trong giai đoạn này vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót làm

ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết các vụ án hình sự.

Bên cạnh đó, việc nhận thức và áp dụng pháp luật trong giai đoạn truy

tố ở một số trường hợp cũng còn những vướng mắc, bất cập cần được khắc

phục Trước đây, Viện kiểm sát nhân dân gặp nhiều hạn chế trong thực thi quyền

Trang 9

hạn vì rất khó phân định với mỗi hoạt động, giai đoạn tố tụng ứng với chức năng

cong tố hay chức năng kiểm sát Cụ thé là, Luật Tổ chức VKSND năm 2002 va

BLTTHS năm 2003 không quy định cụ thé về nhiệm vụ, quyền hạn của Việnkiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát trong giai đoạn truy tố, nêntrong thực tế đã gặp phải những khó khăn, vướng mắc hoặc lúng túng khi Việnkiểm sát áp dụng các quy định pháp luật cụ thê làm căn cứ pháp lý để thực hiện

nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo luật định Khắc phục tình trạng này, Luật Tổ

chức VKSND năm 2014 và BLTTHS năm 2015 đã có sự đổi mới rất lớn, quyđịnh rõ hơn không chỉ về nhiệm vụ, quyền hạn trong từng lĩnh vực công tác của

ngành Kiểm sát, mà còn cả trong từng giai đoạn tố tụng hình sự, trong đó có

nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố ( Điều 1ó, Điều 17Luật Tổ chức VKSND năm 2014 và Điều 236, Điều 237 BLTTHS năm

2015) Mặc dù vậy, quá trình áp dụng pháp luật TTHS, đặc biệt là các quy địnhcủa BLTTHS 2015 vào thực tiễn ra quyết định của VKSND van còn nhiều bat

cập, gây khó khăn cho quá trình tố tụng vụ án hình sự (VAHS)

Qua sự đổi mới của pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam nêu trên, có thểkhang định truy té là một giai đoạn tố tụng hình sự thiết yếu dé tăng cường phápchế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi xét xửtại Tòa án Đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm lớn lao, sâu sát của chính quyền,của các nhà làm luật đến thực tiễn ban hành vả thi hành các quyết định tố tụng của

Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự Bởi tính chất quan

trọng của giai đoạn truy tố và thực tiễn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của

VKS trong giai đoạn truy tố còn có những tồn tại nhất định, tôi quyết định

chon dé tài: “Cac quyét định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố ( trên

cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng).” dé phân tích sâu sắc cơ sở lý luận, pháp lý, đánh giá thực trạng ra quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố,

tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc đề từ đó đề xuất những

2

Trang 10

giải pháp để nâng cao hiệu quả của việc ra các quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện

nay.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Qua quá trình tìm hiểu thông tin viết bài, tác giả nhận thấy đề tài đã

được nghiên cứu trong các công trình khoa học ở phạm vi và mức độ nghiên cứu khác nhau Công trình nghiên cứu mang tính đại cương có: “Giáo frình kỹ

năng giải quyết các vụ án hình sự“ (Học viện tư pháp); “Giáo trình tổ tunghình sự “ (Trường Đại học luật Hà Nội — xuất bản năm 2007 ); các cuốn bình

luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS); cuốn “Trinh tự, thủ tục giải

quyết các vụ án hình sự" (tác giả Mai Thanh Hiểu và Nguyễn Chí Công);

cuốn “Sổ tay kiểm sát viên hình sự tập 1“ (Viện kiểm sát nhân dân Tối cao

xuất bản năm 2009); “Giáo trình Luật to tụng hình sự Việt Nam” (TS

Nguyễn Ngọc Chí- xuất bản 2019); Cai cách tu pháp ở Việt Nam trong giai

đoạn xây dựng nhà nước pháp quyên (GS TSKH Lê Cảm — TS Nguyễn

Ngọc Chí - Đồng chủ biên); sách “Bình luận khoa học Bộ luật tổ tụng hình

su” (PGS.TS Võ Khánh Vinh - xuất bản năm 2011); sách “Bình luận khoahọc Bộ luật to tụng hình sự 2015” (TS Trần Văn Biên — TS Dinh Thế Hưng

đồng chủ biên); “Một số vấn dé về hoạt động tư pháp và kiểm sát hoạt động

tư pháp ở nước ta hiện nay” (2018-PGS.TS Trần Văn Độ).

Một số bài viết, công trình nghiên cứu chuyên sâu nhưng chỉ viết vềmột phần nội dung của đề tài này như luận văn “Chế định đình chỉ, tạm đìnhchỉ vụ án trong to tung hình sự Việt Nam“, ThS Lê Dinh Long (2002); luận

văn “Trả hỗ sơ để diéu tra bổ Sung trong tổ tụng hình sự Việt Nam“, ThS.

Nguyễn Đức Hạnh (2010); luận án “Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ,

tạm giam trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam“, TS Nguyễn Văn Điệp

3

Trang 11

(2005); “Những vấn đề lý luận cấp bách về hoàn thiện mô hình tổ tụng hình sự

Việt Nam đáp ứng yêu cau cải cách tu pháp, Lê Hữu Thế, Đỗ Văn Dương,Nguyễn Thị Thủy ( Đồng chủ biên);

Một số công trình, bài viết có đề cập trực tiếp đến chức năng THQCT và ra

quyết định trong giai đoạn truy tố của VKS như luận văn “Thẩm quyển của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố, Ths Vũ Đức Ninh (2013); luận văn

“Các quyết định của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn truy to vụ án

hình sự ( trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)“, Ths Nguyễn ThịThanh Huyền (2017); “Thực hành quyền công tố trong vụ án cướp tài sảntheo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình”, Ths.Nguyễn Tiến Tài (2018); “Thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự từthực tiễn tỉnh Nghệ An”, Ths Tôn Thiện Phương (2017); “Nhiệm vụ, quyềnhạn của VKSND trong giai đoạn truy tố và vấn đề nâng cao chất lượng bản

cáo trạng”, Ths Nguyễn Minh Đức (2017); “Quyết định của Viện kiểm sát

trong giai đoạn truy tố”, Ths Nguyễn Thi Minh Hồng (2012);

Ngoài ra còn có nhiều bài báo được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành như Thẩm quyên của Viện kiểm sát trong việc quyết định truy to, đình

chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án theo yêu cau cải cách tư pháp của tac giả NguyễnNgọc Khánh (tạp chí kiểm sát số 3/2009); Dinh chỉ diéu tra, đình chỉ vụ ánhình sự đối với trường hợp không có sự việc phạm tội và hành vi không cấu

thành tội phạm của tác giả Mai Văn Lư (tap chí kiểm sát số 5/2007); Vé việc

áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật t6 tụng hình sự

năm 2003 của tác giả Nguyễn Đức Thuận (tạp chí luật học số 7/2008); Tham

quyên của Viện kiểm sát và của Kiểm sát viên trong việc dé ra các yêu câu điều

tra và điều tra bồ sung của tác giả Nguyễn Hữu Hậu (tạp chí Luật học, SỐ

7/2008)

Trang 12

Mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu, sách và các bài viết đề cập

đến các quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố, nhưng có công trình chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận chung mà không xét đến thực tiễn, có

công trình lại đi sâu vào các vấn đề thực tiễn mà chưa nghiên cứu một cách

toàn diện, đầy đủ về các quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố Chính vì vậy việc nghiên cứu toàn diện vấn đề này là cần thiết.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về cácquyết định của VKS trong giai đoạn truy tố; quy định của pháp luật tố tụng

hình sự về các quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố; thực tiễn thi hành

các quyết định của VKSND trong giai đoạn truy tố trên cơ sở thực tế tại thànhphố Hải Phòng

- Phạm vi nghiên cứu:

Trong khuôn khổ một luận văn cao học, tác giả giới hạn phạm vi

nghiên cứu của luận văn là:

Chỉ nghiên cứu các quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố theo thủ

tục tố tụng thông thường mà không nghiên cứu các quyết định của VKS tronggiai đoạn truy tố theo thủ tục đặc biệt Cụ thê chỉ nghiên cứu quyết định truy

tố bị can trước tòa án bang bản cáo trang; quyết định trả hồ sơ dé điều tra bố

sung; quyết định tạm đình chỉ vụ án; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định áp

dụng, thay đôi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn theo thủ tục té tung thông thường

quy định tại phan thứ III Truy tố của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành

Về lý luận, nghiên cứu khái niệm, đặc điểm ý nghĩa của giai đoạn truy tốnói chung và khái niệm, ý nghĩa của việc ra các quyết định của VKS trong

Trang 13

giai đoạn truy tố nói nói riêng, nghiên cứu các quy định của BLTTHS năm

2015 về các quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố.

Về thực tiễn, luận văn khảo sát thực tiễn áp dụng các quy định của pháp

luật về các quyết định của VKSND hai cấp thuộc địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn truy tố trong 5 năm từ 2017 đến 2021 Từ đó, đánh giá

thực trạng, tìm ra những hạn chế bat cập, nguyên nhân của những hạn chế, bat

cập trong việc áp dụng quy định của BLTTHS về các quyết định của VKS

trong giai đoạn này và kiến nghị những giải pháp khắc phục

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và

thực tiễn về các quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố, tác giả đề xuất

một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VKS trong việc ra

các quyết định trong giai đoạn truy tố.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Xây dựng khái niệm về quyết định của VKS trong giai đoạn truy tô và

tìm hiểu ý nghĩa của việc ra các quyết định này.

- Làm rõ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành vềcác quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố

- Đánh giá thực trạng áp dụng những quy định của pháp luật về các

quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố, phát hiện những điểm hạn chế,

bất hợp lý trong thực tiễn áp dụng và nguyên nhân của những hạn chế đó.

- Đề xuất phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc

ra các quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố và kiến nghị các giải phápnâng cao hiệu quả của việc VKS ra các quyết định trong giai đoạn truy tố

5 Diém mới của dé tài

Trang 14

Kết quả nghiên cứu luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận và

thực tiễn, tuy đây không phải là công trình nghiên cứu đầu tiên ở cấp độ một

luận văn thạc sĩ luật học về các quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn

truy tố, mà trong đó giải quyết nhiều van dé quan trọng về lý luận và thực tiễnthi hành các quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố Nhữngđiểm mới của luận văn là:

- Phân tích, làm rõ được cơ sở lý luận của CQDCVKSTGDTT; đồng thời chỉ

ra các loại quyết định trong giai đoạn truy tố cùng các yếu tố nội hàm của việc

ra các quyết định trong giai đoạn truy tố từ thời điểm, chủ thé, thủ tục đến

mục đích ra các quyết định Từ đó, luận văn đưa ra được khái niệm về các

quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố;

- Luận văn đưa ra nhiều số liệu minh chứng cho việc ra từng quyết định cụ thểcủa VKS trong giai đoạn truy tố ( quyết định truy tố, quyết định trả hồ sơ dé

điều tra bé sung, quyết định tạm đình chi vụ án và quyết định đình chi vụ án);

- Ngoài ra, qua dẫn chứng cụ thê từ thực trạng địa phương luận văn còn chỉ ramột số hạn chế, tồn tại trong việc ra các quyết định đó trong giai đoạn truy tố,

từ đó phân tích rõ nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và đề xuất phương án

khắc phục.

6 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Phương pháp luận của luận văn: Luận văn dựa trên cơ sở ly luận của

chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật;các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vàngành Kiểm sát nhân dân về đấu tranh phòng, chống tội phạm; đặc biệt là

quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 “về một số nhiệm

vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số

49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “về chiến lược cải cách tư pháp đến

7

Trang 15

năm 2020”.

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận là Chủ

nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tội phạm; Cácphương pháp nghiên cứu cụ thể là các khoa học chuyên ngành khác, trong đó

đặc biệt chú trọng đến phương pháp phân tích, tổng hợp dé xây dựng khái niệm quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố và nghiên cứu các quy định

của pháp luật hiện hành; phương pháp thống kê, so sánh, phương pháp lý luậnkết hợp với thực tiễn được dùng trong nghiên cứu dé làm rõ thực trạng áp

dụng các quy định về quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố Ngoài ra

tác giả còn sử dụng phương pháp logic.

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn:

Ý nghĩa lý luận:

Luận văn xây dựng được khái niệm khoa học về quyết định của VKS

trong giai đoạn truy tố và làm rõ ý nghĩa của các quyết định này; phân tích, đánh giá được một cách khoa học các quy định của BLTTHS năm 2015 về các quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố, xác định được những bắt cập

trong các quy định của BLTTHS về các quyết định của VKS trong giai đoạntruy tổ cần phải được hoàn thiện

Ý nghĩa thực tiễn:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá báo cáo kết quả ra quyết định trong giai

đoạn truy tổ của VKS trên địa bàn thành phố Hải Phòng, xác định được những

thành tự cũng như hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành quy định của

pháp luật về các quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố và những nguyên

nhân của hạn chê, vướng mắc đó.

Trang 16

Luận văn đã đề xuất được một số giải pháp dé khắc phục các bất cập trong quy định của pháp luật và vướng mắc trong thực tiễn thi hành để nâng cao hiệu quả của việc VKS ra quyết định trong giai đoạn truy tố.

Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu nghiên cứu tham khảo cần thiết và bổ

ích dành cho các nhà nghiên cứu vấn đề pháp luật tố tụng hình sự Việt Namcũng như cho các nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy pháp luật, nghiên cứu

sinh, học viên cao học va sinh viên thuộc chuyên ngành tư pháp hình sự tai các cơ sở đảo tạo luật.

Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến

thức chuyên sâu cho các cán bộ đang trực tiếp công tác tại các cơ quan tố

tụng, đặc biệt là Viện kiểm sát

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

được cơ cấu gồm 2 chương:

Chương 1: Mộ: số van dé lý luận và quy định cua Bộ luật Tố tụng hình

sự về các quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tổ

Chương 2: 7c tiễn thi hành các quyết định của Viện kiém sát nhân

dân Thành phó Hải Phòng trong giai doan truy t6 và một số kiến nghị.

Trang 17

CHƯƠNG 1MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CUA BỘ LUẬT TO

TUNG HÌNH SU VE CÁC QUYET ĐỊNH CUA VIỆN KIEM SAT

TRONG GIAI DOAN TRUY TO1.1 Một số van dé lý luận về các quyết định của Viện kiểm sát

trong giai đoạn truy tố

1.1.1 Khái niệm quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tổ

Đề có thê đưa ra khái niệm chính xác về quyết định của VKS trong giai

đoạn truy tố, trước hết cần làm rõ một số khái niệm cơ bản sau:

Thứ nhất, khái niệm truy tố:

Trong tố tụng hình sự, viện kiểm sát có nhiệm vụ thực hành quyền

công tố nhà nước, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất đồng thời kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải

quyết vụ án hình sự

Quyền công tố nhà nước do viện kiểm sát thực hiện gồm nhiều quyềnnăng tố tụng, trong đó, quyền truy cứu trách nhiệm hình sự bị can ra trước toà

án trong giai đoạn truy tố là quyền đặc trưng của viện kiểm sát Quyền này

được thực hiện bằng quyết định truy tố của viện kiểm sát sau khi nhận được

hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố của cơ quan điều tra.

Trong thực tế, để thực hiện tốt quyền truy cứu trách nhiệm hình sự đối với

người phạm tội, pháp nhân phạm tội, viện kiểm sát phải tiến hành nghiên cứu

hỗ sơ vụ án, giải quyết nhiều vấn đề phức tạp đặt ra trong thời hạn nhất định

mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định đối với từng loại tội phạmnhằm đảm bảo việc truy tố bị can là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,

không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, xác định đúng tráchnhiệm hình sự đối với pháp nhân Với nhiệm vụ riêng, cụ thể, chủ thể duy

10

Trang 18

nhất thực hiện quyền này là viện kiểm sát, hoạt động truy tố có tính đặc thù

riêng về hành vi té tung và văn kiện tố tụng áp dung nên truy té thực sự là giai đoạn độc lập của quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Truy tố là giai đoạn thứ ba của hoạt động tố tụng hình sự, mà trong đó

VKS căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan các tài liệu của

VAHS ( bao gồm cả kết luận điều tra và quyết định đề nghị truy tố) do Cơquan điều tra chuyên đến và trên cơ sở đó VKS ra quyết định: Truy tổ bị can

ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng ( kết luận về tội trạng); Trả lại hồ sơ dé

điều tra bé sung hoặc là đình chỉ hay tạm đình chi VAHS.

Từ những phân tích ở trên, chúng tôi đưa ra khái niệm sau: Truy t6 làmột giai đoạn của tổ tụng hình sự, trong do viện kiểm sát tiễn hành các hoạtđộng can thiết nhằm ra quyết định truy tố bị can ra trước toà án dé xét xử

hoặc ban hành những quyết định tố tụng khác dé giải quyết đúng đắn vụ ánhình sự.

Giai đoạn truy tố là một giai đoạn tố tụng độc lập nên giai đoạn này có

nhiệm vụ cụ thể, nhất định

Điều 10 BLTTHS đã xác định: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa

án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật vụ án một cách

khách quan, toàn diện và day đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và

những chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo Trách nhiệm chứng minh toi

phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tung "

Trong giai đoạn truy tố, nhiệm vụ của VKS là nghiên cứu tất cả nhữngvấn đề được thể hiện trong hồ sơ điều tra nhằm đảm bảo quá trình điều tra vụ

án tuân thủ đúng các quy định của pháp luật TTHS Quá trình này cũng giúpgiảm thiểu tối đa những hạn chế và khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong

11

Trang 19

quá trình điều tra vụ án Từ đó kịp thời ra các quyết định tố tụng cần thiết nhằm bổ sung và hoàn thiện hồ sơ, khắc phục những vi phạm pháp luật của

CQDT (nếu có) dé dam bảo cho việc quyết định truy tố bị can đúng đắn,

chính xác, tạo cơ sở vững chắc cho Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúngpháp luật Việc ra quyết định trong giai đoạn truy tố đúng đắn, chính xác,

khách quan của VKS sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn

diện, đầy đủ, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả của công tác

phòng ngừa tội phạm.

Theo quy trình luật định, sau khi nhận được hồ sơ vụ án cùng bản kết

luận điều tra đề nghị truy tố do cơ quan điều tra chuyền sang, viện kiểm sát

phải tiến hành nghiên cứu các tài liệu đó, xác định các căn cứ pháp lí để ra cácquyết định cần thiết mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định

Trách nhiệm chứng minh tội phạm trong giai đoạn truy tố thuộc về

VKS, trách nhiệm đã được quy định trong Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2015: Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc vé cơ quan có thâm

quyền tiến hành tố tụng Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải

chứng minh là mình vô tội Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơquan có thâm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp

để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm

rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và

tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội

Trong giai đoạn truy tố, viện kiểm sát phải nghiên cứu xem xét tất cả

những van đề mang tính thủ tục tố tụng cũng như những van đề thuộc về nội

dung vụ án thể hiện qua hồ sơ điều tra nhằm xác định quá trình điều tra vụ án

có tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự không, cócòn những hạn chế và thiếu sót nào cần khắc phục hay không để kịp thời ra

các quyết định tố tụng cần thiết nhằm bổ sung và hoàn thiện hồ sơ, khắc phục

12

Trang 20

những vi phạm pháp luật của cơ quan điều tra, đảm bảo quyết định truy tố bị

can đúng đắn, chính xác, tạo cơ sở pháp lí vững chắc để toà án xét xử, đảm

bảo lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích

chính đáng của công dân.

Tóm lại, nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất mà giai đoạn truy tố phải

thực hiện là: Đảm bảo hoạt động điều tra đã được tiến hành hoàn toàn tuân

thủ pháp luật, khách quan, toàn diện, đầy đủ đồng thời đảm bảo việc ra quyếtđịnh truy tố của VKS cũng như các quyết định cần thiết khác dé giải quyết vụ

án là có căn cứ và hợp pháp.

- Khái niệm quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố

Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát thực hiện các nhiệm vụ, quyềnhạn cụ thể do luật định không chỉ là dé kiểm tra lại kết quả của toàn bộ cácquyết định tố tụng, hoạt động tố tụng mà Cơ quan điều tra có thẩm quyền đã

tiến hành, tinh hợp pháp, tính có căn cứ của các quyết định, hoạt động đó, mà

còn bảo đảm cho quyết định của Viện kiểm sát được chính xác, khách quan,

toàn diện; góp phần truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội và

đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm; góp phần tăng

cường bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi

ich hợp pháp ké cả của bị can cũng như những người có liên quan trong vụ

án.

Trong tố tụng hình sự, VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công

tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với hoạt động điều tra của CQĐT, VKS cũng đồng thời có trách nhiệm quyết định có truy tố một vụ việc hay không theo hồ sơ chứng cứ đã thu thập được và giám sát cả biện pháp,

phương thức, cách thức thu thập Vì thế vai trò của VKS trong giai đoạn truy

tố không chỉ đơn giản là tiếp tục thực hiện đề nghị của CQĐT sau khi đã kết

thúc điều tra mà trách nhiệm quan trọng là phải nghiên cứu đánh giá chính

13

Trang 21

xác tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc, đánh giá những chứng cứ thu

thập trong hồ sơ vụ án đã khách quan, toàn diện, đầy đủ và hợp pháp chưa?

từ đó vận dụng các quy định của pháp luật đề ra một trong các quyết định truy

tố bị can ra trước Tòa án dé xét xử” hoặc phải “trả hồ sơ dé điều tra bé sung”hay “tạm đình chỉ”, “đình chỉ” vụ án Do đó, theo quy định tại Điều 166 và

Điều 236 BLTTHS, khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra đề

nghị truy tố của CQDT, trong thời hạn luật định, VKS phải nghiên cứu hồ sơ

vụ án và đề nghị truy tố dé ra một hay một số những quyết định sau đây:

a Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.

b Quyết định khởi tố, quyết định thay đổi, quyết định bé sung quyếtđịnh khởi tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện còn có hành vi phạm tội,người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra

c Quyết định trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu điều tra bổ

sung.

d Quyết định tách, nhập vụ án; chuyền vụ án để truy tố theo thẩm

quyền, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

e Quyết định gia hạn, không gia hạn thời hạn truy tố, thời hạn áp dụng

các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

f Quyết định truy tố bị can trước tòa.

g Quyét dinh dinh chi, tam dinh chi vu an; quyét dinh dinh chi, tam

đình chỉ vụ án đối với bi can; quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi

vụ án đối với bị can.

Theo từ điển tiếng Việt thì quyết định được hiểu theo nghĩa là một danh

từ chỉ “tên gọi văn bản của các cấp có thâm quyền” [48, tr 883].

14

Trang 22

Theo từ điển Luật học thì quyết định là một hình thức văn bản pháp luật bao gồm cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật do

cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành [3, tr 568].

Bộ luật TTHS năm 2015 không nêu rõ thế nào là quyết định của VKStrong giai đoạn truy tố và thông thường các nhà nghiên cứu cũng chỉ đi sâunghiên cứu về từng quy định của Bộ luật này Vì vậy, để có thể đưa ra kháiniệm quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố cần phải phân tích làm rõ

các yếu tố về thời điểm ra quyết định, chủ thé ra quyết định, thủ tục ra quyết

định và mục đích ra quyết định

Thời điểm ra quyết định của VKS phải năm trong thời hạn quyết địnhviệc truy tố, cụ thê là 20 ngày ( hai mươi ngày) đối với tội phạm ít nghiêmtrọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày ( ba mươi ngày) đối với tội phạm rấtnghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng ké từ ngày nhận được hồ sơ vụ án vabán kết luận điều tra Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng VKS có thể giahạn thêm nhưng không quá 10 ngày ( mười ngày) đối với tội phạm ít nghiêm

trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày ( mười lăm ngày) đối với

tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 10 ngày ( ba mươi ngày) đối với tội

phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Theo quy định của BLTTHS, chủ thé ra các quyết định truy tố, trả hồ

sơ dé điều tra bố sung, đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án và quyết định áp

dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn truy tố phải làViện trưởng hoặc Phó viện trưởng Viện kiểm sát Đây là quy định khác với

quy định về thẩm quyền ra các quyết định tố tụng trong giai đoạn chuẩn bị xét

xử Trong giai đoạn này, Tham phán được phân công chủ tọa phiên tòa cóquyên ra các quyết định này (trừ trường hợp quyết định áp dụng biện pháp

15

Trang 23

tạm giam phải do Chánh án, Phó chánh án Tòa án quyết định) còn tại phiên tòa thì do Hội đồng xét xử ra quyết định.

Việc VKS ra quyết định trong giai đoạn truy tố nhằm mục đích xác

định có quyết định truy tố hay không truy tô bị can ra trước Tòa án Đối với

vụ án hình sự khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, KSV phải kiểm tra các văn bản tốtụng mà CQDT đã ban hành trong quá trình điều tra, kiểm tra việc giao cácvăn bản tố tụng của CQDT cho những người tham gia tố tụng theo quy định

của BLTTHS; kiểm tra các điều kiện dé áp dụng, thay đôi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị can; kiểm tra các chứng cứ xác định tội phạm theo

quy định tại Điều 8 BLHS, cũng như các tình tiết định tội đã được CQDTkhởi tố, kiểm tra các chứng cứ về định khung tăng nặng (nếu có) Sau khi

nghiên cứu hồ sơ nếu thấy đã có đủ chứng cứ và đủ điều kiện thì KSV đề xuất

với lãnh đạo viện truy tố bị can ra trước Tòa án bằng bản cáo trạng, nếu thấy

có đầy đủ chứng cứ để truy tố, nhưng bị can đã bỏ trốn hoặc không xác định

được bị can đâu thì báo cáo lãnh đạo VKS yêu cầu CQDT truy nã bị can va

ra quyết định tạm đình chỉ vụ án Khi vụ án chưa đủ điều kiện dé truy tố thìtùy từng trường hợp VKS phải ra một trong các quyết định như: trả hồ sơ để

điều tra bổ sung; tạm đình chi vụ án; nếu thấy không có cơ sở để truy cứu

trách nhiệm hình sự thì ra quyết định đình chỉ vụ án Trong một số vụ án doviệc điều tra thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, các chứng cứ có trong hồ sơ

phản ánh bị can phạm vào một tội khác với tội đã bị khởi tố hoặc còn có đồng phạm khác nhưng không được khởi tố hay có vi phạm nghiêm trọng thủ tục

tố tụng nên không thể quyết định truy tố được phải trả hồ sơ để điều tra bố

sung Một số trường hợp khác VKS phải ra quyết định tạm đình chỉ vụ án hayđình chi vụ án khi có căn cứ mà BLTTHS quy định.

Từ những phân tích trên, có thé rút ra khái niệm quyết định của VKStrong giai đoạn truy tố (theo thủ tục tố tụng thông thường) như sau: Quyét

16

Trang 24

định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy lô là văn bản tổ tụng hình sự do

Viện trưởng hoặc Phó viện trưởng Viện kiểm sát ban hành trong thời hạn luật

định nhằm truy to bị can ra trước tòa án dé xét xử bằng bản cáo trạng hoặc

xác định cách giải quyết khác đối với vụ án như trả hồ sơ dé điều tra bổ sung,

đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

1.1.2 Đặc điểm các quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy

tổ

Truy tố là giai đoạn đặc thù trong tố tụng hình sự, thể hiện rõ nhất chức

năng công tố và thực hành quyền công tố của Viện Kiểm sát Giai đoạn này

nhằm kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của toàn bộ các hành vi tố tụng

mà cơ quan điều tra có thâm quyền đã áp dụng Đồng thời, loại trừ những hậu

quả tiêu cực từ các sai lầm đã bị bỏ lọt trong hai giai đoạn tố tụng hình sự

trước đó Việc ban hành các quyết định tố tụng của Viện kiểm sát trong giai

đoạn truy tố có một số điểm khác biệt so với các giai đoạn tố tụng khác

Trong giai đoạn truy tố, quyền công tố của VKSND được thể hiện day đủ vatập trung nhất đo “toàn thé các hoạt động điều tra dù dai đòng và phức tạp đếnmay, nếu giai đoạn truy tổ VKSND quyết định không đưa vụ án ra xét xử do

không đủ căn cứ” thì việc truy cứu TNHS người phạm tội trong giai đoạn truy

tố bị cham dứt Do vậy, thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy té là

hoạt động buộc tội trong giai đoạn tiếp theo của quá trình buộc tội Việc ban

hành các QĐTT của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố VAHS là việc

VKSND trực tiếp thực hiện quyền công tố do pháp luật quy định nhằm mục

đích quyết định có hay không đưa vụ án ra xét xử trước Tòa án.

Về nội dung THQCT trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự bao gồm: quyền

quyết định việc truy tổ và các quyền hỗ trợ thực hiện việc quyết định truy tố

trong giai đoạn truy tố, cụ thể: Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy

tố trong việc áp dụng, thay đồi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng

chế; trực tiếp tiễn hành một số hoạt động điều tra; yêu cầu cơ quan, tô chức,

17

Trang 25

cá nhân cung cấp tài liệu liên quan đến vụ án; thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố khi phát hiện còn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều tra; ban hành các quyết định té tụng trong

giai đoạn truy tố; một số hoạt động khác theo quy định của pháp luật

THQCT trong giai đoạn truy tố của Viện kiểm sát bao gồm các hành vi và

quyết định tố tụng mang tính công khai theo một trình tự, thủ tục, thẩm quyền

được pháp luật tố tụng hình sự quy định Quá trình buộc tội đối với đối tượng

bị truy cứu trách nhiệm hình sự đòi hỏi phải được tiễn hành đầy đủ trên haiphương diện nội dung và hình thức Trong đó, việc bảo đảm quy trình tố tụng,

tính có căn cứ, hợp pháp và công khai là biểu hiện của nguyên tắc tuân thủ

pháp luật tố tụng Kết quả trong giai đoạn truy tố của Viện kiểm sát là sự đánhgiá tong hợp các chứng cứ chứng minh tội phạm của CQDT và Viện kiểm sáttrong giai đoạn khởi tố, điều tra Chứng cứ do Viện kiểm sát thu thập trong

giai đoạn truy tổ bao gồm chứng cứ buộc tội, chứng cứ gỡ tội dé quyết địnhtruy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tdi.

Phạm vị THỌCT trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự: Việc xác định

đúng phạm vi THQCT của VKS trong giai đoạn truy tổ là rất cần thiết, đó là

cơ Sở quan trọng để phân biệt với hoạt động KSHDTP và các hoạt động thực

hiện chức năng khác nhằm thực hiện đúng thẩm quyền trong quá trình truy tố

vụ án hình sự Theo đó phạm vi THQCT trong giai đoạn truy tố bắt đầu từ khiViện kiểm sát nhận được hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra đề nghị truy tố củaCQDT và kết thúc khi Viện kiểm sát ban hành cáo trạng truy tố bị can ra

trước Tòa án dé xét xử hoặc quyết định trả hồ sơ cho CQDT dé tiến hành điều tra bé sung hay quyết định đình chỉ, tạm đình chi vụ án theo quy định của

pháp luật tố tụng hình sự và giao gửi các văn bản tố tụng đến cơ quan, tổ chức

và cá nhân có thâm quyền.

1.1.3 Ý nghĩa của việc quy định và thực hiện các quyết định của

Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố vụ án hình sự

1.1.3.1 Ý nghĩa chính trị- xã hội

18

Trang 26

Nhà nước ta hiện nay là t nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt động của các cá nhân, tổ chức đều phải tuân theo pháp luật VKS là cơ

quan THQCT, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử và kiểm sát việc tuân theopháp luật của các chủ thể trong xã hội Giai đoạn truy tố là giai đoạn tố tụngthể hiện tập trung nhất, rõ ràng nhất các chức năng của VKS mà pháp luật đã

quy định

Việc truy tố đạt kết quả tốt, các quyết định của VKS ban hành trong

giai đoạn truy tố có căn cứ, kịp thời sẽ góp phần củng cố lòng tin của nhân

dân vào hoạt động của VKS nói riêng va các cơ quan tư pháp nói chung, góp

phần vào việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, qua đó góp phan giữ

vững an ninh chính trị, én định trật tự, an toàn xã hội, tăng cường hiệu quả

của công tác phòng chống tội phạm.

Do đó, để pháp luật có thé thực thi một cách nghiêm minh, hiệu qua thì VKS phải thực hiện tốt vai trò của mình trong việc thực hiện quyền công tố

và kiểm sát hoạt động tư pháp nhằm phát hiện kịp thời, xử lý chính xác,nghiêm minh tội phạm, người phạm tội; truy tố kịp thời các hành vi phạmphạm tội, người phạm tội ra xét xử Bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều bị

phát hiện xử lý, đảm bảo pháp luật được thi hành công bằng, nhân đạo Qua

đó vừa tạo được tính răn đe, tránh các trường hợp tiếp tục phạm tội đồng thờicũng vừa tạo được niềm tin cho nhân dân vào Đảng và nhà nước

1.1.3.2 Ý nghĩa pháp lý

Truy tố là một giai đoạn tố tụng hình sự quan trọng, và các quyết định

của VKS trong giai đoạn này cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn

trước khi xét xử tại Tòa án.

19

Trang 27

Giai đoạn truy tố tạo cơ sở pháp lý dé sau này Tòa án quyết định đưa

vụ án ra xét xử, vì vậy việc ra các quyết định trong giai đoạn truy tố của VKS

có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng:

Thứ nhất, các quyết định này là cơ sở pháp lý dé phát sinh, thay đổi

hoặc chấm dứt trình tự các giai đoạn tố tụng và các quan hệ tố tụng Nếu đủ

căn cứ dé truy tổ thì lúc nay sẽ phát sinh trình tự đoạn tố tụng mới đó là giaiđoạn xét xử sơ thâm va quan hệ tố tụng mới đó là quan hệ giữa VKS và Tòa

án; giữa bị can, những người tham gia té tụng với Tòa án Nếu không đủ điều

kiện truy tố thì trả hồ sơ dé điều tra bỗ sung, tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chi

vụ án Trong trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trình tự tố tụng trởlại giai đoạn điều tra đó là việc CQDT thực hiện các yêu cầu điều tra bổ sung

của Viện kiểm sát Quan hệ tố tụng trong giai đoạn này là quan hệ giữa tụng

tạm dừng Nếu tạm đình chỉ vụ án vì lý do bị can trốn mà không biết rõ bị can

ở đâu thì VKS phải yêu cầu CQDT ra lệnh truy nã bị can bỏ trốn Trong

trường hợp đình chi vụ án thì cũng chấm dứt trình tự tố tụng và quan hệ tố

tụng.

Thứ hai, việc ra các quyết định đúng đắn và chính xác của VKS tronggiai đoạn truy tố giúp cho việc truy tố dat chat lượng, hiệu quả cao hơn, qua

đó đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử công minh, khách quan, toàn diện

Do có sự kiểm tra xem xét các điều kiện pháp lý cần và đủ trước khi quyết

định truy tố nên có thể hạn chế được những sai lầm, thiếu sót trong hoạt độngtruy tố; hạn chế được những điểm chưa thống nhất về quan điểm đối với việcgiải quyết vụ án giữa CQDT và VKS, giữa VKS va Tòa án; hạn chế đượcnhững trường hợp KSV bị động, lúng túng trước những diễn biến tại phiên

tòa nhất là trong phần tranh luận Việc truy tố đạt kết quả tốt và hạn chế được

những khiếm khuyết nêu trên sẽ góp phần củng có lòng tin của nhân dân vào

hoạt động của VKS nói riêng và các cơ quan tư pháp nói chung, góp phần vào

20

Trang 28

việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, qua đó góp phần giữ vững an

ninh chính trị ôn định trật tự an toàn xã hội tăng cường hiệu quả của công tác

phòng ngừa tội phạm Vì thế, vai trò của VKS không chỉ đơn giản là tiếp tục

vụ việc sau khi Cơ quan điều tra đã kết thúc điều tra mà còn phải đánh giátính chất nghiêm trọng của vụ việc, đánh giá chứng cứ đưa ra một quyết định

đúng đắn dé truy tố hay tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết VAHS trong giai đoạn điều tra, truy tố.

Việc chuẩn bị tốt các điều kiện pháp lý cần và đủ trước khi quyết định truy tố làm cho chất lượng công tác truy tố được tốt hơn, tránh được oan sai

đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tránh vụ án phải xét xửlại nhiều lần, từ đó vụ án được giải quyết nhanh hơn, tiết kiệm kinh phí củaNhà nước, kịp thời phục vụ yêu cầu chính trị địa phương

Nếu thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình thì VKS sẽ đưa ra

được các quyết định khách quan, kịp thời và đúng pháp luật Điều này có ý

nghĩa then chốt trong việc duy trì chế độ nhà nước pháp quyền, mọi người

dân đều tuân theo pháp luật Đồng thời, duy trì tính chất nghiêm minh của

Hiến pháp và pháp luật Ngược lại, nếu VKS không thực hiện tốt chức năng,

đưa ra các quyết định thiếu khách quan, chính xác thì việc thực thi pháp luật

sẽ còn tùy tiện, lỏng léo, phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của Cơ quan điều

tra cũng như Tòa án.

Đặc biệt là trong giai đoạn truy tố, một giai đoạn chuyển giao quantrọng giữa giai đoạn Điều tra và giai đoạn xét xử thì vai trò giám sát của VKS

lại càng quan trọng Nếu muốn khởi tố vụ án, truy tố bị can đúng pháp luật

đúng người, đúng tội thì Bản kết luận điều tra của Cơ quan điều tra phải chínhxác, quá trình điều tra phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, tránh

tình trạng ép cung, mớm cung, bức cung, sử dụng nhục hình buộc phải nhận

21

Trang 29

tội Nếu thấy thiếu các chứng cứ quan trọng mà không tự bồ sung được thi VKS có thé trả lại hồ sơ cho Cơ quan điều tra dé tiến hành điều tra bổ sung.

1.1.3.3 Ý nghĩa thực tiễn

Một mặt, truy tô là chức năng quan trọng của VKS nhằm áp dụng các

biện pháp cần thiết do luật định dé kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ củatoàn bộ các hành vi tố tụng mà cơ quan Điều tra có thẩm quyền đã áp dụng

Các quyết định của VKS trong giai đoạn này có ý nghĩa loại trừ những hậu quả tiêu cực của các sai lầm hoặc sự lạm dụng đã bị bỏ lọt trong hai giai đoạn

tố tụng hình sự trước đó

Mặt khác, quyết định truy tố của VKS thông qua bản cáo trạng thé hiện

hoạt động chứng minh trên cơ sở các tài liệu của hồ sơ của vụ án (nhất là kết

luận điều tra) tính chất lỗi của hành vi phạm tội, lỗi của bị cáo trong việc thựchiện tội phạm dé góp phan có hiệu quả trong việc chuẩn bị cho giai đoạn xét

xử của Tòa án, loại trừ những thiếu sót hoặc hậu quả tiêu cực tiếp theo có thể

xảy ra do việc xét xử thiếu công minh, vô căn cứ và không đúng pháp luật,

tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan những người vô tội;

Do có sự kiểm tra, xem xét các điều kiện pháp lý cần và đủ trước khi

quyết định truy tố nên VKS có thể hạn chế được những sai lầm, thiếu sót

trong hoạt động truy tố; hạn chế được những điểm chưa thống nhất về quả điểm đối với việc giải quyết vụ án giữa CQĐT và VKS, giữa VKS và Tòa án;

hạn chế được những trường hợp KSV bị động, lúng túng trước những diễnbiến tại phiên tòa nhất là những phần tranh tụng

Chính vì vậy, các quyết định của VKS trong giai đoạn truy tố có ýnghĩa rất quan trọng đề tăng cường pháp chế; bảo vệ lợi ích Nhà nước xã hội;

bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ

chức, góp phan giữ vững ồn định chính tri, an toàn xã hội

22

Trang 30

1.2 Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về các quyết định củaViện kiếm sát trong giai đoạn truy tố

1.2.1 Quy định về quyết định áp dung, thay doi, hiy bỏ biện pháp

ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; yêu cầu COĐT truy nã bị can

- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn

Biện pháp ngăn chặn được sử dụng với m uc đích dé kịp thời ngăn chặn

tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho

viéc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi

hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thầm

quyền của mình

Muốn áp dụng biện pháp ngăn chặn phải dựa vào pháp luật, tuân thủ

nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đảm bảo việc ra quyết định áp dụng

biện pháp ngăn chặn có căn cứ pháp luật và thật sự cần thiết Điều 109 Bộ

luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

“7 Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người

bị buộc lội sẽ gây khó khăn cho việc diéu tra, truy t6, xét xử hoặc sẽ tiếp tục

phạm tội hoặc dé bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyên tiến

hành tô tụng trong phạm vi thẩm quyén của mình có thể áp dụng biện phápgiữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặttiên để bảo đảm, cấm di khỏi nơi cư tri, tạm hoãn xuất cảnh

2 Các trường hợp bắt người gom bắt người bị giữ trong trường hop

khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can,

bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu câu dẫn độ “

Các biện pháp ngăn chặn được quy định trong BLTTHS bao gồm: Giữ

người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền

dé bảo đảm, cấm đi khỏi noi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh Căn cứ dé áp dụng

23

Trang 31

từng biện pháp ngăn chặn được quy định cụ thé từ Điều 110 đến Điều 125,

Mục I, Chương VII BLTTHS năm 2015.

Sau khi thụ lý hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên kiểm tra ngay các biện pháp

ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế đang áp dụng và báo cáo, đề xuất lãnh đạo

don vi, lãnh đạo Viện xem xét, quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ

biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Việc quyết định áp dụng, thay đổi biện pháp tạm giam cần lưu ý như

sau:

Thứ nhất, nếu thời hạn tạm giam để điều tra theo lệnh tạm giam của Cơ quan

điều tra hoặc theo quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát vẫn còn ma

bằng hoặc dài hơn thời hạn quyết định việc truy tố quy định tại khoản 1 Điều

240 Bộ luật Tố tụng hình sự đối với tội phạm đang xem xét quyết định việctruy tố và xét thấy cần thiết phải tiếp tục tạm giam bi can trong giai đoạn truy

tố thì Viện kiểm sát không phải ra lệnh tạm giam mới;

Thứ hai, nếu thời hạn tạm giam để điều tra theo lệnh tạm giam của Cơ quan

điều tra hoặc theo quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát vẫn còn,

nhưng không đủ để hoàn thành việc truy tố thì trước khi hết thời hạn tạmgiam ít nhất 05 ngày, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị,

lãnh đạo Viện xem xét, ra lệnh tạm giam mới; thời hạn tạm giam còn lại và

thời hạn tạm giam mới không vượt quá thời hạn quyết định việc truy tố quyđịnh tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự đối với tội phạm đang xemxét quyết định việc truy tố Sau khi ra lệnh tạm giam mới, Viện kiểm sát giao

ngay lệnh tạm giam cho bị can, cơ sở giam giữ nơi bị can đang bị tạm giam.

Như vậy, sau khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, không bắt buộc áp dụngmột trong các biện pháp ngăn chặn đối với bị can mà phải căn cứ vào từng

trường hop cụ thé theo quy định pháp luật.

24

Trang 32

Về quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn: Theo Điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn là việc cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án quyết định không tiếp tục áp dụng biện pháp ngăn chặn

đối với người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn

Trong thời hạn truy tố, nếu xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên phải báo

cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện xem xét áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp cưỡng chế theo quy định tại các điều 126, 127, 128, 129 và 130 Bộ luật

Tố tụng hình sự, cụ thé: a) Khi gia han thoi han quyét dinh viéc truy tố ma

thoi han cắm di khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo

đảm của bị can đã hết thì Viện kiểm sát ra lệnh, quyết định mới Thời hạn áp

dụng các lệnh, quyết định mới của Viện kiểm sát đối với bị can không quáthời hạn gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố: b) Nếu thời hạn cắm đi khỏinơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm của Cơ quan

điều tra vẫn còn mà bằng hoặc dài hơn thời hạn quyết định việc truy tố theo

quy định tại khoản 1 Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự, mà xét thay cần tiếp

tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó, thì Viện kiểm sát tiếp tục sử dụng

lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra Nếu thời hạn cam đi khỏi nơi cư trú,

tạm hoãn xuất cảnh, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm của Cơ quan điều tra vẫn

còn nhưng không đủ thời hạn dé hoàn thành việc truy tố, mà xét thấy cần tiếp

tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn đó, thì chậm nhất 05 ngày, trước khi hết

thời hạn được ghi trong lệnh, quyết định, Viện kiểm sát phải ra lệnh, quyết

định mới.

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 Bộ luật Tố tụng hình

sự năm 2015, cơ quan tiến hành tổ tụng chỉ được ra quyết định hủy bỏ biện

pháp ngăn chặn đang được áp dụng đối với người bị buộc tội và không được

áp dụng biện pháp ngăn chặn khác khi có một trong các quy định sau:

25

Trang 33

Huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi cơ quan có thâm quyền ra quyết định

không khởi tố vụ án hình sự hoặc vụ án bị đình chỉ và các trường hợp khác

(khoản 1 Điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) Trong các giai đoạn tốtụng như khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử nếu có những căn cứ không chophép tiếp tục tiến hành tố tụng mà Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đã quy

định, vụ án sẽ không được khởi tố hoặc phải bị đình chỉ hoặc bi cáo được toa

án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình

phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạokhông giam giữ Ví dụ: Trong giai đoạn điều tra, khi có một trong những căn

cứ quy định tại tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 Bộ luật tố tụng hình sự năm

2015 hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16, Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91BLHS hoặc đã hết thời hạn điều tra mà vẫn không chứng minh được bị can đã

thực hiện tội phạm thì vụ án được đình chỉ Trong trường hợp nảy mọi biệnpháp ngăn chặn đã áp dụng với bị can đều phải được huỷ bỏ, bao gồm biện

pháp ngăn chặn được áp dụng trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội

phạm và kiến nghị khởi tố (gọi là giai đoạn tiền khởi tố) Biện pháp ngăn chặn

mà người bi áp dụng trong giai đoạn này là có thé là biện pháp giữ người

trong trường hợp khẩn cấp hoặc biện pháp tạm hoãn xuất cảnh Đối tượng bị

áp dụng phải là người chưa bị khởi tố mà có cơ sở nghi vấn buộc tội, nhưng

sau đó khi có quyết định không khởi tố vụ án thì cơ quan tiến hành tố tụng

phải ra quyết định hủy biện pháp ngăn chặn này

Huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết (khoản 2

Điều 125 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) Trong khi điều tra, truy tố, xét

xử nếu thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn nữa thì cơquan điều tra, viện kiểm sát, toà án huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đang được ápdụng Đây là trường hợp vụ án vẫn tiến hành tố tụng nhưng việc giải quyết vụ

án không còn đặt ra yêu cầu tiếp tục duy trì các biện phấp ngăn chặn nữa.

26

Trang 34

Ví dụ: Việc điều tra vụ án đã hoàn thành, trong quá trình điều tra, bị can bị tạm giam có thái độ khai báo thành khan, chấp hành tốt các quy định về chế độ tạm giam, bi can có nơi cư trú rõ rang xét thấy không có biểu hiện trốn

hoặc gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án và cũng không cần thiết phải ápdụng biện pháp ngăn chặn nào khác thay thế cho biện pháp tạm giam đang áp

dụng nữa.

Theo khoản 2 điều 125 BLTTHS năm 2015, thay thế biện pháp ngănchặn là việc cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toả án áp dụng biện pháp ngăn

chặn khác thay cho biện pháp ngăn chặn đang được áp dụng.

Theo Điều 42 Quy chế THQCT & KSDT, sau khi thụ lý hồ sơ vụ án,

Kiểm sát viên kiểm tra ngay các biện pháp ngăn chặn đã áp dụng và báo cáoViện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên được Viện trưởng uỷ quyềnxem xét, quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ các biện pháp ngăn

chặn theo quy định của pháp luật Đối với biện pháp tạm giam thì xử lý như

sau: Nếu thời hạn tạm giam còn dài hơn thời hạn truy tố đối với những loại tội

phạm được quy định tại khoản 1 Điều 166 BLTTHS và xét thấy cần thiết phải

tiếp tục tạm giam bi can thì không phải ra lệnh tạm giam mới

Khi thay thế biện pháp ngăn chặn, người bị thay thế biện pháp ngănchặn có thé bị đặt vao tình thé bat lợi hay có lợi hơn tuỳ thuộc vào việc họ sẽ

bi áp dụng biện pháp ngăn chặn nao thay cho biện pháp dang bi áp dụng Khi

quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn phải căn cứ vào yêu cầu của việc giải

quyết vụ án, thái độ chấp hành pháp luật của người đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn dé thay thế biện pháp ngăn chặn đang được áp dung bằng biện

pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hoặc nghiêm khắc hơn Ví dụ: Thay thếbiện pháp tạm giam bằng biện pháp cam đi khỏi nơi cư trú hoặc ngược lại

Theo quy định của BLTTHS năm 2015 quy định Cơ quan điều tra,

Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần

27

Trang 35

thiết hoặc có thê thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát

quyết định; trong thời hạn 10 ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện phápngăn chặn, trừ biện pháp tạm giữ do Viện kiểm sát phê chuẩn, cơ quan đã đềnghị áp dụng biện pháp ngặn chặn này phải thông báo cho Viện kiểm sát để

quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác.

- Quyét định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chếBiện pháp cưỡng chế là biện pháp bắt buộc cá nhân hay tổ chức phải

thực hiện một nghĩa vụ, trách nhiệm theo quyết định đã có hiệu lực của một

cá nhân, tô chức có thẩm quyền Điều 126 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

quy định về biện pháp cưỡng chế như sau:“Dé bảo đảm hoạt động khởi tố,điều tra, truy tổ, xét xử, thi hành án, trong phạm vi thẩm quyển của mình, cơ

quan, người có thẩm quyên tiến hành tô tụng có thé áp dụng biện pháp áp

giải, dẫn giải, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.”

Tham quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế trong giai

đoạn truy tố của Viện kiểm sát được quy định tại điểm c khoản 2 điều 41BLTTHS năm 2015 và điểm c khoản 1 điều 42 BLTTHS năm 2015

Sau khi nhận hồ sơ vụ án va bản kết luận điều tra đề nghị truy tố do cơ

quan điều tra chuyền sang, viện kiểm sát phải kiểm tra xem cơ quan điều tra

đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản, phong toả tài khoản hay

chưa Nếu bị can phạm tội mà BLHS quy định hình phạt tiền hoặc bị tịch thu tài sản hoặc dé bảo đảm bôi thường mà cơ quan điều tra chưa áp dụng, xét

thấy cần thiết thì viện kiểm sát quyết định áp dụng Trong trường hợp các

biện pháp này đã được áp dụng từ giai đoạn điều tra nhưng đến giai đoạn truy

tố không còn cần thiết nữa thì viện kiểm sát quyết định huỷ bỏ Thâm quyền

quyết định việc áp dụng, thay đôi hay huỷ bỏ thuộc về viện trưởng, phó viện

28

Trang 36

trưởng viện kiểm sát nhân dân và viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát

quân sự các cấp.

Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành việc hỏi cung bị can, lấy lờikhai người làm chứng, bị hại mà những người này không có mặt theo giấytriệu tập không vì lí do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì

kiểm sát viện có thể quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế áp giải hoặc dẫn

giải Việc áp dụng các biện pháp này theo đúng quy định tại Điều 127 Bộ luật

tố tụng hình sự năm 2015

Trong quá trình tiến hành tố tụng hình sự, ngoải việc áp dụng các biện

pháp ngăn chặn, để bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi

hành án, trong phạm vi thâm quyền của mình, cơ quan, người có thâm quyềntiến hành tổ tụng có thé áp dụng biện pháp cưỡng chế như: áp giải, dẫn giải,

kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản.

Trình tự thủ tục, đối tượng áp dụng, thâm quyền áp dụng các biện pháp

cưỡng chế được quy định cụ thể tại các điều 127,128, 129, 130 Bộ luật Tô

tụng hình sự.

- Quyết định truy nãCăn cứ điểm b Khoản 1 Điều 247 BLTTHS 2015 quy định: "Khi bị can

bỏ trốn mà không biết rõ bị can dang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định

việc truy tô thì Viện kiểm sát phải yêu cầu cơ quan diéu tra truy nã bị cantrước khi tạm đình chỉ vụ án Việc truy nã phải được thực hiện theo quy địnhtại Điều 231 của Bộ luật này."

Điều 231 BLTTHS 2015 quy định cụ thể về truy nã bị can như sau:

"1 Khi bị can tron hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quandiéu tra phải ra quyết định truy nã bị can

2 Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú

của bị can, đặc điểm dé nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi to

29

Trang 37

và các nội dung quy định tại khoản 2 Diéu 132 cua Bộ luật này; kèm theo ảnh

bị can (nếu có).

Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và

thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã

3 Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan diéu tra

đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã Quyết định đình nã được

gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai ”

Như vậy, trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát có trách nhiệm yêu cầuCQDT truy nã bị can khi bị can bỏ trốn, không rõ ở đâu và thời hạn quyết

định truy tố đã hết Quyết định tạm đình chỉ vụ án sẽ được ban hành sau thủ

tục yêu cầu truy nã bị can

1.2.2 Quyết định khới tố, quyết định thay đổi, quyết định bố sung quyết định khởi tố vụ án, bị can trong trường hợp phát hiện còn có hành

vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được khởi tố, điều

tra.

- Quyết định khởi tố bị can:

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 không định nghĩa cụ thể khởi tố bịcan là gì Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 179, chúng ta có thé hiểu mộtcách khái quát: Khởi t6 bị can là việc cơ quan có thẩm quyên dựa trên các

căn cứ, chứng cứ, ra quyết định (quyết định khởi tổ) dé bắt dau dua ra xem

xét dé xử lý theo quy định pháp luật đối với người hoặc pháp nhân đã thực

hiện hiện vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm.

Viện kiểm sát có quyền trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can trongtrường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy

định là tội phạm chưa bị khởi tố và Viện kiểm sát đã yêu cầu Cơ quan điều tra

ra quyết định khởi tố bị can nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện

30

Trang 38

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 179 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm

2015, quyết định khởi tố bị can gồm các nội dung sau: Thời gian, địa điểm ra quyết định; Họ tên, chức vụ người ra quyết định; Họ tên, ngày, tháng, năm

sinh, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, giới tính, chỗ ở, nghề nghiệp của bị can; BỊcan bị khởi tố về tội gì, theo điều, khoản nảo của Bộ luật Hình sự (nếu bị can

bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải được

ghi rõ từng tội danh và điều, khoản của Bộ luật Hình sự được áp dụng); Thờigian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm

Quyết định khởi tố bị can chính là cơ sở, căn cứ dé cơ quan có thâm

quyền được tiến hành một số các hoạt động tiếp theo nhằm điều tra, làm rõ

hơn vụ án đề phục vụ cho các giai đoạn tiếp theo

- Quyết định thay đổi hoặc bồ sung quyết định khởi tô bị canThứ nhất, về căn cứ, theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 180 Bộ

luật Tố tụng Hình sự, quyết định khởi tố bị can bị thay đổi, bổ sung trong các

trường hợp sau:

Một là, khi tiến hành điều tra nếu có căn cứ xác định hành vi của bị can

không phạm vào tội đã bị khởi tố

Hai là, quyết định khởi tố ghi không đúng họ, tên, tuổi, nhân thân của

bị can.

Ba là, trường hợp bé sung quyết định khởi tố bi can: nếu có căn cứ xác

định bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội

phạm.

Thứ hai, về thủ tục gửi quyết định thay đổi, bỗ sung quyết định khởi tố

bị can Nếu quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can doViện kiểm sát ra quyết định thì trong thời hạn 24 giờ ké từ khi ra quyết địnhkhởi tố bị can, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra đề tiến hành điều

tra Sau khi nhận được quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết

31

Trang 39

định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi

hoặc bé sung quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra

phải giao ngay quyết định này cho người đã bị khởi tố Việc giao, nhận các

quyết định nêu trên được lập biên bản theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật

vụ án cho cơ quan điều tra vì phát hiện có những sai lầm, thiếu sót nghiêm

trọng của cơ quan điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục những sai

lầm, thiếu sót đó nhằm dam bảo việc điều tra, truy tố khách quan, toàn diện,

đầy đủ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội,

không bỏ lọt tội phạm.

Trả hé sơ vụ án dé điều tra bố sung được quy định cụ thê tại Điều 245,

điều 246 Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm

2015, chỉ tiết như sau:

“1 Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điềutra điều tra bồ sung khi thuộc một trong các trường hop:

a) Còn thiếu chứng cứ dé chứng minh một trong những van đề quy địnhtại Điều 85 của Bộ luật tổ tụng hình sự 2015 mà Viện kiểm sát không thể tựmình bồ sung được;

b) Có căn cứ khởi to bị can về một hay nhiễu tội phạm khác;

c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tổ bị can;

d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục t6 tụng.

32

Trang 40

2 Quyết định trả hồ sơ dé yêu câu điều tra bồ sung phải ghi rõ van dé can điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điêu 132 của Bộ luật to tụng hình sự 2015.

3 Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đây đủ yêu cầu nêu trong

quyết định trả hỗ sơ yêu cau điều tra bồ sung của Viện kiểm sát; trường hợp

vì lý do bắt khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được

thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản

Kết thúc điều tra bồ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều

tra bồ sung Bản kết luận điều tra bồ sung phải ghi rõ kết quả diéu tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi

cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luậndiéu tra mới thay thế.”

Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bố sung cho Viện

kiểm sát; việc giao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực

hiện theo quy định tại Điều 232 và Điều 238 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Nhằm bao đảm việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bé sung được tiến hành

chặt chẽ, tránh lạm dụng dẫn đến tùy tiện trong áp dụng làm kéo dài thời gian

tố tụng, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015 đã bổ sung điều luật để quyđịnh cụ thể các căn cứ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bé sung; trách nhiệm của Cơ

quan điều tra trong việc thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát nêu trong

quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung Đồng thời, dé bảo đảm việc giải

quyết vụ án được khẩn trương, kịp thời BLTTHS năm 2015 quy định trường hop tòa án trả hồ sơ yêu cầu điều tra bé sung, nếu xét thấy có thé bé sung

chứng cứ, tài liệu thì Viện kiểm sát trực tiếp bổ sung mà không nhất thiết phải

trả cho Cơ quan điều tra.

Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ đề điều tra bổ sung trong thời hạn

quyết định truy tố quy định tại khoản 1 Điều 240 BLTTHS năm 2015 Tham

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số vụ án/bị can VKSND thành phố Hải Phòng giải quyết - Luận văn thạc sĩ luật học: Các quyết định tố tụng của Viện Kiểm sát trong giai đoạn truy tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)
Bảng 2.1. Số vụ án/bị can VKSND thành phố Hải Phòng giải quyết (Trang 65)
Bảng 2.3: Số vụ an/bi can VKSND thành phố Hai Phòng tạm đình chỉ - Luận văn thạc sĩ luật học: Các quyết định tố tụng của Viện Kiểm sát trong giai đoạn truy tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)
Bảng 2.3 Số vụ an/bi can VKSND thành phố Hai Phòng tạm đình chỉ (Trang 70)
Bảng 2.4. Số vụ án/bị can VKSND hai cấp tại thành phố Hai Phong - Luận văn thạc sĩ luật học: Các quyết định tố tụng của Viện Kiểm sát trong giai đoạn truy tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)
Bảng 2.4. Số vụ án/bị can VKSND hai cấp tại thành phố Hai Phong (Trang 72)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN