1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thi hành án treo theo Luật Thi hành án hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

HOÀNG THÚC BẢO

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

(Định hướng ứng dụng)

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập thực

sự của ca nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức

của bản thân, kết hợp nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn, dưới sự hướng

dẫn khoa học của Thầy TS Nguyễn Sơn Các kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực Các trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ

một công trình nào khác.

Tác giả Luận văn

Hoàng Thúc Bảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy

giáo TS Nguyễn Sơn đã trực tiếp tận tình hướng dẫn về phương pháp nghiên

cứu, nội dung nghiên cứu và cách làm việc khoa học dé tôi có thé hoàn thành

được Luận văn Thạc sĩ của mình.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được

sự giúp đỡ quý báu của các cán bộ, giảng viên Trường Đại học Luật - Đại học

Quốc gia Tôi cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo, cán bộ đang công tác

tại các cơ quan Công an nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân

Thành phố Hải Phòng và đặc biệt là Cơ quan thị hành án hình sự trên địa bàn Thành phố Hải Phòng đã cung cấp số liệu và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, ủng hộ nhiệt tình đề tài nghiên cứu này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè, những

người đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa

học của mình.

Xin trân trong cảm on!

Trang 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT HIỆN HANH VE THI HANH ÁN TREO 9

1.1 Khai niệm, đặc điểm của án tre0 ccceccccccceccsessessessesseestesseeseeseesee 9

1.1.1 Khái niệm án tT€O - 5 ch HT nưệt 9

1.1.2 Đặc điểm của ấn tF€O i- 2 St Stct 3 St SE1E5E111515E111211511515121 1xx xxE 12 1.1.3 Các điều kiện được hưởng AN tTO c5 + ssvkseerssersees 14 1.2 Khai niệm, đặc điểm của thi hành án treo -5 5- 18

1.2.1 Khái niệm thi hành án treo - - - 2+ <5 5S S222 Ekeeeesssseeee 18

1.2.2 Đặc điểm của thi hành án treO -ccscc+ccxxrrerrkerrrrrrrrrrrrrrree 19

1.2.3 Ý nghĩa của thi hành án treO - 2-2 2 s++E++E+E+E++EE+Ekerxerxerxee 22 1.3 Những quy định pháp luật hiện hành về thi hành án treo 23

1.3.1 Quy định về việc thi hành quyết định án treo - 24 1.3.2 Quy định về nhiệm vụ của UBND cấp xã, DVQD được giao

giám sát người được hưởng án treo và trách nhiệm của gia đình

người được hưởng án fT€O - 5+ S- 3E E+svEveeerreerseersreerre 27

1.3.3 Quy định về nghĩa vụ và việc lao động, học tập của người được

hưởng AN {T€O c2 3 191111 v1 1 TH TH ng ng ng kg 30

1.3.4 Quy định về giải quyết việc văng mặt tại nơi cư trú, thay đổi nơi

cư trú hoặc nơi làm việc của người được hưởng án treo 36

1.3.5 Quy định về rút ngắn thời gian thử thách đối với người được

0015010852011 37

Trang 6

1.4 Phân biệt thi hành án treo và hình phat cải tạo không giam giữ 39

1.5 Các hình thức giám sát việc thi hành án treo - 42

Tiểu kết Chương 1 ¿2 25s ©E+E2EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEcrkrrkee 44

CHUONG 2: THUC TIEN THI HANH ÁN TREO TẠI THÀNH PHO HAI PHONG VA DE XUAT GIAI PHAP NANG CAO HIEU

QUA THI HANH AN TREO 0 ooccecccccecccscssessesssesesseesessscssesssensenens 45

2.1 Thwe tiễn thi hành án treo tại dia ban thành phố Hai Phong 45

2.1.1 Khái quát những kết qua dat được trong công tác thi hành án treo

tai địa bàn thành phố Hải Phòng 2 2 2 2+++zxezxezez 45

2.1.2 Những tồn tại bất cập trong công tác thi hành treo tại địa bàn

thành phố Hải Phòng - 2 2 2 E+EE£EE+EE2EE2EE2EEEEEerxrrkrree 51 2.1.3 Nguyên nhân của những han chế, bat cập trong công tác thi hành

treo tại địa bàn thành phố Hải Phòng - 555255 +++<sssssseesss 56 2.2 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án treo 63

2.2.1 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành án treo - 63

2.2.2 Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án treo trên

địa bàn thành phố Hải Phòng 2-2-2 E£+££+££2£E+£E+£xezxezez 71

Tiểu kết Chương 2 2-2 2 SE+SE£2E2EE£EEEEEEE1E7EE71 7112112111111 xe 87

KET LUẬN ooo cecccccccscsssessesssessssssessssssecsuessecsuessessusssesssessessuessesssessesssessseesecseeess 89 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-22 s2 z2£xz+xzsred 91

PHU LUC woccceeccccsssssssesssccsssssssescesssssvecsssesssssvsessessssssesseessssssseseessssnneseseessssnees 94

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

STT | Từ viếttắt | Từ viết đầy đủ bằng Tiếng Việt

1 |BLHS Bộ luật hình sự

2 | BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự

3 | DVQD Don vi quan đội

4 |TAND Toa án nhân dân

5 |THAHS Thi hành án hình sự

6 | TTHS Tố tụng hình sự

7 |UBND Ủy ban nhân dân

8 | VKSND Viện kiểm sát nhân dan

Trang 8

DANH MỤC CAC BANG, BIEU DO

Số hiệu Tên bảng, biểu đỗ Trang

Bảng 2.1 Tình hình chấp hành án tại các xã/phường/thị tran (thi

ảng 2 \

: hành án hình sự tại cộng dong) trên địa ban Hai Phòng 46

„ Tình hình cấp giấy chứng nhận thi hành xong các hình Bảng 2.2 ae TA ¬

phạt trên địa bàn Hải Phòng 49

Bảng 23 Tình hình xét giảm thời hạn chấp hành án treo tại

ảng 2 .

xã/phường trên địa bàn thành phô Hải Phòng 50

Số lượng người hưởng án treo trên tổng số người đang Biểu đồ 2.1 | chấp hành án tại các xã/phường trên địa bàn thành phố

Hải Phòng 46

Trang 9

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hình phạt trong pháp luật hình sự là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước dành cho người phạm tội, không chi có mục đích trừng tri

mà còn giáo dục họ trở thành công dân có ich cho xã hội, có ý thức tuân theo

pháp luật và ngăn ngừa họ phạm tội mới Tuy nhiên, trong một số trường hợp

nhất định không nhất thiết buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt mà

vẫn đạt được hiệu quả giáo dục cao và một biện pháp được áp dụng nhiều

trong thực tiễn là án treo.

Án treo là một chế định pháp lý ra đời rất sớm trong pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện tư tưởng nhân văn của Đảng và Nhà nước: nghiêm minh nhưng nhân đạo, nghiêm trị nhưng khoan hồng Đây là biện pháp miễn chấp

hành hình phạt tù có điều kiện, có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự

cải tạo, giáo dục trở thành người lương thiện Trải qua hơn 70 năm hình thành

và phát triển, án treo với tư cách là một chế định của pháp luật hình sự luôn luôn có sự thay đôi, bố sung [Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 là một ví dụ minh chứng] cho phủ hợp với sự vận động và phát triển của xã hội.

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện cho người bị kết án tù, không buộc họ phải chấp hành hình phạt tù gia khi có những điều kiện nhất định nhăm khuyến khích ho tự cải tạo dé trở thành công dân tốt Tuy

nhiên giá tri án treo chi phát huy khi hoạt động thi hành án treo được đảm bảo,

theo đó quá trình giúp người bị kết án tự giác cải tạo, tu đưỡng bản thân phải được đặt dưới sự giám sát của các cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Xác định thi hành án hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng nên Đảngva Nhà nước đã ban hành: Luật Thi hành án hình sự (THAHS) năm 2010,Luật THAHS năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 Mặc dù THAHS

năm 2019 đã khắc phục được những hạn chế, vướng mắc của Luật THAHS

Trang 10

năm 2010, tuy nhiên còn nhiều quy định pháp luật có cách hiểu chưa thống nhất, cần có sự giải thích hướng dẫn.

Trên thực tế, việc thi hành, giám sát, giáo dục đối với người được hưởng án treo trên địa bàn thành phố Hải Phòng ở nhiều nơi còn chưa chặt chẽ, thậm chí nhiều nơi không thực hiện việc quản lý, giám sát, giáo dục người được

hưởng an treo Tại Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị tran nhiều đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án treo chưa nắm vững quy trình nghiệp vụ,

chưa thực sự quan tâm đến quá trình thi hành án của từng đối tượng bị kết án.

Việc phối hợp giữa Tòa án với cơ quan thực hiện giám sát, giáo dục và gia đình

người được hưởng án treo còn lỏng lẻo, mang tính hình thức dẫn tới việc quản

lý, giám sát, giáo dục chưa hiệu quả, dẫn đến trường hợp người được hưởng án

treo phạm tội mới trong thời gian thử thách.

Từ những phân tích trên đây thì việc nghiên cứu những van dé lý luận, pháp lý về thi hành án treo cũng như thực tiễn áp dụng tại địa bàn thành phố Hải Phòng là cần thiết góp phần hoàn thiện hơn các quy định về thi hành án

treo cũng như đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả đảm bảo thi hành án treo trên thực tế Với ý nghĩa đó, tác giả quyết định lựa

chọn đề tài: “Thi hành án treo theo Luật thi hành án hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phong)” đề làm luận văn thạc sĩ

luật chuyên ngành Luật Hình sự của mình.

2 Tình hình nghiên cứu

Án treo là một chế định đặc biệt của pháp luật hình sự và việc thi hành án treo có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội Vì vậy đề tài cũng đã được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ và mức độ khác nhau Ở cấp độ giáo trình,

có: Một số sách giáo trình như: Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung) của trường Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân năm

Trang 11

2010; Giáo trình của trường Dai học luật Thành phố H6 Chí Minh (phan chung), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2010; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Đại học Huế, Nhà xuất bản Công an nhân

dân năm 2008 Với tính chất của giáo trình, các cuốn sách này chủ yêu đưa

ra các vấn đề lý luận rất cơ bản, mang tính truyền thống, chế định án treo chỉ mới cập nhật ở mức độ cơ bản Ở cấp độ bình luận khoa học, phân tích chuyên sâu, có: "Toi phạm học, luật hình sự và tô tụng hình sự”, của Viện

Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, "Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam"

(sách chuyên khảo của tập thé nghiên cứu khoa học của Bộ Tư pháp do Nha xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1995, “Chế định án tích và mô hình

lý luận của nó" của GS.TSKH Lê Cảm; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hữu

Nhuận với dé tài: "Án treo trong luật hình sự Việt Nam" và một số cuốn sách chuyên khảo như "An treo trong luật hình sự Việt Nam" của tac giả Pham Thi Học, Trường Đại học Luật Hà Nội xuất bản năm 1996, "Chế định án treo

trong luật hình sự Việt Nam" của tác giả Lê Văn Luật do Nhà xuất bản Tư

pháp ấn hành năm 2007.

Có nhiều công trình nghiên cứu về án treo, tiêu biểu có thé kế đến như: (1) luận văn “Chế định án treo trong Luật hình sự Việt Nam, lý luận và thực tiễn ” của tác giả Lê Văn Luật, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà nội năm 2005, (2) luận án tiễn sĩ “Chế định án treo theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn miền Trung và Tây Nguyên” của tác giả Nguyễn Văn Bưởng,

Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm

2017; (2) luận văn “Áp dụng án treo từ thực tiễn tỉnh Hải Dương” của tác

giả Trương Thị Tố Uyên, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa

học xã hội Việt Nam năm 2021.

Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, còn có một số bài viết đăng

trên các tạp chí như: "Nhân thân người phạm tội và việc áp dụng biện pháp án

Trang 12

treo", của Vũ Thế Doan, đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 6/1990; "Diéu kiện thứ thách cua án treo và hậu quả pháp lý của việc vi phạm điều kiện thử

thách của án treo theo luật hình sự Việt Nam", của Phạm Thị Học, đăng trên

Tạp chí Luật học, số 2 năm 1999; "An treo và thực tiên áp dụng", của Đỗ Văn Chỉnh, đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 7/2007 và các số 12, 13,

14/2013 “Một số vấn đề về tổng hợp hình phạt tù với án treo” đăng trên

Tạp chí TAND số 09 năm 2012, tác giả Dinh Văn Qué, “Bàn về tổng hợp

hình phạt của án treo và những kiến nghị sửa đổi” của tác giả Nguyễn Văn

Bường đăng trên Tap chí TAND số 03 năm 2015; “7rao đổi về bài viết về tổng hợp án treo và thực tiễn” của tác giả Đỗ Thanh Xuân đăng trên Tạp chí TAND số 23 năm 2014; “Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người

phạm tội bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo” của tác giả Bùi Thị Nghĩa

đăng trên Tạp chí TAND số 01 năm 2010;

Hầu hết các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề lý luận và pháp lý về án treo như khái niệm, đặc điểm của án treo, ý nghĩa của án treo, sự phát triển của án treo trong pháp luật hình sự Việt Nam cũng như các

quy định của Bộ luật hình sự hiện hành về ấn treo.

Nghiên cứu về vấn đề thi hành án treo có các luận văn thạc sĩ Luật học tiêu biểu có thê ké đến như: (1) luận văn “An treo và thực tiễn áp dụng tai địa

bàn tỉnh Hải Dương” của tác giả Phạm Thanh Phương, Khoa Luật Đại học

quốc gia năm 2014; (2) luận văn “Một số van dé lý luận và thực tiễn về thi

hành hình phạt tu cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (trên cơ sở thực

tiên địa bàn tỉnh Nam Định), Khoa Luật Đại học quốc gia năm 2014; (3) luận

văn “ Thi thành án treo từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên” của Dương Sơn Tùng,

Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm

2017, (4) luận văn “Thi thành án treo từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn

Thi Huong Ngoc, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội

Trang 13

Việt Nam năm 2017; (5) luận văn “Thi hành án treo từ thực tiễn tỉnh Lâm Đồng” của tác giả Lưu Minh Anh, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm

Khoa học xã hội Việt Nam năm 2019; (6) luận văn “Áp đụng án treo từ thực

tiên tinh Bắc Ninh” của tác giả Phan Minh Đức, Học viện Khoa học xã hội,

Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam năm 2020.

Các luận văn thạc sĩ Luật học này đều đã có găng phân tích những vấn

đề về lý luận và pháp lý về thi hành án treo, trách nhiệm của các cơ quan tô chức có nhiệm vụ thi hành án treo cũng như những kết quả đạt được tại một số địa phương cụ thể, vướng mắc, bất cập và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện Tuy nhiên hạn chế của các công trình nghiên cứu về thi hành án treo là đều dựa trên cơ sở pháp lý là Luật THAHS năm 2010 trong khi Luật THAHS này đã được thay thế bởi Luật THAHS năm 2019, có hiệu lực năm 2020, do

đó, các công trình nghiên cứu kể trên đã mat đi tinh thời sự.

Từ những phân tích tình hình nghiên cứu nói trên, tác giả có thé đi đến kết luận rằng hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về chế định án treo và

đặc biệt là vấn đề thi hành án treo trong mối liên hệ với một địa phương cụ thể Tuy nhiên, tác giả khăng định rằng hiện chưa có một công trình nào

nghiên cứu chuyên sâu về những kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong thi hành án treo, đặt trong mối liên hệ với thực tiễn xảy ra trên địa bàn thành phố Hải Phòng Do đó, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này, không có sự trùng lặp với bất kỳ một công

trình nghiên cứu nào trước đó.

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích, làm rõ những van dé lý luận va những của quy định của pháp luật về thi hành án treo cùng với sự tổng kết thực tiễn thi hành tại địa bàn thành phố Hải phòng, luận văn đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn

Trang 14

thiện pháp luật hình sự cũng như nâng cao hiệu qua thi hành án treo Dé đạt được mục đích nghiên cứu như trên, nhiệm vụ đặt ra đối với Luận văn như sau:

(1) Phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về án treo, thi hành án treo; (2) Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thi hành án treo; (3) Đánh giá thực tiễn thi hành án treo trên địa bàn thành phố Hải Phong trong đó đề

cập tới những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế tồn tại và nguyên

nhân; (4) Đề xuất các giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao

hiệu quả thi hành án treo trên địa bàn thành phố Hải Phòng 3.2 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luật về thực hiện pháp luật nói

chung, pháp luật thi hành án treo nói riêng, phân tích đáng giá thực trạng

thực hiện pháp luật thi hành án đối với người được hưởng án treo ở thành phố Hải Phòng.

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực trạng thi hành

án treo theo quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và các chế định

liên quan tại thành phố Hải Phòng từ năm 2018 đến năm 2022.

Đánh giá thực tiễn thi hành án treo trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong đó chủ yếu nghiên cứu công tác giám sát, giáo dục người được hưởng án treo của UBND cấp xã (it nghiên cứu về công tác giám sát, giáo dục người được

hưởng án treo của DVQD ).

3.3 Pham vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới han ở

những vấn đề lý luận và pháp lý về thi hành án treo được quy định trong pháp

luật Việt Nam Luận văn tập trung phân tích các quy định của pháp luật hiện

hành về án treo và thi hành án treo được quy định trong BLHS Việt Nam năm

2015, Luật THAHS năm 2019 và các Nghị quyết hướng dẫn của TAND tối

cao, có đặt trong sự so sánh với các văn bản quy phạm pháp luật trước đó.

Trang 15

Phạm vi về thời gian: Khao sát thực tiễn thi hành án treo từ năm 2018 đến năm 2022.

Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát, nghiên cứu thông qua các số liệu về thi hành án treo trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách hình sự, về cải cách tư pháp và phòng chống tội phạm, để thực hiện Luận văn, trong quá trình

nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thé như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh và đối chiếu; phương pháp thống kê, nghiên cứu các văn bản pháp luật cũng như số liệu thống kê trong các báo cáo của Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hải Phòng, cơ quan THAHS trên địa bàn thành phố Hải Phòng dé giải quyết các nhiệm vụ đặt ra

của luận văn.

5 Những đóng góp mới của đề tai

Luận văn có ý nghĩa về mặt lý luận cụ thé:

Luận văn đã làm sáng tỏ một số van dé ly luận cũng như nghiên cứu,

bình luận các quy định của pháp luật hiện hành về thi hành án treo Trên cơ sở

đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành án treo tại địa bàn thành

phố Hải Phòng, chỉ ra các bất cập, tồn tại, nguyên nhân đề từ đó đề xuất các

giải pháp hoàn thiện.

Về ý nghĩa thực tiễn, kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu cho các nhà lập pháp cân nhắc, xem xét dé sửa đối, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi hành án treo Đây cũng là tài liệu tham khảo cho các cơ quan thi hành án hình sự, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công

tác thi hành án treo, cải tạo giáo dục có hiệu quả người phạm tội, giúp họ trở

thành công dân tôt Bên cạnh đó, kêt quả nghiên cứu của Luận văn còn được

Trang 16

sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu giảng dạy, học viên,

sinh viên các cơ sở đào tạo luật quan tâm đến lĩnh vực này.

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn

được chia thành 2 chương chính:

Chương 1 Những van đề lý luận và quy định của pháp luật hiện hành

về thi hành án treo.

Chương 2 Thực tiễn thi hành án treo tại thành phố Hải Phòng và đề

xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành án treo.

Trang 17

CHƯƠNG 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH

CUA PHAP LUẬT HIỆN HANH VE THI HANH AN TREO

1.1 Khai niệm, đặc điểm của án treo

1.1.1 Khái niệm án treo

Trên thế giới, khái niệm “án treo” trở thành thuật ngữ pháp lý xuất hiện

từ rất sớm ngay sau sự hình thành của lịch sử luật thành văn thế giới và nó

được sử dụng chính thức từ giữa thế kỷ thứ 19 “Trong tiến trình phát triển của nhân loại, nhân đạo luôn là niềm khát vọng cháy bỏng của con người.

Cùng với những giá trị xã hội khác như công bằng, bình đăng, dân chủ, pháp luật nhân đạo có giá trị xã hội và ý nghĩa cực ky quan trong đối với sự

phát triển của xã hội nói chung và của mỗi con người nói riêng” [28] Cũng bởi lẽ đó, mà dù có sự khác nhau về hình thức, tên gọi nhưng chế định án treo trong luật hình sự của phần lớn các quốc gia trên thế giới đều xác định đây là biện pháp khoan hồng, nhân đạo và hướng thiện của chính sách pháp

luật hình sự trong quá trình xử lý tội phạm.

Luật Hình sự của Anh — Mỹ coi “án treo là trường hợp hoãn tuyên án

kèm theo biện pháp bảo lĩnh hoặc biện pháp bảo dam bang tiển ” trong khi Luật hình sự của Pháp, Bỉ và một số nước khác coi “án treo là việc hoãn hoặc miễn chấp hành hình phạt” Các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trước

đây và hiện nay Nga, Trung Quốc coi “án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện” nhưng cũng có nước coi “dn treo là hình phạt chính” như nước Cộng hòa dân chủ Đức hay Thụy Điển [8] Vì lý do tài

chính cũng như hiệu quả của án treo trong việc ngăn ngừa người phạm tội tái

phạm, nhiều quốc gia có xu hướng sử dụng án treo như là một sự lựa chon tốt nhất khi xử phạt người phạm tội.

Trang 18

Trong pháp luật hình sự Việt Nam, chế định án treo xuất hiện từ rất sớm và không ngừng được bé sung, hoàn thiện trong các văn bản quy phạm pháp luật qua các thời kỳ và dù nhận thức về khái niệm, các điều kiện được hưởng án treo có sự khác nhau nhưng luôn thể hiện được bản chất nhân đạo, nhân văn

của án treo Trong Sắc lệnh số 33C ngày 13/09/1945 lần đầu tiên ghi nhận “có thé cho hưởng án treo đối với người phạm tội có lý do chính đáng khoan hong vi it tuổi, biết hồi cải, vì nhằm lẫn”, còn theo Sắc lệnh số 21 ngày 14/02/1946

thì án treo có ý nghĩa là biện pháp “tam đình chỉ việc thi hành án”, trong khi

Sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6/1956 quy định “đối với những kẻ phạm tội bi

phạt không quá 2 năm tù thì trong những trường hợp đặc biệt do Thủ tướng

Chính phú quy định, Tòa an có thể cho bị cáo hưởng án treo” [5], [6], [7] Tòa án nhân dan tối cao cũng có nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau về án treo, theo

đó “án treo là một biện pháp hoãn thi hành hình phạt có điều kiện” hay “án treo phải được xem là hình thức xử ly nhẹ hơn án tu giam ” [29], [30] Có thé nhận thấy, các khái niệm án treo trong giai đoạn lịch sử này tuy đã thé hiện tinh thần nhân đạo nhưng chưa đầy đủ dẫn đến việc nhận thức và áp dụng pháp luật không

thống nhất Do đó, trong BLHS đầu tiên năm 1985 tại Điều 44 đã có quy định:

Khi xử phạt tù không quá 5 năm, căn cứ vao nhân thân của người

phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo và ân định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5 năm [22].

Luật sửa đổi, bố sung một số điều của BLHS năm 1985 cũng như

khoản 1 Điều 60 BLHS năm 1999 quy định:

Khi xử phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người

phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải

bắt chấp hành hình phạt tù thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 đến 5 năm [23].

10

Trang 19

BLHS năm 2015 quy định về án treo cụ thê hơn tại khoản 1 Điều 65:

Khi xử phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân người phạm

tội, nếu xét thay không cần phải bắt chấp hành hình phat tù thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 1 năm đến 5

năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy

định của Luật THAHS [25].

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì thấy răng trong các BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 không có định nghĩa như thế

nào là án treo, mà chỉ quy định điều kiện được hưởng án treo Đồng thời, Điều 44 BLHS năm 1985 cũng như Điều 60 BLHS năm 1999 và Điều 65

BLHS năm 2015 không nằm trong chương hình phạt.

Liên quan đến pháp luật về án treo, bên cạnh những nội dung thé hiện

trong các BLHS nêu trên còn có những văn bản bổ trợ khác hướng dẫn thi

hành, đó là các nghị quyết của Hội đồng Tham phán TAND tối cao, các thông

tư liên tịch và các văn bản khác.

Tại Điều 1 Nghị quyết số 01 ngày 06/11/2013 của Hội đồng Tham phán TAND tối cao (hướng dẫn thi hành Điều 60 BLHS năm 1999) cũng như các nghị quyết, hướng dẫn trước đây của TAND tối cao và giáo trình Luật Hình

sự Việt Nam thì định nghĩa: “An treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện ” [9].

Tại Điều 1, Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội

đồng Thâm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của BLHS về án

treo và Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/4/2022 sửa đổi bổ sung

một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP có quy định cụ thê hơn:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện,

được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội không quá 03 năm,

căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ,

xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù [10], [11].

11

Trang 20

Từ khi ban hành BLHS năm 1985 đến nay, quy định về án treo có 03 lần sửa đổi, nhưng đã có 13 lần được TAND Tối cao và các cơ quan có thâm quyền hướng dẫn áp dụng, trong đó có 07 Nghị quyết của Hội đồng Thâm phán TAND Tối cao, 02 Thông tư liên tịch và còn lại là các Công văn, Kết

luận của Chánh án TAND Tối cao Điều đó cũng cho thấy vị trí và ý nghĩa

quan trọng va sự phức tạp trong nỗ lực giải thích nhằm áp dụng thong nhat

chế định án treo trên thực tế của các cơ quan áp dụng pháp luật.

Từ những phân tích trên đây, thì rõ ràng án treo không phải là một hìnhphạt, không phải là “hình thức xử lý nhẹ hon tù giam”, không phải là “biệnpháp cua việc tạm đình chỉ thi hành án”, không phải là “biện pháp hoãn hình

có điều kiện ”, không phải là “hnh phạt nhẹ hơn hình phạt tu”, mà nó là “biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện” Đây là định nghĩa chính thống hiện nay về án treo Định nghĩa này khá tương đồng với khái niệm về

án treo trong BLHS của nước CHND Trung Hoa và BLHS của nước Cộng

hòa Liên bang Nga [4, tr.35].

1.1.2 Đặc điểm của án treo

An treo thé hiện tính nhân đạo, hướng thiện, khoan hồng, là sự ân huệ

của Đảng và Nhà nước đối với người phạm tội So với các hình phạt cải tạo không giam giữ và các hình phạt khác thì án treo có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, án treo là biện pháp giáo dục trong trường hợp không cần cách ly người phạm tội khỏi cộng đồng khi bị xử phạt tù tương doi nhẹ

Hình phạt là quan trọng, có ý nghĩa trừng tri người phạm tội, buộc họ

phải gánh chịu trách nhiệm cho hành vi nguy hiểm mà họ gây ra cho xã hội,

tuy nhiên trong một số trường hợp, Tòa án có thể xem xét cho người phạm tội hưởng án treo [3] Án treo thường chỉ được áp dụng đối với người phạm tội

khi bị xử phạt tù tương đối nhẹ (dưới 3 năm) và trên thực tế không áp dụng đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng Tại Điều 3

12

Trang 21

Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP và Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/4/2022 sửa đôi bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP của Hội đồng Thâm phán TAND tối cao cũng quy định cụ thé 06 trường hop không cho hưởng án treo Bản chất của việc cho hưởng án treo là biện pháp

không tước tự do, không cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội nhưng vẫn đạt

được mục đích cải tạo, giáo dục người phạm tội Người phạm tội được tự do

thân thé, không bị giam giữ trong tù và có thé lao động chân chính dé phục vụ

bản thân, gia đình, cống hiến có ích cho xã hội Tuy nhiên, nếu người phạm

tội không biết hướng thiện, không ý thức hậu quả pháp lý của án treo mà lại

phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ phải thi hành hình phạt tù củabản án treo ngoài việc phải thi hành hình phạt của tội mới, không được tự do

và phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi khác Việc Tòa án xem xét cho

người phạm tội hưởng án treo, tự cải tạo giáo dục bên ngoài trại giam vừa

giảm tải áp lực cho các trại tạm giam, trại giam, vừa tạo điều kiện cho người

phạm tội có niềm tin và hy vọng dé hoàn lương, ngăn ngừa tái phạm.

Thứ hai, Ấn treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện Không phải bất cứ bị cáo nào khi bị xét xử Tòa án đều cho hưởng án

treo, mà chỉ có những bị cáo đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại BLHS năm 2015 và các Nghị quyết hướng dẫn của Hội đồng Tham phán TAND tối cao thì mới được Tòa án “xem xét” cho hưởng án treo Tòa án sẽ ấn định cho bị cáo một thời gian thử thách trong phạm vi pháp luật quy định, nếu trong

thời gian thử thách đó mà phạm tội mới thì ngoài hình phạt của tội danh mới

mà Tòa án tuyên phạt, bị cáo còn phải chấp hành cả hình phạt tù của bản án mà bản thân bị cáo được Tòa án cho hưởng án treo Tại khoản 5 Điều 165

BLHS năm 2015 quy định rõ:

Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần

13

Trang 22

trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành

hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo Trường hợp thực hiện

hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới

theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này [25].

Thứ ba, người được hưởng án treo phải tự cải tạo, dưới sự giám sát,

giáo dục của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương trong một thời gian thử thách nhất định do Tòa án ấn định Nội dung này cũng được

ghi nhận rõ tại Điều 65, khoản 2 BLHS năm 2015, theo đó:

Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo

cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục Gia đình người

bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tô chức, chính quyền

địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó [25].

Người được hưởng án treo phải có nghĩa vụ báo cáo và có mặt theo yêu

cầu triệu tập của cơ quan, tô chức đơn vị giám sát, phải chấp hành pháp luật,

thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú làm việc học tập dưới sự giám sát giáo

dục của các cơ quan có thâm quyên theo quy định của Luật THAHS

Việc giám sát này có ý nghĩa thiết thực, nham đảm bảo trách nhiệm của

xã hội với quá trình giúp đỡ người bị án treo tự giáo dục, cải tạo, tránh nguy

cơ họ tái phạm.

1.1.3 Các điều kiện dược hưởng an treo

Hiện nay, điều kiện dé người bị kết án tù được xem xét cho hưởng án

treo được quy định tại Điều 65 BLHS năm 2015, Nghị quyết số

02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Hội đồng Tham phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng điều 65 về án treo và Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐTP ngày 15/4/2022 sửa đôi, bé sung một số điều của nghị quyết số 02 năm 2018.

14

Trang 23

Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ 05 điều kiện sau đây:

Thứ nhất, bị xử phạt tù không quá 03 năm

Thứ hai, có nhân thân tốt Được coi là có nhân thân tốt là ngoài lần

phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện

đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không

có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã

quá thời hạn được coi là chưa bi xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ

luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm

mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là

đồng phạm có vai trò không đáng kê trong vụ án; người bi kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử ly ky luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành

chính” hoặc “đã bị kết án”; người bị kết án mà vụ án được tách ra dé giải

quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các

điều kiện khác thi cũng có thé cho hưởng án treo.

Thứ ba, có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong

đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1, Điều 51 của BLHS và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy

định tại khoản 1, Điều 52 của BLHS năm 2015 Trường hợp có tình tiết tăng

nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại

khoản 1, Điều 51, của BLHS năm 2015.

Thứ tư, có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc Ổn định dé cơ quan,

tổ chức có thâm quyền giám sát, giáo dục Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú

15

Trang 24

mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo Nơi làm việc ồn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ

quan, tổ chức có thâm quyền.

Thứ năm, xét thấy không can phải bắt chấp hành hình phat tù nếu

người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây

nguy hiểm cho xã hội, không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội Bên cạnh đó, tại Điều 3, Nghị quyết 02 năm 2018 và Nghị quyết 01 năm 2022 sửa đổi Nghị quyết 02 năm 2018 của Hội đồng Tham phán TAND tối cao cũng quy định cụ thê những trường hợp không cho hưởng án treo, gồm 06 trường hợp như sau: (1) Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn dé trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; (2) Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các

cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cau truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử” (3) Người được hưởng

án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách, người đang được hưởng án

treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo; (4) Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi; Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là

người giúp sức trong vu án đồng phạm với vai trò không đáng kể”.(5) người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi; Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng; Các lần phạm

tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể; Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú” (6) Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm [10], [11].

16

Trang 25

Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt ti, nhưng không được dưới 01 năm và

không được quá 05 năm.

Về việc giao người được hưởng án treo cho UBND cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc giám sát, giáo dục trong

thời gian thử thách: Khi cho người phạm tội được hưởng án treo, Tòa án phải

ghi rõ trong phần Quyết định của bản án tên UBND cấp xã, phường hoặc cơ

quan làm việc hoặc DVQD được giao giám sát, giáo dục người được hưởng

án treo trong thời gian thử thách, đồng thời, ghi rõ trong trường hợp người

được hưởng án treo thay đôi nơi cư trú, nơi làm việc thì thực hiện theo quy

định của pháp luật về THAHS.

Tại Điều 7, Nghị quyết 02 năm 2018 và Nghị quyết 01 năm 2022 sửa đổi Nghị quyết 02 năm 2018 của Hội đồng Tham phán TAND tối cao Quyết

định hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mớitrong thời gian thử thách hoặc phạm tội khác trước khi được hưởng án treo,

gồm: Trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm mới và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của BLHS; Nếu họ đã bị tạm giam, tạm giữ thi thời gian bi tạm giam, tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù Trường hợp người đang được

hưởng án treo mà lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện

một tội phạm khác thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không tổng hợp hình phạt với bản án cho hưởng án treo Trong trường hợp

này, người phạm tội phải đồng thời chấp hành 02 bản án và việc thi hành án do các cơ quan được giao trách nhiệm THAHS phối hợp thực hiện theo quy

định của Luật THAHS.

17

Trang 26

1.2 Khái niệm, đặc điểm của thi hành án treo

1.2.1 Khái niệm thi hành án treo

THAHS là hoạt động thực hiện bản án, quyết định của Tòa án đã có

hiệu lực pháp luật của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành theo một trình tự

thủ tục do pháp luật quy định, thể hiện việc quản lý, tổ chức, các biện pháp

tác động đối với người bị kết án hình sự, buộc họ phải thi hành đầy đủ,

nghiêm chỉnh những nghĩa vụ pháp lý mà pháp luật đã quy định cụ thé đối với hình phạt Tòa án tuyên, nhăm mục đích quản lý, giáo dục, cải tạo họ thành

người lương thiện, có ích cho xã hội, có ý thức tuân thủ pháp luật và các quy

tắc xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới [31, tr.11].

Theo Hán — Việt từ điển, thi hành là “Dem cái việc đã trù định sẵn mà

làm ra cho có hiệu quả” [1] Như vậy, thi hành án hình sự là việc đem bản án,

quyết định của Tòa án về hình sự đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên

thực tế [14, tr 8].

Thực chất quá trình thi hành án treo là quá trình tự cải tạo, giáo dục của

người bị kết án dưới sự giám sát, giúp đỡ của các cơ quan, tô chức, chính

quyén địa phương và gia đình Vi vậy, dé đảm bảo hiệu quả của án treo, quá trình tổ chức thi hành án phải có những thủ tục nhất định nhằm bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như trật tự pháp luật Căn cứ đề thi hành án treo là Bản án của Tòa án đối với người được hưởng án treo đã có hiệu lực pháp luật và Quyết định thi hành án vì theo quy định của pháp luật hiện hành,

bản án có hiệu lực pháp luật muốn thi hành phải thông qua một thủ tục hành chính là việc Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thắm vụ án hoặc người được ủy quyên phải ra Quyết định thi hành án thì ban án đó mới được thi hành.

Tại khoản 6 Điều 3 Luật THAHS năm 2019 quy định: “thi hành án

treo là việc cơ quan, người có thẩm quyên theo quy định cua Luật này giám sát, giáo dục người bị kết án phạt tù được hưởng án treo trong thời gian thử

18

Trang 27

thách ” [27] Cơ quan, người có thâm quyền được dé cập ở đây là UBND cấp xã, đơn vi quân đội (DVQD), cơ quan người bi kết án đang công tác được

giao nhiệm vụ giám sát, giáo dục người cho hưởng ấn treo.

Từ nội dung phân tích ở trên, tác giả có thê đưa ra khái niệm thi hành

án treo như sau:

Thi hành án treo là việc các cơ quan, người có thẩm quyên (UBND cấp

xã, DVOD, cá nhân ) được giao nhiệm vu thi hành án theo quy định cuapháp luật, giám sát, giáo dục người được hưởng án treo trong thời gian thử

thách nhằm giúp dé họ nhận thức được sai lam, tự cải tạo, giáo dục, hướng

thiện, trở thành công dân có ích cho xã hội.

1.2.2 Đặc điểm của thi hành án treo

Thi hành án treo vừa mang những đặc điểm chung của hoạt động THAHS nhưng lại có những đặc điểm riêng mang tính chat đặc thù:

Thứ nhất, thì hành án treo là một trong những hình thức thi hành án

không giam giữ, mang tính nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa Tính

nhân đạo trong thực hiện pháp luật thi hành án treo xuất phát từ tính nhân đạo trong chế định án treo, ngay bản thân khái niệm “người được hưởng án treo” đã thé hiện sự nhân đạo của Nhà nước, những ưu thế so với hình phạt tù bởi

người phải chấp hành án không phải cách ly khỏi xã hội Họ được cải tạo, giáo

dục tại cộng đồng Trong thời gian chấp hành án, họ được gia đình, người thân va cơ quan, tô chức giám sát, giáo dục tạo điều kiện được cải tạo, học tap, lao động, được đối xử mọi công dân khác, họ chỉ bị hạn chế một số quyền tự do

pháp luật quy định Tính nhân đạo trong thực hiện pháp luật THAHS còn thể

hiện ở phương pháp thực hiện pháp luật thi hành án chủ yếu là giáo dục thuyết phục, lấy việc cảm hóa, động viên, khuyến khích là chính, giúp người bị kết án

nhận ra sai lâm, tự nguyện sửa chữa, cải tạo thành người có ích.

19

Trang 28

Thứ hai, thi hành án treo vừa mang tính quyền lực Nhà nước vừa mang

tính xã hội rộng lớn Các quy định của pháp luật trong hoạt động thi hành án

treo là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện băng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế, bao gồm

các quy định về quyền và nghĩa vụ của người phải chấp hành án; quyền và

trách nhiệm của cơ quan, tô chức, giám sát người bị kết án, cách thức, biện

pháp bảo đảm cho việc giám sát giáo dục người phải chấp hành án đạt hiệu qua Các quy định có tính bắt buộc đối với chủ thé thực hiện pháp luật thi

hành án và vì vậy nó mang tính quyền lực Nhà nước Thi hành án đối với

người được hưởng án treo còn là hoạt động hành chính tư pháp, không chỉ

phụ thuộc vào sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương, các tô chức xã hội và mọi công dân mà còn phụ thuộc vào sự chấp hành, phối

hợp tác động của nhiều chủ thé, sự quan tâm hợp tác của cộng đồng xã hội, do

vậy hoạt động này mang tính xã hội Thi hành án treo là sự kết hợp giữa

phương pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế Sự tự nguyện thi hành án là một trong yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho hoạt động thực hiện pháp luật

diễn ra thuận lợi, có hiệu quả Sự tự nguyện đối với người chấp hành án xuất phát từ bản chất, mục đích tốt đẹp nhân đạo trong việc hướng người chấp hành án hòa nhập với cộng đồng và cải tạo trở thành người có ích cho xã hội Đề các chủ thể tự nguyện thực hiện pháp luật, nhà nước phải áp dụng biện pháp thuyết phục và cưỡng chế, lay thuyết phục, giáo dục làm chính, giúp

người chấp hành án hiểu được các quyền lợi của họ khi thực hiện tốt nghĩa vụ của mình như: quyền được rút ngắn thời gian thử thách, được biéu dương khi có nhiều tiến bộ, tích cực; được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời

gian thử thách Song cũng phải xử lý nghiêm minh các trường hợp không

chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật thi hành án nhăm mục đích đảm bảo hiệu lực tối đa của bản án đã tuyên Việc kết hợp giữa giáo dục, thuyết

20

Trang 29

phục và cưỡng chế trong khi thi hành án đòi hỏi phải đảm bảo hài hòa vận dụng trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thé, trong đó luôn nêu cao nguyên tắc giáo dục thuyết phục, chỉ cưỡng chế trong trường hợp thật cần thiết.

Thứ ba, chủ thê thực hiện pháp luật thi hành án treo đa đạng và phong phú Đặc điểm này xuất phát từ tính xã hội rộng lớn của hoạt động thực hiện

pháp luật thi hành án đối với người được hưởng án treo, chủ thé thực hiện

pháp luật bao gồm: (1) TAND: là cơ quan ban hành quyết định thi hành án,

theo dõi, giám sát kết quả thi hành án; (2) VKSND: là cơ quan kiểm sát các hoạt động tư pháp trong đó bao gồm hoạt động thi hành án, đảm bảo việc tuân thủ pháp luật của các chủ thê thực hiện pháp luật thi hành án; (3) Các

cơ quan thi hành án: có trách nhiệm áp dụng các biện pháp mà pháp luật cho

phép đảm bảo quản lý, giám sát, giáo dục người bị kết án đạt hiệu quả; (4) Các tô chức đoàn thé, khu phố, cộng đồng dân cư là những chủ thể có trách

nhiệm phối hợp tác động với co quan tô chức quản lý giám sát người phải chấp hành án trong và sau khi chấp hành án Thi hành án treo là một trong

những hình thức thi hành phù hợp với xu thế chung của các nước trên thế giới Điều này thể hiện rõ nét ngay trong Nghị quyết số 49 — NQ/TW ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách đến năm 2020 đã đề ra.

Theo đó, coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý

người phạm tội Đồng thời phù hợp với bộ Quy tắc chuẩn, tối thiểu của Liên hiệp quốc về các biện pháp không giam giữ - Quy tắc Tokyo năm 1990, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua bằng Nghị quyết số 45/110 ngày 14/12/1990 khăng định: Các quốc gia thành viên phải xây dựng biện

pháp không giam giữ trong hệ thống pháp luật của nước mình nhằm đưa ra

các cách lựa chọn khác nhau, từ đó giảm sử dụng biện pháp cam tù và nham

21

Trang 30

tạo cơ sở pháp lý cho những chính sách tư pháp hình sự, thông qua việc

giám sát quyền con người, các yêu cầu công bang xã hội cũng như nhu cầu phục hồi của người phạm tội [12].

Thứ tư, thì hành án treo thể hiện chính sách xã hội hóa công tác

THAHS của Đảng va Nha nước ta Là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù

có điều kiện nhưng khác với thi hành án phạt tù, thi hành án treo không giao

cho co quan chuyên trách THAHS thực hiện mà do UBND cấp xã, DVQD

được giao nhiệm vụ, trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án treo Thời gian thử thách án treo đảm bảo mục đích giáo dục của bản án, thé hiện

quyên lực của Nhà nước Quá trình thi hành án treo diễn ra trong thời gian thử

thách nhất định do tòa án ấn định và có mối liên quan đến hình phạt tù Trong thời gian thử thách nếu người chấp hành án treo phạm tội mới thì biện pháp

miễn chấp hành hình phạt tù bị xóa bỏ, người được hưởng án treo buộc phải chấp hành hình phạt tù trong bản án đã cho hưởng án treo trước đó cộng với

hình phạt về tội phạm mới mà họ đã thực hiện.

Thứ năm, thi hành an treo so với thi hành án tử hình và tù có thời han,

thì góp phần không nhỏ vào việc giảm bớt chi phí cho xã hội nhưng van đạt

được hiệu quả giáo dục và trừng trị Thực tế đã chứng minh, không chỉ việc

cách ly người phạm tội khỏi xã hội trong một thời gian tại các trại giam hoặc

cách ly hoàn toàn (án tử hình) mới đạt được hiệu qua cua giáo dục và trừng tri.

Việc thi hành án treo tại địa phương giúp người phải thi hành án vừa lao động,

có thu nhập chăm sóc cho gia đình, vừa tận dụng tối đa sự giám sát của xã hội

đối với các cá nhân này Qua đó, họ hiểu được tính nhân đạo của nhà nước,

không thực hiện các hành vi vi phạm phạm luật trong thời gian thử thách.

1.2.3 Ý nghĩa của thi hành án treo

Thi hành án treo là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nhằm đưa

một bản án, quyết định có hình phạt là án treo của Tòa án ra thi hành trên thực

22

Trang 31

tế Day là một công việc không hề dé dang và đơn giản nhằm thực thi công lý, đem lại công bằng cho xã hội Cho nên ý nghĩa của hoạt động thi hành án treo được thể hiện qua những điểm chủ yếu như sau:

Thứ nhất là, bảo đảm hiệu lực pháp luật của bản án, quyết định Tòa án

được thi hành một cách nghiêm chỉnh, đúng pháp luật Từ đó giữ vững cán

cân công lý, đảm bảo công bằng xã hội cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tô chức, cá nhân khác trong xã hội.

Thứ hai là, khả năng giáo dục, cải tạo người bị kết án được hưởng án

treo để họ không phạm tội mới và trở thành người có ích cho xã hội Đồng thời cũng tạo mọi điều kiện để cho người được hưởng án treo được tái hòa

nhập cộng đồng, xóa đi mặc cảm và tạo động lực cho họ phát triển, giảm thiểu

tình trạng tái phạm tội sau khi chấp hành án.

Thứ ba là, làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước Giảm áp lucvà kinh phí cho lực lượng thi hành án hình sự, các trại giam, trại tạm giam (có

bị án chấp hành án phạt tù giam).

1.3 Những quy định pháp luật hiện hành về thi hành án treo

Qua hon 08 năm thi hành Luật THAHS năm 2010 (Luật THAHS năm

2010), công tác THAHS đã được tô chức thực hiện đạt hiệu quả cao, bảo đảm

sự nghiêm minh của pháp luật và thực hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo

của Đảng và Nhà nước ta trong giáo dục, cải tạo người phạm tội Tuy nhiên bên

cạnh kết quả đạt được, Luật THAHS năm 2010 đã bộc lộ những bất cập, hạn

chế, một số quy định đã không còn phủ hợp với tình hình thực tiễn Bên cạnh đó,

Luật THAHS có mối quan hệ chặt chẽ với BLHS bởi công tác thi hành án đảm

bảo cho các quy định của BLHS được thực thi một cách nghiêm túc, đảm bảo

được mục đích đặt ra của hình phạt mà Tòa án quyết định cho người phạm tội.

BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017 có nhiều quy định luật nội dung thay đổi cũng khiến cho công tác THAHS bộc lộ nhiều thiếu sót, vướng mắc.

23

Trang 32

Do đó ngày 14/6/2019, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV đã thông qua Luật THAHS (sửa đổi) thay thế Luật THAHS năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 Thi hành án

treo được quy định tại mục 1 Chương V bao gồm 11 điều (từ Điều 84 đến

Điều 94) của Luật THAHS năm 2019, với những nội dung cơ bản sau: 1.3.1 Quy định về việc thi hành quyết định án treo

Theo quy định tại Điều 84 Luật THAHS, quyết định thi hành án treo phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi

hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi

cư trú của người được hưởng án treo; mức hình phạt tù và thời gian thử thách

của người được hưởng án treo; hình phạt bồ sung, trừ hình phạt bổ sung là

hình phạt tiền; hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách

theo quy định tại khoản 5 Điều 65 của BLHS; UBND cấp xã, DVQD được

giao giám sát, giao dục người được hưởng an treo.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kế từ ngày ra quyết định thi hành án treo, Tòa án phải gửi quyết định đó cho: (1) người được hưởng án treo và

người đại diện trong trường hợp người được hưởng án treo là người dưới 18

tuôi; (2) Cơ quan THAHS Công an cấp huyện nơi UBND cấp xã được giao

giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cơ quan THAHS cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc; (3) UBND cấp xã, DVQD được giao

giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; (4) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra

quyết định thi hành án có trụ sở.

Trong thời han 03 ngày làm việc ké từ ngày nhận được quyết định thi hành án treo, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan

THAHS cấp quân khu phải triệu tập người được hưởng án treo,

người đại diện trong trường hợp người được hưởng án treo là người

dưới 18 tuổi đến trụ sở UBND cấp xã nơi người đó cư trú, DVQD

nơi người đó làm việc dé cam kêt việc chap hành án [27].

24

Trang 33

Mặc dù quy định này có tính chặt chẽ cao nhưng trong thực tiễn thi

hành án treo theo Luật THAHS cũ đã phát sinh trường hợp người được hưởngán treo không có mặt tai địa phương, không rõ tung tích dang làm gì, ở dau

nên cơ quan THAHS Công an cấp huyện không thể triệu tập đến đề viết bản cam kết về việc thi hành án, dẫn đến nhiều trường hợp không thể tiến hành và

bỏ lửng Ngoài ra, việc người phải thi hành án treo đã đi khỏi nơi cư trú cũng

gây khó khăn rat lớn đối với công tác quan lý giám sát, giáo duc người chấp hành án treo Nhiều hồ sơ án treo cơ quan THAHS không thê bàn giao được

cho UBND cấp xã để thi hành do Cơ quan THAHS không triệu tập được người hưởng án treo Mặt khác, đối với một số hồ sơ đã được bản giao cho UBND cấp xã nhưng người được hưởng án treo thực tế cũng không thi hành, bỏ đi làm ăn xa đã ảnh hưởng rat lớn tới công tác lập hồ sơ, quản lý, giám sát,

giáo dục người hưởng án treo của các cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành

án cũng như phản ánh thực trạng bản án của Tòa án đã không được chấp hành

và tuân thủ theo đúng quy định.

Đề khắc phục bắt cập này, Luật THAHS năm 2019 đã bô sung thêm

quy định về trách nhiệm của người được hưởng án treo theo đó:

Người được hưởng án treo, người đại diện của người được hưởng án

treo phải có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng

hoặc trở ngại khách quan Trường hợp người được hưởng án treo không có

mặt theo giấy triệu tập hoặc không cam kết thì cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu lập biên bản vi phạm nghĩa vụ [27].

Ngoài ra, Luật THAHS năm 2019 đã cụ thể hóa thủ tục, các văn bản, tài liệu trong hồ sơ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo Tại Khoản 2

Điều 85 quy định rõ, khi nhận được quyết định thi hành án, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu lập hồ sơ thi hành án và

sao gửi cho UBND cấp xã, DVQD được giao giám sát, giáo dục người được

hưởng án treo Hồ sơ bao gồm: (1) Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực

25

Trang 34

pháp luật; (2) Quyết định thi hành án treo; (3) Cam kết của người được hưởng án treo Đối với người được hưởng án treo là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16

tuổi thì bản cam kết của người đó phải có xác nhận của người đại diện;

Trong thời hạn 07 ngày ké từ ngày triệu tập người được hưởng án treo,

UBND cấp xã, DVQD được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo phải lập hồ sơ giám sát, giáo dục người được hưởng án treo Ngoài bản

sao tài liệu của hồ sơ ké trên thì còn có thêm: (1) Bản nhận xét của UBND, PVQD được giao giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người được hưởng án treo; (2) Bản tự nhận xét của người được hưởng án treo về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành pháp luật; nếu người được hưởng án treo bị kiểm điểm thì phải có bản kiểm điểm và biên bản cuộc họp kiểm điểm; (3)

Trường hợp người được hưởng án treo được rút ngăn thời gian thử thách thì

phải có quyết định của Tòa án;

Trước khi hết thời gian thử thách 03 ngày, UBND cấp xã, DVQD được

giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ giám sát, giáo dục cho cơ quan

THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu Vào ngày cuối

cùng của thời gian thử thách, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan

THAHS cấp quân khu phải cấp giấy chứng nhận chấp hành xong thời gian thử thách Giấy chứng nhận phải gửi cho người được hưởng án treo, UBND

cấp xã, DVQD được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi

hành án có trụ so.

Một điểm mới nữa của Luật THAHS năm 2019 về thi hành án treo là

bổ sung thêm tại Khoản 5 Điều 85 quy định về đình chỉ thi hành án trong trường hợp người được hưởng án treo chết, theo đó:

Trường hợp người được hưởng án treo chết, UBND cap xã, DVQD

được giao giám sát, giáo duc thông báo cho cơ quan THAHS Công

an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu dé thông báo cho Tòa

26

Trang 35

án đã ra quyết định thi hành án Trong thời hạn 03 ngày làm việc kế

từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án

phải ra quyết định đình chỉ thi hành án [27].

1.3.2 Quy định về nhiệm vụ của UBND cấp xã, PVOD được giao

giám sát người được hưởng an treo và trách nhiệm cua gia đình ngườiđược hưởng an treo

1.3.2.1 Nhiệm vụ, quyên hạn của UBND cấp xã

Nội dung của quy định này được ghi nhận trong Điều 86 của Luật

THAHS năm 2019.

Ngoài việc lập hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo duc người được hưởng án treo, yêu cầu người được hưởng án treo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình,

biéu dương người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ hoặc lập công, có biện pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì UBND cấp xã có quyền “giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng

mặt ở nơi cư trú theo quy định của Luật này và pháp luật về cư trú ”.

Trước đây, theo quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật THAHS 2010 thì

nếu người hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng Trên thực tế, có nhiều trường hợp người phải chấp hành án có

hoàn cảnh gia đình khó khăn, muốn cải thiện cuộc sống, giúp đỡ gia đình mà

họ phải đi xa làm thuê, tuy nhiên việc quản lý, giám sát, giáo dục của UBND

cấp xã đối với những trường hợp này chỉ mang tính chất hình thức Ngay cả

khi Luật THAHS năm 2010 có quy định “nếu người được hưởng án treo di

khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tam trú dé trình với UBND cấp xã

được giao giám sát, giáo dục người do” thì cũng không khó có thé thực hiện

được bởi lẽ địa điểm mà họ đi làm không có định, thường xuyên đi chuyền,

việc lưu trú không rõ ràng [24].

27

Trang 36

Đề khắc phục hạn chế này, Luật THAHS năm 2019 có quy định chặt

chẽ cụ thé hơn dé UBND cấp xã thực hiện được tốt chức năng giám sát, giáo dục người hưởng án treo, theo đó nếu người hưởng án treo có lý do chính đáng và làm thủ tục theo đúng quy định tại Điều 92 Luật THAHS năm 2019

thì UBND cấp xã sẽ có quyền đồng ý chấp thuận giải quyết cho người hưởng

án treo được văng mặt tại nơi cư trú.

UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các tô chức chính trị - xã

hội, gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người được hưởng án treo làm việc, học

tập trong việc giám sát, giáo dục người đó Việc thực hiện nhiệm vụ này của

UBND cấp xã là vô cùng quan trọng và cần thiết để tăng cường hiệu quả và ý

nghĩa của thi hành án treo trong cải tạo, giáo dục người phạm tội, định hướngvà kịp thời phát hiện, ngăn ngừa họ tái phạm

Bên cạnh đó, vì UBND cấp xã có quyên hạn trực tiếp giám sát, quản lý

người chấp hành án treo nên có nhiệm vụ: (1) báo cáo với cơ quan THAHS

Công an cấp huyện dé cơ quan này đề nghị Tòa án xem xét, quyết định việc

rút ngăn thời gian thử thách hoặc buộc người được hưởng án treo vi phạm

nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo; (2) báo cáo cơ quan THAHS Công an cấp huyện về kết quả thi hành án hoặc khi người được hưởng án treo bỏ trốn; (3) nhận xét bằng văn bản đình kỳ hàng

tháng về quá trình chấp hành án của người được hưởng án treo dé lưu hồ sơ

giám sát, giáo dục Đây là 3 nhiệm vụ quyền hạn mới mà Luật THAHS năm

2019 bổ sung thêm cho UBND cấp huyện va DVQD trong việc quản lý giám

sát, giáo dục người được hưởng án treo.

UBND cấp xã là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước nên Công an cấp xã được giao nhiệm vụ tham mưu, trực tiếp giúp

UBND cấp xã thực hiện việc giám sat, giao dục người được hưởng an treo.

Hiện nay, công tác quản lý đối tượng thi hành án treo, công tác kiểm

tra, giám sát thi hành án treo tại UBND cấp xã còn lỏng lẻo, có nhiều trường

28

Trang 37

hợp đối tượng thi hanh an treo bỏ trốn tại địa phương hoặc được triệu tập

nhưng không đến làm việc đã gây khó khăn cho công tác quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án treo tại địa phương Chính việc quản lý, giám sát lỏng lẻo này đã không đạt được ý nghĩa của án treo đồng thời gây hệ lụy cho

các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác định người đó đã thi hành án

xong chưa, có phạm tội trong thời gian thử thách hay chỉ là tái phạm, tái phạm

nguy hiểm, ngoài ra còn liên quan đến vấn đề tổng hợp hình phạt của Tòa án nếu họ thực hiện hành vi phạm tội mới.

1.3.2.2 Nhiệm vụ, quyên hạn của ĐVQĐ

Trong trường hợp người được hưởng án treo là quân nhân, đang chịu sựquan lý của DVQD nơi họ công tác thì DVQD đó sẽ được giao nhiệm vụ,

quyền hạn giám sát, giáo dục người được hưởng án treo Luật THAHS năm

2019 tại Khoản 3 Điều 85 cũng đã quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ của

PVQD, có 4 nhiệm vụ quyền hạn giống với UBND cấp xã, đó là: (1) Lập hồ

sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người được hưởng án treo; bàn giao hồ sơ cho

cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyên; (2) Yêu cầu người được hưởng án

treo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện pháp giáo dục, phòng ngừa

khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật; (3) Biểu dương người được hưởng án treo có nhiều tiến bộ hoặc lập công; (4) Hang tháng nhận xét bang văn bản về quá trình chấp hành án của người được hưởng án treo và lưu hỗ sơ

giám sát, giáo dục.

Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn kế trên thì DVQD được giao nhiệm vụ

quan lý, giám sát, giáo dục người hưởng án treo còn có nhiệm vu: (1) Phối hợp với UBND cấp xã giải quyết cho người được hưởng án treo được vắng

mặt ở nơi cư trú; (2) Phối hợp với gia đình và UBND cấp xã nơi người được

hưởng án treo cư trú trong việc giám sat, giáo dục người được hưởng an treo;

(3) Báo cáo cơ quan THAHS cấp quân khu để đề nghị Tòa án quân sự khu

29

Trang 38

vực xem xét, quyết định việc rút ngăn thời gian thử thách; (4) Báo cáo cơ quan THAHS có thâm quyên tiễn hành trình tự, thủ tục đề nghị Tòa án có thâm quyền quyết định buộc người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo; (5) Báo cáo cơ quan THAHS cấp quân khu khi người được hưởng án treo bỏ trốn.

1.3.2.3 Trách nhiệm cua gia đình người được hưởng an treo

Gia đình người được hưởng án treo góp phần không nhỏ trong việc

nâng cao hiệu quả giám sát, giáo dục người được hưởng án treo Theo quy

định tại khoản 2 Điều 94 của Luật THAHS năm 2019:

Gia đình người được hưởng án treo có trách nhiệm phối hợp trong việc giám sát, giáo dục và thông báo kết quả chấp hành án của người được hưởng án treo cho UBND cấp xã được giao giám sát, giáo dục khi có yêu cầu; phải có mặt tại cuộc họp kiểm điểm người

được hưởng án treo theo yêu cầu của UBND cấp xã, DVQD được

giao giám sát, giáo dục [27].

Các thành viên trong gia đình là người cùng chung sống với người chấp

hành án treo nên có thể quản lý, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động của họ, kip

thời báo cáo cho UBND cấp xã khi người chấp hành án treo bỏ trốn hoặc có nguy cơ tái phạm Tuy nhiên trên thực tế, số lượng gia đình có người hưởng

án treo thông báo kết quả chấp hành án đến UBND cấp xã không nhiều Cá

biệt có trường hợp gia đình của người được hưởng án treo còn bao che khi họ

đi khỏi địa phương, hay bỏ mặc không quan tâm đến người phải chấp hành án

treo hoặc có trường hợp gia đình “ bất lực” trong việc giám sát, giáo dục người phải chấp hành án treo.

1.3.3 Quy định về nghĩa vụ và việc lao động, học tập của người được

hưởng an treo

So với Luật THAHS năm 2010 thì Luật THAHS năm 2019 (Điều 85)

đã bô sung cụ thê thêm nhiêu nghĩa vụ của người được hưởng án treo, cụ thê:

30

Trang 39

- Phải có mặt theo giấy triệu tập hoặc theo yêu cầu cũng như chiu sự giám sát, giáo dục của UBND cấp xã hoặc DVQD được giao giám sát, giáo dục, cơ quan THAHS Công an cấp huyện, cơ quan THAHS cấp quân khu nơi

cư trú, nơi làm việc.

- Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết việc thi hành án trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường

thiệt hại (trừ trường hợp vì ly do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền xác nhận).

- Tuân thủ các quy định về khai báo tạm trú, tạm vắng và thủ tục xin phép theo quy định tại Điều 92 của Luật THAHS năm 2019 trong trường hợp người được hưởng án treo vắng mặt tại nơi cư trú, thay đi nơi cư trú Người

được hưởng án treo không được xuất cảnh trong thời gian thử thách.

- Định kỳ một tháng một lần phải báo cáo bằng văn bản với UBND cấp

xã, DVQD được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của

mình Trường hợp vắng mặt tại nơi cư trú thì khi hết thời hạn vắng mặt, người

được hưởng án treo phải báo cáo về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.

Các quy định về nghĩa vụ của người được hưởng án treo khá đầy đủ, chặt chẽ và nếu người được hưởng án treo chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của mình cũng sẽ góp phần giúp các cơ quan chức năng giám sát, giáo dục người

được hưởng án treo hiệu quả hơn.

Bản chất của việc cho hưởng án treo là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện với mong muốn không cần thiết phải cách ly người phạm tội ra khỏi

cộng đồng trong một khoảng thời gian ma dé họ tự cải tạo, giáo dục tại cộng

đồng dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng và gia đình Tuy nhiên, việc

học tập, lao động của họ cũng có những đặc thù riêng đòi hỏi có sự quy định,

điều chỉnh từ pháp luật Do đó tại điều 88 của Luật THAHS năm 2019 có quy

31

Trang 40

định rõ về việc lao động, học tập của người được hưởng án treo, chia thành các trường hợp cụ thê sau:

Trường hợp người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên

chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp

tục làm việc tại cơ quan, tô chức thì được bồ trí công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với

công việc mà họ đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tạingũ theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy

chế của cơ sở đó Người được hưởng án treo không thuộc trường hợp hai

trường hợp ké trên thì được UBND cấp xã nơi người đó cư trú tạo điều kiện

tìm việc làm Nếu người được hưởng an treo thuộc đối tượng được hưởng chế

độ ưu đãi người có công với cách mạng, người đang hưởng chế độ bảo hiểm

xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, không có sự hạn chế về quyền học tập, lao động cũng như không tước đi chế độ ưu đãi mà người được hưởng án treo đang được đãi

ngộ, đang được hưởng Tuy nhiên, do nhận thức pháp luật của người được

hưởng án treo còn chưa cao, nhiều người cho rằng án treo cũng như không

có án bởi họ không bị giam trong nhà tù, được tự do lao động học tập nên

có thái độ chống đối, bat cần coi thường pháp luật, có tình trốn tránh không

thực hiện nghĩa vụ chấp hành án, dẫn đến tình trạng án treo chỉ tồn tại trên giấy tờ mà không có giá trị hiệu quả thi hành trên thực tiễn, không có giá

tri cải tạo giáo dục người phạm tdi.

Hiện nay tồn tại một số nhóm trường hợp về việc người được hưởng án treo không tới trình diện và làm hồ sơ, các nhóm trường hợp này chủ

yêu bao gôm:

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:33

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN