1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thi hành hình phạt chính không tước tự do theo Luật Thi hành án hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh)

109 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGÔ VIỆT HOÀNG

THI HANH HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƯỚC TỰ DO

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Hà Nội — 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

THI HANH HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƯỚC TU DO THEO LUẬT THỊ HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM TRÊN

CƠ SỞ THỰC TIEN DIA BAN TINH QUANG NINH Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sw

Ma số : 8380101.03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Trần Hữu Tráng

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong Luận văn này chưa được công bố

trong bat kỳ công trình nào khác Cac số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của

Đại học Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

NGƯỜI CAM ĐOAN

Ngô Việt Hoàng

Trang 4

MỤC LỤC

LOI CAM ĐOAN St tt 1 1 E111 E111111111111111111111111111e 111111 Exxe i DANH MỤC CAC TU VIET TAT cceccsscssesccsesssesessecersecersecersecstsecsrsscansacaeeees V MO ĐẦU G5 St E1 EEEE 1112111111111 111111111 111111111 1111111111111 1

CHUONG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHAP LUAT THI HANH

CÁC HINH PHAT CHÍNH KHONG TƯỚC TU DO THEO LUAT THI HANH ÁN HINH SU) cssssesssssssessssseecessnecsssnsecessnecesnneeesnneeessnneeessnneeessnness 11

1.1 Những van dé lý luận về thi hành các hình phạt chính không tước tự do II 1.1.1 Khái niệm thi hành các hình phạt chính không tước tự do 11 1.1.2 Đặc điểm của thi hành các hình phạt chính không tước tự do 12

1.1.3 Các nguyên tắc của thi hành các hình phạt chính không tước tự do 15 1.2 Lý luận và pháp luật về thi hành các hình phạt chính không tước quyền tự

5 21

1.2.1 Ly luận và pháp luật về thi hành hình phạt cảnh cáo 21 1.2.2 Thi hành hình phạt tiền - cc5¿c5vctcccvverrrrkrrrrrrtrrrrrrtrrrrre 24 1.2.3 Thi hành hình phạt cải tạo không giam g1 5555 «+5s<5+ 27 1.2.4 Thi hành hình phạt trục Xuất - 2-5 5£ +££+££+££+£++£x+rxerxerseee 34

Tiểu kết chương Ì -¿- 2-52 SsSE£SE2EE2E12E12E1E71712171121121111 111111 xe 39 CHƯƠNG 2: THUC TIEN THI HANH CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHONG

TƯỚC TU DO TREN DIA BAN TINH QUANG NINH : 40 2.1 Khái quát tình hình ap dụng các hình phat chính không tước tu do cuaTòa án nhân dân trên dia ban tỉnh Quảng Ninh - 5555 <<+<<5+ 40

2.2 Thực tiễn thi hành hình phạt cảnh cáo - + 5552 2+s+s+£z+s+s+2 45

2.2.1 Kết quả đạt được -¿- ¿55522 22122122121 71211211211211 1111 cEExe 45 2.2.2 Những hạn chế vướng mắc và nguyên nhân 2-5 55+ 47 2.3 Thực tiễn thi hành hình phạt tiền 2-2 5£ ©522522£22££2£E+£Ezzxzsez 50

2.3.1 Kết quả đạt được ¿- 2-55 SE2E2E22E12E112127171211211211211 1111 xe 50

ii

Trang 5

2.3.2 Những hạn chế vướng mắc và nguyên nhân - 2-5552 53

2.4 Thực tiễn thi hành hình phat cải tạo không giam giữ - 59

2.4.1 Kết quả đạt đưỢC - ¿5-21 E12 2E EEE1111211211111111211 21.111 c0 59

2.4.2 Những hạn chế vướng mắc và nguyên nhân ««+ «++s«++ 61

2.5 Thực tiễn thi hành hình phạt trục XUẤT, tt TH EEEkEEkgrrkrrkes 70 2.5.1 Kết quả đạt QUOC -¿- ¿5S 2221121 2171212112112 11 111cc 70 2.5.2 Những hạn chế vướng mắc và nguyên nhân 2 2s s2 + +2 71

Kết luận chương 2 oi.ceececcceccssessesssessessessessessessessessuesuessessessessessessssssssssesseeseesess 72 CHƯƠNG 3: YÊU CÂU VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO HIEU QUA THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT CHÍNH KHÔNG TƯỚC TỰ DO TRÊN ĐỊA BAN TINH QUANG NINH - - St tSEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrkrrkerervee 73 3.1 Các yêu cầu nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt chính không tước tự

3.1.1 Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 73

3.1.2 Yêu cầu tiếp tục cải cách tư pháp -¿-¿+c++c++xs+rxerxerxersee 77 3.1.3 Yêu cầu tăng cường phòng, chống tội phạm trong tình hình mdi 79

3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt chính không tước

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật - 55555 + ++<*+se++eessexss 82

3.2.2 Giải pháp tăng cường giải thích, hướng dẫn áp dụng quy định của pháp

3.2.3 Tăng cường năng lực của đội ngũ thực hiện công tác thi hành các hìnhchính phạt không tước tự đO - << + + *xk SE vknngh nnrey 84 3.2.4 Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các chủ thé thi hành các hình phạt chính không tước tự đO - -.- + xxx ng ng ng ng 84

3.2.5 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động thi hành các hình phạt chính

không tước tự đO - c1 k1 TT TH HH TH ng S6

11

Trang 6

3.3 Các giải pháp khác - c3 321112111 111 1111111111 11 111 11g ngư 88

3.3.1 Đây mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi

hành hình phat không tước tự dO - - + ++ + k*+*kE+seEseeeeeersrerereerre 88

3.3.2 Đảm bảo các điều kiện cần thiết và có chế độ chính sách cho cán bộ làm

công tác thi hành các hình phạt chính không tước tự do - 89 Tiểu kết chương 2 - + 2-55 Ss SE SE2E2E121122171711121121121111 111111 xe 94

45108800) 95

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -2¿- 2c 522c++2s++zxczxesred 97

iv

Trang 7

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

: Tông sản phâm quôc nội

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Áp dụng hình phạt nói chung, các hình phạt khéng tước tự do nói riêng làhoạtđộng đặc biệt của Hới đồng xét xử vì nếu áp dụng hình phạt theo hướng quá nghiêm khắc thì sẽ xâm phạm nghiém trọng quyền con người, đi ngược với quan điểm, chính sách nhần đạo và hướng thiện của Đảng và Nhà

nước, làm cho người phạm tdi cảm thấy bat cóng, chán nản, mat lòng tin vào cổng lý và khổng còn đồng lực để tích cực, nỗ lực cải tạo trở thành cổng dân

tốt Ngược lại, áp dụng hình phạt theo hướng quá nhẹ cũng khổng đạt được

mục đích của hình phạt, làm cho người phạm tội cũng như những người khác coi thường các chế tài hình sự, làm gia tăng tới phạm Căn cứ vào tính chất

tước bỏ về tự đo thân thể của người phạm tội thì hình phạt được chia thành 02

nhóm là: “hình phạt tước tự do” và “hình phạt không tước tu do” Theo quy

định tại Điều 32 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì các hình phạt chính không tước tự do bao gồm các hình phạt sau: Cảnh cáo, Phạt tiền, Cải tạo không

giam giữ và Trục xuất.

Thi hành các hình phạt chính không tước tự do thể hiện rõ nguyên tắc

nhân đạo trong việc xử lý tội phạm của chính sách hình sự của Nhà nước ta,

mục đích là theo hướng đề cao hiệu quả phòng ngừa, giáo dục tính hướng thiện trong việc xử lý tội phạm; qua đó thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm

2013; đúng với tinh thần và yêu cầu của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày

02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa IX đã đề ra là “Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm” (trích Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị

Trang 9

khóa IX về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020) Những quy định này cho thấy, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là từng bước giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt chính không tước tự do đề tạo điều kiện tối đa cho những người phạm tội không bị cách ly khỏi xã hội, giúp họ có môi trường

gần gũi với gia đình và xã hội để tự giáo dục, cải tạo, sớm hòa nhập với cộng

Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật cho tổ chức

và hoạt động thi hành án hình sự Tuy nhiên, hầu hết đều tập trung chủ yếu vào

các công tác thi hành hình phạt tù, tử hình Theo thống kê của Toà án Nhân dân

tối cao, hàng năm tỷ lệ người phạm tội bị kết án phạt tù chiếm khoảng 90%,

trong đó có khoảng 20% là người bị kết án phạt tù nhưng cho hưởng án treo Số

bị cáo bị kết án cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo chỉ chiếm khoảng

0,6% Đa số các trường hợp phạm tội mà trong Luật hình sự quy định hình phạt

chính là cải tạo không giam giữ, phạt tiền hoặc phạt tù thì hình phạt tù gần như

đương nhiên được áp dụng nhiều hơn Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

về thi hành hình phạt không tước quyền tự do đã được ban hành ở những thời

điểm khác nhau nên còn nhiều bất cập, nhiều nội dung chưa được quy định cụ

thé, dẫn đến việc gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Bên

cạnh đó, qua thực tiễn thi hành cho thấy, hệ thống các cơ quan có thâm quyền

trong thi hành án các hình phạt chính không tước quyền tự do chưa được phân

công, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm trong

quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sat, nhất là vai trò, trách

nhiệm UBND các cấp, MTTQ và các đoàn thể; Cơ chế giám sát, chế tải cưỡng

chế khi người bị kết án không chấp hành hoặc chấp hành án không nghiêm, có vi

phạm chưa được quy định đầy đủ, kip thời, bảo dam tinh ran đe, giáo dục, phòng

ngừa tội phạm Tất cả những tồn tại và hạn chế ké trên đã góp phan làm giảm hiệu quả thi hành hình phạt không tước quyền tự do trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

Trang 10

Từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn dé tài: “Thi hành hình phạt chính không tước tự do theo luật thi hành an hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh Quảng Ninh)” làm luận văn thạc sỹ là mang tính cấp

thiết trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.

2 Tình hình nghiên cứu

Thời gian qua, có rất ít các công trình nghiên cứu trực tiếp về thi hành các hình phạt chính không tước tự do Các công trình khoa học nghiên cứu về các

hình phạt không tước tự do và thực tiễn áp dụng các hình phạt này tại các địa

phương hoặc trong phạm vi cả nước.

- Các công trình nghiên cứu về các hình phạt chính không tước tự do và áp dụng các hình phạt chính không tước tự do gồm:

Cấp độ luận văn thạc sĩ, có các đề tài của các tác giả như: Vũ Lai Bằng

— “Hình phạt tiền trong luật hình sự Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật Hà Nội, 1997”;v.v Ở Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội có đề tài của tác giả Lê Khánh Hưng — “Các hình phạt không tước tự do trong luật hình sự Việt

Nam, Hà Nội, 2010”; Nguyễn Văn Cảnh — “Hình phat và các biện pháp tư

pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội theo luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 2010”; v.v Còn ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học có các đề tải

của các tác giả Nguyễn Sơn — “Các hình phạt chính trong luật hình sự Việt

Nam, Viện Nhà Nước và Pháp luật, Hà Nội, 2003”, Phạm Văn Beo.

Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: GS.TSKH Lê Văn Cảm “Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn

xây dựng Nhà nước pháp quyền” Chương thứ 7 — “Hình phạt và biện pháp tư pháp”, Sách chuyên khảo, Khoa luật Đại học Quốc gia, NXB Đại học Quốc

Gia, Hà Nội, 2009; Những vấn đề cơ bản trong luật hình sự (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (chủ biên), “Trach nhiệm hình sự và hình phạt”, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001;

Trang 11

“Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”- Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; “Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội,

2004; “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam” - tập I [Trường Đại học Luật HàNội (2011) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - tập 1, NXB Công an nhân

dân]; “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam” - Phần Chung [Võ Khánh Vinh Chủ

biên (2008), Giáo trình luật hình sự Việt Nam- Phần chung, NXB Công an

Nhân dân]; PGS.TS Trịnh Quốc Toản “Nghiên cứu hình phạt trong Luật hình

sự Việt Nam dưới góc độ bảo vệ quyền con người”, NXB Chính trị Quốc gia

Hỗ Chi Minh, Hà Nội, 2015.

Ngoài ra, một số tác giả cũng đã công bố những bài báo khoa học đề

cập đến hình phạt như: GS.TSKH Lê Văn Cảm, “Hình phạt và các biện pháp

tư pháp trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số

8/2000; Một số vấn đề cơ bản về hình phạt, Tạp chí Công an nhân dân, sỐ 5/2001; “Hình phạt và hệ thống hình phạt”, Tạp chí Tòa án nhân dân, sỐ

7/2007: GS.TSKH Lê Cảm, PGS.TS Trịnh Tiến Việt, “Thực trạng các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về hệ thống hình phạt và phương hướng

hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế - Luật 24

(2008) 206-217; Tác giả Mai Thị Thuỷ, Đào Thị Nguyệt, “Về hình phạt

tiền áp dụng đối với người phạm tội trong bộ luật hình sự năm 2015”; Tác

giả Hồ Ngọc Thảo, “Bàn về việc áp dụng Hình phạt cải tạo không giam giữ

số 8 (221)” - 2010 Tạp chí Cải cách tư pháp;

- Nhóm các công trình nghiên cứu về thi hành các hình phạt chính

không tước tự do gồm:

+ Luận văn cao học “Thi hành hình phạt cải tao không giam giữ” của

Nguyễn Thị Thu Ngân, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Ha Nội năm 2016 Công trình đã làm rõ một số vấn dé ly luận về thi hành hình phạt cải tạo

không giam giữ như khái niệm, đặc điểm của thi hành hình phạt cải tạo không

Trang 12

giam giữ, so sánh thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ với thi hành một

số chế định tương tự, sơ lược lịch sử thi hành hình phạt cải tạo không giam

giữ; quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành hình phạt cải tạo không

giam giữ và thực tiễn thi hành, chấp hành Luận văn cũng đưa ra các giải pháp

hoàn thiện quy định của pháp luật về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt cải tạo không

giam git [ ]

+ Luận văn cao học “Thi hành hình phạt cải cạo không giam giữ, an

treo theo pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Hiền,

Học viện Khoa học xã hội năm 2018 Luận văn đã phân tích những vấn đề lý luận và pháp luật về thi hành hình phạt cải cạo không giam giữ, án treo; phân tích thực trạng thi hành hình phạt cải cạo không giam giữ, án treo và kiến nghị

các giải pháp nâng cao chất lượng thi hành hình phạt cải cạo không giam giữ, án treo, gồm: Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành hình phạt cải cạo không giam giữ, án treo; giải pháp đây mạnh công tác tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật về thi hành hình phạt cải cạo không giam giữ, án treo; giải pháp đảm bảo các điều kiện cần thiết và chế độ chính sách cho cán

bộ làm công tác thi hành hình phạt cải cạo không giam giữ, án treo và giải

pháp nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các chủ thê thi hành hình phạt cải cạo

không giam giữ, án treo [ ]

+ Luận văn cao học “Hình phạt cải cạo không giam giữ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Đà Năng” của Phan Thị Minh Thái, Học viện Khoa học xã hội năm 2018 Nội dung chủ yếu của công trình nghiên cứu này là phân tích làm rõ lý luận về hình phạt cải tạo không giam giữ, quy định của PLHS và thực tiễn áp dụng tại thành phố Đà Nẵng, từ đó kiến nghị

các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ ở

thành phố Đà Nẵng Tuy nhiên, tại chương 02, khi phân tích về các hạn chế

Trang 13

trong áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ ở thành phố Đà Nẵng, tác giả

có nêu hạn chế thứ tư là việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ còn

nhiều hạn chế: Hiện chưa có quy định cụ thể hình thức, cách thức mà Tòa án

giao người bị kết án cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tô chức có trách

nhiệm quản lý, giám sát, giáo dục; chưa quy định cụ thé cách thức mà các cơ quan, tố chức thực hiện việc giám sát, giáo dục dẫn đến tình trạng quản lý, giám sát lỏng lẻo; trách nhiệm của cơ quan, tô chức chưa được quy định cụ thé và phân công rõ ràng, thậm chí còn có tình trạng né tránh, din day trách nhiệm cho gia đình, thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với

người bị kết án [ tr.47-49] Từ đó, luận văn cũng đưa ra giải pháp về tăng cường sự tham gia của cơ quan, tô chức và gia đình người được áp dụng hình

phat cải tạo không giam giữ dé giám sát, quản lý và giáo dục [ , tr 64-65]

+ Luận văn cao học “Hình phạt cải cạo không giam giữ theo pháp luật

hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” của Nguyễn Thị Thu Thảo, Học viện Khoa học xã hội năm 2017 Nội dung chủ yếu của công trình nghiên cứu này là phân tích làm rõ lý luận về hình phạt cải tạo không giam giữ, quy

định của PLHS và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2015,

từ đó kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ ở tỉnh Bình Phước Tuy nhiên, khi phân tích về nguyên nhân

của các hạn chế (mục 2.3.2 chương 2), luận văn có phân tích về hạn chế trong

thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ ở tỉnh Bình Phước là chưa có các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giám sát, giáo dục của những cá nhân, tổ chức được giao giám sát người chấp hành án; chưa có chế tài ràng buộc trách nhiệm của cá nhân, tô chức được giao giám sát người chap hành án [ , tr 44] Tại chương 3 mục 3.2.2 tác gia cũng có giải pháp nângcao hiệu quả thi thành hình phạt cải tạo không giam giữ Giải pháp có nội

dung: Nâng cao trình độ, năng lực của lực lượng công an cấp xã, phường, kịp

Trang 14

thời có chính sách đãi ngộ phù hợp để họ yên tâm công tác; cần có chế tài cần

thiết đủ để ràng buộc trách nhiệm của họ trong giám sát, quản lý người chấp

hành hình phạt, nhất là chế tài xử lý trong trường hợp thực hiện không đúng,

không đầy đủ nhiệm vụ [ , tr 61, 62].

Bài viết “Khó khăn trong thực tiễn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ” của Võ Thị Ánh Trúc đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 12/2021,

tr.33-39 Bài viết có một phần nội dung đề cập đến khó khăn trong thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ: Trường hợp Tòa án đã ra quyết định thi hành án

và cơ quan, tổ chức được giao giám sát, giáo dục người bị kết án đã nhận

được quyết định thi hành án và bản sao bản án nhưng người chấp hành án không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan THA hình sự để cam kết việc

chấp hành mà không vì lý do bất khả kháng thì có được xem là đã bắt đầu

chấp hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 97 Luật Thi hành án hình sự không Như vậy quy định về “cam kết chấp hành án” có điểm còn chưa hợp lý Bài viết cũng phân tích vướng mắc trong xác định thời gian đã chấp hành hình phạt trong trường hợp người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ phạm tội mới Từ các hạn chế này, tác giả đã kiến nghị giải pháp sửa đổi quy

định về thời điểm bắt đầu tính thời gian cải tạo không giam giữ và hướng dẫn thời gian đã chấp hành hình phạt trong trường hợp người chấp hành hình phạt

cải tạo không giam gitr phạm tội mới [ , tr 37-39]

+ Bài viết “Thẩm quyên giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án

treo, cải tạo không giam giữ theo quy định của pháp luật hiện hành” của tác giả Hoàng Nguyên Thắng, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 22 (446) tháng 11/2021, tr.40-44 Bài viết đã phân tích các quy định của pháp luật về thẩm

quyền giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam

giữ quy định trong BLHS, Luật Thi hành án hình sự, Nghị quyết số

02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng thẩm phán TANDTC;

Trang 15

Thông tư số 64/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 của Bộ Công an từ đó bai

viết nêu ra những hạn chế, bất cập trong các văn bản pháp luật hiện hành về

chủ thé có thấm quyên giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án treo, cải

tạo không giam giữ và đưa ra kiến nghị khắc phục các hạn chế, bất cập này.

[ , tr.40-44]

Đánh giá tình hình nghiên cứu: Từ kết quả khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài cho thấy, thời gian qua, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung nghiên cứu về các hình phạt chính không tước tự do và thực tiễn áp dụng các hình phạt chính không tước tự do Chỉ có một số ít công trình

nghiên cứu về thi hành các hình phạt chính không tước tự do, trong đó có một số công trình chỉ nghiên cứu về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ Gần như chưa có công trình nào nghiên cứu về thi hành hình phạt cảnh cáo,

hình phạt tiền hoặc hình phạt trục xuất Như vậy, có thể nói đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về thi hành các hình phạt chính

không tước tự do từ thực tiễn địa bàn một tỉnh là tỉnh Quảng Ninh.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu- Mục đích nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu làm rõ những van dé lý luận về thi hành các

hình phạt chính không tước tự do, thực tiễn thi hành các hình phạt chính

không tước tự do trên dia bàn tinh Quang Ninh, dé tài có mục đích đề xuất

giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt chính không tước tự dotrên địa bản tỉnh Quảng Ninh.

- Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về thi hành các hình phạt chính

không tước tự do.

+ Nghiên cứu làm rõ các quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt

chính không tước tự do.

Trang 16

+ Phân tích, đánh giá thực trạng thi hành các hình phạt chính không tước tự do trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021, đánh giá những kết quả

đã đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu

kém trong thi hành các hình phạt chính không tước tự do trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021.

+ Đưa ra các yêu cầu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành các

hình phạt chính không tước tự do trên dia ban tỉnh Quảng Ninh.

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Các van dé lý luận, quy định của pháp luật về các hình phạt chính không tước

tự do và thực tiễn thi hành các hình phạt chính không tước tự do trên địa bàn

tỉnh Quảng Ninh.

- Pham vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về thi hành các hình phạt chính không tước tự do gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất và nghiên cứu về thực tiễn thi hành các hình phạt này trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

+ Về địa bàn: Địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

+ Về thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2021.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Phương pháp luận của đề tài là phép duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác Lénin, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về xây dựng Nha nước pháp quyên, về chính sách hình sự và cải cách tư pháp.

- Các phương pháp cụ thể: Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu điển hình,

phương pháp suy luận logic, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch.

(Nêu cụ thê mỗi chương sử dụng phương pháp nào)

Trang 17

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Y nghia lý luận:

Đề tài góp phan làm sáng tỏ hơn và bổ sung nhằm hoàn thiện những lý luận

về thi hành các hình phạt chính không tước tự do nói riêng, hoàn thiện lý luận

về thi hành các hình phạt nói chung, qua đó góp phần bồ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận của khoa học pháp lý.

- Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu của đề tải là những tài liệu tham khảo hữu ích cho những

người làm công tác thực tiễn có liên quan đến quá trình thi hành các hình phạt

không tước tự do, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt chính

không tước tự do trên địa ban tỉnh Quảng Ninh.

Ngoài ra, đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập,

nghiên cứu cho các cán bộ thực tiễn tại địa phương, được sử dụng trong các

cơ sở đảo tạo phục vụ việc nghiên cứu và học tập.

7 Cau trúc của dé tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn được cấu trúc thành ba chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về thi hành các hình phạt chính

không tước tự do

Chương 2: Thực tiễn thi hành các hình phạt chính không tước tự do trên địa

bàn tỉnh Quảng Ninh

Chương 3: Yêu cầu và các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt

chính không tước tự do trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

10

Trang 18

CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHAP LUAT THI HANH CAC HÌNH PHẠT CHÍNH KHONG TƯỚC TỰ DO THEO

LUAT THI HANH AN HINH SU.

1.1 Những van đề lý luận về thi hành các hình phạt chính không tước tự do 1.1.1 Khai niệm thi hành các hình phạt chính không tước tự do.

Hệ thống hình phạt được hình thành từ hình phạt chính và hình phạt bổ sung, trong đó có hình phạt đối với người phạm tội và hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự Hình phạt chính đối với người phạm tội bao gồm: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình Các hình phạt chính này có thé

được phân thành các hình phạt không tước tự do (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất) và các hình phạt tước tự do (tù có thời hạn, tù

chung thân) và hình phạt đặc biệt (tử hình) Hình phạt bổ sung đối với người phạm tội bao gồm: Cắm đảm nhiệm chức vụ, cắm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cắm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài

sản; phạt tiền và trục xuất.

Khái niệm hình phạt chính không tước tự do không phải là khái niệm pháp lý (Không có trong bộ luật hình sự) mà là khái niệm khoa học để chỉ các hình phạt không phải là hình phạt tước tự do (nhẹ hơn hình phạt tù) Hình

phạt không tước tự do có tính cưỡng chế thấp hơn so với các hình phạt tước tự

do (tù có thời han, tù chung thần) Đối với hình phạt khổng tước tự do, người phạm tdi khóng bị cách ly khỏi xã hdi, khóng bi áp đặt chế độ giam giữ, lao đóng, sinh hoạt, kỷ luật khắt khe, trong quá trình cải tạo người phạm tội khong phải chịu sự quan lý, giám sát chặt chẽ như khi bị áp dụng hình phat tù.Người bi áp dụng hình phat khong tước tự do khổng bị cách ly khỏi xã hdi. Khi thi hành án, người bị kết án được giáo dục, cải tạo trong mới trường xã

11

Trang 19

hội nơi người đó sinh sống, làm việc, học tập Ho tự cải tao với sự giám sát, giúp đỡ, giáo duc của gia đình, chính quyền địa phương, tô chức xã hội và cơ

quan Nhà nước được giao.[45]

Hoạt động thi hành án hình sự đối với các hình phạt không tước tự do có những đặc điểm riêng Sự khác biệt này xuất phát từ đặc thù của từng loại

hình phạt và mục đích, đối tượng áp dụng Người bị kết án không bị cách ly khỏi xã hội, họ thi hành án trong môi trường sống như những công dân khác.

Tuy nhiên, họ vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan, t6 chức hoặc chính

quyền địa phương nơi họ làm việc hoặc sinh sống Môi trường không giam

giữ sẽ có những đặc thù riêng và mỗi hình phạt không tước tự do lại có thêm

những đặc thù riêng.

Như vậy, có thể nêu một cách khái quát định nghĩa về khái niệm thi

hành các hình phạt không tước tự do như sau: “Thi hành các hình phạt

chính không tước tự do là hoạt động của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tổ chức cho người chấp hành án chấp

hành các hình phạt chính không tước tự do mà Tòa án đã tuyên trong các

ban an đã có hiệu lực pháp luật nhằm đạt được các mục đích của hình

1.1.2 Đặc điểm của thi hành các hình phạt chính không tước tự do

Thi hành hình phạt thực chất là hoạt động quản lý hành chính - tư pháp hình sự Tính chất hành chính - tư pháp phản ánh mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp trong thi hành án hình sự và thi hành án hình sự

là giai đoạn kế tiếp sau giai đoạn xét xử Với tính chất là một hoạt động chấp

hành, căn cứ đề thi hành án hình sự chính là các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp ly [51,tr.143] Toàn bộ quá trình thi hành án hình sự

với những hoạt động, biện pháp, cách thức khác nhau đều tuân theo trình tự,

12

Trang 20

thủ tục do pháp luật quy định nhằm thực hiện nội dung quyết định của ban án,

quyết định của Tòa án.

Thi hành các hình phạt chính không tước tự do cũng là hoạt động thi hành án hình sự nên có những đặc điểm chung của thi hành án hình sự thể hiện ở những đặc điểm sau:

Thứ nhất, thi hành án hình sự là một dạng hoạt động của Nhà nước, nhằm thực hiện quyền lực Nhà nước, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

thực hiện, bảo đảm hiệu lực thực tế của các bản án, quyết định của Tòa án bằng các biện pháp Nhà nước Như chúng ta đã biết, một thé chế chính trị

-một Nhà nước có 03 loại quyền lực cơ bản: Quyên lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Trong đó, quyền hành pháp là quyên thi hành pháp luật.

Quyên hành pháp không xuất hiện trong mọi chế độ của xã hội loài người mà nó chỉ xuất hiện khi có sự ra đời của Nhà nước và pháp luật.

Ở Việt Nam, một trong những đặc trưng của quyền hành pháp chính là

tính chấp hành (tính thi hành pháp luật) Tính chấp hành của hành pháp là khả năng làm cho pháp luật được thực hiện trên thực tế bằng sức mạnh của Nhà nước, hay nói một cách khác là khả năng đưa pháp luật vào đời sống của các

cơ quan nam giữ quyên hành pháp Có thé thay rang thi hành án hình sự chính là một trong những hoạt động mang tính thi hành pháp luật Các cơ quan có thâm quyên thi hành án hình sự (được quy định tại Điều 11, Luật Thi hành án hình sự năm 2019) có trách nhiệm thi hành bản án có hiệu lực pháp luật của

Tòa án.

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan thi hành án có nghĩa vụ phải bảo đảm bản án hình sự được thực thi một cách nghiêm túc. Do vậy, hoạt động thi hành án hình sự mang những đặc điểm tiêu biểu của một hoạt động hành pháp Tuy nhiên, chủ thể duy nhất có thâm quyền tuyên một bản án hình sự có hiệu lực pháp luật là Tòa án - Cơ quan thực hiện quyền

13

Trang 21

tư pháp, cho nên việc thi hành bản án đó không phải là một hoạt động mang tính hành pháp thông thường, vì chủ thể tuyên án không phải là cơ quan

quyền lực Nhà nước.

Thứ hai, thì hành án hình sự được tiến hành theo trật tự, do pháp luật

quy định, với những trình tự, thủ tục chặt chẽ Toàn bộ quá trình thi hành các

loại bản án, quyết định và các quan hệ liên quan đến việc thi hành được quy

định cụ thé, rõ ràng Trình tự thủ tục thi hành án hình sự hiện nay đã được quy định cụ thé trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 cùng hệ thống những

văn bản hướng dẫn.

Thứ ba, căn cứ vào nội dung của thi hành án hình sự chính là quá trình

hiện thực hóa các nội dung cụ thể trong các phán quyết đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Thị hành án hình sự mang tính thực hiện quyền lực Nhà nước bởi lẽ

nó thực hiện theo những nội dung quy định trong bản án đã có hiệu lực pháp luật, một văn bản của một cơ quan Nhà nước, là những phán quyết bắt buộc phải thi hành đối với một hoặc một số chủ thể nhất định Thi hành án hình sự được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp, công cụ của Nhà nước Trong đó, một đặc điểm quan trọng thê hiện tính quyền lực Nhà nước trong hoạt động thi hành án hình sự, đó là nó có thé sử dung mọi biện pháp, cách thức dé bắt người bị kết

án phải phục tùng, trong đó có cả biện pháp sử dụng bạo lực có tô chức Thi

hành án hình sự cũng được thực hiện bởi lực lượng có tính chất, nhiệm vụ cưỡng

chế chuyên nghiệp — quân đội và cảnh sát.

Thứ tw, thì hành án hình sự mang tinh bắt buộc chấp hành đối với tat cả các chủ thể có trách nhiệm và nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án Các cơ

quan, tô chức, công dân trong phạm vi trách nhiệm của mình có nghĩa vụ

chấp hành và phối hợp thực hiện để thi hành án đạt hiệu quả Tính chấp hành trong thi hành án phản ánh một thực tế nó không phải là hoạt động tiến hành

tố tụng thuần tuý.

14

Trang 22

1.1.3 Các nguyên tắc của thi hành các hình phạt chính không tước tự do

Các nguyên tắc của pháp luật hình sự được thể hiện trong Bộ luật hình

sự Khi giải quyết vụ án hình sự, các nguyên tắc áp dụng hình phạt sẽ được áp

dụng để giải quyết và xử lý người phạm tội đảm bảo quyền con người Các nguyên tắc cơ ban của luật hình sự chi phối hoạt động áp dụng hình phạt

chính không tước tự do Các nguyên tắc nay là những tư tưởng chi đạo toan bộ quá trình xây dung và áp dụng pháp luật hình sự thé hiện quan điểm đường

lối chính sách của hình sự của nước ta trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Tòa án tuyên hình phạt công bằng, tương xứng là cơ sở dé làm nỗi bật được

mục đích hình phạt được Do đó, Tòa án phải dựa trên các nguyên tắc và căn

cứ cơ bản.

Theo lý luận về nghiên cứu khoa học chế định quyết định hình phạt của

T.S Dương Tuyết Miên định nghĩa “Các nguyên tắc quyết định hình phạt là

những tu tưởng chỉ đạo trong qua trình xây dựng và áp dụng các quy phạm

pháp luật hình sự để Tòa án quyết định hình phạt đúng đắn đối với người

phạm tội” Từ bản chất pháp lý đó rút ra khái niệm nguyên tắc thi hành các hình phạt chính không tước tự do là những tư tưởng chỉ đạo trong quá trình

xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự dé Tòa án áp dụng hình phạt đúng đắn đối với người phạm tội.

Nguyên tắc thi hành các hình phạt không tước tự do chính là những tư

tưởng, quan điểm, nguyên lý có tính chỉ đạo cho việc tô chức và hoạt động thi hành án hình sự trong khi thực hiện các ban án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với các hình phạt không tước tự do trên thực tế;

cải tạo, giáo dục người phạm tội, thực hiện các phòng ngừa để họ không phạm tội mới, tạo điều kiện dé họ tái hòa nhập cộng đồng và giáo dục người

khác tôn trọng pháp luật [49, tr I4].

Căn cứ vao bản chat cua van đê áp dụng hình phat, Học viên cho rang

15

Trang 23

nguyên tắc thi hành hình phạt chính không tước tự do là những tư tưởng chỉ

đạo dựa trên nguyên tắc áp dụng hình phạt dé Tòa án thi hành hình phạt chính

không tước tự đo đối với người phạm tội một cách đúng đắn Với các nguyên

tắc dưới đây:

1) Nguyên tắc pháp chế: Nguyên tắc pháp chế XHCN là nguyên tắc được áp

dụng trong toàn bộ các hoạt động lập pháp pháp luật hình sự và cả trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự Nguyên tắc này được thê hiện tại Điều 7 Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định về hướng tô chức và hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Nguyên tắc này đòi hỏi phải

thực hiện các bảo dam dé tăng cường pháp chế khi tiến hành các hoạt động tố

tụng hướng tới mục đích xác định sự thật khách quan vụ án; tôn trọng, bảo vệ

quyền con người; bảo vệ trật tự pháp luật; bảo vệ quyền lợi ich của thé nhân,

pháp nhân, nhà nước và xã hội Với nguyên tắc này mang những tư tưởng chủ đạo, cơ bản mang tính xuất phát điểm về sự triệt để tuân thủ pháp luật hình sự một cách nghiêm chỉnh thống nhất của cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật

hình sự.

Trong quan hệ tô chức và hoạt động thi hành các hình phạt không tước

tự do thì pháp luật thi hành án hình sự luôn phải giữ vi trí thượng tôn Toàn bộ quá trình thi hành các hình phạt không tước tự do, từ khâu tổ chức đến việc

triển khai công tác thi hành án thì đều phải được đặt trong những khuôn khổ

pháp lý chặt chẽ Các văn bản pháp luật phải là cơ sở cho việc trật tự hóa và bảo đảm 6n định các quan hệ tô chức và hoạt động thi hành các hình phạt

không tước tự do, là cơ sở của việc xây dựng và giải quyết các mỗi quan hệ

nảy sinh giữa các chủ thể tham gia các quan hệ thi hành án, là cơ sở đảm bảo mục đích và hiệu quả của hoạt động thi hành các hình phạt chính không tướctự do.

16

Trang 24

Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh tô chức và hoạt động thi

hành án hình sự phải tương đối đầy đủ và phù hợp Các văn bản quy phạm

pháp luật về thi hành án hình sự phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức

đúng đắn các quy luật khách quan của sự phát triển xã hội, thể hiện đầy đủ

các đặc thù riêng biệt của các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thi

hành án, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cộng

đồng cũng như của từng cá nhân có liên quan, đủ khả năng điều chỉnh có hiệu quả tô chức và hoạt động thi hành các hình phạt chính không tước tự đo.

Các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự phải được tuân thủ,

chấp hành nghiêm chỉnh, nhất quán Yêu cầu đó, trước hết phải được quán

triệt trong toàn bộ công tác tổ chức và trong hoạt động tác nghiệp của các cơ quan, nhân viên thi hành án Các cơ quan thi hành án có trách nhiệm tô chức thi hành nghiêm chỉnh các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp

luật, loại bỏ sự tùy tiện, thiếu tô chức, thiếu kỷ luật trong lĩnh vực thi hành án

và phải xử lý nghiêm minh mọi biểu hiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án, bao gồm những vi phạm pháp luật từ phía những người có nghĩa vụ

chấp hành án và những người có trách nhiệm tô chức việc thi hành các hình

phạt chính không tước tự do.

2) Nguyên tắc nhân đạo

Quan điểm đạo đức mang giá trị nhân văn, thể hiện đạo lý về tình thương con người bao trùm trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

Trong việc xây dựng nén tảng của hệ thong pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, tư tưởng nhân đạo càng được thé hiện sâu sắc hơn bao giờ hết Trong Luật Thi hành án hình sự năm 2019 có thể thấy tư tưởng nhân đạo được phản ánh rõ nét, là tư tưởng xuyên suốt trong quan điểm, đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm của Đảng và Nhà nước ta.

Nguyên tắc nhân đạo là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp

17

Trang 25

luật Việt Nam Nguyên tắc nhân đạo thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội

cũng như truyền thống nhân đạo của dân tộc ta Trong pháp luật thi hành án

hình phạt chính không tước tự do, nguyên tắc nhân đạo biểu hiện chủ yếu ở

các mặt sau:

Trong mục đích của hoạt động thi hành án hình phạt án hình sự: Mục đích của hoạt động thi hành án hình sự là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công băng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, từ đó bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội Do vậy, nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi trước hết, hoạt động thi hành án hình sự phải bao dam bảo vệ có hiệu quả, hai hòa các

lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân pham va danh dự của cá nhân

Trong biểu hiện cụ thể, nguyên tắc nhân đạo thể hiện ở việc pháp luật nghiêm cam các hành vi day doa, hành hạ về thân thé, các hành vi xâm phạm

nhân pham, danh dự đối với những người chấp hành án phạt tù Nguyên tắc

nhân đạo cũng thé hiện ở quy chế giảm, miễn, hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, ở việc quy định rõ chế độ sinh hoạt, ăn ở học tập, lao động nghề

nghiệp trong thời gian thi hành án phạt tù để một mặt, hình thành thói quen

sinh hoạt cộng đồng, ý thức tôn trọng cộng đồng, ý thức tuân thủ, phục tùng pháp luật của người phải chấp hành hình phạt, mặt khác, tránh tâm lý mặc

cảm, tự ti, hẳn học, ác cảm, đó ky, thù địch, xa lánh cộng đồng của những người này sau khi hết thời hạn chấp hành hình phạt dé giúp ho dé dàng tái hòa

nhập cộng đồng:

Ở chính sách đối với người chưa thành niên: “Thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội”; ở các chế độ với người chấp hành án phạt tù là phụ nữ có thai; khuyến khích người chấp hành

án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo, tự nguyện bồi thường

thiệt hại.

18

Trang 26

Nội dung cơ bản của nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật thi hành các hình phạt không tước quyền tự do là nhằm mục đích không gây nên những

đau đớn về thê xác hay sỉ nhục nhân cách họ mà nhăm mục đích thực thi công

lý, đảm bảo sự công băng, giáo dục người phạm tội ý thức được việc thi hành pháp luật Do vậy, nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi hoạt động thi hành hình phạt không tước tự do phải tôn trọng nhân phẩm và danh dự của cá nhân người

chấp hành án nhưng vẫn phải bảo đảm việc thực thi pháp luật có hiệu quả, hai

hòa các lợi ích khác nhau.

Tuy nhiên, nguyên tắc nhân đạo trong tổ chức và hoạt động thi hành

hình phạt chính không tước tự do không đồng nghĩa với nương nhẹ, bỏ qua một cách vô căn cứ đối với những người không chấp hành bản án, quyết định

đã có hiệu lực của Tòa án Việc quán triệt nguyên tắc nhân đạo không được làm mất tính nghiêm minh của pháp luật cũng như không được phép vi phạm các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động thi hành án hình sự Đồng thời quá

trình vận dụng nguyên tắc nhân đạo cũng cần tính đến đặc thù của việc thi hành từng loại án cụ thể Vì vậy, nguyên tắc nhân đạo luôn được đặt cạnh nguyên tắc pháp chế trong pháp luật thi hành án hình sự.

3) Nguyên tắc công bằng

Nguyên tắc này được quy định tại điều 32 trong Bộ luật tố tụng hình sự

năm 2015 như sau: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyên khiếu nại, cá nhân

có quyên tô cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tổ tụng hình sự

của cơ quan, người có thẩm quyên tiễn hành tố tụng hoặc của bat cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.Cơ quan, người có thẩm quyên phải tiếp nhận, xem

xét và giải quyết khiếu nại, tổ cáo kịp thời, đúng pháp luật; gửi văn bản kết quả giải quyết cho người khiếu nại, t6 cáo, cơ quan, tổ chức khiếu nại và có biện pháp khắc phục Trinh tự, thủ tục, thẩm quyên giải quyết khiếu nại, to cáo đo Bộ luật này quy định Nghiêm cam việc trả thù người khiếu nại, t6 cáo

hoặc lợi dụng quyên khiếu nai, to cáo đê vu không người khác ”

19

Trang 27

Đây là nguyên tắc được cụ thé hóa từ nguyên tắc bình dang trước pháp

luật của nước ta Nguyên tắc bình đăng trước pháp luật và trước cơ quan thi

hành án có nghĩa là mọi cá nhân và đơn vị có nghĩa vụ chấp hành bản án,

quyết định của Tòa án đều bình đẳng trước pháp luật và cơ quan thi hành án

trong nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án Nói cách khác, đó là yêu cầu mang tính nguyên tắc về thực hiện sự bình đắng trong chấp hành án.

Trong lĩnh vực tô chức và hoạt động thi hành án hình sự, nguyên tắc bình dang phải được quán triệt đầy đủ: Không phải chỉ bình đăng trước pháp

luật nói chung mà bình đăng cả trong các quan hệ xã hội được pháp luật về thi

hành án điều chỉnh, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội, thành phần giai

cấp, dân tộc, trình độ văn hóa, Mọi sự thiên vị, dé đãi với người nảy, khó

khăn, quyết liệt với người kia đều là trái với nguyên tắc bình đăng trước pháp

luật, trước nghĩa vụ chấp hành bản án theo tinh thần pháp quyền, dân chủ xã

hội ta.

Trong thực tế thi hành án hình sự, nguyên tắc bình đăng trước pháp luật và trước cơ quan thi hành án là nguyên tắc rat dé bị vi phạm và ảnh hưởng

tiêu cực của sự vi phạm cũng rất dễ phát sinh, kéo theo không chỉ bản thân những người có liên quan trong việc chấp hành nghĩa vụ thi hành án không được hưởng sự công bằng bình dang mà còn làm cho tính nhân đạo, tính dân

chủ của hoạt động thi hành án bị sai lệch.

Bảo đảm quyển khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp

luật trong hoạt động thi hành hình phạt không tước tự do: Dé bảo đảm pháp

chế cũng như quyên, lợi ích của mọi cá nhân, tô chức, mọi hành vi vi phạm

pháp luật trong hoạt động thi hành hình phạt không tước tự do cần bị xử lý nghiêm minh Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là quyên khiếu nại, tổ cáo

những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành hình phạt

không tước tự do phải được ghi nhận trong luật vào bảo đảm trong thực tiễn.

20

Trang 28

Đề ban án, quyết định có hiệu lực được thi hành đúng đắn đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh bản án,

quyết định đó Theo tinh than của nguyên tắc này, mọi cơ quan, tổ chức, cá

nhân có liên quan trong việc thi hành bản án, quyết định có hiệu lực cần phải

xác định rõ nhiệm vụ của mình trong việc thi hành, chấp hành bản án, quyết định đồng thời hoàn thành tốt nhiệm vụ đó Chỉ khi tất cả các chủ thể có liên quan trong thi hành bản án, quyết định có hiệu lực thực hiện theo đúng tỉnh thần đó thì những bản án, quyết định này mới có thể được thực thi đúng đắn trong thực tiễn Như vậy, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước khác, của các tổ chức xã hội và công dân với các cơ quan thi hành án là một trong những

điều kiện bảo đảm cho hoạt động thi hành án có hiệu quả Chất lượng, hiệu qua hoạt động của Cơ quan thi hành án phụ thuộc nhiều vào mức độ phối kết

hợp giữa các cơ quan thi hành án với nhau và với các cơ quan, tổ chức khác

Cảnh cáo là loại hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạt chính không tước tự do, không có khả năng đưa lại những hạn chế liên quan đến quyền và

lợi ích thân thể hay tài sản của người phạm tội Nhưng hình phạt cảnh cáo cũng thé hiện sự khién trách công khai của Tòa án đối với người phạm tội Do đó, Toả án phải cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự Hình phạt cảnh cáo ngoai việc thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật thi hành án hình sự đó là không cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội còn thé hiện tính ran đe, trừng trị của pháp luật đối với người

21

Trang 29

phạm tội Tuy nhiên, khái niệm "hình phạt cảnh cáo" cũng chưa được Bộ luậthình sự hiện hành làm rõ.

Thị hành hình phạt cảnh cáo là việc Tòa án thi hành bản án tuyên phạt

cảnh cáo đối với người bị kết án (Điều 363 BLTTHS) Do đặc thù của hình

phạt cảnh cáo là biện pháp công khai lên án của Nhà nước đối với người phạm tội nên cơ chế thi hành hình phạt này có phần đặc biệt hơn so với cơ chế thi hành các hình phạt không tước tự do khác Nếu như việc thi hành các hình

phạt không tước tự do khác là việc các cơ quan, tô chức có thâm quyền thực

hiện hoạt động thi hành các bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thìviệc thi hành án hình phạt cảnh cáo lại được thi hành ngay tại phiên tòa do

Tòa án tuyên Có thể nói, hình phạt cảnh cáo ít được thi hành trên thực tế bởi

sau khi bản án có hiệu lực pháp luật không có cơ quan, tô chức nào thực hiện hoạt động thi hành án.

1.2.1.2 Trình tự, thủ tục

Luật Thi hành án hình sự năm 2019 đã quy định cụ thê và đầy đủ về thi hành án phạt cảnh cáo tại Điều 95, với nội dung như sau: Trong thời han 07

ngày ké từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, Tòa án đã xét xử sơ thâm phải

gửi bản án cho người bị phạt cảnh cáo, cơ quan thi hành án hình sự Công an

cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, ủy ban nhân dân cấp

xã, đơn vị quân đội nơi người bị phạt cảnh cáo cư trú hoặc làm việc, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã xét xử sơ thâm có trụ sở Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm theo dõi, thống kê, báo cáo theo quy định của Luật này như thống kê, báo cáo

về việc thực hiện nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vu, quyền hạn của cơ quan, người có thâm quyên trong thi hành bản án, quyết định về hình

phạt cảnh cáo; trách nhiệm của cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan trong

thi hành án hình sự.

22

Trang 30

Thi hành hình phạt cảnh cáo cần sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân

dân, của các cơ quan, tô chức và nhất là gia đình người được áp dụng hình

phạt cảnh cáo dé giám sat, giáo duc ho Qua đó thể hiện sự vận dụng đúng

dan các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước, cũng như thé hiện sự phối hợp của các tổ chức quan chúng, chính quyền địa phương va gia đình người phạm

tội nhằm loại bỏ khả năng tái phạm, tái phạm nguy hiểm ở người phạm tội, ngoai ra con khién người phạm tội được áp dung hình phạt cảnh cáo nhận thức được hành vi phạm tội của mình, chủ động tích cực cải tạo tốt để trở thành người lao động có ích cho xã hội Do đó nhà nước cần đặc biệt nâng

cao vai trò giáo dục, giám sát của cơ quan, tổ chức và gia đình của người

phạm tội được áp dụng hình phạt cảnh cáo Cần phải có những biện pháp giáo dục phù hợp tác động đến người phạm tội được áp dụng hình phạt cảnh cáo dé

họ tự nhận thức được hậu quả của hành vi phạm tội mà mình đã gây ra Mặt

khác, cần cho người phạm tội nhận thấy được chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của gia đình, cơ quan tổ chức đối với họ, dé họ tự ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, xã hội, xóa bỏ mặc cảm, cé gắng lao động và làm việc trở thành người có ich cho gia

đình và cho xã hội.

1.2.1.3 Thời điểm thi hành hình phạt cảnh cáo.

Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: “Diéu 363.

Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay Trường hợp bị cáo dang

bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, tuyên bị cáo không có tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là hình phạt tù hoặc phạt tà nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc

quyét định cua Toa an được thi hành ngay, mặc du van có thé bi khang cao,

kháng nghị Hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên toa.”

23

Trang 31

Như vậy, theo quy định này thì việc thi hành án phạt cảnh cáo đượcthực hiện ngay tại phiên tòa và do Tòa án tuyên.

1.2.2 Thi hành hình phạt tiền 1.2.2.1 Thủ tục

Luật thi hành án hình sự hiện hành năm 2019 không có một quy định cụ thê nào về việc thi hành hình phạt tiền mà trên thực tế Điều 267 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ghi nhận quyết định đưa bản án phạt tiền hoặc tịch thu

tài sản ra thi hành phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, chấp

hành viên, người bị kết án và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị

kết án cư trú cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài

sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự tuy nhiên Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không có Điều luật quy định về việc thi hành từng hình phạt cụ thể như trước Như vậy hình phạt tiền sẽ được thi hành theo trình tự thủ tục của

Luật thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bố sung năm 2014) Thủ trưởng

cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với bản án có hình phạt tiền (Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014) Chính quyền địa phương hoặc các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thi hành án Trong trường hợp cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án thì cơ quan Công an và các cơ quan

hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp.

Trong thực tiễn, việc phối hợp thi hành hình phạt tiền giữa các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành án còn nhiều khó khăn, bat cập, đặc biệt là việc thuyết phục, giáo dục dé người bị kết án tự nguyện thi hành Công tác thi hành án bị phân tán ở nhiều cơ quan chức năng khác nhau, làm cho công tác quản lý Nhà nước về thi hành án không tập trung: hiệu lực của các bản án,

quyết định của Tòa án tác dụng trong thực tế không cao, do đó làm hạn chế

đến hiệu quả của công tác thi hành án và tính nghiêm minh của hình phạt Đồng thời pháp luật thi hành án hình sự cũng chưa quy định những biện pháp

24

Trang 32

cưỡng chế thích đáng khi người bị kết án cô tình không thi hành án, hoặc nếu

có quy định các biện pháp cưỡng chế nhưng lại thiếu tính khả thi, không gắn

liền với thực tiễn, chưa có cơ chế thực thi rõ ràng, nghiêm khắc đủ sức dé các

đối tượng tự giác thực thi hình phạt.

1.2.2.2 Những nội dung có liên quan.

Miễn, giảm thi hành án đối với khoản tiền phạt, án phí là những trường hợp người phải thi hành các khoản tiền này theo bản án, quyết định của Toà

án, nhưng có đủ các điều kiện do pháp luật quy định nên được Toà án có thấm

quyền quyết định miễn hoặc giảm khoản tiền mà họ phải thi hành Cụ thé như

sau: Tiền phạt được xem xét để miễn, giảm không phân biệt là hình phạt

chính hay hình phạt bồ sung;

Đã thi hành được một phần hình phạt tiền là Trường hợp người phải thi hành đã nộp một khoản tiền hoặc tài sản để thi hành án mà ít nhất là 1/20 khoản tiền phạt phải thi hành,nhưng không được thấp hơn mức án phí không có giá ngạch;

Người phải thi hành án lập công lớn là trường hợp người đó đã có hành

động giúp cơ quan nha nước có thâm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội

phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghéo hoặc đã cứu được tài

sản của nhà nước,của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoa hoạn; có

những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị được các cơ quan nhà

nước có thâm quyền khen thưởng;

Người phải thi hành án bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn

kéo dai là người bi mất toàn bộ hoặc phần lớn tài sản, mất hoặc giảm thu nhập, không dam bảo hoặc chỉ dam bảo được nhu cầu tối thiểu của bản thân

người đó và gia đình từ mười hai tháng trở lên, ké từ khi thời điểm thiên tai,

hoa hoạn, tai nạn, 6m đau đến thời điểm xét miễn giảm thi hành án, trừ trường hợp do người phải thi hành án tự gây ra tai nạn, 6m đau cho bản thân họ nhằm tron tránh nghĩa vụ thi hành án.

25

Trang 33

Không xét miễn, giảm thi hành án đối với người có đủ điều kiện xét

miễn, giảm nhưng ké từ ngày bị xử phạt tiền, buộc phải chịu án phí đến thời

điểm xét miễn, giảm mà lại phạm tội mới.

Khi hết thời hạn năm năm, ké từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu,

người phải thi hành án khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về ma tuý (các tội phạm về ma tuý) được giảm thi hành án khi có đủ các điều kiện sau:

+ Không thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, lợi

dụng chức vụ, quyền hạn, thu lợi bắt chính lớn;

+ Số tiền phạt còn lại từ trên hai mươi triệu đồng;

+ Không có tài sản, không có thu nhập hoặc điều kiện khác dé thi hành

án (trừ trường hợp người phải thi hành án có tải sản chung chưa được phân chia hoặc vì lý do khách quan khác nên không xử lý được để thi hành án) hoặc bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra.

Khi chưa hết thời hạn năm năm, kế từ ngày ra quyết định thi hành án lần đầu, người phải thi hành án khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự về ma tuý (các tội phạm về ma tuý) được giảm thi hành án khi có đủ các điều

kiện sau:

+ Là người chưa thành niên khi phạm tội;

+ Không thuộc trường hợp phạm tội có tô chức, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thu lợi bắt chính lớn;

+ Số tiền phạt còn lại trên hai triệu dong;

+ Bi lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thê chấp hành được số tiền phạt còn lại hoặc lập công lớn.

Khi hết thời hạn mười năm, ké từ ngày ra quyết định thi hành án lần

đâu, người phải thi hành khoản tiên phạt trong các vu án hình sự về các loại

26

Trang 34

tội phạm không phải là tội phạm về ma tuý (các tội phạm về ma tuý) hoặc

người phải thi hành án phải thi hành khoản tiền phạt trong các vụ án hình sự

về ma tuý (các tội phạm về ma tuý) là người phạm tội có tổ chức, phạm tội

nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thu lợi bất chính lớn được giảm thi

hành án khi có đủ các điều kiện sau:

+ Là người chưa thành niên khi phạm tội;

+ Số tiền phạt còn lại trên hai triệu đồng:

+ Bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thé chấp hành được số tiền phạt còn lại hoặc lập công lớn.

1.2.3 Thỉ hành hình phạt cải tạo không giam giữ

1.2.3.1 Khái niệm

Cải tạo không giam giữ là một loại hình phạt chính trong hệ thống hình phạt của Bộ luật hình sự Là một biện pháp trong hệ thống các biện pháp tác

động của Nhà nước và xã hội đến người phạm tội, đây là sự kết hợp hài hoà giữa cưỡng chế nhà nước với tác động của xã hội trong việc trừng phạt, giáo

dục và cải tạo đội với người phạm tội Đây là loại hình phạt không tước tự do,

không buộc người phạm tội cách ly khỏi gia đình, nơi làm việc cũng như xã

hội nói chung, người phạm tội vẫn được sống và làm việc trong môi trường mà trước khi phạm tội người đó vẫn sống và công tác Nội dung chính của hình phạt cải tạo không giam giữ là việc buộc một người bị kết án phải chịu su giám sát, giáo dục của các cơ quan, tô chức và thực hiện các nghĩa vụ theo

quy định của nhà nước.

Thi hành hình phat cải tạo không giam giữ là: Một bộ phận cua thihành an hình sự, hiện thực hóa một trong những hình phạt chính nhưng

không nghiêm khắc hơn thi hành án treo và có tính nhân đạo sâu sắc, do co quan không chuyên trách, tổ chức xã hội, người có thẩm quyên thực hiện theo

27

Trang 35

trình tự, thủ tục pháp luật quy định, kết hợp chặt chẽ giữa trừng trị và giáo

dục, khuyến khích, tạo điều kiện để người chấp hành án phạt cải tạo không

giam giữ tự lao động, học tập, cải tạo trở thành người lương thiện và nhanh

chóng tai hòa nhập xã hội trong môi trường cuộc sống bình thường, nhằm đưa bản án, quyết định cua Tòa án ra thục hiện trên thực tế và đạt được hiệu

quả xã hội cao, bảo đảm được lợi ích của Nhà nước, tô chức và công dân,

bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.1.2.3.2 Thủ tục

Những quy định về thi hành án phạt cải tạo không giam giữ được ghi

nhận trong luật thi hành án hình sự năm 2019, tập trung đậm nét từ Điều 96 đến Điều 106 Cụ thé là: Việc thi hành án phạt cải tạo không giam giữ phải được ra quyết định và phải ghi rõ họ tên người ra quyết định; bản án được thi

hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; thời hạn chấp hành án phat cải tạo không giam giữ; hình phạt bổ sung; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án Trong thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày ra quyết định thi hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân,

cơ quan sau đây:

a) Người chấp hành án;

b) Viện kiểm sát cùng cấp;

c) Cơ quan thi hành án hình sự, Công an cấp huyện nơi người chấp hành án cư

trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người chấp hành án làm việc; d) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người chấp hành án đến trụ sở cơ quan thi hành án dé ấn định thời gian người chấp hành án có mặt tại Uy ban

28

Trang 36

nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục và cam kết

việc chấp hành án, lập hồ sơ thi hành án Hồ sơ bao gồm: a) Bản án đã có hiệu

lực pháp luật; b) Quyết định thi hành án; c) Cam kết của người chấp hành án;

d) Tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án Trong thời hạn 07 ngày, kê

từ ngày triệu tập người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải giao hồ sơ cho Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vi quân đội được giao giám sát, giáo dục Trước khi hết thời hạn chấp hành án 03 ngày, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành

án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu dé cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ ngay khi hết thời hạn chấp hành án Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành

an, Uy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.

Về nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vi quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án và gia đình người chấp hành án được

quy định cụ thể tại Luật thi hành án hình sự Tại Điều 98 Luật thi hành án hình sự quy định cụ thé nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vi quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị quân đội là chủ thể có nhiệm vụ quyền hạn trực tiếp

giám sát, giáo dục người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ Trong đó, UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ này với sự tham mưu của Công an cấp xã Với tính chất “cải tạo không giam giữ” của bản án cải tạo không giam giữ thì hiệu quả thi hành các ban án này cơ bản phụ thuộc vào vai trò giám sat, giáo

dục của UBND cấp xã và đơn vị quân đội Trách nhiệm này còn được thể

hiện ở việc biêu dương người châp hành án có nhiêu tiên bộ hoặc lập công,

29

Trang 37

giải quyết cho người chấp hành án được vắng mặt ở nơi cư trú, cũng như phối

hợp với gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học

tập trong việc giám sát, giáo dục người đó Ngoài ra còn xử phạt vi phạm

hành chính theo thâm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi

phạm hành chính đối với người chấp hành án theo quy định của pháp luật và giải quyết khiếu nại, tổ cáo về thi hành án theo quy định Trong hoạt động giáo dục người chấp hành án cải tạo không giam giữ, gia đình người chấp

hành án cũng có vai trò tác động khá quan trọng Đề phát huy tác động tích

cực này cũng như tăng cường trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình

với nhau, tại Điều 106 Luật thi hành án hình sự cũng quy định trách nhiệm của gia đình người chấp hành án: Gia đình người chấp hành án có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và người được phân công giám sát, giáo

dục người chấp hành án dé giám sát, giáo dục người đó Thông báo kết qua chấp hành án của người chấp hành án với Ủy ban nhân dân cấp xã giao giám

sát, giáo dục khi có yêu cầu Ngoài ra gia đình phải bồi thường thiệt hại và

thực hiện các nghĩa vụ dân sự khác do người chấp hành án là người chưa thành niên gây ra theo bản án, quyết định của Tòa án, đồng thời phải có mặt

tại cuộc họp kiểm điểm người chấp hành án theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.

Nghĩa vụ của người chấp hành án thể hiện ở việc chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao

động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bô sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ theo bản án của Tòa án; phải có mặt theo yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được giao giám sát, giáo dục.

Trường hợp người chấp hành án đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải

khai báo tạm văng: ba tháng một lần phải nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện

30

Trang 38

nghĩa vụ chấp hành án cho người trực tiếp giám sát, giáo dục về việc chấp hành

pháp luật; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có

nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú đề trình

Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.

Trong thời gian chấp hành án, người chấp hành án cải tạo không giam

giữ cũng có một số quyền sau: Đối với người chấp hành án là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công

nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu được tiếp tục làm VIỆC tai cơ quan, tô chức thì được bé tri công việc bảo đảm yêu cầu, mục đích

giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ khác phù hợp với công

việc mà minh đảm nhiệm, được tính vao thời gian công tác, thời gian tại ngũ

theo quy định của pháp luật; người chấp hành án được co sở giáo dục phổ

thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo

quy chế của cơ sở đó; người chấp hành án không thuộc trường hợp quy định

tại các tường hợp trước thì được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó chấp hành án tạo điều kiện tìm việc làm Trong trường hợp người chấp hành án

thuộc đối tượng quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách

mạng; người đang hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Thủ tục giảm thời hạn chấp hành án được quy định là khi có đủ điều

kiện để giảm thời hạn chấp hành án theo quy định Điều 63, Điều 64 Bộ luật

hình sự năm 2015, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc xem xét, quyết định Trong thời hạn 15 ngày, ké từ ngày nhận

được hồ sơ đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Tòa án có thâm quyền phải

mở phiên họp xét giảm thời hạn chấp hành án và thông báo bằng văn bản cho

31

Trang 39

Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia

phiên họp Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời

hạn mở phiên họp được tinh từ ngày nhận được hồ sơ bồ sung Trong thời hạn

03 ngày làm việc, ké từ ngày ra quyết định giảm thời hạn chấp hành án, Tòa

án phải gửi quyết định đó cho người được giảm thời hạn chấp hành án, cơ quan đề nghị giảm thời hạn chấp hành án, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp,

Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.

Thủ tục miễn chấp hành án: Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện

kiểm sát quân sự khu vực nơi người chấp hành án đang cư trú, làm việc, tự mình hoặc theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện,

cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu xem xét, lập hồ sơ đề nghị Tòa án

cùng cấp xét miễn chấp hành án Hồ sơ gồm có: a) Bản sao bản án đã có hiệu lực pháp luật; b) Văn bản đề nghị của Viện kiểm sát; c) Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự trong trường hợp cơ quan này đề nghị; d) Don xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; đ) Xác nhận của cơ quan có thâm quyền về việc người bị

kết án đã lập công lớn hoặc kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên về tình trạng bệnh tật của người bị kết án đối với người bị

kết án mắc bệnh hiểm nghèo Trong thời hạn 15 ngày, ké từ ngày nhận được

hồ sơ có đủ các tài liệu trên, Tòa án có thâm quyền phải mở phiên họp xét

miễn va thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát phải cử Kiểm sát viên tham gia phiên họp Trường hợp hồ sơ không đầy đủ

theo quy định, Tòa án có quyền đề nghị bố sung hồ sơ Trong trường hợp này

thì thời hạn mở phiên hop được tính từ ngày nhận được hồ sơ bồ sung Trong

thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày ra quyết định miễn chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người được miễn chấp hành án, Viện kiểm sát

32

Trang 40

cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành

án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị

quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án, Sở Tư pháp nơi

Tòa án đã ra quyết định có trụ sở.

Thực hiện việc kiểm điểm người chấp hành án: Trường hợp người chấp hành án vi phạm nghĩa vụ chấp hành án và đã bị nhắc nhở từ hai lần trở lên nhưng vẫn còn tiếp tục vi phạm thì Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám

sát, giáo dục phải phối hợp với cơ quan, tổ chức, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

ở cơ sở tổ chức họp tại cộng đồng dân cư nơi người chấp hành án cư trú để

kiểm điểm người đó; trường hợp người chấp hành án đang làm việc tại đơn vị quân đội thì việc kiểm điểm được thực hiện tại đơn vị quân đội nơi người đó làm việc Việc kiếm điểm phải được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thi hành án

và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu.

Bồ sung hồ sơ thi hành án: Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người chấp hành án có trách nhiệm bổ sung hồ

sơ thi hành án theo quy định tại Điều 80 Luật thi hành án hình sự bao gồm các

tài liệu: a) Quyết định của UBND cấp xã, đơn vị quân đội phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành án; b) Bản nhận xét của người được phân công giám sát, giáo dục về việc chấp hành nghĩa vụ của người chấp hành án; c) Bản tự nhận xét của người chấp hành án về việc thực hiện

nghĩa vụ chấp hành án; trường hợp người chấp hành án bị kiểm điểm do vi phạm nghĩa vụ chấp hành án thì phải có bản kiểm điểm và biên bản cuộc họp kiêm điểm người chấp hành án; đ) Trường hợp người chấp hành án đã được giảm thời hạn chấp hành án thì phải có Quyết định của Tòa án; đ) Tài liệu

khác có liên quan.

UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:34

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w