1.Khái niệm - Thương mại điện tử eCommerce là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như internet và các mạng máy tính 2.Lịch sử thương mại điện tử tại Việt Nam - Tại
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI KHOA CÔNG TRÌNH THỦY
TIỂU LUẬN
TOPIC: Thương mại điện tử là gì? E-Logistics là gì, vận hành như thế nào? Các ví dụ tìm hiểu về E-Logistics?
Sinh viên: Đỗ Hữu Bảo
Mã số sinh viên : 0036168
Lớp: 68LGT1
I,Thương mại điện tử
Trang 21 Khái niệm
- Thương mại điện tử (eCommerce) là sự mua bán sản phẩm hay
dịch vụ trên các hệ thống điện tử như internet và các mạng máy tính
2.Lịch sử thương mại điện tử tại Việt Nam
- Tại Việt Nam, chúng ta có các giai đoạn phát triển của thương mại điện
tử như sau:
1997: Internet xuất hiện tại Việt Nam
2003: Kiến thức thương mại điện tử được đưa vào giảng dạy ở các
trường Đại học
2003 – 2017: Thương mại điện tử dần được người dùng biết đến và
tìm hiểu kỹ hơn
2017 – 2018: Giai đoạn thương mại điện tử tại Việt Nam bùng nổ
xuyên biên giới
2018 – 2020: Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ
2020 – nay: Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thói quen mua sắm
hàng ngày, thương mại điện tử gần như ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh doanh trên thị trường
3.Các hình thức của thương mại điện tử
-Có 6 hình thức thương mại điện tử cơ bản: Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (mô hình B2B), Doanh nghiệp với Khách hàng (mô hình B2C), Doanh nghiệp với Chính phủ (mô hình B2G), Khách hàng với Doanh nghiệp (mô hình C2B), Khách hàng với Khách hàng (mô hình C2C), Khách hàng với Chính phủ (mô hình C2G).
Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (B2B)
Một cách tổng quan về thương mại điện tử B2B thì khái niệm này đề cập đến tất cả mọi giao dịch điện tử của sản phẩm – dịch vụ được thực hiện giữa hai doanh nghiệp Loại thương mại điện tử này thường giải thích những mối quan hệ giữa các bên sản xuất – cung cấp sản phẩm – dịch vụ với phía phân phối để hàng hóa đến được tay người tiêu dùng
Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C)
Trang 3Đây là hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay, thể hiện mối quan hệ mua bán, giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng Với các đặc điểm thương mại điện tử B2C này, người dùng dễ dàng so sánh giá cả sản phẩm – dịch vụ cũng như tham khảo về các phản hồi, nhận xét của những người dùng trước Đối với doanh nghiệp, mô hình B2C cho phép họ hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng trên góc độ cá nhân
Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G)
Đây là hình thức thương mại giữa một doanh nghiệp kinh doanh với những khối hành chính công Mô hình thương mại điện tử B2G bao gồm những hoạt động có liên quan đến Chính phủ như: triển khai công nghệ Internet hiện đại cho các giao dịch công, những thủ tục trực tuyến trong việc cấp phép,…
Trong mô hình thương mại điện tử B2G, Chính phủ cùng các khối hành chính công sẽ đóng vai trò đi trước trong hoạt động xây dựng và giúp cho các hệ thống mua bán, trao đổi ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, tăng trưởng tính rõ ràng và minh bạch trong suốt quá trình giao dịch sản phẩm – dịch vụ Hiện nay, mặc dù được đầu tư để hoạt động tương tự các hình thức khác nhưng B2G vẫn chưa thực sự phát triển mạnh mẽ
Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B)
Thương mại điện tử C2B là quá trình người tiêu dùng cung cấp sản phẩm – dịch vụ của họ ngược lại cho các doanh nghiệp C2B là một mô hình ngược hẳn so với B2C và được ra đời trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại phát triển cực kỳ mạnh mẽ và rộng khắp
Khách hàng với Khách hàng (C2C)
Đặc điểm của thương mại điện tử C2C dễ nhận biết nhất chính là quá trình diễn ra các giao dịch điện tử giữa người tiêu dùng Các giao dịch này thường được tiến hành khi người tiêu dùng sử dụng các nền tảng mạng xã hội cá nhân, chẳng hạn như Facebook, Instagram hay các website và sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki, Shopee,…
Trang 4Tại Việt Nam hiện nay, Shopee đã xây dựng và phát triển một hệ thống thương mại điện tử giúp người dùng có thể tự lập gian hàng, bán sản phẩm cho những người dùng khác và trích một khoản hoa hồng để trả lại cho sàn
Khách hàng với Chính phủ (C2G)
Một hình thức khác khá phổ biến hiện nay trong thương mại điện tử chính là mô hình C2G, bao gồm toàn bộ các giao dịch điện tử giữa người dân với các khu vực hành chính công
4.Đặc trưng của thương mại điện tử
- Gắn liền với sự phát triển của công nghệ thông tin
- Giao dịch không tiếp xúc
- Phạm vi hoạt động toàn cầu
- Tối thiểu ba chủ thể tham gia
- Thời gian không giới hạn
II,E-logistics
1.Khái niệm
- E-logistics ( logistics điện tử ) là thuật ngữ chỉ việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào hoạt động logistisc Từ việc sử dụng các phần mềm
quản trị kho hàng, theo dõi hành trình cho đến việc áp dụng các thiết bị thông minh, thiết bị di động, tự động hoá từng phần hoặc hoàn toàn quá trình hoạt động logistics
- E-logicstics là một hoạt động thiết yếu đối với các doanh nghiệp kinh
doanh trực tuyến, với nhiều đặc điểm triển khai và quy trình cụ thể thực sự hưởng lợi từ sự bùng nổ của cách mạng 4.0, tránh tổn thất do quản lý không tối ưu
2.Các khâu trong E-Logistics
-Gồm 4 khâu:
Trang 5 Đóng gói
Phân phối
Vận chuyển
Thu tiền
3.Các hoạt động liên quan trực tiếp đến E-Logistics
-Lưu kho
-Chuẩn bị đơn hang
-Giao hang
-Giao hàng tại kho của người bán
-Giao hàng tại kho của người mua
+ L ưu kho
Các hoạt động liên quan đến việc quản lí và lưu trữ hàng hóa Cần đảm bảo độ chính xác cao, linh hoạt trong trường hợp áp dụng các loại máy móc, thiết bị tự động và sử dụng các phần mềm quản lí kho
Nhằm hỗ trợ tối đa các hoạt động nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, gắn nhãn dán, mã vạch, phân loại và thiết lập doanh mục hàng để đảm bảo
về thời gian lẫn tốc độ
+ chuẩn bị đơn hàng:
Chuẩn bị đơn hàng: là hệ thống tiếp nhận, xử lý và chuẩn bị hàng hóa theo đơn hàng đã được khách hàng đặt trên các nền tảng khác nhau Quy trình bao gồm những việc như đặt hàng theo đơn hàng, người bán nhận đơn hàng sau đó chuẩn bị hàng hóa và đóng gói theo tiêu chuẩn rồi giao hàng tới tay người tiêu dùng
- Mức độ ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và công nghệ tự động hóa vào quy trình này vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất cung ứng, hàng hóa tới tay người tiêu dùng sẽ tốc độ hơn và nâng cao được hiệu quả bán hàng
+ giao hàng:
Công việc bao gồm điều phối đơn hàng, xuất hàng từ kho cho khách hàng, cập nhật thông tin đến khách hàng Các dịch vụ bán lẻ B2C có thể
Trang 6tiến hành hoạt động giao hàng nếu có đủ chi phí, kinh nghiệm, xây dựng và quản lí tốt đội ngũ giao hàng
Đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, thiếu năng lực Họ thường phải thuê các dịch vụ vận chuyển từ công ty logistics bên thứ 3
+ giao hàng tại kho của người bán:
Giao hàng tại kho người bán Là hình thức khách hàng sẽ trực tiếp đến lấy hàng tại kho sau đó nhận hàng và thanh toán
Là phương thức sơ khai nhất của lĩnh vực này vì vốn không thuận tiện cho khách hàng Tuy vậy, các doanh nghiệp chưa có đủ chi phí cho dịch
vụ logistics thì vẫn có thể sử dụng được
+ giao hàng tại địa chỉ người mua:
Là hình thức mua hàng online, giao hàng tận nhà Hàng hóa được giao đến vị trí mà khách hàng yêu cầu, tạo được sự thuận lợi cho khách hàng, nhưng đồng thời lại làm tăng chi phí và nguồn lực logistics một cách đáng kể
Nhà bán lẻ B2C sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển Trong trường hợp còn hạn chế về vốn và năng lực giao nhận thì rất khó để thực hiện
4.So sánh giữa mô hình logistics truyền thống và E-Logistics
Trang 7 Điểm khác nhau lớn nhất giữa E-logistics và logistics truyền thống
là logistics đầu vào (Procurement) và logistics đầu ra (Fulfillment)
Bên cạnh đó, còn có sự khác nhau ở các mặt:
Điểm khác biệt Logistics truyền thống E-logistics
Mục tiêu Chi phí hiệu quả Tốc độ nhanh chóng và
có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Cách thức truyền đạt
thông tin Thu nhập thông tin fax, giấy tờ và hệ
thống thông tin quản lí(MIS)
Thu nhập thông tin qua internet, dữ liệu điện tử (EDI) radio frequency indentification (RFID)
và Intergrate Liên kết Chuỗi cung ứng hạn
chế Mở rộng trong toàn chuỗi cung ứng Thời gian giao hàng Chậm nhanh
Thời gian bổ sung Theo lịch trình Theo thực tế
Mô hình phân phối Cung(đẩy) Cầu(kéo)
Địa điểm đến Tập trung Phân tán
Cấu trúc nhà kho Hàng tuần hàng tháng Liên tục
5.Ưu và nhược điểm của E-Logistics
ƯU ĐIỂM NHƯỢC ĐIỂM
Giải quyết được bài toàn tốc
độ giao hàng
Giảm chi phí
Thúc đẩy dòng chảy hàng
hoá, dịch vụ
Thiếu cơ sở hạ tầng, trang thiết bị máy móc hiện đại
Phí giao hàng còn cao đối với khách hàng
III,Dropshipping
Trang 81.Khái niệm
-Droshipping là hình thức bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển
( Đây là mô hình tối ưu Cho phép các doanh nghiệp mua sản phẩm cá biệt từ người bán buôn và chuyển trực tiếp đến khách hàng của họ
Bỏ qua khâu vận chuyển nghĩa là người bán hàng sẽ không cần nhập hàng, lưu trữ hàng hoá tồn kho mà chỉ cần quan tâm đến khâu bán và theo dõi đơn hàng )
-Lý do nên áp dụng dropshipping
Nguồn hàng phong phú, đa dạng
Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc
Giảm thiểu rủi ro
Dễ dàng mở rộng quy mô
Tăng doanh thu
2.Cách dropshipping hoạt động
Các thành phần chính tham gia vào mô hình dropshipping
-Gồm 4 thành phần chính:
+ các nhà sản xuất
+ người bán buôn
+người bán lẻ
+ công chúng ( khách hàng )
Các nhà sản xuất làm ra sản phẩm Họ thường không bán cho ra thị trường; thay vào đó, họ sẽ bán số lượng lớn cho các nhà bán buôn hoặc bán lẻ
Người bán buôn mua sản phẩm từ nhà sản xuất, sau đó tăng giá bán của chúng trước khi bán cho người bán lẻ Những người bán buôn thường sẽ dự trữ sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất khác nhau
Các nhà bán lẻ bán sản phẩm trực tiếp cho công chúng, với mức giá cao hơn
Cách vận hành mô hình dropshipping
-Gồm 3 bước:
B1: Khách hàng sẽ đặt hàng với doanh nghiệp của bạn hay nhà bán lẻ
Trang 9B2: Bạn thông báo cho đối tác dropshipping - nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn - đóng gói và vận chuyển sản phẩm cho khách hàng
B3: Đối tác vận chuyển thả sẽ tính phí bạn, nhà bán lẻ, cho dịch vụ và bạn tính phí khách hàg
3.Ưu, nhược điểm của dropshipping
Ưu điểm
-Kinh doanh nhưng không cần nhiều vốn: Dropshipping là hình thức kinh doanh trực tuyến mà không cần phải đầu tư nguồn vốn lớn để nhập hàng So với hình thức kinh doanh truyền thống, bạn cần phải có một khoản vốn để đầu tư nhập hàng hóa
-Dễ dàng khởi sự kinh doanh: kinh doanh theo hình thức online dễ dàng bắt đầu hơn rất nhiều so với mô hình truyền thống Khi bán hàng Dropshipping bạn sẽ không phải xử lý các vấn đề như: +Quản lý kho hàng và tốn tiền để thuê kho hàng
+Đóng gói sản phẩm và vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng +Nhập hàng và theo dõi hàng hóa tồn kho
+Xử lý tờ khai đối với các lô hàng trong nước
-Địa điểm linh hoạt: chỉ với thiết bị có kết nối internet là bạn có thể bán hàng bất kỳ nơi đâu Chỉ cần bạn liên hệ được nhà cung cấp và khách hàng dễ dàng thì bạn đã khởi sự kinh doanh được rồi đó
Nhược điểm
-Đối thủ cạnh tranh lớn: Do viê •c gia nhập thị trường dễ dàng nên bạn có thể sẽ phải đối mặt với lượng lớn các đối thủ cạnh tranh trong ngành Đồng nghĩa với viê •c, cuộc chiến tranh giành nhà sản xuất chất lượng có thể sẽ rất cam go và khốc liê •t
-Lợi nhuận thu về thấp hơn: Khi các nhà sản xuất đã gánh hết trách nhiệm liên quan đến viê •c sản xuất và giao hàng, họ sẽ yêu cầu bạn chia khoản phần trăm hoa hồng cao hơn so với bình thường Lợi nhuận thu về trên mô •t đầu sản phẩm bán ra cũng sẽ ít hơn -Khó kiểm soát vấn đề thương hiệu: Đối với các Doanh nghiệp Dropshipping, thương hiệu luôn là vấn đề nan giải Khách hàng có thể không hài lòng với DN về chất lượng sản phẩm hoă •c đơn giản
là do Shipper giao hàng quá chậm Làm sao để có thể kiểm soát
Trang 10những vấn đề trên nếu như bạn không thực sự là nhà sản xuất & đơn vị giao hàng?
-Gặp vấn đề khó khăn trong việc kiểm soát hàng : Nếu bạn có kho hàng, bạn sẽ dễ dàng quản lý hơn trong việc xuất nhập kho Tuy nhiên khi bạn đặt hàng từ các nhà cung cấp khác nhau, sẽ rất khó trong việc theo dõi vị trí hàng hóa của mình
III,Các ví dụ tìm hiểu về E-Logistics
Lazada express (LEX) :
-Được thành lập vào tháng 10 năm 2015
-Công ty độc lập cung cấp các dịch vụ giao nhận, xử lí đơn hàng, kho bãi cho Lazada Việt Nam
-Lazada Express kết hợp với Fullfilment,Cross border, thành
bộ phận với tên gọi nội bộ là Lazada E-logistics
-Hệ thống E-Logistics của Lazada gồm:
a) Quản lí kho hàng: sử dụng mã vạch và hệ thống quét để xác định và kiểm tra hàng hóa khi nhập kho và xuất kho b) Quản lí đơn hàng: sử dụng hệ thống quản lý đơn hàng trực tuyến để xử lý và theo dõi các đơn hàng từ khách hang c) Vận chuyển và giao hàng: Lazada hợp tác với các đối tác vận chuyển và sử dụng những dịch vụ do chính Lazada
Trang 11Express mang lại giúp việc vận chuyển hàng hóa được thực hiện 1 cách nhanh chóng và an toàn.
d) Quản lý đổi trả và bảo hành: sử dụng hệ thống E-logistics
để quản lý quá trình đổi trả và bảo hành, từ việc xác nhận yêu cầu đổi trả đến quá trình vận chuyển sản phẩm trở lại kho hàng và xử lý hoàn trả tiền cho khách hàng.
e) Lazada global shipping: cho phép các nhà bán hàng
quốc tế gửi hàng trực tiếp từ nước ngoài đến khách hàng tại Việt Nam thông qua hệ thống vận chuyển của Lazada
-Ưu, nhược điểm của Lazada
Ưu điểm
+ Thương hiệu uy tín: các sản phẩm được bán trên lazada đều được đảm bảo chất lượng và uy tín
+ Kinh doanh an toàn: Lazada cho phép mở gian hàng free, bày bán free và chỉ thu chiết khấu của mỗi đơn hàng + Support Lazada: nắm trong tay một đội ngũ hỗ trợ khách hàng được đào tạo rất tốt
Nhược điểm
Trang 12+ Khâu đăng kí lâu: quá trình làm thủ tục đăng kí online mất nhiều thời gian, phức tạp và đòi hỏi có phần khắt khe hơn
+ Khuyến mãi đồng bộ: Lazada chỉ tập trung các chính sách ưu đãi, marketing cho toàn bộ sản phẩm chứ không thể cá nhân hóa cho từng đối tượng khách hàng
-Thành tựu của lazada
Lazada Việt Nam đã thành công xây dựng được một
hệ thống thương mại điện tử mạnh mẽ và đáng tin cậy tại Việt Nam
Đặc biệt, ghi nhận những bứt phá về quy mô cũng như
sự đầu tư mạnh vào hạ tầng, công nghệ giao vận đặc biệt là năm 2021,được coi là “năm đáng nhớ” đối với lazada.
Tại Tech Awards 2021 vừa qua, Lazada đã giành Giải thưởng Nền tảng thương mại điện tử xuất sắc nhất