1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự phát triển của e logistics tại trung quốc và bài học kinh nghiệm cho việt nam

67 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu sự phát triển của e-logistics tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Tác giả Lê Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Gia Bảo, Đỗ Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Người hướng dẫn Lê Thị Kim Huyền, Ths. Phạm Thu Trang
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Logistics
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 695,87 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (10)
  • 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan (11)
    • 2.1. Tài liệu trong nước (11)
    • 2.2. Tài liệu nước ngoài (11)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 3.1. Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (13)
    • 3.3. Câu hỏi nghiên cứu (13)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (14)
    • 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu (14)
  • 6. Giá trị khoa học, đóng góp của đề tài nghiên cứu (14)
  • 7. Kết cấu đề tài nghiên cứu (15)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ E-LOGISTICS (16)
    • 1.1. Khái niệm về E-Logistics – Logistics trong thương mại điện tử (16)
      • 1.1.1. Khái niệm về Thương mại điện tử (16)
      • 1.1.2. Khái niệm về Logistics (17)
      • 1.1.3. Khái niệm E-Logistics (19)
    • 1.2. Đặc điểm và vai trò của E-Logistics (20)
      • 1.2.1. Đặc điểm (20)
      • 1.2.2. Vai trò (21)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới E-Logistics (22)
      • 1.3.1. Các cơ chế chính sách hỗ trợ (22)
      • 1.3.2. Cơ sở hạ tầng (22)
      • 1.3.3. Sự phát triển và mức độ sẵn sàng về công nghệ (24)
      • 1.3.4. Thị hiếu tiêu dùng của khách hàng (27)
      • 1.3.5. Nguồn nhân lực (27)
      • 1.3.6. Nguồn tài chính (28)
    • 1.4. Một số mô hình E-Logistics và công nghệ được ứng dụng (29)
      • 1.4.1. Mô hình E-Logistics được sử dụng phổ biến (29)
      • 1.4.2. Các công nghệ được ứng dụng (31)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG E-LOGISTICS TẠI TRUNG QUỐC (34)
    • 2.1. Tổng quan thị trường thương mại điện tử tại Trung Quốc (34)
      • 2.1.1. Tốc độ phát triển của thị trường thương mại điện tử Trung Quốc (34)
      • 2.1.2. Những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc (35)
      • 2.1.3. Xu hướng của thương mại điện tử Trung Quốc (37)
    • 2.2. Thực trạng E-Logistics tại Trung Quốc (39)
    • 2.3. Những thành công và hạn chế của E-Logistics tại Trung Quốc (40)
      • 2.3.1. Thành công (40)
      • 2.3.2. Hạn chế (41)
    • 2.4. Các công nghệ được ứng dụng trong E-Logistics tại Trung Quốc (42)
  • CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO E-LOGISTICS VIỆT NAM (46)
    • 3.1. Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam so với Trung Quốc (46)
      • 3.1.1. Tình hình phát triển của thị trường thương mại điện tử (46)
      • 3.1.2. Xu hướng thương mại điện tử (47)
    • 3.2. Thực trạng E-Logistics tại Việt Nam so với Trung Quốc (49)
    • 3.3. So sánh các yếu tố ảnh hưởng tới E-Logistics ở Trung Quốc và Việt Nam (52)
      • 3.3.1. Về chính sách pháp luật (52)
      • 3.3.2. Về cơ sở hạ tầng (53)
      • 3.3.3. Về nguồn tài chính (55)
      • 3.3.4. Về thị hiếu tiêu dùng (55)
      • 3.3.5. Về nhân lực (57)
    • 3.4. Bài học kinh nghiệm (58)
      • 3.4.1. Về cơ sở hạ tầng (58)
      • 3.4.2. Về cơ sở hạ tầng giao thông (59)
      • 3.4.3. Về chính sách hỗ trợ (60)
      • 3.4.4. Về công nghệ kỹ thuật (60)
      • 3.4.5. Về nguồn nhân lực (60)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Logistics là ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, góp phần gia tăng giá trị hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại và nền kinh tế Phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn dịch vụ logistics với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại trong nước

Trong xu hướng dịch chuyển từ thương mại truyền thống sang TMĐT của kinh tế thế giới hiện đại, ngành dịch vụ logistics cũng có những thay đổi nhanh chóng và thích ứng với xu hướng mới Kết quả ngành dịch vụ logistics điện tử (E-Logistics) ra đời, với đặc trưng là tập hợp các hoạt động logistics với sự luân chuyển của dòng thông tin giữa các mắt xích từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu dùng cuối cùng được thực hiện thông qua môi trường Internet

Phát triển E-Logistics nói riêng và logistics nói chung là một trong những vấn đề được đặt ra và như là một điều kiện để phát triển, tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về mặt địa lý, đặc biệt là hệ thống bờ biển trải dài trên 3000km chính là cơ hội lớn để phát triển thương mại nếu Việt Nam có một hạ tầng Logistics phát triển Người bạn láng giềng của Việt Nam, đất nước tỉ dân Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền TMĐT phát triển nhanh nhất thế giới, là thị trường đầy tiềm năng của E-Logistics và đang phát triển vô cùng mạnh mẽ, là quốc gia có thị trường lớn nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Trước thực tế đó nhóm nghiên cứu quyết định nghiên cứu sự phát triển E-Logistics tại Trung Quốc và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm phát triển mạnh mẽ ngành E-Logistics nói riêng cũng như logistics nói chung tại nước ta Đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển của E-Logistics tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” được nhóm thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển mạnh mẽ E-Logistics Trung Quốc, trên cơ sở đó nhóm đưa ra các kinh nghiệm để áp dụng tại Việt Nam dựa trên những kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc Đề tài này sẽ được chúng tôi dựa trên nền tảng lý luận cơ bản về hệ thống E-Logistics, thực trạng phát triển E-Logistics của Trung Quốc từ đó đưa ra những bài học phù hợp với điều kiện phát triển hệ thống E-Logistics tại Việt Nam.

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Tài liệu trong nước

Tại Việt Nam, nghiên cứu về E-Logistics đã được quan tâm và phát triển trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát Có khá nhiều các công trình gồm các bài báo khoa học, các đề tài nghiên cứu, sách , giáo trình… có liên quan đến các vấn đề chuyên sâu về này Cụ thể, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong nước sau đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu:

Nguyen Tien Minh, Nguyen Thi Thu Ha, Nguyen Duc Duong (2022) Factors Affecting E-Logistics Services: A Case of Vietnam’s Northern Key Economic Region Journal of Positive School Psychology, 6(7), 5839-5848

Nghiên cứu đã tìm hiểu được 7 yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ E-Logistics: Trường hợp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của Việt Nam Tuy bài báo này về phạm vi địa lý chỉ gói gọn trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của Việt Nam tuy nhiên bài báo cũng đã cho ta thấy được những giải pháp chiến lược phát triển dịch vụ E-Logistics Việt Nam nói chung cũng như vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nói riêng

ThS Trần Phong & TS Nguyễn Quốc Cường (2022) Những thách thức và giải pháp dịch vụ E-Logistics cho thương mại điện tử ở Việt Nam hậu COVID-19, Bộ Tài Chính

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở tổng hợp thực trạng ngành E-Logistics và phân tích những thách thức cũng như chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 cùng với các yếu tố đã tác động lên mối quan hệ giữa E-Logistics và TMĐT Từ đó, nghiên cứu tổng hợp thêm những giải pháp tối ưu hiện tại và đưa ra một số giải pháp mới nhằm thay đổi, cải thiện hệ thống dịch vụ E-Logistics sao cho phù hợp với bối cảnh hiện tại, đem lại hiệu quả cạnh tranh hơn so với mô hình truyền thống

Qua bài viết, tác giả kỳ vọng sẽ có nhiều nghiên cứu hơn về vai trò của chuỗi dịch vụ E-Logistics hay hệ thống E-Logistics hiện đại trong TMĐT để kịp thời kiến nghị những giải pháp mang tính định hướng và thực tiễn, giúp đóng góp cho ngành Logistics Việt Nam nâng cao vị thế cạnh tranh.

Tài liệu nước ngoài

Trên thế giới hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu sâu rộng về lĩnh vực E-Logistics, tập trung vào sự phát triển của E-Logistics, cũng như các giải pháp nhằm tăng cường hiệu suất của hệ thống E-Logistics cho từng quốc gia Tuy nhiên, đáng chú ý là hầu hết các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở mức quốc gia hoặc tại một khu vực cụ thể nước ngoài, trong khi quá ít tài liệu nghiên cứu nói về sự phát triển của E-Logistics tại Trung Quốc và cơ hội học hỏi mà nó mang lại cho Việt Nam Một số công trình nổi bật được đề cập dưới đây có thể liên quan đến đề tài nghiên cứu:

Erceg, Aleksandar, and Jovanka Damoska Sekuloska “E-Logistics and e-SCM: how to increase competitiveness.” Logforum 15.1 (2019)

Bài nghiên cứu đã dựa trên các phân tích của các tài liệu được xem xét cùng với việc xác định tiềm năng ảnh hưởng E-Logistics đến khả năng cạnh tranh của công ty Trường hợp của Công ty Dalsey, Hillblom & Lynn (DHL) được đưa vào nghiên cứu này đã được lựa chọn để trình bày những tiềm năng mà E-Logistics có trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh Nhìn chung, E-Logistics đóng vai trò quan trọng có thể giúp các công ty tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường hiện nay

YU LIU (2017) “A Study on the Factors Affecting E-Logistics System in Chinese Logistics Industry”

Nghiên cứu này khám phá các thành phần bên trong của E-Logistics và các yếu tố ảnh hưởng ngoại sinh của chúng, đồng thời kiểm tra mối quan hệ giữa chúng trong các Công ty Logistics Trung Quốc (CLC) nên phù hợp với tình hình hiện tại của ngành logistics Trung Quốc, kết quả điều tra phản ánh một cách hoàn hảo rằng các vấn đề chính của hầu hết các doanh nghiệp logistic ở Trung Quốc và cũng cung cấp những hiểu biết có giá trị về tình trạng hiện tại của E-Logistics

Shawn P Daly & Lindsay X Cui “E-Logistics in China: basic problems, manageable concerns and intractable solutions”

Bài viết này xem xét thực tế các vấn đề xung quanh TMĐT và logistics ở Trung Quốc hiện nay Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với các nhà lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp và học thuật tại một thành phố lớn ven biển của Trung Quốc Từ những cuộc phỏng vấn này, mức độ của 9 thách thức lớn về E-Logistics đã được điều tra Dựa trên phạm vi của vấn đề và quy mô của các giải pháp tiềm năng, các vấn đề khác nhau được mô tả là cơ bản, có thể quản lý được hoặc khó giải quyết Các kết luận được đưa ra về những thách thức đặt ra cả hiện nay và trong tương lai của TMĐT và hậu cần ở Trung Quốc

Kanagavalli (2019) “Logistics and E- Logistics Management: Benefits and Challenges”

Nghiên cứu đã tìm hiểu đánh giá khá toàn diện về lợi ích, thách thức của E-Logistics Các quy trình liên quan đến E-Logistics được tác giả tìm hiểu rất kỹ Nghiên cứu kết luận rằng việc sử dụng sự đổi mới trong các chiến lược kinh doanh thông thường đã mang lại cơ sở cho E-Logistics Nhờ E-Logistics, tỷ lệ hài lòng của người tiêu dùng đã tăng lên Sự cần thiết của điều phối điện tử ngày càng trở nên quan trọng do quá trình toàn cầu hóa Không thể bỏ qua giá trị của phối hợp điện tử mặc dù thực tế có rất nhiều khó khăn Để sử dụng điều phối điện tử một cách thành công và khéo léo, trước tiên chúng ta không nên lạm dụng nó, tức là phải sử dụng nó một cách hợp pháp và phải nhận thức rõ chất lượng cũng như khuyết điểm của điều phối điện tử Tóm lại, trong tương lai, tầm quan trọng của phối hợp điện tử sẽ lớn hơn so với tình trạng hiện tại và nó sẽ sớm được nhiều người sử dụng Tính minh bạch trong kinh doanh đã được cải thiện, nhu cầu phá vỡ và hơn nữa năng lực điều tra doanh nghiệp đã được cải thiện nhờ áp dụng đổi mới Theo Hesse 2002, Gunasekaran et.al 2003, điều phối điện tử là một chuỗi giá trị điều phối được hỗ trợ trên website cung cấp các dịch vụ điều phối khiêm tốn như kho theo thỏa thuận, kho mở, phân bổ các giám đốc điều hành, liên minh mục tiêu và vận chuyển các giám đốc điều hành Điều phối điện tử là sự kết hợp của 4 phần bao gồm dịch vụ quản lý một điểm dừng; bảng dữ liệu; rô-bốt hóa trong hệ thống kho bãi và sắp xếp vận chuyển Để tạo ra lòng trung thành của người tiêu dùng, các dịch vụ bao gồm giá trị một cửa đã tạo nên sự khác biệt Bảng dữ liệu là nơi dữ liệu được giao dịch bằng các phương tiện điện tử giống như EDI và Internet Cơ giới hóa trong hoạt động kho bãi sẽ làm giảm sự hợp tác của con người trong việc làm mới việc đóng rắn, xếp dỡ và đổ hàng Hệ thống giao thông vận tải phát triển khả năng thích ứng và giảm chi phí vận chuyển.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

• Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu sự phát triển của E-Logistics tại thị trường Trung

Quốc và bài học rút ra cho Việt Nam

- Tìm hiểu và tổng hợp xây dựng cơ sở lý thuyết về TMĐT, E-Logistics

- Tiếp theo, nhóm nghiên cứu tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng hoạt động TMĐT và E-Logistics tại Trung Quốc để từ đó đánh giá các thành công, hạn chế của lĩnh vực E-Logistics tại Trung Quốc

- Tiến hành đánh giá so sánh giữa bối cảnh của Việt Nam so với Trung Quốc để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm phù hợp nhằm gia tăng hoạt động hiệu quả E-Logistics tại Việt Nam.

Nhiệm vụ nghiên cứu

• Nghiên cứu sự phát triển E-Logistics tại Trung Quốc và rút ra bài học để phát triển tại Việt Nam

• Thực trạng, những khó khăn và thành công của E-Logistics tại Trung Quốc

• Các giải pháp để phát triển E-Logistics Việt Nam từ thị trường Trung Quốc.

Câu hỏi nghiên cứu

• Khái niệm về TMĐT và E-Logistics Đặc điểm và vai trò các thành viên tham gia

• Thực trạng hoạt động E-Logistics tại Trung Quốc đang diễn ra như thế nào và bài học kinh nghiệm nào nên áp dụng, phù hợp để thực hiện tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Do giới hạn về kinh phí và khả năng tiếp cận các nguồn dữ liệu nghiên cứu, đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp Với các số liệu thống kê về thị trường TMĐT và hoạt động E-Logistics tại Việt Nam, dữ liệu sẽ được rà soát và đối chiếu từ các nghiên cứ và báo cáo chính thức của Tổng cục thống kê, Bộ Công Thương, các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, được truy xuất từ website tổ chức Với các tài liệu nghiên cứu về hoạt động E-Logistics tại Trung Quốc, kiến thức và dữ liệu được tìm kiếm thông qua các bài báo, tạp chí, bài nghiên cứu khoa học có liên quan, sách và các tư liệu về E-Logistics,

Phương pháp xử lý dữ liệu

Tập hợp và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định:

Sau khi đã tập hợp và sàng lọc, kiến thức và dữ liệu sẽ được tổng kết thành các giải pháp và bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hoạt động E-Logistics tại Việt Nam.

Giá trị khoa học, đóng góp của đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu phát triển E-Logistics là đề tài có tính cấp thiết cao đối với nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện tại khi hoạt động TMĐT ngày một phát triển với tốc độ tăng trưởng ấn tượng Sự phát triển của TMĐT thúc đẩy sự lưu thông dòng hàng hóa trên thị trường nội địa và hội nhập kinh tế quốc tế đất nước Với vị thế là quốc gia đang nỗ lực tham gia hội nhập quốc tế việc gia tăng hiệu quả hoạt động TMĐT là rất cần thiết và cấp bách Để đạt được mục tiêu đó, E-Logistics là lĩnh vực cực kỳ quan trọng để phát triển mạnh mẽ thị trường TMĐT, thúc đẩy phát triển nền kinh tế và gia tăng cạnh tranh quốc tế Vì vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện hơn E-Logistics quốc gia từ thực tiễn tại Trung Quốc - quốc gia dẫn đầu về TMĐT và E-Logistics, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm phù hợp để Việt Nam có thể học tập xây dựng hoàn thiện hệ thống E-Logistics.

Kết cấu đề tài nghiên cứu

Bên cạnh phần Mở đầu, Kết luận cũng như các nội dung về danh mục bảng biểu sơ đồ hình vẽ, nội dung bài nghiên cứu bao gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về E-Logistics

Chương 2: Thực trạng E-Logistics tại Trung Quốc

Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho E-Logistics Việt Nam

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ E-LOGISTICS

Khái niệm về E-Logistics – Logistics trong thương mại điện tử

1.1.1 Khái niệm về Thương mại điện tử

Từ khi các ứng dụng của Internet được khai thác nhằm phục vụ cho mục đích thương mại, nhiều thuật ngữ khác nhau đã xuất hiện để chỉ các hoạt động kinh doanh điện tử trên Internet trong đó có thuật ngữ “thương mại điện tử” Ban đầu, khi thuật ngữ “thương mại điện tử” xuất hiện đã có nhiều cách hiểu theo các góc độ nghiên cứu khác nhau như sau:

Công nghệ thông tin: Từ góc độ công nghệ thông tin, TMĐT là quá trình phân phối hàng hóa, dịch vụ, thông tin hoặc các thanh toán thông qua các mạng máy tính hoặc bằng các phương tiện điện tử khác

Thương mại: Từ góc độ thương mại, TMĐT cung cấp những khả năng mua, bán hàng hóa, dịch vụ và thông tin qua Internet và các dịch vụ trực tuyến khác

Quá trình kinh doanh: Từ góc độ quá trình kinh doanh, TMĐT đang thực hiện kinh doanh điện tử bằng cách hoàn thành quá trình kinh doanh thông qua mạng điện tử và với cách ấy sẽ dần thay thế cách thức kinh doanh vật thể thông thường

Dịch vụ: Từ góc độ dịch vụ, TMĐT là công cụ mà thông qua đó có thể đáp ứng được những mong muốn của chính phủ, các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà quản lý để cắt giảm giá dịch vụ trong khi vẫn không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và gia tăng tốc độ phân phối dịch vụ

Giáo dục: Từ góc độ giáo dục, TMĐT là tạo khả năng đào tạo và giáo dục trực tuyến ở các trường phổ thông, đại học và các tổ chức khác bao gồm cả các doanh nghiệp

Hợp tác: Từ góc độ hợp tác, TMĐT là khung cho sự hợp tác bên trong và bên ngoài tổ chức

Cộng đồng: Từ góc độ cộng đồng, TMĐT cung cấp một địa điểm hợp nhất cho những thành viên của cộng đồng để học hỏi, trao đổi và hợp tác

Hiện nay, có nhiều định nghĩa về TMĐT Dưới đây là một số định nghĩa TMĐT phổ biến

Theo Emmanuel Lallana, Rudy Quimbo, Zorayda Ruth Andam, (ePrimer: Giới thiệu về TMĐT, Philippines: DAI-AGILE, 2000) “TMĐT là việc sử dụng các phương tiện truyền thông điện tử và công nghệ xử lý thông tin số trong giao dịch kinh doanh nhằm tạo ra, chuyển tải và định nghĩa lại mối quan hệ để tạo ra các giá trị giữa các tổ chức và giữa các tổ chức và các nhân” Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT: “TMĐT được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh”

Theo Anita Rosen, (Hỏi và đáp về TMĐT USA: American Management Association,

2000), “TMĐT bao hàm một loạt hoạt động kinh doanh trên mạng đối với các sản phẩm và dịch vụ” hoặc Thomas L (Mesenbourg, Kinh doanh điện tử: Định nghĩa, khái niệm và kế hoạch thực hiện), đưa ra định nghĩa: “TMĐT thường đồng nghĩa với việc mua và bán qua

Internet, hoặc tiến hành bất cứ giao dịch nào liên quan đến việc chuyển đổi quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ qua mạng máy tính”

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc (OECD) đưa ra định nghĩa TMĐT: “TMĐT được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet”

Tổ chức Thương mại thế giới WTO định nghĩa: “TMĐT bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”

Nhìn chung, khái niệm “thương mại điện tử” được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Nghĩa rộng và hẹp ở đây phụ thuộc vào cách tiếp cận rộng và hẹp của hai thuật ngữ

“thương mại” và “điện tử”

Từ các định nghĩa trên và sau khi xem xét khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng và hẹp, người ta đưa ra một định nghĩa mang tính tổng quát về thương mại điện tử như sau:

“Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác.”

Logistics hiểu một cách đơn giản là những hoạt động nhằm đảm bảo nguồn lực vật chất cho đời sống con người và các hoạt động của mọi tổ chức Hoạt động logistics có phạm vi rộng lớn liên quan đến các khía cạnh của đời sống, có mặt trong hầu hết các lĩnh vực quân sự, kinh tế, xã hội, Ngay từ khi xuất hiện, con người đã cần tới hoạt động logistics, để tồn tại con người phải di chuyển, cất trữ những sản phẩm do mình tạo ra dù đó là sản phẩm được tạo ra một cách đơn giản qua săn bắn, trồng trọt Cùng với sự tiến hóa của xã hội, sự tiến bộ của kinh tế, khoa học và công nghệ, logistics ngày càng phát triển và đóng vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế các quốc gia

Đặc điểm và vai trò của E-Logistics

Bảng 1 1: So sánh đặc điểm Logistics truyền thống và E-Logistics

Quy mô lô hàng Lớn Nhỏ

Khách hàng Mang tính chiến lược Bao phủ rộng khắp, không xác định Dịch vụ khách hàng Phản ứng theo quy tắc Đáp ứng linh hoạt

Mô hình phân phối Sự thúc đẩy từ nguồn cung Lực kéo từ nhu cầu

Luồng hàng tồn kho/ đơn hàng Vô hướng Hai chiều Điểm đến Tập trung Độ phân tán cao

Yêu cầu Ổn định, thống nhất, nhất quán

Mang tính thời vụ cao, bị phân tách Đơn hàng Có thể dự đoán trước Biến thiên

- Với logistics truyền thống, khối lượng hàng hóa rất thấp vì một lượng lớn hàng hóa được gửi đến ít địa điểm hơn, như các cửa hàng bán sỉ, lẻ, nhà phân phối,… Nhưng trong trường hợp E-Logistics, số lượng nguyên liệu, hàng hóa ít hơn lại được gửi đến nhiều khách hàng một cách nhanh chóng

- Trong trường hợp hậu cần truyền thống, mục tiêu là hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhưng trong trường hợp hậu cần điện tử thì tốc độ nhanh hơn và có thể đáp ứng kỳ vọng của khách hàng lại là mục tiêu phổ biến

- Trong trường hợp logistics, thông tin được thu thập thông qua fax, thủ tục giấy tờ và MIS Còn với E-Logistics, thông tin được thu thập thông qua Internet, EDI, RFID và hệ thống thông tin tích hợp Có thể thấy, E-Logistics đáng tin cậy và nhanh chóng hơn so với logistics truyền thống

- Trong logistics truyền thống, trách nhiệm giải trình của các lô hàng được liên kết với chuỗi cung ứng hạn chế nhưng trong hậu cần điện tử, trách nhiệm giải trình được mở rộng trong toàn bộ chuỗi cung ứng Trong E-Logistics, khách hàng có kỳ vọng cao về chất lượng dịch vụ và vận chuyển hàng hóa, nhưng trong trường hợp logistics truyền thống, việc giao hàng mất nhiều thời gian như mong đợi của khách hàng không được đáp ứng vì ngày nay khách hàng cần giao hàng nhanh hơn

- Trong trường hợp hậu cần truyền thống thì ít phức tạp hơn trong việc thực hiện thương mại quốc tế nhưng trong trường hợp hậu cần điện tử thì mức độ phức tạp lớn hơn trong việc thực hiện thương mại quốc tế

- Trong E-Logistics, có thể đặt hàng trực tiếp với các nhà phân phối và nhà sản xuất và cũng giúp tiếp cận nhiều người bán hơn trên toàn cầu nhưng trong trường hợp logistics truyền thống, nó chủ yếu được thực hiện thông qua fax và giấy vì nó tốn kém và mất nhiều thời gian để nhận được phản hồi từ nhà sản xuất và nhà phân phối

- Trong trường hợp E-Logistics, nhu cầu vận chuyển thiếu ổn định và cũng không thể dự đoán được do số lượng khách hàng rất lớn nhưng với logistics truyền thống, nhu cầu về lô hàng là có thể dự đoán được

Có thể khẳng định, E-Logistics là một công cụ liên kết mọi hoạt động của chuỗi giá trị toàn cầu, bao gồm: sản xuất, cung cấp, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường Nó có vai trò vô cùng to lớn trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển từ khâu đầu vào đến đầu ra trong sản xuất của các doanh nghiệp

* Hỗ trợ và tối ưu hoá chuỗi cung ứng:

Chuỗi cung ứng có 3 dòng chảy chính bao gồm dòng hàng hoá, dòng thông tin, và dòng tài chính (hay dòng tiền) E-Logistics hỗ trợ và tối ưu hóa các dòng này như sau:

• Dòng hàng hóa: E-Logistics hỗ trợ và tối ưu vận chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng đủ về số lượng, chất lượng cũng như thời điểm E-Logistics có vai trò quan trọng trong quản lý hàng tồn kho trong TMĐT giúp việc lưu trữ, quản lý, dự đoán nhu cầu cũng như tối ưu hóa việc tái đặt hàng được tốt nhất

• Dòng thông tin: E-Logistics hỗ trợ và tối ưu quá trình giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận E-Logistics cho phép các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân dễ dàng theo dõi, quản lý đơn hàng từ xa một cách chính xác để cải thiện dịch vụ khách hàng đem đến cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt hơn với thời gian giao nhận nhanh chóng, hàng hóa được đảm bảo nguyên vẹn

• Dòng tài chính: E-Logistics hỗ trợ và tối ưu quá trình thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp trong TMĐT E-Logistics giúp tối ưu hóa chi phí từ vận chuyển, quản lý tồn kho, quy trình xử lý đơn hàng,… giúp bên cung cấp cắt giảm được các chi phí phát sinh để tăng hiệu suất lên mức cao nhất

* Tối ưu hoá giá trị của doanh nghiệp:

Thông qua E-Logistics, giá trị của doanh nghiệp được tối ưu và nâng cao cụ thể như sau:

• Giá trị sản phẩm: Thông qua E-Logistics, các đặc điểm, chức năng và công dụng của sản phẩm sẽ được truyền tải đến khách hàng một cách hiệu quả nhất

• Giá trị dịch vụ: E-Logistics giúp doanh nghiệp tối ưu được các hoạt động sửa chữa, bảo hành, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng…

• Giá trị giao tiếp: E-Logistics giúp nhân viên, doanh nghiệp nâng cao sự hài lòng trong tiếp xúc giữa khách hàng với giá trị biểu tượng Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng lên khi xây dựng và vận hành hệ thống E-Logistics thành công

* Hỗ trợ giao dịch và phân phối trực tuyến:

Với E-Logistics, giao dịch và phân phối không còn phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp do khách hàng có thể truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch thông qua mọi thiết bị di động có kết nối Internet như điện thoại di động, máy tính, laptop,

Các yếu tố ảnh hưởng tới E-Logistics

1.3.1 Các cơ chế chính sách hỗ trợ

Hiện nay, ngành Logistics tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung được đánh giá là một trong những lĩnh vực khá tiềm năng với nhiều định hướng, nhiều chính sách kế hoạch phát triển cụ thể qua từng thời điểm, từng giai đoạn Việt Nam có nhiều chính sách liên quan đến E-Logistics được ban hành cuối năm 2022 và 2023 Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) cũng đã ban hành và đưa ra các tuyên bố nhằm thúc đẩy logistics của các thành viên WTO

* Hệ thống công nghệ thông tin:

Cơ sở hạ tầng E-Logistics là mạng lưới các công nghệ, quy trình và tài sản vật chất hỗ trợ việc lưu thông hàng hóa và thông tin trong TMĐT

Cấu trúc hạ tầng, cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin và TMĐT đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của E-Logistics Dưới đây là một số ảnh hưởng cụ thể:

• Hệ thống quản lý kho (WMS):

- WMS giúp quản lý hiệu quả việc lưu trữ, xuất nhập kho hàng hóa, theo dõi tình trạng hàng hóa theo thời gian thực

- Hệ thống này giúp tối ưu hóa việc sắp xếp kho bãi, giảm thiểu thời gian tìm kiếm và xử lý đơn hàng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động E-Logistics

• Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS):

- OMS giúp quản lý tập trung toàn bộ quy trình xử lý đơn hàng, từ khi nhận đơn đến khi giao hàng cho khách hàng

- Hệ thống này giúp tự động hóa các thao tác như xác nhận đơn hàng, phân chia đơn hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp, theo dõi tình trạng giao hàng, v.v

• Hệ thống theo dõi và truy xuất (T&T):

- Hệ thống T&T giúp theo dõi vị trí hàng hóa trong quá trình vận chuyển, đảm bảo an toàn và minh bạch cho cả người bán và người mua

- Hệ thống này giúp khách hàng dễ dàng theo dõi tình trạng đơn hàng, tăng cường sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng

• Hệ thống thanh toán trực tuyến:

- Hệ thống thanh toán trực tuyến giúp khách hàng thanh toán đơn hàng nhanh chóng, tiện lợi và an toàn

- Hệ thống này giúp tăng tỷ lệ thanh toán thành công, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp

• Hệ thống dự báo nhu cầu:

- Hệ thống dự báo nhu cầu giúp doanh nghiệp dự đoán nhu cầu hàng hóa trong tương lai, từ đó có kế hoạch sản xuất và vận chuyển phù hợp

- Hệ thống này giúp giảm thiểu tồn kho, tăng hiệu quả sử dụng vốn và giảm chi phí vận hành

* Hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình, trang thiết bị kỹ thuật:

Hệ thống cơ sở hạ tầng công trình mang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động Logistics, đặc biệt là hệ thống các cơ sở công trình, trang thiết bị phục vụ hoạt động phân phối hàng hóa E-Logistics là mạng lưới các cơ sở vật chất, công nghệ và dịch vụ được sử dụng để di chuyển hàng hóa từ nhà cung cấp đến khách hàng trong TMĐT Nó bao gồm:

• Hệ thống kho bãi: Kho bãi là nơi lưu trữ hàng hóa cho đến khi chúng được vận chuyển đến khách hàng Đối với các nhà bán lẻ TMĐT, kho bãi có thể là trung tâm phân phối lớn hoặc kho nhỏ hơn nằm gần các khu vực dân cư

- Trung tâm vận chuyển: Trung tâm vận chuyển là nơi các bưu kiện được sắp xếp và vận chuyển đến điểm đến của chúng Chúng thường nằm ở các vị trí trung tâm để giảm thiểu thời gian vận chuyển

- Mạng lưới vận tải: Mạng lưới vận tải bao gồm các phương tiện giao thông được sử dụng để vận chuyển hàng hóa từ kho đến khách hàng Điều này có thể bao gồm xe tải, xe tải, máy bay và tàu

- Hệ thống công nghệ: Hệ thống công nghệ được sử dụng để theo dõi hàng hóa khi chúng di chuyển qua chuỗi cung ứng Chúng cũng được sử dụng để giao tiếp với khách hàng và cung cấp cho họ thông tin cập nhật về tình trạng đơn hàng của họ

• Hạ tầng hệ thống phân phối hàng hóa E-Logistics là một phần quan trọng của TMĐT

Nó phải hiệu quả và đáng tin cậy để đảm bảo rằng hàng hóa được giao cho khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác

* Hệ thống cơ sở hạ tầng tích hợp E-Logistics:

Hệ thống cơ sở hạ tầng tích hợp E-Logistics là một hệ thống toàn diện kết hợp các yếu tố công nghệ, quy trình và con người để hỗ trợ hiệu quả các hoạt động logistics trong lĩnh vực TMĐT Hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự lưu thông thông suốt của hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng, góp phần nâng cao trải nghiệm mua sắm trực tuyến và thúc đẩy sự phát triển của ngành TMĐT

1.3.3 Sự phát triển và mức độ sẵn sàng về công nghệ

Logistics hiện nay là ngành được ví như là “ xương sống” của nền kinh tế Việc phát triển logistics cũng đem lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp và các ngành kinh tế khác Đi cùng với đó là sự phát triển đồng thời của ngành E-Logistics khi mà sự bùng nổ của TMĐT diễn ra

Hiện nay, công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành logistics nói chung và đặc biệt là ngành E-Logistics nói riêng Nó giúp cải thiện hiệu suất công việc và quản lý chuỗi cung ứng So với logistics truyền thống thì E-Logistics thuận tiện và nhanh chóng hơn nhiều khi có sự hỗ trợ từ máy móc và công nghệ Độ chính xác cũng được đẩy lên mức cao nhất Sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng sâu rộng đối với ngành E-Logistics, nó mở ra nhiều cơ hội mới nhưng cũng đem lại nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp logistics

Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, rất nhiều công nghệ hiện đại tiên tiến ra đời và sẵn sàng đảm bảo hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động E-Logistics Trong đó, có thể kể tới một số công nghệ tiêu biểu:

Một số mô hình E-Logistics và công nghệ được ứng dụng

1.4.1 Mô hình E-Logistics được sử dụng phổ biến

* Mô hình nghiên cứu của Trần Phương Nam (2014)

Hình 1 1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình Logistics

(Nguồn: Trần Phương Nam, 2014) Ở mô hình này, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất về các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ hậu cần TMĐT, bao gồm: con người, công nghệ và quy trình

(1) Con người: Trong hệ thống E-Logistics yếu tố con người là rất quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ Quá trình lưu thông phân phối hàng hóa gắn liền với sự giao lưu thương mại Trong đó, các quyết định của con người về việc mua – bán phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chủ quan của con người Các quyết định về việc này hầu như không thể công thức hóa, máy móc Vì vậy, tự động hóa hoàn toàn công việc này chắc sẽ không thể Những quy định trên quy định dòng chảy hàng hóa của chuỗi E-Logistics Trong E-Logistics, chúng ta có những bộ phận thông minh, tự quản trị như: vận tải không người lái, container thông minh, kệ hàng thông minh, nhà kho thông minh, cảng thông minh, chuỗi cung ứng thông minh,… Tuy nhiên chỉ có vài bộ phận có thể tự quản trị nên cần sự giao tiếp với con người để hoạt động

(2) Công nghệ: Có thể thấy các quyết định của con người trong hệ thống E-Logistics là các kế hoạch hành động cho hệ thống Cần có sự giao tiếp để hệ thống nhận được các kế hoạch đó và làm theo Do đó, trong E-Logistics cần có những bộ phận bán tự quản như việc áp dụng Robot và Cobot (Collaborative Robot) trong kho hàng… đã làm tăng hiệu quả của quản trị kho hàng, khi mà Robot không thể đáp ứng hoàn toàn Robot cần sự giao tiếp, nhận kế hoạch hành động của con người là một thiết bị bán tự quản Trong xu hướng phát triển TMĐT và logistics, nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin ngoài việc cung cấp giải pháp quản lý và truyền thông mạng tính hệ thống; nó còn đảm bảo yếu tố bảo mật và an toàn trong giao dịch điện tử

(3) Quy trình: Việc tối ưu hóa năng lực giao nhận, ngoài việc đầu tư trang thiết bị và công nghệ thì phát triển quy trình kho bãi dành riêng cho việc đáp ứng nhiều kênh phân phối, giao nhận vẫn chưa được quan tâm thực hiện tại nhiều doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp bán lẻ Cùng với sự phát triển nhanh của TMĐT, sự phát triển của các kênh phân phối yêu cầu ngành logistics phải có khả năng giao hàng nhỏ lẻ, thường xuyên và đúng hẹn, cho phép loại bỏ hàng tồn kho tại cửa hàng và tối ưu hóa diện tích bán hàng nhưng không để xảy ra mất doanh số do hết hàng

*Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Ánh Dương (2014)

Hình 1 2: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình E-logistics

(1) Nhận thức: Sự thành công trong phát triển TMĐT và logistics chính là thay đổi hành vi người tiêu dùng, gia tăng nhanh giao dịch mua bán và thanh toán trực tuyến, thanh toán điện tử, đặc biệt là gia tăng xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt

(2) Hạ tầng công nghệ: Về cơ bản xu hướng phát triển E-Logistics là sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet để hỗ trợ hệ thống tích hợp giữa TMĐT và logistics Ngoài ra, việc quản lý tên miền, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong TMĐT là rất quan trọng, còn những khoảng trống đáng kể về cạnh tranh trong thị trường TMĐT, giá trị pháp lý của chứng từ điện tử (hợp đồng, hóa đơn điện tử) là yếu tố làm nên sự khác biệt của E-Logistics, cũng như TMĐT và logistics Khoảng trống này là vấn đề kết nối giữa các doanh nghiệp bán lẻ, doanh nghiệp logistics với các doanh nghiệp vận chuyển đa phương thức (như Grab, Uber,…) hoặc các vấn đề của thị trường TMĐT phát triển: tính toán chi phí kinh doanh khi có sự kết hợp giữa TMĐT với thương mại truyền thống… chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt…

(3) Hạ tầng pháp lý: Ngoài việc đảm bảo giá trị pháp lý của chứng từ điện tử, thì các quy định về văn bản, chữ kí điện tử, truy xuất nguồn gốc… là rất quan trọng trong TMĐT nói riêng và E-Logistics nói chung, nó đảm bảo trách nhiệm của các bên trong môi trường E-Logistics

(4) Sở hữu trí tuệ: Sở hữu trí tuệ và bảo vệ người tiêu dùng thông qua yếu tố tính an toàn và độ bảo mật thông tin trong lĩnh vực này tuy đã được chú ý nhiều hơn, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, rất cần bổ sung hệ thống pháp lý liên quan tới TMĐT và E-Logistics

(5) Hệ thống thanh toán điện tử: Thanh toán điện tử là thành tố quan trọng không thể thiếu với TMĐT và E-Logistics Tất cả các phương thức thanh toán điện tử có một số đặc điểm như: Tính độc lập, di động, ẩn danh, bảo mật, dễ sử dụng, chi phí giao dịch, thuận tiện, kiểm soát và truy xuất nguồn gốc, tất cả yếu tố này đều có lợi cho người bán hàng trực tuyến bởi vì thanh toán điện tử cho phép họ dễ giao dịch bán hàng trực tuyến mọi lúc mọi nơi thay vì bị giới hạn trong một cửa hàng; giảm chi phí xử lý hoạt động và đồng thời tiết kiệm giấy in ấn cho biên lai, hóa đơn; cho phép khách hàng, người tiêu dùng tiếp cận với thị trường toàn cầu Cung cấp thanh toán điện tử cũng có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện duy trì người tiêu dùng, người tiêu dùng có nhiều khả năng trở lại với trang web TMĐT nơi mà thông tin của họ đã được nhập và lưu trữ

(6) Nguồn nhân lực: TMĐT và E-Logistics được xem là ngành có yếu tố đặc thù, ngành nghề đòi hỏi nguồn nhân lực có yếu tố chuyên môn nhất định Với xu thế tự động hóa và TMĐT đang tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái của ngành logistics, các doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đào tạo lại kỹ năng cho lực lượng lao động hiện có để bắt kịp tiến bộ công nghệ, qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics nói riêng và E-Logistics

1.4.2 Các công nghệ được ứng dụng

* Trí tuệ nhân tạo (Al):

Công nghệ Al giúp các doanh nghiệp dự đoán xu hướng mua sắm dựa trên những sản phẩm mà người mua từng lựa chọn Từ đó đưa ra các hoạt động marketing cá nhân hóa để tiếp cận khách hàng hiệu quả Ví dụ, khi một khách hàng tìm kiếm một sản phẩm nào đó trong một thời điểm nhất định, các thông tin đó sẽ được xử lý và đưa ra các dự đoán về sản phẩm phù hợp với khách hàng Trong suốt quá trình mua, dựa trên dữ liệu đã được xử lý, website sẽ gợi ý những sản phẩm tương tự món hàng mà khách đã chọn Điều này có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi cao gấp 915% so với thông thường (Theo Digital Commerce 360)

* Tích hợp nhiều phương thức thanh toán trực tuyến:

Công nghệ này giúp người mua hàng có thể thanh toán một cách dễ dàng và thuận tiện hơn bằng cách sử dụng nhiều phương thức thanh toán trực tuyến khác nhau

Trong logistics EDI là phương pháp trao đổi dữ liệu điện tử giữa các bên liên quan trong quá trình vận chuyển hàng hóa EDI được sử dụng để truyền tải các thông tin liên quan đến đơn hàng, vận chuyển, thanh toán và các tài liệu kinh doanh khác giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng Việc sử dụng EDI giúp cải thiện hiệu suất và tính chính xác của quá trình logistics thông qua việc tự động hoá quy trình trao đổi thông tin và tăng tốc độ hoàn thành các tác vụ như giúp các bên liên quan gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà vận chuyển và khách hàng tương tác với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả Bằng cách sử dụng hệ thống EDI, thông tin về đơn đặt hàng, giao nhận hàng hóa, thông tin thanh toán và các tài liệu liên quan khác có thể được truyền tải một cách tự động và chính xác từ một hệ thống tới hệ thống khác mà không cần phải thực hiện các bước thủ công như in ấn, gửi bằng fax hoặc email Khi áp dụng EDI trong logistics và chuỗi cung ứng thì mọi giao dịch được sắp xếp và tổ chức một cách tự động hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo và truyền hóa đơn cũng như các dữ liệu cần thiết khác

Công nghệ này giúp cho các nhân viên logistics dễ dàng truy cập và cập nhật thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào trên các thiết bị điện thoại di động hay là máy tính Công nghệ này giúp cập nhật thông tin về vận chuyển hàng hóa, tình trạng đơn hàng và cả thông tin kho hàng

Công nghệ này cung cấp một nền tảng lưu trữ dữ liệu trực trữ thông tin lớn, luôn được cập nhật mọi lúc mọi nơi chỉ cần trên các thiết bị có kết nối Internet Ngoài ra công nghệ này còn hỗ trợ gửi các hình ảnh, video và tài liệu giữa các bên tham gia là hệ thống logistics làm cho toàn bộ hệ thống thông tin trong chuỗi cung ứng được đồng nhất

THỰC TRẠNG E-LOGISTICS TẠI TRUNG QUỐC

Tổng quan thị trường thương mại điện tử tại Trung Quốc

2.1.1 Tốc độ phát triển của thị trường thương mại điện tử Trung Quốc

Trong những năm gần đây, tại Trung Quốc thị trường tiêu thụ mở rộng nhanh chóng cùng với sự phát triển các công nghệ digital không ngừng tăng tốc nên ngành TMĐT phát triển với tốc độ kinh ngạc Trung Quốc được xếp hạng hàng đầu trên thế giới tính trên doanh số bán lẻ trực tuyến, cùng với thị trường TMĐT góp phần hơn một nửa doanh số bán lẻ tại quốc gia này vào năm 2021 nên ngành TMĐT Trung Quốc dường như là một khẩu vị mới cho các nhãn hàng trải nghiệm Cùng với đó là trong đại dịch Covid-19 nên người tiêu dùng có sự chuyển dịch vào mô hình trực tuyến nên tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng bằng cách bán hàng trực tuyến

Thị trường TMĐT Trung Quốc ngập tràn các cơ hội dường như vô tận Theo báo cáo của GlobalData, doanh số TMĐT ở Trung Quốc đã tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 11,2% trong giai đoạn 2018-2022 và đạt giá trị 13,8 nghìn tỷ NDT (2,0 nghìn tỷ USD) vào cuối năm 2022 Xét trên giá trị thanh toán, năm 2022, Trung Quốc chiếm 33,9% thị phần trong thị trường TMĐT toàn cầu, theo sau là Mỹ và Vương quốc Anh Do càng có nhiều người tiêu dùng chuyển từ mua sắm thông thường sang mua sắm trực tuyến nên Trung Quốc giữ vị trí thống trị với mức tăng trưởng 9,9%

Thị trường TMĐT Trung Quốc phát triển nhanh chóng trong 5 năm qua là nhờ sự phát triển và phổ biến rộng rãi của điện thoại thông minh Điều này giúp số lượng người truy cập Internet ngày càng tăng cũng như số lượng khách hàng mua sắm trực tuyến, kèm theo đó là sự sẵn có của các giải pháp thanh toán trực tuyến như Alipay và WeChat Pay

Sự tăng trưởng của thị trường TMĐT Trung Quốc một phần cũng nhờ sự phát triển của các hoạt động TMĐT ở khu vực nông thôn Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, doanh số bán lẻ trực tuyến ở khu vực nông thôn đã tăng 12,5% trong nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm

Mua sắm trực tuyến cho phép khách hàng xem trước và mua sản phẩm thông qua các nội dung livestream đã biến mua sắm trực tuyến thành một xu hướng tại Trung Quốc Việc bán hàng online đang ngày càng phổ biến nhờ sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội như WeChat - hãng cung cấp nhiều ứng dụng phụ cũng nhiều tính năng hữu ích cho phép người dùng mua sản phẩm mà không cần phải tải thêm app hoặc chuyển hướng đến một trang web khác

Thị trường TMĐT Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển nhờ sự gia tăng của số lượng người mua sắm trực tuyến, sự cải thiện và phổ biến của các cơ sở hạ tầng, phương tiện thanh toán Thị trường TMĐT Trung Quốc được dự kiến sẽ tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm mạnh mẽ là 11,6% từ năm 2023 đến năm 2027 và sẽ đạt 23,5 nghìn tỷ NDT (3,2 nghìn tỷ USD) vào năm 2027

2.1.2 Những nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc

Thị trường TMĐT Trung Quốc là mạng lưới đối tác và đối thủ cạnh tranh phức tạp Các nghiên cứu cho thấy thị phần của các cửa hàng độc lập, bao gồm website TMĐT và website của chính nhãn hàng luôn tăng so với năm trước Mặc dù đối thủ cho thấy độ phủ dày đặc, nhưng 5 nền tảng TMĐT vẫn vận hành phần ngoài rìa trong thị trường TMĐT Trung Quốc, chiếm 80% thị phần bao gồm các trang: Alibaba Group ( Taobao và Tmall), PinDuoDuo, Xiaohongshu, và JD.com

Alibaba Group (Công ty Hữu hạn Cổ phần Tập đoàn Alibaba) là một tập đoàn TMĐT cung cấp dịch vụ bán hàng giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, doanh nghiệp tới người tiêu dùng và doanh nghiệp với doanh nghiệp dịch vụ bán hàng thông qua cổng thông tin điện tử Alibaba được xem sàn TMĐT có lượng khách hàng khổng lồ nhất Trung Quốc

Taobao, là nền tảng mua sắm trực tuyến phổ biến nhất, nâng giá trị giao thương hàng hóa gộp (GMV) đến 1 ngàn tỉ đô la Mỹ GMV Taobao có hàng triệu danh mục sản phẩm,

900 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và bán hơn 50 ngàn sản phẩm một phút Bằng cách tích hợp chức năng TMĐT xã hội trên Taobao, các nhãn hàng có thể nâng tầm KOL và quảng cáo nội dung nhằm gia tăng mức độ tương tác của người tiêu dùng lẫn khám phá thương hiệu Ngoài ra, nền tảng này đã tung ra Taobao Live, cho phép các nhà bán lẻ phát sóng trực tiếp thu về gần 10 triệu đô la một phút

Tmall, là nhánh kinh doanh khác của Alibaba, là nền tảng TMĐT dành cho doanh nghiệp tới người tiêu dùng lớn nhất Trung Quốc, chiếm 51% trong tổng tất cả giao dịch B2C Trung tâm mua sắm ảo này nắm giữ hơn 180,000 thương hiệu quốc tế, chẳng hạn như Dyson, Chanel, Dior,… Tmall có hơn 780 triệu người dùng hoạt động hàng tháng Trong suốt các sự kiện Giảm Giá Lớn Ngày Đôi 11, Tmall có thể thu về 74.1 tỉ chỉ trong 1 ngày

Mang danh là "Hắc Mã", PinDuoDuo là nền tảng TMĐT doanh nghiệp – người tiêu dùng phát triển nhanh nhất Trung Quốc Vào năm 2020, nền tảng này sở hữu hơn 643 triệu người dùng hoạt động hàng tháng và tiếp nhận lớn đến 100 triệu đơn đặt hàng mỗi ngày

PinDuoDuo tích hợp các mạng lưới xã hội vào trong quy trình mua sắm trực tuyến, khuyến khích người dùng chia sẻ sản phẩm trên mạng xã hội như WeChat và QQ, hình thành "một nhóm mua sắm" để bẻ khóa các mô hình giá khi mua sắm Khi đội nhóm càng lớn thì chiết khấu càng lớn theo Điều này khiến cho người dùng bám chặt hơn vào việc trải nghiệm mua sắm tương tác và chủ động Đi kèm với nhiều khuyến mãi chẳng hạn việc báo danh hàng ngày, chương trình thẻ, mini games, phiếu mua hàng tiền mặt, và các sản phẩm miễn phí, PinDuoDuo khiến nhiều người dùng tương tác PinDuoDuo đã trở thành hiện tượng thành công lan truyền tại Trung Quốc

Xiaohongshu là một nền tảng mạng xã hội tập hợp nội dung do UGC và TMĐT Xiaohongshu nổi lên như một cổng nội dung lớn nhất Trung Quốc và có hơn 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng Thế hệ trẻ năng động và thế hệ Z chiếm gần 4/5 lượng người dùng, với các tầng lớp trung và cao trung đại diện 2/3 Xiaohongshu có lượng người dùng nữ lên đến 88%, cho thấy độ phủ lớn để tiếp cận người tiêu dùng nữ Trung Quốc Mỗi ngày, nền tảng này thu hút hơn 8 tỷ lượt xem nội dung, chuyển thành một kênh TMĐT công nghệ nhắm mục tiêu vào người tiêu dùng đẳng cấp và có sự chú ý vào xu hướng

JD.com là nền tảng TMĐT một điểm đến hàng đầu Trung Quốc, nắm giữ 16.7% tất cả doanh số bán hàng TMĐT Trung Quốc Hợp tác với Google, Tencent, và Walmart, độ phủ rộng của JD.com phục vụ đến hơn 550 triệu người tiêu dùng Trung Quốc, đem lại sự tiếp cận trực tiếp đến một phạm vi rộng các sản phẩm cao cấp và uy tín Hơn 20,000 nhãn hàng được liệt kê trên JD.com Mỗi ngày, trang TMĐT đem lại 48.7 tỉ đô la Mỹ tính về doanh thu, không đề cập đến 900 nhà kho khắp Trung Quốc, hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng và chuyển phát toàn diện

Thực trạng E-Logistics tại Trung Quốc

Với sự phát triển nhanh chóng của Internet và TMĐT, E-Logistics của Trung Quốc đang phát triển vô cùng mạnh mẽ Là một phần quan trọng của TMĐT, E-Logistics liên quan trực tiếp đến trải nghiệm tiêu dùng của khách hàng và ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý

Ngành E-Logistics ở Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng nhanh chóng Theo dữ liệu, tính đến năm 2022, quy mô thị trường E-Logistics vượt quá 1,2 nghìn tỷ NTD (168 tỷ USD), tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái Với sự xuất hiện của các công nghệ mới nổi như bán lẻ mới, máy bay không người lái và công nghệ logistics, ngành E-Logistics có triển vọng phát triển rất lớn

Tốc độ giao hàng E-Logistics của Trung Quốc cũng đang dần tăng lên Trước đây, E-Logistics và phân phối TMĐT thường mất vài ngày để hoàn thành, nhưng hiện nay nhiều nền tảng TMĐT có thể cung cấp dịch vụ "giao hàng trong ngày" hoặc "giao hàng vào ngày hôm sau", giúp cải thiện đáng kể trải nghiệm tiêu dùng của khách hàng Không chỉ vậy, độ tin cậy và an toàn của logistics và vận tải cũng dần được cải thiện, chất lượng sản phẩm mà khách hàng nhận được cũng được đảm bảo tốt hơn

Cạnh tranh trong ngành E-Logistics Trung Quốc ngày càng trở nên khốc liệt Do thị trường E-Logistics có triển vọng rộng lớn và thu hút được nguồn vốn lớn nên sự cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên khốc liệt Để chiếm thêm thị phần, nhiều nền tảng TMĐT tiếp tục tăng cường đầu tư vào E-Logistics, tung ra nhiều dịch vụ và chính sách ưu đãi, đồng thời cải thiện sự hài lòng và tỷ lệ hài lòng của khách hàng

Các mô hình đổi mới về E-Logistics ở Trung Quốc đang lần lượt xuất hiện Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ logistics, nhiều mô hình E-Logistics mới đã dần hình thành hướng phát triển logistics TMĐT Ví dụ, sự ra đời của giao hàng bằng máy bay không người lái, kho bãi thông minh trí tuệ nhân tạo, logistics chia sẻ và các mô hình khác đã thúc đẩy đáng kể sự phát triển của E-Logistics, đồng thời mang đến các dịch vụ thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn cho người tiêu dùng

Lĩnh vực E-Logistics của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với một số thách thức Ví dụ như thiết bị kho bãi không đủ, việc phân phối tại các điểm cuối khó khăn và chi phí phân phối cao Để cải thiện hơn nữa trải nghiệm tiêu dùng và mức độ dịch vụ của khách hàng, các công ty E-Logistics cần tích cực giải quyết vấn đề này

Về tổng quan, mặc dù ngành E-Logistics của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội khác nhau.

Những thành công và hạn chế của E-Logistics tại Trung Quốc

Thị trường E-Logistics tại Trung Quốc đang dự kiến tăng trưởng với tốc độ CAGR là 8% trong giai đoạn 2022-2027 Khi Covid bùng phát đã làm chậm hoặc đóng cửa phần lớn nền kinh tế, Trung Quốc lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ sụt giảm doanh số bán lẻ quốc gia nhưng E-Logistics vẫn phát triển mạnh mẽ Số lượng người dùng TMĐT Trung Quốc ngày càng tăng, thời gian trung bình mỗi ngày của dành cho các video phát trực tiếp không ngừng tăng lên bởi mức giá ưu đãi, lời giới thiệu hấp dẫn, độ tin cậy cao và ngày càng nhiều người trở thành khách hàng trung thành của E-Logistics Mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nói chung chậm lại nhưng tổng khối lượng xuất nhập khẩu và khối lượng giao dịch của TMĐT xuyên biên giới của Trung Quốc vẫn tăng trưởng liên tục Theo thống kê hải quan, TMĐT xuyên biên giới của Trung Quốc ghi nhận tổng khối lượng xuất nhập khẩu là

1,69 nghìn tỷ NDT (235 tỷ USD) vào năm 2020, tăng 31,1% so với cùng kỳ năm ngoái; duy trì đà phát triển trong hai quý đầu năm 2021, với tổng khối lượng xuất nhập khẩu là 886,7 tỷ NDT (123 tỷ USD), tăng 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái Theo các nguồn tin trong ngành, TMĐT xuyên biên giới của Trung Quốc ghi nhận khối lượng giao dịch 12,5 nghìn tỷ NDT (1,74 tỷ USD) vào năm 2020, tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm hơn 30% tổng giá trị xuất nhập khẩu Sự phát triển không ngừng của TMĐT xuyên biên giới đã mang lại cho các doanh nghiệp Trung Quốc nhiều cơ hội hơn để giới thiệu thương hiệu của họ ra nước ngoài Theo dữ liệu, tính đến năm 2022, quy mô thị trường E-Logistics vượt quá 1,2 nghìn tỷ NDT (166,79 tỷ USD), tăng gần 30% so với cùng kỳ năm 2021 Với sự xuất hiện của các công nghệ mới nổi như bán lẻ mới, máy bay không người lái và công nghệ logistics, ngành E-Logistics có triển vọng phát triển rất lớn E-Logistics thu hút nguồn lực đầu tư lớn và có xu hướng tăng nhanh chóng theo thời gian

Ngành logistics và E-Logistics đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và bền vững của các doanh nghiệp trong ngành Nguồn nhân lực logistics có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn là tài sản quý giá cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, so với các nước phát triển khác, Trung Quốc bắt đầu phát triển logistics khá muộn, do đó cơ sở giáo dục và đào tạo về logistics còn thiếu sót Theo thống kê, trong số 110 trường thuộc “Dự án 211”, chỉ có khoảng hơn 10 trường có các chương trình và chuyên ngành về Logistics Điều này đã gây ra một khoảng cách lớn giữa nhu cầu và cung cấp nhân lực logistics trên thị trường Để khắc phục tình trạng này, cần phải xây dựng một hệ thống giáo dục và đào tạo Logistics hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực logistics, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển của ngành

Phân phối logistics là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự thành công của các công ty E-Logistics và TMĐT Tuy nhiên, hiện nay, phân phối logistics ở Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là việc không đồng đều và chồng chéo logistics Điều này gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, như tăng chi phí, giảm hiệu quả, mất uy tín và khách hàng

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là việc thiếu quy hoạch khoa học và rõ ràng về trung tâm phân phối logistics Hiện nay, nhiều trung tâm phân phối được thành lập một cách ngẫu hứng, không dựa trên nhu cầu thực tế của thị trường và địa lý kinh tế Do đó, việc phân phối logistics không được tiến hành theo một quy trình chuẩn mực, mà bị phụ thuộc vào sự quyết định của từng người lãnh đạo Điều này dẫn đến việc không có sự phối hợp và liên kết giữa các trung tâm phân phối, mà thay vào đó là sự cạnh tranh và xung đột lợi ích Hậu quả là xuất hiện các vùng chồng chéo logistics, khi một khu vực được phục vụ bởi nhiều trung tâm phân phối cùng lúc, hoặc các vùng điểm mù logistics, khi một khu vực không được phục vụ bởi bất kỳ trung tâm phân phối nào

Nếu nhìn ra thế giới, ta sẽ thấy rằng ngành E-Logistics Trung Quốc còn rất yếu kém về khả năng cạnh tranh quốc tế Để phân tích hiện trạng của ngành, chúng ta cần xem xét cách các công ty E-Logistics Trung Quốc đáp ứng nhu cầu của người dùng trong nước và mức độ phủ sóng của các công ty trên toàn quốc Theo dữ liệu từ nhiều trang web cổng thông tin điện tử, các công ty E-Logistics của Trung Quốc chưa có thị phần lớn ở thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường B2B Sự thiếu hụt lưu lượng hàng hóa lớn đã khiến cho chi phí logistics tăng vọt, điều này đã gây ra những rào cản lớn cho sự phát triển quốc tế của các công ty logistics Trung Quốc Thị trường quốc tế đã trở thành một bức tường vô hình cho các công ty logistics Trung Quốc, khiến cho logistics Trung Quốc chỉ có thể tập trung vào thị trường nội địa, khó có cơ hội mở rộng ra ngoài, tiến vào thế giới

Việc tự động hóa ngành E-Logistics Trung Quốc còn tương đối lạc hậu Với sự phát triển của E-Logistics và sự xuất hiện của các loại tủ tự lấy hàng trong cuộc sống, quá trình tự động hóa logistics ở Trung Quốc đã dần bắt đầu Tuy nhiên, do mức độ sử dụng máy móc trong hoạt động phân phối còn thấp, lưu trữ và vận chuyển thông minh vẫn còn hạn chế, còn nhiều vấn đề và chưa có giải pháp hoàn chỉnh để giải quyết Điều này cũng dẫn tới sự phát triển tương đối lạc hậu về tự động hóa trong ngành logistics Trung Quốc

Có những vấn đề về thể chế trong ngành logistics ở Trung Quốc So với E-Logistics ở các nước phát triển phương Tây, E-Logistics Trung Quốc chưa đủ hoàn hảo, chưa có luật pháp và quy định phù hợp để quản lý và hạn chế, dẫn đến E-Logistics phát triển tương đối khó khăn, việc hình thành hệ thống E-Logistics đình trệ, hạn chế sự phát triển E-Logistics.

Các công nghệ được ứng dụng trong E-Logistics tại Trung Quốc

Công nghệ Big Data là nơi cung cấp lượng dữ liệu lớn và khả năng phân tích dữ liệu hỗ trợ cho việc ra quyết định, là cơ sở khoa học đáng tin cậy Với khả năng tính toán và phân tích dữ liệu mạnh mẽ công nghệ này đã hỗ trợ rất lớn cho việc truyền tin của ngành

Các tập đoàn công nghệ lớn của Trung Quốc là chuyên gia trong việc sử dụng dữ liệu người dùng Họ thu thập, phân tích thông tin bằng các thuật toán để phục vụ cho mục đích đổi mới và cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng Một trong số các tập đoàn công nghệ kể trên là Ant Group, một công ty liên kết của gã khổng lồ TMĐT Trung Quốc Alibaba

Ant Group đang sử dụng dữ liệu khách hàng để chiếm thị phần lớn hơn trong thị trường tài chính tiêu dùng Hệ thống Al của họ thu thập một loạt dữ liệu để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng Đồng thời, hệ thống cũng tự động thiết lập điểm tín dụng cho hàng triệu người dùng

Nền tảng TMĐT sử dụng công nghệ big data để tiến hành phân tích toàn diện và phân khúc người dùng, tối ưu hóa dữ liệu dựa trên thẻ ưu tiên được cá nhân hóa, sau đó tiến hành tiếp thị có mục tiêu và chính xác đến các nhóm người dùng mục tiêu, cho phép người dùng doanh nghiệp và người bán cung cấp cho người dùng dịch vụ tốt hơn Các sản phẩm và dịch vụ được cá nhân hóa chất lượng cao, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong trường hợp thông thường, người tiêu dùng sẽ duyệt hoặc truy xuất nhu cầu của mình về một loại sản phẩm nhất định thông qua nền tảng TMĐT Để đáp ứng nhu cầu thực sự của người tiêu dùng, nền tảng TMĐT sẽ kết hợp công nghệ big data để phân tích việc mua hàng mục đích sử dụng thông tin của người tiêu dùng và sử dụng phân tích dữ liệu theo thời gian thực như sở thích sản phẩm, tần suất duyệt web và thời gian dành cho các trang sản phẩm giúp thông tin sản phẩm được nền tảng TMĐT đưa đến người tiêu dùng trở nên chân thực và chính xác hơn Do đó, công nghệ big data có thể cung cấp cho nền tảng TMĐT các dịch vụ thu thập và phân tích dữ liệu tốt hơn, từ đó phản ánh nhu cầu và mối quan tâm cụ thể của người tiêu dùng đối với một số loại hàng hóa và giúp người bán tiếp thị chính xác Về các ứng dụng cụ thể, với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối cài đặt nền tảng TMĐT như điện thoại di động, nền tảng, máy tính và ứng dụng tương ứng, trang web và phần mềm khác, việc thu thập dữ liệu người tiêu dùng khác nhau (thông tin cơ bản trong các danh mục được pháp luật cho phép), v.v Trong khi lấp đầy và cải thiện cơ sở dữ liệu trong máy chủ big data, nó giúp công nghệ big data đạt được sự cải tiến tổng thể về công nghệ phân tích thông tin Đối với các ứng dụng cụ thể, chẳng hạn như ứng dụng di động Taobao, một lượng lớn dữ liệu người dùng được thu thập thông qua nhiều phương pháp khác nhau Với sự hỗ trợ của công nghệ big data, nhiều dữ liệu khác nhau được tổng hợp, phân tích và phản hồi lại nền tảng để xử lý thông tin và thông tin sản phẩm cá nhân hóa Phân phối và thúc đẩy để dự đoán chính xác nhu cầu tiêu dùng của người dùng Ngoài ra, thiết bị đầu cuối thông minh điện thoại di động cũng có thể cung cấp cho người dùng các vị trí địa lý cụ thể và tiếp tục cải thiện dịch vụ dựa trên vị trí địa lý Bởi vì thiết bị đầu cuối thông minh điện thoại di động là tài sản cá nhân nên nền tảng không có quyền xử lý chúng Vì vậy, chỉ với sự hỗ trợ của công nghệ big data đã giúp nền tảng phân tích hành vi của người dùng để xác định xem họ có quan tâm đến một loại sản phẩm nhất định hay không và mức độ quan tâm Tóm lại, với hàng loạt dịch vụ kỹ thuật như thu thập và phân tích big data, mục tiêu cuối cùng là giúp nền tảng trở nên thông minh hơn về mặt dịch vụ thông tin, đồng thời cung cấp cho người dùng các dịch vụ chính xác dựa trên sở thích, v.v và cung cấp cả hai bên với sự hỗ trợ của công nghệ big data

* Trí tuệ nhân tạo – Al:

Tại Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2024 vừa kết thúc, Al một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý của tất cả các bên và “trí tuệ nhân tạo thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội” cũng được liệt kê là một trong bốn các chủ đề chính tại cuộc họp thường niên năm nay

Trung Quốc có lợi thế về kịch bản ứng dụng, quy mô dân số và hiệu ứng cụm công nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, điều này tiếp tục thu hút các công ty quốc tế đến định cư tại nước này với hy vọng đạt được sự phát triển tốt hơn Ở cấp độ triển khai hiện trường, tại thị trường trong nước, “thương mại điện tử + mô hình lớn Al” đã trở thành xu hướng mới trong phát triển công nghiệp

Các công ty đang đầu tư vào TMĐT Al:

Vào tháng 12 năm ngoái, Alibaba đã ra mắt mô hình TMĐT Al Jack Ma cho biết trên mạng nội bộ của Alibaba: “Kỷ nguyên thương mại điện tử Al vừa mới bắt đầu và nó mang đến cả cơ hội lẫn thách thức cho tất cả mọi người” Sau đó, Giám đốc điều hành mới của Alibaba, Wu Yongming đã công bố hai ưu tiên chiến lược: ưu tiên người dùng và định hướng Al Vào đầu năm 2024, Taotian sẽ hoàn thành đội ngũ Al của riêng mình

Các nền tảng TMĐT nội dung như Douyin, Xiaohongshu và Kuaishou cũng đã tung ra các sản phẩm Al của riêng họ, chẳng hạn như các công cụ kinh doanh Al giúp người bán tạo nền phát sóng trực tiếp, video ngắn/ kịch bản phát sóng trực tiếp và video, bao gồm cả con người kỹ thuật số

Trên thực tế, việc mở ra kỷ nguyên TMĐT Al đã mang lại cơ hội cho các công ty TMĐT như Alibaba và JD.com, các công ty TMĐT xã hội như Pinduoduo và các công ty TMĐT video ngắn như Douyin kết hợp “nguồn cung cấp đa lớp cho thương nhân” và

“người tiêu dùng đa dạng”, “yêu cầu” được đáp ứng hiệu quả hơn

Theo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, tính đến cuối tháng 4/2017, Trung Quốc có tới 1,35 tỷ người dùng điện thoại di động và hơn 1 tỷ người trong số đó sử dụng dịch vụ Internet băng thông rộng Tỷ lệ sử dụng Internet qua di động, TMĐT cùng với các ứng dụng công nghệ 4.0 đang thúc đẩy hình thức thanh toán bằng công nghệ phát triển như vũ bão và trở thành động lực tăng trưởng kinh tế tại quốc gia này

Nếu như trước đây, thanh toán tiền mặt trở nên phổ biến trong xã hội Trung Quốc, thì vài năm trở lại đây thanh toán bằng tiền mặt ở Trung Quốc được xem là điều kỳ quặc, vì xã hội đều đang hướng đến thanh toán di động Tuy nhiên, khi làn sóng thanh toán điện tử tràn vào Trung Quốc với tốc độ chóng mặt, gần như tất cả các giao dịch thanh toán tại nước này đều thông qua công nghệ Các cửa hàng và những trung tâm thương mại lớn đều sử dụng những ứng dụng này, ngay cả dịch vụ taxi, nhạc công đường phố cũng đã sử dụng mã QR

Với sự bùng nổ của công nghệ thanh toán và sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp TMĐT khổng lồ như: Alibaba, Tencent… đến nay, Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về thanh toán kỹ thuật số, chiếm gần 50% thị phần toàn cầu Thanh toán di động tại Trung Quốc đã phát triển thành một thị trường trị giá 16 nghìn tỷ USD (2225 tỷ USD), thị trường do 2 gã khổng lồ công nghệ lớn nhất Trung Quốc là Tencent và Alibaba thống trị Về thị phần, Alipay chiếm 54% so với 40% của WeChat Pay Với việc thống lĩnh thị trường với thị phần chiếm lớn nhất, Alipay của Alibaba và WeChat Pay của Tencent bỏ xa các đối thủ quốc tế như Samsung Pay hay Apple Pay Tuy nhiên, cuộc chiến dành cho vị trí thống trị ngành công nghiệp thanh toán di động chỉ mới bắt đầu nóng lên Mới đây, Tập đoàn Tài chính Credit Lyonnais Securities Asia (CLSA) dự đoán, quy mô thanh toán điện tử tại Trung Quốc sẽ tăng gấp bốn, lên 300 nghìn tỷ NDT (41,7 nghìn tỷ USD) năm

* Bảo mật dữ liệu: Áp dụng công nghệ của chuỗi khối Blockchain là một công nghệ an toàn để bảo mật thông tin Công nghệ này bao gồm việc xác nhận danh tính, mã hóa dữ liệu và kiểm soát quyền truy cập đã góp phần bảo vệ thông tin, ngăn chặn rò rỉ và giả mạo thông tin

* Hệ thống quản lý kho hàng (WMS):

WMS tích hợp công nghệ thông tin, công nghệ tần số vô tuyến không dây, công nghệ mã vạch, công nghệ nhãn điện tử, công nghệ web và công nghệ ứng dụng máy tính để hình thành một hệ thống quản lý kho hoàn chỉnh một cách hữu cơ với quản lý kho, quét không dây, hiển thị điện tử và ứng dụng web, từ đó cải thiện hoạt động hiệu quả, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thông tin và đẩy nhanh quá trình kết nối mạng Các công nghệ chính bao gồm công nghệ tần số vô tuyến, thẻ điện tử và công nghệ giao diện dữ liệu

Hệ thống quản lý kho hàng là một hình thức thông tin hóa quản lý kho hàng cụ thể và việc ứng dụng nó ở nước ta vẫn còn ở giai đoạn sơ khai Thị trường Trung Quốc có cấu trúc kép: thị trường cao cấp, được đại diện bởi các công ty đa quốc gia hoặc một số doanh nghiệp tiên tiến trong nước, có tỷ lệ ứng dụng WMS cao hơn và hệ thống này tương đối tập trung vào các thương hiệu phổ thông cơ bản đã trưởng thành ở nước ngoài; thị trường cao cấp thị trường, đại diện là các doanh nghiệp trong nước Ở thị trường trung cấp đến bình dân, các sản phẩm WMS được phát triển trong nước chủ yếu được sử dụng Phần sau đây chủ yếu tổng hợp các trường hợp nổi bật về thông tin hóa hậu cần do Liên đoàn Hậu cần và Mua hàng Trung Quốc thu thập để phân tích tổng quan về WMS của các doanh nghiệp trong nước từ góc độ ứng dụng.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO E-LOGISTICS VIỆT NAM

Tổng quan thị trường thương mại điện tử Việt Nam so với Trung Quốc

Năm 2021, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế Mặc dù vậy, TMĐT Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định

Theo số liệu của Statista, năm 2022 tỷ lệ thâm nhập của người dùng mạng xã hội tại

Việt Nam ước đạt khoảng 75,57% trên tổng dân số; đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ đạt mức 85,74% Đặc biệt, Statistic nhận định: “Livestream sẽ là một phần không thể thiếu trong chiến lược thương mại xã hội của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và sẽ trở thành xu hướng trong thời gian tới, vì nó vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng, đánh bại các danh mục nội dung phổ biến khác, bao gồm cả giải trí Kéo theo đó, thanh toán điện tử tại Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian tới.” (Song Linh, 2023)

Việt Nam đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á sau Indonesia (83 tỷ USD), Việt Nam

(29 tỷ USD) và đứng trước Thái Lan (24 tỷ USD) Với chỉ 30% người trưởng thành sử dụng dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng thanh toán điện tử Đó là những tiền đề cho sự phát triển của TMĐT của Việt Nam trong thời gian tới

Theo báo cáo “Kinh tế khu vực Đông Nam Á năm 2022” của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô kinh tế số Việt Nam có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2050, trong đó TMĐT sẽ là lĩnh vực đóng góp quan trọng nhất Dự báo giá trị mua sắm trực tuyến trung bình của người tiêu dùng trực tuyến sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ, từ mức 381 USD/ người năm

2021 lên 671 USD/ người vào năm 2025

Trong khi đó hiện tại, tỉ lệ sử dụng Internet của Trung Quốc chiếm 65.2%, nhận thấy nhiều khách hàng tiềm năng vẫn chưa tham gia còn đang sẵn sàng cho ngành TMĐT này tung hoành Thị trường TMĐT Trung Quốc liên tục bùng nổ Năm 2022, doanh số TMĐT Trung Quốc đã đạt 15.5 ngàn tỉ NDT, với tỉ lệ tăng trưởng thường niên dự kiến 12.4% giữa năm 2021 và năm 2025 Vào năm 2025, thị trường TMĐT Trung Quốc dự định cán mốc con số 1,230.4 triệu người dùng, phác họa mức độ tiềm năng vô cùng lớn đối với TMĐT Trung Quốc chiếm giữ thị trường khách hàng khổng lồ

Nhờ vào tiến bộ công nghệ trong các hệ thống thanh toán, bao gồm Alipay và WeChat Pay, tổng cộng chiếm giữ 57.6% trên tổng giá trị TMĐT, khách hàng Trung Quốc đã gia tăng độ tin cậy của họ đối với các giao dịch trực tuyến Điều này dẫn đến việc tăng trưởng giao thương TMĐT Năm ngoái, gần một nửa người tiêu dùng Trung Quốc mua sắm trực tuyến hoặc thanh toán hóa đơn trực tuyến

Vì vậy so với Trung Quốc, thị trường TMĐT ở Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển và có những thách thức riêng Hạ tầng kỹ thuật số, vấn đề về thanh toán trực tuyến, và sự quen thuộc với việc mua sắm trực tuyến là những điểm mà Việt Nam đang nỗ lực vượt qua

Tóm lại, cả Trung Quốc và Việt Nam đều đang chứng kiến sự gia tăng trong TMĐT, nhưng Trung Quốc vẫn đang dẫn đầu với một thị trường lớn và phát triển, trong khi Việt Nam đang từng bước xây dựng và mở rộng thị trường của mình

3.1.2 Xu hướng thương mại điện tử

Xu hướng TMĐT ở Việt Nam và Trung Quốc có những điểm tương đồng và khác biệt:

- Trung Quốc có thị trường TMĐT lớn nhất thế giới với các tên tuổi lớn như Alibaba, JD.com, và Pinduoduo

- Việt Nam đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ trong TMĐT, với sự xuất hiện của các nền tảng như Shopee, Tiki, và Lazada Tuy nhiên, quy mô của thị trường này vẫn nhỏ hơn so với Trung Quốc

* Tính đa dạng của ngành hàng

- Cả hai quốc gia đều có sự đa dạng trong ngành hàng được bán trên các nền tảng TMĐT của họ, từ đồ điện tử đến thực phẩm và thời trang

- Tuy nhiên, Trung Quốc có một phạm vi sản phẩm rộng lớn hơn và thị trường này còn chứa đựng nhiều sản phẩm và dịch vụ độc đáo và tiên tiến hơn

- Cả hai thị trường đều chứng kiến sự tăng trưởng của thanh toán trực tuyến, bao gồm các phương thức như ví điện tử và thanh toán qua các ứng dụng di động

- Tuy nhiên, Trung Quốc đã phát triển một hệ thống thanh toán trực tuyến phong phú và phổ biến hơn, trong khi Việt Nam vẫn đang phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến của mình.

- Cả hai thị trường đều chứng kiến sự gia tăng về sự sử dụng của Al, Big Data và các công nghệ tiên tiến khác để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm và dịch vụ khách hàng

- Trung Quốc thường có sự đầu tư mạnh mẽ hơn vào nghiên cứu và phát triển công nghệ trong lĩnh vực TMĐT so với Việt Nam

* Pháp lý và chính sách:

- Cả hai quốc gia đều đang thúc đẩy các chính sách và quy định để quản lý thị trường TMĐT và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

- Tuy nhiên, có sự khác biệt trong việc thực thi và hiệu quả của các quy định này giữa hai quốc gia

* Tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng:

- Cả Việt Nam và Trung Quốc đều chứng kiến sự tăng lên của mô hình kinh doanh trực tuyến và sự tương tác tăng cường giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thông qua các nền tảng TMĐT

Thực trạng E-Logistics tại Việt Nam so với Trung Quốc

Trong thời đại 4.0, sự bùng nổ của TMĐT và sự gia tăng đáng kể về nhu cầu vận chuyển và giao hàng trực tuyến đã đặt ra một loạt thách thức và cơ hội cho E-Logistics tại Việt Nam Các doanh nghiệp đang chứng kiến một sự chuyển đổi đáng kể từ mô hình truyền thống sang E-Logistics, đặt ra yêu cầu cao về sự linh hoạt và hiệu quả

Từ năm 2018 đến hiện nay, thị trường TMĐT ở Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể Quy mô của thị trường là 8,06 tỷ USD vào năm 2018, tăng lên 10,08 tỷ USD vào năm

2019, tiếp tục tăng lên 11,8 tỷ USD vào năm 2020 Năm 2021, quy mô thị trường sẽ đạt khoảng 13,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 18% Trong xu hướng phát triển này, chi phí logistics chiếm khoảng 10% tổng doanh thu, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp logistics

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, “Năm 2017, Việt Nam có khoảng 50 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ E-Logistics, đến nay con số đã lên đến hơn 3000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong mảng logistics, trong đó 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp nước ngoài” Trong đó, phải kể đến các doanh nghiệp lớn như: DHL Express, FedEx, UPS, Maersk Logistics, APL Logistics, Schenker, Nippon Express, KWE, CJ Logistics, KMTC Logistics, Log Win, Lazada, Tiki Shopee, Thế giới Di động, Viettel Post, Vietnam Post, Sen Đỏ, FPT Shop, Điện máy Xanh,

Adayroi, Amazon, Phần lớn các doanh nghiệp đó giao dịch theo mô hình B2C, mọi công đoạn trong logistics từ đầu vào đến đầu ra đều được xử lý bằng công nghệ thông tin, các quy trình được số hóa và tự động để đáp ứng số lượng đơn hàng lớn lên đến hàng triệu đơn mỗi ngày, đa dạng chủng loại hàng hóa, tiến độ giao hàng chỉ trong một vài giờ

Trong khi đó, tính đến năm 08/09/2021, thị trường Trung Quốc có tổng cộng 1.299 doanh nghiệp E-Logistics Tính đến tháng 7/2022, Trung Quốc có tới 6.749 doanh nghiệp Logistics Có thể thấy, quy mô thị trường của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam rất nhiều Tuy nhiên, cả hai thị trường đều có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ và tiềm năng phát triển lớn trong tương lai Ở Việt Nam còn gặp các thách thức như:

- Dịch vụ chuyển phát nhanh (CPN): Những năm gần đây, dịch vụ này tương đối phát triển, số lượng doanh nghiệp đăng ký thực hiện dịch vụ loại này đã tăng lên đáng kể, năm 2016 chỉ có khoảng hơn 200 công ty, hiện có 362 công ty đăng ký, trong đó có CPN quốc tế là 198 công ty và CPN trong nước là 164 công ty Mặt khác, số lượng đơn hàng tăng trưởng ở mức trung bình 45% giai đoạn 2015 - 2020 và có thể đạt tới 530 triệu đơn hàng vào năm 2020

- Dịch vụ giao hàng thu tiền (giao hàng tức thời): Dịch vụ này cũng được các đơn vị bán lẻ, kinh doanh online sử dụng nhiều, đặc biệt là các mặt hàng mua số lượng ít, giá trị không lớn Theo đó, đơn vị cung cấp dịch vụ logistics đảm nhiệm vai trò giao hàng và thu tiền hộ người bán hàng

- Dịch vụ giao hàng chặng cuối: Dịch vụ này liên quan đến hai tác nghiệp quan trọng đó là vận tải - giao hàng và trung tâm phân loại - chia chọn được tích hợp với nhau Trong đó, việc tổ chức hoạt động phân loại - chia chọn đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng và năng lực thực hiện dịch vụ của các hãng Trong những năm qua, một số công ty lớn đã thực hiện thành công dịch vụ này, như: Lazada, Vietnam Post, GHN

Với Trung Quốc, hình thức chuyển phát nhanh đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, hình thành 1 ngành Năm 2021, khối lượng kinh doanh chuyển phát nhanh Trung Quốc đã hoàn thành tổng cộng 108,30 tỷ đơn hàng, tăng 29,9% so với năm 2020 Năm 2022, tổng khối lượng kinh doanh của các công ty dịch vụ chuyển phát nhanh trên cả nước sẽ là 110,58 tỷ đơn hàng, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước Dữ liệu giám sát từ Cục Bưu điện Nhà nước

Trung Quốc cho thấy tính đến ngày 6/4/2023, khối lượng kinh doanh chuyển phát nhanh của Trung Quốc sẽ đạt 30 tỷ đơn hàng

Hình thức giao hàng tức thời đang được Chính phủ Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ, thậm chí không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ giao hàng mà còn mở rộng sang làm việc vặt Theo dữ liệu từ Liên đoàn Hậu cần và Mua hàng Trung Quốc, số lượng người dùng giao hàng tức thời ở Trung Quốc đạt 761 triệu vào năm 2022, với đơn hàng vượt 40 tỷ, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước và quy mô thị trường vượt quá 200 tỷ NDT (27,8 tỷ USD)

Giao hàng chặng cuối ở Trung Quốc đã phát triển từ lâu Hiện nay các doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ quan tâm đến vấn đề vận tải - giao hàng và trung tâm phân loại - chia chọn mà còn quan tâm đến những vấn đề như hợp tác xuyên biên giới, tích hợp dịch vụ giữa các doanh nghiệp, tăng cường tính chuyên nghiệp hóa và bản địa hóa, áp dụng các công nghệ tiên tiến và giảm thải khí cacbon ra môi trường

Mặc dù hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực E-Logistics bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (chất lượng nguồn nhân lực, giá dầu, các hiệp định thương mại, tình hình kinh tế vĩ mô, sự phát triển của xuất nhập khẩu và cách mạng công nghệ 4.0), tuy nhiên trong những năm qua, doanh nghiệp E-Logistics ở Việt Nam đã có nhiều bước tiến và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng nền kinh tế đất nước Cụ thể:

- Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy mở rộng liên kết kinh tế giữa các ngành hàng, các vùng kinh tế: Nhờ có sự kết hợp giữa logistics và TMĐT, ngành Dịch vụ logistics đem lại giá trị gia tăng ngày càng nhiều, hàng năm đóng góp khoảng 4-5% GDP và tạo khoảng 20.000 việc làm cho người lao động với mức lương hàng tháng từ 500 - 1500USD Đồng thời, các doanh nghiệp E-Logistics với ưu thế vượt trội là hỗ trợ tốt trong công tác lưu kho, chuẩn bị đơn hàng, giao hàng tại kho người bán và tại địa chỉ người mua mà không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp, nên rất thuận tiện trong việc làm cầu nối liên kết giữa các doanh nghiệp, các lĩnh vực, các vùng miền và các ngành kinh tế cùng nhau hỗ trợ, phát triển

- Lĩnh vực hoạt động, kênh phân phối và các loại hình vận tải của doanh nghiệp E-Logistics tương đối đa dạng, tạo điều kiện rộng phạm vi kinh doanh ra các thị trường bên ngoài Việt Nam

So sánh các yếu tố ảnh hưởng tới E-Logistics ở Trung Quốc và Việt Nam

Hiện nay, ngành Logistics tại Việt Nam nói riêng & nói chung trên thế giới được đánh giá là một trong những lĩnh vực khá tiềm năng với nhiều định hướng, nhiều chính sách kế hoạch phát triển cụ thể qua từng thời điểm, từng giai đoạn Việt Nam có nhiều chính sách liên quan đến E-Logistics được ban hành cuối năm 2022 và 2023 Các chính sách tiêu biểu gồm cơ chế chính sách chung; lĩnh vực đường bộ; lĩnh vực hàng không; lĩnh vực đường thủy nội địa;… Nổi bật là Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương, trong đó giao chức năng quản lý nhà nước về dịch vụ logistics cho Bộ Công Thương; Nghị quyết

163/2022/NQ-CP ngày 16/12/2022 của Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam Bên cạnh đó tại Hội nghị WEF ASEAN 2018, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký kết thỏa thuận hợp tác với WEF nhằm giúp Việt Nam định hướng tốt hơn trong giai đoạn CMCN 4.0, sau khi ký kết Việt Nam có nhiều cơ hội kế thừa và ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra bứt phá trong E-Logistics như: Công nghệ thực tế ảo (VR) & thực tế tăng cường (AR); Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT)

Doanh số bán hàng qua Internet bùng nổ, vào năm 2018 Trung Quốc chiếm 40% tổng thị trường bán hàng qua Internet toàn cầu nên được chính phủ quan tâm, quản lý hơn Luật TMĐT mới cam kết rõ ràng trong việc tăng cường thực thi các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt là những hoạt động nhằm khai thác lợi ích giảm thuế của chương trình CEBC

Vào tháng 01/2019, Trung Quốc đã báo hiệu tầm quan trọng của CBEC thông qua việc thay đổi một loạt luật TMĐT mới nhằm đạt được các quy định gia tăng Trung Quốc cùng với 76 thành viên WHO ký tuyên bố chung về TMĐT và tuyên bố ủng hộ việc tạo ra các quy tắc TMĐT của các thành viên WTO

Bước đi quan trọng nhất của Trung Quốc là việc công bố luật TMĐT vào tháng 08/2018 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 Luật này đã có những điều chỉnh và tập trung vào các khía cạnh thực tế để phát triển TMĐT Luật này đã tạo ra những lợi ích nhất định nhằm khuyến khích mua hàng qua kênh CBEC nhưng cũng tồn tại những thách thức đối với người bán hàng ở nước ngoài

3.3.2 Về cơ sở hạ tầng Đây là khía cạnh quan trọng trong TMĐT, đặc biệt là khi các doanh nghiệp phải đối mặt với sự gia tăng của mua sắm trực tuyến và nhu cầu giao hàng nhanh chóng

Tầm quan trọng: cả Việt Nam và Trung Quốc đều nhận thức về tầm quan trọng của E-Logistics trong việc hỗ trợ TMĐT Cơ sở hạ tầng E-Logistics giúp tối ưu hóa chu trình lưu chuyển từ khâu đầu vào đến đầu ra trong sản xuất của các doanh nghiệp

Theo Nghiên cứu của AMR (Challenger, 2001), E-Logistics giúp giảm 10% chi phí Theo Sahay, B.S (2003), logistics đóng góp từ 10 đến 12% GDP Dựa trên hai tài liệu tham khảo, E-Logistics giúp tiết kiệm khoảng 1,2% GDP Đó là lý do tại sao các công ty như Dell, Compaq, Hewlett Packard lại thuận lợi cho E-Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

- Quy mô và phát triển: Đang trong giai đoạn phát triển, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng E-Logistics Mặc dù đã có sự phát triển,Việt Nam đã và đang trở thành một trong những thị trường E-commerce tiềm năng nhất khu vực ASEAN, đứng thứ ba trong vài năm trở lại đây Việt Nam đang trên đà phục hồi và tăng trưởng tích cực kể từ quý IV/2020, GDP quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với quý I/2020 nhưng cần đầu tư nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thương nhân điện tử

- Cơ sở hạ tầng: Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và mở rộng hệ thống logistics, tập trung vào các khu vực kinh tế phát triển như TP.HCM, Hà Nội và các cảng biển lớn

- Quy mô và phát triển: Phát triển mạnh mẽ ,Trung Quốc đã đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng E-Logistics Các tên tuổi lớn như Alibaba và JD.com đã xây dựng hệ thống logistics hiện đại và khéo léo Họ sử dụng Al và kết nối công nghệ 4.0 để quản lý chuỗi cung ứng và vận chuyển hàng hóa Trong những năm gần đây, với sự cải thiện dần dần của cơ chế TMĐT xuyên biên giới và mạng lưới logistics quốc tế liên tục được thông suốt, ngày càng có nhiều người tham gia thị trường thực hiện “mua từ thế giới và bán ra thế giới” thông qua kênh này Trung Quốc đã tiến hành hợp tác thiết thực trong lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới với nhiều quốc gia dọc theo “Vành đai và Con đường” Hiện Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ “Con đường tơ lụa TMĐT” với 22 nước và thiết lập cơ chế hợp tác song phương nhằm giúp các nước đối tác tích cực mở rộng thị trường Trung Quốc và làm phong phú thêm nguồn cung tiêu dùng trong nước Họ cũng hy vọng rằng các doanh nghiệp TMĐT của Trung Quốc có thể tích cực vươn ra toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của TMĐT ở các nước sở tại, đồng thời cùng nhau phát triển các lĩnh vực tăng trưởng mới để hợp tác kinh tế và thương mại

- Cơ sở hạ tầng: Trung Quốc có các trung tâm logistics và cảng cạn quốc tế được trang bị hiện đại Điều này giúp họ xử lý hàng hóa một cách hiệu quả và nhanh chóng một trong số đó là: Trung tâm mua hàng trực tiếp ngoại quan Urumqi West Gate là "tổ hợp thương mại bán lẻ mới" đầu tiên tập trung vào mua hàng trực tiếp ngoại quan TMĐT xuyên biên giới ở Tân Cương Tuân thủ nguyên tắc “mua mọi thứ ở Tân Cương, sản phẩm của thế giới hội tụ ở Tân Cương”, sản phẩm bao gồm hơn 5000 thương hiệu nổi tiếng từ hơn

20 quốc gia và khu vực ở Châu Âu, Châu Mỹ, Úc, Trung Á, v.v., bao gồm cả mỹ phẩm, sản phẩm dành cho bà mẹ và trẻ sơ sinh, sản phẩm dinh dưỡng sức khỏe, sản phẩm gia dụng, thực phẩm, v.v

Kết luận: Cả hai quốc gia đều nhận thức về tầm quan trọng của E-Logistics, nhưng

Trung Quốc đã tiến xa hơn trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và quản lý chuỗi cung ứng và đang cố gắng phát triển E-Logistics xuyên biên giới Việt Nam cần tiếp tục đầu tư và phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường TMĐT

Nguồn tài chính của các doanh nghiệp E-Logistics Việt Nam và Trung Quốc có sự khác biệt do nhiều yếu tố như quy mô thị trường, mức độ cạnh tranh, cơ sở hạ tầng, chính sách, và nhu cầu của khách hàng

Thị trường E-Logistics Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, nhờ sự bùng nổ của

Bài học kinh nghiệm

3.4.1 Về cơ sở hạ tầng

Từ những điều mô tả về hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam trong lĩnh vực E- Logistics và TMĐT, có một số bài học quan trọng mà Việt Nam có thể rút ra: Đầu tư vào cơ sở hạ tầng E-Logistics: Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển một hệ thống logistics hiện đại và khéo léo, sử dụng Al và công nghệ 4.0 Việc đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng này giúp cải thiện hiệu suất và giảm chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng E-Logistics, đặc biệt là tại các khu vực kinh tế phát triển như TP.HCM, Hà Nội và các cảng biển lớn

Hợp tác quốc tế: Trung Quốc đã tiến hành hợp tác thiết thực trong lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới và đã ký kết các thỏa thuận hợp tác với nhiều quốc gia Việt Nam có thể học hỏi từ việc này và nâng cao mối quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực E-commerce và E-Logistics để mở rộng thị trường và tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu

Tăng cường năng lực vận chuyển và xử lý hàng hóa: Trung Quốc đã đầu tư vào các trung tâm logistics và cảng cạn quốc tế hiện đại, giúp họ xử lý hàng hóa một cách hiệu quả và nhanh chóng Việt Nam cần tăng cường năng lực của các cảng biển và hệ thống vận chuyển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thương nhân điện tử

Tăng cường hỗ trợ cho doanh nghiệp E-commerce: Việt Nam cần tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho sự phát triển của các doanh nghiệp TMĐT, bằng cách cung cấp hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, chính sách và quy định, cũng như hỗ trợ đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động trong ngành này

Tận dụng tiềm năng của thị trường ASEAN: Việt Nam có thể tận dụng vị trí địa lý và tiềm năng của mình để phát triển thành một trung tâm TMĐT trong khu vực ASEAN, thông qua việc mở rộng hợp tác với các quốc gia trong khu vực và tạo ra các chính sách thu hút đầu tư và doanh nghiệp

3.4.2 Về cơ sở hạ tầng giao thông

Hệ thống logistics của Trung Quốc dựa trên nền tảng kết nối các tỉnh với diện tích địa lý lớn nhằm liên kết hạ tầng giao thông nội địa và liên kết các lĩnh vực kinh tế của quốc gia

Chính phủ Trung Quốc luôn chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng logistics, mặc dù cơ sở hạ tầng logistics của Trung Quốc chưa phải mạnh so với các quốc gia phát triển về logistics Tuy nhiên, việc đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng đang giúp ngành logistics Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và đóng góp lớn vào thành công trong quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc nói chung

Việt Nam hiện nay đã có những cải thiện khá lớn về cơ sở hạ tầng, đặc biệt hệ thống đường cao tốc và hệ thống cảng biển đã có sự đầu tư mạnh mẽ từ Chính phủ và phối hợp với đầu tư hình thức BOT Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, Việt Nam được đánh giá có hạ tầng còn lạc hậu, yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển Hệ thống cao tốc chỉ thiết kế ở mức độ thấp, dành cho xe trọng tải nhỏ, cảng biển nước sâu còn ít, hệ thống đường sắt lạc hậu, cũ kỹ và chưa đa dạng hóa các loại hình vận tải Các cảng biển Việt Nam được hình thành tự phát, quy mô nhỏ bé, nhiều cảng cạn chưa có các trạng bị xếp dỡ chuyên dụng; kết nối giao thông và hệ thống giao thông quốc gia chưa hợp lý, chỉ sử dụng đường bộ và đường sông, chưa kết nối với đường sắt; phạm vi khai thác còn hạn chế mới chỉ tập trung vào công đoạn thông quan và cho thuê khi bãi Các trở ngại về giao thông khiến các công ty logistics vẫn phải tốn nhiều chi phí đầu tư hơn, sụt giảm lợi nhuận cũng như sụt giảm khả năng mở rộng dịch vụ, kéo theo chi phí logistics ngày càng tăng cao Để phát triển E-Logistics trước tiên Việt Nam cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics, đa dạng hóa các loại hình đầu tư và kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng logistics Thực trạng cho thấy rất nhiều dự án lớn Việt nam còn dang dở, chưa thực sự quyết tâm lớn đầu tư cho vấn đề này Vì vậy, cần nhận thức việc đầu tư cơ sở hạ tầng như là bắt buộc trong phát triển logistics và xa hơn là sự phát triển của E-Logistics

3.4.3 Về chính sách hỗ trợ

Ngành E-Logistics thực hiện giao dịch chủ yếu trên nền tảng TMĐT, tuy nhiên vẫn vận chuyển hàng hóa trên cơ sở logistics nên E-Logistics cũng như logistics đều bị chi phối mạnh mẽ bởi chất lượng các khu vực công và sự phối hợp hiệu quả của các quy trình giấy phép tại cửa khẩu giữa các cơ quan quản lý biên giới Để phát triển E-Logistics, theo các chuyên gia Trung Quốc cần phải cải tổ quản lý vùng biên giới Đối với các nước thu nhập trung bình như Việt Nam cần tăng cường tính cạnh tranh trong các dịch vụ liên quan đến thương mại vận tải hàng hóa đường bộ, hành không và đường sắt Xây dựng và quy hoạch tổng thể khi phân phối hàng hóa hợp lý kết nối cả đường bộ, đường sắt, đường hàng không Đẩy mạnh xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, chất lượng như các cảng nước sâu, sân bay quốc tế, khu kinh tế mở Ngoài ra cần ban hành đầy đủ các quy định hải quan, các luật liên quan đến thương mại phải nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế, phối hợp hiệu quả các quy trình giấy phép tại cửa khẩu giữa các cơ quan quản lý biên giới

Hoạt động xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp lý nhằm tạo khuôn khổ cho chuyển đổi số diễn ra thuận lợi cũng cần phải được thực hiện Trong đó, cần xây dựng các kế hoạch cụ thể về chuyển đổi số cho các doanh nghiệp gắn liền với nguồn tài chính và kinh phí để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện

3.4.4 Về công nghệ kỹ thuật

Việt Nam cần khuyến khích tận dụng tối đa sức mạnh của công nghệ số Chính phủ cần hậu thuẫn với tư duy quản lý thông thoáng, cởi bỏ những rào cản, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy đổi mới sáng tạo Chúng ta cần chuyển dịch từ lắp ráp, gia công công nghệ thông tin sang sản xuất sản phẩm công nghệ, phát triển phần mềm và hệ thống Thúc đẩy chuyển đổi số trong các doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế

Bên cạnh đó, Việt Nam cần đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật số, công nghệ hiện đại để triển khai ứng dụng số kết nối thông minh, đặc biệt các ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt Trên nền tảng viễn thông phát triển mạnh, Việt Nam tập trung xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu khác đồng thời phát triển các giải pháp bảo mật và an toàn thông tin trên mạng Chính phủ và doanh nghiệp cần triển khai dịch vụ 5G để theo kịp xu hướng thế giới do công nghệ 5G tạo cơ sở hạ tầng tốt cho kết nối Internet vạn vật, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh

Con người là trung tâm của mọi sự phát triển Việt Nam được đánh giá là có nguồn nhân lực đông, nhưng còn hạn chế, đặc biệt trình độ nhân lực trong lĩnh vực logistics Đây là yếu tố then chốt trong phát triển kinh tế nói chung và phát triển hệ thống logistics nói riêng Vì vậy, việc tập trung đào tạo nguồn nhân lực logistics là rất quan trọng Việc này cần sự quan tâm của Chính phủ, các trường đại học, các hiệp hội và nhận thức của chính người lao động

Trước tiên, cơ quan quản lý nhà nước cụ thể là Bộ Công Thương cần đi đầu trong việc tổ chức triển khai, xây dựng mạng lưới, hệ thống đào tạo và phối hợp với doanh nghiệp trong đào tạo logistics cho sinh viên, người lao động để nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực logistics Sự phối hợp giữa các trường đại học, các hiệp hội, doanh nghiệp và Chính phủ phải chặt chẽ và có cơ chế vận hành Đồng thời, cần xây dựng mục tiêu rõ ràng để chúng ta có được đội ngũ lao động trong lĩnh vực logistics thực hiện được các tác nghiệp trong lĩnh vực này một cách hiệu quả

Việc đào tạo nguồn nhân lực có thể ứng dụng các thành tựu công nghệ kỹ thuật số cũng là một hoạt động quan trọng Một khi việc áp dụng công nghệ và các hệ thống kỹ thuật số là việc làm bắt buộc để không bị tụt hậu so với đối thủ, nguồn nhân lực có khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động thường nhật sẽ giúp nâng cao hiệu quả lao động, hiệu quả kinh doanh, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

3.4.6 Về bảo vệ môi trường cùng với sự phát triển

Ngày đăng: 04/04/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w