1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ lý luận đến thực tiễn, hệ thốngcác phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động xét xử vụ án hình sự sẽđược thể hiện như thế nào

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thứ hai, phương pháp thuyết phục: phương pháp thuyết phục cóhiệu quả cao khi nó đồng thời tác động đến nhận thức, xúc cảm và ý chícủa người bị tác động, điều đó đòi hỏi chủ thể hoạt động

lOMoARcPSD|38544120 MỞ ĐẦU Thực tiễn quá trình giải quyết các vụ án hình sự đối với các bị can, bị cáo cho thấy, giai đoạn xét xử có vai trò và vị trí vô vùng quan trọng Có thể nói, xét xử là giai đoạn trung tâm và đặc biệt nhất mà tâm lý của các chủ thể tham gia tố tụng, nhất là bị cáo sẽ phải chịu nhiều tác động đến từ những yếu tố khác nhau, nổi bật là yếu tố tâm lý Để giai đoạn này được đảm bảo và diễn ra một cách thuận lợi nhất, Hội đồng thẩm phán, VKS hay các chủ thể có quyền và nghĩa vụ liên quan phải tiến hành áp dụng đa dạng các phương pháp tác động tâm lý đối với người bị xét hỏi để tiến trình xét xử được diễn ra phù hợp với chuẩn mực pháp lý Vì vậy, xuất phát từ những lý do khác nhau, việc lựa chọn, tìm hiểu và đưa ra những đánh giá, quan điểm về vấn đề này sẽ giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi “Xét ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ lý luận đến thực tiễn, hệ thống các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động xét xử vụ án hình sự sẽ được thể hiện như thế nào?” Những vấn đề lý luận về phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động xét xử vụ án hình sự 1.1 Khái niệm phương pháp và các phương pháp tác động tâm lý 1.1.1 Khái niệm phương pháp và phương pháp tác động tâm lý Theo Đại từ điển Tiếng Việt, khái niệm phương pháp được hiểu đơn giản là những cách thức tiến hành để mang lại hiệu quả cao[1] Các phương pháp được xây dựng và phát triển đều hướng tới việc thực hiện mục tiêu hay định hướng chung cho một hành động nào đó Trong các giai đoạn của hệ thống hoạt động tư pháp, việc sử dụng các phương pháp, đặc biệt là các phương pháp tác động tâm lý có vai trò vô cùng quan trọng Theo đó, phương pháp tác động tâm lý là cách được dùng để thực hiện tác động tâm lý, tức là gây ảnh hưởng đến tâm lý của người khác Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Tác động tâm lý khác với việc tạo ra áp lực hoặc gây ra sức ép về mặt tâm lý đối với người bị tác động Tác động tâm lý cũng không giống như các hình thức tác động bằng các phương pháp bất hợp pháp như: tra tấn, đánh đập hay nhục hình…Sử dụng các phương pháp tác động tâm lý luôn được giới hạn trong phạm vi của sự giao tiếp tự giác Bởi, tác động tâm lý có một sức mạnh to lớn, có thể biến một con người từ thái cực này sang thái cực khác của cuộc sống Vì vậy, trong các hoạt động tư pháp, tác động tâm lý được sử dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao 1.1.2 Khái quát về các phương pháp tác động tâm lý Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp, bao gồm:  Phương pháp truyền đạt thông tin  Phương pháp thuyết phục  Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy  Phương pháp ám thị gián tiếp  Phương pháp mệnh lệnh  Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển 1.2 Khái quát chung về vụ án hình sự và hoạt động xét xử 1.2.1 Khái quát về vụ án hình sự Dưới góc độ pháp lý, vụ án hình sự được hiểu là vụ việc phạm pháp có dấu hiệu tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự và được cơ quan điều tra ra lệnh khởi tố về hình sự để tiến hành theo các giai đoạn của hoạt động tư pháp trên cơ sở quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục hợp pháp Người vi phạm pháp luật đã bị khởi tố về hình sự để tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự tức đã mang án hình sự sẽ bị áp dụng một số biện pháp do luật quy định như phải khai cung, phải có mặt tại nơi và vào thời gian do các cơ quan Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 tiến hành tố tụng - cơ quan điều tra, VKS, Tòa án quy định, có trường hợp bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như tạm giam, khám nhà Có thể bị phạt tù, bị cấm hành nghề nếu qua xét xử tòa án đã đủ chứng cứ chứng minh là phạm tội và đã ra quyết định bằng một bản án hình sự 1.2.2 Khái quát về hoạt động xét xử Trong thực tiễn thực hiện quyền lực nhà nước hiện đại, hoạt động xét xử có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ trật tự hiến pháp, làm sáng tỏ và giữ gìn “những lẽ chung đúng đắn” và đảm bảo công bằng xã hội Dưới góc độ là một công cụ để thực thi công lý, hoạt động xét xử được hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc nhằm đưa ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lý của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước đưa ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ trái hay không trái pháp luật của vụ việc (xét xử vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mại) Có thể nói, xét xử là hoạt động đặc trưng, là chức năng, nhiệm vụ của Tòa án Ngược lại, Tòa án cũng là cơ quan duy nhất được đảm nhiệm chức năng xét xử, như GS.TS Nguyễn Phú Trọng đã nhận định “Tòa án là nơi biểu hiện tập trung tính chất dân chủ và công khai trong hoạt động bảo vệ pháp luật”.[2] Mọi bản án do Tòa án tuyên đều phải thông qua xét xử, không một ai có thể bị buộc tội mà không qua xét xử của Tòa án và kết quả xét xử phải được công bố bằng bản án  Phân theo nội dung xét xử có: xét xử tội phạm hình sự, xét xử tranh chấp dân sự, xét xử khiếu kiện hành chính, xét xử tranh chấp lao động  Phân theo cấp độ xét xử có: xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm, xét xử giám đốc thẩm, xét xử tái thẩm Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 1.3 Tác động tâm lý trong hoạt động xét xử vụ án hình sự 1.3.1 Khái niệm và các nguyên tắc trong tác động tâm lý trong hoạt động xét xử vụ án hình sự Tác động tâm lý trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự là một hệ thống các tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với bị cáo nhằm chuyển biến và thay đổi những đặc điểm tâm lý nào đó của họ đáp ứng các yêu cầu cụ thể của hoạt động xét xử Trong hoạt động xét xử, khi sử dụng các tác động tâm lý phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:  Tác động phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật  Phải chú ý tới đặc điểm tâm lý của người bị tác động  Chủ thể tác động tâm lý phải là người nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức sâu rộng về xã hội và có kỹ năng giao tiếp, hiểu biết về các quy luật hình thành và phát triển tâm lý của con người,  Phải xác định rõ mục đích, lập kế hoạch quá trình tác động, cũng như phải tính đến các phản ứng của người bị tác động  Phải chú ý tới những điều kiện, hoàn cảnh tiến hành tác động  Phải đảm bảo tính tích cực tâm lý ở người bị tác động  Nội dung và phương pháp tác động tâm lý phải phù hợp với từng người bị tác động 1.3.2 Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự Để đáp ứng những đặc thù của hoạt động xét xử vụ án hình sự, các chủ thể tham gia tố tụng có thể sử dụng những phương pháp được đề cập dưới đây: Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Thứ nhất, phương pháp truyền đạt thông tin: chủ thể hoạt động xét xử sử dụng những thông tin có liên quan đến các vấn đề bị cáo đang quan tâm để tác động đến họ, làm thay đổi nhận thức, làm xuất hiện những cảm xúc nhất định và dẫn đến những thay đổi trong thái độ và hành vi của bị cáo Thứ hai, phương pháp thuyết phục: phương pháp thuyết phục có hiệu quả cao khi nó đồng thời tác động đến nhận thức, xúc cảm và ý chí của người bị tác động, điều đó đòi hỏi chủ thể hoạt động xét xử cần sử dụng lý lẽ để lập luận, phân tích giúp bị cáo nhận thức rõ hơn về các vấn đề liên quan tới họ, qua đó làm cho người tham gia tố tụng, phạm nhân thay đổi thái độ, nhận thức, quan điểm, đáp ứng yêu cầu của hoạt động xét xử Thứ ba, phương pháp đặt vấn đề và thay đổi vấn đề tư duy: chủ thể hoạt động xét xử hướng các quá trình tư duy của người tham gia tố tụng bằng cách đặt cho họ các câu hỏi liên quan đến các tình tiết xảy ra của vụ án hoặc liên quan đến lời khai không đúng sự thật, từ đó tìm ra những “kẽ hở” và đáp án công lý cho vụ án Thứ tư, phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển: chủ thể hoạt động xét xử thiết lập, điều khiển và sử dụng các quan hệ giao tiếp của người tham gia xét xử để hướng và tăng cường sự tác động lên tâm lý của họ, nhằm đạt được mục đích mong muốn, đáp ứng yêu cầu cụ thể của hoạt động xét xử Thứ năm, phương pháp ám thị gián tiếp: chủ thể hoạt động xét xử đưa ra những câu hỏi và thông tin về sự kiện nào đó không có quan hệ trực tiếp đến vụ án, nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với cuộc sống của người tham gia xét xử để tác động đến họ, nhằm làm cho họ hiểu rằng những vấn đề đó chủ thể hoạt động xét xử đã biết thì chắc chắn những vấn đề khác về vụ án thì các cơ quan tư pháp cũng đã biết hoặc sẽ biết, từ đó, người tham gia xét xử phải suy nghĩ, cân nhắc và thay đổi thái độ khai báo Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Thứ sáu, phương pháp mệnh lệnh: là phương pháp cưỡng chế tâm lý, đòi hỏi đối tượng tác động phải thực hiện, hoặc chấm dứt ngay một hành động nào nó, không dựa vào ý muốn của họ, nhằm giáo dục cho người bị tác động ý thức kỷ luật tự giác và thái độ đúng đắn đối với lao động trong quá trình cải tạo 1.4 Chủ thể và khách thể của tác động tâm lý trong hoạt động xét xử vụ án hình sự Trong các quan hệ tố tụng hình sự, chủ thể tác động tâm lý trong hoạt động xét xử vụ án có thể là Thẩm phán, Chánh án, Hội thẩm, Đại diện VKS, luật sư bào chữa thường được xác định là những chủ thể giữ vai trò chủ đạo tác động tâm lý trong xét xử vụ án hình sự Bên cạnh đó, còn có các chủ thể khác tham gia phối hợp tác động tâm lý, như: người thân hoặc người có uy tín đối với người bị tác động tâm lý, người làm chứng, người bị hại, kể cả đồng phạm của đối tượng bị tác động Khách thể của tác động tâm lý trong hoạt động xét xử vụ án hình sự ở đây chính là sự chuyển biến, thay đổi những đặc điểm tâm lý nào đó của những người tham gia tố tụng mà cơ quan tiến hành tố tụng muốn hướng đến nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thể nào đó của hoạt động tư pháp, cụ thể là trong hoạt động xét xử vụ án hình sự Trên thực tế, hoạt động xét xử được coi là cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các chủ thể khác nhau trong khuôn khổ pháp luật Trường hợp bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn quy định của pháp luật thì sẽ có hiệu lực và được thi hành án Nhưng ngược lại, trường hợp bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thi hành trình bảo vệ và duy trì trật tự công lý lại được tiếp diễn, khi mà các chủ thể tham gia tố tụng và bị can, bị cáo lại có vị trí và quyền lợi trái ngược nhau Tuy nhiên, với trọng trách của mình, các chủ thể tham gia tố tụng phải chủ động thực hiện và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp tối ưu nhất của các bên liên quan Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Liên hệ thực tiễn: Phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động xét xử vụ án “Đinh Công Tráng” 2.1 Khái quát vụ án Ngày 14/8/2019, TAND Tỉnh Hưng Yên đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Đinh Công Tráng với tội danh giết người và trộm cắp tài sản Cụ thể, Đinh Công Tráng (SN 1977, trú tại khu phố An Bình, phường An Tảo, TP Hưng Yên ), sinh ra trong một gia đình cơ bản, từng tốt nghiệp Trường đại học Luật Hà Nội Theo cáo trạng, vào khoảng 0 giờ ngày 17/8/2018, Đinh Công Tráng đã đột nhập vào nhà vợ chồng anh Đặng Văn Trường và chị Nguyễn Thị Hoa thực hiện hành vi trộm cắp tài sản Khi chưa kịp thực hiện hành vi trộm cắp, Đinh Công Tráng đã bị vợ chồng anh Trường phát hiện, Tráng đã dùng dao bầu đâm nhiều nhát vào người anh Trường và chị Hoa Hậu quả làm anh Trường tử vong tại chỗ, chị Hoa dù đã được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng cũng tử vong Hành vi côn đồ này của Đinh Công Tráng đã bị truy tố về tội “giết người” theo quy định tại điểm a và điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 Tiếp đó, vào khoảng 2 giờ ngày 18/8/2018, tại Phòng tự nguyện 2, Khoa sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên, lợi dụng sơ hở của mọi người, Tráng đã trộm cắp chiếc túi xách (trong túi có tiền, thẻ ngân hàng, giấy tờ cá nhân và giấy tờ xe ô tô) của chị Lê Thị Kim Chung trị giá hơn 130 triệu đồng Trước đó, vào ngày 27/7/2018, Đinh Công Tráng cũng đã trộm cắp 1 điện thoại trị giá 6,2 triệu đồng của anh Phạm Văn Hiệu, đường Lương Đình Của, phường An Tảo, thành phố Hưng Yên Với các hành vi này, Tráng bị truy tố về tội “trộm cắp tài sản” theo điểm c khoản 2 Điều 173 BLHS 2015 Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm, Đinh Công Tráng chỉ nhận tội trộm cắp tài sản mà không nhận tội giết người theo quy định của pháp luật Dưới góc độ thực tiễn kết hợp với cơ sở lý luận, quá trình xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh Công Tráng sẽ được phân tích với hệ thống phương pháp tác Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 động tâm lý được áp dụng bởi các chủ thể khác nhau như đề cập ở nội dung dưới đây 2.2 Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động xét xử vụ án Đinh Công Tráng 2.2.1 Phương pháp truyền đạt thông tin * Ở phiên xét hỏi: Có thể khẳng định, truyền đạt thông tin là phương pháp được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả tương đối cao cho hoạt động xét xử vụ án hình sự Với nhiều chủ thể tham gia cùng hàng loạt chứng cứ, tài liệu về đối tượng cũng như các chủ thể khác có liên quan, tất cả đã tạo nên “sức nặng” đối với công cụ hữu hiệu này Trong phần xét hỏi vụ án, VKS đã tiến hành đọc công bố cáo trạng để thông tin cho bị cáo, HĐXX và những người có mặt tại phiên tòa biết về những tội danh, hành vi bị cáo bị truy tố Bên cạnh đó, khi xét hỏi chị Hải- vợ Tráng có khai không nhớ về mặt thời gian, kiểm sát viên Tiến đã trích dẫn lại một đoạn bút lục tự khai của chị về ngày 16/8 và nhắc chị một điều:“toàn bộ quá trình điều tra đến khi kết thúc điều tra tròn 1 ngày nữa là đủ 9 tháng, toàn bộ lời khai của chị trong 9 tháng ấy rất nhiều trong hồ sơ đều ổn định, chắc chắn về thời điểm, không gian, thời gian, diễn biến nhưng chỉ có mỗi trong phiên tòa ngày hôm nay là thay đổi”, chủ thể tiến hành xét xử đã đưa ra thông tin về lời khai của Hải làm cho Hải nhớ lại và thấy được sự mâu thuẫn trong lời khai của mình Ngoài ra, khi đại diện VKS - anh Nguyễn Minh Tiến hỏi Tráng đôi giày ở vị trí nào, Tráng nói không nhớ chính xác số nhà chỉ nhớ ở đường Tôn Thất Tùng, anh Tiến đã cung cấp thông tin cho Tráng về số nhà là 62, đường Tôn Thất Tùng “sau khi có hình ảnh của đôi giày cơ quan điều tra đã rà soát lại toàn bộ những người ở nhà trọ đó, có rất nhiều người khẳng định có đôi giày ở đó”, thông tin này được đưa ra mà Tráng chưa hề biết nhằm khôi phục thông tin của Tráng và xem thái độ, suy nghĩ của hắn như thế nào về lời khai của những người ở khu trọ đó Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Cùng tiến hành hoạt động xét hỏi nhưng ở góc độ chủ thể khác là Thẩm phán chủ tọa - người đã đưa ra được những đánh giá khách quan và công bằng về vụ án Trong phiên xét hỏi của mình, Thẩm phán chủ tọa thường xuyên trích dẫn các bút lục ở bản tự khai của bị cáo, lời khai với điều tra viên để làm thông tin xét hỏi Cụ thể, khi xét hỏi vợ Tráng, chị Hải đã khai khác so với khi trả lời cơ quan điều tra rằng chị không nhớ chính xác về mặt thời gian, thì Thẩm phán chủ tọa có nhắc lại 1 đoạn lời khai của chị về ngày 16/8 để nhằm cung cấp cho chị nhớ lại những thông tin đã quên hay nhầm lẫn và nhằm thay đổi tư duy của chị khi chị khai sai sự thật ở trên tòa: “quá trình chị trả lời tại cơ quan điều tra không chỉ có 1 tình tiết về thời gian mà chị kể rất là chi tiết bị cáo khi đi ra khỏi nhà ăn mặc thế nào, mang cái gì đi và khi về là lúc nào”, “chị còn trình bày là khi đi bị cáo mang theo 1 áo mưa, ăn mặc quần soóc áo cộc màu xám đi ra khỏi nhà đến chị ngủ 1 giấc dài, khi chồng chị gõ cửa chị ra mở cửa, sau đó bị cáo xuống khu vực làm bếp rửa chân tay mặc quần áo rồi lại đi” Yêu cầu trình mẫu vật, chứng cứ là con dao bầu có dính ADN của Tráng và chị Hoa, đôi giày có mùi của Tráng, đồng thời yêu cầu đại diện giám định viên và đại diện trung tâm huấn luyện và sử dụng nghiệp vụ giải thích về quy trình giám định AND và giám biệt mùi hơi, qua đó có thể thấy Thẩm phán chủ tọa đã trực tiếp thông tin về cách thức và kết quả giám định chứng cứ có khoa học cho bị cáo khi bị cáo nói rằng hắn không có mặt trong quá trình thu lấy vật chứng là con dao bầu và cho rằng có bất thường trong kết quả giám định ADN ở con dao cũng như việc giám biệt mùi hơi không cho ra kết quả 100% mùi hơi của hắn Đặc biệt, một chi tiết đáng chú ý đó là khi Tráng khai rằng bản tự khai của mình là do bị bức cung nhục hình và ép đọc theo tờ giấy được đánh máy sẵn Ở đây, Thẩm phán truyền đạt thông tin đến Tráng bằng hình ảnh, băng ghi hình nhằm làm rõ sự thật và thay đổi thái độ, hành vi khai báo của Tráng Trong phiên xét hỏi, Giám định viên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt thông tin, đảm bảo thông tin đưa ra được chính xác, khách quan và phù hợp với quy định của pháp luật Cụ thể, giám định viên đã trình bày về quy trình, cách thức bảo quản và giám định các mẫu vật hay trình bày về vị trí ADN trên đôi tất là cổ tất, điều kiện khách quan và chủ quan để phát hiện gen trên tất… Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Ngoài ra, với vai trò đại diện cho tiếng nói của người dân, nâng cao giá trị quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, Hội thẩm nhân dân cũng có sự ảnh hưởng nhất định Tại phiên tòa, Hội thẩm nhân dân đã liên tục đưa ra thông tin bằng lời nói, dùng những câu trần thuật, câu hỏi để khẳng định những tình tiết, sự việc đã và đang xảy ra liên quan đến bị cáo và thông tin đến bị cáo nhằm tác động tâm lý, ảnh hưởng đến câu trả lời của họ trước và sau khi xét hỏi một vấn đề nào đó, như:“toàn bộ phần thẩm vấn buổi sáng hôm nay tại tòa bị cáo Tráng chỉ thừa nhận hành vi trộm cắp tài sản, riêng hành vi giết người bị cáo không thừa nhận”,“cũng nhân đây giải thích cho bị cáo và toàn thể mọi người dự phiên tòa, khi xem xét lượng hình thì Hội đồng xét xử sẽ xem xét một cách khách quan tất cả các lời khai đã được lưu trong hồ sơ vụ án, đặc biệt là phần thẩm vấn công khai tại tòa hôm nay, bị cáo có quyền nhận hoặc không nhận đó là quyền của bị cáo, tuy nhiên hội đồng sẽ xem xét các chứng cứ đặc biệt là các chứng cứ khoa học hình sự để quy kết tội trạng đối với bị cáo, nếu như bị cáo có tội mà bị cáo không thừa nhận thì bị cáo không đc xem xét giảm nhẹ tình tiết khai báo thành khẩn”, hay một loạt câu hỏi kết hợp với câu khẳng định để thông tin cho bị cáo biết những tình tiết được xem xét giảm nhẹ với bị cáo“bố mẹ bị cáo như ông Trứ là được Nhà nước khen thưởng, đặc biệt là được Nhà nước tặng thưởng huân huy trương đúng không và được tặng kỷ niệm trương 45 tuổi Đảng, công lao của bố bị cáo, đây cũng là tình tiết để hội đồng xem xét” Như vậy, với trách nhiệm của mình, Hội thẩm nhân dân đã tích cực thông tin cho bị cáo biết quyền, và hậu quả hành vi của mình cũng như các nguyên tắc xét xử của tòa kết hợp với thuyết phục nhằm tác động tâm lý tích cực, ảnh hưởng tới lập trường và sự ngoan cố của bị cáo trong quá trình xét xử * Ở phiên tranh luận: Đại diện VKS đã đọc nội dung luận tội để đưa ra thông tin, những lập luận, căn cứ, phản bác thật sự chặt chẽ dựa trên vật chứng, kết quả giám định, lời khai của người có liên quan, lời khai của bị cáo trước đó và tại phiên tòa Ngoài ra, luật sư cũng đã đề cập những thông tin về lời khai của bị cáo và vợ về thời gian ngày 16/8, và đưa ra những thắc mắc về ADN trên con dao bầu với hy vọng làm thay đổi thái độ và cách đánh giá của Hội đồng thẩm phán với bị cáo về việc xem xét toàn diện lời khai Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Như vậy, qua những chi tiết đã được phân tích ở trên, có thể thấy phương pháp truyền đạt thông tin được áp dụng xuyên suốt, xen kẽ trong hoạt động xét xử Với việc đảm bảo tính chính xác của thông tin được truyền đi, tránh sai sót hay hiểu lầm trong quá trình truyền tải hay tăng tính hiệu quả trong hoạt động xét xử, đảm bảo rằng các bên tham gia có thể hiểu và phản ứng thông tin một cách chính xác và nhanh chóng…tất cả đã tạo ra môi trường làm việc đáng tin cậy trong quá trình xét xử 2.2.2 Phương pháp thuyết phục * Ở phiên xét hỏi: Tại phiên tòa, bị cáo Đinh Công Tráng chỉ thừa nhận hành vi trộm cắp tài sản của mình, rằng đã lấy 27 triệu đồng Khi được Thẩm phán hỏi về hành vi “giết người”, bị cáo Tráng đã hoàn toàn chối bỏ không nhận tội danh, cho rằng những chi tiết được nêu trong bản cáo trạng của phía VKS là không đúng sự thật và có nhiều dấu hiệu bất thường (bao gồm con dao ký hiệu M3 có dính ADN của nạn nhân và ADN của bị cáo) Để thuyết phục được người khác, đòi hỏi phải có khả năng hùng biện, nắm bắt được tâm lý, những mâu thuẫn cũng như dao động của họ Hiểu rõ được vấn đề này, HĐXX đã quyết định cách ly bị cáo Tráng để xét hỏi chị Hải - vợ hợp pháp của anh Dù nói rằng trong quá trình khai báo, lời khai của chị Hải hoàn toàn khách quan, trung thực, tự nguyện và không bị ép buộc, tuy nhiên, trong phiên xét hỏi chị lại thay đổi lời khai và phủ nhận một phần những gì đã khai báo (Đinh Công Tráng đi ra khỏi nhà ngày 16/8/2018 không ngủ cùng vợ con) dù nhớ rất rõ những gì đã xảy ra trước và sau ngày hung thủ gây án Đại diện VKS đặt ra một loạt những khẳng định: “quá trình chị trả lời tại cơ quan điều tra chị kể rất chi tiết bị cáo khi đi ra khỏi nhà ăn mặc thế nào, mang cái gì đi và khi về là lúc nào”, “chị còn trình bày khi đi bị cáo mang theo 01 áo mưa, ăn mặc quần soóc áo cộc màu xám đi ra khỏi nhà đến chị ngủ 01 giấc dài, khi chồng chị gõ cửa chị ra mở cửa, sau đó bị cáo xuống khu vực làm bếp rửa chân tay mặc quần áo rồi lại đi”, nhằm mục đích tác động đến nhận thức để thuyết phục chị Hải thay đổi quan điểm của mình và khai nhận đúng sự thật Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Trong tình huống này, phương pháp thuyết phục chính là phương pháp được sử dụng hợp lý hơn cả để tác động đến nhận thức của chị Hải Khi được xét hỏi từ phía VKS, chị Hải khai nhận gia đình không hay tổ chức tiệc tùng, sống khép kín Vì vậy, nếu không có ai trong gia đình mở cửa thì không thể đưa được đồ vật gì khác từ bên ngoài vào nhà, tức chỉ có người nhà mới có thể cất giữ hay vứt vào con dao bầu - công cụ gây án Bên cạnh đó, căn cứ theo Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Hưng Yên, ngày 16/8 có bão cấp 9, mưa cả ngày không dứt, kết quả này mâu thuẫn với lời khai trên tòa của chị Hải là ngày 17/8/2018 bị cáo ra khỏi nhà có đem theo mình áo mưa (vì ngày 17 không có mưa) và mâu thuẫn với lời khai của bị cáo “gia đình bị cáo thi thoảng có tổ chức ăn uống” Như vậy, với việc cách ly, tác động nhận thức vào chị Hải thông qua mô hình thuyết phục logic (phân tích, lập luận) cùng với những tài liệu, chứng cứ có liên quan, HĐXX đã xác nhận tính đúng đắn của các chứng cứ đã đưa ra trước đó trong vụ án với định hướng có thể thuyết phục chị Hải thay đổi quan điểm của mình và khai nhận đúng sự thật, để đi đến những sự thật sáng tỏ cuối cùng * Ở phiên tranh luận: Được biết bị cáo Đinh Công Tráng là người am hiểu về pháp luật, từng tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội và đã có thời gian công tác trong ngành Tư pháp, cho nên bị cáo đã tự mình đưa ra nhiều lý lẽ để tranh tụng với đại diện VKS nhân dân tỉnh Hưng Yên tại phiên tòa Thậm chí bị cáo còn từ chối luật sư mà gia đình bị cáo thuê để bào chữa cho bị cáo vì cho rằng không đồng nhất quan điểm bào chữa của vị luật sư Bằng việc sử dụng phương pháp thuyết phục, VKS đã đọc bản luận tội, lập luận và chứng minh cho bị cáo thấy rõ lẽ phải Cụ thể, thứ nhất, trong lời khai của chị Phạm Thị Lụa (vợ anh Chung) có khai tối 16/8, bị cáo có mặt tại nhà chị vì hôm đó trời mưa to cùng với lời khai của anh Chung và cháu Thắng hoàn toàn mâu thuẫn với lời khai của Tráng Thứ hai, cơ quan điều tra thu được 03 con dao bầu bị gỉ sắt rất lâu không ai sử dụng, chi tiết gia đình sống khép kín, nhưng vào tối ngày 16/8, khi rửa bát chị Hải vẫn thấy con dao bầu, do đó không ai có thể đưa được vật gì Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 vào gia đình bị cáo Thứ ba, ở chi tiết bị cáo đã chỉ đúng ngôi nhà mà bị cáo lấy trộm và vẽ được sơ đồ VKS còn tra ra được đôi giày từng được bị cáo sử dụng dính ADN của chị Hoa và mùi hương trên đôi giày đồng nhất với mùi hương của bị cáo là 20,83% Cuối cùng, trong quá trình điều tra, một điều đặc biệt trong lời khai của bị cáo, bị cáo đã mô tả chính xác vị trí ảnh cưới, đồ vật, cây quần áo ở phòng ngủ vợ chồng anh Trường, chị Hoa dù bị cáo đã phủ nhận mình không hề thực hiện hành vi giết người Vì vậy, từ tất cả các lí lẽ trên bị cáo không thể nào chối cãi hành vi phạm tội của mình được nữa Thuyết phục là một nghệ thuật, hơn nữa để thuyết phục một người với nhiều lần phạm tội lại càng khó khăn hơn nữa Trong giai đoạn thứ hai, VKS đã đưa ra hàng loạt những dẫn chứng có cơ sở, lập luận chặt chẽ có tính logic để tác động trực tiếp vào nhận thức, suy nghĩ của bị cáo Đinh Công Tráng, với mục đích làm thay đổi thái độ, lập trường của đối tượng, mong muốn bị cáo nhìn nhận lại chính những hành vi của mình và nhận tội Đồng thời, với hy vọng bị cáo có thể nhận ra sự sai trái của mình và đi theo con đường đúng đắn mà HĐXX đã chỉ ra để nhận được sự khoan hồng của pháp luật Tuy nhiên, mong muốn làm theo cái đúng của bị cáo chưa đủ lớn, ý chí chưa đủ mạnh mẽ để từ bỏ cái sai và đi theo cái đúng 2.2.3 Phương pháp đặt vấn đề và thay đổi tư duy * Ở phiên xét hỏi: Như đã đề cập ở trên, bị cáo Đinh Công Tráng xuất thân là một người có những hiểu biết pháp luật từ trước, vì vậy, các chủ thể tiến hành xét xử đã phải linh hoạt thực hiện phương pháp đặt vấn đề và thay đổi tư duy để đảm bảo quy trình xét xử công bằng Cụ thể, trong phiên xét hỏi, Thẩm phán chủ tọa đã đặt ra những câu hỏi về việc có đồng ý hay không với lời khai của chị Chung về việc số tiền bị mất là 80 triệu tiền Việt và 30 triệu tiền ngoại tệ (đã được quy đổi) Tuy nhiên, bị cáo không đồng ý với lời khai của chị Chung và nói rằng số tiền thực tế trộm được ít hơn như vậy nhằm mục đích giảm nhẹ tội cho chính bản thân mình “Bị cáo nghĩ gì khi vứt số tiền ngoại tệ đi trong khi trước đó bị cáo đã từng cắm Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 chiếc điện thoại Vivo để đổi tiền?” phía Thẩm phán đã nhận ra điểm đáng ngờ vì bị cáo là cử nhân luật cùng với kinh nghiệm tích lũy từ cuộc sống, chắc chắn có hiểu biết về giá trị của tiền ngoại tệ, nhất là đồng đô la Mỹ nên việc vứt bỏ phần tiền ngoại tệ ở Hải Dương là vô lý Mặt khác, nếu như bị cáo thật sự vứt đi số tiền ngoại tệ vì lý do chúng có giá trị thấp, thì ở đây ta đã thấy được sự mâu thuẫn rất lớn giữa lời khai của bị cáo và chị Chung về giá trị số tiền ngoại tệ Như vậy, đây chính là một điểm bất thường, chính là một “kẽ hở” cần phải làm sáng tỏ Ở những tình tiết tiếp theo, HĐXX đã đặt ra câu hỏi để Đinh Công Tráng nhớ lại những chi tiết về đôi giày của mình khi gây án, như: “bị cáo đi giày size bao nhiêu?” để bước đầu khớp với đôi giày thu được tại nơi cách hiện trường 300m (qua quá trình điều tra được xác định là của Đinh Công Tráng) Nhưng, Đinh Công Tráng rất khôn ngoan khi trả lời đều đi vừa size 39, 40, 41 nhằm làm nhiễu thông tin và phủ nhận đôi giày đó là của mình Tuy nhiên, với những bằng chứng được tổ giám định cung cấp, tòa đã phần nào đánh giá được mối liên quan giữa bị cáo và đôi giày được tìm thấy, để đưa ra những quyết định sáng suốt Bên cạnh đó, trong phiên xét hỏi, sự có mặt của VKS cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ hơn nữa vụ án đầy bí ẩn này Đại diện VKS đã hỏi chị Hải về lối sống của gia đình bằng một loạt các câu hỏi như “gia đình chị trong cuộc sống sinh hoạt có giao lưu bạn bè, tổ chức yến tiệc gì không?”, “gia đình chị bố trí cửa ra vào như vậy thì nếu như chị không mở cửa thì có ai đưa được đồ vật hay tài liệu gì trong nhà không?”, qua đó những câu hỏi đó dần khẳng định được gia đình của bị cáo sống khép kín và không ai có thể đưa đồ vật vào nhà và chính bản thân chị Hải cũng đã khẳng định người ngoài không thể ném đồ vật vào Đại diện VKS cũng đã hỏi tương tự câu hỏi đối với bị cáo Đinh Công Tráng, ở đây đã thấy sự mâu thuẫn giữa lời khai của bị cáo so với lời khai chị Hải cũng như các bản tự khai trước đây Như vậy, VKS đã dùng hệ thống những câu hỏi khác nhau, có liên quan đến lời khai trước đây của chị Hải để thay đổi tư duy, từ đó chứng minh rằng con dao bầu là ở nhà chị, không người ngoài nào mang vào được Đó cũng là một trong những hiệu quả của phương pháp đặc biệt này, khi mà qua việc trả lời và tự rút ra kết luận trong ý thức bản thân, bị cáo nhận thấy không thể giấu được trước HĐXX, và phương pháp này đã giúp vạch trần sự dối trá, thiếu trung thực trong khai báo của bị cáo Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Một chi tiết cần được đề cập trong vụ án đó là về quan hệ giữa bị cáo và vợ của mình Cụ thể, VKS đã đưa ra một loạt câu hỏi cho bị cáo, như “có yêu thương vợ không?”,“thế tại sao lại đánh đập vợ chỉ vì quên mua rượu?” Mặc dù dựa vào hành vi có thể đi đến kết luận về sự bất hòa trong mối quan hệ của vợ chồng bị cáo Đinh Công Tráng, song trước tòa, cả hai lại một mực khẳng định vẫn yêu thương nhau và cho rằng: “vợ chồng xô đũa xô bát là chuyện bình thường” Lời khai của hai vợ chồng tuy trái ngược hoàn toàn với hành vi, quy chuẩn đạo đức và biểu hiện tâm lý thông thường nhưng lại vô cùng khớp với nhau Từ đó ta thấy, khác với suy đoán ban đầu của VKS mối quan hệ vợ chồng của bị cáo Tráng và vợ không có mâu thuẫn nào đáng kể gây rạn nứt tình cảm mà trái lại, rất yêu thương nhau đúng như lời khai Nhưng điều đó cũng đồng thời củng cố hơn cho luận điểm của VKS rằng đã có sự thông đồng và bàn bạc với nhau, hoặc chị Hải, vì tình cảm mà cố ý sửa lời khai theo hướng có lợi cho chồng, giúp chồng mình thoát tội, giảm án Ngoài ra, trong phiên xét hỏi, phương pháp tác động tâm lý đặt vấn đề và thay đổi tư duy được các chủ thể sử dụng nhiều hơn nữa Bởi, phương pháp này một mặt có thể dẫn bị cáo đến chỗ phải thừa nhận sự vô lý trong chính lời khai của mình, mặt khác, sẽ khiến họ nhớ lại những sự kiện, tình tiết nào đó được tốt hơn bằng cách đặt ra những câu hỏi liên quan làm “sống lại” những mối liên hệ thần kinh tạm thời và phục hồi trong ký ức những sự kiện tương tự Điều đó được chứng minh qua nhiều tình tiết khi VKS đã hỏi “nếu bây giờ thu được một đôi giày bất kỳ có ADN của bị cáo thì bị cáo có nhận là của mình không?” Bị cáo đang trong tâm thế phủ nhận mọi bằng chứng phạm tội của mình, nên liên tục lảng tránh câu hỏi từ bên VKS , bác bỏ câu hỏi về một đôi giày bất kì mà chỉ chăm chăm vào đôi giày được tìm thấy trong vụ án, và luôn phủ định kết quả giám định mùi hơi của bên giám định dù không đưa ra được lập luận khoa học hợp lý Bị cáo thậm chí còn không trả lời câu hỏi của VKS về con dao có ADN của người bị hại mà ngay lập tức điều hướng sang đôi giày được tìm thấy Câu trả lời của bị cáo làm VKS hoàn toàn có thể đi đến kết luận rằng đôi giày đóng một vai trò quyết định trong việc xác định tội danh cho bị cáo Đinh Công Tráng Từ đó, củng cố thêm cho luận điểm của VKS rằng bị cáo Tráng đã từng sử dụng chiếc giày ấy, trái ngược với mọi lời khai của bị cáo Ngoài ra, VKS còn hỏi rằng chi tiết mới xuất hiện trong phiên xét xử sơ thẩm “bị cáo có nói bị bức cung nhục hình khi viết lời khai đúng không?”, “bị cáo đã có đơn tố cáo về việc bị bức cung nhục hình chưa?”, “đơn đó bị bác bỏ thì bị cáo có suy nghĩ gì?”,“bị cáo có minh chứng cho việc mình bị bức cung, nhục hình không?” Bằng việc tiếp tục đặt ra một loạt các câu hỏi để Tráng nhớ lại Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 tình tiết sự việc xảy ra ngày hôm đó VKS đã có thể đưa ra những nhận định về sự thật rằng bị cáo không hề bị bức cung, nhục hình * Ở phiên tranh luận: Tiếp tục những diễn biến được đưa ra trước đó, khi tranh luận về vấn đề có sự khác biệt trong lời khai của chị Hải tại phiên tòa so với những bản lời khai trước đây về việc ngày 16 bị cáo có ra khỏi nhà hay không, VKS một lần nữa nhắc lại về việc vợ chồng bị cáo đã khẳng định là yêu thương nhau, vì vậy việc chị Hải thay đổi lời khai để bênh chồng hoàn toàn có thể xảy ra Và căn cứ theo lời khai vô cùng khách quan của các người có liên quan khẳng định đã gặp bị cáo ở ngoài vào đêm ngày 16/8 VKS đã nhắc lại các tình tiết mâu thuẫn vào ngày 16 để tìm ra sơ hở trong lời khai của bị cáo Tráng, từ đó tìm ra chân tướng sự thật đó là đêm ngày 16, rạng sáng ngày 17/8 bị cáo Tráng có ra khỏi nhà (trái ngược hẳn với lời khai man của bị cáo và chị Hải tại phiên tòa là bị cáo không hề ra khỏi nhà vào đêm hôm ấy) Ở thời điểm khi tranh luận về vấn đề đôi giày được tìm thấy cách hiện trường 300m, VKS một lần nữa nhắc lại rằng bị cáo Tráng đã chỉ rõ nơi lấy chiếc giày và vứt chiếc giày trong bản lời khai, và khẳng định bị cáo từng sử dụng đôi giày ấy thì mới giám định được mùi hơi của bị cáo trong chiếc tất đi đôi giày, và việc giám định được thực hiện đúng theo trình tự của pháp luật Các tình tiết trên đã đủ khẳng định bị cáo có sử dụng đôi giày ấy, nên việc xác định chủ sở hữu của đôi giày là không cần thiết Vì vậy, việc tại phiên tòa bị cáo nói rằng không công nhận kết quả giám định và nói rằng chưa từng thấy đôi giày là vô căn cứ Trong phiên tranh luận, luật sư bào chữa cũng có những tác động nhất định đến lời khai của bị cáo thông qua phương pháp tác động tâm lý khi luật sư có đưa ra thắc mắc về ADN trên con dao tại sao chỉ có của chị Hoa và bị cáo Tráng mà không có của anh Trường với mục đích thay đổi thái độ và cách đánh giá của Hội đồng Thẩm phán với bị cáo về việc xem xét toàn diện lời khai để buộc tội Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Như vậy, có thể thấy phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy được sử dụng xuyên suốt và xen kẽ trong hoạt động xét xử Trong cả phiên xét hỏi và phiên tranh luận, các chủ thể tham gia tố tụng đều đặt ra nhiều câu hỏi như một công cụ để khai thác tâm lý của bị cáo và những người có liên quan đến vụ án, khám phá ra những khía cạnh mới và từ đó đưa ra những đánh giá, quan điểm khách quan hơn Đồng thời, cung cấp cách nhìn logic và lập luận mạch lạc trong quá trình xét xử để đảm bảo tất cả các yếu tố quan trọng trong vụ án đều được khai thác và xem xét một cách công bằng và chính xác, tránh thiên vị, sai sót Đảm bảo rằng Tòa án và Hội đồng thẩm phán có đủ thông tin để đưa ra phán quyết cuối cùng công bằng, khách quan và phù hợp nhất 2.2.4 Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển * Ở phiên xét hỏi: Một trong những vai trò quan trọng của các chủ thể tiến hành tố tụng đó là việc đưa ra “kim chỉ nam”, xây dựng và thiết lập những định hướng giao tiếp để hoạt động xét hỏi hay khai thác thông tin được diễn ra một cách hiệu quả Tại phiên xét hỏi, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã hỏi bị cáo Tráng nhiều câu hỏi nhằm làm rõ về vụ trộm cắp tài sản của chị Trung cũng như cách mà bị cáo tiêu thụ số tài sản cướp được Thẩm phán còn cho hỏi chị Hải - vợ của bị cáo, để đối chứng với lời khai của bị cáo rằng có phải đêm ngày 17/8 bị cáo Tráng đưa cho vợ 2 chiếc điện thoại không Bên cạnh đó, VKS hỏi bị cáo Tráng về việc bị cáo đã cắm chiếc máy điện thoại Vivo của mình cho anh Trung mấy lần và mỗi lần được mấy trăm nghìn với nét mặt rất hoài nghi để nhằm làm cho bị cáo phân tâm Khi bị cáo Tráng khai rằng cắm chiếc điện thoại cho anh Trung rất nhiều lần và mỗi lần được 200 - 300 nghìn thì phía VKS đã lập luận phản bác rằng vì sao bị cáo đã nhiều lần cắm điện thoại và đi ăn trộm để có tiền tiêu xài cá nhân, chơi ma túy nhưng khi thấy một tập tiền ngoại tệ thì lại vứt đi, với mục đích để chắc chắn rằng bị cáo không nói dối ở chi tiết này để nhằm giảm nhẹ tội cho bản thân mình Ngoài ra, Kiểm sát viên đã hỏi bị cáo rằng vì sao bị bắt vào ngày 29/8 mà mãi về sau mới khai ra hành vi Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 trộm cắp tài sản của chị Trung thì Đinh Công Tráng có trả lời rằng khi một người thực hiện hành vi trộm cắp khi chưa bị phát hiện thì người đó sẽ không khai nhận và đấy là tâm lý chung của tội phạm Và bên phía đại diện VKS đã đưa ra nhận định đó là:“vậy khi có đủ chứng cứ thì bị cáo có nhận không ?” và bị cáo Tráng trả lời rằng: “bị cáo có nhận” Câu hỏi này của VKS như để nhắc bị cáo rằng dù bị cáo có quanh co chối cãi nhưng nếu đã có đủ chứng cứ thì bị cáo nên nhận tội Nhất là tội phạm nghiêm trọng mà bị cáo phạm phải đó là tội giết người Hướng theo những tình tiết của vụ việc, phía Thẩm phán đã tiếp tục hỏi bị cáo về những sự kiện xảy ra trong ngày 17/8 thì bị cáo Tráng khai nhận ngày hôm đó ở nhà Trung còn có Sơn, Dũng và Khương Thẩm phán đã hỏi bị cáo Tráng rằng thời điểm đó bị cáo có nói chuyện với anh Sơn và anh Khương về việc của anh Sơn không, Đinh Công Tráng đã ngay lập tức phản bác rằng không có chuyện gì của anh Sơn hết mà chỉ có chuyện là anh Khương hôm ấy vừa được tại ngoại Chỉ cần một thái độ cố ý lơ là, nhầm lẫn của Thẩm phán đã chứng minh được rằng bị cáo nhớ rất chi tiết vụ việc xảy ra, không có một chút gì nhầm lẫn, từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng đã có thể xác định được bị cáo đang cố gắng quanh co, chối tội, bị cáo đang cố gắng che đậy tội ác của mình Trong khi giao tiếp với bị cáo, Thẩm phán chủ tọa còn đan xen giao tiếp tâm lý có điều khiển với đại diện VKS, giám định viên, đại diện trung tâm huấn luyện và sử dụng nghiệp vụ để giải đáp những thắc mắc và chứng thực lời khai của bị cáo * Ở phiên tranh luận: Khi Đinh Công Tráng thắc mắc về lời khai của những người quen biết mình (anh Trung, anh Dũng, chị Lụa, cháu Thắng, chị Hải) là không khách quan thì với phong thái tự tin và thái độ hiên ngang, Như vậy, phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển đã có những tác động và ảnh hưởng nhất định đối với quá trình xét xử vụ án hình sự Điểm đặc biệt đó là người được xét hỏi (tức Đinh Công Tráng), đã phải tham gia giao tiếp với nhiều góc độ khác nhau, từ việc giao tiếp giữa bị cáo với những người có liên quan đến vụ án (giám định viên, đại diện của Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 Trung tâm huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ) hay cả những người có ảnh hưởng đến bị cáo (ông Trứ, gia đình của bị hại) và những giao tiếp này không chỉ diễn ra bằng ngôn ngữ nói, mà còn kéo theo sự biểu cảm bằng nét mặt và thái độ Từ đó, phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khiển đã thể hiện được vai trò của mình khi giúp cho quá trình xác lập chứng cứ về sự việc phạm tội được chính xác đúng pháp luật, đồng thời giáo dục, cảm hóa giúp bị cáo nhận tội đảm bảo tính khách quan trong hoạt động xét xử 2.2.5 Phương pháp mệnh lệnh * Ở phiên xét hỏi: Ngoài những phương pháp được nêu trên, HĐXX cũng đã sử dụng triệt để phương pháp mệnh lệnh khi xét xử bị cáo Đinh Công Tráng Thẩm phán, HĐXX - chủ thể giữ vai trò trung tâm điều khiển quá trình xét hỏi, để làm sáng tỏ những tình tiết còn vướng mắc và kịp thời chấm dứt những ý kiến của bị cáo cũng như các bên tham gia xét hỏi khi những ý kiến đó nằm ngoài phạm vi xét hỏi hoặc ngoài những yêu cầu làm rõ tình tiết vụ án, thì phương pháp mệnh lệnh được ghi nhận là một công cụ không thể thiếu Tại đây những tình tiết, chứng cứ, tài liệu trong hồ sơ vụ án được kiểm tra, xác minh công khai, dân chủ tại phiên tòa HĐXX nói chung và Thẩm phán nói riêng phải tập trung tư duy, ý chí cao độ để nghiên cứu, kiểm tra những thông tin cũng như so sánh, thực hiện đánh giá với những chi tiết có trong vụ án để tránh bị bỏ sót, đảm bảo công bằng trong quá trình xét xử Sau khi nhận được câu trả lời bàn chân bị cáo có thể đi vừa size giày 39,40,41 Thẩm phán đã yêu cầu bị cáo Đinh Công Tráng đi thử đôi giày được phát hiện gần hiện trường nhằm phục vụ cho việc xác minh, đối chiếu với đôi giày đã thu giữ được Phương pháp mệnh lệnh được hình thành từ quan hệ “quyền lực - phục tùng” nên trong trường hợp này, khi nhận được yêu cầu của Thẩm phán, bị cáo phải có nghĩa vụ chấp hành ý chí của chủ thể có quyền lực Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38544120 KẾT LUẬN Chỉ vì bị phát hiện trong lúc đang trộm cắp tài sản, Đinh Công Tráng đã nhẫn tâm cướp đi sinh mạng của hai vợ chồng anh Trường, để lại biết bao đau thương, xót xa và những khó khăn chồng chất cho gia đình nạn nhân và chính bản thân hắn cũng phải trả giá bằng một bản án thích đáng Có thể nói, cuối cùng mọi cố gắng, vất vả đã được đền đáp khi hung thủ cùng tội ác kinh hoàng đang ẩn mình trong bóng tối đã phải lộ diện trước ánh sáng của pháp luật Từ đó, ta càng nhận thức và hiểu rõ hơn về vai trò và vị trí của hoạt động xét xử cùng sự kết hợp của các phương pháp tác động tâm lý Từ đó, đưa ra những đòi hỏi về đẩy mạnh xây dựng, củng cố và phát triển hơn nữa việc áp dụng hệ thống các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động tư pháp để mang lại chất lượng, hiệu quả, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO https://pbgdpl.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin- tuc/-/asset_publisher/ctFINBWOJ3XS/content/pho-bien-giao- duc-phap-luat-thong-qua-xet-xu-cac-vu-an-tai-toa-an https://www.youtube.com/watch?v=MG-ArjRaSE8 [1] Nguyễn Như Ý, Đại Từ Điển Tiếng Việt, NXB Văn Hóa Thông Tin [2] Ths Nguyễn Xuân Tùng, “Độc lập tư pháp” là điều kiện tiên quyết để Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ “bảo vệ công lý”, Bộ Tư Pháp Downloaded by Uy vu Nguyen (tailieuso.11@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w