Phần này được chia thành 4 tiểu phần: Tiểu phần 1: Phõn loại từ tiếng Việt xột ở tiờu chớ tớnh chất nghĩa thực/ khụng thực; chức năng định danh/ phi định danh của tiếng vị hoạt động tron
Trang 1Mai Thị Kiều Phượng
Phân loại từ tiếng việt
phần 2
xét ở tiêu chí ngữ nghĩa
của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 3MỤC LỤC
Lời nói đầu 9
Phần II: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí ngữ nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ 14
Tiểu phần 1: Phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét theo tính chất nghĩa thực/không thực; định danh/không định danh của tiếng vị hoạt động trong từ 18
Chương I: TỪ THỰC 20
I Dẫn nhập 20
II Khái niệm từ thực 21
III Đặc điểm của từ thực 21
IV Đặc điểm về các thành phần ý nghĩa của từ thực 23
V Phân loại từ thực 41
Chương II: TỪ HƯ 68
I Dẫn nhập 68
II Phân biệt ý nghĩa từ vựng của từ thực với ý nghĩa ngữ pháp của từ hư 69
III Khái niệm từ hư 70
IV Đặc điểm của từ hư 71
V Đặc điểm về các thành phần ý nghĩa của từ hư 75
VI Phân loại từ hư 86
VII Hư từ trong văn bản nghệ thuật 98
Tiểu phần 2: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí số lượng nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ 108
Chương I: TỪ ĐƠN NGHĨA 110
I Dẫn nhập 110
Trang 4II Khái niệm từ đơn nghĩa 111
III Hiện tượng đơn nghĩa 111
IV Phân biệt từ đơn nghĩa với các kiểu loại từ khác 112
V Đặc điểm từ đơn nghĩa từ vựng 113
VI Phân loại từ đơn nghĩa 115
Chương II: TỪ ĐA NGHĨA THUỘC VỀ MỘT TỪ LOẠI VÀ KHÁC TỪ LOẠI 124
I Dẫn nhập 124
II Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng nhiều nghĩa 125
III Khái niệm từ đa nghĩa thuộc về một từ loại và khác từ loại 126
IV Phân biệt từ đa nghĩa thuộc về một từ loại, khác từ loại và từ đồng âm 126
V Hiện tượng đa nghĩa 127
VI Các loại quan hệ trong từ đa nghĩa 128
VII Điều kiện từ đa nghĩa thuộc về một từ loại và khác từ loại 132
VIII Cơ sở để nhận biết từ đa nghĩa thuộc về một từ loại và khác từ loại 135
IX Các loại nghĩa của từ đa nghĩa 136
X Đặc điểm từ đa nghĩa thuộc về một từ loại và khác từ loại 137
XI Phân loại từ đa nghĩa thuộc về một từ loại và khác từ loại 140
Tiểu phần 3: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí sử dụng và tác động vào mặt ngữ nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ 148
Chương I: TỪ ĐA NGHĨA THUỘC VỀ MỘT TỪ LOẠI 152
I Dẫn nhập 152
II Khái niệm từ đa nghĩa thuộc về một từ loại 157
III Khái quát về phương thức chuyển nghĩa từ vựng 158
Trang 5IV Điều kiện từ đa nghĩa thuộc về một từ loại 162
V Cơ sở để nhận biết từ đa nghĩa thuộc về một từ loại 164
VI Đặc điểm từ đa nghĩa thuộc một từ loại 167
VII Phân loại từ đa nghĩa thuộc về một từ loại 175
Chương II: TỪ ĐỒNG ÂM – TỪ GẦN ÂM 186
I Dẫn nhập 186
II Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng đồng tự/đồng âm/gần âm 187 III Khái niệm từ đồng tự/đồng âm/gần âm 188
IV Phân biệt 189
V Hiện tượng đồng tự/đồng âm/gần âm 189
VI Các loại quan hệ trong hiện tượng đồng âm/gần âm 190
VII Đặc điểm từ đồng tự/đồng âm/gần âm 192
VIII Điều kiện để tạo từ đồng âm/gần âm từ vựng 195
IX Cơ sở để nhận biết từ đồng tự/đồng âm/gần âm 202
X Phương thức tạo từ đồng tự/đồng âm/gần âm 202
XI Phân loại từ đồng âm/gần âm từ vựng 203
Chương III TỪ ĐỒNG NGHĨA/TỪ GẦN NGHĨA 218
I Dẫn nhập 218
II Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng đồng nghĩa/gần nghĩa 221
III Khái niệm hiện tượng đồng nghĩa 222
IV Khái niệm từ đồng nghĩa/gần nghĩa 223
V Điểm qua một số quan niệm về từ đồng nghĩa 227
VI Phân biệt từ đồng nghĩa với từ gần nghĩa và với các tiểu loại từ khác 230
VII Các loại quan hệ trong từ đồng nghĩa/gần nghĩa 232
VIII Đặc điểm chung của từ đồng nghĩa và gần nghĩa từ vựng 234
IX Từ đồng nghĩa từ vựng được tạo nên nhờ phương thức tư duy ẩn dụ của cộng đồng ngôn ngữ 239
X Đặc điểm của từ gần nghĩa/đồng nghĩa mức độ vừa 241
Trang 6XI Phương thức tạo từ từ đồng nghĩa/gần nghĩa từ vựng 243
XII Một số thủ pháp nhận diện từ đồng nghĩa/gần nghĩa từ vựng 245
XIII Phân loại từ đồng nghĩa/gần nghĩa từ vựng 250
Chương IV TỪ TRÁI NGHĨA 262
I Dẫn nhập 262
II Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng trái nghĩa 265
III Khái niệm hiện tượng trái nghĩa 266
IV Khái niệm từ trái nghĩa 266
V Phân biệt 267
VI Các loại quan hệ trong hiện tượng trái nghĩa 268
VII Điều kiện tạo từ trái nghĩa từ vựng 273
VIII Phương thức tạo từ trái nghĩa từ vựng 274
IX Đặc điểm từ trái nghĩa từ vựng 276
X Phân loại từ trái nghĩa từ vựng 278
Tiểu phần 4: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí sử dụng cách thức mô phỏng hay miêu tả tiếng vị ở mặt nghĩa trong phạm vi hoạt động của từ 290
Chương I TỪ TƯỢNG THANH 292
I Dẫn nhập 292
II Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng mô phỏng âm thanh trong tiếng Việt 295
III Hiện tượng mô phỏng âm thanh trong tiếng Việt 295
IV Khái niệm 296
V Một số điểm lưu ý về từ tượng thanh 297
VI Các loại quan hệ trong từ tượng thanh tiếng Việt 300
VII Điều kiện tạo từ tượng thanh từ vựng 303
VIII Phương thức tạo từ tượng thanh từ vựng 304
Trang 7IX Đặc điểm từ tượng thanh từ vựng 305
X Phân loại từ tượng thanh từ vựng 306
Chương II: TỪ TƯỢNG HÌNH 318
I Dẫn nhập 318
II Nguyên nhân xuất hiện hiện tượng miêu tả trong từ tiếng Việt 319
III Hiện tượng miêu tả sự vật, hiện tượng tạo hình tượng trong nghĩa của từ tiếng Việt 320
IV Khái niệm từ tượng hình 321
V Một số điểm lưu ý về từ tượng hình 322
VI Các loại quan hệ trong từ tượng hình tiếng Việt 325
VII Điều kiện tạo từ tượng hình từ vựng 327
VIII Cách thức để tạo từ tượng hình 329
IX Đặc điểm từ tượng hình 330
X Phân loại từ tượng hình 332
TÀI LIỆU THAM KHẢO 342
Trang 9LỜI NÓI ĐẦU
Tiếng Việt là công cụ giao tiếp quan trọng của người Việt Nói đến hệ thống từ vựng tiếng Việt tức là nói đến hệ thống vốn từ không ngừng gia tăng và phát triển Vốn từ vựng tiếng Việt được dùng đã lên tới con số hàng chục vạn đơn vị Từ tiếng Việt thật sự
là một công cụ vô cùng phong phú, trong đó, nó chứa đựng trong lòng các tiểu hệ thống bao gồm nhiều lớp từ, loại từ Vì vậy, việc phân loại từ tiếng Việt vào một hệ thống chặt chẽ, thống nhất và khoa học là một việc làm cần thiết
Hiện nay, việc phân loại từ tiếng Việt trong hệ thống từ loại thuộc bình diện ngữ pháp tuy còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng cơ bản chúng đã được xếp loại dựa theo các tiêu chí phân định tương đối thống nhất Còn vấn đề phân loại từ tiếng Việt trong hệ thống từ vựng ngữ nghĩa thì quả thật còn nhiều điều tồn tại và bất cập
Thực ra, người bình thường khi nói và viết không hề quan tâm tới loại từ nào, hoặc người ta ít chú ý đến lịch sử, nguồn gốc của từ mà chủ yếu là họ dựa vào cảm thức ngôn ngữ Họ cảm thấy
từ này dễ hiểu, từ kia khó hiểu, từ này sang trọng, từ kia mộc mạc Những ấn tượng ấy rất mơ hồ nhưng có thực Nhiệm vụ của nhà nghiên cứu là phân loại chúng theo những tiêu chí một cách xác đáng và rõ ràng
Hiện tại, các nhà Việt ngữ học vẫn chưa có tiếng nói và quan niệm thống nhất về ranh giới của từ và phân loại từ tiếng Việt trong
hệ thống từ vựng ngữ nghĩa Cho nên, một hệ lụy tất yếu sẽ dẫn đến: mặc dù trong chương trình giảng dạy từ ngữ ở tất cả các bậc học (từ Tiểu học cho đến Trung học, từ Đại học cho đến Cao học) và việc phân loại từ ở tất cả các loại từ điển tiếng Việt đều đã đưa ra rất nhiều loại từ nhưng hầu như chúng chưa được dựa vào một tiêu chí thống nhất
Trang 10Bên cạnh đó, vấn đề nội dung ngữ nghĩa cùng với mối quan
hệ của từ vựng - ngữ nghĩa - ngữ dụng, đặc biệt là ngữ nghĩa trong hoạt động hành chức hiện nay đã trở thành trọng tâm chú ý của các nhà Việt ngữ học Việc nghiên cứu ngữ nghĩa của từ trong hướng mới này đã được chúng tôi nghiên cứu trong hai chuyên khảo “Ẩn dụ với ý nghĩa hàm ẩn của từ tiếng Việt” và “Các bình diện
từ và ngữ cố định tiếng Việt”
Dựa trên các kết quả nghiên cứu đã đạt được, chúng tôi mạnh dạn và có những bước đi đột phá để đưa ra bức tranh phân loại từ tiếng Việt từ sự kết hợp và vận dụng các hướng trên đây Nói rõ hơn, chúng tôi đã mạnh dạn kết hợp cả đơn vị từ vựng lẫn ngữ nghĩa để đưa ra vấn đề về ranh giới của từ và phân loại từ tiếng Việt một cách rõ ràng và thống nhất hơn trong chuyên khảo Phân loại
từ tiếng Việt xét ở tiêu chí ngữ nghĩa của tiếng vị trong phạm vi hoạt động của từ Như vậy, mục đích chính là chúng tôi muốn đưa ra một bức tranh phân loại tổng thể toàn bộ hệ thống từ tiếng Việt trong mối quan hệ biện chứng hai mặt cả đơn vị từ vựng lẫn ngữ nghĩa của từ
Việc phân loại từ tiếng Việt, chúng tôi xin dựa vào các tiêu chí chính như sau:
Thứ nhất, chúng tôi đã xác định rõ đơn vị cấu tạo từ của từ tiếng Việt là tiếng vị Vì vậy, việc phân loại từ tiếng Việt là hoàn toàn dựa trên cơ sở này Nói cách khác, chúng tôi chọn tiếng vị là đơn vị cơ sở cấu tạo nên từ là tiêu chí chính để có thể phân loại từ tiếng Việt một cách thống nhất và toàn diện Những kiến thức liên quan đến nội dung này đã được chúng tôi trình bày kĩ ở chuyên khảo “Tiếng vị: có phải là đơn vị cấu tạo từ của từ tiếng Việt?” Ở đây, chúng tôi xác định
và phân loại từ tiếng Việt dựa trên các tiêu chí này
Thứ hai là dựa vào ba mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, các đặc điểm khác nhau của bản thân từng tiếng vị
Thứ ba là dựa vào ba mối quan hệ ngữ nghĩa, ngữ pháp, các đặc điểm khác nhau giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ tiếng Việt Thứ tư là dựa vào phạm vi hoạt động của từ sau khi từ đã trải qua phương thức cấu tạo từ Đó là: phạm vi khi từ nằm trong vốn
Trang 11từ vựng, chưa đi vào hoạt động (trong từ điển); phạm vi văn cảnh lời nói (tiếp xúc ngôn ngữ); phạm vi văn cảnh nghệ thuật
Cuốn sách ra đời với nhu cầu đóng góp một tiếng nói và xin thử đề xuất một số giải pháp mới cho bức tranh phân loại từ tiếng Việt Tuy có nhiều sự đổi mới trong quan niệm cũng như cách nhìn và cách lí giải về vấn đề nhận diện từ, xác định ranh giới của từ
và phân loại từ trong tiếng Việt nhưng đóng góp lớn nhất của tác giả là việc phân loại các loại từ tiếng Việt đều được dựa trên các tiêu chí xuyên suốt, thống nhất và khoa học
Bên cạnh sự đổi mới trong quan niệm cũng như cách nhìn và cách lí giải các vấn đề, người viết còn xâu chuỗi, hệ thống lại những kiến thức mà các tác giả đi trước như: GS.TS Đỗ Hữu Châu, GS.TS Nguyễn Tài Cẩn, GS.TS Nguyễn Thiện Giáp, GS.TS Nguyễn Đức Tồn, GS.TS Nguyễn Lai, GS.TS Nguyễn Đức Dân… đã đặt ra
Để bạn đọc tiện theo dõi một cách hệ thống nội dung phân loại số lượng từ dựa vào các tiêu chí thống nhất, chúng tôi xin đưa
ra bức tranh tóm tắt vấn đề phân loại như sau:
Một là, nếu việc phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí quan hệ ngữ pháp và số lượng của tiếng vị trong nội bộ của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 3 loại: từ đơn, từ láy và từ ghép
Hai là, nếu việc phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí tính chất nghĩa thực/ không thực; chức năng định danh/ phi định danh của tiếng
vị hoạt động trong từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại:
từ thực và từ hư
Ba là, nếu việc phân loại từ xét ở tiêu chí số lượng nghĩa vị của tiếng vị trong các phạm vi hoạt động của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ đơn nghĩa và từ đa nghĩa
Bốn là, nếu việc phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí có/ không sử dụng và tác động vào mặt ngữ nghĩa của tiếng vị trong các phạm vi hoạt động của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 4 loại: từ đa nghĩa thuộc về một từ loại, từ đồng âm /từ gần
âm, từ đồng nghĩa/từ gần nghĩa, từ trái nghĩa
Trang 12Năm là, nếu việc phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí có/ không sử dụng cách thức mô phỏng hay miêu tả tiếng vị ở mặt nghĩa trong các phạm vi hoạt động của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ tượng thanh và từ tượng hình
Sáu là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí
từ tính chất nguồn gốc của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành
2 loại: từ thuần Việt và từ vay mượn
Bảy là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí từ tính chất thời gian sử dụng của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 3 loại: từ cổ, từ cũ và từ mới
Tám là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí từ tính chất phạm vi sử dụng của từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 6 loại: từ toàn dân, từ địa phương, từ lóng, từ nghề nghiệp, từ khoa học quốc tế/ thuật ngữ khoa học, từ xưng hô Chín là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí tính chất phong cách biểu cảm/ trung hòa trong hoạt động của
từ thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ trung hòa và từ biểu cảm
Mười là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí phạm vi sử dụng rộng - không có tính chất phong cách chức năng hạn chế: từ đa phong cách và xét ở tiêu chí phạm vi sử dụng hẹp - có tính chất phong cách chức năng hạn chế: từ đơn phong cách/ từ chuyên phong cách hay từ chuyên môn thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 8 loại: từ đa phong cách, từ đơn phong cách chức năng hội thoại văn hóa thông dụng, từ đơn phong cách thông tục, từ đơn phong cách hành chính- công vụ, từ đơn phong cách báo chí - công luận, từ đơn phong cách chính luận, từ đơn phong cách khoa học, từ đơn phong cách văn chương
Mười một là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí dùng ít/ dùng nhiều thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ ít dùng và từ dùng nhiều
Trang 13Mười hai là, nếu việc phân loại toàn bộ vốn từ tiếng Việt xét ở tiêu chí trang trọng, kiểu cách/ bình dân thì vốn từ tiếng Việt được phân thành 2 loại: từ trang trọng/ kiểu cách và từ bình dân
Tuy nhiên, do số lượng từ tiếng Việt quá lớn nên trong nội dung của một cuốn sách điện tử, chúng tôi chỉ trình bày vấn đề: Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí ngữ nghĩa của tiếng vị trong phạm
Tác giả Mai Thị Kiều Phượng
Trang 14PHẦN II
PHÂN LOẠI TỪ TIẾNG VIỆT XÉT Ở TIÊU CHÍ NGỮ NGHĨA CỦA TIẾNG VỊ TRONG PHẠM VI HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ
Hệ thống từ tiếng Việt trong phần này được phân chia là hoàn toàn dựa vào sự kết hợp 3 tiêu chí chính:
Một là dựa vào mặt ngữ nghĩa của bản thân từng tiếng vị Hai là dựa vào mối quan hệ ngữ pháp, ngữ nghĩa giữa các tiếng vị trong nội bộ một từ tiếng Việt
Ba là dựa vào phạm vi hoạt động của từ sau khi từ đã trải qua phương thức cấu tạo từ Đó là: phạm vi khi từ nằm trong vốn từ vựng, chưa đi vào hoạt động (trong từ điển); phạm vi văn cảnh lời nói (tiếp xúc ngôn ngữ); phạm vi văn cảnh nghệ thuật
Phần này được chia thành 4 tiểu phần:
Tiểu phần 1:
Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí tính chất nghĩa thực/ không thực; chức năng định danh/ phi định danh của tiếng vị hoạt động trong từ
Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí thuộc về tiểu phần 1, bao gồm các loại từ trong 2 chương sau đây:
Chương 1: Từ thực (autosemantic word)
Chương 2: Từ hư (syntactic word)
Tiểu phần 2:
Trang 15Phân loại từ xét ở tiêu chí số lượng nghĩa vị của tiếng vị trong các phạm vi hoạt động của từ
Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí thuộc về tiểu phần 2, bao gồm các loại từ trong 2 chương sau đây:
Chương 1: Từ đơn nghĩa (monosemantic word)
(từ có một nghĩa) Chương 2: Từ đa nghĩa thuộc về một từ loại và khác từ loại (same and different parts of speech polysemous word)
(chỉ tính theo tiêu chí số lượng nghĩa vị >1)
Tiểu phần 3:
Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí có/ không sử dụng và tác động vào mặt ngữ nghĩa của tiếng vị trong các phạm vi hoạt động của từ Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí thuộc về tiểu phần 3, bao gồm các loại từ trong 4 chương sau đây:
Chương 1: Từ đa nghĩa thuộc về một từ loại (same parts of speech polysemous word)
(dựa vào mối quan hệ giữa các nghĩa vị và phương thức chuyển nghĩa không hoàn toàn khác nhau thuộc cùng một loại từ loại: từ đồng nghĩa mức độ thấp vừa; hay từ đồng âm và cùng nghĩa mức độ thấp vừa) Chương 2: Từ đồng âm (homonyms word)/ từ gần âm (partical homonyms word)
(dựa vào phương thức chuyển nghĩa hoàn toàn khác nhau: các từ đồng nhất hoàn toàn hay giống nhau ở mức độ cao nhất về mặt âm thanh nhưng khác nhau hoàn toàn về mặt ý nghĩa)
Chương 3: Từ đồng nghĩa (synonyms word)/từ gần nghĩa (syninymes word)
(dựa vào phương thức chuyển âm nhưng cùng nghĩa: từ đồng nghĩa mức độ cao nhất và từ gần nghĩa ở mức độ thấp vừa, hay từ khác âm nhưng cùng nghĩa cũng ở mức độ cao nhất và thấp vừa)
Chương 4: Từ trái nghĩa (antonyms word)
Trang 16(dựa vào phương thức chuyển âm nhưng trái nghĩa (hay các từ đồng nghĩa mức độ thấp nhất hay các từ khác nhau hoàn toàn về mặt âm thanh nhưng trái nhau về mặt ý nghĩa
Tiểu phần 4:
Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí có/ không sử dụng cách thức
mô phỏng hay miêu tả tiếng vị ở mặt nghĩa trong các phạm vi hoạt động của từ
Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí thuộc về tiểu phần 4, bao gồm các loại từ trong 2 chương sau đây:
Chương 1: Từ tượng thanh (onomatopoetic word)
(dựa theo cách thức mô phỏng hay miêu tả âm thanh ở mặt nghĩa của tiếng vị hay thông qua vỏ ngữ âm, quan hệ liên tưởng ý nghĩa bằng
âm thanh)
Chương 2: Từ tượng hình (pictographic word)
(dựa theo cách thức mô phỏng hay miêu tả hình tượng ở mặt nghĩa của tiếng vị hay thông qua vỏ ngữ âm, quan hệ liên tưởng ý nghĩa bằng hình tượng)
Trang 18
TIỂU PHẦN 1
PHÂN LOẠI TOÀN BỘ VỐN TỪ TIẾNG VIỆT XÉT THEO TÍNH CHẤT NGHĨA THỰC/ KHÔNG THỰC;
ĐỊNH DANH/ KHÔNG ĐỊNH DANH
CỦA TIẾNG VỊ HOẠT ĐỘNG TRONG TỪ
Phân loại từ tiếng Việt xét ở tiêu chí thuộc về tiểu phần 1, bao gồm các loại từ trong 2 chương sau đây:
Chương 1: Từ thực (autosemantic word)
Chương 2: Từ hư (syntactic word)
Trang 20
từ chính trong tiếng Việt, đó là: thực từ và hư từ
Đầu tiên là lớp từ mang nghĩa thực, nghĩa từ vựng, mang tính định danh, tính gọi tên các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan lớp từ này được gọi là: từ thực
Kế đến là lớp từ không gọi tên các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan mà mang nghĩa hư, nghĩa quan hệ, nghĩa ngữ pháp, mang tính phi định danh, khó nhận thấy hơn từ thực gọi là:
từ hư
Từ thực là loại từ có chức năng đưa sự vật, hiện tượng, sự kiện của hiện thực ngoài ngôn ngữ đi vào ngôn ngữ, biến chúng thành các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ
Vì vậy, từ thực là lớp từ loại có ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa khái quát chung của một lớp từ nhất định để định danh hay gọi tên, hoặc chỉ các tính chất, hoạt động, trạng thái, quá trình, đặc trưng,
số lượng, thứ tự, hoặc những từ có chức năng trực tiếp chỉ vào người, vật, sự vật, hiện tượng
Từ thực là loại từ có số lượng lớn nhất trong vốn từ tiếng Việt
Ví dụ như những từ tiếng Việt sau đây thuộc về từ thực: thanh niên, học sinh, giáo viên, tư tưởng, tình cảm, ăn, đi, chạy, đẹp, nhanh,
Trang 21xấu, một, năm, vài, dăm, thứ nhất, thứ hai, tôi, chúng tôi, mày, tao, nó,
ai, sao, bao nhiêu, đâu, này, vậy, toàn bộ, cả, …
II KHÁI NIỆM TỪ THỰC
Từ thực thuộc về đơn vị ngôn ngữ cơ bản có tính tổng thể hữu cơ, có tính toàn khối về hình thức Về mặt nghĩa, nó có ý nghĩa thực hay ý nghĩa từ vựng được phản ánh theo lối gọi tên sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ, có tính trọn vẹn, thường chuyên biểu thị nhiều phân đoạn thực tế khách quan; là đơn vị có sẵn, cố định, bắt buộc (có tính chất xã hội, là cơ sở quan trọng nhất để con người có thể tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp Nó bao gồm các đặc trưng về ngữ âm, thuộc tính nhất định về ngữ nghĩa (một từ ứng với nhiều nét nghĩa), về ngữ pháp (ứng với một khuôn từ loại), có thể tồn tại tách rời nhau
và được tái hiện trong các lời nói khác nhau; nó là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt: chứa đựng trong lòng nó những đơn vị của các cấp độ dưới nó; nó là đơn vị nhỏ nhất trong
hệ thống ngôn ngữ trên từ: độc lập về về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên các đơn vị ngôn ngữ: cụm từ, câu, đoạn văn, văn bản và là đơn vị nhỏ nhất trong phương diện lời nói trên từ: độc lập về về ý nghĩa lẫn hình thức, tạo nên các đơn vị lời nói: phát ngôn, ngôn đoạn, ngôn bản
Có năm kiểu từ loại: danh từ; động từ; tính từ; số từ; đại từ được xem là những từ thực chân chính Ví dụ như: nhà, cửa, chạy, bay, nhảy, ăn, đẹp, một, hai, đó, đây, tôi, mày…
III ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ THỰC
3.1 Từ thực là loại từ có tập hợp lớn nhất về số lượng trong vốn từ tiếng Việt
Khẳng định rằng: từ thực là loại từ có tập hợp lớn nhất về số lượng trong vốn từ tiếng Việt là bởi vì:
Trang 22Từ thực bao gồm cả 5 kiểu từ loại: danh từ; động từ, tính từ, số
từ, đại từ Mà trong đó, danh từ, động từ, tính từ là ba lớp từ cơ bản, chiếm số lượng lớn nhất, thể hiện tương đối đầy đủ và rõ rệt nhất của từ tiếng Việt Từ thực là lớp từ có đầy đủ các đặc điểm, ý nghĩa và chức năng sau:
3.2 Từ thực là loại từ có ý nghĩa khái quát hóa, ý nghĩa thực thể
và ý nghĩa sự vật hóa
Từ thực là loại từ có chức năng đưa sự vật, hiện tượng, sự kiện của hiện thực ngoài ngôn ngữ đi vào ngôn ngữ, biến chúng thành các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ Vì vậy, từ thực là loại từ trong vốn từ tiếng Việt có ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa khái quát hóa,
ý nghĩa thực thể và ý nghĩa sự vật hóa của một lớp từ nhất định chỉ để định danh hay gọi tên sự vật, hiện tượng và định danh bản chất của chúng Ví dụ như: nhà, xe, đất, nước
3.3 Từ thực là loại từ có ý nghĩa khái quát hóa về quá trình
vận động của thực thể
Từ thực biểu thị ý nghĩa khái quát hóa về quá trình vận động của thực thể Ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động hay hoạt động của thực thể Đây chính là ý nghĩa hành động, ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa thuộc mối liên hệ vận động của thực thể trong không gian và thời gian Ví dụ như:
đi, chạy, trườn, ăn, uống, đứng
3.4 Từ thực là loại từ có ý nghĩa khái quát hóa về đặc trưng
của thực thể
Từ thực biểu thị ý nghĩa khái quát hóa về đặc trưng của thực thể hay đặc trưng của quá trình Ý nghĩa đặc trưng của thực thể hay quá trình thể hiện trực tiếp tính chất hay mức độ của thực thể
Ví dụ như: đẹp, xấu, nhanh, chậm
3.5 Từ thực là loại từ có chức năng thay thế và chỉ trỏ vào thực thể
Từ thực biểu thị chức năng thay thế và chỉ trỏ vào thực thể Với chức năng này, từ thực dùng để thay thế và chỉ trỏ một cách
Trang 23gián tiếp.Vì vậy, từ thực loại này thường mang nội dung phản ánh vốn có của các thực từ trực tiếp biểu thị thực thể, quá trình, đặc trưng được chúng thay thế Ví dụ như: này, đây, đó, bao nhiêu, vậy, hết thảy
Từ thực loại này chiếm số lượng từ ít nhưng có tần số sử dụng rất cao và có vai trò quan trọng trong ngôn ngữ và trong giao tiếp
Thực ra, đây không phải là loại thực từ đích thực Nó có quan
hệ mật thiết, gần gũi với các lớp thực từ cơ bản như danh từ, động
từ, tính từ Đồng thời, nó cũng không có quan hệ trực tiếp với thực tại Vì vậy, có thể khẳng định nó là thực từ vì nó phản ánh mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy với thực tại một cách gián tiếp
Mặt khác, nó cũng không phải là từ hư vì từ hư phản ánh mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy Còn nó thì không
3.6 Từ thực là loại từ chỉ số lượng của thực thể
Từ thực biểu thị số cụ thể, xác định: số đếm và số thứ tự của thực thể Ý nghĩa chỉ số cụ thể, xác định là đặc tính quan trọng của
từ thực Ví dụ như: một, hai, ba, vài, dăm, nhất, nhì
IV ĐẶC ĐIỂM VỀ CÁC THÀNH PHẦN Ý NGHĨA CỦA TỪ THỰC Đặc điểm của từ thực là nghĩa của chúng không những do tính chất, hoạt động, trạng thái, quá trình, đặc trưng, số lượng… của sự vật, hiện tượng ngoài ngôn ngữ, cũng như các hiểu biết về các sự vật đó biểu thị mà nghĩa của từ thực còn do quan hệ giữa từ với từ trong ngôn ngữ quyết định Nói cách khác, nghĩa của các từ định danh, từ thực là sự vật và những hiểu biết về chúng đã bị quy định bởi quá trình ngôn ngữ hóa và cấu trúc hóa của ngôn ngữ
Cấu trúc ngữ nghĩa của từ theo chúng tôi không phải là trật tự các nét nghĩa trong hệ thống ngữ nghĩa của một từ mà cấu trúc ý nghĩa của từ là các thành phần ý nghĩa được hình thành theo một
cơ cấu mang tính tương đối
Trang 24Như vậy, nghĩa của từ không phải là một khối không phân hóa, phân lập, mà nó là một hợp thể, phức thể bao gồm một số thành phần ý nghĩa chính tương ứng với tam giác quan hệ ngữ nghĩa Sở dĩ chúng ta gọi là tam giác quan hệ ngữ nghĩa là bởi vì bản thân nó bao gồm các mối quan hệ đan xen giữa 3 đối tượng chính: người sử dụng ngôn ngữ; sự vật, hiện tượng; từ ngữ âm Đó là các thành phần ý nghĩa sau đây:
(1) Nghĩa sở chỉ hoặc nghĩa biểu vật (mối quan hệ chính giữa từ ngữ âm với sự vật, hiện tượng …)
(2) Nghĩa sở biểu hoặc nghĩa biểu niệm (mối quan hệ chính giữa
từ ngữ âm với ý niệm, nhận thức về sự vật, hiện tượng …của con người hay cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ)
(3) Nghĩa biểu thái hoặc nghĩa cảm xúc, nghĩa ấn tượng (mối quan hệ chính giữa từ ngữ âm với thái độ, tình cảm của người sử dụng từ)
(4) Nghĩa biểu dụng (mối quan hệ giữa từ ngữ âm với phạm vi sử dụng và thói quen sử dụng từ trong những ngữ cảnh khác nhau với người sử dụng từ)
(5) Nghĩa tâm lí (mối quan hệ giữa từ ngữ âm với tâm lí của con người khi sử dụng từ trong những ngữ cảnh khác nhau)
(6) Nghĩa trải nghiệm (mối quan hệ giữa từ ngữ âm với kinh nghiệm và thói quen sử dụng từ của con người trong những ngữ cảnh khác nhau)
(7) Nghĩa kết cấu (mối quan hệ giữa từ ngữ âm với từ ngữ âm theo những quy tắc kết hợp từ của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ)
Có thể khẳng định rằng, nhân tố người sử dụng ngôn ngữ là nhân tố quyết định nhất cho việc kiến tạo các loại thành phần ý nghĩa của từ Đúng như ý kiến của Croft (1993): “Ý nghĩa chỉ được kiến tạo trong điều kiện sử dụng các đơn vị ngôn ngữ mà thôi”; hoặc
“nghĩa của từ chỉ được kiến tạo sau khi toàn bộ ý nghĩa của phát ngôn được xác định”; hoặc “ý nghĩa tổng thể của phát ngôn có vai trò xác định ý nghĩa ngữ cảnh của từ ngữ được sử dụng”
Trang 25Để dễ dàng hình dung các loại nghĩa này, ta có thể bắt đầu bằng ví dụ trong tiếng Việt sau: một người mẹ nói với đứa con hãy còn ít tuổi: “Con đến kệ lấy cho mẹ quyển sách” Em bé ấy sẽ đi đến cái kệ sách (chứ không đi đến cái chạn, cái rương, cái tủ…) và em sẽ lấy quyển sách (chứ không lấy cây bút, cây thước, tờ báo…) Vì vậy, ta nói em bé ấy đã hiểu được nghĩa sở chỉ hoặc nghĩa biểu vật (hay quan hệ gọi tên giữa sự vật, hiện tượng với từ ngữ âm) kệ và quyển sách Còn nghĩa sở biểu hoặc nghĩa biểu niệm của từ kệ (đồ dùng trong gia đình, có nhiều ngăn tầng, đóng bằng gỗ hoặc sắt…, sử dụng để chứa sách vở và các đồ dùng học tập…) thì em bé có thể chưa hiểu hết hoặc hiểu chưa được, hoặc hiểu chưa đầy đủ Như vậy, nghĩa sở chỉ hoặc nghĩa biểu vật của từ được người bản ngữ phân biệt và nhận biết từ rất sớm, là loại nghĩa mà trẻ em làm quen và tiếp xúc đầu tiên Còn nghĩa sở biểu hoặc nghĩa biểu niệm của từ thì bắt buộc phải phát triển đến một độ tuổi nào đó, khi con người có ý thức, có khả năng phân biệt các thuộc tính (dấu hiệu) bản chất và không bản chất của
sự vật, hiện tượng hoặc biết tách những thuộc tính bản chất ra khỏi những thuộc tính không bản chất trong quá trình nhận thức
sự vật, hiện tượng của thực tế khách quan, có nghĩa là thoát ra được lối tư duy trực quan, tư duy cụ thể thì trong nhận thức mới dần hình thành các ý nghĩa biểu niệm của từ Như vậy, cấu trúc ý nghĩa của từ bao gồm các thành phần sau đây
4.1 Nghĩa sở chỉ - nghĩa biểu vật
Nghĩa sở chỉ hoặc nghĩa biểu vật thuộc về mối quan hệ chính giữa từ ngữ âm với sự vật, hiện tượng…
Thành phần ý nghĩa sở chỉ hoặc ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật là loại ý nghĩa biểu thị mối quan hệ gọi tên giữa sự vật, hiện tượng và từ ngữ âm Nói cụ thể hơn cái sở chỉ, biểu vật là đối tượng mà từ biểu thị, gọi tên (chứ không phải ý nghĩa biểu vật trùng hợp hoàn toàn với sự vật, hiện tượng, tính chất … trong thực tế khách quan)
Chúng ta cũng phân biệt hai thuật ngữ nghĩa sở chỉ hoặc nghĩa biểu vật Hai thuật ngữ này dùng để chỉ cùng một loại ý nghĩa
Trang 26nhưng khác nhau về cách đánh giá, về góc nhìn của con người Khái niệm “vật” được gọi tên của đối tượng (sự vật, hiện tượng) trong thuật ngữ nghĩa biểu vật Khái niệm “chỉ” (tức là nói đến chức năng chỉ ra, phân biệt ra giữa từ ngữ âm hoặc tên gọi của sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác) trong thuật ngữ nghĩa sở chỉ Chẳng hạn như, tiếng Việt vẫn xem heo- lợn; máy bay- phi cơ…thuộc về từng nhóm từ đồng nghĩa tuyệt đối là những từ có thành phần ý nghĩa biểu vật khác nhau Nhưng nếu quan niệm về thành phần ý nghĩa biểu vật như trên thì rõ ràng rằng đây là những từ đồng nghĩa nhưng không tuyệt đối Chúng là những từ đồng nghĩa về thành phần ý nghĩa biểu niệm nhưng không đồng nghĩa về thành phần ý nghĩa biểu vật
Tóm lại, khái niệm “vật” hoặc “chỉ” của hai thuật ngữ nghĩa sở chỉ hoặc nghĩa biểu vật đều được hiểu là không chỉ là các sự vật, hiện tượng mà còn là các hoạt động, các quá trình, tính chất, đặc điểm… của sự vật, hiện tượng Nói cách khác, không chỉ danh từ mới có loại nghĩa này mà động từ, tính từ,… nói chung là tất cả các thực từ đều có nghĩa sở chỉ hoặc nghĩa biểu vật Chẳng hạn như, đứa bé có thể phân biệt nghĩa sở chỉ hoặc nghĩa biểu vật của các từ (thuộc về từ loại động từ): bò, trèo, chạy, đi
Bên cạnh đó, cũng cần hiểu rằng, nghĩa sở chỉ hoặc nghĩa biểu vật của từ không đồng nhất với sự vật, hoạt động, tính chất… mà chỉ gọi ra sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất
Mỗi nghĩa sở chỉ hoặc nghĩa biểu vật của từ là một phạm vi thực
tế khách quan thuộc thế giới vật chất hoặc tinh thần được phản ánh trong từ, trong ngôn ngữ của một dân tộc
Cũng cần biết rằng, sự vật, hiện tượng, tính chất, hoạt động… tồn tại trong thực tế khách quan mang tính chất cụ thể, cá thể, đơn
lẻ, phong phú, đa dạng… nhưng nghĩa sở chỉ hoặc nghĩa biểu vật lại mang tính chất khái quát, tính chất quy định, quy ước của một cộng đồng dân tộc
Trang 274.2 Nghĩa sở biểu - nghĩa biểu niệm
Nghĩa sở biểu hoặc nghĩa biểu niệm thuộc về mối quan hệ chính giữa từ ngữ âm với ý niệm, nhận thức về sự vật, hiện tượng… của con người hay cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ
4.2.1 Ý nghĩa biểu niệm là gì?
Nghĩa sở biểu hoặc nghĩa biểu niệm là loại ý nghĩa biểu thị mối quan hệ giữa từ ngữ âm với ý niệm Nói cụ thể hơn, cái sở biểu hay cái biểu niệm là sự phản ánh những thuộc tính của đối tượng sự vật, hiện tượng trong nhận thức của con người
Cấu trúc ý nghĩa biểu niệm là tập hợp một số nét nghĩa chung
và riêng của một từ hoặc một số từ mang tính khái quát và cụ thể theo những mối quan hệ nhất định
4.2.2 Mối quan hệ giữa khái niệm và ý nghĩa biểu niệm
Có quan niệm cho rằng ý nghĩa biểu niệm có quan hệ chặt chẽ với khái niệm về sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan Vấn đề này đã được đặt ra từ lâu với các quan niệm khác nhau như: quan niệm thứ nhất là ý nghĩa của từ và khái niệm là một; quan niệm thứ hai là ý nghĩa của từ và khái niệm khác hẳn nhau; quan niệm thứ ba là ý nghĩa của từ và khái niệm vừa đồng nhất, vừa khác biệt
Vậy ý nghĩa biểu niệm có quan hệ thế nào với khái niệm và biểu tượng (biểu tượng cũng là những sự phản ánh của sự vật, hiện tượng trong nhận thức của con người) Điểm khác nhau cơ bản giữa chúng là biểu tượng mang tính chất cảm tính, mang tính chất không bản chất, gần với khái niệm thông thường, không đạt đến bản chất bên trong, dừng ở những đặc điểm bên ngoài chỉ đủ để
có thể phân biệt với những đối tượng cùng loại hoặc phân biệt đối tượng này khác với đối tượng khác Còn khái niệm mang tính chất
lí tính, tính chất bản chất, gần với khái niệm khoa học, mang tính chất trừu tượng, khái quát cao hơn, không chỉ dừng lại ở những đặc điểm bên ngoài, mà có thể phân biệt sự khác nhau về bản chất của đối tượng này khác với đối tượng khác Đây cũng là điểm
Trang 28khác nhau để chúng ta phân biệt nghĩa biểu vật nghĩa sở chỉ với nghĩa biểu niệm, nghĩa sở biểu Chúng tôi theo quan niệm thứ ba của tác giả Đỗ Hữu Châu Vì những lý do sau:
Một là, vì là sản phẩm của tư duy cho nên khái niệm có chức năng nhận thức “Các khái niệm là kết quả của sự phản ánh thực tế khách quan vào tư duy, giúp cho con người nắm được bản chất của chúng Tiêu chuẩn của khái niệm là tính chân lí, tức là khái niệm phải phản ánh đúng đắn những thuộc tính cơ bản, quyết định nhất của sự vật, hiện tượng Còn từ và ý nghĩa của từ là đơn vị của công cụ giao tiếp và tư duy nên nó có chức năng tổ chức công
cụ, tổ chức hệ thống ý nghĩa của một ngôn ngữ và tổ chức ngôn bản về nội dung Vì vậy, ý nghĩa biểu niệm của từ phải tính từ những nét nghĩa nào đó cần thiết để tạo lập nên cấu trúc ngữ nghĩa toàn bộ từ vựng ngôn ngữ để diễn đạt các khái niệm khác nhau Bởi vậy, tiêu chuẩn của ý nghĩa biểu niệm khác nhau phải là tiêu chuẩn chân lí mà là tiêu chuẩn phù hợp với hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ” (19, tr 125)
Hai là về mặt bản thể, khái niệm và ý nghĩa biểu niệm đều có cấu trúc và nội dung “Cấu trúc của khái niệm được quyết định bởi cách thức các dấu hiệu trong khái niệm và nội dung của khái niệm được quyết định bởi nội dung của từng dấu hiệu” và “một khái niệm là một tập hợp các dấu hiệu lô gich Trong đó, dấu hiệu thứ nhất là dấu hiệu chỉ loại lớn trực tiếp mà các khái niệm đang xét là một loại nhỏ nằm trong đó và những dấu hiệu đặc thù Nhờ chúng mà chúng ta phân biệt được loại nhỏ của khái niệm đang xét với những loại nhỏ khác cùng nằm trong loại lớn”(19, tr 126) Nội hàm của khái niệm là tổng hợp các dấu hiệu cùng với các nội dung cụ thể của chúng Còn ngoại diên là sự vật, hiện tượng ứng với nội hàm đó
Một ý nghĩa biểu niệm cũng có cấu trúc tương tự như cấu trúc của khái niệm Có nghĩa là nó cũng có nội hàm và ngoại diên Nội hàm của ý nghĩa biểu niệm chính là tổng hợp các dấu hiệu cùng
Trang 29với các nội dung cụ thể của chúng Và ngoại diên là các ý nghĩa biểu vật ứng với nó
Mặt khác, giữa ý nghĩa biểu niệm và khái niệm cũng có điểm khác nhau về mặt bản thể:
Thứ nhất là vì có chức năng nhận thức theo tiêu chuẩn chân lí, cho nên những dấu hiệu trong khái niệm nhất thiết phải là những dấu hiệu phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan Đồng thời, mỗi khái niệm chỉ ứng với một và chỉ một loại sự vật, hiện tượng trong thực tế mà thôi Tức
là không thể có một khái niệm lại đúng cho hai ngoại diên hay phạm vi khác nhau
Còn ý nghĩa biểu niệm khác với khái niệm ở chỗ sự sử dụng những nét nghĩa nào và khả năng kết hợp của chúng Nói rõ hơn,
đó là sự lựa chọn các dấu hiệu lô gich để chuyển thành nét nghĩa hay ý nghĩa biểu niệm và tổ chức chúng theo quy tắc riêng của từng ngôn ngữ Vì vậy, chúng ta nhận thấy có các hiện tượng như:
có những ý nghĩa biểu niệm chỉ có trong ngôn ngữ này mà không
có trong ngôn ngữ kia Ví dụ như trong tiếng Việt có các từ ghép phi cá thể chợ búa, con cái…; từ ghép phân nghĩa sắc thái hóa xanh lét, đỏ au,…; từ láy đẹp đẽ, ngẩn ngơ,… mà không có trong các từ phụ gia của tiếng Anh, tiếng Pháp… Hoặc có hiện tượng là cùng một sự vật, hiện tượng khách quan nhưng do cách nhìn mang tính chủ quan khác nhau nên những ý nghĩa biểu niệm này cũng không giống nhau trong từng ngôn ngữ Ví dụ các nhóm từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa trong tiếng Việt, như: nói, phê bình, mắng, trình bày, thuyết trình, giảng… Hoặc tồn tại hiện tượng là có những từ ở hai ngôn ngữ khác nhau tuy có ý nghĩa biểu niệm rất giống nhau nhưng vẫn
có những nét nghĩa khác nhau hoặc có sự nhấn mạnh khác nhau Nói tóm lại, mối quan hệ giữa khái niệm và ý nghĩa biểu niệm vừa mang tính thống nhất, vừa mang tính độc lập tương đối
Tính thống nhất giữa khái niệm và ý nghĩa biểu niệm được quyết định bởi mối quan hệ bản thể: cả hai đều cùng sử dụng
Trang 30những vật liệu tinh thần mà tư duy con người đạt được Tính thống nhất còn thể hiện ở vai trò quyết định và đồng thời là điều kiện tiên quyết của khái niệm đối với ý nghĩa biểu niệm Bởi vì, nếu không có khái niệm thì không thể có sự tồn tại của ý nghĩa biểu niệm
Còn tính độc lập tương đối giữa khái niệm và ý nghĩa biểu niệm được thể hiện ở chỗ: khái niệm cung cấp những vật liệu tinh thần
để ngôn ngữ xây dựng nên những ý nghĩa biểu niệm theo những quy tắc cấu trúc của chính mình hay chính khái niệm và phục vụ các chức năng của chính mình, có nghĩa là dùng ngôn ngữ để diễn đạt khái niệm của nhận thức về sự vật, hiện tượng khách quan Tính độc lập tương đối của chúng còn thể hiện ở chức năng, cấu trúc Bởi vì, nếu khái niệm bị chi phối bởi các quy luật của nhận thức và nằm trong hệ thống những khái niệm mà tư duy con người đã rút ra được từ thế giới khách quan thì ý nghĩa biểu niệm
bị chi phối bởi những quy luật chức năng giao tiếp và tư duy Như vậy, tham gia vào việc hình thành các ý nghĩa biểu niệm không những chỉ có quy luật tư duy mà còn có quy luật ngôn ngữ
4.2.3 Quá trình hình thành cấu trúc ý nghĩa biểu niệm của từ Đầu tiên, khái niệm “biểu” (biểu thị) hoặc “niệm” (ý niệm) chính là những thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật, hiện tượng được phản ánh vào tư duy con người thành các ý niệm Sau đó, các ý niệm ấy được ngôn ngữ hóa thành nghĩa sở biểu hoặc nghĩa biểu niệm của từ
Nhưng làm thế nào để phát hiện ra các nét nghĩa? Như ta đã biết, sự vật, hiện tượng có rất nhiều thuộc tính Nhưng không phải tất cả các thuộc tính đều có thể trở thành các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm Mà chỉ là những thuộc tính nào tạo nên sự đồng nhất và sự đối lập về mặt ngữ nghĩa giữa các từ thì thuộc tính đó mới đủ điều kiện trở thành nét nghĩa hoặc nghĩa vị trong cấu trúc
ý nghĩa biểu niệm của từ Chẳng hạn như, để phát hiện ra các nét nghĩa thì chúng ta cần phải tìm ra những nét nghĩa chung hoặc nét nghĩa đồng nhất trong nhiều từ Sau đó, lại đối lập những từ có
Trang 31nét nghĩa chung đó với nhau để tìm ra những nét nghĩa cụ thể hơn Cứ như vậy, cho đến khi chúng ta gặp những nét nghĩa chỉ
có riêng trong một từ Ví dụ như các từ thuộc về cùng một phạm trù hoạt động: bò, trèo, chạy, đi, cắt, chặt… Phạm trù hoạt động có thể được tách ra thành hai nét nghĩa cụ thể hơn: hoạt động tác động đến một đối tượng bên ngoài (cắt, chặt) và hoạt động tự bản thân của người hoặc động vật (bò, trèo, chạy, đi) Sau đó, chúng ta có thể phân nhỏ các nét nghĩa trên của cắt và chặt thành ra các nét nghĩa đồng nhất nhưng cụ thể hơn: (hoạt động), (tác động đến một vật khác), (làm nó phân ra thành từng đoạn bằng dụng cụ có lưỡi) Chúng ta lại tiếp tục phân thành ra những nét nghĩa cụ thể hơn nữa mang tính đối lập
để tìm ra những nét nghĩa chỉ có riêng trong một từ Nét nghĩa (với lực tác động theo hướng nằm ngang) chỉ thuộc về từ cắt và nét nghĩa (với lực tác động theo hướng thẳng góc với vật) chỉ thuộc về từ chặt 4.2.4 Có quan niệm cho rằng: không có cấu trúc ý nghĩa biểu niệm của từ
Tuy nhiên, chính khâu ngôn ngữ hóa các ý niệm của quá trình hình thành ý nghĩa biểu niệm của từ đã làm cho một số nhà Việt ngữ học cho rằng: “lời định nghĩa trong từ điển giải thích chỉ là một trong nhiều biến thể về cách giải thích và cách hiểu ý nghĩa của một từ mà thôi” (Nguyễn Đức Tồn) Ví dụ như trong từ điển,
từ che (động từ) được giải thích như sau: dùng vật gì để chắn gió, mưa, nắng
Bởi vì, mỗi thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng được con người nhận thức trở thành một dấu hiệu trong nội dung khái niệm Sau đó, mỗi dấu hiệu của khái niệm được ngôn ngữ hóa trở thành một nét nghĩa trong cấu trúc ý nghĩa biểu niệm của từ Như vậy, toàn bộ nội dung của khái niệm trở thành cấu trúc ý nghĩa biểu niệm của từ Nói cách khác, nghĩa sở biểu hoặc nghĩa biểu niệm của từ chứa đựng những hiểu biết của con người về những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan Trong khi làm cơ sở cho ý nghĩa của từ, khái niệm có thể giữ tính chất khái quát đầy đủ nhất của mình, nhưng cũng có thể cụ thể hóa, hẹp lại, trùng với biểu tượng cá biệt
Trang 324.2.5 Cấu trúc ý nghĩa biểu niệm của từ
Tuy nhiên, chúng ta vẫn chấp nhận về sự tồn tại cấu trúc ý nghĩa biểu niệm của từ
Nghĩa sở biểu hoặc nghĩa biểu niệm của từ có thể được phân định, chia tách được thành ra từng phần nhỏ Mỗi phần nhỏ ấy là một nét nghĩa Tập hợp các nét nghĩa ấy lại ta có cấu trúc biểu niệm của từ Cách trình bày miêu tả các nét nghĩa trong một cấu trúc biểu niệm của từ là mỗi nét nghĩa được đặt trong một dấu ngoặt đơn, hoặc dấu phân cách Ví dụ như trong tiếng Việt có từ bàn: (đồ dùng), (có mặt phẳng, có chân), (làm bằng gỗ, đá…), (được dùng để các đồ vật, sách vở, thức ăn…); cắt: (hoạt động), (tác động đến một vật khác), (làm nó phân ra thành từng đoạn bằng dụng cụ có lưỡi), (với lực tác động theo hướng nằm ngang); chặt: (hoạt động), (tác động đến một vật khác), (làm nó phân ra thành từng đoạn bằng dụng cụ có lưỡi), (với lực tác động theo hướng thẳng góc với vật);…
4.2.6 Một số nhận xét về ý nghĩa biểu niệm của từ
Cái sở chỉ và cái sở biểu của một từ có quan hệ chặt chẽ với nhau Cái sở biểu chính là sự phản ánh của cái sở chỉ trong nhận thức của con người Tuy nhiên, một cái sở biểu có thể tương ứng với nhiều cái sở chỉ khác nhau vì nó có thể có quan hệ với cả một lớp hạng đối tượng trong thực tế Ngược lại, một cái sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở biểu khác nhau, bởi vì cùng một sự vật, hiện tượng, tùy theo đặc trưng của mình, có thể tham gia vào một
số lớp hạng khác nhau, đan chéo lẫn nhau Ví dụ như cùng một người có thể có nhiều vai khác nhau: bố, thanh niên, giáo viên,… Nghĩa sở chỉ thể hiện rõ khi sử dụng các từ trong lời nói Nó không có tính ổn định, bởi vì bản thân mối quan hệ của từ với cái
sở chỉ có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh nói năng cụ thể
Tập hợp một số nét nghĩa bằng các cách giải thích khác nhau thành cấu trúc ý nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có quy tắc
vì giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định
Trang 33Nếu so sánh các nét nghĩa của các từ trong cùng một trường nghĩa thì chúng ta sẽ thấy có những nét nghĩa chung cho nhiều từ
và những nét nghĩa riêng cho từng từ Ví dụ như nét nghĩa chung
đồ dùng trong các từ bàn, ghế, giường, tủ… Tính chất chung và riêng của các nét nghĩa chỉ là tương đối Bởi vì, tính chất chung này có thể rộng với nhiều từ hoặc có thể hẹp với một số ít từ; hoặc có mức độ khái quát và cụ thể cũng khác nhau: có thể cụ thể ở từ này nhưng khái quát với từ kia Ví dụ như nét nghĩa làm nó phân ra thành từng đoạn bằng dụng cụ có lưỡi của từ cắt, chặt và nét nghĩa làm nó phân ra thành từng lớp mỏng dọc theo chiều dài của từ xẻ, rọc, tướt… đều là nét nghĩa mang tính cụ thể hơn là nét nghĩa làm phân ra
Nét nghĩa được xem là khái quát nhất (hay còn gọi là nét nghĩa phạm trù) khi chúng ta không thể quy nó vào một nét nghĩa khái quát hơn nữa và chỉ có thể phân ra thành các nét nghĩa cụ thể hơn
mà thôi Ví dụ như nét nghĩa sự vật của từ nhà, nét nghĩa tính chất của từ xấu,
Quan hệ giữa từ ngữ âm với cái sở biểu tức là nghĩa sở biểu: Nghĩa sở biểu của từ trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định là cái có tính chất ổn định Vì vậy, nghĩa sở biểu thuộc vào hệ thống ngôn ngữ Khi nói đến ý nghĩa hay nghĩa từ vựng của các từ trước hết là người ta nói đến loại nghĩa này
Tóm lại, trong các mối quan hệ của tam giác ngữ nghĩa, ta có: Một là quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với từ ngữ âm (quan
hệ gọi tên) bằng âm thanh hoặc bằng chữ viết tạo thành cái biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ
Hai là tổng hợp của hai loại ý nghĩa (loại ý nghĩa biểu thị mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng và từ ngữ âm: nghĩa sở chỉ, nghĩa biểu vật và loại ý nghĩa biểu thị mối quan hệ giữa từ ngữ âm với ý niệm: nghĩa sở biểu, nghĩa biểu vật) bằng hệ thống cấu trúc ý nghĩa của từ tạo thành cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ Chúng ta chú ý không nên nhầm lẫn cái được biểu đạt với ý nghĩa của từ, của đơn vị ngôn ngữ vì các lí do: một là chúng
Trang 34không phải là một, hai là nghĩa của từ là quan hệ của từ với cái gì
đó nằm ngoài bản thân nó Hiểu nghĩa của từ cũng như của một đơn vị nào đó là hiểu chúng có quan hệ với cái gì, chúng biểu thị cái gì Có thể thấy rõ điều này khi chúng ta quan sát cách người ta nắm nghĩa của từ như thế nào Chẳng hạn như người lớn khi không hiểu nghĩa của từ nào đó thì tìm cách tra từ điển Tất cả cũng chưa thể nói đầy đủ với nghĩa của từ Còn trẻ con nắm ngôn ngữ lần đầu như ví dụ trên đã phân tích thì nó buộc phải liên hệ
âm thanh với sự vật, hiện tượng… Bên cạnh đó, cần phân biệt nghĩa của từ với sự hiểu biết về nghĩa đó Trong nhận thức con người, không xuất hiện và tồn tại bản thân nghĩa của từ mà trong nhận thức chỉ có sự hiểu biết về các nghĩa của chúng mà thôi Chẳng hạn như khi nghe một câu nói bằng thứ tiếng mà ta không biết, ta trực tiếp lĩnh hội mặt âm thanh của nó rồi cố tìm trong nhận thức xem âm thanh đó có ý nghĩa gì… Hiện tượng này dễ dàng gây ấn tượng là nghĩa của đơn vị ngôn ngữ tồn tại trong nhận thức của chúng ta Sự thật không phải như vậy Nghĩa của từ cũng như của các đơn vị ngôn ngữ khác thực sự tồn tại khách quan trong lời nói, còn trong nhận thức chỉ có sự phản ánh của những nghĩa đó mà thôi Vì vậy, không nên nhầm lẫn nghĩa của từ với nhận thức, sự hiểu biết của chúng ta về các nghĩa đó
4.3 Nghĩa biểu thái
Nghĩa biểu thái hoặc nghĩa cảm xúc, nghĩa ấn tượng thuộc về mối quan hệ chính giữa từ ngữ âm với thái độ, tình cảm của người sử dụng từ
Nói cách khác, nó là thành phần ý nghĩa phản ánh tư tưởng, tình cảm, thái độ… của người sử dụng ngôn ngữ Thuộc về phạm
vi ý nghĩa biểu thái của từ là những nhân tố đánh giá, nhân tố cảm xúc, nhân tố thái độ mà từ đã gợi ra cho người nói và người nghe hay người nhận Khái niệm “dụng” (sử dụng) hoặc “thái” (thái độ) chính là những tư tưởng, tình cảm của con người đối với sự vật, hiện tượng đó hoặc phạm vi sử dụng các từ ngữ đó khi nói
Trang 35đến các sự vật, hiện tượng ấy Nói cách khác, các tư tưởng, tình cảm ấy được ngôn ngữ hóa hoặc thâm nhập vào nghĩa của từ tạo nên nghĩa biểu thái của từ
Ví dụ như ta có thể nhận thấy sự khác nhau về các nét nghĩa biểu thái trong các nhóm từ đồng nghĩa của tiếng Việt: chết, hy sinh, từ trần, bỏ mạng, ngủm, ngoẻo, ngừng thở, quy tiên… có cùng ý nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm nhưng khác nhau về quan hệ chủ quan tồn tại giữa người sử dụng với đối tượng được nói đến, từ
đó họ lựa chọn sử dụng từ nào, tức là khác nhau về thái độ, tư tưởng, tình cảm
Trên đây là ví dụ về ý nghĩa biểu thái trong hệ thống ngôn ngữ đứng riêng rẽ, tách ra khỏi văn bản Nếu xét một ví dụ ở các ngữ cảnh lời nói khác nhau thì điều này càng thể hiện rõ ràng hơn (1) Bà mẹ ôm con vào lòng (-> thái độ yêu thương)
(1) Bà mẹ ôm quần áo ra suối giặt (-> trung hòa sắc thái biểu cảm) (1) Cả ngày nó chỉ ôm cái tivi (-> thái độ chê trách)
4.4 Nghĩa biểu dụng
Nghĩa biểu dụng thuộc về mối quan hệ giữa từ ngữ âm với phạm
vi sử dụng và thói quen sử dụng từ trong những ngữ cảnh khác nhau Nói cách khác, nó là thành phần ý nghĩa phản ánh phạm vi
sử dụng và thói quen sử dụng từ của người sử dụng ngôn ngữ
4.5 Nghĩa tâm lí
Nghĩa tâm lí thuộc về mối quan hệ giữa từ ngữ âm với tâm lí của con người khi sử dụng từ trong những ngữ cảnh khác nhau Thành phần ý nghĩa này của từ là kết quả của cách tiếp cận mới về nghĩa Ngôn ngữ học tri nhận đã chú ý nghiên cứu quá trình tạo nghĩa trong từng hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, dựa vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ, tư duy và tâm lí của người sử dụng ngôn ngữ trong từng hoàn cảnh khác nhau Quan niệm của ngôn ngữ học tri nhận cho rằng: “vỏ âm thanh hay ngôn ngữ có vai trò kích
Trang 36hoạt cho quá trình tạo nghĩa hay cơ chế kiến tạo nghĩa trong đầu người giao tiếp” [59, tr.8] Ví dụ như từ ngon sẽ mang thành phần
ý nghĩa tâm lí như sau:
- Quả này ngon đấy! (được hiểu rằng quả chín ngọt, kèm theo nghĩa tâm lí với cảm giác thích thú, …)
- Bức tranh này có vẻ ngon thật! (được hiểu rằng bức tranh đẹp hoặc hay, kèm theo nghĩa tâm lí với cảm giác thích thú, thán phục…)
- Con bé trông ngon ghê! (được hiểu rằng người được khen có
vẻ đẹp gợi cảm, kèm theo nghĩa tâm lí với cảm giác thích ngắm nhìn,…)
4.6 Nghĩa trải nghiệm
Nghĩa trải nghiệm thuộc về mối quan hệ giữa từ ngữ âm với kinh nghiệm và thói quen sử dụng từ của con người trong những ngữ cảnh khác nhau
Thành phần ý nghĩa này của từ cũng là kết quả của cách tiếp cận mới về nghĩa Ngôn ngữ học tri nhận đã chú ý nghiên cứu quá trình tạo nghĩa dựa vào sự trải nghiệm qua tri giác của con người Bởi
vì, ngôn ngữ đóng vai trò kích hoạt tạo nên ý nghĩa thường xảy ra trong một không gian tinh thần nhất định hay trong một phần của cấu trúc tri thức hoặc dựa vào sự trải nghiệm, dựa vào vốn tri thức bách khoa… của người sử dụng ngôn ngữ Trở lại ví dụ trên:
- Quả này ngon (1) đấy! (Bất kì người Việt nào khi nghe từ ngon trong văn cảnh (1) này cũng đều là thông qua nghĩa trải nghiệm
để hiểu rằng đây là lời khen về quả chín ngọt,…)
- Bức tranh này có vẻ ngon (2) thật! (Bất kì người Việt nào khi nghe từ ngon trong văn cảnh (2) này cũng đều là thông qua nghĩa trải nghiệm để hiểu rằng đây là lời khen về một bức tranh đẹp hoặc hay, chứ không phải dùng để ăn được…)
- Con bé trông ngon (3) ghê! (Bất kì người Việt nào khi nghe từ ngon trong văn cảnh (3) này cũng đều là thông qua nghĩa trải
Trang 37nghiệm để hiểu rằng đây là lời khen về một người con gái có vẻ đẹp gợi cảm, chứ không phải chỉ là một vẻ đẹp thông thường, hoặc dùng để ăn được…)
Hoặc một ví dụ khác: “Con sông miền Tây in đầy bóng núi xanh thẳm, hai bên bờ cỏ lau chen với hố bom Chiếc cầu bị cắt làm đôi như một nhát rìu phang rất ngọt (1).” (Nguyễn Minh Châu) (từ đa nghĩa ngọt (1) mang nghĩa tâm lí và nghĩa trải nghiệm: 1 tính chất sắc bén ở mức độ cao trong biện pháp so sánh tu từ;
2 cảnh vật quê hương bị tàn phá trong chiến tranh; 3 gợi lên cảm xúc đau thương, )
- Chị Hai ơi! Chè ngọt (2) ghê! (từ đa nghĩa ngọt (2) có nghĩa gốc với nghĩa trải nghiệm ở đây chỉ về vị ngọt của đường)
- Giọng nói chị ấy ngọt (3)ngào quá! (từ đa nghĩa ngọt (3) có nghĩa chuyển với nghĩa tâm lí, nghĩa trải nghiệm ở đây chỉ về tính chất êm ái, dễ nghe của giọng nói)
- Anh hát ngọt (4) thật! (từ đa nghĩa ngọt (4) có nghĩa chuyển với nghĩa tâm lí, nghĩa trải nghiệm ở đây chỉ về tính chất hát hay)
- Chị chặt ngọt (5) quá! Lần sau chắc tôi không ghé mua nữa đâu! (từ đa nghĩa ngọt (5) có nghĩa chuyển với nghĩa tâm lí, nghĩa trải nghiệm ở đây chỉ về tính chất bán quá đắt)
- Chị chơi ngọt (6) ghê! (từ đa nghĩa ngọt (6) có nghĩa chuyển với nghĩa tâm lí, nghĩa trải nghiệm ở đây chỉ thủ đoạn hại một ai đó mang tính chất sâu sắc, thâm sâu)
- Bán rẻ đi! Tôi trả ngọt (7) luôn! (từ đa nghĩa ngọt (7) có nghĩa chuyển với nghĩa tâm lí, nghĩa trải nghiệm ở đây chỉ về hành động trả tiền ngay, không mắc nợ trong mua bán)
- Chậm quá! Tôi làm ngọt (8) luôn đó! (từ đa nghĩa ngọt (8) có nghĩa chuyển với nghĩa tâm lí, nghĩa trải nghiệm ở đây chỉ về tính chất nhanh hoặc làm tới, làm quá một điều gì đó, kèm theo thái độ hăm dọa) Vậy, thành phần ý nghĩa trải nghiệm phụ thuộc vào sự trải nghiệm của người sử dụng ngôn ngữ Mà sự trải nghiệm của con
Trang 38người lại phụ thuộc vào năng lực của các giác quan, sự suy nghĩ của tư duy, sự hoạt động của não bộ, kiến thức nền hay tri thức bách khoa, kinh nghiệm sử dụng ngôn ngữ, vốn sống, khả năng tưởng tượng…
Như vậy, rõ ràng ngôn ngữ thật sự có tác động trực tiếp đến quá trình hình thành các ý niệm và tư duy Sự vật, hiện tượng… của thế giới khách quan thực hữu được con người tri giác và cảm nhận thông qua hệ thống các giác quan, tư duy của não bộ, khả năng tưởng tượng… dựa vào tri thức nền để tạo nên thành phần ý nghĩa trải nghiệm Đến lượt mình, các trải nghiệm sẽ được ý niệm hóa và tồn tại trong đầu người nói
4.7 Nghĩa kết cấu
Nghĩa kết cấu và nghĩa ngữ pháp là những loại ý nghĩa biểu thị mối quan hệ giữa từ ngữ âm với từ ngữ âm Ta biết rằng mỗi từ đều nằm trong một hệ thống từ vựng, đồng thời, chúng có mối quan
hệ đa dạng và phức tạp với những từ khác Vì vậy, quan hệ giữa
từ với những từ khác trong hệ thống được gọi là nghĩa kết cấu Nghĩa sở chỉ và nghĩa sở biểu trong từ của các ngôn ngữ đều
có quan hệ với việc nhận thức thực tế khách quan Nhưng sự hình thành của những cái sở biểu lại được diễn ra trên cơ sở ngôn ngữ, bằng những phương tiện ngôn ngữ có sẵn, cho nên, có thể đạt đến các cái sở biểu bằng những con đường khác nhau, vì bản thân quá trình nhận thức được thực hiện bằng những biện pháp ngôn ngữ khác nhau Khi các biện pháp ngôn ngữ thay đổi thì thường là cái sở biểu cũng thay đổi Vì vậy, cái sở biểu của những từ tương ứng trong các ngôn ngữ không hoàn toàn giống nhau Sự khác nhau là do quan hệ nội tại lẫn nhau giữa các từ trong từng ngôn ngữ quy định
Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị và trục ngữ đoạn Quan hệ của từ với các từ khác trên trục đối vị được gọi là nghĩa khu biệt hay giá trị Quan hệ của từ với các từ khác trên trục ngữ đoạn được gọi là nghĩa cú pháp hay ngữ
Trang 39trị Nghĩa cú pháp hay ngữ trị của từ chính là khả năng kết hợp từ vựng và khả năng kết hợp cú pháp của từ đó Khả năng kết hợp từ vựng là khả năng kết hợp các nghĩa, còn khả năng kết hợp cú pháp là khả năng sử dụng các từ trong những cấu trúc nào đó Ngoài 7 loại nghĩa mà chúng tôi vừa trình bày trên đây, người
ta còn xác định các loại nghĩa của từ khác như: nghĩa ngữ pháp, nghĩa liên hội
Như ta đã biết, hệ thống từ vựng chia thành các lớp từ loại Các từ loại lớn lại chia thành ra những tiểu loại Đồng thời, nghĩa
sở biểu của từ có một cái khuôn bao gồm các nét nghĩa chung Cái khuôn này chính là nghĩa của các từ loại, tức là nghĩa ngữ pháp của từ đó
Mỗi từ do được sử dụng trong những ngôn cảnh nhất định,
do kinh nghiệm của từng người khi tiếp xúc với sự vật, hiện tượng được nó gọi tên nên có thể mang những liên tưởng của cả một lớp người hay của từng cá nhân Nghĩa liên hội liên quan chặt chẽ đến trường liên tưởng trong tư duy Nghĩa liên hội chưa phải là một thành phần nghĩa đã cố định, đã được ngôn ngữ hóa như là các thành phần ý nghĩa khác trên đây nhưng nó thực sự chi phối và có tính quyết định đến cách dùng, đến thói quen sử dụng từ của một ngôn ngữ
Như vậy, trong cấu trúc ý nghĩa của từ, các thành tố ngữ nghĩa hay từng thành phần ý nghĩa của từ đều có chức năng khu biệt nghĩa và đều đóng vai trò nhất định trong chức năng khu biệt nghĩa và nhận diện từ Chính ở đặc điểm này mà nhiều nhà khoa học đã tranh luận về vấn đề: “ Trong tiếng Việt, có hay không có từ đồng nghĩa tuyệt đối?” Chúng tôi cho rằng: trong tiếng Việt, không
có từ đồng nghĩa tuyệt đối Bởi vì, các từ trong nhóm từ đồng nghĩa tương đối chỉ là đồng nhất ở một thành phần ý nghĩa biểu niệm Còn hoàn toàn không đồng nhất với các thành phần ý nghĩa còn lại như: ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu thái, ý nghĩa biểu dụng
Trang 40Ví dụ như nhóm từ đồng nghĩa tương đối: ăn, xơi, đớp, tọng…
Cả 4 từ ăn, xơi, đớp, tọng đều đồng nhất ở một thành phần ý nghĩa biểu niệm hay là cái sở biểu (ý niệm, khái niệm): hoạt động đưa thức
ăn vào miệng, nhai, nuốt, để nuôi sống cơ thể Nhưng cả 4 từ ăn, xơi, đớp, tọng đều hoàn toàn không đồng nhất với các thành phần ý nghĩa còn lại như:
Một là ý nghĩa biểu vật hay là cái sở chỉ hoặc từ ngữ âm chỉ đối tượng được biểu thị (vỏ ngữ âm được thể hiện bằng âm thanh và chữ viết) của ăn thì phải khác với âm thanh và chữ viết của xơi, đớp, tọng
Hai là ý nghĩa biểu thái Ý nghĩa biểu thái của từ ăn mang sắc thái trung hòa về màu sắc biểu cảm Còn ý nghĩa biểu thái của từ xơi mang màu sắc biểu cảm trang trọng, tôn kính; nghĩa biểu thái của từ đớp mang màu sắc biểu cảm coi thường, vui đùa; nghĩa biểu thái của từ tọng mang màu sắc biểu cảm coi thường, khinh rẻ
Ba là ý nghĩa biểu dụng Ý nghĩa biểu dụng của từ ăn mang sắc thái trung hòa nên phạm vi sử dụng rất rộng, đa phong cách, tức
là sử dụng được trong nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau Còn ý nghĩa biểu dụng của từ xơi, đớp, tọng có phạm vi sử dụng rất hẹp, đơn phong cách, tức là chỉ sử dụng được trong một phong cách ngôn ngữ Hoặc giữa chúng cũng có sự khác nhau về ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa liên hội
4.8 Kết luận thêm về các thành phần ý nghĩa của từ
Nói tóm lại, nghiên cứu các thành phần ý nghĩa của từ là những nghiên cứu liên quan đến những hiểu biết, những cảm nhận, những trải nghiệm… của con người khi sử dụng ngôn ngữ Cấu trúc ngữ nghĩa là cấu trúc ý niệm vì ngôn ngữ phản ánh thực tại một cách gián tiếp thông qua các ý niệm trong đầu người
sử dụng ngôn ngữ Đồng thời, các thành phần ý nghĩa gắn liền với các đơn vị ngôn ngữ chỉ là một tập hợp nhỏ các ý niệm có thể có được hay con người có thể tập hợp được