1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ chế lây lan được thể hiện như thế nào trong đời sống xã hội nêu ứng dụng của cơ chế này trong hoạt động truyền thông

11 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ chế lây lan được thể hiện như thế nào trong đời sống xã hội? Nêu ứng dụng của cơ chế này trong hoạt động truyền thông
Tác giả Nguyễn Tuấn Phương
Người hướng dẫn Lý Thị Minh Hằng
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Tâm lý học xã hội
Thể loại Bài kiểm tra
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ****BÀI KIỂM TRA MÔN: TÂM LÍ HỌC XÃ HỘICâu 1: Cơ chế lây lan được thể hiện như thế nào trong đời sống xã hội?Nêu ứng dụng của cơ chế này trong hoạt động

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN ****

BÀI KIỂM TRA MÔN: TÂM LÍ HỌC XÃ HỘI

Câu 1: Cơ chế lây lan được thể hiện như thế nào trong đời sống xã hội?Nêu ứng dụng của cơ chế này trong hoạt động truyền thông.Câu 2: Trình bày nguồn gốc của liên hệ xã hội và nêu ý nghĩa của sự hiểu

biết đó đối với bản thân.

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN TUẤN PHƯƠNGMÃ SINH VIÊN: 2156030034

LỚP: ẢNH BÁO CHÍ- K41

GIẢNG VIÊN: LÝ THỊ MINH HẰNG

Hà nội, tháng 2, năm 2022

Trang 2

Câu 1: Cơ chế lây lan được thể hiện như thế nào trong đời sống xã hội? Nêu ứng dụng của cơ chế này trong hoạt động truyền thông.

1 Khái niệm

Lây lan là quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở cấp độ tâm sinh lý, xảy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài những tác động qua lại ở cấp ý thức – tư tưởng Nói cách khác, lây lan là thuộc tính vô ý thức, ngẫu nhiên của cá thể biểu hiện qua việc chuyển toả trạng thái cảm xúc nhất định.

2 Một số nghiên cứu về lây lan

Người đầu tiên đưa ra khái niệm lây lan là Lơbon G Trong tác phẩm “tâm lý học đám đông” (1995), ông cho rằng: Ở bên trong các hệ thống xã hội có tồn tại sự lưu thông tình cảm giữa các cá nhân Vì vậy, những xúc cảm và ý kiến giao tiếp với nhau được nhân lên và củng cố Điều đó cho phép giải thích các hiện tượng xã hội xảy ra không chỉ bằng cưỡng bức, mà cả bằng khả năng thu hút của một số giá trị hay ý kiến làm cho các cá nhân làm theo Như vậy, lây lan tâm lý quy định xu hướng bắt chước một mô hình ứng xử có tác dụng chi phối được lây truyền từ người này sang người khác (Tâm lý học quần chúng – Lơbon G- sách đã dịch, Hà nội 1958).

Theo Mikhailovxki N.K, lực lây lan được truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng của đám đông và cường độ cảm xúc được truyền đạt Theo Mc Dougall.W lý giải quá trình lây lan bằng thuyết “quy nạp thiện cảm”.

Theo ông, những biểu hiện của cảm xúc qua điệu bộ, cử chỉ và nét mặt của một số cá nhân sẽ tạo ra sự phản ứng tương tự ở bên cạnh Đây là bản năng sinh học bầy đàn, vốn rất phổ biến ở động vật.

Ollport Ph, lại đề xuất tư tưởng “phản ứng vòng tròn”: cá nhân kích thích người khác bằng hành vi của mình, do nhìn thấy hoặc nghe thấy phản ứng của người kia mà tăng thêm độ hứng khởi Bằng cách đó cảm hứng của đám đông phát triển, lan toả không ngừng.

Parigin B.D cho rằng, lây lan là quá trình chuyển toả tâm trạng nhất định, xuất hiện trong đám đông, thực hiện qua cơ chế thúc đẩy ảnh hưởng cảm xúc lẫn nhau

Trang 3

nhiều lần giữa những người tham gia giao tiếp ở đây cá nhân không phải chịu áp lực chủ ý, có tổ chức, nhưng đơn giản là họ hành động theo hình mẫu ứng xử của ai đó, bị lệ thuộc vào ai đó một cách vô thức.

3 Ảnh hưởng của cơ chế lấy lan đến đời sống xã hội.

Lây lan được nghiên cứu như một cơ chế ảnh hưởng rất đặc biệt giữa cá nhân và xã hội, nhất là trong những điều kiện của đám đông quần chúng Bằng phương thức nhất định lây lan có khả năng liên kết được khối lượng người đông đảo Lây lan là hiện tượng tâm lý phổ biến, dễ nhận biết và được nghiên cứu từ lâu.

Người đầu tiên đưa ra khái niệm lây lan là G.Le Bon trong nghiên cứu về đám đông khi ông giải thích về sự nhân lên và củng cố của các ý kiến và cảm xúc khi con người tập hợp với nhau trong một đám đông Như vậy, bên trong các nhóm luôn lây truyền cảm xúc giữa các cá nhân khiến các cá nhân có hành vi bị ảnh hưởng từ người khác

Điều này cho thấy không phải lúc nào cá nhân ở trong đám đông cũng hành động một cách lý trí và hành động của họ không phải bao giờ cũng là hành động bị áp lực mà nhiều khi nó là một sự tự nguyện vô thức do cơ chế lây lan tâm lý tạo ra Ông cho rằng lây lan được hiểu như nạn truyền nhiễm Sự khác nhau chỉ biểu hiện ở nội dung lây lan: vi khuẩn mang bệnh và các trạng thái tâm lý.

Lây lan tâm lý là một hiện tượng tâm lý mang tính xã hội Các cá nhân có liên hệ tích cực với nhau thường có xu hướng ứng xử theo cách người mà họ thích, trong những hoàn cảnh nào đó chúng ta muốn trở thành như người khác vì vậy đã có cách ứng xử như vậy.

Tình trạng hoảng loạn tinh thần là một biểu hiện đặc biệt của lây lan tâm lý Hoảng loạn tinh thần xuất hiện trong đám đông quần chúng như là một trạng thái cảm xúc nhất định và là kết quả của sự thiếu hụt thông tin về một sự kiện nào đó Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân trực tiếp gây ra hoảng loạn tinh thần là việc xuất hiện tin tức nào đó có khả năng tạo ra những cú sốc độc đáo Sau đó, hoảng loạn tinh thần tăng dần cường độ cho đến khi cơ chế lây lan tham gia vào hoạt động phản ánh lẫn nhau nhiều lần Vì vậy không nên đánh giá quá thấp vai trò của lây lan đối với hiện tượng hoản loạn tinh thần tập thể trong xã hội hiện đại.

Trang 4

Sự kiện nổi tiếng sau đây là một ví dụ điển hình về hiện tượng hoảng loạn tập thể ở Mỹ: Sự kiện diễn ra vào ngày 30/10/1938 đã được các nhà tâm lý Mỹ phân tích kỹ lưỡng Sau khi Đài phát thanh “Tiếng nói Hoa Kỳ” đọc xong cuốn “Chiến tranh giữa các hành tinh” của Wallace G, hàng loạt người nghe thuộc đủ mọi thành phần xã hội, trình độ học vấn, lứa tuổi khác nhau rơi vào trạng thái gần như hoảng loạn tập thể Họ cho rằng có người từ Sao Hỏa xuất hiện trên trái đất Khoảng 400.000 người khăng khăng khẳng định họ đã nhìn thấy người từ sao Hỏa xuống mặc dù trước khi đọc truyện, phát thanh viên đã ba lần giới thiệu đây chỉ là câu chuyện trong hư cấu, bịa đặt của một tác phẩm văn học Trạng thái hoảng loạn tinh thần là một trong số những hiện tượng rất khó nghiên cứu Thông thường rất khó trực tiếp quan sát tình trạng hoảng loạn bởi trước hết chúng ta chẳng bao giờ biết trước được thời hạn xuất hiện của nó Hơn nữa ở vào tình trạng hoảng loạn hoàn toàn rất khó dừng lại ở vị trí người quan sát, do sức mạnh của trạng thái hoảng loạn có thể lôi kéo bất kỳ ai tham gia vào quá trình của nó Vì vậy, cho đến nay các công trình nghiên cứu về hoảng loạn tinh thần tập thể chỉ mới dừng ở mức độ mô tả sau thời điểm tột đỉnh Những mô tả này cho phép các nhà nghiên cứu phân chia các chu kỳ chủ yếu đặc trưng cho toàn bộ quá trình nói chung Việc hiểu biết các chu kỳ rất quan trọng để chấm dứt trạng thái hoảng loạn

Các đặc điểm của sự lây lan như là sự chấp nhận một cách vô thức những hình mẫu nhất định của hành vi Sự hiểu biết về cơ chế này được sử dụng trong việc tuyên truyền Cơ chế lây lan được coi là có vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự liên kết số đông cá nhân ở phương diện cảm xúc Nhờ cơ chế này, trong đời sống xã hội có hiện tượng “cộng cảm” là điều kiện thuận lợi cho sự gắn bó giữa các cá nhân trong nhóm và cộng đồng Cơ chế này được các nhà nghiên cứu giải thích theo các cách khác nhau:

a) Lây lan được truyền theo cách cộng hưởng, tỷ lệ thuận với đám đông và cường độ xúc cảm được truyền đi;

b) Lây lan diễn ra theo phản ứng vòng tròn.

Cá nhân này kích thích cá nhân khác bằng các biểu hiện cảm xúc của mình Đến lượt họ, khi thấy biểu hiện của người khác sẽ tăng thêm phần hứng khởi Cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực đều có thểlây lan Cần tạo ra sự lây lan cảm xúc tích cực và ngăn chặn cảm xúc tiêu cực trong nhóm, cộng đồng.

Trang 5

4 Ứng dụng của cơ chế lây lan trong hoạt động truyền thông.Hoạt động truyền thông sau hai năm dịch bệnh covid 19Những thành công của Việt Nam trong hoạt động truyền thông

Tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù đại dịch còn đang rất phức tạp, tỉ lệ tử vong của các ca F0 tại Việt Nam còn cao so với mức trung bình của thế giới, thế nhưng có thể khẳng định cách tiếp cận, tổ chức và các hoạt động truyền thông phòng chống dịch ở Việt Nam có kết quả đáng khích lệ:

• Trước hết là tinh thần chủ động, sự vào cuộc quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể địa phương Các thông tin, văn bản, chỉ định được Chính phủ nhanh chóng truyền tải đến với người dân qua các phương tiện truyền thông, để bất cứ ai, dù trong độ tuổi, dân tộc nào cũng đều có sự nắm bắt chính xác nhất tình hình dịch bệnh có sự biến chuyển ra sao.

• Sử dụng các phương tiện truyền thông để truy vết người nhiễm bệnh, đồng thời làm cầu nối truyền tải thông tin từ mọi nơi trên khắp đất nước, giúp người dân có thể nắm bắt tình hình dịch bệnh một cách dễ dàng, chính xác… Bộ y tế hướng dẫn các địa phương chủ động phân loại các vùng dịch thành các màu sắc xanh, vàng, cam, đỏ tương ứng với vùng có nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao Trên cơ sở phân loại các vùng để đề ra giải pháp phù hợp cho việc sàng lọc, cách ly, huy động nguồn lực chống dịch tương ứng với từng vùng Bộ Công an phối hợp với Bộ thông tin và truyền thông ứng dụng công nghệ, khai thác dữ liệu quốc gia về dân cư để quản lý, giám sát, phân loại các hoạt động cần quản lý để tránh lây lan dịch bệnh.

• Mặc dù đã cố gắng tuyên truyền hiệu quả nhất nhưng đôi khi vẫn còn xảy ra thiếu sót bởi người dân chỉ thu nhận thông tin khi họ “cần”, không thể hiểu rõ tường tận quá trình phòng, chống dịch Các nhà báo, phóng viên là những người trực tiếp ghi nhận thông tin từ tâm dịch song bởi sự nguy hiểm về tính mạng nên người dân chỉ được tiếp nhận qua những con số Hiển nhiên, việc chứng kiến một mạng người ra đi trực tiếp sẽ khác hoàn toàn cảm giác bạn chỉ ngồi và đọc số ca nhiễm, ca tử vong.

Trang 6

Và để giúp cho người dân cả nước có một cái nhìn sâu sắc, toàn diện, sát với thực tế nhất về đợt dịch này, Đoàn làm phim của Đài truyền hình Việt Nam VTV đã thực hiện một bộ phim tài liệu với tên gọi “Ranh giới” để tái hiện lại cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ, đầy hiểm nguy của những chiến binh áo trắng tại Bệnh viện Hùng Vương.

Sau khi phát sóng, bộ phim đã gây chấn động cho người xem về sự khốc liệt của thực tế đang diễn ra nơi tuyến đầu chống dịch, khiến cho hàng triệu giọt nước mắt đã lăn xuống, hàng triệu trái tim thắt lại, hàng triệu con mắt ngỡ ngàng với những gì đang diễn ra Cụ thể hơn về bối cảnh ghi hình, đó chính là khu K1 tại Bệnh viện Hùng Vương được trưng dụng để điều trị những sản phụ F0 Hoạt động truyền thông mà bộ phim tài liệu triển khai đã mang đến cho người đọc cái nhìn rõ nét nhất thực tế khốc liệt mà dịch bệnh gây ra, qua đó nhằm nâng cao ý thức người dân trong công cuộc phòng chống và đẩy lùi dịch bệnh Mong rằng, qua bộ phim “Ranh giới”, người dân sẽ hiểu rõ hơn về dịch bệnh COVID - 19, sự nguy hiểm của dịch bệnh và sự quan tâm, trách nhiệm của Chính phủ, sự hi sinh của đội ngũ y, bác sĩ để từ đó, ý thức được tầm quan trọng, vai trò của mỗi cá nhân trong cuộc chiến này.

Câu 2: Trình bày nguồn gốc của liên hệ xã hội và nêu ý nghĩa của sự hiểu biếtđó đối với bản thân.

1 Khái niệm liên hệ xã hội

Theo từ điển Tiếng Việt, liên hệ có nghĩa là dính dáng với nhau, liên quan đến nhau Jo Godefroid nhận xét rằng: Không có hoặc hầu như không thể có một ứng xử nào của con người có thể phát triển và biểu hiện hoặc được hiểu tách rời khỏi những thành viên khác của nhóm, của xã hội hoặc của loài người

Mục đích của Tâm lý học xã hội là nghiên cứu và giải thích các mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm, giữa các nhóm bên trong xã hội Với cách hiểu như vậy, có thể hiểu: Liên hệ xã hội là một sự tiếp xúc gắn kết giữa các cá nhân trong xã hội Đó là sự ràng buộc tâm lý giữa con người theo những chuẩn mực pháp lý, dư luận hay tình cảm Liên hệ xã hội thể hiện khả năng chung sống tạo thành xã hội và mức độ hòa nhập xã hội của mỗi cá nhân trong mối quan hệ xã hội Nó cho phép cá

Trang 7

nhân thiết lập liên lạc với người khác, với môi trường xung quanh và được chấp nhận, trong đó ngôn ngữ giao tiếp là công cụ, phương tiện chính để thiết lập liên hệ

2 Nguồn gốc của liên hệ xã hội

- Sự tham gia: Liên hệ xã hội được hình thành từ sự tham gia (tham dự) Sự tham gia cho phép cá nhân cảm nhận bản thân mình thuộc về một nhóm xã hội nào đó, thuộc về đâu đó Sự tham gia của cá nhân thể hiện nhu cầu được bày tỏ bản thân, được thừa nhận trong xã hội và phần lớn gắn với sự 46 cần thiết phải hợp tác để tồn tại Những nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng sự tham gia chỉ xuất hiện khi cá nhân rơi vào hoàn cảnh mà họkhông thể hiểu được nhưng họ lại có nhu cầu hiểu nó Hoặc khi cá nhân không tự giải quyết được vấn đề của mình Trong trường hợp này, sự tham gia xuất hiện như là tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm hoàn thành hoạt động cá nhân Trường hợp thứ ba, khi cá nhân rơi vào hoàn cảnh lo âu, sợ hãi Trong tình huống căng thẳng tâm lý này, cá nhân thật sự cần đến người khác Như vậy, liên hệ xã hội được thành lập

- Sự gắn bó: Liên hệ xã hội được hình thành thông qua sự gắn bó Đó là liên hệ tình cảm nối liền các cá nhân, được thiết lập từ sự phối hợp giữa hai yếu tố: chăm sóc thể chất và sự yên ổn tình cảm Các nghiên cứu và thực nghiệm trên khỉ và trên trẻ em chứng minh rằng trẻem cần sự chăm sóc về thể chất (ăn uống, nghỉ ngơi, bế ẵm) và cần sự yên ấm, cảm giác an toàn về tình cảm Eric Rrickson trong khi phát triển học thuyết về 8 giai đoạn khủng hoảng lứa tổi trong đời người đã chỉ ra rằng giai đoạn từ 0-1 tuổi vô cùng quan trọng trong quá trình gắn bó mẹ - con (hay người nuôi dạy trẻ) Thiếu hụt quan hệ gắn bó mẹ con ở tuổi này trẻ sẽ bị mất lòng tin và sự an toàn Điều này ảnh hưởng đến chất lượng liên hệ xã hội ở tuổi trưởng thành Trẻ nhỏ thiếu gắn bó với người chăm sóc khi vào tuổi trưởng thành chúng bị rối loạn ứng xử.

- Quá trình xã hội hóa cá nhân Đứa trẻ bước vào liên hệ xã hội từ những tương tác của nó với bố mẹ, những tương tác này cho phép trẻ dần hòa nhập vào xã hội Mặt khác, thông qua những liên hệ mà trẻ thiết lập với người khác, trẻ dần tự phát hiện ra chính bản thân nó và khẳng định cái tôi của mình Như vậy, quá trình xã hội hóa trẻ em trong gia đình chính là quá trình bước vào liên hệ xã hội.

Trang 8

- Sự hấp dẫn về thể chất: Có nhiều yếu tố xác định sự duy trì liên hệ giữa các cá nhân trong xã hội trong đó có yếu tố hấp dẫn về thể chất được nghiên cứu khá nhiều Điều này cho thấy, hình thức bên ngoài của cá nhân 47 cũng như tham dự như một nhân tố thiết lập những liên hệ xã hội Khi vẻ đẹp hình thể tự nó có khả năng tạo dựng các liên hệxã hội và trở thành một yếu tố trong đánh giá xã hội thì những đánh giá xã hội không tránh khỏi sự phi lý hay thiếu chính xác Tuy nhiên sự phi lý này ít nhiều được xã hội chấp nhận Vì vẻ đẹp tự bản thân nó đã là một giá trị xã hội Nhiều thực nghiệm trong lĩnh vực xét xử phạm nhân chỉ ra rằng những người có hình thể đẹp, hấp dẫn thường được bồi thẩm đoàn phán xử với mức hình phạt nhẹ hơn so với người cùng tội như vậy nhưng có hình thể kém hấp dẫn.

- Sự ưa thích lẫn nhau: Trong liên hệ xã hội, con người nhìn chung thường ưa thích những người thích mình và họ thường tránh những người có phát biểu khó chịu hoặc xúc phạm đến mình Ở góc độ này các liên hệ được tạo dựng do các cá nhân tìm kiếm những người họ cảm thấy ưa thích, mến mộ Do vậy, sự ưa thích lẫn nhau cũng là cơ sở tạo dựng và duy trì các liên hệ xã hội.

- Sự tài giỏi và đức độ: Ở mỗi cá nhân, sự tài giỏi và đức độ cũng là những giá trị khiến người khác tìm kiếm liên hệ Các nhà nghiên cứu tâm lý học xã hội đã chỉ ra rằng những người có tài, người thông minh trong một lĩnh vực hoạt động nhất định với các nhu cầu của chúng ta hoặc họ có phẩm chất đạo đức dễ có sức hấp dẫn hơn những người có khả năng trung bình hoặc tài năng vượt xã so với sự quan tâm của chúng ta.

- Sự gần gũi: Thực tế cho thấy các mối liên hệ liên nhân cách thường diễn ra trên cơ sở của sự gần gũi về khoảng cách địa lý Khoảng cách địa lý càng gần, cá nhân càng có điều kiện để thiết lập liên hệ Đối với các cá nhân, xu hướng tìm kiếm liên hệ gắn bó với người “hàng xóm” theo kiểu “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén” sẽ hiện thực hơn nhiều so với việc tìm kiếm những nhân vật lý tưởng đang sống đâu đó trong thế giới này Nghiên cứu của Newcome cho thấy, yếu tố chính tạo nên liên hệ không phải là sự giống nhau về thái độ mà chính là sự gần gũi khi sống gần nhau Sinh viên có xu hướng trở thành bạn thân với những người cùng phòng bất kể thái độ khác nhau của họ Nghiên cứu về khoảng cách địa lý còn cho phép rút ra các quy tắc về sự gần gũi Đó là quy tắc văn hóa có liên quan đến ứng xử không

Trang 9

gian tùy theo hoàn cảnh Mặc dù gần gũi với ai đó nhưng các cá nhân thường không thích những người luôn xâm phạm khoảng không gian riêng tư của họ - Sự giống nhau: Là cơ sở cho việc tạo lập và duy trì các liên hệ xã hội Con người thường có khuynh hướng tránh đối đầu trực tiếp trong tương tác xã hội do đó việc chọn bạn từ những người giống mình về cơ bản là cách tốt nhất để được tôn trọng, tránh xung đột Với cách nhìn này, chúng ta có khuynh hướng thích người giống mình: về sở thích, thái độ, ý kiến,…Các nhà tâm lý học xã hội đã lý giải vì sao sự giống nhau lại tạo ra các liên hệ xã hội Các cá nhân thường thích liên hệ với người giống mình về suy nghĩ và hành động vì họ cảm thấy mình được tán thành hơn, được tôn trọng hơn khi ý kiến của mình giống với người khác Sự giống nhau còn làm phát triển ở cá nhân một liên hệ tích cực hơn vì họ tin rằng mình sẽ được ủng hộ, được giúp đỡ và cảm thấy rằng người giống mình cũng có nét đáng yêu như mình Mặt khác, những người giống họ mà đáng yêu thì họ cũng thấy mình đáng yêu như những người đó Vì vậy, họ tìm kiếm liên hệ với những người giống mình - Sự khác nhau: Liên hệ xã hội không chỉ dừng lại ở việc con người chỉ thích những người giống mình mà sự khác nhau cũng là cơ sở để hình thành và củng cố liên hệ xã hội Chúng ta thường cần những cái người khác có mà ta không có để bổ sung những thiếu hụt ở bản thân Winch cho rằng sự hấp dẫn được tạo bởi sự bổ sung những nét riêng mà người khác mang lại cho mình Người này có thể làm được điều mà người kia không thể làm được Sự bổ sung xuất hiện như một cơ chế bù đắp những thiếu hụt cá nhân Với giả thuyết con người hấp dẫn người khác để đáp ứng nhu cầu của họ, thực nghiệm của Winch (1958) trên các cặp vợ chồng có nhu cầu bổ sung (các cặp vợ chồng có đặc điểm tính cách khác nhau) cho thấy các cặp vợ chồng này có vẻ không hoàn toàn hợp nhau lắm về nhân cách hay sự quan tâm, hứng thú nhưng lại làm cho đối phương phải say đắm Điều này được giải thích là do con người bị thu hút bởi những người không giống mình theo kiểu một người phục tùng sẽ tìm một ai đó thống trị họ Mặc dù sự khác nhau của họ khiến người khác nghĩ họ không xứng đôi nhưng thực tế lại ngược lại, họ hình thành mối liên hệt từ chính sự khác nhau đó

- Sự tương tác xã hội: Tính hai mặt của một liên hệ xã hội được thể hiện ở sự tương tác xã hội (thông qua cơ chế trao đổi xã hội) Tương tác xã hội là sự tác động qua lại giữa các cá nhân và các nhóm xã hội trong quá trình phát triển của mình Lý thuyết trao đổi xã hội của G Homans và nhiều nhà Tâm lý học khác là đóng góp

Trang 10

quan trọng vào việc xem xét tương tác xã hội Theo lý thuyết này, cá nhân quan tâm tới giá trị của những vật phẩm mình trao cho người khác và mong muốn nhận được những phần thưởng lớn nhất so với những chi phí đã bỏ ra Các cá nhân hành động tuân theo nguyên tắc trao đổi các giá trị vật chất và tinh thần như sự ủng hộ, tán thưởng hay danh dự…Những người trao nhiều cho người khác có xu hướng để nhận lại nhiều lần, những người nhận nhiều từ người khác sẽ cảm thấy có sự tác động, áp lực từ phía họ Chính tác động, áp lực này giúp cho những người cho nhiều có thể nhận lại nhiều từ phía những người mà họ đã trao nhiều Đó là xu hướng cân bằng giữa trao và nhận của các cá nhân trong quá trình tương tác Xu hướng cân bằng này thể hiện ở chỗ các cá nhân mong muốn đạt được những phần thưởng lớn nhất so với những chi phí đã bỏ ra Ông đã đưa ra 4 nguyên tắc tương tác trao đổi giữa các cá nhân:

a) Nếu một hành vi được thưởng hay có lợi thì hành vi đó có xu hướng lặp lại; b) Hành vi được thưởng, được lợi trong hoàn cảnh nào đó thì cá nhân có xu hướng lặp lại hành vi trong hoàn cảnh như vậy;

c) Nếu phần thưởng hay mối lợi đủ lớn thì cá nhân sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí vật chất, tinh thần để đạt được phần thưởng đó;

d) Khi các nhu cầu cá nhân gần như được thỏa mãn thì họ ít cố gắng hơn trong việc thỏa mãn chúng Mô hình trao đổi trên của G.Homans rất đơn giản nhưng có giá trị phổ quát cao, có thể ứng dụng trong hành vi trao đổi sinh hoạt thông thường và trong những hành vi trao đổi xã hội phức tạp Tuy nhiên, cần phải hiểu khách quan khái niệm chi phí và mối lợi thu được trong tương quan cho- nhận không chỉ đơn giản là giá trị vật chất mà còn là giá trị tinh thần Điều cơ bản của lý thuyết này là tìm kiếm sự giải thích hành vi xã hội của con người theo khái niệm tưởng thưởng, chi phí và lợi nhuận Lý thuyết này chỉ ra rằng toàn bộ các mối quan hệ đều chứa đựng ba yếu tố cơ bản này Trong các mối quan hệ bền lâu luôn luôn có yếu tố có lợi (cái được vềmặt kinh tế, xã hội hay tâm lý) Như vậy, sự trao đổi công bằng, hợp lý có xu hướng cơ bản và phổ quát trong tâm lý con người Trong trao đổi xã hội, Foa đã xác định sáu loại “của cải” có thể được đưa ra trao đổi theo các nền văn hóa khác nhau: Tình yêu (tình cảm), dịch vụ, tiền, tài sản, thông tin và địa vị xã hội Các loại “của cải” này được trao đổi trong xã hội và giá trị của chúng tùy thuộc vào mức độ phù hợp và công bằng của sự trao đổi Sẽ là không phù hợp

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w