Nhờ bắt chước mà các phát minh, sáng chế, các hành vi có ích của xã hội được duy trì, trên cơ sở đó được khai thác lại.- Có thể hiểu bắt chước như là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại những
Trang 3MỤC LỤC
A Bảng phân công nhiệm vụ và đánh giá thành viên 3
B Nội dung 4
I Quy luật bắt chước 4
1 Nguồn gốc 4
2 Định nghĩa 4
3 Phân loại 5
4 Bản chất 5
II Quy luật kế thừa 6
1 Định nghĩa 6
2 Bản chất 7
III Hướng ứng dụng quy luật bắt chước và quy luật kế thừa trong hoạt động truyền thông 10
1 Hướng ứng dụng quy luật bắt chước trong hoạt động truyền thông 10 2 Hướng ứng dụng quy luật kế thừa trong hoạt động truyền thông 12
Trang 4A Bảng phân công nhiệm vụ và đánh giá thành viên
1 Phan Khánh Linh
(nhóm trưởng)
2251100028 - Nhóm trưởng
- Phân công nhiệm vụ, tổng hợp nội dung làm file Word
- Phần III – Mục 1: Hướng ứng dụng quy luật bắt chước trong hoạt động truyền thông
- Phân chia công việc, làm việc nhóm hiệu quả
- Hoàn thành tốt nhiệm
vụ, đúng thời hạn
2 Lê Hoài An 2251100001 - Phần I: Quy luật bắt chước
+ Mục 3: Phân loại + Mục 4: Bản chất
- Có đóng góp ý kiến xây dựng bố cục bài
- Hoàn thành tốt nhiệm
vụ, đúng thời hạn
3 Lại Thùy Dương 2251100011 - Phần III – Mục 2: Hướng ứng
dụng quy luật kế thừa trong hoạt động truyền thông
- Có tinh thần chủ động, hăng hái đóng góp ý kiến xây dựng nội dung
- Hoàn thành tốt nhiệm
vụ, đúng thời hạn
4 Lê Đức Hải 2251100015 - Phần II: Quy luật kế thừa
+ Mục 1: Định nghĩa + Mục 2: Bản chất
- Có tinh thần trách nhiệm trong làm việc nhóm
- Hoàn thành tốt nhiệm
vụ, đúng thời hạn
5 Nguyễn Thị Thúy
Ngân
2251100035 - Phần II: Quy luật kế thừa
+ Mục 1: Định nghĩa + Mục 2: Bản chất
- Có đóng góp ý kiến xây dựng nội dung, hỗ trợ nhóm trưởng
- Hoàn thành tốt nhiệm
vụ, đúng thời hạn
6 Ngô Ý Nhi 2251100036 - Phần I: Quy luật bắt chước
+ Mục 1: Nguồn gốc + Mục 2: Định nghĩa
- Có đóng góp ý kiến xây dựng bố cục bài
- Hoàn thành tốt nhiệm
vụ, đúng thời hạn
Trang 5B Nội dung
I Quy luật bắt chước
1 Nguồn gốc
- Quy luật bắt chước là quy luật được chỉ ra sớm nhất trong Tâm lý học xã hội
- Nó đã được đề cập đến trong tác phẩm “Những quy luật của sự bắt chước” năm
1890 của G Tarde Ông đã dùng quy luật này để giải thích hành vi của con người, đặc biệt là những hành vi giống nhau giữa các cá nhân trong quá trình tác động qua lại
2 Định nghĩa
- Theo G Tarde: Bắt chước là sự cụ thể hóa của “quy luật lặp lại của thế giới”.
Thế giới vận động và phát triển theo con đường lặp lại Di truyền sinh học là lặp lại, phủ định của phủ định là lặp lại Trong xã hội loài người, sự lặp lại chính là bắt chước
Trang 6Đây là nền tảng để xã hội tồn tại và phát triển Nhờ bắt chước mà các phát minh, sáng chế, các hành vi có ích của xã hội được duy trì, trên cơ sở đó được khai thác lại
- Có thể hiểu bắt chước như là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại những hành vi, cách suy nghĩ, các tâm trạng của các cá nhân khác trong đời sống xã hội
3 Phân loại
- Bắt chước logic (trí tuệ ý thức) và bắt chước phi logic (cảm tính, phi lí)
- Bắt chước nhất thời và bắt chước lâu dài
- Bắt chước hình thức và bắt chước bản chất
- Bắt chước giữa các thế hệ, giữa các giai cấp
4 Bản chất
- Bắt chước có tính chất vô thức Bởi đó là sự sao chép máy móc các hành vi bề ngoài của những người khác Bắt chước người khác chính là “sao, chụp” lại người khác
- Trong tâm lý học, bắt chước không chỉ hoàn toàn mang theo tiêu cực Cơ chế bắt chước có thể có ý thức hoặc vô thức, hoàn toàn hoặc chỉ 1 phần, có sự sáng tạo hoặc chỉ sao chép Bắt chước về mục đích sẽ khác hẳn với bắt chước cách làm để đạt được mục đích, là việc làm chỉ mang tính nhất thời, không ảnh hưởng lâu dài tới xu hướng tính cách Ở lứa tuổi khác nhau thì sự bắt chước cũng khác nhau như:
+ Tuổi sơ sinh: tính bắt chước vô cùng ít
+ Tuổi vườn trẻ: sao chép y nguyên những điều quan sát được
Trang 7+ Tuổi mẫu giáo: đã biết cải biên trong bắt chước
+ Tuổi nhi đồng: bắt chước có ý thức, có chọn lọc
+ Tuổi thiếu niên: mang tính lựa chọn
Ví dụ: Con cái cảm nhận và bắt chước giọng nói, chuyển động của người lớn từ đó hình thành lên tiếng mẹ đẻ và cách đi đứng đầu tiên
- Hiệu quả của sự bắt chước còn phụ thuộc vào tâm thế của chủ thể và nhóm người mà
họ chịu ảnh hưởng có uy tín đến mức nào đó đối với họ Nhờ sự bắt chước mà con người có thể trở nên tử tế, tốt bụng với nhau hơn Sự chứng kiến những hành động hào hiệp có thể đánh thức lòng nhân ái và tinh thần tương trợ lẫn nhau Tuy nhiên, một cái
gì đó bắt chước nhiều lần sẽ trở thành thói quen, những thói quen xấu rất khó sửa
Ví dụ: Trẻ em khi quan sát những hành vi bạo lực của người lớn như: xem phim bạo lực hoặc nhìn thấy người lớn trong gia đình xô xát thì thường có tâm lý rất dễ nổi nóng, sự kiềm chế kém và bắt chước rất nhanh các hành vi bạo lực học từ người lớn
- Quy luật này có vai trò chính trong việc tạo ra sự đồng nhất giữa các cá nhân trong các nhóm xã hội Nhờ đó nó có thể tạo ra các đặc trưng của các nhóm xã hội khác nhau
Ví dụ: Khi bạn chơi với một nhóm bạn đủ lâu, bạn có xu hướng sao chép hoặc bắt chước họ trên nhiều phương diện như: lối sống, cách ăn mặc, cách ứng xử
II Quy luật kế thừa
1 Định nghĩa
- Quy luật kế thừa trong tâm lý học là quy luật phản ánh sự tiếp thu, bảo tồn và phát huy các giá trị tinh thần, kinh nghiệm sống, truyền thống, văn hóa, tư duy và cách ứng
xử của các cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội Quy luật này cho thấy sự liên kết, tiếp nối và phát triển giữa các thế hệ trong quá trình lịch sử
- Quy luật kế thừa là một trong những quy luật tâm lý xã hội khẳng định rằng để tồn tại và phát triển, con người phải tiếp thu những yếu tố có sẵn và cải biến chúng cho phù hợp với các điều kiện hiện tại
- Quy luật kế thừa là một quy luật khách quan, có tính chọn lọc và cải biến, không phải là sự sao chép hay bắt chước một cách thụ động
Trang 82 Bản chất
Bản chất của quy luật kế thừa là sự giao lưu, truyền đạt và tiếp nhận các giá trị tâm lý xã hội qua nhiều con đường khác nhau, như vô thức tập thể, giáo dục, truyền thông, văn hóa… Quy luật kế thừa tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, không đứt quãng của xã hội, đồng thời cũng tạo ra sự đa dạng và phong phú của các hiện tượng tâm lý xã hội
Sự kế thừa tâm lý có thể phân thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn tuổi thơ và học sinh tiểu học:
+ Ở giai đoạn này các em tiếp nhận tâm lý của người lớn một cách vô điều kiện
+ Giai đoạn kế thừa này có tính chấp nhận
- Giai đoạn học sinh trung học cơ sở:
+ Giai đoạn này trẻ bắt đầu nghi ngờ một số quan niệm, chỉ dẫn của người lớn Các em bắt đầu phê phán những di sản của thế hệ trước
+ Trong giai đoạn này các em có thể rơi vào một trong hai xu hướng: Thứ nhất, các em phủ nhận tất cả mọi ảnh hưởng của người lớn Thứ hai, sao chép và bắt chước kinh nghiệm, cách ứng xử và suy nghĩ của người lớn -những người mà các em cho là có uy tín đối với mình
+ Đây là giai đoạn kế thừa mang tính nghi ngờ, phê phán
Trang 9- Giai đoạn học sinh trung học phổ thông:
+ Ở giai đoạn này, cá nhân tiếp thu những kinh nghiệm của người lớn một cách có chọn lọc, những cái mà cá nhân cho là tiến bộ và phù hợp với mình
+ Đồng thời, bắt đầu xác định cho mình những quan điểm, những cách đánh giá riêng, có nguyện vọng cải tạo cái cũ, tiếp thu cái mới một cách
có phê phán và làm cho nó thích ứng với yêu cầu mới của cuộc sống + Đây là giai đoạn kế thừa có tính tiếp thu và phát triển (nhưng chưa hoàn hảo)
- Giai đoạn tuổi trưởng thành:
+ Cá nhân không chỉ tiếp thu và phát triển các di sản của thế hệ trước mà bắt đầu điều chỉnh những cái mà mình tiếp nhận được, bổ xung thêm những điều cần thiết để phát triển chúng với tiêu chuẩn hoàn hảo hơn + Đây là giai đoạn kế thừa mang tính tiếp thu, bổ xung và đổi mới Có thể xem đây là giai đoạn đỉnh cao của sự kế thừa tâm lý
- Giai đoạn tuổi già:
+ Cá nhân bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn đến việc giữ gìn những điều mà họ
đã kế thừa hoặc tự mình xây dựng hơn là nghĩ đến việc phát triển các di sản sẵn có
+ Cá nhân có thái độ bảo thủ, nghi ngờ cái mới, khó chấp nhận cái mới, quan tâm nhiều đến việc truyền đạt những kinh nghiệm bản thân cho thế
hệ trẻ
+ Đây là giai đoạn kế thừa mang tính gìn giữ, bảo thủ và khó chấp nhận cái mới
- Giai đoạn tuổi lão:
+ Cá nhân thường có thói quen đứng trên lập trường cũ để xem xét mọi thứ, đòi hỏi người khác phải phục tùng vô điều kiện chuẩn mực cũ, bắt người khác phải chấp nhận tình cảm và cách thức suy nghĩ cũ của mình + Đây được xem là giai đoạn kế thừa mang tính trì trệ
- Có nhiều hình thức kế thừa khác nhau Trong đó có hai loại kế thừa được
đề cập đến nhiều, đó là kế thừa có chọn lọc và kế thừa nguyên si
+ Kế thừa có chọn lọc là loại kế thừa có phê phán, có tính đến sự phù hợp của các yếu tố được kế thừa với điều kiện hiện tại Hình thức kế thừa này được coi là rất tích cực, nó tạo điều kiện cho cái được kế thừa có sức mạnh phát triển mới, đồng thời tạo điều kiện cho cái mới có cơ sở vững chắc
+ Kế thừa nguyên si là dạng kế thừa y nguyên không có sự thay đổi, là tiếp nhận cái cũ một cách vô điều kiện Dạng kế thừa này nhiều khi tạo ra sự
Trang 10trì trệ, kìm hãm sự phát triển của cái mới và làm các yếu tố được kế thừa trở nên lạc lõng và suy yếu đi
Ví dụ 1:
Một ví dụ về quy luật kế thừa
trong tâm lý học là sự kế thừa
tính cách dân tộc Tính cách
dân tộc là tổng hợp các nét đặc
trưng của tâm lý xã hội của
một dân tộc, được hình thành
qua quá trình lịch sử và văn
hóa Tính cách dân tộc được
kế thừa qua các thế hệ bằng
con đường vô thức tập thể, tức
là cá nhân sống trong một môi
trường nhóm, cộng đồng xã
hội nào đó với các đặc điểm
tâm lý riêng, ở cá nhân dần có sự kế thừa các đặc điểm tâm lý đó mà bản thân
cá nhân không ý thức được điều đó Tính cách dân tộc không chỉ được bảo tồn
mà còn được phát triển theo xu hướng tiến bộ của xã hội
Ví dụ 2: Tính cách dân tộc Việt Nam có những nét chính như: yêu nước, yêu tự
do, kiên cường, anh dũng; ham học hỏi, sáng tạo; hiếu khách, hiếu nghĩa; biết ơn; biết điều; biết nghe lời người khôn; biết tự giác; biết liêm khiết; biết hy sinh; biết đoàn kết…Những nét tính cách này được kế thừa từ các bậc tiền nhân đã chiến đấu và xây dựng đất nước qua hàng ngàn năm lịch sử Những nét tính cách này vẫn được duy trì và phát triển trong các thế hệ hiện nay và mai sau
Trang 11III Hướng ứng dụng quy luật bắt chước và quy luật kế thừa trong hoạt động truyền thông
1 Hướng ứng dụng quy luật bắt chước trong hoạt động truyền thông
1.1 Xây dựng nhận thức về thương hiệu
- Trong việc xây dựng nhận thức về thương hiệu, một yếu tố bắt chước quan trọng là bắt chước phong cách và giá trị của một thương hiệu nổi tiếng Ứng dụng quy luật bắt chước để tạo ra một sự tương đồng với một thương hiệu nổi tiếng hoặc người nổi tiếng
có thể giúp tạo ra nhận thức mạnh mẽ và gắn kết với mục tiêu của các cá nhân và tổ chức khác
Ví dụ: Hãng thời trang Zara nổi tiếng với mô hình "Fast Fashion" - thời trang nhanh Nhiều thương hiệu khác đã bắt chước cách họ tạo ra sự tương đồng, chẳng hạn như tạo ra một chuỗi cửa hàng phân phối nhanh chóng để cập nhật sản phẩm theo mùa
Trang 12From Zero to Zara: The Secret of Fast Fashion - Healy Consultants Group Blog
1.2 Quản lý hình ảnh thương hiệu
- Quy luật bắt chước có thể được sử dụng để quản lý hình ảnh và uy tín của một cá nhân hoặc tổ chức thông qua việc mô phỏng các mô hình của những người đi trước
- Điều này có thể bao gồm việc sử dụng người nổi tiếng để làm đại diện cho thương hiệu hoặc bắt chước các hành động của người nổi tiếng mà đối tượng công chúng mục tiêu ngưỡng mộ
Ví dụ: Một số ngôi sao thể thao sử dụng mạng xã hội để bắt chước cách họ tương tác với người hâm mộ và thể hiện tình yêu và quan tâm đến cộng đồng giống như ngôi sao thể thao nổi tiếng trên thế giới
1.3 Xây dựng chiến dịch tiếp thị
- Quy luật bắt chước có thể được áp dụng để tạo ra chiến dịch quảng cáo hoặc tiếp thị thành công Khi một sản phẩm hoặc ý tưởng đã được chứng minh hiệu quả qua một chiến dịch, các nhãn hiệu khác có thể bắt chước phong cách hoặc cách tiếp cận để tạo
sự tương đồng và chia sẻ một phần của thị trường đó
Ví dụ: Sau khi chiến dịch "Ice Bucket Challenge" do Pete Frates - một cầu thủ bóng chày mắc phải căn bệnh ALS kêu gọi trở nên nổi tiếng, nhiều tổ chức từ thiện khác quyết định áp dụng mô hình tương tự Họ đã bắt chước trào lưu này để tạo sự chiến dịch nhằm có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng và gây quỹ hiệu quả cho cả mục đích từ thiện và tiếp thị của mình
Trang 13The ALS Ice Bucket Challenge Actually Led To A Major Research Breakthrough | SELF
1.4 Xây dựng chiến dịch quan hệ công chúng
- Công ty và tổ chức thường sử dụng quy luật bắt chước để tạo ra các chiến dịch quan
hệ công chúng thành công Họ bắt chước cách tiếp cận của các tổ chức khác trong việc tạo ra các sự kiện xã hội quan trọng, tương tác và gắn kết với công chúng
- Việc bắt chước những hoạt động này có thể tạo ra sự tương đồng giữa các cá nhân,
tổ chức đối với nhận thức của xã hội và thể hiện rằng họ đang hành động theo cách có tầm nhìn và hiệu quả
Ví dụ: Tổ chức phi lợi nhuận có thể quyết định bắt chước cách mà các doanh nghiệp
lớn tham gia vào các dự án cộng đồng và tạo sự tương đồng với cộng đồng, tương tự như cách mà doanh nghiệp lớn tham gia vào các dự án cộng đồng để tạo ảnh hưởng tích cực
Trang 142 Hướng ứng dụng quy luật kế thừa trong hoạt động truyền thông
2.1 Kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống
- Truyền thông có thể sử dụng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc để tạo ra sự đồng cảm, gắn bó giữa các thế hệ, thu hút sự quan tâm của phần lớn công chúng
- Chủ đề về văn hóa truyền thống luôn là mảnh đất màu mỡ để các nhà truyền thông vừa có thể kế thừa di sản tinh hoa vừa có thể đưa thêm yếu tố sáng tạo
Ví dụ:
+ Các chương trình về văn hóa, phong tục tập quán Tết thường được phát sóng với tần suất cao vào dịp Tết Nguyên Đán
+ Các nhãn hàng sử dụng các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc để tạo ra
sự đồng cảm, gắn bó với khách hàng (Chiến dịch Cảm Hứng Tự Hào Từ Những Thái Cực Văn Hóa Hà Nội - Biti’s Hunter Street x VietMax)
Trang 15+ Những sản phẩm âm nhạc hiện đại có sử dụng yếu tố dân gian (Tứ phủ - Hoàng Thùy Linh, Mời trầu - Masew & Tuấn Cry, ….) thu hút rất nhiều sự chú
ý và tình cảm của khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ tuổi
2.2 Kế thừa những giá trị nhân văn
- Các thương hiệu có thể truyền tải những giá trị nhân văn, như lòng yêu thương, sự sẻ chia để tạo dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng
- Những giá trị nhân văn được truyền từ đời này qua đời khác được xem như là những chuẩn mực của xã hội Như vậy, đây là đề tài “an toàn” cho các nhà truyền thông khai thác vì nó ít khả năng gây tranh cãi và khả năng chạm tới cảm xúc của công chúng cao
Ví dụ:
+ Các chiến dịch quảng cáo cho dịp Tết Nguyên Đán thường tập trung xoay quanh chủ đề “sum họp gia đình” (Không gì cản bước bạn về nhà – Pepsi, Đi
để trở về - Bitis Hunters, ….)
+ Các thương hiệu có thể sử dụng các chiến dịch truyền thông về bảo vệ môi trường, từ thiện, phát triển xã hội để thể hiện trách nhiệm xã hội của mình Các hoạt động truyền thông CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) góp phần rất lớn trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp